- Tham gia
- 3/9/2023
- Bài viết
- 693
PHẦN 52
Đây nói về Hùng Cao Vương. Nhận thanh Hỏa Quang Tiên Thiên Bảo Kiếm. Thống lãnh 30 vạn quân trấn thủ Trung Bắc Văn Lang. Chống lại 60 vạn quân Ân do Vi Tử Điển, Vi Tử Khải, thống lãnh ba vạn quân tướng sĩ ồ ạt tiến quân sâu vào nước Văn Lang chia làm ba giai đoạn.
Giai đoạn 1: Là giai đoạn mở đầu thọc sâu vào nước Văn Lang. Tấn công vào những thành trì chủ chốt trọng yếu, còn các Châu, Quận, Huyện không đánh cũng tự đầu hàng. Bước đầu tiên là đánh thẳng vào Bắc Giang Giao Châu, Lạc Giang Giao Châu, Quý Linh Giao Châu, Kinh Giang Giao Châu. Chiếm lĩnh Nam Kinh Xích Quỷ. Thời coi như đã khống chế một số các Châu khác như. Động Đình Châu, Diêm Hồ Châu, Ninh Giao Châu, Hợp Giao Châu. Thời coi như đã hoàn thành giai đoạn một.
Giai đoạn 2: Là chiếm cho được các Châu trọng yếu thọc sâu vào Trung Trung Văn Lang như Vân Giao Châu, Bạch Lang Châu, Phúc Giao Châu, Diên Giao Châu, Tây Giang Châu, Hạ Giang Châu, Hồng Định Châu, Lô Hồng Châu. Rồi tiến quân đánh thẳng vào Hộp Phố Châu Văn Lang. Chiếm lĩnh Nam Kinh, Kinh đô Văn Lang.
Giai đoạn 3: Thời coi như khống chế hầu hết Trung Trung Văn Lang. Châu Văn Lang như: Vân Giao Châu, Vũ Giao Châu, Phúc Giao Châu, Bạch Lang Châu, Lũng Trung Châu, Diên Giao Châu, Tây Tây Giang Châu, Hạ Giang Châu, Hồng Định Châu, Hà Hạ Châu, Lô Hồng Châu, Hồng Hạ Châu. Văn Lang Hợp Châu. Phong Châu, Vĩnh Châu, Hà Châu, Yên Châu, Tuyên Châu, Sơn Châu, Mộc Châu, Quan Châu, Phú Châu, Thái Đức Châu, Cao Châu, Túc Châu, Đường Châu, Nghĩa Châu, Hưng Châu, Lý Châu, Đông Châu, Việt Lang Châu. Còn các Châu thuộc phía Nam Văn Lang thời giặc chưa tính tới (Hoài Hoan, Cửu Đức, Nhật Nam). Như Linh Hải Châu, Hà Châu, Bình Châu, Hải Đông Châu, Tây Nam Ai Châu, Tam Diệp Châu, Thạch Hải Châu, Hòa Tây Châu, Hồng Lĩnh Châu, Kỳ Hải Châu, Quảng Hà Châu, Tuyên Hóa Châu, Thiên Trị Châu, Nam Hồ Châu v.v.. Và còn nhiều Châu Khác nữa.
Với khí thế hùng mạnh giặc Ân tấn công nước Văn Lang bằng một sách lược chưa từng có. Tây Văn Lang, Trung Văn Lang, Đông Văn Lang. Hùng Cao Vương phải đem hết tài năng để chống trả. Khi giặc tấn công cả đường thủy lẩn đường bộ. Quân giặc mỗi lúc một tiến sâu vào nước Văn Lang, và nuốt lần, nuốt hồi từng Châu từng Quận từng Huyện. Phải nói là người dân Văn Lang coi Tổ Quốc hơn mạng sống của mình. Lao vào cuộc tử chiến, biết rằng những trận đánh không cân sức nhưng vẫn cứ làm. Để chống trả cùng lúc hai mũi tấn công đường thủy cũng như đường bộ, phân bổ lực lượng bày ra những trận pháp bất ngờ tiêu diệt chúng.
Đây nói về Hùng Cao Vương bố trí lực lượng tấn công tiêu diệt giặc Ân xâm lược, theo đường bộ do Vi Tử Điển trực tiếp chỉ huy.
Bùi Xuân Mẹo nghe lịnh. Có thuộc hạ. Tướng quân điểm 3 vạn quân tới Huyện Lỗ An. Xả Tử Địa gò Mộ Ma. Lợi dụng địa hình phức tạp nơi đây, toàn là rừng còi đầy gai góc, lại có nhiều gò đồi liên kết. Thuận lợi cho ta phục kích tiêu diệt chúng. Đây là con đường bình địa thuận lợi duy nhất vượt qua Kinh Giao Châu, tiến đánh Xích Linh Giao Châu. Chọn cỡ 3 nghìn quân, cho binh lính đào hào, đào hầm ngụy trang, ẩn mình dưới đất để cho quân giặc đi qua không ngăn chặng chi cả. Giặc sẻ để lại một ít quân, canh giữ nơi hiểm địa nầy. Chờ trời tối kéo quân bao vây ở vòng ngoài không cho một tên nào chạy thoát. Còn vòng trong quân ta từ dưới đất chui lên. Chọn những người võ công cao cường ra tay thần tốc mau lẹ. Bất ngờ phất thuốc mê vào bọn chúng. Còn số khác thời nhanh như tia chớp tiêu diệt gọn sạch. Bảo vệ tuyệt đối bí mật của chúng ta, Và chính nơi đây sẽ là mồ chôn cuối cùng 30 vạn quân của chúng.
Cao Đình Luân nghe lịnh. Có thuộc hạ. Tướng quân điểm 10 vạn quân mai phục tại rừng Lâm Nguy, giáp ranh giữa Kinh Giao Châu và Xích Linh Giao Châu. Nơi đây có ba khu rừng như kiền ba chân: Rừng Ông Cọp, rừng Ma và rừng Quỷ. Tại đây sẽ xảy ra trận chiến giữa ta và chúng có thể nói là một mất một còn. Nếu giặc qua khỏi địa phận Lâm Nguy nầy thời giặc tiến đánh Xích Linh Giao Châu khá thuận lợi không có gì là trở ngại địa hình nữa, có thể nói giặc nuốt Nam Kinh Xích Quỷ nhanh chóng. Kinh Đô Giao Chỉ, Kinh Đô Cổ Kinh Dương Vương muốn nuốt Nam Kinh Xích Quỷ thời phải chiếm Xích Linh Giao Châu trước mà con đường thần tốc thời không có con đường nào tốt hơn là thông qua khu rừng Lâm Nguy nầy, để tránh hỏa công giặc sẽ đi qua khu rừng nhất là sau cơn mưa hoặc dừng chân thám thính nếu phát hiện có quân mai phục chúng sẽ tỏa ra bao vây sau đó dùng hỏa công thiêu rụi chúng ta. Hiểu được dụng ý của giặc thời ta mới thắng được giặc, vì vậy đề ra một chiến thuật hợp lý phương án hữu hiệu giặc không thể nào ngờ tới thời phần thắng về ta mới có hiệu quả cao.
Phương án A: khi giặc đến còn cách khu rừng Lâm Nguy chừng 6 – 7 dặm thời cho quân dừng lại, vì vậy ta phải tính toán phục kích theo hướng dừng của giặc và cho quân phục kích ở hai bên, ngay đầu cổ con mãng xà mỗi bên 5 vạn quân kéo dài 5 – 6 dặm để giữ bí mật không cho giặc phát hiện, theo kế sách sau đây.
1 - Cho quân ẩn mình dưới đất, bộ binh gần sát chân địch, có thể nói một cuộc ẩn mình đầy nguy hiểm, đầy gan dạ cẩn mật ngụy trang khéo léo, với chiêu pháp nầy thời hiệu quả tiêu diệt rất cao nhưng nguy hiểm cũng rất cao, đội quân cảm tử.
2 - Là quân kỵ binh ẩn nấp phục kích cách xa địch, đừng để địch phát hiện.
3 - Là tấn công trước dự định âm mưu của giặc tấn công ta làm cho chúng bất ngờ trở tay không kịp, từ khu rừng tấn công ra gián xuống một đoàn cực mạnh vào đầu cổ con mãng xà. Kế theo là hai bên tả hữu phục kích bất ngờ dưới đất chui lên như Ma, từ lùm cây xó bụi chui ra như Quỷ tấn công vào chúng sau đó là kỵ binh xông tới tấn công.
B: Chúng ta dồn hết lực lượng tấn công vào đầu cổ con mãng xà ra sức tiêu diệt chúng, đánh bật chúng chạy tháo lui trở lại.
Con chuột mà đấu con voi
Phải nhờ mưu trí phải soi mưu Thần
Thắng giặc đòn bẩy nên cần
Nương vào thế lực lựa lần trí khôn
Phá rừng nào phải khó khăn
Chỉ cần mồi lửa cũng phen đi đời
Giặc Ân dù mạnh tới trời
Cũng không thắng được con người hiếu trung
Hết lòng vì nước vì dân
Hết lòng bảo vệ non sông hết lòng.
Đây nói về Vi Tử Điển là anh của Ân Thọ không được chọn lên ngôi Hoàng Đế, vì vậy luôn luôn mơ mộng đến thế giới riêng cho mình, thấy Ân Thọ muốn nuốt nước Văn Lang giàu có, cho đây là cơ hội nên nóng lòng biến nước Văn Lang thành thuộc địa nhà Ân, thống lãnh 30 vạn quân ồ ạt lao thẳng về thành Bắc Giang Giao Châu. Các Châu, Quận, Huyện lần lượt bị chúng nuốt vào bụng như nuốt con kiến, con giun, con dế, sự thắng lợi quá dễ dàng ấy đã làm cho quân lính giặc Ân coi thường quân Văn Lang như cỏ rác, càng lúc chúng càng kiêu căng ngạo mạng.
Chúng nuốt thành Bắc Giang Giao Châu như nuốt con dế, phá thành Bắc Giang Giao Châu như phá ụ gò mối, càng ngày Vi Tử Điển hết chiến thắng nầy tới chiến thắng khác, luôn luôn gặt hái bao điều thuận lợi, không coi quân Văn Lang vào đâu cả và chúng bắt đầu trả giá cho sự ngông cuồng đó ở huyện Hàm Giang.
Theo kế sách của Vi Tử Điển chỉ cần dọn sạch con đường tiến, bảo vệ con đường lui, chiếm lĩnh các Châu, Phủ trọng yếu là thượng sách và cứ thế tiến sâu vào đất Văn Lang, vì thế giặc bỏ qua Kinh Giao Châu tiến đánh Xích Linh Giao Châu. Giặc muốn thôn tính thành Xích Linh Giao Châu một cách thuận lợi phải đi theo đường tắc, chỉ cần qua khỏi đồi gò Mộ Ma và rừng Lâm Nguy thời coi như tám mươi phần trăm thuận lợi.
Đây nói về Bùi Xuân Mẹo dẩn 3 vạn quân tới huyện Lỗ An, xã Tử Địa ẩn mình phục kích phán đoán giặc sẽ đi qua con đường nào, bố trí cho 3 nghìn quân đào hầm bí mật phục kích dưới đất, nơi gần nhất chúng đi qua trong các lùm cây bụi rậm gai gốc, còn 2 vạn 7 nghìn quân thời ẩn mình cách xa khu vực gò Mộ Ma một cách kín đáo, Bùi Xuân Mẹo cùng một số tướng lĩnh tới gần các đồi Mộ Ma phục kích, chỉ huy trận địa.
Nhìn về hướng Bắc xa xa, khói bụi mịt mù, không bao lâu thời nghe tiếng vó ngựa phi nước đại, có lẽ là đội quân thám báo dò đường cũng như thám thính tình hình những nơi hiểm địa như gò đồi Mộ Ma nầy. Thoáng chốc chúng đã đến, ước phỏng 50 tên, chúng tỏa ra quan sát khu vực Mộ Ma một cách cẩn thận, hầu phát hiện mai phục quân Văn Lang chúng sùng lục khắp nơi không phát hiện được gì liền cho ba người phi ngựa trở lại, có lẽ là chúng báo cáo tình hình, còn những tên còn lại tiếp tục theo dõi kiểm soát quan sát. Không bao lâu đại binh kéo đến như nước lũ tràn qua khu rừng còi Tử Địa Mộ Ma đông như kiến.
Bùi Xuân Mẹo cùng các tướng lĩnh vô cùng hồi hộp, hơn hai canh giờ gần hết một buổi đại quân giặc Ân mới đi qua hết khu Tử Địa, nếu không phải bật anh hùng nhìn thấy quân giặc đông đến thế thời khiếp đảm rụng rời tay chân. Đến lúc nầy Bùi Xuân Mẹo cùng các tướng mới thở phào nhẹ nhổm, trút đi tản đá nặng đè lên ngực, tiếp tục theo dõi quan sát diễn biến tình hình, quả không ngoài dự đoán của chúng ta, quân Ân ở lại trấn dữ đồi gò Mộ Ma nơi hiểm yếu nầy khoảng độ 2 nghìn quân, trời xui đất khiến may sao chúng đã lọt vào ổ phục kích của chúng ta.
Ông mặt trời sắp đi ngủ, nhìn khu Tử Địa tăng thêm vẻ huyền bí làm cho con người cảm giác sợ hãi như ẩn hiện đầy bóng Ma. Lũ giặc Ân cũng có cảm giác như vậy.
Có tên nói:
Ta cảm giác ớn lạnh khi phải ở nơi đây.
Một tên chửi:
Đồ nhát gan nơi đây chỉ là đồi hoang gò vắng toàn là gai góc bụi rậm có gì mà sợ.
Nhìn những gò ụ liên sở bụi cây cụm lá khác biệt nơi khác, giống như Thế Giới của Ma.
Có tên khoác lác nói:
Sợ cái gì? Địch đến ta còn không sợ, sợ gì Ma Quỷ. Ta có gươm, đao, giáo, mác lại có 2 nghìn binh không có con Ma nào dám tới đâu.
Đêm đã về khu Tử Địa càng thêm u tịch, lạnh lẽo thỉnh thoảng vài con vật chuyên ăn đêm hòa lẫn côn trùng rỉ rả mỗi lúc một thêm nhiều, trên bầu trời các vì sao cũng thi nhau xuất hiện, một cơn gió lạnh thoáng qua làm cho những tên lính giặc Ân cảm thấy rùng mình sởn óc, chúng nhìn nơi đâu cũng một màu đen ẩn hiện bóng Ma.
Có tên nói:
Không phải là Ma đâu, đó chỉ là ảo giác mà thôi, yên tâm nghỉ đi, quân ta mới đi khỏi đây chưa xa không có con Ma nào đâu, làm gì có địch có Ma.
Đó là lời nói của tên cầm đầu, có tên phụ họa thêm:
Nơi đây toàn là gai góc, gò ụ ban ngày còn khó đi huống chi là ban đêm.
Ai nấy cũng nghe có lý sự đề cao cảnh giác đã giảm sút, vì mệt mỏi nhiều ngày chúng cho người canh giữ gác qua loa, đại đa số vừa nhắm mắt là đi vào giấc ngủ ngon lành. Đầu canh tư bỗng có tiếng động khẽ, rồi hai tiếng, ba tiếng, giặc Ân những tên vừa thiu thiu chúng nghe, chúng nghỉ đó chẳng qua là những con vật chuyên ăn đêm như chồn, cheo, chuột, rắn v.v.. Vì thế chúng không quan tâm đến mấy, những tên lính gác phát hiện có người tấn công thời không kịp la lên vì đầu chúng đã lìa khỏi cổ, quân Văn Lang từ dưới đất chui lên như Ma như Quỷ lanh hơn con sóc lượm đẹp những tên canh gác rồi ập vào tấn công những tên say ngủ, có một số chạy thoát để báo tin nhưng chúng làm sao thoát được khi mạng lưới người phục kích bao vây dày đặc lớp trong lớp ngoài, thế là không một tên nào thoát lọt tất cả đã bị tóm sạch.
Còn một số tên bị thuốc mê với tài khai thác thông tin, dụ dỗ khéo léo cuối cùng chúng cũng khai. Chúng nói:
Chúng tôi có nhiệm vụ canh giữ nơi đây, phát hiện có địch thời cho người báo cáo ngay hoặc bị tấn công thời bắn pháo hiệu xanh đỏ cho các trạm bí mật khác biết. Nếu có quân ta kéo đến phải bắn pháo hiệu xanh 3 lần, nếu không bắn pháo hiệu lịnh hoặc bắn sai thời phải bắn pháo hiệu xanh đỏ cấp báo, nếu bắn pháo hiệu đúng là quân ta thời trạm ở đây cũng bắn pháo trả lại y vậy, nếu bắn sai đó là địch thời tức tốc tỏa quân bao vây tiêu diệt.
Đã nắm gọn thông tin ít nhất là ba người khai giống nhau mới có cơ sở để tin, liền cho 2 nghìn quân đóng giả làm quân Ân còn lại đào hào trận, hố trận cắm chông độc, trong vòng hai ngày một đêm cho xong, thời đàn cáo, sói thua chạy đến đây tấn công, chúng lọt lưới hào trận xơi chúng.
* * *
PHẦN 53
Nói về Đề Cốt Ma là tướng tài được Vi Tử Điển coi trọng là vị tướng tiên phong võ công cái thế, trùm sò của ngành Yêu Thuật. Học trò của Lão Ma Tôn thống lảnh 10 vạn quân tiên phong. Nếu nói về tướng tài thời phải kể đến Vũ Tử Như là học trò của Lão Chúa Tôn của 36 loài bò sát Xà Tôn Chúa Yêu làm quân sư cho Vi Tử Điển tài năng không kém gì Triệu Công Tiễn có khi còn hơn Triệu Công Tiễn nữa là khác, cũng có một con Kim Thiền vô cùng lợi hại.
30 vạn quân do Vi Tử Điển thống lãnh không chia làm nhiều mũi tấn công. Nên tấn công vào điểm nào đó. Thời sức mạnh dời non lấp bể, đi tới đâu là tỏa ra quét sạch tới đó không có một thế lực nào chống đỡ nổi. Chúng như đàn Sói dữ, gặp Hổ xơi Hổ, gặp Voi xơi Voi. Thế mạnh như nước vỡ bờ. Chúng tin rằng không bao lâu, sẻ nuốt Nam Kinh Xích Quỷ. Và thật vậy chúng chỉ cần vượt qua khu rừng Lâm Nguy. Thời coi như Xích Linh Giao Châu đã nằm gọn trong tay chúng. Xích Linh Giao Châu mất, thời Nam Kinh Xích Quỷ chẳng mấy chốc sẻ rơi vào tay chúng.
Khi quân Ân còn cách khu rừng Lâm Nguy chừng 6 – 7 dặm, thời cho quân dừng lại với ba lý do.
1: Trời đã về chiều.
2: Chín mười ngày trời không mưa.
3: Khu rừng Lâm Nguy địa hình phức tạp.
Có tới ba khu rừng, Thế như kiền ba chân bao trùm một vùng rộng lớn. Đồi dốc khó lường. Thế lực của giặc hùng mạnh. Nhưng Hùm sa lưới cũng khó mà thoát chết. Cẩn thận và dè dặt vẫn là thượng sách.
Vi Tử Điển ra lệnh cho Đề Cốt Ma cho quân thám thính. Rồi mới bàn kế sách tiến qua ba khu rừng nầy. Thế là Đề Cốt Ma cho 300 kỵ binh như 300 mũi tên lao thẳng về ba khu rừng. Với khí thế đó dù cho một con Nai cũng khó mà trốn thoát. Huống chi là quân mai phục thời lộ tẩy liền. Ba trăm kỵ binh sùng lục khắp nơi không phát hiện ra quân mai phục mà chỉ thấy thú rừng nhiều vô số kể. Hình như ba khu rừng nầy ít người lui tới thì phải. Có lẽ cũng không ít người bỏ mạng tại đây. Nên mới gọi là rừng Lâm Nguy, rừng Cọp, rừng Ma và rừng Quỷ. Ba trăm kỵ binh sùng lục hơn canh giờ vẫn không tìm đâu ra một bóng người. Mặt trời sắp lặng mới quay trở lại báo cáo.
Đội trưởng đội thứ nhất báo cáo:
Bẩm chủ soái. 100 thuộc hạ đi, về đủ mặt. Sùng lục hầu hết rừng ông Cọp không phát hiện được gì, chỉ thấy vài con Cọp hoảng sợ bỏ chạy mà thôi. Hết.
Đội trưởng đội thứ hai báo cáo:
Bẩm chủ soái. 100 thuộc hạ đi, về đủ mặt. Dẫm nát khu rừng Ma cũng không phát hiện có người chỉ thấy rắn nhiều vô số. Hết.
Đội trưởng đội thứ ba báo cáo:
Bẩm chủ soái. 100 thuộc hạ đi, về đủ mặt. Sùng lục nghe ngóng dù chỉ là một con Thỏ cũng không phát hiện được. Không có quân Văn Lang phục kích, chỉ thấy cầm thú, chim chóc rừng Quỷ nhiều vô kể. Hết.
Đề Cốt Ma tức tốc báo cáo lên cấp trên Vi Tử Điển vương gia:
Bẩm Vương gia 300 kỵ binh đã sùng lục ba khu rừng, nhưng không phát hiện ra quân phục kích. Dù chỉ là một bóng người cũng không có. Dù chỉ là một điểm nhỏ khả nghi cũng không thấy.
Vi Tử Điển nghe báo cáo như thế lấy làm lạ hỏi:
Sao lạ thế? Hay là quân Văn Lang chưa đến phục kích. Không lẻ nào không đoán được đường tiến quân của ta.
Tạ Hầu Công nói:
Địch đón được đường tiến quân của ta. Nhưng còn phải cân đối lực lượng, hoặc địch hiểu ta rất chú trọng những nơi hiểm địa nhất là nơi hiểm địa quan trọng nầy, có cách đối phó tiêu diệt chúng.
Đề Cốt Ma nói:
Có lý, có lý. Chúng làm sao phục kích qua mặt được ta. Chỉ cần có người là ta phát hiện. Cũng may cho chúng nếu có mai phục thời ta tỏa quân bao vây. Một mặt dùng hỏa công, chúng chạy đâu cho thoát. Xét ra chúng cũng có người tài đấy.
Vi Tử Điển nói:
Tuy biết rằng hiểm địa không có quân mai phục, nhưng trời tối rồi không thể tiến quân qua được, việc gì cũng có thể xảy ra. Tiến chắc, đánh chắc, thắng chắc vẫn hay hơn.
Vũ Tử Như nói:
Không những chúng hiểu rõ đường đi nước tiến của chúng ta và còn hiểu rõ nơi hiểm địa nầy rất quan trọng đối với chúng. Nếu chúng ta qua được một cách an toàn. Thời chúng làm sao giữ nổi thành Xích Linh Giao Châu. Không bao giờ chúng bỏ qua nơi hiểm địa nầy đâu, mà đi bảo vệ chỗ khác. Trừ khi chúng ít quân quá không làm gì được chúng ta. Hoặc chúng phục kích đâu đó chờ cho quân ta đi qua lọt vô khu rừng nào thời chúng xuất hiện dùng hỏa công tiêu diệt chúng ta. Nếu không tiêu diệt được chúng ta, thời chúng ta cũng bị một đòn chí tử. Hao binh tổn tướng nặng nề. Không còn đủ sức tấn công chiếm lĩnh Xích Linh Giao Châu. Có lẽ chúng phục kích gần ba khu rừng chờ cơ hội tấn công ta. Không ngoài khả năng gần đây cũng có. Vì thế đối phó với chúng, ngay lúc nầy canh gác đề phòng cẩn thận. Chỉ cần qua khỏi đêm nay, thời ngày mai là ngày tử lộ của chúng. Chúng ta sẽ cho quân đốt ba khu rừng biến thành biển lửa nhanh chóng. Nếu chúng phục kích thời chúng sẻ thành than. Cháy nhà ra mặt chuột, kế hoạch của chúng sẽ bị phá hỏng làm kinh động đến các ổ phục kích. Khi chúng ta phát hiện thời tỏa quân bao vây, tiêu diệt trọn ổ. Khi ba khu rừng cháy sạch đã mở ra con đường thông thoáng tiến quân qua nơi hiểm địa một cách an toàn, dọn sạch gai góc con đường tiến lui của chúng ta, để lại ít quân bảo vệ chỗ nầy như bao chỗ hiểm địa khác.
Vi Tử Điển nghe Vũ Tử Như nói hợp tình hợp lý, phân tích lợi hại minh bạch liền làm theo kế sách đó, ra lệnh cho toàn bộ quân Ân kéo dài đến 15 – 16 dặm, đề cao cảnh giác đốt đuốc canh gác cẩn thận, phát hiện khả nghi bắn pháo hiệu thông báo ngay.
Có lẽ Cao Hùng Vương cũng đã lường trước được điều nầy nên hai vạn quân khi di chuyển gần tới ba khu rừng liền cho quân dừng lại. Hùng Cao Vương cùng một số tướng lĩnh âm thầm lặng lẽ tiến đến gần ba khu rừng ẩn núp bí mật theo dõi động tịnh ý đồ của giặc, quả đúng như dự đoán chúng không cần bí mật cho người lặng lẽ âm thầm khám phá khu rừng mà là trận khám phá tàn quét lục lạo tìm kiếm quân phục kích nếu chúng phát hiện ra liền bắn pháo hiệu ngay. Quân Ân chia ra làm nhiều mũi bao vây tấn công tức khắc và trận hỏa công chúng tạo ra vô cùng kinh khiếp, khi thấy chúng bỏ đi lúc nầy trời đã xâm xâm tối. Hùng Cao Vương liền ra lệnh cho ba quân tướng sĩ âm thầm lặng lẽ vượt qua ba khu rừng tiến về gần quân giặc, nhẹ nhàng như mèo rình chuột.
Hùng Cao Vương nói:
Chúng ta phải ra tay trước, khi chúng ra tay đánh ta. Nếu đêm nay không đánh, chúng sẽ giáng những đòn bất ngờ chí tử. Qua khỏi đêm nay thời khó mà tiêu diệt được chúng, không những Xích Linh Giao Châu dẫn đến thất thủ mà ngay cả Nam Kinh Xích Quỷ cũng khó mà trụ vững.
Đây nói về Cao Đình Luân tính toán đường tiến quân của giặc, táo bạo đào hầm bí mật phục kích ngụy trang khéo léo là một việc làm đầy táo bạo, nếu giặc phát hiện thời đi tiêu chết sạch nhưng không táo bạo như thế thời khó mà tiêu diệt được giặc, khi giặc đông hơn ta gấp ba lần. Cao Đình Luân cũng hiểu: Vì sao ta không tấn công toàn diện con mãng xà mà chỉ tấn công ở khúc đầu, đó là một chiến thuật mang tính cách đột phá. Quân ta 12 vạn đánh thẳng vào khúc đầu quân giặc chỉ có 10 vạn mà thôi, giặc lại bị tấn công bất ngờ, ngoài sự chuẩn bị của chúng vì thế khúc đầu quân giặc sẽ bị đánh tả tơi, khúc giữa, khúc đuôi bị động hoang mang chỉ lo phòng thủ, nên khúc đầu con mãng xà sẽ bị đánh tan nhanh chóng, trở lại tấn công khúc giữa dồn khúc giữa thối lui trở lại, chúng sẽ lần lượt lọt vào ổ mai phục của chúng ta.
Cao Đình Luân hiểu rõ ý đồ chiến thuật của Cao Lạc Vương Gia, đêm nay là đêm quyết định thắng hay bại chỉ một trận nầy, chết hay sống cũng chỉ một trận nầy.
Giặc Ân được lệnh ngừng nghỉ thời trời đã sẩm tối, màn đêm buông xuống vội vã, mới đó đã tối đen, che đậy những ổ mai phục càng thêm an toàn, ở đời có nhiều cái may mà cũng có nhiều cái rủi, tất cả đều do ý trời che chở hay gián họa, cái may ở đây quân ta phục kích như ý, giặc lọt vào ổ phục kích mà không hay, thuận lợi cho ta ra tay vô cùng.
Giặc Ân đèn đuốc sáng choang, canh gác cẩn thận, canh một rồi đến canh hai thời gian chầm chậm trôi qua, hết canh ba sang canh tư tất cả đều bình yên vắng lặng, quân Ân thở phào nhẹ nhổm chỉ cần qua một canh giờ nữa thời coi như một đêm dừng quân gần nơi hiểm địa an toàn.
Con mãng xà nầy khác hơn các con mãng xà khác, là bộ chỉ huy không ở đầu mà ở ngay quả tim của nó, đèn đuốc nơi đây sáng hơn chỗ khác, đó là cuộc họp đến giờ nầy mới đi vào kết thúc, các quan tướng cấp cao của giặc bàn bạc những gì mà lâu đến thế? Còn bàn bạc gì nữa đó là bàn bạc về mưu mô chiến thuật vượt qua khu hiểm địa, tấn công chiếm lĩnh Xích Linh Giao Châu.
Bỗng bầu trời mây đen kéo đến che khuất những vì sao sâu thẳm xa xa, gió Bắc thổi mạnh mang theo hơi lạnh như sắp đổ cơn mưa, đèn đuốc tắt ngúm, quân Ân la hét đốt đèn đốt đuốc lên. Kìa pháo lệnh tử chiến đã bắn lên, pháo lệnh của ai thế, còn pháo lệnh của ai nữa đó là pháo lệnh tử chiến của quân Văn Lang và thật vậy pháo lệnh vừa bắn lên thời nghe quân reo dậy đất ngựa hí vang trời. Quân Văn Lang phục kích gần đó ào ào xông tới tấn công gươm, đao, giáo mác trút xuống đầu giặc Ân như vũ bão.
Phó Soái giặc Ân là Đà Lữ Tôn xua quân chống trả không ngờ gặp đội quân thiết giáp mở đầu tấn công quân Văn Lang. Mở màn trận đầu Đà Lữ Tôn không phải là đối thủ xứng tầm với Cao Vương. Hùng Cao Vương đưa xe tấn công còn Đà Lữ Tôn thời đưa hàng tốt ra chống đỡ liền bị đội quân xe thiết giáp chém sạch, mã không giao chân, pháo không yểm pháo thế trận hỗn loạn rời rạc. Quân Văn Lang xe, pháo, mã, tốt liên kết thành thế trận tấn công như cơn bão lốc, như nước vỡ bờ càn quét chém thôi là chém. Đà Lư Tôn đành bỏ mạng ngay trận chiến mở màn, quân Văn Lang thừa thắng xông lên hạ gục giặc Ân chết thôi là chết.
Nói về quân Văn Lang phục kích dưới đất, thấy thời cơ đã chín mùi bất ngờ từ dưới đất chui lên xáp chiến, hàng vạn quân binh tấn công vào quân Ân như ma như quỷ, quân Ân rối loạn mờ mịt không phân biệt được đâu là quân địch quân ta, còn quân Văn Lang thời khác hẳn, chủ động mọi tình thế, phân biệt rõ quân giặc quân ta, như đàn mãnh Hổ xông vào đàn Cừu ngơ ngác xóa sổ hàng vạn tên, phay chúng như phay chuối, quân Văn Lang tả hữu xông vào kẹp cổ con mãng xà nghẹt thở để cho cánh quân Tây Nam nện xuống cái nào cái nấy như trời giáng, thế là đầu cổ con mãng xà đã bị đánh dẹp lép nát nhừ ra tương, 10 vạn quân âm hồn chầu địa phủ.
Đây nói về nơi quả tim con mãng xà các quan tướng cấp cao sắp sửa tan cuộc họp, bỗng nghe pháo nổ tử chiến nổi lên, kinh hoảng hỏi:
Chuyện gì thế? Chuyện gì thế?
Quân binh thưa:
Bẩm Vương Gia địch đã tấn công ta.
Vi Tử Điển hốt hoảng ra lệnh:
Quân ở đâu nằm yên ở đó không được di chuyển lộn xộn.
Đề Cốt Ma nghe trận chiến nơi đầu cổ con mãng xà xảy ra rầm trời rầm đất, phóng lên lưng ngựa trở về đầu con mãng xà để chỉ huy, lúc nầy bầu trời trong sáng trở lại. Đề Cốt Ma ngựa phi tới cổ con mãng xà thời thấy đội kỵ binh xạ tiễn, đội kỵ binh thiết giáp, đội quân âm phủ đang càn quét quân Ân dữ dội có lẽ 10 vạn quân chẳng còn bao nhiêu.
Đề Cốt Ma râu tóc dựng ngược thét lên như sấm phi ngựa xông lên càn quét quân Văn Lang nhưng nào có dễ, đội quân thiết giáp bao vây chống trả. Nan Hổ địch Quần Hồ làm sao lại. Bị đánh tối tăm mặt mày.
Lúc nầy Vũ Tử Như đã xuất hiện, ra lệnh cho 5 vạn quân đầu khúc giữa cũng chính là đội quân chủ lực bảo vệ quả tim xông lên chiến đấu. Đội quân thiết giáp, đội quân xạ tiễn, đội quân gươm, đao, giáo, mác xông lên tử chiến.
Thế là trận chiến kinh Thiên
Thế là trận chiến rung rinh đất trời
Quân reo ngựa hí dậy trời
Kiếm Đao gầm thét núi đồi ngã nghiêng
Mưa tên bão giáo liên miên
Thây người ngã đổ khiếp kinh thây người
Long tranh hổ đấu kể gì
Rền vang trận chiến kể chi sống còn
Quân Nam bảo vệ nước non
Kể gì mạng sống, tấn công dậy trời
Giặc Ân ỷ mạnh chém xơi
Quân Nam gan mật bằng trời tiến lên.
* * *
Kìa trận chiến bão tên mưa giáo
Kìa gươm Đao, tuôn xối ào lên
Nước non ơi hỡi nước non
Thây người ngã xuống để cho hòa bình
Đánh cho lũ giặc hồn kinh
Ngông cuồng xâm lược bỏ mình tại đây.
* * *
Đây nói về Hùng Cao Vương. Nhận thanh Hỏa Quang Tiên Thiên Bảo Kiếm. Thống lãnh 30 vạn quân trấn thủ Trung Bắc Văn Lang. Chống lại 60 vạn quân Ân do Vi Tử Điển, Vi Tử Khải, thống lãnh ba vạn quân tướng sĩ ồ ạt tiến quân sâu vào nước Văn Lang chia làm ba giai đoạn.
Giai đoạn 1: Là giai đoạn mở đầu thọc sâu vào nước Văn Lang. Tấn công vào những thành trì chủ chốt trọng yếu, còn các Châu, Quận, Huyện không đánh cũng tự đầu hàng. Bước đầu tiên là đánh thẳng vào Bắc Giang Giao Châu, Lạc Giang Giao Châu, Quý Linh Giao Châu, Kinh Giang Giao Châu. Chiếm lĩnh Nam Kinh Xích Quỷ. Thời coi như đã khống chế một số các Châu khác như. Động Đình Châu, Diêm Hồ Châu, Ninh Giao Châu, Hợp Giao Châu. Thời coi như đã hoàn thành giai đoạn một.
Giai đoạn 2: Là chiếm cho được các Châu trọng yếu thọc sâu vào Trung Trung Văn Lang như Vân Giao Châu, Bạch Lang Châu, Phúc Giao Châu, Diên Giao Châu, Tây Giang Châu, Hạ Giang Châu, Hồng Định Châu, Lô Hồng Châu. Rồi tiến quân đánh thẳng vào Hộp Phố Châu Văn Lang. Chiếm lĩnh Nam Kinh, Kinh đô Văn Lang.
Giai đoạn 3: Thời coi như khống chế hầu hết Trung Trung Văn Lang. Châu Văn Lang như: Vân Giao Châu, Vũ Giao Châu, Phúc Giao Châu, Bạch Lang Châu, Lũng Trung Châu, Diên Giao Châu, Tây Tây Giang Châu, Hạ Giang Châu, Hồng Định Châu, Hà Hạ Châu, Lô Hồng Châu, Hồng Hạ Châu. Văn Lang Hợp Châu. Phong Châu, Vĩnh Châu, Hà Châu, Yên Châu, Tuyên Châu, Sơn Châu, Mộc Châu, Quan Châu, Phú Châu, Thái Đức Châu, Cao Châu, Túc Châu, Đường Châu, Nghĩa Châu, Hưng Châu, Lý Châu, Đông Châu, Việt Lang Châu. Còn các Châu thuộc phía Nam Văn Lang thời giặc chưa tính tới (Hoài Hoan, Cửu Đức, Nhật Nam). Như Linh Hải Châu, Hà Châu, Bình Châu, Hải Đông Châu, Tây Nam Ai Châu, Tam Diệp Châu, Thạch Hải Châu, Hòa Tây Châu, Hồng Lĩnh Châu, Kỳ Hải Châu, Quảng Hà Châu, Tuyên Hóa Châu, Thiên Trị Châu, Nam Hồ Châu v.v.. Và còn nhiều Châu Khác nữa.
Với khí thế hùng mạnh giặc Ân tấn công nước Văn Lang bằng một sách lược chưa từng có. Tây Văn Lang, Trung Văn Lang, Đông Văn Lang. Hùng Cao Vương phải đem hết tài năng để chống trả. Khi giặc tấn công cả đường thủy lẩn đường bộ. Quân giặc mỗi lúc một tiến sâu vào nước Văn Lang, và nuốt lần, nuốt hồi từng Châu từng Quận từng Huyện. Phải nói là người dân Văn Lang coi Tổ Quốc hơn mạng sống của mình. Lao vào cuộc tử chiến, biết rằng những trận đánh không cân sức nhưng vẫn cứ làm. Để chống trả cùng lúc hai mũi tấn công đường thủy cũng như đường bộ, phân bổ lực lượng bày ra những trận pháp bất ngờ tiêu diệt chúng.
Đây nói về Hùng Cao Vương bố trí lực lượng tấn công tiêu diệt giặc Ân xâm lược, theo đường bộ do Vi Tử Điển trực tiếp chỉ huy.
Bùi Xuân Mẹo nghe lịnh. Có thuộc hạ. Tướng quân điểm 3 vạn quân tới Huyện Lỗ An. Xả Tử Địa gò Mộ Ma. Lợi dụng địa hình phức tạp nơi đây, toàn là rừng còi đầy gai góc, lại có nhiều gò đồi liên kết. Thuận lợi cho ta phục kích tiêu diệt chúng. Đây là con đường bình địa thuận lợi duy nhất vượt qua Kinh Giao Châu, tiến đánh Xích Linh Giao Châu. Chọn cỡ 3 nghìn quân, cho binh lính đào hào, đào hầm ngụy trang, ẩn mình dưới đất để cho quân giặc đi qua không ngăn chặng chi cả. Giặc sẻ để lại một ít quân, canh giữ nơi hiểm địa nầy. Chờ trời tối kéo quân bao vây ở vòng ngoài không cho một tên nào chạy thoát. Còn vòng trong quân ta từ dưới đất chui lên. Chọn những người võ công cao cường ra tay thần tốc mau lẹ. Bất ngờ phất thuốc mê vào bọn chúng. Còn số khác thời nhanh như tia chớp tiêu diệt gọn sạch. Bảo vệ tuyệt đối bí mật của chúng ta, Và chính nơi đây sẽ là mồ chôn cuối cùng 30 vạn quân của chúng.
Cao Đình Luân nghe lịnh. Có thuộc hạ. Tướng quân điểm 10 vạn quân mai phục tại rừng Lâm Nguy, giáp ranh giữa Kinh Giao Châu và Xích Linh Giao Châu. Nơi đây có ba khu rừng như kiền ba chân: Rừng Ông Cọp, rừng Ma và rừng Quỷ. Tại đây sẽ xảy ra trận chiến giữa ta và chúng có thể nói là một mất một còn. Nếu giặc qua khỏi địa phận Lâm Nguy nầy thời giặc tiến đánh Xích Linh Giao Châu khá thuận lợi không có gì là trở ngại địa hình nữa, có thể nói giặc nuốt Nam Kinh Xích Quỷ nhanh chóng. Kinh Đô Giao Chỉ, Kinh Đô Cổ Kinh Dương Vương muốn nuốt Nam Kinh Xích Quỷ thời phải chiếm Xích Linh Giao Châu trước mà con đường thần tốc thời không có con đường nào tốt hơn là thông qua khu rừng Lâm Nguy nầy, để tránh hỏa công giặc sẽ đi qua khu rừng nhất là sau cơn mưa hoặc dừng chân thám thính nếu phát hiện có quân mai phục chúng sẽ tỏa ra bao vây sau đó dùng hỏa công thiêu rụi chúng ta. Hiểu được dụng ý của giặc thời ta mới thắng được giặc, vì vậy đề ra một chiến thuật hợp lý phương án hữu hiệu giặc không thể nào ngờ tới thời phần thắng về ta mới có hiệu quả cao.
Phương án A: khi giặc đến còn cách khu rừng Lâm Nguy chừng 6 – 7 dặm thời cho quân dừng lại, vì vậy ta phải tính toán phục kích theo hướng dừng của giặc và cho quân phục kích ở hai bên, ngay đầu cổ con mãng xà mỗi bên 5 vạn quân kéo dài 5 – 6 dặm để giữ bí mật không cho giặc phát hiện, theo kế sách sau đây.
1 - Cho quân ẩn mình dưới đất, bộ binh gần sát chân địch, có thể nói một cuộc ẩn mình đầy nguy hiểm, đầy gan dạ cẩn mật ngụy trang khéo léo, với chiêu pháp nầy thời hiệu quả tiêu diệt rất cao nhưng nguy hiểm cũng rất cao, đội quân cảm tử.
2 - Là quân kỵ binh ẩn nấp phục kích cách xa địch, đừng để địch phát hiện.
3 - Là tấn công trước dự định âm mưu của giặc tấn công ta làm cho chúng bất ngờ trở tay không kịp, từ khu rừng tấn công ra gián xuống một đoàn cực mạnh vào đầu cổ con mãng xà. Kế theo là hai bên tả hữu phục kích bất ngờ dưới đất chui lên như Ma, từ lùm cây xó bụi chui ra như Quỷ tấn công vào chúng sau đó là kỵ binh xông tới tấn công.
B: Chúng ta dồn hết lực lượng tấn công vào đầu cổ con mãng xà ra sức tiêu diệt chúng, đánh bật chúng chạy tháo lui trở lại.
Con chuột mà đấu con voi
Phải nhờ mưu trí phải soi mưu Thần
Thắng giặc đòn bẩy nên cần
Nương vào thế lực lựa lần trí khôn
Phá rừng nào phải khó khăn
Chỉ cần mồi lửa cũng phen đi đời
Giặc Ân dù mạnh tới trời
Cũng không thắng được con người hiếu trung
Hết lòng vì nước vì dân
Hết lòng bảo vệ non sông hết lòng.
Đây nói về Vi Tử Điển là anh của Ân Thọ không được chọn lên ngôi Hoàng Đế, vì vậy luôn luôn mơ mộng đến thế giới riêng cho mình, thấy Ân Thọ muốn nuốt nước Văn Lang giàu có, cho đây là cơ hội nên nóng lòng biến nước Văn Lang thành thuộc địa nhà Ân, thống lãnh 30 vạn quân ồ ạt lao thẳng về thành Bắc Giang Giao Châu. Các Châu, Quận, Huyện lần lượt bị chúng nuốt vào bụng như nuốt con kiến, con giun, con dế, sự thắng lợi quá dễ dàng ấy đã làm cho quân lính giặc Ân coi thường quân Văn Lang như cỏ rác, càng lúc chúng càng kiêu căng ngạo mạng.
Chúng nuốt thành Bắc Giang Giao Châu như nuốt con dế, phá thành Bắc Giang Giao Châu như phá ụ gò mối, càng ngày Vi Tử Điển hết chiến thắng nầy tới chiến thắng khác, luôn luôn gặt hái bao điều thuận lợi, không coi quân Văn Lang vào đâu cả và chúng bắt đầu trả giá cho sự ngông cuồng đó ở huyện Hàm Giang.
Theo kế sách của Vi Tử Điển chỉ cần dọn sạch con đường tiến, bảo vệ con đường lui, chiếm lĩnh các Châu, Phủ trọng yếu là thượng sách và cứ thế tiến sâu vào đất Văn Lang, vì thế giặc bỏ qua Kinh Giao Châu tiến đánh Xích Linh Giao Châu. Giặc muốn thôn tính thành Xích Linh Giao Châu một cách thuận lợi phải đi theo đường tắc, chỉ cần qua khỏi đồi gò Mộ Ma và rừng Lâm Nguy thời coi như tám mươi phần trăm thuận lợi.
Đây nói về Bùi Xuân Mẹo dẩn 3 vạn quân tới huyện Lỗ An, xã Tử Địa ẩn mình phục kích phán đoán giặc sẽ đi qua con đường nào, bố trí cho 3 nghìn quân đào hầm bí mật phục kích dưới đất, nơi gần nhất chúng đi qua trong các lùm cây bụi rậm gai gốc, còn 2 vạn 7 nghìn quân thời ẩn mình cách xa khu vực gò Mộ Ma một cách kín đáo, Bùi Xuân Mẹo cùng một số tướng lĩnh tới gần các đồi Mộ Ma phục kích, chỉ huy trận địa.
Nhìn về hướng Bắc xa xa, khói bụi mịt mù, không bao lâu thời nghe tiếng vó ngựa phi nước đại, có lẽ là đội quân thám báo dò đường cũng như thám thính tình hình những nơi hiểm địa như gò đồi Mộ Ma nầy. Thoáng chốc chúng đã đến, ước phỏng 50 tên, chúng tỏa ra quan sát khu vực Mộ Ma một cách cẩn thận, hầu phát hiện mai phục quân Văn Lang chúng sùng lục khắp nơi không phát hiện được gì liền cho ba người phi ngựa trở lại, có lẽ là chúng báo cáo tình hình, còn những tên còn lại tiếp tục theo dõi kiểm soát quan sát. Không bao lâu đại binh kéo đến như nước lũ tràn qua khu rừng còi Tử Địa Mộ Ma đông như kiến.
Bùi Xuân Mẹo cùng các tướng lĩnh vô cùng hồi hộp, hơn hai canh giờ gần hết một buổi đại quân giặc Ân mới đi qua hết khu Tử Địa, nếu không phải bật anh hùng nhìn thấy quân giặc đông đến thế thời khiếp đảm rụng rời tay chân. Đến lúc nầy Bùi Xuân Mẹo cùng các tướng mới thở phào nhẹ nhổm, trút đi tản đá nặng đè lên ngực, tiếp tục theo dõi quan sát diễn biến tình hình, quả không ngoài dự đoán của chúng ta, quân Ân ở lại trấn dữ đồi gò Mộ Ma nơi hiểm yếu nầy khoảng độ 2 nghìn quân, trời xui đất khiến may sao chúng đã lọt vào ổ phục kích của chúng ta.
Ông mặt trời sắp đi ngủ, nhìn khu Tử Địa tăng thêm vẻ huyền bí làm cho con người cảm giác sợ hãi như ẩn hiện đầy bóng Ma. Lũ giặc Ân cũng có cảm giác như vậy.
Có tên nói:
Ta cảm giác ớn lạnh khi phải ở nơi đây.
Một tên chửi:
Đồ nhát gan nơi đây chỉ là đồi hoang gò vắng toàn là gai góc bụi rậm có gì mà sợ.
Nhìn những gò ụ liên sở bụi cây cụm lá khác biệt nơi khác, giống như Thế Giới của Ma.
Có tên khoác lác nói:
Sợ cái gì? Địch đến ta còn không sợ, sợ gì Ma Quỷ. Ta có gươm, đao, giáo, mác lại có 2 nghìn binh không có con Ma nào dám tới đâu.
Đêm đã về khu Tử Địa càng thêm u tịch, lạnh lẽo thỉnh thoảng vài con vật chuyên ăn đêm hòa lẫn côn trùng rỉ rả mỗi lúc một thêm nhiều, trên bầu trời các vì sao cũng thi nhau xuất hiện, một cơn gió lạnh thoáng qua làm cho những tên lính giặc Ân cảm thấy rùng mình sởn óc, chúng nhìn nơi đâu cũng một màu đen ẩn hiện bóng Ma.
Có tên nói:
Không phải là Ma đâu, đó chỉ là ảo giác mà thôi, yên tâm nghỉ đi, quân ta mới đi khỏi đây chưa xa không có con Ma nào đâu, làm gì có địch có Ma.
Đó là lời nói của tên cầm đầu, có tên phụ họa thêm:
Nơi đây toàn là gai góc, gò ụ ban ngày còn khó đi huống chi là ban đêm.
Ai nấy cũng nghe có lý sự đề cao cảnh giác đã giảm sút, vì mệt mỏi nhiều ngày chúng cho người canh giữ gác qua loa, đại đa số vừa nhắm mắt là đi vào giấc ngủ ngon lành. Đầu canh tư bỗng có tiếng động khẽ, rồi hai tiếng, ba tiếng, giặc Ân những tên vừa thiu thiu chúng nghe, chúng nghỉ đó chẳng qua là những con vật chuyên ăn đêm như chồn, cheo, chuột, rắn v.v.. Vì thế chúng không quan tâm đến mấy, những tên lính gác phát hiện có người tấn công thời không kịp la lên vì đầu chúng đã lìa khỏi cổ, quân Văn Lang từ dưới đất chui lên như Ma như Quỷ lanh hơn con sóc lượm đẹp những tên canh gác rồi ập vào tấn công những tên say ngủ, có một số chạy thoát để báo tin nhưng chúng làm sao thoát được khi mạng lưới người phục kích bao vây dày đặc lớp trong lớp ngoài, thế là không một tên nào thoát lọt tất cả đã bị tóm sạch.
Còn một số tên bị thuốc mê với tài khai thác thông tin, dụ dỗ khéo léo cuối cùng chúng cũng khai. Chúng nói:
Chúng tôi có nhiệm vụ canh giữ nơi đây, phát hiện có địch thời cho người báo cáo ngay hoặc bị tấn công thời bắn pháo hiệu xanh đỏ cho các trạm bí mật khác biết. Nếu có quân ta kéo đến phải bắn pháo hiệu xanh 3 lần, nếu không bắn pháo hiệu lịnh hoặc bắn sai thời phải bắn pháo hiệu xanh đỏ cấp báo, nếu bắn pháo hiệu đúng là quân ta thời trạm ở đây cũng bắn pháo trả lại y vậy, nếu bắn sai đó là địch thời tức tốc tỏa quân bao vây tiêu diệt.
Đã nắm gọn thông tin ít nhất là ba người khai giống nhau mới có cơ sở để tin, liền cho 2 nghìn quân đóng giả làm quân Ân còn lại đào hào trận, hố trận cắm chông độc, trong vòng hai ngày một đêm cho xong, thời đàn cáo, sói thua chạy đến đây tấn công, chúng lọt lưới hào trận xơi chúng.
* * *
PHẦN 53
Nói về Đề Cốt Ma là tướng tài được Vi Tử Điển coi trọng là vị tướng tiên phong võ công cái thế, trùm sò của ngành Yêu Thuật. Học trò của Lão Ma Tôn thống lảnh 10 vạn quân tiên phong. Nếu nói về tướng tài thời phải kể đến Vũ Tử Như là học trò của Lão Chúa Tôn của 36 loài bò sát Xà Tôn Chúa Yêu làm quân sư cho Vi Tử Điển tài năng không kém gì Triệu Công Tiễn có khi còn hơn Triệu Công Tiễn nữa là khác, cũng có một con Kim Thiền vô cùng lợi hại.
30 vạn quân do Vi Tử Điển thống lãnh không chia làm nhiều mũi tấn công. Nên tấn công vào điểm nào đó. Thời sức mạnh dời non lấp bể, đi tới đâu là tỏa ra quét sạch tới đó không có một thế lực nào chống đỡ nổi. Chúng như đàn Sói dữ, gặp Hổ xơi Hổ, gặp Voi xơi Voi. Thế mạnh như nước vỡ bờ. Chúng tin rằng không bao lâu, sẻ nuốt Nam Kinh Xích Quỷ. Và thật vậy chúng chỉ cần vượt qua khu rừng Lâm Nguy. Thời coi như Xích Linh Giao Châu đã nằm gọn trong tay chúng. Xích Linh Giao Châu mất, thời Nam Kinh Xích Quỷ chẳng mấy chốc sẻ rơi vào tay chúng.
Khi quân Ân còn cách khu rừng Lâm Nguy chừng 6 – 7 dặm, thời cho quân dừng lại với ba lý do.
1: Trời đã về chiều.
2: Chín mười ngày trời không mưa.
3: Khu rừng Lâm Nguy địa hình phức tạp.
Có tới ba khu rừng, Thế như kiền ba chân bao trùm một vùng rộng lớn. Đồi dốc khó lường. Thế lực của giặc hùng mạnh. Nhưng Hùm sa lưới cũng khó mà thoát chết. Cẩn thận và dè dặt vẫn là thượng sách.
Vi Tử Điển ra lệnh cho Đề Cốt Ma cho quân thám thính. Rồi mới bàn kế sách tiến qua ba khu rừng nầy. Thế là Đề Cốt Ma cho 300 kỵ binh như 300 mũi tên lao thẳng về ba khu rừng. Với khí thế đó dù cho một con Nai cũng khó mà trốn thoát. Huống chi là quân mai phục thời lộ tẩy liền. Ba trăm kỵ binh sùng lục khắp nơi không phát hiện ra quân mai phục mà chỉ thấy thú rừng nhiều vô số kể. Hình như ba khu rừng nầy ít người lui tới thì phải. Có lẽ cũng không ít người bỏ mạng tại đây. Nên mới gọi là rừng Lâm Nguy, rừng Cọp, rừng Ma và rừng Quỷ. Ba trăm kỵ binh sùng lục hơn canh giờ vẫn không tìm đâu ra một bóng người. Mặt trời sắp lặng mới quay trở lại báo cáo.
Đội trưởng đội thứ nhất báo cáo:
Bẩm chủ soái. 100 thuộc hạ đi, về đủ mặt. Sùng lục hầu hết rừng ông Cọp không phát hiện được gì, chỉ thấy vài con Cọp hoảng sợ bỏ chạy mà thôi. Hết.
Đội trưởng đội thứ hai báo cáo:
Bẩm chủ soái. 100 thuộc hạ đi, về đủ mặt. Dẫm nát khu rừng Ma cũng không phát hiện có người chỉ thấy rắn nhiều vô số. Hết.
Đội trưởng đội thứ ba báo cáo:
Bẩm chủ soái. 100 thuộc hạ đi, về đủ mặt. Sùng lục nghe ngóng dù chỉ là một con Thỏ cũng không phát hiện được. Không có quân Văn Lang phục kích, chỉ thấy cầm thú, chim chóc rừng Quỷ nhiều vô kể. Hết.
Đề Cốt Ma tức tốc báo cáo lên cấp trên Vi Tử Điển vương gia:
Bẩm Vương gia 300 kỵ binh đã sùng lục ba khu rừng, nhưng không phát hiện ra quân phục kích. Dù chỉ là một bóng người cũng không có. Dù chỉ là một điểm nhỏ khả nghi cũng không thấy.
Vi Tử Điển nghe báo cáo như thế lấy làm lạ hỏi:
Sao lạ thế? Hay là quân Văn Lang chưa đến phục kích. Không lẻ nào không đoán được đường tiến quân của ta.
Tạ Hầu Công nói:
Địch đón được đường tiến quân của ta. Nhưng còn phải cân đối lực lượng, hoặc địch hiểu ta rất chú trọng những nơi hiểm địa nhất là nơi hiểm địa quan trọng nầy, có cách đối phó tiêu diệt chúng.
Đề Cốt Ma nói:
Có lý, có lý. Chúng làm sao phục kích qua mặt được ta. Chỉ cần có người là ta phát hiện. Cũng may cho chúng nếu có mai phục thời ta tỏa quân bao vây. Một mặt dùng hỏa công, chúng chạy đâu cho thoát. Xét ra chúng cũng có người tài đấy.
Vi Tử Điển nói:
Tuy biết rằng hiểm địa không có quân mai phục, nhưng trời tối rồi không thể tiến quân qua được, việc gì cũng có thể xảy ra. Tiến chắc, đánh chắc, thắng chắc vẫn hay hơn.
Vũ Tử Như nói:
Không những chúng hiểu rõ đường đi nước tiến của chúng ta và còn hiểu rõ nơi hiểm địa nầy rất quan trọng đối với chúng. Nếu chúng ta qua được một cách an toàn. Thời chúng làm sao giữ nổi thành Xích Linh Giao Châu. Không bao giờ chúng bỏ qua nơi hiểm địa nầy đâu, mà đi bảo vệ chỗ khác. Trừ khi chúng ít quân quá không làm gì được chúng ta. Hoặc chúng phục kích đâu đó chờ cho quân ta đi qua lọt vô khu rừng nào thời chúng xuất hiện dùng hỏa công tiêu diệt chúng ta. Nếu không tiêu diệt được chúng ta, thời chúng ta cũng bị một đòn chí tử. Hao binh tổn tướng nặng nề. Không còn đủ sức tấn công chiếm lĩnh Xích Linh Giao Châu. Có lẽ chúng phục kích gần ba khu rừng chờ cơ hội tấn công ta. Không ngoài khả năng gần đây cũng có. Vì thế đối phó với chúng, ngay lúc nầy canh gác đề phòng cẩn thận. Chỉ cần qua khỏi đêm nay, thời ngày mai là ngày tử lộ của chúng. Chúng ta sẽ cho quân đốt ba khu rừng biến thành biển lửa nhanh chóng. Nếu chúng phục kích thời chúng sẻ thành than. Cháy nhà ra mặt chuột, kế hoạch của chúng sẽ bị phá hỏng làm kinh động đến các ổ phục kích. Khi chúng ta phát hiện thời tỏa quân bao vây, tiêu diệt trọn ổ. Khi ba khu rừng cháy sạch đã mở ra con đường thông thoáng tiến quân qua nơi hiểm địa một cách an toàn, dọn sạch gai góc con đường tiến lui của chúng ta, để lại ít quân bảo vệ chỗ nầy như bao chỗ hiểm địa khác.
Vi Tử Điển nghe Vũ Tử Như nói hợp tình hợp lý, phân tích lợi hại minh bạch liền làm theo kế sách đó, ra lệnh cho toàn bộ quân Ân kéo dài đến 15 – 16 dặm, đề cao cảnh giác đốt đuốc canh gác cẩn thận, phát hiện khả nghi bắn pháo hiệu thông báo ngay.
Có lẽ Cao Hùng Vương cũng đã lường trước được điều nầy nên hai vạn quân khi di chuyển gần tới ba khu rừng liền cho quân dừng lại. Hùng Cao Vương cùng một số tướng lĩnh âm thầm lặng lẽ tiến đến gần ba khu rừng ẩn núp bí mật theo dõi động tịnh ý đồ của giặc, quả đúng như dự đoán chúng không cần bí mật cho người lặng lẽ âm thầm khám phá khu rừng mà là trận khám phá tàn quét lục lạo tìm kiếm quân phục kích nếu chúng phát hiện ra liền bắn pháo hiệu ngay. Quân Ân chia ra làm nhiều mũi bao vây tấn công tức khắc và trận hỏa công chúng tạo ra vô cùng kinh khiếp, khi thấy chúng bỏ đi lúc nầy trời đã xâm xâm tối. Hùng Cao Vương liền ra lệnh cho ba quân tướng sĩ âm thầm lặng lẽ vượt qua ba khu rừng tiến về gần quân giặc, nhẹ nhàng như mèo rình chuột.
Hùng Cao Vương nói:
Chúng ta phải ra tay trước, khi chúng ra tay đánh ta. Nếu đêm nay không đánh, chúng sẽ giáng những đòn bất ngờ chí tử. Qua khỏi đêm nay thời khó mà tiêu diệt được chúng, không những Xích Linh Giao Châu dẫn đến thất thủ mà ngay cả Nam Kinh Xích Quỷ cũng khó mà trụ vững.
Đây nói về Cao Đình Luân tính toán đường tiến quân của giặc, táo bạo đào hầm bí mật phục kích ngụy trang khéo léo là một việc làm đầy táo bạo, nếu giặc phát hiện thời đi tiêu chết sạch nhưng không táo bạo như thế thời khó mà tiêu diệt được giặc, khi giặc đông hơn ta gấp ba lần. Cao Đình Luân cũng hiểu: Vì sao ta không tấn công toàn diện con mãng xà mà chỉ tấn công ở khúc đầu, đó là một chiến thuật mang tính cách đột phá. Quân ta 12 vạn đánh thẳng vào khúc đầu quân giặc chỉ có 10 vạn mà thôi, giặc lại bị tấn công bất ngờ, ngoài sự chuẩn bị của chúng vì thế khúc đầu quân giặc sẽ bị đánh tả tơi, khúc giữa, khúc đuôi bị động hoang mang chỉ lo phòng thủ, nên khúc đầu con mãng xà sẽ bị đánh tan nhanh chóng, trở lại tấn công khúc giữa dồn khúc giữa thối lui trở lại, chúng sẽ lần lượt lọt vào ổ mai phục của chúng ta.
Cao Đình Luân hiểu rõ ý đồ chiến thuật của Cao Lạc Vương Gia, đêm nay là đêm quyết định thắng hay bại chỉ một trận nầy, chết hay sống cũng chỉ một trận nầy.
Giặc Ân được lệnh ngừng nghỉ thời trời đã sẩm tối, màn đêm buông xuống vội vã, mới đó đã tối đen, che đậy những ổ mai phục càng thêm an toàn, ở đời có nhiều cái may mà cũng có nhiều cái rủi, tất cả đều do ý trời che chở hay gián họa, cái may ở đây quân ta phục kích như ý, giặc lọt vào ổ phục kích mà không hay, thuận lợi cho ta ra tay vô cùng.
Giặc Ân đèn đuốc sáng choang, canh gác cẩn thận, canh một rồi đến canh hai thời gian chầm chậm trôi qua, hết canh ba sang canh tư tất cả đều bình yên vắng lặng, quân Ân thở phào nhẹ nhổm chỉ cần qua một canh giờ nữa thời coi như một đêm dừng quân gần nơi hiểm địa an toàn.
Con mãng xà nầy khác hơn các con mãng xà khác, là bộ chỉ huy không ở đầu mà ở ngay quả tim của nó, đèn đuốc nơi đây sáng hơn chỗ khác, đó là cuộc họp đến giờ nầy mới đi vào kết thúc, các quan tướng cấp cao của giặc bàn bạc những gì mà lâu đến thế? Còn bàn bạc gì nữa đó là bàn bạc về mưu mô chiến thuật vượt qua khu hiểm địa, tấn công chiếm lĩnh Xích Linh Giao Châu.
Bỗng bầu trời mây đen kéo đến che khuất những vì sao sâu thẳm xa xa, gió Bắc thổi mạnh mang theo hơi lạnh như sắp đổ cơn mưa, đèn đuốc tắt ngúm, quân Ân la hét đốt đèn đốt đuốc lên. Kìa pháo lệnh tử chiến đã bắn lên, pháo lệnh của ai thế, còn pháo lệnh của ai nữa đó là pháo lệnh tử chiến của quân Văn Lang và thật vậy pháo lệnh vừa bắn lên thời nghe quân reo dậy đất ngựa hí vang trời. Quân Văn Lang phục kích gần đó ào ào xông tới tấn công gươm, đao, giáo mác trút xuống đầu giặc Ân như vũ bão.
Phó Soái giặc Ân là Đà Lữ Tôn xua quân chống trả không ngờ gặp đội quân thiết giáp mở đầu tấn công quân Văn Lang. Mở màn trận đầu Đà Lữ Tôn không phải là đối thủ xứng tầm với Cao Vương. Hùng Cao Vương đưa xe tấn công còn Đà Lữ Tôn thời đưa hàng tốt ra chống đỡ liền bị đội quân xe thiết giáp chém sạch, mã không giao chân, pháo không yểm pháo thế trận hỗn loạn rời rạc. Quân Văn Lang xe, pháo, mã, tốt liên kết thành thế trận tấn công như cơn bão lốc, như nước vỡ bờ càn quét chém thôi là chém. Đà Lư Tôn đành bỏ mạng ngay trận chiến mở màn, quân Văn Lang thừa thắng xông lên hạ gục giặc Ân chết thôi là chết.
Nói về quân Văn Lang phục kích dưới đất, thấy thời cơ đã chín mùi bất ngờ từ dưới đất chui lên xáp chiến, hàng vạn quân binh tấn công vào quân Ân như ma như quỷ, quân Ân rối loạn mờ mịt không phân biệt được đâu là quân địch quân ta, còn quân Văn Lang thời khác hẳn, chủ động mọi tình thế, phân biệt rõ quân giặc quân ta, như đàn mãnh Hổ xông vào đàn Cừu ngơ ngác xóa sổ hàng vạn tên, phay chúng như phay chuối, quân Văn Lang tả hữu xông vào kẹp cổ con mãng xà nghẹt thở để cho cánh quân Tây Nam nện xuống cái nào cái nấy như trời giáng, thế là đầu cổ con mãng xà đã bị đánh dẹp lép nát nhừ ra tương, 10 vạn quân âm hồn chầu địa phủ.
Đây nói về nơi quả tim con mãng xà các quan tướng cấp cao sắp sửa tan cuộc họp, bỗng nghe pháo nổ tử chiến nổi lên, kinh hoảng hỏi:
Chuyện gì thế? Chuyện gì thế?
Quân binh thưa:
Bẩm Vương Gia địch đã tấn công ta.
Vi Tử Điển hốt hoảng ra lệnh:
Quân ở đâu nằm yên ở đó không được di chuyển lộn xộn.
Đề Cốt Ma nghe trận chiến nơi đầu cổ con mãng xà xảy ra rầm trời rầm đất, phóng lên lưng ngựa trở về đầu con mãng xà để chỉ huy, lúc nầy bầu trời trong sáng trở lại. Đề Cốt Ma ngựa phi tới cổ con mãng xà thời thấy đội kỵ binh xạ tiễn, đội kỵ binh thiết giáp, đội quân âm phủ đang càn quét quân Ân dữ dội có lẽ 10 vạn quân chẳng còn bao nhiêu.
Đề Cốt Ma râu tóc dựng ngược thét lên như sấm phi ngựa xông lên càn quét quân Văn Lang nhưng nào có dễ, đội quân thiết giáp bao vây chống trả. Nan Hổ địch Quần Hồ làm sao lại. Bị đánh tối tăm mặt mày.
Lúc nầy Vũ Tử Như đã xuất hiện, ra lệnh cho 5 vạn quân đầu khúc giữa cũng chính là đội quân chủ lực bảo vệ quả tim xông lên chiến đấu. Đội quân thiết giáp, đội quân xạ tiễn, đội quân gươm, đao, giáo, mác xông lên tử chiến.
Thế là trận chiến kinh Thiên
Thế là trận chiến rung rinh đất trời
Quân reo ngựa hí dậy trời
Kiếm Đao gầm thét núi đồi ngã nghiêng
Mưa tên bão giáo liên miên
Thây người ngã đổ khiếp kinh thây người
Long tranh hổ đấu kể gì
Rền vang trận chiến kể chi sống còn
Quân Nam bảo vệ nước non
Kể gì mạng sống, tấn công dậy trời
Giặc Ân ỷ mạnh chém xơi
Quân Nam gan mật bằng trời tiến lên.
* * *
Kìa trận chiến bão tên mưa giáo
Kìa gươm Đao, tuôn xối ào lên
Nước non ơi hỡi nước non
Thây người ngã xuống để cho hòa bình
Đánh cho lũ giặc hồn kinh
Ngông cuồng xâm lược bỏ mình tại đây.
* * *