- Tham gia
- 3/9/2023
- Bài viết
- 648
PHẦN 24
Đây nói về Hạp Lư Vua Ngô Phương Bắc lúc nào cũng dòm ngó Việt Trung Nguyên. Mấy lần xua quân xâm lược Việt Trung Nguyên đều bị Việt Vương Doãn Thường đánh bại. Hạp Lư củng cố lại binh hùng tướng mạnh hầu quyết tâm chiếm cho được Việt Trung Nguyên. Không ngờ Sở Chiêu Vương thấy nước Ngô Suy yếu liền đem quân thôn tính nước Ngô. Hạp Lư vô cùng tức giận quyết diệt cho bằng được nước Sở.Một hôm Ngũ Viên nghe báo:
Có người Nước Đường và Nước Sái đến sai sứ sang thông hiếu. Hiện đã tới ở ngoài chờ đợi.
Ngũ Viên mừng rỡ nói rằng:
Ý trời giúp Ta. Nước Đường, Nước Sái đều là thuộc quốc của Nước Sở. Nay tự nhiên sai sứ sang thông hiếu với Nước Ngô. Tất có lòng oán Sở ấy chính là cơ hội trời xui khiến cho Ta phá tan quân Sở tiến vào Sính Đô thời cơ đã tới.
Mối hận Sở Bình Vương giết Cha, giết Anh, giết cả gia đình Ngũ Viên không lúc nào quên và đây chính là cơ hội cho Ngũ Viên tiêu diệt Nước Sở trả mối hận trong lòng.
Đây nói về các nước thuộc quốc xưa nay tùng phục Nước Sở. Nghe nói Sở Chiêu Vương bắt được thanh kiếm (Trạm Lư) đều đến chúc mừng. Nước Đường là Đường Thành Công. Nước Sái là Sái Chiêu Công cũng đến chúc mừng.
Sái Chiêu Công có một đôi ngọc bích quý hiếm màu mỡ dê và hai chiếc áo cừu bằng lông Điêu Bạch vô cùng hiếm quý. Bằng đem mỗi thứ mỗi cái dâng cho Sở Chiêu Vương để làm lễ chúc mừng Sở Chiêu Vương bắt được kiếm quý. Còn lại mỗi thứ một cái để đeo và mặc. Nang Ngõa vừa trông thấy thời thích lắm lòng tham nổi lên muốn chiếm lấy cho bằng được.
Bằng sai người đến gặp Sái Chiêu Công nói:
Muốn Nước Sở quan tâm đến Nước Sái thời phải dâng nạp Bích Ngọc và áo Cừu Lông Điêu Bạch cho Nang Ngõa.
Sái Chiêu Công lấy làm tức lắm nhưng nhẫn nhịn nói rằng:
Chuyện gì thời được chứ chuyện nầy thời không được.
Từ chối không chịu đưa Ngọc Bích, Áo Quý cho Nang Ngõa.
Đường Thành Công có một đôi ngựa rất quý tên gọi là Túc Sương. Thành Công có ý muốn khoe đôi ngựa quý của mình. Bằng cho đôi ngựa ấy kéo xe đi đến Nước Sở xe ngựa đi nhanh và êm lắm. Nang Ngõa nhìn thấy thời lòng tham nổi lên muốn chiếm về mình.
Nang Ngõa sai người đến nói với Đường Thành Công rằng:
Quan Lệnh Doãn tôi muốn có đôi ngựa của Ngài. Nếu Ngài đem dâng thời Nước Đường sẽ được bình yên.
Đường Thành Công nghe xong vô cùng tức giận nói rằng:
Đường Thành Công ta không thể theo ý của lệnh Doãn được.
Nang Ngõa lấy làm tức lắm lập mưu hại Đường Thành Công và Sái Chiêu Công. Bằng vào triều tâu với Sở Chiêu Vương rằng:
Đường Thành Công và Sái Chiêu Công tư thông với Nước Ngô. Nếu tha cho về thời tất dẫn Ngô sang đánh Sở, chi bằng bắt giữ lại.
Sở Chiêu Vương nghe lời Nang Ngõa bằng truyền bắt Đường Thành Công và Sở Chiêu Công.
Nói về Đường Thành Công và Sái Chiêu Công chưa kịp về nước thời thấy quân binh ập tới bắt đem giam ở quán xá cho một nghìn quân canh giữ. Đường Thành Công và Sái Chiêu Công ngậm đắng nuốt cay. Ở vào thời điểm nầy Sở Chiêu Vương còn ít tuổi. Quyền chính đều ở trong tay Nang Ngõa. Nang Ngõa muốn làm gì thì làm. Không ai là không sợ. Đường Thành Công và Sái Chiêu Công bị giam tại Sở đã ba năm trời. Không biết chừng nào trở về không chừng bỏ mạng tại nơi đây.
Của quí khoe ra họa biết bao
Gặp phải ác quan mạng âm tào
Thế sự xưa nay phường ăn cướp
Vua quan đầy rẫy bụng gươm đao
Giết người cướp của xưa nay thế
Vỏ bọc nghĩa nhân bán chào rao
Miếng mồi danh lợi luôn câu nhắp
Chém giết tranh giành khổ biết bao.
Nói về Thế Tử Nước Đường không thấy Đường Thành Công trở về liền sai Quan Đại Phu là Công Tôn Triết đến Nước Sở dọ tin, mới biết là Đường Thành Công bị giam.
Công Tôn Triết nói với các thị vệ rằng:
Chúa Công Ta tiếc đôi ngựa quý, để chịu giam mãi ở Nước Sở. Chúa Công sao lại trọng súc vật mà xem thường mạng sống coi thường nước nhà như thế. Chi bằng chúng Ta lấy trộm đôi ngựa quý ấy, đem dâng cho Quan Lệnh Doãn nước Sở để Chúa Công được về. Khi Chúa Công về nước rồi có trị chúng ta về tội lấy trộm ngựa đem dâng cho Quan Lệnh Doãn thời chúng ta cũng cam lòng.
Các thị vệ theo lời liền đem rượu ngon mạnh cho kẻ giữ ngựa uống. Những người giữ ngựa liền uống say, các thị vệ liền trộm ngựa đem giao cho Công Tôn Triết.
Công Tôn Triết liền đem đôi ngựa quý đến giao nạp cho Nang Ngõa nói rằng:
Chúa Công tôi có lòng kính mến Quan Lệnh Doãn. Sai chúng Tôi đem đôi ngựa quý đến đây dâng lên Ngài.
Nang Ngõa trong lòng khoang khoái vô cùng nói:
Có thế chứ. Thức thời sớm phải có hay hơn không.
Nang Ngõa liền nhận lấy đôi ngựa. Sáng hôm sau vào chầu Nang Ngõa tâu với Sở Chiêu Vương rằng:
Đường Thành Công bị giam ba năm như thế cũng đủ biết sợ không dám phản lại sở Ta. Dẫu Ta có tha cho về cũng chẳng làm gì Ta nổi. Nước Đường đất nhỏ quân ít nếu Đường Thành Công manh tâm tạo phản. Thời đêm quân thảo trừ cũng không muộn.
Sở Chiêu Vương nghe lời Nang Ngõa tha cho Đường Thành Công. Đường Thành Công về đến Nước Đường. Công Tôn Triết cùng đám thị vệ đều sụp lạy trước sân rồng xin chịu tội.
Đường Thành Công nói:
Các ngươi không đem ngựa mà dâng lên cho đứa tham phu ấy, thời dễ gì chúng tha cho ta về nước. Đó là lỗi của Ta vì quá tiếc của quý.
Đường Thành Công liền trọng thưởng cho Công Tôn Triết cùng đám thị vệ.
Nói về Sái Chiêu Công nghe nói Đường Thành Công dâng ngựa được thả về. Cũng đem áo cừu lông Bạch Điêu quý hiếm cùng ngọc bội cho người đem dâng cho Nang Ngõa.
Nang Ngõa nhận áo cùng ngọc bội lấy làm đắc ý nói:
Ta muốn là Trời muốn. Ai không dám tuân.
Sáng hôm sau Nang Ngõa lại vào chầu tâu với Sở Chiêu Vương rằng:
Sái Chiêu Công cũng như Đường Thành Công. Ta đã tha cho Đường Thành Công, thời còn giữ Sái Chiêu Công để mà làm gì nữa.
Sở Chiêu Vương nghe theo lời Nang Ngõa thả Sái Chiêu Công. Sái Chiêu Công trên đường trở về nước trong lòng căm hận Vua Sở vô cùng.
Khi đến sông Hán Thủy bằng cầm lấy viên Bích Ngọc ném xuống sông Hán Thủy mà thề rằng:
Nếu Ta không đánh được Sở mà lại qua sông nầy lần nữa thời xin chết như thế nầy.
Khi về đến Nước Sái. Tức khắc Sái Chiêu Công cho Thế Tử Nguyên sang làm con tin tại Nước Tấn. Để mượn quân Tấn đánh Sở. Hơn nữa Tấn Định Công khi ấy quyền uy rất lớn. Tấn Định Công đem việc Nang Ngõa nước Sở tham lam tố cáo lên Nhà Chu, Chu Kính Vương.
Chu Kính Vương Nhà Chu nghe xong ra vẻ giận dữ, cũng như tỏ rõ sự uy quyền của mình. Liền sai quan Khanh Sĩ là Lưu Quyền đem quân đến giúp Sái Chiêu Công.
Từ khi Nang Ngõa lên nắm Quyền Lệnh Doãn Nước Sở. Thời xem thường các nước thuộc quốc. Như Tống – Tề – Lỗ – Vệ – Trần – Trịnh – Hứa – Tào – Cử – Châu – Đốc – Hồ – Đằng – Tiết – Kỷ – Tiêu – Châu – Tử – Đường – Sái. Cả thảy 20 nước đều oán Nang Ngõa là người tham lam thấy ai có của quý thời kiếm cớ lấy cho bằng được.
Nói về quan Khanh Sĩ là Lưu Quyền thừa lệnh Chu Kính Vương đem quân đến nước Tấn. Lúc bấy giờ Sĩ Ưởng nước Tần làm đại Tướng. Tuân Di làm phó Tướng đem quân các trấn chư hầu hội ở đất Thiệu Lăng. Tuân Di nghĩ mình vì nước Sái mà đánh Sở. Là có công với Nước Sái nên muốn đòi ăn tiền.
Bằng đến gặp Sái Chiêu Công rằng:
Tôi nghe nói nhà Vua có áo Cừu lông điêu bạch, và ngọc bội đêm dâng cho Vua Nước Sở, sao Tôi lại không có gì cả. Chúng Tôi vì nhà Vua mà cất quân đi đường xa nghìn dặm, chẳng hay nhà Vua lấy gì, lấy gì mà khao thưởng quân sĩ nước Tôi?
Sái Chiêu Công nghe Tuân Di đòi ăn tiền trước thời ngán ngẩm chán nản vô cùng. Nang Ngõa kia chưa diệt thời Nang Ngõa khác mọc ra. Tất cả chỉ vì sự tham lam mà gây ra bao chiến tranh loạn lạc bất hòa chém giết triền miên.
Sái Chiêu Công nói:
Tôi thấy Quan Lệnh Doãn Nước Sở là người tham lam không kể gì đến phải trái. Tôi mới bỏ Sở mà đi theo Tấn coi nước Tấn là Minh Chủ của nước Tôi. Nếu Ngài nghĩ đến cái nghĩa của Minh Chủ giúp đỡ các thuộc quốc mà đem quân đánh Sở. Thời năm trăm dặm ở đất Sở kia mặt sức tha hồ mà khao thưởng quân sĩ, còn gì lợi hơn nữa.
Tuân Di nghe Sái Chiêu Công nói thế có ý hổ thẹn không muốn giúp Sái Chiêu Công đánh Sở nữa.
Lúc bấy giờ Phương Nam Văn Lang đến thời mạc pháp Văn Hóa Cội Nguồn không còn. Nước Văn Lang ngày càng rơi vào cảnh tối tăm tình hình chính trị bất ổn Bắc Văn Lang rơi vào tay cha Con Việt Vương Doãn Thường Nước Văn Lang bị chia cắt làm hai. Nam Bắc phân tranh Doãn Thường và Hùng Vương đánh nhau kịch liệt.
Phương Bắc Nhà Chu các trấn chư hầu tham lam chém giết nhau dữ dội vô cùng thảm khốc. Lúc bấy giờ trời mưa dầm dề muỗi sanh ra hoành hành dữ dội dân chúng bị bệnh dịch sốt rét nhiều vô số kể. Quan Khanh Sĩ Nhà Chu bị bệnh cũng không tránh khỏi bị bệnh sốt rét nằm liệt gi.ường chưa ngồi dậy nổi.
Tuân Di nói với Sĩ Ưỡng rằng:
Ngày xưa Tề Hoàng Công cường thịnh hùng mạnh như thế mà còn phải đóng quân ở Thiệu Lăng để giảng hòa với Sở. Tiên Quân nước Tấn ta là Văn Công tài trí vô song mà chỉ đánh thắng được Sở có một trận. Mà chiến tranh lan tràn mãi không thôi. Nước Tấn Ta từ khi cùng Sở giảng hòa hai bên vẫn chưa hiềm khích gì với nhau. Nước Sở vô cùng hùng mạnh không thể đánh là thắng liền được đâu, hơn nữa độ nầy mưa nhiều nước lụt. Bệnh dịch sốt rét đang phát. Tôi e rằng tiến quân đánh Sở vị tất đã đánh được Sở, khi hai bên giao tranh tiến không được mà lui về thời bị quân Sở đuổi theo tổn hại quân binh không sao lường trước, Ta nên lo tính trước mới được.
Sĩ Ưởng không khác gì Tuân Di cũng là tay tham phu chỉ biết tiền tài vàng bạc. Muốn ăn tiền của Nước Sái nhưng chưa được mãn nguyện. Hai tay tham phu nầy mới viện cớ mưa nhiều nước lụt, bệnh dịch, tiến binh bất lợi. Nước Sở hùng mạnh khó mà đánh.
Tuân Di, Sĩ Ưỡng cho Thế Tử trở về Nước Sái rồi hạ lệnh lui quân. Hơn 18 nước thuộc quốc trấn chư hầu thấy nước Tấn là con chim đầu đàn lui quân không đánh Sở. Thời cũng đều lui quân về cả.
Sái Chiêu Công thấy các nước rút quân về không ai chịu giúp mình nữa hết còn hy vọng đánh Sở để trả thù rửa hận, trong lòng vô cùng chán ngán. Sái Chiêu Công đành rút quân từ Thiệu Lăng trở về khi đi qua Nước Thẩm. Sái Chiêu Công nổi giận vì Vua Thẩm không theo Sái đánh Sở. Sái Chiêu Công liền sai quan đại phu là Công Tôn Tính, đem quân đánh Thẩm. Vua Thẩm đánh không lại bị Sái Chiêu Công bắt được giết đi để cho hả lòng oán Sở.
Nhìn thế cuộc đảo điên, điên đảo
Tham, với Sân, vì của vì tiền
Tranh nhau chém giết giựt giành
Khác gì cầm thú chẳng còn người ta.
Nang Ngõa quan lệnh Doãn nước Sở nghe Sái Chiêu Công giết Vua Thẩm với cái tội không chịu giúp Sái đánh Sở. Nang Ngõa giận lắm đem quân kéo đến vây h.ãm thành Sái Chiêu Công.
Công Tôn Tính nói với Sái Chiêu Công rằng:
Chúa Công không thể trông cậy ở Nước Tấn được nữa. Chi bằng sang cầu viện nước Ngô. Các quan nước Ngô như Ngũ Viên, Bá Hi đều là cừu địch với Nước Sở tất thế nào cũng giúp Ta.
Sái Chiêu Công nghe lời sai Công Tôn Tính sang hội ước với Đường Thành Công để cùng đi mượn quân Nước Ngô đánh Sở. Lại cho người con thứ là Công Tử Kiền sang ở làm con tin. Ngũ Viên đưa sứ giả Nước Đường và Nước Sái vào yết kiến Hạp Lư.
Và nói với Hạp Lư rằng:
Nước Đường và Nước Sái oán hận Nước Sở. Xin làm tiên phong đem quân đánh Sở. Đây là một cơ hội hiếm có. Đem quân đến cứu Nước Sái gây tiếng vang tốt. Nhân cơ hội nầy đánh Sở là một lợi to. Đại Vương muốn tiêu diệt Nước Sở tiến vào Sính Đô lên ngôi bá chủ chính là cơ hội nầy.
Hạp Lư mừng trong bụng liền nhận lời hợp tác cùng Nước Đường Nước Sái tiêu diệt Nước Sở. Bằng nói với Công Tử Tính về trước nói với Sái Chiêu Công và Đường Thành Công biết.
Hạp Lư đang bàn việc tiến binh cùng Ngũ Viên thời Quân Sư Tôn Vũ cũng vừa tới. Hạp Lư hỏi Tôn Vũ:
Thời cơ thuận lợi đã đến Quân Sư liệu kế ra sao?
Tôn Vũ nói:
Tâu Đại Vương. Nước Sở khó đánh là vì có nhiều thuộc quốc trấn chư hầu. Nên chưa thể tiến quân tiêu diệt Sở, Nay các thuộc quốc trấn chư hầu phần đông là oán Sở. Cụ thể như Vua Tấn chỉ cần xướng lên một câu mà có tới 20 nước hợp sức đánh Sở. Trong 20 nước ấy. Thời Nước Trần, Nước Hứa, Nước Hồ, Nước Đốn, Nước Sái, Nước Đường. Đều là thuộc quốc trấn chư hầu của Sở. Mà nay bỏ Sở theo Tấn. Xem thế thời biết các nước đều oán Sở. Chẳng những Nước Đường, Nước Sái mà còn nhiều nước khác nữa. Phen nầy Nước Sở cô thế chính là cơ hội cho Đại Vương tiến binh diệt Sở.
Hạp Lư là tay tham tàn bạo ác đời nào bỏ lỡ cơ hội nầy nghe theo lời nhận định của Ngũ Viên cũng như Tôn Vũ. Bằng sai Bị Ly cùng Chuyên Nghị giúp Thế Tử Ba giữ Nước. Còn mình thời thống lĩnh quân binh tiến đánh tiêu diệt Nước Sở.
Hạp Lư phong cho Tôn Vũ làm Đại Tướng. Ngũ Viên, Bá Hi làm phó Tướng. Công Tử Phu Khái làm tiên phong. Công Tử Sơn đốc vận lương thực. Rồi thống lĩnh 15 vạn quân Ngô chia làm hai đạo quân một đạo quân theo đường thủy. Một đạo quân theo đường bộ tiến thẳng đến giải vây cho Nước Sái.
Nói về Nang Ngõa thống lĩnh hơn 5 vạn quân Sở bao vây kinh thành Nước Sái tìm cách phá thành giết chết Sái Chiêu Công với cái tội phản Sở. Thời nghe nói quân Ngô chia làm hai đạo quân. Một đạo quân vượt sông Hoài tràn tới. Một đạo quân theo đường bộ tràn tới. Hai đạo quân như nước vỡ bờ tiến tới bao vây quân Sở.
Nang Ngõa biết đánh không lại vì trong thành quân Sái đánh ra, bên ngoài quân Ngô đánh vào. Bằng bỏ Sái Thành rút về nước. Lại sợ quân Ngô vượt qua Sông Hán tiến đánh Sính Đô. Mới cho đóng quân canh giữ nơi đây. Và sai người về Sính Đô cấp báo.
Nói về Sái Chiêu Công ở trên thành thấy quân Sở rút lui không bao vây Sái thành nữa. Xa xa nhìn thấy quân Ngô từ hai hướng Tây Nam kéo tới đông như kiến thời không khỏi kinh hoàng: Không ngờ quân Ngô lại hùng mạnh như vậy. Thảo nào quân Sở không dám chống trả kéo quân rút lui bỏ đi.
Sái Chiêu Công nghinh tiếp Hạp Lư. Rồi vừa khóc vừa kể những tội ác của Vua tôi Nước Sở. Sái Chiêu Công tiếp đãi Hạp Lư một lúc thời Đường Thành Công cũng tới. Đường Thành Công và Sái Chiêu Công tình nguyện cùng theo Ngô đánh sở. Lúc sắp khởi hành tiến đánh Sở. Tôn Vũ truyền cho quân sĩ lên cả đường bộ, còn bao nhiêu thuyền bè cứ để ở khúc sông Hoài.
Ngũ Viên thấy vậy hỏi riêng Tôn Vũ:
Kế sách dụng binh như thế nào?
Tôn Vũ nói:
Đi đường thủy ngược dòng nước rất chậm lại tốn nhiều sức lực Sở lại phòng bị trước khó mà phá nổi. Chi bằng ta tiến quân bằng đường bộ gây sự chú ý bất ngờ cho quân địch, chúng không đoán ra kế sách của Ta, nên chúng sa vào bẩy kế sách của Ta, và Ta cho chúng một trận nên thân.
Ngũ Viên nghe xong lấy làm bội phục. Đại binh nước Ngô tiến qua đường Dự Chương, tiến thẳng đến phía Bắc Sông Hán. Khi ấy quân Sở đóng ở phía Nam sông Hán Thủy ngày đêm phòng bị quân Ngô dọc theo sông Hán tiến đánh. Chừng Nang Ngõa nghe lại thuyền quân Ngô đều đóng ở cả Sông Hoài, Nang Ngõa lấy làm yên lòng không hiểu nổi kế sách điều quân khiển tướng của Tôn Vũ.
Nói về Sở Chiêu Vương nghe tin quân Ngô tiến đánh Sở liền hợp các quan lại hỏi kế sách. Công Tử Thâm nói:
Muốn đánh bại quân Ngô. Đại Vương nên sai quan Tư Mã là Thẩm Doãn Thú trấn giữ không cho quân Ngô tiến qua sông Hán. Quân Ngô đi đường xa xôi lại không có tiếp ứng tất lui quân trở lại, không làm gì được nước Sở ta đâu.
Sở Chiêu Vương cho là chí phải liền sai Thẩm Doãn Thú đem một vạn rưỡi quân hợp cùng quân Nang Ngõa để chống lại quân Ngô không cho quân Ngô tiến qua sông Hán.
Thẩm Doãn Thú được quân cấp báo là:
Quân Ngô bỏ thuyền bè ở sông Hoài theo đường bộ qua Dự Chương tìm đường vượt qua sông Hán.
Thẩm Doãn Thú nghe xong cười ngất rồi nói rằng:
Tiếng đồn Tôn Vũ dụng binh như thần, nhưng dưới mắt của Ta, Tôn Vũ chỉ là hữu danh vô thực dụng binh như lũ trẻ con.
Nang Ngõa không tin tài phán đoán của Doãn Thú bằng hỏi:
Lấy cơ sở nào nói Tôn Vũ dụng binh như trẻ con?
Thẩm Doãn Thú nói:
Người nước Ngô quen thạo về thuyền bè, lợi thế về việc đánh thủy, nay lại bỏ thuyền bè ở khúc sông Hoài để đi cho chóng, vạn nhất thua trận thì lấy đường nào mà chạy về? Ta nghĩ cũng nực cười cho Tôn Vũ quá.
Nang Ngõa nói:
Quân Ngô hiện đang đóng ở phía Bắc sông Hán ta dùng kế sách gì mà phá được?
Thẩm Doãn Thú nói:
Tôi chia thêm cho Ngài năm nghìn quân. Ngài cứ dọc theo bờ sông Hán gôm hết thuyền bè của dân lại ở bên nầy sông lại cho sai quân đi tuần khắp mặt sông khiến cho quân Ngô không thể nào qua sông được. Tôi đêm đại binh qua đường Tân đến sông Hoài, đốt sạch thuyền bè của quân Ngô. Làm cho quân Ngô sợ hãi hoang mang. Khi ấy Ngài đem quân sang sông Hán đánh vào mặt trước quân Ngô. Tôi đem quân đánh vào mặt sau quân Ngô. Quân Ngô hết đường mà chạy chắc hẳn bắt sống được Vua Tôi nước Ngô.
Nang Ngõa nghe xong mừng lắm nói:
Tôi chịu kém tài không bằng quan Tư Mã rồi.
Thẩm Doãn Thú cho quan đại tướng là Vũ Thành Hắc thống lĩnh năm nghìn quân ở lại trợ giúp Nang Ngõa còn mình thời đem đại binh theo đường Tân đến sông Hoài đốt thuyền bè quân Ngô. Nhưng kế hoạch Thẩm Doãn Thú không thực hiện được bị Tôn Vũ, Ngũ Viên xây chuyển tình thế đánh bại Nang Ngõa, cũng như Thẩm Doãn Thú.
Hạp Lư Vua Ngô tiến về Sính Đô không có một thế lực nào ngăn nổi, không những thế Tôn Vũ còn biết vận dụng cả nước sông Chương Giang, tháo nước sông Chương Giang chảy vào kỷ Nam Thành, rồi tràn vào Sính Đô ngập trắng xóa như biển cả.
Sở Chiêu Vương phải bỏ Sính Đô cùng em gái là Quý Vu xuống thuyền chạy trốn khỏi nước Sở. Hạp Lư không những lấy sạch của cải châu báu nước Sở, mà xài cả vợ của Sở Chiêu Vương. Tâm ý hung bạo tận diệt nước Sở bằng cho người đập phá tôn miếu của nước Sở, phá hủy sự anh linh của nước Sở.
Ngũ Viên trả thù Cha, Anh cũng đào mồ mả Sở Bình Vương. Lôi xác Sở Bình Vương ra lấy roi đồng đánh ba trăm roi, giẫm chân lên bụng Sở Bình Vương, móc mắt Sở Bình Vương, cắt lấy đầu Sở Bình Vương đem xác Sở Bình Vương quăng ở giữa cánh đồng. Văn Hóa phương Bắc là như thế hung dữ hơn sói, lang, hổ, báo. Độc hơn rắn, rít là do thể chế độc tài độc trị cường hào ác bá tạo ra. Văn Hóa cường hào ác bá nầy xâm nhập vào Bắc Văn Lang. Phá hoại nền Văn Minh đoàn kết hưng thịnh nước Văn Lang.
* * *