[Longfic] Đại Việt du ký

Bạn thấy fic này như thế nảo

  • Rất hay và muốn đọc lại sau khi đã đọc xong

    Số phiếu: 121 63,0%
  • Hay và muốn đọc lại

    Số phiếu: 32 16,7%
  • Hay và không muốn đọc lại, chỉ đọc một lần

    Số phiếu: 20 10,4%
  • Bình thường

    Số phiếu: 14 7,3%
  • Chán

    Số phiếu: 0 0,0%
  • Quá chán

    Số phiếu: 2 1,0%
  • Chán đến mức không thể đọc hết

    Số phiếu: 1 0,5%
  • Chán thậm tệ, tốt nhất bạn đừng nên viết nữa

    Số phiếu: 2 1,0%

  • Số người tham gia
    192
@Sasaki Moriko An Tư moi tin từ Thoát Hoan trong những cảnh 18 cộng. Haibara vẫn giỏi diễn xuất mà. An Tư không may mắn, cô ấy căn đượ lúc mũi tên bay đến để tránh nhưng lại làm như cố tình ngã ngựa để tên sát thủ k nghi ngờ
 
@MeoDeoNo à sắp đến giai đoạn phản công nên từ giờ trở đi chỉ có bi tráng chứ k bi thương nữa. Đáng ra định viết cảnh hai ông tướng tắm cho nhau nữa nhưng mà lười nên thôi bỏ qua
 
Chương 62: Gió

An Tư nhận được mật báo rằng nhân lúc Thoát Hoan ra bến Chương Dương kiểm tra thuyền chiến, A Lý Hải Nha sẽ cho thích khách vào tận lều để giết nàng. An Tư thở dài nhìn con chim thứ ba vừa mới bị chết trong lồng. Nàng bảo với Thoát Hoan là nàng thích nuôi chim cho đỡ buồn nhưng thực chất là dùng chúng để thử độc trong thức ăn, nước uống hàng ngày. Kim bạc không thể phát hiện tất cả các chất độc. Hạ độc nhiều lần không thành, ám sát tại bờ đê lần trước thất bại, lần này con cáo già đó lại định ra tay ngay tại đây. Ắt hẳn đã có một sự an bài ổn thỏa để giải thích với Thoát Hoan về cái chết của nàng. Tránh đêm dài lắm mộng, có lẽ con cáo già đó sẽ ra tay ngay đêm nay.

- Nô tỳ mời công chúa dùng bữa tối. - A Ngũ mang thức ăn vào.

An Tư gật đầu, khi ả vừa quay lưng đi, nhanh như cắt nàng chặt vào gáy đối phương khiến ả ngất xỉu rồi điểm huyệt ngủ của ả. Sau đó nàng cởi quần áo của ả mặc vào. Haibara hiểu An Tư định làm gì, liền lấy quần áo An Tư vừa thay ra mặc vào nô tỳ Mông Cổ đang ngất kia. An Tư để A Ngũ nằm trên gi.ường của mình, đắp chăn quá đầu, lại bảo Haibara thổi bớt nến đi.

Haibara nhìn An Tư rồi nói:

- Vẫn không ổn. Nhan sắc của công chúa quá nổi bật, rất dễ bị phát hiện dù đã mặc bộ y phục này.

- Vậy thì hóa trang một chút - An Tư nói - Muốn đẹp lên mới khó chứ làm xấu đi thì dễ lắm.

...

Đêm đen như mực. Có bóng người lặng lẽ, bước chân êm như mèo từ từ tiến vào lều của nàng công chúa Đại Việt. Trên gi.ường người thiếu nữ đang say ngủ, tiếng thở đều đều. Bóng đen nọ rút ra một lưỡi dao nhọn hoắt, trong đêm tối, thứ kim loại ánh lên lạnh lẽo. Một nhát đâm xuyên trúng ngay tim, nhanh gọn đoạt đi một mạng sống. Xong việc kẻ đó lặng lẽ rời khỏi lều quay về báo cáo chủ nhân.

Trong khi đó Haibara đi giặt quần áo cho công chúa. Còn An Tư nàng nấp ngay góc tối trong lều. Kẻ kia chỉ hành động nhanh chóng rồi rút lui không phát hiện ra còn có người, giả sử có thì hắn cũng sẽ cho đó là một nô tỳ người của mình, đe dọa vài câu càng có lý là người của Đại Việt sai sát thủ giết An Tư để diệt khẩu. Kẻ đó đi rồi, An Tư đợi một lúc, nhanh chóng thay bộ y phục của A Ngũ bằng bộ áo khác của mình. Khi Haibara trở về lều, nàng thấy An Tư ngồi lặng lẽ ở trường kỷ, vị công chúa ra hiệu cho nàng giữ im lặng. Haibara ngó vào chiếc gi.ường trong tấm bình phong đoạn nhìn An Tư ngầm hỏi. An Tư nghiêng đầu. Haibara hiểu ý liền tự mình vào xem. Người nằm trên gi.ường đã chết. Nàng lại gián tiếp giết người rồi. Nàng hít sâu vào một hơi quay trở ra, An Tư bình thản ngồi đó. Vị công chúa vẫy nàng lại gần, đoạn viết lên lòng bàn tay nàng:

- Ta e rằng sắp tới ta không còn đủ khả năng bảo vệ nàng nữa, có thời cơ thích hợp ta sẽ sắp xếp cho nàng rời khỏi đây.

Haibara ngạc nhiên, "hỏi" An Tư:

- Có thể trốn được sao?

Đáp lại nàng là nụ cười tự tin của An Tư:

- Đương nhiên. - Ngón tay mềm mại của An Tư viết lên lòng bàn tay của Haibara hai chữ ngắn gọn dứt khoát.

....

Sáng hôm sau, khi Thoát Hoan tới lều của An Tư thì thấy nàng đang ngủ quên trên bàn, bên cạnh là đĩa chè lam, hắn gọi nàng dậy:

- Nàng đang ốm sao lại ngủ ngoài này, không vào trong mà ngủ?

- Thiếp đợi thái tử mà. - An Tư đáp - Chẳng phải ngài nói tối qua sẽ đến. Làm thiếp đợi mãi - Mỹ nhân chau mày.

- Ta có việc đột xuất - Thoát Hoan cười rồi nhéo má nàng - Ngốc quá, sao lại ngồi đợi ? Thôi nàng vào trong ngủ nữa đi. Ta ghé qua xem nàng khỏe chưa, giờ có việc phải đi rồi.

- Vâng - An Tư trả lời rồi đứng dậy, loạng choạng phải bám vào bàn cho khỏi ngã.

- Sao vậy?

- Ngồi cả đêm nên thiếp tê chân đó mà.

Lời người đẹp vừa dứt, Thoát Hoan không nói nhiều liền bế bổng giai nhân lên. An Tư mỉm cười e thẹn, gò má đào hồng hồng, nàng quàng tay ôm lấy cổ Thoát Hoan. Sắc hồng trên đôi má thắm của giai nhân liền biến mất khi trông thấy cái xác của A Ngũ trên gi.ường, nàng kêu lên hoảng sợ rồi ngất xỉu.

...

A Lý Hải Nha chau mày. Cứ ngỡ nàng công chúa Đại Việt chỉ là phận chân yếu tay mềm, dễ dàng xử lý nhưng ả ta lại khôn ngoan hơn ông ta tưởng rất nhiều. Ả đã dùng một hòn đá ném chết hai con chim, vừa lấy A Ngũ thế mạng thay cho mình, vừa mượn tay ông ta giết chết A Ngũ - trừ khử được một kẻ ngầm giám sát mình. Nhưng Trấn Nam vương chỉ thấy ả hoảng sợ ngất xỉu, tỉnh dậy th.ì yếu đuối khóc lóc liền không có nghi ngờ gì cả. Không nhất thiết phải giết chết An Tư chỉ cần biến ả từ một mỹ nhân thành một kẻ xấu xí thì chắc chắn Trấn Nam vương cũng không thèm để mắt đến nữa. Nhưng trước đó ông ta đã sai Ô Ma Nhi cử người ngấm ngầm hạ độc An Tư nhưng đều không thành. Hồng nhan họa thủy ! Ả ta đang từng bước làm chủ tướng ngày càng sao nhãng việc quân, ngủ quên trên chiến thắng. Dẫu rằng thế cục bây giờ, quân thiên triều đang thắng khi mà vua tôi nhà Trần phải bỏ cả kinh thành mà chật vật chạy trốn. Nhưng suy xét kỹ càng thì quân thiên triều không bắt được đầu não của nhà Trần, điểm lại lực lượng của quân Đại Việt cũng chẳng bị hao tổn gì nặng nề, ngay từ đầu chúng đã vạch ra kế sách rút lui để bảo toàn lực lượng. Chiến lược của thiên triều là đánh nhanh thắng nhanh, tốc chiến tốc thắng nhưng cuối cùng đã phải chuyển sang kế sách lâu dài. Nếu như khi mới tiến sang quân thiên triều có lợi thế binh lực tập trung nhưng nay đã buộc phải dàn mỏng lực lượng ra nhằm giữ được các vùng đã chiếm đóng và bảo vệ các tuyến hậu cần, liên lạc. Việc bảo vệ hậu cần và liên lạc vừa vất vả, hao tốn nhân lực vừa khó khăn trong việc duy trì thông suốt bởi dù không có quân của triều đình nhà Trần nhưng quân dân các địa phương liên tục tấn công, vừa nấp vừa đánh, không biết chỗ nào mà xác định. A Lý Hải Nha nghiền ngẫm tấm bản đồ, giật mình nhận ra quân Đại Việt vẫn gần như làm chủ hoàn toàn vùng sông nước đồng bằng ven biển phía đông. Không những thế chúng còn có lực lượng hậu cần đầy đủ với nhiều kho tàng đã được chuẩn bị từ trước rải rác khắp lãnh thổ. Nếu không tìm bắt được vua Trần sớm thì e rằng lịch sử hơn 20 năm trước sẽ lặp lại, quân thiên triều buộc phải rút khỏi Đại Việt, chiếm được một kinh thành trống rỗng chẳng có ý nghĩa gì cả.

- Cấp báo............ - Lính báo tin chạy vào

A Lý Hải Nha nghe xong tin cấp báo liền gật đầu, có cớ để Trấn Nam vương nghi ngờ và xử lý ả công chúa kia rồi.

....................................................

Haibara lo lắng khi thấy Thoát Hoan mặt đằng đằng sát khí xông vào lều, hắn phất tay đuổi nàng ra ngoài. Haibara rời đi mà thấp thỏm không yên. Thoát Hoan sải bước qua tấm bình phong. Cơn giận nhanh chóng xẹp xuống khi nhìn thấy cảnh tượng trước mắt. Dưới ánh nến lung linh mờ ảo, mỹ nhân mặc yếm đào, mái tóc đen dài như lụa vén qua cần cổ trắng nõn để lộ tấm lưng trần thắt đáy lưng ong trắng mịn nuột nà, bờ vai thon thon tròn tròn gợi cảm. Dải lụa mảnh buộc hờ hững sau lưng. Ánh sáng hư ảo của nến càng khiến d.a thịt thanh xuân của thiếu nữ thêm đẹp hớp hồn, như ngọc như ngà. Thiếu nữ nghiêng nghiêng mái đầu chăm chú chải tóc. Khuôn ngực đầy đặn phập phồng theo hơi thở e ấp ẩn dưới lớp yếm mong manh.

- Thái tử? - An Tư ngẩng đầu - Người đến lúc nào vậy?

Thoát Hoan bừng tỉnh, hắn bóp lấy cổ An Tư, gằn giọng hỏi:

- Nói! Có phải ngươi đã báo tin để quân Trần phục kích tại ải Chi Lăng, vây đánh đoàn hộ tống Trần Kiện về phương Bắc ? Trần Kiện đã bị bắn chết rồi.

Cổ bị bóp nghẹt, An Tư không nói được, chỉ có thể giương đôi mắt sợ hãi nhìn Thoát Hoan, lệ long lanh trào ra. Nàng biết chỉ cần hắn dụng lực thêm một chút là cổ nàng bị bẻ gãy. Hắn buông tay, An Tư lảo đảo ngã xuống gi.ường, nàng thở dốc, ho vài tiếng.

- Thái tử, người nói gì, An Tư chẳng hiểu gì hết. Thiếp báo tin gì chứ. Thiếp có thể báo cho ai, làm sao báo ? - Nàng thanh minh. Đúng là nàng có truyền mật thư về cho triều đình nhưng là tin khác, đâu phải tin này, nếu chết vì nó thì thật oan uổng.

- Ngươi biết Trần Kiện đi lối qua ải Chi Lăng nên đã báo cho quân Trần.

- Thái tử, xin người hãy minh giám. Thiếp biết không có nghĩa là thiếp báo tin, kẻ biết cũng không phải có mình thiếp. - An Tư đứng dậy, hất mái tóc dài ra sau lưng, nhìn thẳng vào mắt Thoát Hoan rõ ràng nói - Hơn nữa Trần Kiện bị chính quân dân Đại Việt bắn chết, đây không phải là cách làm của thiếp. Nếu là thiếp thì sẽ dàn dựng lên để Trần Kiện bị chết là do quân Nguyên giết sau khi kẻ phản bội là hắn đã hết giá trị lợi dụng, để cho những kẻ khác đang manh nha ý định phản bội dân tộc lấy đó làm gương.

- Nàng nói ra những lời này cũng to gan lắm - Thoát Hoan siết chặt cằm An Tư - Nàng thấy kết cục của Trần Bình Trọng rồi đó, bổn vương trọng hắn nhưng hắn đã trung thành với Đại Việt như vậy thì ta chỉ còn cách thành toàn cho hắn. Nàng cũng muốn như hắn sao?

- Đến con kiến còn muốn sống nữa là thiếp - An Tư chậm rãi nhả ra từng chữ - Thiếp muốn sống. Nhưng dân tộc, quê hương không thể dễ dàng từ bỏ, kẻ hèn nhát phản bội đất nước như Trần Kiện, thiếp sao có thể tránh khỏi khinh thường. Lòng trung của Bảo Nghĩa vương khiến thiếp ngưỡng mộ, ngưỡng mộvì huynh ấy có thể toàn tâm toàn ý với lòng trung ấy mà không bị dằn vặt như thiếp khi chồng mình là Trấn Nam vương - người thống lĩnh binh thảo phạt quê hương thiếp. - Nước mắt nàng lặng lẽ lăn dài.

- Nàng thật sự không phải là kẻ báo tin?

- Vâng - An Tư trả lời dứt khoát ngắn gọn. - Nếu thái tử không tin lời thiếp, vẫn cứ nghi ngờ thì xin người cứ giết thiếp đi. Vì từ nay với lòng ngờ của mình, thái tử không còn bảo vệ che chở cho thiếp nữa, thì sớm hay muộn An Tư cũng chết trong doanh trại này mà thôi. Đâu thể lúc nào cũng may mắn như lần đó, A Ngũ ngỏ ý muốn mặc thử y phục của công chúa Đại Việt rồi bị giết nhầm, thiếp xuống bếp làm chè lam cho thái tử may sao thoát được một kiếp.

An Tư không nói thẳng nhưng ẩn ý trong lời nói của nàng là lần này có người cố tình h.ãm hại vu oan cho nàng.

Đoạn An Tư một tay cầm con dao gọt hoa quả đưa cho Thoát Hoan, một tay cầm lấy tay hắn áp lên tim mình:

- Dao đây, thái tử giết thiếp đi. Một nhát xuyên tim.

- Sao vậy? - An Tư cười chua xót, ai oán nhìn Thoát Hoan - Hay là người không nỡ giết một người đẹp như thiếp. - Nàng đưa tay vuốt lên gò má mình, thê lương nói - Vậy thiếp hủy dung nhan này đi để thái tử dễ ra tay nhé - An Tư vừa nói vừa đưa con dao lên má mình toan rạch xuống.

Keng!!

Thoát Hoan đánh bay con dao khỏi tay An Tư.

- Đúng là không nỡ thật - Hắn vừa nói vừa bế thốc nàng lên.

Mảnh yếm nhanh chóng nằm trên đất, rồi đến dải lụa buộc lưng và cái váy lĩnh...

- Thái tử, thà người cứ giết thiếp đi còn hơn ô nhục thiếp như thế này - An Tư nức nở.

Nàng né tránh chống cự yếu ớt trước sự vồ vập của Thoát Hoan.

...

Tàn cuộc. An Tư lạnh lùng đẩy gã đàn ông đương ngủ say sau cơn mây mưa trên thân mình ra. Nàng mặc lại váy yếm rồi khoác thêm cái áo cánh mới bước ra khỏi lều. Haibara thương cảm khi trông thấy An Tư. Nàng đã đợi ngoài này lâu lắm rồi, vô cùng sốt ruột mà chẳng thể vào. Cứ ngỡ khi ấy Thoát Hoan có thể giết An Tư bất cứ lúc nào cho đến khi nàng nghe thấy những tiếng... Lúc đó Haibara biết An Tư đã thoát chết nhưng thật cay đắng.

An Tư ngước nhìn những lá cờ quân Nguyên tung bay phần phật trong gió. Gió Đông Nam. Mùa hè đến rồi. Đã hai tháng rồi. Đợi! Tiếp tục đợi! Kiên tâm mà chờ, nhẫn nhục mà đợi!

...

An Tư cầm cái túi thơm lên đeo bên hông. Ngắm lại dung nhan lần nữa trong gương, hài lòng gật đầu rồi đứng dậy ra ngoài đi dạo. Haibara ngạc nhiên khi trông thấy cách ăn mặc của An Tư. Trông thoáng qua rất giống thiếu nữ người Tống.

- Công chúa, người....? - Habara thắc mắc.

An Tư ghé vào tai Haibara dặn dò đôi điều rồi ôm theo cây đàn tỳ bà, nàng rời khỏi lều, chậm rãi tản bộ, hướng về phía lều của A Lý Hải Nha mà đi. Đứng giữa bãi đất trống, nơi đã thấm máu của biết bao đồng bào, An Tư ngẩng đầu nhìn lên bầu trời đêm thăm thẳm lấp lánh sao. Những ngón tay thon dài lướt trên phím tơ, nàng gảy khúc Phượng Cầu Hoàng của Tư Mã Tương Như.

.

A Lý Hải Nha lặng người khi nghe thấy tiếng đàn tỳ bà, giai điệu của khúc Phượng Cầu Hoàng. Tiếng đàn này, giai điệu này ông ta cứ ngỡ chỉ còn được nghe thấy trong giấc mơ. Nó đánh thức góc khuất sâu nhất mà A Lý Hải Nha chôn giấu trong con tim sắt đá tưởng chừng chỉ có ham mê chiến trận và tham vọng quyền lực của mình. Giống, giống quá! Giống của người con gái đất Đàm Châu ấy gảy. Tiếng đàn đưa tâm trí A Lý Hải Nha trôi về nhiều năm trước. Hồi đó, ông đem quân đi đánh chiếm Đàm Châu, trong những ngày tháng đó duyên phận đưa đẩy để ông gặp người con gái đó. Đến nay đã bao năm, mà mỗi lần mơ thấy cảnh ấy, A Lý Hải Nha đều giật mình tỉnh giấc với những cơn đau nhói khó hiểu bên ngực trái. Người con gái đó mặc áo trắng ôm cây đàn tỳ bà đứng trên tường thành, nhìn ông mỉm cười rồi nói:

- Đây là lần cuối cùng, tôi gảy cho chàng nghe. Tư Mã Tương Như nhờ khúc đàn này mà cưới được nàng Trác Văn Quân. Tôi cũng gảy Phượng Cầu Hoàng nhưng tôi lại chẳng được chàng. Chàng đã tàn sát nhân dân Đàm Châu, chôn sống toàn bộ dân ở Tĩnh Giang, uống rượu óc hai tướng Tống ở Tân Sinh. Vậy mà tôi vẫn còn ngu ngốc muốn gảy đàn cho chàng nghe...

Khi tiếng đàn cuối cùng dứt, người con gái đó thả mình rơi xuống, tà áo trắng phất phơ như cánh bướm tang thương rồi nhuộm máu đỏ khi thân xác nàng tiếp đất. Năm ấy, ôm th.ân thể đã lạnh bê bết máu của nàng vào lòng, A Lý Hải Nha lầm bầm nói:

- Nàng ngốc thật. Phượng Cầu Hoàng là chim phượng trống tìm chim phượng mái mà.

Tiếng đàn vẫn cứ ngân nga. A Lý Hải Nha rời khỏi lều, nhằm hướng tiếng đàn mà đi. Xa xa, ông ta trông thấy một bóng dáng thiếu nữ thướt tha yểu điệu đang gảy đàn. A Lý Hải Nha chầm chậm bước lại gần. Gương mặt u sầu này, kiểu vấn tóc này, màu y phục này, hương thơm phảng phất này, cách những ngón tay lướt trên phím đàn này... Tất cả đều giống.

A Lý Hải Nha thẫn thờ rồi bất ngờ ôm chầm lấy thiếu nữ đương gảy đàn, tha thiết gọi cái tên ông ta đã từng nhiều lần khắc khoải trong mơ:

- Vi Uyên...

Người thiếu nữ nọ hoảng hốt đánh rơi cây đàn rồi đẩy ông ta ra. Định thần nhìn kỹ lại, A Lý Hải Nha nhận ra đó là công chúa Đại Việt, người mà ông ta muốn loại bỏ bấy lâu. Nàng ta sợ sệt nhìn ông. Hai tay An Tư nắm lấy nhau, ngón trỏ và ngón tay cái bàn tay trái bối rối xoay xoay chiếc nhẫn đeo ở ngón giữa bàn tay phải. A Lý Hải Nha thần người, thói quen này cũng giống.

- Tả thừa...? - An Tư lên tiếng.

A Lý Hải Nha tỉnh táo, đôi mắt sắc bén của ông ta xoáy vào An Tư:

- Sao công chúa lại tự ý đi lung tung ra đây?

- Ta đi dạo, hóng gió - An Tư đáp.

- Đây là doanh trại, có nhiều cấm địa, công chúa tốt nhất là yên phận ở trong lều, nếu không lỡ gây ra chuyện gì, Trấn Nam vương cũng không bảo vệ được công chúa. - A Lý Hải Nha đe dọa.

- An Tư xin đa tạ lời chỉ dạy của Tả thừa - Nàng khiêm nhường đáp.

- Nếu công chúa đã tự nhận mình là vợ của vương gia thì phải biết khuyên nhủ vương gia chuyên tâm lo việc quân cơ, chớ có khiến vương gia đam mê tửu sắc để rồi bị tiếng yêu cơ họa quốc mà dẫn đến họa sát thân giống Dương Ngọc Hoàn. Còn nữa công chúa là người hoàng tộc, đương nhiên biết rõ thái tử và hoàng tử là khác nhau. Xin hãy gọi cho đúng kẻo đến tai Đại hãn sẽ không tốt cho Trấn Nam Vương. - Ông ta tiếp lời.

- Tả thừa, người nói vậy là sai rồi ! - An Tư từ tốn nói - Ta nhan sắc lẫn tư chất đều tầm thường, không đủ để mê hoặc Thái tử. Huống hổ thái tử là bậc quân tử sáng suốt sao có thể bị nữ sắc dụ hoặc. Còn nếu thái tử thực sự là người háo sắc thì dù không có ta cũng sẽ có những người khác làm thái tử mê muội. Chỉ trừ khi...

- Trừ khi gì? - A Lý Hải Nha hỏi

- Trừ khi ngài khiến thái tử bị mù. Đã mù thì có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành cũng chẳng mang nghĩa lý gì - An Tư thong thả nói - Về việc ta gọi Trấn Nam vương là thái tử thì chồng đối với đàn bà Đại Việt là trời, ta coi ngài ấy là thái tử thì gọi là thái tử.

Đoạn nàng cúi người nhặt cây đàn lên rồi cáo từ:

- Vâng lời dạy của Tả thừa, ta cũng không dám đi lung tung nữa. Mạn phép trở về lều.

Rồi nàng khoan thai rời đi. Đào vào vết thương lòng đã chôn sâu của ông ta để đạt được mục đích của mình, An Tư tự thấy nàng đang dần trở nên tàn nhẫn. Nàng cũng không biết người mật thám nào của triều đình hoạt động ở phương Bắc lại thu thập được cả tin tức về mối tình bi đát của A Lý Hải Nha. Có lẽ từ lúc tự mình uống cạn bát thuốc triệt sản, nàng đã tàn nhẫn rồi. Một người có thể tàn nhẫn với chính bản thân mình như thế....

...

Thoát Hoan bước vào lều thì thấy An Tư đang ngồi trước thư án, chăm chú vẽ cái gì đó. Haibara đang định vào trong thì có Thoát Hoan ở đó, nàng biết ý tránh đi. Trước lúc rời khỏi nàng vẫn còn kịp nhìn phong thái biểu cảm của An Tư khi cầm bút lông uyển chuyển vẽ trên giấy. Giống như cư dân mạng vẫn nói là "diễn so deep".

- E hèm - Thoát Hoan tằng hắng

An Tư không ngẩng lên nhìn hắn, vẫn chuyên tâm vào bức vẽ. Từ sau hôm hắn bóp cổ nàng đó, An Tư làm mặt lạnh. Thoát Hoan hỏi gì, nói gì, nàng chỉ đáp hai từ vâng, dạ. Kẻ ham thích chinh phục như hắn chỉ thích những gì không đạt được.

- Mỹ nhân vẫn còn giận ta sao? - Thoát Hoan vừa hỏi vừa tiến về phía An Tư.

Nàng vẫn chuyên chú đưa bút:

- Vâng.

Thoát Hoan ôm lấy thắt lưng của giai nhân, tựa cằm lên vai nàng:

- Nàng đang vẽ gì vậy?

Rồi khi nhìn thấy bức vẽ của nàng, Thoát Hoan không kìm được mà phì cười:

- Ha...ha...ha... Nàng vẽ cái gì thế này...Ha...ha...

An Tư thản nhiên đáp:

- Vẽ trăm hoa đua sắc.

Thoát Hoan chau mày nhìn bức vẽ của người đẹp, trông những hình tròn tròn méo méo chằng chịt rải rác khắp trang giấy, hắn chẳng thấy có cái nào giống bông hoa cả.

- Vậy mà ta cứ tưởng Nam thiên đệ nhất mỹ nhân tinh thông đủ cầm kỳ thi họa. - Thoát Hoan tủm tỉm cười.

An Tư gác bút, lạnh nhạt nói:

- Không biết đêm đã khuya, thái tử đến đây có gì răn dạy? Nếu không có gì thì mời thái tử về cho, An Tư buồn ngủ rồi. Kẻo lát nữa người có lỡ lời việc gì, sau này lại cho là An Tư làm gián điệp báo tin.

Thoát Hoan kéo An Tư lại khi nàng định rời khỏi thư án:

- Thôi nào, bổn vương biết lỗi rồi, nàng đừng giận nữa. Nào bây giờ nàng nói đi, nàng muốn gì ta sẽ chiều nàng.

An Tư biết đến đây là đủ rồi, nàng không nên tiếp tục đùa giỡn với lòng kiên nhẫn của Thoát Hoan nữa nên nàng chau mày cong môi:

- Vậy thì thái tử khen thiếp vẽ tranh đẹp đi.

Hắn phì cười nhéo má An Tư:

- Ừ thì đẹp. Đẹp lạ.

- Thái tử không khen thì thôi, đã khen thì phải khen cho tử tế chứ. Phải nói là rất đẹp - An Tư nói.

- Tranh cũng như người, rất đẹp.

- An Tư muốn lấy bức tranh này làm giấy dán diều - Nàng phồng má.

- Được, ta sai người làm cho nàng - Thoát Hoan khoát tay

Khi hắn định bế nàng lên thì An Tư uyển chuyển né tránh:

- Hôm nay th.ân thể thiếp không tiện, không thể hầu hạ thái tử.

.

An Tư nhắm mắt nằm quay mặt vào trong. Gã đàn ông nằm cạnh nàng cứ chốc chốc lại trở mình, vẻ bứt rứt bồn chồn khó chịu không yên. Cuối cùng hắn bật dậy khoác áo rời đi sau khi lưu luyến hôn lên trán mỹ nhân bên cạnh.

.

Ngó thấy Thoát Hoan đã rời đi, Haibara liền mò vào lều. Nghe thấy tiếng bước chân rất nhẹ đang dần tiến về phía mình, bàn tay An Tư lần dưới gối cầm lấy cây trâm. Đến khi nghe thấy người đó lên tiếng, nàng mới nhẹ nhõm thả lỏng cây trâm.

- Công chúa.

An Tư ngồi dậy, vừa hất vài lọn tóc lòa xòa trước ngực ra sau lưng vừa hỏi Haibara:

- Mọi chuyện thế nào?

- Bẩm công chúa, thảo dẫn nói với Trấn Nam vương là công chúa rời khỏi lều một mình. Thái tử liền sai thảo dân dẫn đường. Đến nơi vừa hay nhìn thấy cảnh A Lý Hải Nha ôm công chúa.

- Biểu hiện của Thoát Hoan ra sao?

- Thâm trầm, không rõ mừng giận - Haibara lắc đầu - Nhưng có vẻ không hài lòng với A Lý Hải Nha. Sao A Lý Hải Nha lại ôm công chúa?

An Tư nhếch môi cười nhưng không đáp, Haibara cũng không hỏi sâu vì nàng biết An Tư không muốn nói.

- Ta vốn đang nghĩ cách sắp xếp để nàng rời khỏi đây. Nhưng giờ đơn giản hơn rồi. Anh Duật đã cử người ra đây để đón nàng. - An Tư nói - Nàng đừng ngạc nhiên tại sao người đó lại lọt được vào đây và biết ta ở đâu, gặp ta lúc nào. Không phải tự nhiên mà người đó được anh Duật chọn làm người thân tín bên cạnh bao nhiêu năm.

Haibara thực sự bất ngờ đến nỗi để lộ ra nét mặt để An Tư nhận ra. Doanh trại giặc rộng lớn, lính gác trùng trùng, tai mắt khắp nơi. Làm thế nào mà? Haibara chợt nhớ đến những gì đã học về cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ hồi nàng du học bên Mỹ, trong cuộc chiến đó trên mặt trận tình báo, CIA đã thua những người được gọi là Biệt động Sài Gòn.

- Bẩm công chúa, vương gia sai nô tỳ đến lấy bức vẽ để làm diều - Tiếng A Thất cất lên.

- Ừm, ta để nó trên thư án ấy. Ngươi đến lấy đi - An Tư đáp.

Haibara chau mày nhìn theo A Thất, khi ả rời đi rồi, nàng mới nói:

- Liệu A Thất có nghe thấy gì không?

An Tư lắc đầu:

- Ả thạo tiếng Hán, nhưng không thạo tiếng Việt. Người này không cần quá đề phòng.

Haibara thì lại cảm thấy có gì đó không ổn. Ả nô tỳ A Thất kia không thông minh khôn khéo như A Ngũ - kẻ đã bị An Tư mượn dao giết người. A Thất là kiểu người ruột để ngoài ra, nông cạn. Nhưng nàng vẫn cứ cảm giác chờn chợn khó tả thế nào ấy với người này. Nàng có nên nhắc nhở An Tư không? Có lẽ không cần. Những gì nàng đã chứng kiến An Tư làm trong những ngày qua đủ thấy bản lĩnh và trí tuệ của nàng công chúa này. Nàng không phải là người Việt, lòng tin của An Tư đối với nàng chỉ ở một mức nhất định, nàng không thể can thiệp quá sâu, hơn nữa nếu nàng không cẩn thận sẽ có thể phạm vào điều gì đó ảnh hưởng đến dòng chảy lịch sử.

...

Đôi mày của A Lý Hải Nha nhăn tít khi nhìn bức vẽ của nàng công chúa Đại Việt nổi danh tinh thông cầm kỳ thi họa. Đứa trẻ con năm tuổi vẽ bông hoa còn đẹp hơn nàng ta.

- Tâu chủ nhân, có ẩn tình gì trong bức tranh này không ạ? - A Thất chắp tay hỏi.

- Nếu có thì ta chịu, không hiểu nổi - A Lý Hải Nha nhức đầu chóng mặt sau khi xem xong tranh An Tư vẽ - Ngươi cầm về làm diều cho ả đi. Chuyện ngươi điều tra về quá khứ của ả thế nào rồi?

- Tâu, ả đúng là An Tư công chúa thật, không phải giả mạo. Thuộc hạ không thu được tin tức gì nhiều vì hoàng tộc, cung nhân nhà Trần sau khi rút khỏi Thăng Long tung tích như chim trời cá bể. Chỉ có hỏi từ những mật thám trước đây trong hoàng cung của Đại Việt thì có vài manh mối cho thấy việc Thiết Mộc Hoa bị bại lộ và bị bắt trước đây dường như có liên quan đến việc nàng công chúa này nhúng tay vào.

- Tiếp tục giám sát nhất cử nhất động của ả. A Ngũ đã chết, có thể ả sẽ lơ là cảnh giác để lộ sơ hở.

- Thưa vâng, còn việc trừ khử ả thì sao ạ?

- Việc đó cứ hoãn lại đã. - A Lý Hải Nha phất tay cho A Thất lui.

A Lý Hải Nha cầm túi thơm An Tư làm rơi lúc nãy ngắm nghía. Ông ta nhắm mắt hít hương thơm quen thuộc từ chiếc túi. Vy Uyên! An Tư công chúa, ông ta không biết là nàng tình cờ lại giống hình bóng người xưa trong lòng mình như vậy hay là mọi thứ đều do nàng công chúa đó sắp đặt.

...

- Thư của đức ông gửi hả? Thư viết gì vậy ?- Quy ngó mẩu giấy Lân vừa gỡ từ chân chim bồ câu.

- Đức ông hỏi tình hình chúng ta tìm người đến đâu rồi. Người còn kể lại là người vừa nghĩ ra hình phạt hầu nhau tắm để phạt tội Chiêu Thành vương và tướng quân Nguyễn Khoái - Lân dùng ánh mắt đau thương đầy lo lắng nhìn Quy. - Người anh có bị ghẻ lở hắc lào, bệnh da liễu gì dễ lây nhiễm khi tắm chung không?

Quy ném giày về phía Lân:

- Tôi phải hỏi anh câu đó mới đúng. - Rồi anh ta thở dài - Phải chi lần này đi cùng tôi tìm người là Dương Đông thì tốt biết mấy. Có không làm được việc thì bị phạt như vậy cũng không tệ.

Lân ném trả giày cho Quy:

- Ngồi đấy mà mơ mộng linh tinh. Chuẩn bị để đi đón người đi.

...

An Tư nhận chiếc diều đã được làm xong liền tìm cách để Thoát Hoan đưa mình đi thả diều, nhắc đến lời nói sẽ chiều nàng hôm trước của hắn. Đã chiếm được Thăng Long và các điểm quan trọng chiến lược của Đại Việt, và trong thời gian chờ đợi tin tức truy tìm vua Trần của Ô Mã Nhi và Toa Đô, Thoát Hoan cũng có rảnh rỗi, lại thêm hắn đang muốn người đẹp nguôi giận nên không do dự đồng ý ngay. Hắn đưa nàng ra ngoài doanh trại. An Tư để chân trần chạy trên đồng cỏ. Haibara nhìn cảnh này chợt nhớ đến lần cùng An Tư thả diều khi công chúa đến thái ấp của Chiêu Văn vương. Tiếng cười trong trẻo của An Tư hoà vào tiếng sáo diều ngày ấy, Haibara vẫn chưa quên.Hôm nay nụ cười ấy vẫn nở trên môi An Tư, nhưng Haibara chắc chắn ý nghĩa của nó đã khác xưa nhiều, rất nhiều. Hôm nay gió to, An Tư thả dây để diều bay cao thật cao, cao đến mức để gió giật đứt dây cho diều liệng thật xa.

- Dây đứt, diều bay mất rồi - An Tư thất thần nhìn theo cánh diều tự do dần mất hút trong cơn gió.

- Để bổn vương sai người đi tìm - Thoát Hoan nói.

- Không cần mất công như vậy đâu thái tử, làm cái khác được rồi ạ - An Tư lắc đầu.

- Nàng đã mất nhiều công vẽ nó mà - Thoát Hoan đáp rồi chỉ Haibara - Ngươi đi tìm diều cho công chúa.

- Vâng ạ - Haibara khoanh tay cúi đầu.

Trước khi đi nàng quay lại nhìn An Tư thấy vị công chúa đó đang dùng ánh mắt trìu mến động viên nhìn nàng, đôi môi mấp máy hai từ:"Bình an!". Hai tiếng cảm ơn, Haibara muốn nói cũng chỉ có thể giấu trong lòng. Nàng quay người chạy đi tìm diều, tìm lấy tự do. Quy và Lân sẽ đón nàng cách đây không xa ở hướng Đông.

Trông theo Haibara rời đi, An Tư ghen tỵ. Nàng ước mình cũng có thể trở về ngay bây giờ. Để Haibara đi, An Tư biết từ giờ hoạt động của nàng sẽ khó khăn hơn khi không có người con gái đó bên cạnh. Nhưng Nhật Duật đã lo lắng cử cả người thân cận ra Thăng Long tìm rồi, nàng không thể giữ người lại. Haibara không phải là người Việt, nàng không thể kéo cô gái đó vào cuộc chiến này với những nguy hiểm. Và vì Haibara không phải là người Việt nên An Tư không đủ tin tưởng. Tin tưởng làm sao được khi lần lượt những người thân thích họ hàng của nàng từ chú nàng đến anh trai nàng, cháu nàng đầu hàng giặc, huống chi là người nước khác. Thoát Hoan đã đe dọa và ra lệnh cho Haibara theo dõi nhất cử nhất động của nàng rồi báo lại cho hắn. An Tư đã lợi dụng việc này để Haibara dụ hắn đến chỗ nàng gặp A Lý Hải Nha tối hôm nọ. Nhưng nàng không biết Haibara sẽ dao động vào lúc nào. Nàng không thể dùng một người mà mình không nắm chắc được.

- Thái tử, sao con bé đó đi lâu về thế ạ ?- An Tư chớp mắt

- Chắc nó nhân cơ hội bỏ trốn rồi. - Thoát Hoan nhếch môi. - Bỏ đi. Về thôi.

- An Tư xin ngài đợi thêm một lúc. Biết đâu nó gặp chuyện gì nên không thể về. Hay ngài cho người đi tìm nó có được không? Trẻ con lang thang một mình, thiếp lo nó xảy ra chuyện - Nàng giương đôi mắt long lanh nhìn Thoát Hoan.

- Mỹ nhân, lần trước ta đã nghe lời nàng tha mạng cho nó một lần - Thoát Hoan nhíu mày - Thế đã là giới hạn rồi. Ta không thể tốn nhân lực để tìm một đứa trẻ như nó.

- Vâng, An Tư đã hiểu. Xin thái tử thứ tội - Nàng buồn bã cúi đầu.

Khóe môi xinh đẹp kín đáo cong lên.

.................................

- Bẩm chủ nhân, thuộc hạ đã bôi dược lên chiếc diều làm cho ả công chúa. Nhưng dùng chó săn cũng không tìm được tung tích chiếc diều. Chủ nhân vẫn cho rằng ả cố tình làm đứt dây diều và chiếc diều đó được ả dùng để làm vật truyền tin? - A Thất bẩm báo với A Lý Hải Nha.

- Ta không hoàn toàn chắc chắn. Hình vẽ trên chiếc diều đó ta đã xem kỹ cũng không tìm ra điểm bất thường gì. Nhưng ả làm việc này phải có một mục đích gì đó. - A Lý Hải Nha trầm ngâm - Có khả năng cái diều đã rơi xuống nước nên mất mùi. Còn có gì khác lạ nữa không?

- Dạ, đứa trẻ làng Vọng mà ả cứu trong buổi chiều thả diều hôm đó đã mất tích. - A Thất đáp - Có lẽ ả đã nhờ đứa trẻ này truyền tin gì đó.

A Lý Hải Nha lắc đầu:

- Không, An Tư công chúa là một kẻ đa nghi và cẩn trọng, ả ta sẽ không tin tưởng vào đứa trẻ đó.

- Bẩm, theo ngu ý của thuộc hạ tốt nhất là tránh đêm dài lắm mộng, cứ giết quách ả đi. Đã nhiều lần dùng tin giả dụ ả báo tin tức sai về triều đình nhà Trần nhưng chưa lần nào ả mắc bẫy. Kẻ như thế giữ lại ngày nào nguy hiểm ngày ấy.

- Trấn Nam vương vẫn có ý bảo vệ cho ả. Nếu không lựa thời cơ ra tay cho khéo sẽ ảnh hưởng đến hòa khí - A Lý Hải Nha nói - Thôi ngươi lui đi. Ta tự có cân nhắc.

Lại cầm cái túi thơm ngắm nghía, giết nàng công chúa đó, giờ đây ông ta có chút không nỡ và thiếu sự quyết đoán. Ông ta sợ cảnh tượng tương tự cái chết của người con gái tên Vy Uyên ấy tái diễn trước mắt mình một lần nữa.
 
Chào chị!
Theo dõi fic chị từ rất lâu, nay em có vài dòng nhận xét aka comt góp vui, nếu có gì không vừa ý thì mong chị bỏ qua giúp em ạ!:KSV@03:

An Tư ngày càng tàn độc...

Cũng đúng thôi, nàng đã trải qua biết bao nhiêu chuyện, và thay đổi là điều đương nhiên, không thể tránh khỏi...

Em thật tiếc chị à, tiếc thay cho một An Tư. Tuy trước đây nàng cũng không phải là một người hết sức ngây thơ, lương thiện gì cho cam, nhưng lúc đó, ít ra nàng vẫn còn cười được. Còn bây giờ, tất cả chỉ là sự giả dối...

Tự uống thuốc triệt sản, mất đi quyền làm mẹ, mất đi nghĩa vụ thiêng liêng nhất của một người phụ nữ...

Lợi dụng vào nỗi đau của người khác, xới móc nỗi đau đó lên, và phải chung sống với một người nàng không chút yêu thương nhưng ngày đêm đều phải trưng ra khuôn mặt giả tạo...

An Tư chấp nhận làm tất cả, chỉ vì non sông, vì nhân dân, vì mong muốn Đại Việt mãi trường tồn...

"Ta không chỉ là công chúa mà còn là con dân của Đại Việt”.

Còn về Haibara, nàng ấy sắp được về với Nhật Duật?

Gởi gắm tới nàng một lời chúc, tôi muốn nàng mãi bình an...

Chỉ là tôi nghĩ, nàng sẽ không "sống dễ dàng aka hạnh phúc" được với bàn tay "độc ác" của chị tác đâu:))

P/s: chị ơi chị à, em đã nói với chị chưa nhỉ, fic này của chị đã thúc đẩy em gia nhập vào 4rum với mong muốn còm mến đấy ạ:). Em sẽ ngoan ngoãn ngồi đây đặt gạch hóng chap:), mau ra chap mới nha chị:)
P/ss: thật ra thì cũng chẳng có gì quan trọng (xuống tiếp đi chị:)))
P/sss: em rất hâm mộ trình độ ra chap mới của chị, nhớ ra chap nhanh nhanh nha chị ( em nhớ câu này mình đã nói ở đâu rồi thì phải:)))
P/ssss: xin lỗi chị rất nhiều vì đã kết thúc còm- mến một cách cụt ngủn như vậy ạ:))
 
@Nhã Quân trong fic có một câu là "ruột để ngoài ra " em nghĩ phải là "ruột để ngoài da" chứ ạ
 
@Ai Hyochi An Tư không tàn độc, cô ấy dùng tiếng đàn đứng ở nơi đã thấm đẫm máu dôngd bào mình để xới lên nỗi đau của ng khác, những gì cô ấy làm so với tội ác của quân thù k là gì cả. Cô ấy chấp nhận hi sinh trước là vì tình thân, An Tư chấp nhận sang trại giặc sau khi Trần Hoảng bị trúng tên và nguy kịch, vì tình yêu vì muốn lấy sự hi sinh của nàng để trao đổi với triều đình đặc ân cho Nguyễn Khoái, vì cơ nghiệp của gia tộc, rồi mới đến tình yêu đồng bào đất nước, đến trách nhiệm phải làm
 
@Nhã Quân vâng chị, An Tư làm như vậy là không sai, những việc cô ấy làm không là gì so với sự tàn ác của quân thù. Và nếu đặt em vào hoàn cảnh của an tư, em cũng sẽ làm vậy. Thật ra từ "tàn độc" em lấy ra từ chap trên, nhưng không hiểu mình trích kiểu gì mà "tàn nhẫn" lại biến thành "tàn độc".
 
Dạo này tuy chap không dài như trước nhưng bù lại tốc độ ra chap đều đều 1 tuần 1 chap luôn.
Mong chap sau Haibara gặp lại Chiêu Văn :KSV@03:
 

Chương 63: Mưa đầu mùa

Nhật Duật gật đầu hài lòng sau khi nghe tình hình quân doanh từ Nguyễn Khoái. Chàng nhấp ngụm trà rồi hỏi :

- Hôm nọ, tắm chung với Chiêu Thành vương có vui không?

- Dạ bẩm...- Nguyễn Khoái không biết trả lời làm sao.

May cho chàng lúc ấy Quốc Toản tới báo tin Quan gia cho triệu hai người tới bàn chuyện.

.....

Trên chiếc bàn lớn đang đặt một chiếc diều được vẽ những họa tiết kỳ quặc trông rất giống...trẻ con vẽ bậy. Nhật Duật vừa trông thấy nét vẽ đã nhận ra là của An Tư. Chỉ có em gái chàng với tài năng thiên phú mới có thể vẽ ra bức tranh quỷ khóc thần sầu như vậy.

- Phụ hoàng cái diều này có ẩn chứa điều gì? - Trần Khâm chau mày.

Là người duy nhất từ trước đến giờ có thể nhìn tranh An Tư vẽ mà chỉ ra đúng nàng vẽ cái gì, Trần Hoảng lên tiếng:

- Chẳng phải rất rõ ràng sao, hiện ngay trước mắt. Đây là sơ đồ doanh trại của Thoát Hoan.

Tất cả những người có mặt đều mang vẻ mặt khó hiểu và không tin nhìn ông, à trừ Chiêu Văn vương - người trước nay không quen để lộ sắc mặt.

- Có lẽ mọi người không hiểu. Đợi ta một chút - Đoạn Trần Hoảng sai người mang bút và giấy lớn lại rồi bắt đầu vừa nhìn hình trên chiếc diều vừa vẽ.

Dưới nét bút tài hoa của vị Thái thượng hoàng toàn cảnh bố trí binh lực doanh trại của địch dần hiện ra. Để bảo vệ doanh trại lớn, Thoát Hoan đã cho dựng hai phòng tuyến tại cửa Hàm Tử và bến Chương Dương. Thuyền chiến của chúng tập trung tại bến Chương Dương.

- Muốn chiếm lại Thăng Long, trước hết phải đánh bại quân Nguyên tại Hàm Tử và Chương Dương. - Quốc Tuấn chỉ vào bản đồ rồi nói.

- Thời cơ là bao giờ? - Trần Hoảng hỏi.

- Tâu thái thượng hoàng, khi mùa hè đến, mưa về - Quốc Tuấn đáp.

.

Sau khi cuộc họp bàn bạc kế hoạch phản công kết thúc, mọi người lần lượt ra về thì Trần Hoảng gọi Nhật Duật ở lại. Ông nhìn đứa em trai bằng ánh mắt thâm trầm:

- Nghe nói có mấy ngày chú rời doanh trại, đến làng Vọng?

Ông gọi Nhật Duật là "chú", không phải "khanh". Đây là cuộc trò chuyện trên cương vị người trong gia đình.

- Dạ vâng - Nhật Duật đáp.

- Để làm gì? - Trần Hoảng hỏi.

- Đây là việc riêng của thần. Mong Thái thượng hoàng đừng truy cứu. Trước khi lên đường, thần đã an bài để Chiêu Thành vương và Nguyễn Khoái quản lý doanh trại trong lúc thần đi vắng, không hề để xảy ra sai sót - Nhật Duật từ tốn đáp.

- Chú không nói anh cũng biết, chú cho người đi thăm dò tin tức của An Tư. Dù không nói ra, nhưng trong lòng anh rõ chú vẫn giận chuyện anh và bé Khâm cống Hạnh Nguyên cho tướng giặc - Trần Hoảng nói.

- Thần không dám - Nhật Duật đáp.

- Hạnh Nguyên là em gái chú, cũng là em gái anh. Đẩy nó vào hang hổ, anh cũng rất đau lòng... - Trần Hoảng thở dài.

- Hạnh Nguyên là em ruột của thần và là em cùng cha khác mẹ của Thái thượng hoàng. Mẹ của người là chính cung hoàng hậu, còn mẹ của chúng thần chỉ là một người đàn bà xuất thân là thôn nữ áo vải - Nhật Duật mặt không biểu cảm, lên tiếng đính chính.

- Vậy mà còn nói không giận - Trần Hoảng lắc đầu cười. Đứa em này của ông từ nhỏ đã tâm tư kín kẽ, cẩn trọng từng lời ăn tiếng nói. Hôm nay lại nói ra lời này...

- Dạ bẩm, khi nãy thần nói là không dám, chứ không nói là "không giận". Với câu vừa rồi thần cũng chỉ thưa sự thật chứ không có ý gì khác. - Nhật Duật trả lời.

- Chú biết tại sao giữa bao nhiêu công chúa, quận chúa, mật thám, anh lại chọn An Tư không? - Trần Hoảng hỏi rồi tự trả lời - Ngoài tài sắc của An Tư, còn ba điều nữa. Một là lòng trung thành đủ lớn để không phản bội. Hai là lòng yêu nước đủ sâu để có thể vượt qua khó khăn. Ba là một tình yêu sâu đậm với Nguyễn Khoái.

- Tâu, điều thứ ba thần không hiểu. Thái thượng hoàng đã biết An Tư nặng lòng với Nguyễn Khoái sao còn để nó... Không những chịu nỗi đau làm cống vật cho giặc mà còn chịu nỗi đau chia ly với người mình yêu ? - Nhật Duật hỏi.

- Trên đời này, tình cảm là thứ khó kiểm soát. Giống như người như chú lại có thể trong hoàn cảnh này, để lại doanh trại đi tìm người. Tình yêu của An Tư với Nguyễn Khoái là điều ta cần để đảm bảo điều thứ nhất - lòng trung thành. Trái tim đã có chủ sẽ không rung động trước Thoát Hoan hoặc bất kỳ kẻ nào bên địch. Với cá tính của An Tư, thì nỗi đau vì chia ly người yêu còn hơn là nỗi đau dằn vặt giữa tình yêu nam nữ và thù hận dân tộc. - Trần Hoảng đáp.

- Thái thượng hoàng đã tốn nhiều tâm tư rồi. - Nhật Duật chắp tay - Nếu người không còn gì dặn dò, thần xin cáo lui.

Trông theo bóng lưng dần khuất của Nhật Duật, Trần Khâm lắc đầu:

- Hình như hoàng thúc vẫn còn giận.

- Cũng đúng thôi. Chỉ có hoàng đế mới hiểu được lòng hoàng đế - Trần Hoảng trầm ngâm nói.

Sau này khi quyết định đem con gái mình là Huyền Trân công chúa gả cho vua Chiêm để đổi lấy sính lễ là hai châu Ô, Lý, Trần Khâm mới hiểu hết lời nói của phụ hoàng mình hôm nay.

...

Nghe tiếng mưa rơi lộp độp bên ngoài, Haibara mở cửa phòng bước ra. Ngày đó, Quy đón nàng, không đưa nàng về Thanh Hóa mà đưa nàng về vương phủ bỏ trống của Nhật Duật trong hoàng thành. Thì ra trong thời gian dò la tin tức của nàng, Quy và Lân đã đường hoàng vào đây mà ở. Cả kinh thành trống không, giặc Nguyên kéo vào rồi lại trở về bờ bắc sông Phú Lương đóng quân, không ngó ngàng gì đến tòa thành chết này vì không có lương thực, thế nên tội gì vương phủ bề thế này mà không ở, đó là kết luận của Quy. Về lý do họ không đưa nàng về Thanh Hóa ngay hoặc đưa nàng đến chỗ Phụng Dược cung, Haibara cũng đoán được mấy phần. Thanh Hóa bây giờ là nơi ẩn nấp của vua Trần, tuyệt đối bí mật. Đưa nàng về đó tiềm ẩn nhiều mạo hiểm. Nhật Duật sẽ không làm vậy. Cho người ra đây tìm nàng, sự quan tâm của chàng như thế đã là quá sức tưởng tượng của nàng rồi. Nàng chẳng dám đòi hỏi gì hơn. Còn về chỗ Phụng Dược cung thì có lẽ sợ nàng cứng đầu không chịu ngồi yên một chỗ mà lại chạy lung tung.

Haibara đưa tay hứng những giọt mưa trong veo đầu mùa. Điều nàng công chúa ấy mong ngóng cũng đến rồi. Mưa đầu mùa. Dấu hiệu báo chiến sự sắp được lật ngược tình thế. Haibara có thể tưởng tượng ra ánh mắt lấp lánh của An Tư khi trông thấy cơn mưa này. Rời khỏi doanh trại của Thoát Hoan, Haibara không thể an tâm về An Tư. Nhưng nàng biết nàng nên đi. Vì An Tư và vì chính bản thân nàng! Nàng nhớ An Tư của những ngày đầu tiên gặp gỡ. Một thiếu nữ yêu đời vui vẻ. Giờ đây thật khiến người xót xa thương cảm. Haibara bất lực, nàng chẳng thể làm được gì để giúp người ơn của mình.

An Tư công chúa !Là nàng ấy đã thay đổi hay do Haibara chưa từng hiểu hết về vị công chúa này. Với Trần Bình Trọng, Haibara không dám chắc An Tư có khả năng cứu ngài ấy hay không nhưng An Tư không những không nghĩ cách cứu người mà còn nói với Bình Trọng những lời để chàng càng quyết tâm trong việc chọn cái chết. Vì Trần Bình Trọng là hậu duệ của Lý Chiêu Hoàng - vị vua cuối cùng của triều Lý, vì Trần Bình Trọng là người chỉ huy quân Thánh Dực nắm được nhiều bí mật trong việc phòng vệ của hoàng tộc. Với Yết Kiêu thì An Tư tìm cách cứu người. Vài ngày trước quân Nguyên bắt được Yết Kiêu dưới sông khi chàng đang do thám tình hình thủy quân của địch và cùng các người nhái khác ngầm đục thủng thuyền của giặc. Khi đêm đến Yết Kiêu dẫn quân lặn xuống khu vực tàu thuyền giặc neo đậu, nhẹ nhàng khoan đáy thuyền, khoan đến đâu, dùng giẻ nút lỗ đến đó rồi dùng dây nối các nút với nhau. Chờ quân giặc ngủ say, Yết Kiêu ra lệnh cho mọi người giật dây nút lỗ khoan thuyền địch, thuyền cứ thế mà chìm dần. Bằng cách này mà không ít thuyền của giặc đã bị phá và không ít lính ngủ trên thuyền bị tiêu diệt. Lần trước cũng chính Yết Kiêu là người đã lặn xuống sông vớt được chuỗi ngọc trai của An Tư, kịp thời truyền tin về cho triều đình. Không may lần này chàng bị bắt. Quân Nguyên sau nhiều lần thuyền chìm đã tìm ra nguyên nhân, chúng vây lưới và bắt được chàng. Thoát Hoan liền cho giải người đến chỗ An Tư để nhận diện. Haibara vẫn nhớ rõ sắc mặt của An Tư ngày hôm đó. Nàng đứng thẳng lưng, cao ngạo liếc nhìn người đàn ông bị trói đang bị giặc ép quỳ dưới đất bằng nửa con mắt. Yết Kiêu ngẩng đầu nhìn người thiếu nữ cao quý đứng trước mặt. An Tư chau mày, nàng ném bông lan đá đang chơi trên tay vào người Yết Kiêu, mắng:

- Vô lễ, dám nhìn thẳng mặt ta. Ta là công chúa cành vàng lá ngọc, quyền cao chức trọng. Làm sao biết đến hạng vô danh tiểu tốt. Nếu là chó mõm ngắn thì môi trường sống ở dưới nước.

Dứt lời liền phất áo quay lưng rời đi.

Câu cuối của An Tư là lời gợi ý nhắc nhở cho Yết Kiêu và giúp chàng trốn thoát. Tướng giặc là Phạm Nhan tra hỏi Yết Kiêu:

- Nước mày có bao nhiêu người có tài bơi lặn như mày?

Chàng đáp:

- Nước Nam có rất nhiều người có tài bơi lặn như tôi. Hiện nay họ vẫn ẩn nấp ở dưới biển để đục thuyền, chỉ một mình tôi chẳng may bị bắt. Nếu các ông thả tôi ra tôi sẽ dẫn các ông đến chỗ họ ẩn nấp, tha hồ cho các ông bắt.

Vì nóng lòng muốn lập công, Phạm Nhan liền ra lệnh lấy một chiếc thuyền nhẹ chở chàng đi. Nhân lúc chúng sơ ý, Yết Kiêu đã nhảy xuống biến và lặn trốn mất. Giặc không thể nào tìm thấy chàng dưới làn nước mênh mông, chỉ đành căm tức nhìn nhau.

Hôm ấy trước khi theo An Tư trở về lều, Haibara vẫn kịp trông thấy, Yết Kiêu trong lúc giặc đang mải chuẩn bị thuyền đưa chàng đi bắt người đã nhặt lấy bông lan đá và giấu đi. Nguyên nhân An Tư lại mạo hiểm cứu Yết Kiêu, Haibara có thể đoán được phần nào. Yết Kiêu là người có biệt tài lặn dưới nước như đi trên đất bằng. Người có biệt tài như thế không thể không giữ lại. Trong trận Nội Bảng, Yết Kiêu đã liều chết chờ thuyền đợi chủ, một người trung như thế đáng để An Tư mạo hiểm. Nghĩ đến đây Haibara thấy lạnh lòng. Trần Bình Trọng là anh rể của An Tư, còn Yết Kiêu chỉ là người dưng với nàng. Nhưng... Mất một Trần Bình Trọng sẽ có người khác thay thế, từ nay trở đi quân Thánh Dực sẽ thuộc toàn quyền chỉ huy của Nguyễn Khoái. Mất người có biệt tài như Yết Kiêu, khó có thể tìm kiếm được người thứ hai. Tình thân trong hoàng tộc thì ra chỉ đến như vậy, tất cả đều không bằng lợi ích chính trị, lợi ích dân tộc.

Haibara biết An Tư cũng đã đề phòng nàng từ sau khi biết việc Thoát Hoan uy hiếp nàng. Thế nên cách tốt nhất là nàng thuận theo ý An Tư rời đi. Lời từ biệt, cảm ơn lúc chia xa, nàng cũng chẳng thể nói với An Tư.

Nước mưa rơi đầy lòng bàn tay nhỏ bé, trào qua những kẽ tay. Haibara biết niềm tin tất thắng của Nhật Duật là từ đâu rồi. Từ tiếng hô "Đánh" đanh thép của các bậc bô lão trong Hội nghị Diên Hồng, từ những người dân làng kiên gan bất khuất như làng Vọng, từ một công chúa lá ngọc cành vàng nhưng dám hi sinh, dám làm nhiều việc vì đất nước dân tộc như An Tư, từ một Bảo Nghĩa vương "thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc",....

...

Nhận được bông lan đá Yết Kiêu mang về, Quốc Tuấn lập tức đến gặp Thái thượng hoàng và quan gia để bẩm tấu. Bông lan đá là tín vật để chiêu hàng. An Tư công chúa muốn triều đình chiêu hàng ai đó trong hàng ngũ tướng lĩnh nhà Nguyên.

....................

Mùa hè ở vùng đất phía Nam này nóng bức khiến người mệt mỏi. Mới đứng ở thao trường một lúc mà Thoát Hoan đã thấy mồ hôi nhễ nhại, chảy vào mắt cay xè. Hắn phải lấy cái khăn tay An Tư tặng ra để lau mồ hôi. Binh lính cũng mệt mỏi. Lương thực đang cạn dần. Tại vùng biên giới Lạng Giang, quân dân Đại Việt vùng biên ải đã tổ chức nhiều trận mai phục cướp phá lương thực của thiên triều trên đường vận chuyển từ Đại Nguyên sang. Mất đi lượng lương thực tiếp tế từ Đại Nguyên lại không tận dụng được nguồn lương thực tại chỗ như mọi cuộc chiến khác vì Đại Việt dùng kế vườn không nhà trống, binh lực phải dùng cho những trận đánh lớn không dùng để cướp lương, hơn nữa việc cướp lương không hề dễ dàng khi vấp phải sự chống cự quyết liệt của dân Nam. Mỗi một ngôi làng tưởng như nghèo nàn điêu tàn lại hóa ra một tòa thành kiên cố với đủ cạm bẫy ghê người. Còn tin tức của vua Trần vẫn đang biệt tăm biệt tích. Cánh quân của Ô Mã Nhi và Toa Đô vào Nam tìm người không thu được kết quả gì, vì thiếu lương giữa đường còn phải dừng lại để kiếm lương.

- Vương gia, tình hình này kéo dài sẽ không ổn. Nếu không có biến chuyển thì quân thiên triều không sớm thì muộn sẽ buộc phải rút quân về nước. - A Lý Hải Nha nói - Đến bây giờ thần mới hiểu hết dụng ý sâu xa của Trần Quốc Tuấn khi để lại kinh thành trống không. Quân ta đang phải đối mặt với một khó khăn to lớn là chính là tình trạng đói khát, sự mệt mỏi và dịch bệnh bùng phát khi quân ta không quen thủy thổ. Trần Quốc Tuấn đã mưu tính để quân ta trước sau cũng gặp phải vấn đề này.Nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề này thì chỉ còn cách rút quân về nước trước khi quân Trần phản công.

- Ta đã viết thư xin Đại hãn tiếp tế lương thực và thuốc men. Đoàn quân lương đã khởi hành, sắp sang đến nơi rồi. Tả thừa xin đừng quá lo lắng - Thoát Hoan trấn an.

- Cấp báo...- Có tên lính ở đội phụ trách ngựa chiến tức tốc đến bẩm báo - Bẩm vương gia, bẩm Tả thừa, ngựa bị ngộ độc, nhiều con đã chết, chưa rõ nguyên nhân.

.....

Thời tiết nóng bức đúng ra phải khiến tâm tình con người khó chịu, nhưng An Tư lại thấy thoải mái. Nàng ngồi trong lều nhàn nhã phe phẩy quạt lông công để xua bớt cái oi ả của tiết trời cuối tháng năm. Nhấp một ngụm trà, nàng nhẩm tính, đến nay cũng một tháng rồi kể từ khi đại quân và Quan gia rút về Thanh Hóa, thoát khỏi thế gọng kìm của giặc. Dẫu giờ vẫn chưa hay tin tức gì về việc triều đình sắp phản công, nhưng An Tư tin là ngày đó sắp đến rồi và nàng vô cùng mong chờ. Quân Nguyên đang dần mệt mỏi rệu rã bởi không hợp thủy thổ, thời tiết nóng nực ẩm thấp của phương nam, một số đã mắc bệnh. Và nàng biết mùa hè ở Đai Việt có những căn bệnh rất nhanh chóng sẽ lan thành dịch nếu không chữa kịp thời. An Tư thu lại dáng vẻ nhàn nhã ung dung khi thấy Thoát Hoan sầm mặt bước vào. Hắn đã tìm ra nguyên nhân ngựa bị ngộ độc. Là do ăn cỏ có lẫn lá và hoa trúc đào. Cỏ được lính cắt từ đồng cỏ hắn chỉ. Để tiết kiệm lượng cỏ khô có hạn, quân Nguyên tìm kiếm cỏ tươi cho bầy ngựa. Nhưng quanh khu vực đóng quân khó tìm được đồng cỏ nào lớn để có thể duy trì được lâu đáp ứng được nhu cầu của bầy ngựa hàng vạn con. Nên bầy ngựa luôn trong tình trạng ăn không được no. Cho đến khi Thoát Hoan vô tình phát hiện ra một đồng cỏ lớn mênh mông trong lần đưa An Tư đi thả diều. Sau đó hắn đã chỉ chỗ để quân lính chăn ngựa. Nhưng đồng cỏ ấy lại mọc lẫn với trúc đào - loài cây cực độc từ rễ, lá, nhựa, hoa. Hắn nhìn người con gái đoan trang hiền thục đang chăm chú ngồi may vá, cảm giác nàng cũng giống những bông trúc đào kia, đẹp rực rỡ nhưng mang kịch độc chết người. Xâu chuỗi lại các sự việc, Thoát Hoan giật mình khi nhận ra mình đã bị người đàn bà này khéo léo dắt mũi như thế nào. Đầu tiên là làm đứt dây đàn, để dụ hắn đưa nàng đến chuồng ngựa. Qua quan sát nhận thấy đàn ngựa chiến đang trong tình trạng gầy đói vì thiếu cỏ, nàng ta đòi hắn dẫn đi thả diều, cố tình dẫn hắn đến đồng cỏ xanh tốt kia. Rồi mọi việc tiếp theo đúng như dự tính, hắn đã chủ quan khi cho lính chăn ngựa ở đó mà chưa kiểm tra kỹ càng dẫn đến hậu quả ngựa bị chết nhiều, và quan trọng hơn là uy tín của hắn với quân lính bị hạ. May mắn là hắn đã tỉnh táo kịp thời nhận ra. Thì ra việc nàng muốn hắn đưa đi thả diều hôm đó không đơn thuần chỉ là kiếm cớ để thả đứa trẻ kia đi mà để hắn tự bước vào cái bẫy, bởi nàng đã nắm trúng điểm yếu của doanh trại này. Đó là thiếu lương thực ! Hắn có thể mắt nhắm mắt mở bỏ qua chuyện nàng sắp đặt thả đứa trẻ, bởi hắn nghĩ đấy là chút lòng từ của nàng. Nhưng liên quan đến việc quân cơ thì.... "Vương gia cần giết An Tư công chúa để tăng sĩ khí của quân lính". Thoát Hoan nắm chặt chuôi kiếm khi nhớ đến lời của A Lý Hải Nha, những gương mặt đã xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi và chán chường của quân lính, những cái xác mang bệnh lan truyền được khiêng đi hỏa thiêu...

Không biết gã đàn ông kia đang toan giết mình, An Tư vẫn chuyên tâm ngồi khâu áo. Ánh mắt nàng chăm chú, thỉnh thoảng lại ngừng lại dùng tay ước lượng cỡ áo, miệng ngâm nga khe khẽ vài câu quan họ.

- Thái tử - Giai nhân ngẩng đầu lên, ánh mắt sáng trong veo nhìn hắn - Ngài đến thật đúng lúc - Vừa nói An Tư vừa đứng dậy rũ cái áo đang may dở ướm lên người Thoát Hoan - May quá không bị chật. Thái tử cao lớn như thế, thiếp cứ lo bị chật.

Đoạn An Tư ngồi xuống tiếp tục khâu áo, bàn tay thoăn thoắt đưa mũi kim, nàng vừa khâu vừa nói:

- Áo này thiếp làm từ lụa tơ tằm, mặc lót bên trong áo giáp thấm mồ hôi rất tốt, thái tử sẽ dễ chịu hơn.

Lưỡi kiếm đã rời khỏi bao được một nửa. Thoát Hoan chần chừ khi dùng kiếm chặt đầu của mỹ nhân đang chăm chú ngồi khâu áo cho mình kia khỏi cái cổ trắng nõn xinh đẹp. Hắn không nỡ đem đầu An Tư treo trước cổng doanh trại.

An Tư vẫn chuyên tâm khâu áo nhưng trái tim nhỏ bé trong lồng ngực nàng đang đập liên hồi vì căng thẳng. Thái độ Thoát Hoan từ lúc bước vào rất lạ, đằng đằng sát khí. Còn bàn tay nắm chặt chuôi kiếm và lưỡi kiếm đã tuốt một nửa khỏi bao kia, An Tư đã nhìn thấy. Nàng khẳng định hắn muốn giết nàng. Vào những lúc bị chà đạp giày vò nhục nhã ê chề nhất, nàng đã muốn tự sát nhưng vẫn tiếp tục sống, thế nên khi mà An Tư biết ngày Đại Việt trở mình lật lại thế cờ sắp đến, nàng càng muốn sống. Sống để nghe khúc ca khải hoàn thắng trận. Đầu óc An Tư căng ra, nàng phải làm gì để dập tắt sát ý lúc này của Thoát Hoan đây ?

- Rất nhiều ngựa chiến đã bị chết vì ăn phải cỏ có độc - Thoát Hoan nói.

Hắn thăm dò thái độ của nàng và đang cho nàng một cơ hội. Nếu nàng không phải cố ý mà chỉ là vô tình trùng hợp đưa hắn đến đồng cỏ kia, hắn có thể giữ lại mạng cho nàng. Nhưng nếu nàng thực sự có âm mưu, không cần đến A Lý Hải Nha thúc giục, hắn cũng sẽ giết nàng.

An Tư ngẩng đầu nhìn Thoát Hoan bằng ánh mắt mờ mịt, hàng mi dài rậm cong vút khẽ chớp nhẹ, lắng nghe chờ đợi hắn nói tiếp.

- Nàng có muốn nói gì không? - Thoát Hoan rút kiếm kề vào cổ An Tư.

An Tư ngạc nhiên, ngơ ngác nhìn Thoát Hoan, mắt ngấn lệ, môi mấp máy:

- Thái tử, sao người lại...?

- Ngựa chiến ăn phải cỏ độc không phải do nàng cố tình sắp xếp sao? - Thoát Hoan gằn giọng.

An Tư lặng người nhìn Thoát Hoan rồi bật cười thê lương:

- Thiếp biết mà, đã có một lần sẽ có lần thứ hai. Lần trước thái tử đã không tin thiếp, suýt nữa bóp cổ thiếp. Lần này cũng vậy. - Nàng vừa nói vừa cầm chiếc áo đang may dở lên xé rách - Lòng tin cũng như chiếc áo này, đã bị ngoại lực xé rách, dẫu có may lại cũng vẫn còn đường chỉ. Thế nhưng thiếp vẫn phải nói, không biết thái tử căn cứ vào đâu mà cho rằng việc ngựa chiến bị hạ độc là do thiếp, nhưng thiếp khẳng định mình không liên quan gì đến chuyện này. Vẫn câu nói cũ, thái tử tin hay không tin thì tùy, muốn giết thì cứ giết. Một tù nhân như thiếp thì đâu có thể làm gì ngoài cam chịu trước số phận.

- Có trách thì hãy trách tại sao nàng sinh ra là công chúa nhà Trần. - Thoát Hoan vung kiếm

- Không ! - An Tư đáp, ánh mắt nàng sáng trong như ngọc, kiên định như đá - Nếu có kiếp sau, kiếp sau nữa, kiếp sau của kiếp sau, dù có thế nào Trần Hạnh Nguyên vẫn muốn là công chúa nhà Trần. Bởi vì chỉ có như thế thiếp mới có cơ hội gặp được thái tử Đại Nguyên - Đoạn nàng nhắm mắt, bình thản nói - Thái tử, ngài ra tay đi.

An Tư chờ đợi cảm giác đau đớn ập tới. Nàng ép mình không được rơi lệ. Nàng muốn trước lúc chết mình phải mạnh mẽ kiên cường. Phận sự của nàng cũng coi như gần hoàn thành. Nàng có thể an tâm mà chết rồi. Chỉ là không được tận mắt chứng kiến Đại Việt thắng trận, nàng không cam lòng. Chỉ là không được gặp lại Nguyễn Khoái, nàng không cam tâm.

Bàn tay cầm chuôi kiếm của Thoát Hoan run run. Chính hắn cũng không hiểu tại sao?

Không nỡ!

- Tốt nhất đừng để ta phát hiện ra nàng có bất kỳ hành động mưu toan nào - Thoát Hoan hạ kiếm xuống nói một câu rồi rời đi.

An Tư nhếch môi cười, lạnh lùng nói:

- Đa tạ thái tử tha mạng, cung tiễn thái tử.

Khi bóng lưng Thoát Hoan khuất sau cửa lều, An Tư khụy xuống, đôi chân nàng như mất hết sức lực vì căng thẳng. Quan gia, Thái thượng hoàng, Quốc Công tiết chế, anh Duật, Nguyễn Khoái, anh Chiêu Minh,... bao giờ mọi người mới đến đây ?! Em sắp không đợi được nữa rồi. An Tư bó gối gục đầu xuống, tiếng nức nở nấc nghẹn kìm nén trong cổ họng.

...

Không khí ở Thanh Hóa đang vô cùng khẩn trương để chuẩn bị cho cuộc phản công. Thái thượng hoàng và Quan gia đã quyết định sẽ trở lại miền Bắc tấn công quân Nguyên, tập trung tấn công quân Nguyên ở khúc sông Phú Lương chảy qua Khoái Châu. Chỉ cần chiếm được vùng này sẽ thẳng tiến đánh vào Thăng Long, giành lại kinh thành.

.

Nguyễn Khoái ngóng trông về hướng Thăng Long. Cuối cùng cũng đến ngày tổng phản công, chàng đã mong chờ ngày này biết bao lâu. Nỗi mong chờ như ngọn lửa âm ỉ thiêu đốt cõi lòng chàng, trái tim chàng. Từ ngày An Tư lên thuyền ra đi, đã bao đêm chàng giật mình tỉnh giấc gọi tên nàng, ánh mắt của nàng trước lúc sang trại giặc ám ảnh chàng, nó khắc sâu vào tâm khảm. Giờ đây ngày phản công gần kề với chiến thắng nắm chắc trong tay thuộc về quân Đại Việt. Chàng tin như thế. Tất cả mọi người đều tin như thế. Quan gia đã nói rồi:"Bọn giặc nhiều năm phải đi xa, lương thảo chuyên chở hàng vạn dặm, thế tất mỏi mệt. Lấy nhàn chống mệt, trước hết hãy làm chúng nhụt chí, thì ắt là đánh bại được chúng". Chàng đã mơ thấy cảnh mình gặp lại nàng, được ôm nàng trong vòng tay. Đó là động lực to lớn khiến Nguyễn Khoái trở nên kiên cường trên chiến trường gió tanh mưa máu, sống và chết chỉ cách nhau trong gang tấc.

- Ngươi cũng đang nghĩ về nàng đúng không?

Không cần quay sang nhìn, Nguyễn Khoái cũng biết người vừa đứng cạnh mình và lên tiếng là Chiêu Thành vương.

- Bẩm vương gia, đúng là vậy. - Nguyễn Khoái đáp.

- Ngươi yêu nàng đến thế nào? - Chiêu Thành hỏi

- Thần yêu An Tư đến khi Đại Việt không còn người yêu nước nữa mới thôi.

- Giờ ta đã hiểu tại sao ngươi lại để nàng đi. Nếu người trong trái tim nàng là ta, ta sẽ không để nàng đi - Chiêu Thành mỉm cười buồn bã.

- Dù ngài có giữ An Tư ở lại thì cũng chỉ là thân xác nàng, không giữ được trái tim nàng. Trái tim của công chúa Đại Việt không chỉ mang tình yêu nam nữ, mà chứa cả tình yêu với non sông dân tộc. - Nguyễn Khoái trả lời.

- Đàn ông, thằng nào cũng ích kỷ. Khi An Tư trở về, liệu tình yêu của ngươi với nàng có đủ lớn để vượt qua việc nàng đã thất thân cùng giặc?

Nguyễn Khoái nhìn thẳng vào mắt Chiêu Thành, rành mạch rõ ràng đáp:

- Điều thần sợ nhất không vượt qua được là An Tư không thể trở về hoặc nàng không muốn trở về. Việc nàng thất thân cùng giặc chỉ càng tôn lên tấm lòng trinh bạch, trung trinh với núi sông non nước của nàng, dù nghìn năm sau lòng trinh ấy vẫn được hậu thế ghi nhớ. Nguyễn Khoái sẽ dùng cả cuộc đời mình để bù đắp cho những tổn thương mà nàng đã phải chịu trong thời gian qua, để cuộc sống của nàng sau những ngày can qua chỉ có hạnh phúc.

Chiêu Thành vỗ vai Nguyễn Khoái:

- Quân tử nhất ngôn. Ngươi nói lời phải giữ lấy lời.

.

- Nay trẫm phong Chiêu Văn vương làm chánh tướng, Chiêu Thành Vương và Hoài Văn Hầu làm phó tướng. Lệnh cho các khanh cùng Nguyễn Khoái mang 5 vạn quân ra bắc đánh quân Nguyên ở Hàm Tử quan. - Trần Khâm ra lệnh

Nhật Duật cùng các tướng quỳ xuống tiếp chỉ. Hận nước thù nhà đã đến lúc trả rồi!

...

An Tư lòng rối bời vò nát mẩu giấy truyền tin rồi bỏ vào miệng nhai. Đọc tin nàng vừa mừng vừa lo. Nàng mừng vì triều đình đã bắt đầu phản công. Ngày nàng mong đợi sắp đến gần rồi. Trận mở đầu chiến dịch phản công lần này do đích thân Quốc công tiết chế chỉ huy, mục tiêu là đại đồ A Lỗ của giặc Nguyên. Trận chiến mở màn này quân ta xung phong với khí thế sục sôi ngất trời. Cánh quân giặc phòng A Lỗ bị thua tan tác.

Kẻ ở đồn A Lỗ được giặc phái báo truyền tin về Thăng Long dọc đường đã bị triều đình cho người chặn giết. An Tư được giao nhiệm vụ phải tìm mọi cách bịt mắt che tai Thoát Hoan để hắn không biết được tin này, như vậy hắn sẽ không kịp trở tay trước ba đợt tấn công tiếp theo của triều đình. Đó là trận Hàm Tử, trận Tây Kết, trận Chương Dương.

An Tư nàng phải làm gì đây? Thoát Hoan từ sau hôm đó chưa quay lại đây. Nghe nói dịch bệnh bùng phát, rất nhiều binh lính trong doanh trại đã chết. Tình hình này của địch rất thuận lợi cho trận tổng phản công của quân Đại Việt nhưng nó cũng khiến Thoát Hoan tỉnh táo mà suy xét việc quân. Mối nghi ngờ của hắn với nàng chưa tan, nếu nàng chủ động tìm hắn sau này xảy ra việc gì hắn sẽ không tha cho nàng. Cuộc chiến thực sự của Đại Việt lúc này mới bắt đầu, nàng không thể chết sớm như vậy.

...

- Ê nhóc, bắt lấy này - Quy tung cho Haibara chùm vải. - Nhóc cần chuẩn bị gì thì làm đi, sắp lên đường nhé.

- Lên đường? - Haibara đưa tay bắt chùm vải, ngạc nhiên hỏi lại.

- Ừ. Đức ông ra lệnh cho chú đưa nhóc về. - Quy gật đầu.

...

Tiếng đàn hát vọng ra từ lều làm bước chân ngang qua của Thoát Hoan khựng lại. Tiếng đàn của An Tư rất hay, mỗi khúc nhạc nàng tấu lên đều như thứ âm thanh từ cõi tiên, nó khiến người nghe say mê, giống một chất gây nghiện. Giai điệu này đối với Thoát Hoan vô cùng quen thuộc. An Tư đang đàn hát một bài hát của Mông Cổ.

"Trong trời đất bao la con mơ thấy mẹ đang cầu nguyện cho con

Mẹ trao cho con dòng sữa, thứ quý giá của đất trời

Mẹ của con ở một nơi rất xa

Khi những vì sao lấp lánh trên thảo nguyên xanh

Con lại nhớ về khuôn mặt ân cần của mẹ

Mẹ ở thiên đường sẽ cầu cho con một cuộc sống bình an, hạnh phúc

Trong những giấc mơ của con

Con thấy ngôi nhà thân yêu của mình hiện ra dưới ánh nắng mặt trời

Và ở đó mẹ đang hát những khúc ca êm đềm

Có một dải cỏ xanh trải dài trước nhà

Mẹ ở một nơi rất xa và đang chờ đợi con

Gửi cho mẹ những bông hoa thánh sương

Con có thể cảm nhận được ánh mắt của mẹ

Sau những giấc mơ kia con lại thao thức

Hãy về đây mẹ yêu của con

Con mơ cưỡi chim hạc bay trên trời cao

Mơ thấy mẹ vun đắp cho con hạnh phúc

Con của mẹ đang đến, hãy đợi con mẹ nhé"[1]

https://www.youtube.com/watch?v=BbeB8FIC2vs

Giai điệu bài hát này vốn đã da diết buồn bã, được gảy lên bởi đàn bầu, âm sắc càng thê lương não nùng, khiến người nghe thấy khó kìm được không rơi lệ. Những ngày này sĩ khí trong doanh trại đang tụt xuống rõ rệt. Binh lính mệt mỏi, chán chường sau những ngày tháng chinh chiến liên miên, vì sự chờ đợi không xác định, vì khí hậu oi nóng xứ lam sơn chướng khí, vì bệnh dịch. Vào lúc này nghe thấy giai điệu quê hương, họ nhớ nhà và trong tâm khảm nhiều người muốn trở về. Cuộc chiến tranh xâm lược khác với cuộc chiến tranh vệ quốc. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc, những người con yêu nước có thể bền bỉ chiến đấu không mệt mỏi để bảo vệ quê hương, giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ, không ngừng đấu tranh từ lớp người này qua lớp người khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Giống như Đại Việt, sau một nghìn năm Bắc thuộc vẫn giành lại được độc lập, trở thành một nước tự chủ, có thể tự hào cất vang lên "Nam quốc sơn hà nam đế cư". Còn cuộc chiến tranh xâm lược nếu thắng lợi thì đó là sự tự hào, đã mở mang lãnh thổ cho đất nước, đem về những mảnh đất màu mỡ giàu có cho dân tộc, nhưng nếu thua thì là một cuộc chiến tranh vô nghĩa. Bao nhiêu xương máu đổ xuống cũng chỉ là để thỏa mãn tham vọng của tầng lớp thống trị mà thôi.

Thoát Hoan đứng lặng nghe tiếng đàn hát của An Tư. Hắn nhận ra sự run rẩy nghẹn ngào tuyệt vọng giọng hát của nàng. "Con mơ cưỡi chim hạc bay trên trời cao/Mơ thấy mẹ vun đắp cho con hạnh phúc/Con của mẹ đang đến, hãy đợi con mẹ nhé".

Cảm thấy có điều không ổn, Thoát Hoan liền xốc rèm bước vào. Hắn thấy An Tư mặc bộ y phục trang trọng, trang điểm trâm cài lược giắt lộng lẫy rực rỡ. Trước mặt là cây đàn bầu và một con dao. Con dao có chuôi giống như đầu trang trí của trâm cài tóc. Từ từ hạ miếng gảy xuống đặt ngay ngắn cạnh cây đàn. An Tư chậm rãi cầm con dao lên:

- Con của mẹ đang đến, hãy đợi con mẹ nhé

Bàn tay cầm con dao hướng mũi nhọn về phía tim mình. Nàng nhắm mắt, dứt khoát đâm mũi dao nhọn xuống. Màn kịch này An Tư đánh cược cả mạng sống của mình vào trái tim của Thoát Hoan. Hắn đã từng không đành lòng nhìn nàng chết đuối dưới sông, liệu có không đành lòng lần thứ hai?

Chú thích:

[1] Lời bài hát "Gặp mẹ trong mơ"
 
Đừng chết... An Tư!

Khi đọc đến những chữ cuối cùng... em thấy lòng buồn lên vô hạn... Một ván cờ mà An Tư đã đặt cược, bằng cả mạng sống của mình...? Nhưng sao ý định tự tử lại thật đến thế... Nàng... muốn chết...

Em tưởng tượng ra cảnh người thiếu nữ chơi đàn trên tường thành... nhớ đến ánh mắt khi An Tư xuống tay với Thiết Mộc Hoa... giai điệu bài "Gặp mẹ trong mơ" vang lên cuốn lấy tâm trí, dù chị đã dịch từ tiếng Mông Cổ, nhưng ca từ có thể lẫn vào đâu được...

Nếu An Tư... chết...?

Nhiệm vụ chưa hoàn thành thì nàng không chết... có lẽ ý đồ của chị vẫn thế... Nhưng... cái kết của nàng...? Chiến tranh sắp kết thúc, Thoát Hoan cũng đủ nham hiểm mà nảy ý nghi ngờ... An Tư, nàng sẽ chết...?

"Khi chàng nhìn thấy thi hài lạnh giá của em gái mình..."

Chị từng viết như thế khi miêu tả Nhật Duật... Em không quên... Em không cam lòng... Thực sự không cam...

.

Mà... chị à, gần đây chị viết hay quá. Trước đó chị cũng viết hay nữa... Không có lý do nào khiến em theo một fic dài đến 62 trang ngoài việc fic gây ấn tượng với em từ chương đầu. Nhưng Đại Việt du ký... càng đọc thì càng không thể dứt ra...
 
Cho em xin post qua truyen.org được không ạ? Em hứa sẽ dẫn nguồn đầy đủ.
P.s: Dạo này truyện càng ngày càng buồn, càng chậm ...
 
Em là một sâu của ĐVDK chị ạ. em đọc từ khi chưa có tài khoản KSV đến giờ, phải nói là fic rất hay, cuốn hút người đọc từ những trang đầu tiên, vả lại motip này cũng khá mới lạ trong fanfic box, em ghiền đại việt du kí từ đó. Thế nhưng em thấy dạo này, khi mà trong fic, cuộc chiến chống quân Mông Nguyên của Đại Việt sắp đến hồi kết thúc, mỗi chap mới đều mang một màu buồn man mác, gọi là căng thẳng cx chẳng có, chỉ thấy như chị đang chú tâm vào lời văn dùng để bộc lộ tâm trạng nhân vật An Tư, Nhật Duật, Ai-chan...thì phải.Và em cũng thấy họ khá giống nhau về cảm xúc, như có một cục đá cùng đè lên cõi lòng họ, khiến họ phải trăn trở rất nhiều. Chỉ là mấy dòng lan man không có nghĩa em lảm nhảm, mong chị bỏ quá cho nếu có gì không vừa lòng. Hóng chap mới của chị, hi vọng nó sẽ có màu sắc mới hơn.:KSV@03::KSV@03::KSV@03:
 
@Ran--Maru.. Cảm ơn bình luận của em. Chị tự nhận mình không đủ khả năng để viết về chiến tranh và chiến trận cho hấp dẫn kịch tính. Ngay từ khi bắt đầu viết với những ý tưởng sơ lược chị đã biết viết chiến trận đánh nhau với mình là quá sức, nhưng chị vẫn viết và cố gắng. Chị nghĩ chiến tranh nếu chỉ buồn man mác thì là vẫn nhẹ vì chưa thể diễn tả hết được nỗi đau sự tàn khốc của nó. Cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên chưa đi vào hồi kết mà với chị nó lúc này mới thực sự bắt đầu. Khi quân Nguyên mới tràn sang dù đã giao chiến nhiều trận nhưng quân Trần vẫn giữ nguyên tắc bảo toàn lực lượng và chờ thời cơ phản công. Nên chị nghĩ khi quân Trần phản công ấy mới là cuộc kháng chiến thực sự với những trận đánh thắng lợi đi vào sử sách để ngày nay Hàm Tử, Chương Dương đã trở thành tên đường, để chúng ta phải học bài thơ "Tụng giá hoàn kinh sư" của Trần Quang Khải trong sách giáo khoa. Chị nghĩ chiến tranh dù chiến thắng nhưng nước bị xâm lược vẫn là người chịu đau thương nhiều nhất nên dù hào hùng đấy, vinh quang đấy, khí thế đấy nhưng vẫn có "bi", tất nhiên là "bi tráng". Cuộc chiến liên quan đến mạng sống con người nó khác với một trận đấu thể thao như bóng đá. Bóng đá thắng có lẽ niềm vui trọn vẹn còn trong chiến tranh, thắng nhưng những người đã chết sẽ không sống lại, những gia đình đã đoàn tụ cũng không thể trở lại. Điều quan trọng là trước điều đó Haibara sẽ thấy ở những con người cô gặp sự lạc quan vẫn luôn tồn tại, sự vươn lên mãnh liệt không ngừng vượt qua khó khăn,...
 
Chương 64: "Hàm Tử bắt quân thù" [1]

Keng!!

Thoát Hoan đánh bay con dao khỏi tay An Tư.

- Nàng đang làm gì thế?

Nàng nhìn hắn, khoan thai ngồi xuống, chậm rãi đáp:

- Làm việc có thể dẫn đến cái chết.

- Tại sao nàng lại muốn tự tử?

- Thái tử, người có nhớ lần người vũ nhục thiếp trước mắt các tôn thất quy hàng của họ Trần không ? Sau đó người đã hỏi thiếp rằng vì sao thiếp vẫn còn sống? An Tư đã trả lời là:"Thái tử đối xử với thiếp không tệ. Vì thế nên thiếp chưa muốn chết."

- Nên bây giờ vì ta đối xử tệ với nàng nên nàng muốn chết? - Thoát Hoan cười khẩy - An Tư công chúa, nàng hãy thôi diễn trò đi.

- Thái tử đã quen chiến trận, chém giết nên người coi rẻ mạng sống vì thế mới nghĩ đến việc có thể đem mạng sống ra làm trò đùa - An Tư lắc đầu đáp. - Thiếp cũng chỉ là đang giúp thái tử mà thôi. A Lý Hải Nha chẳng yêu cầu người giết thiếp là gì? - Nàng vén lọn tóc ra sau tai mỉm cười ngước nhìn Thoát Hoan, đôi mắt long lanh ngập nước.

- Sống chết của nàng chỉ do ta quyết định. Một mình ta - Thoát Hoan đáp rồi rời đi.

An Tư bước tới ôm lấy hắn từ sau lưng. th.ân thể mềm mại ấm áp của giai nhân kề sát, vòng tay êm ái.

- "Xót thương một mối tình đoạn trường/Tình ý còn đây thân thác trên dặm đường/Hỡi ơi Nam hải sầu thiên thu/Máu đào Mỵ Châu hòa tan sóng bể dâu/Hỡi ai.. lời dối gian những ngày/Việc nước nặng thân, nên thác oan người yêu/Giếng sâu đành chôn một mối tình/Trọng Thủy Mỵ Châu lời ai oán ngàn sau" [2] - Nàng nói - Mỵ Châu đáng thương nhưng ít nhất Trọng Thủy cũng có yêu nàng. Còn thiếp thì không.

Thoát Hoan nắm lấy tay An Tư, hắn xoay người lại ôm lấy mỹ nhân. Nàng thút thít khóc. Hắn lau nước mắt cho An Tư, ngón tay thô ráp lướt trên gò má đào mịn màng. Nàng ngước mắt nhìn hắn:

- Thái tử, ngài nghe lời A Lý Hải Nha. Hãy giết thiếp đi. An Tư mệt mỏi rồi. Thân gái bèo trôi, thiếp không có nơi nào để đi, không có nơi để về, không có mục đích sống. Nghe lời A Lý Hải Nha, giết thiếp đi. Với thiếp đó là sự giải thoát. Chàng cũng không bị mang tiếng xấu là ham mê tửu sắc sao nhãng việc quân.

- Ta đã nói rồi. Sống chết của nàng chỉ do ta quyết định. Một mình ta!

Thoát Hoan cúi xuống hôn An Tư. Nàng nhắm mắt run rẩy vụng về đáp lại hắn. Nguyễn Khoái!

Nụ hôn say đắm trượt dần xuống cổ. An Tư vòng tay ôm lấy cổ Thoát Hoan.

- An Tư, ta muốn nàng - Giọng hắn khản đặc.

- Vâng - An Tư nén đau xót, uất nhục mà làm ra vẻ e thẹn đáp.

Nàng đưa tay lần tìm đến dây nút. Từng lớp y phục lần lượt rơi xuống. Đây lần thứ hai, An Tư chủ động cởi y phục khi hầu hạ Thoát Hoan. Nhưng lần này vẻ mặt nàng không còn cứng đờ vô cảm mang sự chống đối bài xích rõ ràng như lần đầu. Nàng biết vào lúc này khi nàng muốn làm Thoát Hoan mê mẩn say đắm mình, không thích hợp và thông minh chút nào khi nàng trưng ra vẻ mặt đó. Má nàng ửng hồng càng làm dung nhan thêm kiều diễm xinh đẹp động lòng người. An Tư chần chừ, bàn tay cứng đờ ngập ngừng kéo sợi dây buộc yếm và dải lưng buộc váy. Lần trước nàng dùng men cay của rượu làm chuếnh choáng để vượt qua nỗi nhục, đè nén sự căm hận thấu tận xương tủy đối với gã đàn ông kia xuống tận đáy lòng. Nhưng lần này đầu óc nàng hoàn toàn tỉnh táo. Sự đau đớn trong lòng càng lớn hơn bao giờ hết. Những giọt mồ hôi lấm tấm làm d.a thịt người thiếu nữ thêm quyến rũ. Thoát Hoan si mê ngắm nhìn người con gái đang hoàn toàn khỏa thân trước mặt mình. Sắc đẹp khiến người ta điên đảo. Lúc này hắn đã quên mất việc chưa thấy tung tích vua Trần, việc kho lương đang cạn dần, việc dịch bệnh hoành hành khiến nhiều binh lính bỏ mạng. An Tư ngại ngùng đưa tay che ngực rồi buông xuống. "...phải bằng mọi cách...". An Tư lặp lại trong đầu nội dung mật thư để lấy động lực tiếp tục làm cái việc nhục nhã ê chề đem thân mua vui cho giặc.

- Bẩm vương gia... - Một tên lính vén rèm bước vào bẩm báo và cứng đờ không nói được hết câu, chết trân khi nhìn thấy cảnh tượng trước mặt, hắn vội vã cụp mắt xuống.

Trước khi người lính kia bước vào An Tư đã nấp sau lưng Thoát Hoan. Nàng sợ hãi bám chặt vai hắn.

- Cút ngay!! - Thoát Hoan quát - Ai cho ngươi tự tiện bước vào ? Vô phép tắc. Lui ra, không có lệnh của ta không ai được vào diện kiến.

Trước vẻ hung dữ như muốn giết mình đến nơi của Trấn Nam vương, tên lính báo tin cấp báo nọ vội vàng lui ra.

"... không có lệnh của ta không ai được vào diện kiến."

An Tư chỉ đợi hắn nói ra câu này.

Nàng đổ thêm dầu vào lửa:

- Thiếp dẫu chỉ là cống vật, nhưng cũng là công chúa một nước, lại đã trở thành người của thái tử mà một tên lính vô danh tiểu tốt cũng dám tự tiện xông vào nơi ở của thiếp - Vừa nói vừa lau nước mắt.

- Mỹ nhân đừng giận, ta sẽ trừng phạt hắn.

Và lệnh chém đầu tên lính đó được ban ra chỉ vì một câu nói của người đẹp.

Thoát Hoan tiếp tục chuyện tốt đang dang dở.


Hắn vuốt ve sờ soạng khắp th.ân thể người thiếu nữ đứng trước mặt. Bàn tay hắn càn quấy từ bờ vai thon, xương quai xanh, dừng lại thật lâu ở bầu ngực căng đầy trắng nõn, hai nụ hoa hồng xinh nơi đỉnh núi tuyết rồi trườn xuống vòng eo duyên dáng, tấm lưng trần mịn màng và cặp mông quyến rũ, bắp đùi mềm mại. An Tư đứng im như tượng để hắn chơi đùa, nàng nhắc bản thân mình dù cố thế nào cũng phải thả lỏng cơ thể, không được làm hắn mất hứng mà nổi giận phá vỡ những cố gắng từ nãy đến giờ của nàng, làm hỏng đại sự.

- Sao lần nào nàng cùng ta cũng đều run rẩy như vậy? - Hắn vừa hôn hít cơ thể thiếu nữ vừa hỏi.

- Thiếp sợ - An Tư đáp.

Phải là ghê tởm mới đúng! Nàng thầm nghĩ trong đầu.

- Lần này ta sẽ khiến nàng hết sợ.

Hắn xoay người bế nàng lên. An Tư quàng tay ôm lấy cổ Thoát Hoan, nàng tựa đầu vào ngực hắn. Nhẹ nhàng đặt An Tư xuống gi.ường, Thoát Hoan nhanh chóng cởi y phục của mình. Mấy ngày hắn chưa gần gũi đàn bà, nay mỹ nhân nằm khỏa thân trước mặt dâng hiến, hắn không cưỡng lại được sự cám dỗ này. "...phải bằng mọi cách...". Một lần nữa An Tư tự nhắc nhở. Nàng cũng đâu còn gì để mất? Tất cả nhục nhã, ê chề, bẽ bàng đều đã trải qua hết rồi.

- Mở mắt ra nhìn ta - Thoát Hoan ra lệnh.

An Tư nhìn hắn, nàng chán ghét khi thấy dục vọng ngập tràn trong đôi mắt của tướng giặc. Hắn tách hai chân nàng ra. An Tư không phản kháng hay chống đối gì. Nàng nghiêng đầu để tóc che bớt gương mặt, không để hắn nhìn thấy nước mắt mình sắp trào ra. Nàng cảm nhận rõ khi Thoát Hoan từ từ tiến vào cho đến khi ngập sâu trong cơ thể mình. Giống như có một nhát sao bén nhọn đâm xuyên trái tim An Tư. Nàng cắn răng chuyển động th.ân thể phối hợp đón nhận hắn. Phải giữ chân hắn thật lâu, phải chiều chuộng hắn, phải quyến rũ hắn để hắn không thể nhận được tin báo tình hình chiến sự được truyền về, đảm bảo yếu tố bất ngờ cho cuộc phản công của triều đình. An Tư chủ động hôn hắn, đôi tay mềm mại siết chặt tấm lưng rắn chắc của Thoát Hoan. Nàng biết mỗi lần mây mưa, nàng chỉ cần tỏ ra chủ động một chút là hắn sẽ rất phấn khích mà chìm đắm trong hoan lạc.

Từng đợt sóng dồn dập nối tiếp nhau miên man. Thoát Hoan đắm chìm trong sự sung sướng kh.oái lạc của đàn bà mang lại mà không biết gì ngoài kia cách Thăng Long không xa, đại quân Đại Việt ẩn mình chờ thời cơ nay sắp vùng dậy với sự chắc chắn sẽ đại thắng. Chắc chắn sẽ thắng phải không Quốc công tiết chế ?! Xin đừng để sự hi sinh của An Tư là vô ích. Nguyễn Khoái, sa trường của chàng là ở trên lưng ngựa, trên chiến thuyền, còn em lấy chăn gối làm chiến trường. Chúng ta cùng chiến đấu vì Đại Việt.... Nhất định chiến thắng!

...

Haibara không biết Quy sẽ đưa nàng đi đâu. Khi nàng hỏi thì anh ta đáp là nàng yên tâm, anh ta chưa muốn bị đức ông vặt lông xáo măng nên nhất định sẽ đưa nàng đến một nơi an toàn. Và nơi an toàn ấy là doanh trại của Nhật Duật đóng gần cửa Hàm Tử.

.

- Chánh tướng, ngài gọi cháu ạ? - Quốc Toản nghe người báo Nhật Duật truyền tìm mình liền chạy đến.

- Ừ, chú muốn nhờ cháu đi đón một người - Nhật Duật rời mắt khỏi tấm bản đồ bố trí quân lực, ngẩng đầu nhìn Quốc Toản.

- Ai thế ạ?- Quốc Toản hỏi.

- Người mà Quy đưa tới. Đến nơi cháu khắc biết - Nhật Duật đáp.

Trước câu trả lời cũng như không trả lời của ông chú quý hoá, Quốc Toản mang theo ấm ức và tò mò mà đi đón người. Dù gì bây giờ cậu cũng là một phó tướng được chỉ huy một đội quân rồi nhé. Quốc Toản đi rồi Nhật Duật mới trả lời câu hỏi kia một cách không lạc đề:

- Là người mà phải kéo về đây, để trong tầm mắt, ta mới yên tâm được.

.

Một thời gian không gặp từ sau lần đến điền trang Bà Liệt, suýt nữa Haibara không nhận ra Quốc Toản. Từ cậu thiếu niên tức giận bóp nát quả cam vì không được dự Hội nghị Bình Than nay đã là một chàng trai 18 tuổi và trở thành phó tướng. Trong khi đó Quốc Toản vừa nhìn đã nhận ra Haibara ngay. Thư đồng của chú Chiêu Văn. Và cậu hỏi Haibara điều mà Trần Khâm từng thắc mắc:

- Chú Chiêu Văn có bỏ đói em không mà sao chẳng thấy em lớn lên tí nào - Quốc Toản cười hì hì.

- Dạ không ạ - Haibara đáp - Nếu Hoài Văn hầu thắc mắc, em sẽ hỏi đức ông cho người ạ - Nàng chớp mắt đáp.

- Thôi không cần đâu - Quốc Toản lập tức lắc đầu từ chối.

.

Khi Haibara được Quốc Toản đưa đến chỗ Nhật Duật thì chàng đang đứng chắp tay sau lưng, trầm mặc nhìn dòng sông nặng phù sa chảy trước mặt. Dưới ánh bình minh, người đàn ông mặc trụ giáp oai nghiêm đứng lặng như tượng, tấm áo choàng tung bay trong gió. Dù thế nào Haibara vẫn quen với hình ảnh trong trang phục quan văn thư sinh nho nhã của Nhật Duật hơn.

- Chú Chiêu Văn, người chú cần đón đây ạ - Quốc Toản lên tiếng.

- Ừm, cảm ơn, cháu lui đi - Nhật Duật không thèm ngoái đầu lại mà phũ phàng phẩy tay đuổi khách.

Quốc Toản đau lòng thất thểu trở về doanh trại.

Haibara im lặng, nàng không biết nên nói gì trước. Nhật Duật chậm rãi quay lại, nhìn nàng, rồi thở dài:

- Sao lại bướng bỉnh cứng đầu như vậy? Không nghe lời ta. Đã biết sai chưa?

- Xin lỗi. - Nàng đáp

Chàng bước đến gần nàng, khuỵu gối ngồi xuống để tầm mắt mình ngang với tầm mắt nàng. Đưa tay áp lên má Haibara, nơi vẫn còn vết sẹo do đòn roi chưa mờ hết, chàng nói:

- Gầy đi nhiều quá.

- Anh cũng vậy. - Haibara đáp, nàng nắm lấy bàn tay chai sạn của Nhật Duật đang áp lên má mình - Tôi không sao hết.

Nhật Duật không nói gì nữa, chỉ kéo nàng ôm vào lòng. Giáp trụ lành lạnh nhưng Haibara lại thấy ấm áp lạ lùng. Nàng nhắm mắt, cảm nhận hơi thở hiện hữu của người đang ôm mình, rất thật, mùi bạc hà quen thuộc vương vấn nơi chóp mũi. Ngày giặc Thát tràn vào làng Vọng như thác lũ, nàng đã tưởng sẽ không bao giờ còn được gặp lại Nhật Duật nữa. Không ngờ vẫn còn may mắn có ngày này. Hai người lặng ôm nhau rất lâu. Giây phút hiếm hoi họ cảm thấy bình yên trong những ngày chiến loạn chỉ có máu và nước mắt cùng xương trắng.

Rồi Nhật Duật lên tiếng:

- Phải chi nàng cao hơn tí nữa, ta đỡ mỏi chân.

Haibara ngọ nguậy đẩy chàng ra.

- Yên nào, để ta ôm nàng thêm một lúc nữa. - Chàng khẽ cười xoa đầu nàng.

Nàng cân nhắc rồi cũng nói:

- Tôi...đã gặp... An Tư công chúa. Người đã cứu tôi.

- Ta biết - Nhật Duật đáp.

- Anh không hỏi tôi công chúa như thế nào sao?

Nhật Duật hít sâu một hơi rồi đáp:

- Ta không muốn nghe chuyện đau lòng.

- Tôi cũng không muốn nhắc chuyện đau lòng - Haibara cắn môi đáp.

- Đừng nói với Nguyễn Khoái rằng nàng đã gặp An Tư.

- Tôi hiểu.

.....................

Sau một tháng đem quân vào Thanh Hóa tìm kiếm vua Trần trong vô vọng, Toa Đô bàn với Ô Mã Nhi quay lại Thăng Long hợp quân với Thoát Hoan trong tình thế này mới là thượng sách. Lương thực ngày càng cạn, thời tiết thì nóng bức, quân lính mệt mỏi. Đặc biệt là cánh quân của Toa Đô đã phải trải qua một quãng thời gian dài chinh chiến bên đất Chiêm. Chỉ có điều Ô Mã Nhi và Toa Đô đi dễ khó về. Quân Trần sẽ không để cho cánh quân này hợp với quân của Thoát Hoan ở Thăng Long. Nhất định không! Một trận đánh phản công ở cửa Hàm Tử đã được Nhật Duật tính toán chu toàn, vừa chặt đứt đường hợp quân của giặc, vừa phá vỡ tuyến phòng thủ bảo vệ Thăng Long trên sông Phú Lương của Thoát Hoan. Toa Đô dẫu có mọc cánh cũng không thể bay qua cửa Hàm Tử.

.

Cửa Hàm Tử nằm ở bên tả ngạn sông Phú Lương, gần bãi Màn Trù. Dâng trà cho các tướng trong trướng Nhật Duật xong, Haibara lui ra ngoài. Các tướng theo Nhật Duật đến đây đóng quân lần này, hầu như nàng đều biết mặt: Chiêu Thành vương, Hoài Văn hầu, Nguyễn Khoái, và vị tướng người Tống Triệu Trung. Triệu Trung, Nhật Duật nuôi quân ba năm dùng một giờ. Cửa Hàm Tử đang bị quân Nguyên chiếm giữ, nàng không biết nhiều về quân sự bố phòng nhưng cũng biết đây là một phòng tuyến quan trọng bảo vệ đại quân của Thoát Hoan ở Thăng Long. Haibara nhớ đến lần nàng theo Nhật Duật cùng Nguyễn Khoái, An Tư đi thị sát. Lần đó, đích thân Nhật Duật còn lặn xuống thăm dò địa thế lòng sông ở cửa Hàm Tử. Haibara chợt rùng mình, con người Nhật Duật... Thì ra anh ta đã tính trước sẽ có ngày tổ chức một trận đánh ở đây nên đã đi thăm dò địa hình đặc điểm của cửa Hàm Tử từ lâu, từ lúc mà quân Nguyên còn chưa đặt chân sang Đại Việt. Nhật Duật năm nay mới 30 tuổi. Kinh nghiệm chiến trận của chàng không nhiều, nhất là khi so với hai tướng Nguyên là Ô Mã Nhi và Toa Đô. Lần cầm quân phủ dụ chúa đạo Đà Giang chủ yếu là dùng kế sách chiêu hàng, chưa động binh đao. Quân Nguyên xâm lược, nàng mới thấy chàng đem quân đi đánh trận. Trận Thu Vật với Nạp Tốc Lạt Đinh, trận Bố Chính với Toa Đô, Nhật Duật đều thua trận và lui binh. Còn trận chiến sắp tới thì sao? Quân Trần sẽ thắng sau khi thua trận liên tiếp trên các chiến trường? Liệu có thể không? Thì ra thời gian nhanh như vậy, nàng ở bên Nhật Duật đã được 5 năm rồi. Năm năm khiến con người thay đổi vì thời cuộc, vì thế sự, giống như Nhật Duật, giống như An Tư... Còn nàng thì sao? Đôi lúc nàng vẫn cảm thấy không thật, nàng chỉ là đang mơ một giấc mơ thật dài mà thôi, một ngày nào đó sẽ tỉnh lại, và nàng vẫn đang ở Nhật Bản thế kỷ XXI.

.

- Ô Mã Nhi là một viên tướng hung hăng, giỏi thao lược, thành thạo cả thủy quân lẫn bộ binh. Toa Đô cũng vậy. Dù đã chiến đấu vất vả trên đất Chiêm, nhưng khi sang Đại Việt, chưa đầy nửa tháng Toa Đô đã chiếm được cả vùng Thanh-Nghệ. Hai tên tướng này, chúng ta đều không thể coi thường. - Nhật Duật vừa chỉ bản đồ vừa nói. - Kế hoạch chặn đường phục kích đoàn chiến thuyền của Toa Đô và Ô Mã Nhi như thế này....

Tất cả mọi người lắng nghe như nuốt lấy từng lời chàng nói. Khi kết thúc, Nhật Duật hỏi Triệu Trung:

- Triệu tướng quân có điều gì muốn nói không?

- Đại Tống nước mất nhà tan, trước Triệu Trung tôi cùng các binh lĩnh chịu ơn cưu mang của vương gia. Nay bợn rợ Mông xâm phạm Đại Việt, chúng tôi quyết tử chiến để giúp vương gia đánh đuổi bọn chúng, cũng là cơ hội để chúng tôi rửa mối thù mất nước, dẫu có thây vùi đáy sông cũng hả lòng. Kế sách của vương gia quả cao minh - Triệu Trung cung kính đáp.

Nhật Duật gật đầu rồi nhìn Quốc Toản dặn dò:

- Ta biết Hoài Văn từ lâu nóng lòng đánh giặc. Nhưng ra chiến trường kỵ nhất là có một cái đầu nóng. Nhiệm vụ của cháu được giao nặng nề và quan trọng. Cháu cần cho đoàn thuyền diễn tập thử nhiều lần trên khúc sông này - Ngón tay thon dài của vị nho tướng chỉ dọc trên bản đồ. Lúc tập dượt phải kín đáo không phô trương. Khi giao chiến tuyệt nhiên phải nhớ mục đích của mình là gì, không được hiếu chiến mà hỏng đại sự. Quân pháp không kể tình thân, mọi sai phạm ta đều nghiêm trị - Chàng nghiêm giọng.

- Mạt tướng cẩn tuân nghe theo lời của chánh tướng - Quốc Toản chắp tay cúi đầu nói

Nhật Duật quay sang nhìn Nguyễn Khoái:

- Toa Đô là kẻ có sức mạnh phi thường, muôn người khó địch. Năm Chí Nguyên thứ 5, Aju vây Tương Dương, cử ông ta làm tuần tiễu, có trận chiến Toa Đô tự tay chém được hơn 300 thủ cấp quân Tống. Trọng trách trực tiếp giao chiến với hắn, ta giao cho khanh, Nguyễn Khoái.

- Còn ta thì sao? - Chiêu Thành vương lên tiếng.

- Chiêu Thành huynh đảm nhiệm một việc rất quan trọng đó là... - Nhật Duật mỉm cười.

.................

Hội nghị bàn tròn trong trướng Nhật Duật giải tán, các vị tướng lo trở về chỉnh đốn binh linh chuẩn bị cho nhiệm vụ của mình. Khắp doanh trại khí thế đánh giặc sục sôi, tấp nập.

.

Haibara phụ giúp bộ phận hậu cần đi phát quân nhu cho các tướng sĩ. Nàng cùng họ đi đến từng lều một. Vừa mới đến cửa đã nghe thấy tiếng cười đùa ồn ào từ trong vọng ra. Đã nhiều lần nàng tự hỏi tại sao trong chiến tranh mất mát đau thương nhiều như vậy, hiện thực tàn khốc như vậy, sống và chết chỉ cách nhau trong gang tấc, họ vẫn có thể cười đùa vui vẻ, thậm chí ca hát được. Lấy tiếng hát át tiếng binh đao. Haibara nhớ đến bài báo nàng từng đọc, theo báo cáo của Pew - trung tâm nghiên cứu xã hội nổi tiếng tại Mỹ đặt trụ sở tại Washington về một cuộc khảo sát diễn ra từ ngày 17/3 tới 5/6/2014 với sự tham gia của 48.643 người tại 44 quốc gia trên thế giới về sự lạc quan, Việt Nam đứng đầu trong danh sách các quốc gia trên thế giới có thái độ lạc quan. Có lẽ sự lạc quan ấy được vun đắp qua rất rất nhiều thế hệ.

- Trọng ơi, em rất nhớ chàng. Ngày ngày ngóng trông chàng trở về, như đá vọng phu không đổi. Con nghé chúng ta cùng đỡ đẻ, đến khi chàng trở về chắc có thể cày ruộng được rồi...

Tiếng đọc thư nhà của một người lính. Tiếp theo là tiếng cười ồ lên. Người đang đọc hắng giọng:

- Yên nào, yên nào, trật tự. Có muốn nghe tiếp không ?

Ờ tất nhiên người đang đọc không đọc thư của mình mà đang đọc thư của một anh lính xấu số nào đó, vừa nhận được thư chưa kịp đọc đã bị đồng đội giật lấy rồi đọc oang oang lên cho tất cả mọi người cùng nghe.

- Trả đây, trả đây - Tiếng nạn nhân gào lên trong vô vọng.

Nàng bước vào trong thì thấy cảnh tượng nhốn nháo, một anh đang chịu cảnh bị lấy thịt đè người, chẳng thể giãy giụa nổi, trông đến tội.

-.... Mong chàng bình an trở về, cùng em chăm bầy lợn con.

- Ha ha...ha ha...Đọc nữa đi.

- Hết rồi.

- Ngắn thế

Vừa được giải thoát, anh lính tội nghiệp liền vùng dậy giật phắt lấy bức thư của mình. Một người vỗ vai anh ta trêu:

- Ái chà, Trọng ơiiii. Cậu sướng thật đấy. Em nhớ chàng lắm... Ha ha

- Ha ha ha... - Những tràng cười lại rộ lên.

- Trật tự, sắp hàng, nhận quân nhu - Người lính đi cùng nàng hô to

Ngay lập tức, đám thanh niên trai tráng nhốn nháo sắp thành hai hàng đều tăm tắp, không lệch một phân. Haibara lần lượt phát quân nhu cho họ.

Xong việc nàng đến trướng của Nhật Duật, pha sẵn cho chàng một ấm trà. Chàng cũng vừa mới đi kiểm tra các chiến thuyền trở về. Các chiến thuyền chuẩn bị cho trận chiến được đậu thành dãy ngay ngắn sát bờ ẩn dưới những lùm cây tối om, rậm rạp. Nhật Duật hài lòng với số chiến thuyền đã sẵn sàng ứng chiến bất kỳ lúc nào khi Toa Đô xuất hiện.

Uống một chén trà cho đỡ khát và xua tan bớt cái nóng, Nhật Duật vẫy Haibara lại gần.

- Đức ông có gì sai bảo ạ? - Nàng nhếch môi hỏi.

- Nhìn thấy gì đây không? - Chàng chỉ vào những giọt mồ hôi lấm tấm trên vầng trán cao rộng của mình.

- Dạ thấy lỗ chân lông - Haibara đáp.

Nhật Duật sặc trà. Ho khan vài tiếng rồi lấy lại phong độ, chàng nói:

- Giúp ta lau mồ hôi đi.

Haibara ném cho chàng một cái lườm cháy tóc. Nhưng vẫn đưa tay áo lên giúp chàng lau mồ hôi. Haibara phải thừa nhận trước đây nàng khá là ghen tỵ với làn da trắng trẻo mịn màng như quảng cáo mỹ phẩm của Nhật Duật. Nhưng sau những ngày lăn lộn chiến trường sương gió, làn da đáng ghét đó đã sạm đen đi vì khói lửa, còn có vài vết sẹo mờ mờ. Có lẽ chàng đã trải qua rất nhiều vất vả. Khóe môi Nhật Duật nhích lên khi nhìn Haibara chăm chú lau mồ hôi cho mình.

- Mà nhóc có gì vui, lúc ta vào thấy nhóc đang tủm tỉm cười.

- Lúc đi phát quân nhu, thấy một anh lính bị mọi người đọc to thư tình nên cháu thấy buồn cười. - Nàng đáp. - Chuyện riêng tư...

- Trong doanh trại, trên dưới tất cả một lòng, ăn cùng mâm, ngủ cùng gi.ường, áo cùng màu, không có gì là riêng cả. - Nhật Duật nói - Có vậy thì mới đánh thắng được giặc. Tất nhiên trừ đàn bà.

Và Thoát Hoan đang phạm vào điều này.

........................

Thám báo trinh sát truyền tin về, đoàn thuyền chiến của Toa Đô đã xuất hiện, đang dần tiến về cửa Hàm Tử. Binh lính trong doanh trại lập tức xuống thuyền ngày đêm phục sẵn, tinh thần chiến đấu lên cao. Nhật Duật bố trí đại đội binh thuyền của mình tập trung ở cửa Hàm Tử. Gió đêm lồng lộng. Ánh trăng nhàn nhạt. Theo tin tình báo, chàng dự tính sáng mai Toa Đô sẽ đến đây. Cửa Hàm Tử bốn bề yên tĩnh, lặng như tờ, chỉ có tiếng sóng ầm ì. Trên nền trời đen thẳm lác đác vài vì sao thưa thớt. Trời nước mênh mông như hòa làm một.

...

Haibara thao thức không ngủ được. Nàng ngóng về phía cửa Hàm Tử nhưng chẳng thấy gì ngoài màn đêm đen kịt.

- Có lời gì nói với ta trước khi ta ra trận không? - Nhật Duật đã hỏi nàng thế.

- Vạn sự tất thành - Nàng đáp.

- Chúc hay lắm - Chàng cười - Nhưng ta cần món quà này hơn.

Một nụ hôn phớt nhẹ qua trán Haibara như chuồn chuồn đạp nước, khi nàng định thần lại thì tấm áo choàng phất phới của người đó đã khuất trong màn đêm.

"Tôi còn muốn chúc anh bình an. Chiêu Văn vương, tôi mong anh thắng trận nhưng càng mong anh bình an trở về. Dẫu tôi biết mọi sự đã đi vào lịch sử, sẽ không vì lời chúc của tôi mà suy chuyển gì" - Nàng lẩm nhẩm tự nói với chính mình.

................................

Đoàn thuyền hoàng tráng của Toa Đô trống giong cờ mở vượt qua cửa bể Thiên Trường tiến vào dòng sông. Hàng trăm chiến thuyền đồ sộ nối đuôi nhau rẽ sóng lướt đi. Đoàn thuyền dài mấy dặm liền, dàn hàng ngang kín cả lòng sông. Buồm căng trùng trùng san sát như nấm sau mưa, dưới nắng hè rợp bóng xuống mặt nước làm mặt nước tối sầm lại. Đứng cách đấy xa mấy dặm, Nhật Duật không khó để nhìn thấy đoàn thuyền của Toa Đô cùng tiếng chiêng trông khua khoắng ầm ĩ náo động cả một khúc sông.

Toa Đô đã cho quân tuần tiễu đi thám thính trước khi rời biển vào sông. Nghe tin trinh sát báo rằng hai bên bờ sông, làng mạc quạnh hiu, không có người ở, không có gì đáng ngờ, Toa Đô mới yên tâm, buông lỏng cảnh giác. Việc làng mạc của bọn dân Giao Chỉ vắng vẻ tiêu điều, Toa Đô không lạ gì. Dọc đường hành quân, vì thiếu lương, nhiều lần hắn đã phải cho quân đổ bộ lên bờ, tràn vào các xóm làng cướp bóc tìm kiếm lương thực nhưng không gặp làng bỏ hoang thì cũng gặp mai phục. Nên quân của hắn chẳng cướp được gì mà nếu có thì cũng chẳng nhiều nhặn là bao, chẳng đủ để đáp ứng hết nhu cầu của binh lính đông đảo, thậm chí còn gây thêm xích mích xô xát trong quân vì giành miếng ăn.

- Thẳng tiến vượt qua Hàm Tử quan, đề phòng mai phục - Toa Đô hạ lệnh

Toa Đô nhẩm tính với tốc độ đang đi nhanh như thế này của đoàn thuyền, nếu đi suốt ngày đêm thì sáng ngày kia hắn sẽ tới được Thăng Long, hội quân với đại quân của hoàng tử Thoát Hoan ở đấy. Ấy là Toa Đô cẩn thận căn dặn quân lính như vậy nhưng hắn ta không cho rằng sẽ gặp quân Trần ở đây. Trong quá trình bị quân thiên triều truy đuổi hoặc, để chạy trốn hoặc rút lui do thua trận, quân Trần đã bỏ lại rất nhiều thuyền chiến với số lượng lớn. Do đó chỉ với một tháng, quân Trần không thể nào có ngay lượng thuyền chiến cần thiết để tổ chức phản công bằng thủy quân được. Và hắn đã lầm, hoặc cũng có thể vì hắn không hiểu đối thủ của mình, không hiểu những người dân của đất Việt trời Nam. Dù cho rằng quân Trần không đủ thuyền chiến để đón đường chặn đánh đoàn thuyền của mình nhưng không hiểu sao bằng linh cảm của mình và bao năm kinh nghiệm chinh chiến lặn lộn nơi sa trường với hàng trăm trận lớn nhỏ, Toa Đô e ngại có sự chẳng lành.

Khi Toa Đô đang định buông lỏng cảnh giác và thở phào nhẹ nhõm thì bỗng một tiếng động rất lớn nổ vang, chấn động cả sông nước. Toa Đô biết là sự không hay liền trèo ngay lên vọng lâu để quan sát phía trước. Một đoàn thuyền nhỏ khoảng năm chục chiếc từ trên thượng lưu của sông đang lao xuống như tên bắn bun vút về phía đoàn thuyền của hắn. Viên tướng chỉ huy đoàn thuyền của quân Trần đứng ở mũi tuyền đi đầu rất trẻ, gương mặt non nớt búng ra sữa, chắc chỉ mười bảy, mười tám tuổi, trong mắt Toa Đô, đó chỉ là một tên nhãi ranh vắt mũi chưa sạch. Đó là Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. Đoàn thuyền nhỏ của cậu dàn thành hàng ngang trên mặt sông, nhìn từ xa trông chẳng khác gì bầy cá nhỏ trước miệng bầy cá lớn là đoàn chiến thuyền hoành tráng đang hùng dũng vượt sóng của Toa Đô.

Quốc Toản hét lớn:

- Hỡi những tráng sĩ hào kiệt của điền trang Bà Liệt, đại quân đã rút lui nhưng Toản ta không cam tâm nhìn giặc đi lại trên đất nước ta như chốn không người. Chỉ có kẻ hèn nhát mới ham sống sợ chết rút lui. Tất cả anh em hãy tiến lên, xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù, dù có thây phơi trên sông cũng cam lòng. Quyết tử phá cường địch, báo hoàng ân.

Đây là lời thoại mà chú Chiêu Văn lên kịch bản, yêu cầu cậu khi khiêu chiến với Toa Đô phải nói như vậy cộng thêm biểu cảm gương mặt diễn xuất dưới sự chỉ dẫn của cô bé thư đồng nọ.

Toa Đô cười khẩy khi thấy Quốc Toản. Hắn đã lo lắng khi nghe tiếng pháo hiệu. Hơn ai hết, hắn hiểu đoàn thuyền của mình nhìn dũng mãnh như vậy thôi nhưng thực ra từ hắn đến quân lính đều đang mệt mỏi do thời tiết nóng bực, do không quen cái lam sơn chướng khí khó chịu của mảnh đất này, do đau ốm, do đói. Nếu thực sự gặp phải quân Trần đông thì cũng lành ít dữ nhiều. Nhưng nay thấy kẻ chặn đường đón đánh mình chỉ là một nhúm quân, với tên tướng là một thằng nhãi ranh ngựa non háu đá, lại còn tự phát đi gây chiến, rõ ràng là chán sống muốn tìm đến cái chết mà, Toa Đô khinh bỉ coi thường. Ờ đây chính là mục đích mà Chiêu Văn vương cử Quốc Toản làm tướng tiên phong. Và Toa Đô không hề biết người từng là bại tướng dưới tay hắn ở trận Bố Chính đã bài trí những gì trong lần tái ngộ này với hắn.

Toa Đô ra lệnh cho quân lính dàn trận. Nhưng bên kia Quốc Toản không để phí thời gian, cậu chỉ huy quân lính bắn tên. Dưới loạt mưa tên bắn sang ào ào, quân Nguyên kẻ bị thương ở bụng, người ở chân, nhiều kẻ bị ngã xuống nước.

- Xông lên, đè bẹp mấy cái thuyền nát của quân Trần cho ta - Toa Đô gầm lên

Hắn đứng ở mũi thuyền cùng lũ tướng dưới trướng, binh khí dưới ánh nắng lóe lên chói cả mắt. Đã xác định được kẻ nào là Toa Đô, Quốc Toản ra lệnh cho binh lính tập trung nã tên về phía hắn. Dưới trận mưa tên, Toa Đô bình tĩnh sai tướng sĩ đem khiên cản tên. Thấy có bắn thêm cũng chỉ lãng phí tên, Quốc Toản hô ngừng bắn. Toa Đô kêu một tướng làm tiên phong lên giao chiến lấy đầu Quốc Toản. Nhưng kẻ này không phải đối thủ của cậu, chỉ qua vài hiệp, lưỡi đao sắc bén của Quốc Toản đã khiến tên tướng nhà Nguyên đầu lìa khỏi cổ, xác chìm xuống lòng sông. Cậu cười vang:

- Tên rùa rụt cổ Toa Đô chắc đánh không nổi ta nên mới cho kẻ bất tài vô dụng này ra. Ha...ha...

Trời đã nóng lại thêm câu khích tướng của Quốc Toản khiến Toa Đô sôi máu. Hắn cho thuyền áp sát thuyền của Quốc Toản. Khi cái búa nặng đến hàng trăm cân của Toa Đô giáng xuống, Quốc Toản đưa đao đỡ mà cảm giác hai tay tê rần như sét đánh, chân loạng choạng, cái thuyền của chàng đang đứng tròng trành như sắp bị hất ngược.

- Nhãi con không biết lượng sức - Toa Đô nói.

Quốc Toản vội cho thuyền lùi ra xa thuyền của Toa Đô để tránh đòn thứ hai chuẩn bị đánh tới của hắn. Chú Chiêu Văn nói không sai, Toa Đô có sức khỏe phi thường, lực của cậu không thể đánh cùng hắn. Quốc Toản lau mồ hôi ra lệnh cho đoàn thuyền của mình ngừng chiến rút lui với tốc độ nhanh nhất.

- Giết chết hết đám sâu bọ tôm tép này cho ta - Toa Đô lệnh cho đoàn thuyền chiến đuổi theo

Quốc Toản cho thuyền vừa rút chạy vừa bắn tên nã vào đoàn thuyền của giặc giống như trêu ngươi. Rượt đuổi một lúc, mặt trời đã lên cao tỏ nắng chói chang khiến cái sự oi ả nóng bức càng tăng. Toa Đô và binh lính của hắn mồ hôi nhễ nhại, nóng bức đến khó thở, rồi từng toán một tranh nhau vục đầu xuống sông mà uống nước, tốc độ thuyền truy đuổi chậm dần.

Lúc này một hồi trống đồng dồn dập vang lên. Tiếp theo là tiếng thét khí thế vang trời:

- SÁT THÁTTTTTTTT !!!

Không biết từ lúc nào từ trên thượng lưu sông đã xuất hiện một đoàn chiến thuyền lớn hùng hậu lao xuống. Chiếc thuyền chỉ huy dẫn dầu, trên nóc lá cờ thêu chữ "Chiêu Văn" tung bay phất phới trong gió. Quốc Toản thấy ông chú mình đã lộ diện liền biết mình đã hoàn thành việc khiêu chiến nhử địch, cậu hăm hở cho đoàn thuyền của mình quay lại nghênh chiến. Nhật Duật cho đoàn thuyền xông thẳng vào đoàn thuyền của địch, các chiến thuyền hai bên kề sát nhau. Quân Trần từ những chiến thuyền tràn sang thuyền giặc giao đánh. Tiếng sóng nước bị tiếng gươm giáo đao kiếm va vào nhau lấn át. Quân Nguyên đang mệt mỏi rệu rã bị tập kích bất ngờ liền hỗn loạn. Nhật Duật cho bắn pháo lệnh. Từ một nhánh sông bên phải, xuất hiện một đoàn thuyền nữa uy phong rầm rộ kéo đến. Đoàn thuyền này không phải của quân Trần. Quân Nguyên mừng rỡ khi hay cứu viện đã đến. Nhưng không phải ! Đó là đoàn thuyền của quân Tống. Triệu Trung mặc giáp trụ sáng ngời đứng đầu đoàn thuyền dưới lá cờ đề chữ "Tống" rất to, hô lớn:

- Bọn rợ Thát Đát hãy nghe cho rõ đây, Đại Tống đã đông phong tái khởi, giành lại được giang sơn bờ cõi, bêu đầu chó của Hốt Tất Liệt, quét sạch lũ man di khỏi nước, khôi phục giang sơn. Triệu Trung ta thuận theo thánh chỉ của thiên tử Đại Tống sang giúp Đại Việt đánh đuổi tụi bay.Hỡi những người con của Đại Tống bị bọn rợ Thát bắt ép đánh giết, hãy quay đầu là bờ, cùng giúp Đại Việt giết hết kẻ thù diệt quốc để lập công chuộc tội, trở về quê cha đất tổ.

Sau tiếng hô của Triệu Trung, các binh sĩ người Tống đồng loạt hô vang khí thế theo lời thoại Nhật Duật đã biên soạn:

- Đại Tống giải phóng! Quét sạch quân Nguyên! Trả ơn Đại Việt, đập tan bọn Thát!

Nghe những tiếng nói phương Bắc quen thuộc, đích thị là người Tống, quân Nguyên chưa hết hoang mang vì sự tập kích của quân Đại Việt, nay lại thêm lo sợ hoảng hốt khi hay Đại Tống đã lấy lại được nước và đánh bại quân Nguyên ở Trung Nguyên. Quả là một đòn giáng tâm lý nặng nề khiến sĩ khí đối phương chao đảo mà Nhật Duật đã vạch ra mưu kế. Nhật Duật phất cờ, một loạt tên gắn giấy bắn sang thuyền quân Nguyên, những tờ giấy mang nội dung chỉ đánh bọn rợ Mông, không đánh người Tống. Kế ly gián này mang lại hiệu quả đúng như chàng dự liệu! Trong hàng ngũ quân của Toa Đô, những người lính Tống bắt đầu dao động, không dốc lòng chiến đấu và khi Triệu Trung - hoàng tử của nhà Tống xung phong đến đâu thì rất nhiều người đã quy hàng và quay sang đánh lại quân Nguyên.

Quân Toa Đô trực diện bị tấn công bởi quân chủ lực của Nhật Duật, bên phải bị sức ép tới tấp của quân Triệu Trung - đoàn quân vốn đã giao chiến với quân Nguyên nhiều lần và vô cùng quen thuộc với lối đánh của đối phương, bên trái là quân của Quốc Toản đang đánh rất hăng. Trời càng lúc càng nóng, gay gắt, mồ hôi quân Nguyên vã ra như tắm khiến chúng càng thêm mệt mỏi. Kẻ nào kẻ nấy thở hồng hộc, mặt mũi đỏ gay, nhiều tên không chịu được nóng phải cởi bớt áo giáp ra mà đánh nhau. Quân Nguyên bắt đầu rối loạn, nháo nhác, kẻ lao xuống sông, kẻ rời bỏ vị trí chạy sang thuyền khác, kẻ buông vũ khí, kẻ chạy xuống khoang thuyền trốn. Khung cảnh cửa Hàm Tử lúc này mặt nước phủ kín thuyền lớn nhỏ ngang dọc hỗn độn, thuyền vỡ, xác người lổn nhổn trên mặt nước. Ánh nắng càng làm cho cái màu đỏ ngầu ngầu vì máu của nước sông càng thêm chói mắt, mùi tanh sặc sụa bốc lên. Trên sàn những chiến thuyền của quân Nguyên, vương vãi nhơ nhớp phân và nước tiểu cùng những bãi nôn mửa tung tóe. Cả xác người chết lẫn người sống nằm dài la liệt, chồng chất lên nhau, có kẻ đã tắc thở, có kẻ ốm nặng không nhích nổi, có kẻ sắp chết, kẻ thì bị thương nặng, kẻ thì vì hoảng sợ mà chết ngất. Những kẻ bị ốm, đứa đang mắc thổ tả thì miệng nôn trôn tháo, đứa mắc sốt rét thì vừa rên rỉ vừa run lẩy bẩy. Lũ người ốm ngất đi trong hoảng sợ. Máu chảy thành sông. Tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng kêu gào thảm thiết, tiếng gầm thét, tiếng binh khí… Những thứ âm thanh hòa vào nhau chát chúa nhức óc kinh khủng. Toa Đô thét to lệnh quân sĩ ổn định tinh thần, giữ vững thế trận, dàn lại đội hình nhưng vô ích, không thể cứu vãn nổi.

Trước tình hình vô cùng bất lợi, giằng co thêm sẽ tổn thất càng lớn, quân Nguyên càng đánh càng rệu rã trong khi quân Trần càng đánh càng hăng. Hắn phải ra lệnh cho quân sĩ quay thuyền mở đường chạy ra biển. Nhưng đoàn thuyền chật vật mãi mà vẫn chưa quay đầu được. Quân Trần đã chiếm được nhiều thuyền, cờ của Đại Việt tung bay phất phới kiêu hãnh trên nóc thuyền quân Nguyên, nhuộm cả sắc trời. Thuyền không bị quân Trần chiếm thì bị đắm hoặc bị đốt cháy, một số khác thì người chèo người lái đã bị giết hết chẳng còn người điều khiển. Trong lúc hỗn loạn quay đầu rút lui, đoàn thuyền của Toa Đô không tránh khỏi va vào nhau khiến thuyền của quân mình cái thì nghiêng, cái thì lật, cái thì bị chìm. Nhưng khi đoàn thuyền của Toa Đô vừa quay đầu thành công thì lại một tiếng pháo hiệu nữa nổ lên, như tiếng sét đánh ngang bầu trời, xé toạc trái tim đang run sợ của quân Nguyên. Chặn đường ra biển của chúng lại là một đoàn thuyền hiên ngang hùng dũng nữa của quân Trần. Nguyễn Khoái đứng ở mũi thuyền đi đầu. Chàng rút đao bên hông hô vang:

- Xung phong!

Quân Nguyễn Khoái chèo thuyền áp sát thuyền quân Nguyên rồi tràn sang giao chiến. Nguyễn Khoái cầm đao xông tới trực tiếp giao chiến với Toa Đô. Toa Đô không hổ danh là mãnh tướng kinh qua trăm trận của Đại Nguyên. Một đòn giáng xuống nặng tựa trăm cân, hắn và Nguyễn Khoái đánh nhau kịch liệt, vô cùng dữ dội. Binh khí hai bên chạm nhau tóe lửa. Toa Đô phải dồn hết tâm trí vào việc đối phó với thanh đao lợi hại mang theo kình lực kinh người trong tay Nguyễn Khoái, không còn thời gian để điều binh khiển tướng chỉ huy đám tàn quân vốn đã bết bát và rối loạn của mình. Trận chiến giữa hai viên tướng dần dần chuyển biến thành Toa Đô chỉ còn ra chiêu để chống đỡ, không đủ sức để tấn công đối phương nữa. Lúc này Toa Đô trông chờ vào đoàn thuyền của Ô Mã Nhi nhanh chóng đến cứu viện. Nhưng hắn không biết đoàn thuyền của Ô Mã Nhi đã bị Chiêu Thành vương chỉ huy quân đánh chặn. Quân Nguyên kẻ thì nhảy xuống sông bơi vào bờ chạy trốn, nhiều kẻ đã buông vũ khí quy hàng. Toa Đô trước tình cảnh đó cố gắng tung một đòn cực hiểm về phía Nguyễn Khoái rồi chớp thời cơ nhảy xuống một chiếc thuyền nhỏ gần đấy để tẩu thoát. Không chần chừ, Nguyễn Khoái phi thanh đao trong tay đâm trúng lưng tướng giặc khiến hắn kêu rống lên vì đau đớn, lớp áo giáp giày đã cứu mạng Toa Đô nhưng vẫn khiến hắn bị trọng thương. Toa Đô cố gắng gượng chèo thuyền thoát khỏi vòng vây để chạy. Nhật Duật ra lệnh cho Nguyễn Khoái dẫn quân lên bờ đuổi theo đám tàn quân Nguyên. Tiếng trống cất lên dồn dập. Nghe tiếng trống lệnh, dân làng hai bên bờ sông cầm theo cuốc thuổng gậy gộc xông ra cùng quân triều đình đánh giặc. Chỉ đối phó với quân triều đình đã đủ khiến quân Nguyên choáng váng nay lại thêm dân làng, chúng càng thê thảm.

............

Nghe tiếng trống trận vang vang, lại thấy dân chúng xung quanh náo nức đi đánh giặc, Haibara liền chạy ra trông ngóng. Nàng hòa cùng dòng người đang đổ ra bờ sông mỗi lúc một đông. Khi nàng ra đến nơi thì trận chiến đã kết thúc. Đám tàn quân rút lên bờ đa phần bị bắt sống hoặc bị giết chết. Quân Đại Việt chiếm được chiến thuyền của quân Nguyên, Nhật Duật đã chỉ huy các tướng lĩnh sắp xếp và dàn lại hàng thuyền cho ngay ngắn để thu quân. Trên những nóc chiến thuyền san sát dưới sông, trên bờ, rừng cờ Đại Việt tung bay phất phới trong gió. Haibara trông rất rõ người đứng hiên ngang oai phong ở mũi chiếc chiến thuyền đi đầu. Tấm áo choàng bay phần phật. Nhật Duật rút kiếm chỉ lên trời, hô vang:

- Đại Việt chiến thắng! Hàm Tử bắt quân thù!

Không gian lập tức dậy lên tiếng hô âm vang hào hùng của quân dân.

- Đại Việt chiến thắng!

Vào khoảng khắc ấy, Haibara thấy tim mình rung động mãnh liệt vì bóng hình oai nghiêm của người đứng đầu chiến thuyền kia hay vì tiếng hô khí thế địa chấn, nàng cũng không rõ nữa!

Chú thích:

[1] Câu thứ hai trong bài thơ "Tụng giá hoàn kinh sư" của Trần Quang Khải

[2] Trích lời bài hát "Chuyện thành Cổ Loa"
 
"Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nay gắng sức
Non nước ấy ngàn thu."


Năm ấy, em học lớp bảy, không nghĩ mình sẽ theo khối C, cũng không có ấn tượng gì với bài thơ này. Trận Hàm Tử, là trận nào, và ai chỉ huy? Em không biết. Nhưng bây giờ thì khác rồi. Cảm ơn chị vì đã làm sống lại trong em cả một trận Hàm Tử, cả một triều đại nhà Trần với hào khí Đông A như vậy.

Ở chương này, điều cần nói về An Tư em đã nói hầu như toàn bộ, nên chỉ có thể lo xa cho số phận nàng sau này. An Tư, nàng yên tâm, Đại Việt sẽ thắng!

Haibara trong chương này, thật xuất sắc. Chị miêu tả tâm lý của nàng, và Nhật Duật, đủ hoàn hảo để kéo lại mạch cảm xúc đang trôi về phía An Tư. "Tôi mong anh bình an...", lời thoại không thể chê vào đâu được, rất Haibara. Vẫn lạnh lùng nhưng trái tim được sưởi ấm. Đúng là dòng chảy lịch sử không thay đổi, nàng cũng không nhúng tay vào được, nhưng sự tồn tại của nàng trong Đại Việt du ký, hoàn toàn có ý nghĩa.

Câu thoại của Nhật Duật trong chương này, chị cho em mượn nó tỏ tình được không? (Em đùa) "Là người mà nhất định phải kéo về đây, để trong tầm mắt, ta mới yên tâm được". Cả khoảnh khắc chàng ôm Haibara và tâm trạng hai người lúc đó nữa. Hoàn hảo chị à! Hoàn hảo!

"Phá cường địch! Báo hoàng ân!" là... lời thoại của Trần Nhật Duật, dưới sự biên đạo diễn xuất của Eva khóc nhè...? Em sặc trà như Nhật Duật đây ạ. Dù oai nghiêm thật đấy, và thực sự sáu chữ này là của chính Trần Quốc Toản, nhưng cứ đọc lại đoạn này là em... sặc trà. Haibara... nàng cho ta xin chút trà nữa được không...?

"Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi..."

(Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi)

Nói là bắt sống, nhưng trận này Toa Đô tơi tả. Tặng một cây nhang... Chuẩn bị đoàn tụ với Ô Mã Nhi nhé.

Hình ảnh "cờ Đại Việt trên nóc thuyền quân Nguyên" và lá thư của Trọng làm em nghĩ đến U23... Cảm xúc đọng lại gợi nguồn cảm hứng nhiều cho chị quá...

Em... nói hết rồi ạ...
 
Hiu hiu. Cảm giác Nhật Duật và Haibara đã trải qua những thời khắc sinh ly tử biệt nên hiện tại rất trân trọng khoảng thời gian bên nhau. Đoạn Nhật Duật ôm Haibara ngọt ngào và ấm áp quá:KSV@15: .Hôm nay mình đi đào tạo ở phố Trần Nhật Duật. Về mở thử kenhsinhvien thì thấy cậu ra chap mới. Tự dưng thấy hạnh phúc ghê :KSV@11:
 
@Nga Robot
"Phá cường địch! Báo hoàng ân!" là... lời thoại của Trần Nhật Duật, dưới sự biên đạo diễn xuất của Eva khóc nhè...? Em sặc trà như Nhật Duật đây ạ. Dù oai nghiêm thật đấy, và thực sự sáu chữ này là của chính Trần Quốc Toản, nhưng cứ đọc lại đoạn này là em... sặc trà. Haibara... nàng cho ta xin chút trà nữa được không...?"
=> Câu phá cường địch báo hoàng ân đúng là của Quốc Toản, nhưng Nhật Duật và Haibara biên kịch chỉ đạo diễn xuất cho Quốc Toản đoạn này thôi:"Hỡi những tráng sĩ hào kiệt của điền trang Bà Liệt, đại quân đã rút lui nhưng Toản ta không cam tâm nhìn giặc đi lại trên đất nước ta như chốn không người. Chỉ có kẻ hèn nhát mới ham sống sợ chết rút lui...." Mục đích là để đánh lừa Toa Đô, khiến Toa Đô khinh địch cho rằng đợt tấn công của Quốc Toản chỉ là tự phát, háu chiến, bất mãn vì triều đình đem quân chạy trốn, từ đó dụ Toa Đô đuổi theo đến chỗ quân Nhật Duật đã mai phục sẵn

Sao đọc lá thư của Trọng em lại nghĩ đến U23?

@MeoDeoNo Phố Trần Nhật Duật lớn phết hen!
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom