Chương 72: Về
- Toàn bộ thư gửi tới đều ở đây rồi?! - Nhật Duật hỏi gia nhân
- Bẩm đức ông, toàn bộ thư từ các nơi gửi tới, con đã phân loại và mang đến đây để trình đức ông hết rồi ạ.
- Có sót không? Sao không thấy thư nào của Phụng Dược cung?
- Dạ, chắc chắn là không sót thưa đức ông ! - Người gia nhân trả lời. Thời gian gần đây lần nào anh ta đưa thư tới, đức ông cũng đều hỏi mấy câu này. Thật khó hiểu.
- Lui đi. - Nhật Duật khoát tay.
Chàng gác bút lên giá, rồi rời khỏi thư án, mở cửa sổ nhìn ra ngoài. Ráng chiều nhuộm không gian một màu đỏ quạch. "Thật là, đi bao lâu như vậy mà cũng không có lấy một lá thư gửi về.". Ai đó lẩm bẩm đầy khó chịu …
...................................
Lần này Nhật Duật lai kinh thì cũng là lúc sứ Nguyên là Hợp Tán Nhi Hải Nha vừa về nước.
Đẩy con tốt lên phía trước, Nhật Duật hỏi Trần Hoảng:
- Hợp Tán Nhi Hải Nha tới có việc gì không thưa hoàng huynh?
Trần Hoảng thâm sâu nhìn Nhật Duật:
- Hôm nay chú không khỏe? Đánh cờ thì không tập trung lại còn hỏi câu thừa thãi như vậy. Hắn tới truyền tờ chiếu của Hốt Tất Liệt. "Trước kia, vua nước các ngươi đã xưng thần, quy phục, hàng năm dâng cống, nhưng không thân vào chầu, nên khi chú y là Trần Di Ái sang chầu, ta uỷ cho trông coi việc nước An Nam thay y. Di Ái về nước thì bị giết. Đạt Lỗ Hoa Xích là Bột Nhan Thiếp Mộc Nhi sang thì không chịu nhận. Còn như quân ta đi đánh Chiêm Thành, lệnh phải giúp lương thì lại không chịu giúp. Vì thế, Trấn Nam vương Thoát Hoan, Hành tỉnh bình chương sự A Lý Hải Nha phải đem quân sang đánh. Trong khi giao chiến, hai bên đều giết hại lẫn nhau. Nay, cận thần của nước các ngươi là bọn Trần Ich Tắc, Trần Tú Hoãn lo sợ nước bị sụp đổ, tuyệt diệt, tai hoạ đến kẻ vô tội nên thường xuyên bảo vua các ngươi vào chầu, nhưng rốt cuộc vẫn không được nghe theo. Bọn ấy đã tự đến quy phục. Ta thương bọn này có lòng trung hiếu, đã đặc cách phong Trần Ích Tắc làm An Nam quốc vương, Trần Tú Hoãn làm Phụ Nghĩa công, để phụng tự họ Trần. Lại sai Trấn Nam vương Thoát Hoan, Bình chương sự Áo Lỗ Xích đem quân sang bình định nước các người. Những tội lỗi trước đây chỉ thuộc một mình y, quan và dân không liên quan. Khi chiếu thư tới, các ngươi nên trở về đồng ruộng yên ổn làm ăn. Vậy xuống chiếu để hiểu dụ." - Trần Hoảng chậm rãi đọc lại nội dung tờ chiếu của Hốt Tất Liệt cho Nhật Duật nghe.
- Hốt Tất Liệt không thể nuốt trôi mối nhục vừa rồi - Nhật Duật gật đầu rồi bờ môi nhếch lên - Nhanh như vậy đã thành lập được một triều đình bù nhìn.
- Phải, ngoài Trần Ích Tắc được phong làm An Nam quốc vương, Trần Tú Hoãn được phong làm Phụ Nghĩa công. Những tên đầu hàng khác cũng đều đã nhận những chức tước. Con Trần Ích Tắc là Bá Ý được phong làm An phủ sứ lộ Đà Giang, em họ Tú Hoàn là Lại Ích Khuy được phong làm An phủ sứ lộ Nam Sách Giang, Trần Văn Lộng làm Tuyên phủ sứ lộ Quy Hoá Giang.
- Ngay sau cuộc chiến, Quan gia đã cử sứ bộ mang cống vật sang Đại Nguyên để xoa dịu và giữ thể diện cho "thiên triều" nhưng đoàn sứ bộ bị Hốt Tất Liệt bắt giữ. Tháng Giêng vừa rồi, lại tha năm vạn tù binh của chúng về nước. - Nhật Duật lắc đầu - Nhưng con mãnh hổ kia e rằng sẽ chẳng chịu buông miếng mồi này cho đến khi thất bại thêm lần nữa. Nhưng dù không khiến Hốt Tất Liệt nguôi giận nhưng trước mắt thì cũng thấy được cái lợi là không mất thêm cơm gạo nuôi đám tù binh của chúng.
Khóe môi Trần Hoảng giật giật khi nghe Nhật Duật nói câu cuối.
- Chỉ thương cho đoàn sứ bộ sang đất Nguyên lúc nước sôi lửa bỏng,e rằng lành ít dữ nhiều - Trần Hoảng nén tiếng thở dài - Trên đường tới Đại Đô, họ vẫn kịp gửi mật báo về nước. Cho biết tình hình chính trị và kinh tế của Đại Nguyên đang tồn tại những khó khăn lớn dưới lớp vỏ hùng cường. Nhân dân Trung Nguyên, đặc biệt là các tỉnh miền Nam dưới sự thống trị của Mông Cổ đang ở tình trạng kiệt quệ, nghèo đói do phải liên tiếp phục vụ cho các cuộc chiến tranh xâm lược liên miên của người Nguyên. Mà đói khổ, nô dịch của bọn xâm lược ắt sẽ kéo theo khởi nghĩa của nhân dân nước bị xâm chiếm. Khởi nghĩa bùng nổ, bọn quan lại phụ trách vùng này sẽ ăn không ngon ngủ không yên. Và chúng chính là một trong những kẻ không muốn Hốt Tất Liệt tiếp tục phát động chiến tranh. - Trần Hoảng nhấp ngụm trà.
- Như vậy, dù sốt ruột và gấp gáp muốn trút giận rửa nhục, nhưng Hốt Tất Liệt khó có thể động binh trong năm nay - Nhật Duật nói.
- Đúng vậy. - Trần Hoảng vừa nói vừa đẩy quân mã lên - Chiếu tướng. Chiêu Văn, ta đã nói hôm nay chú có vấn đề mà.
...................................................
Được sự cho phép của Thoát Hoan, An Tư có thể ra ngoài. Nàng thường đi dạo qua mấy cửa hiệu quần áo, trang sức rồi ghé vào gánh hát xem tạp kịch. Dĩ nhiên là lúc nào cũng có tỳ nữ trong phủ đi theo hầu cận. An Tư cũng chẳng hề tỏ vẻ khó chịu gì. Vào gánh hát, nàng hay chọn một nhã gian riêng để xem kịch.
- Cô nương muốn dùng gì không? - Gã tiểu nhị đon đả chào khách.
- Cho một đĩa điểm tâm và một bình trà. - An Tư không để ý đáp.
Tiểu nhị nhanh nhẹn dọn đồ ra rồi lui xuống tất bật đón tiếp khách khác.
- Các ngươi cũng ngồi xuống uống trà ăn bánh đi - An Tư nhẹ nhàng bảo hai tỳ nữ đi theo mình - Không cần câu nệ.
Hai người tỳ nữ đưa mắt nhìn nhau rồi đồng thanh đáp:
- Chúng nô tỳ không dám.
An Tư lắc đầu. Không nói gì thêm chỉ chuyên tâm thưởng trà xem kịch. Khi kịch tàn, nàng ra về lại tình cờ gặp Thiết Mộc Nhĩ. Y vừa nhìn liền nhận ra nàng:
- Ồ đây chẳng phải là vị cô nương đi cùng thúc của ta sao?
An Tư nhíu mày nhìn y. Cái nhìn của nàng khiến Thiết Mộc Nhĩ thấy nhột nhạt như kiểu "Mày là thằng nào?", "muốn thấy người sang bắt quàng làm họ hả?", "phường bất lương định tròng ghẹo con gái nhà lành chăng?"
- Cô nương không nhớ ta?
Khóe môi hồng cong lên thành nụ cười dịu dàng lịch thiệp nhưng từng từ An Tư nhẹ nhàng thốt ra lại như táng vào mặt Thiết Mộc Nhĩ:
- Xin thứ lỗi tráng sĩ, trí nhớ của tiểu nữ không tốt lắm nên nếu gặp một lần thì chỉ nhớ được những ai có dung mạo khí chất không tầm thường mà thôi. Tiểu nữ vốn không biết tráng sĩ là ai sao còn dám mạo phạm nhắc đến từ "nhớ". Xin tráng sĩ nhường đường.
Dứt lời nàng lách người sang bên rồi đi thẳng. Thiết Mộc Nhĩ nhìn theo bóng dáng yêu kiều đang xa dần, môi nhếch lên thành nụ cười khẩy.
...................
Nhật Duật nhân tiện ở kinh thành tới ghé thăm Nguyễn Khoái ở thao trường tập luyện của quân Thánh Dực. Thấy Nhật Duật đến, Nguyễn Khoái cho quân nghỉ tại chỗ rồi tiếp đón vị vương gia kia. Trông tinh thần Nguyễn Khoái đã tốt lên, Nhật Duật cũng yên lòng. Chỉ cần có thời gian, vết thương rồi sẽ khỏi thôi, chỉ là vết sẹo vẫn còn đó khiến cảm giác nhói đau chẳng thể nào biến mất.
Nhận lấy bát nước chè Nguyễn Khoái đưa, Nhật Duật nói:
- Trông khanh đã có sức sống lại rồi đó.
Nguyễn Khoái cười buồn, đôi mắt cương nghị nhìn vô định về phía trước:
- Thần không thể cứ u sầu mãi, như thế sẽ khiến An Tư thất vọng. Thần đã từng nói với nàng ấy:"Dù đứng sát cạnh bên nhau hay cách xa ngàn dặm thì chúng ta vẫn luôn ở bên nhau vì ta và nàng luôn cùng nhìn về một phía." Vì thế thần nên biết đủ mà cảm thấy hạnh phúc.
Nhật Duật vỗ vai Nguyễn Khoái.
- Thần chỉ tiếc thời gian được chăm sóc quan tâm cho An Tư quá ít. Nếu biết sớm phải chia xa như thế, thần không bao giờ lãng phí từng khoảnh khắc có thể được gặp nàng. Vương gia cũng đừng để hối hận giống thần.
- Ta đã yên ổn gia thất từ lâu rồi, đâu có giống khanh - Nhật Duật lắc đầu khoát tay.
- Thực ra chuyện cô bé thư đồng bên cạnh ngài, An Tư đã kể cho thần nghe rồi. Thần biết đó là một cô gái trong lốt một đứa trẻ - Nguyễn Khoái buột miệng.
- Con bé này thật là nhiều chuyện - Nhật Duật làu bàu. Sao tự dưng lúc này chàng thấy sự thương xót của mình dành cho cô em gái bạc mệnh lại đang tụt xuống thế nào ấy.
- Vương gia đừng trách công chúa. Là do thần tò mò... - Nguyễn Khoái dè chừng - Thần vô tình thắc mắc với An Tư rằng thần thấy ánh mắt của ngài khi nhìn cô bé kia rất lạ, nó giống như, giống như... - Nguyễn Khoái lựa mãi mà chẳng chọn được lời thích hợp để nói, trong đầu chàng lúc này chỉ văng vẳng lời cảnh cáo xa xăm của An Tư mà thôi "Anh Chiêu Văn trông vẻ ngoài thì hòa nhã độ lượng vậy thôi, nhưng thực ra là người thù rất dai. Người ta nói quân tử trả thù mười năm cũng chưa muộn, mà người không phải quân tử không phải tiểu nhân thì càng có lòng kiên nhẫn."
Nhật Duật chau mày nhìn Nguyễn Khoái chăm chú đầy yêu thương.
- ....giống như...thế nên An Tư mới kể cho thần nghe để thần không hiểu lầm rằng vương gia bị....- Nguyễn Khoái chưa nhận ra mình càng nói càng sai.
Cây quạt trong tay Nhật Duật gập lại một cách tao nhã:
- Nguyễn Khoái, khanh vừa nhắc đến hoàng cô của Quan Gia mà chỉ gọi mỗi An Tư, không gọi tước hiệu. Đây là tội bất kính. Không những thế còn dám đàm tiếu hoàng thân quốc thích là ta. Đây đương nhiên là tội đại bất kính.
- Thần không dám - Nguyễn Khoái vội thanh minh.
- Ánh mắt ta nhìn cô nhóc kia làm sao? - Nhật Duật hất cằm - Nói thẳng, nói thật.
- Giống như khi thần nhìn An Tư - Nguyễn Khoái chọn câu trả lời không cần diễn giải nhiều lời mà dễ hiểu, dễ liên tưởng.
- Rõ ràng như vậy ư? - Nhật Duật giật mình
Nguyễn Khoái gật gật đầu.
- Mà thôi không nhắc đến cô ta nữa - Nhật Duật khoát tay - Nhắc đến làm ta bực mình. Đang yên đang lành, không hiểu làm sao nói muốn rời phủ là rời phủ.
- Vậy xin hỏi gần đây phủ của vương gia có chuyện gì không, chuyện liên quan đến ngài? - Nguyễn Khoái gợi ý, cố dẫn dắt Nhật Duật đi xa vấn đề tội bất kính.
- Chẳng có gì - Nhật Duật lắc đầu - Mà có liên quan đến ta thì chỉ có chuyện một người thiếp của ta vừa mang thai thôi - Chàng gãi mũi.
Nguyễn Khoái nghe đến đây thầm thở dài. Chàng nhớ trước đây có lần An Tư từng kể với chàng về cây tiêu ngọc, rằng Nhật Duật đã nhờ nàng trao cây tiêu đó cho cô gái trong hình dạng trẻ con kia, rằng An Tư từng hỏi Nhật Duật liệu cô ấy có hiểu được ý nghĩa của cây sáo đó không, rằng Nhật Duật đáp đã có lần nói với cô ấy là cây sáo ấy chỉ có người chàng yêu mới được động vào, việc người nhận có hiểu được tâm ý của người tặng hay không thì phải xem người nhận vô tâm hay hữu tâm. Người ngoài cuộc thường sáng suốt hơn, Nguyễn Khoái nhìn Nhật Duật bằng ánh mắt ái ngại:
- Thần nghĩ thần có thể đoán được nguyên nhân....
.....................................
Hắt xì...hắt xì...
Haibara với cái khăn tay lau mũi. Nàng đâu có bị cảm lạnh mà cũng chẳng phải dị ứng thuốc. Vậy thì là có người nói xấu nàng. Chẳng hiểu sao trong đầu nàng lại mặc định hiện lên hình ảnh ung dung nhàn nhã của vị vương gia nào đó. Haibara lắc đầu, nhấc bình sứ đang đun trên bếp xuống, đổ thứ chất lỏng trong bình ra bát để cho nguội.
- Lần này thế nào? Liệu có thành công không? - Huyết Lệ ngồi bên cạnh sốt ruột.
Đáp lại câu hỏi của nàng là nụ cười nửa miệng mang nét ngạo mạn đầy tự tin của Haibara.
....
Haibara đồng ý hợp tác điều chế thuốc cho Phụng Dược cung. Thuốc nếu bán chạy, nàng sẽ được chia lợi nhuận. Haibara còn muốn lấy việc này trao đổi điều kiện, muốn mượn thế lực của Phụng Dược cung ở Tây Bắc tìm nơi mình cần. Nàng không dính đến độc dược. Phân tích tình hình hiện tại, trong thời buổi chiến tranh, người ta cần nhiều thuốc trị thương, cầm máu, giảm đau, bồi bổ sức khỏe. Nàng điều chế những thuốc ấy thành dạng dễ dùng, thuận tiện hơn so với việc phải cầu kỳ sắc thuốc mấy canh giờ mới có thuốc uống. Đấy là với đối tượng bình dân. Còn với đối tượng giàu có, nhiều tiền, nàng nhắm tới điều chế các loại mỹ phẩm làm đẹp. Có thể là chiến tranh, mấy ai quan tâm đến việc làm đẹp nhưng loại mặt hàng này Phụng Dược cung có thể phát triển lâu dài và buôn bán với thương nhân các nước khác. Huyết Lệ vừa xem mấy sản phẩm mẫu của nàng thì hai mắt đã phát sáng ánh kim khi trông thấy tiềm năng thu lợi từ đây. Công việc bận rộn nhưng vẫn không thể hoàn toàn kéo Haibara ra khỏi những suy nghĩ ngổn ngang. Những gì đã trải qua trong cuộc chiến vừa rồi vẫn ám ảnh nàng. Nghĩ tới cuộc sống của nàng ở hiện đại, tuy nàng phải sống trong nơm nớp lo sợ sự truy sát của Tổ chức áo đen, nhưng ít nhất ở đó có hòa bình. Trước đây, Haibara chưa từng nhận ra điều này. Có lúc nàng đau khổ, tuyệt vọng, đã từng muốn tự tử khi nghĩ mình chẳng còn gì cả, không có một nơi để thuộc về. Nhưng nay nghĩ lại, ít ra nàng vẫn may mắn hơn khi không phải sống trong chiến tranh. Đối với việc lựa chọn tự tử như nàng, An Tư không thể làm thế, làm thế là ích kỷ. Thật trớ trêu, chọn cái chết để giải thoát mọi đau khổ là ích kỷ. Nhưng đó là sự thật. An Tư, Nhật Duật và nhiều người khác đều hi sinh lợi ích bản thân để chiến đấu bảo vệ cho lợi ích gia tộc, cho đất nước của họ. Nhật Duật !Haibara không muốn nhớ tới người này chút nào. Nàng dường như không hiểu được cảm giác của bản thân mình. Nàng thấy khó chịu khi không rõ ràng dụng ý của Nhật Duật khi đã đưa nàng cây tiêu ngọc. Nàng bực bội khi nghe một chuyện hết sức bình thường là thiếp của Nhật Duật mang thai. Và nàng đã giật mình khi trong đầu nàng xuất hiện một câu tự hỏi: Tình cảm Nhật Duật đối với nàng là gì? Câu hỏi này nhanh chóng bị lý trí của Haibara gạt phăng đi. Nàng không muốn nghĩ nhiều, không muốn nghĩ đến. Nàng không muốn mình sẽ trở thành một kẻ ngốc nghếch ảo tưởng. Sau này, khi nhiều năm trôi cả, cả nàng và Nhật Duật dù đang ở hai thời không khác nhau những nghĩ đến mới chợt nhận ra thứ tình cảm khó gọi tên, khó định nghĩa không ngờ lại cũng có thể làm cho trái tim người ta đau như vậy.
.....................
An Tư tỉnh giấc khi nghe tiếng mở cửa phòng mình rất khẽ, tiếng ủng da trên thảm trải sàn,nàng nhắm mắt lại khi đã biết kẻ đến là ai. Hắn không ở doanh trại mà lại về phủ thời gian này sao? Gã đàn ông vừa tới nằm xuống chỗ trống trên gi.ường rồi kéo người thiếu nữ đương say ngủ vào lòng. Đôi mày An Tư chau lại khi mùi cỏ quyện lẫn mùi mồ hôi người cùng mùi ngựa xộc vào mũi. Cơn buồn ngủ đã tỉnh hẳn, đầu óc An Tư lại căng lên tìm cơ hội tranh thủ thu thập thông tin. Bàn tay đang ôm nàng không an phận chút nào, sờ mó lên xuống dường như còn đang cố luồn vào lớp quần áo. An Tư mở mắt, giữ lấy bàn tay đang càn quấy của Thoát Hoan. Hắn cười:
- Cuối cùng cũng chịu tỉnh rồi. Ta còn tưởng nàng vẫn sẽ tiếp tục giả vờ ngủ.
- Ngài cố tình? - An Tư bực mình, giương đôi mắt còn mơ màng vì ngái ngủ nhìn hắn..
- Không - Thoát Hoan xoay người đè lên An Tư - Là nhớ quá không chịu được nữa rồi. - Nói xong cúi xuống hôn nàng ngấu nghiến. Bàn tay lại tiếp tục ngang ngược.
An Tư không biết nên làm gì đây. Quyết liệt phản kháng, hắn sẽ tức giận. Buông xuôi, hắn có nghi ngờ về sự thay đổi thái độ của nàng không? Trong lúc nàng còn mải cân nhắc xem nên làm thế nào thì y phục trên người đã bị cởi quá nửa, An Tư giật mình thoát khỏi dòng suy nghĩ khi thấy cánh tay lành lạnh.
- Vương gia, thiếp vẫn chưa nguyện ý...
- Thì sao? Ta không quan tâm. Ta chỉ biết bây giờ ta muốn nàng. Muốn đến phát điên. Đã hơn nửa năm rồi.
Thoát Hoan vừa nói vừa xé toạc dải yếm của nàng. Hắn thèm khát nhớ nhung sự chung đụng với người đàn bà này sau một thời gian dài không gần gũi. Ngay cả khi hắn cùng những người đàn bà khác thì trong đầu vẫn hiện lên hình ảnh của nàng, cùng những người khác không đem lại cho hắn sự thỏa mãn như thế.
.
An Tư gồng mình chịu trận từng cơn dồn dập xác thịt của Thoát Hoan. Nàng cứ ngỡ mình đã chai lỳ với cảm giác nhục nhã nhưng hóa ra không phải. Nuốt xuống những uất nghẹn nơi cổ họng, nàng hỏi hắn:
- Sao ngài về sớm thế? Thiếp nhớ lúc tiễn ngài đi, ngài nói là sẽ đi đến năm sau mới về mà?
- Có việc đột xuất phải về xử lý - Hắn đáp.
- Chuyện nghiêm trọng sao? - An Tư thủ thỉ, cánh tay mềm mại ôm lấy lưng gã đàn ông đang nhấp nhô trên người mình.
- A Lý Hải Nha ốm nặng. Có khả năng không qua khỏi.
- Vì ông ta ốm mà ngài phải về? Ông tướng lúc nào mặt cũng nhăn nhó ấy quan trọng như vậy ư?
Thoát Hoan phì cười véo má nàng:
- Ông ta quyền khuynh triều dã. Đến Đại hãn còn phải nể mặt ông ta.
Xem ra A Lý Hải Nha đã lâm bệnh được một thời gian nhưng tin tức bị phong tỏa nên không lọt ra ngoài. Bây giờ bệnh đã trở nặng đến mức phải có người thay thế. Như vậy là còn nhanh hơn dự tính của nàng. Thoát Hoan trong men say ân ái mất cảnh giác đã vô tình để lộ ra tin tức này. Vậy thì nàng cần báo người của mình đẩy nhanh tiến độ lên một chút, phải hoàn thành trước khi A Lý Hải Nha chết. A Lý Hải Nha là một kẻ hiếu chiến, Hốt Tất Liệt gấp gáp như vậy đã muốn động binh tái chiếm Đại Việt là một phần do sự thúc giục của ông ta. Việc mong muốn trả thù cho thất bại thảm hại vừa qua khiến cho Hốt Tất Liệt và A Lý Hải Nha chưa chú ý đến ý kiến của đám quan lại khác trong triều. Nhiều kẻ bất mãn phản đối việc tiếp tục khởi binh xâm lược vào lúc này nhưng không dám lên tiếng vì e ngại quyền thế của A Lý Hải Nha và sợ phật lòng Hốt Tất Liệt. Nhưng nếu A Lý Hải Nha không còn trên cõi đời này để mà hiếu với chả chiến nữa thì khác. Việc cần làm bây giờ là phải âm thầm đẩy cây khuấy động lên tâm lý cầu an, phản đối chiến tranh, hủy bỏ điều binh xâm lược của đám quan lại nhà Nguyên để chúng mạnh dạn can gián Hốt Tất Liệt. Mà làm thế nào để đạt được điều này thì thiếu gì cách, dụ dỗ, mua chuộc, đe dọa....
- Thế các quan cũng đều phải thuận theo ý ông tướng mặt nhăn như quả táo tàu ấy sao? - An Tư bĩu môi.
- Không phải tất cả. Ta thừa biết có vài kẻ có quan điểm không đồng thuận với A Lý Hải Nha.
- Cũng có người có gan ấy sao? Thiếp không tin - An Tư chớp đôi mi dày.
- Liên quan đến lợi ích là có gan hết. Thôi Úc, Lễ bộ thượng thư Lưu Tuyên, Tuyên úy ty Hồ Nam, Xen Ghê ở tỉnh Hồ Quảng. - Bị người đẹp khích tướng khi đang thăng hoa vì kh.oái lạc, Thoát Hoan không cảnh giác mà vô tình nói ra tên của những viên quan phản đối việc thúc giục tái xâm lược Đại Việt của A Lý Hải Nha.
Những cái tên Thoát Hoan vừa nói, An Tư nhanh chóng ghi nhớ trong đầu. Thoát Hoan trong khoảnh khắc ấy dễ dãi với bản thân mà hưởng thụ, hắn chìm trong sắc dục với đêm xuân cùng người đẹp mà không biết rằng người đàn bà đang cùng mình nồng ấm trong đầu luôn không ngừng toan tính làm thế nào để có lợi nhất cho đất nước của nàng.
....
Tiếng trống canh điểm giờ khiến Thoát Hoan tỉnh giấc, sáng nay hắn phải vào chầu Hốt Tất Liệt về việc chọn người thay thế những công việc chuẩn bị nam chinh mà A Lý Hải Nha đang làm. An Tư đã thức dậy từ lâu, đang bày bữa sáng trên bàn. Thoát Hoan rời gi.ường vươn vai rồi mặc lại quần áo. Hắn sai người mang quần áo mới tới để thay. An Tư ngồi ở bàn chau mày ủ mặt nhìn Thoát Hoan đang chỉnh trang lại y phục rồi thở dài.
Mỹ nhân sáng sớm đã có gì phiền não sao? - Hắn hỏi nàng
Không có gì, chút chuyện vặt vãnh của đàn bà, thiếp không dám làm ngài bận tâm - An Tư vừa nói vừa gắp thức ăn cho Thoát Hoan.
Cứ nói đi - Thoát Hoan khoát tay.
Chuyện đêm qua...ngài ở lại đây, chắc hẳn thê thiếp của ngài cũng biết - An Tư ngập ngừng - Thiếp xin nói thẳng, thiếp sợ họ ghen tuông. Có câu ngứa ghẻ đòn ghen. Thiếp sợ...
Ta tưởng chuyện gì. Nàng yên tâm, có lệnh của ta họ sẽ không dám làm càn. - Thoát Hoan xua tay. - Còn không mau đa tạ?
Họa có đến cũng là do ngài đem phiền phức lại nên ngài phải giải quyết - An Tư phồng má cãi.
Thoát Hoan bật cười vui vẻ trước gương mặt phụng phịu đáng yêu của An Tư. Việc chuẩn bị để khởi binh đánh chiếm Đại Việt đang được tiến hành nên hắn phải tới doanh trại quản việc quân doanh điều động binh lính. Xa một thời gian, Thoát Hoan nhận ra hắn nhớ người con gái này. Nhớ đến mức đêm qua vừa về đến phủ liền đến ngay chỗ nàng. Ánh mắt Thoát Hoan trầm xuống, An Tư sẽ phản ứng thế nào khi biết Đại Nguyên sắp tiếp tục xâm lược Đại Việt? Hắn không muốn nàng biết tin này.
.............
Bệnh tình của A Lý Hải Nha ngày càng biến chuyển xấu. Nhiều thầy thuốc cả trong cung lẫn ngoài dân gian được mời đến nhưng đều lắc đầu, không tìm ra nguyên nhân bệnh. Trước khi tâu trình lên Hốt Tất Liệt, Thoát Hoan khôn khéo tham khảo ý kiến của A Lý Hải Nha về việc chọn Viên Bình chương chính sự Áo Lỗ Xích tiếp quản nhiệm vụ tổ chức đạo quân đánh Đại Việt, phụ tá cho Thoát Hoan trong cuộc xâm lược Đại Việt sắp tới từ A Lý Hải Nha. Được sự đồng thuận của A Lý Hải Nha rồi, Thoát Hoan mới cùng Áo Lỗ Xích đến diện kiến cha hắn. Hốt Tất Liệt đối với sự lựa chọn này của Thoát Hoan cũng hài lòng, ông ta còn khuyến khích Áo Lỗ Xích rằng: "Ngày trước bọn Mukhali 1 tận lực với vương thất, tiếng thơm đến nay vẫn bất hủ. Khanh cố gắng lên, há lại không vẻ vang như người xưa hay sao?"
Về phần Thoát Hoan thì việc A Lý Hải Nha không thể tham chiến đối với hắn không hoàn toàn là chuyện xấu. Tất nhiên là hắn hoàn toàn công nhận tài năng kinh nghiệm dày dặn của A Lý Hải Nha và những đóng góp quan trọng của ông ta. Nhưng thế lực và tầm ảnh hưởng của A Lý Hải Nha quá lớn. Ông ta có uy tới các thuộc tướng của hắn khiến các quyết định chiến lược quân sự của Thoát Hoan trước khi ban ra hầu như đều tham khảo ý kiến của A Lý Hải Nha. Đó là chưa kể đến những kẻ là người của A Lý Hải Nha như Ô Mã Nhi lại có phần nghe lời của ông ta hơn lời của hắn. Đó là chưa kể đến, sau sự thất bại vừa rồi ở Đại Việt, về việc hắn giữ An Tư công chúa bên mình, A Lý Hải Nha đã tâu lại với Hốt Tất Liệt với lời lẽ không hay. Áo Lỗ Xích thì khác, kẻ này Thoát Hoan dễ bảo hơn so với A Lý Hải Nha.
- Hoàng nhi vẫn giữ ả công chúa của Giao Chỉ? - Sau khi bàn xong chuyện Áo Lỗ Xích, Hốt Tất Liệt hỏi Thoát Hoan về An Tư.
- Thưa vâng - Biết rằng không thể giấu, Thoát Hoan thành thật trả lời.
- Trẫm không quản chuyện đàn bà của hoàng nhi. Nhưng bọn người Giao Chỉ vốn xảo quyệt gian trá, công chúa của chúng cũng thế. Trẫm biết hoàng nhi không phải là loại đam mê sắc dục vô độ nhưng anh hùng khó qua ải mỹ nhân. Lấy việc người xưa mà răn mình. Ả công chúa đó nếu muốn giữ lại thì phải cảnh giác, mà tốt nhất là bỏ đi.
- Vâng, nhi thần hiểu rõ - Thoát Hoan đáp - Nhi thần giữ ả lại vì ả vẫn còn giá trị lợi dụng.
- Hãy nhớ cuộc nam chinh lần này là cơ hội cuối cùng trẫm cho con - Hốt Tất Liệt nói
.........................................
Chà, nhóc đúng là con gà đẻ trứng vàng đấy. – Huyết Lệ vỗ vai Haibara. – Những loại thuốc mới gần đây điều chế chuyển tới các cửa hàng đều bán rất tốt. – Yên tâm, tiền thu về sẽ ta sẽ chi trả sòng phẳng.
Và cô đừng quên nhờ người của mình đang ở trên Tây Bắc tìm giúp tôi nơi vẽ giống như trong bức tranh đấy. – Haibara gập quyển sách y thư lại, ngước lên nhìn Huyết Lệ.
Không quên, không quên – Huyết Lệ cười tươi đáp.
Huyết Lệ vốn còn định trao đổi thêm với Haibara mấy thứ về công thức pha chế dược liệu thì có người hầu đến thông báo rằng có người đến tìm mình nên tất tả rời đi. Haibara thu dọn đống sách y thư lại rồi đi tới gian nhà lớn nơi thảo dược được sao chế để xem tiến độ. Nàng tới đây cũng được mấy tháng rồi ấy nhỉ. Cuộc sống của nàng ở đây so với trong phủ của Nhật Duật thì tốt hơn. Nàng không phải mang thân phận gia nhân nô tỳ, không phải cúi đầu khom lưng theo lễ giáo quy củ với những người cao quý. Nàng kiếm được tiền, được tôn trọng. Sự tôn trọng ưu ái dành cho kẻ có tài. Haibara nghĩ nàng cứ sống ở đây cho đến khi tìm được cách trở về thời hiện đại cũng ổn. Nơi này dẫu có nạn binh đao lần nữa cũng không bị ảnh hưởng, chẳng lo nguy hiểm, mặc kệ thế sự. Nếu muốn thay đổi không khí thì lên Tây Bắc, nhân tiện tìm nơi đó. Haibara cũng không cần lo lắng việc Huyết Lệ không muốn cho nàng ở lại nữa. Nếu bây giờ nàng nói muốn đi thì chắc chắn Huyết Lệ sẽ tìm cách giữ nàng lại nên nàng cứ yên tâm mà ở lại chỗ của Phụng Dược cung. Theo như dự tính đó của nàng thì Haibara không hề có ý nghĩ sẽ quay lại phủ Nhật Duật.
...
Ngón tay của người đàn ông gõ đều đều trên mặt bàn gỗ, đĩa mứt và ấm trà bày ra mời khách chưa hề được đụng đến.
Sao hôm nay rồng đến nhà tôm thế này? – Huyết Lệ ngạc nhiên khi trông thấy Nhật Duật. – Có chuyện gì nghiêm trọng mà khiến đích thân Chiêu Văn vương phải lặn lội tới nơi thâm sơn cùng cốc này ?
Nhật Duật không kiên nhẫn nghe Huyết Lệ lải nhải mấy lời rào đón:
Ta đến đón người. – Một câu ngắn gọn được thốt ra nêu rõ ràng mục đích của người đến
Chậc chậc, chuyện này, e rằng không phải huynh muốn đón là đón được, còn phải xem người ta có đồng ý không đã – Đôi mắt lá răm của Huyết Lệ nhếch lên – Người đâu, dẫn vị khách quý này đến Nam Quán gặp dược sư Ai.
Dược sư? Nam Quán?– Nhật Duật hỏi lại.
Nhật Duật biết gia trang của Phụng Dược cung được chia làm bốn khu Đông Quán, Tây Quán, Nam Quán và Bắc Quán. Tùy theo thân phận, địa vị, vai vế trong cung mà được sắp xếp làm việc tại đâu. Nam Quán là nơi dành cho những người có địa vị cao nhất của Phụng Dược cung ở. Huyết Lệ dù nhiều lúc ăn nói thiếu lễ phép với chàng nhưng ít ra vẫn còn biết vuốt mặt nể mũi. Cô gái nhỏ kia dù sao cũng là người của Chiêu Văn vương gửi gắm ở đây, đương nhiên cũng phải sắp xếp nơi ăn chốn ở cho tốt. Nhưng những lời luyên thuyên của con hầu dẫn đường nhanh chóng dập tắt ý nghĩ này của chàng:
Mời đức ông đi lối này ạ. Ông cần gặp dược sư Ai hẳn là muốn điều chế kỳ dược? Nói không phải khoe khoang với ông chứ, vị dược sư này ở Phụng Dược cung là một thần đồng đặc biệt tài giỏi, chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu cầu của ông. Đúng là chân nhân bất lộ tướng, năm ngoái dược sư Ai đến ở Phụng Dược cung chỉ ở Tây Quán chạy việc sai vặt mà mới có mấy tháng quay lại đã một bước lên dược sư được chuyển vào Nam Quán ở.
Ngươi nói trước đây nhóc đó chỉ được ở Tây Quán?
Dạ vâng. Nghe cô con nói là người của vị vương nào đó ở triều đình gửi ăn nhờ ở đậu để tránh nạn chiến tranh nên quản gia sắp xếp cho ở Tây Quán.
Nhật Duật:”…”
- Sao một đứa trẻ lại nhanh chóng như vậy được Phụng Dược cung gọi là dược sư? - Nhật Duật e hèm
- Đấy là ông không biết gần đây Phụng Dược cung kiếm được rất nhiều tiền nhờ các loại thuốc mà dược sư Ai điều chế - Con hầu vừa dẩu môi nói vừa giơ ngón tay đếm - Nước dưỡng da tay chống nứt nẻ cho thợ nhuộm vải này, thuốc rửa vết thương này, thuốc giảm đau này, thuốc bổ ăn thay cơm này, thuốc nhuộm tóc này, phấn trắng da này, thuốc trị mụn này, thuốc chống rụng tóc này,...
Cứ theo mỗi một ngón tay của con hầu dẫn đường giơ lên, đôi mày của Nhật Duật lại càng nhích lại gần nhau. Thật là không ở trong phủ mà chạy tới đây làm gì để bị bóc lột sức lao động!
…………..
Không đúng, tôi đã nói là để lấy được thành phần cần sử dụng phải lọc hết tạp chất. Không được để sót lại dù chỉ một chút. Làm lại đi.
Cái này cần tăng lửa lên, phải nóng hơn mới có tác dụng.
Bình thuốc đấy nguy hiểm, sử dụng cẩn thận không bị bỏng da.
Chuột dùng để thử thuốc đã được mang đến chưa?
Cái này phải trộn cho thật đều vào.
Khi đổ hai thứ này vào với nhau sẽ có khói sinh ra và tỏa nhiệt, cẩn thận một chút.
…
Trong gian nhà lớn ở Nam Quán, Haibara đang đi đi lại lại giữa phòng để chỉ đạo công việc điều chế thuốc giai đoạn đầu. Nàng khoác trên mình một chiếc áo trắng, tay cầm giấy bút để ghi chép gì đó, vừa chỉ đạo vừa ghi chú lại, trông rất thành thục. Nhật Duật đưa tay cản con hầu khi nó định gọi Haibara. Tuy tập trung vào công việc, nhưng giác quan của Haibara rất nhạy, nàng cảm giác được có người đang nhìn mình nên quay đầu lại. Người đó đứng ở cửa, tuy ngược sáng làm nàng không nhìn rõ gương mặt, nhưng chỉ cần trông dáng người là đã nhận ra đấy là ai.
.
Tiếng suối chảy róc rách luồn qua kẽ đá. Haibara cởi giày, ngồi xuống tảng đá bên bờ xuống, khuây khuây đôi bàn chân trần xuống làn nước trong veo mát lạnh, bàn tay lơ đãng ngắt cành hoa dại, nàng thờ ơ hỏi Nhật Duật:
Anh đến đây làm gì vậy?
Về nhà đi – Ai đó lên tiếng trả lời.
Nhà? – Haibara quay đầu lại nhìn người đàn ông sau lưng mình, đôi mày nhướn lên và nói với gương mặt bình thản – Từ sau khi cha mẹ tôi qua đời, tôi vốn chưa từng biết đến khái niệm như thế nào là “nhà”.
Vậy…về cùng ta! Ta đến đón cô – Nhật Duật bước tới.