Chương 57: Những ngày gian khổ (tiếp)
Thoát Hoan tỉnh dậy th.ì thấy chỗ nằm bên cạnh trống không, lạnh ngắt chứng tỏ An Tư đã rời gi.ường từ lâu. Hắn nhìn bóng nắng rọi qua khoảng trống trên mái lều liền đứng phắt dậy, đã đến trưa rồi. Trễ quá. Nghe tiếng động, biết là Thoát Hoan đã thức, An Tư buông khung thêu xuống, nàng gọi người mang nước vào. Trong lúc bọn nô tỳ đổ nước vào đẩy thùng tắm, An Tư bê chậu đồng vào trong. Nàng mặc bộ xiêm y bằng lụa màu mỡ gà, dệt chìm hoa văn chim hạc và mây, tóc vấn cao cài trâm phượng vàng.
- Thái tử, để thiếp giúp ngài rửa mặt chải đầu - An Tư đặt chậu nước lên giá gỗ, nàng vừa vắt khăn vừa nói.
- Bây giờ là giờ gì? - Thoát Hoan hỏi.
- Bẩm thái tử, bây giờ là cuối giờ Thìn - An Tư đáp rồi đưa khăn mặt cho Thoát Hoan.
Thoát Hoan không nghĩ là đã muộn đến vậy. Hắn đã ngủ quên. Hắn liền đón lấy cái khăn An Tư đưa, nhanh chóng rửa mặt
- Bẩm vương gia, nước tắm đã chuẩn bị xong - Tiếng của nô tỳ cất lên sau tấm bình phong.
An Tư nói:
- Các người lui ra ngoài đi, ở đây có ta rồi. - Rồi nàng quay sang Thoát Hoan - Thiếp hầu thái tử tắm.
Nàng lấy ra một bình sứ đổ vào thùng nước tắm một thứ nước cốt màu đỏ có mùi thảo mộc thơm ngào ngạt.
- Nàng cho thứ gì vào nước tắm vậy? - Thoát Hoan hỏi An Tư.
An Tư không quay lại nhìn hắn, nàng xắn cao tay áo, hòa tan thứ chất lỏng vào làn nước ấm, vừa làm nàng vừa đáp:
-Dạ,đây là thuốc tắm của người Dao đỏ. Một tù trưởng ở phên dậu Tây Bắc đã biếu tặng Chiêu Văn huynh. Đây là bài thuốc bí truyền của người Dao, có tác dụng chữa các bệnh đau nhức cơ, xương, khớp, cảm cúm, ngứa, táo bón, đinh nhọt, giúp hồi phục thể lực, lưu thông khí huyết. Bài thuốc được điều chế phức tạp từ nhiều loại thảo dược như: Kim ngân, lá khế, thìa là, lá vối, long não, hoàng bá nam, thanh táo thổ lục linh, thiên niên kiện, đào rừng, bách quản, tam huyết, tân quy, lá lốt, sa nhân, sả, hồi, quế, thủy xương bồ, máng tang, mạn khâu tử,...Xong rồi, thái tử người hãy ngâm mình khi nước còn nóng.
Thoát Hoan cầm bình sứ lên ngửi, nhàn nhạt nói:
- Làm sao bổn vương biết đây không phải là thuốc độc?
An Tư quay lại đối mặt với Thoát Hoan, nàng mỉm cười nhưng nét mặt lạnh băng, rồi cao giọng gọi:
- Người đâu, thay nước tắm cho thái tử. Nước này bị bẩn rồi.
Nàng vừa dứt lời thì ngay lập tức có hai tỳ nữ tiến vào.
- Lui ra - Thoát Hoan đanh mặt phất tay đuổi hai tỳ nữ ra ngoài
An Tư buồn rầu nói:
- Thái tử nếu đã không tin thì An Tư có làm cách nào để chứng minh đây không phải là thuốc độc thì ngài cũng sẽ không tin. Xin thái tử thứ lỗi cho thiếp đã nhiều chuyện mà muốn chăm sóc sức khỏe cho thái tử, làm lãng phí thời gian của ngài. Tốt nhất vẫn là để tỳ nữ thay nước khác cho ngài an tâm - Vừa nói An Tư vừa tháo chiếc kiềng bạc đang đeo ở cổ thả vào trong nước. - Thái tử ngài vẫn nên tự xem thì hơn - Giọng An Tư lạc đi, đoạn nàng đưa tay áo lên, quay mặt đi lau mắt rồi ra tràng kỷ ngồi.
- Ha ha, mỹ nhân nàng giận sao? - Thoát Hoan vớt chiếc kiềng bạc vẫn sáng bóng không bị đen ra khỏi thùng nước, nhìn An Tư cười.
Đôi mắt đẹp rơm rớm nước long lanh liếc nhìn Thoát Hoan, bĩu môi hờn dỗi:
- Thiếp đâu dám.
Thoát Hoan bật cười:
- Còn không mau lại đây hầu ta tắm rửa - Hắn vừa nói vừa cởi áo choàng bước vào thùng tắm.
An Tư bướng bỉnh ngồi yên không đứng dậy, nàng kiêu ngạo nhìn về phía Thoát Hoan, đôi mắt ánh lên vài tia thách thức:
- Phượng giá hồng sơn kim đỉnh đan thành phong vũ dạ [1] (Nghĩa là: Phượng tới non hồng, nơi luyện thuốc tiên trong đêm mưa gió).
Thoát Hoan nhìn hoa văn trên áo An Tư liền nghĩ ngay ra vế đối lại, hắn nhếch mép đáp:
- Hạc quy hoa biểu ngọc tuyết linh bí thủy vân gia [1]. (Nghĩa là: Hạc về cõi tiên, tuyết ngọc rực rỡ nơi nhà nước mây).
- Thái tử ứng đối như thần. An Tư xin cam bái hạ phong
An Tư nói rồi đứng dậy, nàng xoa bóp vai cho Thoát Hoan. Hắn thoải mái lim dim mắt hưởng thụ.
- Loại thuốc tắm này có mùi thật dễ chịu.
- Đây là bài thuốc quý của người Dao. Nếu thái tử thích, lần sau thiếp lại chuẩn bị nước tắm giúp người. Chỉ sợ thái tử lại cho là thuốc độc - Giọng An Tư ngọt ngào.
- Ừm, ta thích - Thoát Hoan gật đầu.
- Thái tử biết không. Đàn bà mới sinh nở cũng rất thích ngâm mình trong loại thuốc này để phục hồi sức khỏe. - An Tư nói.
Thoát Hoan sững người:
- Ý nàng nói là ta giống đàn bà mới sinh nở.
Khóe môi hồng xinh xắn của An Tư nhích lên cao, ánh mắt lấp lánh vài tia nắng tinh nghịch:
- Đấy là thái tử tự mình nói ra đấy nhé, An Tư làm sao dám có ý đó.
- Thì ra nàng cũng lém lỉnh lắm. - Thoát Hoan nhéo má An Tư.
Nàng mỉm cười ngọt ngào đáp lại lời hắn:
-"Công chúa Đại Việt thật dễ bảo". Có lẽ sau này thái tử sẽ thấy lời này mình đã nói quá vội vàng rồi.
-Bẩm vương gia, có tướng quân Ô Mã Nhi xin được yết kiến - Một tên lính đứng ngoài lều thưa.
- Bảo ông ta sang lều lớn đợi ta - Thoát Hoan đáp.
- Vâng.
An Tư lấy y phục mới đem cho Thoát Hoan:
- Không nên để Ô Mã tướng quân chờ lâu. Để thiếp giúp thái tử mặc y phục.
- Ngâm từ như vậy đã đủ thời giờ cần thiết chưa? - Thoát Hoan hỏi
- Bẩm thái tử, vẫn chưa đủ . Nhưng Ô Mã tướng quân đang đợi....- An Tư nói
- Bổn vương không thích bỏ dở việc giữa chừng. Để cho ông ta đợi - Thoát Hoan ung dung đáp.
- Vâng - An Tư nhu mì gật đầu - Vậy để thiếp sai người chuẩn bị đồ ăn sáng cho thái tử.
Nàng sắp bát đũa, rồi tự tay pha một ấm trà để lát Thoát Hoan tắm xong có thể dùng sau khi ăn bữa sáng, nếu hắn còn tỉnh táo. Thuốc tắm của người Dao đỏ quả thật rất tốt, là một bài thuốc quý nhưng không được ngâm quá lâu nếu không sẽ dẫn đến say thuốc và buồn ngủ. Thời gian ngâm thuốc đã quá một lúc. Nàng không chắc Thoát Hoan có bị say thuốc không.
.
Tiễn Thoát Hoan ra khỏi lều, khi bóng hắn vừa khuất, nụ cười dịu dàng trên môi An Tư biến mất, trên dung mạo khuynh thành chỉ còn lại biểu cảm lạnh lùng, trong đôi mắt ngập sự toan tính. Ô Mã Nhi xin yết kiến Thoát Hoan, có lẽ là đã có thư hồi đáp của Quan gia về việc sang trại gặp Thoát Hoan. Nàng không thể tì cách cố níu kéo Thoát Hoan ở bên mình lâu hơn nữa để tránh hắn nghi ngờ và tự biến mình thành cái gai nhức nhối trong mắt Ô Mã Nhi để khiến ông ta muốn nhanh chóng và dứt khoát loại bỏ mình sớm hơn. Nàng chưa thể làm được gì cho cuộc chiến này mà đã bỏ mạng vô ích. Nàng sẽ không chịu đựng nhục nhã ê chề một cách vô nghĩa. An Tư đã thăm dò được tin tức của Đào Kiên và những tỳ nữ đi theo nàng sang trại giặc khi chiều qua xuống bếp chuẩn bị thịt dê cho Thoát Hoan. Đào Kiên chỉ là một thái giám nên may mắn được thả về. Còn những người tỳ nữ đi theo nàng thì đều bị ban cho bọn thuộc tướng của Thoát Hoan chơi đùa. Những kẻ đó chơi chán rồi thì ban cho bọn quân lính. Những người tỳ nữ được chọn đi theo nàng không phải là những tỳ nữ bình thường, họ là người trong đội mật thám được đào tạo từ nhỏ để sau này làm nhiệm vụ thu thập tin tức từ chốn thanh lâu kỹ viện. Họ đều vì nước, tự nguyện theo nàng bước vào nơi đầm rồng hang hổ này, sẵn sàng hi sinh vì đại cục. Đáng tiếc là tất cả đều đã chết. Những kẻ thuộc tướng của Thoát Hoan đa phần đều là người dưới trướng của A Lý Hải Nha, hoặc là do ông ta trực tiếp cất nhắc, hoặc là do ông ta có công bồi dưỡng, không thì cũng cung chung phe cánh chính trị. Vì thế dù yêu thích những thiếu nữ xinh đẹp mặt hoa da phấn này, vui vẻ xong những tên thuộc cũng không dám giữ lại bên mình các thiếu nữ đến từ mảnh đất Đại Việt. Những người tỳ nữ xấu số bị đẩy cho bọn lính Nguyên khát dục lâu ngày đều bị bọn chúng luân phiên h.ãm hiếp cho đến chết. Chỉ còn một người duy nhất sống sót. Nàng ấy là Đông Trúc, được một tướng là Trương Hiển giữ lại.
...
- Bẩm vương gia, chẳng hay sáng nay tại sao người không đi kiểm tra việc luyện binh như thường lệ? - Ô Mã Nhi hỏi.
- Ồ, thì ra tướng quân xin cầu kiến ta vì việc này sao?- Thoát Hoan nhếch môi hỏi.
- Giao Chỉ nhiều chướng khí. Ô Mã Nhi chẳng qua là lo cho sức khỏe của vương gia. Sợ rằng ngài bị ốm nên không đi kiểm tra việc luyện binh. - A Lý Hải Nha đỡ lời. Ông ta phật lòng. Ô Mã Nhi đi theo ông ta đã nhiều năm mà vẫn không rèn được tính mềm mỏng khôn khéo một chút.
Lý Hằng thấy không khí trong trại có vẻ căng thẳng liền lên tiếng:
- Hồi vương gia, Nhật Huyên từ chối sang trại quy phục. Triều đình nhà Trần đã gửi thư từ chối vào đêm qua.
Thoát Hoan cười khẩy:
- Đúng như ta dự đoán. Chúng rất cứng đầu. Lập tức đem quân đuổi theo. Người đâu gióng trống triệu tập quân lính.
....
An Tư nghe tiếng trống lệnh, liền vén rèm nhìn ra bên ngoài. Đôi mắt nàng nheo lại. Xem ra lực lượng mà Thoát Hoan dùng để truy đuổi Thái thượng hoàng và Quan gia rất lớn. E rằng dù đã kịp tập hợp lại lực lượng nhưng với tương quan như thế này thì dù quân Trần có phản công lại cũng không thắng được.
Thoát Hoan đứng trên đài cao đang hiệu triệu quân lính. Nàng không nghe rõ hắn đã nói những gì. Hai người tỳ nữ bước vào lều hành lễ rồi nói với An Tư:
- Thưa công chúa, mời người đi theo chúng nô tỳ. Vương gia muốn người lên đài.
Chúng nói "mời" nhưng giọng điệu và thái độ rõ ràng là bắt ép.
- Vương gia muốn? - An Tư nhướng mày - Vương gia đang lo việc quân cơ, kêu ta ra đó làm gì cho vướng tay vướng chân? Ta đang mệt, muốn ở trong lều nghỉ ngơi.
- Công chúa, mời - A Thất không kiên nhẫn đặt tay lên vai nàng đẩy mạnh về phía trước.
Chỉ bằng vài động tác nhỏ, An Tư chắc chắn có thể khiến bàn tay vô lễ đó của ả mãi mãi không dùng được nữa nhưng nàng không thể để lộ mình biết võ công khiến cho chúng thêm đề phòng. An Tư làm như vô tình xoay người ngồi xuống ghế khiến A Ngũ đẩy hụt, mất đà loạng choạng suýt ngã.
- A Thất không được vô lễ - A Ngũ lên tiếng rồi nhẹ nhàng nói - Bẩm công chúa, đây là mệnh lệnh của vương gia. Công chúa thấu tình đạt lý, mong người đừng làm khó chúng nô tỳ, quá bước đến chỗ vương gia giúp.
An Tư lạnh lùng đưa mắt nhìn ả, cười mà rằng:
- Nếu ngươi đã nói vậy mà ta vẫn kiên quyết không đi thì chính là kẻ không thấu tình đạt lý, cố ý ức hiếp làm khó kẻ dưới rồi. - Nàng ung dung đứng dậy, ngữ điệu nhẹ nhàng nhưng khẩu khí rõ ràng là cao ngạo ra lệnh - Dẫn đường đi.
....
Đứng ở trên đài, An Tư có thể nhìn bao quát toàn bộ được cách bố trí doanh trại của quân Nguyên. Nàng chưa rõ mục đích của việc Thoát Hoan muốn nàng xuất hiện trước ba quân của hắn để làm gì nhưng đây là một cách tốt để nàng có thể nắm được tổng quát tình hình doanh trại giặc. Nàng kín đáo quan sát rồi ghi nhớ trong đầu.
- Các dũng sĩ của thảo nguyên, các ngươi có biết người mặc cung trang lộng lẫy đang đứng cạnh ta là ai không? - Thoát Hoan hỏi lớn.
- Đây chính là Công chúa Đại Việt. Là lễ vật mà cha con Nhật Huyên phải cống cho Trấn Nam vương ta để xin quân thiên triều lui binh. Thấy chúng khiếp sợ trước uy phong của vó ngựa thiên triều, ta đã mở lượng hải hà cho cha con Nhật Huyên một cơ hội, đến trại xin hàng nhưng chúng lại ngang bướng vô lễ từ chối. Tội này không thể tha. Lệnh cho các tướng sĩ quân lính truy đuổi cha con Nhật Huyên, bắt bằng được chúng. Đến công chúa Đại Việt cũng phải cống cho ta, Đại Nguyên đang làm chủ cuộc chiến này. Đại Nguyên thắng lợi! Bắt sống vua Trần! Bắt sống vua Trần!- Thoát Hoan hô to, cổ vũ sĩ khí của quân lính
Hắn nói tiếng Mông Cổ. Và An Tư nghe hiểu hết. Bàn tay dưới ống tay rộng siết chặt, nàng giữ biểu cảm gương mặt bình thường như không nghe thấy gì.
- Bắt sống vua Trần! Bắt sống vua Trần! - Đám quân sĩ khí thế hô to lại lời của Thoát Hoan.
Thoát Hoan cười vang. Đoạn hắn vỗ tay. Một tỳ nữ bê lên một cái khay đựng bộ y phục nữ nhi của Mông Cổ.
- Người Mông Cổ rộng rãi hào phóng. Tuy công chúa Đại Việt chỉ là cống vật nhưng Trấn Nam vương ta cũng có quà gặp mặt cho nàng. - Thoát Hoan tiếp tục nói với quân lính rồi hắn quay sang An Tư ra lệnh - Công chúa, nàng hãy mặc trang phục của Đại Nguyên.
Bàn tay An Tư càng siết chặt. Hắn muốn hạ nhục nàng để sỉ nhục quốc thể của Đại Việt. Trang phục là một trong những biểu tượng riêng của văn hóa một đất nước, nó thể hiện sự độc lập tự chủ của một quốc gia. Một nghìn năm bắc thuộc, các triều đại phương bắc đã tìm bao nhiêu cách để đồng hóa người dân Đại Việt, bắt dân Nam nói tiếng của chúng, viết chữ của chúng, mặc y phục của chúng, để tóc của chúng, tuân theo phong tục tập quán của chúng. Nhưng chúng đã không thể khuất phục được dân Đại Việt, không thể làm được mưu kế hiểm độc đó. Giờ đây, ngay trước ba quân của mình, Thoát Hoan ép nàng phải thay cung trang công chúa của một nước bằng y phục của đất nước xâm lược quê hương nàng. An Tư nhìn bộ y phục Mông Cổ rực rỡ. Mặc hay không mặc? Nếu nàng không mặc, bảo vệ được quốc thể, tự tôn của bản thân nhưng đồng nghĩa với việc tỏ rõ thái độ chống đối Thoát Hoan, và đây không phải là một hành động thông minh, hắn có thể ngay lập tức giết chết nàng ngay tại đây để cổ vũ sĩ khí. Nếu mặc, nàng có thể không cần thể diện, tự tôn của bản thân, nhưng "thà chết đứng còn hơn sống quỳ", quốc thể không thể bị mất. Người dân Đại Việt trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước đã đổ biết bao xương máu không chỉ để bảo vệ toàn vẹn non sông lãnh thổ mà còn bảo vệ địa vị quốc thể của đất nước mình. Ngày nàng ra đi, Thái thượng hoàng dặn nàng một chữ: Nhẫn. An Tư nhớ đến chuyện Việt Vương Câu tiễn vì muốn lấy lòng tin của vua Phù Sai để có cơ hội trở về nước phục quốc báo thù, đã chấp nhận dùng khổ nhục kế nếm phân của Phù Sai để phán đoan bệnh tình. Lời hịch tướng sĩ của Quốc công tiết chế vang vọng trong đầu nàng:" Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Ðế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Ðức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được?" Quân tử báo thù mười năm cũng không muộn. "Thoát Hoan, nỗi nhục ngươi bắt Đại Việt và ta phải chịu hôm nay, tốt nhất ngươi hãy nhớ lấy. Ta sẽ khắc sâu đến tận xương tận tủy. Trần An Tư ta thề nhất định một ngày không xa, quân dân Đại Việt sẽ bắt ngươi phải trải qua một nỗi nhục nhã còn lớn hơn, sử sách muôn đời sẽ ghi lại nỗi nhục của ngươi, đời đời kiếp kiếp con dân Đại Việt sẽ chê cười ngươi" - An Tư thề với lòng mình.
Đoạn nàng mỉm cười nói với Thoát Hoan:
- Bộ y phục rất đẹp. Thiếp cảm tạ thái tử ban tặng. Thái tử ban tặng cho thiếp trước ba quân. Không biết thiếp có thể vài lời với các dũng sĩ của thiên triều để cho họ thấy tấm lòng biết ơn của thiếp đối với thái tử không?
- Được nàng nói đi. Ta sẽ thông ngôn lại cho họ hiểu - Thoát Hoan khoát tay.
- Bẩm thái tử, không giấu gì ngài, tiếng Hán thiếp không được giỏi. Những điều muốn nói không biết dịch sang tiếng Hán kiểu gì cho hết ý. Không biết trong doanh trại có người thông ngôn biết tiếng Đại Việt không? Xin thái tử cử người giúp thiếp - An Tư dịu dàng đáp.
Trước thái độ mềm mỏng quy thuận của An Tư, Thoát Hoan thoải mái đồng ý.
- Ta nói đến đâu, ngươi hãy phiên dịch đến đấy - An Tư nói với người thông ngôn
Nàng nói từng cụm từ một cho người phiên dịch. Lời An Tư nói với quân lính của Đại Nguyên như sau:
- Đại Việt có câu "nhập gia tùy tục" và "thuyền theo lái, gái theo chồng". Nay ta đã là vợ của Thái tử Nguyên triều, thể theo truyền thống của phụ nữ Đại Việt và phong tục của Đại Việt, việc mặc y phục của quê hương chồng là điều nên làm. Cảm ơn thái tử đã ban tặng một bộ y phục rất đẹp.
Dứt lời, An Tư nhận lấy bộ y phục Mông cổ từ tỳ nữ, khoác lên người bên ngoài cung trang đang mặc rồi tháo trâm, đội mũ sừng trâu lên. Đầu có thể cúi, chân có thể quỳ, nhưng tâm sẽ mãi mãi không bao giờ khuất phục.
Thoát Hoan nheo mắt nhìn An Tư. Hừ, nói việc mặc y phục của Đại Nguyên là do thuận theo phong tục theo chồng của phụ nữ Đại Việt.Vừa không chống đối lại lệnh của hắn, vừa không làm nhục quốc thể. Khôn khéo đấy!
- Lập tức xuất phát truy đuổi vua Trần
Tiếng trống lệnh xuất quân vang lên. Lý Hằng, Ô Mã Nhi và Giảo Kỳ là những tướng được Thoát Hoan cử đi. An Tư nhìn theo đoàn quân khí thế đang rời khỏi doanh trại hướng về Thiên Trường mà lòng ngập tràn lo lắng. Thái Thượng Hoàng, Quan gia, thần đã cố hết sức để kéo dài thời gian rồi. Cầu mọi sự bình an.
Trước khi được tỳ nữ đưa về lều, An Tư kịp nghe thấy có người bẩm báo với Thoát Hoan rằng có mấy cái xác mặc đồ thích khách khả nghi trôi dạt vào bờ sông gần doanh trại, xem qua thì xác đó là quân lính trong doanh trại. Khóe môi An Tư khẽ nhích lên trong thoáng chốc, rồi nét cười nhanh chóng biến mất. Vậy là việc nàng giao cho Đào Kiên trước khi bước chân vào trại giặc, ông ta đã hoàn thành. Chuyện còn lại để cho Thoát Hoan tự điều tra, tự điều tra để biết có kẻ dám qua mặt hắn ta.
.............
Cuộc sống của người dân làng chài nơi Haibara tá túc, lúc không có giặc Nguyên kéo đến thì cũng giống như bình thường. Sáng sáng đàn ông ra khơi đánh cá, đàn bà ở nhà chăm con, vá lưới, nấu ăn. Họ đã quen với việc giặc Nguyên càn qua làng, hoặc thuyền của giặc Nguyên đi ngang vùng biển họ hay đánh bắt. Nơi này không có lệnh di tản của triều đình để thực hiện kế thanh dã nên những người dân ở đây dù sống dù chết cũng bám làng bám đất, họ không chịu đi nơi khác.
.
Haibara đang ngồi nhìn cách một người thiếu phụ vá lưới để học thì nghe tiếng chuông làng vang lên. Người thiếu phụ tên Lành liền buông đồ vá lưới xuống, bà vừa gọi các con vừa bảo Haibara:
- Tiếng chuông báo giặc đến. Mau - Lành giục gấp gáp.
Haibara ở làng này đã mấy hôm, đều yên bình. Hôm nay là lần đầu tiên có giặc đến. Lành vội kéo con mình và Haibara đến miệng một cái giếng cạn sau nhà. Lành đưa con mình ngồi vào cái xô múc nước rồi từ từ thả dây xuống để đưa cái xô xuống đáy giếng. Lành vừa làm vừa dặn Haibara:
- Ở vách giếng có một cái hàm ếch. Cháu và em hãy nấp ở đó. Đừng lên tiếng. Trông em giúp cô, đừng để em khóc.
Khi đưa trẻ được đưa đến nơi, Lành liền nhanh chóng kéo cái xô lên để đưa Haibara xuống
- Còn cô thì sao? - Haibara liền hỏi.
- Cô sẽ nấp ở chỗ khác. - Lành nói rồi bắt đầu thòng dây đưa Haibara xuống.
Cái giếng này khá sâu. Từ trên nhìn xuống dưới thấy tối đen, lại có hàm ếch, nấp ở đây khó mà bị người ở trên phát hiện. Haibara ôm đứa bé 5 tuổi con Lành vào lòng. Dường như nó đã quen với việc được mẹ giấu ở dưới này. Cái hàm ếch ở miệng giếng không phải là tự nhiên mà là do nhân tạo. Nó được cố ý đào để tạo chỗ nấp. Haibara nghe tiếng bước chân gấp gáp của Lành xa dần. Sau đó im lặng một lúc. Tiếp đến là tiếng bước chân của nhiều người đang đến gần, tiếng áo giáp cọ xát với binh khí. Là bọn lính Nguyên đang lục soát. Haibara bịt miệng đứa trẻ để đề phòng nó kêu khóc. Tiếng chúng lục soát, đạp đổ đồ đạc, tiếng chửi mắng tức giận, tiếng kêu la kinh ngạc đau đớn khi có kẻ bị sập bẫy. Không có tiếng dân làng chống trả, đánh đuổi quân lính. Dường như cả ngôi làng không có người nhưng những chiếc bẫy đơn sơ bằng tre, bằng nứa đang thay họ tiêu diệt sinh lực địch.
Haibara nín thở khi biết có một kẻ đang ngó xuống đáy giếng. Không biết trên miệng giếng có chuyện gì mà kẻ đó sảy chân ngã xuống giếng. Cú ngã nặng, hẳn rất đau đớn nhưng tên lính Nguyên chưa chết. Chiến tranh chỉ có sống và chết! Haibara dùng con dao Nhật Duật đưa lần nàng định tới Phù Tang đâm thẳng vào tim của tên lính vẫn còn chưa hoàn hồn sau cú ngã. Hắn trợn trừng mắt kinh ngạc nhìn nàng. Một nhát đâm chính xác vị trí tim. Haibara nghiến răng xoay mũi dao. Đây là cách giết người bằng dao mà Gin đã dạy nàng. Haibara chẳng thể ngờ có ngày mình sẽ dùng nó - thứ mà nàng ghê tởm cho là độc ác, tự tay kết thúc một sinh mệnh. Nếu nàng không giết tên lính này, hắn sẽ kêu lên và bọn chúng sẽ phát hiện ra nàng và đứa trẻ nấp dưới này. Sinh tồn! Nếu nàng chỉ chần chừ, mềm lòng trong giây lát, có lẽ bây giờ người chết là nàng và con Lành. Nghe tiếng nói xì xồ của nhiều người ngày càng lớn, Haibara vội rút dao ra khỏi cái xác, máu bắn lên mặt, lên người nàng. May mà đứa trẻ đã ngủ say. Nàng không muốn nó chứng kiến cảnh tượng kinh khủng này. Nàng ôm đứa trẻ lùi lại, cố gắng thu người nép sát vào trong hàm ếch. Những kẻ bên trên ngó xuống thấy đồng đội của mình đã chết liền bỏ đi. Haibara thở phào nhẹ nhõm.
Tìm kiếm một hồi không được kết quả gì, lại thêm hoang mang không biết mình sẽ bị sập bẫy mà chết không thì cũng tàn phế vào lúc nào, toán quân Nguyên liền rút lui. Lâu thật lâu đến mức Haibara rất sốt ruột, nàng vẫn chưa thấy Lành đến kéo họ lên. Haibara cũng không dám lên tiếng gọi hỏi vì nàng không biết bọn lính đã rời đi hẳn chưa hay vẫn còn quanh quẩn đâu đây. Nàng ngửa đầu tựa vào thành giếng sau lưng và nàng nhìn thấy một cái hốc. Trong một cái hốc nhỏ ở phía trên hàm ếch, có một ống tre nước và một ít lương khô được giấu sẵn ở đấy. Haibara lấy nước cho đứa trẻ uống rồi nàng nhấp một ngụm. Rồi lấy lương khô cho cả hai cùng ăn.
.
Bầu trời trên miệng giếng đã chuyển sang màu đen. Haibara chẳng biết làm gì khác ngoài chờ đợi. Lành đã đi đâu rồi. Bọn lính Nguyên còn ở làng không? Nàng và đứa trẻ này sẽ phải ở dưới này bao lâu? Đã mấy năm rồi kể từ lúc nàng lưu lạc đến đây. Haibara thấy nhớ ông bác tiến sĩ béo, đội thám tử nhí, tên thám tử hút xác. Kudo-kun, cậu từng nói giết người bằng bất cứ lý do gì cũng không thể chấp nhận. Nhưng hôm nay tớ đã giết người rồi. Mùi máu tanh xộc vào mũi Haibara. Ấy thế mà vừa rồi nàng có thể bình tĩnh ngồi nhai nuốt lương khô. Kudo, điều cậu nói không đúng trong chiến tranh. Chiến tranh! Mạng người như rơm như rác, như ngọn nến trước gió, mong manh yếu ớt có thể vụt tắt bất cứ lúc nào. Haibara nhớ đến người lính trong quân của Nhật Duật mới hôm trước nhận được thư nhà vui vẻ như thế, hôm sau đã tử trận, người lính to béo hôm trước vẫn còn khỏe mạnh giúp nàng xách nước, hôm sau đã bị mất hai chân, anh lính tếu táo hay kể chuyện cười cho đồng đội nghe và trêu nàng hôm trước vẫn còn giúp nàng phát thuốc, hôm sau đã đầu lìa khỏi cổ, những người của Phụng Dược cung đã đồng hành cùng nàng chia ngọt sẻ bùi suốt chặng đường dài gian khổ nay đã là người của thế giới khác... Thì ra hòa bình đáng quý như thế.
........
Haibara đưa tay dụi mắt. Nàng nhìn trời. Đã sáng rồi. Đêm qua nàng suy nghĩ miên man rồi thiếp đi lúc nào không biết. Cả đêm qua nàng và đứa trẻ đã ở dưới đáy giếng cùng với cái xác của tên lính Nguyên. Có tiếng bước chân lại gần. Haibara căng thẳng.
- Ai ơi
Nàng nhẹ nhõm khi nhận ra tiếng của Lành.
- Dạ - Nàng đáp
Lành lại thả xô nước xuống để kéo con và nàng lên. Sau đó mấy người đàn ông trong làng tìm cách đưa cái xác dưới giếng lên. Những xác chết của giặc trong làng được gom lại rồi hỏa thiêu để tránh phát sinh dịch bệnh. Dân làng cùng nhau làm các bẫy mới, thay đổi vị trí các bẫy, dù lần sau giặc có lại đến cũng chẳng thể tránh được. Haibara nhìn kỹ, ở chân giếng có một cái bẫy nhỏ, khi giặc dẫm vào sẽ bị một mũi kiếm đâm vào lòng bàn chân. Thảo nào tên lính đó lại bị ngã xuống giếng. Ngôi làng chài nhỏ bé nghèo nàn nay trông vậy mà giống như một tòa thành kiên cố, một mặt trận giăng thiên la địa võng. Những người dân làng từ trẻ nhỏ cho đến người già đều phải nắm rõ vị trí của từng cái bẫy nếu không muốn mất mạng.
...............................
Thoát Hoan vừa cười vang vừa vén trướng bước vào trong lều:
- Ha...ha...ha.
An Tư đặt khung thêu xuống, dịu dàng giúp hắn cởi áo choàng treo lên giá.
- Thái tử có chuyện gì mà vui vậy? - Nàng mỉm cười hỏi, ngước đôi mắt long lanh nhìn Thoát Hoan.
- Ta vừa nhận được tin báo về quân Trần phản công trên hữu ngạn sông Phú Lương ở châu Lỵ Nhân đã thất bại, phải rút lui. - Hắn vừa nói vừa chăm chú quan sát biểu cảm trên mặt An Tư.
- Chuyện quân cơ đại sự, thiếp là phận đàn bà có nghe cũng không hiểu. - An Tư nghiêng đầu đáp - Chỉ biết tướng quân Ô Mã Nhi hung hăng, giỏi thao lược. Quân Đại Việt thua cũng là điều dễ hiểu. Thảo nào dân Nam nghe đến tên tướng quân còn khiếp sợ hơn cả nghe đến Trấn Nam vương.
Thoát Hoan nghe An Tư nói vậy thì không vui. Hắn nghĩ đến kết qua điều tra mấy cái xác trôi dạt vào bờ vớt được. Tất cả đều là thuộc hạ của Ô Mã Nhi. Ngoại hình trang phục của chúng tương đồng với những gì An Tư mới mô tả về những kẻ định làm nhục nàng trên đường sang doanh trại. Dù nửa tin nửa ngờ, nhưng những kẻ đó đúng là người của Ô Mã Nhi. Ông ta dám qua mặt hắn, sau lưng hắn âm thầm có hành động chống đối.
- Thái tử đã ăn tối chưa? - An Tư vừa hỏi vừa bóp vai cho Thoát Hoan
Hắn lim dim mắt hưởng thụ cảm giác thoải mái từ đôi tay nàng đem lại
- Ta ăn rồi. Chỉ chưa tắm rửa thôi. - Thoát Hoan vươn vai đứng dậy
- Vậy để thiếp sai người chuẩn bị nước nóng.
.
- Hôm nay, nàng không pha thuốc vào nước? - Thoát Hoan hỏi An Tư khi thấy nước trong thùng chỉ là nước ấm bình thường.
- Thiếp không muốn thái tử nghi ngờ mình hạ độc vào nước nên không pha thuốc vào nữa. - An Tư đáp.- Lọ thuốc thiếp cũng đã sai người bỏ đi rồi.
- Mỹ nhân vẫn giận chuyện đó sao? - Thoát Hoan cười ha hả.
- Thiếp sao dám giận thái tử. - An Tư âu sầu nói - Để thiếp đàn cho thái tử nghe một bản trong lúc ngâm mình cho thái tử đỡ thấy thời gian nhàm chán
Đoạn nàng ngồi xuống, ôm cây đàn tỳ bà vào lòng rồi bắt đầu gảy. Ống tay áo trượt xuống để lộ cổ tay trắng nõn nà. Tiếng đàn trong như tiếng hạc bay qua, réo rắt như tiếng suối xa, khi khoan như gió thoảng, khi nhanh như mưa đổ, nỉ non thánh thót. Thoát Hoan thích ngắm An Tư lúc nàng đánh đàn. Đôi mắt nàng rất đẹp, nhất là khi buồn. Hắn thích ngắm nhìn đôi mắt ấy. Đôi mắt đẹp hút hồn, đẹp ma mị. Hắn đã từng nghe câu chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy đôi mắt của giai nhân. Thì ra đôi mắt giai nhân trong câu nói ấy như thế này.
An Tư chỉ gảy một khúc rồi dừng lại. Nàng xắn tay áo, đến bên Thoát Hoan, nhu mì nói:
- Để thiếp giúp thái tử chà lưng
- Ừm - Thoát Hoan gật đầu rồi nắm lấy cổ tay An Tư kéo nàng ngã vào trong thùng tắm
An Tư hoảng hốt:
- Thái tử, người làm gì vậy?
- Cùng tắm chung đi - Hắn cười dâm đãng rồi vươn tay ôm chặt lấy nàng, hôn lên gò má đào mịn màng của giai nhân.
An Tư chống tay lên ngực hắn đẩy ra, cố gắng kéo rộng khoảng cách giữa hai người:
- Thiếp tắm rồi. Thái tử người thả thiếp ra đi.
Nước thấm vào, y phục bằng lụa nhanh chóng bị ướt, dính sát vào th.ân thể thiếu nữ, dải yếm gợi cảm, những đường cong mềm mại quyến rũ ẩn hiện sau lớp lụa. Thoát Hoan nuốt nước bọt, hắn kéo cổ áo An Tư xuống để lộ bờ vai trần thon thả. Nàng giữ bàn tay đang càn quấy của hắn lại:
- Thái tử người làm gì vậy?
- Đi tắm ai lại mặc y phục bao giờ, đằng nào cũng ướt hết rồi, nàng cởi ra đi - Thoát Hoan vừa nói vừa tiếp tục, rồi hắn không thể đợi thêm được nữa, hắn bế thốc An Tư ra khỏi thùng tắm - Không tắm nữa, thế là đủ rồi. Bây giờ ta chỉ muốn nàng thôi.
An Tư giận dỗi đấm vào ngực hắn:
- Thái tử chỉ có như vậy là nhanh thôi. Người hứa chỉ thiếp tiếng Mông Cổ mà mãi chả thấy làm.
Dung nhan yêu kiều khi chau mày giận dỗi, đôi môi hồng chúm chím cong cong nũng nịu càng thêm phần đáng yêu khiến hắn say đắm. Hắn si mê ngắm nhìn nàng. An Tư dùng ánh mắt mơ màng nhìn hắn. Thoát Hoan từ từ cởi từng lớp từng lớp y phục của An Tư. Nàng nằm yên, đầu nghiêng sang một bên, má đào ửng hồng e thẹn, một sự e thẹn giả dối bởi lòng nàng đã chết rồi, nàng đang ép mình cố quên đi việc th.ân thể bị giặc ô nhục giày vò hàng đêm. Khi Thoát Hoan rút hai sợi dây buộc yếm và tụt khố của nàng xuống, trên người không còn chút vải vóc nào che đậy, An Tư vẫn không kìm được mà rùng mình run rẩy dẫu rằng thân gái trinh nguyên đã bị chiếm đoạt từ đâu và đây không còn là lần đầu nàng khỏa thân trước đôi mắt dâm dục của tướng giặc. Càng ngày nàng càng ghê sợ mỗi lần chung chăn gối với Thoát Hoan. Nhưng nàng không thể làm gì khác là mặc kệ hắn hành hạ. An Tư nhắm mắt. Nước mắt không trào ra nữa. Có lẽ những đêm qua nàng đã khóc cạn rồi.
.
Mùi đàn hương chưa cháy hết phảng phất trong không khí. An Tư chán ghét đẩy thân hình nhễ nhại mồ hôi lực lưỡng của gã đàn ông trên người mình ra. Nàng mệt mỏi rã rời, chỉ còn đủ sức kéo tấm chăn đắp lên người che đi tấm thân trần truồng đầy dấu vết hoan ái vừa rồi. Quân Trần lại tiếp tục phải lui binh. Thời cơ chín muồi để phản công chưa đến. An Tư lo lắng không biết triều đình có rút lui an toàn không, có cắt đuôi hoàn quân Nguyên để chúng không tìm ra tung tích được không? Tình hình chiến sự vẫn chưa có dấu hiệu tốt lên. Ngày chiến thắng còn bao xa? Nàng chán nản những ngày ô nhục trong trướng giặc lắm rồi mà vẫn phải ép mình gắng gượng. Không, mình không được nghĩ quẩn. An Tư nhắc nhở mình. Hai tháng. Chỉ hai tháng thôi. Nguyễn Khoái đã nói rồi. Nàng phải kiên tâm mà đợi, phải nhẫn nhục mà chờ tin chiến thắng. Đến lúc ấy nhiệm vụ của nàng mới hoàn thành, nàng mới làm trọn bổn phận của mình. Nguyễn Khoái, chàng đã nói hai tháng thì nhất định phải như vậy nhé. Nhất định!
Chú thích:
[1] Đền Đa Hòa nằm trên địa phận làng Đa Hòa, xưa thuộc tổng Mễ Sở huyện Đông An tỉnh Hưng Yên, nay thuộc xã Bình Minh huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên. Nơi đây thờ đức thánh Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân tên là Tiên Dung công chúa và Tây Sa công chúa. Gọi đền Chính, là cách nói ngắn gọn rút từ mấy chữ Đa Hòa Chính Từ. Trên một bức hoành treo ở giữa gian đại tế đền hiện nay có 4 chữ "Nhất Dạ Trạch từ " (Đền thờ thần Đầm - Một - Đêm). Ở đền Chính Đa Hòa hiện còn giữ lại đôi câu đối cổ: Phượng giá hồng sơn kim đỉnh đan thành phong vũ dạ><Hạc quy hoa biểu ngọc tuyết linh bí thủy vân gia"