- Tham gia
- 17/8/2014
- Bài viết
- 195
Chương 43: Ghen
Dù phải cõng Đào nhưng Nguyễn Khoái chỉ cần sải vài bước lớn là có thể đuổi kịp người nào đó đang đi rất nhanh đằng trước.
- Theo anh, chúng ta nên đi đâu bây giờ? - An Tư không quay lại nhìn Nguyễn Khoái mà chỉ hỏi như vậy. Nàng không muốn cảnh tượng Nguyễn Khoái cõng một người con gái khác lọt vào trong mắt.
- Tôi nghĩ cần phải đưa hai người đến thầy lang để chữa trị trước đã - Nguyễn Khoái nói rồi hỏi Đào - Cô có biết gần đây có nơi nào có thầy lang không?
- Có lẽ phải sang làng bên cạnh, cha tôi là thầy lang duy nhất ở làng này - Đào đáp.
Nguyễn Khoái nghe Đào nói thì không vội đáp. An Tư thấy thái độ của Nguyễn Khoái như vậy liền đưa mắt nhìn chàng:
- Sang làng bên có chuyện gì không ổn đúng không? - Nàng hỏi. Nguyễn Khoái trở về một mình, không dẫn theo người đến đón nàng nên An Tư biết chắc chắn là có chuyện gì đó nhưng chưa hỏi được.
- Vùng này dịch sởi đang hoành hành. Những ngôi làng gần đây cũng vậy. Quan địa phương đang cho cách biệt, cấm đi lại giữa các làng để tránh dịch bệnh lây lan khó kiểm soát. - Nguyễn Khoái trả lời. - Chúng ta đi được một lúc rồi. Cô Đào chắc cũng đã mệt, kia có tảng đá, dừng lại nghỉ ngơi một lúc rồi đi tiếp.
Đào bẽn lẽn gật đầu. Còn An Tư thì thầm mỉa mai Nguyễn Khoái trong lòng anh là người cõng không mệt thì thôi lại kêu người ngồi chiễm chệ trên lưng mệt. Nguyễn Khoái đặt Đào ngồi xuống tảng đá bằng phẳng duy nhất ở ven đường. An Tư đứng duỗi chân cho đỡ mỏi. Nàng nhìn trời ước lượng bao giờ thì sáng.
- Có thể cho tôi xem vết thương của cô được không? - Nguyễn Khoái hỏi Đào.
Đào gật đầu. An Tư lên tiếng:
- Ta có biết một chút về y thuật. Hay để ta xem cho cô vẫn tiện hơn.
- Tiểu thư đang bị sởi, e rằng sẽ lây cho cô Đào. Cứ để tôi xem cũng được - Nguyễn Khoái vừa nói vừa kiểm tra vết thương của Đào. - Cô Đào có người thân nào trong làng không?
- Tôi có một người dì ở bên kia sông. Dì ấy đang tu hành ở một ngôi chùa - Đào đáp - Á á
- Ở đây có ai biết gia đình cô còn một người dì ở bên kia sông không? - Nguyễn Khoái hỏi tiếp.
Đào lắc đầu:
- Không có. Dì ấy vốn không phải người ở đây. Dì mới chuyển đến được tuần trăng.
Nguyễn Khoái bất ngờ cầm bàn chân của Đào bẻ một cái để chỉnh lại khớp. Vết thương do thanh gỗ rơi vào chân Đào không nghiêm trọng chỉ bị xây xát nhẹ, đau chân là do bị trật khớp, giờ đã chỉnh lại sẽ không có vấn đề gì.
- Giờ thì ổn rồi - Nguyễn Khoái nói - Cô thử đứng dậy đi lại xem nào. Để tôi đỡ cô.
- Hết đau rồi - Đào cười - Công tử giỏi thật.
An Tư đánh mắt qua nhìn, khóe môi nàng khẽ nhếch lên. Cô gái này cũng vẫn còn ngây thơ. Dù chân có khỏi rồi thì cũng nên giả vờ là chưa khỏi chứ, như vậy mới có cớ để được Nguyễn Khoái cõng tiếp.
An Tư lại gần hai người đang "tình ý mặn nồng", đoạn nói:
- Chúng ta đi cùng như thế này cũng không phải cách hay. Nên chia ra. Nguyễn Khoái, anh đưa Đào đến nhà dì của cô ấy. Ta sẽ đi một mình, đến nơi cần đến.
Dứt lời An Tư quay người rảo bước đi. Nàng rút con dao cài bên thắt lưng cầm sẵn ở tay. Nguyễn Khoái phải chạy đuổi theo mới kịp.
- Sao thần có thể để công chúa đi một mình. Xin người hãy quay lại - Nguyễn Khoái giữ tay An Tư lại
An Tư cười khẩy:
- Nguyễn tướng quân lo lắng cũng đúng. Ta mà có bề gì thì khanh cũng không tránh khỏi liên lụy. Nhưng khanh yên tâm, ta sẽ không để khanh vì ta mà bị liên lụy. Nếu có chuyện gì xảy ra ta sẽ tự chịu trách nhiệm với bản thân mình. Sao? Nhìn vẻ mặt của khanh thì có vẻ ta đang làm khó khanh? Nếu đã vậy, ta cũng không muốn mình bị xem là công chúa đỏng đảnh làm khó kẻ dưới, ta sẽ nghe theo lời can gián của khanh. Ta cũng chỉ là không muốn thành gánh nặng của tướng quân mà thôi. Khanh lo cho cô nương ấy cũng vất vả lắm rồi - Nụ cười trên môi An Tư càng đậm hơn - Và cũng là muốn tạo không gian riêng cho hai người thoải mái cõng nhau. Ta thấy cô Đào cũng được đó, đẹp người đẹp nết, khanh chưa vợ, cô ấy chưa chồng, Đào lại có cảm tình với khanh, lần tương ngộ này như là duyên trời định. Hai người có thể tiến tới.Với lại ta đang bị sởi, đi cùng lại sợ lây bệnh cho Đào. Tướng quân không hiểu được ý tốt của ta rồi. - An Tư đương nhiên để bụng chuyện vừa nãy, khi nàng bảo để nàng xem vết thương của Đào cho thì Nguyễn Khoái lại thay Đào từ chối với lý do sợ nàng lây bệnh cho Đào.
- Bẩm, thần sao dám nghĩ là công chúa liên lụy mình. Thân là thần tử, thần đương nhiên phải có trách nhiệm bảo vệ người. - Nguyễn Khoái chắp hai tay thưa - Giữa thần và cô Đào không có gì hết. Xin công chúa đừng hiểu lầm.
- Vậy hả? Thế là ta nhiều chuyện rồi - An Tư cười nhạt - Không có nhiều thời gian đâu, đưa cô gái đó đến nơi an toàn rồi tìm quan địa phương để hồi cung trước khi Quan gia buộc phải thông cáo để tìm ta.
....
Khi Haibara tìm được ngôi nhà mà An Tư và Nguyễn Khoái nương nhờ thì ngôi nhà chỉ còn một đống tro tàn. Nàng đã đến muộn rồi. Khoanh vùng được đoạn mà hai người họ có thể trôi dạt đến được, Haibara cho người tìm kiếm, hỏi thăm, cuối cùng cũng tìm được đến nhà thầy lang. Nhưng khi đến đây thì người không thấy chỉ còn một căn nhà đã bị lửa thiêu rụi. Haibara cử người đi hỏi thăm dân chúng xung quanh, thu thập tin tức, còn nàng đi một vòng kiểm tra căn nhà. Nguyễn Khoái và An Tư đều là những người thông minh, chắc chắn họ phải tìm cách truyền tin để báo người đến tìm. Có lẽ con chim bồ câu họ dùng để gửi thư đã gặp chuyện dọc đường, trở thành một món ăn rồi cũng nên. Ngôi nhà này bị cháy không phải do tai nạn, có kẻ cố ý phóng hỏa. Họ có kẻ thù. Theo những gì dò hỏi được thì có một tên bá hộ ở đây để ý con gái chủ nhà này, chiều qua hắn nhân lúc người cha đi vắng liền đến đây muốn bắt cô con gái nhưng đã bị hai người khách đang ở nhờ nhà này ngăn cản. Rồi không hiểu sao ban đêm ngôi nhà bỗng nhiên bốc cháy dữ dội.
- Như vậy là đủ rồi. - Haibara nói với toán lính đi theo mình - Chúng ta rời khỏi đây trước rồi nói.
Ra đến bờ sông, nàng mới dừng lại. Haibara cân nhắc chọn ra ba người, đoạn bảo:
- Ba chú hãy quay lại làng, đến nhà của tên bá hộ để điều tra. Hắn có thể chính là hung thủ của vụ phóng hỏa.
- Phóng hỏa? - Một người lính ngạc nhiên hỏi lại.
Haibara gật đầu:
- Phải. Căn nhà của cha con thầy lang này bị cháy không phải do tai nạn. Những dấu vết còn sót lại hiện trường nói lên điều đó. Xem xét tro than bốn xung quanh nhà sẽ nhận ra có kẻ đã chất củi khô sát vách nhà. Nếu ngửi kỹ thì sẽ còn thấy trong không khí phảng phất mùi rượu. Trong một căn buồng còn sót lại tàn của hương gây mê. Như vậy có thể suy đoán như sau: Hung thủ dùng hương gây mê để khiến người trong nhà bất tỉnh, sau đó chất củi quanh nhà và tưới rượu lên đống củi đã chất rồi châm lửa. Kẻ có động cơ làm việc này chắc chắn phải có mâu thuẫn với gia đình thầy lang. Và tên bá hộ trong lời kể của hàng xóm là kẻ đáng tình nghi nhất. Đây có thể là chủ kiến của hắn hoặc có thể do kẻ khác xúi giục. Đây là đất Hồng Châu. Trước khi Nguyễn tướng quân đã từng tham gia dẹp đám cướp ở đây, tàn dư của đám cướp. Hãy chú ý đển cả những tên đã theo tên bá hộ đên nhà thầy lang.
- Vậy chúng tôi đi đây. - Ba người lính nói.
- Các chú đừng đánh rắn động cỏ. Mọi việc có như thế nào Chiêu Văn vương sẽ là người quyết định - Haibara nói.
..........
Ba người họ di dọc bờ sông cả đêm, có tìm thấy bến đò nhưng lại không có người lái đò ở đó. Chân Đào đã được Nguyễn Khoái chỉnh lại khớp những vẫn đau nên Nguyễn Khoái vẫn phải cõng nàng, vì thế nên họ không thể đi nhanh được. An Tư nhìn mặt mênh mông trước mặt mà thở dài. Không rõ sông nước vùng này, giữa đêm mà dò dẫm qua sông thì quá nguy hiểm. Nhưng nếu đem theo Đào đi cùng thì thực sự bất tiện khi mà nàng và Nguyễn Khoái đến tìm quan địa phương. An Tư không muốn thân phận mình bị lộ. Vì như vậy không thể lường trước hết được những chuyện bất trắc có thể xảy ra. Đem Đào theo có thể sẽ khiến cô ấy gặp nguy hiểm. Hơn nữa khi cha Đào trở về thấy nhà cửa như vậy sẽ rất lo lắng và nơi ông ấy có thể nghĩ đến để tìm được Đào là chỗ dì cô ấy. Bờ sông lộng gió. An Tư lấy khăn tay che mặt. Một chiếc áo phủ lên vai nàng. An Tư lạnh lùng gạt xuống trả lại cho Nguyễn Khoái:
- Không cần.
Nguyễn Khoái buồn bã gấp chiếc áo lại. Chàng không biết tại sao An Tư lại giận chàng. Gió thổi mạnh, trong không khí là mùi ngai ngái của đất, trời có lẽ sắp mưa. Ba người may mắn tìm được một ngôi miếu bỏ hoang để trú mưa. Một đống lửa được nhóm lên. Đào tựa lưng vào tường mà ngủ. An Tư thì không tài nào chợp mắt được. Nàng hứng nước mưa để rửa đi những vết khói bám trên mặt. Khi nãy nàng không dám dùng nước sông mà rửa vì sợ nước bị nhiễm bẩn do nàng đang bị một căn bệnh dễ lây. An Tư chậm rãi ngồi xuống, nàng nhìn bóng mình phản chiếu trên vũng nước đọng dưới mặt đất. Một gương mặt đầy vết đốm đỏ, không còn làn da trắng mịn màng. An Tư biết sởi nếu không điều trị cẩn thận sẽ để lại những vết thâm trên mặt. Đưa tay áp lên má, An Tư lo lắng rồi thở hắt ra. Thực ra nếu dung nhan khuynh thành này không còn cũng chưa chắc là chuyện xấu. An Tư chống gối đứng dậy quay trở vào trong thì gặp Nguyễn Khoái đang đứng đó không biết từ lúc nào. Nàng vội lấy khăn tay che mặt lại. Nhìn thấy Đào đã ngủ say, An Tư mới hỏi:
- Buổi chiều vì sao anh đi tìm quan phủ nhưng khi quay về lại đi một mình?
- Vùng này đã bị cách ly để tránh dịch bệnh lây lan - Nguyễn Khoái đáp - Quân lính đứng chặn đường không cho người dân đi lại sang vùng khác nữa. Những kẻ này không nhận diện được chiếc khánh mà công chúa đưa cho tôi, họ cũng không biết chữ để đọc được bức thư. Tôi cân nhắc thấy những tên lính đó không đáng tin cậy để yêu cầu chúng đưa khánh và thư của công chúa nên quyết định quay về.
An Tư lắc đầu, đưa tay ra hiệu cho Nguyễn Khoái, nàng đánh mắt về phía Đào nhắc chàng chú ý cách xưng hô.
- Cũng may anh quay về. Ta còn phải cảm ơn anh đã cứu mạng. - An Tư nói.
- Công... Tôi mới là người phải cảm ơn - Nguyễn Khoái đáp - Cảm ơn vì nàng đã sống. Nàng nên đi nghỉ, mình tôi thức là được rồi.
An Tư lắc đầu rồi mỉm cười:
- Ta không ngủ được. Nhưng có lẽ vẫn phải cố ngủ để giữ sức. Nếu không lần sau anh Duật sẽ không cho ta đi theo nữa.
An Tư tuy nhắm mắt nhưng không tài nào ngủ được. Có lẽ do từ nhỏ nàng lớn lên trong nhung lụa gấm vóc, quen nằm nệm gấm chăn tơ, chưa bao giờ phải chịu khổ nằm trên nền đất trải rơm như thế này. Ánh lửa bập bùng hắt lên sống mũi nhỏ nhắn, lên đôi rèm mi dài dậm cong vút của An Tư. Nguyễn Khoái lặng yên ngắm nhìn nàng. Dù có những vết ban đỏ do sởi nhưng trong mắt chàng, An Tư vẫn rất đẹp. Khi nhìn thấy nàng nằm bất động giữa đám lửa cháy dữ dội, khoảnh khắc ấy tim Nguyễn Khoái như ngừng đập. Vào lúc đó chàng mới giật mình nhận ra vị trí của An Tư trong lòng chàng quan trọng đến mức nào. Không phải vì nàng là công chúa.
.
Mặt trời đang dần ló rạng ở đằng xa. Nghe tiếng động, có vẻ như có nhiều người đang đến, Nguyễn Khoái bừng tỉnh. An Tư cũng mở mắt.
- Người cứ ở đây, để tôi ra ngoài xem - Nguyễn Khoái lên tiếng.
Đoạn chàng cầm lấy thanh tre mà An Tư rút ra từ cổng nhà Đào mang theo trước lúc rời khỏi đó rồi đứng dậy.
- Khoan - An Tư ngăn lại, nàng lấy từ trong người ra con dao chuôi bạc nạm ngọc đưa cho Nguyễn Khoái - Anh hãy cầm theo cả cái này.
- Nàng cần nó hơn tôi - Nhưng Nguyễn Khoái lắc đầu - Tôi có cái này là đủ rồi - Chàng giờ thanh tre lên
Khi nhìn rõ đoàn người đang tìm đến ngôi miếu hoang đổ nát này, Nguyễn Khoái thở phào nhẹ nhõm. Chàng không biết những người đàn ông mặc áo vải đeo binh khí bên người kia là ai, nhưng người đi cùng họ là thư đồng của Chiêu Văn vương. Nguyễn Khoái không ngạc nhiên khi tại sao họ lại nhanh chóng tìm được chàng và An Tư như thế nhưng An Tư thì có. Nàng hỏi Haibara:
- Sao em lại biết ta ở đây? Anh Chiêu Văn đang ở đâu?
Haibara đáp:
- Em xuôi theo dòng chảy của sông mà tìm ở các làng ven bờ, hỏi thăm người ở đó thì cũng tìm thấy nhà thầy lang mà hai người ghé chân xin nghỉ nhờ. Nhưng khi đến nơi thì ngôi nhà đó đã cháy thành tro. Em đoán hai người đã xảy ra chuyện. Dựa vào ký hiệu bắt đầu ở ngôi nhà và dọc đường đi mà em tìm được đến đây. Đức ông Chiêu Văn bình an nhưng đã hồi kinh gấp do có việc khẩn.
- Ký hiệu chỉ đường? - An Tư ngạc nhiên hỏi lại.
- Em cũng đoán người để lại ký hiệu là Nguyễn quản gia. Vì ký hiệu là hình ngọn cỏ nghiêng về một phía. Chữ "Khoái" trong tên của quản gia chính là tên một loại cỏ - Haibara nói. - Em theo hướng ngọn cỏ nghiêng mà tìm thì đến được đây.
Nghe tiếng người lao xao, Đào liền tỉnh giấc. Haibara nghiêng người nhìn Đào sau lưng Nguyễn Khoái:
- Đây chắc hẳn là con gái của thầy lang?
An Tư gật đầu rồi quay sang nói với Nguyễn Khoái :
- Nếu đã có người làm đến đón thì ta cử vài người hộ tống cô ấy đến chỗ dì mình, còn chúng ta lập tức lên đường, anh thấy thế nào?
- Mọi sự xin nghe theo sự sắp xếp của tiểu thư - Nguyễn Khoái đáp.
- Ta đã hỏi nghĩa là muốn ý kiến của anh. - An Tư mỉm cười, từ tốn nói - Nếu vậy thì anh cứ nói. Tuy những người anh Chiêu Văn mang theo đều võ nghệ cao cường những ta vẫn e anh không đích thân đưa cô ấy đến chỗ dì mình thì không yên tâm được.
Ánh mắt đầy mong chờ, buồn tủi như sắp bị bỏ rơi của Đào hướng về phía mình làm Nguyễn Khoái, lời muốn để người khác đưa Đào đi sắp đến đầu môi lại thôi. Chàng lựa lời nói với Đào:
- Cô Đào, người nhà của chúng tôi đã đến đón, họ nói ở nhà có việc gấp, phải về ngay nên tôi không thể đưa cô đến chỗ dì cô được. Tôi sẽ cử ba người làm đi cùng với cô. Họ đều là những người có võ nghệ sẽ bảo vệ cô an toàn.
- Nhưng tôi sợ lắm - Đào lo lắng - Tôi sợ tên bá hộ đó sẽ tìm được chỗ dì tôi. Không biết cha tôi giờ này như thế nào, hắn có gây khó khăn gì cho ông ấy không? Về nhà thấy nhà đã bị cháy rụi, không thấy tôi, cha sẽ lo lắm.
Haibara nheo mắt, nàng lên tiếng:
- Chị cứ yên tâm. Em đã cử người ở lại nhà chị để đợi cha chị đi thăm bệnh trở về để báo tin chị bình an đồng thời bảo vệ ông ấy. Trong lúc chờ đợi, họ sẽ dọn dẹp và dựng lại căn nhà cho cha con chị. Chị cứ đến chỗ dì của mình đợi cha. Khi nào chủ nhân của em giải quyết xong chuyện tên bá hộ là hai người có thể về nhà rồi. - Trên đường dẫn Haibara đến ngôi miếu này, Nguyễn Khoái đã kể cho Haibara biết về hoàn cảnh của cha con Đào. - Tiểu thư đang bị sởi, cần phải chữa trị gấp nên không thể chậm trễ việc lên đường. Vết thương ở tay của Nguyễn quản gia cũng cần được chăm sóc nếu không muốn để lại di chứng.
Lời cuối cùng của Haibara làm cả An Tư và Nguyễn Khoái đều ngạc nhiên. An Tư không biết chàng bị thương từ lúc nào, còn Nguyễn Khoái thì không rõ tại sao Haibara chỉ vừa mới gặp chàng mà lại biết.
- Em nói gì vậy, anh đâu có bị thương gì đâu - Nguyễn Khoái cười.
- Phải - An Tư gật đầu - Nguyễn quản gia vẫn cõng được cô Đào thì cứ cho là bị thương đi nữa cũng không nặng lắm. Thế này đi, ta sẽ đi trước, còn anh đi cùng ba người nữa đưa Đào đến nơi an toàn sau đó đuổi theo. Cô Đào nói đúng, tên bá hộ có lẽ sẽ không dễ dàng buông tha, kẻ đốt nhà đến chín phần là hắn. E rằng biết người còn sống, hắn sẽ muốn nhổ cỏ tận gốc. Trong vùng này hắn là kẻ có tiền lại dựa hơi kẻ có quyền, muốn tìm ra chỗ của dì Đào cũng chẳng phải chuyện khó kể cả có ít người trong làng biết về người dì mới chuyển đến của Đào. Mọi việc cứ quyết định như vậy đi - Đoạn An Tư quay sang Haibara - Chúng ta đi thôi. - Nói rồi An Tư đi thẳng ra khỏi ngôi miếu, bước lên chiếc xe ngựa được Haibara kêu người chuẩn bị vừa vặn trờ đến.
- Vâng - Haibara đáp
Haibara đến bên Nguyễn Khoái, thình lình vạch ống tay áo chàng lên:
- Nguyễn quản gia vẫn nên để tôi sơ cứu vết thương của người trước thì hơn.
Giống như ăn vụng bị bắt quả tang, Nguyễn Khoái vội rút tay lại, kéo ống tay áo xuống như sợ người khác nhìn thấy vết thương của mình:
- Chỉ là chút xây xát nhỏ, em hãy đi đi đừng để tiểu thư phải đợi. Bệnh của tiểu thư mới cần phải được thăm khám gấp.
- Không phải là chút xây xát đây. Vết thương này do đầu gỗ gãy đâm vào lại còn bị bỏng - Haibara lắc đầu - Nhiều dằm gỗ bị lẫn trong vết thương, băng bó qua loa tuy cầm được máu nhưng không cẩn thận sẽ bị nhiễm trùng. Nếu anh không muốn mình phải khoét phần thịt có thể bị hoại tử này ra thì tốt nhất nên để tôi gắp hết dằm gỗ ra.
Nguyễn Khoái đành thở dài, ngồi xuống để Haibara sơ cứu vết thương cho mình. Haibara mở hộp cứu thương đã chuẩn bị từ phủ quan huyện ra, lựa thứ thích hợp để xử lý vết thương của Nguyễn Khoái.
- Sao em biết anh bị thương ở tay? - Nguyễn Khoái hỏi.
- Tại vì tôi đã gặp một kẻ giống anh - Haibara đáp, ánh mắt có chút xa xăm, nàng nhớ lại vụ chiếc xe buýt tử thần, Conan đã ôm nàng lao ra khỏi chiếc xe trước khi nói phát nổ, sau đó tên thám tử ấy còn bôi máu mình lên đùi nàng để nàng được đưa đi cấp cứu nhanh chóng rời khỏi hiện trường - Cậu ta cứu tôi và bị thương ở tay nhưng lại che giấu coi như không bị gì - Rồi nàng lắc đầu - Mà nói giống thì cũng không đúng. Anh có chỗ khác cậu ta.
Người mà Nguyễn Khoái cứu là người con gái chàng yêu, còn Conan thì không.
- Ừm...em có thấy thái độ kỳ lạ của tiểu thư với anh không? - Nguyễn Khoái hỏi Haibara. - Anh không biết mình đã làm gì sai để nàng ấy giận nữa.
- Đồ ngốc - Haibara thở dài đáp - Tiểu thư đang ghen. Có thế mà cũng không biết.
- Ghen? - Nguyễn Khoái hỏi lại. - Tại sao?
- Ghen với cô gái tên Đào kia chứ ai - Haibara ngán ngẩm nhìn gương mặt đang nghệt ra của chàng - Vì anh có vẻ quan tâm đến cô Đào đó. Đến đây đã hiểu tại sao chưa? Đừng hỏi tôi là tại sao tiểu thư lại ghen khi anh quan tâm đến cô Đào nhé?
- Tại sao?- Haibara vừa dứt lời thì Nguyễn Khoái cũng buột miệng mà hỏi
Nàng không biết làm gì khác ngoài thở dài:
- Nói anh ngốc cũng không quá đáng đâu. Một cô gái chỉ ghen khi người con trai mà cô ấy thích để ý người con gái khác.
- Ý em là nàng ấy thích tôi? - Nguyễn Khoái sửng sốt, nghi ngờ nhìn đứa trẻ là Haibara. Trẻ con sao có thể rõ những chuyện này.
- Hỏi thừa - Haibara cau mày - Còn anh thì sao? Nếu không yêu người ta thì sao lại liều mạng xông vào lửa để cứu, còn sợ người ta lo lắng áy náy mà giấu vết thương - Nàng vừa nói vừa dùng vải sạch băng bó vết thương cho Nguyễn Khoái.
- Anh...- Nguyễn Khoái thở hắt ra - Anh không xứng.
- Tự biết mình không xứng thì sao không cố gắng để xứng với người ta - Haibara bâng qươ nói, nàng cuộn một vòng cuối quang cánh tay Nguyễn Khoái rồi buộc đầu băng lại - Xong rồi. Cũng may có ít dằm thôi.
- Cố gắng để xứng ư? - Nguyễn Khoái lẩm bẩm tự hỏi rồi chàng chợt nở nụ cười sáng lạn - Cảm ơn em. Anh biết mình nên làm gì rồi.
......................
- Xin lỗi, đã để công chúa phải đợi - Haibara hạ rèm xe ngựa xuống, vừa ổn định chỗ ngồi vừa nói - Vết thương của Nguyễn tướng quân có nhiều dằm gỗ găm trong thịt nên xử lý mất chút thời gian.
- Anh ta bị thương nghiêm trọng lắm sao? - Đôi mắt An Tư tràn đầy lo lắng nhưng giọng nói thì lại thờ ơ.
- Nếu để lâu mà không xử lý đúng cách thì phần thịt đó sẽ hoại tử - Habara trả lời.
An Tư mím môi. Khi hai người lao ra khỏi căn nhà bốc cháy, Nguyễn Khoái ôm trọn nàng vào lòng, che cho nàng khỏi khói lửa, gỗ rơi. Chắc chắc lúc ấy chàng đã bị thương nhưng làm như không bị gì. Nàng còn đỏng đảnh, vô cớ giận dỗi.
- Công chúa? - Haibara gọi lại lần nữa. - Mặt người mới nổi ban đúng không?
- Ơi...nàng hỏi cái gì - An Tư giật mình - À nổi ban hả. Đúng vậy.
- Những vết ban đứng gần nhau nhưng riêng rẽ, trường hợp của công chúa cũng nhẹ thôi. - Haibara nói - Công chúa hình như đã giảm sốt?
- Nàng nói ta mới nhận ra không biết mình hết sốt từ lúc nào - An Tư trả lời.
- Như vậy chắc ban đã lan đến tận chân rồi - Haibara yên tâm gật đầu.
- Sao nàng biết? - An Tư ngạc nhiên.
- Chỉ là một chút kiến thức về bệnh sởi thôi ạ - Haibara khiêm tốn đáp.
- Nói đến sởi ta mới nhớ Nguyễn Khoái bảo quân lính đứng chặn đường không cho người dân đi lại sang vùng khác nữa. Sao nàng lại đến được đây? - An Tư thắc mắc
Haibara lấy từ trong người ra lệnh bài của Nhật Duật và đưa cho An Tư:
- Là nhờ cái này nên họ đã cho tôi vào. Nhân đây cũng xin gửi công chúa giữ hộ đức ông.
An Tư vừa nhìn đã nhận ra lệnh bài Phiêu kỵ tướng quân của Nhật Duật, nàng lắc đầu bảo Haibara:
- Nàng hãy tự mình trả lại nó khi gặp anh Chiêu Văn. Ta hơi mệt, muốn nghỉ một lát.
Haibara nhận lại cái lệnh bài nhưng lần này nàng không thấy lòng nặng trịch như khi Nhật Duật đưa nó cho nàng vì nàng đã tìm được An Tư. Nàng không biết việc gì khiến Nhật Duật phải tức tốc hồi kinh nhưng nàng khẳng định đối với Nhật Duật nó quan trọng hơn sự an nguy của An Tư, hoặc cũng có thể chàng buộc phải lựa chọn như vậy. Cái ngày về sau, ngày mà An Tư bước chân sang trại giặc, ngày mà Nhật Duật nhìn thấy thi thể đã lạnh của An Tư, ánh mắt của chàng ngày đó khiến Haibara không thể quên được. Nàng như nhìn thấy hình ảnh của chính mình trong mắt chàng vào ngày ấy.
An Tư thì lại không băn khoăn chuyện Nhật Duật chưa rõ tung tích sống chết lành dữ của em gái mình đã vội vã về kinh như Haibara. Nàng chỉ lấn cấn việc chàng đưa lệnh bài của Phiêu kỵ tướng quân cho một người địch bạn còn chưa rõ ràng như Haibara. An Tư tự cảm thấy khó chịu với chính bản thân mình khi mà nàng không bỏ được tâm lý nghi ngờ và đề phòng đối với Haibara. Có lẽ chuyện của Lục Thảo đã để lại một vết thương khó lành trong nàng.
...................................
Năm ngoái, nhà Nguyên phái tướng là Toa Đô dẫn quân đi đánh Chiêm Thành. Sứ Nguyên sang Đại Việt hỏi mượn đường để đánh Chiêm. Tất nhiên là yêu cầu này bị nhà Trần từ chối khéo léo nhưng kiên quyết. Không những từ chối cho nhà Nguyên mượn đường, vua Trần còn chi viện quân và chiến thuyền cho Chiêm Thành chống Nguyên. Trong suốt mấy trăm năm qua từ thời vua Lê Đại Hành cho đến nhà Lý, giữa Đại Việt và Chiêm Thành đã xảy ra biết bao nhiều cuộc chiến lớn nhỏ. Bên cạnh kẻ thù to lớn ở phía Bắc, Chiêm Thành vẫn luôn là kẻ thù của Đại Việt. Nhưng không có kẻ thù nào là mãi mãi. Đại Việt ra tay giúp Chiêm Thành chống Nguyên lúc này cũng chính là tự giúp chính mình. Không khó để nhà Trần nhận ra rằng Nguyên triều muốn dùng Chiêm Thành làm bàn đạp để thôn tính Đại Việt, đưa Đại Việt vào thế gọng kìm, cả hai mặt Bắc Nam đều là địch. Năm Thiệu Bảo thứ 3 (1281), Hốt Tất Liệt cử Toa Đô làm hữu thừa hành tỉnh Chiêm Thành. Đó là bước đầu. Đến cuối năm Thiệu Bảo thứ 4 (1282), Toa Đô chỉ huy 20 vạn quân cùng với 1000 chiến thuyền tấn công Chiêm Thành. Đạo quân của Toa Đô nhanh chóng tiến đến bờ biển gần kinh đô Vijaya của Chiêm Thành. Nhưng Toa Đô không hạ lệnh tấn công ngay mà sai sứ giả đi dụ hàng. Tuy nhiên, vua tôi Chiêm Thành không quy thuận. Vào thời điểm đó, Nhật Duật thay mặt nhà Trần thảo mật thư với nội dung Đại Việt sẽ ủng hộ Chiêm Thành cho người bí mật gửi sang Chiêm Thành để khích lệ tinh thần chống Nguyên của họ. Thời gian cuộc chiến giữa Nguyên triều và Chiêm Thành càng kéo dài thì càng có lợi cho Đại Việt. Sau một thời ổn định ở Chiêm Thành, đến tháng 2 năm Thiệu Bảo thứ 5 (1283), Toa Đô đã hạ lệnh đánh. Qua cách Toa Đô chia quân, Nhật Duật nhận thấy hắn là một kẻ kiêu dũng, thiện chiến và nhiều kinh nghiệm sa trường. Đây là kẻ trong một trận đánh với quân Tống vào năm Thiệu Long thứ 10 (1268), hắn đã tự tay chém được 300 thủ cấp của quân Tống. Khi ấy chàng mới 13 tuổi, vừa mới được phong vương vị cách đó một năm. Toa Đô chia quân làm 3 hướng tấn công Chiêm Thành, hướng chủ lực do hăn đích thân chỉ huy gồm 3000 quân. 3000 quân này lại chia làm 3 mũi tấn công vào mặt phía nam của tòa thành gỗ nơi mà quân Chiêm đang cố thủ để bảo vệ kinh đô. Cánh quân thứ hai tấn công mặt phía Bắc trong khi cánh thứ ba tấn công mặt phía Đông. Quân Nguyên đã chiếm được tòa thành gỗ này rồi tấn công kinh đô Vijaya khiến quân Chiêm bỏ kinh đô, rút vào rừng. Chiến sự bên Chiêm, Nhật Duật nắm rất rõ. Vua Chiêm Indravaman sai sứ đến gặp Toa Đô xin hàng để thương thuyết. Không biết Toa Đô suy tính gì nhưng khi nghe mật thám báo về, Nhật Duật biết đây chỉ là kế hoãn binh tạm thời của Chiêm Thành để chấn chỉnh và tăng cường lực lượng chứ Chiêm Thành sẽ không thực sự đầu hàng. Toa Đô đã không truy kích Chiêm Thành ngay mà một tháng sau mới tiếp tục tấn công. Lúc này đường tấn công của quân Toa Đô không còn thuận lợi như trước nữa do quân Chiêm đã rút vào trong rừng. Những trận chiến trở nên vất vả với quân Nguyên. Cuối cùng Toa Đô đã phải rút quân khỏi kinh đô nước Chiêm, ra bờ biển xứ Thuận Quảng [1] hạ trại. 20 vạn quân của hắn đã bị suy giảm, trước là trong trận tấn công vào kinh đô sau là do bỏ trốn. Việc quân của Toa Đô bỏ trốn nhiều một phần là do có bàn tay của Nhật Duật nhúng vào. Chàng cho mật thám trà trộn vào trong quân Nguyên vừa tìm cách lung lạc ý chí chiến đầu vừa tìm cách đánh lén tiêu diệt bớt sinh lực của cánh quân này. Vì Nhật Duật biết cánh quân này của Toa Đô sau này sẽ đánh lên phía Nam của Đại Việt để phối hợp với đại quân của nhà Nguyên đánh từ phía Bắc xuống.
.
Chinh chiến ở Chiêm Thành khiến lương thực của Toa Đô dần hết. Nhật Duật cho người phao tin viện binh mà Toa Đô đã xin Hốt Tất Liệt sẽ không sang. Chờ viện binh mãi không thấy, Toa Đô quyết định rút quân lên miền Bắc Chiêm Thành, giáp biên giới Đại Việt. Tại đây hắn cho xây thành gỗ, lại mở đồn điền sản xuất lương thực. Nhận được tin này, Nhật Duật phải tức tốc hồi kinh để xử lý. Tuy nhiên trong cái rủi có cái may, vì Toa Đô đã rút quân nên đạo quân tiếp viện của Hốt Đô Hốt và Ô Mã Nhi chỉ huy đến bờ biển Thuận Hóa không gặp được Toa Đô. Đạo quân này còn gặp bão nên bị đắm thuyền rất nhiều. Hay tin đạo quân tiếp viện cho Toa Đô gặp bão, Nhật Duật nghĩ đây là cơ hội để đục nước thả câu. Chàng viết thư cho bên Chiêm Thành hỏi thăm động viên rồi đưa đẩy họ nên cho người mai phục để đánh đạo quân tiếp viện kia, nhất tiễn hạ song điêu, vừa tiêu diệt tận gốc nguồn tiếp viện cho Toa Đô, vừa cướp lương thực trang bị cho mình. Nhật Duật gấp lá thứ vừa khô mực bỏ vào phong thư đưa cho Ly Sơn gửi đi.
- Bẩm đức ông, có thư gửi cho ngài - Ly Sơn nhận lá thư Nhật Duật đưa cất cẩn thận rồi lấy ra một lá thư khác.
Nhìn nét chữ đề ngoài bì, Nhật Duật vội vàng mở thư ra. Thật may quá, Haibara đã tìm thấy An Tư và Nguyễn Khoái và đang trên đường trở về. Bình an cả rồi. Trong thư Haibara không nhắc đến chuyện An Tư bị sởi. Nhật Duật lập tức phái người đi đón.
......................................
An Tư trở về cung với gương mặt được che kín. Thái y lập tức được truyền đến Tân Nguyệt điện để thăm bệnh cho công chúa. Trần Hoảng muốn triệu Nhật Duật đến để mắng một trận té tát nhưng Nhật Duật đã tức tốc đi xuống phía Nam để xem tình hình quân Nguyên đang đóng ở phía Bắc Chiêm Thành như thế nào rồi nên muốn mắng cũng không biết tìm ai. Bệnh sởi của An Tư không có gì nghiêm trọng, được chữa trị là nhanh chóng khỏi. Nhưng điều đáng lo là những vết ban do sởi sau khi lặn đi để lại trên làn da vốn trắng mịn của An Tư những vết thâm. Các thái y tích cực chữa trị nhưng dung nhan của công chúa vẫn chưa có tiến triển. Trong cung người ta đồn nhau rằng công chúa An Tư vốn xinh đẹp như tiên nữ đã bị hủy dung sau khi mắc bệnh sởi. Trước đó, nghe tin Thái thượng hoàng đang có ý định chọn người chỉ hôn với An Tư công chúa, bao nhiêu vương tôn quý tộc chen nhau đến ngỏ ý muốn nên duyên cùng vị công chúa được xưng tụng là Nam thiên đệ nhất mỹ nhân kia. Nhưng nay nghe tin nàng đã trở nên xấu xí thì những kẻ đó đều im ắng, chẳng nhắc nhỏm gì đến chuyện cầu hôn An Tư nữa. Tuy rằng An Tư là công chúa được Thái thượng hoàng yêu quý, có anh trai ruột là Chiêu Văn vương - một người vương gia có thực quyền nhưng so việc kết hôn với một công chúa không thuộc dòng chính như nàng với việc kết hôn với những công chúa khác thì làm sao nhiều lợi ích bằng. Mẹ của An Tư và Nhật Duật xuất thân là một thôn nữ. Thế nên so về địa vị trong hoàng tộc họ không thể bằng những người hoàng tử công chúa khác được hoàng hậu và các vị phi tử xuất thân con nhà trâm anh thế phiệt sinh ra được. Từ bỏ một công chúa không có địa vị cao lại xấu xí để tìm một lựa chọn khác tốt hơn là chuyện bình thường. Trong khi cung nữ đang đứng bức xúc kể lại những tin đồn trong cung cho mình nghe thì sau tấm rèm châu, An Tư vẫn bình thản nhàn nhã ngồi...ăn điểm tâm.
- Ngươi đã nghe câu "trời đánh tránh miếng ăn" chưa? - Cuối cùng thấy phiền quá, nàng đành phải lên tiếng.
Giọng An Tư nhàn nhạt nhưng nàng cung nữ kia vừa nghe là biết mình đã nhiều lời khiến công chúa phật lòng vội vã lui ra. An Tư lắc đầu thở dài và tiếp tục ăn.
.............................................
Haibara thay mặt Nhật Duật mang quà đến phủ Nguyễn Khoái cảm ơn chàng vì đã cứu An Tư. Đến nơi Haibara mới biết thì ra từ sau khi trở về kinh thành, Nguyễn Khoái cáo bệnh ở trong phủ tĩnh dưỡng, không vào triều đã mấy hôm. Chàng bị sởi. Haibara đoán chắc chàng bị lây từ An Tư. Những vết ban đỏ trên mặt Nguyễn Khoái đã lặn hết. Haibara nhìn là biết chàng khỏi rồi.
- Đức ông Chiêu Văn chu đáo quá. Ta để công chúa gặp nguy hiểm còn chưa nhận tội sao dám nhận lời cảm ơn của đức ông - Nguyễn Khoái nói.
- Tướng quân không nên câu nệ mà cứ nhận lấy một chút gọi là - Haibara đáp - Công chúa trở về bình an là nhờ ngài.
- Công chúa đã khỏi bệnh chưa? - Chàng hỏi.
Haibara thở dài:
- Công chúa đã khỏi bệnh nhưng những vết ban sởi tuy lặn đi vẫn để lại các nốt thâm trên mặt. E là không hết được. Khuôn mặt xinh đẹp....
- Có mấy đồng liêu trong triều đến thăm ta cũng có nhắc đến chuyện này. Bởi việc này có tác động đến hôn nhân của công chúa, một cách họ có thể dựa vào để đạt được những lợi ích liên quan đến chính trị. - Nguyễn Khoái lắc đầu - Không ngờ một chữ "sắc" ...
- Vậy còn tướng quân thì sao? - Haibara hỏi.
- Đôi mắt của An Tư công chúa lúc nào cũng đẹp - Nguyễn Khoái trả lời
Biết được đáp án, Haibara gật đầu mim cười rồi cáo từ ra về.
.......................................
Mặt hồ lộng gió. Ánh trăng loang loáng. Chiếc đèn lồng đung đưa, ánh nền chập chờn. Nguyễn Khoái miết những sợi dây tơ căng trên khung đàn. Chàng không biết chơi đàn tranh, chỉ đưa tay tùy tiện gảy gảy vài cái rời rạc để giết thời gian rồi lại đọc những bức thư tức cảnh sinh tình của những người đến vãn cảnh hồ Dâm Đàm để lại ở Thi đình. Chàng đang đợi để gặp một người. Đã mấy ngày liền từ sau khi nghe tin Chiêu Thành vương cầu hôn An Tư công chúa, tối nào chàng cũng ra đây ngồi, hi vọng người đó cũng đến đây. Nguyễn Khoái nhìn về phía Cấm thành uy nghiêm sững sững. Nơi cung vàng điện ngọc đó không phải là chỗ chàng có thể tự nhiên ra vào. Người đó ở trong tẩm cung sau bao lớp lầu son gác tía, đâu phải muốn gặp là gặp.
Nghe tiếng bước chân trầm trầm hòa cùng tiếng đinh đang của hai đầu sợi xà tích va vào nhau vang lên sau lưng khiến Nguyễn Khoái vội quay đầu lại.
An Tư thong thả bước lên bậc tam cấp của Thi đình. Nàng khoác áo choàng, mái tóc đen mượt búi lệch chỉ cài một chiếc trâm bạc, một lọn tóc buông tự nhiên trước ngực. Quả thật như lời đồn, sởi dã để lại trên mặt An Tư những vết thâm xấu xí. Thế nhưng dù dung mạo như hoa như ngọc của nàng không còn, Chiêu Thành vương vẫn muốn cưới nàng. Chiêu Thành vương là người không cần dựa vào nàng để làm bậc thang leo lên. Thái thượng hoàng dò hỏi ý nàng. Nàng có nên ưng thuận không?
An Tư ngẩng đầu lên, nàng ngạc nhiên khi gặp Nguyễn Khoái ở đây. Bốn mắt giao nhau. Nguyễn Khoái không biết từ lúc nào mình đã đắm chìm trong đôi mắt của giai nhân.
- Không ngờ lại tình cờ gặp Nguyễn tướng quân ở đây - An Tư lên tiếng - Ta không làm phiền nhã hứng của khanh chứ?
- Không phải tình cờ, thần ở đây đợi để gặp được công chúa - Nguyễn Khoái đáp - Thần muốn hỏi có phải người sẽ thành hôn với Chiêu Thành vương?
An Tư chậm rãi ngồi xuống tràng kỷ, tay nàng lướt qua những sợi dây tơ của cây đàn tranh để trên bàn, âm thanh như nước chảy mây trôi, nàng thong thả đáp:
- Ta không biết. Nhưng có lẽ thế. Ở đây trăng rất sáng, Nguyễn tướng quân cũng nhìn rõ gương mặt ta rồi đó. Chiêu Thành vương là người chấp nhận được điều này.
Nhạc nền: Duyên phận phối đàn tranh cực hay
An Tư gảy đàn. Giai điệu man mác buồn. Những ngón tay chậm rãi lướt trên những sợi dây tơ. Nàng hát:
"Phận là nữ nhi, chưa một lần thương ai
Trông về tương lai mà thấy như biển rộng sông dài
Cành vàng lá ngọc sao tránh khỏi thân bất do kỷ
Chưa yêu lần nào biết ra làm sao
Biết trong đời bên nhau là như thế nào
Sông sâu là bao, nào đo được đâu
Lòng người đâu ai biết có dài lâu
Qua bao thời gian ngờđâu gieo trái ngang
Nông sâu tùy sông,sao có thể trông
Chưa đỗ bến, sao biếtđược nơi nào đục trong
Như cánh bèo trôi theo dòng sông hỏi từng con sóng
Đời người con gái làm sao chọn đây?"
Nguyễn Khoái đứng lặng nghe. Khúc nhạc kết thúc, An Tư đứng dậy, bước tới lan can đình, nhìn ra mặt hồ mênh mông trước mặt, nàng nói với Nguyễn Khoái cũng như tự nói với chính mình:
- Có lẽ Chiêu Thành vương cũng là một lựa chọn tốt. Bao kẻ vương tôn quý tộc khi ta trở nên xấu xí đã quay mặt đi. Chỉ có Chiêu Thành vương là không đổi. Ta không phải công chúa dòng chính do hoàng hậu sinh ra, nếu lấy ta để gia tăng địa vị cho bản thân thì ngài ấy có nhiều lựa chọn khác tốt hơn.
Nguyễn Khoái xoay vai An Tư lại để nàng đối diện với mình. Chàng nhìn sâu vào đôi mắt An Tư, lấy can đảm mà nói:
- Thần biết mình là đũa mốc không xứng với công chúa. Thần cũng biết hoàng tộc có quy định của hoàng tộc. Nhưng đó chỉ là hiện tại. Thần sẽ cố gắng để có thể đường hoàng đến trước mặt Thái thượng hoàng và Quan gia để cầu hôn người.
An Tư mở to đôi mắt, hai má nàng ửng hồng. Nàng lắc đầu nói:
- Được ban quốc tính không phải là chuyện dễ.
Đoạn nàng kiễng chân, kề môi sát tai Nguyễn Khoái thì thầm nói:
- Nhưng ta sẽ đợi chàng.
An Tư nghiêng đầu, cánh môi mềm mại của nàng phớt qua má Nguyễn Khoái. An Tư thẹn thùng cúi đầu, nàng vội chạy đi. Xe ngựa đón nàng đã đến. Nguyễn Khoái bất ngờ đưa tay sờ lên má nơi cánh môi mềm mại của giai nhân vừa phớt qua. Chàng đứng thất thần nhìn theo chiếc xe ngựa sang trọng đang dần khuất xa, miệng cứ bất giác mỉm cười. "Hạnh Nguyên, ta sẽ không để nàng phải đợi lâu đâu.", Nguyễn Khoái tự nhủ.
....
Trên thế gian này có bao nhiêu người dùng cả năm cả tháng, thậm chí cả một đời chỉ để đợi để chờ một thứ một người mà họ mong ngóng trong đau khổ, trong tuyệt vọng. Nhưng như thế còn hơn là có những người dù họ muốn đợi song ông trời đến cơ hội để họ đợi cũng không cho.
Chú thích:
[1] Xứ Thuận Quảng: Quy Nhơn ngày nay
Dù phải cõng Đào nhưng Nguyễn Khoái chỉ cần sải vài bước lớn là có thể đuổi kịp người nào đó đang đi rất nhanh đằng trước.
- Theo anh, chúng ta nên đi đâu bây giờ? - An Tư không quay lại nhìn Nguyễn Khoái mà chỉ hỏi như vậy. Nàng không muốn cảnh tượng Nguyễn Khoái cõng một người con gái khác lọt vào trong mắt.
- Tôi nghĩ cần phải đưa hai người đến thầy lang để chữa trị trước đã - Nguyễn Khoái nói rồi hỏi Đào - Cô có biết gần đây có nơi nào có thầy lang không?
- Có lẽ phải sang làng bên cạnh, cha tôi là thầy lang duy nhất ở làng này - Đào đáp.
Nguyễn Khoái nghe Đào nói thì không vội đáp. An Tư thấy thái độ của Nguyễn Khoái như vậy liền đưa mắt nhìn chàng:
- Sang làng bên có chuyện gì không ổn đúng không? - Nàng hỏi. Nguyễn Khoái trở về một mình, không dẫn theo người đến đón nàng nên An Tư biết chắc chắn là có chuyện gì đó nhưng chưa hỏi được.
- Vùng này dịch sởi đang hoành hành. Những ngôi làng gần đây cũng vậy. Quan địa phương đang cho cách biệt, cấm đi lại giữa các làng để tránh dịch bệnh lây lan khó kiểm soát. - Nguyễn Khoái trả lời. - Chúng ta đi được một lúc rồi. Cô Đào chắc cũng đã mệt, kia có tảng đá, dừng lại nghỉ ngơi một lúc rồi đi tiếp.
Đào bẽn lẽn gật đầu. Còn An Tư thì thầm mỉa mai Nguyễn Khoái trong lòng anh là người cõng không mệt thì thôi lại kêu người ngồi chiễm chệ trên lưng mệt. Nguyễn Khoái đặt Đào ngồi xuống tảng đá bằng phẳng duy nhất ở ven đường. An Tư đứng duỗi chân cho đỡ mỏi. Nàng nhìn trời ước lượng bao giờ thì sáng.
- Có thể cho tôi xem vết thương của cô được không? - Nguyễn Khoái hỏi Đào.
Đào gật đầu. An Tư lên tiếng:
- Ta có biết một chút về y thuật. Hay để ta xem cho cô vẫn tiện hơn.
- Tiểu thư đang bị sởi, e rằng sẽ lây cho cô Đào. Cứ để tôi xem cũng được - Nguyễn Khoái vừa nói vừa kiểm tra vết thương của Đào. - Cô Đào có người thân nào trong làng không?
- Tôi có một người dì ở bên kia sông. Dì ấy đang tu hành ở một ngôi chùa - Đào đáp - Á á
- Ở đây có ai biết gia đình cô còn một người dì ở bên kia sông không? - Nguyễn Khoái hỏi tiếp.
Đào lắc đầu:
- Không có. Dì ấy vốn không phải người ở đây. Dì mới chuyển đến được tuần trăng.
Nguyễn Khoái bất ngờ cầm bàn chân của Đào bẻ một cái để chỉnh lại khớp. Vết thương do thanh gỗ rơi vào chân Đào không nghiêm trọng chỉ bị xây xát nhẹ, đau chân là do bị trật khớp, giờ đã chỉnh lại sẽ không có vấn đề gì.
- Giờ thì ổn rồi - Nguyễn Khoái nói - Cô thử đứng dậy đi lại xem nào. Để tôi đỡ cô.
- Hết đau rồi - Đào cười - Công tử giỏi thật.
An Tư đánh mắt qua nhìn, khóe môi nàng khẽ nhếch lên. Cô gái này cũng vẫn còn ngây thơ. Dù chân có khỏi rồi thì cũng nên giả vờ là chưa khỏi chứ, như vậy mới có cớ để được Nguyễn Khoái cõng tiếp.
An Tư lại gần hai người đang "tình ý mặn nồng", đoạn nói:
- Chúng ta đi cùng như thế này cũng không phải cách hay. Nên chia ra. Nguyễn Khoái, anh đưa Đào đến nhà dì của cô ấy. Ta sẽ đi một mình, đến nơi cần đến.
Dứt lời An Tư quay người rảo bước đi. Nàng rút con dao cài bên thắt lưng cầm sẵn ở tay. Nguyễn Khoái phải chạy đuổi theo mới kịp.
- Sao thần có thể để công chúa đi một mình. Xin người hãy quay lại - Nguyễn Khoái giữ tay An Tư lại
An Tư cười khẩy:
- Nguyễn tướng quân lo lắng cũng đúng. Ta mà có bề gì thì khanh cũng không tránh khỏi liên lụy. Nhưng khanh yên tâm, ta sẽ không để khanh vì ta mà bị liên lụy. Nếu có chuyện gì xảy ra ta sẽ tự chịu trách nhiệm với bản thân mình. Sao? Nhìn vẻ mặt của khanh thì có vẻ ta đang làm khó khanh? Nếu đã vậy, ta cũng không muốn mình bị xem là công chúa đỏng đảnh làm khó kẻ dưới, ta sẽ nghe theo lời can gián của khanh. Ta cũng chỉ là không muốn thành gánh nặng của tướng quân mà thôi. Khanh lo cho cô nương ấy cũng vất vả lắm rồi - Nụ cười trên môi An Tư càng đậm hơn - Và cũng là muốn tạo không gian riêng cho hai người thoải mái cõng nhau. Ta thấy cô Đào cũng được đó, đẹp người đẹp nết, khanh chưa vợ, cô ấy chưa chồng, Đào lại có cảm tình với khanh, lần tương ngộ này như là duyên trời định. Hai người có thể tiến tới.Với lại ta đang bị sởi, đi cùng lại sợ lây bệnh cho Đào. Tướng quân không hiểu được ý tốt của ta rồi. - An Tư đương nhiên để bụng chuyện vừa nãy, khi nàng bảo để nàng xem vết thương của Đào cho thì Nguyễn Khoái lại thay Đào từ chối với lý do sợ nàng lây bệnh cho Đào.
- Bẩm, thần sao dám nghĩ là công chúa liên lụy mình. Thân là thần tử, thần đương nhiên phải có trách nhiệm bảo vệ người. - Nguyễn Khoái chắp hai tay thưa - Giữa thần và cô Đào không có gì hết. Xin công chúa đừng hiểu lầm.
- Vậy hả? Thế là ta nhiều chuyện rồi - An Tư cười nhạt - Không có nhiều thời gian đâu, đưa cô gái đó đến nơi an toàn rồi tìm quan địa phương để hồi cung trước khi Quan gia buộc phải thông cáo để tìm ta.
....
Khi Haibara tìm được ngôi nhà mà An Tư và Nguyễn Khoái nương nhờ thì ngôi nhà chỉ còn một đống tro tàn. Nàng đã đến muộn rồi. Khoanh vùng được đoạn mà hai người họ có thể trôi dạt đến được, Haibara cho người tìm kiếm, hỏi thăm, cuối cùng cũng tìm được đến nhà thầy lang. Nhưng khi đến đây thì người không thấy chỉ còn một căn nhà đã bị lửa thiêu rụi. Haibara cử người đi hỏi thăm dân chúng xung quanh, thu thập tin tức, còn nàng đi một vòng kiểm tra căn nhà. Nguyễn Khoái và An Tư đều là những người thông minh, chắc chắn họ phải tìm cách truyền tin để báo người đến tìm. Có lẽ con chim bồ câu họ dùng để gửi thư đã gặp chuyện dọc đường, trở thành một món ăn rồi cũng nên. Ngôi nhà này bị cháy không phải do tai nạn, có kẻ cố ý phóng hỏa. Họ có kẻ thù. Theo những gì dò hỏi được thì có một tên bá hộ ở đây để ý con gái chủ nhà này, chiều qua hắn nhân lúc người cha đi vắng liền đến đây muốn bắt cô con gái nhưng đã bị hai người khách đang ở nhờ nhà này ngăn cản. Rồi không hiểu sao ban đêm ngôi nhà bỗng nhiên bốc cháy dữ dội.
- Như vậy là đủ rồi. - Haibara nói với toán lính đi theo mình - Chúng ta rời khỏi đây trước rồi nói.
Ra đến bờ sông, nàng mới dừng lại. Haibara cân nhắc chọn ra ba người, đoạn bảo:
- Ba chú hãy quay lại làng, đến nhà của tên bá hộ để điều tra. Hắn có thể chính là hung thủ của vụ phóng hỏa.
- Phóng hỏa? - Một người lính ngạc nhiên hỏi lại.
Haibara gật đầu:
- Phải. Căn nhà của cha con thầy lang này bị cháy không phải do tai nạn. Những dấu vết còn sót lại hiện trường nói lên điều đó. Xem xét tro than bốn xung quanh nhà sẽ nhận ra có kẻ đã chất củi khô sát vách nhà. Nếu ngửi kỹ thì sẽ còn thấy trong không khí phảng phất mùi rượu. Trong một căn buồng còn sót lại tàn của hương gây mê. Như vậy có thể suy đoán như sau: Hung thủ dùng hương gây mê để khiến người trong nhà bất tỉnh, sau đó chất củi quanh nhà và tưới rượu lên đống củi đã chất rồi châm lửa. Kẻ có động cơ làm việc này chắc chắn phải có mâu thuẫn với gia đình thầy lang. Và tên bá hộ trong lời kể của hàng xóm là kẻ đáng tình nghi nhất. Đây có thể là chủ kiến của hắn hoặc có thể do kẻ khác xúi giục. Đây là đất Hồng Châu. Trước khi Nguyễn tướng quân đã từng tham gia dẹp đám cướp ở đây, tàn dư của đám cướp. Hãy chú ý đển cả những tên đã theo tên bá hộ đên nhà thầy lang.
- Vậy chúng tôi đi đây. - Ba người lính nói.
- Các chú đừng đánh rắn động cỏ. Mọi việc có như thế nào Chiêu Văn vương sẽ là người quyết định - Haibara nói.
..........
Ba người họ di dọc bờ sông cả đêm, có tìm thấy bến đò nhưng lại không có người lái đò ở đó. Chân Đào đã được Nguyễn Khoái chỉnh lại khớp những vẫn đau nên Nguyễn Khoái vẫn phải cõng nàng, vì thế nên họ không thể đi nhanh được. An Tư nhìn mặt mênh mông trước mặt mà thở dài. Không rõ sông nước vùng này, giữa đêm mà dò dẫm qua sông thì quá nguy hiểm. Nhưng nếu đem theo Đào đi cùng thì thực sự bất tiện khi mà nàng và Nguyễn Khoái đến tìm quan địa phương. An Tư không muốn thân phận mình bị lộ. Vì như vậy không thể lường trước hết được những chuyện bất trắc có thể xảy ra. Đem Đào theo có thể sẽ khiến cô ấy gặp nguy hiểm. Hơn nữa khi cha Đào trở về thấy nhà cửa như vậy sẽ rất lo lắng và nơi ông ấy có thể nghĩ đến để tìm được Đào là chỗ dì cô ấy. Bờ sông lộng gió. An Tư lấy khăn tay che mặt. Một chiếc áo phủ lên vai nàng. An Tư lạnh lùng gạt xuống trả lại cho Nguyễn Khoái:
- Không cần.
Nguyễn Khoái buồn bã gấp chiếc áo lại. Chàng không biết tại sao An Tư lại giận chàng. Gió thổi mạnh, trong không khí là mùi ngai ngái của đất, trời có lẽ sắp mưa. Ba người may mắn tìm được một ngôi miếu bỏ hoang để trú mưa. Một đống lửa được nhóm lên. Đào tựa lưng vào tường mà ngủ. An Tư thì không tài nào chợp mắt được. Nàng hứng nước mưa để rửa đi những vết khói bám trên mặt. Khi nãy nàng không dám dùng nước sông mà rửa vì sợ nước bị nhiễm bẩn do nàng đang bị một căn bệnh dễ lây. An Tư chậm rãi ngồi xuống, nàng nhìn bóng mình phản chiếu trên vũng nước đọng dưới mặt đất. Một gương mặt đầy vết đốm đỏ, không còn làn da trắng mịn màng. An Tư biết sởi nếu không điều trị cẩn thận sẽ để lại những vết thâm trên mặt. Đưa tay áp lên má, An Tư lo lắng rồi thở hắt ra. Thực ra nếu dung nhan khuynh thành này không còn cũng chưa chắc là chuyện xấu. An Tư chống gối đứng dậy quay trở vào trong thì gặp Nguyễn Khoái đang đứng đó không biết từ lúc nào. Nàng vội lấy khăn tay che mặt lại. Nhìn thấy Đào đã ngủ say, An Tư mới hỏi:
- Buổi chiều vì sao anh đi tìm quan phủ nhưng khi quay về lại đi một mình?
- Vùng này đã bị cách ly để tránh dịch bệnh lây lan - Nguyễn Khoái đáp - Quân lính đứng chặn đường không cho người dân đi lại sang vùng khác nữa. Những kẻ này không nhận diện được chiếc khánh mà công chúa đưa cho tôi, họ cũng không biết chữ để đọc được bức thư. Tôi cân nhắc thấy những tên lính đó không đáng tin cậy để yêu cầu chúng đưa khánh và thư của công chúa nên quyết định quay về.
An Tư lắc đầu, đưa tay ra hiệu cho Nguyễn Khoái, nàng đánh mắt về phía Đào nhắc chàng chú ý cách xưng hô.
- Cũng may anh quay về. Ta còn phải cảm ơn anh đã cứu mạng. - An Tư nói.
- Công... Tôi mới là người phải cảm ơn - Nguyễn Khoái đáp - Cảm ơn vì nàng đã sống. Nàng nên đi nghỉ, mình tôi thức là được rồi.
An Tư lắc đầu rồi mỉm cười:
- Ta không ngủ được. Nhưng có lẽ vẫn phải cố ngủ để giữ sức. Nếu không lần sau anh Duật sẽ không cho ta đi theo nữa.
An Tư tuy nhắm mắt nhưng không tài nào ngủ được. Có lẽ do từ nhỏ nàng lớn lên trong nhung lụa gấm vóc, quen nằm nệm gấm chăn tơ, chưa bao giờ phải chịu khổ nằm trên nền đất trải rơm như thế này. Ánh lửa bập bùng hắt lên sống mũi nhỏ nhắn, lên đôi rèm mi dài dậm cong vút của An Tư. Nguyễn Khoái lặng yên ngắm nhìn nàng. Dù có những vết ban đỏ do sởi nhưng trong mắt chàng, An Tư vẫn rất đẹp. Khi nhìn thấy nàng nằm bất động giữa đám lửa cháy dữ dội, khoảnh khắc ấy tim Nguyễn Khoái như ngừng đập. Vào lúc đó chàng mới giật mình nhận ra vị trí của An Tư trong lòng chàng quan trọng đến mức nào. Không phải vì nàng là công chúa.
.
Mặt trời đang dần ló rạng ở đằng xa. Nghe tiếng động, có vẻ như có nhiều người đang đến, Nguyễn Khoái bừng tỉnh. An Tư cũng mở mắt.
- Người cứ ở đây, để tôi ra ngoài xem - Nguyễn Khoái lên tiếng.
Đoạn chàng cầm lấy thanh tre mà An Tư rút ra từ cổng nhà Đào mang theo trước lúc rời khỏi đó rồi đứng dậy.
- Khoan - An Tư ngăn lại, nàng lấy từ trong người ra con dao chuôi bạc nạm ngọc đưa cho Nguyễn Khoái - Anh hãy cầm theo cả cái này.
- Nàng cần nó hơn tôi - Nhưng Nguyễn Khoái lắc đầu - Tôi có cái này là đủ rồi - Chàng giờ thanh tre lên
Khi nhìn rõ đoàn người đang tìm đến ngôi miếu hoang đổ nát này, Nguyễn Khoái thở phào nhẹ nhõm. Chàng không biết những người đàn ông mặc áo vải đeo binh khí bên người kia là ai, nhưng người đi cùng họ là thư đồng của Chiêu Văn vương. Nguyễn Khoái không ngạc nhiên khi tại sao họ lại nhanh chóng tìm được chàng và An Tư như thế nhưng An Tư thì có. Nàng hỏi Haibara:
- Sao em lại biết ta ở đây? Anh Chiêu Văn đang ở đâu?
Haibara đáp:
- Em xuôi theo dòng chảy của sông mà tìm ở các làng ven bờ, hỏi thăm người ở đó thì cũng tìm thấy nhà thầy lang mà hai người ghé chân xin nghỉ nhờ. Nhưng khi đến nơi thì ngôi nhà đó đã cháy thành tro. Em đoán hai người đã xảy ra chuyện. Dựa vào ký hiệu bắt đầu ở ngôi nhà và dọc đường đi mà em tìm được đến đây. Đức ông Chiêu Văn bình an nhưng đã hồi kinh gấp do có việc khẩn.
- Ký hiệu chỉ đường? - An Tư ngạc nhiên hỏi lại.
- Em cũng đoán người để lại ký hiệu là Nguyễn quản gia. Vì ký hiệu là hình ngọn cỏ nghiêng về một phía. Chữ "Khoái" trong tên của quản gia chính là tên một loại cỏ - Haibara nói. - Em theo hướng ngọn cỏ nghiêng mà tìm thì đến được đây.
Nghe tiếng người lao xao, Đào liền tỉnh giấc. Haibara nghiêng người nhìn Đào sau lưng Nguyễn Khoái:
- Đây chắc hẳn là con gái của thầy lang?
An Tư gật đầu rồi quay sang nói với Nguyễn Khoái :
- Nếu đã có người làm đến đón thì ta cử vài người hộ tống cô ấy đến chỗ dì mình, còn chúng ta lập tức lên đường, anh thấy thế nào?
- Mọi sự xin nghe theo sự sắp xếp của tiểu thư - Nguyễn Khoái đáp.
- Ta đã hỏi nghĩa là muốn ý kiến của anh. - An Tư mỉm cười, từ tốn nói - Nếu vậy thì anh cứ nói. Tuy những người anh Chiêu Văn mang theo đều võ nghệ cao cường những ta vẫn e anh không đích thân đưa cô ấy đến chỗ dì mình thì không yên tâm được.
Ánh mắt đầy mong chờ, buồn tủi như sắp bị bỏ rơi của Đào hướng về phía mình làm Nguyễn Khoái, lời muốn để người khác đưa Đào đi sắp đến đầu môi lại thôi. Chàng lựa lời nói với Đào:
- Cô Đào, người nhà của chúng tôi đã đến đón, họ nói ở nhà có việc gấp, phải về ngay nên tôi không thể đưa cô đến chỗ dì cô được. Tôi sẽ cử ba người làm đi cùng với cô. Họ đều là những người có võ nghệ sẽ bảo vệ cô an toàn.
- Nhưng tôi sợ lắm - Đào lo lắng - Tôi sợ tên bá hộ đó sẽ tìm được chỗ dì tôi. Không biết cha tôi giờ này như thế nào, hắn có gây khó khăn gì cho ông ấy không? Về nhà thấy nhà đã bị cháy rụi, không thấy tôi, cha sẽ lo lắm.
Haibara nheo mắt, nàng lên tiếng:
- Chị cứ yên tâm. Em đã cử người ở lại nhà chị để đợi cha chị đi thăm bệnh trở về để báo tin chị bình an đồng thời bảo vệ ông ấy. Trong lúc chờ đợi, họ sẽ dọn dẹp và dựng lại căn nhà cho cha con chị. Chị cứ đến chỗ dì của mình đợi cha. Khi nào chủ nhân của em giải quyết xong chuyện tên bá hộ là hai người có thể về nhà rồi. - Trên đường dẫn Haibara đến ngôi miếu này, Nguyễn Khoái đã kể cho Haibara biết về hoàn cảnh của cha con Đào. - Tiểu thư đang bị sởi, cần phải chữa trị gấp nên không thể chậm trễ việc lên đường. Vết thương ở tay của Nguyễn quản gia cũng cần được chăm sóc nếu không muốn để lại di chứng.
Lời cuối cùng của Haibara làm cả An Tư và Nguyễn Khoái đều ngạc nhiên. An Tư không biết chàng bị thương từ lúc nào, còn Nguyễn Khoái thì không rõ tại sao Haibara chỉ vừa mới gặp chàng mà lại biết.
- Em nói gì vậy, anh đâu có bị thương gì đâu - Nguyễn Khoái cười.
- Phải - An Tư gật đầu - Nguyễn quản gia vẫn cõng được cô Đào thì cứ cho là bị thương đi nữa cũng không nặng lắm. Thế này đi, ta sẽ đi trước, còn anh đi cùng ba người nữa đưa Đào đến nơi an toàn sau đó đuổi theo. Cô Đào nói đúng, tên bá hộ có lẽ sẽ không dễ dàng buông tha, kẻ đốt nhà đến chín phần là hắn. E rằng biết người còn sống, hắn sẽ muốn nhổ cỏ tận gốc. Trong vùng này hắn là kẻ có tiền lại dựa hơi kẻ có quyền, muốn tìm ra chỗ của dì Đào cũng chẳng phải chuyện khó kể cả có ít người trong làng biết về người dì mới chuyển đến của Đào. Mọi việc cứ quyết định như vậy đi - Đoạn An Tư quay sang Haibara - Chúng ta đi thôi. - Nói rồi An Tư đi thẳng ra khỏi ngôi miếu, bước lên chiếc xe ngựa được Haibara kêu người chuẩn bị vừa vặn trờ đến.
- Vâng - Haibara đáp
Haibara đến bên Nguyễn Khoái, thình lình vạch ống tay áo chàng lên:
- Nguyễn quản gia vẫn nên để tôi sơ cứu vết thương của người trước thì hơn.
Giống như ăn vụng bị bắt quả tang, Nguyễn Khoái vội rút tay lại, kéo ống tay áo xuống như sợ người khác nhìn thấy vết thương của mình:
- Chỉ là chút xây xát nhỏ, em hãy đi đi đừng để tiểu thư phải đợi. Bệnh của tiểu thư mới cần phải được thăm khám gấp.
- Không phải là chút xây xát đây. Vết thương này do đầu gỗ gãy đâm vào lại còn bị bỏng - Haibara lắc đầu - Nhiều dằm gỗ bị lẫn trong vết thương, băng bó qua loa tuy cầm được máu nhưng không cẩn thận sẽ bị nhiễm trùng. Nếu anh không muốn mình phải khoét phần thịt có thể bị hoại tử này ra thì tốt nhất nên để tôi gắp hết dằm gỗ ra.
Nguyễn Khoái đành thở dài, ngồi xuống để Haibara sơ cứu vết thương cho mình. Haibara mở hộp cứu thương đã chuẩn bị từ phủ quan huyện ra, lựa thứ thích hợp để xử lý vết thương của Nguyễn Khoái.
- Sao em biết anh bị thương ở tay? - Nguyễn Khoái hỏi.
- Tại vì tôi đã gặp một kẻ giống anh - Haibara đáp, ánh mắt có chút xa xăm, nàng nhớ lại vụ chiếc xe buýt tử thần, Conan đã ôm nàng lao ra khỏi chiếc xe trước khi nói phát nổ, sau đó tên thám tử ấy còn bôi máu mình lên đùi nàng để nàng được đưa đi cấp cứu nhanh chóng rời khỏi hiện trường - Cậu ta cứu tôi và bị thương ở tay nhưng lại che giấu coi như không bị gì - Rồi nàng lắc đầu - Mà nói giống thì cũng không đúng. Anh có chỗ khác cậu ta.
Người mà Nguyễn Khoái cứu là người con gái chàng yêu, còn Conan thì không.
- Ừm...em có thấy thái độ kỳ lạ của tiểu thư với anh không? - Nguyễn Khoái hỏi Haibara. - Anh không biết mình đã làm gì sai để nàng ấy giận nữa.
- Đồ ngốc - Haibara thở dài đáp - Tiểu thư đang ghen. Có thế mà cũng không biết.
- Ghen? - Nguyễn Khoái hỏi lại. - Tại sao?
- Ghen với cô gái tên Đào kia chứ ai - Haibara ngán ngẩm nhìn gương mặt đang nghệt ra của chàng - Vì anh có vẻ quan tâm đến cô Đào đó. Đến đây đã hiểu tại sao chưa? Đừng hỏi tôi là tại sao tiểu thư lại ghen khi anh quan tâm đến cô Đào nhé?
- Tại sao?- Haibara vừa dứt lời thì Nguyễn Khoái cũng buột miệng mà hỏi
Nàng không biết làm gì khác ngoài thở dài:
- Nói anh ngốc cũng không quá đáng đâu. Một cô gái chỉ ghen khi người con trai mà cô ấy thích để ý người con gái khác.
- Ý em là nàng ấy thích tôi? - Nguyễn Khoái sửng sốt, nghi ngờ nhìn đứa trẻ là Haibara. Trẻ con sao có thể rõ những chuyện này.
- Hỏi thừa - Haibara cau mày - Còn anh thì sao? Nếu không yêu người ta thì sao lại liều mạng xông vào lửa để cứu, còn sợ người ta lo lắng áy náy mà giấu vết thương - Nàng vừa nói vừa dùng vải sạch băng bó vết thương cho Nguyễn Khoái.
- Anh...- Nguyễn Khoái thở hắt ra - Anh không xứng.
- Tự biết mình không xứng thì sao không cố gắng để xứng với người ta - Haibara bâng qươ nói, nàng cuộn một vòng cuối quang cánh tay Nguyễn Khoái rồi buộc đầu băng lại - Xong rồi. Cũng may có ít dằm thôi.
- Cố gắng để xứng ư? - Nguyễn Khoái lẩm bẩm tự hỏi rồi chàng chợt nở nụ cười sáng lạn - Cảm ơn em. Anh biết mình nên làm gì rồi.
......................
- Xin lỗi, đã để công chúa phải đợi - Haibara hạ rèm xe ngựa xuống, vừa ổn định chỗ ngồi vừa nói - Vết thương của Nguyễn tướng quân có nhiều dằm gỗ găm trong thịt nên xử lý mất chút thời gian.
- Anh ta bị thương nghiêm trọng lắm sao? - Đôi mắt An Tư tràn đầy lo lắng nhưng giọng nói thì lại thờ ơ.
- Nếu để lâu mà không xử lý đúng cách thì phần thịt đó sẽ hoại tử - Habara trả lời.
An Tư mím môi. Khi hai người lao ra khỏi căn nhà bốc cháy, Nguyễn Khoái ôm trọn nàng vào lòng, che cho nàng khỏi khói lửa, gỗ rơi. Chắc chắc lúc ấy chàng đã bị thương nhưng làm như không bị gì. Nàng còn đỏng đảnh, vô cớ giận dỗi.
- Công chúa? - Haibara gọi lại lần nữa. - Mặt người mới nổi ban đúng không?
- Ơi...nàng hỏi cái gì - An Tư giật mình - À nổi ban hả. Đúng vậy.
- Những vết ban đứng gần nhau nhưng riêng rẽ, trường hợp của công chúa cũng nhẹ thôi. - Haibara nói - Công chúa hình như đã giảm sốt?
- Nàng nói ta mới nhận ra không biết mình hết sốt từ lúc nào - An Tư trả lời.
- Như vậy chắc ban đã lan đến tận chân rồi - Haibara yên tâm gật đầu.
- Sao nàng biết? - An Tư ngạc nhiên.
- Chỉ là một chút kiến thức về bệnh sởi thôi ạ - Haibara khiêm tốn đáp.
- Nói đến sởi ta mới nhớ Nguyễn Khoái bảo quân lính đứng chặn đường không cho người dân đi lại sang vùng khác nữa. Sao nàng lại đến được đây? - An Tư thắc mắc
Haibara lấy từ trong người ra lệnh bài của Nhật Duật và đưa cho An Tư:
- Là nhờ cái này nên họ đã cho tôi vào. Nhân đây cũng xin gửi công chúa giữ hộ đức ông.
An Tư vừa nhìn đã nhận ra lệnh bài Phiêu kỵ tướng quân của Nhật Duật, nàng lắc đầu bảo Haibara:
- Nàng hãy tự mình trả lại nó khi gặp anh Chiêu Văn. Ta hơi mệt, muốn nghỉ một lát.
Haibara nhận lại cái lệnh bài nhưng lần này nàng không thấy lòng nặng trịch như khi Nhật Duật đưa nó cho nàng vì nàng đã tìm được An Tư. Nàng không biết việc gì khiến Nhật Duật phải tức tốc hồi kinh nhưng nàng khẳng định đối với Nhật Duật nó quan trọng hơn sự an nguy của An Tư, hoặc cũng có thể chàng buộc phải lựa chọn như vậy. Cái ngày về sau, ngày mà An Tư bước chân sang trại giặc, ngày mà Nhật Duật nhìn thấy thi thể đã lạnh của An Tư, ánh mắt của chàng ngày đó khiến Haibara không thể quên được. Nàng như nhìn thấy hình ảnh của chính mình trong mắt chàng vào ngày ấy.
An Tư thì lại không băn khoăn chuyện Nhật Duật chưa rõ tung tích sống chết lành dữ của em gái mình đã vội vã về kinh như Haibara. Nàng chỉ lấn cấn việc chàng đưa lệnh bài của Phiêu kỵ tướng quân cho một người địch bạn còn chưa rõ ràng như Haibara. An Tư tự cảm thấy khó chịu với chính bản thân mình khi mà nàng không bỏ được tâm lý nghi ngờ và đề phòng đối với Haibara. Có lẽ chuyện của Lục Thảo đã để lại một vết thương khó lành trong nàng.
...................................
Năm ngoái, nhà Nguyên phái tướng là Toa Đô dẫn quân đi đánh Chiêm Thành. Sứ Nguyên sang Đại Việt hỏi mượn đường để đánh Chiêm. Tất nhiên là yêu cầu này bị nhà Trần từ chối khéo léo nhưng kiên quyết. Không những từ chối cho nhà Nguyên mượn đường, vua Trần còn chi viện quân và chiến thuyền cho Chiêm Thành chống Nguyên. Trong suốt mấy trăm năm qua từ thời vua Lê Đại Hành cho đến nhà Lý, giữa Đại Việt và Chiêm Thành đã xảy ra biết bao nhiều cuộc chiến lớn nhỏ. Bên cạnh kẻ thù to lớn ở phía Bắc, Chiêm Thành vẫn luôn là kẻ thù của Đại Việt. Nhưng không có kẻ thù nào là mãi mãi. Đại Việt ra tay giúp Chiêm Thành chống Nguyên lúc này cũng chính là tự giúp chính mình. Không khó để nhà Trần nhận ra rằng Nguyên triều muốn dùng Chiêm Thành làm bàn đạp để thôn tính Đại Việt, đưa Đại Việt vào thế gọng kìm, cả hai mặt Bắc Nam đều là địch. Năm Thiệu Bảo thứ 3 (1281), Hốt Tất Liệt cử Toa Đô làm hữu thừa hành tỉnh Chiêm Thành. Đó là bước đầu. Đến cuối năm Thiệu Bảo thứ 4 (1282), Toa Đô chỉ huy 20 vạn quân cùng với 1000 chiến thuyền tấn công Chiêm Thành. Đạo quân của Toa Đô nhanh chóng tiến đến bờ biển gần kinh đô Vijaya của Chiêm Thành. Nhưng Toa Đô không hạ lệnh tấn công ngay mà sai sứ giả đi dụ hàng. Tuy nhiên, vua tôi Chiêm Thành không quy thuận. Vào thời điểm đó, Nhật Duật thay mặt nhà Trần thảo mật thư với nội dung Đại Việt sẽ ủng hộ Chiêm Thành cho người bí mật gửi sang Chiêm Thành để khích lệ tinh thần chống Nguyên của họ. Thời gian cuộc chiến giữa Nguyên triều và Chiêm Thành càng kéo dài thì càng có lợi cho Đại Việt. Sau một thời ổn định ở Chiêm Thành, đến tháng 2 năm Thiệu Bảo thứ 5 (1283), Toa Đô đã hạ lệnh đánh. Qua cách Toa Đô chia quân, Nhật Duật nhận thấy hắn là một kẻ kiêu dũng, thiện chiến và nhiều kinh nghiệm sa trường. Đây là kẻ trong một trận đánh với quân Tống vào năm Thiệu Long thứ 10 (1268), hắn đã tự tay chém được 300 thủ cấp của quân Tống. Khi ấy chàng mới 13 tuổi, vừa mới được phong vương vị cách đó một năm. Toa Đô chia quân làm 3 hướng tấn công Chiêm Thành, hướng chủ lực do hăn đích thân chỉ huy gồm 3000 quân. 3000 quân này lại chia làm 3 mũi tấn công vào mặt phía nam của tòa thành gỗ nơi mà quân Chiêm đang cố thủ để bảo vệ kinh đô. Cánh quân thứ hai tấn công mặt phía Bắc trong khi cánh thứ ba tấn công mặt phía Đông. Quân Nguyên đã chiếm được tòa thành gỗ này rồi tấn công kinh đô Vijaya khiến quân Chiêm bỏ kinh đô, rút vào rừng. Chiến sự bên Chiêm, Nhật Duật nắm rất rõ. Vua Chiêm Indravaman sai sứ đến gặp Toa Đô xin hàng để thương thuyết. Không biết Toa Đô suy tính gì nhưng khi nghe mật thám báo về, Nhật Duật biết đây chỉ là kế hoãn binh tạm thời của Chiêm Thành để chấn chỉnh và tăng cường lực lượng chứ Chiêm Thành sẽ không thực sự đầu hàng. Toa Đô đã không truy kích Chiêm Thành ngay mà một tháng sau mới tiếp tục tấn công. Lúc này đường tấn công của quân Toa Đô không còn thuận lợi như trước nữa do quân Chiêm đã rút vào trong rừng. Những trận chiến trở nên vất vả với quân Nguyên. Cuối cùng Toa Đô đã phải rút quân khỏi kinh đô nước Chiêm, ra bờ biển xứ Thuận Quảng [1] hạ trại. 20 vạn quân của hắn đã bị suy giảm, trước là trong trận tấn công vào kinh đô sau là do bỏ trốn. Việc quân của Toa Đô bỏ trốn nhiều một phần là do có bàn tay của Nhật Duật nhúng vào. Chàng cho mật thám trà trộn vào trong quân Nguyên vừa tìm cách lung lạc ý chí chiến đầu vừa tìm cách đánh lén tiêu diệt bớt sinh lực của cánh quân này. Vì Nhật Duật biết cánh quân này của Toa Đô sau này sẽ đánh lên phía Nam của Đại Việt để phối hợp với đại quân của nhà Nguyên đánh từ phía Bắc xuống.
.
Chinh chiến ở Chiêm Thành khiến lương thực của Toa Đô dần hết. Nhật Duật cho người phao tin viện binh mà Toa Đô đã xin Hốt Tất Liệt sẽ không sang. Chờ viện binh mãi không thấy, Toa Đô quyết định rút quân lên miền Bắc Chiêm Thành, giáp biên giới Đại Việt. Tại đây hắn cho xây thành gỗ, lại mở đồn điền sản xuất lương thực. Nhận được tin này, Nhật Duật phải tức tốc hồi kinh để xử lý. Tuy nhiên trong cái rủi có cái may, vì Toa Đô đã rút quân nên đạo quân tiếp viện của Hốt Đô Hốt và Ô Mã Nhi chỉ huy đến bờ biển Thuận Hóa không gặp được Toa Đô. Đạo quân này còn gặp bão nên bị đắm thuyền rất nhiều. Hay tin đạo quân tiếp viện cho Toa Đô gặp bão, Nhật Duật nghĩ đây là cơ hội để đục nước thả câu. Chàng viết thư cho bên Chiêm Thành hỏi thăm động viên rồi đưa đẩy họ nên cho người mai phục để đánh đạo quân tiếp viện kia, nhất tiễn hạ song điêu, vừa tiêu diệt tận gốc nguồn tiếp viện cho Toa Đô, vừa cướp lương thực trang bị cho mình. Nhật Duật gấp lá thứ vừa khô mực bỏ vào phong thư đưa cho Ly Sơn gửi đi.
- Bẩm đức ông, có thư gửi cho ngài - Ly Sơn nhận lá thư Nhật Duật đưa cất cẩn thận rồi lấy ra một lá thư khác.
Nhìn nét chữ đề ngoài bì, Nhật Duật vội vàng mở thư ra. Thật may quá, Haibara đã tìm thấy An Tư và Nguyễn Khoái và đang trên đường trở về. Bình an cả rồi. Trong thư Haibara không nhắc đến chuyện An Tư bị sởi. Nhật Duật lập tức phái người đi đón.
......................................
An Tư trở về cung với gương mặt được che kín. Thái y lập tức được truyền đến Tân Nguyệt điện để thăm bệnh cho công chúa. Trần Hoảng muốn triệu Nhật Duật đến để mắng một trận té tát nhưng Nhật Duật đã tức tốc đi xuống phía Nam để xem tình hình quân Nguyên đang đóng ở phía Bắc Chiêm Thành như thế nào rồi nên muốn mắng cũng không biết tìm ai. Bệnh sởi của An Tư không có gì nghiêm trọng, được chữa trị là nhanh chóng khỏi. Nhưng điều đáng lo là những vết ban do sởi sau khi lặn đi để lại trên làn da vốn trắng mịn của An Tư những vết thâm. Các thái y tích cực chữa trị nhưng dung nhan của công chúa vẫn chưa có tiến triển. Trong cung người ta đồn nhau rằng công chúa An Tư vốn xinh đẹp như tiên nữ đã bị hủy dung sau khi mắc bệnh sởi. Trước đó, nghe tin Thái thượng hoàng đang có ý định chọn người chỉ hôn với An Tư công chúa, bao nhiêu vương tôn quý tộc chen nhau đến ngỏ ý muốn nên duyên cùng vị công chúa được xưng tụng là Nam thiên đệ nhất mỹ nhân kia. Nhưng nay nghe tin nàng đã trở nên xấu xí thì những kẻ đó đều im ắng, chẳng nhắc nhỏm gì đến chuyện cầu hôn An Tư nữa. Tuy rằng An Tư là công chúa được Thái thượng hoàng yêu quý, có anh trai ruột là Chiêu Văn vương - một người vương gia có thực quyền nhưng so việc kết hôn với một công chúa không thuộc dòng chính như nàng với việc kết hôn với những công chúa khác thì làm sao nhiều lợi ích bằng. Mẹ của An Tư và Nhật Duật xuất thân là một thôn nữ. Thế nên so về địa vị trong hoàng tộc họ không thể bằng những người hoàng tử công chúa khác được hoàng hậu và các vị phi tử xuất thân con nhà trâm anh thế phiệt sinh ra được. Từ bỏ một công chúa không có địa vị cao lại xấu xí để tìm một lựa chọn khác tốt hơn là chuyện bình thường. Trong khi cung nữ đang đứng bức xúc kể lại những tin đồn trong cung cho mình nghe thì sau tấm rèm châu, An Tư vẫn bình thản nhàn nhã ngồi...ăn điểm tâm.
- Ngươi đã nghe câu "trời đánh tránh miếng ăn" chưa? - Cuối cùng thấy phiền quá, nàng đành phải lên tiếng.
Giọng An Tư nhàn nhạt nhưng nàng cung nữ kia vừa nghe là biết mình đã nhiều lời khiến công chúa phật lòng vội vã lui ra. An Tư lắc đầu thở dài và tiếp tục ăn.
.............................................
Haibara thay mặt Nhật Duật mang quà đến phủ Nguyễn Khoái cảm ơn chàng vì đã cứu An Tư. Đến nơi Haibara mới biết thì ra từ sau khi trở về kinh thành, Nguyễn Khoái cáo bệnh ở trong phủ tĩnh dưỡng, không vào triều đã mấy hôm. Chàng bị sởi. Haibara đoán chắc chàng bị lây từ An Tư. Những vết ban đỏ trên mặt Nguyễn Khoái đã lặn hết. Haibara nhìn là biết chàng khỏi rồi.
- Đức ông Chiêu Văn chu đáo quá. Ta để công chúa gặp nguy hiểm còn chưa nhận tội sao dám nhận lời cảm ơn của đức ông - Nguyễn Khoái nói.
- Tướng quân không nên câu nệ mà cứ nhận lấy một chút gọi là - Haibara đáp - Công chúa trở về bình an là nhờ ngài.
- Công chúa đã khỏi bệnh chưa? - Chàng hỏi.
Haibara thở dài:
- Công chúa đã khỏi bệnh nhưng những vết ban sởi tuy lặn đi vẫn để lại các nốt thâm trên mặt. E là không hết được. Khuôn mặt xinh đẹp....
- Có mấy đồng liêu trong triều đến thăm ta cũng có nhắc đến chuyện này. Bởi việc này có tác động đến hôn nhân của công chúa, một cách họ có thể dựa vào để đạt được những lợi ích liên quan đến chính trị. - Nguyễn Khoái lắc đầu - Không ngờ một chữ "sắc" ...
- Vậy còn tướng quân thì sao? - Haibara hỏi.
- Đôi mắt của An Tư công chúa lúc nào cũng đẹp - Nguyễn Khoái trả lời
Biết được đáp án, Haibara gật đầu mim cười rồi cáo từ ra về.
.......................................
Mặt hồ lộng gió. Ánh trăng loang loáng. Chiếc đèn lồng đung đưa, ánh nền chập chờn. Nguyễn Khoái miết những sợi dây tơ căng trên khung đàn. Chàng không biết chơi đàn tranh, chỉ đưa tay tùy tiện gảy gảy vài cái rời rạc để giết thời gian rồi lại đọc những bức thư tức cảnh sinh tình của những người đến vãn cảnh hồ Dâm Đàm để lại ở Thi đình. Chàng đang đợi để gặp một người. Đã mấy ngày liền từ sau khi nghe tin Chiêu Thành vương cầu hôn An Tư công chúa, tối nào chàng cũng ra đây ngồi, hi vọng người đó cũng đến đây. Nguyễn Khoái nhìn về phía Cấm thành uy nghiêm sững sững. Nơi cung vàng điện ngọc đó không phải là chỗ chàng có thể tự nhiên ra vào. Người đó ở trong tẩm cung sau bao lớp lầu son gác tía, đâu phải muốn gặp là gặp.
Nghe tiếng bước chân trầm trầm hòa cùng tiếng đinh đang của hai đầu sợi xà tích va vào nhau vang lên sau lưng khiến Nguyễn Khoái vội quay đầu lại.
An Tư thong thả bước lên bậc tam cấp của Thi đình. Nàng khoác áo choàng, mái tóc đen mượt búi lệch chỉ cài một chiếc trâm bạc, một lọn tóc buông tự nhiên trước ngực. Quả thật như lời đồn, sởi dã để lại trên mặt An Tư những vết thâm xấu xí. Thế nhưng dù dung mạo như hoa như ngọc của nàng không còn, Chiêu Thành vương vẫn muốn cưới nàng. Chiêu Thành vương là người không cần dựa vào nàng để làm bậc thang leo lên. Thái thượng hoàng dò hỏi ý nàng. Nàng có nên ưng thuận không?
An Tư ngẩng đầu lên, nàng ngạc nhiên khi gặp Nguyễn Khoái ở đây. Bốn mắt giao nhau. Nguyễn Khoái không biết từ lúc nào mình đã đắm chìm trong đôi mắt của giai nhân.
- Không ngờ lại tình cờ gặp Nguyễn tướng quân ở đây - An Tư lên tiếng - Ta không làm phiền nhã hứng của khanh chứ?
- Không phải tình cờ, thần ở đây đợi để gặp được công chúa - Nguyễn Khoái đáp - Thần muốn hỏi có phải người sẽ thành hôn với Chiêu Thành vương?
An Tư chậm rãi ngồi xuống tràng kỷ, tay nàng lướt qua những sợi dây tơ của cây đàn tranh để trên bàn, âm thanh như nước chảy mây trôi, nàng thong thả đáp:
- Ta không biết. Nhưng có lẽ thế. Ở đây trăng rất sáng, Nguyễn tướng quân cũng nhìn rõ gương mặt ta rồi đó. Chiêu Thành vương là người chấp nhận được điều này.
Nhạc nền: Duyên phận phối đàn tranh cực hay
An Tư gảy đàn. Giai điệu man mác buồn. Những ngón tay chậm rãi lướt trên những sợi dây tơ. Nàng hát:
"Phận là nữ nhi, chưa một lần thương ai
Trông về tương lai mà thấy như biển rộng sông dài
Cành vàng lá ngọc sao tránh khỏi thân bất do kỷ
Chưa yêu lần nào biết ra làm sao
Biết trong đời bên nhau là như thế nào
Sông sâu là bao, nào đo được đâu
Lòng người đâu ai biết có dài lâu
Qua bao thời gian ngờđâu gieo trái ngang
Nông sâu tùy sông,sao có thể trông
Chưa đỗ bến, sao biếtđược nơi nào đục trong
Như cánh bèo trôi theo dòng sông hỏi từng con sóng
Đời người con gái làm sao chọn đây?"
Nguyễn Khoái đứng lặng nghe. Khúc nhạc kết thúc, An Tư đứng dậy, bước tới lan can đình, nhìn ra mặt hồ mênh mông trước mặt, nàng nói với Nguyễn Khoái cũng như tự nói với chính mình:
- Có lẽ Chiêu Thành vương cũng là một lựa chọn tốt. Bao kẻ vương tôn quý tộc khi ta trở nên xấu xí đã quay mặt đi. Chỉ có Chiêu Thành vương là không đổi. Ta không phải công chúa dòng chính do hoàng hậu sinh ra, nếu lấy ta để gia tăng địa vị cho bản thân thì ngài ấy có nhiều lựa chọn khác tốt hơn.
Nguyễn Khoái xoay vai An Tư lại để nàng đối diện với mình. Chàng nhìn sâu vào đôi mắt An Tư, lấy can đảm mà nói:
- Thần biết mình là đũa mốc không xứng với công chúa. Thần cũng biết hoàng tộc có quy định của hoàng tộc. Nhưng đó chỉ là hiện tại. Thần sẽ cố gắng để có thể đường hoàng đến trước mặt Thái thượng hoàng và Quan gia để cầu hôn người.
An Tư mở to đôi mắt, hai má nàng ửng hồng. Nàng lắc đầu nói:
- Được ban quốc tính không phải là chuyện dễ.
Đoạn nàng kiễng chân, kề môi sát tai Nguyễn Khoái thì thầm nói:
- Nhưng ta sẽ đợi chàng.
An Tư nghiêng đầu, cánh môi mềm mại của nàng phớt qua má Nguyễn Khoái. An Tư thẹn thùng cúi đầu, nàng vội chạy đi. Xe ngựa đón nàng đã đến. Nguyễn Khoái bất ngờ đưa tay sờ lên má nơi cánh môi mềm mại của giai nhân vừa phớt qua. Chàng đứng thất thần nhìn theo chiếc xe ngựa sang trọng đang dần khuất xa, miệng cứ bất giác mỉm cười. "Hạnh Nguyên, ta sẽ không để nàng phải đợi lâu đâu.", Nguyễn Khoái tự nhủ.
....
Trên thế gian này có bao nhiêu người dùng cả năm cả tháng, thậm chí cả một đời chỉ để đợi để chờ một thứ một người mà họ mong ngóng trong đau khổ, trong tuyệt vọng. Nhưng như thế còn hơn là có những người dù họ muốn đợi song ông trời đến cơ hội để họ đợi cũng không cho.
Chú thích:
[1] Xứ Thuận Quảng: Quy Nhơn ngày nay