[Longfic] Đại Việt du ký

Bạn thấy fic này như thế nảo

  • Rất hay và muốn đọc lại sau khi đã đọc xong

    Số phiếu: 121 63,0%
  • Hay và muốn đọc lại

    Số phiếu: 32 16,7%
  • Hay và không muốn đọc lại, chỉ đọc một lần

    Số phiếu: 20 10,4%
  • Bình thường

    Số phiếu: 14 7,3%
  • Chán

    Số phiếu: 0 0,0%
  • Quá chán

    Số phiếu: 2 1,0%
  • Chán đến mức không thể đọc hết

    Số phiếu: 1 0,5%
  • Chán thậm tệ, tốt nhất bạn đừng nên viết nữa

    Số phiếu: 2 1,0%

  • Số người tham gia
    192
Hì.ráng đi chị,hi sinh vì nghệ thuật.:)..Với lại chap 20 chị viết hay ghê mà.:)..À sao em bật theo dõi mà không có thông báo chị nhỉ?
 
Chương 21: Nhẫn nhưng không nhục.

Về đến phòng, Haibara đưa tay xoa xoa quanh cổ chân. Thầy lang bảo nàng bị trật khớp, chỉ cần chỉnh lại là không sao và sẽ hết đau. Hôm nay thật là xui xẻo. Cũng tại nàng không cẩn thận nên mới bị ngã, suýt chút nữa còn mất mạng. Bọn người Nguyên thật ngang ngược, không biết sau này chúng tràn sang xâm lược còn đến mức nào nữa. Chiến tranh ở Nhật Bản chắc đang âm ỉ xảy rồi. Sao nàng lại rơi vào thời buổi loạn lạc này hả trời? Nhưng ít ra sống ở đây không phải lúc nào cũng nơm nớp lo sợ tổ chức áo đen truy sát và làm hại đến những người liên quan đến nàng.

Tiếng nói của một nàng tỳ nữ vang lên ngoài cửa khiến mạch suy nghĩ rối rắm của Haibara bị cắt đứt:

- Bẩm, đức ông đã về.

Không có tiếng trả lời, thế nhưng nàng biết chắc chắn người mà nàng tỳ nữ kia chào còn ai ngoài Nhật Duật. Nhật Duật gật đầu đáp lại lời chào của gia nhân rồi đi thẳng đến chuồng ngựa. Haibara ngồi ở trong phòng nhìn ra cửa thấy chàng đi ngang qua, gương mặt vẫn mang nét bình thản cố hữu như mọi khi nhưng chỉ có điều có phảng phất vài nét ưu tư. Mấy ngày hôm nay, nàng không có gặp Nhật Duật, đến giờ mới trông thấy. Nàng tính hỏi xem chàng có biết chiến sự ở Phù Tang ra sao rồi không. Lại có tiếng nói vang lên ngoài cửa, đó là tiếng của vị tổng quản trong phủ hỏi nàng tỳ nữ vừa nãy:

- Đức ông đã về chưa?

- Dạ đức ông về rồi. – Nàng tỳ nữ nhỏ nhẹ đáp.

- Ngài đâu rồi? – Haibara nghe tiếng tổng quản hỏi lại

- Dạ, hình như đức ông đến chuồng ngựa rồi ạ.

- Ừm, bác biết rồi, cháu đi làm việc đi. – Tổng quản bảo nàng tỳ nữ. Đôi mày đã điểm bạc của ông chau lại. Ông làm tổng quản trong phủ cho Nhật Duật từ năm chàng vẫn chỉ còn là một cậu thiếu niên 12 tuổi, đến giờ đã là 14 năm rồi, thế nên ông biết được mỗi lần trong lòng có phiền muộn về việc nước việc quân, chàng thường có thói quen đến chuồng ngựa và tự tay tắm cho con ngựa của mình. Ông thở dài và tự nói một mình:

- Đức ông hẳn lại có chuyện không vui rồi.

Lời ấy của tổng quản không to không nhỏ nhưng đủ để Haibara nghe thấy. Gió từ ngoài lùa vào hơi lạnh, nàng bước xuống gi.ường để ra đóng cửa lại, trước khi cánh cửa khép lại, ánh mắt nàng vô tình lướt qua mái chuồng ngựa lợp bằng rơm xa xa. Sống ở trong phủ này không phải ngày một ngày hai nhưng hình như nàng chưa đi hết mọi nơi, chuồng ngựa kia nàng chưa đặt chân đến bao giờ.

Lộc cộc. Lộc cộc. Nghe tiếng bánh xe đang lăn đến, Haibara biết đó là người gia nhân chuyên cắt cỏ về cho ngựa ăn. Xe cỏ hôm nay có vẻ đầy hơn mọi hôm, chất thành chồng cao và trông anh ta kéo có vẻ nặng nề nhưng bước chân vẫn thoăn thoắt. Chiếc xe hơi rung khiến một bó cỏ bi rơi xuống đất nhưng người đó không biết. Đến khi Haibara nhìn thấy thì anh ta cũng đã đi được một đoạn. Nàng gọi với theo:

- Này anh ơi, rơi cỏ rồi. – Sau nàng nhớ ra, người này vốn bị điếc, chắc chắn không nghe thấy lời nàng nói.

Đành vậy, Haibara đóng cửa phòng rồi ôm bó cỏ bị rơi đến chuồng ngựa. Khi đi đến nơi, Haibara thấy Nhật Duật đang dùng bàn chải tắm cho con ngựa có bộ lông đen tuyền mà chàng vẫn cưỡi. Thật không ngờ Nhật Duật vừa mới về đã đến chuồng ngựa là để tắm cho ngựa. Nếu nàng nhớ không nhầm thì con ngựa ấy tên Hắc Phong. Nghĩa là cơn gió đen.



Nhật Duật dội nước lên mình ngựa rồi dùng bàn chải khẽ chà lưng cho nó. Nhìn chàng dường như rất tập trung nhưng thực ra tâm trí đang ở nơi khác. Chiều nay, Sài Thung đã đến Thăng Long. Khi đến Long Phượng thành, hắn không thèm xuống ngựa mà cứ thế ngang nhiên cưỡi ngựa thi thẳng qua cửa Dương Minh. Quân sĩ Thiên Trường ra ngăn cản thì hắn còn ngang ngược dùng roi ngựa đánh bị thương [1]. Thực sự không coi người khác ra gì. Hành động của hắn làm tất cả lính cấm vệ quân đứng quanh đấy mặt mày tím bầm lại vì tức giận. Người đón tiếp hắn ở cửa thành và đưa đến sứ quán nghỉ ngơi là Nhật Duật. Trước thái độ đó của Sài Thung, dù trong lòng đang bừng bừng lửa giận, chỉ hận không thể một đao chém chết hắn, nhưng nét mặt Nhật Duật vẫn không có lấy một chút biến đổi dù là nhỏ nhất. Vẫn giữ nguyên nét mặt ôn hoà, bình thản, nụ cười nhã nhặn, Nhật Duật chắp tay theo lễ nghi, nhẹ nhàng cất lời:

- Tham kiến Lễ bộ thượng thư. Tôi là Chiêu Văn vương, được Quan gia cử trọng trách tiếp đón ngài ở cửa thành. Không biết quân cấm vệ đã đắp tội gì với ngài mà khiến ngài tức giận đến mức phải đích thân ra tay trừng phạt?

- Hắn dám yêu cầu bổn quan xuống ngựa khi qua cổng thành – Vẫn ngồi chễm chệ trên lưng ngựa, Sài Thung ngạo nghễ đáp.

- Thật may quá, tôi cứ tưởng người đó mạo muội đắp tội đến đại nhân thật. Nhưng không phải vì anh ta chỉ tuân theo đúng quy định của cấm vệ quân thôi. Đại Việt chúng tôi nghe danh Đại Nguyên nổi tiếng có quân đội hùng mạnh là nhờ bởi quân luật thép, chúng tôi rất ngưỡng mộ điều đó, nên học tập theo, rèn luyện binh sĩ của mình phải tuân thủ quân kỷ thật nghiêm khắc và chỉn chu. – Nói đến đây, Nhật Duật cố tình nhấn mạnh, rồi nhẹ giọng tiếp lời – Tôi nghe danh đại nhân là người công chính liêm minh, xin thỉnh giáo đại nhân rằng một người lính tuân thủ kỷ luật thì không thể trách tội đúng không ạ?

Sài Thung nghe lời Nhật Duật nói liền không vui nhíu đôi mày nhợt nhạt lại, lời lẽ mềm mỏng khiêm nhường nhưng có ý bắt hắn phải nhận lỗi vì đã đánh người lính kia. Hắn đáp:

- Nếu là hắn tuân thủ kỷ luật thì ta cũng không thèm chấp nữa. Nhưng triều đình các ngươi bẳt sứ giả thiên triều phải xuống ngựa khi qua cổng thành có phải là thất lễ không? – Hắn bắt bẻ rồi buông lời ngạo mạn - Đại Việt vẫn chưa sửa sang lại hoàng cung à? So với lần trước ta sang thì bây giờ hoàng cung của các người còn không bằng toà lầu xanh mà chỉ đáng để làm kho chứa củi trong phủ của ta thôi. Ha ha…

Lời Sài Thung vừa nói ra, tất cả cấm vệ quân có mặt ở đó đều tối sầm lại, nhiều người trán còn nổi lên gân xanh vì tức giận. Hoàng cung là nơi cao quý nhất, là biểu tượng quyền lực tôn nghiêm của một đất nước mà hắn dám hạ nhục bảo rằng không bằng toà lầu xanh – một nơi phong hoa tuyết nguyệt thấp hèn, dám so sánh với kho chứa củi của phủ hắn.

- Triều đình chúng tôi quy định như vậy là để đảm bảo an toàn, tránh trường hợp ngựa lồng lên gây náo loạn hoàng cung và gây thương tích cho người. Mong đại nhân bỏ qua sự bất tiện này. – Trước lời bắt bẻ và sỉ nhục của Sài Thung, Nhật Duật chẳng hề tỏ ra lúng túng, tức giận, thậm chí một biểu hiện phật lòng thoáng qua trong đáy mắt của Nhật Duật, Sài Thung cũng không thấy, chàng từ tốn nói – Đại Việt vẫn còn nghèo, cuộc sống của nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả, thiếu thốn. Lại thêm những người nông dân chân lấm tay bùn ăn chưa no mặc chưa ấm ấy quanh năm phải lo đối phó với bọn giặc ngoại xâm lớn mạnh lúc nào cũng lăm le bờ cõi của Đại Việt, cũng may nhờ hồng phúc của thiên triều mà nhân Đại Việt đều quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Thế nhưng hậu quả của chiến tranh vẫn gây bao đau thương tổn hại cho nhân dân. Quan gia chúng tôi thương dân như con nên thường xuyên miễn giảm thuế, nô dịch, lại càng không thể bắt nhân dân nộp thuế để tu sửa hoàng cung cho riêng mình được. Nên đại nhân nói hoàng cung của Đại Việt chỉ bằng cái kho chứa củi của phủ ngài làm Chiêu Văn tôi thấy ngưỡng mộ Đại Nguyên vô cùng. Quý quốc chắc hẳn vô cùng giàu mạnh nên kho chứa củi của một Lễ bộ thượng thư thanh liêm, cần kiệm liêm chính như ngài mà đã có thể sánh ngang với hoàng cung của một đất nước thì không biết phủ của ngài và hoàng cung của Đại Nguyên còn xa hoa, tráng lệ, rực rỡ đến mức nào – Nhật Duật thở dài ra vẻ sự buồn tủi về đất nước mình đồng thời vờ như cung kính ngưỡng mộ nói. – Đại nhân đi đường xa chắc hẳn đã rất mệt, để tôi đưa ngài đến sứ quán – Nhật Duật lịch sự đưa tay ra phía trước tỏ ý mời

Sài Thung đủ thông minh để hiểu ra những ẩn ý bóng gió, sự tự ti vờ vịt, ca ngợi thiên triều và hắn một cách châm biếm đằng sau lời nói của Nhật Duật, kẻ này còn ngầm nhắc lại thất bại 23 năm trước của quân Mông Cổ khi xâm lược Đại Việt đồng thời còn ám chỉ ý đồ thôn tính Đại Việt bấy lâu của Đại Nguyên. Hiểu là một chuyện nhưng hắn không tìm ra được cái cớ gì để quy kết Nhật Duật dám mạo phạm thiên triều. Gương mặt Sài Thung sầm lại vì tức tối. Đôi mắt một mí bé tí của hắn nheo lại cẩn thận đánh giá người thanh niên trẻ măng trước mặt. Hắn đã trông mặt mà bắt hình dong rồi, khi nhìn thấy người tiếp đón mình ở cửa thành chỉ là một thằng nhóc mặt búng ra sữa, Sài Thung đã nghĩ phải làm cho kẻ này bẽ mặt và khiếp sợ sứ giả thiên triều. Nhưng không dễ như thế. Người này bình tĩnh, ánh mắt sáng toát lên sự tự tin, bị chọc tức mà không giận dữ, nói năng lưu loát, lời lẽ ôn hoà nhún nhường nhưng sắc sảo, ý tứ thâm sâu. Vừa mới gặp chuyện bực mình trên phố nay lại đến chuyện này, Sài Thung hừ một tiếng rồi vẫn không thèm xuống ngựa mà nghênh ngang thúc ngựa đi tiếp. Cho đến tận điện Tập Hiền đã được trăng đèn kết hoa để đón tiếp sứ hắn mới chịu xuống ngựa.

- Tên đó, lúc nãy hắn giới thiệu mình là gì ấy nhỉ? – Sài Thung đại lãn nửa nằm nửa ngồi trên sập gụ, vừa vân vê râu vừa hỏi thuộc hạ của mình sau khi Nhật Duật cáo từ hắn và rời khỏi sứ quán.

- Dạ bẩm đại nhân, hắn ta xưng là Chiêu Văn vương. – Tên thuộc hạ xun xoe đáp.

- Chiêu Văn vương? Trần Nhật Duật? – Sài Thung ngồi thẳng dậy.

Cái tên này hắn đã từng nghe đến rồi. Có lần có người đi sứ bên Đại Việt nói với hắn là đã nhầm vị Chiêu Văn vương bên ấy là người Chân Định sang An Nam làm quan do vị ấy nói tiếng Hán quá trôi chảy lại am hiểu tập tục của người Hoa vô cùng. Đây cũng chính là vị tướng quân trẻ mà đã thu phục được chúa đạo Đà giang không cần tốn đến một mũi tên một giọt máu nào, là người đã làm thất bại âm mưu kích động vùng Tây Bắc của Đại Việt nổi loạn nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của Đại Việt. Mật thám của Đại Nguyên ở Đại Việt báo về rằng tôn thất nhà Trần có nhiều người tài, điều này đồng nghĩa với việc thôn tính Đại Việt sẽ còn gặp khó khăn, ngoài Thái thượng hoàng và hoàng đế ra, những cái tên đáng lưu ý là Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn, Trần Ích Tắc, Trần Nhật Duật,…



Đưa Sài Thung đến sứ quán xong, hoàn thành nhiệm vụ, Nhật Duật liền trở về phủ, lòng nặng trĩu tâm tư. Cứ nghĩ đến chuyện hắn nhục mạ hoàng cung của Đại Việt, lòng chàng rất căm tức và không vui. Đây không phải là lần đầu tiên Sài Thung đi sứ sang Đại Việt. Mấy lần đi sứ của hắn từ năm Mậu Dần (1278) đến nay chung quy cùng đều xoay quanh việc bắt Quan gia phải sang Đại Nguyên vào chầu Đại Hãn của hắn. Năm Mậu Dần, Sài Thung đem chiếu của Hốt Tất Liệt sang. Lời lẽ trong chiếu hết sức xấc xược ngạo mạn, khiến vua quan nghe xong ai đấy đều bầm gan tím ruột: “Nước ngươi nội phụ đã hơn 20 năm. Sáu việc vừa rồi còn chưa thấy theo. Ngươi nếu không chầu thì hãy sửa thành trì của ngươi, chỉnh đốn quân đội ngươi để đợi quân ta (...) Cha ngươi đã nhận lệnh ta làm vua. Ngươi không xin lệnh mà tự lập, nay lại không chầu. Ngày sau triều đình gia tội thì lấy gì mà trốn ?”. Lần đó Quan gia chỉ tổ chức yến tiệc ở hành lang để tiếp Sài Thung, hắn đến nơi thấy vậy không chịu dự yến mà bỏ về sứ quán. Quan gia đành phải sai Phạm Minh Tự đem thư mời hắn đến dự yến tại điện Tập Hiền thì hắn mới chịu đến. Đến bây giờ, Nhật Duật vẫn còn nhớ rõ buổi yến tiệc hôm ấy. Lời hạch sách bắt vua phải sang chầu của nhà Nguyên không đời nào Đại Việt đồng ý. Đây là một sự sỉ nhục. Đường đường là vua một nước, đứng đầu một cõi trời mà phải vào chầu vua một nước khác. Sao có thể? Thật là ức hiếp người quá đáng. Hơn nữa vời sang chầu chỉ là cái cớ, e rằng nhà Nguyên sẽ tìm cách sát hại Quan gia để dựng một kẻ bù nhìn lên làm vua Đại Việt. Tuy rằng Trần Hoảng đã lên ngôi Thái thượng hoàng và nhường ngôi cho con, nhưng đối với nhà Nguyên thì Trần Hoảng chỉ chính thức lên ngôi khi Trần Thái Tông qua đời, và đối với chúng, ông vẫn là vua. Nhật Duật vẫn nhớ từng câu từng chữ mà hoàng huynh Trần Hoảng đã nói trong buổi yến tiệc hôm ấy để trả lời lại chiếu thư của Hốt Tất Liệt:”Tiên quân vừa rời bỏ cuộc đời, tôi vừa nối ngôi, mà thiên sứ đến đem chiếu thư, mở lời dỗ dành, khiến tôi vừa vui lẫn sợ trong lòng. Trộm nghe, ấu chúa nhà Tống nhỏ dại, thiên tử còn thương xót mà phong cho tước công thì chắc tiểu quốc đây cũng được gia ân thương xót. Trước đây đã được tha miễn 6 việc. Còn lễ tự thân vào chầu, thì tôi sinh trưởng ở thâm cung, không tập cưỡi ngựa, không quen thủy thổ, sợ chết dọc đường. Em tôi là Thái úy trở xuống cũng đều như vậy. Khi thiên sứ trở về chầu vua, xin dâng biểu tâu rõ lòng thành, cùng cho biếu của lạ”. Câu trả lời khôn khéo này của Trần Hoảng làm cho Sài Thung khi đó phải nén tức giận, vừa nghe là đã biết nói dối, tự ti vờ vịt. Họ Trần giáo dục con cháu rất nghiêm khắc, đặc biệt là nam nhi, phải văn võ song toàn. Hừ, “không tập cưỡi ngựa”, Sài Thung cười khẩy. Hơn hai mươi năm trước, lúc quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt, chỉ e một trong những kẻ cưỡi ngựa xông pha trận mạc giết giặc chắc chắn là có Thái tử Trần Hoảng. Trong câu trả lời còn nói thêm các em của mình cũng đều như vậy để tránh trước việc Sài Thung sẽ yêu cầu hoàng tử khác của Thái Tông sang chầu. Rồi "sợ chết dọc đường" khác nào ám chỉ việc Đại Nguyên cho người mưu sát. Lần đó để đề phòng Nguyên triều có cớ sinh sự, Quan gia đã phân phó Phạm Minh Tự, Trịnh Quốc Toản và Đỗ Quốc Kế đem biểu dâng cho Hốt Tất Liệt, khéo léo từ chối việc vào chầu:“Cô thần bẩm khí yếu đuối. Vả lại đường xá khó khăn, chỉ luống phơi xương trắng làm cho Bệ hạ phải xót thương mà không ích lợi gì cho triều đình trong muôn một. Cúi mong bệ hạ xót thương tiểu quốc xa xôi, khiến cho thần cùng những quan kẻ quan quả cô độc giữ được tính mạng, để suốt đời phụng sự bệ ha. Đó là điều may lớn cho cô thần và cũng là phước lớn cho sinh linh”. Lời lẽ mềm mỏng đấy, nhún nhường đấy nhưng rõ ràng không thần phục.

Năm Kỷ Mão (1279), Sài Thung lại sang Đại Việt lần nữa và mang theo chiếu đe doạ: “Nếu quả không thể đến chầu được thì hãy dồn vàng thay cho thân mình, dùng hai ngọc trai thay cho mắt mình cùng với hiền sĩ, phương kỷ tử đệ hai người và hai loại thợ mỗi thứ 2 người để thay cho thổ dân. Nếu không thế, thì hãy sửa sang thành trì của ngươi, để đợi sự phán xét”. Trước yêu cầu quá quắt kèm theo đe doạ này của nhà Nguyên, ai nấy đều căm phẫn và không chấp nhận. Lời trong chiếu thư này đã quá rõ ràng, nhà Nguyên trắng trợn buông lời đe doạ nếu Đại Việt không tuân theo lệnh của nhà Nguyên thì chúng sẽ đem quân sang đánh. Khi Thái thượng hoàng và Quan gia hỏi ý kiến mọi người chỉ có duy nhất Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc bình thản nói ra hai chữ:”Nên thuận”. Điều này Nhật Duật cũng nhớ rất rõ. Khi ấy chàng không hiểu tại sao trong khi tất cả mọi người đang tức giận trước việc o ép quá đáng của nhà Nguyên như thế, bức xúc trước việc dân chúng chịu trăm ngàn cay đắng nguy hiểm lên rừng xuống biển tìm kiếm sản vật quý giá để hành năm tiến cống cho chúng mà chúng vẫn đòi hỏi như vậy, căm hận việc nhà Nguyên bắt phải đưa cả hiền sĩ và thợ sang cống thì hoàng huynh chàng có thể bình thản nói ra hai từ ấy. Có lúc vì đại cục mà phải lùi một bước nhưng cũng có lúc càng nhân nhượng thì kẻ địch lại càng lấn lướt. Yêu sách này của Đại Nguyên lại tiếp tục bị Đại Việt từ chối khéo léo. Trước mắt nếu đáp ứng cho chúng một tượng vàng thì không có gì đảm bảo rằng sau này chúng sẽ không đòi hai tượng, rồi ba tượng… Thực ra Đại Nguyên chỉ đang cố tình làm khó Đại Việt, muốn gây hấn để vừa thăm dò, vừa tìm một cái cớ để hợp thức hoá việc cất quân xâm lược Đại Việt mà thôi. Trong suốt hai mươi ba năm quá, mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước chỉ bằng mặt mà không bằng lòng. Đủ khôn khéo, đủ thẳng thắn, đủ mềm mỏng, đủ cứng rắn, đủ hoà hoãn, đủ quyết đoán, đủ nhân nhượng, đủ kiên quyết. Nhờ vậy mà trên mặt trận ngoại giao hơn hai chục năm qua, Đại Việt vẫn duy trì được nền hoà bình, không để cho Đại Nguyên có cớ đem quân sang. Hoà bình được ngày nào tốt ngày ấy. Thế nhưng Đại Việt tất nhiên hiểu trận chiến giữa hai nước chắc chắn sẽ xảy ra, sự chịu đựng nào cũng có giới hạn của nó, con giun xéo lắm cũng quằn, tức nước vỡ bờ. Dã tâm của nhà Nguyên, một khi chưa chiếm được Đại Việt thì không bao giờ chúng buông tha cho đất nước này.

Cuối năm ngoái (1280), Lương Tăng và Sài Thung lại được Hốt Tất Liệt sai đến Đại Việt một lần nữa. Vẫn lại là chuyện sang chầu. Chỉ là cái cớ để gây sự và nhân cơ hội thăm dò Đại Việt. Để giải quyết chuyện này, tháng giêng năm nay (1281) Quan gia đã cử hoàng thúc Trần Di Ái cùng Lê Tuân và Lê Mục đi sứ sang Nguyên. Nghĩ đến đây, tâm trạng Nhật Duật càng không vui. Lòng người đúng là khó biết nông sâu thế nào. Đất nước, dân tộc, gia tộc, tình thân,… chung quy lại vẫn không bằng vinh hoa phú quý của bản thân. Hoàng thúc của chàng đã phản bội Đại Việt, phản bội lại nhà Trần. Trở thành kẻ bán nước cầu vinh. Bọn Lê Mục, Lê Tuân cũng thế. Hốt Tất Liệt đã phong Trần Di Ái làm An Nam quốc vương, Lê Mục làm hàn lâm học sĩ và Lê Tuân làm thượng thư rồi chiếu sang Đại Việt rằng:”Cho sứ sang vời thì ngươi kiếm cớ không đi, nay lại cố ý trái mệnh, chỉ sai chú là Di Ái vào chầu (...). Ngươi đã cáo bệnh không vào chầu thì nay cho ngươi được nghỉ mà thuốc thang điều dưỡng, ta đã lập chú ngươi là Di Ái thay ngươi làm vua nước An Nam”. Khi nghe tin này, Nhật Duật cũng không quá bất ngờ thế nhưng vẫn không tránh khỏi chua xót. Chàng chưa bao giờ hoàn toàn tin tưởng người chú này. Chàng nghi ngờ người chú này hai lòng từ lần Trịnh Giác Mật nổi loạn, Di Ái đã tâu với Quan gia rằng triều đình nên đem quân lên đánh, sau đó lại đến chuyện người đề xuất với Quan gia cho Trịnh Giác Sơn vào trông coi ao cá ngự. Tâm tư của Trần Di Ái như thế nào, Trần Hoảng và Trần Khâm ít nhiều lắm được. Giữa bao nhiêu trung thần tài năng, người được chọn để đảm nhiệm trọng trách đi sứ nặng nề lần này là Trần Di Ái. Không phải vì bản lĩnh, không phải vì tài đức, không phải vì tin tưởng. Chẳng qua cũng chỉ là một phép thử lòng người và để bản chất thật của con người phơi bày sớm hơn mà thôi. Năm nay, Sài Thung đi sứ sang Đại Việt vốn không phải đi một mình mà hắn còn mang theo vị vua bù nhìn “An Nam quốc vương” Trần Di Ái do Hốt Tất Liệt phong cùng một nghìn quân hộ tống “vua” về nước, ép Quan gia phải xuống ngôi để Trần Di Ái lên thay. Tin này đã nhanh chóng được mật thám báo về triều đình. Nghe tin, Quan gia lập tức giao cho Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn phụ trách chặn đánh ở biên giới, quyết không để ý đồ của nhà Nguyên được thực hiện. Hưng Đạo vương cử tướng đem quân chặn đánh. Công tư phân minh. Trần Di Ái là chú, nhưng đã đớn hèn quỳ gối trước giặc, phản bội đất nước thì không thể tha thứ, không thể nhân từ. Họ Trần không có kẻ như vậy. Trần Di Ái phải biết rằng khi ông ta nhận sắc phong của Hốt Tất Liệt tức là đã không phải là người họ Trần nữa. Một nghìn quân bị tiêu diệt cho tan tác, bọn Trần Di Ái hoảng sợ vội bỏ chạy về phương Bắc. Nhật Duật nghe kể lại bộ dạng của Sài Thung sau lúc giao chiến loạn lạc rất thê thảm, quần áo rách nát, mặt mũi lấm lem bùn đất. Cuối cùng vẫn chỉ có Sài Thung sang Đại Việt. Cũng chính vì kế hoạch bị thất bại nên hắn rất tức giận, càng thêm hống hách ngang ngược. Các quan biên giới đã phải khôn khéo hết sức vỗ về để xoa dịu hắn sau khi quân triều đình đã đánh tan 1000 quân, đuổi bọn Di Ái về nước. Chiều hôm nay, hắn đánh quân sĩ Thiên Trường rõ ràng là cố tình gây sự, vẫn là giận cá chém thớt, bực tức vì chuyện ở biên giới.

………..
Mải chải lông cho Hắc Phong lại đang vướng bận nghĩ ngợi nên Nhật Duật không biết Haibara đến chuồng ngựa lúc nào cho đến khi nàng đặt bó cỏ xuống đống cỏ gây ra tiếng động thì chàng mới ngẩng lên và trông thấy nàng. Chàng liền cắm cúi chải lông ngựa tiếp, vờ như không trông thấy nàng. Mấy hôm nay chàng rất bận bịu việc tập dượt cho các vũ nữ múa và soạn nhạc để phục vụ trong yến tiệc tiếp sứ, cũng may có An Tư phụ giúp. Tuy bận rộn như thế, Nhật Duật lại thấy hay vì chàng không có thời gian và tâm trí để cho những suy nghĩ và cảm giác kỳ quái với một đứa bé gái xuất hiện trong đầu. Thế nhưng bây giờ giáp mặt khiến chàng không muốn nghĩ đến thì nó cứ tự dưng xuất hiện, luẩn quẩn trong đầu. Chàng chắc mẩm Haibara đặt bỏ cỏ xuống xong sẽ rời đi, ai ngờ nàng lại gần, ngước đôi mắt đẹp lên nhìn chàng hỏi:

- Tin tức chiến sự ở Phù Tang, nếu chú biết có thể nói cho cháu được không?

Trước đây, Nhật Duật thấy Haibara gọi mình là “chú” là rất đúng, chẳng có gì phải lăn tăn. Nhưng bây giờ chàng lại thấy có chút bất mãn. Chàng đâu già đến mức để một đứa trẻ 8 tuổi phải gọi là “chú” đâu. Không nhìn Haibara, Nhật Duật đáp gọn:

- Sứ giả của Nguyên triều sang yêu cầu vua Phù Tang phải sang chầu và xưng thần, Phù Tang không những không đồng ý mà còn thẳng tay chém đầu sứ thần. Nhà Nguyên vin luôn cớ này để khởi binh xâm lược. Hiện đã điều 15 vạn quân vượt biển tấn công Phù Tang. – Ngừng lại một lúc rồi Nhật Duật mới nói tiếp, ánh mắt thoáng đảo qua nàng rồi lại nhanh chóng chuyển hướng về con ngựa – Lo cho quê hương à?

- Chỉ e thuyền của quân Nguyên chưa cập bến đã bị bão đánh cho tan tành – Haibara khẽ chớp mắt, cười nhạt. Nàng tất nhiên đã biết trước kết quả của cuộc chiến này.

- Sao nhóc lại nghĩ là có biển sẽ có bão? Lại còn khẳng định chắc chắn như vậy. – Nhật Duật ngạc nhiên.

- Cháu chỉ nói bâng qươ thôi, cứ để thời gian trả lời cho chú vậy – Nàng lắc đầu đáp rồi trở về phòng. – Cháu về phòng đây.

Vừa mới đi được vài bước thì đã nghe Nhật Duật gọi lại:

- Khoan đã. Chân nhóc làm sao vậy?

- Chỉ là vết thương nhẹ thôi. – Nàng quay đầu lại khẽ đáp rồi bước tiếp thì đã bờ vai nhỏ bé đã bị một bàn tay rắn rỏi giữ lại. Nhật Duật đẩy nhẹ nàng ngồi xuống đống cỏ êm ái đằng sau, rồi nâng chân nàng lên để xem xét vết thương.

- Sao lại bị thương? – Chàng hỏi.

- Do bất cẩn nên bị ngã, cháu không sao – Haibara vừa đáp vừa vội vàng rút chân ra khỏi tay Nhật Duật. Nàng đang mặc váy mà.

- Không được coi thường, đã đi khám thầy lang chưa? – Giọng chàng có chút phật lòng.

Haibara gật đầu.

- Chân bị thương sao không ở trong phòng mà chạy lung tung ra đây? – Chàng hỏi, trong giọng nói phảng phất dịu dàng xen lẫn khiển trách.

- Người kéo xe cỏ không để ý làm rơi một bó nên cháu mang bó bị rơi ấy đến đây. – Nàng đáp.

- Thôi nhóc về phòng nghỉ đi. Chân đang bị thương, mấy ngày tới không phải làm việc cũng được. – Nhật Duật đứng dậy, tiếp tục tắm cho Hắc Phong, nhàn nhạt cất lời – Có điều lương sẽ bị trừ.

Haibara định rời đi nhưng lại nhớ tới lời lẩm bẩm một mình khi nãy của tổng quản:” Đức ông hẳn lại có chuyện không vui rồi.” nên lại có chút lưỡng lự. Nàng vốn định buột miệng hỏi:”Hình như chú có chuyện không vui à?” sau liền đổi lại thành:”Chú đang tắm cho ngựa. Có cần cháu giúp gì không?”.

Bàn tay đang chải lông ngựa của Nhật Duật liền khựng lại trong chốc lát rồi mới tiếp tục, chàng không ngẩng lên nhìn nàng mà nói:

- Không cần. Nhóc về phòng đi.

Nghe chàng trả lời như vậy, Haibara gật đầu rồi chậm rãi bước đi. Nàng đoán chuyện khiến Nhật Duật không vui ít nhiều liên quan đến sứ giả của Nguyên triều. Nghe nói lần này sứ giả của Đại Nguyên sang Đại Việt, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp cũng đến kinh thành. Đợt trước nàng gặp đoàn xe ngựa của vị vương gia này ở ngoài đường. Năm ngoái, lúc trên đường về thái ấp Quảng Xương, Nhật Duật có ghé qua thái ấp Vạn Kiếp của vị vương gia đó, khi ấy có mang theo cả nàng. Dạo này trong kinh thành dân chúng xôn xao bàn tán về chuyện một vương gia nhà Trần, nghe nói là hoàng thúc của Thái thượng hoàng được cử đi sứ đầu năm nhưng lại không những không hoàn thành trọng trách được giao mà còn nhận chiếu chỉ xác phong của Nhà Nguyên. Chuyện được bàn luận nhiều hơn là việc một nghìn quân do Sài Thung dẫn theo để hộ tống “An Nam quốc vương về nước” đã bị quân Đại Việt tiêu diệt từ biên giới. Nàng nghĩ sau chuyện này chắc chắn quan hệ giữa Nguyên triều và Đại Việt thêm căng thẳng. Nàng vẫn nhớ đêm ấy ở thái ấp Quảng Xương khó ngủ nên ra ngoài đi dạo, thế nào mà lại gặp Nhật Duật ở một tiểu đình. Khi ấy chàng đang uống rượu. Không phải kiểu uống liều mạng tu cả hũ ừng ực để mượn rượu quên sầu mà là chậm rãi nhấp từng ngụm, tao nhã uống từng chén một như đang thưởng trà, không say nhưng cũng đã có hơi men. Lúc đó nàng đã định bỏ đi trở về phòng thì vừa mới bước được một bước đã nghe tiếng Nhật Duật:

- Nhóc nghĩ sao về kẻ phản bội?

Câu hỏi của Nhật Duật đã làm bước chân nàng khựng lại. Kẻ phản bội! Haibara không quay đầu lại, chậm rãi và bình thản nói từng chữ:

- Kẻ - phản - bội - cuối – cùng - không - có – nơi - nào - để - đi.

Nàng biết rõ điều này, khẳng định chắc chắn điều này. Vì nàng cũng là một kẻ phản bội.

- Nhóc nói đúng. – Nhật Duật cười – Kẻ phản bội, nhất là phản bội đất nước đều không có kết cục tốt đẹp, sẽ phải trả giá.

- Trời buổi đêm lạnh, chú muốn uống rượu thì hãy về phòng mà uống, cháu về phòng trước đây – Nhác trông thấy từ xa bóng dáng Trinh Túc đang lại gần tiểu đình nhờ ánh trăng và ánh sáng từ dãy đèn lồng, có lẽ là đang đi tìm Nhật Duật, Haibara khẽ nói rồi nhanh chóng rời đi. Được một đoạn nàng quay lại nhìn thì thấy tiểu đình đã không còn bóng người áo lam ngồi đó nữa. Chắc Nhật Duật đã về phòng cùng Trinh Túc.

Bây giờ Haibara nghĩ lại chuyện này, kẻ phản bội mà đêm hôm đó Nhật Duật đã nhắc với nàng có lẽ chính là người tên Trần Di Ái kia. Nghĩ đến đây, Haibara khẽ lắc đầu. Mấy chuyện chính trị này của nước người ta, nàng bận tâm làm gì cho đau đầu. Nên lo chuyện của mình trước thì hơn. Không phải nàng quá nhạy cảm và suy nghĩ nhiều nhưng gần đấy và ngay lúc vừa rồi, rõ ràng Nhật Duật cố tình tránh mặt nàng. Thật khó hiểu, hay là nàng đã làm gì để anh ta phật lòng, sinh ra chán ghét nhưng vì đã nhận lời với An Tư đồng ý cưu mang nàng nên vẫn để nàng lại trong phủ. Nếu đúng là như vậy thì nàng sẽ ra đi ngay lập tức. Gần một năm qua ở đây nàng cũng đã tích góp được chốt vốn liếng và đem đổi sang vàng – một thứ kim loại mà ở đâu cũng được chấp nhận, thời này chưa có đô la Mỹ, nếu không đổi sang USD sẽ thuận tiện hơn. Nếu một thời gian nữa mà thái độ của Nhật Duật vẫn như vậy thì có lẽ nàng sẽ hỏi thẳng anh ta. Haibara ngẩng đầu nhìn lên bầu trời có vài cánh chim đang chao lượn mà khẽ thở dài, dù là ở thế kỷ 21 hay ở đây, vẫn không có lấy một nơi để nàng thuộc về. Nàng làm sao biết tâm tư Nhật Duật đang rất ngổn ngang và khổ sở khi nghĩ rằng mình thích một đứa bé gái 8 tuổi, thậm chí có lúc chàng còn tự hỏi có khi nào mình bị mắc bệnh luyến đồng [3] hay không? Lại thêm nữa quốc sự làm chàng trong lòng phiền muộn trăm mối nên tâm trạng không tốt là không thể tránh khỏi. Dù băn khoăn là vậy, nhưng nhớ lại khi ấy Nhật Duật có vẻ lo lắng khi thấy mình bị thương, trong lòng Haibara chợt thấy ấm áp lạ lùng.



An Tư vỗ hai tay vào nhau để thu hút sự chú ý của các nàng vũ nữ:

- Ta biết các cô chắc đã mệt nên bây giờ chúng ta diễn lại lần cuối nhé.

Đội múa đã thành thục lắm rồi, đến hôm nay chỉ còn diễn tập lại lần cuối nữa thôi. Các động tác múa trong điệu vũ này được Nhật Duật vẽ chi tiết ra giấy để các cô vũ nữ xem và hình dung ra phải làm như thế nào, đồng thời An Tư cũng múa mẫu cho họ xem. Chiều nay Nhật Duật có việc bận nên An Tư thay chàng phụ trách cho đoàn vũ nữ luyện tập. Tuy rằng An Tư ham thích cưỡi ngựa bắn tên và vụng về trong chuyện nấu ăn may vá lãn hội hoạ, nhưng không thể phủ nhận tài năng ca vũ của nàng ít ai sánh kịp. Từ khi nàng còn nhỏ, nhiều người nhìn nàng múa đều không dám nghĩ đó chỉ là một đứa trẻ 8 tuổi. Nàng chăm chú theo dõi màn biểu diễn của các vũ nữ. Nàng tin với màn múa mà Nhật Duật cùng nàng và đoàn vũ nữ đã bỏ nhiều công sức ra chuẩn bị như thế này chắc chắn sẽ làm cho sứ giả Nguyên triều khâm phục.

Khi màn diễn tập kết thúc, An Tư gật đầu hài lòng nói:

- Các cô làm tốt lắm. Ta mong trong yến tiệc tiếp sứ các cô còn làm tốt hơn để cho sứ giả của Nguyên triều biết thế nào là ca vũ của Đại Việt, để họ phải thán phục khen ngợi. Đánh trận không nhất thiết phải mặc giáp, cầm gươm xông pha nơi trận mạc. Đây cũng chính là một mặt trận mà chúng ta phải khiến Nguyên triều nể phục.

- Vâng, thưa công chúa, chúng nô tỳ hiểu ạ. – Các vũ nữ đồng thanh đáp, ai nấy mang trong mình hừng hực khí thế và quyết tâm, nhất định phải biểu diễn thật tốt để không làm hổ danh Đại Việt.

………….

Sau khi cho đoàn vũ nữ giải tán, An Tư trở về tẩm cung của mình nghỉ ngơi. Trên đường về, nàng bắt gặp hai bóng người trông quen quen, lại gần thì nhận ra đó là vợ chồng Hưng Đạo vương và Thiên Thành công chúa. An Tư vui vẻ chào hỏi hai người:

- An Tư kính chào hoàng cô, biểu ca [4].

Nghe tiếng nói sau lưng, vợ chồng Quốc Tuấn liền quay lại. Nếu An Tư không xưng tên thì họ cũng đoán ra là nàng. Trong các con của tiên đế chỉ có mỗi nàng là gọi Quốc Tuấn là “biểu ca”. Hai chi họ Tức Mặc và Vạn Kiếp vốn có hiềm khích, lại thêm giữa Quốc Tuấn và Quang Khải còn có mối bất hoà cá nhân [5] nên tình cảm không được thắm thiết, thân mật lắm. Nhìn rõ Quốc Tuấn, An Tư liền tròn mắt:

- Biểu ca, tóc của anh…?

- Sao, cháu thấy kiểu đầu mới của chồng ta thế nào? – Thiên Thành công chúa nhoẻn miệng cười đáp lời, vừa đáp vừa đưa tay lên xoa xoa cái đầu nhẵn thín không một sợi tóc vừa cạo trọc của Quốc Tuấn.

- Tại sao…? – An Tư thắc mắc.

- Ta đang định đi dạy cho tên Sài Thung đó một bài học? – Quốc Tuấn điềm đạm đáp, rồi quay sang vợ mình bảo – Nàng đến thăm hoàng hậu đi. Ta đi trước đây.

Nghe Quốc Tuấn bảo rằng mình cạo đầu để đi gặp Sài Thung, An Tư liền hiểu ngay tại sao. Cách này của Hưng Đạo vương quả là khôn khéo. Giọng nói thanh thanh của Thiên Thành cất lên bên tai làm cắt đứt mạch suy nghĩ của An Tư:

- Có phải chồng ta để kiểu đầu gì cũng vẫn khôi ngôi tuấn tú không?

- Dạ? – An Tư giật giật khoé môi đáp – Vâng ạ.

Không để ý vẻ mặt kỳ quái của An Tư, Thiên Thành chuyển bước đến tẩm cung của hoàng hậu để bàn bạc chuyện đốc thúc cung nhân nuôi tằm dệt vải may quân trang, tổ chức đội nữ binh phòng vệ, lên kế hoạch sắp xếp di tản cho hoàng thất và dân chúng kinh thành,… Chiến tranh chưa biết lúc nào sẽ xảy ra, cứ phải đi trước một bước để chuẩn bị phòng khi có biến.


Do đống giấy mua hôm trước khi bị ngã đã làm rơi hết nên bị hỏng, Haibara phải ra ngoài mua lại. Vì chân vẫn còn hơi đau, lại thêm cũng đã thấm mệt nên trên đường về, nàng ghé vào một quán trà ngồi nghỉ chân, gọi ấm nước vối uống cho đỡ khát.

- Các vị có biết không, tên sứ giả đó rất ngạo mạn hống hách….

Tiếng nói của một người đàn ông bên kia truyền tới làm nàng tò mò liền chú ý lắng nghe. Nếu nàng đoán không nhàm thì tên sứ giả người kia đang nhắc tới chắc chắn là tên sứ giả đã cho lính giết nàng vì tội ngáng đường hôm trước.

- Hắn hống hách như thế nào? – Những người ngồi xung quanh người vừa lên tiếng nọ dồn dập hỏi.

- Tôi có người thân làm trong hoàng cung, người đó kể lại là Quan gia sai Chiêu Minh đại vương tướng quốc thái uý đến sứ quán khoản tiếp nhưng tên sứ giả đó vẫn nằm khểnh trên sập gụ không thèm ra. Thái uý đã vào tận trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp. Các vị nói xem, Thái uý là quan đầu triều, quyền khuynh triều dã, dưới một người trên vạn người, đến Quan gia còn phải nể vài phần, Quan gia cử Thái uý tiếp hắn tức là thể hiện coi hắn ngang với tể tướng mà hắn vẫn hống hách như vậy. Thật tức giận – Người kia hăng say nói, vẻ mặt đỏ như gà chọi ra chiều tức giận lắm.

Chiêu Minh đại vương Tướng quốc Thái uý Trần Quang Khải. Haibara biết người này vì đã mấy lần gặp ở phủ Nhật Duật, là một trong số những người anh của Nhật Duật. Chức vị trong triều lẫn trong hoàng tộc đều cao hơn Nhật Duật. Nhật Duật mới chỉ được phong vương còn người này được phong đại vương. Tuy mới tiếp xúc thoáng qua vài lần nhưng Haibara vẫn nhận ra người anh này của Nhật Duật là một người giỏi ngoại giao, ứng xử khôn khéo, sắc sảo thông minh, là một nhân tài hiếm có, so với Nhật Duật còn nổi trội hơn về kinh nghiệm sống.

- Rồi sau đó thì sao? Cuối cùng hắn có chịu tiếp chuyện không? – Những người xung quanh sau khi bày tỏ bức xúc và sự giận dữ của mình liền sốt ruột hỏi.

- Hưng Đạo Vương nghe thấy thế, tâu xin đến sứ quán xem Thung làm gì. Lúc ấy Hưng Đạo vương đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, ngài đi thẳng vào trong phòng. Thung đứng dậy vái chào mời ngồi. Mọi người đều kinh ngạc, có biết đâu gọt tóc, mặc áo vải là hình dạng nhà sư phương Bắc. Nhà Nguyên tuy rằng hống hách ngạo mạn không coi ai ra gì nhưng đối với các nhà sư lại đặc biệt kính trọng. Vì vậy Hưng Đạo vương mới cải trang thành nhà sư phương Bắc. Ngài ngồi xuống pha trà, cùng uống với hắn. Người hầu của Thung đứng sau Hưng Đạo vương nhận ra ngài, liền cầm cái tên đứng chọc vào đầu ngài đến chảy máu, nhưng sắc mặt Hưng Đạo vương vẫn không hề thay đổi khiến chúng nể phục. Khi Hưng Đạo vương ra về, Thung ra tận cửa tiễn ngài.Sau đó Sài Thung đã thay đổi thái độ - Người kia hăng hái kể tiếp.[6].

- Cách ứng xử của Hưng Đạo vương thật khéo léo. Khiến tên sứ giả đó thay đổi thái độ – Những người xung quanh tán tụng, nét mặt giận dữ giãn ra thay vào đó là sự ngưỡng mộ và kính trọng đối Hưng Đạo vương.

Nghe chuyện Hưng Đạo vương bị tên nhọn chọc thủng đầu chảy máu mà nét mặt không đổi khiến Haibara thắc mắc không biết có phải người Việt bị đứt dây thần kinh cảm giác rồi hay không mà có vẻ không biết đau là gì. Nàng vẫn nhớ lần trước từ thái ấp Vạn Kiếp về Quảng Xương, trên đường đi có gặp một thanh niên ngồi chắn lối đi, bị giáo đâm vào đùi mà mặt cũng không biến sắc. Nàng có nghe Nhật Duật nói ngay hôm ấy, Hưng Đạo vương đưa người thanh niên tên Phạm Ngũ Lão ấy về kinh về kinh đô rồi tiến cử lên triều đình, xin cho Ngũ Lão cai quản quân Cấm Vệ. Các vệ sĩ thấy thế thì không phục bèn tâu xin được cùng Ngũ Lão thử sức. Ngũ Lão bằng lòng, nhưng trước khi vào đấu sức, chàng xin về quê ba tháng. Về quê, ngày nào chàng cũng ra cái gò lớn ngoài đồng, đứng cách một tầm mà nhảy lên, nhảy mãi cho đến khi cái gò bị sạt mất một nửa. Hết hạn, chàng trở về cấm thành, cùng bọn vệ sĩ so tài. Thấy chàng thân thủ phi phàm, tiến thoái nhẹ nhàng như bay, ra đòn nhanh chóng, đường quyền vùn vụt, xem ra sức có thể địch nổi ngàn người, ai cũng phải tâm phục khẩu phục. Phạm Ngũ Lão là môn khách thân tín của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn [7]. Nhật Duật còn bảo với nàng là Phạm Ngũ Lão được Hưng Đạo Vương đặc biệt thương yêu rồi gả con gái nuôi là Anh Nguyên Quận Chúa cho. Mà vị quận chúa này Haibara cũng đã gặp một lần. Đó chính là chủ của con mèo mà nàng trông thấy ở ngôi đình trên mặt hồ lúc ngồi đợi Nhật Duật nói chuyện với Hưng Đạo vương dạo trước.

- Xem ra lần này Hưng Đạo vương thể hiện tốt hơn Thái uý rồi. – Lời của người vừa kể chuyện lại cất lên làm gián đoạn mạch suy nghĩ của Haibara và thu hút sự chú ý của nàng. – Nghe nói hai vị vương gia này không ưa nhau.

Những người xung quanh nghe nói vậy liền bàn tán rôm rả, người thì bênh vực Chiêu Minh đại vương, người thì nói Hưng Đạo vương tài năng hơn, có người còn lôi cả tranh chấp từ đời trước ra nói, về việc cha của Quang Khải lấy vợ của anh trai tức cha của Quốc Tuấn, càng nói càng xoáy sâu về sự bất hoà giữa hai chi họ và xích mích cá nhân của hai người có thể xem là đại diện cho hai chi và đều là rường cột của nước nhà. Haibara nhíu mày. Quán trà là nơi nào chứ? Là nơi mà có đủ loại tin tức, những tin tức này lan ra còn gì nhanh bằng. Sau hôm nay có lẽ chuyện về sự bất hoà trong hoàng tộc nhà Trần sẽ trở thành chủ đề bàn tán của dân chúng khắp kinh thành. Chuyện đời bác và cha Nhật Duật đã là chuyện cũ và chìm xuống theo thời gian nay lại có kẻ xa dần khơi gợi lên. Haibara lặng lẽ quan sát người kể chuyện nãy giờ, cứ cho là người này có người thân làm việc trong cung đi nhưng những việc liên quan đến tiếp sứ giả của một nước đâu phải là một chuyện dễ dàng lan truyền ra ngoài cung như vậy, lại còn quá chi tiết rõ ràng. Nàng e rằng việc khơi gợi sự bất hoà giữa hai chi họ Trần và hai vị vương gia kia mới là cái đích mà người này nhắm đến và đã đạt được. Có lẽ kẻ nào đó đã đứng sau lưng người này giật dây để khoét sâu và chia rẽ nội bộ của nhà Trần. Điều này sẽ đe doạ đến việc kháng chiến chống ngoại xâm sắp tới của Đại Việt. Đến chín phần là người của Đại Nguyên làm việc này. Haibara không phải là người Việt nhưng Nhật Duật và An Tư là người có ơn với nàng, với lại nhà Nguyên cũng đem quân đánh chiếm Nhật Bản nên đối với việc này Haibara quyết định khi về phủ sẽ nói ngay cho Nhật Duật biết để chàng ứng phó. Nhưng cuối cùng nàng lại thôi khi nhớ lại câu nói của vị sư trong chùa Diên Hựu:” Điều quan trọng nhất mà thí chủ phải nhớ là những người thí chủ gặp có thể là những người làm nên lịch sử của một dân tộc. Hãy cẩn thận!”. Đáng lẽ nàng không tồn tại tại thời điểm này, nàng không thuộc về nơi này, nàng đã vô tình ngược dòng thời gian. Liệu nàng nói điều này với Nhật Duật thì có gây ra hậu quả gì không, một sự thay đổi nhỏ cũng có thể làm dòng chảy lịch sử chệch sang hướng khác, lịch sử thay đổi thì hiện tại và tương lai cũng thay đổi. Lời của vị sư đó có lẽ là cảnh cáo nàng không được can thiệp vào những việc ở đây. Lại thêm những chuyện quốc gia đại sự cũng không cần đến một kẻ vô danh tiểu tốt như nàng tham gia vào.

Haibara trả tiền nước uống rồi rời quán trà về phủ. Con đường về trở nên chông chênh. Lạc lõng. Trở về? Bao giờ thì có thể?

Chú thích:

[1] Sự kiện Sài Thung đến cửa Dương Minh và không xuống ngựa lại còn đánh quân sĩ Thiên Trường ra cản được ghi chép trong Đại Việt Sử ký toàn thư.

[2] Các dòng in đậm theo An Nam truyện của Nguyên sử. Các mốc thời gian về việc đi sứ của Sài Thung và sự kiện về Trần Di Ái được ghi chép trong chính sử.

[3] Bệnh luyến đồng: hiện tượng nảy sinh tình cảm khác giới và hứng thú t.ình d.ục với một đối tượng chưa trưởng thành.

[4] Biểu ca: Anh họ

[5], [6]: Dựa theo Đại Việt sử ký toàn thư

[7] Theo “Tang thương ngẫu lục” của Phạm Đình Hổ.
 
Hiệu chỉnh:
em mong , em hóng , em đợi. cuối cùng ss cũng ra chap mới. biết là ss rất vất vả khi cho ra chap mới này. thank ss nhìu
ps: tuần này ko có conan chap 891 nhưng có chap 21 đại việt du ký. quá đã:KSV@10::KSV@10:
 
pecun_evil thực ra cũng không vất vả lắm, nhưng tại mấy cái mốc sự kiện đi sứ của Sài Thung bị loạn hết cả lên mà mình phải dựa trên đấy viết nên @.@. Cũng tại không đọc kỹ sử trước khi viết nên bị vậy.
Mà với tiến độ trung bình 1 tháng một chương như thế này chắc hết năm nay cũng chưa viết xong. :)
 
pecun_evil thực ra cũng không vất vả lắm, nhưng tại mấy cái mốc sự kiện đi sứ của Sài Thung bị loạn hết cả lên mà mình phải dựa trên đấy viết nên @.@. Cũng tại không đọc kỹ sử trước khi viết nên bị vậy.
Mà với tiến độ trung bình 1 tháng một chương như thế này chắc hết năm nay cũng chưa viết xong. :)
Chị ơi sắp 1 tháng rùi. Hóng chap của chị nhìu lắm ^^
Tưởng tượng đến ngày thi xg dc đọc fic Đại Việt Du Ký!! Wá đã :)))))
 
Chương 22: Yến tiệc

Lần này để xoa dịu Sài Thung về việc đã đánh tan một nghìn quân hắn mang theo, yến tiệc tiếp sứ được tổ chức lớn hơn những lần trước. Trong điện Tập Hiền tiếng nhạc dìu dịu, hương trầm lãng đãng. Những nàng cung nữ xinh đẹp xiêm y thướt tha, lần lượt uyển chuyển bê các món ăn bày lên bàn tiệc. Món nào món nấy không hẳn tất cả đều là cao lương mĩ vị, nem công chả phượng nhưng đều hấp dẫn và độc đáo. Không phải chỉ là những món ăn của miền xuôi mà còn có những món ăn của miền ngược, miền biển. Đặc sản nức tiếng của các vùng đất trên Đại Việt đã được lựa chọn để đưa vào thực đơn. Dù tự mãn mình đi nhiều biết nhiều nhưng Sài Thung vẫn không thể phủ nhận trong lòng rằng nhiều món hắn mới thấy lần đầu. Hắn đưa tay vân vê râu, hướng về phía Trần Hoảng nói:

- Các món ăn của Đại Việt thật phong phú.

Bỗng nhiên Sài Thung lại mở lời khen, đó chẳng phải là chuyện lạ sao. Các quan rỉ tai nhau chắc hẳn hắn sắp đưa ra yêu cầu vô lý nào đó. Quả nhiên Trần Hoảng chưa kịp đáp, Sài Thung đã tiếp lời:

- Nhưng ta muốn ăn một món mà có những 5 vị, càng ăn càng say, món này ăn mãi cũng không bao giờ no, món ăn này mang một ý nghĩa sâu sắc thì càng tốt, không biết Đại Việt có món nào như vậy không?

Nghe hắn đưa ra yêu cầu, nhiều người nhíu mày, làm gì có món ăn nào đủ những điều kiện như thế. Cùng lắm là có bốn vị là cùng, càng ăn vào càng say, lại còn ăn mãi cũng không no rồi mang ý nghĩa sâu sắc. Trong khi đó, Nhật Duật bình thản ngồi rót rượu vào chén. Món ăn tưởng như không tồn tại mà Sài Thung yêu cầu, Đại Việt chắc chắn có. Sau khi nhận được cái gật đầu ngụ ý có thể giải quyết được chuyện này của Quang Khải, Trần Hoảng tươi cười trả lời câu hỏi của Sài Thung:

- Lễ bộ thượng thư vui lòng đợi ngự thiện phòng chế biến món ngài vừa yêu cầu trong chốc lát.

- Không hề gì – Sài Thung nhếch môi

Trong bụng không lấy làm hả hê gì, hắn không ngờ món ăn mà mình tuỳ tiện nói ra cốt để làm khó và kiếm cớ hạ nhục Đại Việt lại được đáp ứng dễ dàng như vậy. Rốt cục đó là món gì. Hắn chẳng phải đợi lâu thì đã có một nàng cung nữ thướt tha bê một cái cơi sơn son vẽ hoa văn vàng mềm mại đến trước mặt Sài Thung và cất giọng thanh thanh:

- “Tách riêng, thì đắng, thì cay.

Hòa chung, thì ngọt, thì say lòng người.

Tách riêng, xanh lá, bạc vôi.

Hòa chung, đỏ thắm máu người, lạ chưa?”[1]

- Nô tỳ mời Lễ bộ thượng thư dùng ạ. – Nàng cung nữ vừa nói vừa mở nắp cơi rồi lui xuống.

Bên trong là những miếng trầu têm cánh phượng khéo léo xếp ngay ngắn đẹp mắt, sang trọng và lịch thiệp. Mỗi miếng trầu trông giống như một con phượng hoàng xanh lộng lẫy kiêu hãnh giương đôi cánh một cách hiên ngang. Đuôi phượng là một cánh hoa hồng màu sắc tươi tắn được cài vào miếng vỏ cau. Màu hồng của hoa và vỏ chay, màu xanh mượt của lá trầu không, màu trắng của vôi quệt sẵn trên lá kết hợp cùng nhau thực sự vừa rực rỡ mà vẫn trang nhã tinh tế.
634727532878591285trau-tem-canh-phuong.jpg


Quang Khải từ tốn lên tiếng, nét mặt ôn hoà nhưng không giấu niềm tự hào:

- Bẩm Lễ bộ thượng thư, món này gọi là trầu têm cánh phượng. Lá trầu không cay thơm là vị thứ nhất, vỏ cau và rễ chay chát là vị thứ hai, cau vừa ngọt vừa bùi là vị thứ ba và thứ tư, nồng nàn của vôi là vị thứ năm. Lá trầu quả cau xanh, vôi trắng, chay hồng, tất cả những thứ này ăn cùng với nhau sẽ càng ăn càng say, cái say còn quyến rũ hơn rượu. Ăn trầu phải nhả bã vì thế sẽ không bao giờ no. Đối với chúng tôi, trầu cau là tượng trưng cho tình anh em thắm thiết gắn bó, cho tình vợ chồng thuỷ chung son sắc trọn đời, cho tình cảm gia đình thiêng liêng. Ăn trầu gắn với số phận con người, vì tách riêng thì muôn phần cay đắng giống như sự khó khăn gian khổ nhưng khi đã hoà chung thì thắm tươi đẹp đẽ, như một là nhắc nhở về sự đoàn kết, đồng sức đồng lòng. Xin mời ngài dùng thử.

Nghe Quang Khải nói, Sài Thung nửa tin nửa ngờ. Hắn cầm một miếng trầu cánh phượng được têm tinh tế lên xoay xoay ngắm nghía rồi ăn thử. Quả thật đúng như lời Quang Khải nói.

- Lễ bộ thương thư, trầu ăn không thể no được, mơi ngài nhập tiệc – Trần Hoảng tươi cười.

Tiếng nhạc trong điện ngừng lại thay bằng tiếng trống đồng nhịp nhàng. Một đoàn vũ nữ xiêm áo lộng lẫy thướt tha uyển chuyển tiến vào giữa điện, trên tay mỗi nàng cầm một chiếc quạt. An Tư nấp ở phía trong tẩm điện, sau tấm rèm châu chăm chú xem các nàng vũ nữ múa. Tiếng trống khi dồn dập lúc khoan thai chậm rãi, khi bi tráng lúc hào hùng, điệu múa vừa mềm mại uyển chuyển mà vẫn toát nên nét khoẻ khoắn, rắn rỏi, dứt khoát. Cây quạt trong tay những thiếu nữ khi thì xoè rộng như đoá hoá lúc rập rờn như cánh bướm nhưng có khi thu gọn như một thanh kiếm. Khi những thân hình yểu điệu xoay tròn là vạt áo cùng dây lưng mềm mại bay bay, mỗi lớp vải sa mỏng chồng lên nhau lại tạo ra một thứ màu sắc rực rỡ khác nhau khiến người xem không muốn rời mắt. Những người thiếu nữ duyên dáng di chuyển linh hoạt khi thì xếp thành hình chim lạc đang giương rộng đôi cánh hung dũng vươn xa, khi thì xếp hành hình hoa sen nở rộ, khi là hình mô phỏng hoa văn trên mặt trống đồng Đông Sơn với ngôi sao 14 cánh ở giữa mà ba vòng tròn bao bọc quanh ngôi sao.
NgocLu2.jpg

Kết thúc màn múa, các thiếu nữ một lần nữa biến hoá linh hoạt xếp thành hai chữ Đại Việt ngay ngắn. Tiếng trống phải dứt một lúc đến khi đoàn vũ nữ đồng thanh xưng lời chúc tụng rồi lui ra thì tất cả mọi người trong điện mới sực tỉnh. Màn múa đặc sắc và công phu này khiến Sài Thung xem đến ngẩn ngơ. Hắn vỗ tay:

- Hay, hay lắm. Màn múa rất hay nhưng bài trống đệm cho phần múa thì…. Có lẽ An Nam bị Trung Nguyên đô hộ lâu quá, những 1000 năm nên bị đồng hoá, âm luật giống hệt Trung Nguyên, không thấy có bản sắc dân tộc.

Lời của Sài Thung nói ra làm tất cả mọi người trong điện Tập Hiền vô cùng tức giận. Không tức giận sao được khi hắn ngang nhiên sỉ nhục tự tôn dân tộc như vậy. Sài Thung biết người đảm nhiệm màn múa vừa rồi là Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật, kẻ đã khiến hắn mất mặt ở cửa Dương Minh. Sài Thung vừa dứt lời, Nhật Duật liền kín đáo ra hiệu cho người cung nữ đứng sau mình lại gần và nhỏ giọng dặn dò nàng ấy vài điều. Vâng lệnh của chàng, nàng cung nữ nhanh chóng rời đi vào phía sau điện. Khi Sài Thung đưa ánh mắt đắc thắng về phía Nhật Duật thì bóng lưng nàng cung nữ đã khuất sau tấm rèm châu. Có điều hắn không nhận ra được những biểu tình mà mình mong chờ ở chàng. Cái nhìn đầy thách thức ấy của hắn, Nhật Duật biết. Bao nhiêu công sức và tâm huyết của chàng cùng mọi người, hắn dùng một câu nói gạt bỏ tất cả, xúc phạm tự tôn dân tộc, hạ nhục quốc thể. Chàng từ tốn cất lời:

- Mong Lễ bộ thượng thư chỉ giáo, bài trống vừa rồi có điểm nào giống với Trung Hoa.

- Tất cả đều giống – Sài Thung nhếch mép đáp.

Hắn vừa dứt lời thì có một thiếu nữ chừng 15 tuổi, mặc áo tứ thân màu thanh thiên dây lưng màu trắng trang nhã, cổ đeo kiềng bạc, quanh eo thon đeo một sợi xà tích bạc từ sau tấm rèm châu uyển chuyển bước ra tiến đến trước mặt hắn. Trên tay thiếu nữ cầm một chiếc đàn bầu, nàng dịu dàng nói:

- Nếu đại nhân không chê, tiểu nữ xin được đàn cho ngài nghe một khúc nhạc mang đậm bản sắc dân tộc của Đại Việt.

Sài Thung đưa đôi mắt ti hí của mình đánh giá người thiếu nữ vừa xuất hiện. Dung mạo xinh đẹp có thể nói là khuynh quốc khuynh thành, dáng vẻ đài các cao quý. Chắc không thể là cung nữ. Gương mặt non nớt rất hiếu thắng, ánh mắt thách thức mang theo sự phẫn nộ ấm ức không che giấu của cô gái làm hắn nghĩ người con gái này chắc chẳng thể làm được gì nên liền dễ dãi gật đầu. Những kẻ hiếu thắng, hành động bộc phát nóng nảy, ngựa non háu đá là những kẻ không đáng ngại.

- Đa tạ - An Tư mỉm cười đáp lễ.

Nàng ra hiệu cho cung nhân mang một chiếc bàn và ghế vào đặt giữa điện. Khoan thai ngồi xuống, ngón tay vuốt nhẹ lên sợi dây mỏng manh duy nhất. An Tư khẽ ngâm:

Một dây nũng nịu đủ lời

Nửa bầu chứa cả đất trời âm thanh [2].

Cổ tay uốn nhẹ lấy cần đàn, miếng gảy hạ xuống sợi dây tơ một cách điêu luyện. Thái thượng hoàng và quan gia cùng các bá quan văn võ đều bất ngờ trước sự xuất hiện của An Tư. Dù không biết nàng sẽ làm gì nhưng họ biết mục đích của nàng là muốn Sài Thung công nhận bài trống đệm cho điệu múa vừa rồi là mang bản sắc của Đại Việt. An Tư dùng đàn bầu chơi lại một số đoạn trong bài trống nhưng nàng đánh với tiết tấu chậm hơn nghe trầm lắng, tha thiết và bi tráng. Các đoạn nhạc nàng chơi lại với thứ tự khác nhau nhưng vẫn khéo léo sắp xếp để chúng thành một khúc nhạc mượt mà, không để người nghe nhận ra sự xáo trộn, chắp ghép. Tiếng đàn khiến người nghe rung động đến tâm can, khi trầm như nước, lặng như mặt hồ, khi dồn dập như mưa rào. Chỉ một sợi dây duy nhất mà phát ra vô vàn những âm thanh tuyệt diệu. Miếng gảy dừng lại, An Tư ngập ngừng ngẩng lên nhìn Sài Thung mỉm, sự hiếu thắng lúc đầu đã biến mất, ánh mắt lộ vẻ bối rối lúng túng và lo lắng, toát lên vẻ vụng về yếu đuối ngây thơ:

- Tiểu nữ bất tài, tự dựng lại quên mất tên của khúc nhạc mình vừa đánh. Tiểu nữ nghe danh đại nhân học rộng biết nhiều, tài cao bắc đẩu, tinh thông âm luật, chẳng hay đại nhân có thể nhắc cho tiểu nữ nhớ lại tên của khúc nhạc ấy không?

- Ha ha ha. Thật buồn cười. Chính cô nương nói với ta là gảy một khúc nhạc mang đậm bản sắc dân tộc của Đại Việt cho ta nghe. Khúc nhạc mang đậm bản sắc của Đại Việt, của dân tộc mình mà cô không nhớ tên ư? – Sài Thung bật cười, mỉa mai.

- Đại nhân vừa khẳng định khúc nhạc tiểu nữ vừa gảy mang mang đậm bản sắc của Đại Việt? – An Tư nhẹ nhàng hỏi.

- Ừ. – Sài Thung gật đầu.

- Như vậy là đại nhân công nhận bài trống đệm cho điệu múa vừa nãy mang đậm bản sắc dân tộc của Đại Việt rồi nhé – An Tư mỉm cười – Khúc nhạc mà tiểu nữ vừa gảy là một đoạn trong bài trống. Tên là “Vạn xuân”.

- Cô nói khúc nhạc cô vừa gảy là một đoạn trong bài trống? – Sài Thung thu lại nét cười mỉa mai trên môi.

- Dạ, đúng là khúc nhạc ấy là một đoạn trong bài trống, nếu đại nhân thích, tiểu nữ sẽ đàn lại cả bài cho ngài nghe. – An Tư dịu dàng đáp, trong giọng nói cùng ánh mắt sáng lấp lánh toát lên sự tự tin.

- Thôi, không cần. – Sài Thung lắc đầu.

- Đại nhân công nhận bài trống “Vạn niên xuân” mang đậm bản sắc dân tộc của Đại Việt chứ ạ? – An Tư hỏi lại rành mạch rõ ràng.

- Ta công nhận – Sài Thung bất đắc dĩ đáp. Vừa rồi hắn nói khúc nhạc của An Tư mang đậm bản sắc dân tộc của Đại Việt, nàng lại nói nó là một đoạn của bài trống. Nếu hắn không công nhận bài trống ấy thì khác nào tự vả vào miệng mình. Cái bẫy của An Tư rất đơn giản nhưng vẫn khiến hắn mắc phải chỉ vì khinh địch. Nếu như người đứng ra đề nghị chơi một khúc nhạc của Đại Việt cho hắn nghe là Chiêu Văn vương thì hắn đã cảnh giác.

- Đa tạ đại nhân. Tiểu nữ xin cáo lui. – An Tư nói.

Nói rồi, nàng lui vào phía sau điện, khi đi ngang qua bàn Nhật Duật, An Tư quay sang, kín đáo nháy mắt tinh nghịch với ông anh. Nhật Duật gật đầu đáp lại đồng thời nở một nụ cười khuyến khích ngụ ý rằng:”Em làm tốt lắm”.

Sau khi An Tư lui vào trong, Trần Hoảng liền hướng về phía Sài Thung nói vài câu vỗ về xoa dịu để tránh việc hắn ghi hận khi liên tiếp bị mất mặt hai lần trong bữa tiệc, rồi khi về nước lại có những lời xàm tấu lên Hốt Tất Liệt, xúi giục chiến tranh ở Đại Việt.



Bữa yến tiệc tiếp sứ cuối cùng cũng kết thúc. An Tư rón rén nhẹ nhàng đi đến sau lưng Nhật Duật rồi thình lình vỗ vào lưng chàng bộp một cái, nhưng bàn tay nhỏ nhắn chưa kịp hạ xuống thì đã bị Nhật Duật giữ lấy:

- Anh phát hiện ra em ở sau lưng từ lâu rồi.

An Tư phụng phịu thu tay lại. Nàng nhìn Nhật Duật rồi lựa lời:

- Anh vẫn còn không vui vì chuyện Sài Thung nói bài trống giống Trung Nguyên à?

- Không phải em cũng vậy sao? – Nhật Duật cười, hỏi lại An Tư.

Nàng liền gật đầu. Màn biểu diễn lần này, hai anh em chàng dồn không ít tâm sức, vậy mà chỉ bằng một câu của Sài Thung đã gạt bỏ tất cả. Tuy rằng cuối cùng hắn cũng đã phải công nhận nhưng suy cho cùng hắn vẫn là người thắng. Nếu như chàng cẩn thận hơn thì đã không cho hắn cơ hội bắt bẻ.

Cũng không biết nên nói gì nên An Tư ngồi im lặng, đưa hai tay lên đỡ lấy hai bên má. Thấy vậy, Nhật Duật nhìn nàng, khoé môi cong lên thành nụ cười trìu mến:

- Sao thế?

- Bỗng dưng thấy buồn. – An Tư đáp tỉnh bơ.

Nghe nàng trả lời, Nhật Duật phì cười, đưa tay cốc đầu nàng rồi đứng dậy:

- Cũng không còn sớm nữa, anh xuất cung đây. Đúng rồi, Trịnh Giác Sơn sắp về Đà Giang rồi đấy.

- Em biết rồi. – An Tư đưa tay vẫy chào Nhật Duật.

Nhật Duật đi rồi, An Tư đứng dậy, rời khỏi thuỷ đình và trở về Tân Nguyệt điện. Mặt trời dần dần lặn xuống, ánh hoàng hôn mênh mông, chiếc bóng nhỏ bé của nàng công chúa trải dài trên mặt đất. 1000 năm Bắc thuộc bằng mười mấy đời người, là nỗi đau của dân tộc mãi mãi không thể xoá nhoà. 1000 năm bị áp bức, bóc lột, bị kìm h.ãm, đè nén, bị đồng hoá để cho đến hôm nay nó trở thành cái cớ để cho kẻ khác hạ nhục quốc thể, phủ nhận văn hoá của đất nước. An Tư thở dài.



Mặt trời khuất hẳn sau núi, chút ánh sáng le lói cuối ngày cũng đã tắt. Trăng non ló rạng rồi dần lên cao. Dãy đèn lồng trong vương phủ đã được thắp lên từ lâu. Haibara đang ngồi đọc sách về thảo dược thì có tiếng gõ cửa. Buông quyển sách xuống và tắt công tắc đèn pin ở đồng hồ, nàng ra mở cửa, có chút ngạc nhiên khi người đứng trước mặt là Nhật Duật. Hương theo gió dưa tới, quyện trong hương bạc hà quen thuộc có cả mùi rượu khiến nàng nhíu mày.

- Rỗi không? Nói chuyện với ta một lát? – Nhật Duật lên tiếng trước.

Haibara gật đầu, nàng mở rộng cửa để Nhật Duật bước vào. Chàng ngồi xuống, cầm quyền sách Haibara đang đọc dở lên, lật qua vài trang:

- Đang đọc sách à?

Haibara gật đầu rồi đi đến ngồi đối diện chàng:

- Tìm cháu có chuyện gì không?

Nhật Duật không đáp lại lời nàng, chỉ lấy cây tiêu ngọc vẫn mang bên người ra, xoay ngang rồi kề lên môi thổi. Là âm điệu của bài trống đệm cho điệu múa trong yến tiệc tiếp sứ. Haibara đoán chắc hẳn Nhật Duật đang có tâm sự. Khi khúc nhạc kết thúc, Nhật Duật hỏi nàng:

- Thấy thế nào? Có giống nhạc của Trung Hoa không?

- Không giống – Nàng lắc đầu, rồi nhìn Nhật Duật bằng ánh mắt khó hiểu.

- Đương nhiên - Nhật Duật khẳng định rồi đứng dậy – Nghỉ sớm đi.

Nhật Duật đi rồi, Haibara đóng cửa phòng lại rồi tiếp tục đọc sách. Quyển sách vừa cầm lên lại đặt xuống. Anh ta làm sao vậy nhỉ, tự dưng đến thổi một khúc nhạc, hỏi nàng một câu kỳ lạ, xong rồi bỏ đi. Thật khó hiểu. Nhớ tới hương rượu khá nồng quyện trong mùi bạc hà, nàng tặc lưỡi chắc là do say rượu.

………….

Nước sông Tô Lịch êm đềm trôi. Trong khoang một chiếc thuyền người thiếu phụ đội một chiếc nón có mạng che kín gương mặt ngồi lơ đãng nhìn ra mặt sông tấp nập thuyền qua lại, những chiếc thuyền ấy đều na ná giống với chiêc thuyền bà ta đang ngồi. Chiếc mành trúc được kéo ra, một người đàn ông thân hình mập mạp có phần nặng nề bước vào khoang thuyền, ngồi xuống đối diện với người thiếu phụ. Bà ta lên tiếng trước:

- Đại nhân đến muộn nửa canh giờ.

- Ta phải cắt đuôi những kẻ giám sát bí mật của An Nam – Sài Thung đáp.

- Có chuyện gì quan trọng mà đại nhân phải hẹn gặp trực tiếp ta vậy.

- Đại hãn có lời nhắc nhở bà. – Sài Thung trầm giọng – Vụ Trịnh Giác Mật nổi loạn, khi năm được tin tức nhà Trần cử Trần Nhật Duật đi thương thuyết, biết rõ đây là kẻ am hiểu tiếng nói và phong tục người Man, giỏi ngoại giao, đáng ra bà phải cho sát thủ ám sát hắn. – Sài Thung nhếch mép cười – Ta còn nghe được việc bà lợi dụng chuyện nhà Trần sắp xếp để con trai Trịnh Giác mật trông coi ao cá ngự để cho người tung tin đồn để tên đó hiểu sai về triều đình cũng thất bại nhanh chóng. Và vụ Trần Di Ái lần này nữa, bà không thu thập được thông tin gì về việc nhà Trần cho quân chặn đánh quân của thiên triều ở biên giới à? – Sài Thung rít qua kẽ răng. Đại hãn không hài lòng về bà và bắt đầu nghi ngờ về lòng trung thành của bà rồi đấy. Tuy rằng bà đã sống ở An Nam mười mấy năm nhưng đừng quên bà là người con của thảo nguyên và ở đây với vai trò là gián điệp.

- Đại nhân cắt đuôi vài kẻ giám sát của nhà Trần mà mất những nửa canh giờ đúng không? – Người thiếu phụ cười nhạt – Nhà Trần không phải những kẻ ngu mà có thể dễ dàng muốn làm gì thì làm. Theo ngài, làm gián điệp trong hoàng cung suốt mười mấy năm trời mà không bị phát hiện có phải là điều đơn giản không. Ta cũng tự thấy mình bất tài, phiền ngài thưa lại với đại hãn cho ta về nước và cử người tài giỏi hơn sang đây.

- Bà… - Biết vừa rồi mình có phản ứng thái quá, Sài Thung dịu giọng lại, dù gì người đàn bà này cũng có vai về không tầm thường trong đội ngũ mật thám của Đại Nguyên, bà ta là người đứng đầu mạng lưới gián điệp tại An Nam - Đại hãn nhắc nhở bà thu thập tin tức về binh lực, bí mật quân sự của An Nam càng nhiều càng tốt. Ngày vó ngựa thiên triều san phẳng cái xứ này sẽ không còn xa nữa đâu.

- Ta biết rồi – Người thiếu phụ đáp. – Nếu đại nhân không còn gì dặn dò nữa thì ta đi đây.

- Ừ - Sài Thung gật đầu – À khoan, bà có biết con a đầu đánh độc huyền cầm trong yến tiệc là ai không?

- Có, An Tư công chúa, em gái út của Trần Hoảng. – Tiếng người thiếu phụ đáp lại sau tấm mành trúc.

Bà ta rời khỏi chiếc thuyền bằng một con thuyền nhỏ hơn. Thuyền cập bến, người thiếu phụ bước lên bờ, nhanh chóng hoà vào dòng người đông đúc rồi biến mất ở ngã rẽ từ đường lớn vào một con hẻm vắng. Nhìn quanh, chắc chắn không có ai, bà ta tháo chiếc nón có mạng che đồng thời cởi chiếc áo đang mặc ra. Khuôn mặt dưới tấm mạng giống hệt Lục Thảo – nhũ mẫu của An Tư. Lấy từ trong tay áo ra một bình sứ nhỏ, người thiếu phụ mở nắp rắc ít bột lên cái áo cùng chiếc nón, hai thứ ấy nhanh chóng bị phân huỷ. Vuốt lại lọn tóc đuôi gà trên vai cùng tà áo tứ thân cho phẳng phiu, người thiếu phụ liền nhanh chóng rời khỏi con hẻm.



Sắc nắng phía chân trời nhạt dần, chiều đã muộn. mua đủ những đồ mình cần, Haibara liền trở về vương phủ. Nàng vừa đi vừa nghĩ về chuyện tối qua, khi tự dưng Nhật Duật đến tìm nàng, chơi một khúc nhạc rôi hỏi có giống nhạc của Trung Quốc không, sau lại rời đi ngay. Chẳng thể hiểu nổi. Mải nghĩ, nàng không để ý có người đi ra từ con hẻm nên không may va vào người đó. Đấy là một người đàn bà đã đứng tuổi, mặc áo tứ thân màu nâu, tóc vấn đuôi gà và khá kỳ lạ, không hiểu sao nàng lại có cảm giác như thế, ở bà ta có gì đó không bình thường. Haibara chưa kịp nói lời xin lỗi thì bà ta đã vội vã rời đi, nàng chỉ biết người đàn bà đó không quay lại nhìn nàng lấy một lần nên nàng chưa trông thấy khuôn mặt bà ta như thế nào. Haibara chống tay đứng dậy, chợt thấy dưới chân mình có một miếng ngọc bội. Nàng liền nhặt lên xem, đó là một miếng ngọc hình được điêu khắc tinh xảo thành hình con chim ưng, có lẽ là của người đàn bà kia đánh rơi. Chim ưng! Đây chẳng phải là biểu tượng của người Mông cổ hay sao? Bóng dáng người nọ đã biến mất giữa dòng người qua lại nhộn nhịp, biết bà ta ở đâu mà trả lại. Nếu biết bị mất đồ thì người thiếu phụ sẽ quay lại đây tìm. Thế nhưng Haibara đứng đợi một hồi lâu cũng không thấy người đó quay lại. Nàng đành cất miếng ngọc ấy vào túi áo, nếu sau này có gặp thì trả vậy.



Việc nhà Trần cho quân đánh tan đoàn hộ tống Trần Di Ái sang Đại Việt làm An Nam quốc vương thất bại khiến mối quan hệ giữa Đại Việt và Đại Nguyên càng trở nên căng thẳng. Việc tiếp đãi sứ thần hết sức thận trọng để tránh việc nhà Nguyên có cái cớ phát động chiến tranh. Tình hình giữa hai nước căng thẳng như thế nhưng ngày Sài Thung về nước, khi tiễn hắn, Quang Khải vẫn còn làm một bài thơ tặng hắn. Nhân lúc gặp mặt dưới mái lương đình ở ngự hoa viên, Nhật Duật đọc lại hai câu trong bài thơ ấy với nụ cười trên môi:

- Vị thẩm hà thời trùng đỗ diện

Ân cần ác thủ tự huyên lương.

(Chưa biết ngày nào cùng tái ngộ

Để ân cần tay nắm chuyện hàn huyên)


- Nếu em mà là Sài Thung thì chắc chắn em sẽ sởn da gà, nổi gai ốc khi nghe hai câu thơ này của anh – Chàng nói với Quang Khải.

- Cháu cũng vậy – Đặt cốc trà xuống mặt bàn đá, Trần Khâm gật đầu đồng tình.

- Hai chú cháu đang xúc phạm tình cảm chân thành của ta dành cho Lễ bộ thượng thư của Đại Nguyên đấy – Quang Khải giả vờ tỏ vẻ phật ý.

An Tư ngồi im lặng ăn điểm tâm nãy giờ, nghe Quang Khải nói vậy liền lên tiếng

- Nghe bốn chữ tình cảm chân thành mà anh vừa nói em thấy gai ốc còn nổi lên hơn cả khi nghe hai câu thơ anh Chiêu Văn vừa đọc. Cho dù Sài Thung không phải là người Nguyên thì một kẻ như hắn cũng không thích hợp làm bạn.

- Nói như bà cụ non – Quang Khải búng vào trán An Tư rồi đứng dậy – Ta có việc nên không ngồi đây tán gẫu nữa, đi trước đây.

- Không ai giữ anh đâu – An Tư lè lưỡi trêu Quang Khải

Bóng lưng Quang Khải dần khuất sau những hòn non bộ. Bộ tràng kỷ kê dưới mái lương đình trong ngự hoa viên chỉ còn lại ba người ngồi. Quang Khải đi rồi, chủ đề về Sài Thung vẫn được tiếp tục. Có lẽ giờ này dù đang ở phương Bắc chắc hắn cũng phải hắt xì hơi liên tiếp khi tên mình được ba người nào đó nhắc nhiều đến thế. Trần Khâm vừa tự rót trà vào chén mình vừa kể:

- Nói đến Sài Thung, cháu mới nhớ ra hôm hắn đến kinh thành, trên đường có va chạm với một cô bé, suýt chút nữa lính của hắn đã đâm chết cô bé đó nhưng may mắn khi ấy Nguyễn Khoái tình cờ có mặt ở đó nên đã cứu đứa trẻ đó. Cháu cùng phụ hoàng đều chứng kiến cảnh ấy, nghe phụ hoàng nói thì thấy thật trùng hợp, hoá ra cô bé ấy là thư đồng của chú. Chú có thư đồng hồi nào vậy?

Nghe Trần Khâm nói, Nhật Duật nhớ lại chiều hôm ấy, sau khi đón tiếp Sài Thung ở cửa Dương Minh, chàng về phủ và đến chuồng ngựa tắm cho Hắc Phong, gặp Haibara mang một bó cỏ bị rơi tới, lúc ấy chân cô nhóc bị thương. Chàng hỏi thì bảo là không cần thận bị ngã, chắc hẳn là có liên quan đến vụ việc mà Trần Khâm vừa kể.

- Chuyện chú có thư đồng từ hồi nào thì cháu hỏi hoàng cô yêu quý của mình thì sẽ rõ hơn – Nhật Duật mỉm cười, đưa ánh mắt đầy hàm ý về phía An Tư, rồi chàng hỏi Trần Khâm – Có phải lính của Sài Thung làm cô bé bị thương ở chân không?

- Lúc ấy cháu và phụ hoàng ngồi ở trên gác một ngôi lầu gần đấy, nghe tiếng ồn ào bên dưới mới ngó xuống thì thấy cô bé bị ngã giữa đường, Sài Thung cho là ngáng đường hắn nên sai quân lính đâm chết. Chắc bị thương lúc ngã, vì lính của hắn chưa kịp làm gì thì Nguyễn Khoái đã xuất hiện rồi. – Trần Khâm lắc đầu, chàng nhận ra trong giọng nói của chú mình khi hỏi về việc Sài Thung làm thư đồng của mình bị thương hình như có phảng phất sự lạnh lùng, tức giận, lo lắng. Chàng cũng không rõ nữa, chỉ là mơ hồ cảm thấy vì ngữ điệu của Nhật Duật hoàn toàn bình thản. – Mà cháu thấy phụ hoàng bảo là so với lần đầu tiên người gặp thư đồng của chú thì đến giờ trông đứa trẻ ấy chẳng lớn lên tí nào. Phụ hoàng thắc mắc là không biết chú có bỏ đói cô bé không? – Trần Khâm thích thú hỏi.

- Đúng rồi đó – An Tư đồng tình – Em cũng thấy cô bé chẳng lớn lên tí nào so với gần một năm trước. Mà vết thương ở chân của Ai có nặng không anh? Đã khỏi hẳn chưa? – Nàng quay sang Nhật Duật.

- Ta không biết. – Nhật Duật đáp gọn – Mà chuyển chủ đề khác nói đi.

Chàng không muốn nhắc đến Haibara. Sau hôm gặp ở chuồng ngựa, chàng không có gặp Haibara nữa cho đến tối hôm diễn yến tiệc tiếp đón Sài Thung, lúc về phủ chàng có uống chút rượu, rồi chẳng hiểu tại sao khi ấy lại đến phòng Haibara tìm nàng dù rằng chàng đang muốn cố tình tránh mặt. Nghe nói lại thì chân nàng khỏi hẳn rồi, vết thương không nghiêm trọng mà. Còn chuyện Haibara có lớn lên hay không thì Nhật Duật không để ý, có lẽ chàng thường xuyên trông thấy nàng nên khó nhận ra sự thay đổi. Như An Tư thi thoảng mới gặp hay hoàng huynh cách gần 1 năm mới trông thấy đều bảo nàng không lớn lên. Chuyện này cũng dễ hiểu thôi, trẻ con đầy đứa hơi chậm lớn nên ít thay đổi rõ rệt.

- Sao lại thế? - Nghe Nhật Duật bảo chuyển chủ đề, An Tư thắc mắc.

- Anh bảo chuyển là chuyển – Nhật Duật đáp ngang phè, lừ mắt nhìn An Tư.

- Vâng. Trời hôm nay đẹp thật– An Tư nói nhẹ tênh.

- Hoàng cô nói đúng. Trời hôm nay rất đẹp – Trần Khâm rất biết phối hợp với An Tư.

Biết hai cô cháu hùa nhau trêu mình, Nhật Duật cũng mặc kệ, chàng đứng dậy rồi kiếm cớ rời đi. Thế là trong đình chỉ còn lại hai người.

- Giờ sao hoàng cô, chúng ta có nói tiếp chuyện thời tiết không? – Trần Khâm bông đùa.

- Sao anh Chiêu Văn có vẻ là lạ thế nào ấy nhỉ - Không để ý câu đùa của Trần Khâm, An Tư khó hiểu nhìn theo bóng áo lục xa dần của Nhật Duật – Mà thôi mặc kệ anh ấy – An Tư tặc lưỡi rồi nàng quay lại tò mò hỏi Trần Khâm – Mà người tên Nguyễn Khoái mà cháu nhắc đến lúc nãy có phải là người đã giúp đỡ anh Bình Trọng gặp trong lần dẫn quân đi dẹp nạn cướp ở Hồng Châu không, anh Bình Trọng có nói là thấy người này có tài nên sẽ tiến cử với triều đình.

- Dạ, đúng ạ. – Trần Khâm đáp. – Người này nổi tiếng ở đất Hồng Châu có sức khoẻ phi thường. Nghe người dân ở đấy kể, có lần anh ta đi học về, gặp hai con trâu đang đánh nhau liền vào ngăn cản, dùng sức tách được hai con trâu đang húc nhau ra. Người này tướng mạo sáng sủa, văn võ song toàn, tài đức đều có nên phụ hoàng và cháu quyết định giữ lại và cất nhắc.

- Nghe nói người tên Phạm Ngũ Lão, người làng Phủ Ủng mà Hưng Đạo vương tiến cử cũng rất tài giỏi – An Tư gật gù.

Khi ấy, cái tên Nguyễn Khoái đối với An Tư không để lại ấn tượng gì sâu sắc, chỉ là thoáng qua trong một câu chuyện, cũng giống như bao vị quan khác đang phụng sự vì triều đình. Là duyên hay là phận mà ông trời sắp đặt đưa đẩy để người đó sẽ trở nên đặc biệt đối với nàng? [3]

Chú thích:

[1] Trích Sự tích trầu cau – Hồng Quang

[2] Thơ của Văn Tiến Lê

[1],[2]: Những câu thơ này chưa ra đời ở thời Trần, tác giả mượn để đưa vào truyện vì thấy phù hợp.

[3] Sử nói rất ít về An Tư công chúa, thậm chí kết cục của bà như thế nào cũng không có ghi chép nên chuyện tình cảm của bà lại càng không. Trong truyện của mình, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã viết về An Tư công chúa có một mối tình với Chiêu Thành vương. Ban đầu tác giả cũng định ghép cặp nhân vật An Tư trong truyện của mình với nhân vật Chiêu Thành vương này. Nhưng sau đó lại thôi vì không tìm thấy tài liệu về vị Chiêu Thành vương này và cũng không thấy sử sách ghi nhận công lao của người này. Trong khi tác giả muốn người mà An Tư yêu phải là một người tài giỏi, có công trạng. Tác giả chọn Nguyễn Khoái – cũng là một nhân vật lịch sử có thật, không phải hư cấu. Tìm trên mạng thì tài liệu về Nguyễn Khoái rất ít, về tài liệu xuất bản thì tác giả không có, nhưng ít ra cũng có thông tin về công lao của Nguyễn Khoái. Vì cả An Tư và Nguyễn Khoái đều rất ít tư liệu nên đối với những gì sử sách không ghi, tác giả sẽ viết theo trí tưởng tượng của mình và tác giả thấy việc viết giữa họ có một mối tình là có thể chấp nhận được nhưng vẫn xin khẳng định một điều là: Mối quan hệ giữa An Tư trong truyện này là hoàn toàn hư cấu. Tôi hi vọng khi mình viết về mối tình của họ không bị cho là xuyên tạc, bóp méo lịch sử.
 
hura vậy là có chap mới rùi. cảm ơn ss nhìu lắm
đoạn chị kể về buổi yến tiệc thật ý nghĩa
khúc sau có vẻ càng gay cấn đây: việc Ai giữ lại miếng ngọc bội chắc sẽ gây trở ngại cho nàng và chuẩn bị cho một mối tình đa thương nữa chứ:KSV@17:
 
Hay quá chị ơi :)) , hấp dẫn thật. Không biết Ai-chan sẽ làm gì với miếng ngọc bội đây
Hóng chap mới nha chị :3
 
pecun_evil c không có khả năng viết mấy truyện hồi hộp gay cấn đâu, nên nói trước để e đừng thấy hụt hẫng khi đọc chương sau mà k thấy gay cấn:-D. Còn mối tình đau thương thì c cũng không biết mình có thể viết để cho độc giả rơi nước mắt được hay k, mong là có. C k thích mấy chuyện tình lâm li bi đát, yêu nhau chết lên chết xuống rồi vì nàng ta có thể bỏ hết tất cả gì gì đấy mới là sâu đậm.

Hay quá chị ơi :)) , hấp dẫn thật. Không biết Ai-chan sẽ làm gì với miếng ngọc bội đây
Hóng chap mới nha chị :3
He he nếu c là Ai thì sẽ đem bán lấy tiền.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Sẽ không phải ... vì miếng ngọc bội này mà Haibara bị nghi ngờ là gián điệp Mông Cổ, bị giám sát, tống giam, cuối cùng dẫn đến mối tình bi thảm chứ ạ ? *bi quan* :KSV@16::KSV@16::KSV@16::KSV@16::KSV@16:
 
pecun_evil c không có khả năng viết mấy truyện hồi hộp gay cấn đâu, nên nói trước để e đừng thấy hụt hẫng khi đọc chương sau mà k thấy gay cấn:-D. Còn mối tình đau thương thì c cũng không biết mình có thể viết để cho độc giả rơi nước mắt được hay k, mong là có. C k thích mấy chuyện tình lâm li bi đát, yêu nhau chết lên chết xuống rồi vì nàng ta có thể bỏ hết tất cả gì gì đấy mới là sâu đậm.
Thật ra thì em cũng ko thix lâm li bi đát lắm vì đọc nó cứ thấy ớn người và thg thì ko có trg thực tế. Chỉ cần nhẹ nhàng đi vào lòng ng cũng đủ tạo ấn tg rùi chị^^, giống cách chị tả Nhật Duật wan tâm đến Ai í!!
 
Đúng lúc mọi người thắc mắc về tuổi tác của Ai thì Ai lại giữ miếng ngọc bội. Nếu Ai mà bị nghi ngờ thì Nhật Duật sẽ khó xử lắm đây. Còn bà nhũ mẫu Lục Thảo của An Tư mà sao biết nhiều chuyện quá vậy chị hocviennganhang (ý em là nhiều nhất trong hội gián điệp).
 
erekaprincess Nếu Ai bị nghi ngờ thì Nhật Duật sẽ không khó xử đâu. Còn bà nhũ mẫu thì chị nhớ trong chap này k có chi tiết nào nói là bà ấy biết nhiều chuyện nhất trong hội gián điệp mà chỉ có chi tiết nói bà ấy là người đứng đầu mạng lưới gián điệp thôi tức người chỉ huy ấy.
 
omg! viết một lèo rồi post! cả đám thành hươu cao cổ lun...Mà bà chị ơi, nói về hành trình sang Đại Việt của Ai thì viết về Ai nhiều nhiều chút, lo viết sử quá thành ra truyện dã sử mất, người đọc đọc cũng ngán nữa. Hoăcj nếu có viết về sự kiện lịch sử thì phải có chút j liên quan tới Ai ( lâu nay bận học nên ko cmt đc, h khoẻ vì kết quả học tập rùi)
 
miyano_nanami2908 Những sự kiện nào mà có thể liên quan đến Ai sẽ đưa vào sự liên quan cần logic và hợp lý. Tuỳ nội dung và độ dài của từng chương mà đất diễn của mỗi nhân vật sẽ nhiều hoặc ít và phụ thuộc vào diễn biến và cốt truyện. C viết vì sở thích chứ không viết và lái truyện theo ý muốn của người đọc nên cứ viết theo những gì mình nghĩ thôi, thấy nên như thế nào thì viết như thế ấy nếu người đọc ngán thì cũng đành chịu vậy, dù sao thì truyện cũng ít người đọc mà, ít thêm nữa cũng không sao :D
 
Đúng như chị tác giả nói, hồi mới mò vào fic đọc cái tên thấy hơi ngại :p rồi chỉ liếc sơ sơ phần giới thiệu ^^'
mấy hôm trước ngồi chán nên lên đọc thử thì bị cuốn luôn, đọc liền từ chap 1 đến giờ ^^ sáng hôm sau thi hk mà tối vẫn lên đọc rốn ^^'
em kết duyên fic này luôn dầu dó, chị viết quá hay và hấp dẫn a :KSV@11: , mỗi chap dài đọc đã cả con mắt :KSV@05:
em bị bấn anh Nhật Duật với couple D-A dầu :KSV@12:
liệu sau này trước khi trở về Duật ca có được thấy hình dáng thật sự của Ai-chan ko ạ?
hóng chap mới quá >.<

p/s: em thành fan của chị au luôn :KSV@03:
 
kidsherry18 Xin cảm ơn e thích truyện của c nhưng đang bận thi học kỳ thì hãy tập trung ôn thi trước nhé, học tập bao giờ cũng là quan trọng nhất :)
Còn việc ND có thấy được hình dáng thực sự của Ai không thì câu trả lời là có, chắc 1, 2 hoặc 3 chap nữa là biết
 
Em vốn không thích môn Lịch Sử vì em cảm thấy nó quas khô khan, chủ yếu là học vẹt, điểm Lịch Sử của em cao nhất là 5 :v nhưng mà ... sau khi đọc xong fic của chị em lại thấy rằng Lịch Sử ko hề khô khan như em nghĩ và em đã dần thích nó :v cám ơn chị ~~~

P/s: Em rất thích Fic của chị, thích đến mức giờ đang ôn thi cấp 3 em vẫn vào hóng -_-
 
×
Quay lại
Top Bottom