[Longfic] Đại Việt du ký

Bạn thấy fic này như thế nảo

  • Rất hay và muốn đọc lại sau khi đã đọc xong

    Số phiếu: 121 63,0%
  • Hay và muốn đọc lại

    Số phiếu: 32 16,7%
  • Hay và không muốn đọc lại, chỉ đọc một lần

    Số phiếu: 20 10,4%
  • Bình thường

    Số phiếu: 14 7,3%
  • Chán

    Số phiếu: 0 0,0%
  • Quá chán

    Số phiếu: 2 1,0%
  • Chán đến mức không thể đọc hết

    Số phiếu: 1 0,5%
  • Chán thậm tệ, tốt nhất bạn đừng nên viết nữa

    Số phiếu: 2 1,0%

  • Số người tham gia
    192
Tại em thấy ss miêu tả các món ăn rất kĩ
Nhưng ss này, nếu Ai ở lại wá khứ dc nửa năm vậy thì ở hiện tại sẽ ra sao? Mà ss định cho Ai ở lại wá khứ 8 năm rùi mới về à? Nếu dzậy ss có định viết chap về hiện tại ko?
 
pecun_evil
- Đồ ăn thì c thích bình thường thôi nhưng vì truyện lấy bối cảnh ở Việt Nam nên c muốn đưa cả những nét văn hóa của nước mình vào truyện trong đó có ẩm thực , nói đao to búa lớn là ẩm thực còn nói đơn giản là các món ăn của VN. Nếu sau này mà có viết tiếp những truyện khác thì vẫn sẽ đưa các món ăn vào trong truyện vì c thích vậy. Nguyên nhân tại sao lại thích là vì c thấy trong phim ảnh Hàn Quốc họ đã tranh thủ quảng bá cho nền ẩm thực của nước họ, phim nào cũng thấy nói đến kim chi, bánh gạo, rượu xơ-chu,... và hầu hết ai xem phim Hàn Quốc ít nhiều đều nhớ đến những món đấy và nghĩ hẳn chúng rất ngon (dù k biết có ngon thật hay k) và muốn ăn thử. VN mình có rất nhiều món ăn ngon nhưng k thấy được đưa vào phim ảnh. Nên khi viết truyện này, đặc biệt Haibara là người ngoại quốc nên muốn đưa các món ăn VN vào truyện.

- Dự là Haibara ở lại Đại Việt trong 5 hoặc 8 năm. Vì Haibara uống APTX nên mấy năm có trôi qua thì cũng k thay đổi về ngoại hình. Và khi Haibara trở về hiện tại thì vẫn chỉ ở trong ngày bị ngã xuống vực đã được nói đến ở chương 1 thôi.

- Còn chap về hiện tại chắc chỉ viết 1 chap sau khi Haibara trở về, chắc đó cũng là chap kết luôn.

Kết thúc lảm nhảm :))
 
Hôm nay em mới đọc,vậy là được ghiền 2 chap lận,đã quá đi :KSV@12::KSV@12::KSV@12:
Các nhân vật trong truyện,từ Haibara,Trần Nhật Duật đến An Tư,thậm chí là cả Trinh Túc đều được tỉ mỉ khai thác theo chiều sâu tâm hồn,được khắc họa trong nhiều hoàn cảnh khác nhau...hấp dẫn lắm ạ^^

Một điều nữa mà em rất thích,đó là chị luôn lồng ghép,đan xen những truyền thuyết,những mẩu truyện dân gian,những điệu hò câu hát,những phong tục tập quán,rồi cả những món ăn truyền thống của dân tộc vào truyện,một cách nhẹ nhàng,tự nhiên không chút khiên cưỡng :KSV@09: .Lúc đọc truyện,nhiều lúc em đã phải giật mình,vì bản thân là người Việt nhưng lại chưa từng thật tâm cảm nhận những nét đẹp truyền thống ấy;cũng chưa từng nhận ra rằng Việt Nam mình có nhiều thứ đáng để tự hào như thế,ngay cả những món ăn hàng ngày như miếng kẹo lạc,bát chè sen,cái bánh rán cũng quyến rũ đến vậy (em đang thèm nè =P~) :KSV@11:.

Đối với em,đây không đơn thuần là "câu chuyện về Ai-chan" nữa,mà còn là câu chuyện về cả một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc,câu chuyện giản dị mà sâu sắc,thấm thía về quê hương-đất nước-con người Việt Nam chị ạ^^.Em không chỉ dõi theo bước chân Ai-chan và câu chuyện tình yêu Ai-Duật ca ca,mà còn háo hức khám phá thêm nhiều điều thú vị về quê hương xứ sở của chính mình nữa,thật lòng đó:KSV@10:

Em mong chap mới lắm :KSV@03:

p/s:sao chị không post ở SMF ạ ?Hôm trước em vào đó,chỉ thấy vài chap đầu thôi,về sau không có nữa :KSV@17:.Fic như vậy mà không post lên cho dân tình đọc thì uổng lắm chị ơi :KSV@20:
 
sherry lemon 1995 trước hết xin cảm ơn e về 1 cái comt dài như vậy. Đối với viết truyện vì sở thích ntn thì nhuận bút chính là những comt của độc giả. Trinh Túc là nhân vật c thấy khó viết nhất. Nếu Ai cũng là ng Việt thì c sẽ k ngại mà dìm hàng Trinh Túc. C muốn viết nhân vật này với tính cách vừa để độc giả k thể ghét cô ấy nhưng cũng phải vừa để Nhật Duật k yêu cô ấy. Nhân vật khó viết thứ 2 là Ai vì sợ tính cách cô ấy xa rời nguyên tác. C k dám nhận câu chuyện mình viết là sâu sắc vì tuổi đời còn trẻ nên cái nhìn còn hạn hẹp. Cảm hứng đưa các món ăn, các nét văn hóa VN vào truyện là c có đc sau khi đọc 2 truyện Tình lặng và Độc huyền cầm vì 2 tác giả đã đưa vào truyện của họ những điều đó. Qủa thật bối cảnh của truyện là thời kỳ hào hùng của dân tộc, c sẽ cố gắng diễn tả nét hào hùng đó trong câu chuyện này, nhưng chắc chỉ lột tả đc 1 phần nào đó. Trong truyện này c thích khai thác tình yêu nam nữ hòa cùng tình yêu đất nước nhưng tất nhiên là đôi Duật và Ai k đc rồi. C k post bên SMF nữa là vì thấy k có dân tình đọc với lại lười.
 
mình đang muốn đổi tên của fic mà chưa biết chọn tên gì, nói thực hồi đầu đặt cái tên "Đại Việt du ký" là dựa theo cái tên "Tây du ký", giờ khi viết được một phần rồi cảm thấy cái tên này không đúng lắm, mà cái kết của An Tư mình không muốn cho cô ấy chọn tử tự như trong tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng, nếu còn cơ hội sống và bản thân cô ấy vẫn có thể làm những việc có ích thì cô ấy sẽ không tự tử, mình dự là sẽ viết về An Tư sống trên đất Bắc sau khi được Thoát Hoan đưa về Trung Hoa, nên thấy cái tên fic bây giờ không vừa ý lắm. Nhưng mà không biết đổi sang tên gì bây giờ???
 
pe_kute_chap cuộc đời An Tư bây giờ vẫn là bí ẩn, nên muốn viết kiểu gì thì thì viết, còn trong fic cuối cùng An Tư sống hay chết thì hồi sau sẽ rõ :). Ngoài lề, avatar là ảnh thật của e à :)
 
Dạ.có tài trợ của 360 pờ rồ..hì.mà chị sao chị không cho cặp của Nhật Duật với Haibara thành đôi luôn ạ?Em kết cặp nè nhất luôn í.:))
 
pe_kute_chap thì ngay từ khi có ý tưởng viết fic này c đã định cho họ là một đôi mà. Nhưng với tính cách, hoàn cảnh của 2 người như thế thì tình cảm giữa họ chỉ như có như không giống như trong 18 chương qua, vừa giống như bạn với tri kỷ nhưng cũng vẫn rung động. Và diễn biến tình cảm sẽ chậm thôi.
 
CHƯƠNG 19: Tương tư.

Tết đã qua từ lâu, cuộc sống lại trở về nhịp sinh hoạt như thường nhật. Ở thái ấp của Nhật Duật không chỉ có người Việt sinh sống mà còn có một số người Tống. Nhật Duật thường hay đến thăm một người nước Tống tên là Triệu Trung. Người này là trước đây là tướng của nhà Tống. Năm 1279 quân Mông Cổ mở cuộc càn quét xâm lược Nam Tống, nước Tống thua trận thảm hại, một đại thần phải ôm hoàng đế nhảy xuống biển tự vẫn khi bị giặc truy cùng đuổi tận. Hoàng đế đã chết, nước mất nhà tan, nhiều bại tướng người Tống đem tàn quân còn sót lại đã sang Đại Việt quy hàng. Gần đây đằng nào cũng phải đọc sách để nhớ mặt chữ, Haibara liền đọc quyển Đại Việt sử ký do một vị quan là Lê Văn Hưu biên soạn từ đời phụ hoàng của Nhật Duật để nắm được khái quát về lịch sử của đất nước này và rõ hơn tình hình hiện tại. Nhật Duật nói đây là bộ quốc sử đầu tiên của nước Việt. Theo như những gì nàng đọc được trong đấy thì trước đây Đại Tống đã từng hai lần đem quân xâm lược Đại Việt, có điều cả hai lần đều thất bại. Đúng là hết hưng thịnh thì sẽ đến suy tàn, chẳng thể ngờ được một Đại Tống to lớn giàu mạnh trước đây cũng có lúc phải sang cầu sự cứu giúp của một đất nước nhỏ bé mà trong quá khứ mình đã từng đem quân xâm lược, giày xéo lên nhân dân họ. Nàng đã từng hỏi Nhật Duật rằng:

- Sao Đại Việt lại đồng ý thu nhận những người Tống này? Đại Tống đã từng hai lần xâm lược Đại Việt mà? Nhỡ sau này Đại Tống được khôi phục, lại đem quân xâm lược nước chú thì sao? – Haibara nghĩ mối thù bị xâm lược đâu có dễ quên. Hơn nữa qua đọc quyển Đại Việt sử ký, nàng biết được Đại Việt còn từng bị Trung Hoa đô hộ, kìm h.ãm hơn 1000 năm. Nỗi đau của một dân tộc bị đô hộ suốt 1000 năm có thể nào nói hết. 1000 năm – một thời gian rất dài rất dài, đủ để cho một dân tộc bị đồng hoá và biến mất vĩnh viễn trên bản đồ thế giới, nhưng cuối cùng người Việt vẫn giành lại được độc lập của mình. Người Việt vẫn là người Việt thế nhưng nỗi đau vẫn còn đó, sao có thể không căm hận cho được. Còn việc sau này Đại Tống có khôi phục được hay không thì nàng biết rõ nhưng cứ giả định như vậy để hỏi Nhật Duật.

- Oan gia nên cởi không nên thắt. – Nghe nàng hỏi như vậy, Nhật Duật chỉ trả lời bằng một câu đơn giản. – Vả lại đây không phải là những kẻ ham vinh hoa phú quý, phản quốc vì nếu như vậy thì họ đã sớm đầu hàng quân Mông để được hưởng giàu sang rồi, chạy sang Đại Việt làm gì. Những người này có thể thu nhận được. – Chàng tiếp lời. - Còn chuyện Đại Tống khôi phục và lại đem quân xâm lược nước ta thì đó là chuyện của sau này. Nếu lại bị xâm lược thì chỉ có thể trách bản thân đất nước mình chưa đủ lớn mạnh đến mức có thể khiến nước khác dè chừng không dám dòm ngó. Có điều nếu lúc ấy họ lại đánh Đại Việt thì sẽ vẫn thua thôi.- Nói đến đây, ngữ điệu của Nhật Duật khẳng định chắc nịch khiến Haibara nghĩ nàng không biết những người dân của đất nước liệu có phải ai cũng giống Nhật Duật luôn có một niềm tin sắt đá rằng dân tộc mình sẽ luôn đánh bại mọi kẻ thù xâm lược để bảo toàn lãnh thổ của đất nước hay không?

- Nhưng biết đâu số quân Tống này thực ra đã quy hàng quân Mông Cổ, sau đó theo lời chúng sang Đại Việt vờ quy hàng để làm gián điệp, một mai quân Mông có xâm lược Đại Việt thì số quân Tống này sẽ trở mặt mà quay ra lén đâm một phát sau lưng, cùng với quân Mông Cổ đánh Đại Việt. Như vậy không phải rất nguy hiểm sao? - Haibara biết chuyện này liên quan đến chính trị, nàng không nên hỏi. Nhật Duật đã từng và có thể vẫn nghi ngờ nàng là gián điệp, nàng hỏi như vậy rất dễ gây hiểu làm rằng nàng đang dò la tin tức và cố tình che rẽ ly gián mối quan hệ giữa Đại Việt và quân Tống quy hàng. Thế nhưng trong một lúc nhất thời, nàng đã buột miệng hỏi Nhật Duật. Dù rằng đã biết Haibara không giống những đứa trẻ bình thường, suy nghĩ và khả năng nhận thức của nàng giống như một người trưởng thành nhưng khi nghe nàng nói vậy, Nhật Duật vẫn không khỏi ngạc nhiên vì không ngờ nàng có thể suy nghĩ vấn đề này sâu đến vậy. Quả thật khi quân Tống sang Đại Việt xin được nương tựa, Thái thượng hoàng, Quan gia cùng các đại thần trong triều đã phải cân nhắc xem xét rất kỹ càng. Vấn đề mà Haibara nói đến rằng thu nhận quân Tống sẽ có thể là nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà chính là khúc mắc đã từng khiến chàng và mọi người phải thận trọng tính toán. Sau khi cho người điều tra rõ ràng sự trung thực và con người của những vị tướng đứng đầu tàn quân, lại thêm sự xác nhận từ các mật thám của triều đình ở phương Bắc gửi về, Thái thượng hoàng mới đồng ý. Triệu Trung là một trong những vị tướng người Tống đó, ông ta hiện đang ở dưới chướng Nhật Duật.

Về chuyện tại sao Đại Việt lại đồng ý thu nhận quân Tống, Haibara biết Nhật Duật không muốn nói với nàng. Có lẽ nguyên nhân liên quan đến quốc gia đại sự. Thế nhưng nàng cũng đoán được phần nào. Nhà Tống vì quân Mông Cổ mà bị diệt vong, nước mất nhà tan, hoàng đế bị dồn đến bước đường cùng phải nhảy xuống biển tự vẫn, nhân dân phải chịu kiếp nô lệ. Hơn hai chục năm trước, Đại Việt cũng đã từng bị quân Mông Cổ giày xéo, chỉ có điều Đại Việt khác Đại Tống là vẫn giữ được đất nước, vẫn bảo toàn được lãnh thổ, giặc Thát đã bị đánh tan. Nhưng tương lai Đại Việt chắc chắn vẫn sẽ tiếp tục bị xâm lược. Như vậy Đại Việt và Tống có cùng một kẻ thù. Thù của thù là bạn. Một mai quân Mông – Nguyên có đem quân xâm lược Đại Việt thì Đại Việt đã có thêm một lực lượng nữa cùng mình chống giặc ngoại xâm. Đại Việt mà mất thì những người Tống này cũng không còn chốn dung thân và để báo đáp ơn Đại Việt đã ra tay cứu giúp họ lúc thất thế, quan trọng hơn là họ sẽ vì mối thù mối nhục bị cướp nước mà dốc lòng cùng Đại Việt đánh đuổi giặc Thát.

Sau khi Haibara hỏi Nhật Duật chuyện này, suốt một thời gian nàng mơ hồ cảm nhận được Nhật Duật có vẻ cảnh giác với nàng tuy rằng thái độ của chàng vẫn không thay đổi. Con người này có lẽ vẫn chưa bao giờ hết nghi ngờ và hoàn toàn tin tưởng nàng. Nghĩ đến đây nàng cảm thấy khó chịu trong lòng, cũng chẳng biết tại sao. Trong một lần vô tình nàng đã nghe được cuộc hội thoại của Nhật Duật với Huyết Lệ khi người thiếp thứ nhất này có việc trở về vương phủ.

- Em đã điều tra giúp việc anh nhờ rồi. Các bang phái trên giang hồ, các thần y danh chấn thiên hạ, cao nhân đắc đạo ở ẩn, các y quán, cả thái y viện đều không có loại thuốc nào mà có thể biến một người lớn biến thành trẻ con được. Mà sao anh lại nhờ em chuyện này – Nghe Huyết Lệ nói đến đây, bàn tay Haibara nắm lại, Nhật Duật nhờ người điều tra việc này chắc chắn là vì nghi ngờ nàng.

- Không có gì. Cảm ơn em đã giúp anh – Nhật Duật đáp.

Đoạn sau Haibara không nghe tiếp nữa mà bỏ đi luôn, nàng vẫn nhớ lần trước lúc mang sữa chua đến cho Nhật Duật, nàng bước đi không gây tiếng động lớn mà chàng vẫn biết được nàng đến cửa phòng rồi lại bỏ đi, không biết lần đó nàng có bị phát hiện hay không nhưng không thấy Nhật Duật đả động gì. Có điều Nhật Duật đã đoán đúng, nàng là một người lớn trong lốt đứa trẻ con vì tự uống loại thuốc độc do mình điều chế ra. Chuyện này xảy ra cũng lâu rồi, từ mùa thu năm ngoái. Hiện nay nàng không cảm thấy Nhật Duật có vẻ đề cao cảnh giác đối với mình như hồi đó nữa. Chắc Nhật Duật cũng đã cho người ngầm giám sát nàng một thời gian, thấy không có gì khả nghi thì mới thôi cảnh giác nhưng hoàn toàn tin tưởng thì có lẽ không bao giờ. Mà kệ, anh ta muốn làm gì thì làm, cây ngay không sợ chết đứng.



Hôm nay, trên đường cùng Nhật Duật trở về phủ từ chỗ vị tướng tên Triệu Trung nọ, khi đi qua bờ sông, Haibara thấy có một đám đông đang vây quanh một cái gì đấy. Nhật Duật cùng nàng lại xem thì mới biết chuyện. Có một người thanh niên bị ngã xuống sông nhưng không biết bơi, vừa được dân làng cứu lên nhưng đã tắt thở có vẻ là chết rồi.

- Mọi người mau tránh ra, đứng rộng ra để lấy không khí cho nạn nhân – Haibara lớn tiếng.

Nàng là trẻ con, lời nói không mấy có trọng lượng. Nhật Duật không biết là nàng muốn làm gì nhưng chàng nghĩ nàng đang tìm cách cứu người nên liền lên tiếng nhắc lại lời của Haibara. Nghe nói vậy, đám đông nhanh chóng đứng rộng ra. Haibara vội áp tai lên lồng ngực nạn nhân và mở mi mắt người đó để xem độ co giãn của đồng tử. Vẫn còn sống, có thể cứu được. Nàng thực hiện hô hấp nhân tạo, kết hợp vừa ấn lồng ngực vừa hà hơi thổi ngạt. Mà hà hơi thổi ngạt thì tức là môi kề môi, trông giống như hôn vậy. Dân làng tròn mắt nhìn một đứa bé gái hôn người thanh niên kia, tiếng xì xào bàn tán vang lên. Khi nạn nhân tự thở được, Haibara liền ngừng lại, thở phào nhẹ nhõm. Người đó từ từ mở mắt và ho lên mấy tiếng. Hai chàng trai khoẻ mạnh nhanh chóng đem cáng đến khiến người thanh niên đó đến thầy lang. Chuyện như vậy là xong nhưng dân làng vẫn bàn tán về hành động kỳ lạ của Haibara, rồi đi đến kết luận thì ra hôn môi cũng có thể cứu người chết đuối. Haibara nghe họ nói này nói nọ thì dở khóc dở cười, miệng thiên hạ ai có thể ngăn được, làm sao có thể chạy đến trước mặt từng người mà giải thích rằng đó là một phương pháp sơ cứu người. Nàng không muốn trở thành tâm điểm nên nhanh chóng rời đi, ngó quanh thì phát hiện Nhật Duật đã bỏ từ lúc nào, có lẽ là ngay sau khi người thanh niên kia tỉnh lại. Nàng liền đuổi theo. Haibara không biết trong lúc mình làm hô hấp nhân tạo cho người kia, có ai chọc vào Nhật Duật không mà tự dưng chàng lại bỏ đi trước, không đợi nàng. Nhìn vẻ mặt vẫn như mọi khi, ánh mắt cũng chẳng khác, trước giờ chàng vẫn mừng giận không lộ ra mặt, nhưng nàng cảm giác Nhật Duật hình như có chuyện gì đó, như đang giận dỗi ai, cũng không nói chuyện với nàng. Thấy vậy Haibara cũng im lặng. Về đến thư phòng, Nhật Duật ngồi xuống trước thư án rồi mở một quyển trong bộ sách Thái Bình mượn của Triệu Trung từ mấy hôm trước ra đọc tiếp. Dù quyển sách che mất nửa gương mặt Nhật Duật nhưng Haibara vẫn cảm nhận làn sương lạnh phảng phất trên khuôn mặt tuấn tú ấy. Lúc ở bờ sông khi nhìn thấy Haibara “hôn” người thanh niên đó không phải chỉ một lần, mà rất nhiều lần, lặp đi lặp lại, Nhật Duật từ ngạc nhiên chuyển sang không vui rồi khó chịu, bứt rứt, cảm giác ấy cứ gặm nhấm chàng. Chàng cũng chẳng hiểu tại sao mình lại như thế. Cứ nghĩ đến chuyện xảy ra ở bờ sông, lòng lại vô cùng khó chịu.

- Còn nhỏ tuổi mà giữa thanh thiên bạch nhật, bao nhiêu người nhìn vào mà dám ngang nhiên hôn một người đàn ông. Hôm nay ta mới được hiểu thêm về nhóc – Nhật Duật nhàn nhạt lên tiếng, mắt vẫn không rời trang sách.

- Đó không phải là hôn mà gọi là hô hấp nhân tạo, một phương pháp sơ cứu người, để giúp những người đã tắc thở có thể thở lại, nếu người đó tắc thở quá lâu thì chắc chắn sẽ dẫn đến tử vong – Haibara giải thích ngắn gọn, trong lòng thắc mắc không biết Nhật Duật đang bị làm sao.

- Từ trước đến giờ ta chưa từng được nghe đến phương pháp lạ kỳ này. – Nhật Duật vẫn không rời mặt khỏi trang sách. Chàng chưa thấy các ngự y trong cung, cả các thầy lang, cả trong y thư nhắc đến cách cứu người đó bao giờ.

- Nước chú có những cách chữa bệnh dân gian thì Phù Tang cũng có – Haibara đáp qua loa.

- Gặp người đàn ông nào bị giống người hôm nay, nhóc đều hôn à? – Chàng hỏi tiếp, ra vẻ không quan tâm, chỉ làm như hỏi bâng qươ.

- Đã bảo không phải là hôn mà. Sao chú chậm hiểu thế? – Haibara đáp

- Nếu ta mà bị giống như người thanh niên ấy, nhóc có làm thế không? – Nhật Duật buột miệng, nói xong chính chàng cũng chẳng hiểu tại sao mình lại hỏi vậy, liền vội nói – Nhóc về phòng đi, ta muốn ở một mình.

Haibara chẳng hiểu chàng bị làm sao, không biết bị ai trêu chọc hay làm gì mà có vẻ khó chịu thế kia. Thấy chàng bảo mình lui, nàng cũng chẳng nán lại nữa mà đi luôn. Nàng vừa rời đi, Nhật Duật bỏ quyển sách đang đọc dở xuống bàn. Từ nãy đến giờ chàng cầm sách vậy thôi chứ có đọc được chữ nào vào đầu đâu, chẳng tập trung được. Dù Haibara đã bảo đó là một cách cứu người nhưng cứ nghĩ đến cảnh nàng “hôn” chàng trai kia, Nhật Duật lại thấy rất khó chịu và bực bội trong người, dù tiết trời vẫn còn chưa bước sang mùa hạ, thế nhưng chàng đang thấy rất nóng nực. Lắc đầu để xua đi những ý nghĩ vớ vẩn không đâu, Nhật Duật lại cầm quyển sách lên nhưng cũng chẳng được bao lâu lại đặt xuống. Đọc không vào. Khoanh hai tay lên mặt bàn rồi kê đầu lên, đôi mày hơi chau lại.

- Chú làm sao vậy? – Nghe tiếng nói, Nhật Duật nhìn ra cửa thì thấy Quang Khải đang ung dung bước vào rồi thong thả ngồi xuống cái ghế đối diện thư án.

- Anh Chiêu Minh sao lại ở đây? Em có làm sao đâu. – Nhật Duật đợi cho tỳ nữ dâng trà lui rồi mới lên tiếng.

- Chính xác là chú bị làm sao rồi. Nếu không thì một người như chú sao lại không đoán ra anh đi có việc, tiện đường rẽ qua đây thăm chú. – Tao nhã xoè cây quạt trúc trong tay ra, Quang Khải mỉm cười, ánh mắt sắc bén nhìn chằm chằm vào mặt đứa em trai – Sao có chuyện gì? Có phải là chú thấy vợ mình thân mật với một người đàn ông không?

- Sao anh lại hỏi em như vậy? – Tự dưng thấy ông anh hỏi mình một câu không liên quan, Nhật Duật thắc mắc.

- Vì trên mặt chú viết rõ hai chữ: Đang ghen. – Quang Khải chậm rãi nhả ra từng chữ, ánh mắt lộ rõ những tia sáng thích thú, thấp thoáng vài tia trêu chọc.

Nếu lúc đó Nhật Duật đang uống trà thì chắc chắn sẽ phun thẳng vào mặt Quang Khải. Đang ghen? Thực sự vẻ mặt bây giờ trông giống một người đang ghen sao. Tuy rằng nhiều người nói chàng là người không thể hiện cảm xúc ra mặt nhưng với một người có đôi mắt tinh hơn cú vọ như anh Chiêu Minh của chàng thì tâm tư có giấu kín cũng khó mà che đậy. Ghen ư? Không thể nào.

- Anh nói linh tinh gì vậy? – Nhật Duật nhăn mặt, trước ánh mắt rất áp lực của ông anh đang nhìn như muốn moi hết tim gan phổi phèo của mình ra, Nhật Duật chuyển chủ đề để che giấu những bối rối của mình – À em đang đọc Phần Lĩnh nam đạo trong bộ sách Thái Bình của Trung Hoa, trong đó có nhiều dòng trực tiếp nói đến các tộc người sống trên miền giáp ranh giữa hai nước Trung Hoa và Đại Việt. Đọc rồi so sánh với bộ Lĩnh ngoại đại đáp. Đọc mới thấy nước Tống quả thật nhiều người tài cao học rộng. Sách vở của họ như núi. Lĩnh Nam là miền đất xa ngoài biên cương mà họ cũng dày công, đầu tư tâm huyết, nghiên cứu, viết chi tiết cụ thể đến như vậy.

- Đáng tiếc là một nước văn hiến như vậy vẫn không cự nổi giặc Thát – Quang Khải nhẹ lắc đầu, chậm rãi nói – Hoàng đế nhà Tống rút chạy quân Thát từ Bắc xuống Nam cuối cùng đã phải trẫm mình ngay ở Nhai Sơn thuộc Lĩnh Nam. Mà Lĩnh Nam thì nào có phải nơi xa lạ gì, đó chẳng phải là nơi mà Tống triều đã bỏ nhiều công nghiên cứu viết sách, cuối cùng vẫn là không giúp vua Tống thắng giặc, lại còn phải tự vẫn ngay tại vùng đất ấy. Theo chú là tại sao? – Gập cây quạt trong tay lại, Quang Khải hỏi Nhật Duật

- Nhà Tống chăm chú vào viết sách mà không chú trọng việc đắc nhân tâm nơi biên cương. Sách vở là thứ chết, quan trọng là người viết và đọc sách phải biết dùng những kiến thức trong sách ấy ra sao. Trên từng dòng viết về Lĩnh Nam thể hiện rõ sự miệt thị, kinh thường các dân ngoại tộc của họ, sách vở của họ cũng vậy. Từ đó có thể thấy triều đình nhà Tống không coi trọng các tộc người khác và càng không coi trọng việc giữ mối giao hảo với những tộc người đó. Đây chính là lý do vì sao nhà Tống tuy đất rộng người đông, nhân tài chắc chắn không thiếu, nhưng cuối cùng lại bại dưới tay giặc Thát. Đại Việt khác Tống triều ở điểm này. Từ thời nhà Lý, các vua đã gả công chúa của mình cho tù trưởng miền núi để phát triển gìn giữ mối quan hệ giữa miền xuôi và miền núi.– Nhật Duật điềm đạm đáp, anh Chiêu Minh của chàng hỏi chỉ là để mà hỏi thôi, chứ đáp án thì có lẽ nào còn không rõ, có khi câu trả lời của chàng vẫn chưa hoàn toàn đầy đủ và thấu đáo mọi vấn đề.

- Hoàng huynh giao việc liên quan đến các dân tộc cho chú từ năm chú mới 20 tuổi quả không sai. – Quang Khải gật đầu tán thưởng.

- Em còn phải học hỏi từ các anh nhiều – Nhật Duật khiêm tốn đáp.

Quang Khải ngồi nói chuyện với Nhật Duật một lúc rồi rời đi. Sau khi nói chuyện với ông anh xong, Nhật Duật càng không thể tập trung đọc sách được. “Đang ghen”. Hai từ ấy cứ lặp lại trong đầu Nhật Duật. Ông anh này có rất nhiều thê thiếp vì vậy kinh nghiệm tình trường thì khỏi phải nói đi, nên nếu anh ấy đã bảo chàng là đang ghen thì phải đúng đến tám chín phần là đúng. Mà ghen thì nghĩa là thích hoặc yêu một người khi thấy người đó thân mật với người khác giới khác. Không thể nào! Nhật Duật lắc đầu để xua đi những ý nghĩ không đâu. Làm sao chàng có thể thích một cô nhóc 7 tuổi được. Chắc chắn là anh Chiêu Minh đã nhầm rồi. Nhật Duật đứng dậy đi ra tiểu đình hóng mát để đầu óc thư giãn tỉnh táo lại. Chắc chắn đây chỉ là những cảm xúc nhất thời thôi, rồi sẽ nhanh chóng qua đi. Thế nhưng nó vẫn cứ lẩn quẩn trong đầu Nhật Duật không chỉ trong lúc này mà càng ngày càng khiến chàng bận tậm.



Haibara thấy gần đây Nhật Duật rất lạ, hình như cứ cố tình tránh mặt nàng. Mỗi lần có vô tình gặp nàng thì đều có vẻ gì đó không tự nhiên, lúng ta lúng túng, làm như không nhìn thấy nàng nhưng sau đó lại liếc trộm, đến khi nàng bắt gặp thì lại vội ngó lơ đi chỗ khác. Chẳng biết là bị làm sao?

Đã lâu nàng mới gặp An Tư, mấy lần trước theo Nhật Duật lai kinh đều không có cơ hội gặp. Lần này lại theo Nhật Duật lên kinh, trong lúc ra phố mua giấy mực nàng tình cờ gặp An Tư đang dạo phố. Trông An Tư phổng phao hơn hẳn dạo trước, các đường cong trên tấm thân yêu kiều ngày càng đầy đặn duyên dáng, những đường nét thanh tú mỹ lệ trên khuôn mặt trái xoan sắc nét hơn hẳn. Haibara tin rằng khi đã phát triển hết với những đường nét trời phú như thế này chắc chắn dung mạo của An Tư sẽ rất xinh đẹp hơn so với bây giờ nhiều. Đang sắm lễ để đến chùa Diên Hựu dâng hương thì gặp Haibara, nên nàng rủ Haibara đi cùng. Nghe An Tư rủ, Haibara nàng liền gật đầu, nàng cũng đang định có dịp sẽ đến lại ngôi chùa có vị sư bí ẩn đó để hỏi rõ chuyện của mình. Trong lúc An Tư thắp hương và khấn vái thì nàng đi tìm vị sư đó. Nhờ mấy chú tiểu chỉ đường, Haibara cuối cùng gặp được người cần gặp. Đang ngồi đọc kinh và lần tràng hạt vừa nhìn thấy Haibara, vị sư đã mỉm cười hiền từ:

- A di đà phật, đã lâu không gặp thí chủ.

- Cụ vẫn còn nhớ cháu sao? – Haibara ngạc nhiên. Đúng như lời vị sư nói đã lâu rồi nàng kể từ lần nàng cùng An Tư đến đây dâng hương vào năm ngoái. Vị sư là người giải những quẻ mà khách hành hương bốc được. Ngày qua ngày gặp biết bao nhiêu là người mà vẫn nhớ nàng, hỏi làm sao nàng không ngạc nhiên cho được.

- Thí chủ là người có nhân duyên đặc biệt nên bần tăng vẫn nhớ được. Lần này thí chủ đến gặp bần tăng chắc hẳn có chuyện cần hỏi – Vị sư ung dung vuốt chòm râu trắng như cước, chậm rãi nói.

- Thưa cụ, chuyện cháu muốn hỏi cụ vẫn chỉ là chuyện bao giờ cháu có thể trở về được ạ? Cháu đã bị kẹt tại nơi này hơn nửa năm rồi. – Nàng nói.

- Không phải ta không muốn nói cho thí chủ biết mà bần tăng khả năng có hạn nên cũng không biết. Nhưng khi rời khỏi nơi này thí chủ sẽ hoàn toàn không lưu luyến bất cứ ai, bất cứ thứ gì chứ ? Nếu có thì hãy trân trọng quãng thời gian vẫn có thể ở lại nơi này. Vì sau này có muốn quay lại cũng không thể. Điều quan trọng nhất mà thí chủ phải nhớ là những người thí chủ gặp có thể là những người làm nên lịch sử của một dân tộc. Hãy cẩn thận! Bần tăng cũng chỉ có thể nói được đến vậy mà thôi. A di đà phật. Thiện tai, thiện tai. – Vị sư gập quyển kinh đang đọc lại rồi rời đi.

Haibara thở hắt ra. Nàng vẫn nghĩ những điều đang xảy ra với mình là mơ. Là mơ nhưng mãi vẫn chưa tỉnh. Lưu luyến? Chính vì sợ sẽ lưu luyến nên nàng mới muốn rời đi càng sớm càng tốt.



- Chiêu Văn! Chiêu Văn? – Thấy mình gọi 2 lần mà thằng em vẫn không đả động gì, Quang Khải huých mạnh vào tay Nhật Duật thì chàng mới giật bắn người ngơ ngác hỏi.

- Có chuyện gì ạ?

- Cá cắn câu rồi kìa, sao không kéo lên? Mà ta gọi chú 2 lần cũng không nghe thấy – Quang Khải ung dung móc mồi mới vào móc câu rồi quăng xuống mặt hồ. – Suy nghĩ cái gì mà thất thần ra vậy.

Nhật Duật vừa ngán ngẩm lắc đầu vừa kéo móc câu lên cho mồi mới vào, con cá cắn câu lúc nãy đã ăn hết mồi và thoát từ lâu rồi. Thấy bộ dáng giống như người đang mắc bệnh tương tư của đứa em, Quang Khải không buồn hỏi vì chàng biết thế nào Nhật Duật cũng là người mở lời trước. Quả nhiên sau một hồi im lặng và nghệt mặt ra cuối cùng Nhật Duật cũng ậm ừ lên tiếng, mon men hỏi chàng:

- Anh Chiêu Minh này… anh có biết cảm giác…thích một người là như thế nào không?

Khoé miệng Quang Khải nhếch lên đắc thắng một cách kín đáo, chàng phải hoãn cái sự sung sướng trêu chọc Nhật Duật lại để làm một bộ mặt hoàn toàn bình thản, tự nhiên. Nếu bây giờ chàng trêu Nhật Duật hoặc hỏi tại sao chàng lại hỏi vậy thì Nhật Duật sẽ lấp liếm đi ngay và kết quả là không moi được tin tức gì thú vị. Bỏ con săn sóc bắt con cá rô. Quang Khải làm như rất chăm chú vào việc theo dõi cái phao nổi trên mặt nước mà thuận miệng trả lời:

- Thấy vui và thoải mái khi ở bên người ấy, xa thì nhớ, không gặp thì thấy trống vắng, không vui khi thấy người đó thân mật với người khác giới khác, hay nghĩ về người ấy, cách mình đối xử với người ấy đặc biệt hơn với những người khác, lo lắng khi người ấy gặp nguy hiểm, người ấy buồn thì mình cũng thấy buồn theo và ngược lại… Nói chung ta cũng không biết diễn giải như thế nào, cảm nhận bằng con tim là rõ nhất.

Nghe câu trả lời của Quang Khải, Nhật Duật chống tay lên cằm suy nghĩ. Tất nhiên Nhật Duật không phải là một cậu thiếu niên mới mười mấy tuổi mà ngây ngô không biết cảm giác thích một người là như thế nào. Đếm lại số tuổi trên đầu chàng thì đã vượt qua hai lần số ngón tay trên hai bàn tay. Nhiều người bằng tuổi chàng đã là cha của mấy đứa con. Thế nhưng tại sao chàng lại có cảm giác ấy với một đứa bé gái. Thật là vô lý. Vì vậy chàng mới hỏi lại anh Chiêu Minh để chắc chắn rằng cảm giác của mình đối với Haibara khác với cảm giác yêu thích một cô gái. Nhưng như lời anh Chiêu Minh nói thì có lẽ nào chàng thật sự lại đi thích một đứa bé gái 7 tuổi à không sang năm mới nên là 8 tuổi rồi, dù rằng tính cách của cô bé đó chẳng khác gì một người trưởng thành. Năm nay chàng 26 tuổi rồi. Tính ra chàng hơn Haibara 18 tuổi. Nhưng 18 tuổi cũng đâu phải là con số quá chênh lệch. 8 năm nữa, khi ấy Haibara đã trở thành một thiếu nữ 16 tuổi, chàng mới có 32 tuổi vẫn còn trẻ trung phong độ chán. Như vậy vẫn xứng đôi vừa lứa, trai tai gái sắc. Trong sử sách chẳng phải có Đinh Tiên Hoàng và Dương Vân Nga cách nhau mấy chục tuổi, rồi vua Lý Thánh Tông hơn nguyên phi Ỷ Lan những 21 tuổi hay sao? Ai dà chàng nghĩ đi tận đâu rồi. Haibara đã nói với chàng là hết năm nay nhờ chàng giúp để nàng đến Phù Tang. Như vậy người sẽ chỉ còn ở lại Đại Việt này 1 năm nữa thôi, làm gì đến tận 8 năm mà chàng tính xa xôi. Nhưng mà làm sao lại có thể như vậy được. Một người đàn ông 32 tuổi yêu một thiếu nữ 16 tuổi, không lạ mà còn được coi là đẹp đôi. Nhưng một người đàn ông trưởng thành đã 26 tuổi sao có thể thích một đứa bé gái mới 8 tuổi được. Gần đây chàng muốn tránh mặt Haibara để nhanh chóng quên đi những cảm xúc kỳ lạ kia nhưng mà không được. Haizz, đau đầu quá, việc quân cũng không khiến chàng thấy khó giải quyết rối rắm, không thể giải thích như thế này.

Để khỏi suy nghĩ linh tinh nữa, Nhật Duật đang định chủ động nói sang chuyện khác thì vừa vặn Thái thượng hoàng di giá đến. Ung dung bước đến ngôi đình sừng sững trên mặt ao cá, Trần Hoảng vừa đi vừa cất lời:

- Hai đứa đợi anh có lâu không? – Ông phất tay cho đoàn cung nữ nội thị đi theo hầu không cần đi theo.

- Đủ để câu được một chậu cá ạ - Quang Khải đáp.

Khoé miệng Trần Hoảng giật giật, ngoài vừa đưa tay bóp mi tâm vừa lắc đầu thì ông không biết nói gì. Có ai lại đi câu cá vàng với mấy loại cá cảnh nuôi chỉ để ngắm không cơ chứ. Khổ thân cho mấy con cá trong ao cá ngự của ông bị hai đứa em hành hạ. Từ lúc nào mà ao cá ngự trong ngự hoa viên đã trở thành chỗ câu cá vậy. Thấy thái độ của Trần Hoảng như vậy, Nhật Duật vội bê chậu cá đổ lại xuống ao. Những con cá vàng xinh đẹp quý hiếm xấu số bị câu lên, nay được trả về nơi sinh sống quen thuộc liền vội quẫy đuôi lặn mất. Quang Khải xếp cần câu lại rồi bày bàn cờ, chàng có chút không can tâm khi Nhật Duật đang nói chuyện “thú vị” với chàng mà hoàng huynh lại xuất hiện chẳng đúng lúc gì cả làm gián đoạn chuyện tốt của chàng.

- Trịnh Giác Sơn dạo này thế nào rồi – Vừa đi một quân cờ đối lại nước Quang Khải vừa đi, Trần Hoảng vừa cất tiếng hỏi Nhật Duật.

- Thưa, rất tốt. Cậu ấy là người có tư chất, lại chăm chỉ rèn luyện học tập, tương lai chắc chắn sẽ là một nhân tài có ích cho đất nước – Nhật Duật ôn tồn đáp – Em đang định xin anh ban tước Thượng phẩm cho cậu ấy.

- Đây là chuyện nên làm – Trần Hoảng gật đầu tán đồng – Triều đình giữ Trịnh Giác Sơn lại cũng gần 1 năm rồi. Cậu ta đã 17 tuổi rồi đúng không? Gần đây Trịnh Giác Mật có động thái gì bất thường không?

- Dạ, không ạ - Nhật Duật đáp – Em tin ông ấy đã hoàn toàn thật lòng quy hàng triều đình.

- Anh định giữ Trịnh Giác Sơn lại một thời gian nữa rồi cho cậu ta trở về Đà giang. Đã là một chàng trai có thể giúp sức cho cha mình được rồi. Anh tính sắp xếp cho cậu ta giữ một chức vụ gì đó nhưng hiện chưa có chỗ nào thích hợp, quốc thúc bảo hay tạm thời cho cậu ta trông coi ao cá một thời gian rồi xem tài năng nảy nở về mặt nào thì sẽ trọng dụng. Ta thấy cách này cũng được [1] – Trần Hoảng nói.

- Vâng. – Nhật Duật thưa – Em sẽ về bảo lại cậu ấy.

- Hoàng huynh thua rồi – Quang Khải đặt quân cờ xuống, cười vui vẻ.

Do mải nói chuyện với Nhật Duật nên bị phân tâm, lúc nhìn xuống bàn cờ Trần Hoảng thấy mình đã bị thua từ lúc nào.

- Hôm nay trời đẹp, hay chúng ta du thuyền dạo một vòng sông Tô Lịch còn hay hơn ngồi đây đánh cờ - Nhật Duật đề nghị.

- Cũng được. – Quang Khải và Trần Hoảng gật đầu.

Ba người rời khỏi đình, chuẩn bị xuất cung. Đoàn cung nữ nội thị đi chậm rãi sau lưng 3 vị chủ nhân. Từ trên cây cao có một bóng áo trắng thình lình nhảy xuống chắn trước mặt Thái thượng hoàng và 2 vị vương gia. Viên thái giám đang định tri hô cấm vệ quân bắt thích khách, lời đến đầu môi liền nuốt lại khi kịp nhận ra người vừa mới nhảy từ trên cây xuống là An Tư công chúa.

- An Tư, em làm cái trò gì vậy? – 3 ông anh của An Tư đồng thanh mắng. – Con gái con đứa sao cứ suốt ngày trèo cây làm gì?

- Có luật nào quy định con gái không được trèo cây đâu – An Tư cười giả lả - Mấy anh tính đi du thuyền à, cho em đi với.

- Hai anh quyết đi – Nhật Duật bảo Trần Hoảng và Quang Khải. – Em không muốn bị ai đó lải nhải bên tai đâu – Chàng nhìn An Tư cười cười.

- Đi thì đi. Chúng ta đỡ phải đem theo tỳ nữ hầu hạ để An Tư làm nhiệm vụ thay họ là được – Quảng Khải vui vẻ đáp.

Vì đã được các anh đồng ý cho đi cùng nên An Tư không thèm chấp lời trêu chọc xếch mé của Quang Khải. Nàng hào hứng:

- Các anh định chơi thuyền trên sông nào?

- Sông Tô Lịch – Nhật Duật trả lời.

- Suốt ngày sông Tô Lịch, hay hôm nay cho thuyền ra sông Phú Lương [2] đi – Nàng đề nghị.

- Chơi thuyền trên sông là phải chọn nơi có cảnh đẹp, sông nước êm đềm chứ sao lại chọn một nơi như sông Phú Lương – Trần Hoảng bật cười, cốc đầu An Tư.

- Nghe cũng hay đấy, coi như hôm nay chúng ta đổi mới một lần xem sao – Quang Khải lên tiếng ủng hộ An Tư không rõ đùa hay thật.



Nước sông Phú Lương mang nặng Phù Sa cuồn cuộn chảy. Trên mặt sông nổi bật một chiếc thuyền sang trọng đang chậm rãi lướt đi. An Tư chống hai tay lên thành thuyền, phóng tầm mắt ra sông nước mênh mông. Nàng đưa tay cài những sợi tóc bị gió đùa nghịch làm cho loà xoà ra sau vành tai. Khi thuyền lướt qua bờ Bắc sông Phú Lương, ngay bên kia bờ chính là thành Thăng Long, ánh mắt An Tư liền trở nên phức tạp, nàng cất tiếng hỏi:

- Giả sử các anh là quân Mông – Nguyên – Nguyên thì khi muốn chiếm Thăng Long, các anh sẽ hạ trại đóng quân ở đâu?

Trần Hoảng, Quang Khải và Nhật Duật quay sang nhìn nhau. Không nghĩ đến đang dạo chơi mà An Tư lại hỏi chuyện liên quan đến chính sự. Thế nhưng họ vẫn trả lời:

- Sẽ đóng ở bờ Bắc sông Phú Lương. Chính là đoạn này.

- Quân đóng ở ngay sát Thăng Long chắc chắn là đại quân. Nếu như…nếu như dưới mảnh đất chúng hạ trại có một hệ thống đường hầm thì việc gián điệp truyền tin ra ngoài, việc tập kích bất ngờ sẽ dễ hơn biết mấy – Đôi mắt nàng vẫn nhìn vào bãi bờ mà quân Mông – Nguyên sẽ có khả năng đóng quân nhất, nàng cắn môi nói. – Nhưng có lẽ đây là điều không tưởng, sau khi chúng hạ trại thì không thể đào hầm, còn nếu xây dựng từ trước thì làm sao biết chính xác nơi chúng sẽ đóng quân, và làm thế nào để giữ bí mật khi khúc sông này có rất nhiều người qua lại.

- An Tư, hôm nay chúng ta đi chơi để thư giãn đầu óc, mấy chuyện này bỏ đi, hơn nữa con gái chỉ nên lo sinh con đẻ cái, nữ công gia chánh. – Khi sự ngạc nhiên trước những gì An Tư nói ra và ý tưởng đào một hệ thống hầm ngầm ngay dưới chỗ giặc đóng quân của nàng qua đi, Quang Khải lên tiếng.

- Con gái họ Trần không những phải biết cưỡi ngựa bắn tên, giỏi võ công mà còn phải thông thuộc binh pháp để tự bảo vệ mình và khi cần có thể ra trận điều binh khiển tướng. Anh quên điều này à – An Tư chống nạnh đáp – Khi giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.

- An Tư, nhìn bộ dáng đanh đá như mấy bà bán cá ngoài chợ bây giờ của em, ta thực sự lo lắng về chuyện kiếm một phò mã cho em – Trần Hoảng cười nói.

- Vậy thì anh khỏi phải kiếm là được – An Tư khoác tay Trần Hoảng nũng nịu.

- …

Dòng nước đỏ màu phù sa không ngừng trôi chảy. Gió thổi làm căng chiếc buồm trắng vừa được căng lên, con thuyền lướt đi nhanh hơn. Tiếng cười trên thuyền theo gió lan xa làm xao động cả mặt sông rộng mênh mông. Chỉ mong nước sông Phú Lương cứ mãi trong sạch như thế này, không bị nhuốm máu tanh. Liệu có thể không?

Chú thích:

[1] Việc người con của Trịnh Giác Mật ở lại kinh thành được Trần Nhật Duật xin vua phong tước cho và giao cho việc trông coi ao cá dựa theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép.

[2] Sông Phú Lương: Sông Hồng.
 
Hiệu chỉnh:
Oa! c post nhanh thật! :))
Đọc đến cảnh Nhật Duật ghen ,e k nhịn cười được:3
À, có vài lỗi type đó c!! :))
 
hocviennganhang 2 lỗi nhỏ thôi c ạ! E mắc cười tại vì e tưởng tượng ra mặt của ảnh lúc đó nên e mắc cười thôi! * trí tưởng tượng phong phú =_= *
 
shingin thực ra lúc c viết đoạn ấy chính c cũng không tưởng tượng ra mặt Nhật Duật sẽ như thế nào, tệ hơn là tất cả các nhân vật c viết trong fic c đều không tưởng tượng được ra ngoại hình họ trông giống như thế nào, mặt mũi ra sao :(
pecun_evil hic chương này đoạn Nhật Duật ghen là khó viết nhất và cũng là đoạn chị thấy mình viết dở nhất vì...không biết viết kiểu gì và thấy không hài lòng, nói chung là mấy đoạn tả tâm trạng người đang yêu thấy không biết phải viết kiểu gì :(
 
hocviennganhang em thấy chị viết đọan ấy thú vị đấy chứ nhất là đoạn Nhật Duật nghĩ đến tương lai 8 năm nữa, em chỉ thấy hơi kì kì đoạn Nhật Duật hỏi anh mình cảm giác thix một ng là ntn
 
pecun_evil ND hỏi anh - một ng có nhiều thê thiếp để xác nhận lại cảm giác của mình xem có đúng k vì ảnh bị ám ảnh về chuyện thích 1 đứa trẻ. Sử ghi nhận Trần Quang Khải là một tài năng lỗi lạc nhưng cũng nói ông có nhiều thê thiếp.
 
Chương 20: Đốm lửa.

Thay xong trang phục của dân thường, giắt một ít tiền vào ruột tượng, An Tư xỏ đôi guốc mộc vào rồi chuẩn bị xuất cung. Khi băng qua ngự hoa viên nàng cẩn trọng ngó trước nhìn sau để đề phòng Thái thượng hoàng cũng đang ngắm cảnh đâu đó trong ngự hoa viên bắt gặp mình lại trốn đi chơi. Do mải ngó nghiêng tứ phía, An Tư không để ý đằng trước kết quả là đâm sầm vào một người và bị một cú ngã đau điếng.

- Tôi xin lỗi, cô nương không sao chứ – Người không may bị An Tư đâm vào áy náy lên tiếng.

- Không là lỗi của ta mới đúng, là ta không cẩn thận – An Tư đứng dậy, vừa cúi đầu phủi quần áo, vừa hối lỗi nói.

Sau nghĩ lại lời người kia, nàng thấy hơi kỳ lại, là cung nữ nội thị hay cấm vệ quân nếu biết nàng thì không thể nói như thế mà phải cung kính, có khi còn quỳ xuống rối rít xin nàng tha tội vì đã đụng phải công chúa. Chắc là người mới vào cung. An Tư ngẩng lên thì thấy đó là một chàng trai tầm 17 tuổi, mặt mũi sáng sủa nhưng cách ăn mặc rất kỳ lạ, đây không phải là trang phục của người Kinh. Nếu nàng đoán không nhầm thì đây là trang phục của người sống ở vùng Đà giang.

Trịnh Giác Sơn thoáng ngẩn người khi nhìn rõ dung mạo mỹ lệ của người thiếu nữ trước mặt. Đôi mắt đen lay láy ngập nước như đầm sâu. Đôi tròng mắt lanh lợi tinh quái của An Tư khẽ đảo một vòng ngầm quan sát người thanh niên trước mặt. Nhìn dáng vẻ thật thà của Giác Sơn, An Tư nảy ra ý định trêu chọc:

- Anh là thái giám mới nhập cung? – Nàng khẽ chớp mắt ngây thơ hỏi.

- Không. Tôi là người trông coi ao cá ngự. – Nghe An Tư hỏi vậy, Giác Sơn vội lắc đầu. – Cô là…cung nữ? Nhưng y phục của cô không giống những người khác mà trông giống dân thường nhưng sao mà dân thường có thể vào cung được – Giác Sơn cẩn trọng hỏi.

An Tư đang định gật đầu xác nhận mình là cung nữ và bịa chuyện mình vâng lệnh chủ nhân ra ngoài thành làm việc thì lúc đó vừa vặn có một đoàn cung nữ đi, trông thấy An Tư liền nghiêng mình thi lễ:

- Tiểu tỳ tham kiến công chúa.

- Miễn lễ - An Tư thở dài, khẽ phất tay áo, chỉ có thể trách trời không muốn cho nàng trêu chọc người khác. Đoàn cung nữ sau khi được An Tư miễn lễ liền rảo bước tiếp tục đi làm nhiệm vụ của mình kẻo bị tổng quản trách mắng.

Nghe đoàn cung nữ gọi người thiếu nữ mặc y phục thường dân, trang sức giản dị đứng trước mắt mình là công chúa, Giác Sơn ngạc nhiên rồi nhớ ra mình đã đắp tội liền quỳ xuống nói:

- Thần không biết người là công chúa. Mong công chúa tha tội.

- Anh đứng dậy đi – An Tư nhẹ nhàng đáp. – Anh có tội đâu mà xin tha.

- Công chúa gọi thần là “anh” như vậy, thần có to gan đến đâu cũng vạn lần không dám nhận – Giác Sơn cúi đầu cung kính.

An Tư từ từ khuỵ một gối xuống đất làm trụ, để mắt mình ngang tầm với mắt Giác Sơn, nàng mỉm cười, giọng nhẹ tênh nhưng khiến người đối diện nghe thấy mà bất giác lạnh người:

- Ta lại thấy anh rất to gan là đằng khác. Đến việc ta muốn gọi người khác như thế nào, anh cũng muốn quản sao?

Giác Sơn lúng túng không biết phải trả lời như thế nào để khỏi đắp tội với công chúa cao quý, nàng công chúa này khiến người ta như đi vào màn sương mù dày đặc không biết đâu là thật đâu là đùa, cảm thấy vô cùng hoang mang. Nụ cười tuy dịu dàng, đôi mắt sóng sánh nước với ánh nhìn chan hoà nhưng không hiểu sao lại khiến chàng cảm thấy, nói như thế nào nhỉ, cảm thấy…đáng sợ.

- Trò không cần quan tâm đến lời An Tư vừa nói đâu, nó đùa đấy.

Nhân có việc vào cung, Nhật Duật đến ao cá xem tình hình Giác Sơn thế nào, vừa vặn bắt gặp em gái mình đang vặn vẹo làm khó người ta, liền lắc đầu lên tiếng.

- Thầy – Giác Sơn cúi chào Nhật Duật.

- Trò đứng dậy đi. Em gái ta muốn gọi trò là gì thì cứ mặc kệ nó. – Chàng khẽ bảo.

- Vâng – Giác Sơn thưa.

Rồi Nhật Duật quay sang An Tư giọng nửa dung túng, nửa đe doạ:

- Còn em, ăn mặc như thế này lại muốn trốn đi chơi đúng không? Hôm nay thì không được rồi, anh nghe nói Thái thượng hoàng đang trên đường đến Tân Nguyệt điện đấy.

- Sao anh không nói sớm hơn. – An Tư nhăn mặt, rồi nàng vội kéo váy chạy đi, vừa chạy vừa vẫy tay và nói với lại – Em về đây.

Sứ giả Nguyên triều sắp sang Đại Việt. Thái thượng hoàng, Chiêu Minh vương Trần Quang Khải, quan gia đang lo chuyện tiếp đón sứ giả nên làm gì có thời gian mà đến Tân Nguyệt điện. Nhật Duật biết chắc chắn điều đó vì chàng đang trên đường đến điện Long An để cùng mọi người bàn bạc về việc tiếp sứ. Để đón tiếp và ứng phó trước những tên sứ giả hống hách kiêu căng ngạo mạn, luôn hạch sách đủ điều và đưa ra những yêu cầu phi lý thì người có trọng trách đón sứ giả phải là người có bản lĩnh, tài năng, sắc sảo, khả năng ứng biến linh hoạt, giỏi ngoại giao đối đáp để sứ giả Nguyên triều không có cớ nói Đại Việt đắp tội với thiên triều của chúng nhưng cũng không đời nào làm mất quốc thể. Mềm dẻo nhưng cứng rắn. Người trực tiếp đón tiếp sứ giả là Quang Khải. Đây là một lựa chọn vô cùng sáng suốt. Còn Nhật Duật chỉ phụ trách phần ca vũ trong yến tiệc tiếp đón sứ giả mà thôi.

Khi chạy hộc tốc về đến nơi, An Tư sẽ biết mình bị lừa. Nghĩ đến gương mặt tức tối của nàng, Nhật Duật cảm thấy thật thoải mái trong lòng. Nhớ ra điều quan trọng, cảm thấy áy náy Nhật Duật liền quay sang vỗ vai Giác Sơn đang đứng bên cạnh:

- Trò ở đây phải hết sức bảo trọng. An Tư, nó sẽ không bỏ qua dễ dàng cho trò đâu.

Để lại đứa học trò đáng thương đang ngơ ngác vì không hiểu thầy của mình sao lại nói như vậy, Nhật Duật rời đi đến điện Long An kẻo trễ giờ. Vừa đi chàng vừa lẩm bẩm:” Giác Sơn, thầy có lỗi với trò. Trò có trách thì hãy trách An Tư oan có đầu nợ có chủ, sao lại giận cá chém thớt”.



- Cho anh này – An Tư tung một quả táo chín mọng về phía Trịnh Giác Sơn đang ngồi trong đình trên mặt hồ cá.

- Thần xin đa tạ công chúa – Giác Sơn bắt lấy, cung kính nói.

Trước thái độ cung kính đa lễ của Giác Sơn, An Tư phất tay áo một cách chán nản rồi ngồi xuống cạnh chàng. Gần đây An Tư rất ngoan ngoãn yên phận ở trong cung. Sứ giả nhà Nguyên sắp sang, còn mục đích gì ngoài thăm dò Đại Việt và tìm cách gây hấn để có cớ phát động chiến tranh, đem quân thôn tính Đại Việt. Chiến tranh chắc chắn không thể tránh được, chỉ là chuyện sớm hay muộn mà thôi. Thế nhưng cái Đại Việt cần là thời gian, thời gian để chuẩn bị xây dựng lực lượng vững chắc. Hoàng huynh đang bận rộn chính sự, lao tâm khổ tứ vì đất nước, nàng không giúp được gì thì ít nhất cũng đừng làm hoàng huynh phiền lòng vì mình. Ở mãi trong tẩm điện sinh buồn chán, nàng ra ngự hoa viên đi dạo, lại gặp người mặc trang phục miền núi hôm trước ở chỗ ao cá, liền ghé vào đình chơi rồi tiện hỏi chuyện vài câu. Nàng không được đi nhiều như Nhật Duật nên rất tò mò về vùng núi Tây Bắc hùng vĩ ấy, nên thỉnh thoảng vẫn hay đến đây để nghe Giác Sơn kể chuyện trên ấy.

Thấy An Tư ngồi xuống cạnh mình, Giác Sơn vội vàng đứng lên, không dám to gan ngồi cùng với công chúa. An Tư xoa xoa quả táo trong tay mình rồi đưa lên miệng cắn một phát, mắt lơ đãng nhìn những con cá vàng đang bơi lội có vẻ rất thảnh thơi kia, chán nản nói:

- Người Man từ lúc nào mà coi trọng lễ nghi đến vậy. Anh cứ ngồi xuống đi

Giác Sơn đành ngần ngừ ngồi xuống. Gần đây chàng nghe được những lời bàn tán không hay của bọn cung nữ nội thị. Họ cười nhạo sau lưng chàng là kẻ thô lỗ quê mùa, là giống người man di mọi rợ ăn bằng tay uống bằng mũi, rằng giữ chàng lại kinh thành chẳng qua chỉ là một con tin chính trị không hơn không kém, họ chê bai việc chàng vô cồng rồi nghề nên Thái thượng hoàng mới giao cho việc trông coi ao cá – công việc của bọn hoạn quan để gọi là có việc, rồi cái tước Thượng phẩm chỉ là hữu danh vô thực, họ còn nói chàng là đũa mốc mà chòi mâm son và cóc ghẻ mà đòi ăn thịt thiên nga, dám tiếp cận quyễn rũ công chúa cành vàng lá ngọc. Giác Sơn không tin những điều đấy, chàng tin vào sự coi trọng, tình nghĩa của Thái thượng hoàng và Chiêu Văn vương giành cho mình, thế nhưng thực sự ít nhiều vẫn bị dao động.

- Anh kể cho ta nghe tiếp chuyện phong tục trên ấy đi – An Tư vui vẻ đề nghị - Đúng rồi có lần ta nghe anh Chiêu Văn nói là Đà giang có tục cướp vợ rất thú vị đúng không?

- Vâng. Vào một đêm trăng thanh, chàng trai miền núi vác chiếc thang tựa cửa nhà người yêu, rồi thổi một điệu kèn môi t.ình tứ bằng chiếc lá. Âm điệu du dương khiến lòng cô gái thổn thức, xốn xang. Nàng bắt đầu hé cửa sổ thì chàng lập tức ghé thang lên, trèo vào và cõng nàng chạy vào rừng. Họ ở bên nhau 3 ngày, rồi trở về nhà bố mẹ vợ, xin phép cưới. – Giác Sơn chậm rãi kể, lòng nhớ về khung cảnh nơi quê nhà, có tiếng sao văng vẳng bốn phương, có suối chảy róc rách, có núi cao hùng vĩ.

- Vậy… - An Tư dùng ánh mắt tinh quái thấp thoáng những tia trêu chọc nhìn Giác Sơn – Anh đã có ý định cướp cô gái nào chưa.

- Dạ, thần chưa có ạ.

- Chúng ta là bạn. – An Tư vỗ vai Giác Sơn – Anh có ý với cô gái nào thì cứ kể với ta đi, không phải ngại đâu – Thấy Giác Sơn có vẻ lúng túng, nàng càng trêu chọc.

- Công chúa đừng trêu thần nữa ạ - Hai vành tai Giác Sơn dần dần đỏ lên.

- …

Đôi mắt An Tư thu hẹp lại sắc bén, nàng quay lại bụi cây sau lưng gần đấy, bắt gặp hai cung nữ bộ dáng lấm lét lén lút đang thì thầm to nhỏ. Giác Sơn phát hiện ra bọn họ trước An Tư vì chuyện này xảy ra thường xuyên rồi. Bắt gặp ánh nhìn lạnh lẽo của An Tư, hai cung nữ toan lẩn đi.

- Đứng lại – An Tư lên tiếng, ngữ điệu ôn hoà mà đanh thép – Hai ngươi lại đây cho ta.

Biết chạy cũng không thoát được, hoàng cung nơi này có chỗ nào là không phải của hoàng tộc, hai nàng cung nữ vội líu ríu đi đến trước mặt An Tư và nghiêng mình thi lễ. An Tư khẽ phất tay áo. Nàng tự mình rót trà, quý phái cầm chén trà lên tao nhã nhấp một ngụm. Ánh mắt lạnh lẽo ban nãy biến mất không một vết tích, An Tư mỉm cười thân thiện, nhẹ nhàng cất lời:

- Các ngươi vừa nói chuyện gì. Nói lại cho ta nghe được không? Ta sẽ ban thưởng.

Hai người cung nữ nghĩ công chúa sẽ giận dữ trách mắng họ vì tội nói xằng bậy về Trịnh Giác Sơn nhưng ai ngờ công chúa lại hỏi vậy với vẻ thích thú muốn nghe và đồng tình với chuyện họ nói. Họ nhắc lại những lời không hay về Trịnh Giác Sơn. Vừa nói vừa len lén nhìn Giác Sơn với vẻ khinh thường xen lẫn đắc thắng. Giác Sơn đứng bên cạnh, gương mặt từ từ đanh lại, bàn tay nắm chặt. Tiếp xúc với An Tư một thời gian, chàng rất quý vị công chúa này, nhưng không nghĩ nàng cũng giống như bọn họ. Bộ mặt của hoàng cung, của triều đình, chàng đã thấy rõ rồi.

- Còn gì nữa không? – An Tư nhẹ giọng hỏi khi hai nàng cung nữ kể xong.

- Dạ bẩm, hết rồi ạ.

“Rầm”

Giác Sơn đang định bỏ đi thì nghe tiếng đập tay xuống bàn cùng giọng quát đanh thép của An Tư:

- To gan. Các ngươi là cung nữ trong cung mà không biết an phận làm việc. Dám bàn tán chuyện của bề trên. Đừng tưởng ta không biết chuyện này diễn ra lâu rồi. Đã sống trên đất Việt thì đều là người Việt. Các phò mã triều Lý đều là người miền núi. Con trai tù trưởng Đà giang mang tước Thượng phẩm do đích thân Quan gia ban tặng. Các ngươi nói hữu danh vô thực, như vậy khác nào phỉ báng Quan gia. Việc Thái thượng hoàng để Thượng phẩm trông coi ao cá là để xem tài năng nảy nở về mặt nào và sẽ ứng cử vào một vị trí xứng đáng. Các ngươi chê cười việc Thượng phẩm làm có phải là muốn chê cười Quan gia không? Ao cá ngự là nơi Thái thượng hoàng, Quan gia, hoàng hậu và các vị vương gia hay lui tới, nếu như có thích khách ẩn nấp quanh đấy thì sao? Trông coi ao cá ngự mà là một việc vớ vẩn ư? Là các ngươi thấy Thượng phẩm tiếp cận ta hay là ta chủ động đến tìm Thượng phẩm?

- Công chúa tha tội. Chúng tỳ không dám – Hai nàng cung nữ mặt xám như chàm đổ, vội vã quỳ xuống, run như cầy sấy, dập đầu miệng lia lịa xin tha tội. Công chúa vừa lúc nãy hãn còn.., vậy mà giờ cả người toát ra âm khí lãnh lạnh lẽo, quyền uy lấn át người khác.

- Chính miệng các ngươi vừa nói ra mà còn dám chối. – An Tư nhạt giọng.

- Xin công chúa tha mạng, công chúa tha mạng.

- Người đâu, mang hai kẻ này đến cho tổng quản cung xử lý. Nói với tổng quản là cứ chiếu theo cung quy mà xử, không cần nhân từ – An Tư thờ ơ ra lệnh. – Còn nữa, ta còn nghe thấy kẻ nào trong cung dám xàm ngôn thì liền xử phạt gấp đôi, các ngươi có tấm gương trước mắt rồi đó.

Trong hoàng cung là nơi mà lời nói không có cánh vẫn có thể bay đến mọi ngóc ngách. Vì vậy mà lời nói của An Tư khiến nhiều kẻ chột dạ, cũng có kẻ yên tâm, cười thầm trong lòng. Hoàng cung xa hoa tráng lệ là thế, nhìn yên bình là thế nhưng có ai biết bên trong có bao nhiêu đợt sóng ngầm, bao nhiêu âm mưu chính trị, bao nhiêu thủ đoạn ngoại giao. Tất cả cỏ cây tấc đất trong hoàng cung này đều có máu tươi tưới lên cả. Những con cá kia, người đời nghĩ chúng thảnh thơi bơi lội nhưng họ có phải là cá đâu mà biết chúng thảnh thơi. Những có cá kia chỉ trông có vẻ thảnh thơi cho đến khi có mồi ăn…

- Giác Sơn – An Tư nhìn thẳng vào mắt Trịnh Giác Sơn và hỏi – Những lời điều tiếu như thế này anh có tin không?

- Thần không. – Trước ánh mắt mong chờ của An Tư, Giác Sơn đáp. Những nghi ngờ và lấn cấn trong lòng vẫn còn nhưng chính trị luôn tàn khốc, nên thực sự việc chàng ở lại kinh thành để làm một con tin chính trị của nhà Trần thì cũng không thể trách được. Hơn nữa người xin cha ở lại kinh thành để bái Chiêu Văn vương chính là chàng. Có thể trách ai?

….

Trên lầu cao hóng gió trong ngự hoa viên có 2 người đàn ông đang đứng theo dõi cảnh diễn ra tại ao cá từ lúc bắt đầu cho đến giờ một cách rõ mồn một. Việc bàn tàn về chuyện Trịnh Giác Sơn trông coi ao cá ngự nổi lên trong cung đã được một thời gian. Không tự dưng có ngọn lửa nào lại bùng lên, chắc chắn phải có kẻ đứng trong bóng tối dàn xếp. Chuyện này tác động trực tiếp đến mối quan hệ giữa triều đình và vùng Đà giang. Không thể không giải quyết.

- Hình như An Tư diễn hơi quá thì phải – Nhật Duật lên tiếng – Hai cung nữ kia mặt trắng bệch không còn chút huyết sắc rồi. Hoàng huynh, khả năng hai cung nữ này bị diệt khẩu có cao không?

- Nếu không có gì bất thường thì chúng sẽ không làm vậy mà để cho mọi chuyện yên ắng lắng xuống. Tự dưng giết người diệt khẩu như thế khác nào lạy ông tôi ở bụi này. – Trần Hoảng lắc đầu.

- Hoàng huynh, anh định để bọn mật thám của Nguyên triều trong cung bao lâu nữa. – Nhật Duật trầm ngâm rồi cất tiếng hỏi. – Chuyện lần này chắc chắn cũng do chúng gây ra.

- Chưa phải lúc hạ màn kịch. Bây giờ ta có tiêu diệt hết mật thám của Nguyên triều trong cung thì chúng lại đưa người mới vào. Chi bằng cứ để bọn cũ ở đấy, ta đã biết rõ chúng là những kẻ nào, cung cách hoạt động ra sao, đưa tin về nước như thế nào, lại có thể lợi dụng chúng để đưa những tin mình muốn về Nguyên triều – Trần Hoảng mỉm cười, đưa tay khẽ vuốt râu.

- Điều này em hiểu – Nhật Duật gật đầu – Khi chuyện này hoàn toàn lắng xuống, em nghĩ đến lúc nên để Trịnh Giác Sơn trở về Đà giang rồi.

- Phải. Nên vậy – Trần Hoảng tán đồng, đôi mắt đã nhuốm màu thời gian nhưng vẫn còn rất tinh anh sắc sảo chìm vào suy tư.



Thấy đoàn sứ giả Nguyên triều nghênh ngang hống hách sắp đi tới, người đi đường vội dạt sang hai bên để tránh đường, các hàng quán vội vã thu dọn. Chẳng ai muốn mắc cái tội bất kính với sứ giả ngoại quốc. Bọn lính dẹp đường gân cổ gào thét quát tháo, chúng còn quơ giáo loạn xạ rồi đạp đổ hàng quán hai bên đường. Sài Thung – Kẻ dẫn đầu đoàn sứ giả chễm chệ ngồi trên kiệu, đầu đội mũ bằng lông thú, vẻ mặt châng cháo không coi ai ra gì. Đôi mắt bé tí như đường chỉ, râu cá trê vểnh lên, cái bụng phệ làm thân hình hắn trông có vẻ nặng nề. Thực sự là Haibara nhìn cảnh đoàn sứ giả của Đại Nguyên nghênh ngang hống hách mà không vừa mắt chút nào. Thấy đoàn quân sắp đi đến chỗ mình, Haibara vội tránh đường nhưng do gấu váy dài quá nên luống cuống thế nào lại ngã làm đống giấy mới mua đựng trong túi vải đeo bên vai tung toé ra đường.

Bọn lính thấy vậy liền quát tháo ầm ĩ. Nàng định đứng dậy th.ì không từ dưới mắt cá chân truyền lên một cảm giác đau nhói, hình như nàng bị trặc chân rồi. Sài Thung nghe tiếng ồn ảo liền cất cái giọng ồm ồm hỏi:

- Kẻ nào dám chắn đường của sứ giả thiên triều vậy?

- Dạ bẩm đại nhân, là một con nhóc ạ - Tên lính bên kiệu xun xoe trả lời.

- Thật to gan. Giết nó đi – Sài Thung nhếch mép. Từ khi qua biên giới, đặt chân vào Đại Việt, hắn đã gặp không ít chuyện bực mình, thậm chí cả bẽ mặt. Bọn quan lại tiếp đón hắn ở biên giới lẫn địa phương kẻ nào kẻ nấy đều mồm miệng sắc sảo, khiến hắn vốn định bắt bẻ hạch sách chúng thì lại bị chúng nói lại đến mức chỉ còn biết nuốt hận vào trong. Bọn không biết trời cao đất dày là gì. Hắn không tin bọn quan ở triều đình cũng dám khinh xuất như vậy. Bực mình hơn là khi đi qua vùng núi giáp biên giới hắn đã cho tay chân đi dò la thăm lùng đường đi lối lại nhưng kết quả chẳng thu được gì. Bọn Đại Việt không biết làm cách nào khiến cho hắn cảm thấy như bị che tai che mắt, kết quả khi đi qua những vùng có địa thế quan trọng rồi vẫn chưa biết địa hình ở đó như thế nào.

Đã được lệnh của Lễ bộ thượng thư, một tên lính cầm giáo định đâm thẳng vào Haibara. Vốn đã nghĩ mình sẽ bỏ mạng oan uổng tại nơi này nhưng lúc mũi giáo nhọn hoắt kia sắp tàn nhẫn đâm xuyên qua người nàng thì có một thanh kiếm chặn lại.

- Đại nhân xin dừng tay – Người vừa ra tay nghĩa hiệp lên tiếng.

Haibara mở mắt nhìn. Người vừa cứu nàng là một chàng trai khoảng 20 tuổi. Dáng người cao lớn vạm vỡ, vai hùm lưng gấu. Nước da nâu bóng rám nắng khoẻ mạnh. Khuôn mặt khôi ngô tuấn tú mang theo nét rắn rỏi. Đôi lông mày đen rậm, ánh mắt toát lên sự cương nghị. Có vẻ là người có võ công cao cường.

- Ngươi là kẻ nào? Dám to gan chặn kiệu của Lễ bộ thượng thư thiên triều – Tên lính vừa định đâm Haibara hống hách quát lên. – Mau bắt hắn lại.

Kẻ đó vừa dứt lời, đám lính cầm giáo liền chĩa mũi nhọn vây xung quanh người thanh niên đó. Một người từ trong đám đông bên đường vội chạy ra bế lấy Haibara tránh gọn vào bên đường. Haibara nhận ra đó là Dương Đông.

- Em có sao không? – Dương Đông thì thầm hỏi. Lúc nãy khi nhìn thấy Haibara bị đâm, Dương Đông thót tim, nàng rất muốn chạy ra cứu nhưng nước xa không cứu được lửa gần, bị kẹt giữa đám đông khiến nàng không nhúc nhích được. Cũng may đã có vị anh hùng kia ra tay cứu giúp kịp thời nếu không giờ có lẽ cô bé nàng bế trong tay đã thành một cái xác không hồn. Không biết là lý do gì và tại sao, nhưng với sự nhạy cảm của mình Dương Đông biết Chiêu Văn vương rất coi trọng cô bé này. Vừa nghĩ đến ánh mắt lạnh băng của vương gia nếu nghe tin quân Thát ngang ngược giết chết cô bé, Dương Đông đã thấy rùng hết cả mình. Chủ nhân của nàng là người mừng giận không lộ ra mặt, không bao giờ đập bàn thậm chí là to tiếng quát tháo, mà khi đó người thường ngồi trầm mặc một mình, dù tức giận đến mấy cũng chỉ là nét mặt mới đanh lại và ánh mắt hết sức lạnh lẽo không có lấy một tia ấm áp. Chỉ vậy thôi nhưng nàng lại thấy đáng sợ hơn cả việc người cứ to tiếng quát tháo, hoặc thể hiện sự giận dữ ra mặt.

- Em không – Haibara lắc đầu – Nhưng anh ấy… - Nàng lo lắng nhìn về phía ngươi vừa cứu mình đang bị bủa vây kia.

- Người đó sẽ không sao đâu – Dương Đông nói.

- Có lẽ chị nói đúng – Haibara cẩn thận quan sát người thanh niên nọ - Ánh mắt anh ta rất bình tĩnh, không có lấy một tia xao động. Có lẽ tình huống này sẽ xảy ra đã được anh ta lường trước rồi và sẽ có cách giải quyết.

- Em yên tâm. Nếu anh ta không tự giải quyết được thì chị sẽ ra mặt. Người của Chiêu Văn vương dù ít dù nhiều chúng cũng phải nể mặt. – Dương Đông lên tiếng trấn an.

Trong khi đó chàng trai kia bị bao vây như vậy liền vứt kiếm xuống dưới đất, chắp hai tay ra vẻ cung kính nói to và rõ ràng để người trong kiệu chắc chắn nghe rõ:

- Bẩm Lễ bộ thượng thư, thảo dân nào dám to gan chặn kiệu làm trễ nải việc đại sự của đại nhân. Cô bé kia chắc chắn cũng vậy. Có lẽ là do cảm thấy áp lực trước sự oai nghiêm uy phong của ngài nên mới không kịp tránh đường. Nghe danh đại nhân là người phóng khoáng, độ lượng, nổi danh bốn bề. Thảo dân trộm nghĩ một người như thế chắc chắn sẽ không thèm chấp một đứa trẻ vì vô ý mà ngã trước kiệu của mình. Nên thấy người lính này tự ý định giết cô bé, thảo dân mới mạo muội chặn giáo của anh ta lại, quyết không để thanh danh của ngài bị nhiễm bẩn bởi tuy rằng anh ta tự ý hành động, nhưng nhiều người sẽ nghĩ do ngài hạ lệnh. Quân lính của Đại Nguyên nổi tiếng tứ phương là tinh nhuệ thiện chiến, anh dũng, quả cảm, có lý nào lại đối phó với một cô bé yếu ớt.

Người dân xung quanh nghe vậy liền xôn xao tán đồng rồi đồng thanh hô:

- Xin lễ bộ thượng thư khoan dung tha tội cho cô bé và chàng trai này.

Sài Thung ngồi trong kiệu nghe những lời nói của người thanh niên trước mặt mà chau mày lại. Hừ, kẻ này không phải là một tên tầm thường. Đối diện với hiểm nguy tính mạng mà không sợ hãi. Nói năng lưu loát. Khen hắn là người độ lượng, không chấp trẻ con, nếu hắn vẫn cố giết đứa bé kia thì quá như tự nhận mình là người hẹp hòi, nhỏ mọn, rôi chuyện quân hộ tống sứ giả thiên triều giết một đứa bé sẽ trở thành nhiều chuyện khiến nhiều người chê cười. Kẻ đó lại còn khôn ngoan nói rằng tên lính dưới trướng tự ý lộng hành, không phải theo lệnh của hắn. Dân chúng xung quanh vẫn đồng loạt lặp lại câu hô ban nãy. Sài Thung nhếch mép, vân vê cái râu của mình rồi cất lời:

- Bổn quan tha tội cho các ngươi. – Hắn dứt lời, bọn lính liền hạ giáo xuống.

- Đa tạ đại nhân – Người thanh niên thưa

- Ngươi nên quỳ xuống tạ ơn ta mới đúng – Sài Thung đáp.

Nghe Sài Thung ngang ngược nói như vậy, ban tay chàng trai nắm chặt lại. Quỳ là một sự sỉ nhục.Đối với một dân thường phải quỳ trước kẻ ngoại bang ngang nhiên hống hách trên đất nước mình, bắt nạt dân mình là một sự nhục nhã thì đối với một võ quan của triều đình như chàng càng là sự sỉ nhục. Không thể quỳ.

Chàng đặt tay phải lên ngực trái cúi đầu:

- Đa tạ đại nhân. Để bày tỏ sự tạ ơn của thảo dân có lẽ quỳ cũng không thể thể hiện hết, chi bằng hành lễ theo phong tục của quý quốc.

- Hừ, đi – Sài Thung ra lệnh cho đoàn quân tiếp tục đi. Vốn định hạ nhục kẻ kia nhưng tên đó lại lôi cách hành lễ của thiên triều vào để tạ ơn khiến Sài Thung không thể bắt bẻ, nếu hắn cứ tiếp tục ép tên kia phải quỳ khác nào hạ thấp lễ nghi của Nguyên triều. Đặt chân đến cái xứ này, đi đâu mà gặp chuyện với bọn dân Nam cũng toàn chuốc lấy bực mình vào người. Đủ mềm dẻo, đủ cứng rắn, đủ nhún nhường, đủ hiên ngang, như tre uốn mình trước gió nhưng không bị quật ngã và vẫn đứng thẳng.

Đoàn sứ giả đi qua, đường phố lại trở về nhịp sống bình thường, có điều bộ mặt tức tối của tên sứ giả lúc rời đi khiến dân chúng hả hê. Người thanh niên gan dạ kia cũng đã hoà vào dòng người trên đường.

Người đó là tướng quân Nguyễn Khoái.



Đám đông đã giải tán, không còn gì để xem nên người đàn ông trẻ ăn mặc sang trọng ngồi cạnh cửa sổ của lầu trên một quán quay sang nhìn người đối diện, cây quạt trong tay gập lại:

- Tên Sài Thung này thật hống hách. Cha nghĩ sao nếu để Nguyễn Khoái nắm trọng trách chỉ huy đội quân Thánh Dực. – Trần Khâm lên tiếng.

- Hắn sang lần này mục đích là gây hấn để kiếm cớ cho Đại Nguyên khởi binh nên không hống hách thì cũng phải cố phải tỏ ra ngang ngược để chúng ta không kiềm chế được mà phản kháng lại, chỉ cần như vậy là đã có cái cớ chống lại thiên triều rồi. Có điều tên Sài Thung này không phải loại thùng rỗng kêu to, cũng lè kẻ học rộng biết nhiều. Về chuyện của Nguyễn Khoái thì cần một thời gian nữa – Trần Hoảng chậm rãi ngụm trà rồi đáp – Người mà Nguyễn Khoái vừa cứu, con có biết là ai không?

- Là một cô bé ạ - Trần Khâm đáp, không hiểu tại sao phụ hoàng mình lại hỏi câu như vậy, không quen không biết thì làm sao chàng biết đấy là ai được. – Cha hỏi vậy là biết cô bé đấy sao?

- Ừ - Trần Hoảng gật đầu – Là thư đồng của Chiêu Văn.

- Đấy không phải là đứa trẻ tầm thường đâu – Trần Khâm mỉm cười – Trước tình huống như vừa rồi mà không rối loạn, không khóc lóc, không run rẩy. Chú Chiêu Văn quả biết cách chọn người.

- Nhưng có điều ta không biết Chiêu Văn có bỏ đói con bé không mà thấy so với hồi gặp nó lần đầu gần 1 năm trước đây, nhìn chẳng lớn lên tí nào trong khi trẻ con thay đổi từng ngày – Trần Hoảng nói bâng qươ.

- Vậy thì cha phải hỏi chú ấy rồi – Trần Khâm lắc đầu.



- Chân em bị thương rồi, để chị đưa em đến thầy lang – Mọi chuyện đã yên ổn, Dương Đông xem xét vết thương của Haibara rồi nói.

- Em chưa kịp cảm ơn người thanh niên đó đã biến mất rồi. Tên sứ giả đó thật hống hách – Haibara chau mày, tuy nàng không phải người Việt nhưng nhìn dáng vẻ, cách hành xử của Sài Thung cũng thấy rất nóng mắt.

- Nếu có duyên thì sẽ gặp lại, lúc đó em cảm ơn cũng được – Dương Đông mỉm cười.

- Vâng – Haibara đáp rồi trầm ngâm. Đại Nguyên lớn mạnh như thế nào mới có thể khiến sứ giả của mình sang nước khác mà hống hách, ngang ngược đến mức tuỳ tiện giết người nước đó như vậy. Về sức mạnh có lẽ Đại Việt quá yếu so với Đại Nguyên rồi. Thế này thì khi chiến tranh xảy ra, Đại Việt còn hay mất? Đến Đại Tống rộng lớn như vậy còn bị thôn tính hoàn toàn, nói gì đất nước nhỏ bé này. Hai chục năm trước, Đại Việt đã thắng quân Mông Cổ nhưng khi đó khác bây giờ, khi quân Mông chưa thống nhất được Trung Nguyên, nhưng nay đã khác. Một cuộc chiến không cân sức, quá chênh lệch như thế này thì kẻ yếu hơn sao có thể thắng. Cũng giống như nàng không thể làm gì tổ chức áo đen dù rằng rất muốn trả thù cho cha mẹ và chị gái.

- Dạo này sao em không thấy đức ông hả chị? – Haibara ngần ngừ rồi lên tiếng. Từ sau hôm nàng cứu người chết đuối bằng hô hấp nhân tạo, rất ít gặp Nhật Duật, thời gian gần đây thì phải nói là không gặp.

- Đức ông phụ trách tổ chức ca múa trong tiệc tiếp sứ nên gần đây người phải vào cung để chỉ dạy các vũ nữ tập múa và độ nhã nhạc luyện tập. – Dương Đông đáp.

Đúng rồi, nàng từng nghe An Tư nói là Nhật Duật là người sáng tác các điệu nhạc điệu múa bài hát cho các phường hát phục vụ triều đình mà. Nhật Duật nghĩ ra điệu múa là một chuyện, nhưng làm thế nào để truyền tải chúng cho các nàng vũ nữ nhỉ, chỉ bằng lời nói thì không thể diễn tả hết được, không lẽ múa mẫu cho các cô gái coi. Nghĩ đến cảnh Nhật Duật uyển chuyển yểu điệu giơ tay nhấc chân, mềm mại xoay người, miệng cười duyên dáng làm mẫu cho các cô vũ nữ mà Haibara muốn phì cười. Lần trước có sứ của Sách Ma Tích sang, người tiếp sứ là Nhật Duật. Còn bây giờ sứ giả Nguyên triều ngạo mạn, hống hách, ngang tàng như vậy, không biết người tiếp sứ là ai.

- Vậy đức ông cũng đảm nhiệm luôn việc tiếp sứ hả chị?

- Không. Người tiếp sứ lần này Chiêu Minh Đại vương Tướng quốc Thái uý đương triều. – Dương Đông đáp.

Haibara quay lại nhìn lên tầng 2 của một ngôi lầu gần đấy nhưng không thấy gì. Đôi mắt nàng nheo lại làm đuôi mắt trở nên rất sắc, rõ ràng nàng cảm giác được có người từ nãy đến giờ rất chăm chú theo dõi mình từng cử chỉ một bắt đầu từ lúc tên lính Nguyên quát nàng lúc nàng ngã ở giữa đường. Khẽ đảo mắt một vòng, thấy không có gì bất thường, có lẽ nàng cảm giác của nàng sai rồi.

- Sao vậy em – Thấy thái độ của Haibara có vẻ lạ, Dương Đông hỏi.

- Không ạ - Haibara lắc đầu.

Bắt gặp cái nhìn sắc bén chứa vài phần lạnh lẽo của Haibara, trên bờ môi của người đàn ông trẻ đang ngồi bên cửa sổ của ngôi lầu nọ - tức Trần Khâm khẽ nhếch lên thành nụ cười nửa miệng: ”Thú vị thật”.
...
Một đốm lửa dù nhỏ, thậm chí le lói sắp tắt nhưng có thể bùng lên cháy thành đám lửa lớn rồi lan rộng không có điểm dừng và mang sức huỷ diệt khủng khiếp vào bất cứ lúc nào, nhất là khi có một cơn gió thồi qua, kể cả đốm lửa ấy có nằm trong đống tro tàn.

Chú thích:

[1] Quân Thánh Dực: là đạo quân chủ lực của triều đình nhà Trần, có nhiệm vụ bảo vệ hoàng tộc và tuân theo mệnh lệnh của vua khi có nhiệm vụ, đây là đội quân có vai trò rất quan trọng trong quan đội nhà Trần.
 
×
Quay lại
Top Bottom