miyano_nanami2908 chap này vui chỗ nào vậy em?
Vì một chap khá dài, chị k thể soát hết lỗi chính tả và type được, nếu e giúp đc thì sửa lại cho c trước khi post lên nhé. C sẽ gửi chap mới qua email của em. Ok? Cảm ơn e nhiều
Trời đã xế chiều, thấy binh sĩ dàn trận luyện võ cũng đã thấm mệt, Nhật Duật liền ra lệnh giải tán để họ nghỉ ngơi. Quân Nguyên nổi tiếng thiện chiến vì vậy muốn giao chiến được với chúng thì phải đào tạo huấn luyện binh sĩ của mình thật tốt. Nhật Duật đang trên đường trở về trại của mình thì có một người lính chạy vào báo có người cần gặp. Chàng hỏi người đó trông thế nào thì người lính thưa là một thiếu niên trông giống thư sinh, mặt mũi khôi ngô tuấn tú sáng sủa.
- Người đó còn bảo tiểu nhân đưa cái này cho tướng quân – Người lính cung kính dùng hai tay đưa một vật được gói trong khăn tay cho Nhật Duật.
Chàng mở ra, bên trong là một cái lệnh bài khắc 4 chữ tinh xảo “An Tư công chúa”. Đây là lệnh bài của An Tư. Cuối cùng thì em gái yêu quái của chàng cũng đã đến.
Trong lúc chờ đợi, An Tư tao nhã xoè cây quạt giấy ra phe phẩy đồng thời ngầm đánh giá cách bố trí và xây dựng doanh trại của ông anh. Nàng chẳng phải đợi lâu thì ông anh đã xuất hiện, vừa nhìn thấy Nhật Duật, nàng liền mở miệng trêu chọc:
- Anh bị vợ đuổi ra khỏi nhà à?
- Em còn nói nữa, không phải tại em gây rắc rối cho anh sao? – Nhật Duật dí ngón trỏ vào cái trán bướng bỉnh của cô em.
- Đưa em đi xem doanh trại của anh đi! – Nàng thân mật khoác tay ông anh rồi hào hứng lôi xềnh xệch chàng vào bên trong khiến quân lính đứng gác hai bên cổng trố mắt thô lố nhìn.
- Anh kể lại cụ thể chuyện hiểu lầm giữa hai anh chị cho em xem nào – An Tư vừa thích thú ngó nghiêng khắp xung quanh vừa hỏi Nhật Duật. Sau khi nghe chàng kể xong, An Tư vỗ vai anh mà bảo: – Yên tâm, em sẽ giúp anh được trở về nhà. – Rồi không kịp để Nhật Duật nói gì thêm, An Tư liền chạy lên phía trước khi nhìn thấy trước mặt là một bãi đất rất rộng, đôi mắt nàng sáng long lanh thích thú. Dọc mỗi bên để hai hàng hồng tâm so le nhau, ở dãy chính giữa bãi là hai cột cờ, chia bãi đất rộng lớn làm hai bên. Ở giữa một bên lại có những chướng ngại vật chắn ngang đường, cái nào cái nấy đều làm bằng gỗ vót nhọn. Cuối bãi, ở chính giữa chỉ có một cột cờ duy nhất. Đây chắc hẳn là nơi luyện cưỡi ngựa bắn cung rồi.
- Sao? Dám đấu với anh một lần không? – Nhật Duật mỉm cười lắc đầu khi nhìn thấy dáng vẻ thích thú của An Tư, chàng ung dung tiến đến sau lưng nàng, nửa đùa nửa thật hỏi, giọng vừa thách thức, vừa pha chút chế giễu.
- Sao lại không dám? – An Tư vênh mặt.
Quân lính tò mò không biết vị thiếu niên da trắng môi hồng, vóc dáng thư sinh, nhỏ nhắn thấp bé như con gái mới xuất hiện là ai mà dám thi đấu với tướng quân của họ liền hào hứng kéo lại xem và reo hò cổ vũ:
- Tướng quân cố lên. Tướng quân vô địch!
An Tư đành lắc đầu thở dài, đúng là chủ nhà bao giờ cũng có lợi thế hơn hẳn. Mà ông anh nàng cũng được lòng quân lính phết.
Tiếng trống hiệu thứ nhất vang lên, An Tư vai đeo giỏ đựng tên, kiếm giắt bên hông, một tay cầm cung, nàng nhảy lên lưng Tuyết Ảnh. Bên kia Nhật Duật cưỡi Hắc Phong cũng đã gươm giáo chỉnh tề.
- Nói trước là anh không nhường đâu đấy. – Nhật Duật cười ngạo mạn.
- Ai cần anh nhường! – An Tư nhếch môi. – Chưa đánh làm sao biết thắng thua, đừng vội đắc ý như vậy.
Tiếng trống hiệu thứ hai vang lên, Nhật Duật và An Tư liền thúc ngựa phi đi. An Tư rút tên, lắp vào cung ngắm bắn vào hồng tâm đầu tiên. Trúng. Sau đó, nàng rút kiếm chém gãy cây cột cờ thứ nhất. Binh lính lại chăm chú theo dõi nhất cử nhất động của nàng hơn là tướng quân vĩ đại của họ, vì tướng quân tài giỏi như thế nào họ biết rồi, chỉ tò mò người thiếu niên này thôi. Khi An Tư kéo dây cương, thúc con tuấn mã cất võ phi qua chướng ngại vật, trong khoảnh khắc ngắn ngủi khi con ngựa đang tung mình trên không, nàng liền rút tên ngắm bắn vào hồng tâm trước mặt, Lúc bốn vó của ngựa nhẹ nhàng tiếp đất cũng là lúc mũi tên găm đúng hồng tâm khiến quân lính sửng sốt, ngạc nhiên xen lẫn thán phục. Không ngờ một thiếu niên tướng tá trói gà không chặt lại cưỡi ngựa bắn cung giỏi như vậy. Tiếng trống dồn dập, tiếng reo hò của khí thế của quân sĩ không ngớt:
- Hay! Hay lắm!
Nhật Duật phi ngựa đến cuối bãi trước An Tư, chàng vung kiếm định chặt cột cờ duy nhất ở bãi.
“Keng!”
Khi thanh kiếm của Nhật Duật vung xuống thì bị một thanh kiếm chặn lại. An Tư phi ngựa chỉ sau Nhật Duật có một chút nên nàng kịp cản Nhật Duật trước khi chàng cướp được cờ. Màn đấu kiếm giành cờ này thu hút sự chú ý của quân lính hơn hẳn màn cưỡi ngựa bắn tên lúc nãy. Vũ khí An Tư hay dùng là sợi dây xích bạc mà nàng vẫn quấn ở thắt lưng như một thứ đồ trang sức của tiểu thư khuê các. Nàng ít khi dùng kiếm, nhưng kiếm mới là sở trường thực sự của nàng. Kiếm pháp của An Tư tuy tốt nhưng vẫn không thể bằng Nhật Duật, lực ở tay nàng lại yếu. Chẳng khó khăn gì để Nhật Duật giành thế thượng phong. Chàng vung kiếm chém ngang, An Tư linh hoạt ngả lưng ra sau để tránh đòn, sợi dây buộc búi tóc rơi xuống, mái tóc dài đen mượt bung ra, lộ rõ người thiếu niên này đích thị là một thiếu nữ. Quân lính ồ lên:
- Là con gái.
Lúc An Tư ngả người ra sau để tránh đòn, Nhật Duật nhanh như cắt đoạt lấy cột cờ cuối cùng, rồi phi ngựa trở về vạch xuất phát ban đầu. An Tư nhanh chóng đuổi theo. Tất nhiên là nàng thua. Thua nhưng không có gì đáng xấu hổ cả, mà Nhật Duật thắng nàng cũng chẳng vinh quang gì, điều này làm An Tư đắc ý.
- Bẩm tướng quân, vị nữ hiệp này là… – Một số thuộc tướng lên tiếng thắc mắc, các binh sĩ cũng đang đoán già đoán non thiếu nữ này là ai.
- À, giới thiệu với mọi người, đây là hoàng muội của ta. An Tư công chúa – Nhật Duật mỉm cười.
- Công chúa thiên tuế, thiên thiên tuế! - Nghe Nhật Duật nói thiếu nữ mặc nam trang là công chúa, các tướng và binh sĩ liền quỳ xuống hành lễ.
- Các khanh mau bình thân. – An Tư nhẹ nhàng nói.
- Đa tạ công chúa! – Quan quân đồng thanh.
Công chúa là lá ngọc cành vàng, một thiếu nữ chân yếu tay mềm, liễu yếu đào tơ mà võ công còn cao cường như vậy, cưỡi ngựa bắn tên còn xuất chúng như vậy, nhiều kẻ tự xưng là nam tử hán đại trượng phu còn không bằng. Binh sĩ nhìn thấy như vậy mà cố gắng rèn luyện võ nghệ, nếu không thì thật đáng hổ thẹn. Mục đích của Nhật Duật muốn An Tư thi đấu cùng mình chính là thế. Đây là một cách đánh vào nhân tâm. Tất nhiên là ý đồ “đen tối” này của chàng không thể qua được mắt An Tư , nàng còn phối hợp ăn ý cùng ông anh của mình, sợi dây búi tóc không phải tự nhiên mà đứt.
…
Trời còn chưa sáng tỏ, Haibara đã tỉnh giấc. Không ngủ tiếp được nữa vả lại cũng sắp đến lúc phải dậy rồi nên nàng rời gi.ường và mở cửa bước ra ngoài để hít thở không khí trong lành còn vương hơi sương của sáng ban mai. Nàng tựa lưng vào cây cột ngay trước cửa phòng, đưa mắt nhìn vô định vào khoảng không trước mặt, lơ đãng nhìn những chiếc đèn lồng đã tắt nến đung đưa theo gió. Mấy hôm nay, nàng cảm thấy có chút lạc lõng. Nhật Duật đã đến doanh trại mấy ngày và vắng phủ mấy ngày. Nàng mới đến phủ nên ai cũng không quen biết. Từ trước đến giờ, nàng cũng phải là người thân thiện, dễ gần, chủ động làm quen với những người khác nên ở nơi toàn người xa lạ này, nàng chỉ có một mình. Đến lúc này, nàng chợt nhận ra ở nơi này, Nhật Duật và An Tư là hai người thân thiết và gần gũi với mình nhất, cũng là hai người đối xử với nàng tốt nhất. Tổng quản bảo nàng rằng vương gia không có nhà thì không cần dọn dẹp thư phòng vì từ trước đến giờ vương gia không thích có người tự tiện vào thư phòng của mình, đâm ra nàng thành vô công rồi nghề. Để tránh những ánh mắt soi mói, đố kỵ của những kẻ khác, khi những nàng tỳ nữ quét tước lau chùi vương phủ, nàng cũng nhanh chân nhanh tay giúp đỡ họ. Vì trong phủ chỉ có mỗi nàng là trẻ con nên nàng cũng được ưu ái hơn những người khác. Mấy nàng tỳ nữ không bắt nàng làm việc nặng, mấy người lớn tuổi thỉnh thoảng lại cho nàng vài thanh kẹo. Mọi người trong phủ đối xử với nàng tương đối tốt, cũng thân thiện thế nhưng không hiểu sao nàng vẫn cảm thấy lạc lõng, có chút gì đó trống trải dường như thiếu thiếu một cái gì đó. Là vì sao nhỉ?
Một đôi tay mát lạnh tinh nghịch bịt mắt nàng lại, người đó hỏi giọng bí ẩn:
- Đoán xem, ai đây?
- Chị An Tư? – Haibara ngờ vực. Nghe giọng thì đúng là của cô bé đó, nhưng bây giờ cô bé ấy đáng ra phải ở kinh thành, chứ sao lại có thể ở đây được.
- Sao em đoán giỏi thế? – An Tư bỏ hai bàn tay đang bịt mắt Haibara xuống, nàng vờ xụ mặt xuống.
- Sao chị lại ở đây? – Haibara không khỏi ngạc nhiên.
…
Chuyện của Nhật Duật và Trinh Túc xảy ra hôm ấy, trừ Vi ra thì trong phủ không ai biết cả. Chuyện không hay trong nhà tốt nhất nên đóng cửa bảo nhau, xấu chàng hổ ai, một người như Trinh Túc sao lại không hiểu những điều ấy. Sau hôm đó, Trinh Túc cũng không đến gặp Haibara để dò hỏi, truy vấn, hay gây khó dễ. Dù cho đứa bé gái đó có là con riêng của Nhật Duật thật đi chăng nữa thì nàng cũng không làm vậy vì trẻ con không có tội. Nhưng nàng không phải bồ tát nên không muốn nhìn thấy Haibara trong lúc này, chỉ sợ không kiềm chế được sự xúc động, để cảm xúc chi phối lý trí làm ra những điều không hay.
An Tư dẫn Haibara đến phòng của Trinh Túc để giải thích mọi chuyện hiểu lầm. Haibara không ngờ vì mình lại dẫn đến hiểu lầm như vậy giữa vợ chồng Nhật Duật, lại còn làm phiền An Tư phải đi đường xa đến tận đây. Thảo nào mấy ngày nay không thấy Nhật Duật ở trong phủ, ra là đang cãi nhau với vợ. Khi hai người đến phòng Trinh Túc thì đại phu đang khám cho Trinh Túc. Túc rất ngạc nhiên khi thấy An Tư, nàng chưa kịp nói gì thì An Tư đã lên tiếng trước:
- Hoàng tẩu, đã lâu không gặp. Chị cứ để cho đại phu khám xong đi đã. Chị em mình nói chuyện sau. Em và cô bé này ngồi đây đợi là được rồi. – An Tư vừa cười nói vừa kéo Haibara ngồi vào lòng mình.
- Lệnh bà, tiểu tỳ đã giã xong thuốc để đắp vào chân rồi ạ. - Vừa vặn lúc đấy, Vi bê chiếc khay gỗ đựng cái bát chứa bã thuốc lá vào trong phòng, thấy An Tư nàng ta tất nhiên là rất ngạc nhiên nhưng vẫn không quên lễ nghĩa mà nghiêng mình thi lễ và nhận được cái gật đầu của An Tư ngụ ý miễn lễ. - Tiểu tỳ tham kiến công chúa. – Sau đó nàng ta quay sang vị đại phu đang chẩn mạch cho Trinh Túc lễ phép hỏi: – Bẩm đại phu, sức khoẻ của lệnh bà như thế nào rồi ạ?
- Sức khoẻ của lệnh bà tốt lắm, không có gì đáng ngại cả, hai ba hôm nữa là đi lại được bình thường rồi. Cô cứ cho lệnh bà uống hết đơn thuốc đã kê là ổn. Lão phu xin cáo lui. Lệnh bà nghỉ ngơi ạ - Vị đại phu thưa.
Lúc đi qua Vi ông ta liền dừng lại khi nhìn thấy bát thuốc lá liền gật gù.
- Đúng rồi, đắp loại thuốc này vào vết thương ở chân sẽ rất tốt, chỉ có điều thuốc này phải dùng ngay sau khi hái mới có tác dụng, hái lúc trời sớm vẫn còn sương, mà loại này chỉ mọc ở những vách núi cao hiểm trở thôi.
- Ta tưởng thuốc này cũng nằm trong đơn của ông? – Trinh Túc ngạc nhiên.
- Dạ bẩm lệnh bà, không có ạ. Vì tiểu nhân thấy không thực sự cần thiết cho bệnh của lệnh bà và hiệu thuốc nhà tiểu nhân không có loại thuốc này ạ.
- Em tiễn đại phu cho ta. – Trinh Túc bảo một nàng tỳ nữ khác đứng bên cạnh, sau đó nàng nghiêm khắc nhìn Vi – Em nói thật cho ta biết, thuốc này ở đâu ra.
- Dạ bẩm, là do đức ông mấy sáng sớm nay đều leo lên núi Ngọc hái về rồi ghé qua phủ đưa cho em, dặn em không được cho lệnh bà biết, đức ông sợ lệnh bà vẫn còn giận sẽ không dùng thuốc. Đưa thuốc cho em xong, đức ông lại trở về doanh trại ạ. - Vi lúng túng thưa.
Nghe Vi nói vậy, đôi mắt Trinh Túc liền long lanh, nàng không ngờ Nhật Duật lại vì mình mà không quản khó nhọc, vào lúc sáng sớm còn sương lạnh, lên tận núi cao hái loại thuốc chỉ mọc ở nơi vách cheo leo hiểm trở cho nàng. Chàng quan tâm nàng như thế, lo lắng như thế… Cơn giận và nỗi ấm ức của Trinh Túc dịu đi một nửa. Nàng khẽ bảo Vi:
- Được rồi, em lui ra ngoài trước đi, để ta nói chuyện với công chúa.
Trái với tâm trạng vui vẻ của Trinh Túc, không hiểu sao khi nghe chuyện này Haibara cảm thấy hơi khó chịu và không thoải mái cho lắm.
An Tư dịu dàng lên tiếng:
- Chắc hoàng tẩu rất ngạc nhiên khi em đến đây đúng không? Em đến để giải thích hộ anh Chiêu Văn. Chị hiểu lầm anh ấy rồi. Cô bé này là do em nhờ anh Chiêu Văn cưu mang giùm. Chị cũng biết trong cung có nhiều quy tắc nên em không tiện đưa cô bé vào cung. Cô bé không phải người Đại Việt nên không biết tiếng nói, trong khi anh Chiêu Văn am hiểu tiếng Phù Tang nên em bất đắc dĩ mới phải nhờ anh ấy. – An Tư đưa tay khẽ vuốt tóc Haibara.
- Bẩm lệnh bà, bố mẹ tiểu tỳ đều là thương buôn trên biển. Vì không có ai trông nom nên bố mẹ tiểu tỳ lần nào có chuyến hàng cũng mang tiểu tỳ theo. Chẳng may đợt ra khơi lần này thuyền gặp phải bão biển lớn nên bị đánh chìm, tiểu tỳ trôi dạt vào đất liền, rồi cũng chẳng biết mình đã lưu lạc đến đây. Hôm ấy tiểu tỳ gặp nạn giữa đường may mắn được công chúa và đức ông ra tay cứu giúp. – Haibara lên tiếng.
- Được rồi, em ra ngoài đợi chị một lát – An Tư xoa đầu Haibara, khi bóng Haibara khuất hẳn, An Tư tiếp tục nói với Trinh Túc – Chuyện chỉ có như vậy. Chị tin lời em nói chứ?
- Chị thực sự đã nghĩ oan cho vương gia ư? – Trinh Túc khẽ cụp mắt, cắn môi dưới bối rối.
- Giặc phương Bắc lúc nào cũng lăm le xâm lược, anh Chiêu Văn bận rất nhiều việc, may mà có chị ở bên giúp đỡ, nếu ngay cả chị cũng không tin anh ấy thì anh ấy biết dựa vào ai. – An Tư nhẹ giọng. – Em hiểu tâm trạng của chị. Nhưng khi nắm cát trong lòng bàn tay, càng nắm chặt thì cát càng tuột khỏi lòng bàn tay nhiều hơn. Lúc mới thành hôn, anh Chiêu Minh lạnh nhạt với Phụng Dương công chúa vì mải say mê một người thiếp, nhưng bây giờ thì lại khác, lạt mềm buộc chặt. Chị là người tri thư đạt lễ, cả tuổi đời và kinh nghiệm sống đều hơn em, em còn nhỏ tuổi chưa hiểu sự đời nhưng có mấy lời muốn nói với chị, nghĩ sao nói vậy, mong chị đừng để bụng.
Nói xong những gì cần nói, An Tư lễ phép xin rời đi, trong phòng chỉ còn lại minh Trinh Túc. Nhật Duật đối với nàng rất tốt, có quan tâm, có chăm sóc, có chu đáo nhưng chỉ giống như anh trai đối với em gái. Là vợ chồng 6 năm rồi vẫn tương kính như tân, khách sáo và giữ lễ. Nàng biết chứ, biết rất rõ giới hạn của một cuộc hôn nhân chính trị đến đâu, chỉ là nàng không muốn chấp nhận, chỉ là nàng muốn nhiều hơn thế, nàng muốn có được cả tình yêu của Nhật Duật…
“Khi nắm cát trong lòng bàn tay, càng nắm chặt thì cát càng tuột khỏi lòng bàn tay nhiều hơn”.
“Em còn nhỏ tuổi chưa hiểu sự đời nhưng có mấy lời muốn nói với chị, nghĩ sao nói vậy, mong chị đừng để bụng.”
Nàng nghĩ lại lời của An Tư. Đúng là người sinh ra và trưởng thành trong thâm cung có khác.
Nghe tiếng nói, Haibara quay lại thì thấy An Tư đã thay bộ quần áo lụa sang trọng bằng một bộ quần áo bình dân. Áo yếm màu trắng, áo cánh màu hồng nhạt, áo tứ thân màu nâu và váy lĩnh đen, không những thế nàng còn đi chân đất.
Vừa vặn hôm nay có phiên họp chợ nên An Tư dẫn nàng dạo một vòng. Đến chợ phải đi hết một con đường đất nhỏ, hai bên là ruộng lúa. Con đường tương đối nhiều người qua lại, người gánh hàng, người dắt trâu, người vác cuốc… Haibara nhận thấy hầu hết họ đều đi chân đất.
Trên nền xanh mướt tràn đầy sức sống của lúa, thấp thoáng nhấp nhô những mái nón trắng của những người đang làm đồng. Xa xa vọng lại tiếng cười đùa vui tươi trong trẻo của những thôn nữ, gương mặt trăng rằm làn da bánh mật thấp thoáng dưới mái nón nghiêng nghiêng. Hoà vào tiếng cười có cả tiếng hát yêu đời cao vút:
“Lên chùa bẻ một cành sen, lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng.
Ba bốn cô có hẹn cùng chăng có bạn cùng chăng.
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm chơi trăng ngoài thềm
Ý rằng cầu cho.Cầu cho trong ấm,êm êm lại ngoài êm.”
May gặp được người đánh xe bò chở hàng ra chợ , An Tư và Haibara xin ngồi nhờ. An Tư thoải mái đung đưa hai chân.
Chợ của chốn thôn quê không có nhiều mặt hàng đắt tiền và phong phú như ở kinh thành những vẫn khiến Haibara thấy thích thú với khung cảnh tấp nập, các bà các cô đội nón quai tha, áo mớ ba mớ bảy dập dìu tất tả mua bán trả giá, những hàng hoá đủ màu sắc từ rau quả đến vải vóc gà vịt bày dưới mái lá đơn sơ. Tiếng chào mua gọi bán í ới. An Tư mua mấy cái bánh rán cho nàng và Haibara. Báng rán vàng ruộm, bên ngoài có lớp đường trắng xốp như mây, vỏ giòn tan, nhân là đỗ xanh và dừa nạo. Ăn rất ngon miệng. Bánh rán của Nhật vỏ không giòn như thế này và nhân bên trong thì là đậu đỏ xay nhuyễn. Dạo quanh hết một vòng chợ, An Tư dẫn Haibara ra triền đê xanh mướt ven sông. Dưới bóng tre xanh râm mát, có vài con trâu lười biếng đang lim dim mắt ngủ, cái tai thi thoảng lại phe phẩy đuổi ruồi muỗi. Một số khác thì nhởn nhơ ăn cỏ. Lũ trẻ chăn trâu, tóc còn để chỏm tranh thủ rủ nhau chơi đánh khăng, thi bơi, nặn đất, rồng rắn lên mây… Dù mải chơi nhưng chúng vẫn không quên để ý đến những con vật của mình.
“..Rồng rắn lên mây có cây xúc xắc
Có nhà điểm sinh hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không…”
Một đám trẻ nối đuôi nhau thành hàng dài, vừa đi lòng vòng vừa hát một bài đồng dao rồi sau đó một đứa trẻ sẽ đuổi để bắt đứa xếp cuối hàng, còn đứa đầu hàng thì cố giang tay để bảo vệ cho cái “đuôi” của mình.
Mải ngắm nhìn bọn trẻ nô đùa, Haibara giật mình khi thấy có cái gì nhột nhột chạm vào chân, nàng liền ngó xuống:
- Trông ngộ quá! – Haibara reo lên
Đó là một con voi đất. Nhưng con voi đất ấy biết đi, có đôi tai, cái vòi và cả đuôi nữa đều cử động được. Haibara thích thú nhấc con voi ngộ nghĩnh ấy lên để xem cho kỹ. Hai tai voi là hai con bướm được dùng đất nhão gắn vào cái đầu, đuôi là con giun đất, còn vòi là con đỉa, dưới bốn cái chân là bốn con cua, mai của chúng cũng được gắn chặt vào chân voi bằng đất nhão.
- Con voi này là của các bạn hả, các bạn khéo tay quá! – Haibara hỏi lũ trẻ vừa đuổi theo con voi đến chỗ nàng.
- Nếu bạn thích thì tụi này cho đấy! – Đám trẻ dễ dãi.
- Nhưng các bạn đang chơi mà? – Haibara lắc đầu, mỉm cười trả con voi cho lũ trẻ.
- Làm cái này dễ ấy mà. Bọn này đứa nào cũng biết làm. Bạn cứ cầm lấy. – Đám trẻ đáp rồi hè nhau chạy đi sau khi vẫy chào Haibara.
Nàng cầm con voi ngắm nghía. Thông minh!
- Em nhớ lần anh Chiêu Văn đố em xỏ sợi chỉ mảnh qua mình con ốc xoắn không? – An Tư thong thả bước đến bên Haibara, trên tay nàng cầm hai con diều giấy có ống sáo. – Lần đó chị đã nhắc đến người nghĩ ra đáp án câu đố với em. Trạng Hiền, cũng chính Trạng hồi còn bé lúc còn ở làng quê, khi chơi đùa với các bạn đã nghĩ ra cách làm cho con voi đất biết cử động đấy.
- Thì ra là vậy. – Haibara mỉm cười, rồi nàng nhìn theo bọn trẻ vừa nãy đang nô đùa cách đấy không xa, nếu chúng đã biết làm con voi theo cách của vị trạng nguyên đó thì chứng tỏ điển tích và giai thoại về vị trạng này chắc chúng cũng nắm rõ.
…
An Tư cầm con diều chạy dọc triền đê. Gió nổi, con diều bay lên, càng lúc càng cao. Gió luồn vào ống sáo, âm thanh văng vẳng. Haibara cũng chạy để lấy đà cho diều bay lên như An Tư. Những ngọn cỏ trên triền đê quệt vào bàn chân trần vừa thấy ngưa ngứa vừa thấy thinh thích. Tiếng cười trong trẻo của An Tư hoà vào tiếng sáo diều. Thực sự mỗi lần nàng cười, Haibara lại thấy nụ cười ấy rất giống chị gái nàng. Nhưng nụ cười này lạc quan yêu đời hơn hẳn, sau này sóng gió ập đến, bão tố vùi dập thì nụ cười ấy vẫn luôn nở trên đôi môi xinh đẹp như cánh hoa của An Tư…
…
An Tư nằm xuống thảm cỏ xanh mướt trên triền đê. Nàng dùng hai tay gối đầu, nhìn bầu trời trong xanh được điểm xuyết bằng những cánh diều của lũ trẻ. Thật thoải mái. Haibara thì ngồi bó gối bên cạnh An Tư, đưa mắt nhìn con đò trên dòng sông xa xa.
- Cho chị và bạn ấy này! – An Tư vừa lim dim mắt thì lũ trẻ lúc nãy chìa đến trước mặt nàng củ khoai lang nướng còn nóng.
- Cảm ơn các em nhé! – Không từ chối tấm lòng thơm thảo của lũ trẻ, An Tư vui vẻ nhận lấy, nàng lấy cái gói bánh rán vẫn còn kha khá đưa cho chúng. – Cái này chị cho các em. Chia nhau ăn nhé.
- Lũ trẻ dễ thương quá! – Haibara nhìn bọn chúng, đôi mắt lấp lánh. Đúng rồi, tuổi thơ của trẻ con là phải như thế này, đâu có giống như nàng…
An Tư bẻ đôi củ khoai, đưa cho Haibara một nửa. Khoai nướng thơm phức, vừa ngọt vừa bùi, ăn vào thấy thật ấm lòng.
- Giá mà cuộc sống của dân chúng cứ được thanh bình như thế này thì tốt biết mấy. – An Tư khẽ thở dài. Một khi chiến tranh xảy ra, khung cảnh xinh đẹp êm ả như thế này sẽ chẳng còn nữa.
Haibara biết An Tư chắc hẳn lại nghĩ đến nước láng giềng to lớn giáp ranh là Đại Nguyên lúc nào cũng lăm le xâm lược nước mình. Nàng cũng không biết nói gì nên đành im lặng. Haibara chưa tận mắt chứng kiến chiến tranh bao giờ. Nhưng nàng biết chiến tranh nhất định rất tàn khốc, nhất định có đầu rơi máu chảy, nhất định sẽ có vô số người bỏ mạng, gia đình ly tán….
Ăn xong củ khoai thấy cũng đã đến lúc phải về rồi, An Tư đứng dậy, nàng quay lưng về phía Haibara hơi khom người xuống rồi bảo:
- Lên chị cõng. Đi từ sáng đến giờ chắc em mỏi chân lắm rồi.
- Không cần đâu ạ. Em tự đi được. – Haibara lắc đầu. Đúng là nàng mọi chân thật, nhưng An Tư là một công chúa, nàng sao có thể để cô bé cõng mình được.
- Cứ cho là chị muốn cõng em đi – An Tư nháy mắt – Không chiều chị được sao.
An Tư đã nói vậy, Haibara ôm cổ nàng để trèo lên. Nàng không hiểu từ lúc nào mà mình dần dần gục đầu xuống vai An Tư. Hồi bé chị nàng cũng đã từng cõng nàng như thế. Những lúc ấy nàng thường gục đầu xuống vai chị.
- Chị có điểm gì đó rất giống chị gái em. – Nàng nói.
- Vậy à? – An Tư dịu dàng.
- Nhưng chị ấy mất rồi. – Giọng Haibara trùng xuống. – Chú ấy đã từng hát cho em nghe bài hát về chuyện tình của Mỵ Châu và Trọng Thuỷ. Em nghe nói bì hát đấy là do chị viết. Chị gái em cũng giống như nàng Mỵ Châu ngốc nghếch ấy bị người yêu mình lợi dụng rồi phải nhận lấy bị kịch.
- Bài hát em nói thì chị chỉ viết lời thôi, còn nhạc là của anh Chiêu Văn đấy.– An Tư nhẹ nhàng - Nếu muốn thì em cứ coi chị là một người chị gái nữa của em. Chị là em út, thường xuyên bị các anh chị bắt nạt, nên rất muốn có một đứa em để mình có người để bắt nạt – Nàng cười khúc khích.
- Chú Chiêu Văn hình như rất giỏi về âm nhạc? – Haibara hỏi.
- Ừ. – An Tư gật đầu. - Anh ấy rất giỏi âm luật, đã sáng tác nhiều điệu nhạc và điệu múa để các phường hát chầu phục vụ triều đình. Hát nhà trò Văn Trinh [1] nổi tiếng một vùng cũng là do anh ấy khởi xướng. Phụ hoàng từng bảo anh ấy có tâm hồn của một người nghệ sĩ và không tham mê quyền lực, nhưng vì sinh ra trong gia đình đế vương nên buộc phải gánh những gánh nặng trách nhiệm nặng nề của một hoàng tử, một thân vương trên vai. – An Tư nhẹ giọng.
- Em từng nghe có người nói rằng: Ông trời rất công bằng, khi lấy đi của ta thứ này thì sẽ đền cho ta một thứ khác. – Haibara trầm giọng.
- Câu đấy có vẻ đúng. – An Tư khẽ cười.
Bóng hai chị em trải dài xuống con đường đất dẫn về vương phủ. Gió hiu hiu thổi mang theo mùi rơm rạ khiến Haibara ngủ quên trên lưng An Tư từ lúc nào không biết. An Tư nghe thấy cô bé nói mê trong giấc ngủ chập chờn:”Chị…”.
…
Lúc An Tư cõng Haibara về đến phủ thì cũng vừa vặn gặp Nhật Duật cưỡi ngựa từ doanh trại trở về. Chàng kìm dây cương cho ngựa đứng hẳn lại rồi nhảy xuống. Nhật Duật nhìn An Tư từ đầu đến chân rồi lắc đầu:
- Lại vừa đi chơi về hả? Em đã giải thích mọi chuyện rõ ràng với Trinh Túc chưa?
- Em nói rồi – An Tư gật đầu – Anh có thể về nhà được rồi. – Nàng trêu chọc.
- Lần này là em hại anh chứ còn ai nữa. – Nhật Duật cốc đầu An Tư rồi ngó sang Haibara đang thiêm thiếp trên lưng nàng, không chút nhân đạo mà vỗ vỗ vào má Haibara – Ê nhóc, dậy đi, đã dọn dẹp thư phòng của ta chưa?
- Anh thật là… – An Tư lườm – Cô bé đang ngủ mà…
Haibara bị đánh thức liền mở mắt ra, đập ngay vào mắt nàng là gương mặt nhăn nhở đang cười cười hì hì của Nhật Duật:
- Mau đi dọn dẹp thư phòng cho ta nhanh lên.
Haibara bảo An Tư cho nàng xuống. Hừ, Nhật Duật vừa mới về đã sai bảo, hạch sách nàng rồi. An Tư nhìn ông anh với ánh mắt “khinh bỉ”, đúng là người lớn đầu rồi mà còn cứ thích bắt nạt trẻ con.
… https://mp3.zing.vn/bai-hat/Mai-Dinh-Lang-Bien-Vu-Song-Vu/IW8DW6OC.html
Nhắc đến làng quê của người Việt là không thể không nhắc đến ngôi đình đầu làng thênh thênh sừng sững đứng một góc trời, chứng kiến biết bao thăng trầm của thời gian. Buổi tối, ngoài sân đình làng có hát chèo, hát nhà trò, An Tư rủ Haibara đi xem, Nhật Duật cũng lon ton đi theo. Ba người đi khá sớm nên khi đến nơi chỗ ngồi xem hát mới có lác đác vài người, nhưng chỉ một chốc nữa thể nào dân làng cũng kéo đến xem đông đúc, thiếu cả chỗ ngồi, nhiều người phải đứng. Haibara đưa mắt chiêm ngưỡng ngôi đình. Đó là một ngôi nhà to, rộng được dựng bằng những cột lim tròn to thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn.Vì,kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗlim, bên trên có những hoạ tiết hoa văn hình long phượng được chạm trổ tinh xảo, uốn lượn mềm mại tựa mây sóng. Tường đình xây bằng gạch. Mái đình lợpngói mũi hài cong vút. Trên nóc đình là hai conrồngchầu mặt nguyệt. Sân đình khá rộng được lát gạch bằng phẳng. Trong sân ngoài một cây đa cổ thụ cành lá sum suê còn trồng cả trúc và mai.
Ba người ngồi ở hàng ghế đầu. Chỉ một lúc mấy hàng ghế đã chật kín. Haibara ngồi giữa Nhật Duật và An Tư. Những người biểu diễn không phải gánh hát chuyên nghiệp, họ chỉ là người trong làng nhưng có năng khiếu và yêu thích ca hát nên cùng nhau luyện tập rồi diễn cho dân làng xem. Nhật Duật rất khuyến khích, chàng còn cho họ tiền để sắm nhạc cụ, trang phục rồi viết nhiều điệu hát để họ diễn theo.
Buổi biểu diễn bắt đầu bằng những điệu hát nhà trò. Đây chính là nguồn gốc của hát ca trù sau này. Haibara thường hay nghe nhạc hoà tấu giao hưởng, nhạc của các ca sĩ châu Âu, thi thoảng cũng có xem nhạc kịch trên truyền hình. Và tất nhiên đây là lần đầu tiên nàng xem loại hình âm nhạc này. Những lời ca được xướng lên đặc biệt tự hào, ca ngợi những anh hùng dân tộc, những cảnh đẹp của sông nước, núi non hữu tình. Mỗi khi câu hát xướng lên,Haibara như cảm nhận được từng dòng chảy của thăng trầm lịch sử và từng hơi thở, nhịp điệu của cuộc sống vẫn đang âm thầm chảy theo thời gian của biết bao thế hệ, của những vùng đất “tàng phong tích thủy”. Theo như lời An Tư nó với, thì Nhật Duật chính là người sáng tác những điệu hát này. An Tư còn bảo thêm rằng nhiều tao nhân, mặc khách trên đường thiên lý Bắc Nam nếu đã dừng chân ghé lại vùng đất Văn Trinh thì ai cũng mê mẩn, đắm say trước tiếng đàn phách mê li, lời ca mượt mà của các ca nương để rồi ngẩn ngơ, lưu luyến mãi không dời.Nàng nhìn sang Nhật Duật thì thấy chàng đang lim dim mắt lắng nghe điệu hát rất say sưa, ngón tay gõ gõ theo nhịp điệu. Có vẻ chàng rất yêu thích loại hình nghệ thuật này.
Khi hát nhà trò sắp kết thúc để nhường chỗ cho vở chèo thì người đứng đầu đoàn chèo của làng ra nói nhỏ với Nhật Duật:
- Bẩm đức ông, cô gái đóng vai thị Đào trong vở bị mất giọng nên không diễn được. Những người diễn tốt đều có vai cả rồi, vai đào lệch này khó quá, hiện chẳng có ai thích hợp để giao cho cả - Ông bối rối khi nhìn thấy những gương mặt chất phác hiền lành của bà con dân làng đang háo hức chớ xem vở chèo.
- Để ta diễn cho! – An Tư ngồi bên thấy thế liền hăng hái.
- Cô nương đã từng diễn chèo rồi? – Ông đoàn chèo hỏi, đôi mắt thấp thoáng hi vọng nhưng ngay sau đó liền vụt tắt khi nhận được cái lắc đầu rất hồn nhiên của An Tư.
- Em nhắm làm được không đó? – Nhật Duật nghi ngờ nhìn An Tư. Vở chèo này là do chàng soạn, chàng không muốn tâm huyết và công sức của mình bị cô em gái yêu quý này làm cho đổ bể đâu à nha.
- Cứ để tôi thử đi. – Phớt lờ Nhật Duật, An Tư nói với ông đoàn chèo khiến ông ta lúng túng, phân vân đến khi nghe Nhật Duật lên tiếng bảo:”Bác cứ để cô ấy thử đi.” thì ông đành nghe theo.
An Tư vội theo người đó vào thay trang phục và hoá trang. Trong lúc ấy, Haibara quay sang hỏi Nhật Duật:
- Đào lệch là gì vậy?
- Đó là những vai diễn dành cho nữ, thường là những nhân vật phản diện, lẳng lơ, không chính chuyên, ghê gớm và sắc sảo. – Nhật Duật giải thích
- Chú đồng ý để chị An Tư diễn kiểu vai như vậy sao? – Haibara ngạc nhiên, đây là thời phong kiến, rất nhiều lễ giáo, quy tắc, An Tư lại là công chúa, làm vậy không sợ ảnh hưởng đến danh phận hay sao.
- Nó đòi đấy chứ! - Nhật Duật chớp mắt ra vẻ vô tội đáp. – Nhưng nhóc nhớ đừng nói chuyện này cho ai khác đấy. – Nhật Duật cẩn thận dặn dò, chàng sợ chuyện này đến tai các hoàng huynh, nếu chuyện đó xảy ra thể nào chàng cũng bị mắng.
Đến khi An Tư xuất hiện trên sân khấu, Haibara thực sự thấy đó là một người hoàn toàn khác, chỉ giống nhau về diện mạo mà thôi. Đó không phải là một An Tư công chúa đoan trang, chính chuyên, phong thái cao quý mà nàng vẫn thấy nữa, thay vào đó là một cô gái phong lưu, dạn dĩ, lẳng lơ. Cô gái cầm cái quạt duyên dáng che nửa mặt, đôi mắt lúng liếng đong đưa sóng sánh xuân tình, đuôi mắt hơi cong cong xuống khi nàng cười, giọng nói lả lơi trêu ghẹo đưa đẩy. Quả thật là một người khác!
An Tư không nhớ hết lời hát, nàng chỉ nhớ được nội dung chính và dựa theo người diễn cùng để tuỳ cơ ứng biến. Tuy rằng An Tư diễn chưa hoàn toàn tròn vai, nhưng Nhật Duật không ngờ ánh mắt của nàng lại có thể lột tả nhân vật mà chàng xây dựng xuất sắc như vậy: Phóng khoáng, lẳng lơ, trào phúng, đùa cợt… Chính chàng cũng không nhận ra và tin được thiếu nữ trên sân khấu là em gái của mình. Rõ ràng đấy là một người khác!
Hầu như ai gặp An Tư đều khen nàng có đôi mắt đẹp hoặc bảo là đôi mắt nàng biết nói nhưng điều chàng nhớ nhất là hồi An Tư còn bé, có một vị đạo sĩ khi nhìn thấy nàng đã từng bảo đôi mắt nàng là “nhãn trung hữu thuỷ”, nghĩa là trong mắt có nước, nữ nhân có đôi mắt ấy có thể nhấn chìm bất kỳ người đàn ông nào chỉ bằng một ánh nhìn. Vị đạo sĩ đó còn nói thêm là An Tư lớn lên chắc chắn sẽ là một đại mỹ nhân khuynh quốc khuynh thành, quốc sắc thiên hương, ngư trầm lạc nhạn, hoa nhượng nguyệt thẹn. Ngoài ra trước khi bỏ đi vị đạo sĩ bí ẩn ấy có đọc mấy câu thơ bí ẩn không vần không điệu:
Nam thiên đệ nhất mỹ nhân.
Tự cổ chí kim hồng nhan đồng bạc mệnh.
Tấm thân ngàn vàng trả nợ nước non.
Nhãn trung hữu thuỷ say lòng giặc.
Một đi không trở lại, thân thác trên dặm đường.
Nhật Duật lắc đầu để xua tan những ý nghĩ không đâu trong đầu, không hiểu sao mỗi lần vô tình nhớ lại mấy câu thơ không đầu không đũa của vị đạo sĩ đó, trong lòng chàng lại dâng lên bất an và một nỗi lo vô hình về cô em gái của mình.
- Chú làm sao vậy? – Thấy Nhật Duật có vẻ hơi khác, Haibara bèn hỏi.
- Không có gì. – Nhật Duật mỉm cười lắc đầu. Rồi chàng đưa mắt nhìn quanh và nhận ra hầu hết các trai làng đều đang nhìn An Tư với ánh mắt ngẩn ngơ như mất hồn.
Thấy chàng nói vậy nên Haibara cũng không hỏi gì thêm nữa.
Nhịp trống chèo đều đều êm ái. Trăng thanh, gió mát. Khác với nơi kinh thành phồn hoa đô hội náo nhiệt, chốn làng quê thật thanh bình yên ả, khiến lòng người thư thái thanh thản.
…
Trần Hoảng vì lo lắng nên không cho nàng đi quá lâu, do đó An Tư chỉ ở chơi mấy ngày rồi lên đường hồi kinh. Nhật Duật cùng Haibara ra tiễn An Tư. Để khỏi điếc tai do bị ông anh lải nhải cằn nhằn quá nhiều, nào là phải đi đường cẩn thận này nọ, đừng có gây chuyện này kia, An Tư nhanh chóng trèo lên xe ngựa. Nhật Duật và Haibara đứng trông theo chiếc xe ngựa của nàng cho đến khi khuất hẳn sau làn bụi đường rồi mới trở vào trong phủ. Tiếng vó ngựa ngày càng xa dần…
Chú thích:
[1] Hát nhà trò Văn Trinh: Hát nhà trò Văn Trinh là một nét văn hoá truyền thống đặc sắc của xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) - vốn là vùng đất Văn Trinh xa, nơi mà vị tướng tài ba Trần Nhật Duật đã chọn làm điểm lập ấp đóng quân. Trần Nhật Duật từng được xem là tổ sư âm nhạc đời Trần, một người sành âm luật, giỏi đặt bài ca, điệu múa để các phường hát chầu phục vụ triều đình. Chính ông là người đã khai sinh ra điệu hát nhà trò Văn Trinh - một trong những điệu hát đầu tiên của ca trù Việt Nam.
đây là lần đầu tiên em comt fic. ban đầu khi xem phần giới thiệu, em ko thix nội dung cho lắm vì ls VN+ DC thì hơi kì kì nhưng khi đọc rùi mới thấy có nhìu cái zui zui như cách TND wan tâm đến Ai chẳng hạn, rất dễ thươngvà lời văn của ss cũng nhẹ nhàng chứ ko khô khan, nhất là khi nói đến các tích dân gian. nhưng mà có đôi chỗ ss viết hơi dài, đọc cũng thấy hơi mệt
em thấy ss có đọc thể truyện dã sử, dzây ss cho em xin mấy cái link dc ko?
mong ss ra chap mới nhanh nhất có thể nhé
Ở vùng đất này có món đặc sản làm Haibara thấy thích thú. Đó là nem chua. Loại nem này màu hồng được làm từ thịt lợn và thính gạo, dùng men để ủ chín, có vị chua ngậy, ăn rất ngon. Nàng thấy người ta lấy men từ lá chùm ruột, lá ổi, lá sung, lá đinh đăng. Loại men để ủ nem cũng chính là loại men chứa axit lactic để làm sữa chua.
Sau cơn bão vừa rồi, mấy hôm liền trời đều rất nóng nực, oi bức. Mặt trời chói chang, nắng như đổ lửa, lại lặng gió. Ở thời xa xưa này, thời tiết nóng bức muốn có một cây kem để ăn là điều không tưởng nhưng tự làm sữa chua để ăn thì có khả năng. Haibara xin của họ men để làm. Cách làm sữa chua vốn rất đơn giản, không nhất thiết phải có tủ lạnh. Sữa chua làm xong người ta thường cho vào tủ lạnh chỉ để bảo quản và ăn ngon hơn thôi.
Đã đủ thời gian ủ, Haibara mở nắp của hũ sành, một mùi thơm phảng phất chua chua bay ra. Những bát sữa bò đã đông lại đặc sánh, nàng đã thành công. Haibara ăn thử, vị ngọt và chua đều vừa vặn. Do lần đầu làm thử nên nàng không làm nhiều, thế nhưng một mình nàng cũng không thể ăn hết chỗ này. Ăn nhiều sữa chua quá sẽ không tốt. Nếu đem chia cho những gia nhân khác trong phủ thì không đủ, kẻ có người không. Vì tiếc của và công sức mình làm ra nên Haibara đành đem một phần sữa chua đã làm được cho Nhật Duật.
Khi Haibara bê khay đựng mất bát sữa chua đến gần cửa thư phòng của Nhật Duật thì nghe thấy tiếng nói dịu dàng của Trinh Túc từ trong khẽ vọng ra:
- Đôi giày cũ của ngài hỏng rồi. Thiếp vừa may cho ngài một đôi giày mới. Ngài đi thử xem có vừa không.
- Nàng vất vả rồi. Để ta thử xem. – Đáp lại là giọng nói trầm ấm của Nhật Duật. – Rất vừa vặn, thoải mái. Cảm ơn nàng.
- …
Không muốn làm phiền và gián đoạn giây phút riêng tư của vợ chồng người ta, Haibara liền bỏ đi. Nàng bê khay sữa chua ra một tiểu đình vốn thưa người qua lại gần đấy, đặt cái khay lên bàn, nàng chậm rãi ngồi xuống. Tiểu đình nằm ở một góc khuất yên tĩnh, khung cảnh chung quanh tuy có cây xanh rủ bóng mát nhưng không được coi là đẹp, nên thơ hữu tình. Có lẽ vì cảnh vật nơi đây chỉ có một màu xanh đơn điệu nên Haibara cảm thấy tâm trạng của mình cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, tự dưng lại cảm thấy không vui dù rằng nàng không phải tuýp người đa sầu đa cảm, thấy lá rơi là ưu sầu, thấy trăng khuyết là bi thương. Nàng nhìn hai bát sữa chua trước mặt, không ăn cố được thì để đắp mặt nạ dưỡng da vậy.
- Ai cho nhóc trốn việc ra đây ngồi lén ăn quà một mình vậy? – Một giọng nói nửa trêu chọc bông đùa nửa nghiêm nghị khiển trách cất lên sau lưng nàng. Không cần quay lưng lại nàng cũng biết chủ nhân của giọng nói đó là ai. Mùi bạc hà thanh lạnh theo gió đưa tới, tiếng vải áo xột xoạt.
Nhật Duật ung dung ngồi xuống cái ghế đối diện Haibara, đặt cái quạt trúc xuống mặt bàn, nhìn vào hai bát đựng sữa chua để bên cạnh, tò mò hỏi:
- Đây là món gì vậy? Sao ta chưa thấy bao giờ? – Rồi chàng ngẩng lên chăm chú nhìn Haibara – Định mang cái này đến cho ta đúng không? Đã đến cửa phòng rồi sao lại rời đi?
- Đâu có – Haibara chối.
- Ta là người luyện võ từ nhỏ, trực giác tương đối tốt, thế nên nhóc đứng ngoài cửa, ta phát hiện được ngay. – Nhật Duật vừa nói vừa cầm cái thìa để trong khay lên, xúc một miếng ăn thử. – Chua chua ngọt ngọt. Ta chưa ăn món này bao giờ. Của nhóc làm à? – Chàng hỏi.
Haibara gật đầu. Nàng đang định bảo vì làm thừa, đổ đi thì phí nên định đem đến cho Nhật Duật ăn đỡ mất công phải đem đi đổ thì chàng đã đưa ra nhận xét:
- Thảo nào dở tệ. Có vị của sữa. Là sữa lên men?
- Vậy thì đừng ăn nữa – Haibara đáp cho Nhật Duật một cái nhìn lạnh lẽo. – Mà sao chú biết là sữa lên men? – Nàng ngạc nhiên khi thấy Nhật Duật nói đúng. Hay thời này, sữa chua đã xuất hiện rồi.
- Tại ta thấy có vị chua và vị sữa nên đoán vậy. – Nhật Duật đặt hai cái bát không xuống bàn – Nhóc hỏi như thế nghĩa là ta nói đúng rồi đúng không?
Nàng gật đầu. Nhật Duật chỉ vào cây quạt để trên mặt bàn, thản nhiên nói:
- Quạt cho ta. – Nói xong chàng khoanh tay lên mặt bàn rồi gối đầu lên, nhắm mắt lim dim như muốn ngủ nên không thấy cái lườm cháy tóc của Haibara dành cho mình.
- Chú muốn ngủ thì về phòng mà ngủ, sao lại ở đây – Nàng phản bác.
- Kệ ta. Quạt đi. – Nhật Duật vẫn nhắm mắt, lười biếng đáp. – Vì nhóc mà ta bị Trinh Túc hiểu lầm, có phải nhóc nên bày tỏ chút thành ý hay không? Nhóc còn phải cảm ơn ta đã tạo cơ hội cho nhóc bày tỏ thành ý để hết áy náy đấy.
Vốn định đứng lên, mặc kệ Nhật Duật nằm đấy một mình, nhưng nghe chàng nói vậy, Haibara đành hậm hực cầm cây quạt lên, xoè ra và khẽ phẩy để tạo gió. Chuyện cũng đã qua một thời gian nhưng nàng không ngờ hôm nay Nhật Duật lại nhắc đến. Nàng không muốn mắc nợ. Quả thật, chuyện hiểu lầm giữa vợ chồng Nhật Duật làm nàng thấy áy náy vì đã gây phiền phức cho Nhật Duật và An Tư. Cảm nhận được gió nhè nhẹ từ chiếc quạt đang nhẹ đẩy từ tay Haibara truyền tới, khoé môi Nhật Duật cong lên:
- Vậy mới ngoan.
Chàng không mở mắt nhưng biết chắc chắn cô nhóc đang nhìn mình bằng mắt muốn giết người.
Một lúc sau, Haibara nghe thấy tiếng thở đều đều của Nhật Duật, có lẽ chàng đã ngủ rồi. Thật là, muốn ngủ sao không về phòng mà ngủ với vợ đẹp thiếp xinh, lại lết xác ra chỗ này rồi sai bảo nàng quạt này quạt nọ. Đôi mày kiếm rậm hơi chau lại, gương mặt có chút xanh xao phảng phất mệt mỏi. Cơn bão lớn mấy hôm trước đổ bộ từ biển vào đất liền khiến cuộc sống của không ít người dân điêu đứng. Ở hiện đại, với những thiết bị dự báo thời tiết hiện đại và phương tiện truyền thông rộng rãi, bão tất nhiên sẽ được phát hiện từ sớm và quy mô, hướng di chuyển, cấp gió đều dự báo tương đối chính xác, từng diễn biến thay đổi đều được phát sóng để cung cấp thông tin tới người dân chuẩn bị chống bão. Thế mà thiệt hại do bão gây ra vẫn không thể kể hết. Như cơn bão Haiyan vừa quét qua vào miền Trung Philippines vừa rồi chẳng hạn. Huống hồ thời này, khoa học kỹ thuật chưa phát triển, làm gì có đài khí tượng thuỷ văn để dự báo thời tiết. Tất cả chỉ dựa vào kinh nghiệm, xem thiên văn, nhìn trời và hướng gió cùng chim hải âu để đoán biết. Dù rằng đã quan tâm và sát sao việc tu bổ và đắp đê biển nhưng vẫn không tránh khỏi bị bão tàn phá. Nhìn dân chúng bị mất nhà cửa, người thân, làng chài điêu tán, mùa màng bị tàn phá... Nhật Duật không khỏi phiền muộn. Haibara biết thời gian qua chàng đã rất vất vả. Trước khi bão đến thì tất tả lo việc chống bão cùng dân chúng, tổ chức di dân đến nơi an toàn. Sau bão lại lo dựng lán trại cho nạn dân bị mất nhà cửa có nơi nương tựa trước mắt, rồi mở kho lương cứu phát, đề phòng bệnh dịch bùng phát… Nhiều việc như vậy, thức hôm thức khuya giải quyết công vụ sao mà không mệt mỏi cho được… Nàng đã hiểu vì sao dân chúng ở thái ấp đối với Nhật Duật lại cung kính quý mến như vậy.
Nhật Duật ngủ suốt một canh giờ. Khi chàng mở mắt vốn đinh ninh là Haibara đã đi rồi, thế nhưng nàng vẫn ngồi đấy. Lúc ấy chàng đã nghĩ cả đời này không cần có người yêu mình và khiến mình yêu thương cũng được, chỉ cần một người hiểu chàng, lúc chàng mệt mỏi có thể ở bên chàng như thế này là được. Người đó không cần nói gì cả, chỉ cần khi chàng mở mắt ra người đó vẫn còn ở đây là được. Đôi mắt Haibara lơ đãng nhìn những cành lá đang rung rinh theo gió trước mặt, không biết lại đang nghĩ gì. Nhìn chiếc quạt gấp gọn để trên bàn, chàng vừa vươn vai đứng dậy vừa “bắt bẻ”:
- Sao quạt được một lúc lại không quạt nữa?
- Về mà bảo vợ chú quạt cho – Nàng không thèm liếc Nhật Duật một cái, lạnh lùng buông một câu rồi đứng dậy bỏ đi thẳng.
- Sao vậy nhỉ? – Cầm cán quạt gõ gõ vào cổ mình, Nhật Duật lầm bẩm khó hiểu rồi cũng thong thả bước xuống bậc tam cấp của tiểu đình.
Vạt áo lam đung đưa cọ lên mũi của đôi giày Trinh Túc mới may cho chàng theo mỗi bước chân…
…………………….
Thoắt cái đã hạ qua thu đến. Sen mới ngày nào còn nở hộ khoe sắc hồng xinh đẹp trên nền lá xanh ngắt nay đã úa tàn chỉ còn trơ lại cuống. Trong cơn gió đầu thu se se lạnh mang theo hương ổi, hương cúc dìu dịu. Đất trời mới chuyển mình sang thu đó, thế rồi loáng đã đến Tết nguyên tiêu với những ánh đèn lồng rực rỡ đầy màu sắc, với những mâm cỗ trông trăng, với tiếng trống múa kỳ lân rộn ràng… Thu qua, đông đến, cúc tàn. Đối với Haibara, mùa đông ở Đại Việt không lạnh lắm. Nơi này gần xích đạo hơn so với Nhật, trời không lạnh đến mức có tuyết rơi và khiến những mặt hồ đóng băng như ở Nhật, nhiệt độ thấp lắm chắc khoảng 50C là cùng. Thế nhưng cái rét ở vùng đất này rất khác. Đó là cái rét buốt và giá, cảm giác cái rét ngấm vào từng tấc d.a thịt thấu đến tận xương, dù mặc quần áo ấm vẫn cảm giác cái rét len lỏi bởi vì không khí ở đây nhiều độ ẩm. Nhật Duật hàng tháng đều lai kinh để chầu vua, mỗi lần đến kinh thành thì đều lưu lại phủ đệ ở gần cửa Đại Hưng một vài ngày rồi sau đó lại trở về thái ấp của mình. Có lần chàng ở lại kinh thành tương đối lâu, có lần không lưu lại kinh thành thì lại đi tuần tra đâu đó hay lên vùng Đà giang, ngược xuôi khi nam khi bắc… Hầu như chàng đều mang Haibara theo nhưng cũng có lần để nàng lại thái ấp hoặc phủ tại kinh thành. Tính ra thời gian Nhật Duật lưu lại phủ ở thái ấp cũng chẳng nhiều, nếu chàng có về thái ấp thì chủ yếu ở doanh trại. Đi đi về về đều bằng xe ngựa hoặc ngựa, lâu dần nàng cũng quen. Nếu không phải đang mang thân hình thấp bé của một đứa trẻ 7 tuổi, nàng cũng sẽ học cưỡi ngựa. Thời này phương tiện di chuyển nhanh nhất ngoài ngựa ra thì còn có gì nữa đâu. Nhật Duật ngày càng quá đáng, suốt ngày cứ bắt nạt nàng, trước mặt người khác thì ra vẻ đạo mạo, nghiêm trang. Chuyện Trinh Túc phu nhân hiểu lầm nàng là con riêng của Nhật Duật đã được An Tư giải thích rõ ràng nhưng không hiểu sao mỗi lần giáp mặt Trinh Túc nàng đều cảm nhận được cô gái đó không có mấy thiện cảm với nàng, trong ánh mắt Trinh Túc nhìn nàng còn thấp thoáng vài tia ghen tuông khiến nàng khó hiểu. Nàng có làm gì đắp tội với người vợ này của Nhật Duật đâu, cô ta nên dùng ánh mắt đó để nhìn hai người thiếp kia thì mới đúng. Hay là do nàng thường xuyên đi cùng Nhật Duật, nhưng rõ ràng nàng chỉ là một đứa trẻ 7 tuổi, có phải một cô gái đâu mà Trinh Túc bận tâm. Cũng có lẽ Haibara đã nhìn lầm rồi, có thể ánh mắt Trinh Túc bẩm sinh đã vậy, chắc nàng nghĩ nhiều rồi…
… https://mp3.zing.vn/bai-hat/Happy-New-Year-Hoa-Tau-Various-Artists/IW99W6DB.html
Chim én đã gọi mùa xuân. Những mầm non xanh mướt đầy sức sống bắt đầu nhú trên những cành cây khẳng khiu. Thời tiết ấm áp dần lên. Cái rét buốt căm căm, những trận gió bấc dữ dội xa dần. Đại Việt sắp đón một năm mới. Những ngày cuối năm đang đều đặn trôi qua. Haibara không biết nếu tính theo dương lịch thì đang là ngày tháng năm nào. Nhưng nếu theo như cách tính toán lịch ở đây thì hôm nay đang là ngày 23 tháng Chạp. Tháng Chạp tức là tháng 12 – tháng cuối cùng của một năm. Hiện nàng đang ở phủ tại thái ấp. Gia nhân trong phủ người thì tất bật chuẩn bị cỗ cúng để tiễn ông Công ông Táo về trời báo cáo với Ngọc Hoàng về tình hình dưới hạ giới một năm qua, người thì lo quét tước lau dọn sơn sửa lại phủ để đón năm mới. Haibara thấy Táo quân – người trông coi bếp núc là một vị thần rất quan trọng trong tâm linh người Việt. Nàng đã được Nhật Duật kể cho nghe về sự tích ông Táo chầu trời. Theo tập tục, người dân còn thắp hương ba con cá chép sống cùng với mâm cỗ, sau đó đem ra sông thả để cá chép vượt vũ môn hoá rồng trở Táo về trời. Cỗ cúng theo truyền thống phải có đủ 7 món, thường là: gà luộc, miến nấu măng, giò lụa, nộm, xôi gấc hay đỗ xanh, chả nem, thịt đông,… Món nộm giống như một loại salad. Haibara thích món xôi gấc nhất. Xôi có màu đỏ đẹp mắt, vị ngậy của gấc, vị ngọt của đường cùng vị bùi của đỗ xanh xay nhuyễn, rất ngon và không ngán. Chỉ còn 7 ngày nữa là hết một năm. Ngày mai là 24 tháng 12 – ngày Giáng sinh. Tất nhiên là ở đây thời này chưa xuất hiện ngày lễ này. Nàng không theo đạo Thiên chúa nhưng sống bên Mỹ mười mấy năm trời và cả ở Nhật đều coi trọng ngày lễ Giáng sinh nên bây giờ ở nơi này cũng cảm thấy thiếu thiếu cái gì đó và cảm giác không quen lắm. Không khí đón Tết nguyên đán rộn ràng khắp mọi nơi trên từng nẻo đường, từng mái nhà tranh, trong từng xóm làng. Trước cửa nhà nào cũng đều dán câu đối đỏ thắm hai bên cửa, nhiều nhà đã dựng cây nêu trước cửa nhà để xua đuổi tà ma trong ba ngày đầu năm từ sớm. Nhà nhà tất bật muối hành, làm mứt, trang hoàng lại nhà cửa,… Ngày 29 Tết trong phủ rục rịch gói bánh chưng, bánh giày từ sáng. Người rửa lá dong, người giã gạo đãi đỗ xanh, chẻ lạt… Theo như Haibara được biết thì đây là hai loại bánh cổ truyền không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt vào ngày Tết. Bánh chưng và bánh giày được làm từ gạo. “Các món sơn hào hải vị dù ngon và quý hiếm đến đâu nhưng nếu ngày nào cũng ăn, ăn mãi cũng sẽ chán nhưng chỉ có gạo là ngày nào cũng ăn mà không bao giờ biết chán. Hãy lấy gạo àm làm bánh”. Ông Tiên trong câu chuyện về sự tích của hai loại bánh này mà Nhật Duật kể cho nàng nghe đã nói với vị hoàng tử Lang Liêu như vậy. Ngẫm lại thấy thật đúng. Bánh gói xong được cho vào luộc. Khi chín toả ra mùi thơm ngào ngạt của lá dong quyện với gạo nếp. Nhật Duật bảo trong những gia đình bình thường lúc cả nhà quây quần bên bếp lửa ngồi canh nồi bánh chưng là vui nhất. Ở vương phủ thì mọi việc đều do gia nhân làm. Nhật Duật mấy hôm nay lo viết và trả lời thư chúc tết cho các tù trưởng miền núi và gửi quà biếu Tết họ. Sáng 30 Tết chàng đưa Trinh Túc cùng lên kinh thành để vào hoàng cung cùng đón giao thừa và dự yến tiệc đầu năm sau đó là ra Chiêu Lăng thắp hương cho phụ hoàng. Lần này Nhật Duật không đưa Haibara theo mà để nàng ở lại thái ấp. Gia nhân trong phủ ngày 30 cũng khăn gói lên đường về nhà ăn Tết, ai không muốn về có thể ở lại. Haibara không có nhà để về nên ngoài ở lại thì còn biết đi đâu.
Đại Việt vào năm Tân Tỵ (1281), niên hiệu Thiệu Bảo năm thứ ba dưới sự trị vì của vua Trần Nhân Tông.
…
Sau khi trở về từ Chiêu Lăng, Trần Hoảng cho mở tiệc. Tuy nhiên bữa tiệc này khác với bữa yến tiệc sáng mùng một có cả các đại thần và sứ giả các nước sang chúc Tết, bữa tiệc này chỉ có các thành viên hoàng tộc tham dự xem như là một bữa cơm gia đình thân mật. Trong những bữa tiệc họp mặt gia đình như thế này, Trần Hoảng cho phép mọi người ngồi cùng mâm, cùng uống rượu nói chuyện, không phân biệt vua tôi quân thần, không phân tôn ti trật tự. Tuy nhiên khi bàn việc công và đặc biệt trên triều là phải tuân theo lẽ phép. Phụ hoàng của ông đã từng trải qua cảnh huynh đệ tương tàn, vì thế người không muốn các con lại dẫm vào vết xe đổ của mình, luôn luôn dạy anh em trong nhà phải luôn yêu thương nhau, sống hoà đồng. Trong hoàng tộc, quyền lực, vinh hoa phú quý, khoảng cách vua tôi, tranh tranh đoạt đoạt làm cho thứ tình cảm gia đình thiêng liêng trở nên mong manh. Trần Hoảng luôn cố gắng để kéo các thành viên trong hoàng tộc lại gần nhau, để hoàng cung này đúng nghĩa là nhà. Ông thường nói:”Thiên hạ là của ông cha để lại, nên để anh em cùng hưởng phú quý chung”.
Trong bữa tiệc để giúp vui, An Tư gảy một khúc nhạc mừng xuân. Hôm nay nàng không chơi độc huyền cầm mà đánh đàn tranh. Mười ngón tay ngọc ngà thon dài điệu nghệ lướt trên những sợi dây tơ như đang múa. Điệu cầm thánh thót vui tươi rộn ràng tràn đầy sức sống như trăm hoa khoe sắc đua nở, như chim ca ríu rít. Điệu nhạc mừng xuân tất nhiên phải vui tươi rồi. Tất cả mọi người đều lắc lư theo điệu nhạc vui nhộn ấy chỉ có Nhật Duật là ngồi nhìn những sợi dây đàn đang căng trên khung đàn theo mỗi nhịp gảy của An Tư mà rung lên kia mà mắt tối sầm lại. Những sợi dây đàn ấy không phải làm từ lông đuôi của Hắc Phong – con ngựa cưng của chàng hay sao. Cũng may An Tư cắt đuôi Hắc Phong về để làm dây đàn tranh chứ để làm dây đàn bầu thì chắc Nhật Duật tức ói máu. Đàn bầu chỉ có một dây duy nhất mà đi cắt cả đuôi con ngựa như thế, không tức mới lạ. Khi điệu nhạc kết thúc mọi người vỗ tay khen thưởng.
- Năm nay là An Tư 15 tuổi rồi, đủ tuổi cài trâm rồi đấy – Thiên Cảm hoàng thái hậu dịu dàng trìu mến lên tiếng.
- Vâng – An Tư lễ phép đáp.
- Ý của chị dâu là có phải hoàng huynh nên chọn cho bé Tư một phò mã rồi không? – Chiêu Minh vương Trần Quang Khải tươi cười, phớt lờ cái lườm sắc bén cô em út đang ném về phía mình hàm ý anh đừng có mà nhiều chuyện.
Đây là vấn đề An Tư ghét nhất. Khổ nỗi ghét là chuyện của nàng, nàng càng ghét thì các ông anh lại càng hứng thú lấy ra để trêu chọc nàng. Thế gian được vợ hỏng chồng, nhưng các anh trai và chị dâu, chị gái và anh rể nàng được cả vợ lẫn chồng, đều rất “quan tâm” đến chuyện trăm năm của nàng. Để đề phòng mọi người lấn sâu vào chủ đề này, An Tư vội vàng tìm cách dẹp nó từ trong trứng nước:
- Em nghe nói phường hát vừa mới tập được vở diễn hay lắm, nhân dịp đầu xuân hay là cho họ vào biểu diễn để giúp vui.
Thế nhưng những ông anh tinh quái của nàng nào có dễ đánh trống lảng như vậy. Nàng vừa mới dứt lời Chiêu Đạo vương Trần Quang Xưởng đã cười cười hỏi Nhật Duật:
- Chiêu Văn em mới viết vở diễn mới cho phường hát à?
- Đâu có, Tết nhất bận rộn, em làm gì có thời gian – Cố tình không nhìn thấy cái nháy mắt ra hiệu và gương mặt nhăn nhó cầu cứu của An Tư, Nhật Duật thật thà đáp, mắt dừng trên cây đàn tranh trước mặt An Tư, chính xác là dừng trên những sợi dây đàn.
- Anh Chiêu Văn đẹp trai, tài giỏi – An Tư hướng Nhật Duật nở một nụ cười ngọt ngào nịnh nọt – Có phải anh nhớ nhầm không?
- Anh chưa già đến mức trí nhớ rối loạn đâu – Mặc dù biết nụ cười của An Tư có giấu dao nhưng Nhật Duật biết tội khi quân còn đáng sợ hơn.
Anh Chiêu Văn của nàng thật vô tình, nàng đã trưng ra bộ mặt đáng thương như thế mà không lỡ nhón tay cứu giúp. Hừ, cứ đợi đấy. Lần sau đừng mong nàng giúp đỡ gì. Biết không thể thoát khỏi chủ đề này, An Tư đành xụ mặt:
- Mọi người đừng nói chuyện này được không? Em chưa muốn lấy chồng đâu.
- Trai lớn dựng vở, gái lớn gả chồng mà hoàng cô. Người không thể không “chống lầy” đâu – Tá Thiên vương Trần Đức Việp – ngự đệ của Quan gia cười thích thú. Thường ngày vị hoàng cô này hay trêu chọc cậu lắm nên mấy khi mới gặp được dịp hoàng cô lúng túng như thế này. Thực ra điều Đức Việp vừa nói cũng là điều mà Trần Khâm muốn bày tỏ. Anh em đồng lòng mà. Có điều lần trước khi nàng nói đến chuyện kén phò mã cho hoàng cô với phụ hoàng đã bị hoàng cô trừng trị nên lần này không dám tuỳ tiện mở miệng nữa kẻo lại rước hoạ vào thân. Đức Việp đang định hớn hở nói tiếp liền im re và đưa tay lau mồ hôi khi nhận được ánh mắt lạnh băng đầy đe doạ của An Tư ném về phía mình.
- Chỉ e em muốn lấy chồng cũng khó. – Bây giờ Thái thượng hoàng Trần Hoảng mới ung dung lên tiếng, giọng nói nghiêm túc nhưng vẫn pha chút đùa cợt trêu chọc – Ta đã lao tâm khổ tứ xem một lượt các vương tôn quý tộc để xem ai là người có đủ can đảm để cưới và chịu đựng được An Tư nhưng vẫn chưa tìm được ai thích hợp – Nói đến đây Trần Hoảng thở dài.
Lời của ông nếu là đùa thì cứ như thật mà nếu là thật thì cứ như đùa. Mọi người đều bật cười vui vẻ chỉ trừ có nhân vật chính.
- Hay là chúng ta mở hội kén phò mã – Bình Nguyên vương Trần Nhật Vĩnh nhiệt tình đề xuất ý kiến – Để chọn ra người tài giỏi và có khả năng áp chế sư tử Hà Đông xuất sắc nhất.
Lời của Nhật Vĩnh nói ra được tất cả mọi người hưởng ứng. Thế rồi mỗi người một câu bàn xem nên mở hội kén phò mã thế nào, thử thách ra sao, gồm những vòng nào, lựa văn hay chọn võ khiến An Tư muốn khóc trước sự “quan tâm” của mọi người dành cho mình. Trong cuộc bàn tán rôm rả ấy chỉ có Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc là ngồi im lặng nhưng cũng tỏ vẻ hứng thú với cuộc nói chuyện của mọi người, Quốc thúc Trần Di Ái dường như không quan tâm. Gia đình Trần Hưng Đạo thì có Thiên Thành công chúa và Trần Quốc Tảng rất tích cực đề xuất ý kiến, Quốc Tuấn chỉ ngồi lắc đầu mỉm cười nhưng thỉnh thoảng có nói vài câu mà câu nào cũng rất thâm thuý khiến mọi người gật gù. An Tư chóng hết cả mặt, hết bàn chuyện kén phò mã chưa đủ, mọi người còn ban sang cả chuyện tổ chức hôn lễ cho nàng hết sức vui vẻ, tiếng cười giòn giã. Trông thấy vẻ mặt muốn khóc của em gái, Thuỵ Bảo công chúa từ bi lên tiếng:
- Thôi, mọi người đừng trêu bé Tư nữa – An Tư chưa kịp rưng rưng cảm động vị Thuỵ Bảo đã lên tiếng giải vây cho mình thì đã phải đau lòng vì các anh trai nhẫn tâm đã đành ngay cả chị gái cũng muốn trêu nàng – Xem bé Tư ngượng kìa, hai má đã ửng đỏ rồi.
- Thuỵ Bảo em có nhìn nhầm không? An Tư mà cũng biết ngượng sao? – Chiêu Minh vương Trần Quang Khải tỏ vẻ nghi ngờ.
- Anh Chiêu Minh thật quá đáng! – An Tư phụng phịu.
- Em nói vậy nghĩa là biết ngượng sao? Biết ngượng khi nói đến chuyện lấy chồng chứng tỏ là muốn lấy chồng rồi – Nhật Duật đưa tay xoa cằm, đôi mắt nheo nheo như đang suy ngẫm vấn đề quốc gia đại sự.
- Chiêu Văn nói có đúng không hả An Tư? – Quang Khải bật cười.
- …
- …
An Tư muốn khóc quá. Các anh chị hùa nhau bắt nạt, “giăng bẫy” nàng. Làm em út thật khổ. Hai đánh một không chột cũng què huống hố ở đây tất cả mọi người đều xúm vào trêu chọc nàng. Trần Hoảng vừa mỉm cười vừa vuốt râu, ánh mắt ông long lanh khi chứng kiến các anh em nói cười vui vẻ. Không có vua tôi, không có quân thần, chỉ có tình cảm gia đình. Tiếng cười trong điện vang lên không ngừng. Những khoảng khắc gia đình xum họp ấm cúng thế này vô cùng đáng quý. Tình thân trong hoàng tộc là thứ mong manh. Vì mong manh nên càng đáng quý, càng phải trân trọng và cố gắng giữ gìn. Thế sự xoay vần, lòng người đổi thay. Đời người có hợp có tan. Chẳng ai biết được mai sau có bao nhiêu người còn có thể ở lại được nơi này. Chẳng ai biết được lần tụ họp sau có còn đông đủ, tiếng cười có thể giòn giã vui vẻ như thế này nữa không…
…
Tất cả gia nhân trong phủ không phải ai cũng về quê ăn Tết. Tết không chỉ là là dịp để những người con xa xứ về đoàn tụ với gia đình mà còn là dịp người Việt đến thăm nhà họ hàng của nhau. Có một số gia nhân vẫn ở lại phủ. Mấy cô tỳ nữ ríu rít kéo nhau vào làng xem hội, họ lôi cả Haibara theo. Lá cờ hội màu sắc sặc sỡ bay phần phật trong gió. Nơi hội làng diễn ra náo nhiệt cả một khoảng trời. Nơi này tổ chức đánh đu. Từng đôi nam nữ cùng nhau thi đánh đu xem đôi nào đu cao hơn, giỏi hơn, khéo hơn sẽ được thưởng. Chiếc đu bay cao lên xuống nhịp nhàng, tà áo mềm mại người thiếu nữ bay bay theo gió. Nơi kia tổ chức thi đấu vật. Những người đàn ông thi đấu ở mình trần chỉ đóng mỗi cái khố, khom lưng ghì chặt hai cánh tay đối phương lựa đường vật ngã đối thủ xuống. Nơi khác lại bày trò đấu cờ người, chỗ kia lại đang đua thuyền, thi gói bánh chưng, bắt cá… Trò nào, cuộc thi nào cũng đông người tham gia và nhiều người xem Haibara rất thích thú khi được chứng kiến các trò chơi trong lễ hội. Nàng nghĩ nếu có lũ trẻ lớp 1B ở đây thì chúng sẽ lôi kéo nàng cùng tham gia vào một trò chơi nào đó. Tết ở Đại Việt thật đẹp!
…
Haibara vừa ngồi đọc sách cho nhớ mặt chữ vừa nhấm nháp mứt. Cũng như bánh chứng, mứt là thức ăn không thể thiếu trong ngày Tết ở đây. Hôm nay đã là mùng 5 Tết rồi. Vợ chồng Nhật Duật vẫn chưa trở về. Gia nhân cũng đã quay lại làm việc. Bỏ quyển sách xuống, nàng vươn vai cho đỡ mỏi, vô tình làm cái điện thoại từ túi áo rơi ra. Nàng nhặt lên và dùng vạt áo lau màn hình. Haizz nếu nàng là người dễ hoà nhập thì có lẽ cũng đã quên mất mình từ thế kỷ 21 đến. Ấn nút nguồn để khởi động, máy khẽ rung rồi màn hình loé sáng. Nàng ở bài “Happy new year” của nhóm ABBA nghe thử. Vẫn còn dùng tốt, chỉ có điều không có sóng. Do nàng tắt nguồn đến giờ mới bật lại lên pin vẫn còn đầy, hết pin thì điện thoại ở nơi này cũng chỉ là đồ bỏ.
Nghe nhạc lại nhớ đến cuộc sống hiện đại với những toà nhà cao chọc trời, đèn điện sáng chưng, tiếng động cơ xe ồn ào… Thời gian thấm thoắt trôi qua, tưởng như mới chỉ chớp mắt vài cái, nàng đã ở Đại Việt được nửa năm rồi. Nếu mà bị kẹt lại ở quá khứ vĩnh viễn thì nàng cũng phải làm một cái gì đó, không cần một sự nghiệp to lớn mà chỉ cần đủ để có một cuộc sống cơm no áo ấm là được, nàng không thể cả đời làm nô tỳ được, khi có chút vốn liếng nàng sẽ rời đi và mở tìm cách tự nuôi bản thân mình như mở một cửa hiệu kinh doanh gì đó như mỹ phẩm, mấy loại chất tẩy rửa chẳng hạn, không cần khom lưng quỳ gối và bị ai sai bảo cả. Nhưng vị sư ở chùa Diên Hựu đã nói nàng sẽ trở về được và nàng tin điều đó. Nhưng vị sư ấy không nói rõ là khi nào, nàng sẽ bị mắc kẹt ở 700 trăm năm trước trong bao lâu. Nàng muốn trở về càng sớm càng tốt vì nàng sợ…sợ rằng ở đây càng lâu thì càng lưu luyến, đến lúc về được liệu có đủ dứt khoát đành lòng, không vương vấn mà rời đi. Nàng nghe được tin tức loáng thoáng rằng sứ giả của Nguyên triều sang Phù Tang yêu cầu xưng thần đã bị xử tử, điều này đúng với những gì sử sách đã ghi chép, vậy là ngày chiến tranh bùng nổ ở Nhật Bản không còn xa nữa. Còn ở đất nước này thì sao? Khẽ thở dài, nàng tắt nhạc rồi tắt nguồn điện thoại và bỏ vào túi áo. Mở cửa bước ra ngoài, Haibara tựa lưng vào cây cột gỗ, thơ thẩn.
- Mừng tuổi cho nhóc. Sang năm sớm chúc nhóc hay ăn chóng lớn. – Một phong bao đỏ thình lình chìa ra trước mặt nàng.
Haibara ngẩng lên nhìn. Là Nhật Duật. Chắc mọi nghi lễ đón năm mới chúc Tết trên kinh thành đã xong nên Nhật Duật lại về thái ấp. Nàng cầm lấy phong bao lì xì Nhật Duật đưa, nói cảm ơn rồi mở ra. Bên trong chẳng có gì. Thấy nàng chẳng có vẻ gì chưng hửng mà thản nhiên đút phong bao vào túi áo rồi lại lơ đãng nhìn xa xăm, Nhật Duật mất hết hứng trêu chọc nàng. Chàng cúi xuống nhìn lom lom vào mặt nàng, vừa lúc Haibara ngẩng lên. Hai gương mặt ở khoảng cách rất gần đến mức hai chóp mũi thanh tú có thể chạm vào nhau. Đôi mắt sáng ngời của Nhật Duật làm Haibara bối rối vội quay mặt đi. Nhật Duật lúng túng đưa cây quạt lên gõ gõ vào cổ mình rồi hỏi nàng:
- Nhớ nhà à?
Tết đến, xuân về có ai không muốn trở về nhà cùng đón năm mới với gia đình thân yêu, có ai không muốn trở về quê cha đất tổ. Đón Tết nơi xứ người buồn nhiều hơn vui. Cái nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương quay quắt khiến lòng người se sắt.
- Không. Làm gì có nhà mà nhớ. – Haibara nhẹ lắc đầu. Sau cái chết bí ẩn của cha mẹ mười mấy năm trước, nàng làm gì còn nhà nữa.
- Quê hương không phải là nhà sao? Tết đến mà ở nơi xứ người xa lạ chắc nhóc buồn lắm – Nhật Duật đứng thẳng người, trầm giọng, nén tiếng thở dài. Trong lòng chàng nghĩ đến những binh lính vẫn đang canh gác nơi biên cương, đến những mật thám của triều đình đang ở các nước láng giềng.
- Nếu từ nhỏ chú đã bị đưa sang một đất nước xa xôi khác, ở tận một châu lục khác, cách đất nước của mình đến nửa bán cầu và sống ở đất nước đó trong cô đơn với những kẻ xa lạ suốt mười mấy năm trời thì dần dần sẽ trở nên chai sạn, nỗi nhớ quê hương sẽ không còn da diết và thắt lòng nữa. Đơn giản vì đã quen rồi – Nàng đáp, ký ức về những năm tháng sống bên Mỹ lướt qua trong đầu nàng, chỉ có học và nghiên cứu, chỉ có hoá chất và thí nghiệm. Đến khi về Nhật cũng vẫn vậy cho đến khi nàng phản bội và chạy thoát khỏi tổ chức tội ác đó.
- Chẳng phải nhóc vẫn còn nhỏ sao, châu lục khác là gì, bán cầu là gì? – Nhật Duật khó hiểu.
- Không có gì. Chú không cần để tâm – Haibara lắc đầu.
- Đi. Ta đưa nhóc đến một nơi – Nhật Duật đột ngột nắm lấy tay nàng kéo đi.
…
Cảnh đẹp trước mắt làm Haibara sững sờ. Trái tim rung lên những cảm xúc nhè nhẹ. Cả một đồi, cả một rừng toàn hoa đào. Hoa đào nở rộ xinh đẹp, tràn ngập sắc hồng phai dịu dàng. Cơn gió nhẹ thổi qua, cánh hoa bay bay lả tả như một cơn mưa. Thế ngoại đào nguyên có lẽ cũng chỉ đẹp đến như này mà thôi.
- Phù Tang nổi tiếng có hoa anh đào. Tuy hoa đào ở Đại Việt không giống hoa anh đào ở đó nhưng có lẽ nhìn cảnh sắc này, có lẽ nhóc cũng cảm thấy như mình đang được ở Phù Tang. Có thích không? – Nhật Duật mỉm cười lên tiếng, chắp hai tay sau lưng, thong thả bước đến bên Haibara đang ngẩn ngơ nhìn ngắm những bông hoa đào xinh đẹp.
- Cảm ơn. – Haibara chân thành nói, làn thu thuỷ mênh mang tĩnh lặng trong đôi mắt khẽ xao động. Nhật Duật cưỡi ngựa phi một đoạn đường khá xa chỉ để cho nàng được nhìn thấy khung cảnh này cho vơi nỗi nhớ quê hương thôi hay sao.
Một cơn gió thổi qua, cánh hoa lại rụng, bay bay phiêu du trong không gian theo gió, vương lên tóc và cả bờ vai của hai người đang đứng lặng ngắm hoa đào. Haibara đưa tay ra để những cánh hoa rơi vào lòng bàn tay mình, cánh môi hồng bất giác khẽ cong lên.
Những khoảnh khắc yên bình êm đềm như thế này có thể kéo dài bao lâu??? Ngày giông tố sóng gió ập đến, thời khắc chia ly còn bao xa???
Haibara ở hiện đại tới nên tất nhiên biết về cơn bão Haiyan vừa xảy ra, nhắc đến cơn bão này ý nói bây giờ có khoa học kỹ thuật mà k tránh được thiệt hại của bão huốn hồ thời xa xưa. Sao Ai lại tội hả e
hocviennganhang Vâng.!
Tết mà k được trở về nhà, tất nhiên là Ai-chan cũng quen r, nhưng mà cũng có cái gì đó gọi là một chút cảm giác nhớ. Vậy mà k tội ư c T_T