[Longfic] Đại Việt du ký

Bạn thấy fic này như thế nảo

  • Rất hay và muốn đọc lại sau khi đã đọc xong

    Số phiếu: 121 63,0%
  • Hay và muốn đọc lại

    Số phiếu: 32 16,7%
  • Hay và không muốn đọc lại, chỉ đọc một lần

    Số phiếu: 20 10,4%
  • Bình thường

    Số phiếu: 14 7,3%
  • Chán

    Số phiếu: 0 0,0%
  • Quá chán

    Số phiếu: 2 1,0%
  • Chán đến mức không thể đọc hết

    Số phiếu: 1 0,5%
  • Chán thậm tệ, tốt nhất bạn đừng nên viết nữa

    Số phiếu: 2 1,0%

  • Số người tham gia
    192
Chị làm tâm hồn non nớt của em rung động dữ dội quá!!! Chị ơi em kết cặp Duật - Ai rồi, làm thế nào bây giờ. Chị làm thế nào cho hai người họ gì gì đi chứ, ít nhất đến lúc nàng đi thì tình cảm cũng rõ ràng. Em sợ kiểu đến cuối vẫn mịt mờ lắm chị, để rồi nuối tiếc...

Đấy là ý kiến của riêng em.

P/S: em thấy 8 năm liền không lớn kì lắm, theo em nghĩ hay là cho Ai uống thuốc giải tạm thời trở về là Shiho, xong vì trong quá khứ nên tác dụng của thuốc cũng ko mất tác dụng, xong rồi lúc về hiện tại Ai lại trở thành Ai. :)

Vì em thấy để chàng 25 nàng ... 7 thật là kì quá!

Chị nghĩ sao? Em chỉ bon chen ý kiến thôi ạ!
 
greynguyen nói thế nào nhỉ, chị thích kiểu tình yêu như có như không và để lại cho người ta nhiều dư âm cho đến tận cuối đời, hai nhân vật chính không trực tiếp nói thẳng ra là mình có tình cảm với đối phương nhưng vẫn cảm nhận và biết được tình cảm của người kia. Nói một câu thì dễ nhưng để chứng minh được câu ấy thì phải dùng cả đời. Trong truyện này cách hai người thể hiện tình cảm với nhau sẽ chỉ giống như trong 22 chương qua thôi.
Còn về chuyện cho Ai trở thành Shiho thì làm trẻ con sẽ nhiều cái dễ dàng hơn, ND đã có vợ và thê thiếp rồi, đi đâu cũng mang theo 1 đứa trẻ thì không có gì, nhưng đi đâu cũng mang theo 1 cô gái ngoại quốc thì nó sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khác, thành người lớn Shiho sẽ ở lại trong phủ ND với thân phận gì để hợp lý và nhiều vấn đề khác. Với cốt truyện c đã dự tính rồi nên khó thay đổi. Cái kết cũng có sẵn rồi. Còn về truyện chàng 25, nàng 7 thì ai đọc DC cũng đều biết Ai thực sự 18 tuổi rồi. Độc giả biết và sau này ND cũng biết thế là được rồi. Trong truyện này họ không chính thức là một đôi yêu nhau nên chị thấy để như thế là bị thường.
Nói chung đây là quan điểm của c.
Kết thúc lảm nhảm :)
 
Thế nghĩa là xuyên suốt truyện này giữa hai người chỉ dừng lại ở mức xao động? Tình cảm vẫn như có như không? Không trở thành Shiho cũng được, nhưng mà ít nhất cũng có phân cảnh cho Nhật Duật đối diện với Haibara trong hình dáng Shiho chứ chị, có không?
 
greynguyen đối diện thì có, sắp rồi, 1 hoặc 2 chương nữa. Còn về tình cảm thì với hoàn cảnh, địa vị và tính cách 2 ng như thế thì chỉ có thể ở mức đó thôi, ND không phải là ng bỏ hết tất cả để theo đuổi tình yêu, Ai cũng không phải là ng muốn xen vào gia đình người khác, ND đã có vợ và sẽ có cả con nữa.
 
Uhm, nghĩ lại thì dù sao Anh Duật cũng hơn Ai nhà ta tới .... hơn 700 tuổi, lại còn tên Shin ngố ở thời đại của nàng đang mòn ngóng trông nữa :)
Nàng cũng chẳng thể vứt bỏ tất cả cuộc đời hiện đại để theo đuổi tình yêu vô vọng được. Đó không phải tính cách của Ai. Hãy cứ coi đó là một giấc mơ đẹp - cho cả hai người.
 
Chương 23: Gián điệp

Haibara mở cửa sổ rộng vừa phải để ánh sáng lọt vào trong phòng, đủ để nhìn rõ mọi vật nhưng người đi ngang qua vẫn không nhìn được vào bên trong. Nàng lấy miếng ngọc bội hình chim ưng nhặt được hôm nọ ra xem. Càng nhìn nàng càng cảm thấy miếng ngọc này giống như một vật làm tin hơn là một thứ trang trí bình thường. Người phụ nữ đánh rơi miếng ngọc này ăn mặc giống như bao phụ nữ Đại Việt khác. Sống ở đây một thời gian rồi, nàng chưa từng thấy ai có ngọc bội hình chim ưng cả. Ở đất nước này, những con vật quan trọng trong tâm linh của người dân là rùa, là trâu, là cò, vậy mà nàng cũng chưa nhìn thấy ai mang ngọc bội hình những con này huống hồ là chim ưng. Nhắc đến chim ưng có lẽ người ta thường nghĩ đến người Mông cổ. Không lẽ người đàn bà đó là người Mông Cổ. Chiều hôm ấy, nàng đứng ở chỗ va vào bà ta để đợi bà ta quay lại lấy đồ mà không thấy, nhưng điều đáng nói là trong lúc đứng đợi ấy, nàng có cảm giác rất rõ là có người đang theo dõi mình, quan sát nhất cử nhất động của nàng. Không chỉ ở chỗ va chạm ấy mà còn trên cả đường về. Nếu không thì nàng chỉ nghĩ có lẽ do mình quá nhạy cảm hay như Conan vẫn nói nàng là thần hồn nát thần tính mà thôi. Lúc đó nàng đã quyết định cắt đuôi kẻ theo mình thay vì khiến hắn lộ mặt để làm rõ tại sao hắn lại đi theo nàng. Tuy rằng tránh được một lúc song không tránh được cả đời nhưng việc khiến hắn lộ diện trong tình cảnh nàng chỉ có đơn độc một mình không khả năng tự vệ là rất nguy hiểm. Cắt đuôi ngay lúc ấy có thể làm hắn hoàn toàn mất hẳn tung tích của nàng. Khi ấy, nàng cố tình rẽ sang một con đường khác ngược đường về vương phủ, đi thật vòng vèo lắt léo, kẻ kia vẫn kiên trì bám theo sau và duy trì một khoảng cách khá gần đối với nàng. Có lẽ hắn ta chủ quan cho nàng là trẻ con không biết gì, chắc không thể phát hiện ra nên mới đi gần như thế. Rẽ vào một con đường đông đúc nhất, nàng từ từ tăng tốc từng chút từng một để hắn không nhận ra nàng đang cố đi nhanh hơn. Với thân hình nhỏ bé của trẻ con, nàng có thể dễ dàng lách qua để di chuyển nhẹ nhàng giữa dòng người nườm nượp. Khoảng cách giữa hắn và nàng xa dần, xa dần. Đến khi chắc chắn hắn không nhìn thấy mình do bị dòng người che khuất, nàng liền nấp vào một chỗ kín đáo, đợi lâu thật lâu cho đến khi tên kia phát hiện ra mất dấu rồi vội vã đi tìm nhưng không thấy đành bỏ cuộc và rời đi, nàng mới bước ra khỏi chỗ nấp và trở về vương phủ. Sau hôm đó, vì không có việc cần nên nàng vẫn chưa bước nửa chân ra khỏi phủ, nên chuyện kẻ kia dò la được tung tích của nàng là rất thấp. Kẻ đó rốt cục là ai, tại sao lại theo dõi nàng? Nhìn miếng ngọc trên tay, nàng thấy lòng mình bất an. Nàng đã có ý định vứt miếng ngọc đi để tránh rắc rối nhưng lại thấy áy náy nên thôi. Biết đâu đây là vật rất quan trọng với người đàn bà kia, như là kỷ vật của người thân chẳng hạn.



Gió thổi mây che mất vầng trăng. Trời chưa muộn lắm những An Tư đã say giấc từ lâu đến mức đá tung cái chăn sang một bên cũng không biết. Nàng bảo với Lục Thảo rằng sáng mai phải dậy sớm để tiễn Trịnh Giác Sơn về Đà giang nên phải đi ngủ sớm. Lục Thảo vừa lắc đầu vừa đắp lại cái chăn cho An Tư. Lục Thảo cẩn thận buông màn xuống và rồi nhẹ nhàng rời đi, từ từ khép cánh cửa phòng ngủ của An Tư lại. Khi tiếng bước chân người xa dần, đôi mắt đang nhắm nghiền của An Tư chậm rãi mở ra. Nàng không nén được tiếng thở dài. Bước xuống gi.ường, An Tư lại gần cửa sổ đang mở - nơi mà có thể trông ra ngoài nhưng không ai có thể trông thấy nàng vẫn còn thức. Mây tan, trăng lại sáng. Nàng nhìn bóng trăng in trên mặt hồ tĩnh lặng. Giống thật, cứ như có một mặt trăng thứ hai trên đời này vậy. Nếu mặt nước kia không xao động thì khó biết đâu là thật, đâu là giả.

.

Lục Thảo trở về phòng của mình và ngả lưng xuống gi.ường. Có điều bà ta không thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ được. Vẫn chưa tìm thấy! Chiều hôm đó, khi đi từ trong con hẻm ra, lúc va vào đứa bé, miếng ngọc chim ưng đã rơi mất. Bà ta biết ngay khi vừa rời đi vài bước nhưng không muốn quay lại lấy vì sợ đứa bé đó nhớ mặt mình sẽ gây ra rắc rối không lường trước được về sau. Chiếc mũ có mạng che mặt thì đã huỷ mất rồi, khăn tay không thể che hết khuôn mặt. Bà ta đành đứng theo dõi đứa bé gái đó. Nó cầm miếng ngọc trên tay, nhìn về phía lúc nãy bà ta rời đi. Lục Thảo đoán đứa trẻ này nghĩ mình sẽ quay lại tìm sau khi phát hiện ra mất đồ nên đứng đó để đợi. Trong lúc đợi, nó dựa lưng vào tường. Bằng trực giác nhạy bén của mình, bà ta cảm thấy đứa trẻ này không bình thường, đôi mắt ấy, ánh mắt ấy không giống một đứa trẻ. Cuối cùng, Lục Thảo khẳng định cảm nhận của mình là đúng. Vì sợ về cung muộn sẽ bị nghi ngờ, nên Lục Thảo đã để cho thuộc hạ của mình tiếp tục theo dõi Haibara. Bà ta đã ra lệnh cho thuộc hạ của mình theo Haibara đến đoạn vắng người thì sẽ hạ thủ để lấy lại miếng ngọc, giết người diệt khẩu, xoá mọi dấu vết. Thế nhưng bà ta không thể ngờ tên thuộc hạ đó đã bị một đứa trẻ ấy phát hiện và bị cắt đuôi. Miếng ngọc đó giống như lệnh bài chứng minh thân phận, dùng để liên lạc với nhau trong mạng lướii gián điệp tại Đại Việt. Nhất định phải tìm thấy. Bà ta đã cho người tích cực truy lùng tung tích đứa trẻ kia nhưng vẫn chưa thấy gì. Ngày người của Lục Thảo tìm ra được thì đó cũng sẽ là ngày chết của đứa bé đó. Nó có trách thì hãy trách tại sao ông trời lại để nó nhìn thấy miếng ngọc này.



Chân trời phía đông đang dần hửng sáng, màn sương mỏng dần. Cổng thành Thăng Long từ từ mở ra. Nhật Duật ôm lấy Trịnh Giác Sơn, vỗ lên lưng chàng một cái, đoạn nói:

- Trò nhớ phải viết thư cho ta đấy.

- Thưa, vâng ạ. Thầy nhớ bảo trọng sức khoẻ. – Giác Sơn đáp.

- Ừ. Hãy trở thành cánh tay đắc lực của cha trò nghe chưa. – Nhật Duật vỗ vai chàng dặn dò.

- Vâng. Thầy, công chúa, Giác Sơn xin cáo từ. – Giác Sơn chắp hai tay cúi đầu, cung kính nói với Nhật Duật và An Tư.

An Tư đưa một cái giỏ cho Giác Sơn rồi nói:

- Đây là bánh cốm, anh cầm đi ăn đường nhé. Bánh ta tự làm đấy, có no cũng phải ăn hết biết chưa.

- Thần đa tạ công chúa. – Giác Sơn nhận lấy giỏ bánh của An Tư, nét mặt rạng hẳn lên.

Khi ngựa của Trịnh Giác Sơn đã đi xa, Nhật Duật khoát tay ra hiệu cho Ly Sơn đang đứng ở xa lại gần dặn dò:

- Đã cử người âm thầm bảo vệ Trịnh Giác Sơn về đến Đà giang an toàn chưa?

- Dạ, bẩm vương gia, thuộc hạ đã sắp xếp rồi ạ. – Ly Sơn đáp.

Nếu trên đường về mà Giác Sơn xảy ra truyện thì triều đình biết ăn nói như thế nào với Trịnh Giác Mật. Chẳng có gì đảm bảo rằng nhà Nguyên sẽ không cho người ám sát Giác Sơn rồi gắp lửa bỏ tay người, dùng thủ đoạn đổ tội cho triều đình, từ đó chia rẽ mối quan hệ giữa Thăng Long và Đà giang.

Nghe Ly Sơn báo cáo, Nhật Duật gật đầu hài lòng, chàng nhìn về phía Tây Bắc rồi quay sang nhìn An Tư, lắc đầu đầy tiếc nuối:

- Học trò của anh cái gì cũng tốt, chỉ có điều không có mắt nhìn người.

- Anh nói vậy là sao? – An Tư chau mày khó hiểu.

- Thì em đó, vừa xấu, vừa đanh đá, lúc nào cũng hùng hùng hổ hổ, nói chung là xấu người xấu cả nết mà không hiểu sao Giác Sơn lại thích em? – Nhật Duật toét miệng cười hì hì.

- Anh nói ai xấu người xấu cả nết hả? – An Tư chống nạnh đáp, chợt nhớ đến câu cuối của Nhật Duật, nàng gác lại chuyện hỏi tội ông anh – Anh vừa nói Giác Sơn thích em? Lại đùa dai rồi.

- Anh không đùa. – Nhật Duật không cười nữa – Nhưng cậu ta tự ti về thân phận.

- Không nói chuyện thân phận thì em cũng chỉ coi anh ấy là bạn. – An Tư đáp rồi nàng thắc mắc – Mà sao anh biết?

Nhật Duật liền vỗ ngực tự tin đầy kiêu hãnh nói:

- Chuyện, anh mà lại. Cái gì mà anh chẳng biết.

- Vậy gần đây anh đang thầm thương trộm nhớ cô nào đúng không? – An Tư lém lỉnh – Em nghe anh Chiêu Minh nói vậy.

Nghe An Tư nói vậy, Nhật Duật thấy toàn thân cứng ngắc, nụ cười trên môi đông cứng lại. Trời ơi, sao ông anh này của chàng lại đi tuyên truyền linh tinh như vậy.

- Ăn nói linh tinh – Nhật Duật nghiêm mặt cốc đầu An Tư, nói dứt khoát – Đi về.



Sau khi tiễn Giác Sơn, Nhật Duật trở về phủ, còn An Tư nàng không hồi cung ngay mà đến hồ Dâm Đàm [1]. Màn sương mờ ảo giăng trên mặt nước mênh mông giống như mà sương trong đôi mắt của người thiếu nữ áo trắng đang ngồi trong thi đình bên bờ hồ. An Tư trầm ngâm nhìn vô định ra phía hồ, cái không khí lành lạnh còn hơi sương của sáng sớm khiến nàng cảm thấy dễ chịu. Nghĩ đến chuyện mà Nhật Duật bảo Trịnh Giác Sơn thích nàng nhưng ngại khoảng cách thân phận khiến An Tư bất giác lắc đầu. Đối với nàng, xuất thân cao quý chẳng qua là được may mắn sinh ra từ những người tài giỏi và đã cố gắng nỗ lực để vượt lên thiên hạ mà thôi. Như vua Lê Đại Hành vốn là một đứa trẻ mồ côi, con nhà làm nghề chài lưới, vua Lý Thái Tổ cũng xuất thân là một chú tiểu trong chùa. Những thần thoại xung quanh như được trời phái xuống, thiên mệnh đã định, mang chân mệnh thiên tử, hoá thân của rồng vàng,… chẳng qua chỉ là thần thánh hoá và tô đậm thêm lớp hào quang xung quanh của những vị vua khởi nghiệp một vương triều mới mà thôi, để những điều thần thánh ấy xoá mờ đi cái gốc gác bình thường của họ. Và cả họ Trần của nàng cũng vậy. Họ Trần vốn là làm nghề chài lưới ở Thiên Trường, là những người ngư dân áo vải. Để đạt được vinh quang như ngày hôm nay, trở thành dòng tộc trị vì một đất nước không phải là do xuất thân cao quý hơn người mà là cả một sự nỗ lực và hi sinh. Công chúa! Thân phận của công chúa đâu có cao như nhiều người nghĩ, vẫn phải tuân theo lời của những người có thân phận thấp hơn mình là nữ quan đó thôi. “Công chúa, người ngồi như thế là sai rồi”, “công chúa, người phải đi chậm lại”, “công chúa, đây là quy tắc”, “công chúa người không được thế này,…”. Những nàng công chúa xấu số còn bị biến thành quân cờ hi sinh trên bàn cờ chính trị, triều đại nào cũng thế. Ông trời rất công bằng, cho cái này sẽ lấy đi cái kia. Công chúa sinh ra đã được bọc trong vài điều, lớn lên trong nhung lụa, có kẻ hầu người hạ, vạn dân tung hô nhưng cũng có những cái bất hạnh riêng. Có được, có mất, nên chẳng có gì để than thân trách phận.

Tiếng kèn lá du dương từ một chiếc thuyền nan nhỏ ngoài hồ vọng vào cắt đứt mạch suy tư của An Tư. Sẵn mang theo chiếc đàn bầu, nàng liền gảy theo để phối cùng những âm thanh của chiếc kèn. Trong khoang của chiếc thuyền nan ấy, chàng trai đang thổi kèn lá có chút ngạc nhiên khi có tiếng đàn bầu rất mượt mà vang lên hoà cùng khúc nhạc mình đang thổi vô cùng ăn ý. Vì hiếu kỳ muốn biết chủ nhân của tiếng đàn ấy là ai, Nguyễn Khoái mới bước ra mui thuyền, nhìn về phía bờ hồ, chàng thấy trong thi đình xa xa, sau làn sương mờ ảo là một thiếu nữ áo trắng mảnh mai đang đánh đàn bầu. Chàng kết thúc khúc nhạc trước, người thiếu nữ dạo một đoạn kết thúc trọn vẹn rồi mới dừng lại, sau đó cô gái ấy hạ bút lông viết gì đó. Chàng không thấy rõ được gương mặt của nàng.

Viết xong, An Tư đặt bút xuống và rời đi. Được nửa bước thì nghe thấy tiếng gọi từ hồ vọng tới:

- Tiểu thư, tiếng độc huyền cầm của cô rất hay.

An Tư nhẹ nhàng xoay người lại cúi đầu tỏ ý cảm ơn lời khen kia rồi ôm cây đàn rời đi đến chỗ xe ngựa đang đợi nàng. Khi Nguyễn Khoái chèo thuyền vào bờ, bước lên ngôi đình ấy thì bóng người đã xa. Đây là thi đình, hay có các văn nhân sĩ tử ghé lại vãn cảnh, đàm đạo thơ văn, làm thơ vẽ tranh nên lúc nào cũng sẵn giấy bút. Trên mặt bàn đá, có một tờ giấy chỉ viết một câu đề Nôm có bốn chữ:”Thế gian vạn sự”, nét mực vẫn còn chưa khô hẳn. Nguyễn Khoái cầm tờ giấy ấy lên xem. Đây chắc hẳn là của người thiếu nữ nọ để lại. Nét chữ mềm mại, uốn lượn như rồng bay phượng múa nhưng cũng chứa cả sự mạnh mẽ, cứng rắn. Cuối câu đề ấy có viết:”Trần Hạnh Nguyên” [2]. Có lẽ đây là tên của người thiếu nữ ấy. “Hạnh” trong hạnh phúc. “Nguyên” trong nguyên vẹn. “Hạnh Nguyên” nghĩa là hạnh phúc nguyên vẹn. Cha mẹ cô gái ấy khi đặt cái tên này cho con chắc hẳn mong cô sẽ có một cuộc đời êm ấm, hạnh phúc trọn đời.

Nghĩ đến tiếng độc huyền cầm vừa nãy, Nguyễn Khoái mỉm cười, hạ bút hoạ lại hình người thiếu nữ mặc áo trắng mong manh như sương, có mái tóc đen mượt đang ngồi đánh đàn bầu. Hoạ xong, chàng đề lên bức tranh hai câu:

Thế gian vạn sự.

Một sợi dây đàn. [3]

Ở góc bức tranh chàng thảo nhanh tên mình:”Nguyễn Khoái”. Chàng để bức tranh mình vẽ lại trên mặt bàn đá, còn tờ giấy có câu đề của người thiếu nữ kia, chàng gấp làm tư và cất vào trong ngực áo rồi rời đi không quên mang theo mớ lá sen đã hái cho mẹ. Một sợi dây có thể dệt lên bao âm thanh, khiến đất trời nở hoa cũng được, làm lòng người đổ lệ nhuốm sầu không gian cũng được. Vạn sự trong thế gian này chỉ bằng một sợi dây đàn có thể kể hết được không? Chàng mong rằng mình sẽ có cơ hội tái ngộ với cô gái kia.

….

- Cô bé, dao của cháu đây – Ông chủ lò rèn đưa con dao găm nhỏ có thể gập lưỡi lại trong cán dao được cho Haibara.

Cảm giác có người theo dõi mình nãy giờ, Haibara kín đáo quan sát xung quanh để xác định xem kẻ đó là kẻ nào. Đến khi ông chủ gọi, nàng mới giật mình quay lại. Haibara trả tiền rồi ra về. Nàng đặt làm con dao này là để phòng thân. Nơi lạ nước lạ cái lại thêm thời buổi loạn lạc, nào ai biết trước sẽ xảy ra chuyện gì. Với lại gần đây nàng có cảm giác bất an. Đang đi thì bỗng có một người phụ nữ mang bầu vô tình đụng vào Haibara. Bà ta mặc áo tứ thân màu nâu đã bạc, đầu chít khăn mỏ quạ và mặt có vết chàm đổ khá lớn. Nàng vội đỡ lấy người đó rồi hỏi han :

- Cô có làm sao không. Cháu xin lỗi

- Cô không sao – Người phụ nữ đáp rồi ra vẻ khó nhọc xách đống đồ lỉnh kỉnh của mình lên.

Thấy vậy Haibara liền bảo:

- Để cháu xách giúp cô.

- Nhưng nhà cô xa lắm – Người phụ nữ ái ngại nói.

- Không sao đâu ạ - Nàng đáp.

- Cảm ơn cháu nhiều – Người đó mỉm cười dịu dàng

Nếu lúc đó bà ta để ý hơn một chút thì có lẽ đã thấy trong thoáng chốc đôi mắt Haibara loé lên những tia sáng sắc bén

Haibara giúp người đàn bà mang thai xách đồ đến tận ven ngoại thành. Trên đường đi, hai người có nói với nhau một số chuyện. Đến một cánh đồng vắng vẻ người đàn bà đột ngột dừng lại. Haibara để túi đồ xuống đất, mở nắp đồng hồ có kim gây mê rồi mới vờ ngạc nhiên hỏi:

- Sao lại dừng ở đây hả cô? Sắp đến nhà cô chưa ạ?

Người đàn bà không đáp mà thình lình quay lại, từ ống tay áo xuất ra một thanh kiếm sắc bén đâm về phía Haibara. Do đã cảnh giác từ trước nên Haibara tránh kịp nhưng lưỡi kiếm vẫn sượt qua để lại một vết cắt trên bắp tay nàng. Nàng đã nghi ngờ người đàn bà này ngay từ khi bà ta làm như vô tình đụng vào người nàng bởi vì tuy bà ta đang mang thai nhưng trên người lại có mùi xạ hương, phụ nữ mang thai không ai lại dùng xạ hương cả bởi vì sợ bị sảy thai. Thêm nữa, nhưng câu hỏi người đàn bà này hỏi chuyện nàng đều là khéo léo dò la về thân thế, nơi ở của nàng. Haibara trả lời tất cả, không né tránh nhưng đều là nói dối. Nàng cố tình mắc bẫy của người này để muốn biết xem bà ta là ai, có mục đích gì với nàng, bà ta có phải là người đã theo dõi nàng chiều hôm trước và hôm nay không. Nhưng không nghĩ đến người này lại muốn giết nàng. Đâm Haibara thất bại, tên sát thủ tiếp tục vung kiếm tới nhưng Haibara đã nhanh chóng hạ ả bằng kim gây mê. Trúng kim ả khuỵ xuống rồi ngất đi. Haibara thở phào. Nàng tiến lại gần người đàn bà đang bất tỉnh đó để xem xét. Đúng như nàng đoán cái bụng của bà ta là giả, chỉ được độn để to lên thôi. Vết chàm trên mặt cũng là hoá trang, ả đã tính trước nếu như có gì ngoài ý muốn thì khi nàng nhớ về nhận dạng của ả sẽ bị ấn tượng bởi vết chàm này. Gương mặt và dáng người của kẻ này hoàn toàn xa lạ với Haibara. Nàng lục soát toàn bộ người ả nhưng không thu được manh mối gì. Chấp nhận mắc cái bẫy của người này là nàng mạo hiểm và cũng muốn chấm dứt điểm mọi chuyện xem kẻ nào theo dõi mình và tại sao? Nhưng chưa kịp tìm hiểu từ người đàn bà này thì tình thế nguy cấp đã buộc phải sử dụng kim gây mê. Không thu được gì, Haibara vội trở về, đề phòng người đàn bà này tỉnh dậy sớm thì lúc đó nàng sẽ khó thoát được cái chết vì kim gây mê đã dùng rồi. Trước khi rời đi, Haibara lấy điện thoại từ trong túi áo ra, chụp ảnh lại gương mặt của người đàn bà này. Sau đó dùng dây lưng của ả trói chặt tay chân ả lại.

Đi được một lúc, Haibara bỗng cảm thấy xây xẩm mặt mày, hình ảnh trước mặt mờ đi, chân tay bủn rủn, nàng khuỵ xuống dưới đất. Nhìn lại vào vết cắt trên bắp tay, Haibara giật mình, vết thương đã đen tím lại. Lưỡi kiếm có độc. Nàng đã quá liều lĩnh và chủ quan rồi, có lẽ bị lây máu liều vô hạn độ từ tên thám tử bốn mắt đó. Nghe sau lưng có tiếng xe ngựa nhưng nàng không còn sức để quay lại nhìn. Có tiếng người nói:”Bẩm đức ông, có một đứa bé gái ngất giữa đừng”, có tiếng bước chân người khoan thai lại gần. Trước khi ngất đi nàng thấy trước mắt mình là gấu áo thêu hoa văn giống với hoa văn trên áo Nhật Duật vẫn mặc. Nàng nghe được loáng thoáng người đàn ông đó nói:”Là thư đồng của Chiêu Văn sao?” trước khi hoàn toàn mất hẳn ý thức.



Nhật Duật đang sắp xếp hành lý để mai về thái ấp thì nghe tiếng gõ cửa. Chàng dừng tay lại và lên tiếng:

- Vào đi.

Nghe tiếng Nhật Duật đáp, Dương Đông đảo mắt một vòng quan sát xung quanh, chắc chắn không có ai mới nhẹ đẩy cửa bước vào. Nhìn sắc mặt có phần nghiêm trọng của Dương Đông, Nhật Duật lên tiếng trước:

- Có chuyện gì không ổn à?

- Bẩm đức ông, Chiêu Quốc vương dường như đã phát hiện ra nội gián rồi ạ và ngài ấy cũng biết người cài nội gián vào là đức ông – Dương Đông thưa. Hiện tại ngài ấy chưa tỏ thái độ gì. Chuyện này nên giải quyết như thế nào ạ?

- Đừng rút người của ta về. Cứ để yên như vậy. Án binh bất động. Cô đã điều tra tại sao lại bị lộ chưa? – Nhật Duật vừa nói vừa rót trà vào cốc.

- Vâng. Thuộc hạ đang điều tra, khi nào có kết quả thuộc hạ sẽ bẩm báo ngay.

- Ừ - Nhật Duật điềm tĩnh gật đầu – Cô lui đi – Chàng khẽ phất tay áo.

Dương Đông đi rồi, Nhật Duật cũng không tiếp tục sắp xếp hành lý mà thay y phục để đến phủ Chiêu Quốc vương. Sau vụ có thông tin là Trần Ích Tắc ngầm gửi thư riêng cho khách buôn ở Vân Đồn xin quân Nguyên xuống Nam, dù không muốn nhưng Nhật Duật vẫn phải cho người âm thầm giám sát nhất cử nhất động của người anh này. Dương Đông nói sai rồi, không phải là Chiêu Quốc vương chưa tỏ thái độ gì mà là do nàng ấy không nhận ra đó thôi. Chuyện nội gián của mình bị lộ là Ích Tắc cố tình cho chàng biết, thông qua Dương Đông gửi lời đến chàng mà thôi. Việc đã như vậy thì không còn cách nào khác là gặp trực tiếp.



Haibara từ từ mở mắt. Cảnh vật trước mặt nhạt nhoà, phải mất một lúc nàng mới nhìn rõ. Haibara thấy mình đang nằm trong một căn phòng xa lạ nhưng vẫn mang lối kiến trúc cổ xưa. Trong lúc bất tỉnh, nàng đã mơ thấy mình trở về được thế kỷ 21. Phía trước mặt là một vầng sáng, chỉ cần bước vào vầng sáng ấy, nàng sẽ trở về được thế giới của mình. Đến lúc ấy nàng mới biết thì ra mong muốn được trở về của nàng không quá khát khao như vậy. Nàng từng bước từng bước chậm rãi tiến về phía vầng sáng ấy nhưng sau lưng dường như có một bóng người đứng ở đấy, im lặng không nói gì, không níu kéo. Bóng người ấy ngày càng xa nàng rồi biến mất. Người không còn nữa, Haibara cũng chẳng còn do dự mà bước vào vầng sáng. Đập vào mắt nàng là họng súng lạnh lẽo của Gin, hắn đã phát hiện ra sau vụ tàu Bell Tree, nàng vẫn còn sống. Thật may đó chỉ là mơ vì khi nàng mở mắt ra, nàng vẫn ở quá khứ.

Haibara chống tay ngồi dậy, đưa mắt nhìn xung quanh, vừa vặn lúc đó có một cô gái bước vào. Cô gái đó lên tiếng trước:

- Em tỉnh rồi à? Đây là phủ Chiêu Quốc vương. Vương gia gặp em bị ngất trên đường nên đưa về đây. Thầy lang đến khám cho em bảo là em bị trúng độc. Nhưng em đừng lo vì giải độc kịp thời nên không có gì nguy hiểm cả. May cho em đây, thầy lang bảo chỉ chậm một chút thôi là đến thần y cũng phải bó tay. Đây là loại kịch độc nhưng lại không làm chết người ngay mà từ từ. Ủa mà sao tay em lại bị thương rồi vết thương lại có độc vậy?

- Dạ, em cũng không rõ mình bị thương từ lúc nào – Nàng lấp liếng - Chị cho em chuyển lời đa tạ vương gia đã giúp đỡ - Haibara đáp – Em khoẻ rồi, không dám làm phiền nữa. Em về nhà đây ạ.

- Ừ, em về cẩn thận – Cô gái mỉm cười.

Cáo từ cô gái nọ, Haibara rời khỏi phủ Chiêu Quốc vương. Tại sao người đàn bà đó lại rắp tâm muốn giết nàng. Nếu hôm nay nàng không may mắn có người giúp thì có lẽ đã chết rồi. Nhưng tại sao? Ở nơi này nàng đâu có đắp tội với ai đến mức mà người ta muốn giết nàng. Lại còn sắp đặt cả kế hoạch như vậy nữa. Cố tình dụ nàng đến chỗ vắng để giết nàng. Rốt cục là kẻ nào và tại sao?



Chỉ còn mấy chục bước chân là đến phủ Chiêu Quốc vương, nhưng Nhật Duật không đi tiếp nữa mà quay về. Chàng vừa nhìn thấy Haibara đi ra từ phủ Chiêu Quốc vương. Có lẽ nào nàng là… Phải chăng chàng đã quá chủ quan rồi.

Vừa về đến phủ của mình, Nhật Duật cho gọi ngay Dương Đông đến rồi bảo nàng lập tức điều tra tại sao chiều nay Haibara lại xuất hiện ở phủ Chiêu Quốc. Chàng chẳng phải đợi lâu, đến buổi tối Dương Đông đã báo lại câu trả lời: Haibara bị thương và trúng độc, ngất ở giữa đường, Chiêu Quốc vương tình cờ gặp nên đã giúp đỡ. Cô bé bị một vết cắt ở bắp tay và trúng độc ở vết cắt đó. Còn nguyên nhân thì chưa rõ nhưng qua những gì Dương Đông nắm được ban đầu thì có khả năng là cô bé bị truy sát.

Đang muốn tránh mặt Haibara cho quên đi những cảm xúc kỳ quặc ấy với nàng nên Nhật Duật vốn định ngày mai về thái ấp và để nàng lại kinh thành, nhưng xảy ra chuyện như thế này thì chàng không thể nàng lại kinh thành được. Rốt cục mối quan hệ giữa Haibara và Chiêu Quốc vương chỉ giống như những gì Dương Đông đã báo cáo hay còn gì khác nữa, chẳng hạn như Haibara là người của Chiêu Quốc cài vào bên chàng chẳng hạn. Nhưng giả thiết này không hợp lý lắm. Và tại sao lại có kẻ muốn giết một đứa trẻ. Kẻ đó ra tay chưa thành nên nhất định đã có một lần thì sẽ có lần thứ hai, lần thứ ba cho đến khi đạt được mục đích mới thôi. Để lại Haibara ở kinh thành sẽ không an toàn. Vì vậy chàng sẽ đưa nàng cùng về thái ấp với mình.



Sáng hôm sau, Nhật Duật liền về thái ấp luôn. Nghe Dương Đông báo lại là chất độc trong người Haibara đã giải hết nhưng chàng nhìn sắc mặt nàng vẫn hơi nhợt nhạt. Sự im lặng bao trùm trong chiếc xe ngựa. Nhật Duật ngồi chăm chú đọc sách. Còn Haibara thì chống tay nhìn ra bên ngoài. Nàng đang cố nhớ xem mình có đắp tội với ai không để đến nỗi có người muốn giết mình. Nhật Duật muốn hỏi Haibara về vụ nàng bị thương và trúng độc, biết đâu sẽ có manh mối. Nhưng nàng không chủ động kể cho chàng nghe nên chàng không thể hỏi trước được. Khi nàng hỏi tại sao chàng biết, chẳng lẽ lại bảo là cho người đi điều tra. Chàng cũng đã tính đến cách làm như vô tình động phải vết thương của Haibara, như vậy tuy nàng sẽ đau một chút nhưng vì đau nên nàng có thể hiện như nhăn mặt hoặc kêu lên, nhờ đó mà chàng có cớ dò hỏi nhưng cách này thất bại. Haibara chẳng có biểu hiện gì cả ngoài đôi mày chỉ hơi nhíu nhẹ, Nhật Duật không lặp lại lần nữa vì sợ vô tình mạnh tay làm vết thương của nàng trở lên nghiêm trọng hơn nên cuối cùng chàng đành ngồi chuyên tâm đọc sách. Mải suy nghĩ với lại thái độ của Nhật Duật đối với nàng cũng đã kỳ lạ được một thời gian rồi nên hôm nay nàng cũng chẳng bận tâm khi thấy chàng chỉ ngồi chăm chú đọc sách. Suốt quãng đường về, cả hai người cứ im lặng như vậy.



Lần này về thái ấp, vừa đặt chân vào phủ, Nhật Duật liền được gia nhân báo một tin vui: Trinh Túc phu nhân đã mang thai, chàng sắp được làm cha rồi. Nghe tin báo, bàn tay đang phe phẩy cái quạt trúc theo thói quen của Nhật Duật sững lại. Đã hai tháng rồi, chàng không về thái ấp. Là lần đó sao?

- Chúc mừng đức ông, lệnh bà rất mong người về đấy ạ - Người gác cổng nói.

- Ừm. – Gật đầu đáp lời của người gia nhân xong, Nhật Duật liền nhanh chóng rời đi đến phòng của Trinh Túc.

Haibara xốc lại quai của tay nải rồi về phòng của mình. Cảm giác này là sao? Nàng đang thấy không vui, từ lúc nghe tin đó, khi nhìn thấy gương mặt rạng rỡ của Nhật Duật, lúc trông theo bóng dáng vội vã nhưng vui sướng của chàng. Nàng nên mừng cho anh ta mới phải. Haibara nhẹ lắc đầu để xua đi những ý nghĩ không đâu rồi cắm cúi bước nhanh về phòng mình



Nhật Duật sải từng bước lớn đến phòng Trinh Túc, lòng rất hân hoan. Chàng sắp được làm cha rồi, sắp có con rồi. Vừa đi chàng vừa nghĩ khi nào con chào đời, sẽ đặt tên con là gì, sẽ dạy dỗ con ra sao,.... Khi chàng đến nơi, Trinh Túc đang ngồi đọc sách. Nghe tiếng bước chân, nàng ngẩng lên, đôi mắt hạnh long lanh khi thấy Nhật Duật đã về.

- Vương gia… - Trinh Túc định đứng lên nhưng Nhật Duật đã vội vàng cản lại.

Chàng ngồi xuống đối diện nàng, gấp gáp hỏi:

- Ta nghe gia nhân nói nàng đã mang thai.

Trinh Túc e lệ gật đầu, hai má ửng hồng. Nhật Duật dịu dàng nắm lấy tay Trinh Túc, khẽ trách:

- Sao nàng mang thai hai tháng rồi mà không báo cho ta biết.

Lần đó, sau khi nghe tin hoàng thúc Trần Di Ái đã theo nhà Nguyên, nhận xác phong của Hốt Tất Liệt, Nhật Duật đã ngồi uống rượu ở ngoài đình hóng gió cho đến khuya. Người chú ấy, ngày xưa khi chàng còn nhỏ rất chiều chàng, chàng vòi vĩnh cái gì cũng cho, lại còn hay làm ngựa cho chàng cưỡi. Nhật Duật đã từng rất kính trọng và yêu quý người chú này, và coi đó như là người cha thứ hai của mình. Thế nhưng tại sao người mà chàng kính trọng như thế lại phản bội đất nước, lại làm một việc đáng khinh như vậy, không thể tha thứ. Thật đáng buồn và thất vọng. Tối đó, chàng đã uống đến say nhưng vẫn nhớ được mình đã có nói chuyện với Haibara vài câu, sau đấy cô nhóc vừa rời đi thì Trinh Túc đến, nhẹ nhàng khuyên chàng rồi dìu chàng về phòng. Và trong đêm ấy…

Nghe Nhật Duật hỏi, Trinh Túc dịu dàng đáp:

- Sứ giả Nguyên triều sang, vương gia rất bận rộn, thiếp không dám làm ngài bận tâm.

- Ta có lỗi với nàng – Nhật Duật áy náy nói.

Chàng cảm thấy mình thật có lỗi với Trinh Túc. Nàng mang thai đã hai tháng rồi mà chàng chẳng hề hay biết gì, cũng chưa ở bên cạnh chăm sóc hỏi han được ngày nào. Người phụ nữ nào cũng vậy thôi, chồng vắng nhà, vò võ một mình lại bụng mang dạ chửa, ai chẳng thấy cô đơn và tủi thân.

- Ngài đừng nói vậy – Trinh Túc khẽ lắc đầu. – Là tại thiếp không muốn ngài lo lắng mà thôi. – Nàng ngả đầu vào vai Nhật Duật thì thầm. Trong lòng nàng dâng lên niềm hạnh phúc ngọt ngào. Điều nàng mong ước bấy lâu, từ khi kết tóc se duyên với Nhật Duật cuối cùng cũng thành sự thật. Có con rồi, nàng mong tình cảm giữa nàng và Nhật Duật sẽ mặn nồng hơn, không còn xa cách như bây giờ nữa.

Nhật Duật ngập ngừng đưa tay ôm lấy bờ vai thon của Trinh Túc. Giữa vợ chồng, cái nghĩa rất nặng, còn hơn cả tình yêu. Trinh Túc không phải người chàng yêu nhưng là người chàng danh chính ngôn thuận cưới về, là người đầu gối tay ấp với chàng, cùng chàng chung sống cho đến tận cuối đời, sinh con đẻ cái cho chàng.

- Lần sau có chuyện gì nàng cũng phải nói cho ta biết chưa. Chúng ta là phu thê – Nhật Duật ấm áp cất lời – Nếu không ta sẽ rất giận nàng.

Trinh Túc mỉm cười gật đầu:

- Thiếp biết rồi.



Về thái ấp lần này, Nhật Duật tra lại sổ sách thấy hiện tại có nhiều nô tỳ quá mức cần thiết. Lại thêm Trinh Túc đang mang thai, tích thêm công đức là việc nên làm. Do đó chàng quyết định thả họ, cho họ trở về làm dân thường. Việc này chàng bảo người dưới thu xếp ổn thoả, không nên khoa trương quá làm gì.

.

Con chim bồ câu lượn một vòng trước khi đáp xuống cửa sổ thư phòng của Nhật Duật. Chàng ngừng đọc sách, khẽ huýt sáo một cái, con chim bồ câu ngoan ngoãn đáp xuống đậu trên cánh tay Nhật Duật. Chàng gỡ lấy thư được buộc ở chân chim ra. Đọc nội dung thư Dương Đông gửi, đôi mày Nhật Duật khẽ chau lại. Chuyện này không làm khó chàng nhưng Chiêu Quốc huynh, tại sao anh nhất định phải làm vậy?

.

Vết thương ở tay Haibara vì đã được giải hết độc rồi nên không quá nghiêm trọng. Về chuyện có người muốn giết mình, Haibara cuối cùng đã nhận ra chút manh mối. Sau khi va vào người đàn bà đó và nhặt được miếng ngọc có hình chim ưng ấy có nhiều chuyện lạ xảy ra đối với nàng, đầu tiên là bị theo dõi tiếp đến là chuyện người đàn bà kia đã dụ nàng ra cánh đồng hoang để giết nàng. Có khi nào nguyên nhân từ miếng ngọc này mà ra. Nếu quả như vậy, chắc hẳn miếng ngọc này có vai trò gì đó rất quan trọng. Và kẻ đó muốn giết nàng chỉ có một nguyên nhân thôi, đó là để diệt khẩu chỉ vì nàng đã nhìn thấy miếng ngọc này. Như vậy, thủ phạm chỉ có thể là người đàn bà đi ra từ con hẻm mà nàng đã va vào. Chắc chắn việc nàng nhìn thấy và đang giữ miếng ngọc này sẽ gây uy hiếp gì đó cho bà ta nên người đàn bà bí ẩn ấy mới muốn giết nàng. Theo hướng suy luận ấy, nàng đoán rất có thể người đàn bà đó là gián điệp của Mông Cổ ở Đại Việt. Nhưng nghĩ như vậy có quá xa không nhỉ? Rất có cơ sở mà. Sợ bị bại lộ chỉ có gián điệp mà thôi, tình hình giữa Đại Nguyên và Đại Việt căng thẳng như vậy, chim ưng – biểu tượng của người Mông Cổ, liên quan đến nhà Nguyên. Haibara quyết định sẽ đưa miếng ngọc này cho Nhật Duật và nhờ chàng điều tra giúp. Việc có dính dáng tới Nguyên triều, Nhật Duật chắc chắn sẽ giúp nàng. Nhưng mấy ngày nay chàng đang bận rộn chuyện giải phóng nô tỳ trong thái ấp nên hầu như đi vắng suốt, do đó Haibara chưa gặp được. Vừa nãy nghe loáng thoáng mấy nàng tỳ nữ đi qua nói chuyện, biết được chàng đang ở vương phủ, Haibara liền đến thư phòng tìm Nhật Duật.



Mở cửa phòng, thấy người trước mặt mình là Haibara, Nhật Duật có chút ngạc nhiên. Biết nàng tìm mình chắc hẳn có chuyện, Nhật Duật mở rộng cửa phòng, nói gọn:

- Nhóc vào đi.

Haibara vừa ngồi xuống ghế đang định mở lời thì một người gia nhân đã vào thưa:

- Bẩm vương gia, có sứ của triều đình đến. Ngài ấy đang đợi ở đại sảnh ạ.

- Ừm, ta biết rồi – Nhật Duật gật đầu rồi quay sang bảo Haibara – Nhóc ngồi đây đợi ta một lát.

- Vâng – Haibara đáp.

Nhật Duật đi rồi, còn lại một mình Haibara trong thư phòng.Thấy phòng có chút bừa bộn, nhân tiện nàng liền sắp xếp dọn dẹp lại, vô tình thấy quyển sách Nhật Duật đang đọc dở là y thư, ngay trang cách chăm sóc thai phụ. Sắp được làm cha rồi chắc anh ta mừng lắm.



Việc triều đình sẽ cử sứ đến trách cứ về việc chàng giải phóng nô tỳ không nằm ngoài dự đoán của Nhật Duật. Trước đó Dương Đông đã dùng bồ câu đưa thư báo cho chàng rằng Chiêu Quốc vương có những lời lẽ không hay và đầy ám chỉ về việc Nhật Duật thu nhận người Tống và giải phóng nô tỳ. Việc này chưa thực sự khiến triều đình phải bận tâm về lòng trung thành của chàng nhưng trong thư Dương Đông còn nói thêm là Chiêu Quốc còn tâu rằng Nhật Duật đã từng âm thầm đến Vạn Kiếp gặp gỡ Hưng Đạo vương – người vì có mối thù nhà mà tuy được triều đình coi trọng nhưng không được tin tưởng hoàn toàn. Triều đình vẫn luôn dè chừng việc ông có thể tạo phản.
Người thị thần chuyển lời rằng:

- Chiêu Quốc vương tâu rằng: Chiêu Văn mới năm trước thu nạp bọn Triệu Trung nhà Tống, năm nay lại thả nô tỳ, hẳn là có ý riêng, nên triều đình mới có lệnh này. [4]

Nghe sứ nói vậy, Nhật Duật mỉm cười, điềm đạm trả lời:

- Nhà Tống bại vong ở Nhai Sơn, hơn 10 vạn người chết theo vua, tướng Triệu Trung sống sót, mang toàn bộ quân bản bộ sang nước ta xin được nương tựa. Triều đình nghĩ ta vẫn thường chơi với người Tống, bang giao hai nước rất hữu hảo, nên giao Triệu Trung cho ta quản lĩnh. Còn như chuyện thả nô tỳ, thực ra họ vốn là thường dân, vì đói khát phiêu dạt đến xin làm nông nô, nay xét lòng trung cần, cho họ trở lại làm dân thường để khuyến khích việc nông tang, mở rộng bản đồ và góp thêm của cải cho quốc gia… Nhờ ông về tâu với triều đình như thế!” [5]

Lời giải thích của Nhật Duật hợp tình hợp lý nên sứ cũng không bắt bẻ gì thêm. Tiễn sứ của triều đình xong, Nhật Duật liền trở về thư phòng của mình. Haibara đang đợi chàng ở đấy.


Dọn xong thư phòng rồi, Haibara tiếp tục ngồi đợi Nhật Duật về. Không biết anh ta sắp về chưa nhỉ?

THỊCH.

Haibara đưa tay ôm ngực. Đau! Nóng! Cảm giác này. Cảm giác quen thuộc này! Chính là cảm giác khi uống thuốc giải APTX 4869. Dấu hiệu cho thấy cơ thể nàng sắp trở về hình dáng trưởng thành. Thế này là thế nào. Rõ ràng nàng đâu có uống thuốc giải. Đúng rồi, không lẽ là nó. Haibara nhớ đến bát rượu nếp cái (cơm rượu) nàng ăn vào lúc sáng. Hôm nay là ngày 5 tháng 5, tết giết sâu bọ của người Việt, trong phủ phát chút lộc thắp hương cho gia nhân, ăn để giết sâu bọ. Mỗi người được chùm vải và bát rượu nếp cái. Haibara cũng được một phần. Không lẽ rượu nếp cái cũng chứa thành phần có thể hoá giải được APTX 4869 giống như loại rượu thuốc ấy. Cơ thể nàng mỗi lúc một nóng, toàn thân như thiêu đốt, mồ hôi vã ra, cảm giác đau đớn ngày càng tăng lên, xương cốt như tan chảy. Làm sao bây giờ. Ở lại đây thì… Haibara nhìn quanh khắp phòng, không có quần áo người lớn, cũng không có chăn hay rèm vải hay thứ gì đó để nàng có thể mặc tạm khi trở về hình dáng thật cả. Nàng cũng không thể trở về phòng mình được bởi nhỡ chưa kịp về đến phòng đã trở lại hình dáng thật rồi thì sao. Haibara đang cố nén cơn đau để bước tới đóng cửa phòng lại trước đã rồi tính sau. Nhưng nàng vừa mới chống tay đứng dậy th.ì đã nghe có tiếng bước chân đang lại gần. Là bước chân của Nhật Duật. Tiếng bước chân ngày một rõ hơn…

Chú thích:

[1] Hồ Dâm Đàm: Nay là hồ Tây.

[2] Không rõ tên huý của An Tư công chúa là gì. Nên tác giả lấy tên “Hạnh Nguyên” làm tên huý của An Tư trong truyện này.

[3] Câu đề trong truyện “Độc huyền cầm” của Isis.

[4], [5]: Đây là sử thoại
 
Hiệu chỉnh:
Ôi, có chap mới rồi !!!!!!!!!!!! Hạnh phúc quá :KSV@03::KSV@03::KSV@03:
Thật lòng em không ưa nổi Trinh Túc, dù xét theo khía cạnh nào đó, Trinh Túc cũng giống như Phụng Dương công chúa, đều là nạn nhân của hôn nhân chính trị, đều lấy phải người chồng không yêu mình (dù sau này TQK và PD có sống hạnh phúc bên nhau):KSV@08:
Em có cảm giác chap này tương đối nhẹ nhàng, chắc đây là bệ đỡ cho cao trào trong mấy chap tiếp :KSV@05:
P/s: Em cực kỳ thích "lần đầu gặp gỡ" giữa An Tư với Nguyễn Khoái đó nha :KSV@10::KSV@10:
 
hay quá chị ơi! Chap này bắt đầu hồi hộp rồi đây... nhưng mà hình như chị vẫn còn lỗi type hay là diễn đạt gì gì đó, có mấy câu dọc vào ko hỉu lắm... Chị có cần em sửa lỗi type với lỗi diễn đạt giống hồi trc ko? em nghỉ hè rồi nên cũng rảnh...
 
A , chap mới <3<3<3<3<3
Chị ơi, cái câu
- Dạ, bẩm vương gia, thuộc hạ đã sắp xếp rồi ạ. – Giác Sơn đáp.
Cái này là Ly Sơn đáp chứ chị :3
Phải nói chap này của chị thật là hấp dẫn nhất là khúc cuối ấy , đang hay thì lại hết T.T . Còn về cuộc gặp gỡ của công chúa An Tư nữa, thật là khiến người ta tò mò .( hình như nó hơi giống ngoại truyện của chị :v ).
Hehe, hóng chap mới nhoa chị :D
 
có chap rồi. Vui wá!!!! Cảm ơn ss nhìu
Cuộc găp gỡ giữa An Tư và Nguyễn Khoái em thấy khá giống với các kiểu gặp nhau giữa các nhân vật xưa. Nhưng nhìn chung em thấy rất thú vị. Chap đợt này có nhìu diễn biến, em thix lắm. Nhưng ss dừng ngay chỗ thế kia thì...:(
 
Đã sửa lại lỗi type và cách diễn đạt.


sherry lemon 1995 Chị cũng không thích Trinh Túc nhưng vẫn phải cho vào thôi (đọc sử có hai chi tiết liên quan đến bà này là đx cảm thấy không thích rồi và con trai của TND sau này cũng không được như cha, có lẽ một phần do cách dạy dỗ của người mẹ). Chap này em thấy nhẹ nhàng nhưng khi viết chị thấy việc sắp xếp tình tiết loạn hết cả lên :(. Đoạn gặp gỡ của An Tư và Nguyễn Khoái như vậy vì chị rất thích hai câu "Thế gian vạn sự - Một sợi dây đàn" trong truyện Độc huyền cầm của Isis nên tìm cách cho vào.

miyano_nanami2908 công nhận chap này nhiều lỗi thật, nếu em nghỉ hè rồi thì chương sau chị lại gửi cho e sửa nhé.

shingin cảm ơn em nhé, chị sửa lại rồi, còn đoạn gặp gỡ của An Tư em nói giống ngoại truyện thì cũng giống thật, hai nhân vật đều gặp nhau ở hồ Dâm Đàm, chị đính kiếm cái hồ khác như hồ Gươm chẳng hạn nhưng lại thích cái khung cảnh sông nước mênh mông mờ ảo sương ở hồ Tây hơn.

pecun_evil giống kiểu thời xưa vì họ là người thời xưa mà :)
P/s: Lần sâu viết truyện khác sẽ cố nghĩ ra tình tiết sáng tạo hơn :)
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
hocvienganhang
thật ra thì chỉ có 1 ng con của ND là làm chuyện xấu bị tước mất danh hiệu, còn nh ng khác thì hiếu thảo mà chị!
 
pecun_evil ừ, đúng là dao sắc không gọt được chuôi

kidsherry18 ủa sao e cũng không ưa Trinh Túc vậy.

Như vậy tình hình là xây dựng nhân vật đã thất bại, mình muốn viết sao cho độc giả không ghét Trinh Túc nhưng @.@ :)
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
kidsherry18 ủa sao e cũng không ưa Trinh Túc vậy.

Như vậy tình hình là xây dựng nhân vật đã thất bại, mình muốn viết sao cho độc giả không ghét Trinh Túc nhưng @.@ :)
Vậy mà em tg ss xây dg nv khiến cho mọi ng ghét chứ, nếu đỡ hơn thì chỉ là thông cảm vì cuộc hôn nhân của nàng và ND chỉ là cuộc hôn nhân chính trị. Nhưng dẫu là zì thì em cũng ko có mấy cảm tình với TrinhTúc
 
haibara6199 Cộng nhận!! :))Chưa thấy 1 ng phụ nữ phong kiến nào gan dạ như Huyết Lệ, đưa cả nhân tình về gặp chồng mình. Mà Nhật Duật có phải ng thg đâu!
 
pecun_evil nếu Haibara cũng là người Việt thì sẽ xây dựng nhân vật Trinh Túc đáng ghét nhưng không phải nên không có ý dìm hàng nhân vật này lắm, chỉ muốn viết sao để nhân vật này có tính cách ND k yêu được là được. Chính vì "Nhật Duật có phải ng thg đâu!" nên ảnh mới ủng hộ chuyện thiếp của mình như vậy @.@.
haibara6199 sao ai cũng không ưa Trinh Túc vậy nè.
P/s: Mình cũng vậy :)
 
hocviennganhang hì hì ko phải em ko ưa Trinh Túc vì cách xây dựng nhân vật của chị, mà vì cô ấy có thai với Nhật Duật cơ ạ :KSV@16:
em hận em hận a :KSV@15: :KSV@15: :KSV@15:
vả lại từ đầu em đã ko thích TT vì cô ấy là chính thất của ND, yêu ND nữa; tuy nhiên cũng tội vì ND ko yêu :D
chương sau dự là ND sẽ thấy được hình dáng thật của Ai-chan, chắc anh ý sẽ ngất ngây con gà tây luôn đây :KSV@05: :KSV@05: :KSV@05: hóng chương mới quá :KSV@11:
 
kidsherry18 cô ấy có thai với ND thì phải hỏi ND, chứ 1 mình cô ấy làm sao mà có thai đc, :), với lại nếu người con này của ND mà không xuất hiện thì lich sử mấy chục năm sau sẽ thay đổi mất.
Tuy ND k yêu cô ấy nhưng kiếm được 1 ng chồng đối xử tốt với mình như vậy cũng không dễ.
Còn ND có "ngất ngây con gà tây" k thì hồi sau sẽ rõ, nhưng dù sao thì gái đẹp, ảnh cũng thấy nhiều rồi.
P/S: với nói luôn là trong truyện này, về mặt nhan sắc của các nhân vật nữ thì bé An Tư đứng ngôi hoa hậu :)
 
Em thì thấy Trinh Túc đáng thương :v phải lấy một người không yêu mình, một cuộc hôn nhân vì chính trị dù có con nhưng cũng đâu hạnh phúc. Nhớ cái hồi "Trao duyên" em thấy ghét Thúy Kiều, trao duyên cho Vân nhưng liệu Kiều có tự hỏi Vân có hạnh phúc không và lúc đó Vân đã có người thương chưa? Phụ nữ dù tốt dù xấu thì ai cũng muốn được hạnh phúc, còn ghen ấy à, em thấy điều ấy chứng tỏ Trinh Túc yêu ND đấy chứ! Còn Ai-chan cũng không phải là người thời đại này, em thấy ss xây dựng tình cảm của Ai vs ND giống tri kỉ hơn còn An Tư em không thấy ấn tượng mấy :D đây là lần đầu tiên em thật sự nghiêm túc khi cmt một cái Fanfic

P.s: Em thấy kiểu gì thì sau này ss cũng phải trả Ai-chan về vs DC về vs anh Subaru thôi =]] Vì đó là Lịch sử. Xưa đến nay viết về Lịch Sử em vẫn thấy thích nhất là "Âu lạc chi nữ" của ss Gấu mèo và em mong rằng thời gian tới sẽ có thêm "Đại việt du ký" nữa, cố lên ss
 
×
Quay lại
Top Bottom