[Longfic] Đại Việt du ký

Bạn thấy fic này như thế nảo

  • Rất hay và muốn đọc lại sau khi đã đọc xong

    Số phiếu: 121 63,0%
  • Hay và muốn đọc lại

    Số phiếu: 32 16,7%
  • Hay và không muốn đọc lại, chỉ đọc một lần

    Số phiếu: 20 10,4%
  • Bình thường

    Số phiếu: 14 7,3%
  • Chán

    Số phiếu: 0 0,0%
  • Quá chán

    Số phiếu: 2 1,0%
  • Chán đến mức không thể đọc hết

    Số phiếu: 1 0,5%
  • Chán thậm tệ, tốt nhất bạn đừng nên viết nữa

    Số phiếu: 2 1,0%

  • Số người tham gia
    192
@Nhã Quân chị viết ngoại truyện đi chị nhé. Em ủng hộ hết mình ^^
Trong 3 cái chị nêu thì em thích 1 và 3 nhất. Em k thích chuyện công chúa Huyền Trân vs nc Chiêm lắm. Nhưng mà chị muốn viết ngoại truyện nào đều hay như nhau cả thui ạ ^0^
Chị có ý định viết thêm vài truyện cho cp Hưng Đạo Vương và Thiên Thành công chúa ko ạ ;))
 
Chị ơi, em tưởng cách gọi "khanh" chỉ có vua mới đc dùng thôi chứ ạ? Hay em nhầm?
 
@ran_angel_yuki hi hi c viet ve huyen tran nhung k phai tinh yeu trai gai ma la so phan cua ba gan giong an tu, con cp hung dao vuong va thien thanh thi hien tai c chua co y tuong nao moi

@Dr. Frost Chi thay hoang hau,thai hau, hoang tu cong chua deu co the goi cac quan la khanh. De c google lai xem
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Tới chương này đã bắt đầu sắp chiến tranh, vậy là sắp phải xa An Tư rồi. Cặp đôi AT-NK chưa kéo dài đc bao lâu đã thoáng thấy kết thúc, thực đau lòng quá :(
Em thắc mắc 1 chi tiết là chỗ Thoát Hoan đến gặp Chiêu Quốc Vương ấy ạ. Sao hắn lại dám công khai thân phận thế nhỉ? Chẳng lẽ hắn biết rõ Quốc Vương có lòng riêng trước rồi chăng?:-?
P/s: chương này anh Duật nhà ta bị giấu mất sau rèm sân khấu rầu, hèn gì đọc em cứ thấy thiếu thiếu gì đó, hóa ra là mất anh nam chính =))
 
@luuhongngan Về chi tiết em thắc mắc thì trong chương này chị đã có nhắc đến việc Sài Thung báo tin cho Chiêu Quốc là có hoàng tử Thoát Hoan sang, còn việc Chiêu Quốc có lòng riêng thì trong những chương trước có nhắc đến việc Chiêu Quốc nhờ người ở Vân Đồn đưa thư xin quân Nguyên xuống Nam
 
giời ơi, cuối cùng cũng comt đc, trước đây tưởng tk mình nó hỏng hóc chỗ nào, hóa ra là chưa thèm kích hoạt tài khoản :worried:

Mình mới biết đến fic đại việt du kí của b hôm qua thôi, và mình đã dành nguyên ngày. Thậm chí thức nguyên đêm để đọc bằng hết đó :((( huhuhuhu. Mình tìm ra fic b trong list fic của nhà bí.Ban đầu nghe giới thiệu mình thấy ngộ lắm, vì lại có haibara, nên chỉ định lướt thử xem thế nào, nhưng càng đọc mình càng bị cuốn hút, ko dứt ra đc :((((( b khiến mình ship Ai Duật mất rồi. Lý Trần lại còn là giai đoạn lích sử mình thích nhất trong lsvn nữa . Mình phải công nhận là giờ mình đang bị cuồng đại việt du kí *đang đọc lại từ đầu đây ạ*. B viết hay lắm. Cố gắng viết tiếp nha. B ra chap chậm, ok, mình đợi đc ( 1 fic nc ngoài mình đọc bà au còn để 6 tháng mới up chap 1 lần cơ, vâng, chính xác là nửa năm đấy ạ ::(((( . Chỉ cần b sẽ viết nó cho đến chap cuối. Ko drop giữa chừng. Thì bao lâu mình cũng đợi đc :worried:

Nói về couple Ai Duật, ban đầu khi chưa đọc, phải nói là mình khá.. chưng hửng. mặt kiểu : chài ơi đâu ra cái ship ngộ vại cà? :)))) Nhưng giờ thì mình yêu couple này lắm lắm luôn. Tuy yêu Ai Duật tới vậy nhưng mình cũng muốn kết thúc là 2 ng chia tay. Tuy xa nhau nhưng luôn yêu và nhớ về nhau. Người này là 1 đoạn kí ức ko thể quên trong tim của người kia. Ng ta vẫn nói tình chỉ đẹp khi còn dang dở mà :((( . Mình nhớ Duật ca đã giữ 1 lọn tóc của Ai sau khi bị bắt cóc. Có lẽ đó sẽ là tín vật của ai mà anh ý mang theo bên người trong suốt quãg đời còn lại. Mịn tự hỏi ko biết ai có đem theo đc cây sáo ngọc của Duật ca về hiện đại ko nữa :(((

Mà nhớ duật từng giao kèo bắt ai dạy tiếng anh cho ảnh mà ai chưa làm thì phải :))))

À. B có nói là b cũng có cách để Ai Duật bên nhau nhưg ko thích cách này. B vẫn có thể viết sau khi truyện hoàn và coi nó như 1 alternate ending mà ^^ vì dù mình thịc kết cục buồn 2 ng chia cắt nhưg mình cũng muốn xem nếu 2 người họ ở bên nhau thì sẽ thế nào ^^

Còn về đôi An Tư Ng Khóai mình cũng thích (rất thích tính cách của An Tư nhé ^^) nhưng nhiên vẫn lép vế hơn 1 chút so vs Ai Duật trong tym mền, Mà sau này số phận an tư bi thảm quá nên .... cũng ko hy vọng quá nhiều :(

Vài dòng cmt gọi là, chúc bạn au vui khỏe, làm việc hăng say, kiếm ra nhiều xèng và tiếp tục ra chap cho chúng mền đọc nhé. ( Mặc dù mình đợi đc nhưng mình vẫn muốn nhanh có chap để đọc cơ :((( *năn ní ó* :((( )
 
Hiệu chỉnh:
@teppi_izumi Trước tiên xin cảm ơn bạn vì một comment dài. Về việc drop fic thì minh sẽ không drop mà cố gắng viết đến cái kết. Bạn nói rất đúng chi tiết Nhật Duật giữ lại lọn tóc của Ai. Nếu ai không đọc kỹ, chỉ lướt qua thì có lẽ đến chương cuối của fic sẽ không nhớ được chi tiết này. Về cây sáo ngọc thì Ai sẽ không mang về hiện đại được. Mình có đọc được tài liệu ở trang này: https://123doc.org/document/940384-...-huyen-quang-xuong-tinh-thanh-hoa.htm?page=11 (trang này chỉ cho xem mấy trang đầu còn đâu phải tải tài liệu về) giờ mình vào xem lại thì không còn xem được trang đó nữa, nhưng mình nhớ có đoạn nói là bên cạnh lăng mộ của Nhật Duật người ta tìm thấy một ngôi mộ nhỏ hơn chôn cất những thứ có vẻ như liên quan đến Nhật Duật. Không biết điều này có thật hay không và mình dang phân vân việc đưa chi tiết này vào fic. Còn số phận của An Tư thì bi thảm là đúng rồi.
Mong những chương sau sẽ nhận dược comment của bạn :)
 
@Nhã Quân Ai ko mang cây tiêu đó về được ạ :crying:buồn quá :crying: trùi ui, đag tưởng tượng cảnh 2 người chia tay đây :crying: mình kiểu cũng bị M, có hôm đi tìm truyện ngắn SE về đọc đêm xong nằm khóc như con dở. Biết là đau đấy mà vẫn thích ngược đãi bản thân, ngược đãi luôn couple yêu quý :crying:

Còn về chi tiết lọn tóc, lúc đọc đến đoạn đó là mình đoán ngay lun (hị hị tui phục tui quá :3). Một phần vì nó khiến mình nhớ tới câu chuyện của vua William III và nữ hoàng Mary II của nước Anh mà mình từng đọc trước đây. Mary qua đời trước chồng (bà ấy bị bệnh đậu mùa). 8 năm sau, vua William mới băng hà (ông ý ngã khi cưỡi ngựa, gãy xương cổ). Khi chuẩn bị để làm tang lễ cho đức vua, người ta mới phát hiện ra William giữ 1 lọn tóc của Mary lẫn chiếc nhẫn cưới của bà và luôn để nó trong ngực áo, sát nơi trái tim của ông ý :crying:. Đang tưởng tượng Duật ca sau cũng sẽ làm như vậy :crying:tui đã nói là tui bị M mà :crying:

Mình cũng thích cả tình anh em của ND AT nữa. Sau này AT như vậy, thân gái 1 mình đi vào vòng vây của giặc, chấp nhận hy sinh bản thân vì đất nước, không biết ND sẽ phản ứng ra sao, mong trong những thời khắc khó khăn đó, Ai sẽ luôn bên cạnh anh ý :crying:
Ko sao. Bạn cứ thêm chi tiết đó vào cũng đc mà. Fic là dã sử, hơn nữa cũng có tài liệu ghi chép như vậy rồi :hee_hee:

Yên tâm. Cứ có chap mới là mình bay vô liền. Thế nên là.... bạn ra chap sơm sớm nha *thỏ thẻ* *liếc mắt đưa ghèn* :hee_hee:
 
@teppi_izumi chương mới thì viết xong rồi đnag nhờ người edit, hờ bạn kể mình mới biết câu chuyện của vua William. Không liên quan nhưng nhớ đến trong sử có chép lại trước khi Phụng Dương công chúa chết, Trần Quang Khải đặt vào tay bà mẩu giấy ghi:"Lai sinh chi nhật, nguyện vi phu phụ như sơ".
Bạn nếu có hứng thì đọc ủng hộ mình ngoại truyện của fic này nữa nhé :)
 
@Nhã Quân ừa, chuyện về TQK với PD mình cũng biết mà, Trần Quang Khải với Trần Nhật Duật là 2 ng mà mình thích nhất trong số những người con trai của Trần Thái Tông nói chung và toàn bộ quý tộc nhà Trần nói riêng ấy :love_struck:. Cơ mà trước đó mình lại đọc 1 fic bên nhà ss Yoh ship TQK vs 1 bạn từ tương lai về nên.... ship luôn đôi đó và không mặn mà PD mấy. Còn fic ngày xuân của 1 bạn khác là ship Trần Quang Khải vs Ứng Thụy Ngọc Khuê công chúa nữa, mình cũng rất thích ship này (trong fic này thì Ngọc Khuê chỉ là con nuôi của Chiêu Thánh thôi). Túm lại mình ko phải fan của ship QK-PD, thiệt đáng tiếc :whew:

Dù sao đi nữa, OTP của mình vẫn là Trần Cảnh-Phật Kim, mãi mãi là couple trong trái tim mình :crying:

Oa, fic đầu tiên mình đọc của b là ngoại truyện về Thiên Thành-Quốc Tuấn đó, mình cũng thích fic đó ^^

Chuyện về Mary vs William là mình đọc dc trong khoảng thời gian ngâm cứu sử Anh hehehe. Mình là fan cuồng của bộ tiểu thuyết a song of ice and fire và tv series game of thrones, mà tp này đc tác giả dựa trên war of roses của nước Anh nên sau khi đọc truyện xem phim liền nổi hứng cày sử người ta :big_grin: cũng nhiều cái thú vị lắm
 
Chương 36: Hội nghị Bình Than
Editor: @toiyeulichsunuoctoi

Tin tức của Lương Uất báo về là chính xác, ngày quân Nguyên tràn xuống bờ cõi của Đại Việt không còn xa nữa. Trải qua việc nhà Trần cho quân đánh tan một nghìn quân hộ tống An Nam quốc vương Trần Di Ái về nước năm ngoái, Nhật Duật biết sắp tới chiến tranh nhất định xảy ra. Hòa bình hơn hai mươi năm cũng không thể kéo dài hơn. Thái thượng hoàng và Quan gia đã quyết định sẽ tổ chức một hội nghị quân sự ở Bình Than để cùng vương tôn quý tộc và trăm quan bàn bạc phương hướng chiến lược chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu. Gấp tấm bản đồ lại, Nhật Duật đứng dậy thổi tắt đèn rồi đến bên sập gụ kê trong thư phòng nằm nghỉ. Đã khuya chàng không muốn trở về phòng ngủ sợ làm Trinh Túc và con trai thức giấc. Nhật Duật khép hai mắt lại, cố vỗ mình vào giấc ngủ để sáng mai còn dậy sớm lên đường đến Bình Than.

……….

Trời tờ mờ sáng, Haibara đã thức dậy. Chuẩn bị một chút rồi nàng đem theo hành lý ra cổng đợi Nhật Duật. Trước cổng đã có sẵn xe ngựa cùng một đoàn người hộ tống gươm giáo cờ xí chỉnh tề xếp hàng ngay ngắn. Nhật Duật mặc quan phục chỉnh chu, hai tay chắp sau lưng ung dung bước tới. Phong thái uy nghi đường hoàng mang theo sự vương giả. Haibara chợt nhận ra so với lần đầu tiên gặp chàng thì Nhật Duật đã trở nên chững chạc hơn. Những nét trẻ con trên gương mặt tuấn tú ngày nào dần không còn. Nếu nàng nói thẳng ra thì chính là Nhật Duật đã “già” đi.



Đoàn người tiền hô hậu ủng lên đường. Trên đường đi Haibara có bắt gặp một vài đoàn người khác cùng đường, họ cũng đến vũng Trần Xá. Có lẽ là triều đình tổ chức hội nghị quan trọng gì đó mà đến tám phần là liên quan đến việc kháng chiến chống giặc xâm lược sắp tới. Tới Trần Xá, Nhật Duật đưa cho Haibara địa chỉ để nàng đi tìm người của Trịnh Giác Mật rồi dặn:

- Khi nào xong việc thì đến bến Bình Than đợi ta.

Nhật Duật đang định ra lệnh cho đoàn người tiếp tục đi thì ngừng lại khi trông thấy một người đội nón lá mặc áo ngắn có điệu bộ ngập ngừng phân vân lưỡng lự trong đám người đang mua bán than củi. Chàng xuống xe, tiến lại gần đoạn lên tiếng:

- Nhân Huệ vương đã lâu không gặp.

Trần Khánh Dư nhác thấy Chiêu Văn vương có vẻ nhận ra mình thì vừa muốn tránh mặt lại vừa muốn diện kiến.

- Chiêu Văn vương gọi sai rồi, lão chỉ là người buôn bán.

Không để ý câu trả lời của Khánh Dư, Nhật Duật chỉ cười:

- Ta đoán hẳn vương cũng đã nghe về việc hội nghị Bình Than nên cố tình đến đây muốn tham dự đúng không?

- Lão bây giờ chỉ là một dân đen thấp cổ bé họng, sao được có cơ hội tham dự hội nghị quân sự quan trọng này – Khánh Dư lắc đầu rồi rời đi.

- Nếu muốn tham gia thì vương hãy làm theo những lời ta nói sau đây… - Nhật Duật gọi với theo.

Haibara tò mò nhìn theo người đàn ông mặc áo ngắn ấy. Nhìn kỹ sẽ nhận ra khí chất của ông ta không tầm thường. Nhật Duật gọi là Nhân Huệ vương. Người này trước đây đã từng là vương gia ư?

…………..

Hai vua ngự ở thuyền lớn bến Bình Than. Quân lính gươm giáo chỉnh tề canh gác nghiêm ngặt. Đến dự đều là những người nắm trọng trách trong sự nghiệp giữ nước. Các quan và vương hầu đều đã tề tựu đông đủ. Thái thượng hoàng và Quan gia đương nhiên ngồi ở ghế chủ tọa. Phía dưới là hàng các vương, tiếp đến là các công hầu, rồi đến các bá quan. Việc Chiêu Quốc vương người có ý quy thuận nhà Nguyên cũng tham dự hội nghị quan trọng này khiến Nhật Duật lấn cấn trong lòng. Gió thổi mạnh, nước triều rút dần.

- Về việc trấn thủ trên vùng Đà giang, theo ý của Chiêu Văn vương như thế nào? – Thái thượng hoàng cau mày nhìn tấm bản đồ vẽ vùng Tây Bắc núi non hiểm trở, nơi tiếp giáp với phía bắc nhà Nguyên. – Thấy Nhật Duật có vẻ không tập trung, đang mải nhìn ra, Trần Hoảng nhắc – Chiêu Văn vương….

Thái thượng hoàng nhìn theo hướng của Nhật Duật đang nhìn thì thấy một chiếc thuyền lớn chở than củi.

- Người kia chẳng phải Nhân Huệ vương đó sao? – Trần Hoảng chỉ và bảo quan thị thần.

- Bẩm Thái thượng hoàng, thần cũng thấy rất giống. Theo thần muốn biết có phải hay không thì chỉ cần cho người đuổi theo ắt sẽ rõ – Nhật Duật chắp hai tay tâu.

Nhận lệnh vua, quân hiệu vội chèo thuyền đuổi theo chiếc thuyền chở đầy than củi kia, mãi đến cửa Đại Than thì kịp. Quân hiệu liền hô lớn:

- Ông lái ơi, có lệnh vua triệu.

Người trên thuyền nghe quân hiệu nói vậy thì không mừng rỡ cũng chẳng lo sợ chỉ thong thả đáp:

- Lão là người buôn bán có việc gì mà phải triệu?

Người quân hiệu không biết làm thế nào nên đành trở về bẩm tấu y lời người lái thuyền kỳ lạ kia đã nói. Nghe lời tâu, Trần Hoảng bật cười:

- Đúng là Nhân Huệ vương đấy, ta biết là người thường tất không dám nói thế.

Nhật Duật khoan thai đưa chén trà lên môi, không nói gì trong khi các vương hầu và trăm quan đã bắt đầu xôn xao. Chàng kín đáo quan sát sắc mặt của Hưng Đạo vương và Hưng Vũ vương . Với con mắt tinh tường của Hưng Đạo vương e rằng việc chàng ngầm nhúng tay vào chuyện này khó qua khỏi mắt ông. Nhưng Nhật Duật không sợ Quốc Tuấn phật lòng vì Nhân Huệ vương là người có tài, sẽ giúp ích nhiều cho triều đình trong giai đoạn đương đầu với sóng gió sắp tới. Một người đã từng vì nước quên thù nhà như Hưng Đạo vương sẽ không vì chuyện này mà khó chịu. Nhật Duật biết đối với Nhân Huệ vương, Hưng Đạo vương còn có lòng yêu mến. Người viết tựa cho cuốn Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Hưng Đạo vương chính là Trần Khánh Dư. Chỉ là… Không thể nhìn quá lâu, Nhật Duật rời ánh mắt ra ngoài sông. Nội thị đã được cử đi để triệu Khánh Dư đến gặp vua. Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn sắc mặt hơi trầm xuống, khó nhận ra tâm tình. Người con này của Hưng Đạo vương trầm ổn, điềm đạm, hòa nhã nhưng ít nói trái ngược với người em Trần Quốc Tảng của mình.

- Nam nhi mà đến nỗi này thì thực là cùng cực rồi. – Nhìn thấy Trần Khánh Dư giờ ăn vận y như một người lái thuyền buôn than, bấy giờ Trần Khâm mới lên tiếng, đoạn ban chiếu tha tội cũ cho Trần Khánh Dư.

Nhật Duật làm ngơ khi thấy ánh mắt đầy hàm ý của Trần Hoảng đưa về phía mình.

…..

Khi Haibara xong việc đến nơi thì hội nghị vẫn chưa kết thúc. Do canh gác nghiêm ngặt nên nàng không lại gần được, chỉ đành ngồi tạm vào quán nước ven đường ngồi đợi. Quán nước này có lẽ cũng chỉ là một trạm canh gác ngầm bảo vệ cho thuyền rồng đằng xa mà thôi. Haibara nghĩ vậy. Không có lý gì quan quân lại để một quán nhỏ vẫn mở bình thường gần nơi diễn ra hội nghị quan trọng như vậy. Nàng coi như không biết gì, tự nhiên ngồi xuống, gọi một bát nước vối và mấy cái kẹo lạc. Haibara xoay xoay một quả cam trong tay, mắt dõi theo chiếc thuyền lớn ngoài bến. Đến gặp người của Trịnh Giác Mật có chuyện nhờ vả, không nên đi tay không nên Haibara mua ít cam làm quà nhưng khi nàng đến nơi theo địa chỉ Nhật Duật đưa thì không gặp người. Người đó nhờ người nhắn lại rằng ông ta có việc gấp đột xuất nên phải đi vội và vẫn chưa tìm được nơi giống hệt như trong tranh vẽ. Haibara đành phải đến đây ngồi đợi Nhật Duật. Thuyền vua ngự rất lớn đậu ngay bến. Cờ tung bay phần phật trên nóc. Haibara thấy có người mặc long bào uy nghi bước ra khỏi khoang thuyền. Người đó chắc hẳn là đương kim hoàng thượng. Một người đội nón lá được lính dẫn lên thuyền rồng từ chiếc thuyền chở than củi. Dù ở xa không nhìn rõ mặt người nhưng nhìn cách ăn mặc không đổi, Haibara vẫn nhận ra người đội nón lá chính là người mà Nhật Duật gọi là Nhân Huệ vương. Có viên nội thị cầm chiếu chỉ tuyên đọc, người đội nón lên thuyền lạy tạ. Xong lại có người bê khay áo ngự ra ban. Đoạn người gọi là Nhân Huệ vương ấy được vời vào trong khoang thuyền. Khóe môi Haibara cong lên. Xem ra những gì Nhật Duật dự tính đều diễn ra suôn sẻ.

Cà rập. Cà rập….

Có tiếng vó ngựa phi nước đại ngày càng lại gần, Haibara quay lại nhìn thì thấy có hai thiếu niên đang phi ngựa đến. Nàng nhận ra một trong số hai người họ. Hoài Văn hầu, cháu của Nhật Duật. Chàng từng đưa nàng đến điền trang của cậu thiếu niên này một lần.

Đến nơi Trần Quốc Toản và cậu thiếu niên đi cùng ghìm cương lại rồi nhảy xuống ngựa. Lính gác vừa trông thấy hai người liền hành lễ:

- Tiểu nhân tham kiến Hoài Nhân vương, tham kiến Hoài Văn hầu. Xin vương và hầu gia dừng bước. Quan gia có lệnh không có phận sự không được vào trong.

- Chúng ta một là vương gia, một là công hầu đến dự bàn việc nước. Chống ngoại xâm là việc của cả nước, sao lại nói không có phận sự. Các ngươi mau tránh đường để chúng ta vào – Quốc Toản khoát tay.

Lính gác nghe vậy liền chắp tay thưa:

- Vậy cảm phiền hai vị chờ một lát để tiểu nhân vào trong bẩm tấu với Quan gia.

……

Trần Khánh Dư sau khi được tha tội liền được Quan gia cho ngồi dự bàn việc nước, có điều không được ngồi ở hàng các vương nhưng lại được ngồi trên hàng công hầu. Nhật Duật đoán không sai, vị vương gia này vẫn rất được coi trọng. Nhật Duật ngầm giúp ông ta cũng chỉ vì hai chữ “có tài”.

- Bẩm Thái thượng hoàng, bẩm Quan gia, lính gác vào tâu có Hoài Nhân vương và Hoài Văn hầu xin được tham dự hội nghị.

- Tâu, Hoài Nhân vương và Hoài Văn hầu còn trẻ mà đã dốc lòng vì nước như thế thật là đáng quý. Cả hai đều có tư chất. Có câu tài không đợi tuổi. Thời tiên đế có Trạng Nguyên Nguyễn Hiền đỗ đầu bảng vàng khi mới mười hai tuổi. Theo thần nên để họ vào cùng tham dự. – Hưng Đạo vương chắp tay tâu.

- Tâu, tuy Hoài Nhân vương và Hoài Văn hầu là nhân tài, có lòng quan tâm đến quốc gia đại sự là chuyện đáng khen nhưng vẫn còn trẻ tuổi nóng vội chưa biết kiềm chế cần phải rèn luyện thêm nhiều. Những điều được bàn bạc trong hội nghị đều là những điều cơ mật không thể lộ ra ngoài. Hai vị còn trẻ tuổi, dễ bị kích động khích tướng e rằng khó giữ bí mật. Theo ngu ý của thần, không nên để họ tham dự. – Trong khi Trần Ích Tắc lại thưa. – Nếu để họ vào thần e trong lòng các quan sẽ có người không phục.

Nhật Duật im lặng không nói gì. Điều cơ mật mà Trần Ích Tắc nói chỉ là cái cớ. Đúng là những gì bàn bạc trong hội nghị đều toàn là việc quan trọng chiến lược nhưng chỉ dừng lại ở mức tổng quát chung chung. Trách nhiệm cụ thể , Thái thượng hoàng và Quan gia ắt hẳn sẽ gặp riêng từng người để bàn bạc. Lòng người không biết nông sâu, nói thì dễ làm thì khó. Giờ chiến tranh vẫn chưa xảy ra, ai cũng là trung thần một lòng vì nước vì dân, quyết tâm đánh đuổi giặc Thát. Nhưng lúc chiến tranh thực sự xảy ra rồi, vinh hoa phú quý, ham sống sợ chết, đến cuối cùng còn lại những ai thực sự sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ giang sơn. Nào ai dám chắc trong những người ngồi đây hôm nay sau này sẽ không vì lợi ích cá nhân mà phản bội đất nước, hàng dưới chân giặc.

- Tâu, chúng thần thấy lời Chiêu Quốc vương rất hợp lý – Bọn Thượng vị Văn Chiêu hầu Trần Lộng, thượng vị Chương Hiến hầu Trần Kiện liền hùa theo.

Thấy hội nghị cũng sắp kết thúc, lại thêm lời Chiêu Quốc nói cũng có điều đúng, trong lòng trăm quan nhất là những lão thần có lẽ sẽ có người không phục nên Trần Khâm đành phân phó cho nội thị:

- Ngươi ra truyền ý chỉ của trẫm bảo họ về đi. Đợi sau này trưởng thành hơn sẽ cho dự bàn việc nước. Tấm lòng ái quốc của họ, trẫm đã biết.

……………

Trong lúc đợi người vào bẩm báo, Hoài Nhân vương và Quốc Toản ghé lại chỗ quán nước nghỉ tạm. Nghe tin triều đình tổ chức hội nghị quân sự ở Bình Than, vì muốn tham gia nên cả hai vội vàng phi ngựa nước đại không ngừng nghỉ để đến đây. Tuy mùa đông trời lạnh nhưng vẫn khát khô cổ.

- Ô, đây không phải là thư đồng của chú Chiêu Văn hay sao? – Quốc Toản nhìn thấy Haibara liền vui vẻ kêu lên.

- Thảo dân tham kiến Hoài Văn hầu – Haibara đứng lên. Người thiếu niên trẻ đi cùng Quốc Toản là ai thì nàng không biết nên chỉ nói – Tham kiến công tử.

- Cam này là của em sao? – Quốc Toản cầm một quả cam trong cái giỏ Haibara để trên bàn lên tung bắt.

- Vâng. – Haibara đáp.

Vừa vặn lúc đó nội thị ra báo lại lời của Quan gia. Không được cho vào dự bàn việc nước, Quốc Toản cảm thấy trong lòng vừa hổ thẹn vừa phẫn kích. Cậu thấy hổ thẹn vì mình không đủ tài giỏi để khiến cho người khác có thể vượt qua định kiến về tuổi tác mà trọng dụng mình, cảm thấy mình vô dụng vì không thể tham dự bàn việc nước, căm thù giặc Thát tham lam tàn bạo, cái chết nơi đất Bắc của phụ thân. Quả cam trong tay Quốc Toản đã bị cậu bóp nát từ lúc nào không hay. Quốc Toản vứt quả cam đã nát bét xuống đất, nói với Hoài Nhân:

- Chúng ta về thôi.

Haibara nhìn quả cam không còn ra hình dạng dưới đất là biết tâm trạng của cậu lúc này. Nàng nói:

- Chú Chiêu Văn của anh là người có một trái tim nóng, một cái đầu lạnh giống như một ngọn núi lửa được bao bọc bởi băng tuyết. Một việc làm thiết thực còn hơn vạn lời nói suông.

Quốc Toản ngạc nhiên nhìn nàng. Câu này lời ít ý nhiều. Cậu hiểu rồi. Nhưng một đứa trẻ sao lại có thể nói ra lời thâm thúy như vậy, chả trách chú Chiêu Văn lại chọn làm thư đồng. Cậu cười với Haibara:

- Cảm ơn em.

Đoạn nhảy lên ngựa cùng người thiếu niên kia phi đi. Haibara trầm mặc nhìn theo bóng hai người họ. Nàng nhận ra được lòng yêu nước nồng nàn, sự dũng cảm, nỗi căm hận quân giặc trong đôi mắt của cậu thiếu niên Hoài Văn hầu ấy. Haibara biết cảm giác hận thù như thế nào. Ngày nàng nhận được tin chị mình bị bắn chết, nàng đã biết thế nào là hận thù. Nhưng căm thù quân giặc xâm phạm đất nước thân yêu của mình sẽ ra sao, nàng chưa từng trải qua. Đó là thứ có thể khiến một người, không cả một dân tộc chấp nhận hi sinh tất cả, chấp nhận chịu những đau khổ nhất để đánh đuổi quân giặc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của đất nước mình.

…..

- Quân Nguyên thiện chiến với kỵ binh nhưng về thủy binh lại không thông thạo. Trong quân thủy của nhà Nguyên có một phần lớn là người Hán, quân Tống bị bắt làm tù binh. Đây chính là một trong những điểm yếu của chúng mà quân ta phải tận dụng. Khi giặc mới tràn sang ắt thế sẽ như chẻ tre. Quân ta có thể sẽ bại trong những trận đầu nhưng người chiến thắng cuối cùng sẽ là Đại Việt. Trẫm mong tất cả các khanh luôn ghi nhớ và giữ vững tinh thần, giữ vững niềm tin này. Thua có thể tránh nhưng không thể đầu hàng. Lấy ít địch nhiều, tránh chỗ mạnh tấn công chỗ yếu. Nay phong Thái úy Trần Quang Khải làm Thượng tướng Thái sư trấn giữ mặt Nam đất Nghệ An, phong Trần Khánh Dư làm phó đô tướng quân. Giao cho Hưng Đạo vương sau này trấn giữ ải Nội Bảng [1], Chiêu Văn vương trấn giữ Tuyên Quang. Tướng Đỗ Vĩ và Đỗ Hựu, trấn ải Khả Ly. Tướng Trần Sâm trấn ải Động Bản [3]. Giao cho Chương Hiến hầu Trần Kiện một vạn quân phòng thủ phía nam. Giao trọng trách chỉ huy quân Thánh Dực cho tướng Trần Bình Trọng và Nguyễn Khoái,….. - Trần Khâm dõng dạc tuyên bố.

- Tuân lệnh Quan gia, chúng thần nguyện dốc hết sức để bảo vệ giang sơn Đại Việt – Tất cả đồng loạt quỳ xuống đồng thanh hô.

……………………….

Hội nghị Bình Than kết thúc. Người người lần lượt rời đi.

- Chiêu Văn vương xin dừng bước – Trần Khánh Dư thấy người đã vãn dần liền vội lên tiếng khi thấy Nhật Duật cũng chuẩn bị rời đi.

Nhật Duật quay lại, mỉm cười:

- Phó đô tướng quân có gì chỉ giáo sao?

- Đa tạ - Khánh Dư nói.

- Là chuyện nên làm mà thôi. Có người còn đang đợi ta. Xin cáo từ - Nhật Duật đáp.

Khánh Dư chau mày. Chiêu Văn vương này, ông không tiếp xúc nhiều cũng không có thâm giao. Thế nhưng hôm nay lại giúp ông. Nghe nói ông hoàng sáu này là người nhã nhặn độ lượng nhưng Khánh Dư lại cảm thấy con người này có gì đó thâm trầm, biết cái gì nên nói cái gì không nên nói, nhưng về tài đức thì không có gì phải bàn cãi. Ông đã từng nghe chuyện người này thu phục phản loạn ở Đà giang mà không tốn một mũi tên, một giọt máu. Hôm nay gặp mặt thấy thật là một người đáng trọng. Khánh Dư cũng không nấn ná lại lâu mà nhanh chóng rời đi, ông không muốn chạm mặt Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn.

…………………….

- Về thôi – Nhật Duật lên bờ nhìn quanh, nhanh chóng nhận ra Haibara đang ngồi ở quán nước đằng xa, chàng thong thả bước đến gần nàng rồi lên tiếng.

Haibara ngẩng đầu lên nhìn, nàng khẽ gật gật, xách theo giỏ cam đi theo Nhật Duật. Đoàn người ngựa của Nhật Duật đến đón chàng. Hai người lên xe ngựa. Nhật Duật tháo mũ trên đầu xuống, ngửa người tựa vào thành xe, hai mắt lim dim, đôi mày hơi nhíu lại. Haibara thấy chàng có vẻ mệt mỏi nên không nói gì. Nàng lặng lẽ ngồi bóc vỏ cam. Vừa bóc xong liền có một bàn tay chìa ra trước mặt nàng. Haibara lườm Nhật Duật nhưng vẫn đặt quả cam vào tay chàng.

- Nàng đi gặp người của Trịnh Giác Mật thế nào rồi? – Nhật Duật hỏi thăm.

- Ông ta có việc gấp nên phải rời đi rồi, chỉ để lại lời nhắn là chưa tìm được nơi giống như trong bức tranh – Haibara đáp.

- Vùng Tây Bắc núi non trùng điệp hiểm trở, muốn tìm cũng không dễ dàng – Nhật Duật nói.

- Tôi hiểu – Haibara gật đầu. Nàng biết người ta chịu giúp nàng là do nể mặt Nhật Duật. Haibara cũng không dám đòi hỏi nhiều. Chiến tranh sắp xảy ra, Đà Giang giáp biên giới nhà Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng, chắc chắn họ đang bận rộn bố trí quân sự trên đó, cũng không rảnh rỗi nên chuyện tìm kiếm có chậm trễ và bị lơ là là điều có thể. Họ đồng ý giúp là đã khiến nàng cảm thấy mang ơn lắm rồi.

- Nàng ngồi ở đó, có gặp Hoài Văn không? – Nhật Duật hỏi. Chàng hiểu cá tính của đứa cháu này. Bị khước từ cho vào dự bàn việc nước chắc rằng trong lòng không dễ chịu gì.

- Tôi có gặp – Haibara mỉm cười – Cậu ta tức giận đến nỗi bóp nát cả quả cam cầm trong tay. Rồi sau đó liền rời đi, cũng không gây ra chuyện gì – Nàng biết Nhật Duật lo lắng cho cậu thiếu niên ấy.

- Thế thì tốt. Khi nào rảnh thì đến thăm nó vậy – Nhật Duật ăn nốt múi cam cuối cùng rồi nhìn Haibara bảo – Bóc cho ta quả nữa đi.

Anh ta là vương gia. Haibara tự nhủ. Nàng mím môi bóc vỏ cam.

- Người đội nón lá bán than củi trước đây từng là một vương gia ư? Quả thật nếu nhìn kỹ thì sẽ nhận ra ông ấy rất có khí chất – Haibara buột miệng hỏi, xong khi nhận ra mình lỡ lời, nàng liền nói – Tôi nói nhiều rồi, anh không cần để ý.

- Ông ấy đã từng một thời là Thiên tử nghĩa nam, Phiêu kỵ đại tướng quân, tử phục thượng vị hầu quyền chức phán thủ. Chỉ vì một chữ tình mà bị đánh suýt chết, đoạt hết quan tước, tịch thu tài sản. Chuyện cũng thật ngang trái cứ như lịch sử lặp lại nhưng lại không có hậu như người trước. Thực ra ông ấy vốn dĩ không thể được phong vương nhưng hơn hai mươi năm trước giặc Nguyên tràn sang, ông ấy có công đánh úp. Thái thượng hoàng thấy đây là người có trí lược, lại có lòng yêu mến nên phong làm Thiên tử nghĩa nam nghĩa là con nuôi của vua, được coi như hoàng tử nên được phong vương và cho giữ chức Phiêu Kỵ đại tướng quân sau khi đánh thắng người Man. – Nhật Duật cười. Thì ra người lãnh đạm thờ ơ như cô gái này cũng biết tò mò.

Thấy Nhật Duật không có phật lòng trước sự tò mò không nên có của mình mà còn thoải mái kể chuyện nên Haibara cũng không kiêng dè mà hỏi tiếp:

- Vậy về sau ông ấy phạm lỗi lầm gì mà lại bị phế làm thường dân?

- Ta vừa nói rồi đó thôi. Là vì một chữ tình – Nhật Duật thở dài, đưa tay nhận lấy quả cam đã bóc vỏ Haibara đưa cho – Nội tình thế nào thì ta không rõ. Chỉ biết một người con gái của Thái thượng hoàng là Thiên Thụy công chúa được gả cho con trai Hưng Đạo vương là Hưng Vũ vương. Tất nhiên cuộc hôn nhân này không thể thoát khỏi màu sắc chính trị nên có lẽ Thiên Thụy và Hưng Vũ không có tình cảm với nhau. Sau đó người ta phát hiện Thiên Thụy có tư tình với Nhân Huệ vương. Họ đã phải lòng nhau từ trước hay sau khi công chúa xuất giá thì có lẽ chỉ có họ mới biết được. Năm xưa Hưng Đạo vương cũng từng gây ra chuyện tương tự như thế, chuyện này nàng đã nghe ta kể rồi. Có điều Nhân Huệ lại không được may mắn như ngài ấy. Hưng Đạo vương là rường cột của nước nhà, Thái thượng hoàng sợ phật ý ngài nên ra lệnh đánh chết Nhân Huệ nhưng lại ngầm truyền thánh ý yêu cầu kẻ hành hình nhẹ tay nên không chết. Sau đó Nhân Huệ được tha mạng nhưng có điều bị tước phẩm vị, tịch thu tài sản.

- Hoàng tộc của anh cũng thật nhiều chuyện có thể dựng thành tiểu thuyết lâm li. – Haibara chép miệng – Có điều tôi thấy rất lạ…

- Nàng thấy lạ cái gì? – Nhật Duật hỏi.

- Chuyện người trong tộc anh lấy nhau. – Haibara hạ thấp giọng nói xuống đủ để chỉ một mình Nhật Duật nghe được - Quan hệ huyết thống trong tộc nhưng xa một chút thì tôi không nói. Có điều những người cận huyết kết hôn với nhau mà con cái sinh ra vẫn rất bình thường, không bị dị tật về trí tuệ và cơ thể, ngược lại còn là những người ưu tú thì rất lạ. Nhưng có điều này tôi dám chắc, con của hai người có quan hệ huyết thống gần nhau không thể thọ lâu…..

Nhật Duật nhét múi cam vào miệng Haibara, chàng nghiêm mặt:

- Những điều này nàng chỉ có thể nói với ta mà thôi. Nàng dựa vào đâu mà nói như vậy.

Haibara nhíu mày, nuốt múi cam xuống, ném cho Nhật Duật cái nhìn lạnh lẽo. Nàng định giải thích nhưng lại thôi, dù sao Nhật Duật cũng không thể hiểu được rằng hôn nhân cận huyết chính là điều kiện thuận lợi cho những gen lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau.

- Thế này đi, đến cuối đời anh hãy tự ngẫm lại xem điều tôi nói ngày hôm nay có đúng không – Haibara mỉm cười lắc đầu.

- Được – Nhật Duật ngẫm nghĩ một lúc rồi đáp.

……………….

- Cô nương xin dừng bước. Đây là phủ tướng quân, không thể tùy tiện ra vào. Chẳng hay cô nương đến đây tìm ai? – Người lính gác cổng đưa tay ngăn An Tư lại khi nàng tiến đến gần cổng phủ.

An Tư bỏ chiếc nón quai thao đội trên đầu xuống. Người lính gác ngây người. Một đại mỹ nhân. Phải chăng cô nương này là hồng nhan tri kỷ của tướng quân?

An Tư giơ lệnh bài lên. Người lính nhìn thấy lệnh bài thì sửng sốt há hốc mồm. Là công chúa. Công chúa đến phủ tướng quân làm gì? Mồm anh ta còn chưa khép lại thì An Tư đã nói:

- Không cần kinh động đến người khác. Ngươi dẫn ta đi gặp Nguyễn Khoái.

- Vâng thưa công chúa, tiểu nhân tuân mệnh – Người gác cổng cúi đầu đáp. Trong lòng anh ta cũng rộ lên nghi hoặc liệu người con gái xinh đẹp này có phải là công chúa thật hay chỉ là kẻ mạo danh. Nhưng dù thật dù giả cũng nên dẫn đến gặp tướng quân. Nếu là thật thì anh ta không dám cãi lệnh công chúa, nếu là giả thì coi như áp giải đến cho tướng quân xử lý.

……

Nguyễn Khoái đang chăm chú luyện võ ngoài sân tập thì thấy có người lính gác cổng vào bẩm báo:

- Bẩm tướng quân, có An Tư công chúa muốn gặp người.

Lúc này Nguyễn Khoái mới để ý đến người con gái mảnh mai khuất sau lưng người lính gác. Nàng mặc áo tứ thân màu xanh nhạt trang nhã toát lên vẻ nhàn tĩnh như nước, bên ngoài khoác áo bông màu lục. Mái tóc mây buộc trễ sau gáy. Gương mặt không trang điểm phấn son lộng lẫy như hôm chàng gặp nàng ở cổng Cấm thành nhưng hai má vẫn ửng hồng như thoa phấn có lẽ vì trời lạnh. Nguyễn Khoái quen với hình ảnh giản dị này của An Tư hơn vì lúc này khí chất cao quý sang trọng của nàng được che dấu bớt. Chàng có chút bối rối và ngượng ngùng khi để nàng nhìn thấy mình mẩy đầy mồ hôi nhễ nhại, quần áo xộc xệch, tóc tai không nghiêm chỉnh. Chàng định quỳ xuống thì hành lễ thì An Tư đã phất tay:

- Không cần. Ta đã nói nếu rảnh sẽ đến dạy anh chơi cờ. Nói lời thì giữ lời. Thế nào anh còn muốn học chơi cờ nữa không?

- Được công chúa chỉ giáo là vinh hạnh của thần. Kính mời công chúa đến phòng khách. Thần đi chuẩn bị bàn cờ - Nguyễn Khoái chắp tay thưa.

- Ta không mặc cung trang, không đội mũ phượng thì anh cũng không cần gọi ta là công chúa, xưng thần như thế. Cứ tự nhiên đi như thế chơi cờ mới thoải mái – An Tư mỉm cười nói. – Sở dĩ ta tiết lộ thân phận với người gác cổng để xem vào phủ của Nguyễn tướng quân có khó như vào Cấm thành hay không thôi?

“Khoái này, đệ đã đắc tội với An Tư thì nên cẩn thận. Cô ấy thù dai lắm” – Trong một lần vui đùa, Bình Trọng đã vỗ vai chàng mà nói như thế. Giọng An Tư rất nhẹ nhàng êm ái nhưng Nguyễn Khoái cảm nhận được trong lời nói của nàng có gai. Ngày hôm đó, sau khi biết được thân phận thật của nàng, nghĩ lại việc mình đã tùy tiện hôn nàng mà Nguyễn Khoái toát mồ hôi lạnh. Dám mạo phạm như vậy với công chúa thì không biết sẽ bị xử tội gì đây. Không những thế chàng còn đòi chịu trách nhiệm, nói sẽ lấy nàng làm vợ, lời này đúng là không biết lượng sức, đòi trèo cao mà. Nhưng may mắn là nàng không có nhắc lại chuyện đó nữa. Lý do thì Nguyễn Khoái cũng hiểu được phần nào. Có điều chàng dù tưởng tượng bay cao cỡ nào cũng không nghĩ ra được có một công chúa giống như An Tư.

- Chuyện lần trước, thần mong công chúa có thể thông cảm cho chức trách của thần – Nguyễn Khoái đáp.

- Việc đó từ lâu ta đã không còn để trong lòng. Nguyễn tướng quân nói như vậy phải chăng ấm ức chỉ ta là người nhỏ mọn hẹp hòi, ngang ngược, không hiểu lý lẽ - An Tư nhướng mày.

- Thần không dám – Nguyễn Khoái nói.

- Đùa anh tý thôi. Chúng ta có duyên gặp gỡ mấy lần, có thể xem như bằng hữu. – Nói rồi An Tư đi theo người gia nô dẫn nàng đến phòng khách.

Nguyễn Khoái tự hỏi không biết mục đích thực sự của vị công chúa này khi đến đây là gì? Có lẽ chàng nghĩ nhiều rồi chăng? Nguyễn Khoái trở về phòng thay y phục. Sở dĩ chàng viện cớ lấy bàn cờ để An Tư đến phòng khách đợi trước là vì chàng muốn chỉnh chu lại y phục. Quần áo xộc xệch thấm đẫm mồ hôi đừng nói là tiếp đón một công chúa mà với một cô nương thôi cũng thật là bất nhã.



Trong lúc ngồi đợi Nguyễn Khoái, An Tư đưa mắt quan sát căn phòng. Đây không phải là phòng khách lớn của phủ. Cách trang trí đơn giản mộc mạc. Ánh mắt An Tư dừng ở một chùm hoa khô treo trên tường. Chùm hoa này không đẹp lộng lẫy và bắt mắt nhưng nàng chưa nhìn thấy bao giờ. Chùm hoa màu vàng rũ xuống trông thướt tha và mềm mại như liễu rủ. An Tư đưa tay khẽ chạm những bông hóa bé xíu xinh xắn.

- Trong phòng khách này của thần, chùm hoa khô ấy là thứ quý giá nhất – Tiếng Nguyễn Khoái cất lên sau lưng nàng.

- Đây là hoa gì vậy? – An Tư quay lại hỏi.

Nguyễn Khoái vừa đặt bàn cờ xuống bàn vừa trả lời:

- Thưa công chúa, đó là hoa tre

- Hoa tre? – An Tư ngạc nhiên, đôi mắt long lanh không giấu được vẻ tò mò – Tre mà cũng có hoa ư?

- Nếu thần trả lời câu hỏi này có thể được xem như đã “nộp” học phí cho công chúa rồi không? – Nguyễn Khoái “cơ hội’’ hỏi

- Được thôi – An Tư đáp ngay không cần suy nghĩ.

- Thưa công chúa, tre có hoa nhưng không phải ai cũng có cơ hội nhìn thấy hoa tre nở bởi có khi đợi cả một đời cũng chẳng nhìn thấy tre nở hoa. Hoa tre phải 60 đến một trăm năm mới nở một lần. Người có cơ hội chiêm ngưỡng hoa tre nở là những người rất may mắn. Chùm hoa khô này là của thầy dạy võ trao lại cho thần trước khi người lâm chung. Người nói năm đó trên đường hành quân trở về sau khi đánh thắng giặc Thát vô tình trông thấy chùm hoa tre này nên hái đem về phơi khô làm kỷ niệm. – Nguyễn Khoái mỉm cười đáp.

- Vậy thì thầy của anh là người may mắn rồi – An Tư nói rồi ngồi xuống ghế, rồi bắt đầu bày cờ - Người khác chơi cờ như thế nào thì ta không biết nhưng lối ta chơi cờ dựa vào binh pháp. Cũng vì thế mà ta thích cờ tướng hơn cờ vây. Thực sự thì ta chơi cờ không giỏi lắm. Lần trước có nói anh có thể tìm anh Chiêu Văn nhưng lúc đó ta chưa nghĩ đến việc anh ấy thường không ở kinh thành. Nếu anh muốn kỳ nghệ của mình tiến bộ nhanh chóng thì nên tìm anh Chiêu Quốc thỉnh giáo. Anh đã biết những gì về cờ tướng rồi, nói ta nghe thử xem – An Tư chống tay đỡ cằm – Đừng gọi ta là công chúa nữa. Bên bàn cờ không phân địa vị cao thấp chỉ có đối thủ.

- Thần….ta…tôi – Nguyễn Khoái lựa lời, từ lúc biết thân phận của nàng, Nguyễn Khoái thấy có không thoải mái tự nhiên khi gặp nàng như trước kia – Công… cô nương khiêm tốn rồi. Tuy tôi chỉ hiểu đôi chút về cờ tướng nhưng nhìn bàn cờ hôm nọ với tên người Nguyên cũng hiểu được bản lĩnh của cô nương như thế nào.

- Ta học chơi cờ mười năm rồi mới có được chút bản lĩnh mà anh nói. Thực ra tinh thông cầm kỳ thi họa mà người ta hay nói đều phải do khổ luyện mà ra. – An Tư lắc đầu cười.



An Tư nói với Nguyễn Khoái những điều cơ bản nhập môn về cờ xong thì cũng không còn sớm. Thu quân cờ về, lúc này nàng mới nhẹ nhàng nói:

- Thực ra hôm nay ta đến đây là có chuyện muốn hỏi anh về Lục Thảo, không phải là Thiết Mộc Hoa mới đúng. Những ngày cuối cùng ở trong ngục, bà ta…sống như thế nào? – An Tư tránh nhìn thẳng vào Nguyễn Khoái, nàng nhìn ra dàn gấc được bắc trước cửa phòng bên ngoài, làm ra vẻ lỡ đễnh hỏi.

- Bà ta không khai gì cả. Những lúc bị giam trong ngục thường ngồi thần người, đôi mắt trống rỗng không biết nghĩ gì. Chỉ có bất thường ở chỗ đó, ăn uống ngủ nghỉ vẫn đều đặn nên lính canh cũng không ngờ được bà ta lại tự sát nhanh như vậy nên ngăn không kịp – Nguyễn Khoái trả lời. Tâm tư của An Tư đối với người này như thế nào có lẽ chỉ mình nàng biết được, hẳn là rất phức tạp, mâu thuẫn.

Nghe xong những gì Nguyễn Khoái nói, An Tư chỉ khẽ gật đầu:

- Vậy là được rồi. Ta về đây. Không cần tiễn.

Nàng đứng dậy, kéo lại cổ áo bông rồi ung dung bước đi. Nàng đã nói không cần tiễn nên Nguyễn Khoái dù muốn nhưng cũng ngồi lại trong phòng không đi theo đưa nàng ra tận cổng. Chàng nhận ra được gương mặt thanh tú của nàng dưới mái nón nghiêng nghiêng phảng phất buồn. Suy cho cùng trái tim con người vốn không phải làm bằng sắt đá. Nhũ mẫu giống như mẹ. Thực sự là đau lòng. Trước khi chết Thiết Mộc Hoa đã lẩm nhẩm lặp đi lặp lại một câu nói:” Ngươi vì quê hương của ngươi, ta vì quê hương của ta”.

Chú thích:

[1] Nội Bảng: nay là Bắc Giang

[2] Ải Khả Ly: sông Xa Lý, huyện Sơn Động ngày nay.

[3] Ải Động Bản: Huyện lỵ huyện Sơn Động ngày nay.
 
trời ạ :((((( mình lại cứ bị nhầm 2 ông Trần Khánh Dư vs Trần Khắc Chung, ngại quá đi mất :((((((((((((

Mình thích tất cả các chi tiết trong chap này, Hội nghị Bình Than, mưu kế của TND để TKD danh chính ngôn thuận trở lại làm tướng quân, ánh mắt "i knew it' của Trần Hoảng nhìn TND (vâng, mình thấy nó siêu cute ấy hahaha, rất thích cách b xây dựng tình anh em gia đình trong fic này), TQT bóp nát trái cam v..v.. Và mình đặc biệt - đặc biệt yêu cái cảnh TND vs Ai ngồi trò chuyện khi ở trên xe (đương nhiên dồi, couple của lòng tui mà lị :3, phải soi chớ :3 ). Duật ca cũng ranh mãnh phết, giả vờ ngủ rồi nhè đúng lúc Ai bóc xong cam thì xòe tay xin liền =))))) *đáng iêu quạ* <3. Việc ND ko kiêng dè mà kể cho Ai nghe chuyện về TKD cũng thể hiện là ảnh đã 1 phần nào đấy tin tưởng Ai rồi chăng? Mình nghĩ dần dần về sau Duật ca sẽ mở lòng mình vs Ai hơn nữa và sẽ cho Ai biết tất cả, dù là những bí mật sâu kín nhất của anh ý *fangirling* (Dù sao họ cũng sẽ có 8 năm dài bên nhau mà, khoảng thời gian đầy khó khăn, biến cố ấy chắc chắn sẽ kéo hai người lại gần nhau hơn). Cái cách Ai chan hạ giọng *thì thầm 1 cách bí hiểm* nói cho Duật ca nghe về chuyện cưới nhau cũng huyết thống sẽ ảnh hưởng thế nào, rồi cái cách Duật ca nhét cam vào mồm Ai để Ai xì tốp lại nữa, trời ơi, sao mà nó đáng eo thế. "Những điều này nàng chỉ có thể nói với ta mà thôi". Hai anh chị đang khiến con fangirl này lăn đùng ra vì mất máu rồi :(( *sooo sweetttttttt*

Đoạn cuối của AT-NK cũng hay. Đôi này vẫn trong sáng quá hehehe. Nhưng từ kẻ thù sang bạn hữu thế này cũng là 1 bước tiến lớn rồi :D Chỉ là thời gian còn lại cho hai người ko còn nhiều nữa :(

ps: về ngoại truyện, b có định viết về Trần Cảnh-Phật Kim ko. mình rất thích đọc fic về hai người, đương nhiên là 1 couple vs mối tình bi kịch. đọc tay nắm tay buông bên nhà bí mấy lần mà lần nào cũng khóc hết nước mắt. ngày xuân của tueanhblog cũng có cả chuyện tình của TC-PK vào nữa, hay lắm :((. Yoh ngày trc có viết về TC-PK nhưng lại cho PK yêu LT, còn TC yêu 1 cô từ tương lai nên mình ko thích tý nào và đã ko đọc. fangirl nên ko chịu được cảnh OTP của mình bị xé nát ra như thế =))

ps *again*: thanks b đã up chap sớm :3 :3 :3, mừn thích mừn thích ^^
 
@teppi_izumi Mình không có ý định viết Trần Cảnh với Phật Kim, nếu viết thì mình lại có hứng Trần Cảnh với Thuận Thiên hơn. Hai người đã làm thế nào khi từ quan hệ chị vợ - em rể, em chồng - chị dâu thành vợ chồng, đối mặt như thế nào với luân thường đạo lý. Tay nắm Tay buông của bạn Bí quả thật rất cảm động, mình thích nhất chi tiết cuối cùng, Trần Cảnh trước lúc chết lai hỏi Phật Kim câu:"Bệ hạ có tha tội cho thần không?" - câu mà khi còn nhỏ Trần Cảnh hay hỏi nữ hoàng nhỏ, để đến cuối đời ngài lại hỏi câu ấy
 
@Nhã Quân thế ạ :worried:vậy mình rút lui. Hic. Thân fan Cảnh Kim nên hổng dám đọc fic viết về Cảnh hoặc Kim vs ng khác. Đau nòng nắm :crying:

Nãy thấy tb fb lại cứ tưởg có chap 37 hức hức :crying:
 
Em đồng ý vs bạn teppi, cặp đôi AT-NK này trong sáng ghê cơ, chả bù với ND, anh Khoái cần phải học hỏi thêm ở anh Duật mới đc ;));))
Em đặt biệt thích cái đoạn đút cam của ND với Ai, mà nói chug cảnh riêng tư nào của đôi trẻ em cũng thích, hơn nữa dù cho nó có trong sáng nghiêm túc cỡ nào thì trong mắt em nó cũng đầy mờ ám, hãy tha thứ cho cái đầu óc của em =)) tự nhiên tới giờ mong tới đoạn Ai lớn trở lại lần nữa quá, để anh Duật còn đc nhìn người trong lòng khi còn trẻ, chứ chưa gì đã bị Ai chê già rồi, tội ảnh quá đi.
p/s: thanks ss vì sự siêng năng update truyện không ngừng nghỉ, mong chương mới của ss :x:x
 
@Nhã Quân đấy đấy, chị thấy chưa, mấy độc giả rất là mong mấy cảnh tình củm của của 2 bạn trẻ Ai-Duật, vậy mà chị cứ ém hàng mãi, ôi em đến sôi máu mất thôi. Lỡ đâu chị giấu lâu quá đến khi có mấy cảnh ấy anh Duật lại già quá so với Ai thì làm thế nào?????????
 
@toiyeulichsunuoctoi tới đó thì buộc lòng các độc giả chúng ta phải ca bài "tình yêu không phân biệt tuổi tác" thôi chứ sao =)) hơn nữa chỉ cần hy vọng anh Duật có già thêm thì cũng vẫn phong độ ngời ngời, tuổi sinh học luôn ít hơn tuổi thực là tốt rồi :)):)):))
 
Đọc lâu rồi nhưng hôm nay em mới zô com :((
Hay quá chị ơi :))
Đọc đầu tiên em tưởng Trần Quốc Toản bóp nát quả cam mà vua ban, nhưng trong truyện là của Ai đưa. Cơ mà tra gg thì thấy em nhầm :p
Cp An Tư x Nguyễn Khoái vẫn quá trong sáng =)) Nhưng bản thân em chỉ thích họ hơn thế này 1 chút nữa thui. Bởi vài năm sau thì An Tư sẽ đi lấy Thoát Hoan, nếu yêu nhau lắm thì đến lúc đó sẽ càng khổ :'(
Cp Ai x Duật vẫn chưa có tiến triển j nhiều :'( Nhưng anh Duật gọi Ai là "nàng" em thấy kiểu j ý ạ, gọi là "nhóc" nghe thích hơn ạ. (Dù điều này là ko thể do a Duật đã biết tuổi thiệt của Ai)
@Nhã Quân đấy đấy, chị thấy chưa, mấy độc giả rất là mong mấy cảnh tình củm của của 2 bạn trẻ Ai-Duật, vậy mà chị cứ ém hàng mãi, ôi em đến sôi máu mất thôi. Lỡ đâu chị giấu lâu quá đến khi có mấy cảnh ấy anh Duật lại già quá so với Ai thì làm thế nào?????????
Bảo Ai đưa anh Duật aptx 4869 giảm 10 tuổi là ko còn khoảng cách tuổi tác nữa rồi ;));))
 
@toiyeulichsunuoctoi không phải chị ẻm hàng mà chưa nghĩ đến tình tiết đó, chj mới chỉ có cái khung thôi, thực sự khi viết fic này thì viết đến đâu nghĩ đén đây, toàn ngồi vào bàn phím rồi mới nghĩ ra.
Đến lúc trước khi Ai trở về, Nhật Duật già lắm cũng chỉ 33 tuổi thôi
@ran_angel_yuki cũng có tài liệu ghi là quả cam vua ban như chị đọc trong ĐVSKTT thì không tháy nhắc đến quả cam là của vua. :). Trước mặt người khác, ND vẫn gọi Ai là nhóc, gọi "nàng" là thể hiện sự tôn trọng của ND đối với Ai.
 
×
Quay lại
Top