Thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn toàn tập

Trạng thái
Tác giả đang khóa bình luận
AVvXsEgZ_0VlfZCgzH8OxHPsSJdskYZTUxNuCWXhQ2wivMmkVBhaOLOofaqO85jSH-f6n20DQSPkmbDgfh_WTMNKeXqjoqPI2vUj4MWvBxISu8C-ZJwI5PDYO7GKGbnnWFJMZTjULiPfsupV6-sJF3Bwd43w3-Hc-iYoaDvb7-DsWuf2AY8s9PBS1e5JvZm-=s16000


NGỠ NGÀNG

Trên trời có đám mây xanh
(ca dao)

Ngỡ ngàng là đám mây xanh
Xanh như màu mắt long lanh một chiều
Ta về nhặt hết cô liêu
Nối vào năm tháng thả diều gió bay.

Em còn chưa hết thơ ngây
Ta còn chưa hết những ngày buồn xa
Mây vàng, mây trắng bay qua
Ngỡ là hứng hạt mưa sa. Ai ngờ...

Ta đành xếp gạch làm thơ
Xây hồ bán nguyệt bao giờ cho xong
Hỏi em, em đã theo chồng
Hỏi ta, ta vẫn bên sông đợi đò.

1995
(Tập thơ Hoa sứ trắng - NXB Đà Nẵng 1997)


Thanh Trắc Nguyễn Văn

Z23.jpg


Lời tác giả: Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng.
Ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây.
Xây dọc rồi lại xây ngang,
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
(ca dao)

Tình yêu đôi lúc như trò đùa: Theo tình tình chạy, chạy tình tình theo!

Bài thơ được viết tặng cho một cô gái quê ở Cẩm Mỹ, Đồng Nai.

Nguồn: https://thanhtracnv.blogspot.com/2010/05/tho-thanh-trac-nguyen-van-bai-so-0035.html
 
001.jpg


YÊU (bản tứ tuyệt)


Yêu thơ để biết đa sầu
Yêu trăng để biết bắt đầu mộng mơ
Yêu hoa để biết đợi chờ
Yêu em để biết dại khờ... Thủy chung...

1995
(Tập thơ Hoa sứ trắng - NXB Đà Nẵng 1997)


Thanh Trắc Nguyễn Văn


AVvXsEjiTq6M35mqsMKdRo8Q-eLs9nwFN8aS3_Ixm3rHyJ7Fxa1bKcXyn2hYIf47uDJ_b1lo-v9zOMukrExC3oZUALlh0YQfUUAsBZ622QmCnD1jWct8sIlbEUQMr35LV4EXsSTMO-AdHn2TTPoG7JubvjgSQEdOSMYXCg2Cot37Mqw6MtcGrARwdZuIz0zU=s16000


Lời tác giả:

* Đây là bài thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn sáng tác từ năm 1983, hoàn chỉnh vào năm 1995, nhưng mãi đến năm 1996 báo Tài Hoa Trẻ mới cho đăng (với bút danh Nguyễn Văn Tạo - báo Tài Hoa Trẻ số 4 năm 1996), biên tập cho báo Tài Hoa Trẻ lúc đó là nhà thơ Nguyễn Ngọc Tiềm. Sau này bài thơ được in lại trong Tập thơ Hoa Sứ Trắng (NXB Đà Nẳng 1997).

Bài thơ đã đăng trên trang Lục Bát Việt Nam ngày 3.8.2014:

* YÊU

Yêu thơ để biết đa sầu
Yêu trăng để biết bắt đầu mộng mơ
Yêu hoa để biết đợi chờ
Yêu em để biết dại khờ... Thế thôi...

Thanh Trắc Nguyễn Văn

* Một phiên bản thơ Yêu khác

Yêu thơ để biết đa sầu
Yêu trăng để biết bắt đầu mộng mơ
Yêu hoa để biết ngẩn ngơ
Yêu em để biết đợi chờ em yêu!

Thanh Trắc Nguyễn Văn

Nguồn: https://thanhtracnv.blogspot.com/2010/05/tho-thanh-trac-nguyen-van-bai-so-0036.html
 
AVvXsEh_rjpsSKeUEQk4an81B4P-yOBA7O6UtfGiLAFO_cmCEuCNUca9o0Kmjm5QFOkpBQPjowSeyCAT-1odWPgCSuHyOj2IUR4JljEI-Jml1uVo9gBK6MapAybmXpp2vJmacsdiTpLDgr_MHBRlK6gDcz9UzNuJMn5KWk-IvB3s709D38_yVhz647iEnYc6=s16000


YÊU

Yêu thơ để biết đa sầu
Yêu trăng để biết bắt đầu mộng mơ
Yêu hoa để biết đợi chờ
Yêu em để biết dại khờ...
Thủy chung...

1995

(Tập thơ Hoa sứ trắng - NXB Đà Nẵng 1997)


Thanh Trắc Nguyễn Văn

AVvXsEivsna9DXAts5pDiF9wEdlzAd40Ykmh8r0AVdOtrC8mNfKA4eBp2DPqOZNk9U2odC4K9KebNNJn3_5EaxqsuqYrfkxqT4F7s6SL2nOxiY7Z-GJupWZtp5rWV-ujwZpNcF9mjnS9tIgKtK5siL179Bzmu7b6LFYeo20DqKEBmTdH2uHhybEAm8Vs-Rmi=s16000


Lời tác giả:

* Đây là bài thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn sáng tác từ năm 1983, hoàn chỉnh vào năm 1995, nhưng mãi đến năm 1996 báo Tài Hoa Trẻ mới cho đăng (với bút danh Nguyễn Văn Tạo - báo Tài Hoa Trẻ số 4 năm 1996), biên tập cho báo Tài Hoa Trẻ lúc đó là nhà thơ Nguyễn Ngọc Tiềm. Sau này bài thơ được in lại trong Tập thơ Hoa Sứ Trắng (NXB Đà Nẳng 1997).

Bài thơ đã đăng trên trang Lục Bát Việt Nam ngày 3.8.2014:

* YÊU

Yêu thơ để biết đa sầu
Yêu trăng để biết bắt đầu mộng mơ
Yêu hoa để biết đợi chờ
Yêu em để biết dại khờ... Thế thôi...

Thanh Trắc Nguyễn Văn

* Một phiên bản thơ Yêu khác

Yêu thơ để biết đa sầu
Yêu trăng để biết bắt đầu mộng mơ
Yêu hoa để biết ngẩn ngơ
Yêu em để biết đợi chờ em yêu!

Thanh Trắc Nguyễn Văn

Nguồn: https://thanhtracnv.blogspot.com/2021/08/tho-0036-yeu.html
 
AVvXsEhmuSlO0L7HlizQKD4T26PQkrCXxHL7BBt2MxPimXhMBwjmCTzyy_PCd3KfFIFPto1zxZCC5LIHnmNNjoS_5Aw23BFJ-SFWuQ_lVxXUsI3I5UWzfq9QYxTxLtBWmuoWKxt68Y4E0_2Ro8IFb03c4jIs1rjxEffzvF7yWvH44iYwqJW0sBAnck-1jJi4=s16000


CỎ MAY


Cỏ may may cỏ trên đồi
Một chiều gỡ cỏ anh ngồi bên em
Anh gần, em nhích xa thêm
Trên trời mây trắng êm đềm... trôi qua!

Bây giờ anh đã đi xa
Cỏ may em gỡ lệ nhòa... ướt tay!

1995
(Tập thơ Hoa sứ trắng - NXB Đà Nẵng 1997)


Thanh Trắc Nguyễn Văn


AVvXsEj8byuQtKVlKeBAHQx3gGCCdzT3l5svp108JWLJ_YzhOlNrDnbrxgXJnmz7JjR8ahZu5H150KJgeHZEdsutccte8yme7Fzhwl0mxp9Mikdv_vtgfOd_IojdzfNvRQZYSgiPWYEOLN_d7bR7LBoDbNIRf-H_FSt6KSE7Ql_V9pRCNU4jkTXoxdh0h6GG=s16000


Lời tác giả: Cỏ may là một loại cỏ mọc hoang dại khắp nơi ở nước ta. Cỏ may là một trong những loại cây cỏ sống lâu năm, có phần thân rễ cứng mọc bò. Thân cây bò lan trên mặt đất, thân mọc đến đâu thì sẽ bén rễ đến đó. Cụm hoa mọc thành từng tùy dài khoảng 5 – 10cm có màu tím than. Có một số nhánh mọc vòng và mang hoa học thành bông dài khoảng 8mm.

Mùa hoa ở vào khoảng từ tháng 4 đến tận tháng 12. Phần quả chín có thể sẽ móc vào quần áo của người khi đi qua.

Bài thơ viết tặng một cô gái quê.

Nguồn: https://thanhtracnv.blogspot.com/2010/05/tho-thanh-trac-nguyen-van-bai-so-0037.html
 
001.jpg


HẠT MƯA MÀU XANH

Hạt mưa màu xanh
Long lanh trên phố
Ướt thầm nỗi nhớ
Ướt lòng người xa
Con đường xưa qua
Hạt mưa rơi mãi
Hàng thông đứng lại
U hoài ngàn năm.

Hạt mưa màu xanh
Long lanh trên tóc
Khoảng trời đại học
Khoảng trời mộng mơ
Một thời ngu ngơ
Một thời nhung nhớ
Hạt mưa trăn trở
Rơi về xa xăm.

Hạt mưa màu xanh
Long lanh trên mắt
Mai mình xa cách
Mai tình xa xôi
Hạt mưa vẫn rơi
Giữa chiều Đà Lạt
Thành phố ngàn thông
Sao buồn mênh mông?

Hạt mưa màu xanh
Long lanh trên lá
Xanh mềm trên đá
Xanh ngời trên mây
Xanh nhẹ áo bay
Xanh nhòe cỏ ướt
Xanh như mơ ước
Như mình bên nhau.

Đà Lạt 1995
(Tập thơ Hoa sứ trắng - NXB Đà Nẵng 1997)


Thanh Trắc Nguyễn Văn

Duong%20Tu.jpg


Lời tác giả: Với những cơn mưa chợt đến chợt đi, thi thoảng lại rỉ rả cả ngày, Đà Lạt vào ngày trời tắt nắng ướt mưa càng trở nên thơ mộng hơn.

Những hạt mưa Đà Lạt rơi trên thành phố ngàn thông xanh cứ ngỡ như hạt mưa có màu xanh...

Bài thơ được viết tặng một cô gái tên Thanh Trúc

Nguồn: https://thanhtracnv.blogspot.com/2010/05/tho-0038-hat-mua-mau-xanh.html
 
AVvXsEgX7RSQVm8did4AaBDRgMjnu06U1MgxRF2nl7wKJ-Q5wrt_hJkjiqCxJ8-RxeDqx8jtxVZ8XpPd6d9c5yddlRC-LdNEYFnKkoikoLkysxu8xiY_EljjLsD8jqOOQc2503lcPZBmnR1RfAhH3CyWYQc2J5hp3ig8AMZJs2z5aY693-AYYt1A2YXXcSA1=s16000


VỀ TRƯỜNG CŨ

Trường cũ ta về mây trắng bay
Nhớ em, ngõ trúc lá rơi đầy
Áo trắng không còn trong sương trắng
Trắng chiều thu lạnh, trắng heo may.

Lớp học nhìn ra những cánh đồng
Những mùa xanh mướt lúa đơm bông
Tìm đâu bụi phấn ngày xưa ấy
Một thuở chia xa thắm phượng hồng?

Vẫn bóng thầy xưa dưới mái trường
Vẫn lời trầm ấm lắm yêu thương
Vẫn lời thơ nở trên trang sách
Những nụ hoa đời, gió ngát hương.

Tóc cô giờ bạc màu sương xám
Lãng đãng mây chiều vạt nắng rơi
Một lần thổn thức ta thầm gọi
Gió vọng sân trường tiếng: Mẹ ơi!...

1995
(Tập thơ Hoa sứ trắng - NXB Đà Nẵng 1997)


Thanh Trắc Nguyễn Văn

AVvXsEiCh9Tl_s8tanQiwaN3MogjJfu-MSzY2fWZnDslDuk3TzhKF-N63ew7ujI8nG80WdaOMeoAXELxDYcA8I98WoMMghjH2ZsWe9sTJLCG6Cdgqpvyb1cetg0g8Hcj9Rnaiu2DGJESU53MqdnyEUpENpQ9EMSjcEKdlzIhxQJNovcrKoyCBleG2sDMtWW_=s16000


Lời tác giả: Bài thơ được viết tại sân trường THPT Võ Thị Sáu.

Gần ngày 20 tháng 11, khi tác giả đang cùng các em trong Ban chấp hành Đoàn trường họp thì nghe văng vẳng ở lớp học phòng bên một em nữ đang hát tặng cô Lê Nga (giáo viên văn) bài hát Lòng Mẹ.

"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào..."

Tác giả ghé qua lớp nhìn thì thấy cô Lê Nga, tóc bới sau đầu thả dài đã có sợi bạc, gương mặt phúc hậu như một người mẹ hiền, đang ngồi chăm chú lắng nghe hát. Tác giả đã xúc động viết bài thơ, trong đó có bốn câu thơ khổ cuối tặng riêng cô:

Tóc cô giờ bạc màu sương xám
Lãng đãng mây chiều vạt nắng rơi
Một lần thổn thức ta thầm gọi
Gió vọng sân trường tiếng: Mẹ ơi!...

Nguồn: https://thanhtracnv.blogspot.com/2010/05/tho-thanh-trac-nguyen-van-bai-so-0039.html
 
01.jpg


GIỚI THIỆU TẬP THƠ HẠ NHỚ

Xin giới thiệu tập thơ Hạ nhớ. Đây là tập thơ riêng thứ hai của Thanh Trắc Nguyễn Văn. Tập thơ được Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai cho ấn hành năm 1999.

Cũng như tập thơ Hoa sứ trắng, tập thơ Hạ nhớ được Thanh Trắc Nguyễn Văn tiếp tục gởi bán ở các quầy sách báo. Tuy vẫn bán được, nhưng đã có nhiều dấu hiệu chững lại, thơ bán không còn nhanh như trước nữa. Phải hơn hai năm sau (năm 2002) mới bán hết được các tập thơ đã ký gởi.

Sài Gòn 2017


Thanh Trắc Nguyễn Văn

02.jpg


Nguồn: https://thanhtracnv.blogspot.com/2010/05/gioi-thieu-tap-tho-ha-nho.html
 
AVvXsEg2bs7XFbnppBpCiT_CE2xsPheNtBvZyXponJcfYAXRGCGUNDzgjrQ9ugiS1sripO7KS27bQQXNTAskAK_9EcGKzgGhCIp3s__A_tYzRU1v3pPJEBmQ7GrTQ-ZFd0OsOvna-rQN1_ckaoZB9BpKX-xKdi5MujKXqhITg-m8uwMHj4yBIeP83mHu6Tgn=s16000


XUÂN HÀ NỘI

Xuân đã về chưa Hà Nội ơi?
Ta về lồng lộng gió lưng trời
Sông Hồng bỗng đỏ như ngày ấy
Nửa dường nhung nhớ, nửa xa xôi.

Bóng chiều bàng bạc bóng Hồ Tây
Mây pha màu khói, khói pha mây
Mùa xuân thấp thoáng như cô gái
Nắng hồng bẽn lẽn, má hây hây.

Ta theo tìm em giữa phố xa
Bao nàng áo đỏ đẹp như hoa
Bao màu ngói đỏ tươi son mới
Lấp lánh hoàng hôn những mái nhà.

Là đã bên nhau rồi đó em
Mùa xuân Hà Nội buốt hơi kem
Hoa đào nghiêng nụ lung linh gió
Lất phất mưa bay ướt lạnh thềm.

Hà Nội 1996
(Tập thơ Hoa sứ trắng - NXB Đà Nẵng 1997)


Thanh Trắc Nguyễn Văn

003.jpg


Lời tác giả: Hà Nội có nhiều khu phố cổ và rất đẹp

Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô.

Bài thơ viết kỷ niệm tác giả lần đầu tiên ra Hà Nội và được một cô bạn dẫn đi ăn kem bờ hồ. Hà Nội lúc đó sắp vào xuân nên đỏ rực màu hoa đào, màu cờ, màu ngói son mới, màu áo len đỏ và màu áo dài hồng của các thiếu nữ Hà Nội...

Bài thơ viết tặng thầy Tùng, giáo viên lý Võ Thị Sáu, người đã cùng tác giả ra Hà Nội lần đầu.

Nguồn: https://thanhtracnv.blogspot.com/2010/05/tho-thanh-trac-nguyen-van-bai-so-0040.html
 
003.jpg


THU

Nắng rơi một nửa con đường
Em đi một nửa nhớ thương vọng về
Cỏ vàng một nửa bờ đê
Tay cầm một nửa câu thề...
Nửa buông
Gió lay một nửa cánh chuồn
Lá thu một nửa nỗi buồn
Nửa thôi
Hoàng hôn một nửa chân đồi...

Trăng lên một nửa
Cuối trời
Nửa rơi.

1996
(Tập thơ Hoa sứ trắng - NXB Đà Nẵng 1997)


Thanh Trắc Nguyễn Văn

o.jpg


Lời tác giả: Mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm, gợi lại nhiều kỷ niệm trong ký ức nhất. Trong thẳm sâu tâm hồn chúng ta thực sự muốn cảm ơn tạo hóa vì đã sinh ra mùa thu, để chúng ta được sống giữa những ngày mát mẻ, trong trẻo và nhớ lại những ngày thu đã xa.

Mùa thu rất đẹp: nắng vàng, lá vàng, trăng vàng...

Bài thơ viết khi thăm mộ một người bạn ở Định Quán.

Nguồn: https://thanhtracnv.blogspot.com/2010/05/tho-thanh-trac-nguyen-van-bai-so-0041.html
 
003.jpg


KÝ ỨC MÙA THU


Có một chiều cha nhặt chiếc lá vàng rơi
Mái đầu xám bạc chợt cúi buồn u ẩn
Nhớ thuở chiến tranh mẹ một đời lận đận
Gồng gánh thương chồng đánh giặc miền xa.

Mấy mươi mùa xuân rồi lặng lẽ trôi qua
Cha cô độc trong nỗi buồn nhớ mẹ
Thời trăng mật, trái tim hồng tươi trẻ
Lại phải chia xa cách trở hai đầu...

Có nước mắt nào dập tắt được nỗi đau
Có hương khói nào làm nguôi ngoai nỗi nhớ
Con khôn lớn trong từng đêm cha trăn trở
Nghe biển khơi xa khắc khoải gọi về.

Rồi ngày lại ngày nắng rực chân đê
Cha vẫn bước lê trên con đường đến lớp
Ngôi trường ấy có tàng cây bóng rợp
Có mơ ước mẹ xưa tha thiết, ngọt ngào...

Một bàn chân mình cha đã gởi lại rừng sâu
Một trái tim đau cha cũng gởi vào dĩ vãng
Ký ức cũ tưởng đã lặn vào năm tháng
Lại chợt hiện về

.....................lấp lánh
..............................mùa thu!

1996
(Tập thơ Hoa sứ trắng - NXB Đà Nẵng 1997)


Thanh Trắc Nguyễn Văn

01.jpg


Lời tác giả: Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia, hay còn được gọi là Chiến tranh biên giới Tây Nam bắt đầu từ năm 1975 đến 1985.

Bài thơ viết tặng cho một người bạn thân khi chiến đấu ở biên giới Tây Nam đất nước năm 1980. Anh là thương binh, bị mất một chân do đạp trúng mìn cóc của Trung Quốc. Cô vợ trẻ của anh (quê ở Bình Thuận) bị bạo bệnh mất cũng là lúc chiến tranh vừa chấm dứt. Lời trong bài thơ là "lời muốn nói" tác giả viết thay cho người con trai của anh.

Bài thơ viết từ những năm chiến tranh biên giới Tây Nam (1980), đến năm 1996 thì hoàn chỉnh.

Nguồn: https://thanhtracnv.blogspot.com/2010/05/tho-thanh-trac-nguyen-van-bai-so-0042.html
 
AVvXsEgLPReWLvBV4uSVj4juehjGpe70UsaaMzL95qiiBExVxEDH7d4FCteHvQVETKwbR6S12NFRB6vV42SrMU5KAVZThi2dmqaOKkB4ty-7VISIRxHppx7rBk5v83ioZ39Smaj5mZ7W5otPODJEThkd2_YQQKPdpp2lTA0ejXucb-G4VjZnKX7aLLf7tSke=s16000


NGÀY XƯA

Ngày xưa có một bến đò
Tuổi thơ cùng nhảy lò cò mà chơi
Có lần nước mắt em rơi
Tim tôi rụng xuống rối bời nỗi đau
Em giành một nhánh bông lau
Nhường em, nhường hết trăng sao trên trời.

Ngày xưa có một khoảng trời
Xanh xanh lá nhãn cùng ngồi mộng mơ
Chuồn chuồn đậu xuống trang thơ
Thả con thuyền giấy lạc bờ bến thương
Bến thương cách mấy con mương
Em trao quả chín nối hương vào lòng.

Ngày xưa bảy sắc cầu vồng
Bây giờ mây trắng bềnh bồng trôi qua
Em giờ lên tỉnh học xa
Quên tôi, quên cả quê nhà nắng mưa
Nắng mưa là chuyện nắng mưa
Em xưa quên hết ngày xưa. Bao giờ?

1996
(Tập thơ Hoa sứ trắng - NXB Đà Nẵng 1997)


Thanh Trắc Nguyễn Văn


Z18.jpg


Lời tác giả: Bài thơ trong chuỗi các bài thơ Hoa Mua - Ngày Xưa - Trở Về - Bi Kịch - Ly Dị - Người Hóa Đá.

Cô gái trong bài thơ Ngày Xưa cũng là cô gái trong bài thơ Hoa mua.

Bến đò ở Miền Tây là bến đỗ của các đò chở khách. Có 2 loại đò: đò dọc là đò chở khách đi dọc theo dòng sông, đò ngang là đò chở khách từ bờ này qua bờ bên kia sông.

Nguồn: https://thanhtracnv.blogspot.com/2010/05/tho-thanh-trac-nguyen-van-bai-so-0043.html
 
AVvXsEjPyTHEKLEGUpgFosPjKnSD1gKwVe9aSrHqwMslk59MN6zAfF6Kuw1YBrm6lFPw69A-vv5jqLGVR8hiIasfCgwFP2ir3fks6DA8aIbnXlT2za8oxG-UTJmIFxyR-mUMe_fMRXzvV8ZPz3RljyjIVR_27QaBK4j1_gxYPAQULGhe3CRQj5_bcLHAtYGP=s16000


VÀO CHỢ ĐỆM

Đường vào Chợ Đệm bao xa?
Thương thương hương đất mặn mà quê em
Mông mênh sông nước êm đềm
Thuyền ai thấp thoáng chở nghiêng nắng hồng?

Bình Chánh 1996
(Tập thơ Hoa sứ trắng - NXB Đà Nẵng 1997)


Thanh Trắc Nguyễn Văn

Z01ca.jpg


Lời tác giả:
Chợ Đệm là một địa danh ở huyện Bình Chánh TP.HCM.

Gọi là Chợ Đệm vì chợ này từ xưa bán những sản phẩm làm từ cây bàng như: Giỏ xách, bao đựng muối, manh thưa, nóp, đệm... cây lát như chiếu,... Có câu ca dao sử dụng bốn từ cùng trường nghĩa (bàng, đệm, bị, bao) nói về nghề buôn bán và đan bàng ở Chợ Đệm năm xưa như sau: “Chim đại bàng bay ngang Chợ Đệm Trách ông Lưu Bị bàn chuyện chiêm bao” (ca dao)

Bài thơ viết tặng một cô bạn cũ nhà ở Bình Chánh.

Nguồn: https://thanhtracnv.blogspot.com/2010/05/tho-thanh-trac-nguyen-van-bai-so-0043_13.html
 
01.jpg


ĐI TÂN BỬU

Long lanh đáy nước chân cầu
Đường đi Tân Bửu xôn xao nắng chiều
Trời xa xanh thẳm cánh diều
Áo em xanh biếc để nhiều nhớ nhung.

Bình Chánh 1996
(Tập thơ Hoa sứ trắng - NXB Đà Nẵng 1997)


Thanh Trắc Nguyễn Văn


AVvXsEg2Y5h_w6mU08PqOtpGwo_3RAigNBphI81WErVQbdi-2KTTbO9rvuiS2RJVQ8DiYMrnjEcZ5wmu38jqU7r1rBqfuvoDC_uIOajX_5zkPw-4ykvhYnzW-yXqvvJJ7tnlmL-AqKqmEYqxbVRXcQ5Blq43rnIuiB05XmtoeGzd4wUg5Y98rU-wOgEuW4xb=s16000


Lời tác giả:
Tân Bửu thuộc tỉnh Long An, là một địa danh ở gần huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Bình Chánh là một huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Huyện Bình Chánh được biết đến là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao, dân cư đông đúc, nằm ở cửa ngõ hành lang chính thức khu vực phía Tây, Tây Bắc và phía Nam thành phố.

Bài thơ viết tặng một cô bạn cũ nhà ở Bình Chánh.

Nguồn: https://thanhtracnv.blogspot.com/2010/05/tho-thanh-trac-nguyen-van-bai-so-0045.html
 
01.jpg


CHIỀU HƯNG LONG

Hưng Long nắng đỏ bụi hồng
Mênh mông biển lúa, bềnh bồng biển mây
Hương đồng gió chạm khẽ bay
Hoàng hôn khẽ xuống chạm ngày vào đêm...

Bình Chánh 1996
(Tập thơ Hoa sứ trắng - NXB Đà Nẵng 1997)


Thanh Trắc Nguyễn Văn

32354799296_b6178a9586_o.jpg


Lời tác giả: Hưng Long là một xã thuộc huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Trước năm 2000, Hưng Long chưa có đường tráng nhựa như bây giờ. Xuyên qua cánh đồng lúa là những con đường đắp đất đỏ, mùa mưa thì lầy lội còn mùa nắng thì mù mịt bụi. Bụi đỏ nhiều khi bám cả vào tóc, vào áo người đi đường...

Hưng Long là một xã thuộc huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Trước năm 2000, Hưng Long chưa có đường tráng nhựa như bây giờ. Xuyên qua cánh đồng lúa là những con đường đắp đất đỏ, mùa mưa thì lầy lội còn mùa nắng thì mù mịt bụi. Bụi đỏ nhiều khi bám cả vào tóc, vào áo người đi đường...

Bài thơ viết khi tác giả về thăm lại Hưng Long

Nguồn: https://thanhtracnv.blogspot.com/2010/05/tho-thanh-trac-nguyen-van-bai-so-0046.html
 
AVvXsEiRdKMmofSDgPM2IWATNrXmr6gk50UFwS7pGUivhMnFEQFkzZ0U6aY3RqF4KJjU_O0KWo_PgRur53KrrgKHPfNawP_EgrW07pYMmz3j8ahfXX_mPjOW5SMCb7LcAW5rVZa1CvJezj_tkjgQwCg4Uywh-NIlD5yJ2cOXC-S0Jwst5RmYF534CX8_O_9O=s16000


CHIỀU HƯNG LONG

Hưng Long
Nắng đỏ bụi hồng.

Mênh mông biển lúa
Bềnh bồng biển mây.

Hương đồng
Gió chạm
Khẽ bay.

Hoàng hôn khẽ xuống
Chạm ngày
Vào đêm...

Bình Chánh 1996
(Tập thơ Hoa sứ trắng - NXB Đà Nẵng 1997)


Thanh Trắc Nguyễn Văn


909d0f43b951bd9395cd23ab13034199.jpg


Lời tác giả: Hưng Long là một xã thuộc huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Trước năm 2000, Hưng Long chưa có đường tráng nhựa như bây giờ. Xuyên qua cánh đồng lúa là những con đường đắp đất đỏ, mùa mưa thì lầy lội còn mùa nắng thì mù mịt bụi. Bụi đỏ nhiều khi bám cả vào tóc, vào áo người đi đường...

Hưng Long là một xã thuộc huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Trước năm 2000, Hưng Long chưa có đường tráng nhựa như bây giờ. Xuyên qua cánh đồng lúa là những con đường đắp đất đỏ, mùa mưa thì lầy lội còn mùa nắng thì mù mịt bụi. Bụi đỏ nhiều khi bám cả vào tóc, vào áo người đi đường...

Bài thơ viết khi tác giả về thăm lại Hưng Long

Nguồn: https://thanhtracnv.blogspot.com/2012/05/tieu-pham-tan-luong-son-ba-va-chuc-anh.html
 
AVvXsEh6aeBmMCRt6Gb3qNu7rHvds6FQTrXPCidAZmDjUQNMLkYhuMrgUpXWbmWZxErhHj3LOIytv5Ee7HqSK9FdmKmTHGLyTMjnqujevtv5SqqHCE6bBW7foNLr5WJa_YeDqvza3wa2ZNK8r-fBIVX1rBoKDREpBT9CUwZE5FH3DYsjTZDS8QiYL3AATOaZ=s16000


MỘT CHIỀU TRÊN BẾN HƯƠNG GIANG

Một chiều trên bến Hương Giang
Ngó em tôi bước xuống nhầm "thuyền ni"
Em cười "Sao hỉ?" mà chi
"Rứa răng" gửi lại còn gì hồn tôi!

Bây chừ mây trắng xa xôi
Thuyền sang bến nớ biết nơi mô tìm?

Huế 1994
(Tập thơ Hoa sứ trắng - NXB Đà Nẵng 1997)


Thanh Trắc Nguyễn Văn

Nguyen%20Mai%20Phuong%2006.jpg


Lời tác giả:
Sông Hương hay Hương Giang (Hán Nôm 香江) là con sông chảy qua thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam.

Nghe ca Huế trên sông Hương là một loại hình nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam.

Bài thơ viết tặng cho một cô gái Huế khi tác giả nghe ca Huế trên sông Hương.

Nguồn: https://thanhtracnv.blogspot.com/2010/05/tho-thanh-trac-nguyen-van-bai-so-0047.html
 
AVvXsEiOtToFtROOgMHwywNpPg8-kNCQ--6jXxsFZIROuZeXY79XFgpaS-3uKsgj30Cbec7sWsRM_0dcjGwmY0DknGjcwYKKP62BUlEkHdqRLIEgqidqlM40LBJse1Ro7yBb7R85-ePcHMA_3bTT5C_Dvpf2_-fcvvYOXE850z0VJCH0nB38f3k9vyy8sIAi=s16000


BIỆT KHÚC

Khóc bạn thơ Nguyệt Thảo

Tạm biệt nhé
Vành trăng ngoan của cỏ
Áo mỏng em bay tha thướt về trời
Ta ở lại với nỗi buồn của gió
Mãi lang thang tìm từng mảnh sao rơi.

Mong manh thế?
Những vần thơ nạm ngọc
Bỗng vỡ tan trong bão táp vô thường
Thiên thần hát
Hay thiên thần bật khóc?
Cung đàn trầm lấp lánh những hạt sương.

Em đi mãi
Với nụ cười trong mắt
Dẫu nhánh cỏ thơm sớm gãy vụn xa lìa
Bóng nguyệt ấy sáng nay vừa lặn tắt
Sẽ lại sáng bừng
Nửa quả đất
Phía bên kia...

2008
(Tập thơ Giọt lệ trăng - NXB Văn nghệ 2010)


Thanh Trắc Nguyễn Văn

290330555_158133293450215_2977794980803776601_n.jpg


Lời tác giả: Biệt khúc là khúc hát để diễn tả cảnh chia tay, từ biệt.

Bài thơ viết tặng bạn thơ Nguyệt Thảo, tuổi còn rất trẻ không may mất sớm.

Một người tuy đã mất nhưng vẫn sống trong nỗi nhớ của bạn bè.

Nguồn: https://thanhtracnv.blogspot.com/2010/05/tho-thanh-trac-nguyen-van-bai-so-0048.html
 
01.jpg


NỤ TẦM XUÂN

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân

(Ca dao)

Người về tìm nụ tầm xuân
Thương màu hoa bưởi trắng ngần chợt tan
Mây buồn từ dạo lang thang
Vườn cà thuở ấy cũng hoang phế sầu.

Hỏi gì khi cá cắn câu
Khi chim xanh đã nhốt vào lồng son
Tiếc câu thề biển hẹn non
Nước chưa chảy, đá đã mòn. Ly tan.

Người ta cau bạc trầu vàng
Nên tơ chỉ thắm để nàng sang sông
Trầu tôi một mớ ba đồng
Ngẩn ngơ đem thả ngược dòng ca dao.

1996
(Tập thơ Hoa sứ trắng - NXB Đà Nẵng 1997)


Thanh Trắc Nguyễn Văn


324432592_1348274892380893_1424139235454401502_n.jpg


Lời tác giả: Cây tầm xuân mọc thành bụi, hoặc có gai giúp chúng leo lên các cây khác. Cây có thể cao 1 - 5m. Toàn cây có nhiều gai. Cây có cành màu nâu sẫm.

Tầm xuân mọc thành chùm ở đầu cành. Hoa 5 cánh, đường kính khoảng 4 - 6cm. Cánh hoa rộng 1 x 1,5cm. Những bông hoa rất thơm. Màu hoa chuyển từ hồng nhạt sang hồng đậm và cuối cùng là trắng.

Bài thơ viết sau khi tác giả nghe một bài hát có nhắc đến "nụ tầm xuân"

Bài thơ viết tặng thầy Chí, giáo viên văn Võ Thị Sáu đã nghỉ hưu.

Nguồn: https://thanhtracnv.blogspot.com/2010/05/tho-thanh-trac-nguyen-van-bai-so-0049.html
 
01.jpg


RẠCH MIỄU

Anh phải về
Đành giã biệt quê em
Giã biệt dòng phù sa đỏ ngầu mùa nước nổi
Cô gái xứ dừa chợt cúi đầu bối rối
Nghe gió sông Tiền lồng lộng những hàng cây...

Rạch Miễu xa rồi bàng bạc bóng mây bay
Em vẫy nón nhìn theo cánh chim trời rong ruổi
Ăn miếng bưởi quê em nghe mát lòng vị bưởi
Uống nước dừa xiêm sao thương da diết hương dừa?

Thì thôi em về kẻo phương ấy trời mưa
Cho anh hát bài Lý Qua Cầu qua rạch nhỏ
Một mai về lại bên sông Hồng nước đỏ
Con sóng bỗng thì thầm:

.................................Rạch Miễu
..............................................em ơi!

Bến Tre 1996
(Tuyển tập thơ Thơ tìm người thơ – NXB Văn hóa Dân tộc 2001)


Thanh Trắc Nguyễn Văn


AVvXsEgMFLViCRCa_iWc4FuytRZu-qCrq6-x-h96HjkPN3MVq-1gmU4rO936J6oNNz1hS6gNBF423bbqvxxVIAnmMMW7SaG8G_1NduOMAtpnxkcjHKjf-fYpQsEzI8hwJFYsn9T-_jF2Vd4uL0Kos3Mdr-JKskew9wGS2DOFd9AOEb3J-IFIyG-WoKxTGueu=s16000


Lời tác giả: Rạch Miễu là một thị tứ ở bờ phía Bến Tre. Phà Rạch Miễu là một tuyến phà nằm trên quốc lộ 60 nối liền 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, với bờ phía Tiền Giang đặt tại phường 6, thành phố Mỹ Tho, và bờ phía Bến Tre đặt tại xã Tân Thạch, huyện Châu Thành.

Thủy trình qua sông Tiền của phà Rạch Miễu dài khoảng 3,2 km, đi vòng qua cồn Phụng và cồn Thới Sơn. Thời gian vượt sông của phà loại 100 tấn khoảng 25-30 phút, phà tốc hành 50 tấn khoảng 13-14 phút và phà 60 tấn gần 20 phút.

Khi cầu Rạch Miễu đưa vào sử dụng vào ngày 19 tháng 1 năm 2009, bến phà Rạch Miễu chính thức ngừng hoạt động.

Bài thơ viết tặng một cô gái tên Nguyên nhà ở Rạch Miễu. Cô gái này ở Sài Gòn mướn nhà trọ của thầy Tùng, giáo viên lý trường Võ Thị Sáu.

Nguồn: https://thanhtracnv.blogspot.com/2010/05/tho-thanh-trac-nguyen-van-bai-so-0050.html
 
AVvXsEhP8h1JCocH1iCydqa3IpJ1LgvcfmAzkK2oAOtddWYWRXrhlsol-_atwuFdpdI5RJE-H72uKiJsnYhs2OAPC7NaEOg1mPKb78wL5Byk7aXX5A3AxruVCAUKCZfaNv7X9PgtsUd6QM-Z5ljojvjsit0-IGsOGgJzsdD6LXBWFWgGgYWLWrOCyR4Tn4o-=s16000


NGÀY XƯA NHỚ TUỔI HỌC TRÒ

Ngày xưa nhớ tuổi học trò
Những chiều tan học thập thò đợi nhau
Nhớ gì trong gió lao xao
Em cười trong mắt mà sao thẹn thùng.

Sau em, tôi cũng ngượng ngùng
Từng màu hoa phượng ngập ngừng rụng rơi
Bài thơ đã viết hết lời
Muốn trao lại ngại, ngại rồi không... trao!

Để mùa hạ ấy qua mau
Để chiều kỷ niệm đi vào tháng năm
Để giờ em đã xa xăm
Còn đây trong gió tiếng thầm thì xưa...

1994
(Tập thơ Hoa sứ trắng - NXB Đà Nẵng 1997)


Thanh Trắc Nguyễn Văn

009a.jpg


Lời tác giả: Sau năm 1975, nữ sinh không còn mặc nhiều áo dài như trước. Niên khóa 1983-1984, lần đầu tiên chiếc áo dài trở thành đồng phục nữ sinh của Trường Hồ Thị Kỷ (Cà Mau). Sau đó chiếc áo dài dần được khôi phục lại tại các trường học trong nước.

Một phiên bản khác của bài thơ Ngày xưa tuổi học trò đã đăng trên báo Áo trắng:

Ngày xưa nhớ tuổi học trò
Những chiều tan mình chờ đợi nhau
Nhớ gì trong gió lao xao
Em cười trong mắt mà sao ngượng ngùng.

Sau em, tôi cũng ngập ngừng
Từng màu hoa phượng thẹn thùng rụng rơi
Bài thơ đã viết hết lời
Muốn trao lại ngại, ngại rồi không trao!

Để mùa hạ ấy qua mau
Để rồi kỷ niệm đi vào tháng năm
Để giờ em đã xa xăm
Còn đây trong gió tiếng thầm thì xưa...

Bài thơ viết tặng các em học sinh lớp 12, lớp tác giả chủ nhiệm.

Nguồn: https://thanhtracnv.blogspot.com/2010/05/tho-thanh-trac-nguyen-van-bai-so-0051.html
 
Trạng thái
Tác giả đang khóa bình luận
Quay lại
Top Bottom