[Longfic] Đại Việt du ký

Bạn thấy fic này như thế nảo

  • Rất hay và muốn đọc lại sau khi đã đọc xong

    Số phiếu: 121 63,0%
  • Hay và muốn đọc lại

    Số phiếu: 32 16,7%
  • Hay và không muốn đọc lại, chỉ đọc một lần

    Số phiếu: 20 10,4%
  • Bình thường

    Số phiếu: 14 7,3%
  • Chán

    Số phiếu: 0 0,0%
  • Quá chán

    Số phiếu: 2 1,0%
  • Chán đến mức không thể đọc hết

    Số phiếu: 1 0,5%
  • Chán thậm tệ, tốt nhất bạn đừng nên viết nữa

    Số phiếu: 2 1,0%

  • Số người tham gia
    192
hocviennganhang thay vì nói " Dạ bẩm, hôm qua lệnh bà ra xem dân chúng và quân lính tu bổ đê biển để chuẩn bị chống bão đến đâu rồi, do công trường ngổn ngang đá tảng nên lệnh bà bị trặc chân, tôi đã cho mời đại phu đến khám và kê đơn thuốc cho lệnh bà rồi ạ. " thì chị có thể nói "- Dạ bẩm, hôm qua lệnh bà ra xem dân chúng và quân lính tu bổ đê biển để chuẩn bị chống bão, do vấp phải đá tảng nên lệnh bà bị trặc chân, tôi đã cho mời đại phu đến khám và kê đơn thuốc cho lệnh bà rồi ạ." Chị không cần nói ý khu vực ấy còn "ngổn ngang đá tảng" đâu, tự người đọc sẽ hiểu mà. Còn trong việc đặt câu, nếu chị không tìm được từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh của câu đó, thì chị có thể thay đổi cách đặt câu sao cho thích hợp với ý nghĩa của câu hơn. (p/s: học văn nhìu quá riết nhiễm, hi vọng chị không để ý đên "mấy lời lảm nhảm" của e:Conan01:)
 
miyano_nanami2908 thank u e đã góp ý, c đã sửa lại, ngày xưa c học khối A, giờ văn k ngủ thì cũng lôi toán lý hoá ra làm :), văn ngu nên khi viết cảm thấy diễn đạt của mình k đc mượt :(
 
ủ ui,hóng từng ngày.
Chap này tình cảm ghê.Thích thích thích.Mau ra chap mới nha bạn :))
 
CHƯƠNG16: Hiểu lầm

Sau khi rời khỏi phòng Trinh Túc, Haibara theo chân Nhật Duật đến thư phòng của chàng. Khác với thư phòng ở phủ tại kinh thành, thư phòng của Nhật Duật ở đây rất đơn giản, chỉ có một kệ sách nhỏ với vài quyển sách, trên tường cũng không treo câu đối hay tranh tứ bình, thư hoạ gì cả. Ngoài bộ bàn ghế uống trà, chiếc gi.ường, thư án thì cũng không có thêm đồ đạc gì, ở góc tường gần thư án có đặt mộ cái chậu sảnh lớn đựng những cuộn giấy. Haibara đưa mắt nhìn quanh đánh giá một vòng. Như thế này càng tốt, nàng đỡ mất công dọn dẹp nhiều. Tấm bản đồ lớn treo trên tường thu hút sự chú ý của nàng. Đó là bản đồ vẽ lãnh thổ của Đại Việt cùng các nước láng giềng giáp biên giới. Thì ra ở thời này, lãnh thổ Việt Nam chưa phải là một dải chữ S ba chấm duyên dáng trải dài dọc biển Đông như trên bản đồ thế giới bây giờ mà mới chỉ có biên cương đến gần giữa chiều dài của đất nước. Phần đất còn lại tương ứng với phần thuộc lãnh thổ Việt Nam mà nàng đã từng thấy trên bản đồ thế giới được ghi chú là Chiêm Thành. Chiêm Thành! Quốc gia này hiện không có tên trên bản đồ thế giới, nó đã hoàn toàn biến mất. Vậy có nghĩa là trải qua 700 năm cho đến hiện đại, Đại Việt đã thôn tính hoàn toàn vương quốc Chiêm Thành này và Nam tiến mở rộng lãnh thổ xuống sâu hơn nữa.Trên tấm bản đồ, giáp ranh phía Bắc của Đại Việt là một mảnh đất rộng lớn, trải dài và rộng, diện tích gấp rất nhiều lần lãnh thổ của Đại Việt. Mảnh đất khổng lồ ấy được ghi chú hai chữ: Đại Nguyên. So với mảnh đất ấy thì lãnh thổ của Đại Việt chỉ là một dẻo đất bé tí tẹo mà thôi. Cũng phải, đây chẳng phải thời kỳ đế quốc Mông Cổ hùng mạnh nhất hay sao, vó ngựa của chúng đã giày xéo và xâm chiếm khắp lục địa Á – Âu. Dù không nắm rõ lịch sử giai đoạn này của Việt Nam nhưng nàng dám khẳng định một điều: Trong một thời gian không xa, Mông Cổ sẽ đem quân xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công các quốc gia lân cận khác. Chỉ có điều nàng không biết chiến tranh sẽ xảy ra vào lúc nào. Hiện tại đang là năm 1280, năm 1281 Hốt Tất Liệt cho 15 vạn quân vượt biển viễn chinh xâm lược Nhật Bản lần thứ hai. Nàng hi vọng chiến tranh tại Nhật Bản sẽ kết thúc trước khi nơi này xảy ra nạn binh đao. Khi ở Nhật hết nạn can qua rồi, nàng sẽ nhờ Nhật Duật đưa nàng tới đó, rồi từ đấy tìm cách trở về thế kỷ 21. Nhìn lại tấm bản đồ lần nữa, nàng khẽ thở dài, Đại Việt giống như một miếng mồi ngon đặt ngay trước mồm con hổ đói hung hãn. Nàng không tin đất nước nhỏ bé này có thể chống lại được vó ngựa tàn bạo của quân Mông Cổ - đội quân mạnh nhất thế giới thời này và được mệnh danh là bất khả chiến bại. Nhật Bản đánh bại quân Mông – Nguyên trong cả hai lần bị xâm lược, đó là nhờ tinh thần yêu nước và lòng chiến đấu quật cường của cả dân tộc nhưng không thể phủ nhận ưu thế của Nhật Bản là nằm cách xa Đại Nguyên, lại được biển cả bao bọc. Quân Mông Nguyên không giỏi đánh thuỷ, đã vậy cả hai lần xuất quân xâm lược đều gặp bão lớn trên biển, lực lượng bị mẹ thiên nhiên làm cho hao tổn vô số trước khi giao chiến. Nhưng còn Đại Việt thì khác. Sau khi Hốt Tất Liệt hoàn thành quá trình xâm lược Nam Tống, thống nhất Trung Nguyên năm 1279 thì càng như hổ mọc thêm cánh. So với Đại Nguyên, Đại Việt chẳng khác gì châu chấu đá xe, lấy trứng chọi đá, như kiến với voi. Quy luật chính trị muôn đời là cá lớn nuốt cá bé mà. Thế nhưng, sau này nàng đã biết nàng đã nhầm, hoàn toàn nhầm rồi. Đúng là cá lớn nuốt cá bé nhưng Đại Việt không phải là một con cá dễ nuốt. Trước kẻ thù lớn mạnh hơn mình rất nhiều lần, Đại Việt vẫn đứng vững, vượt qua mọi gian khổ để bảo toàn lãnh thổ. Ai bảo kiến không thể thắng được voi???

- Nhìn xong chưa – Một giọng nói phảng phất bông đùa vang lên bên tai kéo nàng ra khỏi dòng suy nghĩ miên man. Sau khi kiểm tra lại một lần nữa kế hoạch mở xưởng thêu tại thái ấp đã được chính tay mình lên dự đinh từ lâu, được trình bày cẩn thận và đóng thành quyển, rồi cho quyển sách ấy vào trong tráp và đậy nắp lại, Nhật Duật ngẩng lên thì thấy Haibara đang nhìn tấm bản đồ treo trên tường chăm chú, không biết bà cụ non này đang thả hồn theo dòng suy tư đến nơi xa xăm nào rồi.

Không quay lại nhìn Nhật Duật, nàng vẫn dừng ánh mắt trên tấm bản đồ, khẽ nói:

- Mông Cổ thời này lớn thật.

- Ừ - Nhật Duật gật đầu, đôi mắt mờ mịt sương.- Tham vọng xâm lược của Đại Nguyên không nước nào không rõ.

- Đại Việt cũng nằm trong tầm ngắm của nó đúng không? Phù Tang sắp bị xâm lược rồi. Nếu như đất nước chú cũng bị xâm lược thì… - Haibara khẽ liếc Nhật Duật.

- Chúng ta sẽ thắng – Haibara chưa nói hết câu, Nhật Duật đã ngắt lời nàng, ngữ điệu khảng khái chắc nịch, kiên định, toát lên khí thế hào sảng, làn sương trong mắt chàng biến mất chỉ còn lại đôi sao sáng ngời tràn đầy tin tưởng – Chúng ta có thể thua lúc đầu, nhưng người chiến thắng cuối cùng sẽ là Đại Việt bởi chúng ta sẽ chiến đấu cho đến khi thắng mới thôi, đời này chưa thắng được thì con cháu đời sau, lớp lớp người của Đại Việt sẽ không ngừng đứng lên đấu tranh, sẽ chiến đấu không mệt mỏi. Trên mảnh đất này, bất kỳ kẻ xâm lược nào muốn “đánh nhanh thắng nhanh” đều là vọng tưởng. Chúng ta có thể cúi đầu, có thể quỳ gối nhưng TÂM sẽ KHÔNG BAO GIỜ KHUẤT PHỤC cho dù núi có cạn, sông có mòn. Nhóc có tin không? – Nhật Duật nhìn nàng. Trong đôi mắt chàng rực sáng ngọn lửa quyết tâm và một sự tin tưởng chắc chắn. Đây là lần đầu tiên nàng thấy đôi mắt yên tĩnh trong suốt của Nhật Duật có biểu cảm mãnh liệt như vậy.

Cuộc chiến của Đại Việt với quân Mông Cổ khét tiếng một thời này nàng không biết, nhưng nàng biết một Đại Việt của mấy trăm năm sau – một Việt Nam đã đánh bại hai đế quốc lớn mạnh và giàu có trên thế giới, biết đến trận đánh Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" đã cổ vũ cho 17 nước thuộc địa khác trên thế giới nổi dậy, có lẽ vì thế mà trước câu hỏi của Nhật Duật, nàng bất giác gật đầu.

- Bê tráp cho ta – Nhật Duật buông một câu rồi ung dung nâng vạt áo bước ra khỏi phòng.

Haibara cầm cái tráp để trên thư án rồi đi theo chàng, trong lòng thầm rủa chàng thanh niên trai tráng lười chảy thây, có mỗi cái hộp nhẹ tênh bé xíu cũng bắt người khác bê hộ mình.

Haibara bê tráp đi theo Nhật Duật đến một khu viên ngay trong phủ. Bước qua cánh cổng xinh xắn được dây leo phủ xanh, Nhật Duật và Haibara tiến vào một cái sân lát gạch bằng phẳng. Có hai thiếu nữ đang ngồi bên chiếc bàn ghế đá kê giữa sân. Một nàng mặc áo lụa màu thanh thiên tao nhã đang chăm chú thêu thùa, bàn tay trắng nõn mềm mại cầm kim tỉ mỉ thêu từng mũi. Haibara nhận ra người đang ngồi thêu đó là tam phu nhân khi nãy nàng đã gặp ở ngoài hành lang. “Thì ra là đi thăm vợ, lắm vợ cũng khổ ghê, vừa ghé chỗ bà này xong lại phải chạy ngay sang chỗ bà khác” – Nàng lẩm bẩm trong miệng đồng thời đưa ánh mắt không mấy thân thiện nhìn Nhật Duật. Trông thấy Nhật Duật đang tiến vào, nàng thiếu nữ còn lại vội vàng đứng dậy hành lễ:

- Tiểu tỳ tham kiến vương gia. Mời đức ông ngồi để tiểu tỳ đi pha trà.

Nghe tỳ nữ của mình nói vậy, Thuỳ Mỵ vẫn chăm chú vào khung thêu của mình, không thèm nâng mí mắt xinh đẹp lên một chút để nhìn Nhật Duật một cái dù chỉ là phớt qua, nàng chỉ nhẹ nhàng nói:

- Em không cần pha trà đâu, vương gia đi ngay bây giờ đó mà. – Lời nói của nàng rõ ràng đuổi khách.

- Nhưng thưa tiểu thư… - Nàng tỳ nữ bối rối.

- Cứ nghe theo lời tiểu thư của cô đi - Không lấy làm phật lòng, Nhật Duật thong thả ngồi xuống ghế, đoạn bảo nàng tỳ nữ.

- Vương gia đến đây có việc gì không? Nếu chỉ là để hỏi thăm thì chẳng phải tiểu nữ đã từng nói vương gia không hỏi tiểu nữ càng khoẻ hơn. – Thuỳ Mỵ vẫn không ngẩng lên.

Đang đứng thắc mắc không biết tại sao Nhật Duật lại bị vợ ghẻ lạnh hắt hủi như vậy thì Haibara thấy Nhật Duật vẫy mình lại gần. Hiểu ý chàng, nàng đưa cái tráp cho chàng. Nhật Duật nhận lấy cái tráp từ tay Haibara, mở nắp ra rồi lấy quyển sách bên trong và đặt lên bàn:

- Ta muốn lập một xưởng thêu ở thái ấp và cho các thiếu nữ trong vùng đến làm trong lúc nông nhàn chưa đến vụ mùa, vừa phát triển nghề thêu, vừa giúp các gia đình có thêm thu nhập. Ta đang cần một người có kỹ năng thêu thùa giỏi để chỉ dạy cho họ và giúp ta dám sát xưởng thêu. Không biết tiểu thư có bằng lòng giúp không. Về đầu ra của xưởng ta đã nói với Trinh Túc, nàng ấy sẽ lo chuyện này. Đây là kế hoạch ta đã thảo, tiểu thư hãy xem qua, ta định nói chuyện lập xưởng thêu này với tiểu thư từ lâu nhưng lại có việc gấp phải lên kinh nên phải hoãn lại đến giờ.

- Chuyện này tiểu nữ cần thời gian để suy nghĩ – Đến lúc này Thuỳ Mỵ mới ngừng tay và cầm quyển sách để trên bàn lên xem, nàng vẫn không nhìn Nhật Duật lấy một lần.-Vương gia hẳn bận rất nhiều việc, thứ lỗi cho tiểu nữ không tiễn – Thuỳ Mỵ đuổi khéo.

- Ta mong sẽ sớm nhận được câu trả lời đồng ý của tiểu thư – Nhật Duật nhã nhặn nói. Haibara đang chăm chú ngắm nghía chiếc khăn thêu hoa sen dở dang mà Thuỳ Mỵ vừa để xuống bàn, thực sự rất đẹp, nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh, sống động như thật, mũi thêu tinh xảo, nàng còn cảm giác mình đang ngửi thấy hương sen tinh khiết thoảng trong gió mát. Tay nghề thêu thùa của cô gái này giỏi như vậy, thảo nào đích thân Nhật Duật mở lời nhờ giúp đỡ.

- Đi thôi nhóc – Đã bị đuổi khéo, Nhật Duật cũng chẳng thể mặt dày mà ở lại liền nói vài câu chào xã giao cáo từ rồi gọi Haibara cùng rời đi.

Khi bóng dáng hai người chủ tớ một cao một thấp khuất hẳn, nàng tỳ nữ mới lên tiếng thắc mắc:

- Tiểu thư, sao cô cứ lạnh nhạt với vương gia như vậy, ngài ấy…

Không để nàng ấy nói hết câu, Thuỳ Mỵ đã nhẹ nhàng ngắt lời:

- Kể cả ta không như vậy thì thái độ của vương gia đối ta cũng chẳng khác đi. Vẫn khách sáo, giữ lễ, xa cách. Vợ chồng chỉ là cái danh. Ngài ấy không yêu ta. Không, dùng từ “yêu” nghe có vẻ xa xỉ quá, phải nói là một chút rung động cũng không có. Thật may mắn là ta cũng không yêu ngài ấy. Tính khí của Trinh Túc phu nhân như thế nào em cũng rõ, ta nghĩ muốn yên ổn, bình lặng mà sống thì cứ như thế này là tốt nhất. Ta bằng lòng với mối quan hệ tương kính như tân này, cả đời mệnh ai nấy sống, nước sông không phạm nước giếng. Một cuộc hôn nhân chính trị có giới hạn nhất định của nó. Ta biết em lo lắng cho ta nhưng được sống theo ý mình cũng là một loại hạnh phúc…



- Chú làm gì mà để bị vợ hắt hủi như vậy – Rời khỏi khu viên, Haibara nhìn Nhật Duật trêu chọc.

- Sao nhóc biết cô nương đó là vợ ta ? – Nhật Duật thắc mắc như vậy bởi vì bất kể ai nghe cuộc nói chuyện vừa rồi giữa chàng và Thuỳ Mỵ chắc chẳng thể nghĩ đó là một đôi vợ chồng.

- Lúc trên đường đến diện kiến vợ cả của chú, cháu thấy người đi cùng mình gọi cô gái đó là tam phu nhân, vậy thì không phải là vợ ba của chú ra thì ai. – Nàng nhún vai đáp.

- Ra vậy. Trả lời cho câu hỏi của nhóc: Ta rất vui mừng khi được hắt hủi như vậy – Nhật Duật nửa đùa nửa thật. – Ta có công chuyện phải đi, nhóc không cần theo hầu đâu. – Nói xong Nhật Duật rảo bước đi trước, vạt áo lam sẫm đung đưa theo bước chân.

- Kỳ quặc thật – Trông theo bóng dáng xa dần của Nhật Duật, Haibara lẩm bẩm như thế khi nghĩ đến Huyết Lệ và Thuỳ Mỵ. Mà thôi mặc kệ, dù sao cũng phải chuyện của nàng.



Ở đây cũng giống như phủ tại kinh thành, tất cả các gia nhân trong phủ đều tập trung và ăn cơm trong một căn phòng rộng có kê nhiều bàn. Mọi người đối với Haibara cũng khá thân thiện khiến nàng cảm thấy dễ chịu. Nàng giúp họ bê thức ăn từ dưới bếp lên. Khi xuống bếp, nàng không ngờ lại gặp Nhật Duật ở đấy và thấy chàng đang sắc thuốc. Thấy thuốc đã cạn Nhật Duật bắc nồi ra rồi chắt lấy nước vào bát, thấy có người đến, chàng vừa gạn thuốc vừa liền lên tiếng:

- Thuốc của lệnh bà được rồi, ngươi mang lên cho lệnh bà uống ngay cho nóng.

- Vâng, tiểu tỳ tuân mệnh – Nghe tiếng nói vang lên sau lưng, Haibara quay lại thì thấy nàng tỳ nữ thân cận của Trinh Túc không biết đã đứng sau mình từ lúc nào. Vi nhanh nhẹn lấy một cái khay gỗ rồi đặt bát thuốc đang bốc khói nghi ngút vào giữa rồi bê đi. Haibara không ngờ Nhật Duật đường đường là một vương gia đức cao vọng trọng, trong phủ không thiếu gia nhân lại tự mình xuống bếp sắc thuốc cho vợ như vậy. Nếu không quan tâm, nếu không yêu, nếu không trân trọng thì sao lại mất công như vậy, lại chu đáo như vậy. Không hiểu sao nghĩ đến đây khiến nàng cảm thấy không vui, lắc đầu để xua đi những cảm giác vớ vẩn không tên, nàng lấy mấy đĩa thức ăn cuối cùng còn chưa được mang tới phòng ăn, đặt vào khay để bê đi.

- Nhóc xuống lấy thức ăn à? – Nhật Duật đang định rời khỏi bếp thì trông thấy Haibara.

- Thấy rồi còn hỏi làm gì? – Nàng đáp gọn rồi bê khay thức ăn rời đi.

Thấy vậy, Nhật Duật cũng hăm hở đi theo nàng đến tận phòng ăn khiến nàng khó chịu nhíu mày hỏi:

- Chú đi theo cháu đến đây làm gì?

- Đây là phủ của ta, ta muốn đi đâu mà chẳng được – Nhật Duật đáp ngang phè rồi phớt lờ gương mặt tức tối của ai đó mà tiến vào trong phòng.

Gia nhân đang ngồi ăn cơm thấy vương gia đến cũng chỉ cúi đầu chào rồi mời Nhật Duật ăn cơm.Vương gia thỉnh thoảng vẫn hay đến đây ngồi ăn cơm cùng mâm với họ, vừa ăn vừa nghe họ trò chuyện rồi hỏi han cuộc sống của họ nên hôm nay khi thấy Nhật Duật xuất hiện ở đây không ai thấy ngạc nhiên cả mà còn rất tự nhiên mời chàng ăn cơm và đi lấy thêm bát đũa. Nhật Duật mỉm cười vui vẻ chào mọi ngời tiến đến một bàn còn hai chỗ trống ngồi xuống cùng mọi người dùng bữa. Haibara chia mấy đĩa thức ăn cho các bàn còn thiếu rồi về bàn của mình để ăn cơm. Chỗ của nàng ngay cạnh Nhật Duật. Gia nhân trong phủ thường ăn cơm muộn hơn chủ nhân, nhưng bây giờ Nhật Duật mới ăn cơm nghĩa là anh ta đã bỏ bữa để sắc thuốc cho vợ đúng giờ. Không hiểu sao hôm nay nhìn chàng vừa ăn cơm vừa trò chuyện vui vẻ với mọi người, nàng thấy ngứa hết cả mắt. Haizz, nàng làm sao thế nhỉ???



Chiều đến, Nhật Duật bảo tổng quản đem toàn bộ sổ sách, ghi chép của phủ và thái ấp trong thời gian mình đi vắng đến thư phòng của chàng. Việc quản lý sổ sách này do Trinh Túc đảm nhiệm, tổng quản phụ giúp thêm, chàng chỉ xem lại để nắm rõ tình hình của phủ và thái ấp, thấy có chỗ nào tốt rồi, chỗ nào chưa tốt thì cần điều chỉnh cho tốt hơn. Ba năm trước khi được vua ban cho mảnh đất Quảng Xương này để lập thái ấp, Nhật Duật đã cho chiêu tập những người dân siêu tán, vô gia cư về đây sinh cơ lập nghiệp, xây dựng một cuộc sống mới. Chàng chia ruộng trên đất thái ấp của mình cho họ cày cấy, lập các xóm làng để họ cất nhà để sinh sống, rồi tìm thợ giỏi về đây dạy nghề nuôi tằm, dệt vải, nghề mộc, đóng cối, mở lò gạch, xưởng gốm, lò rèn, xây dựng đường xá… Tuy Trinh Túc không điều hành thái ấp giỏi giang và quán xuyến chu toàn hết mọi việc lớn nhỏ như Phụng Dương công chúa – vợ cùa Chiêu Minh vương Trần Quang Khải nhưng nàng đã giúp đỡ Nhật Duật rất nhiều để khi vì việc nước việc quân mà xa thái ấp, Nhật Duật có thể yên tâm. Quảng Xương là một vùng đất nghèo, đất đai vốn không màu mỡ thuận lợi cho trồng trọt, do giáp biển nên có một phần đất còn bị nhiễm mặn, hàng năm lại còn có bão. Vì vậy Nhật Duật luôn cố gắng tìm cách để giúp cuộc sống của nhân dân trong vùng khấm khá hơn, để nhà nhà đều có cơm no áo ấm. Lương bổng vua ban, chàng hầu như đều xuất ra để xây dựng thái ấp, tô thuế hoa lợi thu của nhân dân cũng không thu nhiều.

Trong khi Nhật Duật ngồi xem sổ sách thì Haibara ngồi ở bàn uống trà chăm chú luyện viết những chữ chàng vừa mới dạy. Chữ Kanji và Hán tự đều là chữ tượng hình, có nhiều thứ khá tương đồng lại thêm nàng vốn thông minh nên học rất nhanh, mới có mấy tháng mà nàng đã nhớ được mấy trăm mặt chữ khiến Nhật Duật ngạc nhiên, bảo sắp tới có khi có thể dạy nàng làm thơ và câu đối được rồi. Thực sự công việc luyện chữ bằng bút lông này rất đòi hỏi sự kiên nhẫn, nàng thấy những lúc rảnh ngoài đọc sách ra Nhật Duật cũng hay luyện thư pháp, nhưng chữ chàng viết không phải là Hán tự, ban đầu nàng nghĩ có lẽ những chữ đó mình chưa được học nên không biết nhưng có lần nàng thắc mắc hỏi chàng thì Nhật Duật bảo đó là chữ Nôm, là loại chữ của người Việt được sáng tạo ra dựa trên chữ Hán. Chàng còn bảo chỉ khi viết thư cho người nào không biết chữ Nôm thì chàng mới viết bằng chữ Hán. Nghe đến đây Haibara cũng đã đoán được phần nào lý do, chữ viết thể hiện nét riêng độc lập của một dân tộc, một đất nước, có lẽ vì vậy mà Nhật Duật luôn muốn dùng chữ Nôm hơn chữ Hán.

Rời mắt khỏi đống sổ sách lằng nhằng, Nhật Duật day day mi tâm, đứng lên tự rót cho mình một tách trà, tiện thể ngó xem Haibara luyện chữ đến đâu rồi, đã nhớ hết nét chưa. Thấy nàng đã thuộc rồi, Nhật Duật liền viết mấy chữ mới ra giấy cho Haibara nhìn mẫu, rồi bắt tay nàng viết một lần để nàng quen tay và hình dung được phải viết như thế nào. Thực ra Haibara thấy việc Nhật Duật bắt tay nàng viết rất thừa thãi và không cần thiết, nàng đã bảo là không cần nhưng lần nào chỉ nàng những chữ mới xong Nhật Duật đều làm vậy.

- Bẩm đức ông, người nhà của lệnh bà đang ngồi đợi ngài ở đại sảnh ạ - Vi gõ cánh cửa thư phòng đang mở rộng và lễ phép thưa. Đôi mắt nàng ta ánh lên sự ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh Nhật Duật ân cần và dịu dàng bắt tay Haibara viết chữ. Đứa bé gái này chỉ là một thư đồng nhỏ nhoi, có cần một người bận trăm công nghìn việc như đức ông mất công như vậy không? Nàng ta tự hỏi.

- Ta biết rồi, cô lui trước đi – Nhật Duật ngẩng lên, nhìn Vi khẽ gật đầu.

- Thưa, vâng – Vi đáp rồi rời đi sau khi kín đáo nhìn Haibara âm thầm đánh giá một lượt.

Cái nhìn ấy không qua được mắt Haibara, nàng có gì đặc biệt để nàng tỳ nữ đó làm như vậy?

- Nhóc về phòng mình luyện chữ tiếp đi, hôm nay cũng không có việc gì cho nhóc đâu – Nhật Duật bảo Haibara rồi thong thả rời đi. Nàng đoán chắc chàng đi gặp người họ hàng đến xin nhờ giúp đỡ chuyện đất đai của Trinh Túc. Thời nào cũng vậy, có quen biết vẫn hơn, đúng là một người làm quan cả họ được nhờ. Nhật Duật vốn là hoàng tử của tiên đế lại được phong vương, chàng chẳng cần nói thẳng chỉ cần bóng gió cũng đủ để mấy viên quan địa phương nhỏ nhoi răm rắp nghe theo rồi.



Khi đến đại sảnh Nhật Duật có chút ngạc nhiên khi nhận ra người họ hàng của Trinh Túc lại chính là người thiếu phụ cũng xin tá túc qua đêm tại nhà người đàn bà áo nâu đêm qua giống như chàng và Haibara. Còn bà ta thì rất bất ngờ vì không ngờ Chiêu Văn vương lại chính là chàng trai mình gặp tối qua.

- Kính chào vương gia – Khi ngạc nhiên qua đi, bà ta vội đứng dậy thi lễ.

- Chị không cần đa lễ. Chị là người nhà Trinh Túc thì cũng là người nhà của ta nên đừng quá câu nệ như vậy. Chị ngồi đi – Nhật Duật ung dung ngồi xuống.

- Chuyện của chị ta đã nghe Trinh Túc nói rồi. Chị đường xa đến đây chắc hẳn rất vất vả. Nhưng mong chị thứ lỗi cho ta nói thẳng: Ta không thể giúp được. Ta chỉ là một thân vương, hiện không có giữ chức quan gì trong triều, về lý ta không phải là quan trên của quan xử án, nên ta không có quyền can thiệp vào công việc của họ và bắt họ phải tuân theo ý mình. Quốc có quốc pháp. Việc tranh chấp đất đai của chị kéo dài là do còn nhiều khúc mắc, vấn đề chưa rõ nên quan xử án không dám vội vàng ra quyết định. Ta được biết vị quan này là người chí công vô tư nên chị cứ yên tâm mà đợi kết quả xử án. Ta nói vậy hi vọng chị hiểu và thông cảm cho. Không phải ta không muốn giúp mà là lực bất tòng tâm – Nhật Duật từ tốn và nhẹ nhàng mềm mỏng nói nhưng vẫn thể hiện ý định kiên quyết không nhận lời giúp.

Trong lúc Nhật Duật đang nói thì Vi bê khay trà và điểm tâm vào nên nàng ta nghe được gần hết câu chuyện. Rõ ràng hồi sáng vương gia đã nhận lời lệnh bà là sẽ giúp đỡ cho người này nhưng bây giờ lại từ chối thẳng thừng. Không lẽ hồi sáng vương gia nói dối để lệnh bà yên lòng? Dù thắc mắc như vậy nhưng vì là phận nô tỳ nên Vi không dám lên tiếng.

Trước thái độ kiên định và quan điểm rõ ràng của Nhật Duật, người thiếu phụ đủ khôn ngoan để biết có cố thuyết phục thêm để chàng giúp thì cũng là vô ích.

- Vương gia đã nói vị quan xử án là người chí công vô tư liêm khiết, vậy thì thảo dân yên tâm rồi. Thảo dân không dám làm vương gia khó xử, xin tạ lỗi vì một chút chuyện nhỏ nhặt này đã làm phiền ngài. – Người thiếu phụ khéo léo đáp – Thảo dân không dám làm mất thời gian quý báu của vương thêm nữa, thảo dân xin phép cáo lui để đến vấn an lệnh bà ạ.

- Chị quả là người thấu tình đạt lý. Cảm ơn chị đã hiểu cho ta. Để Vi đưa chị đi thăm Trinh Túc – Nhật Duật nói.

- Thảo dân xin phép cáo lui – Người thiếu phụ cung kính thưa.

Người thiếu phụ đi rồi, trong đại sảnh chỉ còn lại một mình Nhật Duật. Chàng cầm chén trà lên, chậm rãi nhấp từng ngụm. Nếu không phải nể mặt Trinh Túc và người này là phụ nữ thì chàng đã không từ chối mềm mỏng như vậy. Là kẻ khác thì chàng đã dùng cách của Thống Quốc Thái sư [3] để đối xử rồi. Khi còn tại thế, có lần vợ của Thái sư là Thiên Cực công chúa xin riêng với chồng cho một người làm Câu Đương, Thái sư đã nhận lời. Đến lúc xét, thái sư gọi người ấy lên mà bảo:"Ngươi vì có Công chúa xin cho được làm Câu Đương nên không thể so với người khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt." . Người ấy sợ quá xin mãi mới được tha. Và tất nhiên sau đó không ai dám đến nhà riêng xin xỏ nữa. [4].



Đang ngồi tỉ mỉ khâu từng mũi may cho Nhật Duật một đôi giày mới, Trinh Túc liền ngẩng lên khi nghe tiếng của Vi:

- Lệnh bà, người xem ai đến này.

Đôi mắt đẹp của Trinh Túc liền long lanh mừng rỡ khi nhìn thấy người thiếu phụ xuất hiện. Mẹ của Trinh Túc không phải là chính thất của Trần Nhật Hiệu [1] nên họ ngoại của nhà nàng không phải là người thuộc hoàng tộc họ Trần.

- Dì – Trinh Túc vui vẻ gọi, giọng pha chút nũng nịu.

- Thảo dân kính chào lệnh bà – Người thiếu phụ thi lễ.

- Ở đây không có người lạ, dì còn như vậy là cháu giận đấy – Trinh Túc nhíu mày ra vẻ không vui – Em mau lấy ghế cho dì – Đoạn nàng bảo Vi.

Vi nhanh nhẹn bê ghế mời người thiếu phụ. Bỏ đôi giày đang may dở xuống, Trinh Túc thân mật nắm lấy bàn tay đã có dấu vết thời gian của người thiếu phụ, sốt sắng hỏi han:

- Dì đi đường có mệt không, đúng rồi dì gặp vương gia rồi đúng không, ngài ấy nói như thế nào?

- Chuyện này … - Người thiếu phụ ngập ngừng.

- Bẩm lệnh bà, đức ông không đồng ý. – Thấy người thiếu phụ chần chừ không nói như vậy, Vi liền bức xúc xen vào.

- Sao lại như vậy, sáng nay lúc cháu nói chuyện này với ngài, ngài đã nhận lời rồi mà. – Trinh Túc ngạc nhiên. – Để cháu hỏi lại và thuyết phục ngài.

- Không cần đâu cháu ạ. Dì thấy vương gia đã quyết thì không thay đổi đâu. Với lại vương gi đã nói quan xử án là người công minh, dì sẽ đợi kết quả phán xét vậy. – Người thiếu phụ lắc đầu. Đừng vì dì mà sứt mẻ tình cảm phu thê.

- Thật ngại quá, dì đã mất công đến tận đây. – Trinh Túc áy náy.

- Là tại dì. – Người thiếu phụ cười – Thôi không nói chuyện này nữa. Đúng rồi, con bé ngốc này, sinh con gái từ lúc nào mà không cho dì biết, con bé tầm 7, 8 tuổi rồi đúng không? Trông rất xinh xắn – Người thiếu phụ trách yêu.

- Con gái??? Sinh con??? – Trinh Túc ngơ ngác, khó hiểu – Dì nói gì vậy, cháu đã có con đâu. Chỉ cần mang thai thì cháu cũng báo cho dì rồi. Mà sao dì lại nói vậy.

Đến lượt người thiếu phụ ngạc nhiên không kém, bà kể lại chuyện tối qua:

- Tối qua, trời mưa to, xe ngựa lại hỏng phải đợi phu xe đem đi sửa, nên dì vào tá túc nhờ nhà dân thì gặp hai cha con cũng xin ngủ qua đêm tại nhà đó. Người cha trông còn rất trẻ, tướng mạo khôi ngôi sáng sủa, đứa con gái tầm 7 hay 8 tuổi, để tóc ngắn và có màu tóc rất đặc biệt, mái tóc không phải màu đen tuyền như chúng ta. Hôm nay gặp vương gia, dì đã rất ngạc nhiên, không ngờ người chính là người cha đã gặp tại nhà xin ở nhờ tối qua.

- Có phải đứa bé gái đó có mái tóc rất kỳ lạ, ngắn đến ngang vai, tóc màu nâu hơi ánh ánh đỏ nhưng trông không cháy nắng lắm. – Trinh Túc vội vã hỏi.

- Đúng rồi. – Người thiếu phụ gật đầu.

- Hai cha con ư? Không thể nào? Có khi nào dì nhận lầm người không, người giống người chẳng hạn? – Trinh Túc lo lắng hỏi lại.

- Không nhầm được, từ diện mạo cho đến giọng nói của người cha và vương gia đều giống nhau y như đúc, căn nhà xin tá túc ở ngay gần Quảng Xương – Người thiếu phụ khẳng định chắc nịch.

- Lệnh bà, lúc nãy tiểu tỳ đến thư phòng của đức ông để thưa chuyện phu nhân đã đến thì thấy đức ông đang bắt tay dạy đứa bé đó viết chữ, trông rất thân mật… - Vi ngập ngừng lên tiếng.

Trinh Túc cảm giác toàn thân vô lực, nàng bàng hoàng. Nàng còn chưa từng một lần hoài thai thì lấy đâu ra con gái. Vậy ra chàng đã lừa dối nàng, đứa bé đó không phải của An Tư công chúa gửi gắm mà là con riêng của chàng với người phụ nữ khác. Nàng được gả cho chàng từ năm 17 tuổi. Đứa bé kia đã lớn như vậy có nghĩa là trước khi kết hôn với nàng, chàng đã có người đàn bà khác, đã có con với cô ta. Và giờ chàng đón con riêng về phủ, có khi nào sẽ đón luôn cả người con đàn bà kia về không? Hai dòng lệ trong veo tuôn ra trên gò má thanh tân trắng hồng, ánh mắt thẫn thờ. Tại sao chàng lại lừa dối nàng như vậy?

- Em dìu ta đến gặp vương gia – Nàng run run nói – Ta phải làm sáng tỏ chuyện này.

….

Trở về từ đại sảnh, Nhật Duật tiếp tục xem cho xong đống sổ sách. Chàng mới có không về thái ấp mấy tháng mà đã nhiều thứ phát sinh thế này. Số dân chiêu tập cũng tăng lên. Xem ra cần cân nhắc lại về việc chia ruộng cày cấy rồi…

- Vương gia, thiếp có chuyện muốn hỏi ngài, mong ngài không lừa dối thiếp – Tiếng nói nghẹn ngào xen lẫn tiếng khóc nức nở của Trinh Túc cắt đứt mạch suy nghĩ của Nhật Duật. Chàng ngẩng lên thì thấy nàng đang được Vi dìu ngồi xuống ghế, hai mắt đỏ hoe ngấn lệ.

- Nàng làm sao vậy? – Nhật Duật lo lắng hỏi.

- Đứa trẻ người Phù Tang đó có phải con riêng của ngài không? Dì thiếp nói tối qua đã gặp hai người tại nhà dân. – Trinh Túc hỏi thẳng.

- Nàng hiểu lầm rồi – Nghe nàng nói vậy, Nhật Duật hiểu ngay vấn đề, chàng từ tốn giải thích – Khi ta xin ngủ nhờ lại người chủ nhà tưởng ta và cô nhóc đó là cha con, ta nghĩ không cần thiết nên cũng không giải thích, khi dì của nàng đến thì người chủ nhà giới thiệu ta và đứa bé đó là hai cha con với dì nàng. Đứa trẻ đó thực sự là người của An Tư nhờ ta cưu mang.

- Ngài nghĩ thiếp có thể tin được lời này của ngài không? Vương gia, xin hãy nói thật cho thiếp biết. Thiếp biết ngài không yêu thiếp, lấy thiếp theo thánh chỉ ban hôn của phụ hoàng nhưng chúng ta làm vợ chồng cũng đã 6 năm rồi, không có tình thì cũng có nghĩa, ngài đừng lừa dối thiếp. Có phải đó là con của nữ nhân ngài yêu không, chỉ vì bị ép cưới thiếp nên ngài bị lỡ duyên với nàng ấy phải không. Nếu ngài nói chuyện này với thiếp, thiếp có thể chấp nhận nàng ấy và cả đứa trẻ, sẽ cho người đón họ về đây, sẽ không gây khó dễ, nhưng sao ngài lại giấu thiếp, lại lừa dối thiếp – Trinh Túc nức nở, phụ nữ khi ghen tuông sẽ bị mờ mắt, mất bình tĩnh.

- Những gì ta nói đều là sự thật. – Nhật Duật lấy chiếc khăn tay vừa dịu dàng lau nước mắt cho Trinh Túc vừa nói – Nàng không tin ta sao?

- Nếu đứa bé gái đó không phải con ngài sao ngài lại đối xử tốt với nó như vậy, lại thân mật với nó như vậy, lại quan tâm như vậy, lại mất công dạy chữ cho nó như vậy, trước giờ ngài có như thế với ai đâu? – Trinh Túc nghi ngờ.

- Ta… - Trước câu chất vấn của Trinh Túc, Nhật Duật thực sự không biết trả lời ra sao. Ừ nhỉ, trước giờ đối gia nhân chàng nhã nhặn, bao dung, độ lượng nhưng quả thật chưa từng đối với ai giống như Haibara. Thấy chàng không trả lời, Trinh Túc càng cho rằng mình đã nó đúng nên chàng không còn gì thanh minh nữa:

- Ngài trả lời thiếp đi. Đừng nói là do An Tư nhờ nên mới ngài như vậy. Lí do đấy thiếp không tin được đâu.

- Ta dám thề với trời đất là những gì ta nói hoàn toàn đúng sự thật. Ta không làm gì có lỗi và đáng hổ thẹn với nàng cả. Bây giờ nàng đang xúc động, khi nàng bình tĩnh lại, chúng ta sẽ nói chuyện sau. Giờ ta đến doanh trại đây. – Nhật Duật thở hắt ra – Vi cô đưa lệnh bà về phòng nghỉ ngơi đi.

Nhật Duật vừa rời đi vừa day day mi tâm. An Tư à An Tư, lần này em hại anh rồi. Điều chàng ái ngại cuối cùng cũng xảy ra. Trinh Túc cái gì cũng tốt chỉ mỗi tội hay ghen tuông và quá đa nghi. Đây không phải là lần đầu tiên nàng ấy khóc lóc ghen tuông như thế này, lần nào cũng đều nói vì chàng không yêu nàng ấy nên mới thế này thế kia. Điều này khiến Nhật Duật rất buồn phiền và day dứt, cảm thấy tội lỗi. Trên đời món nợ khó trả nhất chính là món nợ tình cảm.

Vốn định ngày mai mới đến doanh trại nhưng vì không muốn giáp mặt Trinh Túc lúc nàng ấy đang mất bình tĩnh nên chàng liền đi luôn. Mỗi vương gia khi được vua ban thái ấp đều được phép tổ chức quân đội của riêng mình. Trong lúc đi vắng, Nhật Duật giao cho những thuộc tướng thân tín thay chàng quản lý doanh trại. Nay về chàng cần phải đến xem tình hình quân lính, binh sĩ, doanh trại ra sao rồi.



An Tư có một sở thích là ngồi đánh cờ một mình. Một lúc đứng ở suy nghĩ của cả hai người để tính toán cân nhắc, đường đi nước bước của thế cờ quả là điều vừa khó khăn vừa thú vị. Nàng thấy đây là một cách hay để nâng cao kỳ nghệ, cũng là một cách để học và vận dụng binh pháp.

- Bẩm công chúa, có thư của Chiêu Văn vương gửi cho người ạ - Bạch Đằng cung kính dùng hai tay đưa phong thư cho An Tư.

Hạ quân cờ đang cầm trong tay xuống bàn cờ xong, An Tư mới cầm lấy phong thư mà Bạch Đằng đưa. Chưa đọc thư nhưng nàng cũng đoán dược phần nào nội dung. Quả đúng như nàng nghĩ. Lần này quả thật nàng làm phiền ông anh yêu quý của mình rồi. Gấp lá thư đã đọc xong cho lại vào phong thư, An Tư đứng dậy, vuốt lại nếp váy cho phẳng phiu rồi thong thả rời đi sau khi nói với Bạch Đằng:

- Ta đến điện Long An. Ngươi giúp ta thu xếp hành lý và bảo Trần Mạnh chuẩn bị xe ngựa. Chọn cho ta mấy bộ nam trang ấy. Ta cần đến thái ấp Quảng Xương.

- Vâng.



Trần Khâm đang ngồi phê duyệt tấu chương thì có Trần công công vào bẩm báo là An Tư công chúa xin cầu kiến. Trần Khâm gật đầu ra hiệu cho viên hoạn quan truyền An Tư vào. Hoàng cô đến tìm chàng chắc chắn là muốn xuất cung đi đâu xa đây.

- Hôm nay không biết điều gì khiến hoàng cô có nhã hứng đến thăm cháu vậy – Trần Khâm vui vẻ hỏi.

- Cháu của cô thông minh như vậy nên chắc chắn thừa biết lý do hoàng cô đến đây đúng không? Cô muốn xin cháu ý chỉ cho xuất cung. – An Tư đáp.

- Hoàng cô à, như thế cô lại làm khó cháu rồi. Phụ hoàng mà biết thể nào cũng mắng cháu. Người cũng biết phụ hoàng đáng sợ như thế nào mà – Trần Khâm làm ra vẻ đáng thương, lực bất tòng tâm.

- Vậy có nghĩa là cháu không coi người cô này ra gì rồi. Hức… hức… - An Tư nước mắt lưng tròng.

- Hoàng cô, người đừng như vậy – Đúng như dự đoán của nàng, đứa cháu là đương kim hoàng thượng này rất dễ mủi lòng trước nước mắt, lần nào nàng dùng chiêu này cũng thành công – Cháu đồng ý là được chứ gì? – Trần Khâm bối rối.

- Hứa nha? – An Tư mắt vẫn ngân ngấn nước.

- Vâng.

- Chắc nha. – Nàng hỏi lại.

- Vâng.

- Vậy viết thánh chỉ đi – An Tư bỏ ống tay áo đang che ngang mặt xuống, đôi mắt ráo hoảnh.

Trần Khâm thở hắt ra, chàng đã biết mình sớm muộn gì cũng lại trúng kế của người cô tinh quái này.

- Cháu ngoan yên tâm, chuyện này phụ hoàng cháu không biết được đâu – An Tư nháy mắt tinh nghịch.

Nàng vừa dứt lời thì ở ngoài cửa điện vọng vào tiếng hô lanh lảnh của thái giám:

- Thái thượng hoàng giá đáo.

Không xong rồi, tiêu rồi. Trần Khâm quay lại định thương lượng với An Tư thì nàng đã biến mất. Ngẩng lên nhìn xà nhà thì vị hoàng cô của chàng đã yên vị nấp trên đấy, còn đưa ngón tay lên môi ra hiệu cho chàng giữ im lặng. Haizz, hoàng cô ơi là hoàng cô, người là công chúa mà chẳng giống công chúa gì cả.

Trần Hoảng đến tìm Trần Khâm để bàn quốc sự. An Tư nấp trên xà nhà không dám thở mạnh. Nàng chỉ mong hoàng huynh nhanh nhanh chóng chóng rời đi. Đến lúc Trần Hoảng nói là có hẹn đánh cờ với Chiêu Minh vương nên sẽ di giá đến ngự hoa viên, An Tư mừng húm nhưng niềm vui chẳng tày gang, nàng đã nghe thấy tiếng nói lạnh lẽo vang lên:

- An Tư nấp ở trên đó từ nãy đến giờ, em không thấy mỏi sao, còn không mau xuống đây.

Biết là đã bị lộ, An Tư đành ngoan ngoãn nhảy từ trên xà nhà xuống và tiếp đất nhẹ nhàng. Trần Khâm làm ra vẻ hết sức ngạc nhiên:

- Hoàng cô, sao người lại ở đây, còn ở trên đó nữa.

- Bé Khâm đừng giả bộ nữa – Trần Hoảng nghiêm giọng rồi nhìn An Tư lắc đầu.

- Sao anh biết em trốn trên đó – An Tư phụng phịu.

- Không nói cho em biết được. – Trần Hoảng ung dung nói – Lần này lại muốn trốn đi đâu.

- Em muốn đến Quảng Xương chơi. – Nàng ôm cổ ông anh nũng nịu.

- An Tư em nên nhìn Thuỵ Bảo mà học tập, công chúa phải dịu dàng, đoan trang, thuỳ mỵ, nết na chứ sao cứ suốt ngày muốn lang thang ngoài đường vậy. – Trần Hoảng tiếp tục lắc đầu.

- Sang năm hoàng cô đến tuổi cập kê rồi, con nghĩ phụ hoàng nên tìm cho hoàng cô một phò mã là sẽ giữ chân được người ở nhà thôi… – Trần Khâm chưa nói hết câu nhưng nhận được cái lườm sắc bén của An Tư liền im lặng là vàng, hoàng cô của chàng khi ánh mắt đanh lại và sắc sảo rất đáng sợ à nha.

- Con nói đúng – Trần Hoảng gật gù – Nhưng hoàng cô con cứ như thế này thì ai dám lấy. Phụ hoàng cũng không nỡ ép buộc họ chịu khổ một đời.

- Kệ em – An Tư chun mũi – Anh cho em đi nhớ, ở đó là thái ấp của anh Chiêu Văn mà. – Nàng năn nỉ. – Đồng ý nhé anh – Thấy ông anh vẫn làm mặt lạnh, nàng liền lay lay tay áo vàng thêu hoa văn tinh xảo. – Đi mà. Anh không nói gì là đồng ý rồi nhé.

- Chỉ lần này nữa thôi đấy. Nhớ mang theo hộ vệ. Chơi cũng phải có điểm dừng, nhớ hồi cung sớm đấy, bên ngoài rất nguy hiểm – Trần Hoảng nghiêm giọng.

Nếu Trần Khâm nhớ không nhầm thì đây không phải là lần đầu tiên phụ hoàng nói câu:”Chỉ lần này nữa thôi đấy” với hoàng cô.

- Vâng, đa tạ hoàng huynh. Vậy em về chuẩn bị đây – An Tư vui vẻ đáp rồi kéo váy chạy đi phòng ông anh đột ngột đổi ý.

- Là do hoàng cô ép con – Thấy phụ hoàng lia ánh mắt khiến người khác không rét mà run về phía mình Trần Khâm vội thanh minh rồi chàng cười cười – Mà người đừng tưởng con không biết, việc hoàng cô hay trèo tường ra ngoài La thành chơi là do phụ hoàng ngầm đồng ý nếu không thì hoàng cô đã bị cấm vệ quân giữ lại từ lâu rồi, nhưng trước mặt thì tỏ ra nghiêm khắc, không đồng ý cho cô ra ngoài cung. Thỉnh thoảng người lại còn cao hứng canh me lúc cô trốn đi chơi để đến Tân Nguyệt điện chờ sẵn bắt quả tang rồi phạt hoàng cô. – Chàng biết phụ hoàng rất cưng chiều người em gái út này của mình.

- Thằng nhóc này, biết nhiều gớm – Trần Hoảng kéo tai thằng con – Kệ ta, lâu lâu ta thích phạt An Tư cho vui vậy đó.



So với các anh chị em, An Tư thiệt thòi hơn rất nhiều. Mẹ mất sớm từ khi còn nhỏ, phụ hoàng cũng thế. Lúc còn tại thế, phụ hoàng cũng bận trăm công nghìn việc nên không có nhiều thời gian quan tâm đến nàng. Còn các anh thì chênh nàng quá nhiều tuổi, đều đã xuất cung lập gia thất, đực ban phủ và thái ấp riêng, Thuỵ Bảo cũng đã lấy chồng. Người giúp nàng bớt cô đơn nhất, ở bên bầu bạn và chăm sóc cho nàng, gần gũi với nàng nhất có lẽ là người nhũ mẫu tên Lục Thảo. Nhưng người đó lại là….

Chú thích:

[1] Không tìm thấy tư liệu ghi chép về Trinh Túc phu nhân, nên xuất thân của nhân vật trong truyện này là hư cấu dựa trên việc nhà Trần quy định chỉ được lấy người trong hoàng tộc làm chính thất. Trần Nhật Hiệu là chú ruột của Trần Nhật Duật.

[2] Wikipedia: “Dù đã có nhiều công lao, lại là hoàng tử nhà Trần nhưng Trần Nhật Duật là người làm việc giỏi và ngay thẳng. Vợ ông là Trinh Túc phu nhân có lần nhờ ông một việc riêng. Ông gật đầu, nhưng đến khi ra phủ, người giúp việc đem việc ấy ra trình, ông không cho.” Chi tiết người dì của Trinh Túc đến xin nhờ vả được tác giả sáng tạo dựa trên ghi chép này.

[3] Thống Quốc thái sư: Trần Thủ Độ.

[4] Sự việc này được ghi chép trong sử.
 
Hiệu chỉnh:
Woa sau bao năm chờ đợi cuối cùng cũng có chap mới đọc, hạnh phúc quá! :) <3
Đọc thôi! Yeah ! Yeah!
 
À mình phát hiện có vài chữ thiếu dấu với chính tả, bạn sửa lại nhé! ;)
 
shingin mình mới drop chưa đến 1 tháng mà, sao bạn lại bảo là bao năm. Những lỗi type mình sửa lại. Trước khi post lên đã xem rồi nhưng vẫn bị sót. Đang định nhờ 1 độc giả làm người sửa cho trc khi post lên.
 
NGOẠI TRUYỆN 1: Nắm lấy
Link đọc: https://www.facebook.com/notes/nhã-quân/nắm-lấy/242116195949759



Tác giả: Là tôi



Thể loại: Oneshot, cảm hứng lịch sử, cổ trang, HE.



Đây là câu chuyện lấy cảm hứng từ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn Thiên Thành công chúa.



Tiểu sử hai nhân vật chính có thể xem ở đây:



https://vi.wikipedia.org/wiki/Trần_Hưng_Đạo#V.E1.BB.A3.2C_con

https://vi.wikipedia.org/wiki/Công_chúa_Thiên_Thành



Chú ý: Phần lớn diễn biến được hư cấu viết dựa theo trí tưởng tượng của tác giả, chỉ có một vài diễn biến lớn dựa vào chính sử. Vì vậy, xin đừng đánh đồng chính sử với nội dung của truyện.



Tình trạng: Đã hoàn thành



Nhạc nền: https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/yoshi-va.DYJpK7uRzz.html



I.



Mùa xuân, Tân Hợi, Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 20 (1251)



Làn mưa bụi mịt mùng lất phất kéo dài dai dẳng từ chiều cho đến tối. Mùa xuân đến trăm hoa đua nở khoe sắc những vẫn chẳng khiến lòng người lưu luyến và yêu mến bằng cái sắc hồng nhạt dịu dàng của hoa đào. Gió thổi, mưa bay, hoa đào rụng, cánh hoa bay bay phiêu du theo chiều gió, vương cả trên mái tóc mây đen mượt của người thiếu nữ đang đứng nơi cửa sổ ngắm nhìn những cánh hoa rơi.



Trái với không khí náo nhiệt, ồn áo, vui tươi của lễ hội đang diễn ra bên ngoài bức tường lạnh lẽo của phủ Nhân Đạo vương, trong khuê phòng của tân nương chỉ có một mảnh tĩnh lặng đến tịch mịch. Tiếng nến cháy xèo xèo tí tách nhỏ từng giọt sáp đã bị nóng chảy đều đặn như đếm thời gian trôi. Nàng thong thả ngồi xuống trước độc huyền cầm. Cổ tay nhẹ uốn lấy cần đàn, miếng gảy điệu nghệ lướt trên sợi dây tơ mỏng manh duy nhất. Điệu cầm thánh thót vang lên. Tự gảy, tự nghe. Tâm trí nàng theo tiếng đàn mà trôi theo miền hồi ức xa xôi, về cái ngày ông tơ bà nguyệt đã sắp đặt để nàng gặp được chàng. Là hữu duyên hay nghiệt duyên? Nàng không biết nhưng chỉ biết được gặp chàng là một điều hạnh phúc.



……………………………………….



Vào một buổi chiều mùa hạ nắng đẹp, nàng đến chùa Khai Quốc [1] dâng hương. Hôm ấy, nàng đi một mình, không tỳ nữ, không xe đưa rước, không quan quân hộ tống.



Mùa hạ. Mưa nắng thất thường. Khi nàng ngồi đò trở về thì mây đen liền vần vũ trên bầu trời, gió nổi lên, mặt hồ Dâm Đàm [2] gợn sóng, mưa không báo trước mà cứ thế trút xuống. Dù đò đã cập bến nhưng khi chạy được vào một tiểu đình gần đấy để trú mưa, y phục của nàng cũng đã ướt hết. Những giọt nước mưa đọng trên mái tóc mây mềm mại long lanh như sương sớm.



Trong đình không chỉ có một mình nàng. Có một nam tử mặc áo bào đen đang ngồi trong đó ung dung đọc sách. Nghe tiếng động, chàng liền ngẩng lên. Đó là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tướng mạo khí chất đều hơn người. Nàng thấy người đó thoáng đỏ mặt rồi vội quay sang nhìn hướng khác, sau đó liền cởi tấm áo đang choàng trên người ra đưa cho nàng nhưng không nói lời nào.



- Đa tạ công tử, nhưng không cần đâu. – Nàng đáp. Nàng không dám mặc áo của một người nam nhân lạ mặt.

- Áo của cô nương… – Chàng trai không quay lại, giọng nói có vẻ ái ngại.



Đến lúc này, nàng mới hoảng hốt nhận ra y phục ướt dính sát vào th.ân thể vô tình phô ra những đường cong thanh xuân của người thiếu nữ. Hai má nàng ửng hồng như trái đào chín. Thẹn quá hoá giận. Nàng không câu nệ nữa mà giật phắt lấy tấm áo đang đung đưa trước mắt như cố tình trêu tức mình, vừa khoác vào nàng vừa sẵng giọng:

- Vừa rồi ngươi đã nhìn thấy gì chưa?

- Cô nương thì có gì đáng để cho ta nhìn – Chàng trai thản nhiên đáp. Cảm thấy có chút thú vị khi vừa rồi cô gái này còn yểu điệu thục nữ nhưng bây giờ cũng chẳng thua kém một con sư tử cái là bao.

- Ngươi… Đồ vô liêm sỉ. – Nàng mắng.

- Trời không còn sớm nữa. Cô nương nên mau trở về nhà để tránh không may gặp phải những kẻ vô liêm sỉ thực sự. Đối với ta, cô nương không có gì đáng nhìn nhưng với những kẻ đó thì chưa biết được. – Chàng nói, ngữ điệu nhàn tản.

- Ngươi….



Nói xong, chàng trai đặt lên mặt bàn chiếc ô của mình rồi mặc kệ trời đang giăng màn mưa trắng xoá không gian mà ung dung đầu trần rời đi.



- Ê, tên kia. Làm thế nào để ta trả lại những thứ này cho ngươi? – Nàng gọi với theo.

- Không phải cô nương muốn gặp lại ta đấy chứ? – Người đó không quay lại, vẫn ung dung bước tiếp – Không cần đâu.



Bóng áo đen cao lớn dần dần chìm sau màn mưa mịt mùng rồi biến mất.





Ai đã từng ghé qua đất Thăng Long vào mùa hạ chắc chắn sẽ luyến tiếc nếu không được một lần chiêm ngưỡng cảnh hoa sen nở rộ bát ngát trên mặt nước mênh mông ở hồ Dâm Đàm.



Sớm tinh mơ, sương giăng lãng đãng trên mặt hồ khiến cho cảnh đẹp càng thêm hư ảo tựa tiên cảnh. Ngồi trên lan can của tiểu đình bên bờ hồ, thoải mái tựa lưng vào cây cột gỗ phía sau, Quốc Tuấn phóng tầm mắt ra mặt hồ bát ngát sen và ánh mắt chàng liền dừng lại ở một nhân ảnh. Sau màn sương mỏng manh thấp thoáng bóng dáng một thiếu nữ đang hái sen, thân hình yểu điệu, mái tóc đen mượt óng ả buộc hờ hừng bằng dải lụa mềm.



Thiên Thành thích ướp trà sen, là một thú vui. Ướp để uống, ướp để tặng. Sen ở kinh thành có nhiều nhưng không đâu to đẹp và thơm như ở hồ Dâm Đàm này. Mùa sen đến, sáng sáng khi sương trắng còn chưa tan, nàng đều đến đây hái hoa về ướp trà. Khi thuyền cập bến, Thiên Thành định kéo váy lên thì thấy một bàn tay chìa ra trước mặt. Nàng ngẩng lên. Đây có phải được gọi là có duyên không? Người đang chìa tay ngỏ ý đỡ nàng bước từ thuyền lên bờ chính là chàng trai hôm trước đã cho nàng mượn áo và ô.



Thay vì nắm lấy tay Quốc Tuấn để chàng kéo lên, Thiên Thành đặt bó hoa sen vừa hái được dưới hồ vào bàn tay đang chìa ra trước mặt mình của chàng rồi tự mình bước lên bờ.

- Cái này. – Nàng đưa chiếc áo được gấp ngay ngắn và cái ô cho chàng – Trả cho công tử. Cảm ơn.

- Không phải cô nương cố tình chờ ở đây để được gặp lại ta đấy chứ. – Quốc Tuấn mỉm cười, đưa tay nhận lại đồ.

- Công tử hình như quá tự đề cao mình rồi. – Nàng nhẹ nhàng đáp rồi thong thả ngồi xuống ghế đá, trải rộng một chiếc lá sen xanh mướt còn đọng sương ra mặt bàn, tỉ mỉ và khéo léo tách từng cánh hoa sen ra để lấy những hạt gạo sen trắng đục, bé li ti nơi nhuỵ vàng. Tất cả tinh tuý của đất trời đều kết tinh trong những hạt gạo sen nhỏ bé ấy. Chỉ cần nắng lên hương thơm đặc sánh ấy sẽ tan đi mất.

- Cô nương nói vậy có nghĩa là ta không đáng để cô nương mong được gặp lại sao? – Nghe nàng nói vậy, Quốc Tuấn liền hỏi.

- Đấy là do công tử tự nói đấy nhé – Nàng nghiêng đầu, trong mắt thấp thoáng vài tia nắng tinh nghịch rồi lại chuyên tâm vào công việc đang dang dở của mình.



Khác với lần gặp đầu tiên, lần này Quốc Tuấn nhận ra miệng lưỡi cô gái này rất sắc sảo. Thấy thiếu nữ tỏ ý không muốn bị làm phiền nữa, Quốc Tuấn quay lại với quyển binh thư của mình nhưng ánh mắt thỉnh thoảng lại không tự chủ được mà hướng về phía người thiếu nữ và dừng trên đôi tay búp măng trắng mịn của nàng đang khéo léo lấy gạo sen từ những bông hoa hãy còn hàm tiếu.



Dưới mặt đất, những cánh hoa sen hồng sen trắng vương vãi như một tấm thảm, theo gió bay cả xuống những bậc thềm dẫn lên đình.

Tách hết chỗ hoa hái được lấy gạo sen xong, Thiên Thành túm mép lá sen đựng gạo vào rồi tháo dải lụa buộc tóc xuống, cẩn thận buộc gói lá lại. Suối tóc đen nhánh buông xuống bờ vai thon như tơ trời khiến Quốc Tuấn phút chốc ngẩn ngơ.



Hương sen quyện với mùi bùn non thoang thoảng trong gió. Nắng lên, sương tan. Trong đình chỉ còn lại một người đang ngồi đọc sách, thiếu nữ đã rời đi từ lúc nào. Chiếc áo nàng trả cho chàng vẫn thế chỉ khác bây giờ nó mang theo cả hương thanh khiết dịu dàng của sen. Những tưởng hương có thơm đến mấy cũng chỉ lưu lại được trong phút chốc, nào ai biết lại lưu lại cả đời, muốn quên cũng không quên được.





Ngày hôm sau, ngày hôm sau nữa, và nhiều ngày sau đó, khi hái sen xong và chèo thuyền trở về bờ, nàng đều gặp người ấy ngồi trong đình đọc sách. Nàng không muốn nói chuyện nhưng người đó lần nào gặp cũng nói một hai câu như kiểu trêu chọc gây sự với nàng khiến nàng bực mình phải đáo để đáp lại.



- Cần ta giúp không? – Quốc Tuấn lên tiếng hỏi khi thấy bó hoa sen hôm ấy to hơn mọi ngày.

- Nếu anh rảnh rỗi không có việc gì thì giúp tôi cũng được – Nàng đáp.

- Chỉ cần lần sau có gặp, cô tặng ta trà sen là được - Chàng cầm một bông hoa lên và bắt đầu tách từng cánh hoa theo cách nàng từng làm.

- Vậy thì không cần anh giúp nữa đâu. – Nàng trề môi.

- Quen nhau lâu rồi, ta vẫn chưa biết tên cô.

- Ai quen anh? – Nàng kiêu kỳ.

- Cô đấy. – Chàng đáp.

Lấy xong gạo sen, nàng rời đi. Bước xuống bậc tam cấp, đi chừng dăm bước, nàng quay lại nhìn người trong đình, nghiêng đầu mỉm cười:

- Tôi là Thạch Anh [3].

- Ta là Quốc Tuấn.





Nắng đã lên từ lâu, gạo sen cũng là lấy xong tự bao giờ nhưng thiếu nữ vẫn chưa rời đi vì gói trà sen trên tay vẫn chưa trao được cho người ấy. Dưới mái đình lộng gió chỉ có mình nàng.



- Đợi ta có lâu không? – Đang đưa mắt ngóng trông hình bóng quen thuộc, nàng liền giật mình khi giọng nói trầm ấm vang lên sau lưng.

- Ai thèm đợi anh chứ? – Nàng đáp.

- Không đợi thì sao giờ này vẫn còn ở đây – Chàng nhìn nàng chăm chú.

- Tôi…vừa đi dâng hương về.

- Ra vậy. Nàng có biết khi nghe nàng nói không phải đợi ta làm ta rất thất vọng. –

Đôi mắt đẹp của Thiên Thành long lanh, đôi gò má non tơ ửng hồng. Nàng vội vã giúi vào tay Quốc Tuấn gói trà sen được gói khéo léo cẩn thận:

- Trà của anh đây. Hết nợ nần nhé. – Nói xong, Thiên Thành liền chạy đi, không muốn Quốc Tuấn nhận ra sự bối rối của mình.

Nhìn theo bóng dáng mảnh mai xa dần và gói trà trong tay, chàng mỉm cười.





Thời gian trôi. Hoa nở ắt phải tàn. Sen tàn thì cúc lại nở.

- Thích ta à?

- Ai thích anh chứ?

- Không thích thì sao hết mùa sen rồi mà sáng sớm vẫn đến đây để gặp ta?



Hai má nàng đỏ ửng.



- Không nói chuyện với anh nữa – Nàng luống cuống bỏ chạy. Chàng đuổi theo. Nàng cố chạy nhanh hơn nhưng không may vấp ngã.

- Có đau không? Để ta cõng nàng. – Chàng dịu dàng.

- Bỏ tôi xuống. Ai cho anh tự tiện thế hả. Có biết câu nam nữ thụ thu bất thân không? – Nàng đấm vào tấm lưng rộng lớn của chàng khi chàng cõng nàng lên.

- Ta thích nàng. Nàng có thích ta không?

- Tôi…tôi… - Nàng ấp úng.

- Lấy ta nhé.

- Ai thèm lấy anh chứ? – Nàng vênh mặt.

- Nàng không lấy ta không được đâu – Chàng cười – Lần đầu tiên gặp nhau, hôm ấy trời mưa, áo nàng ướt, ta thấy hết rồi. Nhưng nàng yên tâm, ta sẽ chịu trách nhiệm.

- Chàng định chịu trách nhiệm như thế nào? – Nàng bắt bẻ.

- Ta cõng nàng đi suốt quãng đời còn lại được không? - Chàng dịu dàng hỏi.

- Được – Nàng gật đầu rồi đe doạ - Nếu sau nàng chàng nuốt lời ta sẽ xả thịt lột da nuốt gan uống máu chàng.[4]

- Nàng đáng sợ quá.

- Có hối hận không? – Nàng cười.

- Không! – Chàng trả lời, ngữ điệu chắc nịch.



……………………………..

Chàng trầm mặc trong chiếc áo bào đen đứng ngoài bức tường cao sừng sững của vương phủ không biết đã bao lâu rồi. Mưa phủ bụi lên mái đầu. Giai nhân trong mộng của chàng đang ở trong vương phủ ấy. Cách nhau một bức tường nhưng lại xa vạn dặm. Nàng đã được ban hôn cho người đàn ông khác, nay mai sẽ thành vợ của người ta. Lệnh vua khó cãi, thánh chỉ đã ban, chàng có thể làm gì.



Yến tiệc mừng xuân năm ấy, cả hoàng cung rực rỡ ánh đèn lung linh, tiếng đàn lời ca vui tươi. Thế nhưng tất cả đều lu mờ khi người giai nhân ấy xuất hiện. Nàng từ trên đài cao phi thân xuống, tà áo màu hoàng yến thêu kim tuyến hình phụng hoàng phất phơ mềm mại trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống sân khấu tựa thiên tiên giáng trần. Tóc mây búi cao chỉ cài một chiếc trâm loan vàng sáng lấp lánh. Chàng nhìn gương mặt thanh tú mỹ lệ vừa quen vừa lạ ấy mà không khỏi ngạc nhiên. Dù nàng ăn mặc khác đi nhưng đây chẳng phải Thạch Anh của chàng hay sao. Rốt cục thân phận thực sự của nàng là gì. Tại sao nàng lại xuất hiện trong cung. Tiếng đàn vang lên, nàng uyển chuyển vung hai ống tay, hai dải lụa bay ra, theo sự điều khiển khéo léo của hai cánh tay mảnh mai mà uốn lượn trong không trung, nụ cười rạng rỡ tựa hoa mai thấp thoáng sau dải lụa kiêu sa khiến người người ngẩn ngơ. Kết thúc vũ khúc, nàng tung mình lên cao rồi nhẹ nhàng đáp xuống, duyên dáng và kính cẩn nghiêng mình thi lễ với quan gia đang tọa trên long ỷ:



- Hoàng muội kính chúc hoàng huynh năm mới phúc lộc an khang, vạn thọ vô cương - Giọng nói thanh thanh tựa khánh ngọc kêu ấy, sao chàng có thể nhầm được.



Chính là nàng. Nàng gọi hoàng thúc của chàng là hoàng huynh. Vậy là…vậy là, nàng là cô ruột của chàng sao??? [5]

Nàng mỉm cười, đôi má ửng hồng khi nhận được tràng vỗ tay tán thưởng của mọi người. Mắt hạnh lướt qua và dừng lại ở gương mặt khôi ngô anh tuấn bất phàm của chàng. Nàng chẳng thể ngờ chàng trai khiến trái tim của nàng rung động sâu sắc lại là con trai của anh trai nàng, là cháu ruột của nàng. Trần Hưng Đạo – Trần Quốc Tuấn.



Tuy rằng hoàng tộc họ Trần quy định chỉ được lấy người nội tộc nên chuyện anh em họ lấy nhau là chuyện bình thường. Nhưng tình yêu giữa chàng và nàng có thể chấp nhận được sao??? Tại sao ông trời lại trêu ngươi như vậy. Tại sao lại để hai người yêu nhau sâu sắc, thề non hẹn biển rồi mới cho họ biết sự thật phũ phàng. Chàng đã định qua Tết sẽ nhờ mẹ nuôi đem sính lễ đến hỏi nàng làm vợ.Thế nhưng…



Nàng là cô của chàng. Cản trở giữa chàng và nàng đâu chỉ có thế.



"Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được". Cha chàng muốn chàng tạo phản, muốn chàng đoạt lấy ngôi vua để trả mối thù bị cướp vợ, bị giết hết thuộc hạ năm xưa của ông. Giữa hai chi Tức Mặc và Vạn Kiếp vốn có hiềm khích từ đời trước. Chàng còn thù nhà, còn lời dặn của cha.





- Chúng ta…không thể tiếp tục đâu. Dừng lại sớm càng bớt đau khổ. Tình yêu này là loạn luân - Chàng không dám nhìn thẳng mắt nàng, rành mạch dứt khoát chỉ có điều giọng nói thiếu vài phần kiên quyết.

- Chàng thực sự buông được ư? – Nàng hỏi, giọng bình thản đến lạnh lùng nhưng đôi mắt đã đẫm lệ.

- Ừ. – Chàng dứt khoát.

- Vậy thiếp cũng buông được. – Nàng lạnh lùng đáp. – Sau yến tiệc hôm ấy, hoàng huynh đã ban hôn cho thiếp kết duyên với Trung Thành vương.

- Vậy cũng tốt. – Chàng cố nén đau lòng lại mà nhẫn tâm nói ra lời ấy.



……………………..

Từ trong phủ Nhân Đạo vương vọng ra tiếng độc huyền cầm cùng tiếng hát bi ai. Chỉ vừa nghe, chàng đã biết tiếng đàn hát ấy là của ai.



“Vẫn nhớ giữa gió mưa

Cùng chàng gặp gỡ

Nếu sớm biết, nếu sớm biết

Duyên vội vàng như vậy

Thì hà tất, lại hà tất

Gặp gỡ nhau làm chi?

Chuyện cũ phai nhạt rồi

Niềm đau phôi phai thôi

Chỉ còn ánh mắt chàng,

Chỉ còn nụ cười của chàng

Cùng thiếp qua ngày dài cô độc” [6]



Phải chi hai người chưa từng gặp nhau, phải chi hai người biết rõ thân phận của nhau từ đầu thì giờ đâu phải đau khổ như thế này. Chàng chỉ nghĩ nàng là một tiểu thư con nhà khuê các. Nàng thì nghĩ chàng là con quan, như vậy có đến với nhau cũng là môn đăng hộ đối, địa vị thân phận không quá khác biệt. Ai ngờ nàng là trưởng công chúa, còn chàng là con trai của Yên Sinh vương – anh trai nàng.





- Thạch Anh – Nghe tiếng gọi, nàng liền quay lại. Quốc Tuấn đã đứng từ sau nàng từ bao giờ.

- Ta trèo tường vào – Trước ánh mắt ngạc nhiên xen lẫn vui mừng của nàng, Quốc Tuấn mỉm cười, chàng đưa tay dịu dàng vuốt mái tóc đen mượt mát lạnh của nàng – Ta đã nói dối nàng. Ta không – buông – được. Nàng có buông được không?

- Sao chàng lại liều lĩnh như vậy. Nếu bị Nhân Đạo vương bắt được là tội chết đó. Chàng còn công danh sự nghiệp đang trải rộng trước mắt. Còn chưa kể những kẻ khác sẽ lợi dụng chuyện này nói chàng có ý tạo phản, chống lại Quan gia…

Không để nàng nói hết câu, Quốc Tuấn vươn tay ôm nàng vào lòng:

- Công danh sự nghiệp, ta cần. Nhưng ta cũng cần cả nàng nữa. Trả lời ta: Nàng có nguyện ý đi cùng ta không?

- Thiếp nguyện ý – Thiên Thành gật đầu. Việc đã đến nước này rồi, chàng cũng đã không màng nguy hiểm đến tính mạng mà trèo tường vào vương phủ chỉ để gặp nàng, nàng chẳng muốn màng cái gì nữa. Lễ giáo, cung quy, miệng lưỡi thiên hạ, chỉ trích của đời sau… Mặc kệ đi, chỉ cần bản thân hạnh phúc là được. Con người ai chẳng ích kỷ.

- Chúng ta sẽ bình an vô sự. Ta sẽ không để nàng gặp bất kỳ nguy hiểm gì. – Quốc Tuấn khẳng định chắc nịch.





Vâng lời công chúa, thị nữ của Thiên Thành liền nhanh chân đến cầu xin sự giúp đỡ của Thuỵ Bà công chúa. Quốc Tuấn biết mẹ nuôi rất yêu thương mình, chắc chắn bà sẽ đến gặp quan gia để nói giúp cho chàng. Trong lòng hoàng thúc luôn canh cánh và day dứt về việc đã lấy vợ của anh trai năm xưa nên ông chắc chắn sẽ không xử tội chàng – con của người anh trai mà ông luôn cảm thấy có lỗi.



- Cho ta mượn tay chàng – Thiên Thành vừa nói vừa rút cây trâm cài trên tóc xuống, giọng nàng phảng phất bông đùa – Chàng là người luyện võ từ nhỏ nên chút vết thương chắc không đau đâu nhỉ - Dứt lời, nàng liền dùng trâm đâm nhẹ vào ngón tay của Quốc Tuấn. Máu đỏ trào ra, nàng miết ngón tay chàng xuống tấm nệm trải trên gi.ường.

- Sao không làm thật? – Chàng ám muội hỏi.

- Thế này là đủ để họ tin rồi. – Nàng lườm chàng đáp.





Quả thật, khi nghe Thuỵ Bà công chúa khóc lóc bảo rằng Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, dám lẻn vào phủ Nhân Đạo vương để gặp gỡ Thiên Thành và không may bị vương gia bắt được, e rằng lần này khó thoát khỏi tội chết, Quan gia liền vội vã cử người đi ngay trong đêm đến phủ Nhân Đạo vương để cứu Quốc Tuấn. Khi nội nhân trong cung đến phủ, Nhân Đạo vương mới biết chuyện gì đang xảy ra. Có người của Quan gia đích thân đến đón, nào ai dám ngăn cản, gây khó dễ. Quốc Tuấn được nội nhân đưa đi an toàn.



Ván đã đóng thuyền, gạo đã nấu thành cơm. Quan gia không còn cách nào khác đành phải tác thành cho đôi trẻ. Lễ thành hôn của chàng và nàng nhanh chóng được tổ chức.



II.

Những đứa con của chàng và nàng lần lượt ra đời.

.

Khi thanh bình yên ả chàng cùng nàng gây dựng thái ấp trù phú, góp phần giúp Đại Việt quốc phú binh cường, cùng nhau tận hưởng niềm hạnh phúc ngọt ngào mà bình dị, nuôi dạy các con, chứng kiến chúng trưởng thành, khôn lớn.



Nhìn thấy nét u buồn thấp thoáng trong đáy mắt của con trai, Thiên Thành không khỏi đau lòng.



- Quốc Tuấn, có phải chúng ta tạo nghiệt nên con trai phải chịu quả báo thay không? [7]

- Nàng đừng suy nghĩ linh tinh. – Quốc Tuấn để vợ ngả đầu vào vai mình – Quốc Nghiễn là đứa mạnh mẽ, nó sẽ sớm vượt qua được thôi. Nếu thực sự là đã tạo nghiệt thì tất cả đều là lỗi của ta, không phải của nàng. Để mình ta gánh thay nàng, thay con.

- Thiếp sao có thể bỏ mặc chàng được. – Nàng đáp. – Có quả báo, chúng ta cùng chịu.





Lúc chiến tranh loạn lạc, chàng trinh chiến xông pha trận mạc, điều binh khiển tướng, thống lĩnh đại quân. Nàng ở hậu phương giúp quý tộc và dân chúng di tản, thực hiện kế thanh dã, cung cấp lương thảo cho tiền tuyến.





Năm năm tháng tháng cứ dần qua. Sen tàn rồi lại nở đã biết bao mùa nhưng hương sắc vẫn như xưa. Ngoảnh đi ngoảnh lại, chàng cùng nàng đã nắm tay, sánh vai bên nhau 37 năm trên đường đời. Có vui, có buồn, có nụ cười, có nước mắt.

.

Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ 3 đã kết thúc thắng lợi, lúc chàng giải quyết hết mọi việc sau chiến tranh để trở về thì nàng đang nằm trên gi.ường bệnh, chỉ còn lại chút sức tàn nhưng vẫn cố gắng để đợi chàng, không được nhìn thấy chàng lần cuối trước khi nhắm mắt xuôi taynàng sao có thể yên lòng. Quốc Tuấn đỡ nàng dậy để nàng tựa vào bờ vai vững chãi của mình, lớp áo choàng còn vương bụi đường.



- Quốc Tuấn, có những thứ đàn ông chỉ dám làm khi còn trẻ tuổi, bồng bột, nông nổi. Đến khi trưởng thành rồi thì sẽ không có đủ can đảm để hi sinh hay mạo hiểm những thứ khác trong đời mình để làm những điều đó nữa. Nếu cho thời gian quay lại thì năm ấy chàng có bất chấp tất cả để trèo tường vào phủ Nhân Đạo vương để cướp thiếp nữa không? – Nàng gục đầu vào vai chàng thì thầm.

- Ta có. Nhất định có. – Chàng vội gật đầu – Còn nàng, có hối hận vì đã theo ta không?

- Nếu được chọn lại thiếp vẫn chọn theo chàng, mặc kệ ai nói chàng cướp thiếp về làm vợ là để trả thù việc tiên đế ngày xưa đã cướp vợ của cha chàng, mặc kệ lời đàm tiếu của thiên hạ, mặc kệ sự phán xét của sử sách, mặc kệ lời chỉ trích của đời sau. Tự nắm lấy hạnh phúc của mình thì có gì phải hối hận – Nàng đáp.

- Nếu năm ấy, ta buông xuôi để nàng thành hôn với Trung Thành vương. Nàng có hận ta không, có còn yêu ta không? – Chàng siết chặt bờ vai gầy của nàng.

- Người đàn ông xứng để thiếp yêu phải có chí cao ngàn trượng, làm việc thiên hạ không làm được, không thể chỉ biết đến nhi nữ thường tình. Thế nên cho dù năm ấy chàng có vì công danh sự nghiệp mà từ bỏ thiếp, thiếp vẫn yêu chàng.

- Ta đã hứa sau khi dẹp xong quân xâm lược sẽ đưa nàng đi khắp cùng trời cuối đất của Đại Việt ngắm nhìn từng mảnh đất mà cả dân tộc đã không tiếc hi sinh để gìn giữ. Sao không cho ta thực hiện lời hứa ấy. – Chàng trách.

- Chàng đừng buồn. Thiếp chết rồi, chàng có thể lấy vợ khác, năm thê bảy thiếp như những người khác. Cả đời chàng phải chịu đựng một người vợ như thiếp đến đây là đủ rồi. – Nàng bông đùa rồi thì thầm nói - Chỉ cần chàng giữ lời hứa cõng thiếp đi hết quãng đời còn lại là được. Thiếp muốn ngắm hoàng hôn trên núi.

- Để ta cõng nàng đi. - Chàng dịu dàng.

- Chàng già rồi, còn đủ sức cõng thiếp leo núi không? – Nàng trêu chọc.

- Chỉ cần là nàng, thì dù đi đến chân trời góc bể, ta cũng đủ sức.





Hoàng hôn. Mặt trời dần dần lặn xuống núi. Tịch dương nhuộm đỏ cả không gian. Thứ ánh sáng hồng hồng le lói của mặt trời trước khi lặn vào một ngày tàn man mác buồn.

- Chúng ta đến nơi rồi – Chàng quay lại nói với người đang nhắm nghiền mắt, nằm im trên lưng mình – Nàng xem có phải rất đẹp không?



Không có tiếng trả lời.



Đáp lại lời của chàng chỉ là tiếng lá xào xạc trong gió của núi rừng, tiếng sáo từ xa vọng lại của mục đồng đang chăn trâu trở về…



HẾT



Chú thích:



[1] Chùa Khai Quốc: Nay là chùa Trấn Quốc.

[2] Hồ Dâm Đàm: Nay là hồ Tây

[3] Tên huý của Thiên Thành công chúa là Anh

[4] Lấy ý từ câu “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù…” trong Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo.

[5] Thân phận của Thiên Thành công chúa hiện chưa rõ, có tài liệu ghi bà là em họ của Trần Hưng Đạo, có tài liệu lại ghi là cô ruột. Trong truyện, tác giả để mối bà là cô ruột của Trần Hưng Đạo.

[6] Trích lời bài hát “Yên vũ mông mông”.

[7] Con trai Trần Hưng Đạo là Trần Quốc Nghiễn lấy Thiên Thuỵ công chúa. Một tôn thất nhà Trần là Trần Khánh Dư đã thông dâm với công chúa.


https://www.youtube.com/watch?v=VfkcwWid318
 
Hiệu chỉnh:
Híc híc , chuyện gì mà buồn thế hổng biết! Một kết thúc buồn nhưng rất có hậu!:(
 
shingin happy ending mà, theo sử ghi thì vợ của bác Tuấn mất trước bác 12 năm, mất ngay năm chiến tranh chống quân Mông - Nguyên lần ba kết thúc.
Bên cạnh truyện chính, dự là sẽ viết thêm một số ngoại truyện về những nhân vật phụ trong truyện nữa. Nhưng sợ loãng nội dung và vì không có Haibara nên không post ở đây
 
×
Quay lại
Top Bottom