Nay ta đã gần đất xa trời, nằm trên gi.ường nghe tiếng khóc của mấy đứa hạ nhân do bản thân nuôi dạy từ nhỏ. Ta không có con cái, nương tử đã qua đời hơn bốn mươi năm trước. Một lão già cứ như thế sống khỏe mạnh tới hơn chín mươi. Ta dặn dò từng đứa một, cũng sai đào cái hộp gỗ mình chôn dưới gầm gi.ường lên. Từng lời từng lời dặn dò từ lâu chưa nói dành cho từng đứa đều ghi hết vào trong này. Chỉ trách ngày thường cá tính quá ương ngạng nên thường cứng miệng làm một lão gia cổ hủ, không biết được sau một trận ốm cái gì cũng không kịp vãn, tới nói cũng không nổi nữa. May là có chuẩn bị trước, may là có chuẩn bị trước. Từng đứa một mọi ngày cứ chem chẻm ồn ào thì hôm nay cũng chẳng kém cạnh, có khi còn hơn, nước mắt cứ gọi là ướt hết áo. Làm lão già gần đất xa trời này cũng đỏ mặt theo. Thế rồi ta nhắm mắt, sống cũng coi như vẹn một đời, chờ đợi giây phút tiếp theo tới hơi thở cũng chẳng còn nữa. Trước đó chỉ mấy mấp than:
"Tiểu thư, cuối cùng thì tiểu nhân cũng có thể xuống tạ tội với người."
Câu chuyện của hơn ba mươi năm trước từng có rất nhiều người hỏi, mỗi lần có kẻ tới lân la ta đều lạnh mặt đáp, "Chuyện đồn nhảm ở đâu ra, ngươi đầu óc có vấn đề mới chạy tới đây ăn no rửng mỡ sao?". Nhiều năm ta cứng rắn khó gần lại được tiếng trung thành, làm quản gia sáu mươi năm để ai nhìn vào cũng chẳng uổng. Nhưng bản thân lão thì thấy thật uổng. Đến tận bây giờ, chớp mắt ta vẫn có thể mường tượng ra gương mặt xinh đẹp trong tâm trí. Chuyện của hơn ba mươi năm trước, ta kể từ đó cái gì cũng trung thành, cái gì cũng nhất mực. Người ta phong tặng cho ta mấy chữ tín trung, nhưng lão già này chỉ cầu tín trung một đời với tiểu thư. Ta chăm sóc cho đứa bé ấy từ nhỏ, nó có khác gì con ruột của ta đâu... Chủ tử của ta, con của ta, lão này đều không bảo vệ được, cũng không làm gì cho có ích được.
Cứ như thế hơi thở lạnh cũng tàn dần rồi biến mất, giữa tiếng thổn thức thít đè nén thương tâm, giọt nước mặt từ từ lăn từ khóe mắt.
Tam phu nhân của Hạ gia mang bệnh nặng đã khiến cả thành xôn xao mấy tháng nay. Hạ gia là một trong tam phú hộ đứng đầu thành Tương Dương này, Hạ gia chủ cũng đã treo cáo thị đồng ý thưởng ngàn vàng cho người chữa khỏi bệnh. Bao nhiêu người tới thử thí bấy nhiêu gương mặt mê man mệt mỏi ra về. Khi ta tìm được vị thần y đó về dường như phu nhân cũng đã bệnh được gần nửa năm, sức lực đã hoàn toàn suy kiệt. Thật ra lúc ấy ta vẫn chưa phải gọi nàng là phu nhân, nhưng chỉ khi không có người ngoài. Tứ tiểu thư của Cũng Dã gia trang còn chưa bái đường nhưng cũng đã được coi như bước qua cửa Hạ gia, vốn chỉ còn chờ ngày lành. Thế mới nói bệnh dịch vốn quái ác có chừa cho người nào đâu.
Hôm ấy trời nắng trong trẻo, tóc của ta còn đen nhiều cũng tốt lắm lắm, không giống như sau này ra ngoài phải quấn khăn giày trên trán. Đi từ xa nghênh đón vị dược y được người người đồn là thần y tái thế, ta nghe vọng lại tiếng cười nói của nam nhân. Bóng hai người đi tới còn mải đối đáp, gnhe cũng hiểu là bằng hữu tán dóc.
Thư sinh áo trắng nhã nhặn lịch sự lại đeo đai đen có gắn góc, tay cầm quạt mang văn khí tràn ngập. Y lắc đầu, rất có ý không hài lòng.
"Tử Ưng, ta đáp ứng giúp huynh cũng chỉ có lần này."
Người bên cạnh ta nhìn ra là La phó tướng thường lui tới Hạ phủ, nghe có giao tình không ít với Hạ gia, cũng chính là người mời được vị thần y kia. Nhưng đúng như lời dân vẫn nói, La phó tướng đi một bướ liền sặc mùi quân doanh, nói chuyện nhấc tay cũng thể iện khí lực rất lớn.
"Tiểu tử nhà người không cảm kích ta cho ngươi cơ hội khỏi phí mất danh y của nhà ngươi thì thôi, còn dám ở đây nói này nọ!"
Vỗ một cái chỉ sợ vai cũng muốn trẹo.
Bạch y tên Mã Thám kia chỉ cười cười.
"Học y cốt là để phòng thân, ta không cần danh lợi--..."
"Nói nhiều, vào trước đã."
Lại vỗ một cái mạnh hơn.
Sau này rồi ta mới hay, vị thần y này danh xưng Bạch Mã Thám. So với mấy lời đồn nói thần y phải quỷ quái dị hơm, lão già này cảm thấy vị thần y trước mặt vượt xa tiêu chuẩn đó từ lâu rồi. Đâu phải miêu tả mấy lời tuấn tú phiêu dật là hết.
Nên mới nói mãi, đời người chỉ là một chốc thoáng qua, chỉ mong người hiểu mà nhanh nhanh trân trọng.