xuanhung_xd9

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/12/2011
Bài viết
1.979
Đề cương ôn tập
Môn: Hành chính công

Câu 1: Làm rõ những điểm chung và khác biệt giữa quản lý Nhà nước với các dạng quản lý xã hội khác để chứng tỏ rằng “quản lý Nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt”
* Quản lý là một hoạt động phức tạp và có nhiều chức năng. Quản lý ở góc độ quản lý học là sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm hướng hành vi của đối tượng đạt tới mục tiêu đã định trước
* Quản lý báo gồm 3 dạng
- quản lý giới vô sinh
- quản lý giới sinh vật
- quản lý tổ chức con người (quản lý xã hội)..........................
 

Đính kèm

  • Hoi dap Ly luan Hanh chinh Nha nuoc.doc
    273 KB · Lượt xem: 2.562
Câu 1: Làm rõ những điểm chung và khác biệt giữa quản lý Nhà nước với các dạng quản lý xã hội khác để chứng tỏ rằng “quản lý Nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt”
* Quản lý là một hoạt động phức tạp và có nhiều chức năng. Quản lý ở góc độ quản lý học là sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm hướng hành vi của đối tượng đạt tới mục tiêu đã định trước
* Quản lý báo gồm 3 dạng
- quản lý giới vô sinh
- quản lý giới sinh vật
- quản lý tổ chức con người (quản lý xã hội)
* Quản lý xã hội báo cáo gồm các thực thể có tổ chức, có lý trí kết thành hệ thống chặt chẽ. Đây là dạng quản lý phức tạp nhất nhưng cũng là hoàn thiện nhất vì đối tượng quản lý là con người có lý trí và mối quan hệ nảy sinh liên tục. Xã hội càng phát triển thì mối quan hệ giữa họ càng phong phú, đa dạng, phức tạp cả bề rộng lẫn chiều sâu, cả hữu hình lẫn vô hinh
* Quản lý Nhà nước là dạng quản lý xã hội nên nó có đặc trưng của quản lý xã hội
* Quản lý Nhà nước cũng như quản lý xã hội báo giờ cũng bao hàm chủ thể và đối tượng. Chủ thể quản lý đềulà các thực tế có tổ chức có lý trí và đối tượng quản lý là con người với đủ bản chất xã hội của mình.
* Quản lý Nhà nước bao giờ cũng có quyền lực.Quyền hành là đặc quyền của chủ thể do tổ chức trao cho, là phương tiện để chủ thể quản lý Nhà nước hay xã hội tác động lên đối tượng quản lý.
* Quản lý Nhà nước mang tính tổ chức giống như các hoạt động quản lý xã hội khác. Tính tổ chức là nền tảng của hoạt động quản lý.
* Quản lý xã hội, quản lý Nhà nước bao giờ cũng phải có thông tin. Thôn tin trong quá trình Nhà nước nói riêng trong quản lý xã hội nói chung là cơ sở căn bản của quản lý các tác nghiệp quản lý.
* Quản lý Nhà nước phải có mục tiêu nhất định không nằm ngoài các yếu tố cấu thành quá trình quản lý xã hội.
* Quản lý Nhà nước mang những đặc điểm chung với của quản lý xã hội nhưng quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt. Tính chất đặc biệt ấy thể hiện ở sự khác biệt giữa quản lý Nhà nước với các hoạt động quản lý xã hội khác.
* Quản lý Nhà nước, chủ thể quản lý là các cơ quan trong bộ máy Nhà nước: Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp. Còn quản lý xã hội chủ thể của nó là các thực thể có lý trí và có tổ chức đảng, đoàn thể, các tổ chức khác v.v...
- Đối tượng quản lý của quản lý Nhà nước bao gồm toàn bộ nhân dân, mọi cá nhân sống và làm việc trên lãnh thổ quốc gia và phạm vi của nó mang tính toàn diện trên mọi lĩnh vực. Còn đối tượng quản lý của quản lý xã hội nó bao gồm các cá nhân, các nhóm trong phạm vi một tổ chức.
- Quản lý Nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước và sử dụng pháp luật làm công cụ chủ yếu để duy trì trật tự xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển. Quản lý xã hội mang tính quyền lực xã hội sử dụng các quy phạm quychế nội bộ để điều chỉnh các quan hệ.
 
Câu 2: Phân tích khái niệm hành chính công từ các góc độ tiếp cận cơ bản.
Các khái niệm Hành chính công từ các góc độ cơ bản sau đâu:
- Cách tiếp cận từ giác độ quản lý: Theo cách tiếp cận này Hành chính công được hiểu theo nghĩa là jd quản lý Nhà nước, nghĩa là nhấn mạnh Hành chính công từ giác độ quản lý và tổ chức các cơ quan công quyền.
+ ở đây Hành chính công có nhiệm vụ cơ bản là phải chỉ huy, lãnh đạo, phối hợp và kiểm soát mọi hoạt động của các chủ thể cá nhân trong quốc gia để đạt được mục tiêu quốc gia, ở đây đồng nhất Hành chính công với quản lý Nhà nước.
+ Theo cách tiếp cận quản lý Nhà nước cũng có thể hiểu hành chính công là hoạt động thực thi quản lý Nhà nước, nhằm duy trì và phát triển cao các mối quan hệ giữa xã hội và pháp luật, thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người.
+ Từ cách tiếp cận này thì Hành chính công cần lưu ý một số các điểm Hành chính công là hoạt động thực thi quyền hành pháp, hành chính công là sự tác động có tổ chức và tuân thủ theo quy tắc của pháp luật và pháp chế.
- Cách tiếp cận từ giác độ chính trị: thì Hành chính công là hoạt động liên quan đến xây dựng và thực thi chính sách công như tư vấn chính sách, xây dựng dự thảo hay thừa nhận Hành chính công là người thực thi đầy đủ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, Hành chính công biến các mục tiêu chính trị thành các mục tiêu cụ thể và hiện thực.
- Cách tiếp cận từ giác độ pháp lý: Thì Hành chính công là luật tỏng hành động đưa pháp luật vào đời sống, ban hành ra các văn bản dưới luật để thể hiện luật, triển khai các văn bản pháp luật của Nhà nước và biến các ý tưởng đó thành sản phẩm cụ thể.
- Cách tiếp cận Hành chính công từ thuật ngữ khu vực công: Thì Hành chính công là sự quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước đối với các chủ thể khác của xã hội, và Nhà nước tham gia nhiều vào các hoạt động mà khu vực tư không làm.
- Cách tiếp cận coi Hành chính công là khoa học và nghệ thuật:
+ Hành chính công là khoa học nó dựa trên các tiêu chí khoa học có người nghiên cứu nó, có các công trình nghiên cứu, có cơ sở để nghiên cứu nó.
ở đây đối tượng nghiên cứu của khoa học hành chính là rất rộng lớn, nó bao gồm các quy luật tổ chức và vận hành bộ máy hành pháp, nó nghiên cứu các phương pháp quản lý trong hành chính Nhà nước, nghiên cứu phong cách lãnh đạo, tâm lý công chức, đạo đức công chức, hay nghiên cứu về tổ chức điều hành công sở, kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản và đặc biệt là nghiên cứu chuyên sâu của việc quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường...
+ Hành chính công là nghệ thuật: Đây là nghệ thuật làm việc với con người giao tiếp, tìm hiểu tâm lý con người và nghệ thuật này được ứng dụng vào bất cứ lĩnh vực nào để công việc được thực hiện một cách hoàn hảo, khéo léo.
+ Hành chính công là khoa học kết hợp với nghệ thuật: Nghĩa là Hành chính công tác động đến hoạt động của con người mang tính 2 mặt, một mặt là nghệ thuật, nghệ thuật của việc sử dụng kỹ năng, các mối quan hệ; mặt khác đòi hỏi phải vận dụng nhiều quy luật. Một mặt nó là khoa học vì nếu thiếu cơ sở khoa học thì Hành chính công không thể tồn tại.
®Từ cách tiếp cận trên chúng ta cóthể đi đến một kết luận: Hành chính công là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước,là sự tác động có tổ chức và là sự điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của Nhà nước tới các quá trình xã hội và hành vi của con người được các cơ quan hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương tiến hành nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật,thoả mãn nhu cầu hợp pháp của công dân, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc đạt được các mục tiêu của quốc gia một cách hữu hiệu nhất trong từng giai đoạn phát triển.
 
Câu 3: Phân tích sự khác biệt giữa hành chính công và hành chính tư (có ví dục minh hoạ).
Khái niệm hành chính công xuất hiện và được sử dụng rất phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, nơi mà khu vực tư nhận đóng vai trò quan trọng. Hành chính công là một khái niệm để phân biệt với “hành chính tư”. sự khác nhau căn bản ở đây nằm ở hai khái niệm “công” và ‘tư”, nhưng càng ngày 2 khái niệm Hành chính công mới đáp ứng được, hay hình thức liên doanh ngày càng được áp dụng và nó đã đạt được hiệu quả cao nên việc phân biệt Hành chính công và Hành chính tư ngày càng trở nên khó khăn. Tuy vậy, nó vẫn có nhữg điểm khác nhau mang tính nguyên tắc đó là:
- Mục tiêu hoạt động: Đặc điểm nổi bật của bất kỳ một cơ quan Hành chính công nào là hoạt động vì mục đích công cộng, lợi ích của cộng đồng, trong khi đó mục tiêu chủ yếu của hành chính tư là lợi nhuận, phục vụ mọi người vị động cơ lợi nhuận.
Ví dụ: Một Chính phủ được thành lập ra, hoạt động vì mục đích quản lý chung cho xã hội, điều hoà lợi ích của các cộng động, có nghĩa là Chính phủ hoạt động vì lợiích của cả đất nước chứ không vì một cá nhân hay tổ chức nào. Nhưng một công ty do tư nhân lập ra, nó tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch cụ cho cộng độg người không vì lợi ích của người tiêu dùng hay của cộng đồng mà là vì lợi nhận do hoạt động này đem lại cho họ.
- Tính chính trị: Hành chính công vì tính chất chính trị của tổ chức, trong mọi hoạt động của mình Hành chính côngluôn mang màu sắc chính trị và bị các mục tiêu chính trị chi phối, gây ảnh hưởng . Nhưng hành chính tư lại không hề có màu sắc chính trị, nó hoạt động mà không hề bị tác động bởi một động cơ chính trị nào.
Ví dụ: Chính phủ hoạt động trên những nguyên tắc, mục tiêu mà Đảng chính trị đã lập ra Chính phủ, nghĩa là hoạt động của Chính phủ phải nằm trong khuôn khổ đường lối của Đảng chính trị đề ra và luôn mang màu sắc chính trị. Ngược lại hình chính tư của một công ty chỉ bị chi phối bởi lợi nhuận, họ không bị đường lối chính trị của đảng nào lôi kéo, họ đứng bên lề của các mục tiêu chính trị, họ chỉ tuân thủ các mục tiêu của tổ chức mình đề ra và của pháp luật.
- Tính quyền lực: Hành chính công mang tính quyền lực Nhà nước, tính mệnh lệnh cưỡng chế rất cao. Hành chính tư không mang tính quyền lực Nhà nước tính cưỡng chế không cao.
Ví dụ: quyết định của Bộ trưởng và giám đốc của người đứng đầu một doanh nghiệp. Một được đảm bảo bằng quyền lực Nhà nước, một đảm bảo bằng điều lệ doanh nghiệp.
- Cơ sở pháp lý: Hành chính công có những thủ tục hết sức phức tạp, phải tuân theo một trình tự thủ tục do pháp luật quy định, không được phá bỏ, nó luôn luôn cứng nhắc, mang tính quan liêu, chậm chạp,hiệu quả hoạt động thấp. Còn Hành chính tư cũng phải tuân theo một số quy tắc nhưng nó lại mềm dẻo và linh hoạt hơn rất nhiều và thủ tục thì đơn giản và dễ dãng thực hiện.
Ví dụ: trong một phiên họp thường kỳ của Chính phủ, phải tổ chức tại một ngày nhất định trong tháng và phải do Thủ tướng chủ trì (hay uỷ nhiệm), trong phiên họp phải tuân theo các thủ tục nhất định không thể làm khác, không thể thay đổi, nhưng tại một công ty sản xuất kinh doanh thì các phiên họp có thể tiến hành bất cứ lúc nào, miễn là giải quyết tốt công việc của công nty, các thủ tục đơn giản, nếu cần thiết có thể bỏ qua nhiều công đoạn.
- Quy mô tổ chức hoạt động: Quy mô của Hành chính công trên nguyên tắc rất lớn, có thể bao trùm cả xã hội hay một lĩnh vực rộng lớn. Nhưng Hành chính tư lại có quy mô linh hoạt, tuỳ vào từng tổ chức mà áp dụng quy mô.
Ví dụ: Bộ máy của Chính phủ là bộ máy đặc biệt về phạm vi, tầm cỡ, cũng như sự đa dạng của các hoạt động mà Chính phủ thực hiện hơn nữa hoạt động của Chính phủ có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều yếu tố. Còn hành chính tư chỉ có phạm vi trong tổ chức đó và chỉ ảnh hưởng trong phạm vi nhất định. (Tập đoàn Boeing là tập đoàn xuyên quốc gia tuy nhiên tính toàn bộ các cán bộ quản lý chỉ bằng 1/13 Bộ công chức hành chỉnh của Hoa Kỳ).
- Hoạt động của Hành chính công chịu áp lực của xã hội và mọi quyết định của Hành chính công đều phù hợp và đáp ứng được lợi ích của cộng đồng, đó là sự đồng hành của Hành chính công với xã hội, nghĩa là mọi quyết định hay hoạt động của Hành chính công phải tham khảo ý kiến của công chúng, còn Hành chính tư không cần quan tâm đến điều này.
- Tài chính hoạt động: hành chính công sử dụng mặt khối lượng lớn về vật chất và tài chính hoạt động nên sai sót của nó ảnh hưởng lớn đến kinh tế- xã hội. Tài chính hoạt động từ ngân sách Nhà nước. Hành chính tư sử dụng khối lượng nhỏ tài chính vật chất sai sót ảnh hưởng ở phạm vi nhỏ, tài chính hoạt động tự có.
Ví dụ: Chi phí tài chính của hệ thống hành pháp Hoa Kỳ gấp 10 lần chi phí tài chính của 5 tập đoàn lớn nhất ở Hoa Kỳ.
- Chủ thể và khách thể của Hành chính công và Hành chính tư khác nhau. Chủ thể của Hành chính công là các cơ quan cảunn, các cá nhân được uỷ quyền và các chủ thể này có những đặc điểm là mang tính quyền lực Nhà nước, hoạt động rộng khắp trên các mặt của đời sống xã hội, quản lý thông qua các quyết định hành chính và hành vi hành chính. Còn hành chính tư chủ thể của có thể là cá nhân hay tổ chức đứng ra thành lập tổ chức đó, chủ thể này chỉ có quyền lực tổ chức, chỉ có quyền quản lý trong phạm vi tổ chức, họ có thể quản lý tổ chức bằng nhiều biện pháp và hình thức mà pháp luật cho phép.
Ví dụ: Chủ thể quản lý của Hành chính công là cơquan Nhà nước, Chính phủ hoạt động trong tất cả các mặt của đời sống xã hội, còn công ty chỉ quản lý mặt sản xuất kinh doanh mà mình đăng ký, chủ thể là giám đốc công ty hay hội đồng quản trị.
- yêu cầu đối với đội ngũ những người tham gia hoạt động: Kỹ năng cần có đối với nhà hành chính lớn hơn rất nhiều so với nhà điều hành doanh nghiệp. Ví dụ: Trong nền hành chính công kỹ năng lãnh đạo coi là kỹ năng cốt yếu trong điều hành doanh nghiệp lại là kỹ năng quản lý.
 
×
Quay lại
Top