[Longfic] Đại Việt du ký

Bạn thấy fic này như thế nảo

  • Rất hay và muốn đọc lại sau khi đã đọc xong

    Số phiếu: 121 63,0%
  • Hay và muốn đọc lại

    Số phiếu: 32 16,7%
  • Hay và không muốn đọc lại, chỉ đọc một lần

    Số phiếu: 20 10,4%
  • Bình thường

    Số phiếu: 14 7,3%
  • Chán

    Số phiếu: 0 0,0%
  • Quá chán

    Số phiếu: 2 1,0%
  • Chán đến mức không thể đọc hết

    Số phiếu: 1 0,5%
  • Chán thậm tệ, tốt nhất bạn đừng nên viết nữa

    Số phiếu: 2 1,0%

  • Số người tham gia
    192
Oa chị ơi, em sắp thành quái vật rồi, cổ quấn 3 vòng quanh nha rồi, mau ra chap mới đi chị
 
@qqqq11 dạo này c bận quá, chỉm nghỉm trong đống bài tập nên chưa viết đc :(
@miyano_nanami2908 trên mạng đọc online chỉ có một đoạn nên chị chỉ mới đc đọc đoạn đấy, còn cả tiểu thuyết thì chưa, em đã đọc chưa, nếu có bản full thì nửa c muốn đọc nửa lại không vì sợ bị ảnh hưởng khi viết
 
Ố là la... Tham khảo thui mà... Nếu chị mún đọc, e sẽ tìm bản full cho chị. Viết hay cực, nhất là cái cảnh... Thui chị đọc rùi sẽ hiểu ( e còn trong sáng lắm)
@qqqq11 thông cảm cho bà chị nhà ta chút, hình như mấy anh chị học đại học đang thi giữa học kì... (Bá chị với ông anh của e cũng thế)
 
@miyano_nanami2908 nếu em có bản full online thì dẫn link cho c nhé, Nguyễn Huy Tưởng là tác giả gạo cội chuyên viết về các nhân vật lịch sử mà, ngoài AN Tư công chúa ra, còn viết về Trần Quốc Toản và Vũ Như Tô. Nên đọc truyện của bác ấy em thấy cực hay là đúng rồi, có tác giả Hà Ân cũng viết một series truyện về nhà Trần. Mấy phim lịch sử của VN xem không hay nhưng c thấy mấy truyện lịch sử VN rất hay nhưng mà ít người đọc.

Em đọc An Tư của Nguyễn Huy Tưởng là đọc online hay đọc sách, mà c thắc mắc tí sao em lại hứng thú đọc truyện này vậy? Nói thật mà mấy công chúa trong lịch sử của VN ban đầu chỉ chỉ biết mỗi Huyền Trân và Ngọc Hân, đến lúc đọc truyện "Chân trời khát vọng" của một bạn trên mạng mới biết đến nhân vật lịch sử này.

"nhất là cái cảnh... Thui chị đọc rùi sẽ hiểu ( e còn trong sáng lắm)". C biết e nói đến cảnh gì rồi, chắc là đoạn Thoát Hoan ... An Tư,dù còn lâu mới lết đến để viết đoạn này nhưng chắc đến lúc viết đoạn ấy chắc chị phải để rating để bảo vệ tâm hồn trong sáng cho trẻ nhỏ và trẻ em vị thành niên :)
 
Vậy hả? Để e kiếm link khác. Ko có thì e sẽ đánh máy rùi post lên cho chị. E có sách mà
 
@^ nếu k có link khác thì thôi e ạ. Đánh máy mất thời gian của e lắm. :-D
 
Bài gửi đầu tiên ^^. Nói thiệt với bạn là mình mong chờ chương mới của bạn lắm a~ Ngày nào cũng vào ngóng~ qua page 22 tưởng có chương mới rồi mừng... hụt :(( tặng bạn một lời ủng hộ, có thời gian thì post chương mới nhanh bạn nhé :)
 
bạn ơi khi nào mới ra chap mới vậy ? Hix Hix mình muốn đọc chết đi được , hấp dẫn thiệt !
 
@shingin tình hình là chap mới chưa viết được tí nào hết nên chắc còn lâu mới có :)
 
hu hu cổ tớ dài rồi nè ! Thế nhanh ra chap mới nhé ! Tớ mong từng phút từng giây nè !
 
Trời ơi chắc chị đợi nó đong bụi bảy lớp rùi mới phủi hả? Chị cũng chăm quá ha!:KSV@19:
 
Chương 15: Đường về

Đường về thái ấp của Nhật Duật phải đi xuyên qua một khu rừng. Dù mặt trời vẫn còn rạng rỡ trên cao nhưng trong rừng, ánh sáng chỉ lọt qua được những tán lá làm thành những đốm nắng vàng nhạt trên mặt đất ẩm. Khi vượt qua được nửa cánh rừng, Haibara thấy đột nhiên xe ngựa dừng lại, nàng định ngó ra ngoài xem có chuyện gì thì Nhật Duật đã níu lại và trầm giọng:

- Nhóc biết câu “tuỳ cơ ứng biến” chứ?

Haibara nhíu mày không hiểu ý của Nhật Duật là gì, chưa kịp hỏi chàng đã vén rèm xe lên và hỏi phu xe:

- Sao lại dừng ở đây?

- Chiêu Văn vương, e rằng ngài muốn đi cũng không đi được nữa. Trần Nhật Duật, hôm nay ngươi tới số rồi, hôm nay ta sẽ lấy máu và đầu của ngươi để tế vong hồn của các anh em – Tên phu xe vừa nói vừa nhảy xuống xe ngựa và đứng chặn trước đầu xe, lời hắn vừa dứt thì từ những chỗ bụi cây rậm rạp khuất tầm nhìn, khoảng ba chục tên đàn ông to con, bặm trợn, mặt mũi dữ dằn mang theo đao kiếm sáng loáng xuất hiện, cầm những bó đuốc lớn đang cháy rừng rực.

- Ây, có tức giận đến mấy thì cũng đừng gọi tên huý của ta ra như vậy chứ. Chắc các ngươi đợi ta ở đây từ hôm qua đến giờ đúng không? - Nhật Duật ung dung xuống xe, chiếc quạt trúc trong tay xoè ra tao nhã, mỉm cười – Bang cướp Ma Lâm sau khi bị quân triều đình truy quét chỉ còn sót lại từng này sao? Muốn lấy mạng ta để trả thù không dễ đâu. Ta sống dai lắm.

- Sao ngươi biết bọn ta phục sẵn ở đây? – Đám cướp biến sắc.

- Đoán. – Nhật Duật tươi cười.

- Đừng nhiều lời với hắn nữa. Xông lên các anh em – Một tên vừa hô vừa ném cây đuốc đang cầm trên tay về chiếc xe ngựa.

Bắt lửa, chiếc xe ngựa liền bốc cháy. Trước tình hình đó, Nhật Duật vung thanh kiếm chặt đứt dây buộc giữa ngựa và xe để tránh việc ngựa sợ lửa sẽ chạy loạn kéo theo xe bên trong vẫn còn người. Một tên vung đao chém xuống lưng Nhật Duật khi chàng đang kéo Haibara ra khỏi chiếc xe đang bốc cháy. Haibara hoảng hốt:

- Cẩn thận!

“Keng”.

Một mũi tên xé gió bay đến, đâm phập vào bàn tay đang cầm đao đánh lén của tên cướp kia khiến hắn do đau đớn liền buông đao xuống đất. Bọn cướp ta hoả nhìn quanh vì không biết mình đã bị quân triều đình bao vây từ bao giờ.

- Bắt sống chúng cho ta. Không được để một tên nào thoát. – Nhật Duật khoát tay áo hạ lệnh.

- Tuân lệnh vương gia. – Quan quân thưa rồi nhất loạt xông lên.

- Nhóc có bị bỏng không? – Nhật Duật hỏi Haibara đang nhíu chặt đôi mày vì không biết chuyện gì xảy ra.

- Không sao. Nhưng chuyện này là thế nào? – Nàng vừa nhìn hai bên đang tả xung hữu đột vừa hỏi.

- Năm ngoái, ta phụng mệnh triều đình đi dẹp đám cướp Ma Lâm này. Bọn chúng là những kẻ dày ăn mỏng làm, lười lao động, muốn kiếm ăn bằng nghề cướp bóc dân lành, có cả những quân lính hay vi phạm quân pháp, sau khi bị trừng phạt liền đảo ngũ tụ tập lại cướp bóc của dân chúng, làm điều ác ôn, gây nhiều tội ác. Những kẻ này là tàn dư băng cướp đó. – Trong khi quân lính đang đánh nhau với đám cướp thì Nhật Duật ung dung tựa vào một gốc cây thong thả kể chuyện. – Những kẻ này cũng thật thú vị. Dám nghĩ đến chuyện trả thù.

- Chắc chú nghi ngờ tên phu xe từ lâu rồi và biết hắn là người của bọn cướp. Nhưng sao chú biết chúng sẽ lộ diện ở đây để cho quân lính mai phục sẵn?

- Đường về thái ấp của ta chỉ có nơi này là thích hợp để cho bọn chúng ra tay nhất. Tên phu xe này là người mới đến. Nhìn thái độ khác lạ của hắn khi ta nói đến Vạn Kiếp mà không về thái ấp ngay. Lại thêm hôm qua, hắn sợ đồng bọn sốt ruột nên đã dùng bồ câu đưa thư. Ta đã giữ bức thư ấy lại và soạn một bản tương tự rồi mới buộc vào con chim bồ câu để nó gửi đến bọn chúng. Tang chứng vật chứng đủ cả.

- Nhưng chú báo cho quân lính từ lúc nào vậy – Haibara nhíu mày – Không lẽ lúc còn ở phủ tại kinh thành, trước khi ra xe ngựa, cháu thấy chú nán lại dặn dò gì đấy.

- Chính xác – Nhật Duât xoa đầu Haibara – Xem như nhóc thông minh đấy. Thân thế của tên phu xe ta tra ra từ lâu rồi, từ đó lần ra những manh mối khác. Còn thắc mắc gì nữa không?

Rõ ràng hôm qua nàng đi cùng Nhật Duật vào thăm làng làm bánh đậu xanh suốt một buổi, rốt cục vẫn không biết chàng phát hiện ra tên phu xe gửi bồ câu đưa thư và tráo thư của hắn từ lúc nào. Con người này…

Đám cướp nhanh chóng bị tóm gọn, có 1 tên thoát được vòng vây của quân lính liền cắm đầu cắm cổ chạy mong thoát được. Quân lính chưa kip đuổi theo thì Nhật Duật dùng chân đá một thanh kiếm đang nằm ở dưới đất lên về phía bọn chúng. Thanh kiếm lao vút đi sượt qua thắt lưng tên cướp khiến hắn sợ mặt cắt không còn giọt máu, chưa kịp định thần lại thì đã thấy quan quân xung quanh cười ầm lên. Hắn cúi xuống nhìn thì mới phát hiện thắt lưng quần của mình bị kiếm làm đứt vì vậy quần đã tụt xuống từ lúc nào, liền cuống cuồng kéo quần lên. Trước cảnh tượng đấy, Haibara nhíu mày quay mặt sang hướng khác, nàng biết là Nhật Duật cố tình làm vậy để trêu tên cướp và trừng phạt hắn về tội bỏ trốn.

- Còn không mau bắt hắn – Nhật Duật cũng tủm tỉm cười rồi hắng giọng. Haibara thấy vẻ mặt của chàng khi đó rất “đê tiện”.

Đám cướp tên nào tên nấy mặt mày bầm tím, bị trói gô lại thành một hàng dài.

- Ly Sơn ngươi thay ta giải bọn chúng về kinh, giao cho bộ hình xét xử. Những binh sĩ nào bị thương thì gọi đại phu đến chữa trị cho họ – Bây giờ Haibara mới để ý trong đám quân lính có người thuộc hạ hay đi theo Nhật Duật.

- Vâng. Đức ông có cần xe ngựa khác và người bảo vệ không ạ, để thuộc hạ chuẩn bị. – Ly Sơn thưa.

- Không cần. Ta cưỡi Hắc Phong về là được rồi. – Nhật Duật đưa tay vuốt ve cái bờm của con tuấn mã lông đen mượt vừa được Ly Sơn dắt đến. – Chuyện trong phủ lúc ta vắng mặt nhờ ngươi.

- Xin đức ông cứ yên tâm. Thuộc hạ sẽ cố gắng hết sức.

Nhật Duật gật đầu tỏ ý hài lòng rồi bế thốc Haibara đang đứng thất thần đăm chiêu suy nghĩ gì đó bên cạnh lên yên ngựa làm nàng giật mình, đến lúc định thần lại thì thấy mình đã ở trên lưng ngựa từ lúc nào.

- Vương gia thượng lộ bình an – Quan quân đồng thanh.

- Bám chắc vào nhóc, ta cho ngựa chạy nhanh đấy. Nhóc có rớt xuống giữa đường, ta không chịu trách nhiệm đâu.

Ngồi trên xe ngựa đã là một sự tra tấn về thể xác, nhưng bây giờ Haibara mới biết cưỡi một con ngựa phi nhanh như gió thế này mới gọi là tra tấn thực sự cả về thể xác và tinh thần. Cảnh vật hai bên đường trôi qua vùn vụt khiến nàng chóng cả mặt, thân hình nhỏ bé lắc lư, chao đảo.

- Tựa vào người ta – Nhật Duật một tay cầm dây cương, một tay kéo Haibara tựa sát vào lồng ngực mình khi thấy nàng có vẻ khổ sở do lần đầu cưỡi ngựa nhanh như thế này.

Haibara vốn định từ chối nhưng nàng thấy an toàn vẫn là trên hết, nhỡ chẳng may lảo đảo mất thăng bằng ngã xuống một cái thì không chết cũng tàn phế. Vả lại dù có nhích lên thì theo quán tính người nàng vẫn ngả về phía sau vô tình tựa vào người Nhật Duật. Lồng ngực vững chãi của chàng rất ấm ấp, mùi hương bạc hà quen thuộc vấn vương khiến tim nàng không hiểu sao đập nhanh hơn một nhịp.

- Xem ra phải tìm chỗ trú mưa rồi. – Nhật Duật vừa nói vừa ghìm dây cương để con tuấn mã chạy chậm lại một chút.

- Sao chú biết trời sắp mưa? – Haibara ngạc nhiên, nhìn trời tuy đã chớm chiều nhưng vẫn còn quang đãng và sáng sủa.

- Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, cơn đằng nam vừa làm vừa chơi. Nhóc nhìn về hướng đông mà xem – Nhật Duật đáp.

Nghe lời Nhật Duật nói, Haibara liền nhìn về hướng đông, quả thật một góc trời phía đông mây phủ đen kịt vần vũ, nhưng cách rất xa nơi này. Có mưa thì sao nơi này có thể mưa được. Chung quanh là đồng không mông quạnh, chỉ có vài mái nhà tranh đơn sơ lác đác nằm rải rác thấp thoáng sau những khóm tre xanh rì.

- Haizz, có lẽ mai mới về được thái ấp rồi, đêm nay chúng ta xin ngủ nhờ lại tại nhà này vậy. – Kìm dây cương để con tuấn mã dừng lại trước cửa một ngôi nhà gần nhất, Nhật Duật nhảy xuống ngựa. Chàng định bế Haibara xuống thì nàng đã tự mình nhảy khỏi lưng ngựa.

- Có người nóng lòng muốn về với vợ kìa – Haibara mỉa mai khiến Nhật Duật nhăn mặt.

Độp, độp… Một vài hạt mưa nặng hạt rơi xuống rồi nhanh đến không ngờ, cơn mưa ào ào trút xuống, gió thổi đất cát bay mù mịt. Mây đen không biết đã phủ kín bầu trời từ trên đầu bao giờ. Sớm chớp khô khốc rạch ngang bầu trời. Nhật Duật nhanh chóng buộc ngựa vào một gốc cây rồi kéo Haibara đứng trú dưới mái tranh. Chàng gõ cửa. Người mở cửa là một thiếu phụ mặc áo tứ thân màu nâu nhạt, đầu chít khăn mỏ quạ, gương mặt hồn hậu, ánh mắt thoáng ngạc nhiên khi nhìn thấy Nhật Duật:

- Chào chị, chúng tôi là khách đi đường, đến đây không may lại gặp trời mưa, cũng đã xẩm tối, không biết chị có thể cho chúng tôi ngủ nhờ lại một đêm không? – Nhật Duật mỉm cười hoà nhã hỏi.

- Cậu thông cảm, nhà không có đàn ông, tôi cho cậu ngủ lại một đêm e không tiện. Hay cậu xin ngủ nhờ nhà khác vậy – Người thiếu phụ áy náy nói.

- Nếu chị đã nói vậy thì chúng tôi đành tìm nơi khác vậy. Xin lỗi đã làm phiền chị - Nhật Duật ôn tồn đáp rồi toan dắt Haibara đi thì người thiếu phụ gọi lại:

- Khoan đã. Thôi được rồi. Nơi này nhà cửa thưa thớt, cậu có tìm được nhà khác xin trú chân thì hai cha con cũng ướt hết. – Ngươi thiếu phụ nhíu mày, nét mặt băn khoăn nhưng rồi cũng nói. – Hai cha con cứ vào trong này hẵng hay.

Cả Nhật Duật và Haibara đều thầm cười khổ khi người thiếu phụ nghĩ chàng và nàng là cha con. Nhưng nếu bà ấy không nghĩ vậy thì chưa chắc đã cho hai người ở lại nên Nhật Duật và Haibara đều im lặng cũng không muốn giải thích gì thêm.

Bữa cơm chốn thôn quê chỉ đạm bạc với rau muống xào tỏi và đĩa cá rán giòn, thêm bát muối vừng bên ngọn nến tù mù.

- Nhà chỉ có chị và cháu bé sống ở đây thôi ạ? – Nhật Duật đưa mắt nhìn cái nôi đang đung đưa được kê trong góc nhà.

- Cha đứa nhỏ đến phiên đi lính, chưa hết hạn về. Mấy tháng nữa mới thay lượt người khác. Giặc Thát lúc nào cũng dòm ngó nên triều đình thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”, đàn ông trai tráng cứ luân phiên nhau vào doanh trại rồi lại về nhà cày ruộng. – Người thiếu phụ nhẹ nhàng đáp.

- Chẳng hay chồng chị là lính của doanh trại nào? – Nhật Duật hỏi chuyện.

- Ông ấy là quân dưới trướng của Phiêu Kỵ tướng quân ở Quảng Xương – Người thiếu phụ đáp – Chủ tướng của chồng tôi là người nhân đức, độ lượng đối xử với quân lính tuy có nghiêm khắc nhưng hết sức công bằng, thương quân lính như con nên tôi lấy làm mừng lắm. Phiêu Kỵ tướng quân chính là Chiêu Văn vương, hoàng tử thứ 6 của vua Trần Thái Tông. Nghe chồng tôi nói Quảng Xương vốn là một vùng đất nghèo, lại hay gặp thiên tai, nhưng sau khi Chiêu Văn vương về đấy lập thái ấp vào 3 năm trước, đời sống của nhân dân trong vùng khấm khá hẳn lên – Người thiếu phụ cười hiền.

Người thiếu phụ chẳng thể ngờ chàng trai trẻ đang ngồi trước mặt mình lại chính là vị Chiêu Văn vương nọ. Nghe người thiếu phụ nói vậy, Nhật Duật không nói gì, còn Haibara thì đưa mắt nhìn chàng.

Lát sau, Nhật Duật tiếp lời:

- Chồng vắng nhà, một mình chị với con nhỏ chắc vất vả lắm.

- Cũng không phải đi biệt tăm biệt tích mấy năm, hàng tháng vẫn được về thăm nhà, hơn nữa hết hạn, đến lượt người khác thì được về nhà rồi. Ở đây tuy nhà cửa thưa thớt nhưng hàng xóm láng giềng vẫn tối lửa tắt đèn có nhau. Có gặp khó khăn gì thì vẫn có chòm xóm giúp đỡ nên cũng không vất vả lắm. Có chồng tòng quân chỉ lo lúc chiến tranh… - Nói đến đây người thiếu phụ bỏ dở câu, thay vào là tiếng thở dài rồi mới nói tiếp – Nhưng “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, huống chi đàn ông con trai. - Haibarara thấy khi nói câu này trong ngữ điệu của người đàn bà nhỏ bé chân yếu tay mềm này ẩn chứa cả sự mạnh mẽ kiên cường.

Rồi người thiếu phụ hỏi sang chuyện khác:

- Cháu nhà cậu mấy tuổi rồi – Người thiếu phụ vừa hỏi Nhật Duật vừa ân cần gắp thức ăn cho Haibara, đoạn nhoẻn miệng cười – Ăn nhiều vào cháu.

- Con bé mới lên 7. – Nhật Duật cười méo xẹo khi bị hiểu lầm là cha con với Haibara – Khó bảo lắm chị ạ. – Nhật Duật xoa đầu Haibara mặc kệ nàng đang lườm mình.

- Cháu tên là gì vậy? – Người thiếu phụ hỏi.

- Nó tên là Thị Nở. – Haibara định trả lời thì Nhật Duật đã nhảy vào miệng nàng – Các cụ vẫn bảo đặt tên xấu cho dễ nuôi mà. – Nhật Duật lén cười đắc thắng khi nhìn thấy gương mặt tối sầm lại vì tức của Haibara.



Cơn mưa kéo dài cho đến khi trời tối hẳn mới dứt. Sau bữa cơm, Haibara giúp người đàn bà rửa bát. Khi xong xuôi lên đến nhà trên thì đứa trẻ trong nôi liền oà khóc do gắt ngủ. Chùi hai tay vào vạt áo nâu cho khô, người thiếu phụ dịu dàng bế đứa bé lên đong đưa, khe khẽ cất giọng ru ấm ấp trìu mến:

À á à à ời….à á à ơi….

Con ơi con ngủ cho ngoan

Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi

Muốn coi lên núi mà coi

Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng.

Cắt cỏ cho ngựa ăn xong, Nhật Duật mới trở vào trong nhà thì thấy Haibara đang ngồi nhìn người thiếu phụ ru con, đôi mắt lấp lánh ánh nến đượm vẻ mông lung không biết đang nghĩ gì, trên bờ môi hồng thấp thoáng nụ cười phảng phất chút buồn.

- Đang nghĩ gì vậy – Nhật Duật qườ tay trước mắt nàng.

- Không có gì – Nàng khó chịu gạt tay chàng xuống - Em bé phải hát cho nghe mới chịu ngủ hả cô? – Nàng hỏi người thiếu phụ.

- Muốn dỗ trẻ con ngủ, người mẹ nào chẳng hát ru hả cháu – Người phụ nữ nhíu mày khó hiểu.

- Con bé nhà tôi hơi lập dị một chút, chị đừng để ý – Nghe Nhật Duật “giải thích”, người thiếu phụ chỉ thấy càng thêm khó hiểu, phớt lờ nét mặt của chị ta, chàng ghé tai Haibara nói nhỏ - Ở nước ta, mẹ hay hát ru cho con ngủ.

- Chú bảo ai lập dị - Nàng lườm Nhật Duật lẩm bẩm - Lời bài hát lạ quá.

- Là lời ca dao. – Nhật Duật đáp.

Đứa bé vẫn còn ngọ ngoạy chưa chịu ngủ yên nên người mẹ vẫn tiếp tục vừa ẵm nó vừa ru khe khẽ: …À á à à ời….À á à à ơi…con cò mày đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao/ ông ơi ông vớt tôi nao/ông có lòng nào thì hãy xáo măng/có xáo thì xáo nước trong/đừng xáo nước đục đau lòng cò con…

Thấy có vẻ đứa bé vẫn khóc là do đói, Nhật Duật biết ý lấy cớ ra ngoài sân hóng mát để người thiếu phụ cho con bú. Chàng trèo lên ụ rơm cao rồi nhìn Haibara đang đứng ở dưới:

- Muốn lên đây ngồi không? – Chàng chìa tay ra.

Haibara gật đầu rồi nắm lấy tay của Nhật Duật để chàng kéo mình lên. Không ngờ ngồi trên ụ rơm lại êm như vậy. Nông thôn mà, nhà nào chẳng có ụ rơm khô to để đun bếp. Thoải mái hơi ngả lưng ra sau, Nhật Duật tiện tay rút ra vài cọng rơm để nghịch.

Tiếng ru êm ái của người thiếu phụ vẫn ngân lên đều đều. Chứng kiến cảnh người thiếu phụ âu yếm nựng nịu đứa trẻ, dịu dàng vỗ về nó vào giấc ngủ, Haibara bất giác nói:

- Có mẹ thật tốt. – Đôi mắt nàng phủ sương mờ khi trong lòng nghĩ đến người mẹ Anh quốc của mình, đến hình dáng của bà ấy như thế nào nàng cũng không biết, trong trí nhớ chỉ còn lưu lại hình ảnh mơ hồ mờ nhạt về một người phụ nữ có mái tóc vàng óng ả rất đẹp. Ngoài cái biệt danh “Hell angel” và những cuộn băng ghi âm ra, nàng chẳng biết gì về mẹ của mình. Bà ấy trông như thế nào, là người ra sao, có thật là một người giống như cái bóng trầm lặng như lời đồn trong tổ chức áo đen hay không? Nàng không biết.

Nàng nói rất nhỏ thôi nhưng đủ để Nhật Duật nghe thấy, chàng trầm ngâm nhìn nàng:

- Sao tự dưng nhóc lại nói vậy.

- Cháu nói sai sao? – Nàng hỏi ngược lại.

- “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ.” – Nhật Duật lắc đầu – Nhóc nói đúng, không sai.

- Vậy chú thắc mắc làm gì? – Nàng thờ ơ nói.

- Không phải là thắc mắc mà là quan tâm – Nhật Duật cốc nhẹ vào trán Haibara.- Nhưng nhóc không muốn nói thì thôi vậy. – Ngửa mặt nhìn bầu trời quãng đãng sau cơn mưa, chàng khẽ ngâm – Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới lại đạo con.

- Nếu…không còn cả cha lẫn mẹ thì sao? – Nàng khẽ hỏi.

- Thì vẫn phải tiếp tục sống thôi. Sống tốt hơn cả khi có cha mẹ, có thế thì cha mẹ dưới suối vàng mới yên tâm được. – Nhật Duật trả lời.

- Chú…nói đúng – Im lặng một lúc, Haibara nhẹ lên tiếng.

- Đương nhiên, ta nói sao lại không đúng cho được – Nhật Duật cười.



- Hai cha con cậu vào nhà ăn khoai luộc này. Khoai nhà tôi trồng ngọt lắm – Cho đứa bé ăn no và dỗ nó ngủ yên ổn xong, người thiếu phụ gọi với ra.

- Vâng – Nhật Duật đáp rồi nhẹ nhàng nhảy xuống đất không quên cắp theo Haibara làm nàng giật mình vì đang loay hoay tìm cách trèo xuống thì bỗng nhiên thấy người mình bị hẫng lên, đến khi định thần lại thì thấy mình đã yên phận ngồi trong nhà.

Vừa vặn lúc ấy có một người phụ nữ xuất hiện trước cửa nhà:

- Xin lỗi vì đã làm phiền, cô chú có thể cho tôi nghỉ nhờ lại đêm nay không. Tôi đến nhà người họ hàng nhưng do chiều gặp mưa nên bị trễ nải, trời đã tối mà không tìm được chỗ trú chân. – Đó là một người thiếu phụ ăn vận tuy không quá sang trọng nhưng quần áo cũng không phải loại vải bình thường, tóc vấn đuôi gà vừa gõ vào cánh cửa đang mở vừa lên tiếng.

- Được chứ. Mời chị vào nhà - Người đàn bà chủ nhà niềm nở, giữ Nhật Duật và Haibara ở lại vì bà không nỡ để hai “cha con” họ dầm mưa nhưng trong lòng vẫn canh cánh nỗi lo bị hàng xóm láng giềng dị nghị, đàm tiếu, nay có thêm một người đàn bà đến xin ở lại nghỉ qua đêm thì sẽ không lo nữa. – Hai cha con đây cũng là khách qua đường xin trú chân lại. – Bà chỉ về phía Nhật Duật và Haibara.

Người thiếu phụ xin ngủ nhờ nói lời cảm ơn với chủ nhà rồi hướng phía Nhật Duật khẽ gật đầu chào. Chủ nhà nhiệt tình hỏi người thiếu phụ đã ăn cơm tối chưa để dọn thì bà ta đáp là đã dùng lương khô rồi.

- Nhà tôi sơ sài, trong buồng có một chiếc gi.ường con, tối hai cha con cậu ngủ trong đấy nhé, tôi và chị đây ngủ ở ngoài này. Tôi đã mắc màn rồi đấy – Người đàn bà chủ nhà tươi cười nói, rồi lần lượt giúi vào tay ba vị khách mỗi người một củ khoai lang hãn còn ấm.

Nghe bà ấy nói vậy, bàn tay đang định bóc vỏ khoai của Haibara liền sững lại, nàng ngẩng phắt đầu lên. Cái gì? Nghĩa là nàng phải ngủ chung gi.ường với Nhật Duật, không đùa chứ. Ban đầu nàng đã nghĩ mình sẽ ngủ cùng người chủ nhà nhưng ai dè lại xuất hiện thêm một người khách xin ngủ nhờ lại nữa. Trong khi đó thì Nhật Duật chẳng tỏ thái độ gì, chỉ hướng người chủ nhà cảm ơn:

- Đã làm phiền chị rồi, chị chu đáo quá.



Quả thật trong buồng chỉ có duy nhất một chiếc gi.ường. Nhật Duật vừa vén màn lên vừa hỏi Haibara:

- Nhóc nằm trong hay nằm ngoài.

Vốn định bảo Nhật Duật là chú nằm đất đi, cháu nằm trên gi.ường nhưng nàng vẫn nhớ được rằng chàng là một vương gia thân phận tôn quý, còn mình là phận nô tỳ hèn mọn, nếu có một người nằm đất thì chính là nàng.

- Cháu ngủ dưới đất cũng được – Nàng đáp.

- Nhóc nằm dưới đất bị ốm, người khác lại nói ta ngược đãi thư đồng của mình. – Nhật Duật cười cười - Nhóc ngại à? Sao phải ngại? Nhóc chỉ là trẻ con thôi mà. Hơn nữa chúng ta là “cha con” mà. Lên gi.ường nằm đi.

Bất đắc dĩ trèo lên gi.ường, nàng đặt tay nải của mình ở giữa gi.ường rồi nói:

- Chú không được lấn sang đâu đấy.- Đến lúc nàng ngẩng lên thì thấy Nhật Duật đang cởi áo ngoài ra. – Chú làm gì vậy? – Nàng vội vã hỏi.

- Mặc nhiều áo cộm làm sao ngủ được. – Nhật Duật vừa đáp tỉnh bơ vừa giắt màn vào mép chiếu, thổi tắt nến rồi ngả lưng xuống gi.ường. – Nhóc mau ngủ đi, sáng mai phải đi sớm đấy.

- Biết rồi – Haibara đáp cộc lộc rồi nằm quay lưng về phía Nhật Duật, nhắm mắt lại và tự vỗ mình vào giấc ngủ.

Tiếng côn trùng từ ngoài đồng rả rích, thi thoảng lại vọng lên tiếng chó sủa ma. Ánh trăng vàng dìu dịu lọt qua khe cửa, hắt lên vách tường, in bóng hai người bất động. Đêm dài đang trôi. Haibara trở mình nhưng không được, mở mắt ra thì thấy mình đang nằm lọt thỏm trong lòng ai đó và bị ôm cứng, muốn cựa quậy cũng không được. Cái tay nải đặt ở giữa ngăn cách không biết giờ đang ở phương trời nào. Tay chân Nhật Duật đang quấn lấy nàng như bạch tuộc, sao nàng có thể quên mất Nhật Duật có thói ngủ rất xấu được cơ chứ. Đây là lần đầu tiên nàng ngủ chung gi.ường với một người đàn ông lại còn bị kẻ đó ôm chặt vào lòng như vậy. Hai gò má nàng nóng bừng khi cảm nhận rõ từng nhịp đập đều đặn vọng ra từ lồng ngực rắn chắc của Nhật Duật. Bực mình, nàng cố gỡ cánh tay đang ôm và cái chân đang gác lên người mình của Nhật Duật ra nhưng không được. Không lẽ lại đạp cho anh ta một phát. Người này mọi khi tỉnh ngủ lắm cơ mà, sao hôm nay nàng cựa quậy nãy giờ mà chẳng chịu tỉnh giấc. Trong khi nàng bực mình thì Nhật Duật đang yên lành đang lành có cái gối ôm 370 C, vừa mềm mại, vừa ấm áp, lại vừa tay nên ngủ rất ngon lành, đánh một giấc thẳng đến sáng. Cựa quậy một hồi trong bất lực, Haibara đành buông xuôi…nhắm mắt ngủ tiếp.

Tiếng gà gáy vang vọng vào lúc sớm tinh mơ làm cả Nhật Duật và Haibara thức giấc. Từ từ mở mắt ra để quen dần với ánh sáng, Haibara giật mình vội rụt tay lại như phải bỏng khi nhận ra mình…đang ôm Nhật Duật trong khi chàng nằm rất ngay ngắn, chẳng hề co quắp và quấn lấy nàng như đêm qua.

- Ai cho nhóc ôm ta ngủ - Nhìn thái độ của Haibara, Nhật Duật trêu chọc.

- Ai ôm chú chứ - Hai má nàng ửng hồng, nói rồi Haibara liền nhanh chóng trèo xuống gi.ường và đi ra ngoài sân, vừa đi nàng vừa lẩm bẩm:”Đồ vừa ăn cắp vừa la làng”, trong khi đó Nhật Duật ung dung xếp chăn màn ngay ngắn rồi mặc áo ngoài vào. Chàng tháo búi tóc trên đầu xuống, búi lại cho ngay ngắn gọn gàng rồi mới bước ra sân.

Lúc chàng và Haibara cáo từ người thiếu phụ chủ nhà, bà ân cần dúi vào tay chàng hai bọc lá chuối gói cơm nắm để ăn đường. Trước tấm lòng ấy, Nhật Duật cảm ơn rồi vui vẻ nhận. Từ đây về thái ấp, cho ngựa phi nước đại chẳng mấy chốc mà đến nơi.

…………………………

Ban đầu Haibara đã nghĩ tuy cùng là vương gia nhưng chắc cũng chia thứ bậc, vai vế khác nhau. Như Nhật Duật và vị Hưng Đạo vương đó chẳng hạn, tuy rằng phủ đệ của Chiêu Văn vương cũng rộng lớn đấy nhưng so với phủ của Hưng Đạo vương thì không thể to lớn bằng, lại thêm cách ứng xử và thái độ cung kính của Nhật Duật đối với Quốc Tuấn khiến nàng nghĩ vậy. Tuy nhiên đến khi chiếc xe ngựa dừng lại trước cánh cổng tam qua sừng sững uy nghiêm của phủ Chiêu Văn vương ở thái ấp, nàng mới biết mình đã nhầm. Toà phủ này tuy không xa hoa, sơn son thiếp vàng chói mắt, ngược lại còn có phần giản dị mộc mạc so với địa cao quý của một vương gia nhưng không vì thế mà lại không rộng lớn và bề thế chẳng kém gì phủ của Hưng Đạo vương. Đây chắc cũng kiểu giống mấy vị đại gia có biệt thự dải khắp các nơi, cuối tuần về nghỉ dưỡng đây mà, kiểu như nhà tiểu thư Sonoko Suzuki chẳng hạn. Nếu không phải đã chứng kiến được một phần tài năng của Nhật Duật, Haibara sẽ không khỏi đi đến kết luận “con ông cháu cha” có khác.

Thấy chủ nhân trở về, mấy người đứng gác cổng vội vàng cung kính cúi đầu chào nhưng vẫn không nén nổi tò mò lén đưa ánh mắt hiếu kỳ nhìn Haibara. Nhật Duật mỉm cười gật đầu đáp lại bọn họ.

- Bác sắp xếp chỗ ở cho cô nhóc này hộ ta? – Gập cây quạt trúc đang phe phẩy trên tay lại, Nhật Duật chỉ về phía Haibara và nói với vị tổng quản.

- Vâng, thưa đức ông – Tổng quản thưa – Bẩm đức ông, lệnh bà đang bị thương ạ.

- Sao lại bị thương, có nặng không? – Haibara nghe ra được vài phần lo lắng mơ hồ trong giọng nói của Nhật Duật.

- Dạ bẩm, hôm qua lệnh bà ra xem dân chúng và quân lính tu bổ đê biển để chuẩn bị chống bão đến đâu rồi, lệnh bà không may vấp phải đá tảng nên bị trặc chân, tôi đã cho mời đại phu đến khám và kê đơn thuốc cho lệnh bà rồi ạ. Đại phu nói vết thương không nghiêm trọng lắm, chỉ cần tĩnh dưỡng và hạn chế đi lại trong thời gian này là khỏi. – Tổng quản đáp.



Đặt tay nải xuống chiếc gi.ường tre, Haibara uể oải nằm xuống, ngồi trên cái xe ngựa xóc lên xóc xuống khiến người nàng đau ê ẩm. Nhật Duật nghe tin vợ yêu của mình ốm liền đi thăm luôn, để mặc nàng cho vị tổng quản. Lúc tổng quản hỏi:”Cháu với đức ông là…?”, nàng đã trả lời là thư đồng thì thấy đôi mày đã điểm bạc của ông khẽ nhíu lại khó hiểu, rồi sau đó ông thuyết trình một bài dài về quy tắc trong phủ khiến Haibara vừa nghe vừa ngáp chảy nước mắt. Thân phận tôi đòi thật là khổ. Đang suy nghĩ vẩn vơ thì một người tì nữ xuất hiện, nom cách ăn mặc và phong thái thì có vẻ thân phận cao hơn một chút so với những người khác. Đó là tì nữ thân cận của Trinh Túc phu nhân, tên Vi.

- Em là Ai phải không? Lệnh bà cho gọi em đấy? Mau đi theo chị. – Nàng ta hơi nhíu mày khi nhìn thấy Haibara đang nằm uể oải trên gi.ường.

- Vâng – Haibara ngoan ngoãn đáp, không biết vợ Nhật Duật gọi nàng đến làm gì đây.

Trên đường đi đến phòng của Trinh Túc phu nhân, Haibara và nàng tì nữ gặp một thiếu nữ mặt hoa da phấn, dáng ngọc yêu kiều, yểu điệu thướt tha, vận áo lụa màu thanh thiên cũng đang uyển chuyển bước tới. Thấy nàng thiếu nữ đó, Vi liền cúi đầu chào:

- Tiểu tỳ tham kiến tam phu nhân.

Haibara cũng lặp lại theo. Thì ra đây là vợ ba của Nhật Duật, vậy chắc người nàng đi gặp là vợ cả, còn bà vợ hai của anh ta chắc đang ngao du bốn phương với tình lang rồi. Thiếu nữ áo xanh gật đầu chào rồi không nói gì thêm mà uyển chuyển bước tiếp. Nhìn theo gót ngọc duyên dáng rời đi của nàng ấy, Haibara nghĩ ngay đến nhân vật Lâm Đại Ngọc đa sầu, đa cảm trong một tác phẩm văn học cổ “Hồng lâu mộng” đã được dựng thành phim của Trung Quốc. Khi Haibara bước vào phòng của Trinh Túc thì có cả Nhật Duật đang ngồi ở đó.

- Tiểu tỳ kính chào lệnh bà – Haibara lễ phép thưa. Nhập gia thì phải tuỳ tục, nàng không biết vị phu nhân này dễ hay khó, cái thời phong kiến này tốt nhất cứ ra vẻ ta đây ngoan ngoãn cung kính bề trên.

- Vương gia, đây là cô bé người Phù Tang mà hoàng muội nhờ chàng cho nương tựa giùm hả - Trinh Túc nhẹ nhàng lên tiếng.

- Nàng cũng biết An Tư chuyên gây rắc rối mà, chuyện gia nhân trong phủ trước giờ nàng vẫn luôn quản lý, ta đã nhận lời An Tư, lần này làm phiền nàng rồi – Nhật Duật khẽ gật đầu.

Không hiểu sao Haibara thấy giữa hai người được gọi là vợ chồng đang ở trước mặt nàng đây có cái gì đó xa cách, khách sáo và giữ lễ. Nhìn dung nhan của lệnh bà còn rất trẻ này, Haibara thấy Nhật Duật cũng giống kiểu đại gia có các kiều nữ vây quanh lắm. Cô gái này xinh đẹp thanh lệ động lòng người, tuy rằng chỉ mặc xiêm y một màu hồng phấn nhạt, tóc mây búi cao cài một chiếc trâm mộc nhưng vẫn toát lên vè đài các, trên chiếc cổ thon thon trắng nõn là chiếc dây chuyền vàng có mặt là chữ, đây chính là chiếc dây chuyền mà Nhật Duật đã đặt thợ kim hoàn làm và khoe nàng bữa trước. Người con gái này chắc cũng phải là thiên kim tiểu thư, cành vàng lá ngọc mới được gả làm chính thất cho vương gia. Hai người vợ kia nhan sắc cũng chẳng tầm thường.

- Lâu ngày mới về phủ, có nhiều chuyện giải quyết, ta cũng không phiền nàng nghỉ ngơi nữa. Tĩnh dưỡng cho tốt, có gì thì cần thì nhớ gọi tỳ nữ, lần sau cẩn thận một chút – Nhật Duật ôn tồn nói rồi đứng dậy.

- Vương gia, thiếp có người họ hàng đang có chút tranh chấp về đất đai. Bà ấy gửi thư ngỏ lời với thiếp mong vương gia giúp đỡ, nói hộ với quan xử án một tiếng để sự việc giải quyết được nhanh chóng hơn. Hôm nay, bà ấy sẽ đến vương phủ để trình vương gia cho rõ ràng. Mong vương gia giúp cho. – Nhật Duật định rời đi thì Trinh Túc cất lời.

- Được rồi – Nhật Duật gật đầu – Bao giờ bà con của nàng đến phủ thì bảo cho người dẫn đến gặp ta.

- Vậy thiếp xin thay mặt bà ấy cảm ơn vương gia trước – Trinh Túc cúi đầu – Ngài đi thong thả.

- Ê nhóc, còn đứng đấy làm gì? Mau đi theo ta – Bước khỏi ngạch cửa, Nhật Duật quay lại hắng giọng.

- Xin phép lệnh bà, tiểu tỳ cáo lui – Haibara thưa rồi đi theo Nhật Duật.

Trông theo bóng dáng của Haibara, Trinh Túc khẽ nhíu mày, trong lòng có những gợn sóng bất an vô hình. Nàng chưa từng thấy Nhật Duật dùng thái độ như vừa rồi đối với đứa bé gái ấy với ai khác. Nàng nhận ra khi nhắc đến Haibara Ai, đôi mắt chàng liền lấp lánh, nụ cười trên bờ môi kiên nghị cũng rạng rỡ hơn hẳn…
 
Hiệu chỉnh:
woa woa qua bao ngày hóng dài cái cổ cuối cùng có chap mới ! :3 :3 :3. Sung sướng quá đê!
 
×
Quay lại
Top