Sao bé lại buồn cô bé ơi
Lặng ngồi ghế đá đếm mưa rơi?
Hay bé kết bạn cùng ta nhé
Hai mình kết lại hết mồ… côi?
Bé bằng lòng không cứ nói đi
Ủa, sao bé khóc lệ hoen mi?
Bé nhìn chi mãi nơi xa ấy
Ta cũng nhìn theo chẳng thấy gì?
Kìa bé nhìn lên lẳng lặng cười
Nụ hồng chợt thắm nắng xuân tươi
Vầng trăng thôi nhé tan u ám
Soi xuống hồn ta bóng một người!
Nhưng sao bé cười với người… ta!
Vội theo người ấy bỏ ta xa?
Bỏ ta ngồi lại công viên ấy
Cứ ngỡ hai mình, hóa đến… ba!
Ngồi đó ta buồn bé biết không?
Cũng nhìn mây trắng, cũng xa trông
Cũng nghe hiu hắt chiều thu lạnh
Nắng lạnh hoàng hôn, gió lạnh lòng!
1994
(Tập thơ Cỏ hoa thì thầm – NXB Thanh niên 2002)
Thanh Trắc Nguyễn Văn
Lời tác giả: Dù không được yêu nhưng gặp được cũng là một cái duyên...
Thấy một cô gái ngồi trên ghế đá công viên có vẻ u buồn. Tác giả đã làm quen và viết tặng cô gái bài thơ này.
Theo quan điểm của tác giả, thơ phải luôn đem đến niềm vui và cảm xúc tích cực cho mọi người.
Lời tác giả: Mùa thu tính theo âm lịch sẽ là tháng 7, tháng 8, tháng 9, ứng với từng tháng sẽ gọi lần lượt là đầu thu, trung thu và cuối thu. Vì lý do này, mặt trăng xuất hiện vào ngày 15 tháng 8 âm lịch được gọi là “trăng rằm Trung thu” và được mệnh danh là vầng trăng đẹp nhất trong năm.
Trăng tượng trưng cho người phụ nữ, tình yêu, sự phục hồi, bóng đêm và nhiều thứ khác.
Lời tác giả: Mùa thu tính theo âm lịch sẽ là tháng 7, tháng 8, tháng 9, ứng với từng tháng sẽ gọi lần lượt là đầu thu, trung thu và cuối thu. Vì lý do này, mặt trăng xuất hiện vào ngày 15 tháng 8 âm lịch được gọi là “trăng rằm Trung thu” và được mệnh danh là vầng trăng đẹp nhất trong năm.
Trăng tượng trưng cho người phụ nữ, tình yêu, sự phục hồi, bóng đêm và nhiều thứ khác.
Em đi sao vẫn ngó chờ?
Tìm tôi sao vẫn giả vờ tìm hoa?
Muốn gần sao vẫn lảng xa?
Yêu chưa? Sao vẫn như là chưa yêu?
Chợ hoa Sa Đéc 1999
(Tập thơ Cỏ hoa thì thầm - NXB Thanh niên 2002)
Thanh Trắc Nguyễn Văn
Lời tác giả: Trung tâm của làng hoa Sa Đéc tọa lạc ở Tân Quy Đông, có tuổi đời hơn 100 năm và trở thành một trong những vựa cung cấp hoa lớn nhất ở miền Tây nói riêng và khu vực miền Nam nói chung. Mỗi khi tết đến, nông dân Sa Đéc thường đem hoa đi khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước để phục vụ chợ hoa Tết Nguyên đán.
Từ một vùng đất ven sông Tiền, trở thành một quê hương hiền hòa, trù phú cho đến xứ sở ngàn hoa vang danh cả nước. Sa Đéc đã sản sinh ra nhiều nghệ nhân vun trồng, chăm sóc, cắt tỉa, tạo dáng cho cây kiểng, bon sai; góp phần xây dựng, tô thắm nên bản sắc văn hóa Sa Đéc độc đáo, hun đúc nên những tố chất tài hoa lịch lãm của người Sa Đéc
Bài thơ viết tặng một cô gái xinh đẹp, tác giả gặp ở chợ hoa Sa Đéc
Chợ hoa Sa Đéc 1999
(Tập thơ Cỏ hoa thì thầm - NXB Thanh niên 2002)
Thanh Trắc Nguyễn Văn
Lời tác giả: Trung tâm của làng hoa Sa Đéc tọa lạc ở Tân Quy Đông, có tuổi đời hơn 100 năm và trở thành một trong những vựa cung cấp hoa lớn nhất ở miền Tây nói riêng và khu vực miền Nam nói chung. Mỗi khi tết đến, nông dân Sa Đéc thường đem hoa đi khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước để phục vụ chợ hoa Tết Nguyên đán.
Từ một vùng đất ven sông Tiền, trở thành một quê hương hiền hòa, trù phú cho đến xứ sở ngàn hoa vang danh cả nước. Sa Đéc đã sản sinh ra nhiều nghệ nhân vun trồng, chăm sóc, cắt tỉa, tạo dáng cho cây kiểng, bon sai; góp phần xây dựng, tô thắm nên bản sắc văn hóa Sa Đéc độc đáo, hun đúc nên những tố chất tài hoa lịch lãm của người Sa Đéc
Bài thơ viết tặng một cô gái xinh đẹp, tác giả gặp ở chợ hoa Sa Đéc
Này cô bé mùa đông về đấy nhé
Nhớ thương ai sao khoác áo len hồng?
Ta cô độc mang nỗi buồn hóa đá
Gió Sài Gòn nghiêng ngả nắng trên sông.
Gió lạnh lắm bé ơi đừng vội bước!
Cây không chao nhưng run rẩy bên đường
Tóc bé thả bồng bềnh mây ký ức
Theo áo dài ta chợt vấp làn hương…
Ta thảng thốt nhớ tháng ngày đi học
Thuở theo ai ngong ngóng bước đợi chờ
Mùa đông khóc thương tình ta câm lặng
Trăng phương nào ta còn mãi bơ vơ?
Giờ gom lại những mảnh tình vụn vỡ
Đốt mùa đông ta sưởi trái tim mình
Mùa đông cháy đôi má bầu ửng đỏ
Bé không cười sao ánh mắt lung linh?
Xin từ giã áng mây buồn xám ngắt
Ta theo em tìm đón nắng mai hồng
Mùa xuân biếc vẫn ngập ngừng phía trước
Bé chớ quay nhìn kẻo thấy mùa đông.
1997
(Tập thơ Cỏ hoa thì thầm – NXB Thanh niên 2002)
Thanh Trắc Nguyễn Văn
Lời tác giả: Bài thơ viết tặng cho một cô gái tên Khả Tú, có gương mặt bầu bĩnh dễ thương
Tình yêu đã bỏ ta đi nhưng ta còn nhớ mãi
Mùa đông là thời điểm của sự phục hồi và chuẩn bị. Ánh nắng, gió mùa đông là dấu hiệu để bạn tin vào trực giác của mình. Khi bạn nhìn thấy ánh nắng trong làn gió lạnh của mùa đông, lòng bạn sẽ ấm hơn rất nhiều.
Lời tác giả: Bài thơ viết tặng cho một cô gái tên Khả Tú, có gương mặt bầu bĩnh dễ thương
Tình yêu đã bỏ ta đi nhưng ta còn nhớ mãi
Mùa đông là thời điểm của sự phục hồi và chuẩn bị. Ánh nắng, gió mùa đông là dấu hiệu để bạn tin vào trực giác của mình. Khi bạn nhìn thấy ánh nắng trong làn gió lạnh của mùa đông, lòng bạn sẽ ấm hơn rất nhiều.
Đà Lạt ta về để nhớ em
Nhớ mùa trăng trước ướt hương đêm
Xa em, xa cả mùa trăng ấy
Xa áo thu bay tóc gió mềm.
Đâu khúc đàn mơ bên suối thơ
Mảnh trăng chìm nổi giữa bơ vơ
Đồi Cù thuở ấy mình ly biệt
Hai nẻo chia xa nỗi đợi chờ.
Lung linh như nước hồ Xuân Hương
Mắt em buồn lệ mờ trong sương
Người đi nghiêng ngả vầng trăng lạnh
Ngả bóng trăng rơi rải mặt đường.
Ta đã xa rồi em cũng xa
Thương trời Đà Lạt hạt mưa sa
Thương màu trăng cũ soi trên áo
Áo lụa tình trăng sáng mượt mà.
Đá vỡ còn đây vọng dấu chân
Một thời lóng ngóng bước bâng khuâng
Một thời hai đứa cùng xây mộng
Mộng cũng chia tan chẳng được gần.
Lấp loáng đồi thông những bóng mây
Những mùa trăng biếc, biếc trên cây
Ta qua phố cũ buồn muôn lối
Áo trắng ai bay gió lạnh đầy?
Đà Lạt 1999
(Tuyển tập thơ Thơ nhà giáo – NXB Văn hóa Dân tộc 2003)
Thanh Trắc Nguyễn Văn
Lời tác giả: Địa danh Đà Lạt được bắt nguồn từ chữ Đạ Lạch, tên gọi của con suối Cam Ly. Khởi nguồn từ huyện Lạc Dương, thác Cam Ly chảy qua khu vực Đà Lạt theo hướng Bắc – Nam, trong đó đoạn từ khoảng Hồ Than Thở tới thác Cam Ly ngày nay được gọi là Đạ Lạch.
Theo ngôn ngữ của người Thượng, Da hay Dak có nghĩa là nước, tên gọi Đà Lạt có nghĩa nước của người Lạt, hay suối của người Lạt (người Cơ Ho)
Bài thơ được viết tặng cô Thùy Hạnh, giáo viên anh văn trường THPT Võ Thị Sáu trong một chuyến đi Đà Lạt cùng với giáo viên trường.
Lang thang một tiếng chuông chùa
Sen hồng chợt nở nhớ mùa hạ xưa...
Con đường gầy guộc nắng mưa
Em xa lối ấy
Sao chưa thấy về?
2001
(Tập thơ Cỏ hoa thì thầm – NXB Thanh niên 2002)
Thanh Trắc Nguyễn Văn
Lời tác giả: Ở miền Nam, hoa sen gần như nở quanh năm, bởi thời tiết của miền Nam rất phù hợp với hoa sen. Tuy nhiên, thời điểm hoa sen nở rộ và đẹp nhất là vào khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hàng năm.
Ở ngoài Bắc thì hoa sen nở vào mùa hè vào những ngày nắng nóng của tháng 5 tháng 6 dương lịch, và hoa sen sẽ nở kéo dài đến đầu tháng 9 âm lịch.
Lang thang một tiếng chuông chùa
Sen hồng chợt nở nhớ mùa hạ xưa
Con đường gầy guộc nắng mưa
Em xa lối ấy... Sao chưa thấy về?
2001 (Tập thơ Cỏ hoa thì thầm – NXB Thanh niên 2002)
Thanh Trắc Nguyễn Văn
Lời tác giả: Ở miền Nam, hoa sen gần như nở quanh năm, bởi thời tiết của miền Nam rất phù hợp với hoa sen. Tuy nhiên, thời điểm hoa sen nở rộ và đẹp nhất là vào khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hàng năm.
Ở ngoài Bắc thì hoa sen nở vào mùa hè vào những ngày nắng nóng của tháng 5 tháng 6 dương lịch, và hoa sen sẽ nở kéo dài đến đầu tháng 9 âm lịch.
Ta về như mây trắng
Gục khóc cuối chân trời
Tìm em chiều phố cổ
Sương khói mờ chơi vơi.
1998
(Tập thơ Cỏ hoa thì thầm – NXB Thanh niên 2002)
Thanh Trắc Nguyễn Văn
Lời tác giả: Phố cổ Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, gồm những di sản kiến trúc đã có từ hàng trăm năm trước, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1999.
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phân bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị.
Bài thơ được viết khi tác giả và thầy Dũng, giáo viên toán trường THPT Võ Thị Sáu, thăm phố cổ Hội an.
10 năm sau, tác giả cùng vợ chồng thầy Dũng, giáo viên toán trường THPT Võ Thị Sáu, lại có dịp thăm lại phố cổ Hội An.
Hoa tường vi tim tím đỏ
Xao xuyến mãi một người xa
Một nụ cười em trong nắng
Hay trái tim hồng trong hoa?
2001
(Tập thơ Cỏ hoa thì thầm – NXB Thanh niên 2002)
Thanh Trắc Nguyễn Văn
Lời tác giả: Hoa tường vi có mùi thơm nhẹ nhàng. Hoa mọc ở đầu cành. Nụ hoa có hình cầu, xòe rộng ra 6 cánh hình xoắn. Cánh hoa mỏng, dài nhăn nheo. Hoa có số lượng nhị khá nhiều.
Hoa tường vi có nhiều màu, tương ứng với mỗi màu là một ý nghĩa nhưng nhìn chung thì đều mang thông điệp liên quan đến tình yêu đôi lứa.
Vô tình tác giả gặp được một cô gái tên Tường Vi tại một bệnh viện. Thấy cô rất buồn vì đang mắc một chứng bệnh nan y, tác giả đã viết tặng cô bài thơ này để xin cô tặng lại tác giả một nụ cười. Gần một năm sau tác giả được tin cô đã đi xa...
Hè về từ tháng sáu
Bụi phấn lặng lờ rơi
Mắt em chừng vời vợi
Giảng đường rồi xa xôi.
Hè về từ tháng sáu
Sân trường lất phất mưa
Bâng khuâng hồn hai đứa
Bơ vơ gió cuối mùa.
Hè về từ tháng sáu
Náo nức một mùa thi
Lặng trao chùm phượng vĩ
Áo trắng ngày ta đi.
Hè về từ tháng sáu
Mực tím dần phôi pha
Ngậm ngùi lên hoa lá
Nẻo xưa nắng nhạt nhòa.
1994
(Tập thơ Hoa sứ trắng - NXB Đà Nẵng 1997)
Thanh Trắc Nguyễn Văn
Lời tác giả: Nhiều người có nói với tôi "hè về" phải là tháng tư, cũng có người bảo "hè về" phải là tháng năm. Nhưng tôi lại nghĩ "hè về" thật sự là tháng sáu. Lúc đó học sinh chúng tôi bắt đầu chính thức nghỉ học và bước vào mùa thi cuối cấp:
Hè về từ tháng sáu
Náo nức một mùa thi.
Bài thơ viết tặng cho các em học sinh lớp chủ nhiệm 12.
Bài thơ được đọc trên bài BBC tiếng Việt - Bản tin buổi sáng - khoảng năm 2009. Nhiều em học sinh và thầy Đồng Đỗ Đạt, giáo viên vật lý trường THPT Võ Thị Sáu, có nghe đọc bài thơ này và nói lại cho tác giả biết.
Lời tác giả: Chợ Đầm Nha Trang nằm ở Bến Chợ, phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang.
Chợ Đầm là chợ trung tâm của thành phố biển Nha Trang, là một công trình kiến trúc đẹp, độc đáo. Đây là chợ lớn nhất và cũng là biểu tượng thương mại của thành phố biển này.
Bài thơ viết tặng thầy Ấn Quang, giáo viên thể dục trường THPT Võ Thị Sáu.
Trong chủ đề "Thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn toàn tập" này, các bạn có thể like "thích" trực tiếp các bài thơ mà các bạn ưng ý.
Riêng những góp ý, cảm nhận... các bài thơ, xin các bạn trao đổi qua tin nhắn với tác giả. Những cảm nhận hay, tác giả sẽ tuyển chọn giới thiệu riêng trên Blog Thơ Văn Thanh Trắc Nguyễn Văn.
Xin các bạn đừng comment "trả lời" ngay bên dưới trong chủ đề ạ, vì các bài sẽ vẫn còn đưa lên liên tục (khoảng hơn 1000 bài thơ).