Câu 3: Phân tích sự khác biệt giữa hành chính công và hành chính tư (có ví dục minh hoạ).
Khái niệm hành chính công xuất hiện và được sử dụng rất phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, nơi mà khu vực tư nhận đóng vai trò quan trọng. Hành chính công là một khái niệm để phân biệt với “hành chính tư”. sự khác nhau căn bản ở đây nằm ở hai khái niệm “công” và ‘tư”, nhưng càng ngày 2 khái niệm Hành chính công mới đáp ứng được, hay hình thức liên doanh ngày càng được áp dụng và nó đã đạt được hiệu quả cao nên việc phân biệt Hành chính công và Hành chính tư ngày càng trở nên khó khăn. Tuy vậy, nó vẫn có nhữg điểm khác nhau mang tính nguyên tắc đó là:
- Mục tiêu hoạt động: Đặc điểm nổi bật của bất kỳ một cơ quan Hành chính công nào là hoạt động vì mục đích công cộng, lợi ích của cộng đồng, trong khi đó mục tiêu chủ yếu của hành chính tư là lợi nhuận, phục vụ mọi người vị động cơ lợi nhuận.
Ví dụ: Một Chính phủ được thành lập ra, hoạt động vì mục đích quản lý chung cho xã hội, điều hoà lợi ích của các cộng động, có nghĩa là Chính phủ hoạt động vì lợiích của cả đất nước chứ không vì một cá nhân hay tổ chức nào. Nhưng một công ty do tư nhân lập ra, nó tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch cụ cho cộng độg người không vì lợi ích của người tiêu dùng hay của cộng đồng mà là vì lợi nhận do hoạt động này đem lại cho họ.
- Tính chính trị: Hành chính công vì tính chất chính trị của tổ chức, trong mọi hoạt động của mình Hành chính côngluôn mang màu sắc chính trị và bị các mục tiêu chính trị chi phối, gây ảnh hưởng . Nhưng hành chính tư lại không hề có màu sắc chính trị, nó hoạt động mà không hề bị tác động bởi một động cơ chính trị nào.
Ví dụ: Chính phủ hoạt động trên những nguyên tắc, mục tiêu mà Đảng chính trị đã lập ra Chính phủ, nghĩa là hoạt động của Chính phủ phải nằm trong khuôn khổ đường lối của Đảng chính trị đề ra và luôn mang màu sắc chính trị. Ngược lại hình chính tư của một công ty chỉ bị chi phối bởi lợi nhuận, họ không bị đường lối chính trị của đảng nào lôi kéo, họ đứng bên lề của các mục tiêu chính trị, họ chỉ tuân thủ các mục tiêu của tổ chức mình đề ra và của pháp luật.
- Tính quyền lực: Hành chính công mang tính quyền lực Nhà nước, tính mệnh lệnh cưỡng chế rất cao. Hành chính tư không mang tính quyền lực Nhà nước tính cưỡng chế không cao.
Ví dụ: quyết định của Bộ trưởng và giám đốc của người đứng đầu một doanh nghiệp. Một được đảm bảo bằng quyền lực Nhà nước, một đảm bảo bằng điều lệ doanh nghiệp.
- Cơ sở pháp lý: Hành chính công có những thủ tục hết sức phức tạp, phải tuân theo một trình tự thủ tục do pháp luật quy định, không được phá bỏ, nó luôn luôn cứng nhắc, mang tính quan liêu, chậm chạp,hiệu quả hoạt động thấp. Còn Hành chính tư cũng phải tuân theo một số quy tắc nhưng nó lại mềm dẻo và linh hoạt hơn rất nhiều và thủ tục thì đơn giản và dễ dãng thực hiện.
Ví dụ: trong một phiên họp thường kỳ của Chính phủ, phải tổ chức tại một ngày nhất định trong tháng và phải do Thủ tướng chủ trì (hay uỷ nhiệm), trong phiên họp phải tuân theo các thủ tục nhất định không thể làm khác, không thể thay đổi, nhưng tại một công ty sản xuất kinh doanh thì các phiên họp có thể tiến hành bất cứ lúc nào, miễn là giải quyết tốt công việc của công nty, các thủ tục đơn giản, nếu cần thiết có thể bỏ qua nhiều công đoạn.
- Quy mô tổ chức hoạt động: Quy mô của Hành chính công trên nguyên tắc rất lớn, có thể bao trùm cả xã hội hay một lĩnh vực rộng lớn. Nhưng Hành chính tư lại có quy mô linh hoạt, tuỳ vào từng tổ chức mà áp dụng quy mô.
Ví dụ: Bộ máy của Chính phủ là bộ máy đặc biệt về phạm vi, tầm cỡ, cũng như sự đa dạng của các hoạt động mà Chính phủ thực hiện hơn nữa hoạt động của Chính phủ có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều yếu tố. Còn hành chính tư chỉ có phạm vi trong tổ chức đó và chỉ ảnh hưởng trong phạm vi nhất định. (Tập đoàn Boeing là tập đoàn xuyên quốc gia tuy nhiên tính toàn bộ các cán bộ quản lý chỉ bằng 1/13 Bộ công chức hành chỉnh của Hoa Kỳ).
- Hoạt động của Hành chính công chịu áp lực của xã hội và mọi quyết định của Hành chính công đều phù hợp và đáp ứng được lợi ích của cộng đồng, đó là sự đồng hành của Hành chính công với xã hội, nghĩa là mọi quyết định hay hoạt động của Hành chính công phải tham khảo ý kiến của công chúng, còn Hành chính tư không cần quan tâm đến điều này.
- Tài chính hoạt động: hành chính công sử dụng mặt khối lượng lớn về vật chất và tài chính hoạt động nên sai sót của nó ảnh hưởng lớn đến kinh tế- xã hội. Tài chính hoạt động từ ngân sách Nhà nước. Hành chính tư sử dụng khối lượng nhỏ tài chính vật chất sai sót ảnh hưởng ở phạm vi nhỏ, tài chính hoạt động tự có.
Ví dụ: Chi phí tài chính của hệ thống hành pháp Hoa Kỳ gấp 10 lần chi phí tài chính của 5 tập đoàn lớn nhất ở Hoa Kỳ.
- Chủ thể và khách thể của Hành chính công và Hành chính tư khác nhau. Chủ thể của Hành chính công là các cơ quan cảunn, các cá nhân được uỷ quyền và các chủ thể này có những đặc điểm là mang tính quyền lực Nhà nước, hoạt động rộng khắp trên các mặt của đời sống xã hội, quản lý thông qua các quyết định hành chính và hành vi hành chính. Còn hành chính tư chủ thể của có thể là cá nhân hay tổ chức đứng ra thành lập tổ chức đó, chủ thể này chỉ có quyền lực tổ chức, chỉ có quyền quản lý trong phạm vi tổ chức, họ có thể quản lý tổ chức bằng nhiều biện pháp và hình thức mà pháp luật cho phép.
Ví dụ: Chủ thể quản lý của Hành chính công là cơquan Nhà nước, Chính phủ hoạt động trong tất cả các mặt của đời sống xã hội, còn công ty chỉ quản lý mặt sản xuất kinh doanh mà mình đăng ký, chủ thể là giám đốc công ty hay hội đồng quản trị.
- yêu cầu đối với đội ngũ những người tham gia hoạt động: Kỹ năng cần có đối với nhà hành chính lớn hơn rất nhiều so với nhà điều hành doanh nghiệp. Ví dụ: Trong nền hành chính công kỹ năng lãnh đạo coi là kỹ năng cốt yếu trong điều hành doanh nghiệp lại là kỹ năng quản lý.