Feel free to write ^.^

Đi siêu thị
Thực hiện triệt để tiết kiệm, kiểm soát chi tiêu nhân ngày ở nhà 1 mình tự túc bữ tối - đi siêu thị. Mang theo đúng 20k - mua gì đó ăn lặt vặt + bữa tối. :3 *bỉ ổi*
Đi bộ - mát.
Lượn n vòng siêu thị + tính đi tính lại, 9,9 + 9,5. Ra tính tiền, chị staff bảo: 20,5k. Đơ - tay đang giơ 2 tờ 10 ngàn :3 "Em tưởng gói này 9 ngàn rưỡi mà chị?" "Dạ không ạ, 10 ngàn 6 trăm đồng." Chị staff nói tiếp: "20 ngàn cũng được ạ."
:v ~ Dù thốn bi vô cùng vì không hiểu nhìn nhầm bảng giá kiểu gì, nhưng may quá :v Vin mart vẫn trong quá trình xả hàng sắp hết hạn + thu hút khách hàng nhân dịp mới khai trương :3
 
collage-photocat.jpg
 
“Mấy cái thằng mà bắt trộm chó mèo với cái bọn giết mổ chó mèo với những người mà ăn thịt chó thịt mèo í bắt được cứ đánh chết hết đi“

Ok, may be I am a little bit cowardly (?!) I just don’t want to make a fuss with her. Not because I have ever eat dog’s meat. That something happened to her pet may lead to her writing this status. She is, now, out of control. I think she should keep calm and say something more intelligent.

At least, in Vietnam, no law prohibit citizens from eating dog’s meat, cat’s meat, killing dogs and cats for food, but THERE ARE LAWS to punish citizens who beat those people to die. Hahaha, funny, I know you can tell. You can tell, because that is totally true! Ha! Now what is the problem if I eat dog’s meat???? Ha!

I don’t break the law, this is the point. You don’t like this, so don’t eat.I don’t care! Seriously, there are many many people in my hometown living on this kind of business - killing dogs, cats and rabbits for food. I am sick with rabbit’s meat, either. Therefore I do not eat them. But that doesn’t mean I can tell others not to eat them, it is ridiculous! Hahaha. We are fighting for human rights ~ We are still not totally successful yet! Now you think you can bring animal rights to every corners in this world? Ha?!

Just keep calm and do smarter things!

P/s: I haven’t eat dog’s meat for such a long time!!!! You make me miss it!
 
Đã nghèo còn eo ~ Chẳng làm cái gì tự dưng hỏng tai nghe. 100k =.= ~ Mấy tuần trc mới cho con bạn cái tai nghe cũ xong. ~ Giờ chính thức chẳng còn cái nào ~
 
Ghét những người thích làm màu. :3 Facebook của mình lại nhiều thành phần như vậy lắm. :3
 
ignite /ig'nait/ (v)
đốt cháy, nhóm lửa vào
làm nóng chảy
(nghĩa bóng) kích thích, kích động, làm bừng bừng
;""""""";
Òa, mạnh mẽ thế? :3
 
Mạng chậm sợ luôn. :|

Hôm nay là ngày gì vậy nè? :3
1h chiều: sữa chua
5h chiều: caramen thập cẩm
9h tối: chè HANU
Hự...
 
CHƯƠNG VIII - ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI

I. Thời kỳ trước 1975

1. Căn cứ hình thành đường lối

a) Truyền thống đối ngoại của dân tộc Việt Nam

Việt Nam có vị trí địa lý đặc biệt (nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, cửa ngõ thông thương với nhiều nước, nằm trên đường hàng hải quốc tế) => thường xuyên bị các nước nhòm ngó => để bảo vệ đất nước: kết hợp ngoại giao và quân sự

b) Quan điểm đối ngoại của HCM và Đảng CSVN trước cách mạng tháng 8 -1945

* HCM:
- nhận thức rõ về kẻ thù và bạn của cách mạng
- độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế, không chịu ảnh hưởng của nước ngoài
- đặt cách mạng Việt Nam trong quỹ đạo cách mạng thế giới
- bảo vệ hòa bình, biết cách tồn tại hòa bình với các quốc gia khác
- đối ngoại dựa vào pháp luật quốc tế

* Đảng CSVN (trước CM tháng 8):
- CMVN là 1 bộ phận của CMTG
- phải có sự liên kết chặt chẽ với giai cấp vô sản trên TG
- tôn trọng quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc ĐD
- chương trình của Việt Minh

2. Đường lối đối ngoại sau CM tháng 8 – 1945

- Khó khăn trong quan hệ quốc tế: Việt Nam dân chủ cộng hòa không được quốc tế công nhận, trong nước có nhiều đội quân nước ngoài, thực dân Pháp …
=> đường lối đối ngoại:

+ mục tiêu: vì độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
+ NT: lấy NT của Hiến chương ĐTD làm nền tảng
+ phương châm: quán triệt quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường
+ kết quả: góp phần bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng non trẻ, đặt cơ sở xây dựng quan hệ với liên hợp quốc, nâng cao hình ảnh và uy tín đất nước
- TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 1945

- Một số hoạt động ngoại giao tích cực:

+ gửi thư cho nguyên thủ quốc gia các nước lớn và các tổ chức quốc tế yêu cầu công nhận VNDCCH
+ xây dựng quan hệ với cách mạng các nước Đông Dương và châu Á
+ thực hiện chính sách hòa hoãn, nhân nhượng tạm thời với Pháp – Tưởng để bảo vệ độc lập dân tộc
3. Đường lối đối ngoại trong kháng chiến chống Pháp – Mỹ

a) Đối ngoại trong kháng chiến chống Pháp

* Chủ trương: phát huy sức mạnh dân tộc và quốc tế, lấy sức mạnh dân tộc là chủ yếu, kết hợp quân sự - chính trị - ngoại giao

* Chính sách: liên hiệp với dân tộc Pháp, với những người Pháp yêu hòa bình, chống phản động thực dân Pháp, đoàn kết với Miên – Lào, thân thiện với các quốc gia xung quanh Việt Nam (Tàu, Xiêm, Ấn Độ, Miến Điện, Nam Dương), kêu gọi các nước dân chủ trên TG kể cả dchủ Pháp

* VỚI CÁCH MẠNG LÀO – CAMPUCHIA
- Chủ trương thắt chặt đoàn kết trên cơ sở quyền dân tộc tự quyết
- 1947, Ủy ban giải phóng Việt – Miên – Lào được thành lập
- 1948 lập Ủy ban ngoại vụ ở Nam bộ chuyên trách giúp đỡ Cao Miên
- Cử cán bộ quân sự, dân sự phối hợp, giúp đỡ Lào
- 03.1951 tại Việt Bắc tổ chức Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương (mặt trận Liên Việt, mặt trận Khơme Issarak, mặt trận Lào Ibrala)

* MỞ QUAN HỆ VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC
- tháng 4.1947 mở cơ quan đại diện tại Bangkok
- tháng 2.1948 lập cơ quan đại diện tại Rănggun – Miến Điện
- năm 1947 cử phái đoàn tham dự các hội nghị tại Ấn Độ

* THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VỚI CÁC NƯỚC XHCN

* Hội nghị Giơ-ne-vơ

- 02.1954 Liên Xô đưa ra sáng kiến triệu tập 5 nước lớn bàn về chiến tranh Triều Tiên
- 07.05.1954 tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị đập tan
- từ 08.05.1954 hội nghị khai mạc bàn về chiến tranh Đông Dương – Việt Nam
- Tham dự có 9 bên: 5 nước lớn, Việt Nam Dân chủ cộng hòa, ngụy quyền của 3 nước Đông Dương
- Ngày 21.07.1954 hiệp định được ký kết
- Nội dung chính của hiệp định Giơ-ne-vơ:
+ Các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền lãnh thổ của 3 nước Đông Dương
+ Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương
+ Cấm đưa quân đội, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương, không đặt căn cứ quân sự tại Đông Dương
+ lập các cơ quan kiểm soát hoạt động đình chiến
+ lấy sống Bến Hải, vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời, chính quyền và quân đội VNDCCH tập trung về miền Bắc, chính quyền và quân đội Pháp về miền Nam. Hai miền tổng tuyển cử, thống nhất đất nước vào 07/1956
b) Đối ngoại trong kháng chiến chống Mỹ

- Ngoại giao là mặt trận quan trọng, góp phần cùng quân sự kết thúc chiến tranh, giảm hao tổn xương máu cho dân tộc
- chủ trương đoàn kết chặt chẽ với Liên Xô, Trung Quốc, Lào, Campuchia, các nước XHCN cùng nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình thế giới
* HỮU NGHỊ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
* HỮU NGHỊ VIỆT NAM – LIÊN XÔ
* HỮU NGHỊ VIỆT NAM – TRIỀU TIÊN
* HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CUBA
* Hội nghị Paris

- Sau chiến thắng Mậu Thân 1968, đế quốc Mỹ chấp nhận đàm phán với Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Paris
- hội nghị chính thức từ 01.1969 tại Paris, tham gia có 4 bên: Mỹ, VNDCCH, chính quyền Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam và ngụy quyền Sài Gòn
- hội nghị kéo dài gần 5 năm, gồm nhiều phiên họp kín và công khai, 500 cuộc họp báo. Ký kết hiệp định vào 27.01.1973
- Nội dung chính của hiệp định Paris:
+ tôn trọng độc lập chủ quyền lãnh thổ VNDCCH (như hiệp định Giơ-nevơ)
+ ngừng bắn trên toàn Việt Nam từ 21.07.1973. Tất cả các đơn vị quân sự ở nguyên vị trí. Trong 60 ngày trao trả tù binh không điều kiện, quân đội Mỹ và đồng minh rút hết khỏi miền Nam Việt Nam
+ Miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát
+ tái thống nhất Việt nam bằng biện pháp hòa bình
+ NK có nhiệm vụ giúp đỡ tái thiết Việt Nam và Đông Dương (Nixon gửi thư cho thù tướng Phạm Văn Đồng hứa giúp 3,3 tỷ USD)
II - Đường lối đối ngoại thời kỳ từ năm 1975 đến 1986

1. Hoàn cảnh lịch sử

a) Tình hình thế giới: Từ thập kỷ 70, thế kỷ XX, sự tiến bộ nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã thúc đẩy lực lượng sản xuất thế giới phát triển mạnh; Nhật Bản và Tây Âu vươn lên trở thành hai trung tâm lớn của kinh tế thế giới; xu thế chạy đua phát triển kinh tế đã dẫn đến cục diện hoà hoãn giữa các nước lớn. Với thắng lợi của cách mạng Việt Nam (năm 1975) và các nước Đông Dương, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã mở rộng phạm vi, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh. Đảng ta nhận định: Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã và đang lớn mạnh không ngừng; phong trào độc lập dân tộc và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân đang trên đà phát triển mãnh liệt. Tuy nhiên, từ giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế – xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện sự trì trệ và mất ổn định. Tình hình khu vực Đông Nam Á cũng có những chuyển biến mới. Sau năm 1975, Mỹ rút quân khỏi Đông Nam Á, khối quân sự SEATO tan rã; tháng 2-1976, các nước ASEAN ký hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali), mở ra cục diện hoà bình, hợp tác trong khu vực

b) Tình hình trong nước:
- Thuận lợi: Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hoà bình , thống nhất, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được một số thành tựu quan trọng
- Khó khăn: Hậu quả nặng nề của ba mươi năm chiến tranh, lại phải đối phó với chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch sử dụng những thủ đoạn thâm độc chống phá cách mạng Việt Nam. Ngoài ra, do tư tưởng chủ quan, nóng vội, muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong một thời gian ngắn, đã dẫn đến những khó khăn về kinh tế – xã hội.

2. Nội dung đường lối của Đảng

- Đại hội lần thứ IV của Đảng (12-1976) xác định nhiệm vụ đối ngoại là “Ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Trong quan hệ với các nước, Đại hội IV chủ trương củng cố và tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa; bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào – Campuchia; sẵn sàng, thiết lập phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực; thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường giữa Việt Nam với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. Từ giữa năm 1978, Đảng đã điều chỉnh một số chủ trương, chính sách đối ngoại như: chú trọng củng cố, tăng cường hợp tác về mọi mặt với Liên Xô là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam; nhấn mạnh yêu cầu ra sức bảo vệ mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào trong bối cảnh vấn đề Campuchia đang diễn biến phức tạp; chủ trương góp phần xây dựng khu vực Đông Nam Á hoà bình, tự do, trung lập và ổn định; đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại

- Đại hội lần thứ V của Đảng (3/1982) xác định: chủ động, tích cực trong đấu tranh trong mặt trận đối ngoại, chống các thế lực phản động. Tiếp tục hợp tác toàn diện với Liên Xô, đoàn kết chặt chẽ với Lào, Campuchia. Kêu gọi các nước ASEAN đối thoại với các nước Đông Dương. Chủ trương khôi phục quan hệ với Trung Quốc. Quan hệ về nhà nước, kinh tế, văn hóa, khoa học giáo dục với các nước khác mà không phân biệt chế độ chính trị

3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế, nguyên nhân

* Kết quả:
- từ 1975 – 1977: lập thêm quan hệ ngoại giao với 23 nước (toàn bộ các nước ĐNÁ)
- 09.1976: gia nhập IMF, WB, ADV
- 09.1977: gia nhập Liên hợp quốc
- 1978: gia nhập hội đồng tương trợ kinh tế SEV, ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô
=> ý nghĩa quan trọng

*Hạn chế: 1975-1985: quan hệ quốc tế rất khó khăn, Việt Nam bị bao vây, cấm vận, cô lập kinh tế
*Nguyên nhận: chưa nắm rõ được xu thế thế giới (từ đối đầu chuyển sang đối thoại, hòa hoãn để phát triển kinh tế) => không đổi mới trong quan hệ ngoại giao. Bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ hành động giản đơn, nóng vội

III - Đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ đổi mới

1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối

a. Hoàn cảnh lịch sử

- Tình hình thế giới từ giữa thập kỷ 80 thế kỷ XX: cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia, dân tộc. Phe XHCN ở Đông Âu sụp đổ dẫn đến hình thành trật tự TG mới, trên TG vẫn còn xung đột, chiến tranh cục bộ nhưng xu thế chung là hòa bình, hợp tác. Châu Á Thái Bình Dương và ĐNÁ phát triển ổn định, thực lực lớn, năng động, có tiềm năng phát triển. Tư duy về sức mạnh, vị thế quốc gia thay đổi: từ sức mạnh quân sự chuyển sang sức mạnh tổng hợp
- Xu thế toàn cầu hóa và tác động: Dưới góc độ kinh tế, toàn cầu hóa là quá trình lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế phát triển vượt qua rào cản bởi biên giới quốc gia và khu vực, lan tỏa ra phạm vi toàn cầu, trong đó, hàng hóa, vốn, tiền tệ, thông tin, lao động,…vận động thông thoáng; sự phân công lao động mang tính quốc tế; quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đan xen nhau, hình thành mạng lưới quan hệ đa chiều. Những tác động: Tích cực: thị trường mở rộng, trao đổi hàng hóa tăng mạnh đã thúc đẩy phát triển sản xuất các nước; nguồn vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý,… mang lại lợi ích cho các bên tham gia hợp tác. Toàn cầu hóa làm tăng tính tùy thuộc lẫn nhau, nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia, thuận lợi cho việc xây dựng môi trường hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước. Tiêu cực: Các nước công nghiệp phát triển thao túng, chi phối quá trình toàn cầu hóa tạo nên sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế và làm tăng sự phân cực giữa nước giàu và nước nghèo.
- Yêu cầu nhiệm vụ: khó khăn sau 1975: khủng hoảng kinh tế xã hội, sự chống phá bao vây, cấm vận, cô lập của nước ngoài => yêu cầu nhiệm vụ giải tỏa tình trạng đối đầu, xóa thế bao vây, tiến tới bình thường hóa mở rộng quan hệ, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để xây dựng, phát triển

b) Các giai đoạn hình thành, phát triển đường lối

* Giai đoạn 1986 - 1996: Xác lập đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế
+ Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần VI nhận định: “Xu thế mở rộng phân công, hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, cũng là những điều kiện rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta”. Từ đó, Đảng chủ trương phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới và đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa, với các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.
+ Tháng 12/1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành tạo cơ sở pháp lýcho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
+ Tháng 5/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới, khẳng định mục tiêu chiến lược và lợi ích cao nhất của Đảng, của nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế. Bộ Chính trị chủ trương kiên quyết chủ động chuyển từ tình trạng đối đầu sang đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, ra sức đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị đánh dấu sự đổi mới tư duy quan hệ quốc tế và chuyển hướng toàn bộ chiến lược đối ngoại của Đảng ta. Sự chuyển hướng này đặt nền móng hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.
+ Từ năm 1989, Đảng chủ trương xóa bỏ tình trạng độc quyền trong sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu. Chủ trương trên được xem là bước đổi mới đầu tiên trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
- Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần VII chủ trương: “Hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình”, với phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Đại hội VII đã đổi mới chính sách đối ngoại với các đối tác cụ thể. Với Lào và Campuchia, thực hiện đổi mới phương thức hợp tác, chú trọng hiệu quả trên tinh thần bình đẳng. Với Trung Quốc, Đảng chủ trương thúc đẩy bình thường hóa quan hệ, từng bước mở rộng hợp tác Việt - Trung. Trong quan hệ với khu vực, chủ trương phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Đối với Hoa Kỳ, Đại hội nhấn mạnh yêu cầu thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
+ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội xác định mối quanhệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới là một trong những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng.
+ Hội nghị Trung ương 3 khóa VII (6/1992) nhấn mạnh yêu cầu đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Mở rộng cửa để tiếp thu vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tiếp cận thị trường thế giới trên cơ sở đảm bảo an ninh quốc gia, bảo vệ tài nguyên, môi trường, hạn chế đến mức tối thiểu những tiêu cực phát sinh trong quá trình mở cửa.
+ Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (01/1994) chủ trương triển khai mạnh mẽ và đồng bộ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại, trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo là: giữ vững nguyên tắc độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội; đồng thời, phải sáng tạo, năng động, linh hoạt phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với đặc điểm từng đối tượng.
Như vậy, quan điểm, chủ trương đối ngoại rộng mở được đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI, sau đó được các Nghị quyết Trung ương khóa VI, VII phát triển đã hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ quốc tế.

* Giai đoạn 1996 – 2011: Bổ sung và phát triển đường lối đối ngoại theo phương châm chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
- Đại hội VIII (1996) khẳng định: tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế, nền kinh tế mở, đẩy nhanh hội nhập kinh tế khu vực & thế giới, quan hệ với các nhóm đối tác. Điểm mới: một là chủ trương mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng khác; hai là quán triệt yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ; ba là lần đầu tiên trên lĩnh vực đối ngoại Đảng đưa ra chủ trương thử nghiệm để tiến tới thực hiện đầu tư ra nước ngoài
- Hội nghị 4 khóa VIII (12/1997) chỉ rõ: trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài, Nghị quyết đề ra chủ trương tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp định Thương mại với Mỹ, gia nhập APEC và WTO
- Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần IX (2001) nhận định chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu, ra khỏi khủng hoảng, phá thế bao vây cấm vận, có thế và lực mới. Phương châm mới: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Nghị quyết 7 của Bộ Chính trị (11/2001) về hội nhập kinh tế quốc tế đề ra 9 nhiệm vụ cụ thể và 6 biện pháp tổ chức thực hiện quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nghị 9 khóa IX (01/2004) nhấn mạnh yêu cầu chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để sớm gia nhập tổ chức WTO; kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của các lợi ích cục bộ làm kìm h.ãm tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
- Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần X nêu quan điểm: thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Đồng thời, đề ra chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là hoàn toàn chủ động quyết định đường lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, không để rơi vào thế bị động; phân tích lựa chọn phương thức hội nhập đúng, dự báo được những tình huống thuận lợi và khó khăn khi hội nhập kinh tế quốc tế. Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là khẩn trương chuẩn bị, điều chỉnh, đổi mới bên trong, từ phương thức lãnh đạo, quản lý đến hoạt động thực tiễn, từ trung ương đến địa phương, doanh nghiệp; khẩn trương xây dựng lộ trình, kế hoạch, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế; tích cực nhưng phải thận trọng, vững chắc.

2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế

a. Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo

- Cơ hội: Xu thế hòa bình, hợp tác phát triển và xu thế toàn cầu hóa kinh tế tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế. Mặt khác, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế, tạo tiền đề mới cho quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế
- Thách thức: mặt trái của toàn cầu hóa (phân biệt giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm v..v), kinh tế VN phải chịu cạnh tranh gay gắt trên cả 3 cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp, quốc gia; những biến động trên thị trường quốc tế tác động nhanh và mạnh hơn đến thị trường trong nước, tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn, thậm chí khủng hoảng kinh tế - tài chính. Lợi dụng toàn cầu hóa, các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”chống phá chế độ chính trị và sự ổn định, phát triển của nước ta.
=> Những cơ hội và thách thức nêu trên tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau (cơ hội không tự phát huy mà tùy thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội. Tận dụng tốt cơ hội sẽ tạo thế và lực mới để vượt qua thách thức. Ngược lại, nếu không tận dụng hoặc bỏ lỡ cơ hội thì thách thức sẽ tăng lên, cản trở sự phát triển).
- Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại: Lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc. Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là để tạo thêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; kết hợp nội lực với ngoại lực tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; phát huy vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Tư tưởng chỉ đạo (8 tư tưởng): Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đồng thời, thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của Việt Nam. Giữ vững độc lập, tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế. Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ, không phân biệt chế độ chính trị xã hội. Coi trọng quan hệ hòa bình, hợp tác trong khu vực; chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực và toàn cầu. Kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, xác định hội nhập kinh tế quốc tế là công việc của toàn dân. Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh trong quá trình hội nhập. Đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
b. Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế

- Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững.
- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp.
- Bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của tổ chức WTO.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập.
- Xây dựng và vận hành có hiệu quả mạng lưới an sinh xã hội như: giáo dục, bảo hiểm y tế, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng có hại cho môi trường,…
- Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập.
- Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại.
- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại.
3. Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

*Thành tựu
- Phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa.
- Tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế.
- Thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ và kỹ năng quản lý.
-Từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh.

*Ý nghĩa
Những kết quả trên rất quan trọng: đã tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài kết hợp với các nguồn lực trong nước hình thành sức mạnh tổng hợp góp phần đưa đến những thành tựu kinh tế to lớn. Góp phần giữ vững và củng cố độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh quốc gia và bản sắc văn hóa dân tộc; nâng cao vị thế và phát huy vai trò nước ta trên trường quốc tế.

*Hạn chế và nguyên nhân
- Trong quan hệ với các nước, nhất là nước lớn, chúng ta còn lúng túng và bị động. Chưa xây dựng được quan hệ lợi ích đan xen, tùy thuộc lẫn nhau với các nước.
- Một số chủ trương, cơ chế, chính sách chậm đổi mới so với yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, không đồng bộ, gây khó khăn trong việc thực hiện các cam kết của các tổ chức kinh tế quốc tế.
- Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết.
- Doanh nghiệp nước ta hầu hết qui mô nhỏ, yếu kém cả về quản lý và công nghệ; trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trình độ trang thiết bị lạc hậu; kết cấu hạ tầng và các ngành dịch vụ cơ bản phục vụ sản xuất kinh doanh đều kém phát triển và có chi phí cao hơn các nước trong khu vực.
- Đội ngũ cán bộ lĩnh vực đối ngoại nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu cả về số lượng và chất lượng; cán bộ doanh nghiệp ít hiểu biết về luật pháp quốc tế, về kỹ thuật kinh doanh.

=> Quá trình thực hiện đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 1986 đến năm 2008 mặc dù còn những hạn chế, nhưng thành tựu là cơ bản, có ý nghĩa rất quan trọng: góp phần đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển mới; thế và lực của cách mạng Việt Nam được nâng cao trên thương trường và chính trường quốc tế. Các thành tựu đối ngoại trong hơn 20 năm qua đã chứng minh đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới là đúng đắn và sáng tạo.
 
Tối làm biếng. Ngày kia lại phải đi rồi. =((
 
Ai check hộ em với!!!! T_T

Topic: Benefits of doing part-time jobs among second-year students in English Department, Hanoi University.



LITERATURE REVIEW

1. Definition of part-time job

Part-time job is an employment characteristic which has seen rapid growth for several decades in society. According to Basterlaer, Lemaitre & Marianna (1997), the phenomenon of part-time job is determined in respect to weekly working hours compared with those of an equivalent full-time job. Nevertheless, the full-time employment has not got an officially international interpretation about the margin of working hours per week yet; as a result, the clarification of part-time job also varies by each country (Gomez, Rons & Marti, 2002). For instance, in Australia, people who work less than 35 hours per week are classified as part-time laborers whereas in Canada, part-time jobs are supposed to account for less than 30 working hours per week. (Basterlaer, Lemaitre & Marianna, 1997). However, in the consideration of international study, the most reasonable definition of part-time job can be applied for which do not exceed the usual hour per week of 30 hours.

2. Benefits of doing part-time jobs

There are several benefits of doing part-time jobs during studying higher education. First and foremost, according to Greaves, a Bachelor of Arts - Sociology and Marketing Management student at the University of Guelph, (2013), one outstanding benefit of doing part-time jobs is that, it provides students a steady income to relief their financial burden. Secondly, students working part-time can achieve beneficial experiences both in working and studying, as well as sharpen their soft skills (Greaves, 2013; Ransom, 2006). In particular, part-time student employees can learn how to work more efficiently and productively, they can develop team working skills, learn time management skills, strengthen leadership skills and improve their money management skills (Greaves, 2013; Hammond, 2006). In addition, some research indicates that having part-time jobs with rational working hours, approximately fewer than ten hours per week, can help students obtain higher Grade Point Average, compared with those who do not work at all (Hammond, 2006; Mussie, Kathryn & Marzie, 2014). Last but not least, as reported by Shanahan, Finch, Mortimer & Ryu (1991); Mihalic & Elliott (1997) (as cited in Ransom, 2006), doing part-time jobs can encourage students’ self-confidence, independence and maturity. In brief, a stable flow of income accompanied by an opportunity to gain experiences, soft skills and enhance independence has prompted students to be involved in part-time employment.

Word count: 381 words

 
Cảm giác túi tiền sắp bị bòn rút vì tiền photo tài liệu. =.=
 

Đính kèm

Đến lúc kiểm tra chẳng biết có nói được đến 2 phút không? Cạy mồm mình ra chắc mình nó được 1 tý. ~
Thế thì kiếm nhiều tài liệu làm gì? :))) Nghỉ, chơi cho giảm stress. :))) Nhồi não nhồi sọ đâu có tác dụng gì? :))))
 
Xong 1 môn, thi lấy kinh nghiệm bao giờ thi lại vậy. ;________;
 
Sáng qua nhà hàng xóm mua cái bánh mì. Bác hàng xóm - mọi ngày chẳng nói gì, hôm nay bỗng dưng bảo: "Con để tóc dài hơn con ạ, con đừng cắt."
- Dạ...
:v
Đến lớp, lúc tạn học đứng đợi chúng nó, tự nhiên con trưởng dở bảo: "Ô hôm nay nhìn m cắt tóc này đáng yêu thế?"
Nội tâm gào thét!!! "Tui không tin ai nữa đâu."
Rõ ràng là tui cắt tóc ngắn đẹp trai hơn a~ ;_____;
 
Sáng qua nhà hàng xóm mua cái bánh mì. Bác hàng xóm - mọi ngày chẳng nói gì, hôm nay bỗng dưng bảo: "Con để tóc dài hơn con ạ, con đừng cắt."
- Dạ...
:v
Đến lớp, lúc tạn học đứng đợi chúng nó, tự nhiên con trưởng dở bảo: "Ô hôm nay nhìn m cắt tóc này đáng yêu thế?"
Nội tâm gào thét!!! "Tui không tin ai nữa đâu."
Rõ ràng là tui cắt tóc ngắn đẹp trai hơn a~ ;_____;
Tóc ngắn nhí nhảnh trẻ trung, tóc dài dịu dàng. Ăn thua là người yêu em thích tóc gì, các nhân vật còn lại không có quan trọng =)) Tóc mái là nhất;)
 
Quay lại
Top Bottom