Meika
Thành viên
- Tham gia
- 26/12/2023
- Bài viết
- 51
Chương sáu
ĐI THEO CÁC VÌ SAO
Đoàn 125 phải tạm ngừng hoạt động vào giữa thời kỳ đất nước ta có nhiều sự kiện trọng đại nhất. Bác Hồ kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hạ quyết tâm : quyết đánh, quyết thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở miền Nam và quyết đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của chúng ở miền Bắc. Phong trào thi đua « Làm theo lời Bác », « Thanh niên ba sẵn sàng », « Phụ nữ ba đảm đang », « Tay búa tay súng », « Tay liềm tay súng » .. lôi cuốn hàng triệu người sãn sàng hy sinh vì nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước. Hầu như ngày nào trên trang các báo cũng dày đặc những tấm gương kiên cường, dũng cảm giết giặc, những trận đánh thắng ở cả hai miển.
Không khí sôi sục chưa từng có của cả nước đặt ra trước đoàn 125 một câu hỏi lớn « Phải làm gì ? ». Anh em thủy thủ nhiều đội tàu đề nghị lên cấp trên xin tình nguyện làm nhiệm vụ mở đường.
Khi được trao nhiệm vụ tiếp tục vận tải chi viện cho Nam Bộ, toàn đoàn 125 , từ thủ trưởng cơ quan đến từ thủy thủ đều hăng hái làm việc không kể ngày đêm để chuẩn bị cho mỗi chuyến đi thật chu đáo. Các đội tàu lao vào việc sơn ngụy trang tàu, xuống hàng .. Cơ quan tham mưu, chính trị làm kế hoạch và kiểm tra công tác chuẩn bị, động viên các đơn vị. Hậu cần tổ chức việc chuển hàng và chuẩn bị cơ sở vật chất cho từng đội tàu .. Công việc nhộn nhịp và bề bộn như sắp bước vào một chiến dịch.
.. Chuyến đi mở đường của giai đoạn mới này, do thuyền trưởng Nguyễn Văn Cứng và chính trị viên Trần Ẩn phụ trách, vào bến Vàm Lũng (Cà Mau) ngày 23-10-1965. Thắng lợi mới ấy hết sức quan trọng, nó chứng minh rằng : nhận định của Thường vụ Đảng ủy Hải quân là chính xác và khôi phục niềm tin trong các thủy thủ. Nhưng chuyến đi ấy chưa đủ sức thuyết phục về phương pháp đi bằng hải thiên văn.
Thủ trưởng đoàn 125 quyết định lựa chọn cán bộ thuyền đi thí điểm một chuyến tiếp theo, để có thể rút ra kết luận vững chắc hơn. Nguyễn Ngọc Ẩn – người thuyền trưởng giỏi về hàng hải, cứng sóng và dũng cảm đã được lựa chọn, đảm nhiệm chuyến đi đó.
Nguyễn Ngọc Ẩn đã cùng đội thuyền của mình đưa được mười chuyến vũ khí vào bến an toán. Ngay trong lớp học bổ túc hàng hải thiên văn cấp tốc do Bộ tư lệnh Hải quân mở, anh là một học viên có quyết tâm học tập rất cao. Học hành mà vất vả đâu có kém một chuyến đi khơi xa. Thời gian vẻn vẹn chỉ có mười ngày, nhưng đòi hỏi mỗi học viên phải tính toán thông thạo. Thật khó có thể « ăn tươi nuốt sống » những kiến thức khá trừu tượng ấy trong thời gian ngắn ngủi như vậy. Anh em cả lớp học, ai cũng mê mải, quên ăn quên ngủ, có ngày học tới 16 giờ để nắm được bài giảng. Riêng Ẩn, cứ hết giờ lên lớp, anh lại tìm chỗ yên tĩnh để nghiền ngẫm lại bài học. Anh thường « khoan sâu » vào kiến thức bằng hàng loạt câu hỏi .. « thế nào ? », « tại sao ? » để tự mình giải đáp, còn điều gì bí ẩn thì hỏi giáo viên. Đôi khi câu hỏi của anh vượt cả thời gian cho phép, giáo viên đã phải nhắc « anh hãy công nhận như thế đã, còn tại sao thì không đủ thời gian để giải đáp ». Tuy vậy, sự suy nghĩ không chịu xuôi chiều đã giúp Ẩn hiểu sâu bài giảng hơn.
Trong thời gian học căng thẳng, sức khỏe của Ẩn giảm sút, bệnh đau dạ dày nặng thêm, buộc anh phải vào bệnh viện. Trong balô của Ẩn đã giấu quyển với ghi bài ở lớp học và một bản đồ thiên văn. Cứ sau giờ khám bệnh, làm thuốc xong, anh lại ôn bài. Những ngày học giấu giếm các thầy thuốc, anh hiểu ra nhiều điều mà khi ở lớp vẫn còn trong dấu hỏi. Anh vững tin hơn ở kiến thức mới sẽ giúp anh chuyến đi sắp tới kết quả.
Nghiệm trong đời mình : lòng tin và đức tính kiên trì phấn đấu đã giúp anh vươn tới hoàn thành mọi nhiệm vụ của cách mạng giao cho. Là một đứa trẻ mồ côi mẹ, bố đi hoạt động cách mạng, đã giao lại cho bà cô nghèo nuôi; đến năm 16 tuổi, Ẩn đã phải vào làm công nhân ở xưởng Ba Son để kiếm sống. Từ lâu anh đã ước ao theo con đường và sự nghiệp của cha mình, nhưng sống giữa vùng địch, không có người dẫn dắt.
Những ngày làm thợ (1947), Ẩn được anh Ph công nhân lớn tuổi rất yêu mến. Trong lúc tâm sự, Ẩn được biết Ph. vốn là du kích ở Tân An, vì đời sống khó khăn đã bỏ nhiệm vụ, tới Sài Gòn làm ăn. Nghe Ph. thì thầm kể lại chuyện sinh hoạt và chiến đấu của du kích, Ẩn càng nóng lòng muốn thoát khỏi cái công binh xưởng của giặc Pháp. Nhiều lần anh vận động anh Ph. trở lại với đội du kích. Lúc đầu anh Ph. ngần ngại, cuối cùng, do nhiệt tình của Ẩn đã thôi thúc đã thôi thúc Ph. phải nghĩ lại.
Hai anh em đã trốn ra khỏi xưởng Ba Son, trở về vùng giải phóng.
Vừa ở vùng địch ra, đã bị công an bắt giam hơn 3 tháng, vì không có chứng thực cho các anh là người lương thiện. Khi công an xác mình là người tốt, được trả tự do, Ẩn tình nguyện nhập vào đội du kích xã Tân An. Từ ngày đó, mặc dầu phải làm thuê, làm mướn vất vả nhưng anh vẫn say mê với nhiệm vụ chiến đấu. Một lần, Ẩn được trao nhiệm vụ dẫn đường cho bộ đội chủ lực, anh đã năn nỉ với người chỉ huy xin nhập ngũ. Trở thành chiến sĩ bộ đội chủ lực, anh đã chiến đấu trên khắp chiến trường miền Đông Nam Bộ cho tới ngày ra tập kết ở miền Bắc.
Năm 1961, anh được chuyển về Hải quân. Do tinh thần trách nhiệm, ham học hỏi, Ẩn đã trở thành một thuyền trưởng đáng tin cậy.
.. Nằm ở bệnh viện, những đêm nào dạ dày bớt đau, Ẩn lại trốn khỏi gi.ường bệnh để tập bài thiên văn.
Một lần, vào một đêm trời đầy trăng sao, Ẩn lặng lẽ ra giữa cánh đồng, trải bản đồ Thiên văn ra trước mặt, rồi ngắm nhìn bầu trời một lượt. Anh dừng mắt ở cụm sao Thần Nông rồi chuyển sang nhận diện chùm sao Phi Mã .. Anh say mê ngắm những chấm sáng li ti trên bầu trời rồi lại rọi đèn soi vào bản đồ sao, cứ thế quên cả thời gian.
Khi trở về, trời quá khuya, gặp chị y sĩ trực đi kiểm tra nơi ngủ của bệnh nhân, chị y sĩ tỏ thái độ nghiêm khắc, nói :
- Chúng tôi yêu cầu anh giữ kỷ luật bệnh viện. Anh bỏ đi chơi khuya như vậy, điều trị còn có ý nghĩa gì nữa.
Ẩn đứng lặng, như một cậu học trò bị cô giáo quở trách không biết thanh minh làm sao cho chị y sĩ hiểu ý nghĩa công việc mình vừa làm.
.. Mọi việc chuẩn bị cho chuyến đi đã xong, thuyền trưởng Ẩn ra đứng ở mũi tàu, ngước nhìn lên vòm trời. Những vạt mây tầng tầng lớp lớp màu xám đang di động. Gió mùa đông bắc có triệu chứng tăng dần. Vùng biển đã vắng cánh chim hải âu, có lẽ loài chim này cũng biết tránh những cơn gió rét.
Ẩn quan tâm nhiều đến thời tiết, anh ít để ý tới sóng lớn tăng dần, vì đó là điều kiện từ lâu đoàn 125 đã chấp nhận, nhưng những đám mây kia sẽ che mất « cặp mắt » của người bạn dẫn đường.
Ẩn thấy lạnh, anh vào buồng ngủ tìm thêm áo ấm thì nghe tiếng hỏi :
- Tìm gì thế ?
Ẩn không ngoảnh lại. Anh vừa xếp lại quần áo vừa than phiền :
- Quái lạ ! Cái áo len ban chiều của mình đi lao động bỏ vào đây mà tìm không ra, hay là mình bỏ quên ở chỗ nào.
- Khỏi phải tìm, lấy áo của tôi mà mặc.
Lúc đó Ẩn mới biết người đang nói chuyện với mình là đoàn trưởng Hồng Phước. Ẩn quay lại, đứng nghiêm :.
Thấy anh Hồng Phước đang cởi áo len, Ẩn giữ lại và từ chối :
- Sức anh yếu, đi về cảm lạnh mất.
- Không sao. Ở nhà mình mặc thế nào cũng xong.
Nghe tiếng nói của Thiếu tướng Tạ Xuân Thu ở ngoài buồng lái, hai anh em trở ra.
Các thủy thủ đứng xúm quanh Thiếu tướng Chính ủy Hải quân.
Chính ủy đang căn dặn về mục đích, yêu cầu của chuyến đi và nhấn mạnh việc giữ gìn khí tiết khi bị địch bắt, rồi tặng anh em cuốn « Bất khuất » của đồng chí Nguyễn Đức Thuận. Rõ ràng cấp trên đã nghĩ nhiều tới khả năng chiến đấu trên biển và tình huống xấu nhất phải phá tàu.
Từ những ngày chuẩn bin của chuyến đi, anh em thủy thủ tàu 69 đã chuẩn bị tư tưởng khá kỹ, nhưng đứng trước tình cảm của các cán bộ lãnh đạo quân chủng và đoàn vừa bộc lộ làm cho Ẩn bồi hồi xúc động.
Khi các vị khách đã rời khỏi tàu, Ẩn trở lại buồng tìm áo len. Nhìn thấy chiếc áo len của đòan trưởng Hồng Phước đặt gọn nhẹ trên mặt bàn, Ẩn lẩm bẩm « Khổ quá. Anh ấy có một cái áo len.. rét thế này ..».
Ngoài trời, gió bấc rú lên từng hồi. Khí lạnh thấm vào người, Ẩn bỗng rùng mình. Anh vội vàng mặc cái áo len của đoàn trưởng để lại, rồi trở ra đứng cạnh chiến sĩ hàng hải và hạ lệnh nhổ neo.
Hoàng Thanh Loan, chiến sĩ hàng hải, gạt tay chuông. TIếng chuông rền trong khoang máy,. Ngay sau đó, tiếng cuốn xích neo kêu cót két ; máy rung rung, con tàu rời bến lao vào bóng đêm.
Mọi chuyến đi trước đây trên đoạn đường qua vịnh Bắc bộ, Ẩn được rảnh rang nghỉ ngơi, chuyến này khác hẳn. Ngay từ lúc tàu đi được vài chục hải lý, anh đã cầm máy đo thiên văn, chuẩn bị đoán những vì sao dẫn đường. Liệu những « bạn bè » quen thuộc ấy có hé mắt nhìn nhau đêm nay không ? Anh tựa lưng vào hàng lan can, hai tay giữ ống kính đặt trên ngực, mắt đăm đăm nhìn về hướng bắc. Mỗi lần vết rạn nứt của tầng mây đen hé ra một vệt sáng mờ mờ cũng làm anh hồi hộp hy vọng. Nhớ lại những đêm trời trong, chỉ cần hướng mắt về phương Bắc là có thể nhìn thấy ngay chùm sao có hình con gấu có cái đuôi dài. Nhưng bây giừ những vệt sáng vừa hiện ra, lại bị những tảng mây khác đè lên. Mãi tới gần sáng, chùm Đại Hùng Tinh mới lóe ra giây lát. Anh vội vàng đưa ống kính lên, nhưng chỉ chộp được sao Anpha. Thế cũng được ! Anh tự an ủi. Ngay lúc đó, nỗi lo khác lại hiện ra. Ngày mai không bắt được ánh mặt trời thì tính sao đây.
Ẩn vào buồng lái. Mùi tanh nồng xộc lên mũi, thứ mùi vị anh thường gặp khi sóng lớn. Nhìn thuyền phó Võ Dáng đang ghi nhật ký tàu, thỉnh thoảng lại cúi đầu xuống cái chậu, cậu Loan vừa lái tàu vừa lấy tay áo quệt nhớt rãi ứa ra miệng, Ẩn biết anh em yếu sóng lúc này đang phải chịu cực hình. Anh cố tìm chỗ khô ráo trong buồng lái để ngả lưng một chút.
Tiếng sóng va vào mạn tàu, quyện trong tiếng ồn áo của biển cả. Âm thanh quen thuộc ấy khơi gợi sự suy nghĩ của thuyền trưởng tới đoạn đường có nhiều thử thách, anh không chợp mắt nổi.
Sớm nay, tàu 69 đã đi ngang đảo Hoàng Sa. Từ đây trở đi là khu vực địch hoạt động mạnh. Anh em đã được phổ biến tình hình ấy từ ở nhà. Nhiều người không phải phiên trực cũng đứng lên trên đài quan sát, hoặc thỉnh thoảng lại chạy tới ngó vào buồng hàng hải một lát, chừng như chỉ để nhìn thuyền trưởng một chút cho lòng dạ đỡ bồn chồn. Chưa bao giờ họ đi trên con đường lạ lùng như thế này. Bốn năm ngày lênh đênh chỉ thấy trời với nước, không có bóng dáng một hòn đảo nhỏ, một con thuyền. Liệu đi bằng phương pháp thiên văn có vào được bến không ? Họ gửi gắm vào việc đo mặt trời, đo sao , loại việc chỉ có thuyền trưởng, thuyền phó biết.
Qua ánh mắt, cử chỉ của anh em, thuyền trưởng Ẩn biết họ đang chờ đợi mình. Anh rất mừng, việc đo thiên thể mấy ngày qua đã tiến hành được thuận lợi.
Ẩn vừa ngồi vào bàn, định ghi nhật ký hành trình, đã nghe tiếng của báo vụ trưởng Đoàn Văn Biết từ trên đái quan sát báo cáo :
- Có tàu, chưa rõ loại, đi ngược chiều, mạn trái 30 độ.
- Màu gì ?
- Trắng.
Ẩn hạ lệnh đè lái phải 15 độ.
Chiếc tàu loại lớn sơn trắng toát, như từ dưới nước vừa mọc lên khỏi đường chân trời, mỗi lúc một lớn dần.
Ẩn hạ ống nhòm xuống rồi thở dài nhẹ nhõm :
- Tàu buôn,
Từ lúc gặp chiếc tàu buôn, khoảng 9 giờ tới 14 giờ, tình huống diễn ra liên tục, lúc gặp tàu buôn đi ngược chiều, lúc khu trục hạm địch đi cắt phía sau. Báo động và báo động làm cho cả đơn vị mệt nhoaì.
Khi vắng bóng tàu thuyền trong khu vực tàu 69 đang đi, Ẩn xuống buồng hàng hải ghi nhật ký. Tàu lắc mạnh làm cho dòng viết của anh nguệch ngoạc :
«- 8 giờ ngày 6-11, sóng cấp 6. Gió tạt mạn phải 15 độ. Tốc độ tàu 10 hải lý/giờ.
-9 giờ, một tàu buôn đi mạn trái 30 độ, ngược chiều tàu ta. Sau 20 phút lại có một tàu buôn khác, ngược chiều trùng hướng. Ta đè lái phải 15 độ để tránh. 9 giờ 30 phút , tàu ta trở lại hướng cũ.
- 10 giờ một máy bay vận tải từ hướng Philippin tới, độ cao 3.000 mét, qua mạn phải.
- … “.
Viết xong, Ẩn cất bút vào ngăn kéo rồi đi về phía mặt khoang. Những thủy thủ trẻ ngồi xúm quanh Nguyễn Văn Bé – anh chàng thợ máy có dáng người như quả chuối mắn với biệt danh « Bé lùn », « cây » vui nhộn của đội tàu.
Câu chuyện gì đó Bé vừa kể làm cho anh em cười như nắc nẻ. Ẩn đến đúng lúc Bé lùn mở đầu câu chuyện khác :
- Năm ngoái, ở đoàn ta có một thuyền trưởng bị ngồi tù vì buôn lậu ..
Ngoảnh sang bên cạnh thấy thuyền trưởng, tự nhiên Bé cười rũ rượi :
- Chính ông này – Bé chỉ vào Ẩn – để ổng nói bọn bay nghe,
- Mày cũng lại bôi bác ..
Ẩn phá lên cười vì một giai thoại do thuyền trưởng Phước lém lỉnh dựng lên.
Hồi ấy, các đội thuyền 125 còn ở Hải Phòng, mỗi khi rảnh việc, một số cán bộ thuyền trưởng ra nhà chính trị viên Đức chơi. Một lần đúng vào thời kỳ Ẩn bận rộn vào những chuyến đi liên tục, mấy tháng không ra nhà Đức, chị Tr (vợ Đức) hỏi « Lâu lắm không thấy anh Ẩn tới ? ». Thuyền trưởng Phước tỉnh khô trả lời « Tội nghiệp nó. Nó ngồi tù cả tháng rồi mà chị không hay ư ? ». « Trời ! Sao anh ấy lại ngồi tù ? ». « Buôn thuốc phiện lậu chứ sao ? ». « Rõ tội nghiệp chưa. Ai có thể ngờ được người hiền khô như thế mà dám làm vậy ? ». Chị Tr đinh ninh là Ẩn bị tù thật. Khoảng tháng sau, Ẩn cùng vài anh em đến nhà Đức, vừa tới cửa, chị Tr đã trách Ẩn : « Anh có túng thiếu thì nhờ bạn bè giúp, việc chi mà phải đi buôn lậu ..». Chị Tr chưa kịp nói hết câu, anh em đã cười ầm lên.
.. Những câu chuyện vui đã tiêu bớt nỗi lo lắng đang diễn ra trên đường dài.
Chập tối hôm đó, tàu đến điểm chuyển hướng. Đoạn đường từ lúc tàu chuyển hướng không khác giai đoạn vượt cửa mở của trận đánh đồn. Ngay từ lúc chuyển hướng, tất cả thuỷ thủ đã vào vị trí sẵn sàng chiến đấu. Các thủy thủ đều chăm chú theo dõi những hiện tượng trước mắt.
Miên – thủy thủ kỳ cựu, nằm bên cạnh chiến sĩ trẻ Cao Sĩ Thập, từ nãy đến giờ vẫn tâm sự với nhau.
Miên nói :
- Chuyến đi ấy bị mắc cạn ở cửa Vàm Lán Cháo. Đây là vùng quê mình. Tuy đã xa gia đình 10 năm rồi, nhớ lắm, nhưng mình biết khó có điều kiện để gặp dù chỉ là một người thân
Miên ngừng lại, khi thoáng thấy một đốm sáng sao, rồi lại chậm rãi kể tiếp :
- Cậu biết rồi đó. Công việc của mình phải hết sức bí mật, dù gặp người thân thiết nhất cũng phải né tránh, sợ gặp rồi làm lộ bí mật thì hỏng việc lớn. Mình và bác Đấu được cử lên bờ liên lạc với cán bộ địa phương vận động nhân dân cho mượn lưới để ngụy trang tàu. Vừa ở lối rẽ ra mình thấy ba mình đi ngược chiều. Trong bụng dạ mình cứ rối lên, vui mừng xen lẫn với lo lắng. Ba còn sống, mạnh khỏe thì mừng quá sá, nhưng gặp bây giờ ông cụ mà nhận ra thì lộ con tàu của mình vừa ở miền Bắc vào. Mình tự nhiên nảy ra cái hy vọng kỳ quặc : đi xa lâu rồi chắc ông không nhận ra mình. Ngay lúc đó, ba mình kêu « Thằng Miên dô bao giờ con ? » rồi ổng giang rộng cánh tay như định ôm lấy mình. Mình chẳng còn hiều lúc đó mình suy nghĩ ra sao, mình đã không kêu « Ba » một cách vui mừng, mà mình đã nói một câu lạnh lùng « Có lẽ bác lầm ». Mình đã nói với ba mình như vậy, có tội không. Khi mình lặng lẽ đi qua mặt ông già, ông già mặt tái ngắt, tay bỏ thõng run run, rồi ba mình nói từng tiếng rời rạc « mày .. mày đúng là thằng Miên, mày vô nhân .. bạc nghĩa .. đi chừng ấy năm đã quên công cha mày. Mày .. là .. đồ .. bỏ ». Lúc đó tai mình cứ ù lên không còn nghe rõ ông già nói gì nữa và nước mắt mình cứ tuôn ra.
Gần một năm sau, nhân vào bến gần nhà, mình được cấp trên cho phép về thăm nhà. Trông thấy mình bước vào ngõ, ba mình té ra ngất xỉu. Khi tỉnh dậy, ổng nhìn mình bằng con mắt giận dữ. Ổng nói « Mày không phải là con tao, còn về cái đất này làm chi nữa ..». Cực quá, không biết nói sao cho ông già thông cảm, nhiệm vụ của mình phải giữ bí mật như thế ..
Tiếng chuông báo động cắt ngang câu chuyện của Miên. Mọi người im lặng. Tiếng máy tàu nghe vang dội lạ thường. Thuyền trưởng đi một vòng kiểm tra các vị trí và nhắc nhở mọi người chú ý quan sát.
Miên nhìn thấy phía sau mạn phải tàu của mình có chiếc tàu lớn chắc là tàu buôn có nhiều đèn điện sáng lấp lánh. Lát sau thấy phía mạn trái có ba đốm sáng cách đều đang di động. Anh định báo cáo đã thấy tiếng thuyền trưởng nói to :
- Chú ý có tàu địch.
Tàu 69 chạy tốc độ lớn nhất, cố chạy song song bên mạn tàu buôn, để tránh quan sát tàu địch.
Những chấm sáng trên tàu địch lùi dần vào bóng đêm.
Tàu 69 đã rời khỏi tuyến đường của chiếc tàu buôn rồi tắt hết đèn chuyển hướng vào Cà Mau.
Thuyền trưởng Ẩn vừa bàn bạc với chính trị viện Huyền cách xử trí tình huống có thể gặp trong đoạn đường tới, tự nhiên trong óc anh duyệt lại từng thủy thủ trẻ mới bổ sung cho đội, xem có điều gì phải giúp đỡ họ khi chiến đấu xảy ra.
Trước khi đi chuyến này, Ẩn biết có đội tàu không muốn nhận « lính nghĩa vụ », họ không tin anh em trẻ có thể hoàn thành nhiệm vụ. Đến đây đã có ít nhiều thực tế để kiểm tra điều đó. Chiến sĩ hàng hải Hoàng Thanh Loan chuyến đầu say sóng nằm liệt, chuyến này cậu ấy lại tình nguyện xin đi, và bằng hành động, Loan đã chiếm được sự tin cậy của đội, mặc dầu bị say sóng nhưng vẫn làm tốt những phiên trực của mình. Thủy thủ Cao Sĩ Thập trẻ tuổi nhất đội, chịu sóng gió, việc gì cũng lăn vào và làm tốt không kém gì các thủy thủ lão luyện .. Kiểm lại toàn đội, Ẩn vững lòng tin, nếu gặp tình huống phức tạp, anh em có thể khắc phục được,
Mặt biển vẫn vắng lạnh. Những lớp sóng gợn lên vệt sáng vòng vèo mờ ảo quanh thân tàu. Hy vọng tàu sẽ vào bến an toàn đang bừng lên trong anh em, Họ đang căng mắt hướng về phía bờ, bỗng một đốm sáng xuất hiện trên bầu trời.
Hồi chuông báo đông vừa dứt, máy bay địch đã tới. Nó dùng đèn pha chiếu thẳng vào tàu 69. Ánh sáng hồ quang của đèn pha làm cho một mảng sáng xuất hiện lên xanh lét. Ánh sáng tiếp tục quay vòng xung quanh tàu 69. Ẩn suy nghĩ căng thẳng. Nó sẽ làm gì tiếp nữa. Nó sẽ gọi tàu chiến đấu, hay chúng nó đã phục sẵn ở đâu đó ! Phải làm gì ?...
Ẩn gọi đồng chí bào vụ tới, đọc điện báo cáo gấp về sở chỉ huy « Báo cáo, chúng tôi đang bị máy bay địch bám ».
Máy bay địch mở rộng vòng lượn rồi biến mất. Lát sau nó tới thả một dãy pháo sáng thẳng hướng Hòn Khoai. Màu sơn trắng của con tày 69 lộ ra trên mặt biển đen thẫm, không còn chi tiết nào giấu giếm được.
Tàu 69 vẫn chạy theo hướng dãy pháo sáng như có ý để cho máy bay địch nhìn thấy mình. Đúng lúc máy bay địch vòng ra xa, nó lập tức chạy ngoặt vào phía bờ.
Khoảng 10 phút sau, máy bay địch tiếp tục thả một vệt pháo sáng nữa theo hướng cũ. Rõ ràng chúng mắc mưu thuyền trưởng Ẩn.
Máy tàu rung mạnh như con ngựa chạy hết sức mình, nó chồm lên từng đợt sóng. Mặc dầu chưa nhìn rõ rừng đước nhưng hương vị thoang thoảng của nó đã đến với cảm giác của các thủy thủ. Họ khấp khởi mừng thầm : sắp qua được đoạn đường nguy hiểm.
Máy bay địch mất hút mục tiêu, nó vội vã tuôn pháo sáng rộng ra xung quanh có ý tìm kiếm. Một lần nữa, màu trắng lốp của tàu 69 lại lồ lộ ra trên cái « phông » đen thẫm của mặt biển.
Bé nhận lệnh của thuyền trưởng : tháo cầu chì, mở hết công suất. Tàu chạy rất nhanh theo ven bờ về phía Rạch Gốc. Trong đầu thuyền trưởng hiện ra những hình ảnh ngắn ngủi như những ánh chớp « Tàu địch phục kích xuất hiện », « máy bay địch thả bom »,« Tàu ta không gặp anh em bến » ..
- Cửa Vàm !
- Cửa Vàm đây rồi !
Tiếng của Biết và tiếng của ai đó nữa hét to. Thuyền trưởng Ẩn gạt tay chuông hạ lệnh ngừng lại.
Tàu chạy chầm chậm rẽ vào cửa Vàm. Những ánh chớp màu gạch phát ra từ chiếc tam bản, cách mũi tàu không xa. Thuyền trưởng nhận được đó là tín hiệu của bến. Anh gọi to :
- Các đồng chí ơi ! Thôi .. thôi đừng bật lửa nữa. Chng tôi thấy rồi.
Nghe thấy đã liên lạc được với bến giống như được uống một liều thuốc an thần hiệu nghiệm, hệ thống thần kinh của mọi người đang căng thẳng bỗng trở lại dễ chịu. Tiếng cười, tiếng nói lại vọng lên khắp các vị trí trên tàu.
Tàu 69 rẽ vào cái rạch nhỏ kín đáo. Nghe tiếng nổ « bụp bụp » tiếp đó là một chùm ánh sáng đu đưa ở trên không, thuyền trưởng Ẩn nói vui :
- Giôn-xơn tử tế quá, soi đèn cho chúng mình vào tận bến.
ĐI THEO CÁC VÌ SAO
1
Đoàn 125 phải tạm ngừng hoạt động vào giữa thời kỳ đất nước ta có nhiều sự kiện trọng đại nhất. Bác Hồ kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hạ quyết tâm : quyết đánh, quyết thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở miền Nam và quyết đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của chúng ở miền Bắc. Phong trào thi đua « Làm theo lời Bác », « Thanh niên ba sẵn sàng », « Phụ nữ ba đảm đang », « Tay búa tay súng », « Tay liềm tay súng » .. lôi cuốn hàng triệu người sãn sàng hy sinh vì nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước. Hầu như ngày nào trên trang các báo cũng dày đặc những tấm gương kiên cường, dũng cảm giết giặc, những trận đánh thắng ở cả hai miển.
Không khí sôi sục chưa từng có của cả nước đặt ra trước đoàn 125 một câu hỏi lớn « Phải làm gì ? ». Anh em thủy thủ nhiều đội tàu đề nghị lên cấp trên xin tình nguyện làm nhiệm vụ mở đường.
Khi được trao nhiệm vụ tiếp tục vận tải chi viện cho Nam Bộ, toàn đoàn 125 , từ thủ trưởng cơ quan đến từ thủy thủ đều hăng hái làm việc không kể ngày đêm để chuẩn bị cho mỗi chuyến đi thật chu đáo. Các đội tàu lao vào việc sơn ngụy trang tàu, xuống hàng .. Cơ quan tham mưu, chính trị làm kế hoạch và kiểm tra công tác chuẩn bị, động viên các đơn vị. Hậu cần tổ chức việc chuển hàng và chuẩn bị cơ sở vật chất cho từng đội tàu .. Công việc nhộn nhịp và bề bộn như sắp bước vào một chiến dịch.
.. Chuyến đi mở đường của giai đoạn mới này, do thuyền trưởng Nguyễn Văn Cứng và chính trị viên Trần Ẩn phụ trách, vào bến Vàm Lũng (Cà Mau) ngày 23-10-1965. Thắng lợi mới ấy hết sức quan trọng, nó chứng minh rằng : nhận định của Thường vụ Đảng ủy Hải quân là chính xác và khôi phục niềm tin trong các thủy thủ. Nhưng chuyến đi ấy chưa đủ sức thuyết phục về phương pháp đi bằng hải thiên văn.
Thủ trưởng đoàn 125 quyết định lựa chọn cán bộ thuyền đi thí điểm một chuyến tiếp theo, để có thể rút ra kết luận vững chắc hơn. Nguyễn Ngọc Ẩn – người thuyền trưởng giỏi về hàng hải, cứng sóng và dũng cảm đã được lựa chọn, đảm nhiệm chuyến đi đó.
Nguyễn Ngọc Ẩn đã cùng đội thuyền của mình đưa được mười chuyến vũ khí vào bến an toán. Ngay trong lớp học bổ túc hàng hải thiên văn cấp tốc do Bộ tư lệnh Hải quân mở, anh là một học viên có quyết tâm học tập rất cao. Học hành mà vất vả đâu có kém một chuyến đi khơi xa. Thời gian vẻn vẹn chỉ có mười ngày, nhưng đòi hỏi mỗi học viên phải tính toán thông thạo. Thật khó có thể « ăn tươi nuốt sống » những kiến thức khá trừu tượng ấy trong thời gian ngắn ngủi như vậy. Anh em cả lớp học, ai cũng mê mải, quên ăn quên ngủ, có ngày học tới 16 giờ để nắm được bài giảng. Riêng Ẩn, cứ hết giờ lên lớp, anh lại tìm chỗ yên tĩnh để nghiền ngẫm lại bài học. Anh thường « khoan sâu » vào kiến thức bằng hàng loạt câu hỏi .. « thế nào ? », « tại sao ? » để tự mình giải đáp, còn điều gì bí ẩn thì hỏi giáo viên. Đôi khi câu hỏi của anh vượt cả thời gian cho phép, giáo viên đã phải nhắc « anh hãy công nhận như thế đã, còn tại sao thì không đủ thời gian để giải đáp ». Tuy vậy, sự suy nghĩ không chịu xuôi chiều đã giúp Ẩn hiểu sâu bài giảng hơn.
Trong thời gian học căng thẳng, sức khỏe của Ẩn giảm sút, bệnh đau dạ dày nặng thêm, buộc anh phải vào bệnh viện. Trong balô của Ẩn đã giấu quyển với ghi bài ở lớp học và một bản đồ thiên văn. Cứ sau giờ khám bệnh, làm thuốc xong, anh lại ôn bài. Những ngày học giấu giếm các thầy thuốc, anh hiểu ra nhiều điều mà khi ở lớp vẫn còn trong dấu hỏi. Anh vững tin hơn ở kiến thức mới sẽ giúp anh chuyến đi sắp tới kết quả.
Nghiệm trong đời mình : lòng tin và đức tính kiên trì phấn đấu đã giúp anh vươn tới hoàn thành mọi nhiệm vụ của cách mạng giao cho. Là một đứa trẻ mồ côi mẹ, bố đi hoạt động cách mạng, đã giao lại cho bà cô nghèo nuôi; đến năm 16 tuổi, Ẩn đã phải vào làm công nhân ở xưởng Ba Son để kiếm sống. Từ lâu anh đã ước ao theo con đường và sự nghiệp của cha mình, nhưng sống giữa vùng địch, không có người dẫn dắt.
Những ngày làm thợ (1947), Ẩn được anh Ph công nhân lớn tuổi rất yêu mến. Trong lúc tâm sự, Ẩn được biết Ph. vốn là du kích ở Tân An, vì đời sống khó khăn đã bỏ nhiệm vụ, tới Sài Gòn làm ăn. Nghe Ph. thì thầm kể lại chuyện sinh hoạt và chiến đấu của du kích, Ẩn càng nóng lòng muốn thoát khỏi cái công binh xưởng của giặc Pháp. Nhiều lần anh vận động anh Ph. trở lại với đội du kích. Lúc đầu anh Ph. ngần ngại, cuối cùng, do nhiệt tình của Ẩn đã thôi thúc đã thôi thúc Ph. phải nghĩ lại.
Hai anh em đã trốn ra khỏi xưởng Ba Son, trở về vùng giải phóng.
Vừa ở vùng địch ra, đã bị công an bắt giam hơn 3 tháng, vì không có chứng thực cho các anh là người lương thiện. Khi công an xác mình là người tốt, được trả tự do, Ẩn tình nguyện nhập vào đội du kích xã Tân An. Từ ngày đó, mặc dầu phải làm thuê, làm mướn vất vả nhưng anh vẫn say mê với nhiệm vụ chiến đấu. Một lần, Ẩn được trao nhiệm vụ dẫn đường cho bộ đội chủ lực, anh đã năn nỉ với người chỉ huy xin nhập ngũ. Trở thành chiến sĩ bộ đội chủ lực, anh đã chiến đấu trên khắp chiến trường miền Đông Nam Bộ cho tới ngày ra tập kết ở miền Bắc.
Năm 1961, anh được chuyển về Hải quân. Do tinh thần trách nhiệm, ham học hỏi, Ẩn đã trở thành một thuyền trưởng đáng tin cậy.
.. Nằm ở bệnh viện, những đêm nào dạ dày bớt đau, Ẩn lại trốn khỏi gi.ường bệnh để tập bài thiên văn.
Một lần, vào một đêm trời đầy trăng sao, Ẩn lặng lẽ ra giữa cánh đồng, trải bản đồ Thiên văn ra trước mặt, rồi ngắm nhìn bầu trời một lượt. Anh dừng mắt ở cụm sao Thần Nông rồi chuyển sang nhận diện chùm sao Phi Mã .. Anh say mê ngắm những chấm sáng li ti trên bầu trời rồi lại rọi đèn soi vào bản đồ sao, cứ thế quên cả thời gian.
Khi trở về, trời quá khuya, gặp chị y sĩ trực đi kiểm tra nơi ngủ của bệnh nhân, chị y sĩ tỏ thái độ nghiêm khắc, nói :
- Chúng tôi yêu cầu anh giữ kỷ luật bệnh viện. Anh bỏ đi chơi khuya như vậy, điều trị còn có ý nghĩa gì nữa.
Ẩn đứng lặng, như một cậu học trò bị cô giáo quở trách không biết thanh minh làm sao cho chị y sĩ hiểu ý nghĩa công việc mình vừa làm.
.. Mọi việc chuẩn bị cho chuyến đi đã xong, thuyền trưởng Ẩn ra đứng ở mũi tàu, ngước nhìn lên vòm trời. Những vạt mây tầng tầng lớp lớp màu xám đang di động. Gió mùa đông bắc có triệu chứng tăng dần. Vùng biển đã vắng cánh chim hải âu, có lẽ loài chim này cũng biết tránh những cơn gió rét.
Ẩn quan tâm nhiều đến thời tiết, anh ít để ý tới sóng lớn tăng dần, vì đó là điều kiện từ lâu đoàn 125 đã chấp nhận, nhưng những đám mây kia sẽ che mất « cặp mắt » của người bạn dẫn đường.
Ẩn thấy lạnh, anh vào buồng ngủ tìm thêm áo ấm thì nghe tiếng hỏi :
- Tìm gì thế ?
Ẩn không ngoảnh lại. Anh vừa xếp lại quần áo vừa than phiền :
- Quái lạ ! Cái áo len ban chiều của mình đi lao động bỏ vào đây mà tìm không ra, hay là mình bỏ quên ở chỗ nào.
- Khỏi phải tìm, lấy áo của tôi mà mặc.
Lúc đó Ẩn mới biết người đang nói chuyện với mình là đoàn trưởng Hồng Phước. Ẩn quay lại, đứng nghiêm :.
Thấy anh Hồng Phước đang cởi áo len, Ẩn giữ lại và từ chối :
- Sức anh yếu, đi về cảm lạnh mất.
- Không sao. Ở nhà mình mặc thế nào cũng xong.
Nghe tiếng nói của Thiếu tướng Tạ Xuân Thu ở ngoài buồng lái, hai anh em trở ra.
Các thủy thủ đứng xúm quanh Thiếu tướng Chính ủy Hải quân.
Chính ủy đang căn dặn về mục đích, yêu cầu của chuyến đi và nhấn mạnh việc giữ gìn khí tiết khi bị địch bắt, rồi tặng anh em cuốn « Bất khuất » của đồng chí Nguyễn Đức Thuận. Rõ ràng cấp trên đã nghĩ nhiều tới khả năng chiến đấu trên biển và tình huống xấu nhất phải phá tàu.
Từ những ngày chuẩn bin của chuyến đi, anh em thủy thủ tàu 69 đã chuẩn bị tư tưởng khá kỹ, nhưng đứng trước tình cảm của các cán bộ lãnh đạo quân chủng và đoàn vừa bộc lộ làm cho Ẩn bồi hồi xúc động.
Khi các vị khách đã rời khỏi tàu, Ẩn trở lại buồng tìm áo len. Nhìn thấy chiếc áo len của đòan trưởng Hồng Phước đặt gọn nhẹ trên mặt bàn, Ẩn lẩm bẩm « Khổ quá. Anh ấy có một cái áo len.. rét thế này ..».
Ngoài trời, gió bấc rú lên từng hồi. Khí lạnh thấm vào người, Ẩn bỗng rùng mình. Anh vội vàng mặc cái áo len của đoàn trưởng để lại, rồi trở ra đứng cạnh chiến sĩ hàng hải và hạ lệnh nhổ neo.
Hoàng Thanh Loan, chiến sĩ hàng hải, gạt tay chuông. TIếng chuông rền trong khoang máy,. Ngay sau đó, tiếng cuốn xích neo kêu cót két ; máy rung rung, con tàu rời bến lao vào bóng đêm.
Mọi chuyến đi trước đây trên đoạn đường qua vịnh Bắc bộ, Ẩn được rảnh rang nghỉ ngơi, chuyến này khác hẳn. Ngay từ lúc tàu đi được vài chục hải lý, anh đã cầm máy đo thiên văn, chuẩn bị đoán những vì sao dẫn đường. Liệu những « bạn bè » quen thuộc ấy có hé mắt nhìn nhau đêm nay không ? Anh tựa lưng vào hàng lan can, hai tay giữ ống kính đặt trên ngực, mắt đăm đăm nhìn về hướng bắc. Mỗi lần vết rạn nứt của tầng mây đen hé ra một vệt sáng mờ mờ cũng làm anh hồi hộp hy vọng. Nhớ lại những đêm trời trong, chỉ cần hướng mắt về phương Bắc là có thể nhìn thấy ngay chùm sao có hình con gấu có cái đuôi dài. Nhưng bây giừ những vệt sáng vừa hiện ra, lại bị những tảng mây khác đè lên. Mãi tới gần sáng, chùm Đại Hùng Tinh mới lóe ra giây lát. Anh vội vàng đưa ống kính lên, nhưng chỉ chộp được sao Anpha. Thế cũng được ! Anh tự an ủi. Ngay lúc đó, nỗi lo khác lại hiện ra. Ngày mai không bắt được ánh mặt trời thì tính sao đây.
Ẩn vào buồng lái. Mùi tanh nồng xộc lên mũi, thứ mùi vị anh thường gặp khi sóng lớn. Nhìn thuyền phó Võ Dáng đang ghi nhật ký tàu, thỉnh thoảng lại cúi đầu xuống cái chậu, cậu Loan vừa lái tàu vừa lấy tay áo quệt nhớt rãi ứa ra miệng, Ẩn biết anh em yếu sóng lúc này đang phải chịu cực hình. Anh cố tìm chỗ khô ráo trong buồng lái để ngả lưng một chút.
Tiếng sóng va vào mạn tàu, quyện trong tiếng ồn áo của biển cả. Âm thanh quen thuộc ấy khơi gợi sự suy nghĩ của thuyền trưởng tới đoạn đường có nhiều thử thách, anh không chợp mắt nổi.
Sớm nay, tàu 69 đã đi ngang đảo Hoàng Sa. Từ đây trở đi là khu vực địch hoạt động mạnh. Anh em đã được phổ biến tình hình ấy từ ở nhà. Nhiều người không phải phiên trực cũng đứng lên trên đài quan sát, hoặc thỉnh thoảng lại chạy tới ngó vào buồng hàng hải một lát, chừng như chỉ để nhìn thuyền trưởng một chút cho lòng dạ đỡ bồn chồn. Chưa bao giờ họ đi trên con đường lạ lùng như thế này. Bốn năm ngày lênh đênh chỉ thấy trời với nước, không có bóng dáng một hòn đảo nhỏ, một con thuyền. Liệu đi bằng phương pháp thiên văn có vào được bến không ? Họ gửi gắm vào việc đo mặt trời, đo sao , loại việc chỉ có thuyền trưởng, thuyền phó biết.
Qua ánh mắt, cử chỉ của anh em, thuyền trưởng Ẩn biết họ đang chờ đợi mình. Anh rất mừng, việc đo thiên thể mấy ngày qua đã tiến hành được thuận lợi.
Ẩn vừa ngồi vào bàn, định ghi nhật ký hành trình, đã nghe tiếng của báo vụ trưởng Đoàn Văn Biết từ trên đái quan sát báo cáo :
- Có tàu, chưa rõ loại, đi ngược chiều, mạn trái 30 độ.
- Màu gì ?
- Trắng.
Ẩn hạ lệnh đè lái phải 15 độ.
Chiếc tàu loại lớn sơn trắng toát, như từ dưới nước vừa mọc lên khỏi đường chân trời, mỗi lúc một lớn dần.
Ẩn hạ ống nhòm xuống rồi thở dài nhẹ nhõm :
- Tàu buôn,
Từ lúc gặp chiếc tàu buôn, khoảng 9 giờ tới 14 giờ, tình huống diễn ra liên tục, lúc gặp tàu buôn đi ngược chiều, lúc khu trục hạm địch đi cắt phía sau. Báo động và báo động làm cho cả đơn vị mệt nhoaì.
Khi vắng bóng tàu thuyền trong khu vực tàu 69 đang đi, Ẩn xuống buồng hàng hải ghi nhật ký. Tàu lắc mạnh làm cho dòng viết của anh nguệch ngoạc :
«- 8 giờ ngày 6-11, sóng cấp 6. Gió tạt mạn phải 15 độ. Tốc độ tàu 10 hải lý/giờ.
-9 giờ, một tàu buôn đi mạn trái 30 độ, ngược chiều tàu ta. Sau 20 phút lại có một tàu buôn khác, ngược chiều trùng hướng. Ta đè lái phải 15 độ để tránh. 9 giờ 30 phút , tàu ta trở lại hướng cũ.
- 10 giờ một máy bay vận tải từ hướng Philippin tới, độ cao 3.000 mét, qua mạn phải.
- … “.
Viết xong, Ẩn cất bút vào ngăn kéo rồi đi về phía mặt khoang. Những thủy thủ trẻ ngồi xúm quanh Nguyễn Văn Bé – anh chàng thợ máy có dáng người như quả chuối mắn với biệt danh « Bé lùn », « cây » vui nhộn của đội tàu.
Câu chuyện gì đó Bé vừa kể làm cho anh em cười như nắc nẻ. Ẩn đến đúng lúc Bé lùn mở đầu câu chuyện khác :
- Năm ngoái, ở đoàn ta có một thuyền trưởng bị ngồi tù vì buôn lậu ..
Ngoảnh sang bên cạnh thấy thuyền trưởng, tự nhiên Bé cười rũ rượi :
- Chính ông này – Bé chỉ vào Ẩn – để ổng nói bọn bay nghe,
- Mày cũng lại bôi bác ..
Ẩn phá lên cười vì một giai thoại do thuyền trưởng Phước lém lỉnh dựng lên.
Hồi ấy, các đội thuyền 125 còn ở Hải Phòng, mỗi khi rảnh việc, một số cán bộ thuyền trưởng ra nhà chính trị viên Đức chơi. Một lần đúng vào thời kỳ Ẩn bận rộn vào những chuyến đi liên tục, mấy tháng không ra nhà Đức, chị Tr (vợ Đức) hỏi « Lâu lắm không thấy anh Ẩn tới ? ». Thuyền trưởng Phước tỉnh khô trả lời « Tội nghiệp nó. Nó ngồi tù cả tháng rồi mà chị không hay ư ? ». « Trời ! Sao anh ấy lại ngồi tù ? ». « Buôn thuốc phiện lậu chứ sao ? ». « Rõ tội nghiệp chưa. Ai có thể ngờ được người hiền khô như thế mà dám làm vậy ? ». Chị Tr đinh ninh là Ẩn bị tù thật. Khoảng tháng sau, Ẩn cùng vài anh em đến nhà Đức, vừa tới cửa, chị Tr đã trách Ẩn : « Anh có túng thiếu thì nhờ bạn bè giúp, việc chi mà phải đi buôn lậu ..». Chị Tr chưa kịp nói hết câu, anh em đã cười ầm lên.
.. Những câu chuyện vui đã tiêu bớt nỗi lo lắng đang diễn ra trên đường dài.
Chập tối hôm đó, tàu đến điểm chuyển hướng. Đoạn đường từ lúc tàu chuyển hướng không khác giai đoạn vượt cửa mở của trận đánh đồn. Ngay từ lúc chuyển hướng, tất cả thuỷ thủ đã vào vị trí sẵn sàng chiến đấu. Các thủy thủ đều chăm chú theo dõi những hiện tượng trước mắt.
Miên – thủy thủ kỳ cựu, nằm bên cạnh chiến sĩ trẻ Cao Sĩ Thập, từ nãy đến giờ vẫn tâm sự với nhau.
Miên nói :
- Chuyến đi ấy bị mắc cạn ở cửa Vàm Lán Cháo. Đây là vùng quê mình. Tuy đã xa gia đình 10 năm rồi, nhớ lắm, nhưng mình biết khó có điều kiện để gặp dù chỉ là một người thân
Miên ngừng lại, khi thoáng thấy một đốm sáng sao, rồi lại chậm rãi kể tiếp :
- Cậu biết rồi đó. Công việc của mình phải hết sức bí mật, dù gặp người thân thiết nhất cũng phải né tránh, sợ gặp rồi làm lộ bí mật thì hỏng việc lớn. Mình và bác Đấu được cử lên bờ liên lạc với cán bộ địa phương vận động nhân dân cho mượn lưới để ngụy trang tàu. Vừa ở lối rẽ ra mình thấy ba mình đi ngược chiều. Trong bụng dạ mình cứ rối lên, vui mừng xen lẫn với lo lắng. Ba còn sống, mạnh khỏe thì mừng quá sá, nhưng gặp bây giờ ông cụ mà nhận ra thì lộ con tàu của mình vừa ở miền Bắc vào. Mình tự nhiên nảy ra cái hy vọng kỳ quặc : đi xa lâu rồi chắc ông không nhận ra mình. Ngay lúc đó, ba mình kêu « Thằng Miên dô bao giờ con ? » rồi ổng giang rộng cánh tay như định ôm lấy mình. Mình chẳng còn hiều lúc đó mình suy nghĩ ra sao, mình đã không kêu « Ba » một cách vui mừng, mà mình đã nói một câu lạnh lùng « Có lẽ bác lầm ». Mình đã nói với ba mình như vậy, có tội không. Khi mình lặng lẽ đi qua mặt ông già, ông già mặt tái ngắt, tay bỏ thõng run run, rồi ba mình nói từng tiếng rời rạc « mày .. mày đúng là thằng Miên, mày vô nhân .. bạc nghĩa .. đi chừng ấy năm đã quên công cha mày. Mày .. là .. đồ .. bỏ ». Lúc đó tai mình cứ ù lên không còn nghe rõ ông già nói gì nữa và nước mắt mình cứ tuôn ra.
Gần một năm sau, nhân vào bến gần nhà, mình được cấp trên cho phép về thăm nhà. Trông thấy mình bước vào ngõ, ba mình té ra ngất xỉu. Khi tỉnh dậy, ổng nhìn mình bằng con mắt giận dữ. Ổng nói « Mày không phải là con tao, còn về cái đất này làm chi nữa ..». Cực quá, không biết nói sao cho ông già thông cảm, nhiệm vụ của mình phải giữ bí mật như thế ..
Tiếng chuông báo động cắt ngang câu chuyện của Miên. Mọi người im lặng. Tiếng máy tàu nghe vang dội lạ thường. Thuyền trưởng đi một vòng kiểm tra các vị trí và nhắc nhở mọi người chú ý quan sát.
Miên nhìn thấy phía sau mạn phải tàu của mình có chiếc tàu lớn chắc là tàu buôn có nhiều đèn điện sáng lấp lánh. Lát sau thấy phía mạn trái có ba đốm sáng cách đều đang di động. Anh định báo cáo đã thấy tiếng thuyền trưởng nói to :
- Chú ý có tàu địch.
Tàu 69 chạy tốc độ lớn nhất, cố chạy song song bên mạn tàu buôn, để tránh quan sát tàu địch.
Những chấm sáng trên tàu địch lùi dần vào bóng đêm.
Tàu 69 đã rời khỏi tuyến đường của chiếc tàu buôn rồi tắt hết đèn chuyển hướng vào Cà Mau.
Thuyền trưởng Ẩn vừa bàn bạc với chính trị viện Huyền cách xử trí tình huống có thể gặp trong đoạn đường tới, tự nhiên trong óc anh duyệt lại từng thủy thủ trẻ mới bổ sung cho đội, xem có điều gì phải giúp đỡ họ khi chiến đấu xảy ra.
Trước khi đi chuyến này, Ẩn biết có đội tàu không muốn nhận « lính nghĩa vụ », họ không tin anh em trẻ có thể hoàn thành nhiệm vụ. Đến đây đã có ít nhiều thực tế để kiểm tra điều đó. Chiến sĩ hàng hải Hoàng Thanh Loan chuyến đầu say sóng nằm liệt, chuyến này cậu ấy lại tình nguyện xin đi, và bằng hành động, Loan đã chiếm được sự tin cậy của đội, mặc dầu bị say sóng nhưng vẫn làm tốt những phiên trực của mình. Thủy thủ Cao Sĩ Thập trẻ tuổi nhất đội, chịu sóng gió, việc gì cũng lăn vào và làm tốt không kém gì các thủy thủ lão luyện .. Kiểm lại toàn đội, Ẩn vững lòng tin, nếu gặp tình huống phức tạp, anh em có thể khắc phục được,
Mặt biển vẫn vắng lạnh. Những lớp sóng gợn lên vệt sáng vòng vèo mờ ảo quanh thân tàu. Hy vọng tàu sẽ vào bến an toàn đang bừng lên trong anh em, Họ đang căng mắt hướng về phía bờ, bỗng một đốm sáng xuất hiện trên bầu trời.
Hồi chuông báo đông vừa dứt, máy bay địch đã tới. Nó dùng đèn pha chiếu thẳng vào tàu 69. Ánh sáng hồ quang của đèn pha làm cho một mảng sáng xuất hiện lên xanh lét. Ánh sáng tiếp tục quay vòng xung quanh tàu 69. Ẩn suy nghĩ căng thẳng. Nó sẽ làm gì tiếp nữa. Nó sẽ gọi tàu chiến đấu, hay chúng nó đã phục sẵn ở đâu đó ! Phải làm gì ?...
Ẩn gọi đồng chí bào vụ tới, đọc điện báo cáo gấp về sở chỉ huy « Báo cáo, chúng tôi đang bị máy bay địch bám ».
Máy bay địch mở rộng vòng lượn rồi biến mất. Lát sau nó tới thả một dãy pháo sáng thẳng hướng Hòn Khoai. Màu sơn trắng của con tày 69 lộ ra trên mặt biển đen thẫm, không còn chi tiết nào giấu giếm được.
Tàu 69 vẫn chạy theo hướng dãy pháo sáng như có ý để cho máy bay địch nhìn thấy mình. Đúng lúc máy bay địch vòng ra xa, nó lập tức chạy ngoặt vào phía bờ.
Khoảng 10 phút sau, máy bay địch tiếp tục thả một vệt pháo sáng nữa theo hướng cũ. Rõ ràng chúng mắc mưu thuyền trưởng Ẩn.
Máy tàu rung mạnh như con ngựa chạy hết sức mình, nó chồm lên từng đợt sóng. Mặc dầu chưa nhìn rõ rừng đước nhưng hương vị thoang thoảng của nó đã đến với cảm giác của các thủy thủ. Họ khấp khởi mừng thầm : sắp qua được đoạn đường nguy hiểm.
Máy bay địch mất hút mục tiêu, nó vội vã tuôn pháo sáng rộng ra xung quanh có ý tìm kiếm. Một lần nữa, màu trắng lốp của tàu 69 lại lồ lộ ra trên cái « phông » đen thẫm của mặt biển.
Bé nhận lệnh của thuyền trưởng : tháo cầu chì, mở hết công suất. Tàu chạy rất nhanh theo ven bờ về phía Rạch Gốc. Trong đầu thuyền trưởng hiện ra những hình ảnh ngắn ngủi như những ánh chớp « Tàu địch phục kích xuất hiện », « máy bay địch thả bom »,« Tàu ta không gặp anh em bến » ..
- Cửa Vàm !
- Cửa Vàm đây rồi !
Tiếng của Biết và tiếng của ai đó nữa hét to. Thuyền trưởng Ẩn gạt tay chuông hạ lệnh ngừng lại.
Tàu chạy chầm chậm rẽ vào cửa Vàm. Những ánh chớp màu gạch phát ra từ chiếc tam bản, cách mũi tàu không xa. Thuyền trưởng nhận được đó là tín hiệu của bến. Anh gọi to :
- Các đồng chí ơi ! Thôi .. thôi đừng bật lửa nữa. Chng tôi thấy rồi.
Nghe thấy đã liên lạc được với bến giống như được uống một liều thuốc an thần hiệu nghiệm, hệ thống thần kinh của mọi người đang căng thẳng bỗng trở lại dễ chịu. Tiếng cười, tiếng nói lại vọng lên khắp các vị trí trên tàu.
Tàu 69 rẽ vào cái rạch nhỏ kín đáo. Nghe tiếng nổ « bụp bụp » tiếp đó là một chùm ánh sáng đu đưa ở trên không, thuyền trưởng Ẩn nói vui :
- Giôn-xơn tử tế quá, soi đèn cho chúng mình vào tận bến.