- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Người A và người B trò chuyện cùng nhau. Người A nói: “Tự mãn là nhược điểm của tôi”. Người B nói: “Nhưng đó lại là ưu điểm của tôi”.
Nếu biết cách phát huy như người B, việc tự mãn sẽ không gây ra bất kì điều gì tiêu cực cho bạn.
Nguồn cảm hứng “ảo”
Những người tự mãn thường là những người có tài. Bởi vì khi họ làm được điều gì đó, họ mới cảm thấy kiêu hãnh. Đó là cảm xúc tự nhiên ở mỗi chúng ta. Dù cho họ khiêm tốn bên ngoài đến đâu thì thẳm sâu trong họ cũng có đôi chút tự hào. Sự tự mãn này sẽ là một cảm xúc tích cực giúp họ làm được nhiều điều hơn thế, nếu họ biết tận dụng. Vì những người tự mãn về khả năng của mình luôn có cảm giác rằng, họ tài giỏi, họ có thể làm được nhiều thứ. Nếu giữ được nguồn cảm hứng đó và bắt tay vào thực hiện mục tiêu, khả năng thành công là rất cao.
“Chất xúc tác” từ dư luận
Khi bạn tự mãn, sẽ có nhiều người không đồng tình. Họ cho rằng bạn không hề giỏi, chẳng qua bạn “ăn may”. Nhiều người sẽ ghét ngầm và tìm cách để hạ bệ bạn. Điều này sẽ thôi thúc bạn, khiến bạn không thể đứng yên tại chỗ mà hài lòng với những gì đã có. Bạn sẽ tìm cách chứng minh với mọi người rằng họ đã sai, và bạn có tài năng thật sự chứ không hề ảo tưởng như họ nghĩ. Đôi khi nên cảm ơn những người ghét bạn, vì nhờ họ, bạn càng lúc càng đạt được nhiều thứ. Nếu mọi thứ quá êm đềm, chắc gì bạn chịu cố gắng đến cùng?
Áp lực không cho phép bạn thất bại
Sự tự mãn dễ khiến bạn mắc phải sai lầm. Và chính những điều đó là bài học đắt giá cho bạn. Khi đã nếm trải kinh nghiệm, bạn sẽ dễ dàng bứt phá hơn. Những người tự mãn thường rất cầu toàn. Họ không cho phép bản thân mình thất bại và bỏ cuộc. Nên những lúc họ tuột dốc, họ sẽ có dịp nhìn lại mình và biết “tự mãn” đúng cách.
Tự mãn nhưng phải biết lắng nghe
Bạn có quyền tự hào về những gì bạn làm được, nhưng không nên bác bỏ ý kiến từ người khác. Một người tự mãn nhưng biết lắng nghe, họ sẽ luôn giữ vững thành công của mình. Ngược lại, nếu điều gì bạn cũng cho là đúng, bạn rất dễ bị người khác nắm được điểm yếu và bạn sẽ “lụi tàn” nhanh chóng. Góp ý của người khác sẽ là chiếc “chìa khóa vàng” giúp bạn thành công. Một người không thể làm nên chuyện, nhưng nhiều người cùng gộp ý tưởng lại, cho dù bạn có tự mãn đến đâu đi nữa thì mọi người đều phải công nhận khả năng của bạn.
Nếu biết cách phát huy như người B, việc tự mãn sẽ không gây ra bất kì điều gì tiêu cực cho bạn.
Những người tự mãn thường là những người có tài. Bởi vì khi họ làm được điều gì đó, họ mới cảm thấy kiêu hãnh. Đó là cảm xúc tự nhiên ở mỗi chúng ta. Dù cho họ khiêm tốn bên ngoài đến đâu thì thẳm sâu trong họ cũng có đôi chút tự hào. Sự tự mãn này sẽ là một cảm xúc tích cực giúp họ làm được nhiều điều hơn thế, nếu họ biết tận dụng. Vì những người tự mãn về khả năng của mình luôn có cảm giác rằng, họ tài giỏi, họ có thể làm được nhiều thứ. Nếu giữ được nguồn cảm hứng đó và bắt tay vào thực hiện mục tiêu, khả năng thành công là rất cao.
“Chất xúc tác” từ dư luận
Khi bạn tự mãn, sẽ có nhiều người không đồng tình. Họ cho rằng bạn không hề giỏi, chẳng qua bạn “ăn may”. Nhiều người sẽ ghét ngầm và tìm cách để hạ bệ bạn. Điều này sẽ thôi thúc bạn, khiến bạn không thể đứng yên tại chỗ mà hài lòng với những gì đã có. Bạn sẽ tìm cách chứng minh với mọi người rằng họ đã sai, và bạn có tài năng thật sự chứ không hề ảo tưởng như họ nghĩ. Đôi khi nên cảm ơn những người ghét bạn, vì nhờ họ, bạn càng lúc càng đạt được nhiều thứ. Nếu mọi thứ quá êm đềm, chắc gì bạn chịu cố gắng đến cùng?
Áp lực không cho phép bạn thất bại
Sự tự mãn dễ khiến bạn mắc phải sai lầm. Và chính những điều đó là bài học đắt giá cho bạn. Khi đã nếm trải kinh nghiệm, bạn sẽ dễ dàng bứt phá hơn. Những người tự mãn thường rất cầu toàn. Họ không cho phép bản thân mình thất bại và bỏ cuộc. Nên những lúc họ tuột dốc, họ sẽ có dịp nhìn lại mình và biết “tự mãn” đúng cách.
Tự mãn nhưng phải biết lắng nghe
Bạn có quyền tự hào về những gì bạn làm được, nhưng không nên bác bỏ ý kiến từ người khác. Một người tự mãn nhưng biết lắng nghe, họ sẽ luôn giữ vững thành công của mình. Ngược lại, nếu điều gì bạn cũng cho là đúng, bạn rất dễ bị người khác nắm được điểm yếu và bạn sẽ “lụi tàn” nhanh chóng. Góp ý của người khác sẽ là chiếc “chìa khóa vàng” giúp bạn thành công. Một người không thể làm nên chuyện, nhưng nhiều người cùng gộp ý tưởng lại, cho dù bạn có tự mãn đến đâu đi nữa thì mọi người đều phải công nhận khả năng của bạn.
Theo Mực Tím