Câu hỏi ôn thi tư tưởng Hồ Chí Minh - Phần IV

xuanhung_xd9

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/12/2011
Bài viết
1.979
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN 22 CÂU ÔN TẬP TT HCM



>>> câu hỏi thi môn tư tưởng HCM - có đáp án
>>> đáp án câu hỏi thi tư tưởng Hồ Chí Minh - Phần I
>>> Câu hỏi ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh - Phần II
>>> Câu hỏi ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh - Phần III


Câu 19: Trình bày quan điểm của HCM về các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng.
Các nguyên tắc, qui định trong sinh hoạt Đảng có vai trò quan trọng đảm bảo giữ vững bản chất của Đảng, cũng như ngày càng nâng cao bản lĩnh chính trị, hiệu quả lãnhđạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. ĐCS VN hoạt động theonhững nguyên tắc tổ chức cơ bản sau:
a. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Đâylà thuộc tính vốn có trong bản chất của các Đảng CM.
- Nắmvững quan điểm đó của CN Mác-lênin HCM đã làm rõ nội dung các thành tố tậptrung dân chủ đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa chúng.
- Tậptrung trong Đảng nghĩa là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấptrên…
- Dânchủ là vốn quí của nhân dân, chế độ của nhà nước ta là chế độ dân chủ à tư tưởng phải tự do, mọi người có quyền bàytỏ tư tưởng để tìm ra chân lý nhưng khichân lý đã được tìm ra thì phải là người thực hiện chân lý ấy.
- Tậptrung và dân chủ là 2 mặt của mối quan hệ gắn bó, thống nhất với nhau. Dân chủđể đi đến tập trung chứ không phải dân chủ để đi đến phân tán, tuỳ tiện, vô tổchức. Tập trung phải trên cơ sở dân chủ chứ không phải tập trung theo kiểu quanliêu, độc đoán, chuyên quyền.
à Đây là nguyên tắc quan trọng quyết định bảnchất của Đảng, và trong thực tế lãnh đạo là 1 yêu cầu nghiêm ngặt. theo đó,thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng là một điều kiện bảođảm cho những thắng lợi.
b. Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụtrách
- Ngườicho rằng nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là nguyên tắc lãnh đạocủa Đảng, Người coi tập thể lãnh đạo là dân chủ, còn cá nhân phụ trách là tậptrung, tức là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là dân chủ tập trung.
- Tậpthể lãnh đạo, cá nhân phụ trách vì:
+ Tậpthể lãnh đạo vì một người dù tài giỏi đến mấy cũng chỉ nhìn rõ một vài mặt của vấn đề à phải lấy ý kiến tập thể mới nhìn rõ bản chấtcủa sự việc, mà có thấy rõ khắp mọi mặt, thì vấn đề ấy mới được giải quyết chuđáo, khỏi sai lầm.
+Việcgì đã bàn bạc kĩ lưỡng, kế hoạch rõ ràng thì phải giao cho 1 người hoặc mộtnhóm người để thực hiện, như thế công việc mới không bê trễ, không ỷ lại vàongười khác.
- Khithực hiện nguyên tắc này, Người yêu cầu phải phát huy tính chủ động, dám làmdám chịu của từng cá nhân, tránh tình trạng dựa dẫm tập thể, không dám quyếtđoán, không dá, chịu trách nhiệm…
c. Nguyên tắc tự phê bình và phê bình
- Mụcđích của phê bình và tự phê bình là làm cho phần tốt trong mỗi con người đượcphát huy, làm cho mỗi tổ chức tốt lên, phần xấu mất dần đi.
- Ngườicho rằng đây là nguyên tắc SH của Đảng, là luật phát triển của Đảng, là vũ khíđể rèn luyện cho cán bộ Đảng viên và nâng cao trình độ lãnh đạo của Đảng.
-Phương pháp: phê bình việc chứ không phê bình người, phê bình là để giúp đỡnhau hoàn thành tốt nhiệm vụ, và phải được làm thường xuyên, liên tục. Phê bìnhvà tự phê bình thực chất là tạo sự đoànkết trong Đảng, không gây ra mâu thuẫn.
- Tháiđộ phê bình và tự phê bình: trung thực, thẳng thắn, kiên quyết, có văn hoá. Ởđây ta thấy rõ quan điểm nhân đạo phê và tự phê.
d, Nguyên tắc kỉ luật nghiêm minh và tự giácxây dựng đoàn kết thống nhất trong Đảng.
- Sứcmạnh của một tổ chức CS và của mỗi đảng viên còn bắt nguồn từ ý thức tổ chức kỉluật nghiêm minh. Tính nghiêm minh của kỉ luật Đảng đòi hỏi tất cả mọi tổ chức,mọi đảng viên đều phải bình đẳng trước điều lệ Đảng, trước pháp luật nhànước,trước mọi quyết định của Đảng.
- Đảngta là 1 tổ chức gồm những người tự nguyện nên tự giác, gương mẫu trong côngtác, trong cuộc sống là 1 yêu cầu bắtbuộc đối với mọi tổ chức và đảng viên.
- Sựđoàn kết thống nhất của Đảng phải dựa trên cơ sở lý luận của Đảng là CNMác-lênin; cương lĩnh, điều lệ Đảng; đường lối, quan điểm của Đảng; nghị quyếtcủa tổ chức Đảng các cấp.
- Muốnđoàn kết thống nhất trong Đảng , phải thực hanh dân chủ rộng rãi, thường xuyênvà nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, thường xuyên tu dưỡng đạo đức CM,chống chủ nghĩa cá nhân, và các biểu hiện tiêu cực khác…

Câu 20: Phân tích quan điểm của HCMvề vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng? ý nghĩa thực tiễn?
* Vị trí, vai trò:
Trongsuốt cuộc đời hoạt động CM, HCM đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực đạo đức nhất làđạo đức CM. Tư tưởng đạo đức của Người bao quát mọi đối tượng, đề cập đến mọilĩnh vực hoạt động của con người, trên mọi quan hệ XH với phạm vi rộng, hẹpkhác nhau.
- Hìnhthái KT-XH: đạo đức tồn tại độc lập so với tồn tại XH. Nó có tác động trở lạivới tồn tại XH. Nó có thể thúc đẩy XH hoặc ngược lại.
- Chủtịch HCM coi:
+ Đạođức là gốc , là nền tảng của người CM. Người ví đạo đức đối với người CM như làgốc của cây, ngọn nguồn của sông, suối. Với tư cách là gốc, nền tảng thì đạođức là 1 bộ phận vững chắc để các yêu tố khác dựa vào đó tồn tại, phát triển.
+ Đạođức là gốc, nền tảng còn vì sự nghiệp giải phóng dt, giải phóng g/c, giải phóngcon người là 1 công việc hết sức nặng nề, khó khăn. Nếu mỗi người không giữđược đạo đức thì không thể tự giải phóng cho bản thân mình và cho XH được.
+ Đạođức chính là phẩm giá, là thước đo lòng cao thượng của con người. Ai giữ vữngđược đạo đức thì người đó là người cao thượng.
+ Đạođức là nên tảng của CM còn là vì nó xoá bỏ đi nhiều chuẩn mực đạo đức của giaicấp bóc lột.
+ Đạođức có vị trí, vai trò hết sức quan trọng còn là nếu có sự tha hoá về đạo đức,về lối sống của cán bộ đảng viên à lànguy cơ lớn đối với sự tồn vong và phát triển của đất nc.
- Chủtịch HCM cho rằng đạo đức là gốc, là nền tảng nhưng không phải là độc tôn, làđối lập với những yếu tố khác đặc biệt là tài năng. HCM yêu cầu đối với mỗingười thì tài năng và đạo đức phải đi liền với nhau.
- Trênthực tế thì Chủ tịch HCM đã cùng với Đảng ta để lại cho chúng ta1 hệ thống quanđiểm sâu sắc và toàn diện về đạo đức. Bản thân Người là 1 tấm gương về đạo đứcCM. Tư tưởng và tấm gương đạo đức HCM đã trở thành 1 bộ phận quan trọng trongnền tảng tinh thần của XH VN.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Đốivới dân tộc ta, di sản tư tưởng HCM,trong đó có tư tưởng về đạo đức CM là tài sản tinh thần vô giá, là ngọn cờthắng lợi của CM VN.
- HCMđã xác định các tiêu chí rất cơ bản về những đức tính của người CM, đó cũng làphương huớng phấn đấu của mọi người dân VN. Người luôn là tấm gương sáng chomọi người dân noi theo.

Câu 21: PT quan điểm của HCM về các chuẩn mực đạo đứcCM? Liên hệ quá trình rèn luyện tu dưỡng bản thân?

Trả lời:
* Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có 4 chuẩn mực đạođức cách cơ bản.
- Trung với nước, hiếu với dân: Đây là chuẩnmực đạo đức nền tảng, điều chỉnh hành vi giữa cá nhân với cộng đồng. Trung,hiếu là các khái niệm đạo đức truyền thống, nhưng được Hồ Chí Minh sử dụng vàđưa vào những nội dung mới.
+) Trung với nước: yêu nước, gắn liền với yêuChủ nghĩa xã hội; trung thành với lý tưởng, con đường cách mạng mà đất nước,dân tộc đã lựa chọn; có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
+) Hiếu với dân: Thương dân, quý dân, lấy dânlàm gốc; chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân một cách tự giác; đấutranh giải phóng quần chúng nhân dân để dân trở thành người chủ và làm chủ.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: Đâylà chuẩn mực đạo đức trung tâm, điều chỉnh hành vi ứng xử trong cuộc sống hàngngày của mỗi người.
+ Cần:Cần cù, siêng năng, chăm chỉ, dẻo dai, biết phân công, tổ chức hoạt động hợplý, lao động với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.
+ Kiệm: Tiết kiệm, không hoang phí, tiêu dùng hợp lý;không chỉ tiết kiệm của cá nhân mà còn tiết kiệm của công;tiết kiệm toàn diện: tiền của, nguyên vật liệu, thời gian,sức lao động.
+ Liêm: Liêm khiết, trong sạch, không tham tiền tài,địa vị, danh vọng.
+ Chính: Chính trực, ngay thẳng, thật thà đối vớimình, đối với người, đối với việc.
+ Chí côngvô tư: Đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trênhết, trước hết, hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung, lo trước thiên hạ,vui sau thiên hạ.
à Mối quan hệ giữa các khái niệm: Các tiêuchuẩn đạo đức này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo tiền đề cho nhau. Hồ ChíMinh xác định cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cần thiết của một conngười, là thước đo trình độ văn minh, tiến bộ của một dân tộc.
* Yêu thương con người: Yêu thương tất cả mọingười, trước hết là người lao động nghèo khổ, bị bóc lột, áp bức, những ngườidễ bị tổn thương nhất trong xã hội: trẻ em, người già, phụ nữ; yêu thương conngười trên lập trường của giai cấp công nhân; chăm lo mọi mặt đời sống conngười để con người được thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích, có điều kiện phát triểntoàn diện cá nhân.
* Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung:Chuẩn mực đạo đức này điều chỉnh hành vi ứng xử của con người trong quan hệgiữa các quốc gia, dân tộc; nó có cơ sở từ bản chất quốc tế của giai cấp côngnhân, của chế độ xã hội chủ nghĩa.
* Về nội dung, chuẩn mực đạo đức này bao gồm:Tôn trọng, thương yêu các dân tộc; ủng hộ, giúp đỡ các dân tộc trong sự nghiệpđấu tranh giải phóng; xây dựng khối đoàn kết quốc tế trên cơ sở cùng có lợi, cólý, có tình.

Câu 22. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về nguyên tác xây dựngđạo đức cách mạng? Liên hệ bản thân.
Trả lời
· Phântích quan điểm Hồ Chí Minh về nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng:
a. Nói điđôi với làm, phải nêu gương đạo đức.
- Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về nóiđi đôi với làm. Người quan tâm đặc biệt, hàng đầu tới vấn đề đạo đức không phảichỉ để lại những bài viết, bài nói về đạo đức mà quan trọng hơn là Người thựchiện trước hết, nhiều nhất những tư tưởng ấy.
- Đạo đức cách mạng là đạo đức luôn đượcnhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp công nhân, phục vụ lợi íchcủa cách mạng. Điều này phân biệt rạch ròi với thói đạo đức giả, đạo đức củagiai cấp bóc lột với những đặc trưng bản chất là nói nhiều, làm ít, nói màkhông làm, nói một đằng, làm một nẻo, đem lại lợi ích không phải cho quần chúngnhân dân lao động, mà cho thiểu số những kẻ bóc lột.
- Nói đi đôi với làm nhằm chống thói đạođức giả. Hồ Chí Minh đã nói về tới những kẻ “vác mặt làm quan cách mạng”:“Miệng thì nói dân chủ nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói“phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích quần chúng, tráingược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ”. Điều này sẽ dẫn tớinguy cơ làm mất lòng tin của dân đối với Đảng và chế độ mới.
- Nêu gương đạo đức, nói đi đôi với làm làmột nét đẹp của văn hóa phương Đông, không chỉ đào tạo thế hệ cách mạng ngườiViệt Nam không chỉ bằng lý luận cách mạng, mà bằng chính tấm gương đạo đức caocả.
- Trong lĩnh vực đạo đức phải đặc biệt chútrọng đạo làm gương. Làm gương có nhiều cấp độ, phạm vi và hệ quy chiếu kháchnhau. Ở đâu cũng có người tốt, việc tốt. Việc bồi dưỡng, nêu gương người tốt,việc tốt là rất quan trọng và cần thiết, không được xem thường.
- Xây dụng đạo đức mới, nêu gương đạo đứcphải rất chú trọng tính chất phổ biến, rộng khắp, vững chắc của toàn xã hội vànhững hạt nhân người tốt, việc tốt tiêu biểu.
b. Xây điđôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi.
- Làm cách mạng là quá trình kết hợp chặtchẽ giữa xây và chống. Xây dựng đạo đức mới lại càng phải quan tâm điều này.Bởi vì trong Đảng và mỗi con người, vì những lý do khác nhau, nên không phải“người người đều tốt, việc việc đều hay”. Phải biết phát huy việc bản chất tốtđẹp, và làm cho phần xấu mất dần đi.
- Con đường đi lên CNXH là cuộc đấu tranhlâu dài, gian khổ. Thói quen và truyền thống lạc hậu là kẻ địch lơn, nó ngấmngầm ngăm trở cách mạng tiến bộ, chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản còn ẩnnấp trong mình mỗi người chúng ta, chờ thời cơ thuận lợi sẽ lại ngóc đầu dậy.
- Như vậy, đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, cũng phải quyết tâmđấu tranh, chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giạc sẵn sàng chiến đấu, khôngkhuất phục. Có như vậy mới thắng được địch và thực hiện được nhiệm vụ cáchmạng. Đối với từng người, Hồ Chí Minh yêu cầu trước hết phải đánh thắng lòng tàlà kẻ thù trong mình, không hiếu danh, không kiêu ngạo, ít lòng tham muốn vềvật chất, vị công vô tư.
- Chống và xử lý nghiêm minh là nhằm xây,đi liền với xây là muốn xây thì phải chống. Mục đích cuối cùng là xây dựng conngười có đạo đức và nền đạo đức mới Việt Nam. Vì vậy, phải xác định đây lànhiệm vụ chủ yếu và lâu dài.
- Xây là giáo dục những phẩm chất đạo đứcmới, đạo đức cách mạng cho con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởngHồ Chí Minh. Giáo dục đạo đức phải phù hợp với lứa tuổi ngành nghề, giai cấptầng lớp và trong từng môi trường khác nhau. Đồng thời phải chú ý tới hoàncảnh, nhiệm vụ từng giai đoạn cách mạng.
- Xây dựng đạo đức có nhiều cách làm.Trước hết, mỗi người và tổ chức phải có ý thức tự giác trau dồi đạo đức cáchmạng. Bản thân sự tự giác cũng là phẩm chất đạo đức quý giá đối với từng ngườivà tổ chức. Điều này càng cần thiết và có ý nghĩa to lớn đối với Đảng và mỗicán bộ, đảng viên. “Một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõnhững cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách sửa chữa khuyếtđiểm đó. Như thế là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.
- Xây đi đôi với chống trên cơ sở tự giáodục, đồng thời phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. Điều này phụthuộc quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì chủ nghĩa xã hội là côngtrình tập thể của quần chúng nhân dân tự xây dựng dưới sự lãnh đạo của đảng.Trong Di chúc, Hồ Chí Minh cũng viếtrõ điều này: để chống lại những gì đã cũ kỹ, hu hỏng và tạo ra những cái mới mẻtốt tươi cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dây, dựa vào lựclượng vĩ đại của toàn dân.
c. Phải tudưỡng đạo đức suốt đời
- Đạo đức cách mạng, đạo đức mới khách đạođức cũ ở chỗ nó gắn với thực tiễn cách mạng và phục vụ cách mạng, phục vụ nhândân. Vì vậy, việc rèn luyện, tu dưỡng bền bỉ suốt đời phải là một trong nhữngyêu cầu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Hồ Chí Minh viết: “Đạo đức cách mạngkhông phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày màphát triển củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sánh, vàng càng luyện càngtrong.
- Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồiđạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hộivà giải phóng loài người.
Cái ácluôn ẩn nấp trong mỗi con người. Vì vậy, không được sao nhãng việc tu dưỡng, màphải rèn luyện suốt đời, bền bỉ. Đặc biệt trong thời kỳ hòa bình, khi con ngườiđã có ít quyền hạn, nếu không ý thức sâu sắc điều này, dễ bị tha hóa biến chất.
- Đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng vàđem lại hanh phúc tự do cho con người, đó là đạo đức của những con người đượcgiải phóng. Vì vậy, tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn,trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm và trách nhiệm mỗi người.Chỉ có như vậy việc tu dưỡng mới có kết quả trong mọi môi trường, mọi mối quanhệ, mọi địa bàn, mọi hoàn cảnh.

cachiusa
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
môn tư tưởng hồ chí minh là một môn khoa học khó nên mình muốn cần các bạn giúp dở nhiều. thanks!
 
×
Quay lại
Top Bottom