Câu hỏi ôn thi môn Hành Chính So Sánh - Có đáp án chuẩn

xuanhung_xd9

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/12/2011
Bài viết
1.979
1. Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay theo hình thái cấu trúc nào? Anh(chị) hãy phân tích các đặc điểm của hình thái cấu trúc đó.

2. Mô tả và đánh giá ưu nhược điểm của mô hình tổ chức nhân sự theo chức nghiệp và mô hình công vụ theo việc làm. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam để làm rõ ưu nhược điểm đó.

3. Hãy phân tích những đặc điểm chủ yếu của mô hình nhà nước đơn nhất, và so sánh với mô hình nhà nước liên bang.

5. Phân tích các đặc điểm chủ yếu của mô hình quản lí công mới? Theo anh (chị) có thể vận dụng gì ở mô hình này vào thực tiễn cải cách hành chính ở nước ta hiện nay?

6. Phân biệt cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội khác?7. Phân tích các đặc trưng của mô hình hành chính công truyền thống và liên hệ thực tế với nền hành chính nước ta để làm rõ điểm tích cực và hạn chế của mô hình này?

8. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi công vụ của công chức nước ta hiện nay?

9. So sánh mô hình quản lý công mới (hành chính phát triển) với mô hình hành chính truyền thống

10. Phân tích đặc điểm của nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang. Cho ví dụ minh họa.

11. Các hình thức quan hệ giữa trung ương và địa phương

12. Các hình thức nhà nước theo chính thể

13. Bốn thách thức của nền công vụ Việt Nam
 

Đính kèm

SO SÁNH MÔ HÌNH TỔNG THỐNG VÀ MÔ HÌNH ĐẠI NGHỊ




Mô hình Tổng ThốngMô Hình Đại nghị

Điểm giống.
· Là hai mô hình trong chính thể cộng hòa. ( chính thể cộng hòa là một laoij hình tổ chức nhà nước dân chủ ở đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân và nhân dân bầu ra những người đại diện để thực hiện quyền lực đó. Chính thể cộng hòa là một mô hình tổ chức nhà nước tư sản nó từ bỏ mọi dấu ấn của nhà nước phong kiến chuyên chế)
· Quyền lực nhà nước nằm trong tay chính quyền do người dân bầu ra theo nhiệm kỳ.
· Đều xóa bỏ tàn dư của chế độ phong kiến.
· Quyền lập pháp thuộc về nghị viện và quyền tư pháp thuộc về hệ thống tòa án.
Các nước đại diệnMỹ , Mêhico, Philippin, AchentinaItalia, Ấn Độ, Xloovakia.


Vai trò của Tổng Thống
Rất lớn
( Tổng Thống vừa là nguyên thủ đứng đầu quốc gia, vừa là người đứng đầu hệ thống hành pháp do nhân dân trực tiếp hoặc dán tiếp bầu ra. Tổng thống chỉ chụi trách nhiệm trước cử tri mà không phải chụi trách nhiệm trước Nghị Viện. Tống Thống có quyền phủ quyết các dự luật mà Nghị Viện đã thông qua
Ít quan trọng.Tổng thống do nghị viện bầu ra Hiến pháp quy định khá nhiều quyền song trên thực tế tổng thống không phải người nắm quyền hành pháp thực chất mà chỉ đóng vai trò đại diện quốc gia về đối nội và đối ngoại, tham gia vào nắm quyền lập pháp và hành pháp mang tính tượng trưng.Do đó Tổng Thống không phải chụi bất kỳ trách nhiệm nào mà Tổng Thống chỉ chụi trách nhiệm khi phản bội tổ quốc hay vi phạm nghiêm trọng Hiến Pháp và Pháp




Chính Phủ
Do Tổng thống lập ra, không có chức thủ trướng tổng thống là trung tâm của mọi quyết sách của Chính Phủ.
Tổng thống có toàn quyền bổ nhiệm hoạc bãi bỏ các thành viên của Chính Phủ theo chính kiến của mình. Các thành viên Chính Phủ chụi trách nhiệm trước Tổng Thống họ được coi là những người giúp việc hay cố vấn cho Tổng Thống.
Chính phủ độc lập trước Nghị Viện và không chụi trách nhiệm trước Nghị Viện.
Chính Phủ được lập ra trên cơ sở của Nghị Viện và chụi trách nhiệm trước nghị viện.
Tổng Thổng bổ nhiệm các thành viên của Chính Phủ không phải từ thẩm quyền đặc biệt của mình mà từ các đại diện các Đảng hoặc liên minh các Đảng có đa số ghế trongNghị Viện.
Đứng đầu Chính Phủ là Thủ tướng_ người đứng đầu các, hay còn gọi là lãnh tụ họ lấn quyền của Tổng Thống



Nghị Viện
Nghị Viện không có quyền đặt vấn đề khống tín nhiệm với Tổng Thống hay một bộ trưởng nào đó. Mà ngược lại Nghị Viện có quyền xét xử, khởi tố Tổng Thống và các thành viên của Chính Phủ theo thủ tục “ đàn hạch” khi Tổng Thống và các thành viên của Chính Phủ vi phạm Hiến Pháp và Pháp luật.
Tổng Thống không có quyền giải thể Nghị Viện trước thời hạn và đồng thời Nghị Viện cũng không có quyền lật đổ Chính Phủ
Nghị Viện có quyền lực tối cao.
Nghị Viện giám sát Chính Phủ và có thể giải thể Chính Phủ khi không còn tín nhiệm với Chính Phủ.
Các bộ trưởng phải chụi trách nhiệm trước Nghị Viện về trách nhiêm liên đới, cũng như trách nhiệm cá nhân.
Chính Phủ cũng có quyền tác động trở lại ngược lại vơi Nghị Viện bằng cách yêu cầu Tổng Thống giải thể Nghị Viên trước thời hạn và tiến hành bầu Nghị Viện mới.
 
×
Quay lại
Top Bottom