thichtruyen
Tương tác
932

Tường nhà Bài viết Giới thiệu

  • Săn bắt bằng bẫy

    Đây là phương pháp săn bắt đầu tiên tôi đề cập đến vì nó khá đơn giản và hiệu quả. Chỉ cần đặt bẫy ở vị trí thích hợp, trong khi chờ con thú sập bẫy bạn hoàn toàn có thời gian làm việc khác. Bẫy cũng có nhiều loại, có loại giết chết con mồi ngay lập tức, có loại bắt sống con mồi nhưng tất cả đều dựa theo một vài nguyên tắc cơ bản. Vậy nên chỉ cần biết một vài loại bẫy căn bản bạn hoàn toàn có thể tự sáng tạo ra những loại bẫy khác nhau phù hợp với địa hình và hoàn cảnh nơi bạn sống.



    Ngoài ra bạn cũng phải xác định đối tượng mình muốn đánh bẫy để có thể làm ra từng loại bẫy phù hợp. Bẫy thú lớn sẽ khác với các loại thú nhỏ, bẫy chim, bẫy thú dữ cũng sẽ khác nhau…



    Nơi đặt bẫy – cách đặt bẫy

    Xem thêm phần phát hiện con mồi để nhận biết nơi thích hợp đặt bẫy. Nói chung là bạn sẽ tự nhận ra được đâu là nơi tốt nhất để bẫy con mồi khi quan sát thực tế. Hầu hết là các con thú đều không ở cố định 1 chỗ. Vào những thời điểm khác nhau trong ngày, chúng sẽ đi kiếm ăn, đi uống nước, đi… giải khuây. Có một số loài thú còn hay lui tới 1 vị trí quen thuộc hay những con đường mòn mà do chính chúng tạo ra.



    1.6.jpg




    Dưới đây là một số nơi bạn có thể đặt bẫy và thường đạt hiệu quả cao:

    - Những nơi có nguồn thức ăn phong phú

    - Dọc theo 2 bên bờ suối

    - Ao nước, hồ nước, vũng nước đọng lại vào mùa khô. Chắc chắn chúng sẽ đi qua để uống nước

    - Những con đường mòn do thú tạo ra hay những nơi có dấu hiệu hang, ổ , địa bàn của chúng sinh sống.

    - Những hẻm núi hẹp, hốc núi (nơi có tổ của nhiều loài chim)…



    Thực ra nơi để đặt bẫy thì rất nhiều chứ không chỉ gói gọn trong một vài địa điểm trên. Hãy tin vào nhận định của mình chứ không chỉ làm theo sách vở. Thậm chí nếu không có thì bạn có thể tạo ra một nơi hợp lý để đặt bẫy. Ví dụ bạn thấy một con đường mòn mà có nhiều loài thú hay đi lại qua đó, tuy nhiên đặt bẫy lung tung khắp nơi thì không phải là một cách tốt. Vả lại ta cũng chẳng có thời gian làm nhiều bẫy như thế, đặt quá nhiều bẫy cũng làm cho khu vực đó trông mất tự nhiên, sẽ làm cho các loài thú nghi ngờ. Tuy nhiên nếu ta lợi dụng (hoặc cố tình tạo ra) 1 khúc cây đổ ngang đường chẳng hạn, 1 bẫy đặt bên phải, 1 cái bẫy đặt bên trái. Như vậy thì chắc chắn con thú nào muốn đi qua đó thì cũng sẽ vướng vào 1 trong 2 cái bẫy. Đây chỉ là 1 trong nhiều cách đặt bẫy đơn giản và hiệu quả, quan trọng là bạn phải biết lợi dụng địa hình. Và trên hết là phải để cho bẫy trông tự nhiên và không để lại dấu hiệu của bạn mà các loài thú có thể nhận ra được.

    1.7.jpg




    Ngoài ra, để tăng cơ hội khiến các loài thú mắc vào bẫy ta có thể sử dụng mồi nhử. Tuy nhiên để sử dụng thế nào cho đúng từng loại mồi nhử cũng là cả một nghệ thuật. Ví dụ ta đang nhắm đến một con nai thì chẳng ai lại đem cá ra làm mồi nhử, tương tự một vài loài thú ăn thịt nhỏ họ mèo như linh miêu sẽ không thèm để ý đến 1 quả táo… Có lẽ chuyện này thì ai cũng đã biết.



    Tuy nhiên xét rộng ra thì chuyện không chỉ có thể. Ví dụ bạn dùng 1 bắp ngô để bẫy mà xung quanh lại mọc bạt ngàn ngô thì liệu nó có giá trị không? Nhưng 1 số thức ăn quá “lạ” cũng làm cho các con vật nghi ngờ. Lời khuyên ở đây là có thể dùng một vài loại thức ăn khác nhau để làm mồi nhử, bạn hãy xé nhỏ miếng mồi ra, phân tán ra xung quang bẫy và để phần lớn nhất vào bẫy. Con thú khi ăn thử mồi sẽ bị kích thích khẩu vị khiến nó thèm muốn và bị cuốn hút vào bẫy hơn.



    Trường hợp mất mồi mà không dính bẫy, có thể một loài thú khác nhỏ hơn hoặc to hơn đã ăn nó. Xác định đối tượng và làm một cái bẫy phù hợp hơn, sử dụng chính loại mồi nhử vừa bị ăn đó.



    Tóm lại cả một đoạn dài dòng ở trên vẫn bằng câu: Xác định đối tượng để biết nơi đặt bẫy, loại bẫy và sử dụng mồi nhử thích hợp.



    Các loại bẫy

    Khi xác định được con mồi là chim, là thú, là cá hay thậm chí là động vật nguy hiểm, bạn sẽ phải tạo ra một loại bẫy phù hợp để bắt chúng. Nguyên tắc của một cái bẫy dù lớn và phức tạp đến đâu thì cũng chỉ dựa vào những nguyên tắc sau: Đè dập con mồi, treo ngược con mồi lên, đâm xuyên con mồi, trói chặt con mồi (bẫy hầm sập nhốt con mồi dưới hố cũng được coi là một loại bẫy giữ chân), và làm nghẹt thở. Những cái bẫy có thể kết hợp 1 hoặc nhiều nguyên tắc trên để đạt được hiệu quả tốt nhất, ngoài ra nên sử dụng sức nén của dây, sức cong của các cành cây để làm năng lượng khiến cái khởi động một cách mau chóng.



    Khi thiết kế 1 cái bẫy hãy nghĩ đến việc nó sẽ ảnh hưởng lên con mồi như thế nào, cách thức hoạt động của nó và điều gì sẽ làm nó kích hoạt.



    Dưới đây là một số ví dụ:



    1. Bẫy thòng lọng

    Nói chung thì đây là một loại bẫy đơn giản: chỉ gồm một sợi dây chắc chắn được thắt theo kiểu thòng lọng tự thắt và đầu kia được cố định lại hoặc nối vào những cần bật có thể tạo lực bẩy, lực kéo. Loại bẫy này thường được thiết kế ở những con đường mòn nhỏ mà các loài thú hay đi lại, trước cửa hang hay trên thân cây. Hãy chắc chắn là cái thòng lọng đủ lớn để có thể tự do tròng vào cổ hay thân con vật. Nếu như con vật đi qua, cái thòng lọng sẽ xiết chặt cổ con vật lại. Con vật càng giãy giụa thì thòng lọng càng bị thắt chặt lại, nhưng nói chung loại bẫy này không thể giết chết được con thú. Vì vậy hãy cẩn thận khi bắt giữ chúng.



    1.8.jpg




    Dưới đây là 1 kiểu tận dụng địa hình để tạo ra một cái bẫy thòng lọng đơn giản không ngờ chỉ với 1 sợi dây ngắn và 1 khúc cây vừa phải (Xem hình) .Buộc một chiếc thòng lọng tự thắt ngang một thân cây cứng, gác thân cây này lên các cành cây như ở vị trí như trong hình sao cho thòng lọng vừa với chiều cao của con vật. Như vậy, nếu có một con vật nào đó đi qua vị trí như trên thì chắc chắn chiếc thòng lọng sẽ siết chặt lấy cổ nó. Kể cả con vật mạnh mẽ và vùng vẫy đến đâu đi chăng nữa, có làm gẫy cách cành cây hay kéo lê thân cây đi thì thân cây vẫn bị mắc vào các thân cây, bui cây xung quanh. Một điều chắc chắn là con vật sẽ kẹt lại nếu mắc phải.

    1.9.jpg




    Tuy nhiên loại bẫy này cần một nơi hợp lý để thiết kế thòng lọng, đôi khi những chỗ thế này không dễ tìm thấy.

    - Thòng lọng tự giật (xem hình)



    1.10.jpg




    Đây là một kiểu bẫy tự giật thông dụng. Sử dụng loại thân cây dẻo làm cần bật, cắt hết cành, lá đi để tạo lực bẩy tốt nhất.



    - Bươc 1: Đóng 1 cái cọc gỗ gần thân cây như hình vẽ, cọc gỗ này để làm giá cố định thòng lọng bằng 1 cái chốt đơn giản. Có thể mắc thòng lọng lên các bụi cây, thân cây nhỏ xung quanh nhưng phải chắc chắn thòng lọng ko quá to hoặc quá nhỏ và phải nằm trên đường di chuyển của các loài vật.



    - Bước 2: Níu cành cây xuống và buộc chặt vào đầu kia của thòng lọng, chú ý mắc vào chốt sao cho đủ chặt để cố định sợi dây nhưng khi con vật nào đó mắc phải thì chốt phải rời ra ngay lập tức.



    - Bước 3: Các loài thú vật khi đi qua sẽ kích hoạt bẫy, thú nhỏ sẽ bị treo luôn trên cây còn các loài thú lớn hơn cũng bị giữ lại.



    1.11.jpg


    Chú ý ghi nhớ kiểu chốt tự giật đơn giản này. Bạn sẽ sử dụng đến nó nhiều đấy
    - Bẫy thòng lọng các loài thú leo cây

    Có nhiều loại thú leo cây nhỏ như sóc, chuột túi, gấu túi, nhím, khỉ, bò sát… Chúng có số lượng lớn và chất lượng thịt rất tốt nếu ko muốn nói là… đặc sản. Những loài thú leo cây này thì ít khi xuống đất để mắc vào các kiểu thòng lọng kiểu trên nhưng ta có thể thiết kế những chiếc thòng lọng kiểu khác ngay trên cây để bẫy chúng.



    Sử dụng các loại dây leo đủ cứng để tự định hình thòng lọng nhưng cũng đủ mềm để có thể tự thít lại được. Trong tự nhiên có rất nhiều loại dây kiểu này như: dây mây, chão, gai, dây nho… hoặc bất kì loại dây rừng, dây kim loại nào có tính chất tương tự mà bạn có thể tìm được.



    Dùng một thân cây nhẵn nhụi đã cắt bỏ hết cành lá bắc chéo lên các cây lớn nơi có nhiều loài vật sinh sống. Những thân cây đổ kiểu này rất được các loài vật sống trên cây như sóc, chuột túi nhỏ yêu thích vì nó khiến cho công việc leo từ dưới đất cây đơn giản hơn nhiều. Vì thế để có thể bắt được chúng trên thân những thân cây trên thiết kế hàng loạt những cái thòng lọng nhỏ như hình vẽ, chú ý hướng thòng lọng lên phía trên. Khi con vật đi qua nó sẽ mắc vào một trong những cái thòng lọng đó. Nếu cố gắng giãy giụa, chúng sẽ bị trượt chân và treo lủng lẳng như hình dưới.

    1.12.jpg




    Một điều khá lí thú là loài sóc mặc dù thấy đồng loại bị treo lủng lẳng như vậy nhưng chúng vẫn liên tục “đi vào vết xe đổ” đó mà không hề biết sợ. Vì thế nên ta có thể bố trí nhiều thòng lọng một chút, có thể bắt được vài ba con trên cùng 1 cái thân cây.



    - Bẫy chim

    Ở những khu vực như đầm nước, ao hồ thì nên bố trí những cái bẫy chim Ojibwa đơn giản kiểu này để bẫy các loại chim đến kiếm ăn. Chúng thường thích đậu lên những thanh gỗ, cành cây nằm ngang để nghỉ chân, ta có thể lợi dụng điều đó để thiết kế những cái bẫy như sau:

    - Thanh gỗ 1 được nối với một sợi dây xỏ lỏng lẻo qua cái chốt 2 sau đó được buộc vào thanh dẻo 3 có có nhiệm vụ tạo lực bật.



    - Chim đậu vào thanh 1 sẽ làm chốt lung lay không giữ được thanh 1 nữa. Thanh dẻo 3 lập tức kéo thanh gỗ 1 qua chốt 2 và kéo luôn dây được bố trí phía dưới mắc vào chân chim. Nếu lực bật mạnh quá thì có thể làm gẫy luôn chân chim.



    1.13.jpg




    Một cách khác là ta có thể sử dụng những thân cây vừa phải, gọt 1 phần nhỏ như hình vẽ, bẻ cong chúng xuống và cố định lại bằng 1 cái chốt như hình vẽ. Buộc sợi dây vào chốt, 1 đầu thắt thành thòng lọng và để lên phần vỏ cây (xem hình)



    1.14.jpg




    Tạo lực bẩy cho thòng lọng bằng cách níu 1 thân cây gần đó xuống và buộc đầu còn lại của sợi dây lên đó, chú ý căn lực vừa phải để không kéo luôn chốt lên.



    Khi chim đậu lên mảnh vỏ cây, chốt sẽ bị rời ra do vỏ cây không còn cố định được nó nữa. Nó sẽ kéo thòng lọng và thít chặt chân chim lại.



    - Dùng lưới

    Nếu tạo ra được một chiếc lưới (xem phần cuối bài viết) thì hãy thiết kế lưới ở những vị trí như sau để bắt chim. Phần dưới lưới nên để trùng một chút để khi rơi xuống chim đập cánh loạn xạ sẽ càng bị mắc vào lưới hơn.

    1.15.jpg


    Một số loại bẫy khác dựa theo nguyên tắc bẫy thòng thọng:

    Cách làm cũng không quá khó, bạn có thể kết hợp nhiều loại bẫy khác nhau và sử dụng mồi hay ngụy trang bằng lá cây để tăng hiệu quả.



    1.16.jpg




    2. Bẫy đè

    Đây là loại bẫy khá hiệu quả với những con vật cỡ vừa và nhỏ. Những con vật đủ lớn thì khá thông minh và khỏe mạnh nên dù có bị đè nặng chúng vẫn có thể thoát ra được.



    Dưới đây là một kiểu bẫy để bẫy các loài thú kích thước trung bình như cáo, sói, lợn rừng…

    1.17.jpg




    Còn đây là kiểu bẫy nhỏ hơn dành cho các loại thú nhỏ. Chú ý nhìn kĩ cách đặt chốt để khi con thú ăn mồi sẽ làm phiến đá sập xuống đè lên chúng. Loại bẫy này dùng thức ăn để dụ chúng sập bẫy nên nhất thiết phải có mồi.

    1.18.jpg




    3. Bẫy Cung tên

    Thực ra đây là một cái bẫy rất nguy hiểm đối với con người và tính hiệu quả của nó cũng chẳng hơn các loại bẫy khác là bao nên tôi cũng không khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên tôi muốn đưa ra loại bẫy này vì ngoài công dụng tự động bắn chết con mồi đi ngang qua mắc vào dây mà nó còn có tác dụng bảo vệ khu vực mà ta mong muốn. Biết đâu đấy, vì 1 lý do nào đó mà bạn phải bảo vệ 1 vị trí nào đó mà không muốn bất kì con thú hoang nguy hiểm hay kẻ lạ mặt nào đó xâm nhập, hãy nhớ đến cái bẫy này.

    1.19.jpg


    Chẳng có cái “định luật” nào dám khẳng định đốt lửa lên thì các loài thú dữ không dám đến gần cả



    Tôi xin nhắc lại đây là loại bẫy rất nguy hiểm đối với con người, chỉ tiếp cận nó từ phía sau của bẫy. Bố trí những cảnh báo nhắc nhở ở quanh khu vực đó cho người khác và cả chính mình biết. Nếu nhóm của bạn có nhiều người thì tốt nhất không nên lắp đặt loại bẫy này. Nhất thiết không được coi nó như 1 trò chơi!



    Cấu tạo:



    1.20.jpg




    4. Giáo đâm lợn (Pig spear shaft)

    Tương tự như trên, đây cũng là một cái bẫy nguy hiểm nên khi sử dụng phải chú ý. Với lực bật đủ mạnh, nó sẽ xiên qua bất kì con thú nhỏ nào như lợn, cáo đi ngang qua và gim vào thân cây đối diện. Thông thường các con mồi sẽ chết ngay lập tức.



    Cấu tạo:



    1.21.jpg




    5. Bẫy hố cổ chai đơn giản với 30s thiết lập

    Đây là một cái bẫy đơn giản và hiệu quả đối với những loài thú nhỏ như sóc, chuột, nhím… và các loài găm nhấm khác. Dựa vào đặc tính của những loài này là thích chui rúc vào những kẽ hẹp, khe hẹp. Hãy tạo ra một cái khe hẹp như thế giống hình vẽ bằng một phiến đá đủ lớn và vài viên đá nhỏ. Nếu ở 1 nơi trống trải mà bạn làm 1 cái bẫy kiểu này, khi mấy con sóc, chuột đi qua mà thấy có động chúng sẽ lập tức rúc vào để trốn và khả năng rơi xuống bẫy là rất cao. Và tất nhiên khi rơi xuống bẫy, do cấu tạo dốc đặc biệt và phiến đá đè ở trên nên chúng sẽ không thể nào trèo lên được.



    1.22.jpg




    Chú ý: Tuy nhiên cái bẫy này cũng là nơi rất yêu thích của loài rắn. Khi kiểm tra bẫy phải thật chú ý.



    6. Bẫy hầm sập

    Loại bẫy tốn khá nhiều thời gian và công sức để thiết lập, chỉ dùng để săn những loại thú thực sự lớn. Cấu tạo của nó cũng không có gì đáng để nói: Một cái hố đủ lớn, nắp hố được gác lỏng lẻo bằng các loại cành cây và ngụy trang cẩn thận, dưới hố có thể cắm chông để tăng sát thương hoặc giết chết con thú ngay lập tức.
    Kỹ năng sinh tồn phần 9: Săn bắn, đánh bắt và tìm kiếm lương thực nơi hoang dã - P2 :p
    Sử dụng các loại công cụ săn bắn khác


    Thực ra để sử dụng những loại công cụ như cung săn, phi tiêu, lao, boomerang, rabbit stick… thì bạn cần phải tập luyện và có chút năng khiếu sử dụng những loại vũ khí kiểu này. Trên youtube có một seri clip “How to hunt” của Steve Doran có hướng dẫn sử dụng những công cụ kiểu này cho việc săn bắn. Từ phi tiêu thổi, cung, rabbit stick, bola, throw spear… đều được anh hướng dẫn và mô phỏng lại rất cẩn thận, bạn nào có nhu cầu tìm hiểu có thể search những video của anh để biết thêm chi tiết. Ở đây tôi xin phép giới thiệu qua một số loại vũ khí, công cụ săn bắn thông dụng và cách tạo ra chúng, sử dụng chúng thế nào cho hiệu quả thì đành phải tùy thuộc vào khả năng của bạn vậy. Hầu hết những thứ vũ khí tôi dưới thiệu ở dưới đây đều triệt hạ con thú ở một khoảng cách nhất định và không có tác dụng cận chiến.



    1. Cung tên

    1.23.jpg




    Đây là một thứ vũ khí phát xạ rất nổi tiếng. Nó không chỉ được dùng trong săn bắn mà còn được sử dụng như một thứ vũ khí đánh trận. Tính hiệu quả của nó thì ai cũng biết rồi, tuy vậy không phải ai cũng có thể cầm lên,kéo cần và ngắm bắn bách phát bách trúng dễ dàng như trên phim ảnh được. Người Mông Cổ với sự trợ lực của ngựa có thể bắn tên xa hơn 500 m, ta chỉ cần luyện tập bắn trúng những mục tiêu lớn trong vòng 20-30m đã là một thành công rồi.

    1.24.jpg




    Cấu tạo cánh cung: Cánh cung thường được làm bằng gỗ dâu, gỗ thông đỏ, ở Việt Nam thì hay làm bằng cây luồng pà ná hay gỗ hồng bì… Nói chung là những loại gỗ đủ rắn chắc và dẻo dai khác cũng có thể thay thế được. Nên chọn những cây gỗ khô vừa chết chưa được lâu chứ không chọn gỗ tươi.

    Cách thức tạo ra một cây cung hoàn chỉnh tôi đã nói khá chi tiết ở kỳ 4: Trôi dạt vào hoang đảo.



    Có một điều bạn nên lưu ý là sát thương do một mũi tên gây ra là không đủ để triệt hạ ngay lập tức những con thú lớn. Vì vậy nếu muốn săn các loài thú lớn như hươu nai, lợn rừng, dê, linh dương… bạn nên sử dụng những loại độc dược có thể tìm được trong tự nhiên để tẩm lên đầu những mũi tên. Điều chế chúng như thế nào tôi sẽ nói ở phần dưới, những loại độc này có thể giết chết con thú sau vài phút đến vài chục phút tuy nhiên ta có thể ăn thịt chúng thoải mái mà không có vấn đề gì.



    Khi bắn những mũi tên tẩm độc này nếu có thể thì hãy bắn vào khu vực gần tim con thú thì chất độc sẽ phát tán nhanh hơn.



    2. Lao



    Tôi cũng đã nói khá chi tiết về cách làm loại vũ khí này ở phần 4. Nếu không có kim loại để làm mũi lao thì sử dụng loại dao đá hoặc dao xương gắn vào đầu cây gậy ta cũng có một chiếc lao khá tốt. Hay đơn giản hơn chỉ cần vót nhọn đầu một cây gỗ đủ cứng thì cũng có chút tác dụng khi đối phó với những loài thú nhỏ.



    3. Bola


    Người Eskimo là người đã phát minh ra thứ vũ khí đơn giản và độc đáo này. Thực sự đây được coi là công cụ săn bắn hơn là một loại vũ khí. Sử dụng nó để bắt sống chim đang bay, các loài thú nhỏ và cả lớn khi đang chạy.

    1.25.jpg


    Tư thế ném bola



    Cấu tạo của nó rất đơn giản. Chỉ là 3 sợi dây buộc đá được nối lại với nhau tại cùng một điểm. Người ta sẽ quay, lấy đà để ném như trong hình. Khi ném trúng chân các loài thú đang chạy, lực quá tính sẽ khiến các hòn đá quấn chặt lấy chân chúng và làm chúng vấp ngã, rất khó để chúng có thể giãy ra được. Để đạt hiệu quả cao nhất chiều dài của các sợi dây vào khoảng 60 cm.



    4. Bomerang và ống thổi phi tiêu


    1.26.jpg


    Đây cũng là 2 loại vũ khí tôi đã giới thiệu ở phần 4. Bạn có thể xem lại phần 4: Trôi dạt vào hoang đảo để biết thêm chi tiết.



    Riêng với loại ống thổi phi tiêu thì đó là loại vũ khí người quen của tôi Ben rất yêu thích vì nó dễ sử dụng, hành động kín đáo và tính hiệu quả rất cao. Những mũi phi tiêu vót bằng gỗ, tre.nếu có thể thì làm bằng kim loại là tốt nhất. Tuy nhiên vì nó không có tính sát thương nên chắc chắn khi sử dụng loại vũ khí này bạn phải có chút kiến thức về độc dược để tẩm vào đầu mũi tiêu. Xin hãy chú ý phần dưới đây.

    1.27.jpg


    Phi tiêu không gây sát thương lớn nhưng tính xuyên phá và tốc độ khá chớp nhoáng
    Sử dụng độc dược trong tự nhiên

    1.28.jpg




    Trong tự nhiên có rất rất nhiều loại cây độc, quả độc, nấm độc, một số loài bò sát, lưỡng cư, cá… cũng mang những chất độc chết người trong thân nó. Tuy nhiên không phải ta cứ lôi tất cả chúng ra là có thể sử dụng được bởi ta không rõ độc tính của chúng ở dạng nào, tồn tại bao lâu và liệu ăn vào có tử vong hay không. Những loại độc tính chưa qua điều chế tác dụng cũng không đủ mạnh để có thể làm chết con thú ngay và ta phải theo dấu chúng rất vất vả đôi khi mất trắng.



    Hơn nữa độc dược cũng không chỉ để tẩm vào vũ khí mà nó còn có nhiều tác dụng khác. Bạn có thể làm “bả”, “thuốc” hay thậm chí là đầu độc cả một khúc sông suối để bắt cá nếu cần thiết. Chỉ bằng một số loại lá, hạt đơn giản. Tất nhiên những con cá này thịt vẫn mềm mại và ngon lành, ăn vào cũng không có ảnh hưởng xấu đến cơ thể.



    Điều đầu tiên bạn phải hiểu cơ chế hoạt động của các loại độc dược trong tự nhiên, có loại ăn được nhưng vào máu thì gây tử vong lập tức, có loại ngược lại. Chúng thường hoạt động theo những cách sau:

    - Ăn (hít) vào và bị ngộ độc, chất độc thấm qua dịch dạ dày và ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan nội tạng.

    - Thấm vào máu và gây ảnh hưởng đến tim mạch, làm trụy tim, đông máu hay phân giải hồng cầu.

    - Ăn hoặc ngửi hoặc thấm vào máu nhưng tác động trực tiếp đến hệ thần kinh gây tê liệt thần kinh, suy hô hấp, ngạt thở, tê liệt cơ thể.

    - Tiếp xúc: Chạm vào là bị ngộ độc kiểu dị ứng, ngứa ngáy hoặc ngạt thở. Loại này thì nằm ngoài giới hạn của bài viết nên tôi sẽ không nhắc đến nữa.



    Tất cả những loại độc tố trên dù hoạt động theo cách nào cũng đều có thể gây tử vong. Trong đó loại độc tố thần kinh là nguy hiểm hơn cả nên nếu muốn sử dụng chúng ta phải hết sức cẩn trọng. Khi tiếp xúc không để tay chân xước xát hay để quá gần mũi, mắt, miệng. Ở đây tôi cũng chỉ giới thiệu đến một số loại độc dược quen thuộc đã được sử dụng nhiều, tính hiệu quả cao nhưng cũng không quá nguy hiểm với con người. Tôi sẽ nói đến các loại cây cỏ, động vật nguy hiểm mang độc tính cao vào một kỳ khác với tên gọi “ Hiểm họa tự nhiên” nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm xin hãy đón đọc.

    1.29.jpg




    Để tẩm độc vào các loại vũ khí như mũi tên, phi tiêu, lao… người ta thường sử dụng loại chất độc máu hoặc chất độc thần kinh và nếu muốn hiệu quả tốt hơn thì phải phối hợp cả 2 loại độc dược này thành những “bài thuốc” vốn đã rất bí truyền. Dính phải chất độc thì chắc chắn là gây tử vong rồi nhưng những loại chất độc tự nhiên không đủ mạnh để giết những con thú lớn ngay lập tức. Chúng có thể sống một vài giờ thậm chí một vài ngày sau đó. Vì thế phối hợp độc dược khi muốn chủ động săn những loài thú lớn là rất cần thiết.



    Chất độc của người Châu Ro hoặc một loại chất độc khác của người Bana khiến những con thú lớn như gấu, hổ, trâu rừng chỉ chạy không quá 100 bước đã gục xuống chết ngay lập tức. Chất độc bí truyền curare của thổ dân Amazon thậm chí làm cho những con vật lớn chỉ kịp giãy giụa vài cái đã tử vong.



    1. Bài thuốc điều chế chất độc của người Châu Ro (Nguồn từ tài liệu của bác Phạm Văn Nhân và mình có chỉnh lý lại một chút theo hiểu biết của mình để rõ ràng hơn)



    Chuẩn bị:

    - Lá cây Sừng Dê: thuộc họ trúc đào (Apocynaccae) còn gọi là cây cồng cộng, cây sừng bò. Là loài cây mọc hoang rất phổ biến ở Việt Nam, khu vực nhiệt đới và một số nơi khu vực ôn đới. Toàn thân cây này đều có độc, hạt rất độc nhưng bài thuốc này cần đến lá cây.

    - Cây Mã tiền: còn gọi là Củ chi (Loganiacae). Mọc hoang nhiều ở miền nam nước ta, thực ra những cây thuộc họ mã tiền rất nhiều nhưng mọc ở nước ta chủ yếu là loại dây leo. Bài thuốc này cũng cần đến lá của chúng.

    - Lá két: loại lá mọc khá thông dụng trong các khu rừng ở Việt Nam, vì nó không có độc tính thậm chí còn ăn được, có vị hơi chua nên tôi cũng không rõ vai trò của nó trong bài thuốc này.

    - Quả giấy: cây giấy mọc hầu khắp nước ta

    - Thuốc rê: Cây thuốc rê mọc nhiều ở miền Nam, nói chung là không có độc. Nó còn là loại thuốc hút khá nổi tiếng.



    Mỗi thứ trên chuẩn bị 1 nắm, cho vào một nồi đất (không được dùng nồi kim loại). Đổ ngập nước rồi đun cho đến khi còn 1/3. Rót ra một khay nhựa hay đất, tuyệt đối không dùng kim loại.



    Đun tiếp nước thứ 2 giống như nước thứ nhất. Trộn 2 nước lại rồi đun bằng nồi đất cho đến khi sền sệt là được. Lưu ý loại nước này sẽ đông cứng khá nhanh nên hãy nhúng đầu mũi tên vào lăn tròn rồi để nguội là được.



    Tác dụng: Khi trúng tên tùy theo con thú lớn hay nhỏ mà bỏ chạy được một đoạn xa hay gần nhưng chúng sẽ mau chóng kiệt sức. Phải dừng lại liên tục để ói mửa. Ta có thể dựa vào tiếng ói mửa để tìm ra chúng mặc dù chúng có thể trốn vào hang đất hay luồn lách trong những bụi rậm thế nào đi chăng nữa. Trước khi chết con mồi sẽ co giật rất mạnh do tác dụng của Mã tiền nên một số loài leo cây hoặc chim trên cây cũng phải rơi xuống đất. Dễ dàng cho ta thu lượm.



    Thịt các loài thú săn bằng loại chất độc này vẫn mềm và ngon, ta có thể chế biến sử dụng mà không sợ tác dụng của chất độc.



    2. Chất độc Curare của thổ dân Châu Mỹ



    Đây là chất độc bí truyền của một số dân tộc Nam Mỹ. Đặc điểm của Curare là độc tính cao, đi vào máu là gây tử vong nhanh chóng nhưng gần như không độc khi ăn uống cho nên thú săn bị trúng tên độc ta vẫn có thể ăn được.



    Thành phần của loại chất độc này gồm: Vỏ cây Chondodendron tomentosum Ruiz Pav (ở Việt Nam có cây tiết dê thuộc loại này cực độc và có thể sử dụng) và cây Strychnos Cartelnaci Weld thuộc họ Mã Tiền. Mỗi thứ một nắm.



    Muốn tạo ra Curare người, ta cạo vỏ tươi của 2 loại cây trên, dùng cối dã nhỏ , cho thêm nước và lọc lấy nước cốt. Cô loại nước cốt này thật đặc bằng nồi đất (không được dùng nồi kim loại) , thỉnh thoảng nếm xem có đủ vị đắng không, Curare càng đắng thì càng độc (chú ý với những người có vết thương ở phần miệng tuyệt đối không được thử kiểu này)



    Những con thú kể cả sư tử hay gấu lớn trúng một mũi tên thì cũng không thể chạy nổi quá 100 mét.



    3. Chất độc từ động vật



    1.30.jpg




    Từ các loài côn trùng độc như bọ cạp, ấu trùng bọ lá cực độc hay ếch độc, rắn độc. Tuy nhiên để sử dụng được loại chất độc này cần phải có kinh nghiệm, vốn kiến thức tự nhiên phong phú nên tôi không dám phát ngôn bừa bãi và cũng không khuyến khích sử dụng. Cách dễ dàng nhất mà thổ dân Amazon hay làm là sử dụng chất nhờn tiết ra từ da một số loài ếch độc. Những loài ếch này thường có màu sắc sặc sỡ rất dễ nhận thấy, chúng có chất độc thần kinh cực mạnh nên cũng có thể hạ gục con mồi rất nhanh chóng.



    Chú ý chất độc từ một số loài ếch độc là không ăn được. Nhưng có thể bị tan rã trong quá trình đun nấu. Dù sao sử dụng chúng cũng rất phiêu lưu nên tôi không hề khuyến khích.



    Nọc một số loài rắn độc cũng có tác dụng tương tự nhưng thời gian phát tác hơi lâu. Và phải có trình độ mới có thể lấy nọc từ những loài rắn độc trên.



    Còn có một số loại sâu độc, trùng độc còn chưa được biết đến rộng rãi và cũng chưa có sách vở nào ghi chép lại nên tôi sẽ không kể ra. Ngoài ra còn có những phương pháp “nuôi độc”, “cấy độc” mang tính chất tâm linh huyền bí của một số bộ tộc thiểu số Châu Phi, Nam Mỹ hay Châu Úc. Kể cả Châu Á cũng có vùng Miêu Cương Trung Quốc, dân tộc Bana, dân tộc Giẻ Chiêng ở Việt Nam, Thái Lan… đều có tính nghi thức tôn giáo rất cầu kì thậm chí có vẻ nhảm nhí nên tôi cũng sẽ không nhắc đến. Tuy nhiên độc tính và công dụng của những loại độc dược của họ rất kinh khủng và kì quái: nửa giống trúng độc, nửa giống trúng tà. Những cái chết của nạn nhân cũng thường bị bao phủ một màu sắc thần bí đáng sợ.
    4. Đầu độc cá dưới nước trên diện rộng hoặc một số loài động vật máu lạnh khác



    Nếu nhóm sống sót của bạn đông người và cần một lượng thức ăn lớn thì có thể làm cách này. Sử dụng một số loại cây có chứa chất Rotenon để đầu độc một khúc sông suối làm tê liệt thậm chí giết chết hầu hết loài cá nằm trong tầm ảnh hưởng của nó. Đặc điểm của chất độc Rotenon là chỉ tác dụng lên động vật máu lạnh, con người và các loài thú khác uống nước vẫn không có vấn đề gì. Đoạn sông cũng không bị coi là ô nhiễm và chú ý loại chất độc này chỉ hoạt động được với nhiệt độ trên 10 độ C , nhiệt độ càng cao chất độc phát tác càng nhanh.



    Những loại cây có chứa chất Rotenon hoặc các chất có tác dụng tương tự có thể tìm thấy ở Việt Nam:



    - Cây củ đậu: Loại cây trồng rất phổ biến, củ ăn rất ngọt và mát nhưng lá và hạt cây có chất độc. Độc tính này không có tác dụng với người nhưng với loài cá thì rất rõ rệt. Giã nát hạt và lá của cây này thả xuống nước những con cá sẽ bị tê liệt và mau chóng nổi lên.

    - Cây thàn mát: hay thường trồng ở Hà Nội để lấy bóng mát, cây cao từ 5-10 mét lá có hình giống con dao mã tấu. Cây cũng mọc hoang ở rất nhiều nơi khắp cả nước. Người ta lấy hạt cây thàn mát tán nhỏ, trộn với tro bếp rắc vào ao hồ, suối cũng có tác dụng đầu độc cá phía dưới.

    - Còn rất nhiều loại cây khác mọc hoang khắp Việt Nam nhưng hiếm và khó để nhận diện hơn như: cây cổ giải, cây ba đậu, cây hột mát, cây chẹo… tác dụng cũng tương tự, phần sử dụng được chủ yếu là hạt và lá.

    1.31.jpg


    Củ đậu ăn rất tốt cho sức khỏe nhưng lá và hạt của nó có độc, hãy chú ý



    Ở các nơi khác trên thế giới thì ta có thể tìm thấy các loại cây có chứa rotenon như:

    - Anamirta cocculus (xem hình): là một loại cây leo thân gỗ phát triển ở Đông Nam Á và trên các hòn đảo Nam Thái Bình Dương.Ở Việt Nam chắc chắn có loại cây này nhưng tôi không nhớ tên dân gian của nó nên sẽ bổ sung sau. Giã hạt của loài cây này và ném xuống nước.

    1.32.jpg


    Anamirta cocculus



    - Croton tiglium (hình): là một loại cây bụi nhỏ mọc hoang nhiều ở vùng nhiệt đới. Nó có quả chia múi giống khế nhưng nhỏ hơn nhiều và chỉ có 3 cạnh. Khi quả già khô lại có màu nâu, nghiền chúng và ném xuống nước để bắt cá.

    1.33.jpg


    Croton tiglium


    - Barringtonia (hình) : được tìm thấy nhiều ở các vùng bờ biển phía nam Châu Âu. Đây là loại cây thân gỗ khá lớn có quả với thịt quả dầy (không ăn được). Tách lấy hạt từ quả giã nát và ném xuống nước.

    1.34.jpg


    Barringtonia



    - Derris eliptica (hình): thuộc họ cây bụi nhiệt đới, là nguồn chính để sản xuất rotenon sử dụng cho y học và thương mại. Lấy rễ cây này đật dập và thả xuống nước sẽ làm cá nổi lên.

    1.35.jpg


    Derris eliptica



    - Duboisia (hình): Loại cây bụi có hoa màu trắng mọc hoang hoặc được trồng khá phổ biến ở Úc. Nó có hoa màu trắng khá đẹp nhưng thân có độc. Giã nát thân cây thả xuống nước.

    1.36.jpg


    Duboisia


    - Tephrosia (hình) : Đây là loại cây bụi nhỏ có quả giống quả đậu (đỗ) nhưng không phải quả đậu đâu nhá. Hoa màu tím, thân và lá có độc nên có thể giã nát thân và lá để đầu độc cá dưới nước.

    1.37.jpg


    Tephrosia



    Những loại cây, hạt trên không chỉ đầu độc được cá mà còn có thể “bả” được hầu hết những loại động vật máu lạnh, nếu biết cách sử dụng hợp lý bạn có thể làm được rất nhiều việc khác từ đống cây cỏ này. Tuy nhiên do tính chất hạ độc hàng loạt của nó nên bạn chỉ nên sử dụng trong những điều kiện khó khăn. Ngoài ra hãy vớt sạch cá chết trôi nổi để giữ sự cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. Cá chết có thể làm ô nhiễm một khúc sông, 1 cái đầm, hồ rất mau chóng.



    Điều cuối cùng tôi muốn nói là về liều lượng và tỉ lệ sử dụng các loại cây trên đây tôi nắm không được rõ. Ngay cả khi hỏi Ben thì anh ấy cũng chỉ nói một cách rất chung chung là: “ít nhất thì cũng phải đủ một nắm tay”. Có lẽ là do tính chất phức tạp và đa dạng về chủng loại của các loại cây cỏ độc nên bạn cũng chẳng cần phải quá quan tâm đến vấn đề tỉ lệ. Cũng bởi các loại cây này gặp khá nhiều trong tự nhiên mà đã gặp thì có số lượng lớn, dư đủ để cho ta dùng.



    Đánh bắt dưới nước


    1.38.jpg


    Một vài loài động vật nước mặn


    Đây là một sự lựa chọn tương đối tốt, bạn hãy nghĩ đến việc tìm kiếm nguồn thực phẩm dưới nước nếu môi trường sống của bạn gần sông hồ hay biển. Ngoài cách thức dùng chất độc để đánh bắt cá như trên thì cũng còn rất nhiều các cách đánh cá khác mà bạn có thể sử dụng trong trường đại đa số trường hợp.

    1.39.jpg


    Những loài cá không ăn được



    1. Câu cá



    Bình thường thì việc câu cá vốn đã là một việc khá thú vị. Nó cũng đã quen thuộc với đại đa số chúng ta nên tôi không nhắc đến nó nhiều nữa. Tuy nhiên ngoài môi trường hoang dã, khi ta không thể có được những trang thiết bị đầy đủ cho việc câu cá thì mọi chuyện lại khó khăn hơn khá nhiều. Chẳng hạn việc tạo ra một lưỡi câu và dây câu cũng là một chuyện khá nhức đầu rồi.



    Dây câu ta có thể tạo ra bằng cách bện từ các sợi tự nhiên (xem lại kì 4) hoặc tốt nhất là bện từ các sợi vải quần áo.



    Lưỡi câu thì ta có nhiều lựa chọn hơn. Đơn giản nhất là gọt từ 1 cành cây có sẵn gai nhọn, nếu có thể thì tận dụng tất cả những gì bạn có : Kim tiêm,dây kim loại, móng các loài thú vật, xương thú, gỗ , vỏ sò, mai rùa … Khéo léo hơn thì bạn có thể kết hợp các loại vật liệu này để tạo ra một lưỡi câu hoàn hảo hơn.



    1.40.jpg


    Những loại lưỡi câu tự tạo. Từ trái qua phải: Làm từ gỗ, từ dây kim loại, từ gai cây cối và đẽo từ xương động vật



    Tiếp đó thì hãy thể hiện trình độ câu cá của bạn.



    Tuy nhiên nếu cảm thấy việc câu cá làm tốn của bạn nhiều thời gian và công sức mà năng suất đạt được cũng không thực sự cao thì bạn có thể tạo ra các Stakeout (không biết dịch thế nào) tự động làm công việc đó cho bạn.



    Cấu tạo của một cái stakeout cũng không có gì phức tạp (xem hình):

    - Tạo ra từ 2 đến 3 dây câu dài 80 cm bao gồm cả lưỡi câu và mắc sẵn mồi.

    - Chuẩn bị 2 cành cây cứng dài khoảng 1 mét, buộc 2 cành cây này bằng một sợi dây khác dài khoảng 4-5 mét, gọi là dây chính.

    - Buộc những sợi dây câu chuẩn bị ở bước 1 vào sợi dây chính này. Chia khoảng cách hợp lý để các sợi dây không cuốn lấy nhau.

    - Cắm 2 cành cây này xuống nước, chú ý cắm ở độ sâu vừa phải nơi có nhiều loại cá sinh sống. Cuối cùng chỉ việc chờ lũ cá đến đớp mồi. Cắm nhiều stakeout sẽ có tỉ lệ thu hoạch cao hơn.



    1.41.jpg




    2. Bắt cá bằng lưới



    Dễ dàng và thu hoạch được nhiều hơn so với câu cá nhưng lại đòi hỏi bạn có một thứ không hề có trong tự nhiên đó là lưới. Dưới đây là cách đan một cái lưới nếu bạn có thể giữ được các loại dây như dây dù, dây nilon trong khi gặp tai nạn. Còn nếu đan lưới bằng các loại dây tự tạo ngoài thiên nhiên thì tôi nghĩ đó là một việc thực sự rất khó khăn và tốn công sức.

    1.42.jpg


    Một cách chăng lưới theo dòng chảy


    Lưới cũng có thể giúp ta bắt chim thậm chí là một số loài thú nhỏ khác.



    * Một vài cách khác

    - Nếu có thể hãy đan những chiếc đăng, lờ để bẫy cá vào. Cấu tạo đặc biệt của chúng khiến cá đi vào được nhưng không thể thoát ra.

    - Những chiếc vợt hay nơm cũng giúp bạn đánh bắt cá bằng tay sẽ dễ dàng hơn.

    - Kè đá: Nếu bạn ở gần bờ biển thì cũng có thể đắp một kè đá như hình ở sát mép nước . Lúc thủy triều lên sẽ ngập kè đá mang theo tôm cá, ốc biển. Khi thủy triều rút một số sẽ bị kẹt lại ở kè đá này.

    1.43.jpg




    Nếu bạn bắt gặp được ao hồ, sông suối thì coi như bạn đã gặp may. Cơ may sống sót của bạn và nhóm đã được tăng lên rất cao. Hãy tận dụng tất cả những gì bạn thấy ở nơi đó từ nước sinh hoạt, các loại rau cỏ, cá tôm sò ốc hay đặt bẫy đánh bắt các loài chim, thú khác đến uống nước. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn làm tất cả những điều đó một cách dễ dàng nhất.
    [Kỹ năng sinh tồn] Phần 2: Giành lấy sự sống nơi đầm lầy và sa mạc :p
    Ở phần trước, các bạn đã có được một chút kiến thức nền về những thứ cần chuẩn bị cũng như công việc phải làm khi lạc ở một nơi hoang vu nào đó. Ở phần 2 này, các bạn sẽ được tìm hiểu cụ thể hơn những đặc điểm của từng loại môi trường và lần này các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và kiến thức khi bị lạc ở những nơi có điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt như đầm lầy ẩm ướt hay sa mạc khô cằn. Hy vọng phần 2 này có thể giúp các bạn hiểu thêm một chút về kinh nghiệm sinh tồn.



    1. Rừng nguyên sinh - Đầm lầy:



    Đầm lầy - kỹ thuật thoát hiểm:

    1.1.jpg




    Rừng thì ở bất kì nơi đâu cũng có. Ở Việt Nam cũng không hề ít những khoảng rừng nguyên sinh như thế. Bị lạc vào những khu rừng như thế này thì có vô vàn những điều hiểm nguy có thể đe dọa đến tính mạng của bạn. Vấn đề này tôi xin phép có một bài viết riêng mang tên “Hiểm họa từ thiên nhiên” để nói chi tiết hơn.



    Ở đây tôi xin phép được nói đến một trong những cái bẫy chết chóc nhất của tự nhiên đó chính là đầm lầy. Những người không có kỹ thuật thoát hiểm khi rơi xuống đầm lầy tỉ lệ mất mạng gần như là 100%. Cái chết gây ra bởi đầm lầy rất khủng khiếp. Bạn rơi xuống vùng sình lầy, dù là đứng yên hay cố gắng vùng vẫy thì cái chết cũng sẽ mau chóng đến với bạn. Chân không có điểm tựa, mọi nỗ lực “bơi” hay di chuyển đều là vô vọng. Chẳng mấy chốc bạn bị đầm lầy nuốt chửng. Khi không còn có thể nín thở được nữa thì bùn và cát sẽ tràn đầy phổi, dạ dày bạn. “Đúc” bạn từ trong ra ngoài trước khi bạn chìm xuống phần lỏng hơn phía đáy của đầm lầy. Vĩnh viễn nằm lại dưới đó mà không một ai biết.



    Vậy đầm lầy là cái gì ?



    Cấu tạo của đầm lầy như sau: Phía trên là lớp đất, bùn, cát, lá khô thậm chí là những cây cỏ mọc rất bình thường khiến bạn khó có thể phân biệt được sự khác nhau của nó với vùng đất cứng xung quanh. Nhưng lớp bùn đất ấy chỉ “lơ lửng” bên trên nhờ có mạch nước ngầm phun trào từ dưới lên. Lớp bùn đất này rất mềm và xốp, có thể dày từ 1- 5m, khi con người và động vật sa chân xuống thì sẽ mau chóng bị “hút” xuống phần nước lỏng dưới đáy và mau chóng bị dìm chết.



    1.2.jpg


    Thận trọng và di chuyển theo nhóm là điều hết sức cần thiết



    Tôi xin phép đi thẳng vào vấn đề. Khi rơi xuống đầm lầy (và cả những vùng cát lún mà bạn hay thấy trong phim) bạn phải xử lý như thế nào?



    Đang di chuyển trong rừng, bỗng nhiên bạn bị hụt chân và sa vào một cái đầm lầy. Thông thường trong những trường hợp này bạn sẽ ngã sấp về phía trước và tự đứng lên theo bản năng hoặc rơi xuống theo hướng thẳng đứng. Dù là trường hợp nào thì bạn cũng sẽ đứng lên và quay lưng về phía bờ. Lúc này, nếu bạn thực hiện tốt những kỹ thuật sau đây thì khả năng bạn quay lại được bờ là rất cao.



    - Bình tĩnh, không được vùng vẫy, không cố gắng rút chân lên. Mọi cố gắng vùng vẫy chỉ khiến bạn tiêu hao sức lực và quan trọng hơn là khiến bạn lún sâu hơn một cách nhanh chóng.



    - Cởi bỏ ba lô, quần áo nhưng không được vứt đi, nếu bạn nghĩ nó khá nặng và kéo bạn xuống nhanh hơn thì bạn nhầm rồi đấy, sử dụng chúng như những cái phao, điểm tựa để đẩy bạn lên hết mức có thể. Sình lầy không phải là nước nên cố gắng tăng diện tích tiếp xúc chừng nào hay chừng đó.



    - Nhanh chóng ngả người ra đằng sau (ngửa mặt lên trên, đầu hướng về phía bờ) 2 tay dang rộng để tăng diện tích tiếp xúc. Cái kiểu giơ tay vẫy vẫy như trong phim thực sự là rất ngu ngốc trong trường hợp này. Không hiểu sao hầu hết các tình huống trong phim nhân vật nào rơi xuống đầm lầy cũng giơ tay lên trời vẫy vẫy để rồi cuối cùng chỉ nhìn thấy mỗi cái bàn tay trước khi chìm nghỉm (Hay đây là một loại phản xạ tự nhiên?).



    - Từ từ rút từng chân một lên cao hết mức có thể. Khi hai chân đã tự do thì chậm rãi phối hợp tay chân để đẩy người về phía trước. Động tác này cũng không hề khó, tay với lên đầu và quạt sang ngang đẩy mình lên. Nếu với được những gốc cỏ, gốc cây nào mọc trên bùn thì lấy nó làm điểm tựa để vươn mình về phía trước.



    - Tay và chân thực hiện kỹ thuật trên còn thân người cố gắng mô phỏng động tác trườn của rắn (thực tế không khó như bạn nghĩ).



    - Dù bạn biết mình đang bị lún xuống thậm chí là bùn lầy đã lún qua mặt bạn, bạn vẫn có thể chắc chắn là mình vẫn đang di chuyển. Phải biết rằng khoảng cách từ bờ đến chỗ bạn ngã xuống không quá xa, bạn hoàn toàn có cơ hội để đến đó.



    Trên đây chỉ là một vài kĩ thuật ngắn gọn dễ nhớ mà ai cũng có thể làm được. Chỉ cần đã đọc qua bài viết phía trên, lúc lâm phải hiểm cảnh như thế, tôi đảm bảo bạn có thể thực hiện được nó thậm chí là làm tốt hơn. Không quá khó phải không nào?



    Kỹ thuật cứu người thoát khỏi đầm lầy:



    Bạn nghĩ đây là vấn đề đơn giản. Chỉ việc đưa gậy hoặc ném dây kéo nạn nhân ra khỏi đầm lầy là xong. Thực ra đúng là nó khá đơn giản. Nhưng bạn vẫn phải thực hiện đúng những kỹ thuật sau đây nếu không muốn là nạn nhân tiếp theo của đầm lầy :



    - Không được liều lĩnh hay mất bình tĩnh lao về hướng đó cứu người ngay. Việc đó sẽ giết chết bạn đấy.



    - Cẩn thận thăm dò từng bước chân, cẩn thận dùng gậy dò đường thăm dò phần đất trước mặt. Chỉ khi nào chắc chắn nó là vùng đất cứng có thể đặt chân lên được thì hãy bước lên.



    - Tình thế bắt buộc: phần đất trước mặt không phải là đất cứng. Vậy bạn hãy nằm xuống và bò theo đúng động tác bò trườn mà bạn đã được học trong buổi hướng dẫn lăn, lê, bò, trườn mà các giờ học quân sự đã chỉ dạy. Động tác này y hệt như thế kể cả với gậy dò đường. Khi đến gần nạn nhân hết sức có thể thì cố gắng đưa nạn nhân về phía mình và phải chắc chắn là mình đang không bị kéo về phía trước.

    1.3.jpg


    Bear Grylls cũng rất thành thạo kỹ thuật này



    - Nếu có sẵn dây thừng hay các loại dây dợ tương tự thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Buộc nó vào một gốc cây chắc chắn và ném đầu kia cho nạn nhân. Buộc vào ngang lưng của mình rồi đi cứu nạn nhân cũng là một cách.



    Kỹ thuật di chuyển trong vùng rừng đầm lầy:



    Đầm lầy là một khu vực thực sự tồi tệ. Nếu bạn muốn thăm quan hay du lịch ở đây thì nên bỏ ý định đó đi.Khí hậu vừa ẩm vừa lạnh, quang cảnh tối tăm, “cư dân” ở đây hầu hết là rất nguy hiểm và không thân thiện. Vùng đầm lầy nhiệt đới có khi rộng đến cả nghìn hecta và tính chất cũng chẳng khác là mấy. Ngay ở Việt Nam vùng rừng U Minh thượng - hạ đồng bằng sông Cửu Long cũng có nhiều khu vực đầm lầy nguy hiểm. Hệ sinh thái ở nơi này khá phong phú gồm: trăn, rắn, cá sấu , các loại chim...



    Quay trở lại với chủ đề chính. Giả sử bạn phải di chuyển qua hay thậm chí là sinh sống tại nơi “khỉ ho cò gáy” này, bạn cũng không phải quá bối rối đâu. Dưới đây là một số cách thức sinh hoạt tại vùng đầm lầy:



    - Cầm theo gậy dò đường, nhẹ, dài và đủ cứng. Ai từng đi rừng rồi cũng sẽ biết tác dụng to lớn của cây gậy này. Vào vùng đầm lầy nó còn có thêm tác dụng là bám víu, với, cản nếu bạn chẳng may sa chân xuống đầm lầy.



    - Đi men theo vùng đất có cây to. Nếu là vùng cỏ rậm thì hãy bước lên những bụi cỏ mà đi vừa khô ráo vừa an toàn (nhưng phải đề phòng trăn rắn). Nếu thấy vùng cỏ đó lún xuống hoặc chuyển động ngay lập tức phải dừng lại kiểm tra.



    1.4.jpg




    - Những nơi mặt đất cực kì bằng phẳng có rêu mọc phía trên có thể là đầm lầy. Chẳng cần phải thử, hãy đi vòng qua nó.



    - Nhưng cũng vì phải tránh những vùng đầm lầy hay chướng ngại này. Bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề mất phương hướng do phải di chuyển lung tung. Trong vùng đầm lầy tối tăm nếu không thấy mặt trời hay các cột mốc để định hướng. Bạn có thể định hướng bằng hướng gió, bốc một nắm cát hoặc cỏ, thả nó theo chiều gió và xác định góc độ hướng di chuyển của mình với hướng gió. Điều này cần phải làm liên tục.



    - Nếu di chuyển theo nhóm. Tốt nhất hãy cột các thành viên lại với nhau bằng một sợi dây. Đây hoàn toàn không phải là một việc thừa thãi.



    - Tuyệt đối không di chuyển trong vùng đầm lầy vào ban đêm, lúc mưa to hay có sương mù. Lúc này kiếm một nơi khô ráo để trú ẩn là tốt nhất.



    - Tuyệt đối không uống nước trong đầm lầy. Đây là loạt nước ứ đọng rất nhiều năm mang trong nó nhiều mầm bệnh, chất độc … dù có thể trông nó khá sạch. Loại nước duy nhất có thể uống được trong rừng là nước mưa hoặc nước từ các nguồn có dòng chảy mạnh.



    - Giữ cho mình được khô ráo vì vùng đầm lầy thường ẩm và lạnh. Nếu bạn bị cảm sốt ở vùng này thì khả năng “bay về nhà không cần vé” là cực cao.



    - Nếu phải ở lại vùng đầm lầy hãy tự tạo cho mình một nơi trú ẩn vững chãi. Quan trọng hơn là đánh dấu và tạo cho mình những con đường bằng các tấm ván, thân cây, cành cây...

    1.5.jpg


    Để tồn tại được ở vùng đầm lầy đòi hỏi bạn phải “bá đạo” một chút



    Nói chung vùng rừng nguyên sinh - đầm lầy là những nơi nguy hiểm dù là ngày hay đêm, mùa nắng hay mùa mưa. Nó tiềm ẩn nhiều yếu tố chết chóc vô hình nên nếu có thể thì đừng tìm đến những nơi thế này mà thăm thú. Trường hợp bất đắc dĩ phải đến, bạn có thể tham khảo những kỹ năng tôi đưa ra ở trên.



    Chúc bạn sống sót!
    2. Sa mạc cát - Sa mạc núi đá - Hoang mạc:



    Không giống như vùng rừng và đầm lầy. Sa mạc lại đòi hỏi bạn một thứ mang yếu tố “con người” hơn. Đó là sự thích nghi. Bạn kinh nghiệm và sành sỏi, bạn khỏe mạnh cường tráng đến mấy nhưng không tập cho mình được sự thích nghi thì bạn nhanh chóng bị sa mạc bẻ gẫy ý chí sinh tồn ngay lập tức.

    1.6.jpg




    Sa mạc thì vốn đã khá nổi tiếng trên phim ảnh sách báo rồi, những cồn cát dài mênh mông đến vô tận, những cơn bão cát đáng sợ. Những bộ lạc kì bí tồn tại trên sa mạc vài thế kỉ, những kho báu dưới lớp cát ngàn năm. Bỏ qua mấy tư tưởng lãng mạn đó và ta hãy đối mặt với vấn đề thiết thực nhất: Sức nóng khủng khiếp!



    Sức nóng trên 40 độ sẽ làm bạn suy kiệt cả thể chất lẫn tinh thần một cách mau chóng. Bạn đã nghe thấy hội chứng “sợ hãi khoảng không” ,“hội chứng ảo ảnh” và “hội chứng mù khoảng cách”? Có rất nhiều thứ nảy sinh khi bạn bỗng nhiên lạc vào sa mạc. Nếu không có ý chí phấn đấu sinh tồn và quan trọng là không tuân theo những phương cách sinh hoạt trong sa mạc dù là nhỏ nhặt nhất. Bạn sẽ chết rất nhanh chóng.



    Vậy trước hết tôi sẽ nói về phần chuẩn bị. Bạn sẽ mang gì vào sa mạc, máy bay của bạn rơi, xe của bạn hỏng và bạn sẽ mang theo cái gì. Đừng nói là khuân theo cả một container vật dụng nhé.



    Trang phục trong sa mạc:



    Quần áo:



    Trong sa mạc, trang phục đóng vai trò cực kì quan trọng. Che chắn cơ thể, chống nóng, chống lạnh, chống lại tia mặt trời, côn trùng, điều tiết mồ hôi...



    - Trong sa mạc nên mặc áo quần sáng màu ( tránh tia bức xạ nhiệt), ko mặc đồ quá dày mà mặc nhiều quần áo mỏng hoặc quần áo nhiều lớp.



    - Quần áo phải che kín toàn bộ cơ thể (từ vùng cổ trở xuống ) tránh cho cát lọt vào trong cơ thể mình. Dùng một chiếc khăn trùm quấn vùng cổ để gió khỏi thổi cát vào cơ thể cũng tốt.



    - Ban ngày ở sa mạc rất nóng nhưng ban đêm lại lạnh. Bạn phải biết cách tận dụng tốt y phục của mình.



    Giày:



    Quan trọng không kém quần áo. Bạn đi chân trần trên vùng cát nóng 50-60 độ thì chỉ cần vài bước chân là bạn sẽ chẳng còn nhận ra chân mình nữa đâu. Giày giúp chân bạn không bị bỏng, không bị côn trùng độc tấn công, tránh khỏi bị thương bởi cát đá …



    - Nên dùng giày có cổ cao, ủng cao cổ. Nếu không có thì hãy quấn vải và thắt thật chặt làm thế nào để cát không lọt vào trong giày và quần.



    1.7.jpg


    Trang phục bình thường khi vào sa mạc



    - Dùng vớ (tất) dày để giảm sức nóng từ cát.



    - Nếu trường hợp thậm chí bạn còn không giữ nổi cho mình đôi giày. Hãy tự tạo cho mình 1 chiếc từ vỏ chai nhựa, vải bạt, lốp cao su một cách đơn giản nhất có thể.



    Kính râm:



    Mắt của bạn sẽ mau chóng bị tổn thương bởi tia mặt trời, gió và cát sa mạc, một chiếc kính râm là lựa chọn tốt nhất khi di chuyển ở nơi đây. Trong trường hợp bạn không thể kiếm cho mình một chiếc kính râm bạn có thể tạo cho mình một cái từ bìa hoặc nhựa. Chiếc kính này không có mắt kính nên bạn sẽ đục lỗ hoặc tạo một cái khe hẹp phần mắt. Khuyết điểm của loại “kính” này điểm nhìn sẽ rất hạn chế. Chỉ là lỗ nhỏ hoặc qua khe hẹp,nhưng trong sa mạc thì bạn cũng không cần thiết phải có góc nhìn quá rộng đâu. Bảo vệ đôi mắt mình là điều quan trọng nhất.



    Mũ nón: Mũ cối và trùm khăn lên kiểu mấy bác thợ hay mũ trùm của người ả rập đều được. Điều quan trọng ở đây là nó bảo vệ được đầu càng kín càng tốt.



    Sát thủ nơi sa mạc: tia nắng, gió và cát.



    Trong sa mạc, sức nóng là đáng sợ nhất nhưng cái gì đem sức nóng đến cho bạn. Đó chính là bởi 3 nhân tố chính: Tia nắng, gió và cát.



    - Tia nắng gay gắt làm bạn nóng, đây là điều hiển nhiên.



    - Cát nóng phản xạ tia mặt trời và sức nóng vào bạn.



    - Gió nóng mang cả cát nóng thổi liên tục.

    1.8.jpg




    Vậy điều đầu tiên cần phải làm trong sa mạc là phải phòng tránh được những yếu tố trên. Phòng tránh bằng những vật dụng mà tôi đã liệt kê ở trên đã là tạm đủ. Tuy nhiên bạn cũng nên tìm hiểu thêm về một số vấn đề sau đây. Hiểu biết không bao giờ thừa thãi :



    - Tuyệt đối không được nhìn lên mặt trời (đoán giờ, xác định phương hướng) , dù là trực tiếp hay gián tiếp nó cũng sẽ làm bạn tổn thương thị giác nghiêm trọng.



    - Phơi nắng ở sa mạc 5 phút sẽ khiến da bạn bị phỏng nắng, cực kì đau rát.



    - Gió và cát ở sa mạc cũng có thể làm bỏng da, môi nứt nẻ. Mắt cũng có thể bị viêm giác mạc do bụi cát và nóng.

    1.9.jpg




    - Bão cát sa mạc thì nhiều người đã biết đến độ khủng khiếp của nó. Nhưng bạn có biết gió xoáy mang theo các hạt cát có thể cắt làm xây xát phần da không được bảo vệ. Và để nó lọt vào mắt hay mũi thì rất thảm họa. Chưa kể bão cát có thể vùi lấp bạn một cách nhanh chóng. Đối phó với nó như thế nào tôi sẽ nói thêm ở phần sau.



    - Lốc xoáy: hoàn toàn khác với bão cát. Nó được hình thành do các luồng không khí đối lưu chênh lệch nhiệt độ. Đôi khi nó vô hình nhưng có thể lôi bạn lên khỏi mặt đất vài chục mét trước khi quẳng ra xa vài trăm mét khỏi vị trí của nó. Trường hợp gặp lốc xoáy ở sa mạc thì hiếm hơn nhưng không phải không có.



    - Cát lún: Khá giống trong phim ảnh mà bạn đã chứng kiến nên tôi không cần miêu tả thêm. Chỉ muốn nói là bạn quá đen khi lâm vào cảnh này vì nó cũng khá hiếm thấy trên sa mạc. Xử lý chúng như thế nào xin xem lại : “Kỹ thuật thoát hiểm khỏi đầm lầy” phía trên.
    Nước trong sa mạc:



    Tôi muốn nói rõ kĩ năng tìm kiếm nước, lửa, thức ăn ở các vùng đất khắc nghiệt vào một bài riêng (nó thực sự dài và khá phức tạp ) nên ở đây tôi sẽ nói sơ qua một số phương thức tìm nước chỉ ở riêng sa mạc.

    1.10.jpg




    Dù là sa mạc thì tất cả mọi sự sống của nó đều tùy thuộc vào nước.Nó là nhu cầu số 1 và đơn giản là bạn phải có trách nhiệm tìm kiếm hay bảo quản nó nếu muốn sống. Có quá nhiều kiến thức ở đây. Một số là từ thổ dân Australia bản địa nhưng nhiều thứ mình thấy phi thực tiễn và chưa được kiểm chứng rõ ràng. Tôi xin phép đưa ra những điều căn bản nhất nhưng không phải ai cũng biết. Đầu tiên là cách sử dụng nước:



    - Dù là ở sa mạc nhưng chúng ta cũng phải uống trên 3 lít nước 1 ngày.



    - Uống nước phải uống từng ngụm nhỏ, chia ra làm nhiều lần (cái này chắc nhiều người biết tác dụng của nó rồi)



    - Bảo quản trong bình, can riêng biệt nơi thoáng mát. Tránh nhầm lẫn các loại chất lỏng.



    - Mang đủ nước cho các đoạn lộ trình từ điểm này sang điểm khác.



    - Có dấu hiệu hết nước dự trữ thì phải đi tìm ngay. Kiếm được nước không phải là quá trình một sớm một chiều.



    Tìm nước trong sa mạc:



    Bạn hết sạch nước dự trữ và phải lang thang trong sa mạc khô cằn để tìm nước. Đây là một quá trình gian khổ nhưng thực sự thì cũng khá thú vị. Trong sa mạc tồn tại những ốc đảo, giếng nước hay thậm chí là sông suối. Nếu bạn bắt gặp chúng còn đang đầy tràn nước thì quả thật bạn đã trúng xổ số. Chẳng còn gì để nói thêm. Ngoài ra bạn có thể tìm thấy nước thậm chí là tạo ra nước bằng một số phương pháp sau:



    - Một số cây cỏ báo hiệu có sự xuất hiện của nước trong vùng nó mọc. Cây cỏ mặn, cây chà là, cây bông và cây liễu đều cho ta thấy là quanh nó (dưới độ sâu từ 2-3 mét) có nguồn nước.



    1.11.jpg


    Cây chà là báo hiệu khu vực có nước



    - Những lòng sông, rạch tuy đã cạn khô nhưng khả năng có nước phía dưới rất lớn. Hãy bỏ công đào xuống khoảng 1-2 mét, có lẽ bạn sẽ không phải thất vọng.



    - Khu vực có nhiều dấu chân thú. Đi theo những dấu chân đó, sẽ có nước.



    - Bạn gặp 1 con rùa trong sa mạc. Chắc chắn 100% cách đó không xa có nước, rất nhiều là đằng khác.



    - Xương rồng sống không phụ thuộc vào nước, đừng cố công đào bới xung quanh nó nhưng bản thân cây xương rồng lại rất mọng nước. Phần lõi của cây xương rồng hoàn toàn ăn được và mùi vị của nó không đến mức quá khó ăn.



    1.12.jpg


    Đi theo dấu chân thú hoang cũng dễ tìm được đến khu vực có nước



    - Tự tạo ra nước bằng phương pháp chưng cất. Đây là phương án cuối cùng, không đến mức khó khăn nhưng cũng có thể tạo cho mình 1 nguồn cung cấp nước nho nhỏ từ bùn đất, thân cây cỏ, lá xanh…Như đã nói ở phía trên, bạn đọc nào quan tâm tôi xin phép đưa ra bài viết chi tiết hơn vào những kì sau.



    Di chuyển và sinh hoạt trên sa mạc:



    Để sinh tồn trong sa mạc, bạn cần phải nắm vững những thứ gọi là “chìa khóa của sự sống”. Nó khá đơn giản, bao gồm cả những thứ bạn đã biết và chưa biết:



    -Nước, vẫn là nước. Đó là một trong những chìa khóa quan trọng nhất của sự sống. Hãy vứt lại hòm vàng bạn vừa tìm thấy trong kho báu của Xin-bát và mang theo nhiều nước nhất có thể.



    -Chỉ di chuyển vào lúc sáng sớm và chiều tối. Đừng làm tương tự như trong phim, các nhân vật luôn di chuyển vô tội vạ vào cả những lúc nắng nóng nhất. Lúc đó hãy tìm lấy một chỗ để trú ẩn giữ sức cho cuộc hành trình vào buổi tối. Bạn sẽ tốn ít năng lượng và nước hơn nhiều.



    - Cố gắng tìm thấy một “con đường mòn sa mạc” nơi có người hay đi qua. Những nơi này thường có dấu vết con người hay đi qua như rác, vết chân gia súc, vết bánh xe. Đây là cách dễ dàng nhất để cứu lấy bản thân bạn.



    - Sử dụng con đường đi nào ít tốn sức nhất (không cần nhanh nhất) không nên trèo qua các gò cát, đụn cát cao nếu ko muốn bị chôn vùi.



    - Chú ý những hố cát, vùng cát trôi và cát lún.



    - Cố gắng tìm được nơi có thể cung cấp nước



    - Chú ý trên sa mạc có rất nhiều hồ tạm chứa nhiều nước muối, nước muối cũng là nước (nếu biết cách tận dụng).



    - Thiếu thực phẩm thì phải săn bắn. Thực sự thì hệ sinh thái động thực vật ở sa mạc cũng khá là phong phú. Nên săn bắn vào buổi đêm vì lúc đó vừa ít tốn sức mà cũng vì đêm chúng mới xuất hiện.



    1.13.jpg


    Chiều tối là thời điểm tốt nhất để bắt đầu chuyến du hành qua sa mạc



    - Nhận thấy có dấu hiệu của một cơn bão cát, ngay lập tức dừng mọi công việc đang làm lại và tìm kiếm chỗ trú ẩn. Có thể là sau đụn cát hoặc tảng đá. Tự bảo vệ lấy mình vì trong trường hợp này muốn chiếu cố đến người khác cũng là một điều rất khó khăn. Nếu đông người thì hãy buộc mọi người lại với nhau bằng một sợi dây.



    - Tuyệt đối không di chuyển trong bão cát. Sau bão cát thì địa hình xung quanh bạn gần như thay đổi hoàn toàn. Bạn sẽ hoang mang do mất phương hướng. Có một cái mẹo ở đây là xếp những tảng đá nhỏ dọc theo hướng mà bạn muốn xác định. Sau bão cát bạn vẫn có thể xác định lại phương hướng đang di chuyển.



    - Trong không gian mênh mông của sa mạc. Mọi sự ước lượng về khoảng cách đều là sai lầm. Không ngạc nhiên khi bạn thấy 1 cái cây mà đi mãi không gặp nó.



    Động vật trong sa mạc:



    Tuy hiếm hoi nhưng cũng không phải là ít. Chúng đã tự thích nghi với môi trường sa mạc nên chúng khá tinh quái và cẩn trọng.Chúng thường hoạt động về đêm để tránh cái nóng gay gắt ban ngày. Các loài động vật trong sa mạc chủ yếu là :



    - Các loài thú : Báo núi, dê núi, cáo sa mạc, sóc đất, chuột túi (?),dơi...



    1.14.jpg


    Cáo sa mạc - loài vật rất nhanh nhẹn và cẩn thận trên vùng đất khô cằn này



    - Các loài côn trùng: Nhện, rết, đa túc (có họ hàng với rết), bọ cạp. Một đặc điểm “thú vị” của loài này là hay chui vào giày dép, chăn chiếu của ta. Bị chúng đốt cũng không phải là chuyện đơn giản đâu. Cho nên ta cần phải kiểm tra kĩ chăn màn đặc biệt là giày. Các loại rết hay bọ cạp rất thích coi chiếc giày của con người là tổ của mình, đây là điều rất thường hay gặp ở sa mạc. Xỏ chân vào giày thì phải chú ý nếu không muốn nằm lại sa mạc vài ngày do chân bị sưng vù.



    - Các loài chim: Sẻ sa mạc, kền kền, chim tước xương rồng, gà lôi sa mạc…



    - Các loài bò sát: Rùa sa mạc, các loại thằn lằn, các loại rắn . Các loại bò sát ở sa mạc chiếm thành phần đông đảo và hầu như là có thể ăn được (kể cả những loài có độc).



    Chúng đều là thức ăn cả đấy nhưng bạn có đủ trình độ để biến nó thành đồ ăn của mình hay không thì lại là chuyện khác. Tôi không có tham vọng tóm tắt tất cả nghệ thuật săn bắn trong tài liệu viết tay của Ben vào một bài viết, tôi cũng không hi vọng đào tạo được các bạn thành những thợ săn chuyên nghiệp. Nhưng biết đâu có lúc bạn lại thấy những thứ kiến thức thiếu thực tế mà tôi đề cập ra ở đây lại là rất cần thiết và nó sẽ cứu sống bạn. Nếu thực sự quan tâm bạn có thể đón đọc chuyên mục “Thực phẩm - Săn bắn - Đánh bắt” tôi sẽ viết sau đây ít lâu.

    1.15.jpg




    Ở đây tôi xin nói sơ qua cách thức săn bắn ở sa mạc nói riêng. Nghệ thuật săn bắn vào ban đêm cũng như ban ngày gồm có 4 bước chính:

    - Phán đoán

    - Phát hiện

    - Tiếp cận

    - Hạ gục



    Ngoài ra chế tạo dụng cụ săn bắn thô sơ, dùng các loại bẫy hay sử dụng chất độc trong săn bắn cũng là điều mà các bộ lạc thổ dân trên sa mạc hay dùng. Tôi xin phép được đề cập đến vấn đề này rõ hơn trong chuyên mục “Thực phẩm - Săn bắn - Đánh bắt” của những kì sau.



    Tổng kết:



    Bạn thấy không, ở những nơi khác nhau, vùng miền khác nhau việc sinh hoạt hay thậm chí là những tiểu tiết đơn giản như ăn uống, nghỉ ngơi cũng hoàn toàn khác nhau. Đó đều là những bài toán nan giải mà bạn phải nhanh chóng tìm ra đáp án đến muốn tồn tại. Chúng ta may mắn là có một cuộc sống khá thanh bình nên đã vô tình quên đi những kiến thức nguyên thủy quý báu.



    Dòng chảy của thời gian vẫn cứ tiếp tục trôi. Chúng ta đang được dẫn đến một tương lai hiện đại và cuộc sống thoải mái hơn rất nhiều. Có thể những kiến thức bên trên bạn sẽ không có cơ hội nào để sử dụng nhưng tôi khẳng định một điều là nó sẽ làm bạn lanh lợi và tháo vát hơn trong cả cuộc sống hiện đại. Đây chính là mối liên hệ mà trung tâm nghiên cứu và thực hành sinh tồn (CEPS) đặt tại Pornichet, Pháp đã nghiên cứu và khẳng định.



    Kỳ sau tôi xin bàn về phương thức sinh tồn khi trôi dạt trên biển và lạc vào những vùng đất băng giá không sự sống. Trôi dạt trên biển thực tế với phim ảnh khác nhau như thế nào? Một giấc ngủ không đúng cách nơi băng giá sẽ là một giấc ngủ ngàn thu. Bạn biết gì về điều này?
    [Kỹ năng sinh tồn] Phần 1: Bị lạc nơi hoang dã
    Bị lạc



    Đơn giản là bỗng nhiên bạn thấy mình bị lạc, thất lạc khỏi nhóm đồng hành ở một nơi hoang dã không có bóng người. Hay tệ hại hơn là bạn tự đi đến một nơi hoang dã và không thể tìm được lối thoát, không ai biết bạn mất tích để tìm kiếm. Trước tiên tôi xin nói đến trường hợp bất khả kháng bạn phải đi đến những nơi như thế và đã có sự chuẩn bị từ trước. Vậy bạn có thể và muốn mang theo những gì?

    1.1.jpg




    Bí quyết ở đây là phải xác định mục đích, nhu cầu và quan trọng nhất là địa thế và khí hậu nơi mà ta sẽ phải đến. Từ đó ta sẽ mang theo những đồ dùng cần thiết thích hợp chứ không phải là “cõng” theo bất kì thứ gì mà ta nghĩ đến. Một số vật dụng quan trọng tối thiểu phải có ở đây là:



    - Y phục: quần áo,giày dép,mũ, găng tay, áo mưa, ba lô...phù hợp với khí hậu nơi mình muốn đến. Nếu địa điểm bạn sắp đến là vùng sa mạc thì đương nhiên hành trang chuẩn bị phải được lựa chọn khác biệt với vùng biển hay vùng băng tuyết.



    - Đồ dùng cá nhân: tùy theo tình huống và tùy theo sức mang của bạn. Nhưng chắc chắn phải có bình nước, bật lửa, dao đa năng, xoong nồi cá nhân, túi cứu thương, túi mưu sinh, đèn pin, la bàn, bản đồ hay GPS … Điện thoại di động thì khỏi nói rồi nhưng còn pin hay có trong vùng phủ sóng hay không lại là chuyện khác.



    1.2.jpg


    Một số vật dụng nhỏ nhưng không thể thiếu



    - Thực phẩm: cực kì cần thiết nhưng lại rất khó mang theo và khó bảo quản. Ta nên mang những thức ăn khô, lương khô, gạo, gia vị, trứng hay đồ hộp là dễ dàng nhất. Ít nhất thì số lượng thức ăn đó có thể giúp ta sống sót cả tuần để chờ người đến cứu (Nhiều ý kiến cho rằng lượng protein trong một quả trứng gà có thể giúp ta sống sót trong 1 ngày).



    - Dụng cụ cắm trại: lều bạt, võng, chăn màn...



    - Dụng cụ cầu cứu: pháo sáng, còi, gương phản chiếu hay đơn giản chỉ là những đống lửa tạo khói dễ nhận thấy từ xa...



    Được trang bị thật tốt những thứ như trên, chắc chắn bạn sẽ đủ tự tin để tìm được cách đối phó với những tình huống hiểm nghèo nhất. Phần còn lại là kinh nghiệm, sức khỏe và kiến thức căn bản mà tôi nói dưới đây sẽ giúp bạn là kẻ sống sót…



    1. Bị lạc mà không có ai tìm kiếm



    Đây là một tình huống khá bi đát và cũng không ít người mắc phải. Tâm lý hoảng sợ, suy sụp mất tự chủ sẽ đến một cách nhanh chóng với bất kì ai nếu không tìm được lối thoát sau vài ba ngày. Vì vậy mục tiêu hàng đầu trong tình huống này là phải thoát khỏi vùng nguy hiểm một cách nhanh nhất có thể. Bất kì khu dân cư,lán trại hay dấu hiệu sinh hoạt nào của con người cũng sẽ là chìa khóa dẫn đến lối thoát của bạn. Dưới đây là một số cách phát hiện phương hướng và di chuyển.



    1.3.jpg




    - Phương hướng: Bạn có trong tay la bàn hay bản đồ nhưng đôi lúc nó sẽ trở nên vô ích nếu bạn không thể xác định đi về hướng nào để gặp khu dân cư gần nhất. Hay tệ hại hơn là bạn chẳng có gì trong tay cả. Làm thế nào để bạn có thể xác định được phương hướng mà mình phải đi? Hãy trèo lên 1 cái cây hoặc mỏm đá cao nhất có thể. Quan sát thật kĩ mọi nơi mà bạn có thể nhìn thấy: ngọn tháp, đồng ruộng, khói, nhà cửa, đường mòn… bất kì dấu hiệu đời sống con người nào sẽ giúp bạn quyết định hướng mà mình phải đi tới. Nếu là ban đêm thì ánh đèn điện, ánh lửa cũng sẽ được nhìn thấy từ rất xa.



    Trong trường hợp mà bạn không thể nhìn thấy hay nghe thấy gì. Cách tốt nhất là cố gắng xác định vị trí một con suối, một con sông từ trên cao. Ở trên cao bạn nhìn thấy những khoảng rừng cây xanh mướt hơn những khoảng rừng khác thì chắc chắn ở gần đó có sông suối . Công việc tiếp theo chỉ là đi xuôi theo hạ lưu (theo dòng nước chảy) và tỉ lệ gặp khu dân cư hay thoát khỏi “vùng nguy hiểm” là rất cao. Cách trên cũng hoàn toàn có thể áp dụng nếu bạn ở hoang mạc hay sa mạc tuy nhiên tỉ lệ thành công thấp hơn.

    1.4.jpg




    - Di chuyển: trong phim ta hay thấy những người di chuyển trong rừng thường bị quay trở lại chỗ cũ hay vô thức đi theo một đường tròn. Đây là việc hoàn toàn có thật do bước chân của bạn không đều nhau (chân trái bước dài hơn chân phải chẳng hạn). Và rất nhiều bước chân không đều nhau đó sẽ đưa bạn đi theo đường vòng cung thậm chí là đi theo đường tròn. Vì vậy xác định rõ phương hướng, đánh dấu mục tiêu bằng mặt trời, mặt trăng, núi , hướng gió so với hướng di chuyển…hay bất kì những gì có thể, đó là cực kì quan trọng. Và khi gặp phải trường hợp trên không được hoảng loạn hay có tâm lý buông xuôi, đây là một điều rất tối kị. Khi mà nghị lực và khát vọng sống không còn thì chẳng có cách nào có thể cứu được bạn.



    2. Bị lạc mà có người tìm kiếm (lạc khỏi nhóm hay có ai đó biết chắc chắn bạn mất tích)



    Tuy đây cũng là một cú sốc đối với bạn nhưng mọi việc lại đơn giản hơn so với trường hợp ở trên rất nhiều. Việc đầu tiên là nên bình tĩnh xác định địa hình xung quanh, nghiên cứu tìm hiểu nguồn nước, thực phẩm và ở lại đó chờ người đến cứu. Cách thức để tìm kiếm nguồn nước, thực phẩm hay sinh tồn tôi xin phép được nói trong những kì sau. Ở đây tôi chỉ xin các bạn nên thực hiện theo những lời khuyên sau đây :



    - Ở nguyên tại chỗ chờ người đến cứu: ở nguyên tại chỗ tránh di chuyển làm tiêu hao năng lượng, thú dữ tấn công, tai nạn hay bệnh tật …



    - Tìm hiểu môi trường xung quanh để tìm kiếm nguồn nước, thực phẩm, chỗ trú ẩn, củi, cây quả …



    - Tạo ra các dấu hiệu dễ nhận thấy: ở trong rừng thì đốt lửa tạo khói, vùng băng tuyết hay sa mạc thì xếp đá sẫm màu theo chữ SOS , căng những tấm vải màu sắc, quần áo lên cao, tạo ra âm thanh (nếu có thể).



    1.5.jpg




    - Giữ lửa luôn cháy để giữ nhiệt, xua đuổi thú dữ và cả tạo sự an thần.



    - Yên tâm chờ người đến cứu: Con người có thể sống 3 ngày mà không có nước, 3 tuẩn nếu không có thực phẩm. Kể cả việc bạn bị thương không thể di chuyển,bạn hoàn toàn có thể hi vọng trong thời gian đó bạn sẽ được cứu thoát .



    3. Bị lạc theo nhóm



    Việc này xem ra còn dễ thở hơn tình huống trước nhưng cũng có nhiều vấn đề phát sinh hơn nhiều. Ganh ghét, nghi kị, trộm cướp,mất trí, ảo giác, chán nản,bất cần… thậm chí là giết hại lẫn nhau là điều hoàn toàn có thể .Nhưng nếu tạo thành một nhóm có tổ chức và đoàn kết thì mọi việc lại đơn giản hơn rất nhiều. Vì vậy việc bầu chọn một người kinh nghiệm và được tin cậy làm Leader là điều cần thiết. Người leader này sẽ là người hỏi ý kiến mọi người nhưng mình sẽ là người đưa ra quyết định. Tránh trường hợp lạm dụng biểu quyết vì nhiều lần như thế rất dễ dẫn đến việc chia bè phái và nghi kị lẫn nhau.

    1.6.jpg


    Không cần phải tài giỏi như Bear Grylls nhưng bạn sẽ sống sót như anh ấy



    - Người leader này phải biết phân công công việc theo nhóm một cách hợp lý tùy theo sở trường của từng người. Củng cố tinh thần từng người và giải quyết linh động những trường hợp đau ốm, bệnh tật …



    - Quyết định và dám quyết định: điều này là cực kì quan trọng. Một ví dụ ở đây là một tình huống hiểm nghèo: Một toán người bị mắc kẹt trong một hang động do sụt lún, có người đã chết và mọi người đang gắng sức đào bới tìm lối ra. Lương thực thì đã cạn kiệt mà trong nhóm có phụ nữ và trẻ con. Là một đội trưởng bạn sẽ đưa ra những quyết định như thế nào?



    Đạo đức hay bản năng sinh tồn, chôn cất hay “xử lý” những xác chết của người bạn đồng hành xấu số kia vì tập thể. Đó hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của bạn và bạn phải chịu trách nhiệm về điều đó. Và nếu bạn dẹp vấn đề đạo đức qua một bên bên thì nên chia sẻ trách nhiệm đó với 1 vài người khác (không phải toàn bộ phụ nữ, trẻ con) để đi đến quyết định cuối cùng. Và “món ăn” kinh khủng này sẽ “chế biến” như thế nào? Tôi đang xem xét việc có nên viết về nó vào các phần sau hay không.

    1.7.jpg




    Nói chung nếu bị lạc theo nhóm thì việc cần thiết nhất là tạo bầu không khí lạc quan, tinh thần đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau. Đó chính là sức mạnh để giúp nhóm tồn tại thoát khỏi hiểm nguy.



    Cuối cùng điều tôi muốn nói ở đây là những kiến thức căn bản phía trên hoàn toàn không quá xa vời. Nó nằm trong tay bạn và bạn hoàn toàn có thể làm được, thậm chí là tốt hơn. Biết đâu một lúc nào đó nó sẽ làm cho những người xung quanh bạn khâm phục và chính bạn cũng tự tin về khả năng ứng biến và những sự hiểu biết của mình…
    LỊCH SỬ KÍNH THIÊN VĂN và CÁC PHÁT KIẾN THIÊN VĂN :p

    400 năm trước (1608 -2008), Hans Lippershey, một nhà chế tạo kính mắt người Hà Lan tình cờ phát hiện ra nguyên lý phóng đại khi kết hợp các thấu kính, ông đã chế tạo ra ống kính nhìn xa tiền thân của kính thiên văn quang học. Đây chính là một cột mốc quan trọng trong lịch sử thiên văn học vì chỉ một năm sau đó (1609), nhà bác học vĩ đại Galieo đã sử dụng chiếc kính thiên văn đầu tiên của nhân loại quan sát các thiên thể, tạo ra một bước ngoặt của loài người về thế giới quan.



    Phần 1: Từ "Ống kính ma thuật" của Hans Lippershey...

    400Picture5.jpg
    Hans Lippershey (1570-1619)


    Cũng như nhiều phát minh lớn vào thời cổ và trung đại , kính thiên văn được sáng chế ra qua một sự kiện tình cờ may mắn. Đến cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, việc chế tạo kính mắt đã trở thành phổ biến đã là điều kiện thuận lợi cho việc ra đời của kính thiên văn.

    Một cơ hội may mắn đã đến với Hans Lippershey (1570-1619) là một nhà chế tạo kính mắt sống tại Middelburg, Hà Lan. Vào năm 1608, con trai Hans Lippershey, trong khi nghịch các kính mắt của bố, đã phát hiện ra và báo cho bố biết có thể nhìn thấy tháp chuông nhà thờ gần hơn, thậm chí thấy cả mấy con chim đang nấp dưới gác chuông qua 2 kính mắt. Thay vì “đét” vào mông chú nhóc nghịch ngợm, Lippershey đã cùng “nghịch” với con trai.

    Hans Lippershey đã nghiên cứu cẩn thận và phát hiện ra 2 kính mắt thích hợp đặt thẳng hàng nhau ở một khoảng cách nào đó, thật sự có tác dụng “kéo gần” lại những vật ở rất xa.

    400lsts0001000_468x341_4a9dfdeab3fe845da52dc69113244551.jpg
    Hans Lippershey đang xem thử mô hình "kính nhìn xa" tại cửa hàng kính mắt của ông

    Từ hôm đó, bỏ quên công việc hàng ngày, ông lao vào thử nghiệm nhiều loại kính, nhiều kiểu kết hợp khác nhau và cuối cùng đã chế tạo thành công chiếc” kính nhìn xa” đầu tiên của nhân loại. Chiếc kính được gọi là “Chiếc ống ma thuật của Lippershey” đã nhanh chóng nổi tiếng khắp châu Âu.

    Nhưng ông không nhận được bằng sáng chế vì người đồng nghiệp cũng là hàng xóm gần gũi của ông , Zacharias Janssen, khiếu nại là mình đã làm được ống kính như vậy từ trước đó 4 năm,năm 1604 ! Sau đó vài tuần, Jacob Metius ở Alkmaar cũng đòi quyền sở hữu sáng chế này. Chính quyền TP Middelburg tuyên bố không xác định được quyền sở hữu sáng chế cho ai cả vì cho là kết cấu ống kính quá đơn giản, rất dễ bị “copy” :

    Ống kính gồm chỉ 2 thấu kính, một thấu kính lồi hướng về vật quan sát và một thấu kính lõm đặt sát mắt. Độ phóng đại đạt khoảng 3 đến 5 lần. Bạn hãy thử hình dung nó làm việc ra sao qua bản vẽ này !

    400Picture6_470x117_9eb05da5a7d94306b5da48cfda192ab7.jpg
    Bản phác thảo cổ nhất mà người ta được biết của Ống kính Lippershey trong một lá thư viết vào tháng 8 năm 1609

    Với ngôn ngữ vật lý phổ thông hiện đại thì nguyên lý làm việc của nó như thế này :



    Thấu kính hội tụ (lồi) hướng về phía vật quan sát ở rất xa sẽ cho một ảnh thật nhỏ hơn và ngược chiều với vật tại tiêu diện của nó. Thấu kính này được gọi là vật kính.
    Thấu kính phân kỳ (lõm) được chỉnh vị trí sao cho ảnh cho bởi vật kính sẽ nằm đúng tiêu diện vật của nó. Khi đó mắt đặt sau kính sẽ thấy ảnh ảo cùng chiều với góc nhìn lớn hơn . Kính này được gọi là thị kính.
    Độ phóng đại của kính sẽ bằng f1 (tiêu cự vật kính) / f2 (tiêu cự thị kính)

    Phiên bản Kính Lippershey của Public Observatory Philippus Lansbergen nhân dịp kỷ niệm 400 năm ngày ra đời của Kính Thiên văn.
    Điều khiến chúng ta ngạc nhiên là tại sao Kính viễn vọng lại xuất hiện chậm như vậy trong khi các điều kiện cơ sở cho sự ra đời của nó đã có từ rất lâu.
    Ở Châu Âu, thấu kính thủy tinh đã được chế tạo và dùng phổ biến từ thế kỷ 13.

    400Picture3.jpg
    “Máy” mài kính mắt vào thế kỷ 17

    Roger Bacon ( 1219-1294) , nhà thần học Thiên chúa giáo nổi tiếng đã đề cập đến loại kính thần diệu giúp người ta nhìn rõ hơn này trong các công trình nghiên cứu của mình.

    Lần theo quá khứ xa hơn nữa, năm 1850, người ta đã khai quật được tại Nimrud thuộc Irak một tấm "đá lấy lửa" có niên đại cách đây hơn 3000 năm. Tấm đá được mài từ một tinh thể thạch anh lớn, khá trong suốt. Các nhà vật lý cho rằng tấm đá này còn có thể dùng như một kính lúp để phóng đại.( Thậm chí có người cho là đây chính là vật kính của một kính thiên văn cổ dựa trên cơ sở truyền thuyết của người Assyrie cổ đã mô tả Sao Thổ như một vị thần đứng trong một vòng gồm những con rắn cắn đuôi ! Phải chăng họ đã từng có được những chiếc kính mạnh hơn của Lippershey và biết rõ về vành đai sao Thổ ? ).

    Nhiều tấm đá lấy lửa khác có niên đại muộn hơn, chất lượng tốt hơn đã được tìm thấy tại đảo Crete (Hy lạp).

    400Picture4.jpg
    Tấm đá lấy lửa

    Các nghiên cứu về ánh sáng và thị giác cũng đã được các nhà "triết học" cổ đại tiến hành từ rất lâu.
    Các tiên đề hình học Euclide (325-265BC) rất quen thuộc với chúng ta có lẽ đã được rút ra qua các nghiên cứu của ông về tia sáng.

    Archimedes xứ Syracuse (287-212BC) đã từng dùng gương hội tụ ánh nắng mặt trời để đốt cháy chiến thuyền La mã chứng tỏ ông đã biết nguyên lý phản xạ trên gương cầu.

    Hero xứ Alexandria (10-70) và Ptolemy (90-168), tác giả của thuyết Địa tâm từng đứng vững hơn 15 thế kỷ, đã bắt đầu xây dựng các nguyên lý của quang hình học qua các nghiên cứu về hiện tượng phản xạ và khúc xạ.

    Khi châu Âu chìm vào “đêm trường Trung cổ” thì ánh sáng khoa học bừng sáng ở phía Đông. Nhà bác học vĩ đại người Aicập Ibn al-Haytham (Alhacen) (965-1040) , người được mệnh danh là cha đẻ của quang học, từ các công trình nghiên cứu thực nghiệm của mình, đã hệ thống hoá hoàn chỉnh các nguyên lý về quang hình học gần như dưới dạng chúng ta đã biết hiện nay. ( trước I.Newton vĩ đại và R. Descarte gần 500 năm !)

    Dù thấu kính cho kính viễn vọng đòi hỏi chất lượng bề mặt và chiết suất đồng nhất cao hơn nhiều so với kính mắt, nhưng kỹ thuật thời đó đã đủ để thừa sức chế tạo tốt.

    Phải chăng sự chậm trễ này là do SỢ HÃI.

    Vào thời kỳ đó, mọi ý tưởng chệch hướng với các "quan điểm chính thống Thiên chúa giáo" đều bị xem là tà giáo và phải bị thiêu hủy, đúng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng !

    Các nhà khoa học với các ý tưởng "điên rồ" rất dễ bị xem là "dị giáo", là "phù thủy" nếu không chịu "hối cải" (như G. Gallile chẳng hạn) thì bị Tòa án dị giáo đưa lên dàn hỏa cùng với các tác phẩm của ma quỷ (như số phận của Giordani Bruno, người ủng hộ thuyết Nhật tâm của N.Copernic)

    Ngay với một tu sĩ Thiên chúa giáo dòng Franciscan R.Bacon, người được xem là "người Thầy kỳ diệu" mà chúng ta đã nhắc đến ở trên, cũng đã phải rất thận trọng khi nghiên cứu những "bí ẩn của tự nhiên" để tránh bị xem là lạc đạo.

    Kính viễn vọng cũng rất dễ bị xem là một "sản phẩm của ma quỷ" với một lý luận theo kiểu " nếu Chúa muốn con người nhìn xa hơn thì Ngài đã ban cho họ đôi mắt của loài chim cắt".

    Như đã nói ở trên, có đến 2 người cùng đòi bằng sáng chế kính viễn vọng sau khi Hans Lippershey công bố sáng chế của mình. Có thể họ đã phát minh độc lập nhưng cũng không loại trừ khả năng họ "copy" của nhau hoặc của một nhà sáng chế nào đó không đủ dũng khí để công bố công trình của mình.

    Có lẽ chính quyền Middelburg đã đúng khi quyết định không công nhận ai cả vì dường như kính viễn vọng đã được người ta biết đến từ trước đó nhưng Nhân loại đã ghi công xứng đáng cho Hans Lippershey vì ít nhất ông đã dũng cảm chấp nhận khả năng bị xem như là một phù thủy với những hậu quả bi đát.

    Cũng nhận xét thêm về sự khéo léo của ông khi "trình làng" sản phẩm của mình dưới dạng ống nhòm nhỏ chỉ có độ phóng đại 3 lần, dù khả năng có thể cao hơn nhiều, và được giới thiệu là dùng để "xem hát" !

    Ống kính viễn vọng của Lippershey sau đó đã tìm được đất dụng võ thực sự trong lĩnh vực quân sự và hàng hải.
    Đến Kính Thiên văn Galile.


    Chỉ vài tháng sau, năm 1609, nhà bác học vĩ đại Galileo Galilei (1564-1642), từ nước Ý xa xôi, nghe mô tả về chiếc ống Lippersey và đã thử làm một chiếc tương tự. Với kỹ năng khéo léo, chỉ vài ngày sau ông đã có một chiếc kính Lippershey. Không hài lòng về chiếc kính này, cũng như giới làm kính thiên văn nghiệp dư bây giờ, ông thử làm ống kính dài hơn, lớn hơn, dùng nhiều loại kính khác nhau và cuối cùng, nâng độ phóng đại của kính lên đến khoảng 30 lần.

    Ống kính của ông dài khoảng 1,3m tức là vật kính có tiêu cự 130cm và thị kính 4-5cm.



    Với tính tò mò của nhà khoa học, ông đã hướng ống kính của mình lên bầu trời đêm và đã vô cùng ngạc nhiên khi nhận ra vô số vết rỗ (lồi lõm) trên Mặt trăng, sao Kim có dạng lưỡi liềm tựa như một mặt trăng bé xíu và sao Thổ tựa như một chiếc tách có 2 quai!

    Ông đã phát hiện sao Mộc có 4 vệ tinh bao quanh và Mặt trời cũng có chuyển động tự quay qua nghiên cứu các đốm đen mặt trời.

    Những điều này là bằng chứng thuyết phục, củng cố cho Thuyết Nhật tâm của Nicolai Copernics.Trái đất không còn là “cái rốn” của vũ trụ nữa, mà chỉ là một trong những hành tinh quay quanh mặt trời.

    Từ đây, chúng ta sẽ sẽ gọi nó là Kính Thiên văn vì trong phạm vi bài viết này chúng ta chỉ quan tâm đến các kính viễn vọng dùng trong mục đích thiên văn.

    400galileo.gif



    Bản vẽ Mặt trăng của Galile

    400Picture13_434x618_c07b36bf4a880a9c776302dfe7c8c82d.jpg



    clip_image002-1.jpg
    clip_image001.jpg


    Hình ảnh sao Mộc và sao Thổ qua kính Galile có lẽ giống như vậy. (Ảnh HAAC)

    Bản vẽ sao Mộc và 4 vệ tinh của Galile (Io, Europa, Ganymede, Calisto)


    Bản vẽ sao Mộc và 4 vệ tinh của nó mà Galile quan sát được


    Bản vẽ của Galile về Sao Thổ ông quan sát được

    400Picture1_6.png

    Galie miêu tả Sao Thổ như chiếc tách có quai.Ảnh trên là hình vẽ vào năm 1610. Ảnh dưới ông vẽ vào năm 1616


    Các bạn có thể dễ dàng chế tạo một phiên bản của Kính Gallile bằng các nguyên liệu dễ kiếm: vật kính là kính viễn 0.75 diop, thị kính là kính cận 20 diop, thân ống kính bằng ống nhựa PVC hoặc giấy bìa cứng. Bạn hãy ngắm thử Mặt trăng và so với bản vẽ của G.Gallilei bên cạnh xem sao nhé.

    Trước Galile, với mắt thường người ta chỉ có thể thấy được 5 hành tinh và khoảng 2.000 ngôi sao có độ sáng đến cấp 6. Với kính Galile và các cải tiến sau đó, vũ trụ đã mở rộng ra với biết bao điều kỳ thú, với hàng triệu ngôi sao lấp lánh, những tinh vân, thiên hà xa xôi…

    Ý nghĩa lớn nhất của phát minh này đã được thể hiện qua nhận xét của nhà triết học, toán học nổi tiếng người Pháp René Descarte, năm 1637 : “By taking our sense of sight far beyond the realm of our forebears' imagination, these wonderful instruments, the telescopes, open the way to a deeper and more perfect understanding of nature.”

    3. Cải tiến của Kepler

    Johannes Kepler (1571-1630)
    Năm 1611, Johannes Kepler (1571-1630), tác giả của 3 định luật nổi tiếng về chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời (nhưng đó là chuyện sau này), được G.Gallile nhờ kiểm tra các kết quả quan sát của mình, ông đã bắt đầu quan tâm đến kính thiên văn.

    Đôi khi trong cái rủi lại có cái may! J.Kepler mắt kém đã rất khó khăn khi dùng kính Gallile có trường nhìn rất hẹp. Chỉ cần một rung động nhẹ là trăng sao đều “chạy” mất tiêu.

    Vốn là nhà toán học, ông đã nghiên cứu nguyên lý của kính và đề nghị dùng thấu kính hội tụ làm thị kính để mở rộng trường quan sát của kính và thế là Kính Kepler ra đời. Sáng kiến rất đơn giản nhưng hiệu quả không ngờ.



    Độ phóng đại của kính Kepler cũng bằng f1 (tiêu cự vật kính) / f2 (tiêu cự thị kính)

    Tại sao trường nhìn của kính Kepler lại lớn hơn? Lời giải thích rất đơn giản: chùm tia sáng qua thấu kính hội tụ sẽ bị lệch hướng về phía quang trục thay vì ra xa quang trục như với thấu kính phân kỳ. Bạn hãy so sánh bản vẽ kính Galile ở trên và bản vẽ kính Kepler này.

    Với cùng độ phóng đại như nhau, mắt người quan sát trên kính Kepler đặt ngay quang trục còn dùng kính Galile phải dời lên trên khá xa quang trục mới nhìn được phía trên của ảnh, nếu không dời mắt, ta chỉ thấy được một phần dưới của ảnh.

    Bạn hãy so sánh 2 tấm ảnh của cùng một ống kính với thị kính phân kỳ (kiểu Gallile) và hội tụ (Kepler) với độ phóng đại như nhau. Trường nhìn với thị kính hội tụ lớn gấp 4 lần kính phân kỳ!

    Nếu bạn đã “lỡ” làm một kính Gallile như chúng tôi đã đề nghị ở trên, hãy thay thị kính bằng kính lúp tiêu cự 5cm, trường nhìn lúc này sẽ lớn hơn gấp nhiều lần, bạn sẽ không phải “dán’ mắt sát vào thị kính và nhất là rất dễ dò tìm mục tiêu quan sát. Chỉ tội cái hình ảnh bị lộn ngược đầu! Nhưng dùng để quan sát thiên văn thì không thành vấn đề. Cũng khá buồn cười là khuyết điểm này, sau này lại trở thành một đặc điểm để phân biệt kính thiên văn và kính viễn vọng dùng để quan sát mặt đất.

    400Picture1_8.png


    Hình 1.Qua kính Galile

    400Picture1_9.jpg


    Hình 2. và kính Kepler có cùng độ phóng đại

    Thật ra độ nét của kính Kepler không bằng kính Gallile, quang sai, đặc biệt là sắc sai cũng nhiều hơn nhất là ở độ phóng đại lớn. Bạn có thể thấy chú chim trong hình 2 bị viền màu xanh đỏ và không nét như hình 1. Hiện tượng sắc sai (ảnh bị viền màu) này đến lúc đó vẫn còn là một bí ẩn chưa ai giải thích được!

    Để giảm bớt quang sai, thời đó, người ta chỉ có cách che bớt vật kính hay dùng vật kính có tiêu cự dài hơn.

    Với chiếc kính Kepler vừa lắp, bạn hãy hướng về mặt trăng xem sao. Thị trường rộng hơn, dễ định vị mục tiêu hơn, nhưng đồng thời hình ảnh bị nhòe đi, viền màu, không còn rõ nét nữa. Bạn hãy cắt vài mảnh bìa tròn, tâm có lỗ đường kính từ 1-3 cm để làm màn chắn, che bớt ánh sáng đi vào vật kính và thử ngắm lại xem. Mặt trăng sẽ tối đi nhưng rõ nét hơn nhiều do đã loại bỏ các chùm tia sáng xa quang trục bị quang sai lớn.

    Loại quang sai này được gọi là Cầu sai.

    R. Descates, cũng là một nhà vật lý mà ta đã nhắc đến ở trên, đã xác định rằng với thấu kính hội tụ có mặt cầu, chùm tia sáng xa quang trục lại hội tụ về một điểm (a) gần hơn so với điểm hội tụ (c) của chùm tia gần quang trục.


    Cầu sai


    Với thấu kính phẳng lồi, để triệt cầu sai, mặt lồi phải là mặt hyperboloit.

    400Picture1_11.jpg


    Ảnh một ngôi sao ở điểm được xem là "đúng tiêu cự" nhất, điểm b, cũng sẽ không là một điểm sáng mà là một đốm tròn nhòe.

    Chỉ có điều công nghệ chế tạo thấu kính thời đó chưa làm được điều này. Mặt cầu là bề mặt "tự nhiên", dễ dàng có được khi mài 2 bề mặt với nhau theo mọi phương ngẫu nhiên với biên độ nhất định nào đó. Còn các bề mặt dạng khác thì rất khó vì không thể "đo" được. Các nhà thiên văn thời đó đành phải chấp nhận hy sinh độ sáng để có hình ảnh rõ nét hơn.

    Ở đây có một điều khá kỳ lạ. Về mặt trực quan, có lẽ kính Kepler phải xuất hiện trước mới đúng. Ta có thể hình dung thế này: qua vật kính, ta có thể hứng ảnh một vật ở xa lên một tấm màn, ta sẽ dễ nghĩ đến chuyện xem ảnh này to, rõ hơn qua một chiếc kính lúp cầm tay rất thông dụng hơn là dùng kính phân kỳ để xem ảnh ảo của nó.

    Có thể giả thiết rằng Kính kiểu Kepler đã thực sự xuất hiện trước nhưng vì hình ảnh lộn ngược của nó hoàn toàn không thích hợp để làm ngắm "địa văn" nên đã không phổ biến và bị quên lãng. J.Kepler chỉ là người "tái phát minh" ra kiểu kính mang tên mình !

    Thiết kế của Kepler, vì ông chỉ thực hiện nó trên giấy, không được hưởng ứng ngay mà mãi đến 29 năm sau. Năm 1630, Christoph Scheiner, một tu sĩ dòng Tên cũng là nhà toán học người Đức áp dụng và phổ biến rộng.
    Cuộc đua Kính thiên văn.

    Năm 1610, sau khi các kết quả quan sát của G.Gallilei được công bố, giới khoa học châu Âu như lên cơn sốt. Thế kỷ 17 trở thành thời hoàng kim của Thiên văn học. Người ta đua nhau chế tạo những chiếc kính thật to để thỏa mãn tính tò mò của mình.
    Về mặt nguyên tắc thì quá dễ, chỉ cần có vật kính to hơn để nhận nhiều ánh sáng và tiêu cự dài hơn để có độ phóng đại lớn và giảm bớt cầu sai. Thấu kính đường kính lớn rất khó chế tạo vì thủy tinh thời đó thường bị lẫn bọt khí và nhiễm màu do tạp chất . Do đó người ta cuộc đua tập trung vào hướng kéo dài tiêu cự vật kính.



    Chúng ta sẽ lần theo các sự kiện theo thời gian.

    Năm 1655 nhà vật lý người Hà lan Christiaan Huygen


    Kính thiên văn không khí
    s (1629-1695) đã tìm ra Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ qua kính Kepler dài 12feet (khoảng 3.7m) do chính ông cùng người em trai là Constantine chế tạo. Ông còn ghi nhận được chỏm băng tại cực sao Hỏa và sao Mộc không có dạng đĩa tròn mà lại phình ra ở xích đạo.
    Để gọn nhẹ hơn, ông đã bỏ thân ống kính, lắp vật kính lên một trụ cao và chỉnh hướng bằng dây cáp. Sau này nó được gọi là Kính thiên văn không khí-Air Telescope.
    Với kính này, lần đầu tiên, thay vì dùng 1 thấu kính đơn như Kepler, ông đã dùng thị kính ghép từ 2 thấu kính hội tụ để loại trừ sắc sai và nhất là có trường nhìn rộng hơn, cho phép tăng độ phóng đại của kính thiên văn. Kiểu thị kính Huyghens này đến nay vẫn còn thấy trong các kính hiển vi và kính thiên văn cũ vì rất đơn giản, dễ chế tạo và rẻ tiền nhưng chất lượng cũng khá tốt.
    Năm 1665 Giovanni Cassini (1625-1712), nhà thiên văn Ý Giám đốc Đài Thiên văn Paris Pháp, đã phát hiện Đốm đỏ lớn (Great Red Spot) trên sao Mộc. Năm 1672, ông tìm ra Rhea, vệ tinh sao Thổ qua kính thiên văn dài 35ft (10.7m).




    Giovanni Cassini
    Năm 1675 G.Cassini nhận ra vành đai sao Thổ gồm 2 vành con, cách nhau một khoảng cách nhỏ. Khoảng cách này được gọi là khoảng chia Cassini. Năm 1684, ông phát hiện tiếp 2 vệ tinh sao Thổ . Năm 1690, ông quan sát được các chuyển động xoáy trong khí quyển sao Mộc. Các khám phá này được thực hiện qua kính thiên văn dài 100 và 136ft (30.5 và 41.5m) do Campani chế tạo.
    Chiếc kính 136ft mà Giovanni Cassini đã dùng để phát hiện ra vệ tinh Rhea của Sao Thổ cũng là do Giuseppe Campani chế tạo, và "có thể" là chiếc kính trong hình này : Trong 1 bức tranh vẽ chân dung Giovanni Cassini, có thể nhìn thấy 1 chiếc kính thiên văn rất lớn phía trước 1 tòa nhà trong đài thiên văn Paris. Chắc họa sĩ định minh họa 1 trong hai chiếc kính khổng lồ 100ft hoặc 136ft.

    image046.jpg


    Kính thiên văn khổng lồ mà Giovanni Cassini đã sử dụng

    image042.jpg




    Vành đai Sao Thổ với khoảng chia Cassini
    (ảnh chụp bằng webcam qua kính thiên văn tự chế của HAAC)
    Năm 1673, nhà thiên văn Đức Johanes Hevelius (1611-1687) đã lần lượt chế tạo 2 kính dài đến 60 và 150ft, có vật kính đường kính đến 20cm, Các kính này không thực sự hoạt động hiệu quả vì rất khó sử dụng, ống kính quá dài bị võng xuống, chỉ một cơn gió nhẹ cũng bị rung động. Thân ống kính 150ft được chế tạo dưới dạng khung hở để giảm trọng lượng và rung động nhưng lại dễ bị nhiễu loạn hình ảnh khi có gió.


    image048_249x209_ee9367d848fefdd07afa6c9702f599bb.jpg
    image050_260x205_dba021d17bd50638de414281111514e5.jpg

    Kính thiên văn dài 60 và 150ft (18.5 và 46m) của J.Hevelius.
    Bạn hãy hình dung cách chỉnh hướng ống kính dài như vậy ra sao nhé ! Đặc biệt là khi ngắm các ngôi sao gần thiên đỉnh !

    Chiều hướng tăng độ dài ống kính để giảm quang sai đã đến mức tới hạn. Quang sai không thể giảm hơn nữa mà kính lại quá khó xử dụng. Trường nhìn của các kính như vậy chỉ còn khoảng 2-3 phút độ (trong khi đường kính sao Mộc ở vị trí xung đối là khoảng gần 1 phút !) . Khó có thể hình dung được sự khéo léo và kiên nhẫn đến mức nào khi xử dụng các khí cụ như vậy của các nhà thiên văn thời đó.
    Cuộc đua chiều dài kính thiên văn đã chấm dứt. Các dự án vĩ đại khác, kính dài 300-600ft lần lượt bị xếp xó sau thất bại của Hevenius.
    Kính thiên văn phản xạ.
    A4rflctl.jpg


    image051.jpg

    Isaac Newton

    Dường như kính khúc xạ (dioptrics) đã vướng phải một trở ngại rất khó vượt qua thuộc về bản chất của thấu kính : độ phóng đại càng cao càng ảnh bị viền màu không rõ nét.
    Người ta cho rằng chất lượng bề mặt thấu kính không tốt đã gây nên hiện tượng này và cố sức hoàn thiện phương pháp gia công bề mặt thấu kính nhưng vẫn không thể giải quyết được vấn đề.
    Năm 1666, Isaac Newton (1642-1727), khi đó mới 24 tuổi và cũng chỉ quan tâm nghiên cứu quang học có 2 năm, đã chứng minh ánh sáng trắng là tập hợp của các ánh sáng màu khác nhau: ánh sáng trắng đi qua lăng kính sẽ bị tách thành các màu như cầu vồng. Các vạch màu này gọi là quang phổ. Ông lý giải hiện tượng này là do chiết suất của thủy tinh đối với từng màu là khác nhau.

    light_dispersion1.gif


    Ánh sáng trắng đi qua lăng kính bị tách thành màu cầu vồng

    Thấu kính hội tụ cũng có tác dụng như một lăng kính : tách ánh sáng thành ra các màu và mỗi màu lại hội tụ tại một điểm khác nhau trên quang trục, ánh sáng xanh ít bị lệch nhất sẽ hội tụ ở xa hơn ánh sáng đỏ. Thấu kính có đường kính, độ cong càng lớn, sắc sai cũng cáng tăng cao.
    Ảnh của một sao sáng ở độ phóng đại cao sẽ là một đốm tròn trong xanh ngoài viền đỏ (điểm 1) hoặc ngược lại (điểm 3)!
    Hiện tượng này gọi là sắc sai

    image053.gif


    Ông kết luận sắc sai là bản chất của khúc xạ và chỉ có thể giải quyết sắc sai bằng cách dùng vật kính là gương cầu phản xạ thay cho thấu kính hội tụ.
    Kết luận này chỉ đúng nửa phần, nửa sau là sai, Sir I.Newton vĩ đại cũng có lúc sai ! câu trả lời phủ định đến từ chính nước Anh với sự xuất hiện của thấu kính tiêu sắc có khả năng triệt bỏ (một phần) sắc sai. Nhưng đó là chuyện 60 năm sau, ta sẽ đề cập sau.
    Với hiện tượng phản xạ thì lại khác, rõ ràng là tia sáng trắng dù có phản xạ bao nhiêu lần nó vẫn không thay đổi : Mọi tia sáng màu khác nhau đều phản xạ như nhau. Ảnh một vật qua gương không bị sắc sai.
    Kính Newton.

    image056.jpg


    Một phiên bản kính phản xạ Newton trưng bày tại viện bảo tàng

    Lý thuyết về phản xạ trên gương lõm đã được biết từ thời Archimedes : chỉ có gương parabolloit mới hội tụ chùm tia sáng song song về một điểm. Nhưng Newton chế tạo gương cầu vì ông cho là cầu sai không quan trọng lắm với gương nhỏ, và chế tạo gương cầu dễ hơn gương parabol nhiều.
    Newton đã chọn đồng bạch (speculum-hợp kim đồng thiếc) để đúc và mài thành gương vì đồng bạch khá trắng và dễ mài bóng. Năm 1668, sau nhiều lần thử nghiệm ông đã chế tạo thành công chiếc kính phản xạ nhỏ và đã dùng nó để quan sát các vệ tinh sao Mộc và pha của sao Kim.

    Nguyên lý hoạt động của nó khá đơn giản :

    image055.gif


    Ánh sáng từ một sao ở xa sẽ phản xạ trên gương cầu AB và hội tụ về tiêu điểm của gương.
    Gương CD đặt nghiêng 45o trên quang trục gương sẽ hướng chùm tia hội tụ ra ngoài ống kính, qua thị kính E đến mắt người quan sát.
    Kiểu kính này, về sau được gọi là kính Newton.
    Sau thành công này, ông đã làm một chiếc kính thứ 2 có độ phóng đại 38 lần để tặng cho Hội Hoàng gia Luân đôn năm 1672. Kính có gương đường kính 37mm tiêu cự 160mm.

    Nhưng ý tưởng về dùng gương cầu làm vật kính đã được Niccolo Zucchi (1586-1670), nhà thiên văn người Ý, thực hiện trước khi Newton ra đời đến 26 năm! Năm 1616, N.Zucchi đã thiết kế và chế thử một kính thiên văn phản xạ. Với kính này, ông đã khám phá vòng mây trên sao Mộc (1630) và chỏm băng sao Hoả (1640). Các phát hiện này được công bố năm 1652, có thể đã gợi ý cho Newton và J.Gregory phát triển loại kính thiên văn của mình.

    Không có nhiều thông tin về chiếc kính của Zucchi, nhưng nếu đã nhận dạng được chỏm băng sao Hoả, kính của ông ít nhất cũng tương đương với kính phản xạ phổ thông đường kính 76mm hiện nay. Nhưng không hiểu sao kính Newton lại được xem là "practical" hơn kính của Zucchi ?

    Xa hơn nữa, trước Newton cả thế kỷ, Leonard Digges (1520 – 1559) đã được ghi nhận là đã chế tạo và xử dụng một loại kính phản xạ nào đó. Tiếc là Digges và Zucchi đã không ghi lại các thông tin mô tả chi tiết hay bản vẽ về kính của mình.
    Vậy mà, có lẽ do tên tuổi quá lớn của Newton, với nhiều người, kính phản xạ vẫn được xem là phát minh của Newton, cũng như tên kính khúc xạ được gắn liền với Galile vậy.

    Ở đây chúng ta có thể ghi nhận I.Newton là người đầu tiên thiết kế và chế tạo kính phản xạ với mục đích đề ra rõ là để loại bỏ sắc sai. Và khi mục tiêu đã hoàn thành, ông nhanh chóng chuyển sang các mục tiêu khác. Có lẽ chính điều này đã làm nên Newton vĩ đại.
    Kính thiên văn Gregory

    Gregory_3.jpg


    Sau N.Zucchi, James Gregory (1638-1675) nhà toán học và thiên văn người Scotland, là người đã thực sự đi trước đi trước Newton với bản thiết kế một loại kính phản xạ khác, kính Gregory, vào năm 1663.

    Điểm khác biệt so với kính Newton là ông dùng một gương lõm thứ 2 đặt sau tiêu điểm của gương thứ 1 (gọi là gương sơ cấp) để hướng chùm tia phản xạ qua một lỗ trên gương thứ cấp.

    Gương thứ 2 này sẽ có tác dụng "phóng đại" thêm một lần nữa nên kính Gregory sẽ có chiều dài ngắn hơn nhiều so với kính Newton có cùng tiêu cự. Đây là một ưu điểm rất lớn của kính Gregory. Ưu điểm thứ 2 của kính Gregory là hình ảnh nhận được không bị ngược chiều như kính Kepler và Newton, điều này rất tiện khi dùng kính như ống nhòm quan sát trên mặt đất.
    image057.gif


    Sơ đồ cấu tạo kính thiên văn của James Gregory

    Một nghịch lý đã xảy ra ! Kính Newton ra đời sau mấy năm lại "kém " hơn kính Gregory trước đó 5 năm !Ở đây ta có thể dần hiểu khái niệm "practical" . Kính phản xạ chỉ loại bỏ được sắc sai, cầu sai vẫn còn nếu vẫn dùng gương cầu, mà thời kỳ này vẫn chưa có phương pháp kiểm tra chính xác dạng bề mặt gương. Kính Gregory dùng đến 2 gương và gương sau sẽ "phóng đại" tiếp quang sai của gương thứ nhất. Newton đã dùng gương phẳng để tránh khuyết điểm này và nhanh chóng đạt mức "practical" : Chất lượng hình ảnh "dễ chấp nhận" hơn kính Gregory cùng thông số.!

    Thiết kế của J. Gregory thực sự khó chế tạo và nó nằm trên giấy mãi đến hơn 60 năm sau mới được John Hadley (1682-1744) chế tạo thành công vào năm 1726 với chiếc kính có gương 5cm, tiêu cự 30cm.

    Sau đó từ năm 1732, James Short cũng đã chế tạo thành công nhiều kính thiên văn kiểu Gregory.

    image058.jpg


    Kính Gregory của James Short

    Kính Cassegrain
    Chỉ vài năm sau Newton, một loại kính phản xạ khác đã ra đời : kính Cassegrain, dường như do Laurent Cassegrain (1629-1693) một linh mục và là giáo viên người Pháp thiết kế.
    image060.gif

    Kính Cassegrain khá giống kính Gregory, chỉ khác là gương thứ cấp là gương hyperbol lồi và đặt trong tiêu cự gương parabol sơ cấp. Chùm tia phản xạ cũng đi qua lỗ ở tâm gương sơ cấp. Gương lồi thứ cấp cũng có tác dụng tăng độ phóng đại như kính Gregory.

    Một cái giống nữa, mà không ai mong muốn, là bản vẽ này cũng nằm yên trên giấy vì nó thậm chí còn khó chế tạo hơn cả kính Gregory !
    Loại kính "khó chịu" này đã bị bỏ quên gần 200 năm, cho đến khi người ta tìm ra phương pháp kiểm tra dạng bề mặt gương cầu lồi và chế tạo thành công kính Cassegrain chất lượng tốt.

    Với ưu điểm chiều dài ống kính ngắn ( có thể chỉ bằng 1/3 hoặc ngắn hơn nữa) so với kính Newton cùng tiêu cự, Kính Cassegrain rất dễ gá lắp và xử dụng. Giá dành cho kính Cassegrain cũng dễ chế tạo hơn, đặc biệt là với các kính lớn. Kính Cassegrain hiện nay trở nên rất phổ biến với nhiều biến thể khác nhau. Các thế hệ kính phản xạ lớn sau này đều là những "hậu duệ" của kính Cassegrain.

    hnoi.jpg


    Kính thiên văn phản xạ cấu tạo theo kiểu Cassegrain đường kính 16in (40cm) tại đài thiên văn ĐHSP Hà Nội

    Trong vòng 9 năm đã có đến 3 kiểu kính phản xạ ra đời nhưng chưa có kính nào có khả năng thay thế những chiếc kính khúc xạ khổng lồ thông dụng vào thời đó. Chiếc kính thứ 2 của Newton có mặt tại Hội Hoàng gia Luân đôn chỉ như là một prototype-bản mẫu có tính trang trí hơn là thực dụng vì độ phóng đại và độ mở quá nhỏ.

    Có khá nhiều tranh cãi về 3 kiểu kính phản xạ này : loại nào tốt hơn, ít quang sai hơn, dễ chế tạo hơn và phần thắng lúc này tạm nghiêng về phía kính Newton.

    Thật ra chúng đều rất khó chế tạo thật tốt. Newton đã có những mối quan tâm khác, không còn chú ý đến kính phản xạ nữa. Nhiều người đã cố mài gương to hơn theo phương pháp của Newton nhưng không thành công. Về sau từ các công trình của Raigley () người ta mới biết độ chính xác bề mặt gương phản xạ phải đạt đến mức λ /8 (với λ- lamda- là bước sóng ánh sáng) tức là khoảng 70nm, cao hơn gấp 2 so với thấu kính (chỉ cần đạt mức λ /4).

    Robert Hooke(1635-1703), cha đẻ của kính hiển vi, một thành viên uy tín của Hội Hoàng gia thích thiết kế của J.Gregory hơn và đã từng chế tạo thử vào năm 1674 nhưng không thành công.

    Mãi đến gần 50 năm sau, năm 1722, John Hadley (1682-1744) chế tạo một kính kiểu Newton lớn hơn và trưng bày tại Hội Hoàng gia Anh quốc. Kính này có gương đồng bạch đường kính 15cm, tiêu cự 159cm và ghép cố định với 1 thị kính cho độ phóng đại 230 lần.

    image061.jpg


    J.Hadley đã tìm ra phương pháp kiểm tra dạng bề mặt gương và công nghệ mài tạo dạng bề mặt chính xác cho gương cầu.
    Với các thông số trên, kính này chỉ vào loại "mở tay" của giới chế tạo kính thiên văn nghiệp dư (ATM) thời nay nhưng lúc đó nó được xem như là một thành công lớn của loại kính thiên văn phản xạ Newton.

    Theo đánh giá của Hội Hoàng gia, kính phản xạ của Hadley có độ phóng đại tương đương với chiếc kính khúc xạ tiêu cự dài 123ft (40m) của C.Huygens chế tạo cho Hội trước đó. Kính cho hình ảnh rõ mặc dù không thật sự trong và sáng cho lắm.!
    Có vẻ như nhận xét này là xác đáng và là một lời ca ngợi khi so sánh anh chàng "hạt tiêu" 1,6m có độ mở (tỉ số dường kính /tiêu cự vật kính) F 10.6 so với người khổng lồ 40m của Huygens! Kính khúc xạ thời đó không thể chế tạo với độ mở này mà không bị quang sai dữ dội.

    Với chiều dài ống kính chỉ khoảng 1,6m việc xử dụng kính trở nên rất dễ dàng.
    Hình ảnh không đủ sáng là do chất liệu gương vẫn là đồng bạch, hệ số phản xạ chỉ khoảng 60%, qua phản xạ 2 lần, gương sơ cấp và gương chéo, lượng ánh sáng tới gương chỉ còn khoảng 36% tức là chỉ tương đương với vật kính khúc xạ đường kính 90mm !
    Ngoài ra đồng bạch còn có một khuyết điểm lớn là để phản xạ tốt gần như toàn bộ phổ ánh sáng khả kiến, tỉ lệ thiếc trong hợp kim phải tăng cao, đồng bạch sẽ trắng hơn, nhưng lại rất mau bị oxy hóa, ố đen phải thường xuyên đánh bóng lại. Thao tác đánh bóng lại gương đòi hỏi phải rất thận trọng để không làm hỏng dạng cầu chính xác của gương.
    Phương pháp mài gương của Haddley về nguyên tắc cũng gần giống như giới nghiệp dư chúng ta vẫn làm hiện nay. Với đồng bạch, gương phải được mài lồi mặt sau để bề dày gương gần như không đổi nhằm tránh biến dạng gương khi nhiệt độ thay đổi. Gương được mài trên đĩa thép và bột mài đến độ sâu cần thiết, sau đó được mài bóng bằng hắc ín (nhựa đường) và bột oxid sắt.
    Phương pháp kiểm tra dạng bề mặt gương của ông chính là phương pháp star test (kiểm tra bằng quan sát sao) mà ta vẫn dùng ngày nay.

    Thành công và kinh nghiệm của Hadley đã khuyến khích và giúp nhiều người khác tham gia chế tạo kính thiên văn phản xạ trong đó có cả những nhà thiên văn, nhà vật lý, nhà sản xuất kính như James Short, Molyneux...và cả những "tay mơ" yêu thích thiên văn.
    Một trong những "tay mơ" đó đã trở thành một nhà thiên văn chuyên nghiệp với những khám phá quan trọng qua những chiếc kính khổng lồ do chính tay mình chế tạo : William Herschel. Ông xứng đáng để chúng ta dành một chương riêng về cuộc đời và các công trình của mình.
    Before my bed there is bright moonlight
    So that it seems like frost on the ground:
    Lifting my head I watch the bright moon,
    Lowering my head I dream that I’m home.
    thichtruyen
    thichtruyen
    Đầu gi.ường ánh trăng rọi
    Ngỡ mặt đất phủ sương
    Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
    Cúi đầu nhớ cố hương. ^^
    Look there !
    The waters of the Yellow River,
    coming down from Heaven,
    rush in their flow to the sea,
    never turn back again.
    Look there !
    Bright in the mirrors of mighty halls
    a grieving for white hair,
    this morning blue-black strands of silk,
    now turned to snow with evening.
    For satisfaction in this life
    taste pleasure to the limit,
    And never let a goblet of gold
    face the bright moon empty ....
    Dưới đây là một số hình ảnh đẹp khi hoa quỳnh nở về đêm. :p

    ngam-hoa-quynh-no-ve-dem-1.jpg

    Hoa quỳnh đẹp lung linh và huyền ảo.
    ngam-hoa-quynh-no-ve-dem-2.jpg

    Cùng với đó là màu trắng tinh khôi và thanh khiết.


    ngam-hoa-quynh-no-ve-dem-10.jpg

    Hoa Quỳnh chỉ nở trong vòng một đến hai tiếng vào ban đêm rồi tàn.


    ngam-hoa-quynh-no-ve-dem-3.jpg

    Nhụy hoa quỳnh có mày vàng gần giống với nhụy sen.


    ngam-hoa-quynh-no-ve-dem-11.jpg

    Loài hoa được mệnh danh là "nữ hoàng của bóng đêm" này là cây cảnh phổ biến ở Việt Nam.



    ngam-hoa-quynh-no-ve-dem-4.jpg

    Khi nở, những cánh hoa quỳnh từ từ mở ra với tốc độ có thể quan sát được nên ngày xưa vẫn các cụ vẫn thường có thú uống trà ngắm hoa quỳnh nở.


    ngam-hoa-quynh-no-ve-dem-5.jpg

    Hoa quỳnh có mùi hương nhẹ nhàng...


    ngam-hoa-quynh-no-ve-dem-6.jpg

    ... và dễ chịu.


    ngam-hoa-quynh-no-ve-dem-13.jpg

    Hoa quỳnh thường đâm ra từ cạnh lá và đây cũng chính là thân cây.


    ngam-hoa-quynh-no-ve-dem-7.jpg

    Ở Việt Nam hoa quỳnh đặc trưng cho những gì đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi ...


    ngam-hoa-quynh-no-ve-dem-8.jpg

    ...và hoa quỳnh cũng tượng trưng cho vẻ đẹp e ấp, dịu dàng và thanh khiết của thiếu nữ.


    ngam-hoa-quynh-no-ve-dem-12.jpg

    Hoa quỳnh trắng đạt đường kính tối đa khi nở từ 10 đến 20 cm.


    ngam-hoa-quynh-no-ve-dem-9.jpg

    Thời điểm hé nụ cho đến khi nở bung của hoa quỳnh kéo dài trong vài tiếng.


    54-hoa-quynh-01.jpg


    54-hoa-quynh-02.jpg


    54-hoa-quynh-03.jpg


    54-hoa-quynh-04.jpg


    54-hoa-quynh-05.jpg


    54-hoa-quynh-06.jpg


    54-hoa-quynh-07.jpg


    54-hoa-quynh-08.jpg


    54-hoa-quynh-09.jpg


    54-hoa-quynh-10.jpg
    150407saobang02-082be.jpg


    Theo các chuyên gia thiên văn học, mưa sao băng Lyrids (tập trung quanh chòm sao Lyra) là một trận mưa sao băng nhỏ, diễn ra từ ngày 16 - 25/4 nhưng thời gian đạt cực điểm là vào khoảng đêm 22/4.

    Vào trước và sau khoảng thời gian này, người xem vẫn có thể thấy một số sao băng của trận Lyrids nhưng với số lượng nhỏ hơn.

    150407saobang01-082be.gif


    Mưa sao băng là hiện tượng hàng nghìn hay thậm chí hàng vạn thiên thạch nhỏ lần lượt lao vào khí quyển Trái đất và cháy sáng khi Trái đất đi tới vùng quỹ đạo có thiên thạch. Các đám thiên thạch này thường là hậu quả để lại của sao chổi khi chúng đi qua quỹ đạo của chúng ta.

    Vào đợt sao băng này, người dân có thể dễ dàng quan sát sao băng do không bị ánh sáng của Mặt trăng quấy nhiễu. Vào nửa đêm đến rạng sáng ngày 23/4, chòm sao Lyra nằm trong khoảng rộng và cao nên bạn có thể quan sát với góc nhìn rộng.

    Tuy nhiên, bạn nên lưu ý quan sát thời tiết thật kĩ trước khi quan sát bởi đây là một trận mưa sao băng khá nhỏ, chỉ với khoảng 15 - 20 vệt sao băng/ giờ.

    150407saobang03-082be.jpg


    Ngoài ra, để xem được mưa sao băng bạn nên chú ý đến thời tiết: nếu trời âm u, nhiều mây, có mưa thì sẽ rất khó quan sát hiện tượng này. Bạn hoàn toàn có thể xem hiện tượng thiên văn kỳ thú này bằng mắt thường và nên lựa chọn vị trí để tránh bị ánh sáng chiếu thẳng vào mắt.
    "Câu hỏi đầu tiên trong lớp Độc dược mà thầy Snape hỏi Harry là: "Potter! Nếu ta thêm rễ bột của lan nhật quang vào dung dịch ngải tây thì ta sẽ được gì?

    Theo ngôn ngữ về các loài hoa từ thời Victoria, “lan nhật quang - aspodel” là một loại hoa cùng họ với Lily và tên của nó còn có nghĩa là “lòng thương tiếc của ta cho nàng sẽ theo xuống tận dưới mồ.” Còn “ngải tây - wormwood” thì còn có ý nói về sự trống vắng, nó cũng thường được dùng để làm biểu tượng của sự đau khổ. Nếu kết hợp những điều này lại với nhau, ý nghĩa câu hỏi của thầy Snape có thể dịch ra là: “Sự vắng mặt của Lily trên cõi đời này là nỗi đau lớn nhất của đời ta.”
  • Đang tải…
  • Đang tải…
Quay lại
Top Bottom