thichtruyen
Tương tác
934

Tường nhà Bài viết Giới thiệu

  • Xây dựng kính thiên văn lớn để nghiên cứu nguồn gốc vũ trụ:p

    Nhật Bản đang dẫn đầu trong việc xây dựng một kính viễn vọng tia vũ trụ loại lớn nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc của vũ trụ.

    Kính thiên văn lớn được xây dựng để nghiên cứu nguồn gốc vũ trụ
    Ngày 18/3 vừa qua, Viện Nghiên cứu Tia vũ trụ (Institute for Cosmic Ray Research) thuộc Đại học Tokyo đã công bố kế hoạch nghiên cứu xây dựng một kính thiên văn lớn với đường kính mặt gương 23 m. Mặt gương kính viễn vọng được lắp ghép bởi hơn 200 tấm gương hình lục giác, có khả năng quan trắc chuẩn xác được cả các tia gamma chiếu tới trái đất.

    kinh_thien_van_1.jpg

    Một mô hình kính viễn vọng tia vũ trụ loại lớn của dự án Cherenkov Telescope Array

    Kính viễn vọng này sẽ được đặt tại La Palma trên quần đảo Canary ở Tây Bắc châu Phi, nơi mới đây đã đặt một số kính thiên văn cỡ lớn. Công trình sẽ bắt đầu thi công từ tháng Chín năm nay; nếu mọi việc triển khai thuận lợi thì đến tháng 11/2016 có thể hoàn thành.

    Viện Nghiên cứu Tia vũ trụ thuộc Đại học Tokyo là một trong số 200 cơ quan/viện thuộc 29 quốc gia hình thành nên dự án Cherenkov Telescope Array nhằm mục tiêu từng bước xây dựng hai mạng lưới kính viễn vọng tia vũ trụ đặt tại hai bán cầu trái đất, tạo điều kiện sử dụng các thiết bị tia vũ trụ thế hệ mới để quan sát toàn bộ bầu trời.

    Hệ thống thiết bị Cherenkov Telescope Array sẽ vận hành toàn bộ vào khoảng năm 2020. Các nhà khoa học cho rằng dựa vào các số liệu do hệ thống kính thiên văn này quan trắc được, loài người có thể giải đáp những bí ẩn về tia vũ trụ và hố đen, cũng có thể quan trắc được trạng thái ban đầu khi vũ trụ mới sinh ra.

    kinh_thien_van_2.jpg

    Mô hình kính thiên văn E-ELT- (Ảnh: Gizmag)

    Tia vũ trụ là các hạt năng lượng cao có nguồn gốc tại không gian vũ trụ sâu thẳm và di chuyển đến trái đất chúng ta với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng. Những nghiên cứu mới đây cho thấy các siêu tân tinh là một nguồn phát ra tia vũ trụ, nhưng không phải là nguồn duy nhất, và giới khoa học đang cố gắng khám phá các nguồn khác.

    Viện Nghiên cứu Tia vũ trụ thuộc Đại học Tokyo mô tả các tia vũ trụ là những “sứ giả” được phái đến trái đất để mang tới cho loài người thông điệp truyền từ vùng bên rìa của vũ trụ. Qua việc phân tích tia vũ trụ, các nhà khoa học hy vọng sẽ hiểu biết hơn về quá trình tiến hóa của vũ trụ.

    Một nhà nghiên cứu của Đại học Tokyo cho biết, việc khám phá tia vũ trụ và hố đen đòi hỏi nhiều thời gian, đồng thời bày tỏ hy vọng có thể sử dụng các bộ kính viễn vọng khổng lồ nói trên để chứng minh các lý thuyết liên quan và cuối cùng giải đáp các bí ẩn đó.
    Khu vực khổng lồ sinh sôi những vì sao mới :p


    Một khu vực khổng lồ, lớn hơn tinh vân Orion, tạo ra vô số những vì sao mới, cách trái đất khoảng 14 000 năm ánh sáng đang ẩn sau một đám mây bụi dày.


    Nó được xem là một trong những vùng lớn nhất trong thiên hà của chúng ta và được kỳ vọng có thể mang đến hiểu biết đầy đủ hơn sự phát triển to lớn của các vật thể, của vũ trụ.

    Khu vực tạo sao với tên gọi CTB 102 này có lẽ là nơi sản sinh của hàng ngàn ngôi sao mới. Với kích thước 380 năm ánh sáng, chòm sao này cũng chính là một vùng H II, nơi tồn tại những ngôi sao nóng nhất và to lớn nhất.

    Khu H II nổi tiếng nhất được biết đến là tinh vân Orion. Thế nhưng, khu tạo sao mới CTB 102 lại có kích thước gấp 10 lần tinh vân này.



    Tinhvan.jpg

    CTB 102 có thể còn rực rỡ hơn! (Ảnh: phys.ncku.edu.tw)











    Sở dĩ đến tận bây giờ người ta mới khám phá ra CTB 102 là do khu vực này nằm trong cánh tay Persues, một trong 2 cánh tay hình xoắn ốc của dải ngân hà và bị che khuất bởi đám mây bụi.

    Các nhà khoa học đã biết được kích thước và khoảng cách từ CTB 102 tới trái đất nhờ bản đồ sóng radio được phát ra từ khí hidro.

    Vườn nuôi sao” này có thể đã trở nên to lớn như vậy là do những cơn gió từ những ngôi sao nóng nhất của nó làm cho khí và bụi nở ra. “Những ngôi sao to lớn được tạo thành chính là từ bụi và khí”, Charles Kerton, thành viên nhóm nghiên cứu ĐH bang Iowa tại Ames cho biết
    Phát hiện lỗ đen mới chưa từng được biết đến :p


    Bên cạnh loại hố đen cỡ nhỏ hoặc cực kỳ lớn, các nhà khoa học đã phát hiện thêm loại hố đen cỡ trung bình, điều chưa từng được biết tới trước đây.


    Các nhà thiên văn học của Trung tâm khoa học bức xạ d’Etude Spatiale, Pháp đã phát hiện ra lỗ đen cỡ vừa đầu tiên có kích thước chỉ bằng khoảng 500 lần khối lượng mặt trời và nằm cách Trái Đất 290 triệu năm ánh sáng.

    Khám phá này được tin rằng sẽ góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc của những lỗ đen khổng lồ trong vũ trụ tương tự như lỗ đen nằm ở giữa giải Ngân Hà. Những lỗ đen khổng lồ này có khối lượng gấp từ vài triệu lần đến vài tỷ lần mặt trời và nguồn gốc của chúng vẫn còn là dấu hỏi lớn.

    hole.jpg

    Hình ảnh minh họa nguồn phát xạ bí ẩn nằm ở phía trên bên trái thiên hà ESO 243-49 được các nhà khoa học xác định là lỗ đen có khối lượng gấp 500 lần Mặt trời.


    Đối lập với những lỗ đen khổng lồ trên là những lỗ đen cỡ nhỏ, “chỉ có” khối lượng gấp khoảng 20 lần khối lượng mặt trời và được tạo thành từ các vật chất rơi vãi sau khi một ngôi sao lớn phát nổ.

    Trước đây, các nhà khoa học giả thiết rằng những lỗ đen cỡ lớn được hình thành là do sự hòa trộn của rất nhiều lỗ đen cỡ nhỏ. Tuy nhiên, do chưa tìm thấy lỗ đen cỡ vừa nên giả thiết này còn chưa nhận được sự tin tưởng của giới chuyên môn.

    Theo ghi nhận của các nhà khoa học Pháp trên tạp chí Nature, sự tồn tại của các lỗ đen có khối lượng trung bình này là bằng chứng không thể chối cãi cho giả thuyết về sự hình thành lỗ đen có khối lượng cực lớn.

    Bằng một kính thiên văn Xray XMM-Newton của cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu, các nhà khoa học đã phát hiện ra một nguồn phát xạ tia X mạnh gấp 260 triệu lần mặt trời. Qua các các phân tích về cường độ và dải phổ của nguồn phát xạ trên, các nhà khoa học đã kết luận được rằng đó là một lỗ đen có khối lượng gấp 500 lần Mặt trời, không quá to, không quá nhỏ và là lỗ đen đầu tiên được phát hiện có khối lượng nằm trong khoảng này.
    Vụ nổ siêu tân tinh ngoạn mục trong vũ trụ :p

    Một ngôi sao mới đột ngột bùng nổ trong vũ trụ, độ sáng tăng vọt lên gấp hàng tỷ lần sau đó giảm dần trong vài tuần hoặc vài tháng.


    Eric Coles, một thợ săn siêu tân tinh nghiệp dư tại bang Illinois, Mỹ vô tình chụp được những hình ảnh tuyệt đẹp về một vụ nổ sao sáng rực bên ngoài địa cầu.


    Vụ nổ sao tạo nên các vật thể rất sáng, chủ yếu gồm plasma, bùng lên trong một thời gian ngắn. Độ sáng đột ngột tăng lên hàng tỷ lần sau đó giảm dần trong vài tuần hay vài tháng.


    Nhà thiên văn học 70 tuổi đã phải sử dụng tới 5 dụng cụ lọc ánh sáng khác nhau để quan sát chính xác hình dạng các khối khí đang hấp thụ năng lượng của những ngôi sao lân cận.


    "Các loại khí hydro, oxy, sulphur tồn tại trong tinh vân sẽ hút năng lượng từ những ngôi sao xung quanh rồi phát ra ánh sáng ở các bước sóng khác nhau"
    , Coles giải thích.


    Hai kiểu nổ sao tân tinh thường xảy ra trong vũ trụ. Kiểu thứ nhất thường xảy ra trong hệ sao đôi (hai sao có quỹ đạo cùng đi qua một điểm). Sao lùn trắng hút lấy vật chất từ một sao bay quanh nó cho đến khi đạt khối lượng cực đại và bùng nổ nhiệt hạch.


    Kiểu thứ hai xảy ra khi một ngôi sao chuẩn bị kết thúc quá trình sống. Nó cháy hết nhiên liệu nhiệt hạch, mất áp suất ánh sáng, và sụp đổ vào tâm dưới trọng trường của chính nó. Mật độ và áp suất tăng cao gây bùng nổ.


    Ngôi sao đột ngột bùng sáng như thể vừa sinh ra. Tổng năng lượng giải phóng có thể lên tới 1044J.


    Những phát hiện này mang ý nghĩa quan trọng và sẽ giúp các nhà khoa học hiểu thêm về vũ trụ. Khi các ngôi sao phát nổ, chúng sẽ để lại những mảnh vụn và trở thành tàn tích siêu tân tinh. Những vật chất này có thể tạo thành sao mới, các hành tinh hoặc nhiều thứ bí ẩn khác.
    Được phóng lên vào ngày 24/04/1990, ban đầu Hubble bị xem là một thất bại. Thấu kính chính của cỗ máy quang học này bị lệch đi khiến nó trở nên "cận thị" khiến NASA mất mặt trước giới truyền thông. Ba năm sau, cơ quan hàng không vũ trụ này cố gắng khắc phục lỗi lầm bằng cách thực hiện một chuỗi các nhiệm vụ sửa chữa đầy tham vọng ở ngoài không gian. Tại thời điểm đó, đây là một trong những nhiệm vụ phức tạp nhất mà NASA từng phải đối mặt, chỉ sau các nhiệm vụ đưa người lên Mặt Trăng, vì tính rủi ro thất bại rất cao.

    Loạt ảnh thiên văn tuyệt đẹp mừng kính Hubble 25 tuổi :p


    hubble_1.jpg


    May thay, NASA đã thành công. Đến 1994, Hubble hết bị "cận" và đã bắt đầu "sự nghiệp" của mình. Kể từ đó, Hubble trở thành tượng đài sống để khám phá và tìm hiểu vũ trụ của loài người. Cho tới hiện tại, NASA đã thực hiện thêm nhiều lần nâng cấp và sửa chữa Hubble khác, giúp tăng cường năng lực quan sát của cỗ máy này hơn nữa.

    1/4 thế kỷ đã qua, Hubble đã thể hiện những dấu hiệu "tuổi già". Giới khoa học dự đoán nó sẽ còn hoạt động được cho tới 2020, sau khi "người thừa kế" - kính James Webb - được đưa lên không gian vào 2018. Vẫn chưa rõ sau cùng NASA sẽ làm gì với Hubble. Nhưng từ giờ cho tới lúc ngưng hoạt động, chắc chắn Hubble sẽ còn mang về nhiều đóng góp nữa cho ngành thiên văn và vũ trụ học thế giới.

    Sau đây là một số bức ảnh ấn tượng nhất từng được chụp bởi Hubble.

    hubble_2.jpg

    Đây là bức ảnh ăn mừng chính thức sinh nhật thứ 25 của Hubble, có tên Pháo hoa giữa trời đêm (Celestial Fireworks). Chính giữa tấm ảnh là cụm sao Westerlund 2, được đặt tên theo nhà thiên văn người Thuỵ Điển Bengt Westerlund khi ông phát hiện ra chúng hồi thập kỷ 1960. Westerlund 2 có khoảng 3.000 ngôi sao, cách Trái Đất 20.000 năm ánh sáng.

    hubble_3.jpg

    Chong Chóng (Pinwheel), dải ngân hà xoắn ốc này nằm cách chúng ta 25 triệu năm ánh sáng. Nó có kích thước rất lớn, khoảng cách ở hai ngôi sao đối diện cách nhau khoảng 170.000 năm ánh sáng.

    hubble_4.jpg

    Những đám bụi khí đang xoắn vào điểm màu trắng chính giữa là tàn tro của một ngôi sao đã chết. Hình ảnh này được chụp vào 2002. Ngôi sao trong ảnh này ở khá "gần" Trái Đất, khoảng 690 năm ánh sáng.

    hubble_5.jpg

    Đám bụi khí hydrogen đầy ma quái này là nơi mà những ngôi sao mới sẽ ra đời. Nhìn chúng không khác gì các lò ấp trứng, nơi ươm mầm các sao "bào thai". Tất cả chúng được gọi chung là tinh vân Đại Bàng (Eagle).

    hubble_6.jpg

    Cách đây 2 năm, bức ảnh tinh vân Đầu Ngựa (Horsehead) chính là "quà sinh nhật" của Hubble với mức độ chi tiết đáng nể.

    hubble_7.jpg

    Mộc Tinh là hành tinh có rất nhiều vệ tinh. Trong ảnh là một số vệ tinh của sao Mộc khi nó quay về hướng Mặt Trời với các bóng của vệ tinh nằm trên bề mặt nó. Tuy vậy những chấm đen ở giữa bức ảnh là vệ tinh Ganymede và Callisto của hành tinh này.

    hubble_8.jpg

    Bức ảnh như tranh khảm mosaic này thuộc về tinh vân Con Cua (Crab). Đây là phần còn lại trải dài suốt 6 năm ánh sáng của một của ngôi sao đã chết.

    hubble_9.jpg

    Hình ảnh một tinh vân khác và bạn thấy nó giống với cái gì? Đây là lần đầu tiên các nhà thiên văn ghi nhận được hình ảnh như vậy và họ gọi nó là tinh vân Mắt Mèo (Cat's Eye).

    hubble_10.jpg

    Sau khi ghép tất cả các phổ màu của Chiếc Nhẫn (Ring) vào, Hubble đã cho ra hình ảnh thực sự của tinh vân này. Nó thuộc chòm sao Lyra và cách Trái Đất 2.000 năm ánh sáng.

    hubble_11.jpg

    Một phần của chòm sao Nhân Mã (Sagittarius). Đây là các tinh vân Omega và Swan khi được chụp vào 1990 và là một lò "ấp sao" đang hoạt động.

    hubble_12.jpg

    Ảnh của Thổ Tinh được chụp ở mọi quang phổ mà Hubble có được (tử ngoại, hồng ngoại, khả kiến) khi nó đang ở góc nghiêng 27 độ so với Trái Đất, góc nghiêng lớn nhất của hành tinh này.

    hubble_13.jpg


    hubble_14.jpg

    Bức ảnh đám bụi khí xoắn ốc này được cho đã gợi ý cho Vincent Van Gogh vẽ lên bức Đêm Đầy Sao (Starry Night). Nhưng nhìn nó cũng khá giống bức vẽ chòm sao Bọ Cạp của hoạ sỹ Kagaya rất quen thuộc với nhiều bạn trẻ.

    hubble_15.jpg

    Một ảnh ghép nhiều quang phổ khác của một tinh vân, một chòm sao cùng một số thiên hà xa xăm khác ở phía sau.

    hubble_16.jpg


    Bức ảnh thiên hà Xoáy Nước (Whirlpool) cho thấy các ngôi sao đang ra đời (các chấm màu đỏ). Bụi ở chính giữa thiên hà được cho là đang bị hút vào trong lỗ đen khổng lồ của thiên hà này.

    hubble_17.jpg

    Hai thiên hà xoắn ốc đang va chạm vào nhau.

    hubble_18.jpg


    Tấm ảnh cuối, cũng để mừng sinh nhật thứ 25 của Hubble, có tên Bông hồng của các thiên hà (Rose of Galaxies) được lấy cảm hứng từ hình ảnh xoắn ốc tựa như hoa hồng của một số thiên hà.
    Trái đất thật nhỏ bé trong vũ trụ :p


    trai_dat_1.jpg


    Hình ảnh vũ trụ đáng kinh ngạc này được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) năm 2013, cho thấy Trái đất (chỗ mũi tên nhỏ màu trắng) vô cùng nhỏ bé trong hệ Mặt trời.

    trai_dat_2.jpg


    Chấm xanh trong hình là toàn bộ diện tích của Bắc Mỹ khi so sánh với Vết Đỏ Lớn trên sao Mộc. Cơn bão khổng lồ của sao Mộc trông như có thể hoàn toàn nuốt chửng toàn bộ lục địa.

    trai_dat_3.jpg


    Vành đai rộng lớn của sao Thổ là một cảnh tượng đẹp trong vũ trụ, nó to lớn đến mức áp đảo Trái đất.

    trai_dat_4.jpg


    Vành đai của sao Thổ có thể chứa vừa 6 Trái đất trong nó.

    trai_dat_5.jpg


    Ngọn núi lửa cao nhất trong hệ Mặt trời là Olympus Mons ở trên sao Hỏa. Nếu núi lửa này xuất hiện trên Trái đất, nó sẽ chiếm diện tích toàn bộ tiểu bang Arizona của Mỹ.

    trai_dat_6.jpg


    Mặt trăng Europa của sao Mộc nhỏ hơn Trái đất bốn lần, nhưng các nhà khoa học nghĩ rằng nó có nhiều nước hơn so với tất cả các đại dương của Trái đất.

    trai_dat_7.jpg


    Mặt trời có chứa 99,86% vật chất trong hệ Mặt trời và đủ lớn để chứa 1,3 triệu Trái đất bên trong nó

    trai_dat_8.jpg


    Dải Ngân hà Milky Way của chúng ta, chứa khoảng 100.000 thiên hà lớn nhỏ trong đó và có khối lượng lớn bằng hàng nghìn triệu mặt trời chỉ là một dấu chấm đỏ so với tổng diện tích của cụm thiên hà “siêu khủng” Laniakea.
    Hãy cùng chiêm ngưỡng chùm ảnh bầu trời khiến bạn phải "đứng hình" vì quá đẹp mắt. :p



    bt1-c0446.jpg

    1. Khi con tàu bị mắc cạn ở vùng biển đẹp đến ngẩn ngơ.

    bt2-c0446.jpg

    2. Mảnh trời vô tận mà ai cũng muốn ngắm nhìn mãi không thôi.

    bt3-c0446.jpg

    3. Con đường đất dẫn tới mặt trăng dường như chỉ có ở trong phim ảnh.

    bt4-c0446.jpg

    4. Quang cảnh phía trên những tầng mây.

    bt5-c0446.jpg

    5. Cảnh tượng chỉ có trong truyện cổ tích.

    bt6-c0446.jpg

    6. Mảnh trời vô tận.

    bt7-c0446.jpg

    7. Nơi mà ai ai cũng muốn được cắm trại và ngắm nhìn một lần trong đời.
    bt10-c0446.jpg

    8. Cơn bão với sấm chớp dường như muốn xé toang cả bầu trời.

    bt11-c0446.jpg

    9. Những vì sao băng phía xa càng làm cho khung cảnh thêm phần hoành tráng.

    bt12-c0446.jpg

    10. Dường như đây là cõi hư ảo chứ không phải là địa điểm có thực.

    bt13-c0446.jpg

    11. Lạc giữa thiên đường.

    bt14-c0446.jpg

    12. Lâu đài Neuschwanstein, Đức với cảnh vật như thể chỉ có trong truyện cổ tích mà thôi.

    bt15-c0446.jpg

    13. Dải ngân hà soi sáng cả bầu trời.

    bt16-c0446.jpg

    14. Nơi gặp nhau giữa bầu trời và mặt đất.

    bt8-c0446.jpg

    15. Khoảnh khắc này làm cho bạn bị "hút hồn".

    bt9-c0446.jpg

    16. Mẹ thiên nhiên đã đẹp tới một vẻ đẹp quyến rũ đến vô cùng.
    bt17-c0446.jpg

    17. Cảnh tượng bầu trời phía trên trường đại học Oxford.

    bt18-c0446.jpg

    18. Phải chăng đây là nơi tận cùng thế giới?

    bt19-c0446.jpg

    19. Giữa hàng ngàn vì sao tỏa sáng lấp lánh.


    bt22-c0446.jpg

    22. Con đường tới những vì tinh tú.

    bt23-c0446.jpg

    23. Bầu trời sao trong đêm đẹp long lanh và ngọt ngào.

    bt24-c0446.jpg

    24. Vòng cung Corona "gặp gỡ" với cây cầu tinh tú.
    Khi những bông hoa tự nhiên đem đến một vẻ đẹp kỳ lạ và vô cùng quyến rũ với con người. :p



    h1-f1c6a.jpg

    1. Lô hội xoăn - loài quốc hoa của "vương quốc bầu trời" Lesotho.

    h2-f1c6a.jpg

    2. Súp lơ hình tháp với vẻ đẹp hiếm thấy và ấn tượng.

    h3-f1c6a.jpg

    3. Cây crassula với họa tiết khác lạ.
    h4-f1c6a.jpg


    h4a-f1c6a.jpg

    4. Lá hoa súng Amazon khổng lồ rất ấn tượng.

    h5-f1c6a.jpg

    5. Hoa thược dược thu hút mọi ánh nhìn.

    h6-f1c6a.jpg

    6. Hoa hướng dương được ví von như thể là "mặt trời" trong các loài hoa.

    h7-f1c6a.jpg

    7. Cánh hoa ngũ sắc đẹp long lanh như những viên đá quý.

    h8-f1c6a.jpg

    8. Hoa cẩm cù rực rỡ với họa tiết hình ngôi sao.

    h9-f1c6a.jpg

    9. Bắp cải tím với họa tiết khá "ảo diệu".

    h11-f1c6a.jpg

    10. Cây xương rồng trông giống như một bộ não với rất nhiều "nếp nhăn".
    h12-f1c6a.jpg

    11. Gọng vó Bồ Đào Nha với tên gọi khoa Drosophyllum Lusitanicum, là một loài cây ăn thịt.

    h13-f1c6a.jpg

    12. Hoa Viola Sacculus với họa tiết "hoa trên hoa".

    h14-f1c6a.jpg

    13. Họa tiết xoắn ốc giống như đuôi thằn lằn.

    h15-f1c6a.jpg

    14. Cận cảnh hình ảnh bên trong dã yến thảo.

    h16-f1c6a.jpg

    15. Hoa sứ với vẻ đẹp như tranh vẽ .

    h17-f1c6a.jpg

    16. Hoa hải đường nở rộ đẹp như một thiếu nữ đang thuở xuân thì.

    h18-f1c6a.jpg

    17. Anh thảo chiều trôi lững lờ trên mặt nước.

    h19-f1c6a.jpg

    18. Hoa xương rồng tròn với tên gọi khoa học Pelecyphora Aselliformis.

    h20-f1c6a.jpg

    19. Màn sắp xếp khoa học và đẹp mắt của những tán lá cây.


    :Conan23:avt là hình của @thichtruyen .... ô.Ô)
    Lâu nay Sa cứ tưởng là hình Subaru
    Hôm nay nhìn kỹ...té ghế :KSV@07:
    thichtruyen
    thichtruyen
    Sayuri_chan Sao ma phải đến nỗi té ghế vậy Sayu chan ? :))
    Khả năng sinh tồn của con người khi gặp nạn :p
    Con người được coi là sinh vật toàn năng nhất trên thế giới. Chúng ta nghĩ rằng mình làm chủ thiên nhiên, có suy nghĩ, trí thông minh và ngôn ngữ… hơn hẳn các động vật bậc thấp. Tuy nhiên, con người cũng có những giới hạn riêng không thể vượt qua nổi.



    Hãy cùng tìm hiểu về những giới hạn ấy ở loài người cũng như khả năng sinh tồn của chúng ta khi đối mặt với hiểm nguy hay tình huống khẩn cấp, gặp nạn…



    Con người sở hữu khả năng sống sót hoàn hảo?


    Sinh tồn là bản năng vốn có của mọi loài động vật nói chung cũng như con người nói riêng. Sẽ không sai khi cho rằng, con người sinh ra vốn đã sở hữu khả năng sống sót tiềm ẩn.

    1.1.jpg




    Các nghiên cứu khoa học chứng minh, khi gặp nạn hay đối mặt với nguy hiểm kề cận, vùng dưới đồi của não hoạt động rất mạnh, giải phóng lượng lớn adrenaline vào trong máu, làm tăng nhịp tim và sức mạnh cơ bắp. Đó là lý do vì sao mà một người mẹ yếu đuối có thể nhấc bổng cả chiếc ô tô nặng hàng tấn lên khi nhìn thấy con mình bị nó đè lên người.



    Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất minh chứng khả năng sống sót tiềm ẩn nói trên chính là trường hợp của anh Mitsutaka Uchikoshi người Nhật Bản. Ngày 7/11/2006, Mitsutaka bị lạc trên núi Rokko phía Tây Nhật Bản, vô tình trượt chân và bất tỉnh nhân sự.

    1.2.jpg


    Hình ảnh anh Mitsutaka Uchikoshi


    24 ngày sau, người ta tìm thấy anh chàng này với một cơ thể gần như… chết khi thân nhiệt chỉ là 22 độ C mà không hề có thức ăn hay nước uống. Dẫu vậy, các bác sĩ theo dõi đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng không hề có chút tổn thương nào trong não bộ Mitsutaka và anh ta sẽ sống lại.



    Những "giới hạn đỏ" con người khó có thể vượt qua…


    Song phép màu của Mitsutaka có lẽ chỉ là một câu chuyện hi hữu mà thôi. Sự thực thì khả năng sống sót khi gặp nạn của con người không được dài đến vậy.



    Trong những tai nạn như lạc vào rừng, núi, sa mạc, lênh đênh trên biển… thì thức ăn, nước uống, nhiệt độ và thú dữ có lẽ là những điều đáng lo ngại nhất. Và trong những trường hợp tồi tệ nhất, con người sẽ buộc phải nhịn ăn, nhịn uống và thức suốt đêm để canh chừng thú dữ.

    1.3.jpg




    Đối với tình trạng thiếu không khí, thiếu nước, thiếu thức ăn, khả năng sinh tồn của con người tuân theo “quy luật số 3” lừng danh: 3 phút, 3 ngày, 3 tuần. Trong đó, tỷ lệ và khả năng sống sót của những người gặp nạn trên biển là thấp hơn so với ở trên cạn.

    1.4.jpg




    Trên mặt biển, con người phải đối mặt trực tiếp với ánh nắng mặt trời ban ngày. Thời tiết nhiệt độ cao có thể khiến chúng ta bị cháy nắng, mất 1,5l nước qua tuyến mồ hôi và trong điều kiện nước biển không thể uống được, con người có thể bị sốc nhiệt và tử vong trước khi tới giới hạn 3 ngày.

    1.5.jpg




    Quá trình mất nước này diễn ra với việc cơ thể giảm tiết nước bọt trong khoang miệng. Con người sẽ đi tiểu ít đi và nước tiểu có mùi rất khó chịu. Khi mất nước nặng hơn, miệng, mắt bắt đầu khô đi, thậm chí nạn nhân không thể đi tiểu. Cuối cùng, họ rơi vào tình trạng ảo giác, da chuyển sang màu xám xanh và tử vong.



    1.6.jpg


    Nếu như con người chỉ nhịn khát được 3-5 ngày thì lại có khả năng nhịn đói lâu hơn, lên tới 3 tuần. Sở dĩ có điều này là bởi trong tình trạng không thức ăn, cơ thể sẽ tự sử dụng nguồn năng lượng tích trữ bằng cách đốt cháy carbohydrate, chất béo và cuối cùng là các protein. Điều đó đồng nghĩa những người béo và khả năng trao đổi chất chậm hay thể trạng khỏe có thể sống sót lâu hơn nếu thiếu lương thực.



    Chưa hết, khi lạc trong vùng đất có nhiều sư tử, hổ báo hay lênh đênh giữa biển khơi với đàn cá mập xung quanh, chắc hẳn bạn sẽ không có một phút nghỉ ngơi nào ngon giấc.

    1.7.jpg




    Trong tình trạng thức liên tục, con người không thể trụ quá nổi 11 ngày. Cụ thể, chỉ 1 đêm thức trắng cũng làm sút kém khả năng kiểm soát hành động của cơ thể con người như khi say rượu. Theo thời gian, nếu thức càng nhiều thì khả năng chịu đựng càng giảm và chắc chắn sẽ dẫn tới cái chết nếu không được cứu chữa kịp thời.

    1.8.jpg




    Một thách thức khác, đặc biệt là nếu bạn gặp tai nạn giữa biển khơi, đó chính là cái lạnh thấu xương của đại dương khi màn đêm buông xuống. Theo các chuyên gia, con người khó thích nghi với cái lạnh hơn là cái nóng.



    Khi tiếp xúc với gió lạnh, cơ thể phản ứng bằng cách co thắt các mạch, chuyển máu về trung tâm cơ thể để hạn chế sự thất thoát nhiệt. Thậm chí nếu gió thổi ở nhiệt độ (-27,2 độ C), tế bào da sẽ gần như bị đóng băng ngay lập tức.

    1.9.jpg




    Khi thân nhiệt giảm xuống dưới 37 độ C, bạn bắt đầu run lên; khi thấp hơn 35 độ C thì đó là lúc bạn thấy lạnh vì cơ thể gặp khó khăn trong việc duy trì nhiệt độ. Ở mức 32,7 độ C, con người bắt đầu bị mất trí nhớ, nhiều trường hợp còn cởi bỏ tất cả quần áo vì ảo giác cho rằng mình bị thiêu cháy vì lạnh cóng. Mức độ nguy hiểm là khi thân nhiệt từ 27,7 độ C tới 29,4 độ C với sự mất ý thức và cuối cùng, chúng ta sẽ tử vong nếu nhiệt độ tụt xuống dưới 23,3 độ C.

    1.10.jpg




    Mọi chuyện trên thực tế không tuân đúng hoàn toàn theo lý thuyết. Khả năng sống sót nếu gặp tai nạn của mỗi người là khác nhau, tùy theo điều kiện thể trạng mỗi cá nhân. Hãy chuẩn bị cho mình những kĩ năng sinh tồn cũng như một sức khỏe tốt để có một cuộc sống tươi đẹp và an toàn.







    [Kỹ năng sinh tồn] Phần 3: Đương đầu với biển cả :p
    Ở kỳ trước các bạn đã được tìm hiểu những kinh nghiệm khi phải đi trong đầm lầy và sa mạc, cả 2 đều có thể dẫn tới những cái chết khó ngờ tới. Còn ở kỳ này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách để sống sót khi bị mắc kẹt giữa biển cả mênh mông.



    Trôi dạt trên đại dương



    Cha tôi vốn là một hải quân, ông đã trốn nhà đi bộ đội từ năm 17 tuổi. Hồi còn chiến tranh ông đã đi khắp nơi, Lào,Campuchia, Thái Lan, Băng La Đét, đến tận Srilanka, tàu của ông cũng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Chiến tranh tạm kết thúc ông còn tiếp tục tham gia những trận đánh chống nạn diệt chủng Pôn Pốt ở Campuchia gần 3 năm.

    1.1.jpg




    Tôi có đề cập đến ông bởi kinh nghiệm đi biển của ông cực kì phong phú, cũng đôi ba lần đắm tàu. Những kiến thức thực tế về đại dương ở dưới đây chủ yếu là lấy từ ông và Ben người anh rể mà tôi có nhắc đến nhiều ở phần trước. Đôi lúc 2 bên có những bất đồng và tôi sẽ để nó là đề tài cho các bạn bàn luận.



    Ngày nay thì tàu biển là một phương tiện di chuyển khá an toàn. Gió bão hay sóng to, thậm chí đụng phải đá ngầm, băng trôi cũng không phải là vấn đề to tát lắm. Tuy nhiên hiểm họa trên biển cũng không ít hơn trên đất liền là bao: gió bão, hỏng hóc, đi phải vùng chiến sự, trúng thủy lôi, cướp biển… Những thứ trên một khi đã xảy ra thì rất nguy hiểm, nguy cơ đắm tàu là cực kì cao.



    Khoan hãy nói đến việc lênh đênh trên biển. Hãy tự cứu lấy mình khi tàu bị đắm đã. Và bạn sẽ làm thế nào?
    1. Đắm tàu

    1.2.jpg




    Tàu titanic đang dần chìm xuống đáy đại dương lạnh ngắt, vì đây là một con tàu siêu lớn nên thời gian chìm rất chậm. Thuyền trưởng là một người đàn ông ga lăng, ông ra lệnh bắn tất cả những kẻ nào là nam giới mà không nhường xuồng cứu hộ cho phụ nữ và trẻ em. Đại sảnh của thuyền thì đang khá ấm áp và sáng sủa, Jack đành phải vào đó ngồi chờ và để mặc số phận của mình cho may rủi quyết định. Bạn hãy yên tâm rằng có thể Jack vừa có một quyết định đúng đắn. Ben nói với tôi phim Titanic ẩn chứa rất nhiều điều phi lý không đúng với thực tế. Đầu tiên là trong phim có nói đến những con thuyền cứu hộ bằng gỗ mỏng manh đó chứa 40-50 người ( quá rất nhiều so với quy định), chở quá quy định thì không sao nhưng vấn đề ở đây chính là hành khách đã đứng sẵn trong khoang thuyền và thuyền được thả từ trên cao xuống. Ben nói chẳng cần phải tính toán trọng lượng số người ở đó. Đảm bảo nếu không phải ở phim trường thì những con xuồng cứu hộ bằng gỗ đó sẽ gẫy làm đôi cùng lượng người đó ngay khi vừa được thả xuống mặt biển. Thực tế thì Jack có thể đã chết sớm hơn nếu ở trong cùng một con thuyền với Rose. Trong phim thì mình thấy họ thả xuống biển ùm ùm như thế còn không rõ thực tế nó diễn ra như thế nào.

    1.3.jpg




    Ở đây ta rút ra được một bài học khi sử dụng xuồng cứu hộ: Thả xuồng xuống từ từ, bỏ vào đó một ít đồ đạc, trang thiết bị cho đằm. Khi thuyền đã chạm mặt nước thì từng người một mới xuống. Nếu xuống một lúc nhiều người quá rất dễ cái kiểu người nọ làm mất thăng bằng người kia, bấu víu vào nhau dẫn đến thuyền bị lật ngang.
    - Nếu sử dụng thuyền cao su thì an toàn hơn nhưng phải chú ý ném xuống nước thì phải có dây chằng hay cố định lại với mình. Đừng có cái kiểu lẳng xuống là lẳng đi luôn vì thuyền cao su rất nhẹ, vài con sóng là có thể đem nó ra xa mãi mãi :)
    - Không được chen lấn xô đẩy dẫn đến lật xuồng. Xuồng cao su thì không sao chứ thuyền gỗ như trong titanic thì việc chen lấn xô đẩy dễ dồn người sang một trong 2 mạn thuyền. Thuyền có hình dáng như thế này rất dễ bị lật úp từ 2 bên nếu bị mất cân bằng.
    - Bắt chước hành khách trong Titanic, bơi xuồng ra xa nơi tàu đắm ngay lập tức để tránh bị hút xuống xoáy nước do tàu lớn chìm tạo ra. Sau đó hãy quanh quẩn ở khu vực bị đắm (Trường hợp bạn đi trên tàu khách lớn thì chắc chắn sẽ có tàu cứu hộ đến cứu)
    - Nếu có nhiều xuồng cứu hộ thì liên kết lại với nhau bằng dây, máy bay cứu hộ vừa dễ nhận ra lại vừa chắc chắn hơn khi phải đối đầu với những con sóng lớn. Nếu thấy bóng dáng của máy bay hay tàu khác thì cầu cứu bằng gương hay khói, pháo sáng, áo quần hay bất cứ thứ gì có màu sắc nổi bật ( Xem thêm ở những kì sau : Cầu cứu – Cấp cứu )
    - Cố gắng mang theo đủ thức ăn nước uống cho vài ngày. Nếu có thể thì hãy mang theo: Dây chắc ( cực kì cần thiết), đèn pin, gương, pháo sáng (để báo hiệu), dao và cuối cùng là mái chèo. Mấy thứ này cũng không nhiều nhặn gì và chúng khá là dễ kiếm .
    - Tránh xa những vết dầu loang từ tàu, dù là ở trên biển thì những đám cháy từ dầu loang vẫn lan rất nhanh.
    - Điều cuối cùng là đoàn kết, an ủi động viên, giúp đỡ lẫn nhau cùng qua cơn hoạn nạn.

    1.4.jpg


    Đưa xuồng cứu hộ ra xa và ổn định vị trí tránh bị lật úp khi có sóng to



    Quay trở lại chàng trai Jack của chúng ta đang ở trên boong tàu Titanic. Không có bất kì chỗ nào cho anh trong các con xuồng cứu hộ, tàu đang nghiêng đi với một góc độ kinh khủng và sắp chìm xuống làn nước lạnh như băng. Tôi hỏi nếu Ben là Jack thì anh sẽ làm gì. Anh ấy trả lời :

    - Tàu bắt đầu nghiêng, rung lắc, đổ vỡ mạnh. Cẩn thận từng bước chân để không làm mình bị thương.
    - Sau đó là tìm cách phát tín hiệu cầu cứu bằng bất kì phương tiện gì. Điện thoại di động, máy phát tín hiệu vô tuyến (mã morse SOS) hầu như trên thuyền nào cũng có cái này, nó rất đa tác dụng.
    - Sử dụng tất cả các máy bơm nước để bơm nước ra ngoài. Nhiều con tàu tuy bị nước tràn vào nhưng khoảng thủng nhỏ , lượng nước bơm ra cũng tương đương lượng nước tràn vào nên vẫn có thể chạy tốt rất nhiều hải lý cho đến khi máy bơm ngừng hoạt động.
    - Cố gắng xác định một hải đảo, đất liền gần nhất và chạy đến hướng đó gần nhất có thể (cái này thì tùy thuộc vào kinh nghiệm, tôi xin nêu ra vài cách tìm hướng của hải đảo, đất liền mà không thể nhìn thấy được bằng mắt thường ở ngay sau đây. Cách mà cả bố tôi lẫn Ben đều cho là đúng)

    1.5.jpg




    - Những thuyền lớn thì thời gian chìm xuống sau tai nạn là khá chậm. Có thể là cả giờ đồng hồ.Trong thời gian đó hãy chuẩn bị cho mình tất cả những gì có thể trước khi rơi xuống dòng nước lạnh giá đó. Ít nhất cũng phải kiếm được cho mình một cái áo phao, phao bơi, ván gỗ,thùng, can nhựa (không chứa nước), túi lilon (kiểu gì chẳng kiếm được vài cái). Có thể thổi phồng nhiều túi lilon nhỏ buộc lại với nhau thành 1 phao nổi khá tốt. Khuyết điểm của loại này là sức bền không cao, nhảy từ trên cao xuống thì phải bảo vệ nó cẩn thận đừng để nó xịt, nổ.



    - Đến đây thì Ben nói là sẽ quyết định xuống nước nếu không muốn xuống luôn lòng đại dương cùng với con tàu.



    2. Xuống nước

    1.6.jpg




    - Vẫn là Titanic, nước thì lạnh như băng ở 0 độ C, đông cứng ý chí sinh tồn của bất kì nạn nhân xấu số nào rơi xuống đó. Điều cần làm trước khi nhảy xuống nước là hãy mặc thật nhiều quần áo nhất có thể. Dù sao thì nó cũng tránh được cho ta sự mất nhiệt đáng kể đấy. Giày, tất, mũ và quan trọng là phải có phao cứu sinh. Mặc nhiều đồ như thế khiến ta chuyển động khó khăn nhưng đã có phao bơi nên ta cũng không mất quá nhiều sức để nổi. Còn nếu không kiếm được phao bơi hay miếng ván nào trợ sức thì thôi tôi không muốn nói đến kết quả nữa.


    - Phao cứu sinh có nhiều loại. Có loại phải thổi bằng hơi, có loại sử dụng khí nén (giật dây 1 cái là tự phồng lên ấy), có loại làm bằng vật liệu nổi. Nói chung là nó đều không khó sử dụng. Bạn chẳng cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng ở mặt sau đâu. :)


    - Nhảy xuống nước theo phương thẳng đứng, bịt mũi cũng được nhưng phải ôm phao thật chắc trước ngực, rơi xuống nước thì đè lên phao. Cái kiểu nhảy chúc đầu xuống nước là của vận động viên, khá hay nhưng không dành cho bạn.

    1.7.jpg




    - Chọn hướng gió để nhảy: Hãy chú ý vì việc này cực kì nguy hiểm. Ben kể cho tôi nghe một trường hơp: có 1 người nhảy từ tàu xuống biển trong khi tàu đang thả neo. Để làm gì thì không biết nhưng đây là một thủy thủ khá kinh nghiệm. Lần đó anh ấy đã mắc phải cái lỗi sơ đẳng là nhảy xuống biển ngược chiều gió. Cơn gió mạnh hôm đó đã thổi anh ngược về phía tàu, đập vào mạn tàu và rơi xuống ngay phía trước chân vịt. Sau cùng là anh ấy bị cái chân vịt cuốn vào và bị nó xé ra làm đôi. Hãy chú ý rằng những chiếc tàu lớn sau khi vừa thả neo thì chân vịt vẫn quay chầm chậm. Với những cái chân vịt khổng lồ sắc và cực mạnh, th.ân thể của bạn không là gì với nó cả. Cá mập, cá voi vẫn thường xuyên bị mất 1 mảng lớn th.ân thể khi bị nó phạt qua.


    - Cũng như trên, chọn xuôi chiều gió để nhảy trong trường hợp gió mạnh (gió biển thì không có chuyện nhẹ đâu) nếu bạn bị gió thổi vào sát mạn tàu quá bạn sẽ bị hút xuống ngay lập tức theo xoáy nước của tàu đang chìm tạo ra mặc cho việc bạn đang mặc áo phao hay không, chuyện này dễ tưởng tượng thôi.


    - Bơi ra xa nhưng phải quanh quẩn khu vực tàu chìm để tiện cứu hộ, cố gắng tìm kiếm xung quanh thứ gì có thể tận dụng được (lương thực, nước uống, phao…) có thể là một tấm ván đủ to để bạn nằm lên giống trong titanic thì rất tốt.


    - Nếu quanh đó có xuồng cứu hộ thì bơi lại gần để dc hỗ trợ. Dù không được lên thì ta cũng có thể bám nhẹ vào đó và tiết kiệm được rất nhiều năng lượng để di chuyển.


    - Tránh xa khu vực dầu tràn trên mặt biển (nếu có). Rất dễ xảy ra hỏa hoạn, chết cháy cũng chẳng dễ chịu gì.


    - Điều quan trọng nữa là phải biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau (tôi thấy trong sổ tay của Ben hình như mục nào cũng có cái dòng này :))

    Sau khi đã xuống nước, dù có trong phim Titanic hay không thì nước biển cũng rất lạnh. Hiện tượng mất nhiệt sẽ ngay lập tức xảy ra. Mùa hè nước biển ấm áp nhất thì cũng tầm 20 độ C. Ngâm loại nước này liên tục trong 8 giờ bạn sẽ bất tỉnh và mất dần tri giác. Nếu nước giảm đi 5 độ bạn sẽ mất đi tiếp 1/2 khoảng thời gian đó. Tức là còn 4 giờ, tương tự với các mốc còn lại. Việc mặc nhiều quần áo, giày, mũ nón sẽ làm tăng những con số tử thần này lên. Nếu có phao bơi thì ôm thật chặt lấy và cuộn tròn th.ân thể lại hết mức có thể để giảm thiểu phần th.ân thể tiếp xúc với nước. Nếu là một nhóm người thì có thể ôm chặt lấy nhau, cách này giữ nhiệt rất tốt và rất hay được làm.
    Trên đây là những kiến thức quan trọng mình đã tính toán, tổng hợp chi tiết hết mức tất cả những trường hợp có thể xảy ra. Mình nghĩ không còn sơ hở nào có thể khai thác được nữa ,có thể các bạn sẽ may mắn hơn khi không phải áp dụng tất cả những điều ở trên. Tuy nhiên trường hợp xấu nhất xảy ra khi bạn đã đợi rất lâu mà không có ai đến cứu hoặc không có ai biết mà đến cứu thì những kiến thức và kinh nghiệm ở trên sẽ là cứu cánh cho bạn khiến bạn tự tin hơn mà thực hiện bước tiếp theo, một nước đi liều lĩnh đầy chông gai: tự bơi vào bờ.


    “Người đàn ông chân chính là người không chịu từ bỏ cho đến giây phút cuối cùng” - Ben Mackie
    3. Bơi vào bờ

    Thật lòng mà nói, biển cả mênh mông không phải là cái hồ gần nhà bạn. Bơi vào bờ thì cũng chỉ là một ý tưởng ngớ ngẩn. Nhưng bạn không còn lựa chọn nào khác. Thực chất bạn cũng nên xác định tư tưởng rằng tình thế đã bi đát lắm rồi khi bạn không có nổi 1 cái bè, không lương thực, không nước ngọt, bị mất nhiệt, mất nước, kiệt sức dần trong làn nước lạnh giá và quan trọng nhất: không ai cứu bạn cả… chết trong chưa đầy 1 ngày là điều sẽ xảy ra với bất kì ai. Còn nhắc đến lũ sinh vật biển ăn thịt như cá mập thì xa vời quá.

    Nếu ai ngại mệt thì có thể buông tay để có một cái chết đỡ nhọc nhằn. Jack cuối cùng cũng thì đã chết.
    Còn ai là mẫu “người đàn ông chân chính” của Ben thì có thể đọc tiếp những dòng dưới đây :)

    - Hải lưu – sông trên biển (các bạn có thể tra google để biết thêm đặc tính của nó): nó có rất nhiều trên biển nhưng với sự rộng lớn của đại dương thì gặp được nó cũng là điều rất khó khăn. Nếu thực sự bạn may mắn gặp được nó hãy lập tức nương theo dòng chảy của nó. Cũng dễ đến được hải đảo hay đất liền. Bất kì dòng hải lưu nào cũng đi qua 1 hoặc nhiều lần những nơi như thế. Tuy đây là phương án của số phận nhưng cũng là một trong những chiếc chìa khóa cho sự sống của bạn. Nương theo dòng hải lưu cũng ít tốn sức hơn rất nhiều. Một số dòng hải lưu có nhiệt độ khá cao.

    1.8.jpg




    - Sự giao nhau của các dòng hải lưu khiến cho màu sắc biển thay đổi: Có thể dễ dàng nhận ra dòng hải lưu hơn bằng cách quan sát màu nước biển. Thực sự thì ở trên biển nhận ra được dòng hải lưu bằng mắt thường cũng khá khó khăn ngay cả khi bạn ở trên tàu.



    - Tận dụng hướng gió để bơi: Không hi vọng nó thổi mình vào đất liền nhưng tiết kiệm được năng lượng. Chú ý là hải lưu thì thôi gió mà gió thì thôi hải lưu. Điều này chắc cũng chẳng cần phải nhắc vì bạn sẽ sớm nhận ra chúng vốn không đồng hành với nhau.



    - Nhìn mây tìm đất liền: Tỉnh táo nhìn tất cả những đám mây xung quanh bạn. Chú ý tất cả những gì có thể nhìn thấy. Các đám mây thường bị gió thổi trôi đi với tốc độ giống nhau rất dễ nhận ra. Nhưng bỗng nhiên bạn nhìn thấy một đám mây đứng yên ở 1 vị trí trong khi những đám mây khác đang chuyển động thì hãy nhằm hướng đó bơi tới. Đó chính là hải đảo.



    Điều này được giải thích như sau : gió mang hơi nước và mây thổi liên tục trên biển. Khi gặp hải đảo là phần nhô cao hơn mặt nước biển, thậm chí là cao hơn nữa nếu hải đảo có núi non (rất thường gặp ) thì dòng hơi nước ẩm này bị cản lại và bốc lên trên cao. Lên cao chúng gặp khí lạnh và ngưng tụ lại thành mây, gió ẩm liên tục thổi đến và bị cản lại. Lại liên tục cung cấp hơi nước lên trên, tiếp tục gặp lạnh và ngưng tụ lại khiến cho đám mây phía trên hải đảo ngày một dày đặc hơn. Chúng sẽ đứng yên và tồn tại như thế hàng năm trời nếu gió vẫn thổi và cung cấp hơi nước liên tục. Những đám mây trên đảo này thường cao hơn các đám mây khác nhưng đây là điều không có giá trị lợi dụng khi ta nhìn từ dưới lên.



    - Tìm đất liền bằng chim biển: Ben có nuôi một con nhạn trắng châu Úc. Bạn nào đã đến Úc rồi thì chắc cũng biết giống nhạn này rất thân thiện và không sợ người, nó sẵn sàng đậu trên tay người mà ăn thức ăn trên đó. Điều quan trọng là nó có thể xác định được hướng của đất liền khi ở trên biển. Trên tàu của bạn có 1 con nhạn, khi mất phương hướng, bạn thả chim ra và để nó bay đi. Nếu thấy đất liền nó sẽ bay thẳng về phía đó, nếu không thấy nó sẽ bay đi một lúc và buộc lòng bay trở lại tàu. Con nhạn của Ben thì vô dụng rồi bởi nó dạn người quá, thả ra là nó bay về luôn và Ben cũng chưa cần phải định hướng bởi cái cách nguyên thủy như thế bao giờ.



    Điều tôi muốn nói ở đây là hầu hết tất cả các loài chim trên biển đều có thể xác định chính xác hướng của đất liền. Chim báo bão (Albatross) có thể gặp ở cách xa đất liền tới 160km, các loại chim khác như hải âu, nhạn trắng từ 60 - 100km, chim cốc biển trong khoảng 40km và bồ câu biển từ 10km đổ lại, lúc này thì đã có thể nhìn thấy bờ bằng mắt thường.

    1.9.jpg




    Nếu bạn đang trôi dạt trên biển mà gặp một chú chim biển thì hướng bay của nó là hướng đất liền. Chỉ là không xác định được nó đang “bay ra” hay “bay vào” thôi. Nếu trời gần tối thì hướng mà nó bay tới chính là đất liền.



    - Bạn may mắn gặp được những dấu hiệu của đất liền, hãy sử dụng tất cả sức lực còn lại của mình để di chuyển đến đó. Chú ý một điều là bơi trên biển không dễ như bơi ở sông hồ, vài con sóng có thể làm mọi nỗ lực tiến tới của bạn thành công cốc.



    - Bơi sau lưng và bám sát những ngọn sóng, đây là cách bơi đỡ tốn sức nhất.



    - Nếu sóng từ ngoài đánh về phía bạn dù ở đằng trước hay đằng sau. Hãy lặn một hơi tạm thời chìm xuống để nó đi qua rồi mới trồi lên bơi tiếp, bạn sẽ không bị nó tác động.



    - Cá mập tấn công: Nếu bạn bị thương và chảy máu thì rất dễ kéo loài cá sát thủ này đến. Chúng ngửi thấy mùi máu và ngay lập tức bị kích động. Đấy là lý do mà tôi khuyên các bạn giữ cho mình lành lặn khi tàu đang hỗn loạn. Tuy nhiên Ben nói với tôi loài cá này cũng có những điểm nhạy cảm mà khi ta tấn công vào đó khiến chúng sợ hãi và bỏ chạy. Đó chính là hai mắt, hai bên mang và hai lỗ mũi. Tấn công vào đó bằng ngón tay, bàn tay của bạn (không nên dùng dao hay các đồ vật sắc nhọn làm nó chảy máu, điều đó chỉ làm nó hăng tiết hơn thôi). Hi vọng là nó thấy bạn là đối thủ đáng gờm và bỏ đi.

    Bình thường thì chúng rất hiền và không hề tấn công con người nếu không quá đói hoặc nhầm tưởng con người với một chú hải cẩu. Hàng năm số người chết bởi sét đánh còn nhiều hơn là bởi cá mập tấn công.

    1.10.jpg




    Bạn thấy không, hoàn toàn có những cơ sở hết sức vững chãi cho việc tin tưởng: bạn có thể bơi được vào bờ khi bỗng nhiên phải đầm mình trong làn nước đại dương lạnh giá. Khả năng quan sát, óc tưởng tượng và những kinh nghiệm quý báu sẽ là vũ khí lợi hại của bạn trong công cuộc đấu tranh giành lại sự sống này.
    4. Trôi dạt với bè cứu hộ



    Tàu của bạn bị đắm và bạn buộc phải xuống xuồng cứu hộ hoặc vì một lý do quái quỷ nào đó mà bỗng nhiên bạn phải lang thang trên biển với một chiếc bè thô sơ. Có vài quy tắc dành cho bạn trước khi khởi hành đây:



    - Giữ cho mình được khô ráo, dù trên bè thì cũng phải ngăn cản sự mất nhiệt (vào ban đêm) để giữ năng lượng.



    - Ban ngày thì không như thế. Nắng trên biển rất gay gắt và mạnh không kém ở sa mạc, tận dụng bóng mát từ cánh buồm hoặc đơn giản chỉ là mặc áo quần che kín cơ thể. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng để tránh việc đổ mồ hôi, mất nước.



    - Nếu mang theo lương thực, nước uống thì phải cất giữ cẩn thận nơi thoáng mát và an toàn.



    - Hạn chế ăn uống liên tục, phân bố lương thực hợp lý. Hạn chế ăn trong 24 giờ đầu vì bạn sẽ bị kích thích khẩu vị,bạn vẫn còn đang quen với cái thực đơn đầy đủ hàng ngày nên sẽ phân bố và ăn theo cái thực đơn đó. Số lượng lương thực ít ỏi mang theo sẽ mau chóng cạn kiệt và bẻ gẫy luôn ý chí của bạn.



    - Tránh hoạt động liên tục và nặng nhọc (chèo xuồng liên tục chẳng hạn). Bạn cần phải giữ gìn sức lực cho cả một quá trình lâu dài.



    - Nếu gặp trời mưa thì tìm cách hứng, đựng và dự trữ nước mưa nhiều nhất có thể. Mưa trên biển cũng không hề hiếm.



    Mưu sinh trên bè cứu hộ



    Nói ngắn gọn là cho dù còn hay hết lương thực,thực phẩm. Việc tìm kiếm và dự trữ nó không bao giờ là thừa thãi cả. Đánh bắt cá, chim biển, tìm rong tảo là những lựa chọn tốt nhất cho bạn vào thời điểm đó. Các bạn cũng cần phải biết một số phương thức đánh bắt và bẫy cá, chim biển đơn giản như sau:



    - Dùng lao, móc, dao,gậy, mái chèo hoặc bất kì thứ gì bạn tạo ra để đâm, đập, chém tất cả những con cá hay bất kì sinh vật biển nào lảng vảng quanh bè. Cá ở biển chúng cực kì thiếu thận trọng. Đây không phải là điều khó khăn đâu, người ta vẫn làm như vậy đó thôi.



    1.11.jpg


    - Câu cá: Chế tạo lưỡi câu từ kim loại, gỗ,nhựa, xương cá (đặc biệt là xương cá có một số bộ phận có hình dáng rất giống lưỡi câu, chỉ cần chế tác một chút là dùng được. Nếu bắt được cá thì ruột cá giữ lại làm mồi và xương cá giữ lại làm lưỡi câu hoặc bẫy) hay bất kì thứ gì bạn có trong tay. Có lưỡi câu rồi thì dùng một ít lương thực của mình làm mồi, thịt cá hay ruột cá làm mồi cũng rất tốt. Dây câu bện từ chỉ của áo quần, buồm hoặc mang theo được sợi dây nào thì càng tốt.



    1.12.jpg




    1.13.jpg


    Tổ tiên ta ngày xưa câu cá bằng thứ này chứ không phải lưỡi câu bằng kim loại

    1.14.jpg


    Khá nhiều mẫu mã chủng loại cho bạn lựa chọn



    - Bắt cá bằng thòng lọng: Khá ngạc nhiên khi đây là công cụ bắt cá lớn khá phổ biến ở các nước phương tây. Nó gồm một que dài cố định 2 đầu bằng 2 cái khoen chắc chắn. Dây được xỏ qua 2 chiếc khoen này để khi ta rút một đầu thì đầu kia lập tức thắt lại. Không nhất thiết là ở dạng ống như hình dưới. Tạo ra nó thì cũng không đến mức quá khó khăn. Dùng nó bạn có thể ở trên bè mà vẫn có thể bắt được cá bơi bên dưới bè. Điều khiển gậy khéo léo luồn qua thân 1 con cá và lập tức rút mạnh đầu dây bên kia.Làm nhẹ nhàng thì những con cá (có thể là rùa, tôm lớn, mực... thậm chí là chim biển) không tỏ ra khó chịu đâu. Chúng rất thiếu thận trọng và dễ bắt hơn cá nước ngọt nhiều.

    1.15.jpg


    Với chiếc thòng lọng “pro” như thế này thì không chỉ bắt cá mà bạn có thể làm được rất nhiều việc với nó



    - Câu chim biển: tương tự như câu cá. Chỉ là thay vì thả lưỡi câu đã móc mồi xuống nước thì nó được bỏ lên trên một vật nổi và thả cách xa bè. Chim biển thường bổ nhào xuống đớp rất nhanh nên lập tức nuốt luôn lưỡi câu.



    - Bẫy bằng thòng lọng: thả xuống nước một hộp gỗ, tấm ván hay thùng gỗ có diện tích lớn một chút mà chim biển có thể đậu xuống. Trên mặt nổi của hộp bố trí thòng lọng nối đến với bạn (dây dài tầm 7 -8 m là tốt nhất). Nằm bất động rình xem có chú chim xấu số nào đậu xuống thì rút thòng lọng. Chim biển rất bạo dạn và chúng cũng rất thích những vật nổi trên biển để đáp xuống nghỉ chân. Để mồi trên đó để tăng hiệu quả cũng tốt.
    - Tạo ra một vài loại bẫy chim đơn giản:



    Chỉ với gỗ và dây , bạn có thể tạo một vài loại bẫy đơn giản, nhẹ nhàng .Bỏ lên thùng gỗ, hộp gỗ thả ra đằng sau bè của mình , cố định lại và chờ nó tự sập. Mấy loại bẫy này khá yếu ớt nên ngay khi bắt được chim bạn phải thu hoạch ngay tránh chim phá hỏng bẫy.



    1.16.jpg




    - Thanh gỗ 1 được nối với một sợi dây xỏ lỏng lẻo qua cái chốt 2 sau đó được buộc vào thanh dẻo 3 có có nhiệm vụ tạo lực bật.



    - Chim đậu vào thanh 1 sẽ làm chốt lung lay không giữ được thanh 1 nữa. Thanh dẻo 3 lập tức kéo thanh gỗ 1 qua chốt 2 và kéo luôn dây được bố trí phía dưới mắc vào chân chim.Nói thì khó hình dung nhưng đại khái chim sẽ bị mắc chân như hình dưới:



    - Rong tảo: Nguồn cung cấp vitamin A,B và chất xơ duy nhất. Ăn nhiều cá hay thịt chim sẽ phá hủy hệ tiêu hóa của bạn nhanh chóng nếu không có chất xơ và vitamin A từ rau quả. Giống như việc bạn không thể chịu được việc chỉ ăn thịt cá thay cơm và rau vậy. Kiếm được rong tảo trên biển cũng không phải là việc quá khó.



    - Nước: một trong những yếu tố sống còn nhất. Trên biển thì những cơn mưa lớn là thường xuyên xảy ra, lúc đó hãy dự trữ nhiều nhất có thể lượng nước mưa quý báu ấy.



    Trong trường hợp bạn không gặp bất kì cơn mưa nào thì hãy uống nước ép từ cá, cơ thể con người 70% là nước thì cá cũng chứa một lượng nước tương tự. Nó có vị tanh nhưng ít nhất thì không hề mặn, cũng không khó uống như máu động vật. Nhiều nghiên cứu cho thấy uống nước biển sẽ làm bạn mất nước hơn và chết khát còn sớm hơn. Nhưng Ben nói nếu uống nước biển một lượng nhỏ với khoảng thời gian dãn cách lớn thì cơ thể con người cũng có thể tiêu thụ hết lượng muối đó. Dù sao thì hàng ngày bạn cũng cần phải hấp thụ một lượng muối vừa đủ. Phương án uống nước biển là phương án cuối cùng và phải tuân thủ quy định:



    1. Mỗi lần không được uống quá một ngụm lớn.



    2. Không được uống quá 2 lần trong một ngày.



    Thor Heyerdahl (1914-2002) và William Willis (1897-1968) đã tuyên bố nếu trộn nước biển với nước ngọt theo tỉ lệ 6/4 thì có thể uống mà không gặp bất kì triệu chứng bệnh tật nào (ngộ độc máu, loạn nhịp tim, tràn máu…) . 2 người này đã uống liên tục như thế trong 70 ngày mà vẫn sinh hoạt bình thường. Không hề có dấu hiệu của bệnh tật. Việc này không có nghĩa là bạn có thể giống họ nhưng chuyện gì cũng nên tính toán đến khi phải lâm vào bước đường cùng.



    Di chuyển với với bè cứu hộ



    Có 3 phương pháp di chuyển chính: Chèo bằng mái chèo, dùng buồm lợi dụng sức gió và di chuyển nương theo các dòng hải lưu. Trong 3 phương pháp trên thì chèo thuyền chỉ dùng để tìm kiếm, nghiên cứu ( tìm dòng hải lưu, tìm kiếm thức ăn...) chứ không thể dùng lâu dài. Dùng buồm thì lại phải phụ thuộc vào sức gió và chiều gió. Chỉ có các dòng hải lưu là sẽ đưa ta đến nơi ta cần đến. Dù đó là đất liền hay hoang đảo thì cũng tốt hơn việc lênh đênh trên đại dương rất nhiều. Nếu bạn trôi dạt trên đại dương đã lâu mà không thể xác định được phương hướng di chuyển, việc tìm kiếm một dòng hải lưu là điều cần thiết. Ngoài ra các dòng hải lưu thường cố định và khá nổi tiếng,cùng lắm 1 năm nó chỉ thay đổi vị trí chút ít theo mùa. Nếu nắm vững được kiến thức địa lý thì chỉ cần nhận biết dòng hải lưu nào ta có thể xác định vị trí, kinh, vĩ độ của mình. Nhận biết được dòng hải lưu này sẽ đưa mình đi đến đâu để rồi vạch ra kế hoạch cụ thể.



    Màu sắc của nước biển:



    Bạn đang lang thang trên đại dương nên việc nắm bắt được tính cách của đại dương là điều rất cần thiết cho sự sinh tồn của chúng ta. Màu sắc của nước biển chính là nhân tố chính nói lên điều đó:



    - Nước biển thường có màu xanh (Blue) hoặc màu lục (green). Nếu nước biển màu xanh lá cây càng đậm thì nồng độ muối càng thấp, lượng sinh vật phủ du trong nước cao. Nếu có ý định uống nước biển tốt nhất uống loại nước biển này( vẫn phải nhớ uống nước biển là phương án cuối cùng, không phải cơ thể ai cũng hấp thụ được hàm lượng muối như nhau. Nếu có dấu hiệu mất nước, loạn nhịp tim thì phải dừng lại ngay .Có thể bạn đã bị ngộ độc máu do uống nước biển.



    - Nước biển màu xanh da trời (Blue) có nồng độ muối cao, ít sinh vật phù du và cũng trong hơn.



    - Vùng biển có màu xanh da trời càng nhạt thì càng hay xảy ra những cơn bão, mưa lớn.



    - Các vùng biển có nhiều san hô, tảo, rong thì nước biển ngả sang màu vàng.



    - Nước biển màu đỏ, nâu đỏ: chứa nhiều tảo rất nhỏ màu nâu đỏ.



    - Những dòng hải lưu cũng thường có màu sắc với vùng biển thường. Ngoài ra nhiệt độ, hàm lượng muối cũng có thể khác.



    - Nước biển bỗng nhiên đổi màu sậm là dấu hiệu sắp có một cơn giông hoặc bão.



    Việc quan sát màu nước biển này đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm thực tế. Lợi dụng nó như thế nào cũng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. Hi vọng bạn biết cách áp dụng nó thật tốt.



    Di chuyển trên biển bằng bè



    Hải Lưu: tìm kiếm và tận dụng các dòng hải lưu là phương án tốt nhất, ta luôn có một hướng đi cụ thể mà không bị chi phối bởi hướng gió hoặc đơn giản khi ta thậm chí không có nổi một chiếc buồm. Khi đã tìm kiếm được cho mình một dòng hải lưu nào đó ta có thể điều khiển tốc độ di chuyển của mình bằng một công cụ tự tạo. Nó có thể tăng tốc độ của bè lên rất đáng kể. Đó là 1 chiếc Sea anchor , vật dụng này cho đến bây giờ vẫn được sử dụng khá rộng rãi.



    Chẳng cần giải thích nhiều đúng không. Dòng hải lưu chảy mạnh nhưng thường chảy sâu trong lòng biển hơn là trên mặt. Sử dụng một chiếc buồm ngầm như thế này để kéo chiếc bè về phía trước thì rất hiệu quả khi ta đang trong dòng chảy của nó.Nếu không thể tạo ra bất kì cái sea anchor nào được thì làm bè đầm hơn, chìm sâu vào nước hơn 1 chút thì tốc độ trôi cũng nhanh hơn.



    Gió: Với một chiếc buồm thì nên lợi dụng gió vì gió ở khắp nơi và không khó kiếm tìm như các dòng hải lưu. Nhưng nắm vững được quy luật của gió để lợi dụng hay không thì lại là chuyện khác. Những cao thủ đi biển có thể nhìn hướng gió và cường độ của gió mà nhận biết được gió này là gió nào, thổi từ đâu đến đâu. Một số người còn có thể làm cho thuyền buồm chạy ngược chiều gió.



    - Thuyền bè càng nhẹ, diện tích tiếp xúc với mặt biển càng ít thì đi càng nhanh.



    - Không có buồm thì lấy thân mình làm buồm. Đơn giản là ngồi ở tư thế cao một chút.



    Bão: Lang thang trên đại dương với một cái bè mà gặp bão biển thì đen đủ đường rồi. Thu buồm lại và bám chặt lấy bè là tất cả những gì bạn có thể làm. Một lời khuyên ở đây là nếu còn sống thì đừng say sóng, có say sóng cũng đừng nôn. Phí nước và thức ăn lắm :).



    Ước lượng khoảng cách:



    - Ngày nắng đêm không mưa, tầm nhìn xa trên 10km. Câu này mọi người đã nghe xa xả trên tivi rồi nhưng chưa chắc ai đã hiểu rõ nó như thế nào. Đó là khoảng cách xa nhất mà con người có thể nhìn được bằng mắt thường các vật thể trên nền trời trong điều kiện thời tiết tốt. Nó có thể bị thay đổi bởi yếu tố môi trường.



    Nói nôm na là một chiếc tàu lớn như titanic, thậm chí là lớn hơn vài lần nữa thì bạn cũng không thể nhìn thấy nó khi nó cách xa bạn khoảng 20km. nó đã vượt quá tầm nhìn xa của bạn Bạn có thể ước lượng khoảng cách từ nó đến bạn bằng cách đơn giản sau:

    - Đọc được chữ trên bảng tên của tàu :Khoảng cách khoảng 800 m, con người trên tàu vẫn có thể mường tượng ra được tuy nhỏ như que tăm.



    - Nhìn thấy đầy đủ con tàu : khoảng 1500 - 1800 m.



    - Chỉ nhìn thấy nửa trên của con tàu : 3000 - 4000 m.



    - Chỉ còn thấy 2 ống khói của tàu mà không nhìn thấy bất kì phần thân nào: 11000 - 13000 m.



    Tìm hải đảo:



    Bằng các dòng hải lưu, bằng mây và bằng các lại chim biển. Phần này tôi đã nói rõ ở phía trên.
    Nói chung cuộc sống của bạn dù ở đâu thì cũng phải phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: khả năng quan sát và óc phán đoán cộng với kinh nghiệm thực tiễn. Làm tốt cả 3 thứ đó thắng lợi sẽ thuộc về bạn.



    Tổng kết



    Vật lộn với sóng gió, đói khát, mưa nắng, bệnh tật… Nhưng đáng sợ nhất chính là sự cô đơn, nỗi sợ hãi và tâm lý hoảng loạn khi phải đối mặt với thế lực hùng vĩ nhất của thiên nhiên: biển cả. Nhiều người đã điên loạn và tự giết chính mình trước khi họ chết bởi các yếu tố tự nhiên khác. Đó là những người non kém kinh nghiệm, thiếu ý chí sinh tồn và cái chết là lối thoát duy nhất dành cho họ.



    Ngoài khi tai nạn trên biển, con người cũng là một trong những yếu tố đe dọa đến sự an toàn của bạn.Cướp bóc, lừa đảo, những kẻ cơ hội luôn tồn tại quanh bạn. Không phải thuyền trưởng nào cũng đầy tinh thần trách nhiệm như Edward Smith , không phải ở đâu cũng có những người ga lăng như anh chàng Jack. Lúc đang hỗn loạn giữa ranh giới của sự sống và cái chết, tin tưởng vào sự thương xót của một kẻ nào đó là những ý nghĩ rất sai lầm. Bằng khả năng của bạn, hãy tự cứu lấy chính bạn và cả người thân của mình.



    Theo số liệu thống kê của các nhà khoa học Thụy Điển đăng trên tạp chí PoNAS. Khi xảy ra đắm tàu, thuyền trưởng và nhất là các thuyền viên sẽ tự tìm lối thoát cho mình trước tiên. Hầu hết họ đều sống sót.



    Đàn ông có tỉ lệ sống sót cao gấp đôi phụ nữ.



    Trẻ em có tỉ lệ sống sót còn thấp hơn mặc cho những lời kêu gọi ưu tiên phụ nữ và trẻ em. Chúng thậm chí bị xô đẩy, chèn ép đến chết.



    Kết luận này được đưa ra khi nhóm nghiên cứu phân tích số liệu thống kê từ 18 vụ đắm tàu lớn xảy ra từ năm 1852 đến năm 2011 với 15000 hành khách và thủy thủ đoàn thuộc hơn 30 quốc gia khác nhau.



    Đàn ông thường rất ga lăng với phụ nữ ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng không phải lúc tàu đắm”.



    Câu này tôi trích nguyên văn từ một bài báo và đưa nó lên đây không hề có ý gây tranh cãi gì cả. Chúng chỉ là những con số và nếu thích, bạn có thể suy nghĩ về chúng.



    Kỳ sau tôi xin phép bàn tiếp về cách thức sinh tồn ở vùng băng tuyết lạnh giá. Vượt đồi núi, di chuyển trên tuyết, mưu sinh và thoát hiểm trong những tình huống khó khăn nhất. Bạn đọc quan tâm xin hãy đón đọc.
    [Kỹ năng sinh tồn] Phần 4: Trôi dạt vào đảo hoang
    Những kiến thức về rừng nhiệt đới, phân biệt thực phẩm ăn được hay có độc, săn bắn, nấu nướng, chế tạo công cụ. Nhận biết sự nguy hiểm của giới động thực vật, tự cấp cứu, điều trị cho mình bằng những phương pháp đơn giản, hiệu quả và vô vàn những vấn đề thú vị nhưng cũng không kém phần hóc búa… Tất cả sẽ được đề cập đến bắt đầu từ kỳ số 4 này.

    1.1.jpg



    Chào mừng bạn đến với thiên đường nhiệt đới!!!



    1. Đổ Bộ



    Thực ra đang lênh đênh trên biển mà bạn nhìn thấy được một hải đảo thì coi như bạn đã trúng số. Bằng mọi giá phải đổ bộ được xuống đó. Nhưng trước tiên bạn hãy bình tĩnh quan sát, đánh giá sơ bộ địa hình và cấu tạo chính của hòn đảo. Nó sẽ rất có ích cho bạn về sau đấy.



    Còn bây giờ thì đổ bộ thôi:



    - Thu buồm, dùng gậy hay mái chèo kiểm tra độ sâu, các bãi đá ngầm, dải san hô.



    - Chậm rãi tiến về phía bãi biển, tránh những khu vực có sóng đánh mạnh. Khu vực vách đá và nhiều tảng đá lớn.



    - Cố gắng tìm chỗ khuất gió để đổ bộ.



    - Khu vực có nhiều đá ngầm, hãy tập trung tinh thần để chịu đựng những cú va đập.



    - Tiếp cận bờ, nhảy xuống đất và đừng có mừng quá mà quên kéo bè lên.



    2. Tâm Lý Kẻ Sống Sót

    1.2.jpg




    Những người lần đầu tiên đối mặt với hoàn cảnh này thì khả năng bị stress là điều hiển nhiên. Áp lực từ mọi mặt đều dồn về phía bạn khiến bạn căng thẳng. Bạn biết mình hoặc ai đó bị stress nếu bắt gặp những triệu chứng sau:



    - Bực bội, hay tức giận.



    - Không tỉnh táo, khó khăn trong việc đưa ra quyết định.



    - Trí nhớ kém.



    - Hay mắc sai lầm.



    - Nghĩ đến cái chết.



    - Trộm cắp, phá phách người khác.



    - Chán nản, bất cần đời, trốn tránh trách nhiệm.



    Thực ra stress không hẳn là hoàn toàn xấu. Nó khiến bạn hiểu rõ năng lực và ý chí của bản thân. Nó cũng là bài test kiểm tra khả năng thích ứng linh hoạt, kinh nghiệm sống và khả năng lãnh đạo của bạn. “Limit break “ được nó thì bạn sẽ là một trong những kẻ “bá đạo” như Ben Mackie, thậm chí là Bear Grylls. Từ đây về sau sẽ chẳng có gì có thể làm khó được bạn nữa. Bạn sẽ chỉ phải sợ hãi nó 1 lần và chỉ cần 1 lần để vượt qua nó thôi chứ? Và tôi không chỉ muốn nói đến việc này một cách sáo rỗng như kiểu: Muốn mạnh mẽ thì bạn phải thế này, thế nọ. Đây là một trong những cách để bạn kiểm soát stress:



    - Đối mặt với cái chết, bệnh tật, thương tích: hãy xác định nơi này là hoang đảo. Thương tích, chết chóc có thể sẽ xảy ra đối với bạn bè, người thân của bạn hoặc chính bản thân bạn. Và đó không phải là lỗi của bạn.



    - Kiểm soát tâm lý bản thân và những người xung quanh: làm cho mình và cả những người xung quanh vững tin. Kể cả mình đang sợ hãi cũng không nên tác động đến người khác. Điều này luôn tương tác lẫn nhau theo 2 chiều.



    - Đói và khát: ý chí đến đâu mà không no bụng thì cũng mau chóng trở thành kẻ bệnh hoạn. Giải quyết bằng cách nhanh chóng tổ chức tìm kiếm thức ăn và nước uống cho mình (hoặc cả nhóm)



    - Nỗi sợ: nỗi sợ hãi đến từ mọi thứ: đói khổ, bệnh tật, tối tăm, có người sợ độ cao, có người lại sợ một món đồ nào đó, có người lại bị quá khứ ám ảnh… Chuyện này hoàn toàn phụ thuộc vào bản lĩnh của bạn. Việc cũng không đơn giản như kiểu nói một câu: “ nào, hãy vượt qua nỗi sợ hãi “ là bạn vượt qua được nó.



    - Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng: đừng làm gì vượt quá khả năng của bản thân, hạn chế làm mình thất bại. Có thể đang có nhiều người trông chờ vào bạn.



    - Chấp nhận thực tế: đừng mơ mộng mọi việc sẽ diễn ra như phim.



    - Sự cô đơn và chán nản cũng rất đáng sợ trước khi bạn quen được với nó ( nếu bạn chỉ có một mình)



    - Luôn nhắc nhỏ bản thân: mình đang bị đe dọa. Việc này không hề thừa thãi chút nào cả.



    Chỉ với vài dòng ở trên đây mà nói đây là tất cả tâm lý của những kẻ sống sót thì cũng hơi quá. Nhưng đại khái nó cũng khiến bạn biết trước được bạn sẽ suy nghĩ thế nào, làm gì tiếp theo, thái độ hay tinh thần của bạn khi phải đối phó với những tình huống trắc trở. Tôi không phải là chuyên gia tâm lý nên chẳng còn lời khuyên nào cho bạn nữa cả, tất cả phụ thuộc vào bạn.



    Hi vọng bạn không bị quật ngã bởi chính bản thân mình.



    3. Kế hoạch sinh tồn



    Dù là ở đâu, thời điểm nào, dù là việc lớn, việc nhỏ hay trong bất kì hoàn cảnh nào. Có một kế hoạch cụ thể là điều cần thiết để hoàn tất mọi công việc một cách mỹ mãn nhất. Bao gồm cả sinh tồn.



    - Làm quen với địa hình, tìm kiếm tài nguyên, thực phẩm, nước uống … Cái này chắc tôi cũng chẳng cần phải nói kĩ nữa, tôi đã nói bạn phải lưu ý ngay từ lúc chưa đặt chân lên đảo rồi.



    - Phân chia công việc cụ thể tùy theo năng lực của từng thành viên. Khẳng định vai trò kẻ cầm đầu là mình (nói thật là bạn đã đọc và nhớ những được những kiến thức và kỹ năng trong chuyên đề này mà không đủ bản lĩnh trở thành 1 leader thì cũng hơi phí. Dù sao đây cũng là tâm huyết của Ben và những nghiên cứu tìm tòi của tôi trong nhiều năm. Nhiều điều không hề có ở bất kì đâu trên internet)



    - Liên kết mọi người trong nhóm về phương diện tình cảm. Một nhóm đoàn kết là một nhóm mạnh. Cô lập và có biện pháp với những kẻ chống đối (đừng nghĩ tôi nói quá vấn đề này lên, đôi khi sự phá hoại của một cá nhân có thể dẫn đến sự diệt vong của cả một tập thể).



    - Vạch ra chương trình và kế hoạch, phân chia công cụ, trang bị, nhiệm vụ, y tế, hậu cần … tùy tình huống.



    - Chia sẻ vốn hiểu biết về tự nhiên, kĩ năng, kĩ thuật cho các thành viên khác. Điều này là hiển nhiên rồi.



    Tất cả những cái gọi là “ kế hoạch” đều phần lớn dựa vào thực tế. Vài điều tôi nói ở trên chỉ mang hình thức “giấy tờ” không bao giờ là đủ cho những vấn đề phát sinh ở thực tế. Xử lý nó thế nào thì phải cần chờ đến sự linh hoạt và khéo léo của bạn thôi.

    1.3.jpg


    Thuyết phục mọi người làm việc theo kế hoạch hay để mỗi người một ý
  • Đang tải…
  • Đang tải…
Quay lại
Top Bottom