thichtruyen
Tương tác
932

Tường nhà Bài viết Giới thiệu

  • 4. Chế tạo công cụ



    Thực ra thì những cái gọi công cụ đã luôn ở xung quanh bạn. Từ hòn đá, cành cây, ngọn cỏ, bùn đất, vỏ ốc vỏ sò, da thú… Nhưng sử dụng nó một cách nguyên thủy như tổ tiên của chúng ta hay là chế tác nó thành những vật dụng có ích hơn thì lại tùy thuộc hoàn toàn vào trí thông minh và khả năng sáng tạo của bạn. Với một con người tháo vát và đam mê sáng tạo thì dù có ở nơi hoang dã, họ cũng có cuộc sống thoải mái thậm chí là tiện nghi hơn những người khác rất nhiều. Thiên nhiên sẽ cho bạn tất cả : nhà cửa, công cụ lao động, vũ khí, đồ đạc, bát chén, lương thực, quần áo v.v… và v.v… Chúng vẫn luôn ở đó và chờ bạn đến khai thác.



    Với bất kì ai, thực sự thì những giây phút làm ra và sử dụng chúng đều là những giây phút hết sức thú vị. Đó cũng là thứ làm bạn tỏa sáng, khẳng định vị thế của một con người tài giỏi khi người khác nhìn vào giống như khi tôi nhìn Ben vậy.



    Lều trại: Phần này tôi xin phép được đề cập chi tiết hơn vào phần: “nơi trú ẩn”.



    Rìu:

    1.4.jpg




    - Là một loại công cụ cực kì đa năng,rất vừa tay.Có lưỡi bằng sắt khá nặng và sắc ở phía đầu. Dùng trong lao động, săn bắn thậm chí là chiến đấu đều rất hợp.



    - Sử dụng nó bằng nhiều cách khác nhau: Chém, bổ, đập (quả hạt ), ném (tấn công từ xa). Chú ý khi sử dụng để không làm bị thương người khác và chính mình.



    - Kích thước, trọng lượng của những loại rìu khác nhau sử dụng cho những công việc khác nhau.



    - Nếu thực sự không kiếm được cho mình một chiếc rìu ta có thể tự tạo ra cho mình một chiếc từ gỗ và đá. Nó cũng hoàn toàn có thể đáp ứng chức năng căn bản của một chiếc rìu thông thường.



    Các bước chế tạo:



    - Tìm một viên đá có kích thước, trọng lượng vừa đủ, hình dáng hơi giống lưỡi rìu nhưng hình dưới.



    - Tạo phần lưỡi sắc bằng cách mài hoặc dùng những viên đá khác ghè cho cạnh rìu sắc nhất có thể.



    - Nếu có thể, tiếp tục đẽo một đường rãnh nhỏ ở giữa rìu để làm nó chắc chắn hơn.



    - Tìm một thanh gỗ đủ chắc chắn dẻo dai, ko cần quá cứng. Một đầu chia làm 2 phần và gá vào phần rãnh trên lưỡi rìu sau đó dùng dây buộc lại chắc chắn như hình dưới (cách tạo ra dây buộc tôi sẽ nói ngay ở phần sau đây)

    1.5.jpg




    -Một cách khác, bạn cũng có thể tạo cho mình một lưỡi rìu hoặc búa như hình sau.

    1.6.jpg




    Những chiếc rìu này có thể giúp bạn đập, chặt nhiều thứ thậm chí là những thân cây nhỏ. Thời gian sử dụng không được lâu dài.



    Dao:

    1.7.jpg




    - Dao là một công cụ đa năng không kém. Về cơ bản nó thực hiện 3 chức năng chính: Đâm, cắt, gọt .



    - Sáng tạo hơn khi bạn gắn nó vào một chiếc gậy dài, bạn sẽ có một chiếc giáo dài để tự vệ cũng như săn bắn.



    - Nếu không có một con dao đúng nghĩa, bạn có thể tạo ra nó từ rất nhiều vật liệu như đá, xương, gỗ, thủy tinh thậm chí là nhựa cứng. Trong điều kiện này thì nên tận dụng linh hoạt mọi thứ mà bạn có, đây không phải là thời điểm để kén chọn.



    Tìm một mảnh đá sắc cạnh có hình dáng giống một lưỡi dao. Đá lửa hay đá hoa cương rất cứng và sắc, nên chọn loại đá này để làm dụng cụ như dao và rìu.

    * Dùng những hòn đá hoặc công cụ khác ghè theo viền lưỡi dao đá từ 2 bên như hình dưới. Chú ý loại dao này chỉ để đâm và cắt (theo kiểu cứa) nên phần lưỡi gồ ghề một chút chứ không nên mài nhẵn. (tác dụng như răng cưa vậy).



    Chừa ra phần chuôi làm cán dao. Kiếm dây buộc lại để ta cầm vào không bị thương.Ta đã có một con dao khá hoàn thiện.

    1.8.jpg




    - Một con dao bằng xương cũng là lựa chọn không hề tồi nếu không muốn nói là còn tốt hơn. Phần xương chân của những con vật chạy nhanh như hươu nai, ngựa thường cực kì cứng chắc. Lấy phần xương này đập vỡ một cách khéo léo, tìm mảnh phù hơp. Sau đó gia công mài nhọn sắc. Ta cũng sẽ có một con dao rất vừa tay.

    1.9.jpg




    - Từ các vật liệu khác như kim loại (quá tốt nhưng hơi tốn công) , thủy tinh thậm chí là gỗ nếu bạn chỉ có thể kiếm được những vật liệu như vậy.



    Con dao là một trong những món đồ không thể thiếu của một người đàn ông khi ở chốn hoang dã. Nó sẽ làm bạn mạnh mẽ và tự tin lên rất nhiều. Nó cũng là người bạn đồng hành của bạn dù bạn đang lao động hay săn bắn, đang tự vệ hay đang tấn công.



    Dây buộc:



    Dây thừng, dây chão hay các loại dây nhỏ khác cũng là một thứ không thể thiếu dù trong cuộc sống chốn hoang dã hay ở bất kì đâu. Bạn có thể làm gì với một sơi dây ? Vô vàn công dụng mà tôi không thể kể ra hết được: dựng lán trại, trói thú săn được, dây câu, làm lưới, làm quần áo, chế tạo công cụ, vũ khí… Bạn có mang theo những sợi dây thừng, dây nilon bền chắc được gia công từ công nghiệp, điều đó quá tốt nhưng không bao giờ là đủ. Hãy tạo ra cho mình những sợi dây bền chắc đa tác dụng như chúng. Cũng không đến mức quá khó khăn đâu.



    - Cái loại dây rừng sử dụng được ngay: các loại dây này thường cực kì hay gặp trong rừng, to nhỏ đều có, rễ phụ của cây đa là một ví dụ. Để sử dụng bạn cần phải kiểm tra độ dài ngắn, bền chắc của từng loại dây. Điều này phải dựa vào thực tế từng vùng rừng khác nhau.



    - Các loại dây phải qua chế tác: bện dây hoặc xe dây từ các sợi nhỏ. Thường là từ các cây như cây đay, cây tầm ma, cây dâu, cây gai, cây dừa… Lột vỏ đập dập lấy sợi. Ngâm nước mặn vài ngày sau đó vớt lên. Ta được những sợi mảnh rất chắc. Dùng những sợi này xe và bện thành những đoạn dây to nhỏ khác nhau tùy theo nhu cầu của bạn.



    Đây là một cách bện dây đơn giản và cũng khá hiệu quả.

    1.10.jpg




    - Dây từ gân động vật: Loại dây này khá bền chắc, đàn hồi tốt nhưng cũng khá hiếm có nên lúc sử dụng cần phải tiết kiệm.



    Áo quần từ da thú:



    Hầu như không có lựa chọn nào khác. Da (long) thú mặc rất êm và ấm nhưng lại không thích hợp cho mùa hè. Lột da và chế tác da, lông thú như thế nào sẽ được hướng dẫn ở phần sau.



    Sử dụng vỏ cây, lá cây:



    Nhiều công dụng, sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như để lợp nhà, làm đồ dùng, làm quần áo, giày dép… Vỏ loại cây hay được sử dụng là cây Maple (cây phong) hay cây White birch. Vỏ của chúng thường mềm dẻo, bền dễ chế tác.



    Cây tre, trúc :



    Loại cây này gặp khá nhiều ở Việt Nam ta (thực sự thì bây giờ cũng chẳng gặp nhiều nữa) nhưng lại ít mọc ở những nơi khác trên thế giới. Công dụng của nó thì khỏi phải nói. Bạn có thể tạo ra rất nhiều thứ từ cây tre: Lều trại,thuyền bè, đồ vật thông dụng trong nhà như rổ rá, nong nia, bồ sọt, những tấm phên liếp để dựng nhà, các loại công cụ lao động, các loại bẫy chim, thú, cá… thậm chí chỉ cần vót nhọn một đầu ta đã có một thứ vũ khí tấn công lợi hại.



    Để sử dụng cây tre ta cũng có nhiều cách. Thông dụng nhất là chẻ ra để đan lát và chế tạo các công cụ như trên.
    Các dụng cụ nấu ăn và ăn uống



    Không thể không có. Nó phục vụ cho một trong những yêu cầu thiết yếu nhất của con người, đó là ăn và uống.



    - Đũa được làm từ tre, gỗ. Dao, nĩa, thìa được làm từ xương động vật, đơn giản hơn thì làm bằng gỗ cũng vẫn xài tốt.



    - Bát: linh hoạt hơn, có thể làm từ xương, sừng, gỗ, gốm (đất nặn, sẽ được nói chi tiết hơn ở ngay sau đây)



    - Phần nồi có thể làm từ da, nấu bằng ống tre, quả dừa rỗng, mai rùa, vỏ sò hay thậm chí đơn giản chỉ là một phiến đá mỏng được làm sạch. Phần “ chế biến và bảo quản thực phẩm” sẽ nói chi tiết hơn vấn đề này.



    1.11.jpg


    Chú ý các ống tre có thể phát nổ khi sử dụng. Cẩn thận kẻo bỏng


    Các dụng cụ được nặn và nung từ đất sét (đồ gốm)


    Chai, bình đựng nước, bát đĩa nồi niêu hay tất cả những vật dụng kể ở phần trên đều có thể làm từ đồ gốm. Ta không cần phải tạo một lò nung gốm chuyên nghiệp. Sau khi nặn xong vật dụng ta có thể phơi khô hẳn rồi thực hiện các bước sau:



    - Đào một hố lớn không cần quá sâu trên mặt đất, lót cây khô, rơm rạ, lá khô phía dưới.



    - Xếp các vật dụng sau khi đã phơi khô lên trên. Chú ý đừng xếp quá sát nhau.



    - Phủ thêm củi, cành cây khô, rơm rạ khô lên trên và đốt trong vòng 3-4 giờ là có thể đem ra sử dụng.



    - Chú ý ta nên thêm một phần nhỏ tro than vào lúc nhào đất thì sản phẩm sẽ bền hơn.

    1.12.jpg




    Chai nước cá nhân



    Bạn phải thám hiểm những khu vực sâu hơn của hòn đảo. Mang theo được nước là cả một vấn đề khi bạn không có gì để đựng, kể cả những vò, bình bằng gốm như đã đề cập ở trên cũng không phải là một phương án.



    Cách tốt nhất ở đây là bạn có thể đựng nước bằng các túi làm từ dạ dày của các loại động vật lớn. Hầu như loại nào cũng rất bền. Cách này được sử rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.



    Chế tạo vũ khí:



    Ngoài hoang dã, vũ khí là thứ ta không thể thiếu. Đơn giản là bởi ta không có răng và vuốt, ta vốn cũng không mạnh hơn và nhanh nhẹn hơn các loài dã thú. Và vũ khí chính là thứ bù vào khuyết điểm đó để ta có thể chiến thắng trong cuộc sống sinh tồn. Trừ rìu và dao găm đã được nhắc đến ở trên ta còn có thể tạo ra một số loại vũ khí khác để săn bắn và tự vệ.



    Cung nỏ:

    1.13.jpg




    - Nó đơn giản gồm một cây gỗ cứng được làm mỏng 2 đầu để tạo độ đàn hồi. Cánh cung chỉ được phép căng lên khi sử dụng tránh làm cho 2 cánh cung bị yếu.



    - Hai đầu được nối lại bởi một sợi dây. Lựa chọn được một sợi dây cung ưng ý là một việc không hề dễ. Theo như kinh nghiệm của Ben thì ruột của động vật họ mèo như mèo rừng, báo, linh miêu làm dây cung là lựa chọn tốt nhất. Chúng cực mạnh và có độ đàn hồi hợp lý nhất. Nếu không có thì sử dụng gân các loại nai, hươu. Dây thừng là sự lựa chọn cuối cùng.



    - Mũi tên: Thân mũi tên được làm từ tre, gỗ. Đầu làm bằng kim loại hoặc các mảnh đá, mảnh xương, mảnh kính vỡ. Nếu thân mũi tên được làm bằng các loại gỗ đủ cứng và nặng thì thậm chí còn chẳng cần đến đầu mũi tên. Đuôi mũi tên thường được chốt các loại lông đuôi, lông cánh chim để định hướng.



    - Sử dụng cung tên là cả một vấn đề. Bạn cần tập luyện nhiều để có thể sử dụng thành thục. Người Mông Cổ có thể vừa cưỡi ngựa vừa bắn mũi tên đi xa 536m. Cũng có người bắn tên xa 5,36m. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ của bạn.



    - Các mũi tên cũng có thể được tẩm thuốc độc để triệt hạ những con thú to lớn. Các bạn hãy tìm hiểu cẩn trọng vấn đề này trong phần : Động , thực vật nguy hiểm.



    Bola:



    Người Eskimo là người đã phát minh ra thứ vũ khí đơn giản và độc đáo này. Thực sự đây được coi là công cụ săn bắn hơn là một loại vũ khí. Sử dụng nó để bắt sống chim đang bay, các loài thú nhỏ và cả lớn khi đang chạy.

    1.14.jpg




    Cấu tạo của nó rất đơn giản. Chỉ là 3 sợi dây buộc đá được nối lại với nhau tại cùng một điểm. Người ta sẽ quay, lấy đà để ném như trong hình. Khi ném trúng chân các loài thú đang chạy, lực quá tính sẽ khiến các hòn đá quấn chặt lấy chân chúng và làm chúng vấp ngã, rất khó để chúng có thể giãy ra được. Để đạt hiệu quả cao nhất chiều dài của các sợi dây vào khoảng 60 cm.



    Lao, giáo:



    Để săn các loại động vật to lớn như sơn dương, trâu rừng, gấu (đừng nghĩ là quá sức nếu nhóm của bạn đủ đông) thì các mũi tên thường gây ra vết thương nhỏ chưa đủ hạ gục con vật. Bạn có thể buộc những con dao nhỏ bằng đá hay xương được chế tạo như ở trên vào các cây gậy dài. Sử dụng nó để lao, phóng, đâm từ xa ta sẽ gây những vết thương nghiêm trọng hơn cho chúng.

    1.15.jpg
    Để tự vệ và cận chiến thì giáo cũng là một lựa chọn rất tốt



    Cha ông ta ngày xưa chiến đấu bằng tầm vông vót nhọn. Đây cũng là một loại giáo không kém phần lợi hại.



    Boomerang:



    Đây là một món đồ chơi ưa thích của Ben và là món vũ khí nổi tiếng của thổ dân châu Úc, nó cũng rất lợi hại khi săn các loại chim, thú nhỏ. Điểm mạnh của nó là khả năng bay theo đường cong. Nếu không trúng mục tiêu nó sẽ quay về với người ném.

    1.16.jpg




    Tư thế cầm ném như hình trên. Đây là một thứ vũ khí khó xài nên không khuyến cáo các bạn sử dụng, tuy nhiên khi thành thạo rồi bạn có thể ném nó vòng qua vật cản hạ gục mục tiêu hay đón đầu mục tiêu ở những góc độ không ngờ tới nhất.



    Ống thổi phi tiêu:



    Được sử dụng rộng rãi bơi các thổ dân châu Mỹ, châu Phi.

    1.17.jpg




    Nó gồm 2 bộ phận chính : Ống thẳng rỗng, dài khoảng 50-100 cm. Lỗ có đường kính từ 8-10 cm và các phi tiêu.



    Các phi tiêu này là các que kim loại, đuôi được quấn giấy cứng thành hình loa kèn hoặc được cột các loại lông mềm như lông thỏ, lông chim, lông chồn. Các loại phi tiêu này được tẩm những loại thuốc độc mạnh để hạ gục những con chim, thú loại nhỏ một cách nhanh chóng nhất. Khi thổi vào lỗ phía sau, mũi tên có thể bay xa 15-20m với tốc độ rất chớp nhoáng.



    Chú ý không được nhầm đầu, nghiêm cấm hút phần ống phi tiêu trong mọi trường hợp.



    Tạo ra xà phòng:



    Thú thực là không có xà phòng thì chỉ nội việc rửa bát thôi cũng khiến tôi cảm thấy rất bất lực.Tắm rửa, làm sạch, khử trùng, giặt giũ hay chỉ đơn giản là dùng để bôi trơn - bạn luôn cần đến xà phòng. Và việc tìm được một bánh xà phòng ngoài tự nhiên là một chuyện không thể. Vậy chỉ còn có một cách duy nhất là tạo ra xà phòng.

    1.18.jpg




    Ta đành trở về với thủy tổ của xà phòng, loại xà phòng đơn giản nhất làm từ mỡ động vật. Các bước làm ra xà phòng như sau :



    - Lọc, cắt các miếng mỡ động vật (mỡ lợn, dê, cừu …) thành các miếng nhỏ, cho vào nồi đun tan ra. Nếu có dấu hiệu bị khô thì cho thêm nước cho đến khi nó trở thành một dung dịch trong suốt và sánh như dầu ăn.



    - Đốt các loại gỗ ra thành tro mịn (gỗ sồi hay phong là tốt nhất) . Chú ý đốt thành tro chứ không phải than nhé.



    - Đổ tro vào hỗn hợp mỡ động vật kia, quấy đều. Lúc này ta có thể cho thêm hương liệu từ hoa cỏ, tinh dầu từ một số loại hạt, quả… Để tạo mùi thơm.



    - Trước khi hỗn hợp tro + mỡ động vật này nguội hãy lọc các phần cặn bã qua một tấm vải. Đổ ra một cái khay chứa.



    - Khi nguội, hỗn hợp này sẽ đông cứng lại. Cắt ra thành từng miếng, ta sẽ có các bánh xà phòng để sử dụng.



    Tổng kết:

    1.19.jpg




    Bốn bước đầu tiên khi bạn mới chân ướt chân ráo bước lên hoang đảo: đổ bộ, ổn định tâm lý, xây dựng kế hoạch và chế tạo dụng cụ. Đây mới chỉ là nền móng căn bản cho bạn xây dựng và tổ chức một cuộc sống nơi hoang dã trước khi khám phá sâu hơn hòn đảo nhiệt đới lạ lẫm này. Kỳ sau sẽ nói rõ hơn cách thức kiến tạo đời sống sinh hoạt hợp lý và cách thức sinh tồn nơi đây. Tạm thời đó là 4 nhu cầu chính: nơi trú ẩn, nguồn nước, lửa và thực phẩm. Các hãy bạn đón đọc vào kì sau.
    [Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn
    Tiếp tục loạt bài về chuyên đề Kỹ năng sinh tồn, ở kỳ này các bạn sẽ học được cách tự làm cho mình một nơi trú ẩn để sống qua ngày chờ người đến giúp và cũng là cách để gia tăng hi vọng trong mỗi thành viên bị bỏ lại trên đảo hoang.


    Trước tiên hãy xác định rõ yêu cầu và nhu cầu của mình cho một nơi trú ẩn:



    - Có đáng để bỏ ra công sức, thời gian để xây dựng nó không (một nơi trú ẩn tạm bợ 1 đêm sẽ xây dựng khác một chiếc lều, một ngôi nhà bạn sinh sống lâu dài)



    - Ngôi nhà có tác dụng bảo vệ ta như thế nào đối với môi trường xung quanh: từ băng giá, mưa gió, nắng nóng,mthú hoang… Điều kiện môi trường khác nhau chúng cũng sẽ khác nhau.



    - Phụ thuộc vào công cụ xây dựng và vật liệu xây dựng mà bạn có (xem lại phần chế tạo công cụ ở phần trước)



    1. Hang động

    1.1.jpg




    Tạm thời thì trú ẩn trong hang động trong giai đoạn đầu khi ta lạc chân lên hoang đảo và những vùng đất xa lạ là một lựa chọn khá tốt. Tuy nhiên như tôi đã nói phía trên, trong những hang động vốn đã có sẵn những “cư dân” khác và chúng không hề bằng lòng với việc chia sẻ ngôi nhà của mình với bạn.



    Sinh vật trong hang động



    - Các loài dơi (có thể là cả dơi hút máu). Nếu đã có dơi thì thường là số lượng rất lớn, phân dơi nhiều, có mùi hôi nồng nặc và quan trọng là bạn không thể đốt lửa bởi chúng rất dễ cháy nổ như thuốc nổ vậy. Chúng thường sống ở phần sâu nhất của hang, bạn có thể tận dụng lối vào của hang làm nơi trú ẩn trong trường hợp này.



    - Các loài thú như chuột, chồn hôi, gấu, báo … Thường thì hay gặp những loài thú nhỏ và vô hại trong hang. Tuy nhiên nếu gặp dấu hiệu của những loài thú nguy hiểm hãy lập tức tránh xa nơi đó (phần săn bắn - đánh bắt sẽ chỉ bạn chỉ bạn cách nhận biết các loài thú bằng dấu vết chúng để lại).



    1.2.jpg


    Dơi - Sinh vật khá nổi tiếng trong các hang động.



    - Các loài bò sát như thằn lằn, rắn, đặc biệt là rắn chuông và hổ mang là 2 loài rắn rất thích hang động. Hãy đuổi chúng đi trước khi lấy hang làm nơi trú ẩn.



    - Các loài côn trùng: Kiến, dế, bò cạp, nhện, ruồi, muỗi… Chúng dễ xử lý hơn, dùng lửa để đuổi chúng đi hoặc tiêu diệt luôn để đỡ phải lo chúng quấy phá.



    - Nếu hang động ẩm ướt hoặc có hồ ngầm phía trong. Có thể xuất hiện một số loại động vật sống suốt đời trong hang như: cá, tôm, sa giông (loài bò sát này sống nửa trên cạn nửa dưới nước, ở Việt Nam có người nuôi làm cảnh vì chúng khá đẹp. Chú ý rằng da loài này có thể tiết ra chất độc gây lở loét mạnh. Ăn vào nguy hiểm chết người bởi chất độc này tác động trực tiếp lên hệ thần kinh rất nhanh chóng), các loài sên trần... Có thể tận dụng chúng làm thức ăn. Chúng cũng khá dễ bắt vì hầu hết là bất động hoăc mù (không có mắt).

    1.3.jpg




    Cách nhận biết hang động



    Hang động không dễ nhìn thấy từ xa bằng mắt thường nếu không trực tiếp tìm kiếm. Có một số cách sau đây khiến bạn có thể tìm được hang động dễ dàng hơn:



    - Những khe nứt ở vùng núi đá vôi lộ thiên thường dẫn vào hang động lớn. Kiểm tra những khe nứt mà có gió lùa, hơi lạnh lùa ra thì chắc chắn nó dẫn đến hang động.



    - Dọc theo bờ biển có những hang động được tạo ra do tác động của sóng. Ở nơi này cũng được nhưng phải chú ý mực nước và thủy triều.



    - Quan sát sự bay ra, bay vào của loài dơi. Bạn cũng có thể tìm ra được hang động.



    - Nếu thấy loài dế nâu xuất hiện nhiều thì hãy tìm kiếm quanh đó. Chúng thường sống trong những kẽ nứt dẫn đến hang động.



    - Nếu tìm thấy hang động thì rất dễ tìm ra một hệ thống các hang động khác quanh đó.



    Những nguy hiểm trong hang động



    - Đốt lửa trong những hang động nhỏ dễ làm ta thiếu oxi hoặc ngộp khói. Việc này hết sức nguy hiểm. Những hang động lớn thì ta có thể đốt lửa ở gần phía lối ra, đủ sưởi ấm, ngăn cản các loài thú nguy hiểm và không sợ bị ngộp.



    - Nếu đốt lửa thì tránh những chỗ có phân dơi bởi chúng có thể gây nổ. Cẩn thận cháy lan ra các cây cỏ xung quanh hang rất nguy hiểm.



    - Khi vào hang động phải mang theo đèn đuốc hay các thiết bị chiếu sáng. Cẩn thận trượt ngã đập đầu vào đá do rêu trơn hay va đầu vào trần hang.



    - Vào sâu trong hang rất dễ thiếu oxi. Mang theo một ngọn nến hay đèn để kiểm tra xem lượng oxi có đủ không. Nếu thấy đèn, nến bập bùng và lụi dần thì phải tránh xa ngay. Bạn có thể ngất trong đó bất ngờ mà không lường trước được.



    - Trong hang có thể có vực sâu, đầm nước sâu. Nó dẫn đi đâu thì chỉ có trời mới biết được. Hoặc đơn giản là lạc lối trong những hệ thống hang động chằng chịt cũng có thể giết chết bạn. Đừng mạo hiểm tìm hiểu.



    - Ngập lụt trong hang. Đây là việc không thể coi thường vì chúng diễn ra rất chớp nhoáng và không báo trước. Chúng có thể là tàn dư của một cơn mưa lớn từ khá lâu rồi hoặc do nhiều nguyên khác. Nếu có các dấu hiệu như nước dâng cao, nghe tiếng nước chảy bất ổn thì phải lập tức tránh xa nơi nguy hiểm.

    1.4.jpg


    Nếu không có chuyện gì cần thiết thì để việc khám phá hang động vào dịp khác



    2. Lều trại

    1.5.jpg




    Sống trong hang động chỉ là tạm thời mặc dù tổ tiên chúng ta đã từng coi nó như một ngôi nhà đúng nghĩa. Chúng ta đã vốn quen thuộc với bầu không khí trong lành ngoài trời nên sống trong một nơi chật hẹp như hang động rất dễ gây ức chế về mặt tâm lý. Bóng tối trong hang cũng làm ta hoang mang và lo sợ vẩn vơ.



    Nếu đã bắt đầu quen thuộc với hòn đảo, ta có thể tự xây dựng cho mình một ngôi nhà hoặc đơn giản hơn là những chiếc lều, lán nhỏ cũng thoải mái hơn việc ở trong hang nhiều.

    Dựng một chiếc lều ở vùng này cũng không đến mức quá khó khăn nên hãy làm việc đó sớm nhất có thể, chú ý tuân theo vài quy tắc sau:



    - Tận dụng vật liệu có sẵn quanh bạn để làm lều đủ rộng để bạn nằm xuống duỗi chân thoải mái.



    - Không dựng lều ở những nơi cỏ rậm và cao, có nhiều rắn rết, côn trùng nguy hiểm.



    - Nếu thời tiết xấu không dựng lều ở những tàn cây cao dễ bị sét đánh hay gió làm đổ cây. Tuy nhiên dựng lều dưới tàn cây thấp, nhỏ rất tiện lợi và nhiều ưu điểm.



    - Tránh hướng gió để khỏi bị gió thốc vào lều.



    - Dựng ở những nơi cao ráo, không ẩm ướt.



    - Tránh vùng chân đồi, đồi dốc vì thường có đá lăn.
    Những chiếc lều tạm



    Bạn đang cần phải di chuyển liên tục giữa các vùng đất trên đảo hoặc đơn giản là bỗng nhiên bị lạc ngoài tự nhiên mà chưa có bất kì sự chuẩn bị nào thì việc tạo ra những chiếc lều tạm hoặc một nơi trú ẩn khẩn cấp tạm thời là cần thiết. Dù là sống trong những vùng thời tiết khá ôn hòa nhưng việc ngủ trực tiếp dưới đất lạnh lấy đi 80% nhiệt lượng bạn tạo ra cho cơ thể. Sương, gió lạnh cũng là một vấn đề lớn khiến bạn mau chóng đổ bệnh. Hãy tận dụng thiên nhiên quanh bạn để tạo ra một nơi trú ẩn tạm thời đơn giản và tốt nhất. Dưới đây là một số gợi ý:



    - Trú ẩn dưới một số tàn cây, thân cây đại thụ. Một số cây đại thụ có những hốc cây lớn (3).



    - Với những cây nhỏ thì chặt gẫy thân cây và dùng cả tán cây làm nơi che chở khỏi sương gió. Chú ý che theo chiều gió. Có thể đốt lửa phía dưới để sưởi ấm mà không bị ảnh hưởng gì (2).

    - Nếu không thể chặt gẫy cây thì dùng dây chằng các tán cây xuống đất làm lều cũng là một lựa chọn tương tự.



    - Tận dụng các cây lớn bị đổ, gẫy dựng thành một chiếc lều đơn giản.

    1.6.jpg



    - Với những vùng đất ẩm ướt hoặc đầm lầy, bạn không thể ngủ trực tiếp dưới mặt đất được mà phải tạo ra cho mình một chiếc swamp bed. Đây là cách đơn giản để tạo ra một chiếc swamp bed. Nó có tác dụng cách ly cơ thể bạn với mặt đất ẩm ướt thậm chí là ngập nước (xem hình):

    1.7.jpg



    - Các cọc gỗ có thể làm bằng tre hoặc các thoại cây gỗ thân cứng. Đóng thật chắc chắn xuống đất hoặc bùn lầy.

    - Các thanh ngang chính cũng phải chắc chắn để chịu được sức nặng của bạn. Buộc thêm những thanh ngang phụ càng dày đặc càng tốt.

    - Lá tươi, cỏ tươi sau khi đã hong qua lửa để đuổi côn trùng đi thì lợp lên trên cùng.

    - Thử độ chắc chắn của chiếc gi.ường. Nếu ok thì bạn đã có một chiếc swamp bed an toàn và khá êm ái. Nó sẽ cách li bạn với mặt đất nơi có các loại bò sát,côn trùng đáng sợ mà bạn không thể đề phòng chúng cả đêm.

    Một số lều trại đơn giản

    Tận dụng cây cối:

    - Sử dụng những cây nhỏ đan lại để làm khung lều. Rất thuật tiện và chắc chắn. Sau khi phủ tấm vải dày lên trên thì ở phần rìa của lều thì chèn đá như hình để lều kín gió.

    1.8.jpg



    - Căng dây giữa 2 chiếc cây và tận dụng tán lá của nó như hình dưới. Xây dựng một chiếc lều như thế này rất đơn giản và nhanh chóng nếu bạn đã có đủ vật liệu.

    1.9.jpg




    - Với một cái cây ta có có thể làm một chiếc lều tương tự.Vật liệu đơn giản chỉ là một thân cây gỗ, đá, vải bạt.

    1.10.png



    Vùng sa mạc:

    Ở những vùng sa mạc nóng 40-50 độ, ta không thể di chuyển trong thời tiết như thế thì có thể nghỉ ngơi lại trong những ốc đảo, tán cây hay dưới bóng của những tảng đá chờ đêm đến. Nếu như ta không thể tìm thấy được những thứ kể trên trong sa mạc, ta có thể làm tạm một chiếc lều ngầm dưới cát để tránh nóng cũng rất tốt.

    - Đào sâu xuông lớp cát một khoảng từ 40 - 60 cm (Thực ra đào sâu hơn thì càng tốt nhưng làm việc dưới điều kiện nhiệt độ của sa mạc thì rất mất sức mà cũng không cần thiết cho một căn lều tạm bợ) Rãnh này có chiều dài từ 200-220 cm.

    - Sử dụng 1 tấm vải dày ( vải bạt, vải dù …) phủ lên trên sau đó đắp cát lên tấm vải theo viền của rãnh vừa đào để cố định chắc chắn tấm vải. Các đụn cát cố định này cao khoảng 30 -45cm.

    - Sử dụng một tấm vải khác phủ lên trên đụn cát cố định và cả tấm vải kia. Tiếp tục đắp lên đó một đụn cát khác như hình để cố định tấm phủ trên cùng. Việc này để tạo ra một khoảng không cao khoảng 30 -45 cm giữa 2 tấm phủ để cách nhiệt.

    - Nếu chỉ có một tấm phủ thì ta có thể gấp đôi lại và làm tương tự để có khoảng không cách nhiệt.

    1.11.jpg




    Đây là cách xây dựng một chiếc lều ngầm đơn giản trong vùng sa mạc cát nóng bỏng. Nó có thể là nơi trú ẩn và nghỉ ngơi có khả năng cách nhiệt rất tốt. Nhiệt độ ban ngày trong lều chỉ hơn 30 độ so với cái nóng 40-50 độ bên ngoài trời.


    Vùng băng giá :

    Những vùng đất băng giá với lớp tuyết phủ dầy hàng mét và những cơn gió lạnh thấu xương. Hầu hết trong những ngày đông này học sinh được nghỉ học, các công trình giao thông bị cản trở, công nhân viên không phải làm việc… Và mọi người đều ở trong nhà để tránh khỏi một mùa đông lạnh giá. Tuy nhiên nếu phải lang thang trong tuyết lạnh vì một lí do nào đó. Bạn nên xây dựng một chiếc lều ngầm dưới tuyết đơn giản để tránh tuyết rơi và gió lạnh như hình dưới.



    - Tìm một cái cây lớn, tán lá đủ rộng và đào xuống lớp tuyết xung quanh cái cây cho đển khi chạm tới nền đất. Đường kính của hố tuyết này từ 2-3 mét tùy vào số lượng người cần trú ẩn.


    - Chặt những cành lá còn xanh, nhiều lá phủ xuống dưới lớp đất để cách nhiệt.

    - Những cành lá khác phủ lên trên hố tuyết và cố định luôn vào thân cây. Ta đã có một nơi trú ẩn rất kín gió và cách nhiệt. Hơi khó khăn nhưng ta cũng có thể đốt lửa dưới nền đất để sưởi ấm.



    1.12.jpg

    Tận dụng nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên :



    Trở lại với hòn đảo của chúng ta, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi ta có thể xây dựng cho mình những căn lều chắc chắn và tiện dụng hơn bằng những vật liệu có sẵn xung quanh ta. Với công cụ lao động tự tạo mà tôi có nói đến ở phần trước ta có thể chặt cây và chằng chúng lại như hình bên dưới để làm khung lều.



    Khi đã có khung lều, sử dụng những chiếc lá to bản có sẵn trong tự nhiên để lợp mái hoặc làm vách lều.Những chiếc lá to bản như lá dừa, lá cọ hoặc đan các cành cây lá nhỏ lại thành phiến để lợp cũng rất tốt.

    Ngoài ra nếu căn lều đủ chắc chắn thì bạn có thể lợp cho chúng bằng những mảng đất có dính cỏ xanh. Ở những bãi cỏ rậm, phần rễ cỏ liên kết lại với nhau thành những miếng rất chắc chắn. Sử dụng chúng để lợp mái thì cách nhiệt tốt và thậm chí có thể tránh được mưa lớn.

    1.13.jpg




    Lều du mục được tạo từ 3 chiếc cọc chính, phủ ngoài bằng lá cây và một chiếc lều từ thân cây gỗ đơn giản nhưng chắc chắn.


    Bạn cần một chiếc lều đơn giản nhưng đủ chắc chắn để làm nơi trú ẩn trong vài ba tuần đầu thì một chiếc lều gỗ dựa vào thân cây nhỏ như hình dưới là một lựa chọn lý tưởng.


    Sử dụng các thân cây, cành cây nhỏ có đường kính 3-5 cm đan lại với nhau để làm vách lều. Sau khi đã có một tấm vách lều đủ vững chắc rồi ta sẽ cố định chúng vào 2 thân cây nhỏ bằng dây như hình dưới.
    Tạo một tấm vách chéo đủ lớn, cố định vào 2 thân cây và phủ lên đó lá rừng. Tấm này thường rất vững chãi vừa có tác dụng làm mái lều, vừa có tác dụng làm vách chắn gió.


    Làm sàn lều từ những thanh gỗ nhỏ và phủ lá cây lên trên để cách ly khỏi mặt đất. Nếu tấm vách lều đủ cao và vững chãi ta có thể sống trong đó lâu dài mà không sợ các loài thú rừng đến quấy phá.

    1.14.jpg




    Ở những vùng đất trống trải như bãi cỏ rộng, hoang mạc không có những cây nhỏ hỗ trợ ta nên dựng lên những chiếc lều du mục để làm nơi trú ẩn. Với cây gỗ, tấm vải bạt và một chút khéo léo bạn có thể dễ dàng tạo ra chúng chỉ với vài bước đơn giản dưới đây:

    - Buộc 3 thân cây lớn cùng đường kính làm cột chống lại như hình 1. Choãi chúng ra thành 3 góc đều nhau (1).

    - Chọn những vùng đất khô ráo bằng phẳng đóng chúng thật chặt xuống đất (2).

    - Thêm những thanh chống phụ, buộc cố định chúng lại ở trên đỉnh (3). Thường thì tổng cộng 5-6 cột chống là tốt lắm rồi.

    - Phủ lớp vải bạt ra bên ngoài, cố định chúng lại bằng dây buộc. Việc này khá đơn giản bởi lớp khung chống đỡ đã có sẵn rất chắc chắn.

    - Nếu có ý định đôt lửa trong lều thì gấp mép lều lên 1 đoạn khoảng 30 cm để không khí thông thoáng.

    1.15.jpg



    Trên đây là một số loại lều trại đơn giản và thông dụng được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Tùy vào hoàn cảnh và sự sáng tạo của bạn, bạn có thể tự tạo cho mình và người khác những căn lều tiện nghi, an toàn hơn.
    Lều trên cây, nhà trên cây:

    1.16.jpg




    Bộ tộc Korowai ở vùng rừng sâu Indonesia là một bộ tộc ăn thịt người duy nhất còn sót lại. Họ sống như thời kì đồ đá nhưng đặc biệt ở chỗ họ sống trong những ngôi nhà trên cây cao từ 35-50m so với mặt đất. Để sống ở những ngôi nhà này đòi hỏi họ phải leo trèo rất giỏi từ bé. Nhiều thế hệ sống trong một ngôi nhà, bao gồm cả gia súc và những công cụ lao động thường ngày. Họ sống trên cây cao như thế để cách biệt hẳn với khu vưc đầm lầy, tránh khỏi những loài thú dữ, côn trùng nguy hiểm phía dưới và quan trọng là để tránh xa những “bóng ma” trong rừng sâu, những tên phù thủy xấu xa trong văn hóa của họ.


    Không cần thiết phải xây dựng những ngôi nhà trên cây quá cao như họ nhưng việc xây dựng những ngôi nhà trên những thân cây ở những vùng đất ẩm thấp nhiều côn trùng hoặc nhiều thú dữ là một việc nên làm. Khó khăn nhất ở đây là lựa chọn được những cái cây phù hợp hoặc một cây cổ thụ đủ lớn với nhiều nhánh chẽ ngang để dựng nhà.Sau đó là bước vận chuyển gỗ lên trên để làm một chiếc sàn nhà chắc chắn. Các bước còn lại thì đơn giản hơn nhiều.

    - Lựa chọn những thân cây chắc chắn mọc gần nhau, hoặc một thân cây cổ thụ lớn với nhiều nhánh chẽ ngang cứng chắc (1).

    - Dựng một chiếc thang gỗ để lên xuống và thao tác dễ dàng hơn (2).

    - Lựa chọn những nhánh chắc chắn để ghép sàn, cố định lại bằng dây buộc cẩn thận (3).

    - Sau khi có sàn rồi thì làm khung bằng các cành cây, thân cây nhỏ. Có thể tận dụng luôn những cành cây của những chiếc cây chống đỡ phía dưới thì càng chắc chắn (4).

    - Lợp lều bằng các lá cây to bản hoặc bằng vải bạt là tốt nhất. Và bạn đã có một ngôi nhà trên cây nhỏ nhắn.

    Một ngôi nhà trên cây quy mô nhỏ như trên sẽ không quá nguy hiểm khi sống trên đó và nó vẫn cho bạn một nơi trú ẩn an toàn khi bên dưới là khu đầm lầy ẩm thấp hay là địa bàn của nhiều loài thú dữ. Ngoài ra thì những ngôi nhà trên cây cũng cho bạn tầm quan sát rộng, dễ báo hiệu, báo động. Và thực sự là sống trên cây đôi lúc cũng khá thú vị.

    1.17.jpg




    Một số kiểu nhà trên cây, lều trên cây khác:

    1.18.jpg



    3. Dựng nhà

    1.19.jpg




    Một ngôi nhà đúng nghĩa là thứ bạn chắc chắn phải xây dựng nếu mình hoặc nhóm của mình phải trụ lại trên hoang đảo trong một thời gian dài. Những căn chòi hoặc lều tạm không phải là lựa chọn tốt để chống chọi lại với mưa nắng, gió bão, tuyết rơi. Nhìn qua thì có vẻ dễ dàng tuy nhiên để xây dựng lên được những căn nhà vững chãi không phải là chuyện đơn giản một sớm một chiều. Từ việc lựa chọn và tích cóp vật liệu đến việc xây dựng đúng kí thuật. Bạn không muốn dựng lên một ngôi nhà mà chưa kịp bước vào đã sập xuống chứ



    Nhà bằng cành cây, lá cây: tương tự như làm lều nhưng quy mô lớn hơn. Khung nhà là những thân cây trung bình được ghép lại bằng những ngàm nối và buộc lại cẩn thận. Khung nhà gồm nhiều thanh ngang để làm giàn lợp lên đó lá tranh, lá cọ làm mái.

    1.20.jpg




    Vật liệu để làm vách và lợp nhà là các loại lá rừng như như hình dưới. Cũng có thể là các mảng đất dính cỏ hay các cành cây lá đan lại.



    1.21.jpg


    Nhà gỗ: Vùng bạn sống có nhiều thân cây gỗ thẳng đều nhau bạn có thể dựng lên những ngôi nhà gỗ chắc chắn và ấm cúng bằng những công cụ thô sơ mà tôi đã giới thiệu. Để làm được căn nhà như vậy ta thực hiện các bước căn bản như sau:



    - Đắp một cái nền nhà có diện tích lớn hơn ngôi nhà dự kiến một chút.



    - Hạ một cây đủ lớn làm xà nhà, khoét ngàm ở hai đầu.



    - Liên kết lần lượt những cây gỗ vào ngàm.



    - Chồng dần dần lên cao theo ý muốn



    - Trổ cửa, cửa sổ nếu cần.



    - Làm mái rồi lợp bằng vỏ cây và lá cây.



    Bạn đã có một căn nhà gỗ đơn giản nhưng lý tưởng để trú ẩn.



    1.22.jpg


    - Nhà của người Eskimo: Thế giới của người Eskimo chỉ gồm có băng đá và tuyết lạnh,không có bất cứ loại vật liệu nào khác để xây dựng. Vì vậy họ tạo ra những ngôi nhà bằng băng tuyết gọi là Igloo.



    Để xây dựng một chiếc igloo thì việc đầu tiên là phải tạo nên những viên gạch bằng băng tuyết dài khoảng 90cm, rộng 50 cm, dày 15 cm. Có thể cắt băng hoặc đắp tuyết đóng lại thành gạch. Xếp những viên gạch lại theo hình trôn ốc, viên sau chồng lên viên trước so le như hình dưới.Lớp sau đường kính nhỏ hơn lớp trước. Cuối cùng là một viên băng khóa vòm được xếp lên cao hơn để thông gió mà vẫn đủ điều kiện che chắn gió tuyết như hình dưới.



    Một ngôi nhà làm bằng băng tuyết như thế này đáng ngạc nhiên là nó lại rất ấm áp và kín đáo. Có thể nhóm lửa nấu ăn và sinh hoạt trong đó như một ngôi nhà bình thường, nó cũng được sử dụng khá rộng rãi ở nhiều nơi khác. Tuy nhiên người Eskimo hiện tại coi nó như một loại văn hóa địa phương hơn là một ngôi nhà đúng nghĩa.

    1.23.jpg




    Có thể việc xây dựng lều trại không phải là một chủ đề thú vị cho lắm nhưng đây lại là vấn đề được hướng dẫn kĩ lưỡng nhất trong các khóa học thực tập kĩ năng sinh tồn. Nếu đã đọc qua kì thứ 5 trong chuyên đề kĩ năng sinh tồn này, bạn đã có thể trang bị cho mình kiến thức cơ bản khi xây dựng một nơi trú ẩn lý tưởng nhất trong các điều kiện môi trường khác nhau: từ rừng rậm, đầm lầy, các khu vực băng giá, sa mạc hay các ngôi nhà trên cây để tránh khỏi thú dữ. Tuy nhiên xin nhắc lại đây chỉ là những kinh nghiệm căn bản nhất để các bạn có thêm kiến thức lựa chọn khu vực trú ẩn, cách thức tìm kiếm vật liệu và những bước sơ lược để tạo ra một ngôi nhà nơi hoang dã. Tất cả phần việc còn lại tùy thuộc vào sự khéo léo, sức khỏe và óc tưởng tượng của bạn. Có thể bạn sẽ đem lại cho bạn bè, người thân những nơi trú ẩn an toàn và còn tiện nghi hơn như thế này nhiều nếu phải lạc ngoài hoang dã. Với nhiều người, đó là một việc thực sự rất ấn tượng bởi không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm với vấn đề tưởng chừng như đơn giản này. Họ chỉ biết lang thang ngoài trời, ngủ dưới gốc cây hoặc các phiến đá. Và việc đó sẽ mau chóng bòn rút đi sức khỏe, năng lượng sống của họ.



    Ở kì sau tôi xin phép đi vào một vấn đề mang tính sống còn hơn. Đó là cách làm ra nước và lửa. Một hòn đảo hoang dã thậm chí không có nước ngọt hoặc bạn tạm thời chưa thể tìm ra nó. Làm thế nào để bạn để bạn tìm ra vài lít nước một ngày để có thể sống sót? Và có những cách thức nào để tạo ra lửa với hai bàn tay trắng. Hi vọng kì sau sẽ đem đến cho bạn những câu trả lời thích đáng và những kiến thức thú vị nhưng cũng rất thực tiễn.
    [Kỹ năng sinh tồn] Phần 6: Tìm kiếm nguồn nước - Chìa khóa của sự sống :p

    Rất vui được gặp lại các bạn trong phần tiếp theo của loạt bài về Kỹ năng sinh tồn. Điểm qua những kì trước một chút thì các bạn đã học được những kinh nghiệm làm sao để sống sót ở những vùng có đặc điểm địa hình khí hậu khắc nghiệt như sa mạc nóng bỏng hay đầm lầy ấm ướt ẩn chứa nhiều nguy hiểm hay những cách để sống sót khi rơi vào những tình huống hiểm nguy như đắm tàu và trôi dạt vào đảo hoang phải một mình đối đầu với tự nhiên.



    Ở phần thứ 5, các bạn đã có được kinh nghiệm đầu tiên khi trôi dạt lên một vùng đất hoang xơ đó là tìm cho mình một nơi trú ẩn. Sau khi đã có nơi ở thì vấn đề cấp thiết tiếp theo đó là làm sam tìm được một nguồn nước uống đủ để các bạn sống sót cho tới khi có người tìm thấy bạn, và kỳ này chúng ta sẽ bàn chi tiết hơn về những cách để nhận biết dấu hiệu của nguồn nước hay cách để tạo ra nước nhằm duy trì sự sống quý báu của mình.



    Vì sao bạn phải uống nước?



    Câu hỏi này vốn khá buồn cười vì đến trẻ con cũng đã biết nước là một trong nữa chìa khóa của sự sống. Bạn không thể sống mà không có nó. Khi nóng bạn uống nước, khi lạnh bạn vẫn phải cần tối thiểu 2 lít nước 1 ngày, căng thẳng bạn tốn thêm một chút nước, vận động bạn càng tốn thêm nước cho bản thân...



    Hơn 3/4 cơ thể của chúng ta là chất lỏng và bạn tiêu tốn nó cho những hoạt động thường ngày. Việc bổ sung lại phần chất lỏng tiêu hao là việc cần thiết. Thiếu nước bạn sẽ chết rất sớm. Dưới 3 ngày.



    Uống nước thế nào cho đúng?



    Còn câu hỏi này thì sao? Liệu nó có thừa thãi?



    Bạn đã uống nước theo cách của mình vài chục năm nay mà chẳng có vấn đề gì xảy ra. Nhưng nếu xét đến một vài trường hợp đặc biệt thì không hẳn là bạn đã biết cách uống nước hợp lý nhất. Thử xem nhé:

    1.1.jpg




    - Bình thường bạn nên uống nhiều nước trong mọi trường hợp. Đặc biệt là lúc căng thẳng.



    - Trong những lúc phải di chuyển liên tục và dài nên uống nước làm nhiều lần, mỗi lần một ngụm nhỏ. Như thế sẽ giữ được tình trạng sức khỏe ổn định nhất.



    - Khi vận động liên tục và nặng nhọc cảm giác khát nước sẽ đến rất mau chóng. Bạn bị kích thích uông nước nhưng bạn không nên uống ngay lập tức một lượng nước lớn. Lúc đó tim bạn đang hoạt động mạnh, đường ruột và dạ dày cũng đang co bóp mạnh. Việc hấp thu và điều hòa một lượng nước lớn là điều không thể dẫn đến việc tim phải làm việc quá sức. Rất có hại. Đôi khi việc này làm bạn có cảm giác “phê phê”, mất cảm giác thậm chí là ngất xỉu.



    - Uống nhiều nước ngay trước và sau khi ăn cơm làm loãng các dịch tiêu hóa và các dung môi trong dịch dẫn đến việc tiêu hóa của bạn kém dễ bị đau dạ dày về sau.



    Nước ở đâu là dùng được? Dùng như thể nào?

    1.2.jpg




    Vùng băng tuyết:



    - Không ăn trực tiếp băng, tuyết nếu không còn cách nào khác vì tuyết lạnh sẽ làm giảm thân nhiệt. Gây cảm sốt, đau họng. Điều này dễ xảy đến với những vùng nhiệt độ thấp như vậy.



    - Tuyết nhìn có vẻ trắng và tinh sạch thật. Nhưng thực sự nó có sạch hay không còn tùy thuộc vào môi trường của nó, độ ô nhiễm của nó cũng khá cao. Đừng tin vào vẻ tinh khiết của băng tuyết.



    - Băng ở biển vẫn chứa muối. Sử dụng chúng càng làm bạn mất nước. Tuy nhiên quá trình đóng băng của nước biển cũng đẩy ra khỏi nước không ít muối.



    Vùng biển: Nói chung là không nên uống nước biển nếu chưa lọc muối.



    Nước mưa: Hầu hết là uống được trong tất cả các trường hợp. Hãy tạo ra các vật dụng có thể giữ được nước mưa khi trời mưa.



    Vùng sa mạc: Nước ở địa phương kiểu này rất hiếm. Sử dụng chúng tiết kiệm nhất có thể. Việc này sẽ bàn kĩ hơn ở phần dưới.


    Tạo ra nước - Tìm kiếm nước



    Trở lại với hòn đảo của chúng ta. Tình huống của bạn như sau: Bạn (hoặc nhóm của bạn) bị đắm tàu và trôi dạt đến một hoang đảo, những vật dụng cần thiết đã không thể giữ lại. Sau khi tỉnh lại và điểm danh những người còn sống sót, bạn mau chóng nhận ra là tất cả mọi người đang khát,họ rất cần nước. Việc cấp thiết nhất hiện giờ phải kiếm nước uống được đủ cho mọi người. Bạn chia nhóm của mình ra thành các nhóm nhỏ bắt đầu tiến hành tìm nước ngọt trên đảo. Nước biển xung quanh bạn có rất nhiều nhưng không thể uống được khi chưa tiến hành việc lọc muối.



    Sau đợt tìm kiếm, nhóm của bạn tập hợp lại và đáng tiếc là không ai có thể tìm thấy nguồn nước ngọt nào. Một vài người có kinh nghiệm sử dụng cách thức đào lỗ gần bờ biển để lấy nước bớt mặn hơn thấm vào. Tuy nhiên họ cũng mau chóng nhận ra nồng độ muối trong loại nước này vẫn rất cao. Uống vào càng làm họ cảm thấy khát hơn.



    Tình thế càng lúc càng bi đát hơn khi màn đêm buông xuống, họ không còn cách nào có thể tìm kiếm nước trong hoàn cảnh đó nữa trong khi cơ thể lại càng đòi hỏi được bổ sung nước. Một vài người chia sẻ nhau chai vang Bordeaux trắng còn sót lại và sau đó họ bắt đầu uống nước tiểu của chính mình . Mình xin lưu ý việc uống chất lỏng chứa cồn trong lúc đang khát là việc rất nguy hiểm. Nó sẽ nhanh chóng kéo đi lượng nước ít ỏi trong cơ thể bạn,qua đường nước tiểu hay mồ hôi. Đẩy bạn nhanh hơn xuống vực thẳm của sự mất nước. Ngay cả nước tiểu cũng chứa 2% muối, dùng nó để bù đắp việc thiếu nước không mấy hiệu quả. Vả lại trong lúc bạn mất nước, việc đi tiểu cũng là vấn đề rất khó khăn.



    1.3.jpg


    Bạn đã lạc vào một nơi không thể tìm ra nước hay thứ gì tương tự!



    Vậy thì việc uống máu động vât có giải quyết được tình trạng thiếu nước? Một vài người trong nhóm bẫy được một con ó biển và dự tính uống máu của nó để giải khát. Đây cũng không được coi là một giải pháp tình thế bởi máu động vật cũng chứa muối. Quan trọng hơn là nó được coi là một loại thực phẩm chứ không phải là đồ uống. Khi nó xuống dạ dày, nó kích thích dạ dày bổ sung dịch tiêu hóa để tiêu hóa nó. Bạn sẽ mất thêm nước để bổ sung cho dịch tiêu hóa và các dung môi liên quan đến việc tiêu hóa.



    Nên nhớ đây là cuộc chiến chống lại sự mất nước, cái bạn cần là nước. Hãy tính toán một cách khoa học nhất có thể để hạn chế việc mất nước. Bạn có thể thiếu thức ăn vài ba tuần nhưng không thể thiếu nước quá 3 ngày. Và nếu cơ thể bạn đã đi vào trạng thái mất nước, rất khó để bạn có thể tỉnh táo và nhanh chóng suy kiệt.
    Các triệu chứng của mất nước như sau:





    - Da khô, môi khô nứt nẻ.



    - Đi tiểu ít, nước tiểu vàng đậm.



    - Cơ bắp mỏi mệt rã rời cả ngày.



    - Huyết áp giảm, đau đầu, chóng mặt, tim đập dồn dập.



    - Cuối cùng là mê man, mất tri giác.



    Đây là những triệu chứng của việc mất nước. Dựa vào điều này bạn có thể xác định mình hoặc nhóm của mình có những ai bị mất nước nặng hay nhẹ. Lúc này việc tìm kiếm được nước ngọt càng được đặt lên hàng đầu.



    Màn đêm buông xuống, không đủ ánh sáng để tìm kiếm bất kì thức gì nữa, vả lại nhóm của bạn đã tìm kiếm tất cả những gì có thể lúc ban ngày rồi. Trong trường hợp này bạn sẽ làm gì? Bó tay để mặc cho số phận phán quyết tính mạng? Hay mong chờ vào một cơn mưa bất chợt?



    Nếu bạn cần một giải pháp tạm thời thì có một cách mà bạn có thể sử dụng ở bất kì đâu để có thể kiếm được cho mỗi người một lượng nước đủ dùng mỗi ngày. Ngay cả trong những trường hợp khó khăn như trên. Đó là thu thập hơi sương.



    Ở bất kì nơi đâu trên thế giới, luôn luôn có sương kể cả ở trong sa mạc. Trên biển thì sương mù luôn cực kì dầy đặc và liên tục. Và bạn chỉ việc thu thập loại sương này đọng trên cây cỏ. Nghe thì có vẻ buồn cười nhưng việc này cực kì khả thi. Đây là cách kiếm nước ngọt đơn giản của thổ dân châu úc bản địa mà rất ít người biết đến. Ben nói với tôi với cách này, bạn có thể kiếm được 1 lít nước trong 1 tiếng đồng hồ. Một con số rất triển vọng phải ko?



    Cách này đơn giản như sau: Cuốn vải sạch và dày vào chân bạn. Kiếm một bãi cỏ đủ rộng và đi lại trên đó. Nước đọng trên các lá cỏ sẽ mau chóng thấm vào mảnh vải dưới chân, khi nào cảm thấy vừa đủ thì bạn vắt nước trên tấm vải ra vật chứa. Bạn đã có nước, khá là tinh khiết.



    Bạn cũng có thể lấy nó từ các tán cây trên cao với que dài buộc vải. Nhưng việc đi lại trên một bãi cỏ nào đó sẽ dễ dàng và đỡ mất sức hơn rất nhiều. Sương mù dày đặc cũng sẽ mau chóng bổ sung lượng nước bạn đã lấy đi. Sương sẽ vẫn tiếp tục phủ xuống trong một thời gian rất dài từ đêm đến sáng ( có khi đến gần trưa ). Bạn và nhóm của bạn sẽ tạm đủ nước ngọt để dùng nếu sử dụng cách trên.



    Vùng ngoại ô thủ đô Lima, Peru có địa hình đồi dốc và ít mưa, do vậy rất thiếu nước sinh hoạt. Để khắc phục điều này, hai nhà nghiên cứu sinh học và bảo vệ môi trường người Đức là Tiedemann và Anne Lummerich tìm cách hỗ trợ những cư dân ngoại ô Lima bằng những chiếc lưới đặc biệt có thể thu nước từ sương mù.



    Bellavista là một trong những ngôi làng được Tiedemann và Anne Lummerich thử nghiệm việc dùng lưới thu nước. Chiếc lưới có chiều cao 4 mét, rộng 8 mét, được căng trên trụ gỗ cách mặt đất 5,5 mét (ảnh). Vào một ngày đẹp trời mỗi tấm lưới như thế có thể thu được gần 600 lít nước. (Theo Nationalgeographic)


    1.4.jpg


    Lưới hứng sương ở ngoại ô Lima.



    Tìm Nguồn, Mạch nước ngầm



    Việc thu thập hơi sương như trên là một cách khá hay nhưng cũng chỉ là giải pháp tạm thời, nó tốn sức tốn thời gian và bó chân bạn tại một địa điểm. Việc tìm kiếm nguồn nước ngọt hay mạch nước ngầm là một việc mà bạn không thể không làm. Vậy thì cách thức tìm kiếm chúng như thế nào?



    - Từ sông, suối, ao , hồ, đầm, mương, lạch … Bất kì ai cũng biết đó chính là nước, tùy vào độ ô nhiễm của nó mà bạn có thể uống trực tiếp hay lọc trước khi sử dụng. Tìm được chúng thì bạn là người may mắn. Hãy tổ chức nhóm của bạn thám hiểm sâu hơn vào phía trung tâm của đảo. Bạn có thể gặp được hồ nước ngọt, suối hay thác nước từ trên cao đổ xuống. Chúng hoàn toàn là nước ngọt. Tìm được sông suối hay hồ nước bạn cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm thức ăn.



    - Từ bờ biển: Bạn xem Wild vs Man và thấy Bear uống nước từ bờ biển bằng cách đào lỗ gần bở biển và lấy nước thấm vào đó qua lớp cát ? Bạn nghĩ đó cũng là một cách?



    Sự thật thì việc không đơn giản như thế. Cát hoàn toàn không có khả năng lọc được muối. Nếu bạn tìm được nước ngọt thì nước đó không phải đến từ biển. Tuy nhiên cách này cũng hay được sử dụng và có thể tìm được nước uống được. Hãy làm theo các bước sau đây:



    + Đi dọc theo bờ biển, cách biển ít nhất 30 mét. Kiểm tra những phần cát ẩm ướt khác màu với xung quanh.



    + Chú ý những nơi trên cát có cỏ mọc, khả năng rất cao là nơi đó có nước ngọt.



    + Tìm được vị trí thích hợp thì hãy đào những lỗ nhỏ ở vùng này. Chú ý khi đào đến lớp cát ướt phải dừng lại ngay và chờ nước từ từ rỉ ra. Nếu nóng vội đào sâu hơn chắc chắn sẽ gặp nước mặn.



    + Hi vọng là nó không mặn để có thể uống được, chứa chúng bằng các loại vật dụng. Nếu không thành công thì lặp lại từ bước 1 và tiếp tục hi vọng.

    1.5.jpg


    - Nói chung việc lấy nước từ bờ biển khá khó khăn. Bạn vẫn phải tìm cách để tìm được mạch nước hay nguồn nước.



    + Tìm những nơi có dấu hiệu của nước như sông suối cạn, đào lỗ hoặc giếng ở gần đó. Cách này tuy mất sức nhưng tỉ lệ kiếm được nước với số lượng nhiều khá cao.



    + Đi ngược lại về phí nguồn của những con sông, suối cạn. Bạn có thể tìm thấy được nước vẫn còn đang tiếp tục chảy, những mạch nước vẫn đang rỉ nước hoặc ít ra là bùn nhão. Bọc lớp bùn nhão này vào trong một tấm vải và vắt chúng thật mạnh. Nước (bẩn) sẽ rỉ ra. Thu thập một lượng đủ để lọc và sử dụng trong lúc cần thiết.



    + Trong trường hợp bạn ở vùng núi đá, tìm đến những nơi có rêu xanh mọc nhiều và phát triển.Rất nhiều trường hợp nước rỉ ra từ các kẽ nứt trên đá. Những khu vực khô cằn mà xuất hiện nhiều phân chim thì cũng nên tìm kiếm ở các khe nứt và hốc đá, bạn sẽ tìm thấy nước tinh khiết và có thể uống được ngay. Trong trường hợp nước ở trong khe sâu mà không có ống hút hay dụng cụ như muôi, ly nhỏ để lấy nước bạn có thể nhét vào đó một tấm vải sạch để nó thấm nước sau đó vắt nước từ đó ra một vật để đựng.



    Theo dõi hành vi của động vật



    Vẫn là tìm kiếm nguồn nước nhưng bằng mắt thường thì việc tìm kiếm theo kiểu cầu may như trên cho tỉ lệ thành công không được cao. Ta có thể nhờ các loại động vật bản địa “ chỉ đường” giúp đến nơi có nước vì chúng đã sống ở đây lâu dài. Dù là côn trùng thì chúng cũng vẫn cần nước để sống, và tất nhiên chúng sẽ nhớ được đường đến nơi có nước.



    - Khu vực có tổ ong là khu vực có nguồn nước, tìm kiếm quanh đó.



    - Một chú rùa sa mạc thường sống quanh quẩn ở nơi có nước, chú ý hướng di chuyển của nó.



    - Các loài thú càng lớn thì càng cần nước. Loài voi cần nước không chỉ để uống mà còn để đầm mình. Đi theo dấu chân của chúng chắc chắn sẽ dẫn đến nơi có nước. Chú ý loài voi khá hung dữ và dè chừng con người. Chúng cũng khá thông minh chứ không hiền lành như trong phim đâu. Cẩn thận đừng chọc phá đến chúng.



    Các loài thú khác cũng dẫn đến nơi có nước. Chúng thường đi tìm nước uống vào lúc sáng sớm và chiều tối. Vào những thời điểm này đi theo chúng hoặc đơn giản hơn là lần theo dấu vết di chuyển, lối mòn nhiều năm rất dễ nhận biết của chúng để tìm thấy nước.



    1.6.jpg


    Các loài thú bản địa là chuyên gia tìm kiếm nguồn nước.



    - Chim chóc thường tập trung ở những nơi có nước. Để ý những nơi chim chóc tập trung thành đàn lớn.Nếu ở xa không thể nhìn được nơi bầy chim tập trung thì nhìn lên bầu trời, chú ý những nơi có nhiều chim chóc bay vòng vòng và sà xuống. Tìm kiếm nơi nào tập trung nhiều phân chim cũng là một cách khác.



    Chú ý những loài chim săn mồi như chim đại bàng, chim cắt, chim ưng … thường lấy chất lỏng trong máu con mồi thay cho nước. Đi theo chúng thường không có kết quả.



    Các loài chim biển như hải âu, bồ nông, nhạn biển, mòng biển … có tuyến lọc muối riêng nên chúng không cần đến nước ngọt. Đây là nguyên nhân có thể tìm thấy chúng cách xa đất liền hàng trăm dặm. Và dĩ nhiên chúng không chỉ ta nơi nào có nước ngọt.



    Thổ dân sa mạc sahara cho rằng: Những con chim bay đến nơi có nước thì bay nhanh, bay thẳng. Còn nếu bay từ những nơi có nước về thì bay nặng nề, đập cánh mạnh mẽ và thường xuyên phải đậu lại để nghỉ ngơi. Tuy nhiên tôi nói ra cách này chỉ để các bạn tham khảo và nếu sử dụng thì đòi hỏi bạn phải là người có kinh nghiệm và kĩ năng quan sát tốt.



    Nói chung loài chim là loài vật có nhiều công dụng giúp đỡ ta nhất khi lạc ngoài hoang dã. Trong đó là khả năng tìm kiếm nguồn nước. Chúng có số lượng nhiều, sống ở hầu hết mọi nơi trên trái đất, không nguy hiểm và không khó nhận thấy như những loài thú khác.
    Nước từ thực vật



    Nếu quá khó khăn trong việc tìm kiếm nước từ các phương thức như ở trên thì việc lấy nước từ thực vật là một cách làm khá tốt và đơn giản. Hàng ngày, việc ăn vào cách loại thức ăn, hoa quả có chứa nhiều nước cũng là một cách để bạn cung cấp nước cho cơ thể. Tuy nhiên ở đây tôi xin đề cập đến những vấn đề nâng cao hơn là việc đơn giản chỉ ăn các loại hoa quả. Đó là kiếm được nước uống được từ thực vật. Tất nhiên việc này cũng có những điều cấm kị riêng. không phải nước từ loại cây, loại quả nào cũng có thể ăn, uống được. Hãy cẩn thận chỉ sử dụng những loại cây nào mình đã biết rõ.



    - Từ hoa quả: các loại hoa quả thường chứa nhiều nước.Nếu ăn với số lượng nhiều thì cũng đủ cung cấp nước cho cơ thể hoạt động. Quả dừa chứa rất nhiều nước mát và dinh dưỡng, các loại quả như dưa hấu, thốt nốt cũng chứa nhiều nước.

    1.7.jpg


    Bản thân hoa quả chứa nhiều nước và các loại vitamin.



    Chú ý vì không ít các loại hoa quả độc không tên mà bạn chưa biết. Thậm chí nhiều loài còn chưa có tên khoa học. Chúng sẽ làm bạn ngộ độc thậm chí là giết chết bạn nếu ăn phải. Vậy hãy chắc chắn ăn và uống những gì mình đã biết rõ về nó. Điều này tôi sẽ nói rõ hơn ở phần sau : “Thực vật nguy hiểm”.



    1.8.jpg






    - Nước từ các loại dây leo: Các loại dây leo tươi tốt trong tự nhiên chứa bên trong nó nhiều nước. Nước từ các loại dây leo này thường có mùi hơi ngái nhưng hầu hết là tinh khiết và uống được trực tiếp từ thân cây. Một số loại gây ngứa cổ khi uống nhưng hầu hết là không có độc. Khi sử dụng chúng thì cần chú ý một chút.

    1.9.jpg


    Một cách giải khát của người đi rừng.



    Cắt đứt một dây leo ở phần sát mặt đất, kê đầu đó vào bình chứa sau đó cắt đứt phần trên cao của dây leo để dây leo hở ở 2 đầu. Dốc ngược nó xuống thì nước sẽ chảy vào bình.
    Khi hết nước làm tương tự với đoạn dây leo khác. Các loại dây leo nhỏ như dây nho vẫn cho một lượng nước đáng kể.

    1.10.jpg




    - Nước mưa đọng lại từ trong các hốc cây to, cây đại thụ: Những hốc cây do kiến hay ong đục thủng là một nơi chứa nước sạch khá lâu do ít có ánh mặt trời chiếu vào. Lấy nước từ đó ra bằng ống hút hay các tấm vải sạch.



    - Một bụi tre xanh là một nguồn nước tuyệt vời: nước mưa đọng lại trong các đốt tre bị kiến đục thủng. Khi gặp một bụi tre , hãy lắc mạnh từng cây tre và tìm kiếm những cây tre nào phát ra âm thanh óc ách. Nó đang chứa nước.



    Bản thân cây tre cũng chứa rất nhiều nước. Do cấu trúc mao mạch của cây tre nên việc lấy nước từ nó ra cũng không khó khăn cho lắm. Tìm những cây tre non và xanh nhất.Cắt đứt phần ngọn, uốn cong nó xuống và buộc lại như hình bạn sẽ thấy nước nhỏ giọt xuống từ vết cắt. Hứng nó một thời gian, qua 1 đêm bạn sẽ có khoảng 2,5 lít nước sạch.

    1.11.jpg




    Nước lấy từ cây tre dù bằng cách nào đi nữa thì cũng đều tinh khiết, không màu, không mùi và sử dụng luôn được. Một bụi tre xanh là một nguồn nước tuyệt vời.



    - Nước từ cây chuối: Cây chuối là một loại cây thường gặp và trong thân nó chứa nhiều nước. Nó có một bộ rễ cực khỏe trong việc hút nước. Nó cũng thường mọc ở nơi đất ẩm ướt. Ta không lấy nước trực tiếp từ nó như đối với cây tre mà sử dụng nó như một loại máy bơm hay máy lọc nước ( xem hình )



    + Cắt ngang thân cây chuối, cách phần gốc dưới mặt đất khoảng 20-30 cm



    + Khoét một lỗ hình bát ở phần còn lại. Chú ý khoét theo hình bát, chừa phần bẹ chuối xung quanh lại để đựng nước, khoét sâu cho đến khi đụng đến phần củ chuối dày, xốp màu trắng thì dừng lại.



    + Để nguyên như thế khoảng 1 giờ sau thì nước sẽ tự trào lên đầy kín “bát” . Múc nước ra vật chứa và lại chờ nước trào lên. Lặp lại bước trên cho đến khi cây chuối khô kiệt nước.



    + Một cây chuối có thể làm liên lục như vậy 4-5 ngày. Lượng nước nó cung cấp là không hề ít.



    + Loại nước này có vị hơi chát nhưng uống trực tiếp cũng ko sao. Ngoài ra có thể lọc nó để loại bỏ vị chát.

    1.12.jpg


    - Nước từ cây dừa: Quả dừa cho nước uống rất tốt, đó là điều hiển nhiên nhưng nếu bạn gặp một cây dừa không có quả. Vẫn có cách lấy nước từ thân cây dừa bằng cách sau:



    Níu ngọn (phần giáp cuống hoa với buồng hoa ) cắt cụt phần đầu. Phần buồng hoa này khá ngắn nên cắt ít thôi. Sau khi cắt thì níu cong xuống và buộc cố định lại. Hứng nước nhỏ giọt xuống bên dưới hoặc lấy túi Nylon buộc vào phần bị cắt đó. Với cách này mỗi cây dừa sẽ cho bạn 1 lít nước mỗi đêm.



    Một số loại nhựa dừa còn được dùng để làm đồ uống, rượu và chế biến thành đường. Nói chung dùng để uống thì không có vấn đề gì.

    1.13.jpg




    - Cây thốt nôt: Được trồng nhiều ở phía nam Việt Nam và khá nhiều nước trong vùng nhiệt đới. Đây là một loại cây khác “ đặc sản” vì quả của nó thơm ngon. Ăn ngọt và mát như thạch. Quả già có thể làm mứt hoặc giã ra lấy bột làm bánh. Thân cây chứa nhiều nước có vị ngọt và mùi thơm. Loại nước này có thể để lên men làm rượu hoặc để chế biến đường cát.

    1.14.jpg


    Cây thốt nốt.



    Để lấy nước từ cây thốt nốt, Bạn có thể làm tương tự như với cây dừa, cắt một đoạn ở đầu đọt hoa, buộc túi Nylon và vít nó trĩu xuống. Để như thế 1 đêm bạn sẽ có 1 lít nước có vị ngọt để giải khát.



    - Cây xương rồng: Cây xương rồng mọc khá nhiều ở sa mạc và hoang mạc khô cằn. Bản thân nó không cần nhiều nước để phát triển nhưng lại chứa rất nhiều nước trong thân. Đặc biệt là giống xương rồng khổng lồ saguaro mọc nhiều ở châu Mỹ ( Ở kỳ 2 có một bạn độc giả nói cây xương rồng saguaro trong thân có nhiều chất độc mà khi ta ăn phải sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Mình đã tìm hiểu rất kĩ những tài liệu về loài cây này và hỏi cả ý kiến của Ben. Mình xin xác nhận lại : đây là loại xương rồng chứa nhiều nước nhất và hoàn toàn không độc. Quả của nó còn ăn khá ngon nữa.Có thể sử dụng được nước trong thân nó một cách an toàn).

    1.15.jpg


    Xương rồng saguaro có thể cao trên 15m.



    Để lấy nước trong cây xương rồng, bạn hãy chọn những cây tròn. Mọng nước và cao vừa tầm. Cắt ngang thân cây, dùng que hay gậy quậy nát phần ở giữ nó sẽ cho bạn một loại chất nhờn giống như thạch. Ăn có vị mát và không đến mức khó ăn lắm. Dùng nó để giải khát rất tốt.



    1.16.jpg




    Cách khác là bạn có thể cắt phần lõi đó ra thành từng miếng nhỏ. Bọc nó vào một miếng vải sạch và ép, vắt nước từ trong đó chảy ra. Kiên trì thì bạn cũng có một số lượng nước tạm đủ để dùng trong sa mạc.



    - Các loại cây khác: Các loại cây trên là những loại cây mọc rộng rãi trên khắp thế giới hay ít ra bạn có thể bắt gặp họ hàng của chúng ở khắp nơi trên thế giới, hãy linh hoạt tận dụng chúng trong những tình huống tương tự.



    Chú ý một số loại cây sau thường cho rất nhiều nước: Cây cọ (palm), cây dừa (coconut), cây mía,cây song, cây mây , cây mộc lan, cây bao báp, cây kapac, cây Rui, cây Bụng Báng, cây Đùng Đình (mọc ở miền trung Việt Nam và các nước nhiệt đới)...



    Những cây kapac trưởng thành cao khoảng 15 mét và cho liên tục 150-170 lít nước từ thân nó.



    Nhưng nếu bạn đen đủi đến mức không thấy bất kì những gì như tôi nói: không thấy khe nước, không thấy nguồn nước,không ao hồ, không thấy các loài chim thú, không có sương mù, không có những loài cây quả như kể trên mà chỉ có những cây bụi thấp lè tè không mọng nước. Chẳng còn cách nào khác bạn đành phải vắt nước có lẫn nhựa cây ra để sử dụng nếu không muốn chết. Những cây loại này thì phần mọng nước nhất nằm ở gần rễ. Nghiền rễ của chúng để vắt lấy nước hoặc sử dụng cho việc chưng cất mà tôi nói ở phía dưới.



    Nước từ băng tuyết



    Đun chảy thành nước khá tinh khiết. Tránh việc sử dụng trực tiếp dẫn đến mất nhiệt và khô họng. Uống nước quá lạnh còn làm tăng cảm giác khát nước.
    Lọc và khử trùng nước



    Ở nơi hoang dã, bạn có thể chế tạo những hệ thống lọc nước mini đơn giản nhưng có tác dụng lọc các chất cặn bã, chất bẩn làm cho nước trở nên trong và sạch hơn (chưa nhắc đến việc khử trùng nhé )



    - Dùng một chiếc lon bia, ống tre, các loại chai lọ …hay bất kì thứ gì bạn có thể kiếm được.



    - Đục nhiều lỗ nhỏ ở phía đáy, nhét cỏ hoặc vải xuống phần đáy.



    - Tiếp theo là một lớp mỏng cát sạch.



    - Nếu có thể bạn cho vào tiếp một lớp than hoạt tính. Than hoạt tính có thể tạo ra bằng cách đun các loại gỗ cứng như gáo dừa (không phải xơ dừa nhé ), gộc tre trúc. Cắt vụn các loại gỗ này và đốt vừa đủ trong lửa cho đến khi bở bột. Đập vụn ra và làm lớp lọc tiếp theo. Loại than này gần được coi là than hoạt tính.



    Than hoạt tính có công dụng rất lớn lao trong việc lọc nước.Chúng có thể lấy đi các chất độc, kim loại nặng, khử mùi và hoàn toàn không gây hại đến cơ thể chúng ta.



    - Nếu không có than hoạt tính thì có thể dùng một lớp cát dày để lọc. Tuy nhiên tính năng lọc nước kém hơn.

    1.18.jpg




    Sử dụng loại ống lọc nước mini này để lọc những loại nước bẩn mà bạn kiếm được từ ao hồ, giếng đào có chứa nhiều bùn đất, chất cặn bẩn.



    Khử trùng: Nước sau khi đã được lọc sạch hơn thì ta có thể khử trùng. Cách đơn giản và hiệu quả nhất là khử trùng nước bằng cách đun sôi. Đun nước sôi từ 5-10 phút là có thể loại bỏ được tất cả những vi sinh vật trong nước.



    Trong trường hợp ngoài hoang dã, bạn không thể kiếm được một chiếc nồi kim loại để đun nước thì ta có thể đun nước trong ống tre, thậm chí là trên các tấm vải chống thấm nước dày, các loại da thú, mai rùa.



    Đun nước trên các tấm da thú hay các tấm plastic, tấm vài chống thấm nước bằng cách như sau:



    - Đào một lỗ nhỏ trên mặt đất, chuẩn bị những viên sỏi, đá nhỏ bằng quả trứng gà.



    - Phủ tấm da thú lên trên cái lỗ, dằn đá xung quanh cho chắc chắn, ta có một cái nồi ngầm dưới mặt đất.



    - Đổ nước đầy “chiếc nồi” này.



    - Nung nóng các viên đá nóng và lần lượt bỏ vào nồi cho đến khi nước sôi.



    Đây là một cách đun nước hiệu quả nếu trong tay bạn không có một chiếc nồi nào. Bạn cũng có thể dùng cách này để nấu ăn trong các trường hợp tương tự.

    1.19.jpg


    Một cách đơn giản để đun sôi nước trên da thú



    Đồ dùng để đựng nước



    Bằng sự nhanh trí của mình, hãy tận dụng tất cả những gì có xung quanh bạn để đựng nước. Đây là một công đoạn khá quan trọng bởi bạn tìm thấy nước mà không có gì để đựng, để vận chuyển thì mọi chuyện cũng bằng hòa.



    Nó có thể là các loại vật liệu lấy từ thực vật như ống tre trúc, gáo dừa (sọ dừa), vỏ quả bầu, làm từ gỗ …



    Cũng có thể nó được lấy từ động vật như sừng trâu bò, túi ruột tượng làm từ dạ dày cách loài thú lớn may lại, mai rùa …



    Từ chính những vật dụng chúng ta có sẵn: chai lọ sau khi dùng xong, vải chống thấm, túi nylon, bao cao su …



    Nước từ phương pháp chưng cất hay ngưng tụ



    Phương pháp chưng cất hay ngưng tụ hơi nước là phương pháp lấy nước kì công hơn một chút. Bù lại ta có thể thu được loại nước cực kì tinh khiết. Phương pháp này cũng được sử dụng khi tất cả các cách phía trên không làm được (sự thật thì trường hợp đó cũng rất khó xảy ra).



    Từ nước biển hay nước bẩn, ô nhiễm nặng. Bạn có thể thu được nước sạch bằng cách chưng cất như hình dưới đây:



    1.20.jpg



    - Đun nước mặn hay nước ô nhiễm trong nồi 1.



    - Nồi 1 được bít chặt và thông sang nồi 2 bằng một cái ống.



    - Phần ống bên nồi 2 được quấn vải tẩm nước có tác dụng làm lạnh ống. Bản thân nồi 2 cũng được nhúng nước thì càng tốt.



    - Hơi nước từ nồi 1 sang nồi 2 gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại.



    - Liên tục làm lạnh cho nồi 2 và ống, bạn sẽ nhanh có nước ngưng tụ hơn.



    Ngưng tụ nước



    Cây cối trong quá trình quang hợp sản sinh ra khá nhiều hơi nước. Sử dụng một túi nylon để lấy hơi nước sinh ra. Cách này cho nước không được nhiều nhưng nước tinh khiết và có thể dùng ngay được.



    - Tìm một bụi cây nhỏ, lá xanh tốt. Đào một lỗ nhỏ ngay cạnh cây để chứa nước. Lót dưới đó một tấm nylon sạch để đựng nước.



    - Trùm một tấm nylon khác ra ngoài toàn bộ cây, dằn đá xung quanh cho kín.



    - Dưới tác động của ánh nắng mặt trời, cây quang hợp sản sinh ra hơi nước, đọng lại dưới tấm nylon và ngưng tụ lại, chảy xuống cái hố lót nylon để đựng nước mà ta tạo ra.



    Bạn tìm thấy những con sông toàn bùn, những nguồn nước ô nhiễm nặng hay nước nhiễm phèn, nhiễm mặn, nước biển. Thậm chí ngay cả những thứ trên bạn cũng không thể tìm được ( trong sa mạc chẳng hạn ) . Bạn chỉ có thể có một vài cái cây bụi thấp, vài cây xương rồng nhỏ, cỏ dại … Bạn vẫn có thể lấy nước từ chúng bằng phương pháp ngưng tụ. Phương pháp này có lẽ còn hiệu quả hơn việc ngưng tụ hơi nước từ lá cây như ở trên.



    - Đào ở những khu vực đất ẩm ướt, bùn hoặc bất kì chỗ nào có ánh mặt trời chiếu tới.Đường kính 1 mét, sâu cũng khoảng 1 mét.



    - Đặt dưới đáy một chiếc xô, ca, chậu, mai rùa hay bất kì những gì có thể đựng nước.



    - Phủ lên miệng hố một tấm nylon trong suốt (kể cả không trong suốt cũng được ).Dằn đá xung quanh cho chắc chắn và kín.



    - Đặt một viên đá nhỏ ở giữa để tấm nylon trũng xuống ngay phía trên vật đựng nước



    - Sức nóng của ánh nắng mặt trời sẽ làm đất ấm bốc hơi đọng lại trên tấm nylon và nhỏ vào vật đựng nước. Với cách này bạn có thể tạo ra 2 lít nước trong những ngày nắng to.



    1.23.jpg


    Với trường hợp ở sa mạc khô cằn,hoang mạc hoặc những nơi không có đất ẩm. Bạn có thể lót dưới hố thân cây, lá cây, rễ cây … những phần mọng nước của cây được băm nát cũng tạo được độ ẩm .



    Trường hợp nước mặn hay nước ô nhiễm, bạn có thể đổ trực tiếp xuống hố để làm đất ẩm thì càng tốt.



    Tổng kết



    Tầm quan trọng của nước đối với sự sống như thế nào thì có lẽ tôi không cần phải nhắc lại. Phía trên là những cách tạo ra nước uống được từ trong thiên nhiên mà tôi tập hợp từ rất nhiều tài liệu, kể cả những kiến thức thực tế của những người chuyên nghiệp. Nó đã khá chi tiết và bao gồm cả những cách có vẻ khó thực hiện thậm chí phi thực tế. Nhưng một lúc nào đó, khi thiên nhiên không cho phép bạn lựa chọn thì có lẽ, đó là cách duy nhất mà bạn có thể làm để duy trì sự sống. Chính nó sẽ khiến bạn có thêm sức mạnh và lòng tin để mưu tính những tham vọng lớn lao hơn là việc giữ cho mình sống sót.



    Ở phần sau, chúng ta sẽ bàn về cách tạo ra lửa, giữ lửa cháy khi trong tay không có một vật dụng đánh lửa hiện đại nào. Liệu việc tạo ra lửa có phải là thực sự dễ dàng? Xin hẹn gặp lại các bạn vào phần tiếp theo của loạt bài về chuyên đề kỹ năng sinh tồn.
    Kỹ năng sinh tồn phần 7: Tạo và giữ lửa
    Sau khi đã biết cách tìm nguồn nước ở nơi ở mới thứ tiếp theo các bạn cần biết đó là cách tạo ra lửa và làm sao để giữ chúng ngày này qua ngày khác và đó cũng chính là chủ đề chính của phần thứ 7 trong chuyên đề về kỹ năng sinh tồn này.



    Ngọn lửa đã được người tiền sử phát hiện ra từ cách đây hàng nghìn năm. Sự phát hiện ra ngọn lửa và sử dụng chúng cho mục đích sinh hoạt hàng ngày đã tạo ra một bước tiến quan trọng trong nền văn minh nhân loại.



    Ngoài việc là một phát minh quan trọng nhất của loài người. Ngọn lửa cũng mang một sắc thái thần bí nhưng cũng rất thân thuộc. Ngọn lửa xuất hiện trong rất nhiều loại tôn giáo cổ xưa ở khắp nơi trên thế giới, con người thờ cúng lửa, phụng sự lửa khi lửa ban cho con người một cuộc sống ấm no và thoải mái hơn…



    Hiện tại, cuộc sống văn minh đã làm cho chúng ta thoải mái và dễ dàng để tạo ra ngọn lửa. Từ các loại bếp ga, bếp điện, từ các vật dụng đánh lửa như bật lửa, diêm. Cho đến cách thức sử dụng và khai thác ngọn lửa cũng đã đạt đến trình độ rất cao. Đôi khi những điều đó khiến ta quên đi tầm quan trọng và cách thức tạo ra ngọn lửa khi không có sự hỗ trợ của các công cụ hiện đại. Ở nơi hoang dã với hai bàn tay trắng, bạn sẽ tạo ra một bếp lửa ấm áp như thế nào?



    Lửa là gì?

    1.1.jpg



    Chúng ta đã đều nắm rõ bản chất của ngọn lửa nên tôi sẽ không phức tạp hóa thêm vấn đề nữa. Lửa chỉ đơn giản là sự ô xy hóa nhanh chóng các vật liệu và tỏa ra nhiệt mạnh. Biểu hiện của ngọn lửa là ánh sáng được phát ra khiến ta có thể nhìn thấy lửa từ xa, lại gần thì cảm thấy nóng.



    Nguyên tắc căn bản của sự cháy

    1.2.jpg




    Nguyên liệu cháy, không khí và nhiệt là 3 yếu tố căn bản của một đám cháy. Chỉ cần nhớ và áp dụng được 3 yếu tố này bạn có thể xây dựng hay duy trì một đám cháy. Ngoài ra thì tỉ lệ giữa các thành phần này cũng cần phải hài hòa mới duy trì được sự ổn định của ngọn lửa. Không phải cứ nhét thật nhiều củi, chất cháy vào là sẽ làm ngọn lửa cháy to hơn đâu. Chất cháy dày đặc chiếm hết không gian của không khí sẽ ngăn cản sự cháy và dập tắt ngọn lửa. Với việc này thì cần bạn trang bị một chút kinh nghiệm thực tế chứ không đơn giản chỉ là một chút kiến thức mang tính chất sách vở.



    Bạn cần đến ngọn lửa để làm gì?



    Ngoài hoang dã, trong nhiều tình huống thì ngọn lửa mang một vai trò sống còn. Mang lại sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Ở nơi băng giá lạnh lẽo, một ngọn lửa đem đến sự ấm áp, duy trì nhiệt độ cho cơ thể trong cái lạnh dưới 0 độ. Nó không chỉ giúp ta nấu ăn và bảo quản thực phẩm, nó còn mang lại ánh sáng ở những nơi tối tăm, làm sạch nước, khử trùng, sử dụng nó như một tín hiệu cứu hộ hay một loại vũ khí chống lại các loại động vật nguy hiểm… Nó cũng đem lại cảm giác yên tâm, an toàn giống như có một người bạn đồng hành lúc cô đơn hay từ đó ta có thể sản xuất các loại công cụ và vũ khí.



    Có rất nhiều tác dụng của ngọn lửa mà ta có thể liệt kê ra:

    - Cung cấp ánh sáng cho ta khi tối trời, một bó đuốc có thể có tác dụng ngang với đèn pin. Giúp ta soi sáng trong lúc di chuyển, đánh bắt, làm việc trong đêm tối.

    - Lửa giúp ta nấu ăn, hong khô các loại thực phẩm (hun khói, nướng, sấy khô) để bảo quản lâu dài.

    - Lửa và khói có thể xua đuổi các loài động vật ra khỏi hang của chúng để ta đánh bắt (xua chúng vào bẫy chẳng hạn) ví dụ như: các loài chuột, chuột túi, chồn, cáo, thỏ, heo đồng cỏ …

    - Giúp ta hong khô quần áo nhanh chóng trong những ngày ẩm ướt. Giúp ta không bị nhiễm lạnh. Một mẹo nhỏ ở đây là đặt một hòn đá lớn ngay sát vào bếp lửa và để quần áo lên trên. Đá nóng sẽ hút ẩm và làm khô quần áo một cách mau chóng mà không làm hỏng chúng.

    - Lửa và khói có thể làm để tạo các tín hiệu cầu cứu, để liên lạc từ xa.

    - Lửa dùng để diệt khuẩn, làm tinh khiết nước.

    - Tạo ánh sáng, sưởi ấm và an thần. Giúp ta cảm thấy an toàn trước bóng tối và các loài thú dữ. Nó cũng là thứ vũ khí hiệu quả để chống lại các loại thú dữ tại mọi thời điểm.



    Lửa còn có rất nhiều công dụng đặc biệt mà bạn có thể tự khám phá ra trong những tình huống khác nhau khi mình gặp phải. Bất kì khi nào bạn cần, bạn có khả năng làm ra lửa thì khả năng sinh tồn nơi hoang dã của bạn sẽ được đảm bảo hơn rất nhiều.



    1. Tạo ra ngọn lửa


    1.3.jpg


    Quả thật đây là một vấn đề không mấy dễ dàng, giống như ở kì trước một số bạn đã thắc mắc cách tạo ra ngọn lửa trong một số điều kiện hiểm nghèo. Có khá nhiều vấn đề để nói đến trong việc tưởng chừng như đơn giản này.



    Cuộc sống hiện đại đã tối giản hóa việc tạo ra lửa chỉ với 1 vài bước đơn giản khiến ta nghĩ việc tạo ra lửa là một việc rất dễ dàng. Đôi khi nó còn làm bạn quên đi tầm quan trọng của ngọn lửa. Nhưng thử nghĩ, khi mà ta không có bất kì thứ gì liên quan đến cuộc sống văn minh để tạo ra lửa như bật lửa, diêm, bếp ga, bếp điện… Bạn sẽ tạo ra chúng như thế nào?



    Bạn có nhớ láng máng ở đâu đó có hướng dẫn cách làm ra lửa kiểu nguyên thủy như ma sát các thanh gỗ, đánh lửa từ đá… Nhưng liệu bạn đã lường trước được mức độ khó khăn và sự nhẫn nại phải bỏ ra để tạo ra ngọn lửa là như thế nào chưa?



    Vậy tôi xin phép đi ngay vào chủ đề: phương pháp tạo ra ngọn lửa. Nguồn năng lượng quan trọng bậc nhất trong việc sinh tồn ngoài hoang dã.
    Chuẩn bị nhiên liệu



    Thiên nhiên luôn đem lại cho ta rất nhiều thứ có thể tận dụng. Trong đó là những loại vật liệu, nguyên liệu để duy trì sự cháy. Chúng có mặt ở khắp nơi và rất dễ dàng để ta có thể tìm ra chúng.



    - Củi : các loại cành cây khô, thân cây, cỏ khô. Một số loại cây chứa tinh dầu rất dễ bén lửa ngay cả khi nó còn tươi như cây tuyết tùng, cây bu lô (cây Birch)

    - Than: các loại than bùn, than đá, than củi dễ tìm thấy trong tự nhiên.

    - Từ động vật: như phân (đã khô) của các loại động vật ăn cỏ, các loại mỡ động vật. Phân gia súc khô được sử dụng như một loại nhiên liệu đun nấu ở rất nhiều nơi trên thế giới. Chúng tơi xốp, bắt lửa nhanh và không tạo ra khói nhiều như các loại than củi.



    Bùi nhùi



    1.4.jpg




    Một điều quan trọng ở đây không phải nằm ở khâu tìm kiếm nguyên liệu mà chính là ở giai đoạn làm thế nào để tạo ra ngọn lửa. Tất cả những thứ kể trên đều không hề dễ cháy một cách nhanh chóng, thậm chí với một ngọn lửa nhỏ. Cho nên thứ ta cần nhất ở đây là một loại bùi nhùi dễ bắt lửa cho giai đoạn sản xuất ra một ngọn lửa.



    Bùi nhùi chỉ đơn giản là những vật tơi xốp,khô dễ bắt lửa. Chúng sẽ bén lửa và bùng cháy một cách nhanh chóng chỉ với một ít tàn lửa nhỏ. Có chúng thì việc tạo ra ngọn lửa sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nói đơn giản là thế nhưng trong một số tình huống hiểm nghèo như trời mưa, tuyết, hay thời tiết ẩm ướt thì mọi chuyện lại trở nên cực kì khó khăn khi phải tìm kiếm chúng.



    Một số vật liệu có thể làm bùi nhùi mà bạn có thể bắt gặp ngoài hoang dã:

    - Các loại lá khô, cỏ khô, hoa khô như dương xỉ, rêu mốc, vỏ cây khô, các loại quả khô như quả thông, quả tuyết tùng, quả gòn.

    - Các loại lông chim mềm, phân gia súc khô, mỡ động vật

    - Các loại sợi thực vật khô,mạt cưa,gỗ mục, lông thú đều là những lựa chọn rất tốt để làm bùi nhùi.

    - Trong những lúc thời tiết xấu, ẩm ướt. Nếu có thể thì bạn hãy cố gắng tìm được một vài loại cây có tinh dầu dễ cháy như thông, tùng, bu lô, song tử điệp… Cắt lây một nhánh mang về, dùng dao tách lấy phần lõi phía trong và bào, băm chúng thật vụn. Bạn đã có một thứ bùi nhùi dùng tạm rất tốt.

    - Thậm chí khi không kiếm được tất cả những thứ như trên. Bạn có thể tận dụng các loại vật dụng còn lại như: giấy mềm, bông, vải (từ quần áo), băng gạc cứu thương, hay là xăng dầu nếu có .Nếu để ý bạn có thể thấy một số loại thuốc diệt côn trùng (loại ống xịt) rất dễ bắt lửa như xăng vậy. Xịt chúng lên các loại bùi nhùi như trên thì rất dễ dàng tạo ra lửa.

    - Nếu bạn có được thuốc súng (từ một viên đạn chẳng hạn) thì mình cũng xin nhắc là nó rất dễ cháy. Nó sẽ cháy khi phơi ngoài nắng gay gắt vài phút và chỉ vài giây nếu bạn có trong tay một chiếc kính lúp.



    1.5.jpg

    Bùi nhùi là thứ khô và rất dễ cháy



    Đánh lửa



    Đánh lửa là giai đoạn đầu tiên để đốt cháy lên bùi nhùi khô, từ đó nhóm ngọn lửa vào những vật liệu cháy. Đây là bước không thể không có nếu bạn không có trong tay các vật đánh lửa hiện đại…



    Sử dụng những vật dụng có sẵn mà bạn còn giữ lại được



    Dù là lưu lạc trên hoang đảo hay ở bất kì đâu. Những gì bạn còn có thể giữ lại được sau biến cố luôn là hữu ích. Một vài cái túi nylon hay vài ba thanh kim loại tại thời điểm này cũng là hết sức quý giá. Trong trường hợp như chủ đề bài viết này đưa ra xoay quanh vấn đề đánh lửa, theo mình thì những thứ có thể có ích trong việc này đó là : Các loại pin còn xài được, len của máy ảnh, máy quay phim hay mắt kính cận, giấy ăn, bông gòn trong túi cứu thương, thuốc nổ hay thuốc súng (lấy từ những viên đạn) , xăng dầu, và tốt nhất là diêm hay bật lửa nếu giữ lại được…



    - Sử dụng pin: Nối hai dây kim loại vào 2 cực của pin và cọ xát chúng với nhau. Các tia lửa sẽ phát ra ở vị trí tiếp túc. Khéo léo để các tia lửa này vào gần bùi nhùi. Thông thường một cục pin tiểu (pin con thỏ) cũng có thể nhóm lửa vào các bùi nhùi khô ( có tẩm xăng càng tốt) sau vài chục lần đánh lửa. Chú ý cần đánh lửa nhanh và liên tiếp nếu làm theo cách này. Khi bùi nhùi bốc khói, cầm lên thổi nhè nhẹ cho đến khi lửa bùng lên.



    Nếu có một loại bùi nhùi kim loại gọi là steel wool thì chỉ cần chạm nhẹ 2 cực của cục pin vào là đã dễ dàng làm cháy steel wool.



    1.6.jpg


    Pin và steel wool là thứ đánh lửa tuyệt vời. Bạn có thểm tìm hiểu thêm về steel wool qua google



    - Sử dụng kính lúp: Kính lúp lấy từ ống kính máy ảnh, ống nhòm, máy quay phim, kính cận,lão cao độ hay đơn giản hơn là đập ra từ các loại chai thủy tinh trong suốt. Những chai thủy tinh thông thường ở phần đáy có lồi lên y hệt như một chiếc kính lúp. Khéo léo làm thế nào khi đập vỡ phần ở trên mà vẫn giữ dc phần hình tròn ở đáy chai. Sử dụng nó như một chiếc kính lúp khá tốt.

    1.7.jpg




    Đây là một phương pháp đơn giản. Bạn đưa thấu kính lên hướng về phía mặt trời, để thẳng góc. Xê dịch sao cho điểm sáng hội tụ nhận được gom thành một chấm nhỏ nhất. Để bùi nhùi khô xuống phía để điểm sáng đó chiếu lên, chỉ vài phút sau bạn sẽ thấy có khói bốc lên. Chờ khi có điểm lửa hơi đỏ thì cầm bùi nhùi lên thổi nhẹ, lửa sẽ bùng lên.



    - Sử dụng các thanh kim loại mỏng và cứng: Cách này thỉnh thoảng bạn có nhìn thấy trên tivi trong một vài phim hành động. Một vài người đánh 2 con dao vào nhau để tạo ra các tia lửa. Hay ít ra là từng thấy các kiếm thủ bên Tàu khi giao đấu thường tạo ra các hoa lửa từ thanh kiếm của họ.



    Dùng 2 thanh kim loại đánh mạnh vào nhau phía trên đám bùi nhùi khô để tạo ra các tia lửa. Đây cũng là một cách nhưng sự thật là thực hiện nó rất khó khăn, đòi hỏi sự chính xác và kiên nhẫn cao. Hiệu quả cũng không thự sự cao so với năng lượng bỏ ra.
    Những phương pháp đánh lửa nguyên thủy



    Hầu hết những phương pháp này đều dựa trên nguyên tắc ma sát các vật thể với nhau để sinh nhiệt và cháy. Đây là phương pháp mà tổ tiên của chúng ta từ thời kì còn sống trong hang động đã tìm ra và biết cách sử dụng thành thạo. Tuy nhiên chúng không hề dễ dàng nếu không có các vật dụng hỗ trợ và các thao tác đúng kỹ thuật.



    - Sử dụng đá lửa : đá lửa thường được tìm thấy ở vách núi hoặc chân núi đá vôi. Nó có màu xám sẫm hay xanh đen, ở dạng tinh thể hơi trong. Đá lửa khá dễ tìm thấy ở những nơi này hoặc bị xói mòn ra đến tận bờ biển. Nói chung nó là vật liệu dễ kiếm.



    1.8.jpg


    Đá lửa là vật liệu chính để chế tạo các công cụ và đánh lửa ở thời kì đồ đá



    Ghè các cạnh sắc của các viên đá lửa với nhau để tạo thành các tia lửa bắt vào bùi nhùi. Cách này tương tự như các sử dụng 2 thanh kim loại nhưng do tính chất của đá lửa tạo ra được các tia lửa liên tục nên cách này thường hiệu quả hơn rất nhiều.



    - Fire-plow (tạm dịch là cày cháy)

    1.9.jpg




    Đây là một phương pháp gây cháy rất đơn giản và hiệu quả. Sử dụng một thanh gỗ cứng chà xát nó thật mạnh theo chiều dọc của môt khúc gỗ khác mềm hơn ( Gỗ thông, tùng hay từ cây bulo là hiệu quả nhất ). Khi cày dọc theo trục của khúc gỗ thì những mạt vụn của khúc gỗ này sẽ rơi xuống. Chà xát càng lâu thì các mạt vụn này càng nóng.Liên tục làm lại động tác đó cho đến lúc các hạt mạt này đủ nóng nó sẽ bốc khói. Đưa chúng vào bùi nhùi và thổi nhẹ thành ngọn lửa.



    - Bow and Drill (Cần cung và khoan):

    1.10.jpg




    Đây cũng là một cách tạo lửa rất hiệu quả. Nhờ sự hỗ trợ của cần cung nên việc tạo ma sát trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn. Cách này cũng rất nhanh chóng cho ta lửa, nếu làm đúng kĩ thuật thì chỉ sau 15-20 phút là ta đã có thể có một bếp lửa cháy rực.



    Tạo ra một cần cung bằng cách sử dụng một thanh tre, cành cây dẻo dài khoảng 60-80 cm như hình dưới. Sử dụng nó như một cái khoan tre để khoan một thanh gỗ cứng, tròn xuống một tấm ván gỗ như hình dưới. Gom phần mạt nóng sinh ra để lên bùi nhùi và tạo thành lửa.

    1.11.jpg




    - Kéo dây tạo lửa:



    Sử dụng những đoạn dây bền chắc và thật khô có đường kính 7-10 mm (VD dây mây, dây thừng). Chẻ dọc một khúc gỗ khô và đủ mềm,nhét bùi nhùi vào giữ phần tiếp xúc giữa sợi dây và khúc gỗ rồi thực hiện động tác kéo lên xuông như hình dưới.



    Đến khi bùi nhùi bốc khói thì kéo nhanh dần. Tương tự như vậy cho đến khi ta thu được một lượng bùi nhùi đủ nóng để thổi thành ngọn lửa.

    1.12.jpg




    2. Khai thác ngọn lửa



    Tất nhiên là ngọn lửa vẫn được chúng ta sử dụng để nấu nướng, sưởi ấm, hong khô, thắp sáng… (bài viết hướng dẫn về cách nấu nướng và bảo quản thức ăn sử dụng ngọn lửa như thế nào sẽ được đề cập vào kì sau) Nhưng chúng ta làm việc đó như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất lại là chuyện khác.



    Ngoài hoang dã bạn không có những vật dụng cần thiết để thắp sáng như đèn pin hay chỉ là các loại đèn nến đơn giản thì bạn có thể đốt lên một đống lửa để soi sáng và sưởi ấm. Tuy thế bạn cũng không thể bê nguyên chúng để đặt vào trong nơi trú ẩn như hang động, lều trại được. Bạn sẽ bị ngộp khói hoặc nhiễm độc khí carbon monoxide, 1 đống lửa to để trong lều trại thì nguy cơ gây cháy rất cao, cực kì nguy hiểm.



    Vậy chúng ta sẽ chi phối và sử dụng ngọn lửa như thế nào là đúng cách nhất?

    Lửa trong lều trại



    - Nếu bạn đã xây dựng được một căn lều đơn giản kiểu lều du mục khá thuận tiên cho việc đốt lửa phía bên trong thì bạn có thể nhóm lên một đống lửa nhỏ. Tuy nhiên phải kiểm soát ngọn lửa ở mức độ vừa đủ, bao quanh bếp lửa là những viên đá nhỏ xếp theo vòng tròn để tránh việc lửa sẽ lan ra xung quanh trong lúc ta không để ý.



    Chú ý: chọn những viên đá khô và chắc chắn. Những viên đá ẩm ướt, đá vôi rất dễ bị nổ nếu nung nóng. Bị những mảnh đá nóng này bắn vào mắt cũng là cả một vấn đề đấy.

    1.13.jpg




    - Đối với những loại lều trại kiên cố và kín đáo hơn. Bạn có thể làm một loại bếp ngầm kiểu Dakota như hình dưới. Đây là một loại bếp đơn giản, an toàn nhưng rất thuận lợi đáp ứng nhiều loại nhu cầu khác nhau của bạn. Nó kiểm soát, che giấu ngọn lửa tốt. Phục vụ cho việc nấu ăn hay sưởi ấm đều rất an toàn tiện lợi.



    Loại bếp Dakota ngầm này có thể sử dụng ở trong lều hoặc ngoài trời.



    Cách làm một bếp Dakota ngầm như sau:



    1.14.jpg




    + Đào một lỗ đường kính khoảng 40cm, sâu khoảng 50-70 cm dưới mặt đất. Lỗ này ở trong lều hay ngoài trời đều được. Nếu ở trong lều thì nên đặt gần cửa để lều được thoáng khí và không bị ngộp khói.

    + Đào thêm một lỗ khác có tác dụng thông gió, lỗ này ở hướng gió là tốt nhất.

    + Thông 2 lỗ này với nhau và sắp xếp bếp lửa bên dưới tùy theo nhu cầu của bạn như hình minh họa.



    Đốt lửa trên tuyết hoặc trên sàn gỗ



    Ở những nơi có tuyết phủ dầy bạn không thể nhóm lên được một đống lửa theo cách thông thường hoặc những nơi bạn không muốn cho ngọn lửa tiếp xúc với sàn đất (VD đốt bếp trên sàn gỗ chẳng hạn). Bạn có thể áp dụng theo cách sau để có được một đống lửa ấm áp theo như mong muốn.



    Ở những khu vực lạnh giá tuyết phủ, những thân cây xanh cỡ cổ chân cổ tay thường rất giòn và được bẻ gẫy một cách dễ dàng bằng tay không. Giữ lấy phần thân cây và đạp mạnh vào phần gần gốc ta có thể thu được một thân cây xanh nguyên vẹn. Với vài ba cây còn xanh tươi kiểu đó, ta có thể sắp xếp thành một bếp lửa cháy trên tuyết theo hình minh họa dưới đây.



    + Đặt liên tiếp những thân cây này cạnh nhau thành một sàn gỗ nhỏ.

    + Xếp thêm một lớp thân gỗ tươi lên phía trên. 2 lớp hoặc 3 lớp thì càng tốt.

    + Những thân gỗ tươi này đặt phía dưới ngọn lửa nên không dễ bắt lửa. Bếp lửa kiểu này có thể duy trì khá lâu ở những vùng đất tuyết phủ.



    1.15.jpg


    Đốt lửa trên băng tuyết hoặc vùng lầy lội


    Các loại đống lửa



    Nói chung để tạo ra một đống lửa khi đã có mồi lửa rồi là việc khá đơn giản. Bạn thu thập những nguyên liệu dễ cháy và duy trì được sự cháy tốt xung quanh như: những cành cây khô, thân cây gỗ chết khô, cỏ khô, than bùn, phân gia súc khô, than đá … rất nhiều thứ để bạn có thể tận dụng và sau đó hình thành nên một đống lửa.



    Ở đây mình chỉ nói sơ qua vài cách tạo ra những đống lửa khác nhau từ củi khô. Ưu điểm khác nhau của từng loại để các bạn có thể tận dụng nó trong những tình huống đặc thù nhất.



    - Đống lửa kiểu hình nón thông dụng:



    Không có gì phức tạp để nói thêm về dạng này. Đây là dạng bếp lửa bạn hay được thấy nhất ở bất kì đâu. Chúng đều ở dạng hình nón cho dù những thanh củi được xếp ở góc độ cao hay thấp. Ở hình dạng này, các thanh củi được xếp xen kẽ và dựa vào nhau để tạo thành một hình nón. Khi bắt lửa, lửa sẽ cháy đều từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.



    - Đống lửa kiểu Lean to (đống lửa kiểu nghiêng)



    1.16.jpg




    Đây là dạng đống lửa cho phép ta hẹn giờ lửa tắt hay kiểm soát, dập tắt ngọn lửa một cách dễ dàng nhất. Tuy nhiên ngọn lửa từ loại đống lửa này khá yếu. Ta có thể khắc phục bằng cách sử dụng những thanh củi to hơn.



    Cách tạo ra đống lửa kiểu này như sau:

    + Cắm một thân gỗ tươi xuống mặt đất, nghiêng 1 góc 30 độ so với mặt đất.

    + Xếp lần lượt những thanh củi gác lên thân gỗ tươi đó theo như hình minh họa. Xếp xen kẽ và sát vào nhau.

    + Khi đốt cháy, các thanh củi cháy lần lượt từ cao xuống đến thấp. Tùy vào cách ta bố trí củi dày hay mỏng, nhiều hay ít mà ta có thể kiểm soát được thời gian đống lửa sẽ tắt

    + Khi muốn dập tắt đống lửa ta chỉ việc loại bỏ phần củi chưa cháy đến, chỉ mất vài giây là ta có thể làm tắt lửa. Đây cũng là loại bếp lửa cháy rất tốt ngay cả với gỗ ướt. Xếp gỗ ướt ở phía sau lửa cháy ở phía trước sẽ tự động hong khô chúng để nuôi dưỡng sự cháy.



    - Đống lửa kiểu mương chữ thập (Cross ditch)

    1.17.jpg




    Đống lửa kiểu này được tạo ra để hình thành nên những ngọn lửa mạnh mà các loại đống lửa bình thường khác không làm được. Thông thường những đống lửa trại chỉ có thể kiểm soát theo kiểu làm lửa yếu mạnh bằng cách rút bớt ra hay thêm củi vào. Loại đống lửa Cross ditch này sẽ cho ta những đám lửa cháy mạnh, tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn gấp đôi so với loại đống lửa khác.



    Cách tạo ra đống lửa kiểu này như sau:

    + Đào một cái rãnh hình chữ thập dưới mặt đất, sâu gần 1 gang tay, chiều rộng khoảng 1 gang tay như hình minh họa.

    + Ở giữa của rãnh chữ thập ta xếp củi, bùi nhùi và nhiên liệu cháy lên trên.

    + Rãnh cạn hình chữ thập này sẽ hút không khí xung quanh để cung cấp cho đống lửa một cách liên tục. Đống lửa này sẽ cháy rất to và mạnh.



    - Đống lửa kiểu kim tự tháp (Pyramid)



    1.18.jpg




    Đây là kiểu đống lưa giúp bạn có thêm thời gian rảnh rỗi khi không cần phải chú ý đến nó. Nó sẽ cháy đều và liên tục qua đêm mà không cần phải thêm củi hay trông nom gì cả (thông thường với những đống lửa kiểu khác phải có một người thức canh để giữ cho lửa không bị tắt)



    Cách tạo ra đống lửa kiểu này như sau:

    + Đặt 2 thân gỗ lớn nhất phía dưới cùng

    + Lần lượt xếp các thanh gỗ đều nhau lên phía trên, so le nhau như hình minh họa

    + Thêm một lớp khác theo chiều ngang lên phía trên. Phía trên nữa là một lớp thân gỗ khác so le theo chiều dọc

    + Càng nhiều lớp củi như thế ta càng có một bếp lửa cháy lâu. Cũng không nhất thiết lớp sau phải nhỏ hơn lớp trước. Loại đống lửa này sẽ cháy từ trên xuống dưới rất đều đặn
    Các loại bếp mini và đèn thắp sáng đơn giản



    Bếp mini

    1.19.jpg




    Như tôi đã nói ở nhiều kì trước, có rất nhiều thứ bạn có thể tận dụng được ngoài hoang dã ngay cả khi bình thường đối với bạn nó là vật vô dụng bỏ đi. Các loại vỏ lon, vỏ hộp bằng kim loại là một ví dụ. Từ nó ta có thể làm nên rất nhiều thứ có ích cho cuộc sống sinh tồn ngoài hoang dã. Ở đây tôi xin hướng dẫn các bạn sử dụng các loại vỏ lon, vỏ hộp thức ăn đóng hộp làm thành một chiếc bếp mini cực kì thuận tiện.



    Nhiên liệu để chiếc bếp này hoạt động là các loại mỡ động vật, dầu thực vật, sáp ong (lấy ra từ các tổ ong, mình sẽ hướng dẫn rõ hơn về tổ ong vào các kì sau)



    Cách tạo ra chiếc bếp mini này như sau:

    - Đục 4 lỗ nhỏ theo hình chữ thập trên nắp lon.

    - Xâu 4 sợi dây vải hay bong gòn có tác dụng giống như tim đèn vào 4 cái lỗ đó. Để thừa ra một đoạn lên phía trên làm bấc.

    - Cắt 2 miếng thiếc từ một chiếc lon khác để làm kiềng như hình dưới. 2 miếng kim loại này phải đủ cứng để có thể chống đỡ được những chiếc nồi.

    1.20.jpg




    - Đổ mỡ động vật, dầu hay sáp ong vào trong lon.Khi đốt lửa lên, 4 tim đèn sẽ hút mỡ hay dầu phía dưới để tiếp tục cháy. Bếp sẽ cháy khoảng nửa ngày với ngọn lửa vừa đủ để đun nấu. Khi hết dầu mỡ phía dưới ta phải tiếp tục thêm vào.



    Đây là một loại bếp nhỏ gọn, có tác dụng lớn và thuận tiện để di chuyển.



    Bếp Koolik của người Eskimo:



    Với những vùng đất băng tuyết lạnh giá như Eskimo, ngay cả nước còn đóng băng dày hàng tấc thì mỡ động vật cũng bị đóng băng ngay cả khi ở trong lon. Nó sẽ bị đóng cục và không cung cấp được dầu lên trên như loại bếp mini ở trên. Ta phải sử dụng loại bếp Koolik của người Eskimo để khắc phục nhược điểm đó.



    Ta cần chuẩn bị: vải hay bông gòn làm bấc, một hộp thiếc rộng, 2 miếng thiếc mỏng để đỡ bấc đèn.



    Thiết kế chúng như hình sau đây để tạo thành một chiếc bếp Koolik Eskimo:

    - Mỡ động vật được để lên tấm thiếc để luôn bị tan chảy cung cấp mỡ nước cho bấc đèn.

    - 2 tấm thiếc vừa nâng đỡ bấc đèn vừa làm nóng mỡ đông phía dưới, đảm bảo cho bấc đèn luôn hút được mỡ lỏng từ dưới lên giúp đèn hoạt động liên tục.

    - Loại bếp này có thể đun nấu, sưởi ấm hay thắp sáng đều được. Thời gian hoạt động của nó cũng rất dài.



    1.21.jpg


    Đèn thợ rừng



    Đây là một loại đèn cực kì đơn giản. Đựng mỡ động vật trong các vật liệu như vỏ dừa, vỏ sò. Lấy một sợi vải hay bong gòn làm bấc đèn. Cố định nó bằng cách xuyên qua một sợi kim loại nhỏ qua rồi gác lên phía trên vỏ sò vỏ dừa như hình vẽ. Ta cũng có thể cố định bằng cách kẹp nó bằng 2 viên đá nhỏ. Nói chung chỉ cần cố định bấc đèn lên trên là được. Khi đốt lên cũng cho ta ánh sáng khá ổn định.

    1.22.jpg




    Đèn mù u



    Cây mù u là loại cây hoang mọc nhiều ở nước ta. Nhiều nơi trồng loại cây này để ép lấy dầu thắp đèn. Loại cây này cũng mọc hoang dã ở một số nước nhiệt đới trên thế giới



    Quả của loại cây này chứa rất nhiều tinh dầu dễ cháy. Ta có thể ép tinh dầu từ quả đó hoặc phơi khô, cắt lát và xâu vào một cái que kim loại nhỏ. Khi đốt nó sẽ cháy rất sáng và lâu. Đem ra gió cũng không bị tắt.

    1.23.jpg


    Cây mù u



    3. Lưu trữ lửa



    Một sự thật ở đây là để làm ra được một ngọn lửa thì cực kì tốn công sức và sự kiên nhẫn cao độ. Bạn cũng chẳng dễ dàng gì để kiếm nguyên liệu mà duy trì cho lửa cháy mãi được nên sẽ có một vấn đề được đặt ra ở đây là làm thế nào để bảo quản và lưu trữ ngọn lửa trong một thời gian dài.



    Nếu bạn ở yên một chỗ và có thời gian trông coi, duy trì ngọn lửa thì không có vấn đề gì.Nhưng nếu bạn muốn đi đâu đó một vài ngày mà khi quay về vẫn còn giữ được ngọn lửa đang cháy thì có thể làm theo cách như sau:

    - Sắp xếp những thanh gỗ lớn theo hướng gió thổi, thanh gỗ sau gác lên phần đuôi của thanh phía trước.

    - Đốt thanh gỗ đầu tiên (phần ở hướng gió) . Thanh gỗ này sẽ cháy từ từ cho đến phần đuôi.

    - Khi cháy hết thanh thứ nhất, do thanh phía sau được gối lên thanh trước nên nó sẽ được nhóm lên và tiếp tục cháy về phía đuôi. Tương tự như thế lửa sẽ được duy trì cho đến khi thanh gỗ cuối cùng cháy hết.



    1.24.jpg




    Sử dụng một đoạn thừng khô: Lấy một đoạn dây thừng khô bện bằng các loại sợi cây và đốt một đầu. Thổi tắt nó chỉ để lửa cháy âm ỉ. Tùy thuộc vào độ dài của sợi dây thừng mà ta có thể giữ được lửa trong thời gian dài hay ngắn. Nhiều nhất cũng có thể lên đến vài ngày.



    Khi cần ta đưa đầu đang cháy âm ỉ đó vào bùi nhùi và thổi bùng lên ngọn lửa.

    1.25.jpg




    Nếu không có dây thừng ta có thể bện cỏ khô, rơm khô, sợi cây lại thật chặt và sử dụng như sợi dây thừng ở phía trên. Đây là cách mà người Việt Nam ta xưa vẫn sử dụng để lưu trữ lửa. Sợi rơm này được gọi là sợi rơm con cúi, đựng chúng trong các hộp kim loại hoặc ống tre tươi có thể mang vác đi dễ dàng.Nếu bện dài một chút ta có thể giữ lửa được rất lâu.



    Sử dụng một chiếc lon, vỏ đồ hộp, vỏ dừa, vỏ trai, mai rùa …Đổ một lớp tro để lót phía dưới sau đó để những viên than nóng vào giữa.Trên cùng ta phủ lên một lớp tro mỏng nữa cũng có thể giữ được than cháy âm ỉ khá lâu khoảng nửa ngày. Dùng một sợi dây xỏ qua để mang vác, di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác khi bạn làm việc.



    Tổng kết



    Ở ngoài hoang dã, đôi khi một ngọn lửa cháy trong đêm cũng quyết định số phận của bạn. Chưa kể đến những vùng đất băng giá lạnh lẽo ,sống trong một khu rừng sâu, những hang động tối tăm mà quanh mình chỉ dày đặc một màu đen tối thì cảm giác khủng bố sẽ mau chóng đến với bạn. Ngọn lửa giúp bạn an tâm hơn trong hoàn cảnh đó. Một ngọn lửa le lói trong rừng sâu sẽ soi sáng, sưởi ấm, xua đuổi các loài thú dữ và còn cả trăm cách khai thác nó mà bạn sẽ phải tự tìm ra nếu thất lạc ngoài hoang dã. Trong những hoàn cảnh khốn cùng đó, việc tạo ra một nguồn năng lượng quan trọng là ngọn lửa sẽ là một nấc thang vững chắc giúp bạn bước tiếp trên con đường sinh tồn.



    Ở kỳ sau, chúng ta sẽ bàn đến một vấn đề cũng cấp thiết không kém lửa và nước. Đó là thực phẩm. Thực phẩm từ thực vật, thực phẩm từ động vật. Thứ gì ăn được và thứ gì không ăn được? Chế biến và bảo quản chúng như thế nào? Hẹn gặp lại các bạn trong phần sau của loạt bài về chuyên đề kỹ năng sinh tồn!
    Kỹ năng sinh tồn phần 8: Tìm lương thực nơi hoang dã

    Rất vui khi được gặp lại các bạn trên hoang đảo trù phú này của chúng ta. Ở những kì trước chúng ta đã bàn đến việc tự làm ra nước, lửa và một chỗ trú ẩn an toàn. Những việc này nếu gặp may thì bạn có thể hoàn thành trong một vài ngày. Nói chung chúng là những yếu tố khá ổn định, bạn có thể an tâm là có thể sử dụng chúng lâu dài trừ một số trường hợp đặc biệt.



    1.1.jpg

    Và đây là lúc để các bạn hướng suy nghĩ của mình đến một vấn đề thiết thực không kém đó là thực phẩm. Thực ra thì ngay từ đầu, sau nước uống thì hầu hết suy nghĩ của ta là làm thế nào để no bụng. Đó là tâm lý chung của hầu hết những tình huống sinh tồn dù là giả định hay thực tế. Có thực mới vực được đạo, thực phẩm cũng là một góc tối cần thiết trong tam giác của sự sống: Nước, thực phẩm, trú ẩn.

    Nếu bạn phải tồn tại cùng với cái đói đang dai dẳng đeo đuổi. Ý chí sinh tồn của bạn sẽ là cái cạn kiệt đầu tiên, và mất đi ý chí là mất đi tất cả. Ngay sau đó là sinh lực, sức chịu đựng cũng sẽ suy kiệt. Tất nhiên khi đó sinh mạng của bạn đã bị đe dọa nghiêm trọng.


    1.2.jpg

    Đừng để mình bị đói cho dù phải ăn bất kì thứ gì có thể tìm thấy. Kể cả đó là kiến mối


    Tôi vốn cũng không định mào đầu dài dòng văn tự nhưng quả thật việc bắt đầu từ đâu làm tôi rất bối rối. Những tài liệu ghi chép kinh nghiệm của Ben về vấn đề lương thực thực phẩm quá nhiều và sắp xếp hỗn loạn. Cộng thêm những tài liệu tôi tự sưu tầm được, tất cả là một khối kiến thức khổng lồ. Tôi hoàn toàn không muốn làm các bạn bị nó làm choáng ngợp. Vì vậy tôi sẽ đi về những thứ đơn giản và dễ hiểu, dễ làm nhất và để lại những thứ khó khăn hơn nói đến sau. Những thứ khó khăn này chẳng qua cũng chỉ là kinh nghiệm thực tế của Ben khi đến vùng Bắc Tạng, Châu Phi hay sống với thổ dân Indonesia... Nó giống như một thứ để bạn khám phá, tìm hiểu hơn là những kinh nghiệm thiết thực mà bạn cần học hỏi để có thể áp dụng được.

    Và riêng với bài viết này, nó có thể kéo dài 2 hoặc 3 kì với vài chục nghìn chữ. Đó là tất cả những gì tôi có thể cô đọng lại từ tâm huyết của nhiều người. Kể cả của những người vô danh trên Internet.

    Trở lại với chủ đề, hoang đảo mà bạn trôi dạt như tôi đã nói, dù thế nào đi chăng nữa thì vẫn có rất nhiều thứ mà bạn có thể tận dụng. Thực phẩm cũng không ngoại lệ.

    Có nhiều thứ có thể là thực phẩm, hoặc ít ra là trông giống như thực phẩm. Có những thứ bạn ăn được, có những thứ ăn vào làm bạn bị bệnh . Một vài thứ ăn vào bạn sẽ chết nhưng chính nó lại giúp bạn “tạo ra” những loại thực phẩm ăn được khác... vân vân và vân vân. Có quá nhiều thứ để nói đến trong vấn đề này. Thiên nhiên quanh ta thì trù phú và hào phóng nhưng lại nguy hiểm chết người với những kẻ “tay mơ” thiếu hiểu biết.

    Một vài ví dụ đơn giản mà ai cũng biết: Nấm chẳng hạn. Nấm độc có màu sắc sặc sỡ và nấm ăn được có màu sắc đơn giản. Đừng vội, việc làm theo cái kinh nghiệm mơ hồ này sẽ giết chết bạn rất mau chóng. Phân biệt nấm ăn được với nấm không ăn được còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mũ nấm, các loại đốm, rễ, vành hay thân nấm. Một chuyên gia về nấm cũng không dễ dàng gì trong chuyện này. Và với hơn 10.000 loại nấm khác nhau, hãy chỉ chọn những loại nấm mình biết để ăn là cách tốt nhất. Nấm rất dễ tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, chúng có thể rất độc nhưng có thể cũng rất bổ dưỡng và ngon miệng.
    1.3.jpg

    Nhìn có vẻ “hiền lành” nhưng đây là loại nấm mũ tử thần. Chỉ cần ăn một mũ nấm thôi là đủ gây tử vong. Trông chúng hoàn toàn giống nấm ăn được.




    1.4.jpg

    Còn đây là loại nấm amanita-phalloides. Khi ăn vào sẽ gây ảo giác, cười vô thức, cảm thấy khoan khoái tê dại giống như hồn lìa khỏi xác.


    Hay đơn giản hơn là các loại củ quả. Củ khoai môn thì ai cũng biết, nó mọc ở mọi nơi từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới. Nhưng trong đám họ hàng hang hóc nhà nó có loại ăn rất ngon và ngọt, có loại ăn rất chát , đắng. Có loại làm bạn rối loạn tiêu hóa, cũng có loại làm bạn dị ứng ngứa ngáy toàn thân đến mức độ vật vã sống không bằng chết (Nguyên văn). Và để sử dụng những loại thực phẩm kiểu này sẽ phải dùng đến một phép thử mà tôi sẽ nhắc đến ở phần sau.

    Ở ven biển thì cũng có những loại trai, sò, cá tôm. Chúng có thể khá quen thuộc và trông có vẻ lành hơn nhưng thực tế mức độ nguy hiểm cũng không hề kém cạnh. Sứa có thể có độc, bạch tuộc cũng có thể có độc. Thậm chí cả rùa biển (đồi mồi) cũng có tuyến độc riêng nếu không biết cách loại bỏ mà ăn phải thì chết chắc. Một số loài cá da trơn, cá nóc có độc, rắn biển thì cực độc. Đặc biệt có một số loài trai, sò ở thời điểm này thì ăn được nhưng ở thời điểm khác ăn vào lại rất nguy hiểm…

    Còn rất nhiều yếu tố cần phải nhắc đến như côn trùng, bò sát, các loài thú, các loài chim chóc tôi sẽ lần lượt nhắc đến xen kẽ trong bài viết. Một lời khuyên trong hoàn cảnh này là: Chỉ ăn những gì mình hiểu rõ. Nếu như bạn đã có một lượng kiến thức và kinh nghiệm nhất định về thiên nhiên hoang dã, bạn có nhiều lựa chọn hơn và bạn cũng sẽ thoải mái, tự tin hơn khi phải vật lộn mưu sinh ở nơi khắc nghiệt này. Ít ra với lượng kiến thức trong bài viết này, tôi chắc chắn một điều là nó đủ làm cho bạn có thêm ý chí để không khoanh tay nhịn đói mà chờ chết.

    Để tìm thực phẩm từ trong thiên nhiên. Ta có thể tìm ra chúng từ 2 nguồn chính: động vật và thực vật.


    Động vật

    Ít nhất thì loại này cho ta rất nhiều năng lượng, chất béo, protein… hơn hẳn so với các loài thực vật. Với những người đi rừng chuyên nghiệp như thổ dân Châu Phi, Châu Úc thì chúng khá dễ kiếm nhưng với chúng ta thì hơi khó khăn một chút. Chưa nói đến vấn đề săn bắn vội, ở đây tôi muốn nói là ngoài hoang dã thực phẩm có nguồn từ động vật rất phong phú thậm chí là dễ kiếm nhưng một điều quan trọng là bạn có dám ăn, dám đụng tới chúng hay không. Không đến mức ăn tạp như Grylls Bear nhưng bạn nên hiểu rằng đôi lúc thiên nhiên không cho phép bạn kén chọn.

    Nếu bạn tập được cho mình khả năng ăn những thứ bình thường mà chẳng dám chạm vào thì xin chúc mừng. Bạn sẽ chẳng bao giờ chết vì đói.

    “Đồ ăn” của bạn có thể là các loài côn trùng như mối, dế, châu chấu (ngon và bùi, không hôi như các bạn nghĩ đâu), ve sầu, một vài loài ong, nhộng, sâu… Nếu ăn chúng thì xâu chúng thành que nướng trên lửa hay rang trên một cái chảo là tốt nhất. Thậm chí hầu hết loài bọ cạp đều ăn được.

    1.5.jpg
    Đuông dừa, một món ăn lạ miệng của dân nhậu


    Giun: giun là một nguồn protein tuyệt vời. Theo Ben nói thì mặc dù sống trong đất nhưng nó khá sạch sẽ và ngon miệng. Tìm chúng ở những khu đất ẩm ướt hoặc chúng sẽ tự bò đầy trên mặt đất sau những cơn mưa lớn. Bắt chúng và bỏ vào một chậu nước sạch khoảng 60-90 phút. Chúng sẽ tự “mơi” những chất cặn bã trong cơ thể ra nước. Rửa sạch chúng lại một lần nữa và bạn đã có thể sẵn sàng chế biến chúng cho bữa ăn ( món giun này xay ra trộn với trứng và chiên lên thì ít có mùi tanh hơn và khá ngon).
    1.6.jpg

    Ngoài việc trông chúng khá “kinh dị” thì ta có thể ăn chúng với số lượng lớn mà không gặp phải vấn đề gì.


    Một vài loài nhuyễn thể như ốc sên, trai, sò… ở trên cạn hay dưới nước đều ăn được. Tuy nhiên ăn chúng hay bị “lạnh bụng” và dị ứng nên phải luộc hay nướng thật kĩ trước khi ăn.

    Ếch, nhái, cóc, chẫu chàng… Đun một nồi nước sôi nhúng chúng vào sau đó cạo nhớt hay lột da. Bỏ lòng và trứng vì có thể có độc. Sau đó thì chế biến làm món gì cũng rất ngon.

    Các loại chim, thú thì khỏi nói. Chúng rất ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên chúng hơi khó bắt, một số loài còn rất nguy hiểm. Nếu tìm được đến tổ của nhiều loài chim bạn sẽ thu thập được rất nhiều trứng chim. Có thể lên đến hàng trăm quả. Hãy bảo quản chúng để sử dụng lâu dài.

    Nói về cá: số lượng cực kì lớn nhưng để đánh bắt được chúng cũng không phải là đơn giản. Tôi sẽ nói về vấn đề này kĩ hơn ở kì sau. Nói chung thì các loài chim, thú, cá tôm sẽ là nguồn lương thực chính và dồi dào nhất ngoài hoang dã. Nắm bắt được đặc điểm và cách đánh bắt chúng bạn sẽ có cơ hội tồn tại cao hơn trong nhiều tình huống khắc nghiệt.

    Bạn nghĩ sao? Những gì dễ kiếm thì có vẻ khó ăn, những gì ngon lành thì lại khó đánh bắt ?
    Dù sao thì chắc chắn một điều là mẹ thiên nhiên đối với chúng ta vừa hào phóng lại vừa khắc nghiệt. Sự nhạy bén và kỹ năng sinh tồn của bạn sẽ là chìa khóa để đến được với kho báu của tự nhiên này.

    Sau đây tôi xin đi vào những thứ “đồ ăn” cụ thể hơn từ tủ lạnh của thiên nhiên.

    Côn trùng

    Thực ra người Việt Nam ta là dân tộc có thể ăn được nhiều món ăn lạ lùng và kì quái nhất. Từ giun biển (rươi), các loại sâu nhộng, châu chấu, bào thai gà vịt, thịt chó mèo, máu động vật sống… Và bây giờ thêm một vài món ăn từ côn trùng chắc cũng không đến nỗi khó khăn.

    Côn trùng là loại động vật đông đảo nhất trên thế giới. Từ chủng loại đến số lượng chúng đều rất phong phú. Chúng lại xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới và việc bắt được chúng cũng khá dễ dàng. Nói ngắn gọn nếu chọn chúng làm lương thực bạn sẽ bớt đau đầu trong việc săn bắn hái lượm.

    Về mặt dinh dưỡng, so với thịt bò thì những loại sâu nhộng, ấu trùng giàu protein hơn từ 50-70% .Những loại côn trùng chân đốt và vỏ cứng thì ít protein hơn một chút nhưng vẫn nhiều hơn đa số các loại thịt cá.
    1.7.jpg

    Rết và bọ cạp chiên giòn cũng được ưa thích trong các quán nhậu


    Tuy nhiên một điều rõ ràng là không phải loại nào cũng có thể ăn được. Một vài loại có độc, một vài loại có mùi vị khó nuốt, hôi, hăng, chát, đắng… Những con sâu bướm có lông độc gây ngứa. Một số loại côn trùng có chứa mầm bệnh như bọ ve, bọ chét, ruồi, muỗi cũng không ăn được. Đa số loài nhện ăn được nhưng không khuyến khích vì một vài loài có độc mạnh,chúng còn chứa nhiều loại vi khuẩn kí sinh nguy hiểm nữa. Còn lại thì hầu hết ta có thể ăn được, mùi vị của “bọn chúng” sau khi qua chế biến cũng không khác biệt là mấy, không quá khó ăn (nguyên văn).

    Tìm chúng ở đâu?

    Dưới những lớp lá khô, dưới những thân cây mục nát hay những khu đất ẩm ướt ta có thể dễ dàng tìm thấy kiến, mối, bọ cánh cứng và các loại ấu trùng của chúng . Một số tổ côn trùng rất dễ nhận biết trên mặt đất, trên thân cây. Đừng nên bỏ qua chúng.


    1.8.jpg

    Loài mối thường sống trong các thân cây gỗ hoặc ụ đất.

    Trong khu vực cỏ rậm bạn cũng có thể tìm thấy nhiều loài côn trùng khác nhau. Từ cào cào, châu chấu, các loài sâu, bọ cánh cứng, rết, bọ cạp (Mình nghe nói là rết và bọ cạp sau khi bỏ tuyến độc chiên lên thì vị còn ngon hơn tôm hùm - Đây cũng là món mồi khoái khẩu của dân nhậu miền Bắc). Những loài côn trùng có vỏ cứng hay chân có gai (châu chấu) thì loại bỏ phần cứng đó đi, phần còn lại có thể ăn toàn bộ. Chú ý những loại côn trùng này hay có giun sán và các loại ký sinh trùng có hại. Không được ăn sống trực tiếp mà phải nấu chín chúng rồi mới ăn (Grylls Bear là trường hợp đặc biệt, đừng nên bắt chước anh ấy).

    Loài kiến cũng là một loài côn trùng dễ ăn. Một số loại kiến có vị ngọt vì chúng tích trữ một lượng đường lớn trong cơ thể. Ong cũng dễ ăn nhưng chúng lại có ngòi độc rất sắc nhọn, nhộng ong là một món ăn hiếm có và ngon lành. Tổ ong thì khỏi nói, bao gồm mật ong và tàng ong (phần tổ bên trong chứa mật ăn rất ngon). Nếu bắt gặp một tổ ong to thì bạn đã gặp may vì đó là một nguồn thức ăn giàu năng lượng và protein. Một tổ ong lớn có thể cho đến 10 lít mật ong chưa kể các thành phần còn lại đều có thể tận dụng được. Chú ý bị ong đốt có thể nguy hiểm chết người. Tuy nhiên ong rất sợ bị hun khói và sợ lửa. Tạo khói bằng cách đốt nhiều lá tươi quanh tổ của chúng, sau đó ta có thể khai thác tổ ong dễ dàng hơn.

    Đối với một số người nếu côn trùng quá khó ăn (Phụ nữ chẳng hạn) bạn có thể xay hoặc giã nhỏ rồi trộn với các loại rau củ để làm các món canh, súp cho dễ ăn. Trộn với chứng chim và chiên lên cũng là một cách.

    Tóm lại nếu có thể hãy lựa chọn côn trùng cho thực đơn của bạn. Chúng không chỉ dễ dàng đánh bắt mà thực sự rất giàu chất dinh dưỡng.


    1.9.jpg

    Thay vì ăn sống như Grylls Bear hãy xiên chúng qua một chiếc que và nướng kỹ trên lửa.


    Giun, rươi

    Như tôi đã nói ở trên, chúng dễ tìm và dễ ăn. Không có các chất độc và giàu protein. Cách ăn để khỏi phải tưởng tượng ra hình dáng của chúng tốt nhất là xay nhỏ và trộn với các loại thức ăn khác hoặc ăn kèm với rau củ.
    20.jpg

    Sá sùng, một loài giun biển ngon và có giá trị


    Động vật giáp xác

    21.jpg

    Tôm, cua là những loài động vật giáp xác khá thân thuộc. Chúng xuất hiện ở cả những ao, hồ nước ngọt đến các vùng biển.


    Tôm nước ngọt có số lượng rất lớn, kích thước từ 0.25 đến 2,5 cm. Chúng có thể hình thành một đám rất lớn dưới các tảng đá, các vùng rong tảo nổi trên mặt hồ. Hãy tạo ra những chiếc vợt có cán dài để đánh bắt chúng.

    Tôm càng xanh cũng sống ở nước ngọt nhưng kích thước lớn và có thịt thơm ngon giống tôm hùm. Chúng có lớp giáp cứng và đôi càng quá khổ rất đặc trưng. Tôm càng xanh hoạt động về đêm nhưng ban ngày ta vẫn có thể xác định vị trí của chúng bằng cách xác định những vùng bùn xốp có màu sẫm. Những khu vực có nhiều rong tảo nổi và có sủi tăm (sủi bọt). Chúng có màu sắc lẫn vào màu bùn nên hơi khó nhìn.


    22.jpg

    Tôm tép còn được nuôi làm cảnh. Một vài loài có màu sắc rất đẹp.


    Tôm càng xanh là một loài khá hung dữ nên câu chúng cũng rất dễ. Chỉ cần buộc các miếng mồi sống nhỏ thành 1 dây dài hoặc sử dụng nội tạng (ruôt) những loài chim, cá nhỏ để câu chúng. Chúng sẽ dùng càng kẹp chặt lấy mồi và ta chỉ việc nhè nhẹ kéo chúng lên bờ. Cách này cũng có thể áp dụng để câu một số loài cua, còng khác cũng ở vùng hồ.

    Ở biển thì có tôm hùm và các loài cua biển, thịt của chúng là một loại đặc sản ngon miệng. Bạn có thể tìm thấy chúng ở gần bờ biển cách vùng sóng đánh tới khoảng 10-15 mét. Các loài tôm và cua này đặc biệt thích ánh sáng nên bạn có thể dùng ánh sáng để bẫy chúng mắc vào lưới đặt dưới biển. Ban ngày thì có thể dùng vợt hoặc cần câu. Đối với loài cua biển, thỉnh thoảng chúng còn lên bờ để kiếm ăn. Đặt bẫy có mồi ở phần rìa sóng cũng hay bắt được chúng. Tuy nhiên tôm hùm và cua biển là loài ăn đêm nên bạn sẽ bắt gặp chúng nhiều nhất vào thời điểm này.


    23.jpg

    Trên youtube có một video mô tả tường tận cách Grylls Bear bắt con tôm hùm này với một chiếc gậy nhọn đầu


    Các loài nhuyễn thể

    24.jpg

    Các loài nhuyễn thể bao gồm: Mực, bạch tuộc, các loài có vỏ cứng như sò, ốc, các loài 2 mảnh vỏ như trai hàu, ngao, vạm… Hải sâm hay nhím biển cũng có thể tính là loài nhuyễn thể. Chúng thường sống ở biển.

    Vùng nước ngọt cũng có các loài tương tự như ốc, ốc sên, trai, hến… Chúng sống rải rác cả ở trên cạn và dưới nước.

    Ở những vùng sông, suối nước ngọt. Có thể tìm thấy các loại ốc, hến ở những vùng đáy cát, bùn nông các con sông, hồ, suối nơi nước có màu sắc đậm nhiều dưỡng chất. Những con suối chảy qua những khu rừng xanh tốt cũng có rất nhiều. Chúng nằm lẫn dưới bùn hoặc cát, số lượng thì rất lớn. Cũng có một vài loài ốc bám vào những tảng đá để ăn rong rêu. Nếu tìm ra chúng thì thường ta thu hoạch được khá đáng kể.

    Nếu ở biển thì các loài trai, sò, ốc, vạm, ngao… thường nằm trong cát ở vùng biển nông gần bờ. Nếu có thể lặn xuống, dùng một chiếc cào để cào cát ra bạn sẽ tìm thấy chúng. Khi thủy triều rút xuống thậm chí bạn không cần lặn cũng có thể bắt được một số lượng đáng kể. Ốc biển thường bám vào các tảng đá dọc theo bãi biển. Loài trai thường sống trong các hốc đá, kẽ đá. Chúng có kích thước khá lớn, thịt thơm ngon và thỉnh thoảng có con mang trong mình những viên ngọc trai.
    Sên biển và ốc limpet thì sống trong những đám rong tảo trôi nổi, kéo dám rong tảo vào bờ để tìm thấy chúng.

    Về cách chế biến sử dụng thì rất dễ dàng và đơn giản. Đun nấu chúng thật kĩ với nước sôi hoặc nướng trực tiếp cả vỏ trên lửa. Cũng có thể hầm chúng với các loại rau củ quả mà bạn tìm được. Cách nào đi chăng nữa thì hương vị của chúng cũng rất tuyệt vời.

    25.jpg

    Hương vị của các loài trai sò biển rất ngon nhưng ăn với số lượng lớn có thể gây rối loạn

    tiêu hóa.


    Các loài cá là một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi các nguồn protein của chúng ta. Chúng có số lượng đông đảo, đa dạng về chủng loại, chất lượng, hương vị... Chúng còn có lợi thế hơn các loại thức ăn khác khi cung cấp các loại vitamin hiếm, các loại dầu, i-ốt, chất sắt, natri... Đánh bắt cá là một việc vừa dễ vừa khó, vừa nhàm chán lại vừa thú vị. Hầu hết với chúng ta để bắt được một con cá là rất khó khăn. Nhưng với những người ngư dân chuyên nghiệp, khi đã nắm rõ được tập tính của từng loài cá rồi thì việc đánh bắt chúng rất dễ dàng. Thậm chí là bằng tay không.

    26.jpg

    Như vậy để đánh bắt cá thành công, trước hết bạn phải hiểu được thói quen và tập tính của chúng. Thực ra thì cũng không quá đến mức phức tạp.


    Ví dụ loài cá thường có xu hướng đi ăn thật nhiều trước những cơn mưa bão (cả ở sông và ở biển). Lúc này chúng di chuyển theo đàn lớn rất ham ăn và dễ câu, dễ bắt. Nguyên nhân của việc này là sau cơn mưa bão, nước bị khuấy đục. Bùn bị sục lên và mất rất lâu để lắng xuống nên sẽ làm chúng khó khăn trong việc kiếm ăn. Nước mưa làm thay đổi môi trường sống khiến chúng cảm thấy khó chịu, sau mưa một số loài còn nhảy lên bờ như cá rô chẳng hạn…

    Vào ban đêm, ánh sáng cũng thường thu hút loài cá tập trung lại. Hãy đặt lưới phía dưới nơi có nguồn sáng để thu hoạch chúng. Những nơi có dòng chảy mạnh, xoáy như thác nhỏ, suối thường có một lượng phiêu sinh vật và thức ăn trôi nổi lớn nên cá cũng hay tập trung ở khu vực này. Cá thường nghỉ ngơi ở những nơi như hốc đá chìm sâu trong nước, các khe đá, phía dưới tảng đá, rong rêu, những tán lá ngập nước, thân cây chìm, gỗ mục, bóng râm hay bất cứ chỗ nào có thể cung cấp nơi trú ẩn cho chúng. Những người có kinh nghiệm sẽ rất dễ nhận thấy và tìm ra dấu vết của cá ở những nơi này.

    27.jpg


    Vào những khoảng thời gian mưa lớn và lũ đầu mùa. Các loài cá thường lội ngược dòng nước tập trung ở đầu nguồn để tìm nơi sinh sản. Những lúc này chúng liều mình, cố chết vượt thác, thậm chí trườn lên bờ để đi đến nơi sinh sản, sử dụng đăng và lưới ta có thể bắt được với số lượng cực lớn.Tuy nhiên cách này chỉ mang tính chất thời vụ đặc biệt. Đánh bắt cá quanh năm chủ yếu vẫn bằng cách câu, lưới,nơm, vó, thuốc (đầu độc)… mà tôi sẽ nói rõ hơn ở phần sau.

    Các loài cá nước ngọt thì hầu hết không có độc tuy nhiên chúng lại chứa nhiều loại vi khuẩn, nhiều loại mầm bệnh trên cơ thể và trong cả thịt của chúng. Tuyệt đối không ăn sống các loại cá nước ngọt này mà phải nấu chín để phòng ngừa nhiễm bệnh. Một vài loài cái da trơn như cá trê, cá nheo có nghạnh cứng và sắc ở vây và râu. Một số loài có gai ở đuôi. Bị chúng đâm trúng thì thường gây ra các vết thương sâu, khá đau đớn và dễ bị nhiễm trùng.

    Những loài cá bắt được trên biển trong môi trường nước mặn thì hầu hết không chứa các loại vi khuẩn có hại hay các loại kí sinh trùng. Có thể ăn sống được chúng mà ít phải lo ngại vấn đề này. Tuy nhiên một số ít loài cá nước mặn lại có độc như cá nóc, cá nhím, cá gai, cá dầu (oil fish) , hải ngưu, trigger fish (nguyên văn) ,cá mặt hề (jack fish)… Một số loại cá nguy hiểm như cá mập, cá nhám, cá nhồng (barracuda fish) thì tốt nhất là đừng kích động chúng. Ko săn bắt nếu không có đủ trang thiết bị.


    28.jpg

    Cá nhồng nguy hiểm với hàm răng sắc nhọn và kích thước lớn. Tuy nhiên thịt của chúng lại rất ngon.

    Để nấu nướng chúng thành thức ăn thì có lẽ tôi không phải nói nhiều thêm. Loài cá đã vốn rất quen thuộc trong các bữa ăn của mọi gia đình ở khắp nơi trên thế giới.

    Cá rất dễ bị thiu, ươn nên việc làm cá và chế biến, bảo quản chúng như thế nào hiệu quả tôi sẽ nói rõ hơn vào phần sau.

    Động vật lưỡng cư.

    Số lượng của chúng cũng khá lớn và đa dạng nhưng ở đây ta chỉ nói đến ếch và kì nhông là 2 loài dễ dễ bắt,đông đảo, ít nguy hiểm và dễ ăn (nếu không muốn nói là rất ngon lành).

    Chúng có thể dễ dàng tìm thấy ở những khu vực như xung quanh sông suối, hồ nước ngọt, nhưng khu vực ẩm ướt… Loài ếch hiếm khi di chuyển ra xa khỏi khu vực mặt nước, khi nhận thấy nguy hiểm chúng sẽ lao mình xuống nước lẩn trốn trong những khe đá hoặc dưới bùn. Thịt ếch trắng và thơm, còn ngon hơn cả thịt gà.

    Chú ý rằng có khá nhiều loài ếch độc. Nếu để ý thấy những con ếch có màu sắc sặc sỡ, có đốm hoặc vằn sáng màu thì chắc chắn là chúng có độc. Hãy nên nhớ một điều: “Trong tự nhiên, màu sắc chính là sự cảnh báo của cái chết”. Mấy loài ếch có hình dáng kì lạ một chút tốt nhất cũng bỏ qua.
    29.jpg

    Trông thì khá bắt mắt đấy nhưng lượng chất độc trong 1 con ếch này có thể giết chết 10 người trưởng thành


    Đừng nhầm ếch với cóc. Chúng có hình dáng khá giống nhau nhưng cóc có lớp da dầy, xù xì và trông xấu xí hơn so với ếch. Loài cóc thường sống ở trong môi trường khô. Không phải là loài cóc không ăn được nhưng lớp da của chúng thường tiết ra chất độc để chống lại các cuộc tấn công khi chúng lang thang khắp nơi. Một số bộ phận khác của cóc cũng có độc tùy theo từng loài. Nói chung là nếu không có kỹ thuật xử lý thịt cóc chuyên nghiệp thì nên bỏ qua loài này để tránh bị ngộ độc.

    Kỳ nhông: thịt của kỳ nhông khá ngon kể cả nhiều loài họ hàng khác của nó cũng vậy. Chúng là loài ăn đêm nên về đêm sẽ là thời điểm tốt nhất để bắt loài này. Sử dụng các loại đèn pin, lửa để soi sáng và thu hút chúng. Kỳ nhông thường sống trong các kẽ đá gần bờ hoặc các khu vực nhiều bùn lầy dưới nước. Chúng khá chậm chạp và dễ bắt.

    Kỳ nhông có kích thước từ một vài cm cho đến 60 cm và ít nguy hiểm, chúng khá hiền lành.
    30.jpg

    Ở Việt Nam món kì nhông nướng muối ớt là một món ăn khá nổi tiếng
    Các loài bò sát

    31.jpg

    Các loài bò sát tuy có số lượng lớn nhưng khá phức tạp về chủng loại, tính chất , chúng cũng cung cấp một lượng protein tốt và ổn định. Độ khó để đánh bắt chúng từ mức khó cho đến tương đối dễ dàng, thịt từ chúng cũng khá ngon và dễ ăn, dễ chế biến.

    Một ưu điểm nữa là bò sát là một loài máu lạnh, có nghĩa là cho dù chúng có chứa một số loại vi trùng, vi khuẩn nhưng chắc chắn một điều là các loại kí sinh trùng này sẽ ko gây được bệnh cho loài máu nóng là con người chúng ta. Đây cũng chính là nguyên nhân mà rắn, tắc kè, thằn lằn được ngâm sống, ăn sống và tiết, máu của chúng cũng được uống sống trong các bữa nhậu. Tất nhiên nấu chín chúng vẫn là lựa chọn an toàn nhất nhưng trong một vài trường hợp khẩn cấp, bạn có thể ăn sống chúng (tất nhiên là sau khi đã xử lý phần đầu, nội tạng hoặc những bộ phận có độc)

    Nói về độc thì có nhiều nhiều loài bò sát có độc. Không chỉ rắn mà các loài thằn lằn, tắc kè, sa giông, rùa… đều có thể cắn gây nhiễm độc hoặc bản thân chúng chứa độc. Hầu hết các loại rắn từ độc đến không độc đều ăn được nhưng nếu không có kinh nghiệm thì không khuyến khích các bạn bắt chúng.

    Riêng về các loài thằn lằn cũng có một số loài rất nguy hiểm như :

    Thằn lằn Gila (tên khoa học là Heloderma suspectrum). Chúng có làn da màu đen với những đốm màu hồng nhạt. Chiều dài trung bình của chúng từ 35-45 cm với cái đuôi lớn. Chúng ít cắn trừ khi bị kích động hoặc đang trong mùa sinh sản. Chất độc của chúng dư sức để làm chết người. Chúng thường xuất hiện ở phía nam Hoa Kì.
    32.jpg

    Thằn lằn Gila


    Thằn lằn đính cườm mexico (Heloderma horridum): tương tự như thằn lằn Gila nhưng chúng không có đốm hồng như thằn lằn Gila mà có vảy sáng đồng đều toàn thân, màu sắc của chúng cũng nhạt hơn. Bản chất của thằn lằn đính cườm Mexico hiền lành nhưng khi bị chúng cắn thì nguy hiểm chết người bởi lượng độc trong nước dãi của chúng. Nếu gặp chúng thì xin hãy để chúng yên.
    33.jpg

    Thằn lằn đính cườm Mexico.


    Rồng komodo (Varanus komodoensis) : đây là loài thằn lằn khổng lồ có thể phát triển chiều dài cơ thể lên đến hơn 3 mét với cân nặng trên 135 kg. Đừng nghĩ đến chuyện bắt nó mà hãy suy nghĩ làm sao để nó không bắt được mình. Đã có nhiều trường hợp ghi nhận con người bị loài thằn lằn này ăn thịt. Chúng không chỉ có hàm răng sắc khỏe với những cú đớp tầm cỡ cá sấu mà trong nước dãi của chúng còn có một loại chất độc ngăn đông máu và làm tê liệt thần kinh. Vì thế những con trâu bò lớn còn thường xuyên là con mồi cho chúng. Loài này chỉ đặc biệt sống trên một số đảo của Indonesia.

    34.jpg

    Rồng Komodo có thể săn được cả những con trâu rừng


    Trên đây là 3 loài thằn lằn duy nhất trên thế giới được phát hiện là có độc, tuy nhiên còn một số loài khác to khỏe và khá nguy hiểm. Hãy lựa sức mình mà tính toán xem nó có thể là bữa ăn của mình hay không.

    Rắn: như tôi đã nói ở phía trên, chúng vốn đã khá nổi tiếng và rất nhiều loại chứa trong mình chất độc chết người. Chú ý là độc rắn nhiễm vào máu sẽ nguy hiểm đến tính mạng nhưng nuốt phải lại không có gì nguy hiểm. Tôi sẽ có một bài riêng về loài rắn bao gồm tập tính, xử lý rắn cắn và chữa trị khi bị rắn cắn vào bài viết kì sau. Nhưng tốt nhất là hãy tránh xa chúng khi không có đủ kinh nghiệm săn bắt, một bữa ăn không đáng để trả giá bằng cả tính mạng mình.
    35.jpg

    Còn lại một vài loài có chứa độc trong th.ân thể khi ăn vào sẽ gây tử vong như sa giông, đồi mồi, rùa hộp. Bản thân rùa hộp không có độc trong nước dãi hay túi độc, chúng cũng ko có khả năng cắn gây độc nhưng do chúng thường ăn các loài nấm độc nên trong cơ thể chúng tích trữ một lượng độc dược gây chết chết người. Ở biển có loài rùa biển (đồi mồi) có tuyến độc trước ngực. Rất khó để loại bỏ tuyến độc này nên người ta không ăn loài rùa biển. Khác với độc rắn, các loại độc dược này khi ăn phải sẽ đầu độc con người một cách nhanh chóng, kể cả nấu chín chúng lên cũng không giải quyết được vấn đề.

    36.jpg

    Săn bắn những gì vừa tầm với bạn là một lựa chọn thông minh nhất
    Các loài chim
    37.jpg

    Hầu hết tất cả các loài chim đều ăn được, mùi vị chúng cũng khác nhau nhưng nói chung là khá ngon lành. Và loài chim vốn là loài động vật bay trên trời, như vậy thì săn bắn chúng có thực sự khó khăn không?

    Tôi xin khẳng định là săn bắn các loài chim khá dễ, dễ hơn đa số các loài thú và bò sát. Tất nhiên là với điều kiện phải có những sự hiểu biết nhất định về thói quen sinh hoạt, tập tính hay đặc điểm riêng của một vài loài chim. Bạn cũng phải biết cách làm một số loại bẫy, lưới đơn giản hoặc một số loại công cụ để phục vụ cho việc săn bắn. Việc này cũng không quá khó và tôi sẽ hướng dẫn cụ thể hơn ở phần sau.

    Một số loài chim như chim bồ câu,cò,gà rừng, le le… vào ban đêm khi chúng ngủ thì rất mất cảnh giác và chậm chạp đến mức bạn có thể dễ dàng bắt chúng bằng tay không. Trong mùa chim làm tổ và đẻ trứng, một số loài chim còn kiên quyết không rời tổ ngay cả khi bạn đã tiếp cận sát tổ của chúng. Nếu bạn có thể nhận biết được vị trí tổ chim hay cả một khu quần thể tổ chim thì đó chính là một kho thức ăn dồi dào cho bạn. Không chỉ dễ dàng cho việc đánh bắt chúng hơn mà ở khu tổ chim còn chứa trứng chim với số lượng cực kì lớn.

    Loài chim là một loài có trí nhớ và khả năng định hướng cao nên chúng thường bay theo một lộ trình nhất định từ tổ chim cho đến nơi chúng kiếm ăn như ao hồ, đầm… Hãy tinh ý quan sát lộ trình bay của loài chim bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều điều thú vị như các loại ao hồ, khu vực có nước, tổ chim,hang động… Và ở những nơi này nếu bạn thiết kế các loại cạm bẫy (ví dụ ở gần các hố nước, tổ chim) thì khả năng thu hoạch được chúng rất lớn.

    Dưới đây là bảng liệt kê tập tính, nơi làm tổ và thời điểm xuất hiện của một số loài chim thường gặp:

    1.10.jpg

    Khi bạn đã đánh dấu được vị trí vài cái tổ chim thì có một mẹo khai thác trứng chim ở đây là:

    - Không được phá hủy tổ chim trong mọi trường hợp, kể cả khi đã lấy hết trứng chim hoặc con non hay bắt luôn chim trong tổ.

    - Nếu thấy trong tổ có trứng thì thu thập lấy nhưng để lại khoảng 2-3 quả trong tổ. Lũ chim sẽ đẻ trứng tiếp vào đó thể bù lại cho sự thiếu thụt mà không bỏ hẳn tổ. Chúng có thể nhận ra điều bất ổn nhưng chắc chắn một điều là chúng không biết đếm. Như vậy bạn sẽ có một nguồn cung cấp trứng chim khá ổn định nếu biết được vị trí nhiều tổ chim.

    - Một số tổ chim được xây ở những cây cao, mỏm đá nguy hiểm. Cẩn thận chim bố mẹ tấn công rất nguy hiểm. Tốt nhất là đợi chúng rời tổ rồi mới tiến hành thu thập.


    38.jpg



    Các loài thú


    Thịt thú rừng nói chung là khá ngon nhưng nếu không có một nhóm đủ lớn hay các loại trang thiết bị đầy đủ thì rất khó khăn để săn chúng. Những con thú lớn như trâu bò, linh dương, hươu nai… cung cấp một lượng thịt lớn , ngon lành già giàu năng lượng. Tuy nhiên chúng rất khỏe, nhanh nhẹn thậm chí có phần nguy hiểm. Nếu không thể săn được chúng thì bạn có thể tập trung để săn bắn những loài thú nhỏ hơn. Thiên nhiên thì rất trù phú và các loài thú rừng có số lượng lớn, đa dạng về chủng loại kích thước nên bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn cho bữa tối của mình.

    39.jpg

    Có nhiều món ăn ngon được làm từ thịt các loài thú



    Điều quan trọng nhất ở đây là khi ở trong thiên nhiên hoang dã. Bạn phải xác định được mình đang đối mặt được với thứ gì. Nghệ thuật phán đoán đối tượng qua vết chân cũng là một cách hiệu quả để thực hiện điều đó. Nhưng việc này cũng không hoàn toàn dễ dàng như bạn xem trên tivi. Những vết chân mờ ảo khó phân biệt đòi hỏi phải kết hợp với những dấu vết khác ở môi trường xung quanh mới có thể đoán biết đối tượng vừa đi qua. Như vậy quan trọng nhất trong nghệ thuật phán đoán không phải là vết tích để lại mà chính là kinh nghiệm của bạn. Hãy tự trau dồi nó khi ở ngoài hoang dã. Không còn lời khuyên nào khác (Tôi sẽ đưa ra một bảng chi tiết hình dáng các loại dấu vết để lại từ các loài vật nguy hiểm như báo, gấu, sư tử, chó sói... cho đến các loài thú nhỏ dễ săn bắt ở phần sau)

    Phán đoán, theo dõi và nắm bắt hành vi của chúng, làm xong những bước trên thì việc săn bắt các loài thú trở nên dễ dàng, thú vị và có phần phấn khích hơn bao giờ hết. Ví dụ như các loài động vật cỡ nhỏ như thỏ, chồn, sóc, chuột đồng, heo đồng cỏ là lựa chọn tốt nhất để đặt các loại bẫy đơn giản. Những chiếc bẫy này đơn giản chỉ kết hợp từ mấy viên đá, một vài cái lỗ nhỏ hay một chiếc thòng lọng nhưng khi đặt trước tổ hay những nơi chúng hay đi qua thì hiệu quả không ngờ. Hãy dành thời gian để nắm bắt thói quen, tập tính các loài thú trong khu vực bạn sống.



    40.jpg

    Sau mùa sinh sản, loài thỏ thường sinh sôi với số lượng rất lớn



    Những loài thú lớn hơn sống theo bầy đàn và di chuyển trên một khu vực rộng lớn như hươu, nai, linh dương thì khó khăn hơn trong việc đánh bắt. Nếu có thể tạo ra một cái bẫy đủ lớn thì không đặt ở nơi chúng hay xuất hiện mà nên đặt trên những con đường mòn mà chúng tạo ra khi di chuyển. Chúng thường hay đi đến những nơi có nước vào các buổi sáng sớm và chiều muộn theo đàn lớn, lúc này chúng dễ mất cảnh giác nhất. Khi chiều tối muộn chúng mắc vào bẫy thì cũng chậm chạp và mất phương hướng hơn so với ban ngày rất nhiều.

    41.jpg

    Nói chung việc săn bắn, đánh bắt tôi dành cho kì sau nên sẽ dừng lại ở đây. Tôi chỉ muốn nói thêm là ngoài thiên nhiên, chẳng có thứ gì chắc chắn và ổn định. Sẽ có lúc bạn dư dả thức ăn, sẽ có lúc mà bất kì con gì biết bò, biết bơi, biết bay đều trở nên quý giá đối với bạn. Tôi thì không đủ tư cách để khuyên các bạn điều này: “Hãy loại bỏ tất cả ác cảm tự nhiên của mình đối với một loại thực phẩm cụ thể” vì tôi cũng khá kén ăn. Nhưng đây không chỉ là lời khuyên có ích trong lúc ngoài tự nhiên mà còn rất có ích trong cuộc sống. Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau là cách tốt nhất để cân bằng các loại dưỡng chất trong cơ thể bạn. Béo phì, máu nhiễm mỡ, tiểu đường, thừa cholesterol, huyết áp ... thực chất đều là những căn bệnh liên quan đến việc không thể cân bằng lượng dưỡng chất trong cơ thể.

    Ngoài ra trong tự nhiên đã từng ghi nhận rất rất nhiều trường hợp con người đói quá đã phải ăn tất cả những thứ mà thường ngày không thể nào tưởng tượng ra nổi : sâu bọ, dơi, chuột, xác thối thậm chí là chính đồng loại của mình. Thịt chuột thì có mùi hôi khó chịu, thịt dơi thì nhão nhoét nhạt thếch nhưng chỉ vì nó không ngon miệng mà bỏ qua thì bạn đang liều lĩnh với chính tính mạng của bản thân mình. Bạn chỉ cảm thấy hơi hơi đói nên vẫn có thể chịu đựng được và bỏ qua chúng? Bạn đã không biết rằng khi suy kiệt thì mọi cảm giác của cơ thể sẽ đều không chính xác nữa. Và tất nhiên là 1 giấc ngủ ngắn sau đó, có khi bạn sẽ chẳng bao giờ tỉnh dậy nữa. Trên Discovery chanel có thể Grylls bear diễn hơi quá khi ăn sống mấy con vật rất khủng khiếp đó nhưng ít nhất thì anh ấy cũng đã làm đúng.

    Một trong những kĩ năng sinh tồn quan trọng nhất chính là bảo vệ và duy trì sức khỏe của mình.
    Kỹ năng sinh tồn phần 9: Săn bắn, đánh bắt và tìm kiếm lương thực nơi hoang dã - P1 :p
    Kỹ năng săn bắn


    1.2.jpg



    Nếu trong điều kiện bình thường, săn bắn là 1 điều rất thú vị (tất nhiên không phải ở Việt Nam và tôi cũng không muốn nói đến cái thú vui giết chóc của một số kẻ man rợ vô nhân tính khi bắn vào bất kì con vật nào hắn nhìn thấy). Sau mùa sinh sản, các loài thú thường sinh sôi nhanh chóng với số lượng lớn (thỏ, hươu nai, dê núi…). Lúc này các con non mới lớn ít kinh nghiệm rất dễ cho việc đánh bắt. Chúng sẽ là nguồn cung cấp thực phẩm cho bạn cả một mùa chứ không ít. Vì yậy khả năng săn bắn sẽ là cứu cánh cho vấn đề lương thực của bạn thậm chí là cả nhóm của bạn trong những thời điểm khó khăn.



    Nói sơ qua một chút về khả năng săn bắn. Ba yếu tố tạo nên một thợ săn lành nghề ở đây là: Kinh nghiệm, phản ứng và kỹ thuật. Trong thực tế tôi xin mạn phép đưa thêm vào 1 yếu tố đó là khả năng sát sinh, có vẻ hơi trừu tượng nhưng rõ ràng là bạn biết tôi đang nói đến cái gì phải không?



    Bạn không nỡ nhẫn tâm bóp cò súng hay dã man hơn là cắt cổ một con vật tội nghiệp khi nhìn vào mắt nó? Điều đó chứng tỏ bạn là một người rất nhân từ. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, sự nhân từ lại biến thành thói mủi lòng kiểu đàn bà. Và điều đó sẽ làm bạn phải hối hận rất nhiều khi đôi lúc không phải bạn chỉ sống cho bản thân mình mà còn có gia đình, thậm chí cả một tập thể đang trông chờ vào biểu hiện của bạn…



    Riêng phần này tôi cảm thấy viết bao nhiêu cũng không đủ nhưng nếu viết ra hết thì quả là quá dài dòng. Tôi sẽ đi ngay vào những kĩ năng chính của một Hunter, những yếu tố mang tính chất ” nhập môn” tôi xin cắt bớt và nói vào một dịp khác có thể.



    1. Khả năng phán đoán con mồi


    1.3.jpg



    Một thợ săn pro thì chẳng bao giờ lùng sục tất cả mọi nơi mình có thể tìm được với cái tâm lý cầu may cả, vừa tốn sức vừa tốn thời gian. Vẫn 1 câu: nắm bắt đối phương, biết mình biết ta trăm trận trăm thắng.



    Bạn biết khu vực này là nơi sinh sống của loài thú này, khu vực kia là tổ của một loài chim nọ hay lộ trình đi ăn, đi uống nước của một vài loài thú. Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng công việc săn bắt của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều…



    Khả năng phán đoán, nhận biết con mồi không khó đào tạo. Bạn sẽ tự rút ra kinh nghiệm cho mình sau vài ba lần đi săn (kể cả hụt)… Và hãy ghi nhớ lại điều đó cho lần sau.



    Cái sự “biết mình biết ta” ở đây còn thể hiện ở nhiều điểm rất “tinh tế” khác, có nhiều thứ chưa biết sẽ làm bạn bất ngờ. Kể cả khi đã biết mà cũng chẳng mấy người để ý vì chẳng phải lần nào cũng giống như lần nào. Ví như các loài thú đều có răng, kể cả loài sóc hay loài chuột và tất nhiên chúng hoàn toàn biết cắn để tự vệ. Ngay cả một con sóc nếu cắn cũng có thể gây những vết thương nghiêm trọng nếu nhiễm trùng. Một số loài động vật có vú thì tình mẫu tử của chúng rất cao, chúng bỏ chạy ngay khi nhìn thấy bạn nhưng nếu bạn bắt con non của chúng thì chúng sẽ quay lại tấn công bạn bằng mọi giá. Hay khi bị dồn vào chân tường, ngay cả loài vật hiền lành như nai, sơn dương cũng có thể trở nên rất “hổ báo”. Những loài sống thành bầy đàn còn biết “hợp đồng tác chiến” rất hiệu quả... Nói chung đây là một vấn đề hết sức phức tạp nhưng cũng rất thú vị để bạn có thể khám phá trong khoảng thời gian lưu lạc nơi hoang dã. Mỗi một sự kiện xảy ra sẽ làm phong phú thêm kho kiến thức và kinh nghiệm của bạn mà chẳng có giấy mực nào có thể dạy được… Hãy ghi nhớ lại điều đó cho lần sau.



    2. Phát hiện con mồi


    Phát hiện con mồi để đánh bắt, để đặt bẫy, để lẩn tránh… Ở đây tôi muốn nói đến khả năng “đọc” dấu vết mà một con vật để lại: Dấu chân, phần cỏ cây dập nát, đất bị đào xới như hang, tổ, phân, lông, nước tiểu (rất thường xuyên, một số loài còn có thói quen đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu), mùi đặc trưng và tiếng động…



    Giống như trên, tự hình thành cho mình kiến thức về các loài động vật xung quanh bạn, chẳng có sách vở nào đủ để dạy bạn điều này.



    3. Tiếp cận con mồi


    1.4.jpg



    Đây là một bước khó hơn đòi hỏi nhiều thứ thiên về kỹ thuật như di chuyển, đánh lừa, ẩn nấp và ngụy trang. Tuy nhiên những lời khuyên trong vấn đề này thì cũng có khá nhiều…



    - Muốn tiếp cận con mồi thì tất nhiên phải làm cho chúng không phát hiện ra ta. Cách tốt nhất là ẩn nấp, hòa mình vào thiên nhiên từ màu sắc đến mùi hương.

    - Quần áo đồng màu với cảnh vật xung quanh, không mang những thứ có khả năng phản chiếu ánh sáng mặt trời như đồng hồ, kính…

    - Không mang những vật dụng có khả năng gây tiếng động như chùm chìa khóa.

    - Các loài động vật thường có khứu giác rất mạnh, thậm chí còn mạnh hơn thị giác của chúng nên mùi của ta rất dễ bị phát hiện. Chúng có thể ngửi thấy mùi con người xung quanh khu vực có bẫy nên nếu có thể ta sử dụng bùn, mùi cây cỏ để khử đi mùi đó. Ta cũng có thể sử dụng nước tiểu của những con thú ta bắt được để dụ đồng loại của chúng vào bẫy.

    - Không sử dụng dầu gió, nước hoa, hút thuốc lá khi đi săn.

    - Tiếp cận con mồi từ hướng dưới gió, làm mất mùi cơ thể bằng bùn nhão.

    - Nếu đủ chuyên nghiệp thì nhại tiếng kêu một số loài thú để dụ đồng loại của chúng đi vào bẫy, vào tầm ngắm. Nhưng không khuyến khích vì nếu nhại không giống thì lại phản tác dụng hoàn toàn.



    4. Triệt hạ con mồi


    Với những người chưa quen với việc giết hại một con vật nào đó thì sẽ dễ bị run tay, bắn trượt con vật chỉ cách mình vài mét hay tim đập mạnh, hơi thở dồn dập, đổ mồ hôi… Và lời khuyên ở đây là chẳng có lời khuyên nào cả. Thời gian sẽ dạy cho bạn sự chấn tĩnh trước việc này.



    Nếu sử dụng súng hãy nhắm bắn vào đầu, cổ, xương bả vai để làm con vật tê liệt tại chỗ.



    Nếu sử dụng cung nỏ thì nên tẩm độc nếu muốn săn những con thú lớn. Sử dụng loại mũi tên này phải cẩn thận và nếu bắn thì nên bắn vào vị trí gần tim để độc tính phát tác nhanh (Phần sử dụng độc dược tôi sẽ nói ngay phía dưới đây )



    Trường hợp mà con thú lớn không giết được chúng ngay mà chỉ làm chúng bị thương, bỏ chạy thì bạn có thể lần theo vết máu để tìm ra chúng. Tuy nhiên phải cẩn thận vì con vật lúc này đang say máu, đôi lúc phản xạ trước khi chết của chúng rất bất ngờ và nguy hiểm, hãy cẩn thận để không làm mình bị thương mà mất cả chì lẫn chài…

    1.5.jpg


    Một viên đạn duy nhất vào tim, bạn sẽ không mất thêm khoảng thời gian truy đuổi gian khổ và nguy hiểm


    Đến đây là có thể nói ta đã chấm dứt phần lý thuyết thợ săn chán ngán và có thể đi sâu hơn vào từng trường hợp cụ thể.
  • Đang tải…
  • Đang tải…
Quay lại
Top Bottom