Pagodasto
Tương tác
26.122

Tường nhà Bài viết Giới thiệu

  • “Tự do là gì? Tự do chính là cô độc. Nếu bạn vẫn chưa tu luyện đến một cảnh giới nhất định về hưởng thụ sự cô độc, xin đừng khát vọng tự do. Trước chịu sự quản giáo của cha mẹ, sau chịu sự quản thúc của chồng, cả đời sống những ngày tháng bị kiềm h.ãm như trẻ nhỏ rất thích hợp với các bạn. Nếu đột nhiên cho bạn quá nhiều tự do, chỉ khiến bạn hoảng loạn, mù mờ, thống khổ… Người không có nội tâm kiên cường và sự tu dưỡng dạn dày về căn bản không thể chế ngự nổi sự cô độc.”

    J.Law
    "Có rất nhiều chuyện, trước khi kịp quý trọng đã thành chuyện xưa...
    Có rất nhiều người, trước khi kịp để tâm thì đã thành người cũ...
    Cuộc sống không bán vé khứ hồi
    Mất đi vĩnh viễn thì sẽ không có lại được...
    Chúng ta đều già quá nhanh
    Nhưng sự thông minh lại đến quá muộn..."
    Một đám đông có thể là gian ác, đáng sợ đến nỗi sẵn sàng phá hủy những thành quả của nhân loại một cách điên cuồng; nhưng cũng chính là đám đông đó, lại thật cao cả, cao cả đến nỗi ngay cả một tên thổ phỉ cũng sẵn sàng giúp đỡ hay tha thứ cho kẻ thù của mình, hy sinh bản thân vì lý tưởng, việc mà những con người đó chưa bao giờ dám làm khi ở một mình. Những hành động, hướng đi, hay tâm hồn của đám đông đó, tốt hay xấu, chỉ có thể nằm ở người lãnh đạo. Và cũng chính đám đông đó, một ngày nào đó, sẽ hạ bệ người lãnh đạo của chúng, với, một lý do nào đó, và, theo một cách nào đó.
    15 tuổi - đã đến lúc tôi phải đi.
    "Franklin đã hoàn thiện nhân cách bằng một kế hoạch gồm mười ba đức tính, mà ông đã khởi đầu theo đuổi từ tuổi 20 (năm 1726) và vẫn tiếp tục theo đuổi tới tận cuối cuộc đời. Trong tự truyện của mình, ông đã liệt kê mười ba đức tính:

    "Chừng mực. Ăn không tới chán; uống không quá nhiều."
    "Yên lặng. Chỉ nói những điều mang lại lợi ích cho bạn và người khác; tránh những cuộc cà kê mất thì giờ."
    "Trật tự. Hãy để mọi thứ của bạn đều có vị trí của chúng; hãy để mỗi phần công việc của bạn đều được thu xếp một khoảng thời gian." (*)
    "Kiên định. Quyết tâm làm điều bạn phải làm; làm bằng được điều bạn quyết tâm."
    "Tiết kiệm. Không chi gì ngoài những thứ tốt cho bạn và người khác; ví dụ, không nên lãng phí thứ gì."
    "Siêng năng. Không nên bỏ phí thời gian; luôn sử dụng chúng một cách hiệu quả; bỏ mọi hành động không cần thiết."
    "Chân thật. Không nên lừa dối; hãy suy nghĩ một cách ngay thẳng và thành thật, và, nếu bạn nói, hãy nói điều bạn biết."
    "Công bằng chính trực. Không làm hại người khác, giúp đỡ người khác là bổn phận của bản thân."
    "Điều độ. Tránh những sự thái quá; cố chịu đựng tới mức bạn cho là đủ."
    "Sạch sẽ. Không nên để sự không sạch sẽ hiện diện trên th.ân thể, quần áo hay nơi ở của bạn."
    "Yên bình. Không nên quan tâm tới những điều vặt vãnh, hay những rủi ro thông thường hoặc không tránh được."
    "Trinh tiết. Điều tiết sinh dục, đừng để làm tổn hại th.ân thể của mình hoặc an ninh hay danh dự của người khác."
    "Khiêm tốn. Học theo Jesus và Socrates." "


    - Blog của Lục Phong
    "Tôi biết là Việt Nam vẫn chưa đến lúc có một cuộc cách mạng cải tổ lại tư duy người Việt. Nhưng từ giờ cho tới lúc đó, hy vọng tôi có thể giúp ai đó hiểu rằng, hãy luyện tập, hãy chịu đựng để bước đi những ngày tháng trưởng thành. Bạn không thể lớn thêm nếu không chịu đựng. Nếu bạn muốn đi lên, bạn phải chịu đựng, dù xung quanh không có ai hỗ trợ bạn, dù xung quanh mọi người đang say ngủ…
    ...

    Trong nghĩa của từ chịu đựng, không có lười biếng. Trong nghĩa của từ chịu đựng là sức mạnh. Mỗi một cá nhân có sức mạnh, khỏi cần phải bàn tới chuyện đất nước có đi lên hay không, vì đôi tay của họ thậm chí có thể nhấc bổng cả bầu trời…"

    - Lục Phong - Trích đoạn trong bài viết "Đất nước của những kẻ Lười Biếng" trên Triết học Đường Phố.
    Pagodasto
    Pagodasto
    "Chúng ta lười mọi thứ. Chúng ta lười vận động, rồi thì sức khỏe chúng ta kém, sức chịu đựng không có nên chúng ta nhác học, lười làm, buồn ngủ khi phải nghĩ và chán ngán khi phải chịu đựng. Tất cả những gì chúng ta có là đối phó, từ trong ra ngoài. Không đối phó bằng cách hối lộ tiền, thì đối phó bằng cách mua bằng cấp giả, nếu không được thì học đại cho xong, và trong lúc học cũng đối phó với thầy cô. Vâng, chúng ta đối phó n+1 các loại. Nhưng điều làm tôi ghê tởm hơn cả tật đối phó, chính là không thèm đối phó nữa mà sẵn sàng thải rác ra đường như không giữa ban ngày ban mặt, buông lời tục tĩu, dâm dục giữa thiên hạ. Số đó không hề ít, xin chớ coi thường."
    NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT KẺ GIẾT NGƯỜI HÀNG LOẠT

    Từng hứng chịu chấn thương ở đầu, lạm dụng rượu, đối xử tàn bạo với động vật là đặc điểm phổ biến của những kẻ giết người hàng loạt, các nhà khoa học khẳng định.

    1. Chấn thương đầu

    Hành vi hung hăng và bạo lực liên hệ mật thiết với các chấn thương vùng đầu sau tai nạn, các chấn thương vùng đầu tái diễn trong quãng thời gian con người bị lạm dụng thể xác hoặc hứng chịu các tổn thương từ trong bụng mẹ.

    Tổn thương não giữa, vùng dưới đồi hoặc thùy thái dương có thể gây ra những hoạt động gây hấn tự phát, co giật và chứng hay quên.

    70% tên giết người hàng loạt chịu những chấn thương vùng đầu khi chúng còn nhỏ hoặc ở tuổi vị thành niên. Điều đó cho thấy mối liên hệ giữa các loại thương tật trên cơ thể với các vụ giết người hàng loạt. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng vùng vỏ não trước trán (khu vực tham gia vào hoạt động lập kế hoạch và đánh giá) của những tên tội phạm nguy hiểm không hoạt động đúng chức năng.

    2. Tàn nhẫn với động vật

    99% kẻ giết người hàng loạt thừa nhận rằng chúng thường tưởng tượng về cảnh bạo lực đối với động vật trước khi “ra tay” với con người.

    Đa số sát thủ máu lạnh xuất thân từ gia đình không êm ấm. Người thân thường bỏ qua những biểu hiện bệnh và tính khí bất thường của chúng. Những hành vi tàn ác với động vật chính là sự khởi đầu cho quá trình phạm tội của những tên sát nhân trẻ.

    3. t.ình d.ục lệch lạc

    Ngay từ lúc nhỏ, nhiều tên giết người hàng loạt thích các hoạt động thị dâm, loạn dâm đồ vật cũng như các dạng lệch lạc t.ình d.ục khác. Nhiều tên bước vào con đường lầm lỗi từ hành vi nhìn trộm tưởng chừng vô hại. Sau đó chúng thực hiên các việc manh động hơn như phá phách nhà cửa, hiếp dâm và giết người.

    4. Ám ảnh t.ình d.ục

    Đa số kẻ giết người hàng loạt thừa nhận rằng chúng không tham gia các buổi tiệc và những sự kiện xã hội khác khi còn trẻ. Chúng chưa bao giờ trải nghiệm các hoạt động t.ình d.ục như nhiều thanh niên khác. Thay vào đó, chúng lựa chọn cách thủ dâm. Nhiều tên tự gây ra những vết sẹo trên bô phận sinh dục vì ảm ảnh t.ình d.ục.

    Do thiếu nền tảng xã hội quan trọng, nhiều tên giết người không thể tham gia vào hoạt động t.ình d.ục bình thường và buộc phải tự thỏa mãn. Trên các tạp chí trinh thám, chúng ta dễ dàng thấy những câu chuyện khủng khiếp về mối liên hệ giữa hoạt động t.ình d.ục và các vụ án giết người.

    5. Ảo tưởng tiêu cực

    Hành vi ngoài tầm kiểm soát và bạo lực thường xuất hiện trong trí tưởng tượng của những kẻ giết người hàng loạt. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy các tên tội phạm nguy hiểm không có ký ức về những tưởng tượng mang tính tích cực khi chúng còn nhỏ. Nhiều tên còn tưởng tượng về việc tự hành hạ hoặc cắt bỏ bộ phận sinh dục của bản thân.

    Thậm chí ảo giác về các chấn thương trên cơ thể xuất hiện liên tục trong tâm trí của những tên sát nhân. Đặc biệt, trong những lần tưởng tượng đó, chúng trở thành những kẻ giết người hàng loạt. Chúng sẽ không bao giờ kể với ai về những ý nghĩ kinh khủng đó. Những tưởng tượng về việc phạm tội sẽ tái diễn thường xuyên. Trước khi chúng thực hiện phi vụ đầu tiên, tâm trí những sát nhân luôn hướng về những suy nghĩ độc ác. Sau đó, ảo tưởng về các vụ giết người trót lọt sẽ lởn vởn trong đầu chúng.

    6. Lớn lên trong đơn độc

    Các thành viên trong gia đình của những kẻ giết người hàng loạt thường bất hòa và mâu thuẫn với nhau. Mối quan hệ giữa họ hay gặp trục trặc và dễ đổ vỡ. Những gia đình như vậy có xu hướng chuyển chỗ ở thường xuyên nên những đứa trẻ cũng không thường xuyên sống ở một nơi cố định trước tuổi 18. Chúng không sống trong mối quan hệ gắn kết nên không có khả năng xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp khi đến tuổi trưởng thành.

    Những sát thủ máu lạnh hiếm khi nhớ đến các bạn cùng lớp và cũng không có bạn thân. Việc những đứa trẻ khác thường xuyên bắt nạt chúng khiến xu hướng chống đối xã hội hình thành trong chúng ngay khi còn nhỏ. Chúng bắt đầu trộm cắp, phá phách, sử dụng vũ khí nguy hiểm, hay gây gổ và coi thường quyền lợi của người khác.

    7. Tè dầm

    Sát nhân tè dầm là cụm từ có vẻ khôi hài, nhưng trên thực tế hiện tượng tè dầm liên quan đến hành vi cố ý gây hỏa hoạn và tàn ác với động vật. Các nghiên cứu cho thấy rằng, khi cha, mẹ hoặc bất kỳ ai trêu chọc một đứa trẻ khi nó liên tục đái dầm trong giai đoạn 5 tuổi, đứa trẻ đó có thể sẽ ngược đãi động vật hoặc đốt phá nhà, cửa để thể hiện sự giận giữ và nỗi thất vọng. Hơn 57% kẻ giết người hàng loạt sống chung với bệnh tè dầm từ bé đến lúc trưởng thành.

    8. Ký ức tiêu cực về bạo lực t.ình d.ục

    Việc chứng kiến cảnh bạo lực t.ình d.ục giữa các thành viên trong gia đình hoặc giữa cha và mẹ trong suốt quãng thời gian thơ ấu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của mỗi cá nhân. Nhiều tên sát nhân mắc các bệnh hoa liễu ở tuổi vị thành niên, một số khác từng chịu phạt vì hành động thủ dâm, hay bị chính cha mẹ hoặc các thành viên trong gia đình lạm dụng t.ình d.ục. Những ký ức kinh hoàng đó sẽ tạo ra những ảo tưởng mang tính bạo lực kéo dài tới lúc trưởng thành.

    Trẻ bị người khác lạm dụng khi còn nhỏ sẽ cô lập với xã hội, gặp khó khăn trong học tập (46% tên giết người hàng loạt tại Mỹ không tốt nghiệp trung học), khả năng tự chủ kém và dễ động kinh.

    9. Bị bỏ rơi và bạo hành khi còn nhỏ

    Hầu hết những kẻ giết người máu lạnh đều trở thành đối tượng lạm dụng của người khác từ khi còn nhỏ. Theo kết quả từ các cuộc phỏng vấn và trao đổi với những tên giết người, 50% trong số chúng từng hứng chịu hành vi ngược đãi hoặc bỏ mặc của người lớn khi chúng còn nhỏ. Thông thường những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi sẽ trở nên lầm lì và coi thường thế giới xung quanh. Vì vậy chúng sẽ lớn lên mà không có sự đồng cảm với người khác.

    Bạo lực tinh thần bào mòn lòng tự trọng của trẻ và trở thành chướng ngại vật cho sự phát triển năng lực cũng như xây dựng các mối quan hệ lành mạnh. Đó là lý do tại sao những tên giết người hàng loạt thường thất bại trong công việc trong mọi giai đoạn và hiếm khi có mối quan hệ tốt đẹp.

    10. Lạm dụng rượu và các chất gây nghiện

    Việc người mẹ sử dụng rượu và chất gây nghiện khi đang mang thai khiến đứa trẻ mà họ sinh ra có thể chịu những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng như mắt bé, phát triển chậm, đầu và não nhỏ cùng các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh trung ương.

    Mọi thứ còn tồi tệ hơn nếu trẻ lớn lên trong một gia đình nghiện ngập. Các biểu hiện như rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn chức năng gắn kết, tâm lý ngờ vực, cảm giác hụt hẫng, trầm cảm cùng các vấn đề liên quan đến hành vi của trẻ sẽ bộc lộ từ rất sớm. Theo thống kê của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), tuổi thơ của hơn 70% kẻ giết người hàng loạt gắn liền với trải nghiệm liên quan đến việc lạm dụng chất gây nghiện.

    CÁCH HỌC TÂM LÝ HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM HIỆU QUẢ

    Để học tâm lý học nói chung và tâm lý học tội phạm nói riêng có hiệu quả thì các bạn cần có cách học đúng. Đó là học theo các từ khoá (key word), tư duy theo các từ khoá. Các nghiên cứu, bài báo tâm lý học nước ngoài đều có ghi các từ khoá. Ví dụ, từ khoá Body image (hình ảnh cơ thể), bạn có thể tìm từ khoá đó trên google thì sẽ thấy có rất nhiều bài viết về từ khoá đó. Sau đó bạn chọn bài nào dễ đọc dễ hiểu nhất để xem. Cho nên khi bạn đọc một cuốn sách hay một bài báo về tâm lý học mà bạn không thấy hay hoặc khó hiểu thì bạn hãy tìm các từ khoá của bài đó rồi gõ từ khoá đó trên mạng để tìm những bài báo viết dễ hiểu hơn của các tác giả khác.

    Thêm nữa, trong ngành tâm lý có nhiều tác giả viết rất nhiều sách, bạn có dành cả cuộc đời để đọc cũng không bao giờ đọc hết. Nhưng khi học tâm lý theo các từ khoá thì bạn rút ngắn được thời gian học, đọc tài liệu mà vẫn đảm bảo có đủ kiến thức căn bản của tâm lý học. Có người bạn của mình muốn trở thành cao thủ tâm lý học bằng cách cố gắng đọc được vài trăm cuốn sách tâm lý. Tất nhiên bạn ấy khó mà thực hiện được điều đó vì cuộc sống bận rộn và cách học đó không hiệu quả vì bạn ấy sẽ mau nản trước lượng thông tin khổng lồ. Và bạn ấy ít có khả năng vận dụng linh hoạt những kiến thức đã đọc như cách tư duy theo từ khoá.

    Sau khi nắm được các từ khoá thì các bạn có thể tự mình vận dụng chúng để lý giải hành vi của người khác, tự giải thích được các hiện tượng tâm lý trong cuộc sống. Vd, khi bạn thắc mắc về hành vi của một ai đó thì bạn cũng nên tư duy theo các từ khoá trong tâm lý học. Ví dụ như, từ khoá behavior (hành vi), bias (thành kiến), emotion (cảm xúc), motivation (động cơ)...

    Đây là danh sách các từ khoá trong tâm lý học (bằng tiếng Anh, khi tra cứu trên mạng thì các bạn cũng gõ từ tiếng Anh):

    https://www.psychologytoday.com/basics

    Chúc các bạn học tâm lý học hiệu quả bằng phương pháp này.

  • Đang tải…
  • Đang tải…
Top Bottom