luxshopping
Tương tác
8

Tường nhà Bài viết Giới thiệu

  • Sống trong thời đại công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt, những sản phẩm điện tử thông minh sớm đã thâm nhập sâu vào cuộc sống xung quanh ta. Đối với một bộ phận đông đảo giới trẻ hiện đại, họ dành phần lớn thời gian của một ngày để làm việc với những thiết bị và công nghệ tiên tiến, thế nên sẽ phát sinh một số nhu cầu nhất định về những lợi ích và sự tiện dụng mà chúng có thể mang lại. Không chỉ dừng lại ở đó, sự tối ưu về kích thước của chúng cũng là một vấn đề được khá nhiều người quan tâm.



    smartwatch-montblanc.jpg


    ── Đồng hồ thông minh (smartwatch) Montblanc

    Smartwatch - đồng hồ thông minh là một cái tên không còn xa lạ trên thị trường đồng hồ hiện nay. Tương tự như smartphone, nó cũng là một phụ kiện tùy thân khá tiện dụng và mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho cuộc sống. Không những ưu tú về công dụng, smartwatch hiện đại ở chỗ nó là một chiếc đồng hồ đeo tay có thể mang lại sự kết nối. Bạn hoàn toàn có thể làm việc, trò chuyện và tương tác với những người dùng khác thông qua chiếc đồng hồ trên cổ tay mình, điều này ít nhiều mang đến sự thú vị mà những chiếc đồng hồ truyền thống khó có được.

    Kể từ khi Steve Mann thiết kế và phát triển chiếc đồng hồ smartwatch Linux đầu tiên trên Thế giới vào năm 1998, trong vòng 21 năm sau đó, sự đột phá đáng kinh ngạc của smartwatch đã tạo ra một làn sóng mới trên thị trường với sức ảnh hưởng không hề khiêm tốn. Pebble, Apple, Huawei và một loạt các công ty khác đã chi hàng triệu đô la cho công nghệ smartwatch trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, nhiều nhà sản xuất đồng hồ (từ thương hiệu chính thống đến thương hiệu thời trang) cũng không chịu thua kém, tiêu biểu như TAG Heuer, Montblanc, Michael Kors, Movado,... Kết quả đạt được là những chiếc đồng hồ thông minh vừa sở hữu công nghệ tiên tiến, vừa sở hữu thiết kế đẹp mắt và thời thượng.

    dong-ho-thong-minh-movado.jpg


    ── Đồng hồ thông minh (smartwatch) Movado

    Và nếu nói về đồng hồ không kim, trở lại nền tảng ban đầu của smartwatch ngày nay có lẽ phải kể đến digital watch - đồng hồ điện tử (hay đồng hồ kỹ thuật số) đã ra đời từ trước đó. Năm 1972, Hamilton Watch Company và Electro/Data Inc đã phát triển chiếc đồng hồ kỹ thuật số đầu tiên, nguyên mẫu LED có tên là “Pulsar”. Mặc dù bất tiện ở chỗ người dùng phải bấm nút để xem giờ, tuy nhiên Pulsar gần như đã cách mạng hóa lĩnh vực đồng hồ và mở đường cho những người kế nhiệm thông minh. Người ta thậm chí có thể lập luận rằng đây là một điểm then chốt trong lịch sử phát triển của smartwatch.

    dong-ho-dien-tu-digital-watch-hamilton.png


    ── Đồng hồ Hamilton màn hình LED kỹ thuật số với vỏ bằng vàng những năm 1970.

    Trong đề tài ngày hôm nay, Luxury Shopping sẽ cùng bạn khám phá những dòng hồ đồng thông minh (smartwatch) và đồng hồ điện tử (digital watch) nổi bật trong năm 2019 đến từ những thương hiệu đồng hồ nổi tiếng trên Thế giới. Danh sách này cũng là một lời đề cử khá hấp dẫn cho năm 2020 với phong cách hiện đại và năng động hơn.

    ─ SMARTWATCH
    #1 MICHAEL KORS ACCESS (dưới 10 triệu VNĐ)
    Đến từ một thương hiệu thời trang nổi tiếng, những chiếc đồng hồ thông minh Michael Kors thuộc bộ sưu tập Access mang đậm phong cách sống hiện đại với thiết kế trẻ trung, gọn gàng và đẹp mắt.

    Nói đến BST Michael Kors Access, đầu tiên phải kể đến những chiếc smartwatch đính đá tinh xảo đến từ dòng Sofia với đường kính 41mm dành cho phái đẹp. Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc đồng hồ thông minh đa chức năng với thiết kế thời trang phù hợp với nữ giới thì MK Sofia là một sự lựa chọn hoàn hảo. Tuy mặt số có phần hơi quá khổ so với cổ tay nữ Châu Á, nhưng các thiết kế ngăn nắp và tinh tế sẽ khiến cho chúng không hề thô. Từ viền bezel đến dây đeo đồng hồ đều khá thu hút bởi sự xuất hiện của vô số viên kim cương tinh xảo. Bên cạnh đó, màu sắc của chúng cũng rất sang trọng và tươi sáng. Kể từ khi ra mắt, MK Sofia đã phủ sóng rất nhiều kênh review của các hot blogger nổi tiếng trong và ngoài nước. Như thế đủ để biết sức hấp dẫn của chúng hoàn toàn được khẳng định.

    mka-sofie-header.gif


    ── Đồng hồ thông minh (smartwatch) Michael Kors Access Sofia Pavé

    Trong khi các thiết kế đồng hồ thông minh nữ Sofia Pavé có phần điệu đà và lấp lánh, thì các thiết kế đồng hồ thông minh nam Grayson lại cá tính và lịch lãm hơn hẳn. Dòng Grayson có núm điều chỉnh có thể xoay được, kèm theo đó là hai nút bấm hai bên. Nếu bạn không muốn trực tiếp dùng tay để vuốt màn hình thì sử dụng các nút bấm bên hông đồng hồ cũng khá tiện.

    michael-kors-NAVY-Grayson-Navy-tone-Smartwatch-2_jgyxah.jpg


    ── Đồng hồ thông minh (smartwatch) Michael Kors Access Grayson

    MK Access Runway Smartwatch có màn hình hiển thị đẹp mắt trong nhà và dễ đọc ngoài ánh sáng. Cả smartwatch nam lẫn smartwatch nữ đều sử dụng hệ điều hành Android Wear. Chúng được cung cấp bởi Wear OS by Google ™, phiên bản có thể theo dõi nhịp tim, phương thức thanh toán, chức năng chống nước, hay thậm chí là kết nối với các kênh mạng xã hội yêu thích của bạn. Ngoài ra, dây đeo của chúng còn có thể tùy biến, cho phép bạn thay đổi bất cứ lúc nào mà bạn thích.

    #2 GC CONNECT (từ 7 triệu - dưới 15 triệu VNĐ)
    Gc Connect là một dòng đồng hồ thời trang thông minh có thiết kế bắt mắt, hiện đại và được hoàn thiện với hệ điều hành của Google Wear để mang đến cho nó một diện mạo ưa nhìn.


    Tương tự như MK Access smartwatch, GC Connect là tập hợp của những chiếc đồng hồ thông minh có ngoại hình đẹp mắt. Khi Luxury Shopping lần đầu tiên giới thiệu GC Connect tại showroom vào năm 2017, chúng tôi đã đề cao cách tiếp cận đơn giản hơn với trải nghiệm smartwatch toàn màn hình. Trong khi đồng hồ Guess nhìn chung đều lựa chọn cách tiếp cận khách hàng bằng thiết kế đá quý và màu sắc vui nhộn, thì riêng dòng GC Connect thay vào đó lại cung cấp một góc nhìn thanh lịch và gọn gàng hơn với Structura.


    GC Connect được trình diện với hai kích thước sẵn có trên thị trường: 41mm và 44mm, vẫn là những con số khá thân thiện với phái mạnh và kén chọn trên cổ tay của phái đẹp. Tuy nhiên, so với GC Connect Smartwatch - tập hợp những mẫu đồng hồ có mặt số 44mm, dù được đính kim cương vẫn khó lòng mà phục vụ cho phái nữ thì GC Structura 41mm là một sự lựa chọn không tồi.

    #3 MOVADO CONNECT 2.0 (từ 10 triệu - dưới 25 triệu VNĐ)
    Movado Connect 2.0 sử dụng hệ điều hành Google’s WearOS, là dòng đồng hồ thông minh thế hệ thứ hai của hãng, được ra mắt sau hai năm khi hãng cung cấp smartwatch đời đầu. Đương nhiên, sự ra mắt của thế hệ thứ hai nhằm cải tiến một số chức năng của một chiếc smartwatch đẹp và thực dụng.


    Movado là một nhà sản xuất đồng hồ luôn hướng đến phong cách thiết kế tối giản, phù hợp với lối sống của người hiện đại. Connect 2.0 cũng không ngoại lệ. Chúng được cung cấp với nhiều kích thước khác nhau, từ 40mm cho đến 46.5mm. Thông thường thì sự quan tâm của khách hàng Việt Nam đều dừng lại ở con số 44mm. Mặc dù kích thước tối thiểu 40mm cũng chưa hoàn toàn dễ đeo đối với phái nữ, nhưng chúng không hề cồng kềnh và sẽ rất tuyệt trên cổ tay của bạn.


    Đồng hồ thông minh Movado Connect 2.0 có núm vương miện xoay được, cho phép bạn điều hướng qua các menu, đồng thời tắt hoặc bật màn hình. Ngoài ra còn có hai nút bổ sung ở bên cạnh có thể được tùy chỉnh để nhanh chóng khởi chạy một ứng dụng hoặc tính năng.



    dong-ho-thong-minh-movado-20-nu.jpg




    ── Đồng hồ thông minh Movado Connect 2.0 nữ (40mm)


    Điểm mới với Connect 2.0 là cảm biến nhịp tim được tích hợp trong vỏ gốm. Ngoài ra, còn có GPS - bạn có thể theo dõi chuyển động của mình ngay cả khi đồng hồ đeo tay kết hợp với điện thoại của bạn hoặc khởi chạy Google Maps để tìm chỉ đường nhanh chóng mà không cần phải tiếp cận điện thoại của bạn.



    dong-ho-thong-minh-movado-20-nam.jpg


    ── Đồng hồ thông minh Movado Connect 2.0 nam (40mm)

    Luxury Shopping
    Rolex Submariner, OMEGA Seamaster hay gần gũi hơn với Longines HydroConquest đều là những đại diện tiêu biểu cho thế giới đồng hồ lặn hiện đại. Và hầu hết chúng ta khi nghĩ về một chiếc đồng hồ lặn, đều lấy những chiếc tương tự như chúng để hình dung. Điều đầu tiên xuất hiện trong đầu chúng ta sẽ là khung bezel xoay đơn hướng, các chữ số Ả Rập “mập mạp” và các dấu chấm tròn chunky.

    Nhưng kỳ thực, có một phong cách khác của diver watches xuất hiện trong những ngày đầu mới chập chững xuống nước và rất nhanh trở nên phổ biến trong thế giới đồng hồ lặn - Super Compressor.

    Super Compressor là gì?
    Đầu tiên, nó không phải là tên của một chiếc đồng hồ. Super Compressor là một loại vỏ đồng hồ được cấp bằng sáng chế và đã từng được sử dụng bởi hàng chục công ty đồng hồ lớn nhỏ khác nhau, trong đó có cả những hãng nổi tiếng (Jaeger-LeCoultre, Longines,...) hay thậm chí là một vài hãng đã sớm khuất bóng trong vực thẳm của lịch sử (Baylor, Precimax). Mặc dù đến hiện tại, Super Compressor không còn phổ biến như trong quá khứ, nhưng chúng vẫn được xem là một biểu tượng huy hoàng của lịch sử đồng hồ lặn. Nhiều nhà sưu tập đồng hồ cổ cho đến nay vẫn chưa từ bỏ những chiếc Super Compressor này.

    dong-ho-lan-super-conpressor-thap-nien-60.jpg


    —— Một mẫu đồng hồ lặn Benrus cổ điển sử dụng vỏ máy Super Compressor

    Vỏ đồng hồ Super Compressor được cấp bằng sáng chế vào năm 1956 bởi Ervin Piquerez SA. (EPSA) - một công ty Thụy Sĩ hiện đã không còn tồn tại và loại máy này được sản xuất bởi họ trong gần 2 thập kỷ. Hầu hết đồng hồ lặn Super Compressor có thể nhận biết qua núm vương miện đôi và 2 vòng thời gian kép bên trong mặt số. Bên cạnh đó, cái tên của nó cũng nói lên công nghệ niêm phong vỏ máy lúc bấy giờ: Super Compressor - “siêu máy nén” sử dụng một lớp đệm lò xo kín hơn khi áp lực nước bên ngoài tăng lên.

    Logo EPSA là một mũ bảo hiểm lặn cách điệu và có thể được tìm thấy ở bên ngoài hoặc bên trong của nắp lưng đồng hồ. Các vương miện thường không có logo của công ty nhưng có ký hiệu đan chéo cross-hatched.

    dong-ho-lan-super-conpressor-bulova-thap-nien-60.jpg


    —— Đồng hồ lặn Bulova sử dụng vỏ Super Compressor thập niên 60.

    Thời kỳ đầu của đồng hồ lặn, các viền xoay thông thường xoay được theo cả hai hướng và chỉ sử dụng ma sát để giữ nguyên vị trí đặt của chúng. Điều này cho thấy nguy cơ rõ ràng rằng một cú va chạm vô tình vào khung bezel đã có thể khiến nó xoay chuyển, làm thay đổi thời gian được ghi lại, kéo theo đó là những sai lầm về thời gian khiến thợ lặn vượt quá giới hạn giải nén.

    Có nhiều giải pháp được đưa ra để giải quyết cho vấn đề này. Giải pháp thứ nhất là phát triển khung viền xoay đơn hướng. Giải pháp thứ hai là khung khóa, cần phải ấn nút để nhả khung. Giải pháp thứ ba là một vòng thời gian (có thể xoay) được bảo vệ dưới mặt kính tinh thể của đồng hồ, nơi nó không thể bị va đập. Khi giải pháp vòng thời gian nội bộ được giới thiệu vào khoảng năm 1960, nhiều công ty đồng hồ đã áp dụng nó cho đồng hồ lặn của họ và một phong cách thẩm mỹ mới đã ra đời như thế.

    dong-ho-lan-nhung-nam-1960.jpg


    — Đồng hồ lặn Super Compressor những năm 1960.

    Những chiếc hồ lặn Super Compressor hai vương miện luôn sở hữu một diện mạo hiện đại và kiểu dáng đẹp hơn so với các dòng đồng hồ lặn khác. Người ta thậm chí gọi chúng là “dress divers” bởi sự thanh lịch trong thiết kế. Sự tinh tế của vòng thời gian nằm dưới lớp tinh thể đồng hồ cho phép chúng giảm bớt kích thước của viền xoay, khiến đường kính mặt đồng hồ nhỏ lại bớt. Điều này là một lợi thế lớn cho những dịp phối hợp với các bộ suit lịch lãm, hay thay dây da vào để thành một chiếc đồng hồ cổ điển cũng tốt.

    Các vương miện đôi được đặt ở vị trí 2 giờ và 4 giờ, tương tác với chúng thì tựa như cách sử dụng nút bấm giờ chronograph vậy. Mấy mẫu twin-crown Super Compressor thế này thường được chế tạo ở một trong hai kích cỡ vỏ: 36mm và hiếm hơn là 42mm, cả hai kích thước này đều khá được ưa chuộng cho đến tận ngày nay.

    dong-ho-lan-co-dien-longines-legend-diver.jpg


    —— Đồng hồ lặn Longines Legend Diver 36mm theo phong cách Super Compressor twin-crown cổ điển

    Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, bên cạnh lợi thế phong cách, Super Compressor lại thiếu chức năng. Trong khi một vương miện được dành riêng để lên dây cót và cài đặt đồng hồ, thì vương miện kia được thiết kế để xoay vòng thời gian. Nghe có vẻ đẹp về lý thuyết, nhưng lại không đẹp trong thực tế.

    Thử tưởng tượng xem, bạn cố điều khiển một núm vương miện nhỏ bé bằng hai ngón tay ướt, hoặc tệ hơn là ngón tay đang đeo găng lặn thì sẽ cực kỳ khó chịu đấy. Thậm chí việc sử dụng núm vương miện trong những tình huống như thế ở dưới nước có thể làm tổn thương các lớp đệm cao su, khiến nước rò rỉ vào. Vì vậy, thực tế thì khi mẫu đồng hồ lặn twin-crown này ra mắt trong quá khứ lại không được sự đón nhận nồng nhiệt lắm.

    Nhưng điều này cũng không ngăn cản vô số công ty đồng hồ áp dụng thiết kế đó cho đồng hồ lặn của họ. Những ví dụ tuyệt vời về đồng hồ lặn Super Compressor đã được bán bởi một số tên tuổi hàng đầu trong ngành chế tạo đồng hồ, chỉ khác về ngoại hình bởi mặt số và kim chỉ của họ, hay các bộ máy chuyển động bên trong chẳng hạn.

    dong-ho--jaeger-lecoultre-polaris-date.jpg


    —— Mẫu đồng hồ Jaeger-LeCoultre thuộc BST Polaris vinh danh những mẫu đồng hồ lặn của hãng những năm 1960 và 1970

    Đây, một ví dụ khá tốt cho thẩm mỹ đồng hồ lặn những năm 1960 và 1970. Jaeger-LeCoultre đã giới thiệu BST Polaris vào năm 2018, và đến khoảng tháng 08 năm 2019 lại cập nhật thêm những mẫu đồng hồ màu xanh Navy thời thượng. Tất cả đều được trang bị một vòng thời gian xoay nằm trong mặt số, 2 núm vương miện và các chi tiết phủ dạ quang.

    Trở lại với vỏ Super Compressor, điều tuyệt vời là nó đã mang đến rất nhiều bản tái hiện cổ điển tốt và giá cả không quá “choáng”. Lấy một vài ví dụ minh chứng uy tín như: Universal Genève Polerouter Sub, Longines Compressor, Vulcain Diving Alarm, IWC Aquatimer và the Jaeger-LeCoultre Polaris.

    IWC-Aquatimer-dong-ho-lan-super-compressor.jpg


    —— Một mẫu đồng hồ lặn IWC Aquatimer với phong cách Super Compressor được cải tiến thêm tính năng chronograph

    Ừm… kỳ thực thì giá cả của chúng cũng chưa hẳn khiêm tốn lắm. Không sao. Bên cạnh đó cũng có một số hãng cung cấp các phiên bản có diện mạo giống Super Compressor cổ điển thực sự nhưng giá cả vẫn thân thiện như Hamilton 600 chẳng hạn.

    dong-ho-hamilton-600.jpg


    —— Đồng hồ Hamilton 600 theo phong cách Super Compressor cổ điển


    Có không ít những mẫu đồng hồ hiện đại ra mắt những năm gần đây sở hữu lối thiết kế Super Compressor và hướng về thẩm mỹ trong quá khứ. Chúng có vòng thời gian xoay bên trong mặt số và núm vương miện đôi. Nhưng hãy lưu ý rằng đây chỉ là một phong cách thiết kế retro, chứ không hề được trang bị bộ vỏ Super Compressor chính thống về mặt kỹ thuật.

    Vài năm trước, Longines Legend Diver mà chúng ta mới gặp gỡ bên trên, đây là một mô hình mà Longines đã giới thiệu như một sự tôn kính đối với Super Compressor năm 1960 của họ và nó “cũ” một cách chân thật như thể bạn đang nhìn thấy quá khứ. Longines Legend Diver được hoàn chỉnh với một tinh thể pha lê hình vòm (nay là sapphire), logo cũ và chữ viết thanh lịch. Trên đầu của núm vương miện có những nét gạch chéo và các mốc chỉ giờ cũ kỹ. Tuyệt vời hơn nữa là nó có khả năng kháng nước lên đến 300 mét, có thể lặn cùng bạn dưới điều kiện mực nước không quá sâu.

    dong-ho-lan-co-dien-longines-legend-diver-2.jpg


    Bộ sưu tập đồng hồ lặn cổ điển IWC’s Vintage Collection Aquatimer là một sự truy đuổi ngược dòng thời gian, bày tỏ lòng tôn kính với những mô hình lặn đầu tiên của IWC Schaffhausen từ năm 1967. Chúng mang đến một góc nhìn tốt với sự cân bằng thiết kế giữa hiện đại và quá khứ. Vương miện kép, dây đeo cao su lấy cảm hứng từ retro.

    IWC-Aquatimer-dong-ho-lan-co-dien.jpg


    Đồng hồ lặn cổ điển IWC Vintage Aquatimer

    Đồng hồ cổ đang nóng trong những năm gần đây. Luxshopping luôn nhận được sự quan tâm của khách hàng về thương hiệu, mẫu mã và kiểu dáng của chúng. Số ít khách hàng cũng có quan tâm đến những mẫu đồng hồ lặn cổ, không quá rườm rà và bị chi phối bởi nhiều chi tiết hiện đại. Những chiếc đồng hồ công cụ sáng tạo này đã từng đứng trước thử thách của thời gian, và giờ đây vẫn giữ được sự vênh vang phiêu lưu từ thời hoàng kim của ngành kỹ thuật đồng hồ vào những năm 1960.

    Tin chắc nếu bạn có trong tay một mẫu đồng hồ lặn theo phong cách Super Compressor thì nó sẽ là đề tài của một vài câu chuyện thú vị để chia sẻ đấy.

    Luxury Shopping
    Sự trở lại của một “quý cô” cổ điển và sang trọng.

    ——————————————————





    Ra mắt lần đầu tiên vào năm 1999, chiếc đồng hồ nữ Patek Philippe Twenty~4 nổi tiếng với kiểu dáng thiết kế vô cùng thanh lịch, dù sang trọng nhưng vẫn thích hợp để đeo hằng ngày. Bên cạnh đó, đây cũng là chiếc đồng hồ Patek Philippe chiếm khoản đầu tư tương đối thân thiện bởi sự xuất hiện của thép không gỉ và bộ máy quartz.



    Sau khi ra mắt chiếc đồng hồ automatic Twenty-4 tròn 2 năm, Patek Philippe đã lần nữa tái hiện lại sức hấp dẫn của Twenty-4 “Manchette” ban đầu, và vẫn là thép không gỉ với mặt số màu xanh dương và xám. Tương tự như nguyên bản 1999, chiếc đồng hồ nữ sở hữu vòng đeo tay bằng thép, do đó mà nó có biệt danh “Manchette” - “măng-sét” trong tiếng Pháp có nghĩa là một vật dụng để cố định cổ tay áo sơ-mi không có nút.

    dong-ho-nu-patek-philippe-twenty-4-manchette-quartz-9.png


    Trong khi mẫu đồng hồ automatic Twenty-4 có mặt số tròn với kích thước lớn hơn và cũng phổ thông hơn, thì mẫu đồng hồ mặt chữ nhật 2020 trông khá nhỏ gọn, mang lại phong cách trang trọng và kín đáo.

    Đối với một số người đam mê Patek Philippe thì chiếc đồng hồ nữ Twenty-4 mặt số chữ nhật này đã tồn tại đủ lâu để có thể dễ dàng nhận ra, khiến nó trở thành chiếc đồng hồ Patek Philippe đặc trưng dành cho phụ nữ.

    dong-ho-nu-patek-philippe-twenty-4-manchette-quartz-4.png


    Điểm đáng chú ý của Twenty-4 thế hệ mới là thiết kế mặt số được nâng cấp. Loại bỏ các điểm đánh dấu giờ đính kim cương hay bộ chữ số La Mã của bản gốc, mặt số mới trông có chút thể thao hơn và cũng hiện đại hơn, đồng thời 2 kim và vạch giờ cũng được phủ sơn dạ quang.

    dong-ho-nu-patek-philippe-twenty-4-manchette-quartz-3.png


    Ưu điểm của đồng hồ quartz là nó dễ dàng tiếp cận hơn đồng hồ cơ, về cả giá cả lẫn sự tiện dụng của nó. Bạn sẽ không cần phải lên dây cót cho đồng hồ mỗi ngày, không cần phải thường xuyên điều chỉnh thời gian vì sai số của đồng hồ quartz rất thấp, và tất nhiên, chiếc đồng hồ của bạn cũng sẽ ít chịu ảnh hưởng của sự hao mòn theo thời gian. Đây là một điều khá tuyệt vời dành cho phái đẹp, đặc biệt là phụ nữ thành đạt - những người đã phải lo toan quá nhiều điều trong cuộc sống.

    dong-ho-nu-patek-philippe-twenty-4-manchette-quartz-6.png


    Patek Philippe Twenty~4 Quartz chiếm khoản đầu tư trên dưới 340 triệu VND, công tâm mà nói thì đây là con số cực kỳ xa xỉ cho một chiếc đồng hồ quartz vỏ thép. Mặc dù vậy, tính đến thời điểm hiện tại thì Twenty~4 vẫn là một trong số những chiếc đồng hồ có giá cả phải chăng nhất của Patek Philippe, tin chắc điều này sẽ là một yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của nó.

    dong-ho-nu-patek-philippe-twenty-4-manchette-quartz-7.png


    Với kiểu dáng có phần cổ điển nhưng sở hữu thiết kế hiện đại, Patek Philippe Twenty~4 Quartz được đánh giá là chiếc đồng hồ nữ đẹp phù hợp để đeo cả ngày và trong bất kể hoàn cảnh nào. Dù công tác, tập luyện, tụ tập cùng bạn bè hay thậm chí tham dự một buổi tiệc đêm, bạn đều sẽ trông thật thu hút và tinh tế với chiếc đồng hồ Twenty~4 trên cổ tay.

    dong-ho-nu-patek-philippe-twenty-4-manchette-quartz-8.png


    Ngoài thiết kế mặt số được đổi mới, phần còn lại của đồng hồ vẫn giữ được vẻ ngoài của bản gốc 1999, bao gồm cả các mắt xích sáng bóng tạo hiệu ứng phản chiếu như mặt gương trên vòng đeo tay, hay các cạnh được bo tròn mang lại cảm giác mềm mại, mượt mà trên da. Bên cạnh đó, bộ máy cũng được giữ nguyên - bộ máy quartz E15 hình bầu dục.

    Patek Philippe Twenty~4 Quartz là một trong những mẫu đồng hồ nữ sang trọng nổi bật nhất được giới thiệu trong năm 2020, đồng thời cũng là sự trở lại đáng được chào đón nhất của thương hiệu dành cho phái đẹp. Tựa như lời giới thiệu từ Patek Philippe cho sự trở lại của Twenty~4 trong năm nay:

    “Even the everyday should be beautiful”

    — The Philosophy of the Patek Philippe Twenty~4

    Patek Philippe mong muốn chiếc đồng hồ này sẽ là một phần trong cuộc sống của một người phụ nữ độc lập, luôn làm theo cách riêng của mình trên thế giới. Được đeo trên cổ tay của những người phụ nữ có gu thưởng thức tinh tế, thiết kế vượt thời gian của Twenty ~ 4 mang lại nét đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại - sự lựa chọn hoàn hảo cho phái đẹp trong mọi dịp.

    Luxury Shopping
    Oyster luôn được biết đến như là bộ sưu tập có hiệu suất tuyệt vời. Khái niệm về Superlative Chronometer được hình thành lần đầu tiên vào cuối những năm 1950 và nhanh chóng trở thành tâm điểm chính trên mặt số của bộ sưu tập Oyster. Chứng nhận này được giới thiệu bởi chính Rolex và có những yêu cầu khắt khe hơn so với các tiêu chuẩn chế tạo đồng hồ hiện có và chỉ được áp dụng đối với 100% đồng hồ của thương hiệu.

    %C4%90%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93-Rolex-Oyster-Superlative-Chronometer.png


    Rolex Oyster Perpetual Day-Date 40 và Rolex Green Seal

    Các tiêu chuẩn để tạo nên chứng nhận “Superlative Chronometers” dành riêng cho đồng hồ Rolex được công bố vào cuối những năm 1950 và tiếp tục được đổi mới và bổ sung vào năm 2015 nhằm thiết lập nên một tiêu chuẩn xuất sắc mới cho dòng đồng hồ cơ. Rolex đã phát triển các quy trình thử nghiệm riêng biệt với trang thiết bị công nghệ cao hoàn toàn mới cho từng mô hình để tất cả đều được công nhận sở hữu Superlative Chronometer. Chứng nhận độc quyền này chỉ được công nhận khi mẫu đồng hồ đó đã trải qua một loạt các bước kiểm tra cuối cùng thành công được thực hiện bởi chính Rolex trong phòng thí nghiệm của riêng hãng.

    "Là một thuật ngữ được tạo ra bởi chính Rolex, Superlative Chronometer là chứng nhận đồng hồ có độ chính xác xuất sắc, vượt qua chứng nhận COSC được tạo thành từ hai khái niệm chính đó là Superlative: bậc nhất, tuyệt vời và Chronometer: khái niệm chỉ những mẫu đồng hồ Thụy Sĩ có độ chính xác cao đã vượt qua các bài kiểm tra độ chính xác và nhận được chứng nhận từ tổ chức COSC."
    Chứng nhận áp dụng cho đồng hồ được lắp ráp hoàn chỉnh và đã trang bị bộ máy chuyển động. Độ chính xác của đồng hồ Rolex Superlative Chronometer sau khi được hoàn thiện là ±2 giây mỗi ngày ít hơn hai lần so với yêu cầu của tiêu chuẩn chính thức của đồng hồ chronometer. Độ chính xác này được Rolex kiểm tra bằng phương pháp độc quyền mô phỏng ở các điều kiện thực tế trong đó yêu cầu đồng hồ phải được đeo trong các môi trường trải nghiệm riêng biệt.

    Ch%E1%BB%A9ng-nh%E1%BA%ADn-Superlative-Chronometer-tr%C3%AAn-m%E1%BA%B7t-s%E1%BB%91-Rolex-1.png


    Chứng nhận Superlative Chronometer cũng bao gồm khả năng chống thấm nước, tính năng giúp bảo vệ bộ máy không chỉ tránh tiếp xúc với nước mà còn tránh khỏi các yếu tố bên ngoài có thể làm giảm độ chính xác của nó, cũng như khả năng tự lên dây và dự trữ năng lượng, cam kết rằng đồng hồ sẽ tiếp tục hoạt động với độ chính xác cao trong khoảng thời gian dài.

    Các thử nghiệm của Rolex được bổ sung qua lại nhau theo một hệ thống kể cả trong quá trình phát triển và sản xuất nhằm đảm bảo độ tin cậy và độ bền của đồng hồ cũng như khả năng chống từ trường và va chạm mạnh. Chứng nhận Superlative Chronometer được nhận diện bằng con dấu màu xanh lá cây đi kèm với mỗi chiếc đồng hồ Rolex và được kết hợp với chế độ bảo hành năm năm quốc tế.

    Hiểu rõ hơn về chứng nhận Superlative Chronometer

    Đối với mỗi chiếc đồng hồ Rolex, chứng nhận Superlative Chronometer bao gồm các bước kiểm tra khắt khe, nhất là đối với các tính năng chính - độ chính xác, khả năng chống thấm nước, năng lượng dự trữ và khả năng lên dây hiệu quả. Tất cả các thử nghiệm liên quan đến các tiêu chí này đều được tiến hành sau khi bộ máy chuyển động đã được lắp ráp.

    Tr%E1%BB%A5-s%E1%BB%9F-Rolex.png


    Trụ sở Rolex

    Các phương pháp thử nghiệm độc quyền sẽ được sử dụng bằng các trang thiết bị công nghệ cao hoàn toàn tự động được phát triển bởi Rolex. Mỗi bộ máy đều được đệ trình lên COSC (Viện Kiểm tra Đo lường Thụy Sĩ) để được chứng nhận chính thức, quy trình này được thực hiện trong vòng 15 ngày và 15 đêm liên quan đến bảy tiêu chí loại trừ trong năm vị trí tĩnh ở ba nhiệt độ khác nhau. Chính vì thế tất cả các bộ máy Rolex đều có được giấy chứng nhận Chronometer chính thức của Thụy Sĩ.

    Độ chính xác

    Để thực hiện kiểm tra độ chính xác, đầu tiên Rolex sẽ đưa bộ máy đã được đóng vỏ đến phòng thử nghiệm, Rolex sẽ kiểm tra độ chính xác của chúng trong chu kỳ 24 giờ và ở bảy vị trí tĩnh khác nhau cũng như tiến hành thử nghiệm trong một giá xoay theo một phương pháp độc quyền mô phỏng việc đeo trên tay thực tế. Các tiêu chí sẽ được kiểm tra chặt chẽ nhiều hơn độ lệch trung bình. Độ sai số của Rolex Superlative Chronometer không được vượt quá ±2 giây mỗi ngày sau khi lắp ráp vỏ thay vì độ sai số −4/+6 giây mỗi ngày theo tiêu chuẩn của COSC đối với bộ máy.

    Khả năng chống thấm nước

    Trong lần thử nghiệm đầu tiên, mỗi chiếc đồng hồ sẽ được kiểm tra áp suất không khí bên trong cao hơn mức áp suất thông thường được công bố và tiếp theo sẽ ngâm chúng trong bể nước siêu áp với mục đích là để đo độ chống thấm nước. Ban đầu đồng hồ sẽ được kiểm tra nhằm bảo đảm chống nước ở độ sâu 100m (330 feet) nếu vượt qua chúng sẽ được kiểm tra tiếp với áp suất nước tương đương cộng thêm 10%.

    %C4%90%E1%BB%99-ch%E1%BB%91ng-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-Rolex.png


    Đồng hồ Rolex chống nước

    Đối với những mô hình đồng hồ lặn chống nước ở mức 300, 1220 và 3900m (1000, 4000 và 12800 feet) chúng sẽ được kiểm tra ở lần tiếp theo với biên độ an toàn cộng thêm là 25%. Cả quy trình sẽ được thực hiện theo phương pháp độc quyền do Rolex phát triển để thu lại kết quả cực kỳ chính xác và đáng tin cậy.

    Khả năng lên dây tự động hiệu quả

    Để kiểm tra hiệu quả lên dây tự động của Rolex Superlative Chronometer, hãng đã sử dụng phương pháp độc quyền nhằm đảm bảo rằng tất cả các bộ phận cơ khí bên trong phối hợp tối ưu không bị cản trở hoặc có bất kỳ dấu hiệu ma sát nào ở vỏ.

    Thời gian trữ cót

    Tất cả các mẫu đồng hồ đều sẽ được lên cót đầy đủ khi bắt đầu trải qua các bài thử nghiệm và mức năng lượng thực tế của mỗi đồng hồ sẽ được xác định thông qua thời gian hoạt động trước khi dừng sau đó sẽ so sánh với mức năng lượng trong thông số kỹ thuật.

    Một biểu tượng của Rolex

    Ký hiệu biểu tượng “Superlative Chronometer Officially Certified” được được ghi trên mỗi mặt số của mô hình thuộc bộ sưu tập Oyster là một biểu tượng đặc trưng của đồng hồ Rolex. Được khai sinh và hình thành vào cuối những năm 1950, dòng chữ này có ý nghĩa tượng trưng cho sự theo đuổi không mệt mỏi của thương hiệu trong công cuộc đo đếm thời gian xuất sắc với vai trò là người tiên phong trong sự phát triển đồng hồ đeo tay chính xác từ đầu thế kỷ 20.

    Ch%E1%BB%A9ng-nh%E1%BA%ADn-Superlative-Chronometer-tr%C3%AAn-m%E1%BA%B7t-s%E1%BB%91-Rolex.png


    Vào năm 1910 tại Thụy Sĩ, Rolex đã trở thành chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiện đạt được chứng nhận Chronometer chính thức. Năm 1914, một chiếc đồng hồ Rolex khác đã được cấp bằng chứng nhận độ chính xác đầu tiên của "Class A" bởi Đài quan sát Kew nổi tiếng ở Vương quốc Anh - một cơ quan có thẩm quyền cao nhất trên thế giới về độ chính xác chịu trách nhiệm trong việc chứng nhận máy đo thời gian Chronometer ở biển. Tiếp theo đó là cột mốc lịch sử vĩ đại nhất của Rolex vào năm 1926 về chiếc Oyster - chiếc đồng hồ đeo tay chống nước và chống bụi đầu tiên trên Thế giới, ra đời với mục đích bảo vệ bộ máy chuyển động có độ chính xác cao khỏi các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài.

    Ch%E1%BB%A9ng-nh%E1%BA%ADn-Class-A.png


    Chứng nhận “Class A” đầu tiên trên Thế giới vào năm 1914

    Các biểu tượng và dấu hiệu trên mặt số của đồng hồ Rolex đã phát triển theo thời gian để phản ánh sự theo đuổi độ chính xác không ngừng nghỉ của hãng. Từ "Chronometer" nó đã được đổi thành “Officially Certified Chronometer” vào cuối những năm 1930 trước khi đạt được hình thức cuối cùng là “Superlative Chronometer Officially Certified” vào 20 năm sau đó. Những tiêu chuẩn được đổi mới liên tục chính là minh chứng cho sự đổi mới không ngừng của Rolex với mục đích cuối cùng là đảm bảo độ chính xác cao nhất cho đồng hồ theo thời gian và duy trì sự xuất sắc của Oyster.

    Luxury Shopping
    Rolex Submariner, OMEGA Seamaster hay gần gũi hơn với Longines HydroConquest đều là những đại diện tiêu biểu cho thế giới đồng hồ lặn hiện đại. Và hầu hết chúng ta khi nghĩ về một chiếc đồng hồ lặn, đều lấy những chiếc tương tự như chúng để hình dung. Điều đầu tiên xuất hiện trong đầu chúng ta sẽ là khung bezel xoay đơn hướng, các chữ số Ả Rập “mập mạp” và các dấu chấm tròn chunky.

    Nhưng kỳ thực, có một phong cách khác của diver watches xuất hiện trong những ngày đầu mới chập chững xuống nước và rất nhanh trở nên phổ biến trong thế giới đồng hồ lặn - Super Compressor.

    Super Compressor là gì?

    Đầu tiên, nó không phải là tên của một chiếc đồng hồ. Super Compressor là một loại vỏ đồng hồ được cấp bằng sáng chế và đã từng được sử dụng bởi hàng chục công ty đồng hồ lớn nhỏ khác nhau, trong đó có cả những hãng nổi tiếng (Jaeger-LeCoultre, Longines,...) hay thậm chí là một vài hãng đã sớm khuất bóng trong vực thẳm của lịch sử (Baylor, Precimax). Mặc dù đến hiện tại, Super Compressor không còn phổ biến như trong quá khứ, nhưng chúng vẫn được xem là một biểu tượng huy hoàng của lịch sử đồng hồ lặn. Nhiều nhà sưu tập đồng hồ cổ cho đến nay vẫn chưa từ bỏ những chiếc Super Compressor này.

    dong-ho-lan-super-conpressor-thap-nien-60.jpg


    —— Một mẫu đồng hồ lặn Benrus cổ điển sử dụng vỏ máy Super Compressor

    Vỏ đồng hồ Super Compressor được cấp bằng sáng chế vào năm 1956 bởi Ervin Piquerez SA. (EPSA) - một công ty Thụy Sĩ hiện đã không còn tồn tại và loại máy này được sản xuất bởi họ trong gần 2 thập kỷ. Hầu hết đồng hồ lặn Super Compressor có thể nhận biết qua núm vương miện đôi và 2 vòng thời gian kép bên trong mặt số. Bên cạnh đó, cái tên của nó cũng nói lên công nghệ niêm phong vỏ máy lúc bấy giờ: Super Compressor - “siêu máy nén” sử dụng một lớp đệm lò xo kín hơn khi áp lực nước bên ngoài tăng lên.

    Logo EPSA là một mũ bảo hiểm lặn cách điệu và có thể được tìm thấy ở bên ngoài hoặc bên trong của nắp lưng đồng hồ. Các vương miện thường không có logo của công ty nhưng có ký hiệu đan chéo cross-hatched.

    dong-ho-lan-super-conpressor-bulova-thap-nien-60.jpg


    —— Đồng hồ lặn Bulova sử dụng vỏ Super Compressor thập niên 60.

    Thời kỳ đầu của đồng hồ lặn, các viền xoay thông thường xoay được theo cả hai hướng và chỉ sử dụng ma sát để giữ nguyên vị trí đặt của chúng. Điều này cho thấy nguy cơ rõ ràng rằng một cú va chạm vô tình vào khung bezel đã có thể khiến nó xoay chuyển, làm thay đổi thời gian được ghi lại, kéo theo đó là những sai lầm về thời gian khiến thợ lặn vượt quá giới hạn giải nén.

    Có nhiều giải pháp được đưa ra để giải quyết cho vấn đề này. Giải pháp thứ nhất là phát triển khung viền xoay đơn hướng. Giải pháp thứ hai là khung khóa, cần phải ấn nút để nhả khung. Giải pháp thứ ba là một vòng thời gian (có thể xoay) được bảo vệ dưới mặt kính tinh thể của đồng hồ, nơi nó không thể bị va đập. Khi giải pháp vòng thời gian nội bộ được giới thiệu vào khoảng năm 1960, nhiều công ty đồng hồ đã áp dụng nó cho đồng hồ lặn của họ và một phong cách thẩm mỹ mới đã ra đời như thế.

    dong-ho-lan-nhung-nam-1960.jpg


    — Đồng hồ lặn Super Compressor những năm 1960.

    Những chiếc hồ lặn Super Compressor hai vương miện luôn sở hữu một diện mạo hiện đại và kiểu dáng đẹp hơn so với các dòng đồng hồ lặn khác. Người ta thậm chí gọi chúng là “dress divers” bởi sự thanh lịch trong thiết kế. Sự tinh tế của vòng thời gian nằm dưới lớp tinh thể đồng hồ cho phép chúng giảm bớt kích thước của viền xoay, khiến đường kính mặt đồng hồ nhỏ lại bớt. Điều này là một lợi thế lớn cho những dịp phối hợp với các bộ suit lịch lãm, hay thay dây da vào để thành một chiếc đồng hồ cổ điển cũng tốt.

    Các vương miện đôi được đặt ở vị trí 2 giờ và 4 giờ, tương tác với chúng thì tựa như cách sử dụng nút bấm giờ chronograph vậy. Mấy mẫu twin-crown Super Compressor thế này thường được chế tạo ở một trong hai kích cỡ vỏ: 36mm và hiếm hơn là 42mm, cả hai kích thước này đều khá được ưa chuộng cho đến tận ngày nay.

    dong-ho-lan-co-dien-longines-legend-diver.jpg


    —— Đồng hồ lặn Longines Legend Diver 36mm theo phong cách Super Compressor twin-crown cổ điển

    Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, bên cạnh lợi thế phong cách, Super Compressor lại thiếu chức năng. Trong khi một vương miện được dành riêng để lên dây cót và cài đặt đồng hồ, thì vương miện kia được thiết kế để xoay vòng thời gian. Nghe có vẻ đẹp về lý thuyết, nhưng lại không đẹp trong thực tế.

    Thử tưởng tượng xem, bạn cố điều khiển một núm vương miện nhỏ bé bằng hai ngón tay ướt, hoặc tệ hơn là ngón tay đang đeo găng lặn thì sẽ cực kỳ khó chịu đấy. Thậm chí việc sử dụng núm vương miện trong những tình huống như thế ở dưới nước có thể làm tổn thương các lớp đệm cao su, khiến nước rò rỉ vào. Vì vậy, thực tế thì khi mẫu đồng hồ lặn twin-crown này ra mắt trong quá khứ lại không được sự đón nhận nồng nhiệt lắm.

    Nhưng điều này cũng không ngăn cản vô số công ty đồng hồ áp dụng thiết kế đó cho đồng hồ lặn của họ. Những ví dụ tuyệt vời về đồng hồ lặn Super Compressor đã được bán bởi một số tên tuổi hàng đầu trong ngành chế tạo đồng hồ, chỉ khác về ngoại hình bởi mặt số và kim chỉ của họ, hay các bộ máy chuyển động bên trong chẳng hạn.

    dong-ho--jaeger-lecoultre-polaris-date.jpg

    —— Mẫu đồng hồ Jaeger-LeCoultre thuộc BST Polaris vinh danh những mẫu đồng hồ lặn của hãng những năm 1960 và 1970

    Đây, một ví dụ khá tốt cho thẩm mỹ đồng hồ lặn những năm 1960 và 1970. Jaeger-LeCoultre đã giới thiệu BST Polaris vào năm 2018, và đến khoảng tháng 08 năm 2019 lại cập nhật thêm những mẫu đồng hồ màu xanh Navy thời thượng. Tất cả đều được trang bị một vòng thời gian xoay nằm trong mặt số, 2 núm vương miện và các chi tiết phủ dạ quang.

    Trở lại với vỏ Super Compressor, điều tuyệt vời là nó đã mang đến rất nhiều bản tái hiện cổ điển tốt và giá cả không quá “choáng”. Lấy một vài ví dụ minh chứng uy tín như: Universal Genève Polerouter Sub, Longines Compressor, Vulcain Diving Alarm, IWC Aquatimer và the Jaeger-LeCoultre Polaris.

    IWC-Aquatimer-dong-ho-lan-super-compressor.jpg


    —— Một mẫu đồng hồ lặn IWC Aquatimer với phong cách Super Compressor được cải tiến thêm tính năng chronograph

    Ừm… kỳ thực thì giá cả của chúng cũng chưa hẳn khiêm tốn lắm. Không sao. Bên cạnh đó cũng có một số hãng cung cấp các phiên bản có diện mạo giống Super Compressor cổ điển thực sự nhưng giá cả vẫn thân thiện như Hamilton 600 chẳng hạn.

    dong-ho-hamilton-600.jpg


    —— Đồng hồ Hamilton 600 theo phong cách Super Compressor cổ điển

    Có không ít những mẫu đồng hồ hiện đại ra mắt những năm gần đây sở hữu lối thiết kế Super Compressor và hướng về thẩm mỹ trong quá khứ. Chúng có vòng thời gian xoay bên trong mặt số và núm vương miện đôi. Nhưng hãy lưu ý rằng đây chỉ là một phong cách thiết kế retro, chứ không hề được trang bị bộ vỏ Super Compressor chính thống về mặt kỹ thuật.

    Vài năm trước, Longines Legend Diver mà chúng ta mới gặp gỡ bên trên, đây là một mô hình mà Longines đã giới thiệu như một sự tôn kính đối với Super Compressor năm 1960 của họ và nó “cũ” một cách chân thật như thể bạn đang nhìn thấy quá khứ. Longines Legend Driver được hoàn chỉnh với một tinh thể pha lê hình vòm (nay là sapphire), logo cũ và chữ viết thanh lịch. Trên đầu của núm vương miện có những nét gạch chéo và các mốc chỉ giờ cũ kỹ. Tuyệt vời hơn nữa là nó có khả năng kháng nước lên đến 300 mét, có thể lặn cùng bạn dưới điều kiện mực nước không quá sâu.

    dong-ho-lan-co-dien-longines-legend-diver-2.jpg


    Bộ sưu tập đồng hồ lặn cổ điển IWC’s Vintage Collection Aquatimer là một sự truy đuổi ngược dòng thời gian, bày tỏ lòng tôn kính với những mô hình lặn đầu tiên của IWC Schaffhausen từ năm 1967. Chúng mang đến một góc nhìn tốt với sự cân bằng thiết kế giữa hiện đại và quá khứ. Vương miện kép, dây đeo cao su lấy cảm hứng từ retro.

    IWC-Aquatimer-dong-ho-lan-co-dien.jpg


    Đồng hồ lặn cổ điển IWC Vintage Aquatimer

    Đồng hồ cổ đang nóng trong những năm gần đây. Luxshopping luôn nhận được sự quan tâm của khách hàng về thương hiệu, mẫu mã và kiểu dáng của chúng. Số ít khách hàng cũng có quan tâm đến những mẫu đồng hồ lặn cổ, không quá rườm rà và bị chi phối bởi nhiều chi tiết hiện đại. Những chiếc đồng hồ công cụ sáng tạo này đã từng đứng trước thử thách của thời gian, và giờ đây vẫn giữ được sự vênh vang phiêu lưu từ thời hoàng kim của ngành kỹ thuật đồng hồ vào những năm 1960.

    Tin chắc nếu bạn có trong tay một mẫu đồng hồ lặn theo phong cách Super Compressor thì nó sẽ là đề tài của một vài câu chuyện thú vị để chia sẻ đấy.

    Luxury Shopping
    Nếu bạn là một đọc giả thân thiết của Luxury Shopping, có lẽ bạn vẫn còn nhớ đến Tuần lễ đồng hồ LVMH Dubai 2020 tổ chức vào tháng 1 vừa qua. Bên cạnh sự xuất hiện ấn tượng của mô hình Hublot Fusion Gold Crystal, Bulgari Serpenti Seduttori Tourbillon cũng là đối tượng đã chiếm khá nhiều bút mực của các nhà phân tích đồng hồ. Không chỉ riêng thiết kế mang tính biểu tượng của hãng, chiếc đồng hồ nữ kim cương sang trọng này còn sở hữu cho mình một bộ máy Tourbillon độc đáo, đã thành công thiết lập kỷ lục mới trong Thế giới đồng hồ.

    dong-ho-Bvlgari-Serpenti-Seduttori-Tourbillon-2020.jpg


    Trong vài năm trở lại đây, địa vị và sức ảnh hưởng của Bulgari đã có nhiều đổi mới, đương nhiên là mở rộng theo hướng tích cực. Bulgari không chỉ đơn thuần là một trong những thương hiệu trang sức hàng đầu Thế giới nữa, mà còn là một trong những nhà sản xuất đồng hồ xa xỉ lẫy lừng. Kỷ lục nối tiếp kỷ lục, thậm chí một trong số đó đã giữ vững ngai vàng của mình trong nhiều thập kỷ - hiện tại đã bị nhân vật chính trong đề tài ngày hôm nay của chúng ta đoạt lấy.

    Bulgari tự hào với kỷ lục tourbillon mỏng nhất Thế giới, và kỷ lục những bộ máy automatic mỏng nhất Thế giới bao gồm: bộ máy automatic time-only mỏng nhất; đồng hồ chronograph automatic mỏng nhất. Kỷ lục mới nhất mà Bulgari đã thiết lập nằm ở lĩnh vực chế tạo đồng hồ thu nhỏ: bộ máy tourbillon lên dây cót thủ công - Calibre BVL150, được tích hợp trong Serpenti Seduttori Tourbillon. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là bộ máy đồng hồ tourbillon nhỏ nhất.

    BVL150-bo-may-dong-ho-tourbillon-nho-nhat-the-gioi.jpg


    Kích thước của Calibre BVL150 nhỏ đến đáng cảm thán, tổng thể là 22mm x 18mm và dày chỉ 3,65mm cùng với lồng tourbillon có đường kính chỉ 10,88mm. Theo kiến thức mà Luxury Shopping thu thập, mô hình tourbillon nhỏ nhất từng được thực hiện lại có kích thước bé hơn BVL150 một chút - nó ra đời dưới bàn tay của Fritz-André Robert-Charrue tại Le Locle và hoàn thành vào năm 1945. Nó là bộ máy hình tròn có đường kính 19,7mm và lồng tourbillon chỉ 8mm. Robert-Charrue là một bậc thầy nổi tiếng, được truyền dạy từ một người thầy cũng nổi tiếng không kém - James Pellaton - một trong những nhà sản xuất tourbillon nổi tiếng nhất Thế kỷ 20, người đã tạo ra chiếc đồng hồ kỷ lục trước đó: một chiếc đồng hồ tourbillon trong khác có đường kính 26,3mm được hoàn thành vào năm 1927.

    bo-may-dong-ho-tourbillon-nho-nhat.jpg


    George Daniels - một nhà chiêm tinh học người Anh được xem là giỏi nhất Thế giới trong suốt cuộc đời ông và cũng là một trong số ít những thợ làm đồng hồ đương đại đã chế tạo những chiếc đồng hồ hoàn chỉnh bằng tay. Ông đã từng chỉ ra ở chương về Movement Design trong quyển sách Watchmaking, về lý thuyết thì có một lý do cơ bản để phải chế tạo cỗ máy càng nhỏ càng tốt đó là: một trong những nhược điểm của tourbillon là mỗi khi bộ thoát (escapement) mở chốt, tàu bánh răng (wheel train hoặc train) phải điều khiển không chỉ là bánh xe cân bằng, mà là tất cả thành phần của bộ chỉnh động (bánh xe cân bằng, lò xo, đòn bẩy và bánh xe thoát) cũng như khối lượng của cỗ bánh xe chở chúng.

    Nếu quá khó hiểu, bạn chỉ cần hiểu nôm na rằng nếu cỗ máy quá lớn, sự xuất hiện của tourbillon sẽ khiến cho vận hành bên trong đồng hồ trở nên ì ạch, dẫn đến sai số cao hơn cho độ chính xác đồng hồ hoặc sẽ khiến đồng hồ hết cót nhanh hơn vì hao tốn quá nhiều năng lượng.

    Nhưng cũng vì lý do này mà tourbillon đã mê hoặc vô số nhà sản xuất đồng hồ lớn. Ai mà chẳng muốn bứt phá giới hạn đúng không? Vấn đề được đặt ra là: năng lượng bổ sung cần thiết cho tourbillon so với đồng hồ thông thường sẽ đến từ đâu? Có nghĩa là để tourbillon hoạt động, nó phải được chế tạo theo tiêu chuẩn rất cao với độ chính xác gần như hoàn mỹ. Lồng, hoặc đặc biệt là cỗ máy phải càng nhẹ càng tốt. Thế nên trong nhiều trường hợp, bạn sẽ thấy đồng hồ tourbillon có lồng được cấu tạo từ những chi tiết mỏng manh (thậm chí ở đồng hồ tourbillon hiện đại hơn, lồng đôi khi sẽ được chế tạo bằng vật liệu nhẹ hơn, chẳng hạn như nhôm và titan).

    Tourbillon của Robert-Charrue đã được bán đấu giá tại Antiquorum vào năm 2003, và trong một ghi chú của đấu giá cho thấy rằng chỉ có 5 bộ máy tourbillon thu nhỏ thực sự, trong đó lớn nhất có đường kính chỉ 31,9mm và được thực hiện bởi Guinand (chiếc đồng hồ được hoàn thành vào năm 1876).

    dong-ho-Bvlgari-Serpenti-Seduttori-Tourbillon-2020(2).jpg


    Cho đến ngày hôm nay, sau một đoạn dài trên dòng lịch sử của đồng hồ tourbillon, thành tựu của Bulgari bằng những gì mà hãng đã thể hiện có thể được đánh giá cao nhất. Calibre BVL150 mất 2 năm để phát triển, thật sự không phải thời gian ngắn với thành quả là một vài con số khá ấn tượng mà nó đạt được. Đầu tiện là kích thước của nó - một bộ máy rất nhỏ so với mặt bằng chung của tourbillon và số lượng sản xuất của chúng của khá tuyệt vời để đảm bảo việc sở hữu được một chiếc không quá khó khăn. Ngoài ra, Bulgari đã ứng dụng các phương pháp chế tạo tiên tiến mà những cỗ máy trong quá khứ không có sẵn, đảm bảo cho kích thước của bộ máy nhỏ, đồng thời, sử dụng lồng tourbillon đủ lớn để cung cấp một góc nhìn khá tốt cho người đeo.

    dong-ho-Bvlgari-Serpenti-Seduttori-Tourbillon-2020(3).jpg


    Một điểm đáng quan tâm khác là hình dạng của bộ máy. Một bộ máy tourbillon không tròn là rất hiếm. Trong quá khứ, A. Lange & Söhne đã từng tạo ra một phiên bản đáng yêu mang tên Cabaret Tourbillon - một chiếc đồng hồ tourbillon hình chữ nhật với tính năng dừng giây, và đây là một trong số ít trường hợp hiếm hoi khác mà Luxury Shopping biết đến. Trở lại với Bvlgari Serpenti Seduttori Tourbillon, bất chấp kích thước nhỏ bé và hình dạng khác thường của bộ máy, nó vẫn chứa đựng một sức mạnh đáng nể với mức năng lượng dự trữ lên đến 40 giờ.

    dong-ho-Bvlgari-Serpenti-Seduttori-Tourbillon-2020(4).jpg


    Tourbillon thoạt nhìn trông giống flying tourbillon nhưng thực tế không phải vậy. Có một cầu nối tinh tế nằm ở phía trên nhưng chúng ta sẽ dễ bỏ qua nó, bao gồm một đĩa sapphire tròn với một viên ruby được đặt ở trung tâm. Điều này tạo ra hiệu ứng trông như một flying tourbillon nhưng lại sở hữu độ ổn định của một tourbillon thông thường. Đó là một chi tiết nhỏ nhưng khá tuyệt vời để hoàn thiện vẻ bề ngoài đẹp đẽ và sang trọng của tổng thể đồng hồ.

    "The movement is so small that if we would had put a traditional bridge, we would have seen practically nothing."

    “Bộ máy này nhỏ đến mức nếu chúng ta đặt một đoạn cầu nối truyền thống, chúng ta thực tế sẽ chẳng thấy gì cả.” - Fabrizio Buônamassa, nhà thiết kế chính của Bulgari cho biết.

    doan-cau-noi-sapphire-BVL150.jpg


    Bulgari Serpenti Seduttori Tourbillon là một trong những tuyệt phẩm ấn tượng nhất của nghệ thuật Horology truyền thống mà Luxshopping đã tiếp xúc trong một thời gian khá dài. Không biết vì lý do gì mà các chuyên viên phân tích kỹ thuật đồng hồ của Luxshopping đã tiêu tốn khá nhiều thời gian cho những mẫu đồng hồ tourbillon từ khắp các hãng sản xuất danh tiếng khác nhau. Mặc dù mỗi chuyên viên đều sẽ có mẫu đồng hồ tourbillon yêu thích riêng để giới thiệu cho khách hàng khi được yêu cầu, nhưng Bulgari Serpenti Seduttori Tourbillon là một trường hợp mà ai cũng thống nhất là tuyệt vời. Bởi nó nói lên rất nhiều về niềm đam mê kéo dài hàng thế kỷ của các nhà chế tác đồng hồ với nghệ thuật thu nhỏ của thời đại mới.

    dong-ho-Bvlgari-Serpenti-Seduttori-Tourbillon-2020(5).jpg


    Bàn đến nghệ thuật thu nhỏ đồng hồ, có nhiều màn trình diễn ấn tượng và chúng ta chỉ xét về đồng hồ cơ thôi nhé. Lấy ví dụ điển hình như breguet, năm 1836, hãng cho ra mắt một bộ máy đồng hồ đủ nhỏ để thu cả vào một chiếc nhẫn. Vừa là nhẫn, vừa là một chiếc đồng hồ báo thức và “đổ chuông” bằng cách chọc vào ngón tay người đeo. Trong khoảng thời gian dài đăng đẳng của lịch sử chế tạo đồng hồ, các nhà chế tạo đã không ngừng tìm tòi và tạo ra những bộ máy nhỏ hơn và ngày càng nhỏ hơn. Đồng hồ cực mỏng, đồng hồ siêu mỏng và đồng hồ thu nhỏ là những từ khóa sinh ra như minh chứng cho một số bước ngoặt quan trọng và ngoạn mục trong thế giới đồng hồ. Nhưng một điều đáng tiếc là ở Việt Nam, những chiếc đồng hồ như thế này lại ít được coi trọng. Như thể nếu muốn đầu tư cho một chiếc đồng hồ sang trọng và xa xỉ, phần lớn khách hàng Việt đều coi trọng những thương hiệu marketing tốt như Rolex, OMEGA hoặc những mẫu mã có ngoại hình khủng như Hublot chẳng hạn.

    mat-lung-dong-ho-Bvlgari-Serpenti-Seduttori-Tourbillon-2020.jpg


    Trở lại với Bulgari, thật vui thì lại thấy một thương hiệu có cá tính như thế này tiếp tục phá vỡ giới hạn và mở rộng truyền thống đồng hồ. Bulgari Serpenti Seduttori Tourbillon cũng được xem là một sự thiên vị mà hãng dành riêng cho phái đẹp: những chiếc đồng hồ kim cương xinh đẹp với tính năng tourbillon độc đáo. Trong khi quan niệm về đồng hồ đeo tay trong tiềm thức của phụ nữ Việt Nam phần lớn đều dừng lại ở kiểu dáng và thiết kế, Serpenti Seduttori Tourbillon sẽ là một gợi ý tuyệt vời cho việc dẫn lối cho các quý cô hướng đến các tính năng cao cấp của đồng hồ cơ.

    dong-ho-kim-cuong-Bvlgari-Serpenti-Seduttori-Tourbillon-2020.jpg


    Là một chiếc đồng hồ trang sức nữ cao cấp, Bvlgari Serpenti Seduttori Tourbillon chắn chắn sẽ mang đến nhiều giá trị đẳng cấp cho phái đẹp. Luxury Shopping sẽ sớm cập nhật giá cả của chúng trong thời gian tới. Follow fanpage https://fb.me/Luxuryshoppingvn/ để cập nhật thông tin mới nhất nhé.

    Luxury Shopping
    Khái niệm về đồng hồ Skeleton đưa chúng ta trở về với cội nguồn của bộ máy trong quá khứ. Vào những năm 1760, khi Jean-Antoine Lépine - một trong những bậc thầy chế tạo đồng hồ có ảnh hưởng nhất trên Thế giới, đã nảy sinh ra ý tưởng tiền đề và phương tiện sản xuất đồng hồ bỏ túi mỏng hơn, ưu tiên nhiệm vụ thu nhỏ kích thước đồng hồ. Thiết kế cấp tiến của ông đã phá vỡ truyền thống 300 năm và mở ra thời đại của bộ đếm giờ chính xác, chiếc đồng hồ bỏ túi hiện đại đã ra đời. Bộ máy đồng hồ được biết đến với cái tên Calibre Lépine gần như trở thành một cuộc cách mạng mới.



    Calibre-L%C3%A9pine.jpg




    Hình ảnh tiệm cận mô hình calibre Lépine năm 1764 - 1765

    Sự phát triển của Calibre Lépine đã kéo theo một sự kiện mới: ông chủ cũ và bố vợ của Jean-Antoine Lépine nhận ra rằng có thể khiến khách hàng thích thú hơn với đồng hồ bằng cách tiết lộ nhiều hơn về cơ chế bên trong. Theo dòng thăng trầm của lịch sử của đồng hồ cơ khí, mãi đến khi ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ tìm thấy chính mình trên con đường hồi sinh vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, câu chuyện này lại một lần nữa được khơi lại.

    Một số ít những chiếc đồng hồ đeo tay sở hữu thiết kế skeleton vào thời điển trước đó. Điển hình như trong tư liệu lưu trữ của Vacheron Constantin có nhắc đến một chiếc đồng hồ siêu mỏng (không chạm khắc) từ năm 1964 và một loạt đồng hồ trang bị calibre 1003 vào năm 1970, nhưng nói chung, ý tưởng này đã chính thức phát triển khi các thương hiệu phải đối diện với cuộc khủng hoảng thạch anh.

    khung-xuong-dong-ho.jpg


    —— Khung xương của một cơ chế đồng hồ Breguet Tourbillon mỏng hiện đại

    Skeleton, nghĩa thuần túy là khung xương. Vậy thì gọi đồng hồ skeleton là đồng hồ khung xương cũng không có gì sai cả. Có khoảng 20 ý tưởng khác nhau xuất hiện trong quá khứ để thiết kế đồng hồ skeleton đạt được thời kỳ hoàng kim của nó. Sự kết hợp giữa chế tác thủ công và đề cao thẩm mỹ “rườm rà” bên trong bộ máy đã dần dần khiến thiết kế skeleton trở thành một giá trị xa xỉ của đồng hồ cơ cao cấp (và đương nhiên, ở đây Luxury Shopping chỉ đề cập đến đồng hồ chính hãng đến từ các thương hiệu uy tín). Các tên tuổi hàng đầu trong tử vi đã bắt lấy khái niệm skeleton và hoàn thiện nó với những sự đầu tư tuyệt vời hơn nữa như tráng men, chạm khắc, đính đá quý hay đại loại thế.

    khung-xuong-dong-ho-skeleton-breguet.jpg


    Tương tư như các ngành học khác, những người thợ lành nghề luôn khan hiếm nhưng họ luôn hướng đến một điều gì đó cao hơn và cao hơn nữa trong sự nghiệp của mình. Người đã tạo ra kỷ lục Guinness đồng hồ đeo tay nhỏ nhất thế giới năm 1990 - Armin Strom đã trình bày chiếc đồng hồ skeleton đầu tiên của mình tại Baselworld 1984. Nó đã trở thành trụ cột trong sự nghiệp của ông ấy. Vào cuối thập kỷ trước, ông ấy đã tạo ra nhiều điều phi thường từ OMEGA Seamaster cho đến việc tìm ra thương hiệu riêng của mình vào năm 2006 chuyên về đồng hồ openwork và đồng hồ skeleton. Một trong những bộ máy skeleton nổi bật khác đến từ Jochen Benzinger, công việc thủ công của ông ấy là thiết kế và tùy chỉnh các mô hình đồng hồ thương hiệu khác, đồng thời, ông cũng tạo ra thiết kế skeleton phức tạp của riêng mình (với thương hiệu Benzinger).

    dong-ho-skeleton-chronoswiss-editionzeitzeichen2008.jpg


    —— Đồng hồ skeleton Benzinger ra mắt vào năm 2008

    Skeleton & Openwork nói lên điều gì?

    Như đã đề cập khi nãy, “skeleton” có nghĩa là khung xương và cái tên này là một lời bộc trực chân thành về bản chất của nó. Trong truyền thống chế tạo đồng hồ, “skeletonisation” đề cập đến việc sửa đổi một calibre bằng cách loại bỏ bớt kim loại không cần thiết khỏi các tấm thép và cầu nối trong cơ chế. Phần lớn đồng hồ skeleton hiện đại không bao giờ bắt đầu cuộc sống như một bộ máy truyền thống đầy đủ, chúng phô trương và lộ liễu một cách có nghệ thuật, và nếu nhìn vào chúng, bạn phải thừa nhận chúng sẽ chẳng có gì nếu che đi tất cả thiết kế skeleton.

    Bên cạnh skeleton, “openworked” được sử dụng thường xuyên hơn hẳn, nhưng có đôi lúc, nó chỉ là một cách gọi để ám chỉ sự khác biệt giữa những chiếc đồng hồ lộ toàn bộ khung xương và đồng hồ lộ một phần khung xương (hay chỉ đơn thuần là những chiếc đồng hồ không có mặt số). Không có gì tuyệt đối ở đây đây cả. Nhìn chung thì skeleton vẫn là sự lựa chọn của ngành công nghiệp đồng hồ, nhưng gọi tên chúng như thế nào thì còn phụ thuộc nhiều vào việc quảng bá và tiếp thị của thương hiệu.

    bo-may-dong-ho-openworked-vacheron-constantin.png


    —— Bộ máy đồng hồ Vacheron Constantin Les Cabinotiers Openworked tourbillon High Jewellery

    Bước chuyển mình trong lịch sử skeleton
    Vào năm 1999, Richard Mille đã thành lập thương hiệu cùng tên của mình dưới sự hỗ trợ của APRP - nhà cung cấp các biến chứng cao cấp thuộc sở hữu của nhà sản xuất Audemars Piguet. Đồng hồ của Mille là những mô hình đầu tiên kể từ khi Lépine ra ý tưởng loại bỏ gần như toàn bộ các tấm nền và tấm chính bên trong bộ máy, và đã tiên phong trong ý tưởng xây dựng một bộ máy được mặc định sẵn là skeleton. Tức là bộ máy được thiết kế sao cho có thể giữ lại mọi thứ bên trong cơ chế với số lượng kim loại tối thiểu nhất có thể ngay từ ban đầu.

    dong-ho-richard-mille.png


    —— Đồng hồ nữ tourbillon lên dây cót thủ công Richard Mille RM51-02 với thiết kế skeleton hoàn chỉnh

    Việc tạo ra các bộ máy skeleton thuần túy không chỉ là một bước đột phá về kỹ thuật, mà là sự thay đổi lớn nhất trong trong thiết kế đồng hồ trải dài qua nhiều thập kỷ.

    Mô tả suy nghĩ đằng sau cách tiếp cận đột phá của mình, Richard Mille cho hay: “Ngay từ đầu, niềm đam mê của tôi đối với những chiếc xe đua và máy bay đã hướng đến phương pháp này. Tôi hoàn toàn bị lôi cuốn bởi những gì diễn ra dưới mui xe, và xem mọi thứ hoạt động như thế nào. Đây cũng là lý do tại sao ngay từ đầu, tôi đã sử dụng các thiết kế cơ chế làm việc mở. Ngoài ra, ngày nay, gần như tất cả mọi người - cố ý hoặc vô ý - đều hướng đến kỹ thuật.”

    Trước câu hỏi về tầm ảnh hưởng của ông ấy, ông ấy đã đồng ý rằng: “Có lẽ bạn có thể nói rằng tôi đã loại bỏ ‘nỗi sợ hãi’ hay sự thận trọng ra khỏi vấn đề của một bộ máy trần trụi. Bây giờ, mọi người đều cảm thấy thoải mái khi thử áp dụng thiết kế này.

    dong-ho-richard-mille(1).png


    —— Sự kết hợp của bộ máy skeleton cực lớn với 5 lớp titan trong Calibre RM57-03

    Một khi ngành công nghiệp chế tạo đồng hồ nhận ra rằng công nghệ gia công đã đạt đến ngưỡng có thể dễ dàng loại bỏ những thành phần trung gian trong quá trình thực hiện skeleton, thiết kế này đã thực sự lớn mạnh và phát triển. Dần dần, nó không còn đơn thuần là những “bộ xương” máy móc và cứng nhắc nữa, mà trở thành một loại nghệ thuật của tử vi. Lấy ví dụ điển hình như đồng hồ xa xỉ Graff với thiết kế mặt số giống như mô hình skeleton của những viên đá quý khổng lồ.

    dong-ho-skeleton-Graff-Automatic_MGSA48PGD.png


    Đồng hồ Graff Skeleton Sapphire Bridges

    Hoặc cũng có thể là Ulysse Nardin - thương hiệu tỏa sáng với bộ máy skeleton hình chữ nhật táo bạo. Và hơn thế nữa, skeleton đã trở thành ngôn ngữ thiết kế thời thượng cho một vài nhà mốt thời trang nổi tiếng muốn bước vào thế giới chế tạo đồng hồ cao cấp, đỉnh điểm với vài cái tên nổi bật như Louis Vuitton với khởi điểm cùng tourbillon được chứng nhận Poincon de Geneve; Camelia thanh lịch của Chanel hay bộ skeleton ô tô Ralph Lauren chẳng hạn. Ngay cả Raymond Weil, mặc dù trước đó không được biết đến như một tên tuổi đi đầu trong các xu hướng, nhưng cũng đã đi trên tuyến đường rộng mở với tourbillon limited-run giới thiệu vào năm 2016.

    dong-ho-skeleton-chanel-Camelia.jpg


    —— Đồng hồ nữ Skeleton Chanel Camellia mặt vuông thanh lịch

    Tiết lộ các cơ chế bên trong bộ máy với một bộ xương đẹp đẽ và loại bỏ sự kín kẽ của mặt số, nghệ thuật này cũng chinh phục được các nhà sản xuất đồng hồ thể thao chính thống. Ở đây chúng ta phải dành một lời cảm ơn chân thành đến Jean-Claude Biver, một bậc thầy chế tạo đồng hồ đáng kính với nhiều ý tưởng đã dẫn đầu xu hướng hiện đại. Trước tiên phải kể đến đồng hồ Hublot, ra mắt tác phẩm openwork đầu tiên vào năm 2009, kế tiếp là TAG Heuer và bây giờ là Zenith với những thiết kế mở hoàn toàn cho những chiếc đồng hồ phức tạp của họ. Để chiêm ngưỡng những tác phẩm này, bạn có thể tìm đến Carrera Heuer 1 và El Primero được mệnh danh là những chiếc đồng hồ của thế kỷ 21.

    Luxury Shopping
    Một phương trình thời gian (equation of time) xuất hiện ở đồng hồ cơ phức tạp, hiển thị sự khác biệt giữa thời gian Mặt trời thực tế và thời gian Mặt trời trung bình. Điều này được đặc trưng bởi quỹ đạo không hoàn hảo của Trái đất xoay quanh Mặt trời.

    ————————————————————————

    mat-so-dong-ho-Breguet-Marine-Tourbillon-%C3%89quation-Marchante-5887(1).jpg


    Khi con người lần đầu tiên tạo ra khái niệm về thời gian, có rất ít điều kiện được đưa ra để đo lường nó. Sức mạnh của việc quan sát đã đem lại ngày một nhiều tiêu chuẩn đo lường thời gian hơn qua nhiều thế kỷ: con người theo dõi sự chuyển động của Mặt trời theo ngày, các ngôi sao vào ban đêm và các mùa theo năm. Sự ngộ đạo cho phép con người lập ra lịch trình của các sự kiện tôn giáo, hoạt động nông nghiệp và thậm chí hoạt động du mục lúc bấy giờ.

    Tuy nhiên, sự vận hành của vạn vật đều khó tránh khỏi thuyết tương đối. Khái niệm về thời gian vốn là do con người tạo ra, vì để thuận tiện, con người đã xác định một ngày có độ dài chính xác là 24 giờ. Nhưng thực tế thì không phải vậy, quỹ đạo của Trái đất không tròn hoàn toàn và thời gian thực tế cho mỗi lần quay giáp vòng có thể chênh lệch vài giây hoặc thậm chí là vài phút. Nói 24 giờ/ngày thực chất chỉ là một phép tính trung bình của con người mà thôi.

    Đồng hồ phương trình thời gian là gì?

    Trong một chiếc đồng hồ phương trình thời gian, sự phức tạp đã liên kết cơ chế đồng hồ với chu kỳ của Mặt trời (thời gian thực tế mà Mặt trời thực hiện mỗi vòng quay của nó), đó là độ dài thực sự của một ngày. Từ đó cho thấy sự chênh lệch độ dài giữa một ngày thực tế và một ngày 24 giờ mà chúng ta đi qua. Sự chênh lệch này có thể thay đổi từ -16 phút vào đầu tháng 11, thời điểm mà Mặt trời bị u ám vào lúc 11:44 giờ sáng hoặc +14 phút vào tháng 2, khi Mặt trời chạm đỉnh ban trưa vào lúc 12:14 giờ chiều - được gọi là phương trình thời gian (equation of time).

    Tuy nhiên, ngoại lệ là bốn ngày đặc biệt trong năm: ngày 15 tháng 04, ngày 14 tháng 06, ngày 01 tháng 09 và ngày 24 tháng 12 — khi các nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch tự triệt tiêu lẫn nhau, dẫn đến độ dài của một ngày chính xác là 24 giờ.

    Panerai-LAstronomo-Luminor-1950-Tourbillon-Moon-Phases-Equation-Of-Time-GMT.jpg


    Bàn về sự hữu dụng của nó ư? Công tâm mà nói, một chiếc đồng hồ phương trình thời gian sẽ không thực sự hữu ích trong thế kỷ 21, và nó cũng không phải lý do chấp nhận được để kéo dài ngày làm việc cho nhân viên của bạn chẳng hạn. Tuy nhiên, giống như nhiều biến chứng phức tạp khác của đồng hồ cơ cao cấp ( như tourbillon, moonphase,...), equation of time ca ngợi chủ nghĩa lãng mạn và thuần túy, đồng thời cũng mang nhiều ý nghĩa lịch sử trong dòng thời gian của ngành chế tạo đồng hồ.

    Đôi dòng lịch sử của phương trình thời gian

    Cụm từ "equation of time" có nguồn gốc từ tiếng Latin thời trung cổ aequātiō diērum, có nghĩa là "phương trình của ngày" hoặc "sự khác biệt của ngày", được sử dụng rộng rãi trong thiên văn học cổ đại để lập biểu đồ cho thấy sự chênh lệch giữa giá trị quan sát và giá trị mong đợi.

    Từ thế kỷ thứ năm sau Công nguyên, quan sát của con người cho thấy rằng các thiết bị đo thời gian của họ không chính xác khi so sánh với thời gian Mặt trời thực tế. Cho đến thế kỷ XVI, đồng hồ thông thường không đủ chính xác để điều này trở thành mối quan tâm thật sự, và khi đó Thuật đo thời gian vẫn chưa bước lên con đường tìm kiếm ánh hào quang của nó.

    Vào giữa thế kỷ XVII, tất cả đã dần thay đổi với sự ra đời của con lắc, bộ thoát (escapement) tốt hơn và đồng hồ đã được trang bị lò xo cân bằng (balance-spring). Thiết bị đo thời gian lúc đó đã chính xác một cách thoả đáng để xác định sự khác biệt giữa thời gian Mặt trời thực tế và thời gian trung bình vào các giai đoạn nhất định của năm.

    duong-bieu-do-phuong-trinh-thoi-gian-equation-of-time-graph.png

    Biểu đồ hiển thị phương trình thời gian, cho thấy thời gian trung bình của chúng ta chênh lệch bao xa với thời gian Mặt trời thực tế

    Những chiếc đồng hồ quả lắc trong quá khứ thường được bán kèn với bảng phương trình này, cho phép chủ sở hữu tính toán sự chênh lệch.

    Tiếp theo đó là sự phát triển của đồng hồ phương trình để bàn (hoặc đồng hồ phương trình treo tường dạng hộp), hiển thị thời gian Mặt trời thật và thời gian trung bình mà không cần người dùng phải tự tính toán.

    Vào năm 1719, một bức thư được xuất bản trong “Philosophical Transactions” của Hiệp hội Hoàng gia The Royal Society, ở quyển 30, nêu lên một tuyên bố của thợ đồng hồ Joseph Williamson: “khẳng định quyền của ông đối với phát minh gây tò mò và hữu ích là chế tạo ra đồng hồ thời gian với chuyển động rõ ràng của mặt trời”.

    Trong bức thư của mình, Williamson bày tỏ sự phẫn nộ của mình xuất phát từ việc ông đã tình cờ đọc được ấn phẩm tiếng Pháp, trong đó tác giả tuyên bố rằng họ đã tạo ra những chiếc đồng hồ phù hợp với chuyển động thực tế của Mặt trời; và đưa ra giả thuyết rằng đó là điều chưa có ai từng nghĩ đến trước đây.

    dong-ho-phuong-trinh-thoi-gian-williamson-cuoi-the-ky-xvii.jpg


    Đồng hồ phương trình thời gian 8 ngày của Joseph Williamson ra đời cuối thế kỷ XVII

    Đồng hồ của Williamson hiển thị thời gian Mặt trời thực trên mặt số bằng cách sử dụng một cam điều chỉnh độ dài của lắc trong suốt cả năm, tùy thuộc vào sự khác biệt giữa thời gian Mặt trời và thời gian trung bình. Tại thời điểm đó, các nhà chế tạo đồng hồ phương trình đáng chú ý khác bao gồm Thomas Tompion (1639 - 1713) và Ferdinand Berthoud (1727 -1807).

    Do sự gia tăng độ chính xác của đồng hồ, từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX, các thành phố lớn trên thế giới dần bắt đầu áp dụng thời gian trung bình trái ngược với thời gian Mặt trời như tiêu chuẩn trong thuật đo thời gian: Geneva khoảng năm 1780; Anh vào năm 1792 và Berlin năm 1810.

    Và đến thế kỷ XX, phương trình thời gian xuất hiện ở đồng hồ đeo tay. Các nhà sản xuất đồng hồ đã phát minh ra các hệ thống để đọc phương trình thời gian ở một kinh độ cụ thể và không phải cho toàn bộ múi giờ, do đó cải thiện độ chính xác. Cho đến ngày nay, sự phức tạp vẫn chỉ dành riêng cho những chiếc đồng hồ đặc biệt chứ không thật sự cần thiết và phổ biến cho tất cả.

    Bộ máy Mặt trời trong đồng hồ đeo tay

    Các nhà sản xuất luôn tìm kiếm những cách khéo léo để truyền tải sự phức tạp của biến chứng này, nhưng có hai quy tắc chuyển động được áp dụng phổ biến trong các cơ chế. Khá may mắn vì chu kỳ lặp lại giống hệt nhau hàng năm, thế nên chúng có thể được lập trình một cách cơ học để mô phỏng chính xác nhất có thể.

    Chuyển động đầu tiên được sử dụng phổ biến hơn, đòi hỏi một chút tinh thần “số học” của người đeo. Một cây kim độc lập sẽ quét qua một vòng cung hoặc một mặt số phụ với phân cấp từ -16 đến +14, đóng vai trò hiển thị phương trình thời gian. Thời gian Mặt trời thực tế có thể tính được từ việc cộng thêm hoặc trừ bớt những con số đang được chỉ định trên đồng hồ.

    Panerai-Equation-Of-Time-Limited-Edition-SIHH-2015.jpg


    — Đồng hồ phương trình thời gian Panerai Radiomir 1940 Equation Of Time 8 Days Acciaio

    Luxury Shopping
    ĐỒNG HỒ CƠ
    Nói đến bộ máy của đồng hồ cơ, dù là máy cơ tự động (automatic) hay máy cơ thủ công (hand-wound), chúng đều bao gồm một hệ thống các bánh răng và ốc vít siêu nhỏ, cũng như lò xo mỏng như giấy. Việc kết hợp tất cả các bộ phận siêu nhỏ, siêu mỏng lại với nhau và tạo ra một chiếc đồng hồ chính xác là cả một quá trình sản xuất kỳ công tuyệt vời.

    Đồng hồ cơ đeo tay, đặc biệt là những chiếc đồng hồ cơ hiện đại với bộ máy có nhiều chân kính (jewel) có thể tồn tại mãi mãi nếu như được chăm sóc cẩn thận. Hoặc không, chúng cũng có thể được “tái sinh” khi gặp hư hỏng nếu được sửa chữa trong điều kiện hợp lý.

    bo-may-dong-ho-co.png


    ĐỘ CHÍNH XÁC (HAY SAI SỐ) ĐÁNG MONG ĐỢI CỦA ĐỒNG HỒ CƠ

    Trong thế giới cơ khí nói chung, bất cứ thứ gì được lắp ráp bởi một hệ thống các bộ phận nhỏ mà có khả năng duy trì sự chính xác 99% sẽ được coi là một cơ chế máy móc hàng đầu. Nhưng ở một khía cạnh đặc thù khác, thử nghĩ xem, nếu một chiếc đồng hồ cơ chỉ có độ chính xác 99,9% thì nó sẽ bị mất đi 1 phút 27 giây mỗi ngày. Đây là việc không thể chấp nhận được trong thế giới đồng hồ xa xỉ.

    Độ chính xác của đồng hồ cơ phụ thuộc vào một vài biến số, chẳng hạn như:
    1. Vị trí: Do tác động của trọng lực, đồng hồ sẽ chạy nhanh hoặc chậm hơn một vài nhịp khi rơi vào một số vị trí nhất định. Bánh xe cân bằng sẽ được điều chỉnh để bù lại thời gian nhanh hoặc chậm ở các vị trí khác nhau. Một chiếc đồng hồ được điều chỉnh ở càng nhiều vị trí sẽ càng bảo toàn được sai số lý tưởng. Nếu bạn tháo đồng hồ vào ban đêm, bạn có thể tìm một số vị trí thích hợp để nó có thể tự bù lại những sai lệch trong quá trình đeo.

    Đồng hồ thông thường sẽ được điều chỉnh từ 2 đến 8 vị trí sau:

    1. Mặt số hướng lên

    2. Núm vương miện hướng xuống

    3. Mặt số hướng xuống

    4. Núm vương miện hướng bên trái

    5. Núm vương miện hướng xuống

    6. Núm vương miện hướng bên phải

    7. Núm vương miện nằm ở vị trí nửa hướng lên

    8. Núm vương miện nằm ở vị trí nửa hướng xuống

    Một chiếc đồng điều chỉnh 2 vị trí (adjust to 2 positions) sẽ tương ứng với hai mục đầu tiên; một chiếc đồng hồ đã được điều chỉnh 4 vị trí (adjust to 4 positions) thường được điều chỉnh theo 4 mục trên; v.v.

    2. Nhiệt độ: Môi trường có thể có tác động đến độ chính xác của đồng hồ. Thay đổi nhiệt độ dẫn đến việc co giãn của một số bộ phận bên trong bộ máy, khiến chúng bị thay đổi kích thước và thậm chí biến dạng. Trong đó đặc biệt là bánh xe cân bằng và dây tóc. Ở những mẫu đồng hồ cơ hiện đại, hầu hết các vật liệu và thiết kế có thể bù đắp cho những sự thay đổi này và duy trì chúng ở tỷ lệ thích hợp. Đây cũng không hẳn là vấn đề nan giải, trừ khi đồng hồ phải hoạt động liên tục trong môi trường thời tiết khắc nghiệt, và nó cũng được sửa chữa bởi một quy tắc rất đơn giản.

    Độ chính xác tiêu chuẩn chấp nhận được của đồng hồ cơ đeo tay như sau:

    Đồng Hồ Cơ Không Có Chứng Nhận COSC

    Trường hợp xấu nhất

    Sai số ±10s/ngày

    Độ chính xác 99,988%

    Điển hình

    Sai số ±5s/ngày

    Độ chính xác 99,994%

    Tuyệt vời

    Sai số ±3s/ngày

    Độ chính xác 99,996%

    Đồng Hồ Cơ Đạt Chứng Nhận COSC

    Trường hợp xấu nhất

    Sai số +6s/-4s mỗi ngày

    Độ chính xác 99,994%

    Điển hình

    Sai số ±3s/ngày

    Độ chính xác 99,996%

    Tuyệt vời

    Sai số ±1s/ngày

    Độ chính xác 99,998%

    Điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng một chiếc đồng hồ cơ mới ra khỏi kệ có thể cần thời gian nghỉ trong một tháng hoặc lâu hơn. Điều này cho phép đồng hồ tìm thấy “nhịp tim” của nó và phân phối đều chất bôi trơn trong cơ chế. Nếu bạn thấy đồng hồ không chính xác như bạn mong đợi sau thời gian nghỉ, thường có hai cách để tăng độ chính xác cho đồng hồ - cả hai cách thức đều bao gồm các thủ tục nhỏ, nhưng yêu cầu các thợ sửa đồng hồ có thẩm quyền để thực hiện:

    • Căn chỉnh nhanh-chậm đồng hồ: Đối với một chiếc đồng hồ chạy quá nhanh hoặc quá chậm - từ khóa là "nhất quán". Giải pháp sẽ là điều chỉnh tỷ lệ nhịp cho phù hợp. Đây là một thủ tục rất đơn giản và tương đối nhanh chóng, đạt được bằng cách xoay vít. Với các máy móc chuyên dụng thích hợp, một người thợ sửa đồng hồ có tay nghề sẽ có thể hoàn thành việc này trong vài phút. Thủ tục này có lẽ là một trong những nhiệm vụ phổ biến nhất đối với thợ sửa đồng hồ.

    • Điều chỉnh: Đối với một chiếc đồng hồ nhanh hay chậm hoặc không có tỷ lệ phù hợp, đặc biệt là ở các vị trí khác nhau. Bánh xe cân bằng cần được điều chỉnh để bù cho các vị trí khác nhau. Mặc dù đây cũng là một thủ tục đơn giản, nhưng nó đòi hỏi một chút thời gian để sửa vì mỗi vị trí cần phải được theo dõi và điều chỉnh.

    Trong cả hai cách trên, bạn cần mang chiếc đồng hồ của mình đến các trung tâm bảo hành và sửa chữa đồng hồ uy tín để được hỗ trợ các dịch vụ của họ.

    BẢO TRÌ & TẦN SUẤT CỦA DỊCH VỤ CHĂM SÓC ĐỒNG HỒ

    Đồng hồ cơ đeo tay bao gồm hệ thống các bánh răng nhỏ, ốc vít nhỏ và lò xo mỏng - cũng tương tự như bất kỳ dụng cụ cơ khí nào có bộ máy chuyển động liên tục và làm việc không ngừng nghỉ, đồng hồ cơ đòi hỏi người đeo phải mang nó đi bảo trì định kỳ.

    Khi một chiếc đồng hồ cơ “già” đi, dầu bôi trơn trong bộ máy sẽ dần dần khô kiệt và bánh răng cũng bị biến dạng dù rất ít, đương nhiên, điều này cũng khiến cho độ chính xác của đồng hồ cũng sẽ giảm theo (có nghĩa là sai số đồng hồ ngày càng tăng). Độ chính xác cả đồng hồ có thể được cải thiện bằng một vài cách (xem bên trên) trong quá trình vài năm. Tuy nhiên, cuối cùng thì nó vẫn cần một cuộc “đại trùng tu” hoàn chỉnh, hay nói dễ hiểu hơn là nó cần được mang đi bảo dưỡng.

    bao-duong-dong-ho-co.jpg


    Đến đây thì đặt ra câu hỏi: “Nên đem đồng hồ đi bảo dưỡng bao lâu một lần?”. Một số người nói rằng dịch vụ bảo dưỡng đồng hồ nên được thực hiện cứ cách 2-3 năm một lần như các nhà sản xuất đồng hồ đã gợi ý. Một số người khác thì lại theo quy tắc “nếu nó không bị hỏng thì đừng mang đi sửa” và sẽ chỉ gửi đồng hồ cho nhà sản xuất sau khi đồng hồ đã hoàn toàn ngừng hoạt động - có thể là nhiều năm. Luxury Shopping đề xuất một đáp án trung gian hơn: đồng hồ nên được gửi bảo dưỡng mỗi 4-5 năm một lần (hoặc sớm hơn nếu bạn nhận thấy một cái gì đó bất ổn). Sau 5 năm mới đi bảo dưỡng sẽ khiến cơ chế của bộ máy trở nên căng thẳng vì làm việc liên tục quá lâu, dẫn đến những hao mòn không đáng có và thế là chi phí bảo dưỡng lại càng đắt hơn nữa, bởi lúc này bạn phải kiếm một vài bộ phận mới để thay thế cho các bộ phận hao mòn.

    Một cuộc bảo dưỡng hoàn toàn đòi hỏi phải tháo rời bộ máy, kiểm tra từng bộ phận, thay thế bất kỳ bộ phận hư hỏng nào, làm sạch từng chi tiết bên trong, bôi trơn, lắp lại, điều chỉnh và căn chỉnh nhanh-chậm cho đồng hồ. Chi phí cho một chuyến bảo dưỡng đồng hồ toàn chỉnh có thể bắt đầu từ 6.000.000 VND cho những mô hình đơn giản với bộ máy không quá phức tạp. Và có thể lên đến hơn 12.000.000 VND cho một chiếc đồng hồ chronograph và thậm chí là nhiều hơn nữa cho những chiếc đồng hồ đa tính năng (small-complication đến grand-complication).

    Dịch vụ bảo trì đồng hồ điển hình đòi hỏi đồng hồ phải được mở, tháo rời bộ phận, sau đó làm sạch, kiểm tra chân kính và bôi trơn. Kế đến, bộ máy sẽ được lắp lại, căn chỉnh, thay đổi các miếng đệm và cuối cùng sẽ được thử nghiệm bằng máy móc.

    Luxury Shopping

    CONTACT US

    ☎ Customer Care: 028 3833 9999 - 024 77776677

    ☎ Hotline: 1800 0091
    ĐỘ CHỐNG NƯỚC CỦA ĐỒNG HỒ LÀ GÌ?
    Độ chống nước của đồng hồ (Water Resistant) biểu đạt khả năng chịu nước của đồng hồ ở một mức độ được xác định trước. Bạn có thể xem độ chống nước của đồng hồ qua các tài liệu đi kèm khi mua, hoặc xem trước qua những thông tin public của đồng hồ tại các website của hãng, chúng thường được ghi chú ở mục “Water Resistant” hoặc viết tắt là “WR”.

    Hầu hết độ chống nước đồng hồ đều được xác định bằng độ sâu “an toàn” khi ngâm đồng hồ trong nước. Điều quan trọng mà bạn cần lưu ý rằng chỉ số chống nước của đồng hồ dựa trên các điều kiện tối ưu trong phòng thí nghiệm. Theo thời gian, trải nghiệm thực tế và sự hao mòn của các miếng đệm (gioăng) sẽ làm giảm hiệu quả các thông số kỹ thuật mà nhà sản xuất đã đưa ra về khả năng chống nước của nó. Để bộ máy bị vô nước là tình huống xấu nhất có thể xảy ra với đồng hồ. Do đó, Luxury Shopping khuyên bạn hãy luôn đảm bảo chiếc đồng hồ của mình ở độ sâu lý tưởng dưới nước và thường xuyên kiểm tra nước cho đồng hồ ít nhất một lần mỗi năm. Bất kỳ thợ đồng hồ thực thụ nào cũng có các thiết bị cần thiết để kiểm tra nước cho đồng hồ.

    %C4%91on-ho-lan-IW376805-Aquatimer-Chronograph.png


    YẾU TỐ CHỐNG NƯỚC
    Khả năng chống nước của đồng hồ đạt được nhờ ba yếu tố quan trọng:

    1. Mặt lưng đồng hồ (Case Back)

    Hay nói chính xác hơn là cách mà ốp lưng được gắn vào đồng hồ. Phần ốp lưng đồng hồ nếu được niêm phong bằng áp suất sẽ được coi là ít chịu nước nhất. Các khe nhỏ giữa nắp lưng và vỏ máy hoặc sự biến dạng của miếng gioăng ở mặt lưng (sẽ xảy ra theo thời gian) sẽ khiến cho đồng hồ vô nước. Thông thường, những chiếc đồng hồ này sẽ có khả năng chống nước tối đa 30m/99ft - cho phép tiếp xúc với nước nhưng không thể ngâm sâu dưới nước.

    Vỏ máy được gắn ốc vít (case screw) sẽ là mức chống thấm nước thứ hai. Nó có nắp lưng được cố định bằng ốc vít, cho phép niêm phong chặt chẽ hơn nhiều so với trường hợp trên. Tuy nhiên, sự biến dạng của gioăng đáy theo thời gian vẫn sẽ cho phép nước xâm nhập. Thông thường, phần lớn những chiếc đồng hồ dạng này đều có khả năng chống nước tối đa 100m/330ft - cho phép bơi lội ở mực nước không quá sâu và ngâm mình trong hồ bơi.

    tagheuer-WBE5116_FC8266_01.png


    Mặt lưng đồng hồ TAG Heuer Autavia có độ chống nước 100 mét

    Một loại khác nữa là phần lưng của case screw vừa được ren, vừa được bắt ốc vít vào lớp vỏ chính của đồng hồ. Điều này tạo ra lớp niêm phong kép - sử dụng cả ren (hiểu đơn giản là các bề mặt xoắn ốc) và miếng gioăng để niêm phong vỏ máy. Mặc dù không phải quy định chung, nhưng thông thường, đồng hồ lặn có độ chống nước cao hơn 100m/330ft sẽ có loại mặt lưng này.

    2. Núm điều chỉnh (Crown)

    Núm điều chỉnh (một số một nơi gọi là núm vương miện hay núm vặn đồng hồ) là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo khả năng chống nước của đồng hồ. Phần yếu ớt mà nước dễ dàng xâm nhập nhất là ống chứa thân (trục) của núm điều chỉnh. Trục của núm điều chỉnh được gắn vào bộ máy thông qua một ống nhỏ nằm ở bên hông vỏ đồng hồ. Khi núm điều chỉnh bị kéo ra và đẩy vào liên tục, cũng như cuộn dây cót hoặc xoay để cài đặt thời gian, miếng đệm núm (gioăng núm) sẽ bị nén, nứt và căng thẳng. Chỉ cần một biến đổi nho nhỏ về hình dạng gioăng núm hoặc núm điều chỉnh không được đẩy sát vào vỏ máy đều có thể khiến nước xâm nhập thông qua ống trục.

    num-dieu-chinh-dong-ho-rolex.jpg


    “Screw down” được ren và vít đóng vào một ống ren phù hợp trong vỏ máy. Núm điều chỉnh có một miếng gioăng để nén và bịt kín đường ống này khi núm được được đóng chặt - do đó đảm bảo được khả năng chống nước của đồng hồ. Screw-down crown hay được gọi là núm vặn chống nước, là một yếu tố cần thiết cho bất kỳ chiếc đồng hồ nào mà bạn muốn đeo khi đi bơi lặn. Chúng tôi không khuyên bạn khám hiểm dưới nước với một chiếc đồng hồ không có screw-down crown. Ngay cả khi đồng hồ có núm vặn chống nước, bạn cũng không bao giờ được thao tác với nó (kéo, đẩy, vặn) khi đang ở dưới mặt nước - trừ một số mẫu đồng hồ lặn chuyên dụng được phát triển và có quy định đặc thù từ nhà sản xuất. Một lợi ích khác của núm vặn kháng nước là nó sẽ được bảo vệ nhiều hơn khỏi những cú va chạm vô tình.



    screwdowncrown-rolex-luxshopping.png


    Cấu tạo của núm vặn chống nước Rolex

    3. Gioăng (Gasket)

    Còn được gọi là vòng chữ “O” (o-ring), được làm bằng cao su, nylon hoặc Teflon tạo thành các vòng đệm kín nước tại các khớp nối nơi tinh thể, vỏ và nắp gặp mặt đồng hồ. Nếu là một chiếc stopwatch, đồng hồ bấm giờ chronograph (không bao gồm tính năng lặn) cũng sẽ có một miếng đệm tương tự.
    gioang-num-dong-ho.jpg


    Gioăng núm đồng hồ hầu hết đều được làm từ cao su.

    Gioăng đồng hồ sẽ dần dần bị hao mòn và hư hỏng theo thời gian, làm giảm khả năng chống nước của vỏ máy. Điều quan trọng là phải kiểm tra đồng hồ của bạn mỗi năm một lần về khả năng chống nước. Bất kỳ đơn vị cung cấp đồng hồ ủy quyền hoặc đơn vị bảo dưỡng và sửa chữa đồng hồ uy tín nào cũng cần có các thiết bị cơ bản cần thiết để kiểm tra độ chống nước của đồng hồ - chi phí liên quan có thể thấp hoặc cao tùy dịch vụ. Nếu cần thiết, các thợ sửa đồng hồ sẽ đề xuất thay gioăng, đây cũng là một việc làm thiết yếu để kéo dài tuổi thọ của đồng hồ.

    ỨNG DỤNG THỰC TẾ VÀ ĐỘ CHỐNG NƯỚC

    Khi độ chống nước của đồng hồ được thử nghiệm bởi nhà sản xuất, quy trình được thực hiện trong phòng thí nghiệm với điều kiện tối ưu. Chẳng hạn như việc đồng hồ sẽ được trang bị các gioăng mới, đặt nằm yên trong bể nước có áp suất và dòng nước tĩnh. Tuy nhiên, các hành vi trong thực tế của sống sẽ tạo ra kết quả hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là một vài tình huống.

    1. Nhiệt độ nước cao (suối nước nóng, vòi sen nóng,...) sẽ ảnh hưởng đến hình dạng của gioăng. Và đặc biệt là sự thay đổi nhiệt độ quá nhanh cũng khiến gioăng bị biến dạng.

    2. Những thay đổi đột ngột và nhanh chóng của áp lực - chẳng hạn như nhảy từ một nơi cao rồi lao mình lặn xuống mặt nước (thậm chí là lặn nông), lực nhấn cánh tay bạn xuống nước trong khi bơi, sẽ làm căng các miếng gioăng trong tíc tắc. Nếu các miếng đệm không đúng thông số kỹ thuật, chúng có thể bị vỡ và khiến đồng hồ nhiễm nước.

    3. Khi đồng hồ “già” đi, các niêm phong bắt đầu bị hao mòn và sẽ không duy trì mức kháng nước như ban đầu nữa.

    THUẬT NGỮ “WATER RESISTANT” VÀ “WATER-PROOF”

    “Water resistant” - Chống thấm nước và “water-proof” - không thấm nước.

    U.S. FTC (Federal Trade Commission - Ủy ban Thương mại Liên bang) - đơn vị thi hành sự thật về quảng cáo (truth-of-advertising) đã cho rằng thuật ngữ "water-proof" không phù hợp. Theo ý kiến của họ, một chiếc đồng hồ không bao giờ có thể thực sự không thấm nước 100%, vì các miếng gioăng bị hư hỏng theo thời gian và cách sử dụng, do đó làm giảm chỉ số độ sâu chống nước được chỉ định. Theo lời của FTC: "Từ ‘proof’ này bao hàm một biện pháp bảo vệ tuyệt đối, mà không may, nó không tồn tại đối với đồng hồ, đặc biệt là trong thời gian dài”. FTC đã thấy thuật ngữ “Water Resistant” là phù hợp hơn cho đồng hồ.

    PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA KHẢ NĂNG CHỐNG NƯỚC

    Có 2 phương pháp kiểm tra chống nước thường được sử dụng:

    1. Kiểm tra khô (Dry Test): Đồng hồ được đặt trong buồng và áp suất không khí được tăng dần lên. Máy móc sẽ phát hiện các biến đổi nhỏ nhất về kích thước vỏ máy. Nếu vỏ máy giãn ra, thậm chí chỉ là một chút, thì đồng hồ cũng không có khả năng chống nước.

    2. Kiểm tra ướt (Wet Test): Đồng hồ được đặt trong một khoang chứa đầy một nửa nước và một nửa không khí. Áp suất không khí được tăng dần khi đồng hồ đang ở ngoài mặt nước và được thả chìm xuống dần dần. Một khi đồng hồ được ngâm hoàn toàn, áp suất không khí sẽ dần được giải phóng. Nếu bong bóng thoát ra khỏi đồng hồ, điều đó có nghĩa là không khí thấm vào đồng hồ trước khi ngâm có lối thoát, lối thoát này cũng là nơi mà nước có thể xâm nhập, vì thế đồng hồ không có khả năng chống nước. Phương pháp này thường được sử dụng như một thử nghiệm thứ hai để xác định chính xác khu vực có vấn đề.

    ATM HOẶC BAR

    ATM là viết tắt của "Atmosphere" - khí quyển tương đương với 10 mét. Một từ khác cho ATM thường được sử dụng ở châu Âu là BAR - cái này cũng tương đương với 10 mét.

    1 ATM = 10 mét

    1 BAR = 10 mét

    VAN THOÁT KHÍ HELI

    Van thoát khí Heli chỉ được sử dụng trong các chuyến thám hiểm lặn cực sâu, khi một người thợ lặn di chuyển từ chuông lặn. Khi chuông lặn được hạ xuống, áp suất bắt đầu tăng lên và khí heli được thêm vào hỗn hợp thở. Khí Heli được thêm vào để loại bỏ không khí độc hại được tạo ra bởi độ sâu cực độ.

    Helium là một trong những phân tử nhỏ nhất và sẽ xâm nhập vào đồng hồ thông qua các gioăng cho đến khi áp suất không khí trong đồng hồ bằng với áp suất không khí trong chuông lặn. Khi chuông lặn nổi lên và giải nén, khí Heli cần thoát ra ra khỏi đồng hồ với tốc độ tương được với việc giải nén - nếu không thì áp suất trong đồng hồ sẽ làm bung các miếng tinh thể bảo vệ. Để tránh điều đó, OMEGA đã phát triển van thoát khí Heli cho đồng hồ lặn của họ, cho phép Helium thoát ra nhanh hơn so với lúc xâm nhập vào. Nhiều thương hiệu khác cũng sử dụng van thoát khí Heli này trong nhiều thiết kế đồng hồ lặn chuyên dụng của họ. Nói chung, van thoát khí Heli có thể được tìm thấy trên những chiếc đồng hồ có chỉ số chống nước từ 300 mét trở lên.

    Van thoát khí Heli không bao giờ cần được sử dụng trong lặn biển thông thường (ở mực nước không quá sâu), và chỉ thực sự cần thiết khi lặn trong môi trường được kiểm soát như mô tả ở trên.

    —— Van thoát khí Heli trên đồng hồ OMEGA Seamaster Diver 300M có dạng núm, được khí hiệu “HE” trên mặt và nằm ở hướng 10 giờ.

    Luxury Shopping
    IWC Portugieser bắt nguồn từ đất nước đã truyền cảm hứng cho cái tên của bộ sưu tập - Bồ Đào Nha (Portuguese), nơi sở hữu di sản phong phú về truyền thuyết vượt đại dương và những nhà thám hiểm vĩ đại. Được giới thiệu từ năm 1939, đến nay, BST IWC Portugieser đã được cập nhật đa dạng các thiết kế cũng như hệ thống các complication hoành tráng.
    ————————————————————————

    IWC-Portugieser-Automatic.jpg


    Hơn 150 năm trước, F.A Jones đã theo đuổi hành trình vượt đại dương để xây dựng International Watch Company, thực hiện ước mơ thành lập nhà sản xuất đồng hồ với mong muốn chế tạo ra những sản phẩm cao cấp cho thị trường Mỹ. Ước mơ đó đã dẫn đến những đổi mới trong ngành mà một số người cho rằng điều đó là không thể. Và cho đến hiện tại, IWC Schaffhausen tiếp tục tôn vinh di sản cũng như thành tựu đó với một loạt phiên bản mới thuộc BST Portugieser. Trùng hợp rằng Luxury Shopping cũng vừa đưa bộ sưu tập này vào.

    Dựa theo lời giới thiệu của CEO Christoph Grainger-Herr với những chia sẻ thú vị về một số điểm nổi bật trong các thiết kế mới tại W&W 2020, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số mẫu đồng hồ IWC Portugieser ấn tượng.

    Portugieser Automatic 40

    Đặc trưng bởi mặt số rộng, dễ đọc với các chữ số Ả Rập và tính năng small-second ở hướng 6 giờ, đây là mô hình đồng hồ IWC Portugieser “mẫu mực” nhất của bộ sưu tập. Tuy nhiên, chúng dường như luôn là một chiếc đồng hồ nam quá khổ, bắt đầu với mô hình gốc Ref. 325 được giới thiệu vào năm 1939.

    Vừa qua, tại Watches & Wonders 2020, IWC đã giới thiệu một phiên bản có mặt số nhỏ hơn (40mm thay vì 44,2mm như mẫu cũ) trong khi vẫn giữ lại phong cách cổ điển như ban đầu. Mẫu đồng hồ Portugieser mới có sẵn trong 4 mô hình chính: 3 chiếc bằng thép không gỉ và 1 chiếc bằng vàng rose-gold, chúng đều rộng 40,4mm và dày 12,3mm. Nhìn chung, chúng khá nhỏ và mỏng hơn một chút so với phiên bản Portugieser 7-Days nổi tiếng của hãng.

    dong-ho-nam-iwc-portugieser-automatic-40%20(1).png


    Hơn thế nữa, Portugieser Automatic 40 mới nhất là một biến thể nhỏ gọn, được trang bị bộ máy tự lên dây cót (self-winding) của mô hình đồng hồ 3 kim này. Trong thực tế, nó gần như có thể xem là bản tái hiện của mô hình Portuguese ref. 3531 ít ai biết đến được giới thiệu vào năm 1998, có kích thước 35mm và máy automatic. Bất quá, Portugieser Automatic 40 trông vẫn có vẻ hiện đại hơn hẳn. Thêm vào đó là thiết kế railroad ở vòng phút và vòng giây nhỏ mang đến một chút gì đó cổ điển mà chúng ta đã từng bắt gặp ở Portugieser Hand-Wound Eight Days.

    dong-ho-nam-iwc-portugieser-automatic-40-2.png


    Bên trong đồng hồ là bộ máy tương đối mới Calibre 82200, lần đầu tiên xuất hiện trong Da Vinci Automatic Edition phiên bản 150 năm ra mắt vào năm 2018. Calibre 82200 cung cấp khả năng dự trữ năng lượng trong 60 giờ, cơ chế được trang bị hệ thống cuộn dây Pellaton thế hệ mới nhất, thay thế cho các cuộn dây push-pull được tìm thấy trong các calibre automatic entry-level. Ngoài ra, Calibre 82200 còn sở hữu bánh xe tự động, pawls và cam được làm bằng ceramic chống mài mòn.

    dong-ho-nam-iwc-portugieser-automatic-40-3.png


    Đồng hồ IWC Portugieser Automatic 40 dự kiến sẽ được cập nhật tại Luxury Shopping vào khoảng tháng Sáu trở đi, với mức giá sẽ bắt đầu từ khoảng 176 triệu đồng cho các mô hình thép không gỉ và khoảng 406 triệu đồng cho mô hình vàng rose-gold.

    Portugieser Perpetual Calendar 42

    Đã trải qua gần 15 năm tuổi, đồng hồ vạn niên - perpetual Calendar của BST IWC Portugieser dường như luôn được trang bị bộ vỏ 44,2mm và duy trì bởi bộ máy automatic 7-days (mặc dù bộ máy này cũng được sử dụng cho một mẫu đồng hồ khác có kích thước nhỏ hơn 42,3mm Ref.5022 trong vài năm).

    Lần nữa tái ngộ trong sự kiện Watches & Wonder 2020, đồng hồ Perpetual Calendar hoàn toàn mới thuộc bộ sưu tập Portugieser được giới thiệu trong một diện mạo có phần đơn giản hơn, nhưng giá cả cũng thân thiện hơn nhiều.

    Thay vì sử dụng calibre 7-days, IWC Portugieser Perpetual Calendar 42 được trang bị một cơ chế đơn giản hơn nhưng vẫn mạnh mẽ với khả năng dự trữ năng lượng 60 giờ. Calibre mới cũng mỏng hơn, dẫn đến bề dày của đồng hồ chỉ ở 13,8mm (trong khi mẫu cũ dày 14,9mm).

    dong-ho-nam-iwc-portugieser-perpetual-calendar-42.png


    Như cái tên của nó cho biết, IWC Portugieser Perpetual Calendar 42 được trang bị vỏ máy với kích thước 42,4mm. Các mẫu có sẵn trong 2 mô hình: thép không gỉ và vàng rose-gold. Đây cũng là lần đầu tiên mà Portugieser Perpetual của IWC được cung cấp mô hình vỏ thép không gỉ, trước đây chỉ có vỏ vàng hoặc bạch kim (ngoại trừ phiên bản giới hạn 2014). Điều này có nghĩa là giá cả của chiếc đồng hồ vạn niên này đã giảm đi đáng kể - có giá chỉ bằng một nửa của mô hình 7-days vàng 18K.

    dong-ho-nam-iwc-portugieser-perpetual-calendar-42-2.png


    Mặc dù mặt số vẫn giữ nguyên cấu hình của một chiếc đồng hồ perpetual calendar truyền thống với 3 mặt số phụ cho tính năng lịch: lịch thứ hướng 9 giờ, lịch ngày hướng 3 giờ và lịch tháng cùng với lịch moonphase ở hướng 6 giờ khiến cho nó trông gọn gàng và dễ đọc, tuy nhiên, nó cũng bao gồm kim giây trung tâm - cực kỳ hiếm gặp trên đồng hồ lịch vạn niên.

    Trong bộ máy của IWC Portugieser Perpetual Calendar 42, mô-đun lịch đã được đơn giản hóa và kết hợp với Calibre 82000, tạo ra Calibre 82650 mới. Calibre 82650 nhỏ hơn đáng kể so với Calibre 52000 7-days trong những mô hình 44mm, cho phép kích thước của đồng hồ cũng thu xuống còn 42mm, tuy nhiên, nó chỉ sử dụng thùng barrel đơn, thế nên mức năng lượng dự trữ của nó cũng chỉ ở 60 giờ.

    dong-ho-nam-iwc-portugieser-perpetual-calendar-42-3.png


    Mặc dù nó không có nguồn dự trữ năng lượng dài, nhưng cơ chế này cũng được thực hiện tương tự ở những khía cạnh khác, ví dụ như có một bánh xe cân bằng tự do hoạt động ở tần số 4 Hz. Calibre 82650 cũng được trang bị hệ thống cuộn dây Pellaton biểu tượng của IWC thế hệ mới nhất, có bánh xe tự động, pawls và cam làm bằng ceramic để giảm ma sát và kéo dài tuổi thọ.

    IWC Portugieser Perpetual Calendar 42 dự kiến cũng sẽ được cập nhật tại Luxury Shopping vào tháng Sáu tới, với giá bán xấp xỉ 560 triệu đồng cho mô hình thép không gỉ và xấp xỉ 800 triệu đồng cho mô hình vàng rose-gold.

    Portugieser Perpetual Calendar Tourbillon

    Luận về tính năng lịch vạn niên của IWC Schaffhausen, có lẽ chúng ta phải mất rất nhiều giấy mực mới nói xong hết. Dù sao thì sự ra đời của nó vào năm 1985 cũng là khởi đầu cho cuộc cách mạng mới trong ngành công nghiệp chế tạo đồng hồ cơ lúc bấy giờ. Nó được xem là perpetual calendar đầy đủ đầu tiên trên thế giới, trong đó tất cả các cơ chế lịch (thứ, ngày, tháng, năm, thậm chí là moonphase) được liên kết cơ học với nhau để có thể được điều chỉnh đồng thời, chỉ bằng cách xoay núm vương miện.

    dong-ho-nam-iwc-portugieser-perpetual-calendar-tourbillon.png


    Vừa qua, bên cạnh Portugieser Perpetual Calendar 40 mà chúng ta mới gặp gỡ bên trên, IWC cũng cho ra mắt mẫu đồng hồ perpetual calendar 7-days mới với sự kết hợp của cơ chế tourbillon đẳng cấp hơn. Nhìn bề ngoài, Portugieser Perpetual Calendar Tourbillon cũng tương tự như thế, tuân thủ chặt chẽ bố cục mặt số của một chiếc đồng hồ lịch vạn niên truyền thống, tuy nhiên, điểm đặc biệt là nó có thêm một lồng tourbillon ấn tượng nằm ở hướng 12 giờ. Bên cạnh đó, tính năng moonphase của nó cũng sẽ chạy đúng trong vòng 577,5 năm mà không cần có sự can thiệp của bạn.

    dong-ho-nam-iwc-portugieser-perpetual-calendar-tourbillon-3.png


    IWC Portugieser Perpetual Calendar Tourbillon mới sẽ được cung cấp ở 2 biến thể chính: Đầu tiên là phiên bản được đặc cách chỉ bán tại cửa hàng của IWC Schaffhausen với mặt số màu xanh Navy và vỏ làm từ vàng Armor Gold độc quyền của hãng. Hợp kim Armor Gold là một loại vàng đỏ 5N nhưng được sản xuất với quy trình độc quyền, và theo IWC giới thiệu - “quy trình này sẽ khiến cho vàng trở nên cứng hơn đáng kể và chịu mài mòn gấp năm đến 10 lần” so với vàng 5N thông thường. Thứ hai là phiên bản được trang bị vỏ bạch kim với mặt số màu trắng. Chúng đều sử dụng bộ máy IWC Calibre 51950 và đều là phiên bản giới hạn trong 50 chiếc trên toàn thế giới.

    Luxury Shopping
    Một bó hoa, hộp chocolate hay một chú gấu bông là những món quà quen thuộc khi các đấng mày râu chọn lựa để tặng cho người phụ nữ của mình. Nhưng những món quà ấy đã quá nhàm chán và có đôi khi không phù hợp khi đối phương không phải là bạn gái, người yêu hay vợ, vậy là câu chuyện đau đầu khi không biết tặng quà gì nhân dịp Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10 lại bắt đầu.

    dong-ho-nu-versace-qua-tang-20-10-1.png


    Một chiếc đồng hồ nữ sang trọng mang theo ý nghĩa đặc biệt vốn có “Luôn trân trọng từng khoảnh khắc bên bạn” sẽ là một lời gợi ý hay ho cho quà tặng 20/10 đến những người phụ nữ mà bạn yêu thương. Vậy một chiếc đồng hồ như thế nào mới có thể chiếm trọn trái tim phái đẹp? Dưới đây là danh sách đề cử bởi Luxury Shopping - những thương hiệu đồng hồ rất được phái đẹp yêu thích và lựa chọn, hy vọng đây là những gợi ý hữu ích cho món quà nhân dịp Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10 tới cho bạn.

    Bulova

    dong-ho-nu-bulova-qua-tang-20-10-1.png


    Gợi ý đầu tiên đến từ một thương hiệu đồng hồ nổi tiếng của Mỹ được khá nhiều phái đẹp lựa chọn. Mang trong mình bộ máy Nhật và các kiểu dáng đa dạng được cập nhật mới qua từng mùa, Bulova luôn chiếm được cảm tình phái đẹp từ những cái nhìn đầu tiên. Đến từ thành phố nổi tiếng về hiện đại hóa, luôn thay đổi nên các thiết kế đến từ thương hiệu này cũng luôn biến hóa từ kiểu dáng cho đến chất liệu, đơn cử như kiểu dáng của những chiếc đồng hồ của BST Rubaiyat. Một kiểu dáng vừa lạ vừa quen, điểm tô bởi những viên đá ở viền sang trọng đã khiến phái đẹp mê mẩn từ khi nó được ra mắt đến nay.

    dong-ho-nu-bulova-qua-tang-20-10.png


    Đa dạng là vậy, nhưng các thiết kế của thương hiệu đến từ Mỹ này không quá lạ mắt và không quá khó để có thể phù hợp với phong cách của nhiều người, mà ngược lại, chúng lại mang kiểu dáng vừa đủ mới mà cũng vừa đủ thanh lịch để có thể phù hợp với bất cứ phong cách nào, bất cứ nơi đâu.

    CK
    dong-ho-nu-ck-qua-tang-20-10.png

    Nổi tiếng với những chiếc đồng hồ mang kiểu dáng trẻ trung, hiện đại, thương hiệu Calvin Klein là một đề cử tiêu biểu tiếp theo cho quà tặng 20/10. Mặt số đơn giản, kiểu dáng dây đeo đột phá là những gì bạn thấy được ở CK. Tuy mặt số đơn giản nhưng các thiết kế của hãng đều mang hơi thở của những người trẻ năng động, yêu thích nhịp sống hiện đại.

    dong-ho-nu-cK-2020(1).png




    Sinh ra bởi một thương hiệu thời trang nổi tiếng, vậy nên các cô nàng yêu thích thời trang đặc biệt là CK đều không thể làm ngơ trước các thiết kế đồng hồ của hãng. Nếu dịp 20/10 sắp tới bạn dự định sẽ tặng quà cho cô em gái, bạn gái hay một người bạn thân thiết thì thương hiệu này sẽ là một gợi ý vô cùng phù hợp cho món quà mà bạn dành tặng họ.

    Citizen
    dong-ho-nu-citizen-qua-tang-20-10.png


    Một đề cử tiếp theo cho bảng danh sách này nữa đến từ Nhật với bộ máy bền bỉ cùng kiểu dáng nhẹ nhàng đã chinh phục được khá nhiều cô nàng mang phong cách nữ tính, không cầu kỳ. Đồng hồ của Citizen là sự giao thoa hài hòa giữa hiện đại và cổ điển, hiện đại ở bộ máy kết hợp với những thiết kế cổ điển đã giúp thương hiệu đến từ Nhật này chinh phục người hâm mộ.

    dong-ho-nu-citizen-qua-tang-20-10-1.png


    Nhật Bản vốn nổi tiếng với chất lượng lâu bền, bộ máy của Citizen được đánh giá cao với độ bền bỉ bậc nhất, không những vậy, bộ máy sử dụng năng lượng mặt trời của hãng cũng là một sáng tạo đáng chú ý của thương hiệu. Thiết kế mang đậm nét Nhật Bản - đơn giản nhưng lại mang một nét cuốn hút riêng khó có thể phủ nhận được. Món quà là chiếc đồng hồ đeo tay đến từ Citizen như một lời nhắn nhủ “Yêu thương đơn giản nhưng luôn bền bỉ với thời gian”.
    Gucci
    dong-ho-nu-gucci-qua-tang-20-10.png


    Sẽ không có một cô nàng sành thời trang nào không biết đến Gucci, ngay cả bạn không phải là một người đam mê thời trang thì thương hiệu này cũng không quá xa lạ. Với những thiết kế kinh điển mà các celeb tích cực “lăng xê”, thương hiệu đồng hồ thời trang đến từ Ý này đã dần khẳng định vị thế của hãng trên đường đua sản xuất đồng hồ đầy màu sắc. Ra đời là một thương hiệu thời trang nên mỗi thiết kế đồng hồ mà hãng ra mắt đều được giới mộ điệu yêu thích và đánh giá cao.
    dong-ho-nu-gucci-qua-tang-20-10-1.png

    Không giống như những thương hiệu đồng hồ truyền thống, thiết kế đồng hồ nữ Gucci không quá tinh xảo hay được đính nhiều viên đá, kim cương tỉ mỉ, nhưng mỗi thiết kế của hãng vừa đủ để tạo ra một xu hướng mới trong giới mộ điệu và sức lan tỏa xu hướng ấy là không hề nhỏ. Mang tinh thần thời trang mãnh liệt, luôn biến hóa khôn lường trong các thiết kế, Gucci luôn tiên phong tạo ra những điều mới mẻ khiến người hâm mộ thích thú. Đây sẽ là một gợi ý tuyệt vời cho món quà dành tặng những cô nàng cá tính, thời thượng.

    Guess

    dong-ho-nu-guess-qua-tang-20-10.png


    Thêm một thương hiệu thời trang nổi tiếng mang phong cách trẻ trung nữa góp mặt trong danh sách này. Cũng giống như nhiều thương hiệu thời trang khác, bắt đầu chinh phục người hâm mộ không phải từ đồng hồ nhưng Guess đã từng bước giành được một vị trí quan trọng trong lòng những người hâm mộ yêu thích đồng hồ thời trang.

    dong-ho-nu-guess-qua-tang-20-10-1.png


    Luôn thay đổi và cập nhật xu hướng mới là những gì mà Guess theo đuổi và hướng đến. Mỗi thiết kế mà thương hiệu cho ra đời không quá khó để chinh phục những cô nàng cá tính, nổi loạn hay luôn thích thay đổi phong cách. Phần đông cánh mày râu sẽ cảm thấy khó khăn nếu chọn quà cho một cô gái mạnh mẽ, cá tính với phong cách xoay chuyển mỗi ngày khó nắm bắt, sẽ không còn là vấn đề nếu bạn chọn một chiếc đồng hồ từ thương hiệu Guess.

    Michael Kors

    dong-ho-nu-michaelkors-qua-tang-20-10.png


    Phái đẹp không ai là không yêu thích thời trang, vậy nên không có gì lạ khi lại có thêm một thương hiệu thời trang nữa góp mặt trong danh sách này. Không những tạo nên nhiều làn sóng xu hướng tiên phong trong giới thời trang, thương hiệu này còn góp phần tạo dựng phong cách riêng cho nhiều cô nàng hiện đại. Các fashionista luôn ưu ái chọn lựa đồng hồ của Michael Kors để hoàn thiện phong cách của bản thân, tạo dựng một bản sắc riêng.

    dong-ho-nu-michaelkors-qua-tang-20-10-2.png


    Hầu hết thiết kế đồng hồ nữ của thương hiệu được trau chuốt một cách kĩ càng về thiết kế, làm sao để tôn lên được vẻ đẹp của cổ tay phụ nữ. Không biến hóa đa dạng như Guess hay đơn giản như CK, đồng hồ Michael kors mang đến một phong cách sang trọng vừa đủ, hiện đại cũng vừa đủ, mọi thứ được kết hợp lại để tạo nên nét thời thượng riêng cho phong cách thiết kế của thương hiệu.

    Chương trình ưu đãi "Yêu Thương Đi, Chờ Chi..." - Khi mua đồng hồ tại Luxury Shopping, quý khách sẽ nhận ngay những phần quà giá trị như nước hoa cao cấp, Zippo hàng hiệu, Beauty Voucher hoặc Beauty GiftCode và còn nhiều hơn thế nữa, vẫn đang diễn ra tại Luxury Shopping, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về chương trình bạn nhé.

    CONTACT US

    ☎ Customer Care: 028 3833 9999 - 024 77776677

    ☎ Hotline: 1800 0091
    Reverso, nơi tập hợp của những chiếc đồng hồ thanh lịch có vỏ xoay cổ điển được sản xuất từ năm 1930. Mặc dù BST Reverso hiện nay đã được cập nhật đa dạng các kích thước khác nhau, phù hợp với cả nam lẫn nữ, nhưng kể đến 90 năm trước, chúng hầu hết chỉ phục vụ cho phái đẹp.

    ———————————————————————

    dong-ho-jaeger-lecoultre-mau-do-ruou-vang-2020(1).png


    Cập nhật mới từ Jaeger-LeCoultre tại Watches & Wonder 2020, Reverso One Red-Wine là phiên bản thanh mảnh của chiếc đồng hồ có vỏ xoay cổ điển, lấy cảm hứng từ mẫu đồng hồ Reverso được sản xuất cho phụ nữ vào những năm 1930. Để phù hợp với di sản và tính thẩm mỹ truyền thống của BST Reverso, mẫu đồng hồ nữ mới có ngoại hình chịu ảnh hưởng từ Art Deco - phong trào thiết kế chiếm ưu thế tại thời điểm Reverso ra đời. Điều này có thể được nhìn thấy thông qua mặt số với các chữ số Ả Rập được đóng khung ở các góc, họa tiết Guilloché màu đỏ và kim đồng hồ đều gợi lên hơi hướng của Reverso những năm 1930.

    Phần vỏ nằm giữa hai mặt đồng hồ được chạm khắc những đường vân sunray đẹp mắt, chỉ có thể nhìn thấy khi người đeo thực hiện động tác lật vỏ đồng hồ, một trong những nét nghệ thuật kín đáo và tinh tế. Bên cạnh đó, hai viền trên dưới của vỏ máy được đính kim cương làm nổi bật vẻ đẹp sang trọng.

    dong-ho-jaeger-lecoultre-mau-do-ruou-vang-2020(1)(1).png


    Bên trong là Calibre 657 - bộ máy thạch anh (quartz) in-house của JLC. Kỳ thực, hãng đã sản xuất các bộ máy quartz từ rất lâu và hiện đang sử dụng chủ yếu trong các mô hình đồng hồ Jaeger-LeCoultre nữ, nhằm đáp ứng yêu cầu về độ mỏng và kích thước nhỏ gọn. Một số quan điểm cho rằng các mẫu đồng hồ thanh lịch được chế tạo để phục vụ cho các kiểu trang phục thường nhật thì việc sử dụng máy quartz là lựa chọn khá logic. Chưa nói đến ưu thế về độ mỏng và kích thước của chúng, chỉ bàn về giá cả khiêm tốn hơn nhiều so với đồng hồ cơ đã đủ để thuyết phục phần lớn khách hàng.

    Nếu không sử dụng máy quartz, thông thường đồng hồ JLC Reverso (cả mô hình cho nam và nữ) đều được trang bị các bộ máy cơ thủ công ( hand-wound ) đơn giản, chủ yếu để giữa cho vỏ đồng hồ không quá dày và lớn. Máy quartz cũng cung cấp một lợi ích tương tự, nhẹ - mỏng - nhỏ, và thậm chí giá cả của chúng cũng thân thiện hơn nhiều so với máy cơ thủ công.

    dong-ho-jaeger-lecoultre-mau-do-ruou-vang-2020(2)(1).png


    Reverso là một chiếc đồng hồ thể thao đã vượt qua quá khứ - một quá khứ gắn liền với môn thể thao polo của British Raj, để đến hiện tại, nó được coi là bộ sưu tập đồng hồ thanh lịch với vẻ đẹp vượt thời gian. Reverso thường chiếm được sự quan tâm của những khách hàng thuộc ngành nghề bác sĩ, luật sư hay doanh nhân thành đạt - những người coi trọng sự chỉn chu và tác phong chuyên nghiệp. Tin chắc Reverso là một người bạn đồng hành đủ tư cách để đáp ứng cho những tiêu chuẩn khắt khe trong phong cách của bạn.

    Jaeger-LeCoultre Reverso One Red-Wine dự kiến sẽ được cập nhật tại Luxury Shopping vào tháng Sáu, với giá bán được tiết lộ từ JLC khoảng từ 124 triệu đồng. Follow fanpage luxuryshoppingvn để nhanh chóng nắm bắt tin tức mới nhất từ chúng tôi nhé.

    Luxury Shopping
    Nói đến đồng hồ openworked với thiết kế skeleton đẹp mắt mà vẫn sở hữu mức giá khá khiêm tốn, Hamilton là một trong những thương hiệu quen thuộc và khó lòng bỏ qua. Mạch thiết kế này lan tỏa qua một số bộ sưu tập nổi tiếng như Ventura Skeleton Limited Edition, Khaki Field Skeleton Automatic và Jazzmaster Skeleton Automatic. Và mới đây nhất, BST Jazzmaster chào đón một thành viên skeleton mới với tên gọi được đơn giản hóa và mặt số đa cấp hấp dẫn.

    ————————————————————————

    dong-ho-Hamilton-Jazzmaster-Skeleton-2020.png


    Mới đây, Hamilton đã thành công trình bày một thiết kế mới trong bộ sưu tập đồng hồ skeleton của họ - Hamilton Jazzmaster Skeleton với tên gọi được đơn giản hóa và mặt số đa cấp tạo thành hình biểu tượng logo “spiky H” nằm trên bộ máy automatic Thụy Sĩ. Kỳ thực Hamilton không hiếm những mẫu đồng hồ skeleton nhưng điều đáng nói ở đây là mẫu mới 2020 dường như được xây dựng có mục đích và mang nhiều ý nghĩa nhất.

    Trong dòng lịch sử thương hiệu, Hamilton đã có quá khứ lẫy lừng và rạng danh như một thương hiệu Mỹ với gốc quân sự sâu trước khi trở thành công ty con của tập đoàn Swatch tại Thụy Sĩ. “Hamilton” lấy theo tên của Andrew Hamilton - chủ sở hữu ban đầu của nhà máy đầu tiên ở thành phố Lancaster, bang Pennsylvania, đây cũng là thương hiệu Mỹ thống trị trong khoảng thời gian từ 1892 đến 1969 và để lại ấn tượng lâu dài cho đến hiện tại vẫn còn dư âm. Dòng KhaKi Field Mechanical là một trong những bộ sưu tập phổ biến nhất của Hamilton với phong cách mid-century hướng đến thiết kế đồng hồ quân đội thế kỷ trước.

    Trở lại với nhân vật chính trong đề tài ngày hôm nay của chúng ta, có thể nói đồng hồ skeleton là một mục đầu tư không thể thiếu của các thương hiệu lớn, và Hamilton cũng không ngoại lệ. Thiết kế skeleton đòi hỏi các tiêu chí nhất định về mức độ dễ đọc (vì kim đồng hồ thường bị “chìm” trên các nền tảng cơ học) và thách thức thẩm mỹ. Hiện nay, một số đối thủ nặng ký như Breguet, Piaget hay Vacheron Constantin đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này, nhưng có điều giá thành ở mỗi chiếc đồng hồ skeleton của họ đều có thể gây sức ép cho túi tiền của bạn. Nếu chúng ta bước xuống một bậc thang sẽ thấy Hamilton đã thiết kế một tác phẩm openworked đẹp mắt, đủ để phác họa lên khái niệm về skeleton nhưng với một mức giá thân thiện hơn hẳn.

    dong-ho-Hamilton-Jazzmaster-Skeleton-2020-2.png


    Vỏ thép không gỉ của Hamilton Jazzmaster Skeleton có đường kính 40mm với các cạnh và viền mỏng được đánh bóng. Nhìn trực tiếp từ phía trước, phần giữa của vỏ máy chỉ là một sợi tóc rộng hơn so với viền bezel và các vấu, tạo ra một sự bổ sung nơi chúng tiếp giáp sườn vỏ. Đây là tất cả các yếu tố thiết kế tinh tế nhưng thể hiện sự đầu tư cao đến từng chi tiết nhỏ. Các vấu là phần duy nhất được chải của vỏ và tạo hiệu ứng hai tone màu lạnh đan xen, mặc dù phần dưới của vấu cũng được đánh bóng.

    Cả hai mặt đồng hồ đều cho phép bạn quan sát màn trình diễn bên trong bộ máy automatic. Chúng được bảo vệ bởi tinh thể sapphire với lớp phủ chống phản chiếu và đặc biệt tinh thông trong việc giảm thiểu phản xạ (ngay cả với mặt số màu đen một phần bên dưới). Núm vương miện được khắc trên đỉnh là một yếu tố hoàn hảo cho vỏ máy 40mm này. Nó hơi quá khổ nhưng dễ thao tác, đây là một kết hợp tuyệt vời về mặt thẩm mỹ. Nó không phải screw-down crown nên vỏ máy có khả năng chịu nước chỉ 50 mét.

    mat-lung-dong-ho-Hamilton-Jazzmaster-Skeleton-2020.png


    Mặc dù chắc chắn là thiết kế skeleton, nhưng vẫn có vài yếu tố thú vị trên mặt số của Hamilton Jazzmaster Skeleton, cung cấp một sự rung cảm sắc nét. Bao gồm hai lớp màu đen mờ (hoặc màu trắng) xếp chồng lên nhau:

    • Lớp bên ngoài bao gồm một chu vi giây với các vạch trắng nhỏ được áp dụng và các vạch trắng lớn phủ lume ở mỗi mốc giờ. Hai cánh tạo nằm ngang tạo thành phần trung tâm của chữ H trong logo “spiky H” biểu tượng.

    • Lớp bên trong tạo thành hai nét thẳng đứng của chữ H. Bên cạnh đó còn có một vòng thời gian với những con số Ả Rập mỗi 5 phút.

    dong-ho-Hamilton-Jazzmaster-Skeleton-2020-4.png


    Tất cả kết hợp thành một sự mô phỏng tuyệt vời về chữ H trong logo Hamilton, với nhiều không gian đã bị loại bỏ cho phép thiết kế skeleton được tỏa sáng. Kim giờ và kim phút theo hình kiếm được mạ niken và phủ một lớp Super-LumiNova. Kim giây hẹp có phần đầu hình mũi tên đẹp mắt. Hệ thống bánh xe cân bằng có thể nhìn thấy rõ ràng tại vị trí 12 giờ, với một sự tiết lộ thấp thoáng của bộ thoát. Trong khi đó, thùng barrel và dây cót cũng bị hé mở, cho thấy sự cung cấp một chỉ báo dự trữ năng lượng thay thế tại vị trí 5 giờ. Các tấm chính được trang trí họa tiết Côtes de Genève bằng một gợi ý Perlage ở vị trí 10 giờ. Sự pha trộn của các cơ chế chuyển động trong bộ máy và mặt số mở cho thấy sự tinh vi và sắc nét - chiến thắng thẩm mỹ một cách tuyệt đối.

    dong-ho-Hamilton-Jazzmaster-Skeleton-2020-5.png


    Bộ máy Skeleton được sử dụng là Hamilton Cabilbre H-10-S Automatic, phát triển dựa trên ETA C07.111. Tham gia vào phần kết thúc trước nổi bật của Côte de Genève là Perlage và một rotor được chế tạo mở tùy chỉnh ở mặt lưng đồng hồ. Bộ máy có tổng cộng 25 chân kính, nhịp đập ở mức 21.600vph (3Hz) với khả năng dự trữ năng lượng đáng kể trong 80 giờ. Calibre H-10-S chỉ có tính năng thời gian với giờ trung tâm, phút và giây, nhưng quan cảnh cơ học phía dưới mặt số phức tạp đã che dấu đi sự đơn giản này. Bất cứ điều gì hơn, chẳng hạn như tính năng lịch ngày, sẽ loại bỏ sự cân bằng tối ưu này.

    dong-ho-Hamilton-Jazzmaster-Skeleton-2020-7.png


    Hamilton Jazzmaster Skeleton đi kèm với dây đeo bằng da bê màu đen 20mm với hoa văn cá sấu và khóa bằng thép không gỉ hình vuông - mặt dưới của dây được được xử lý bằng một lớp da trơn đơn giản, ít đệm hơn, và sẽ thoải mái hơn khi ngự trên cổ tay tương đối nhỏ của phái mạnh. Dây đeo bằng thép không gỉ cũng là một lựa chọn cho tất cả các mẫu, trừ phiên bản cổ điển có vỏ Gold-PVD và dây đeo màu nâu.

    dong-ho-Hamilton-Jazzmaster-Skeleton-2020-3.png


    Hamilton là một trong số ít các thương hiệu Thụy Sĩ đã thành thạo nhiều phong cách mà vẫn giữ được giá cả ở mức vừa phải, các bộ sưu tập Khaki Field và Ventura là bằng chứng tốt nhất. Rất ít thương hiệu có thể cạnh tranh ở lĩnh vực skeleton trong phạm vi giá này, đặc biệt là khi tính thẩm mỹ mở được trải rộng trên nhiều bộ sưu tập. Tóm lại, không khác gì mấy phiên bản giới hạn của Ventura Skeleton, Hamilton Jazzmaster Skeleton mới thừa hưởng những phẩm chất tốt nhất của các “tiền bối” với thiết kế tinh xảo, sắc sảo và tinh tế, cân bằng các yếu tố trên mặt số và bộ máy một cách tuyệt vời.

    Luxury Shopping
    Bằng cách gợi lên các tín hiệu thiết kế lãng mạn và hoài cổ trong quá khứ kết hợp với kỹ thuật chế tạo hiện đại, Montblanc đã cho ra mắt ba mẫu đồng hồ “gentlemen” mới thuộc bộ sưu tập Heritage — những điểm nhấn hoàn hảo cho phong cách quý ông tân thời.

    ————————————————————————

    dong-ho-nam-montblanc-heritage-moi-2020.jpg


    Montblanc Heritage là một trong những bộ sưu tập đồng hồ cổ điển đặc sắc nhất cho những ai đang muốn truy đuổi phong cách lịch lãm và thành đạt. Bộ sưu tập đề cao thiết kế lãng mạn, ấm áp và hoài cổ với sự kết hợp của kỹ thuật chế tạo hiện đại, mang đến sự bổ sung hoàn hảo cho thị trường cả về hình thức cũng như chức năng.Chưa nói đến uy tín của thương hiệu Đức này, chỉ bàn về tốc độ đáng kinh ngạc của Montblanc trên đường đua chế tạo đồng hồ cao cấp đã đủ để khiến chúng ta phải cảm thán.

    Đầu năm nay, Montblanc giới thiệu ba sản phẩm mới thuộc BST Heritage nổi tiếng của mình, bao gồm: Heritage Pulsograph Tobacco Dial Limited 100 (Ref. 126095); Heritage Monopizer Chronograph (Ref. 126078) và cuối cùng là Heritage Automatic (Ref. 126464) với mặt số màu xanh lá cây “British-racing-green” ấn tượng. Lấy cảm hứng từ những chiếc đồng hồ đeo tay Minerva cổ điển từ những năm 1940 và 1950, bộ ba mô hình mới được hoàn thiện với bảng màu cổ điển hấp dẫn và các tính năng cao cấp mà theo Montblanc giới thiệu là chúng được phát triển dành riêng cho ‘Neo-Dandy’ - quý ông tân thời.

    dong-ho-nam-cao-cap-Montblanc-Heritage-2020.png


    1. Montblanc Heritage Pulsograph Tobacco Dial Ref. 126095
    Phiên bản đặc biệt này vừa tốn không ít bút mực của Luxury Shopping, bạn có thể tìm hiểu thật chi tiết về Montblanc Heritage 126095 cũng như bộ máy bên trong tại đây. Bằng không, chúng ta sẽ cùng điểm nhanh qua những đặc điểm nổi bật của nó bên dưới nhé.

    dong-ho-do-nhip-tim-Montblanc-Heritage-Pulsograph-126095(1).jpg


    Dựa trên sự thành công của phiên bản Heritage Pulsograph với mặt số màu salmon được giới thiệu vào năm ngoái, đầu năm nay, Montblanc tiếp tục trình làng một mô hình mới trong bộ vỏ 40mm bằng rose-gold 18K với mặt số màu nâu Tobacco đặc trưng, củng cố cho phong cách cổ điển thời thượng.

    Pulsograph thường được biết đến nhiều hơn với cái tên “đồng hồ đo nhịp tim” hay “doctor’s watch”, đã từng được các bác sĩ sử dụng rộng rãi trong những năm 1940 để đo nhịp tim của bệnh nhân. Đến ngày nay, Pulsograph tuy không còn phổ biến trong y học nữa, nhưng nó cũng là một trong những biến chứng hấp dẫn được các nhà sưu tập chronograph nhất mực hoan nghênh. Mặt số màu nâu tobacco gợi lên sự liên tưởng về vẻ ngoài của điếu cigars Cohiba và một vài chi tiết nhấn mạnh thiết kế của những năm 1940 và 1950, tiêu biểu như: dây đeo và mặt số nhuốm màu sơn mài hun khói, với các vân sunray và hiệu ứng phun cát, được bảo vệ dưới ốp kính sapphire hình vòm truyền thống. Bên cạnh đó, vỏ máy rose-gold 18K là một kết thúc hoàn mỹ cho vẻ ngoài cổ điển của nó.

    Giới hạn trong 100 chiếc, Montblanc Heritage Pulsograph Tobacco Dial 2020 được duy trì bởi bộ máy chronograph Calibre MB M13.21 với hệ thống bánh xe cột column - wheel có thể nhìn thấy qua mặt lưng trong suốt. Bộ máy chronograph cao cấp này bao gồm: một bánh xe cân bằng lớn với 18 ốc vít có tần số 2.5Hz; cây cầu chronograph hình chữ V mang tính biểu tượng đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1912 và mũi tên devil biểu tượng của Minerva, tất cả đều được hoàn thành thủ công. Để phù hợp hơn với vỏ rose-gold 18K và mặt số tobacco, bộ máy Calibre MB M13.21 thậm chí còn được trang bị các cầu được mạ rose-gold.

    Bổ sung cho các yếu tố tinh tế khác nhau của mặt số là dây đeo bằng da cá sấu Brown Sfumato từ Richemont Pelletteria ở Florence, Ý với khóa rose-gold 18K. Chiếc đồng hồ đặc biệt này cung cấp một khả năng dự trữ năng lượng khoảng 55 giờ, và khả năng chống nước 50m.

    2. Montblanc Heritage Monopusher Chronograph Ref.126078

    Montblanc đã từng thực hiện một số mẫu đồng hồ bấm giờ (chronograph) khá nghiêm túc và Heritage Monopusher Chronograph Ref 126078 mới cũng là một ví dụ thuyết phục. Ngoại hình của nó được xem là trung tâm của BST Montblanc Heritage, hơn nữa còn sở hữu thiết kế chronograph mới nhất với ốp kính hình vòm cổ kính, mặt số màu salmon với các chữ số Ả Rập màu đen phủ rhodium xen lẫn các chấm tròn có kết cấu tương tự. Vòng thời gian được thiết lập với hiệu ứng sunray, phản chiếu ánh sáng rực rỡ dưới các góc nhìn khác nhau.

    dong-ho-nam-Montblanc-Heritage-Monopusher-Chronograph-126078.jpg


    Các yếu tố đặc sắc khác bao gồm: chỉ báo small-second ở vị trí 9 giờ, chỉ báo chronograph phút ở vị trí 3 giờ, kim dauphine phát quang rhodium. Quan sát kỹ hơn về chronograph phút ở 3 giờ, bạn có thể thấy các vạch dài tại 3, 6 và 9 phút - một nét cổ điển từ cái thời chúng mà ta sử dụng điện thoại công cộng hoạt động bằng tiền xu và cần theo dõi thời lượng và chi phí của một cuộc gọi. Nó có những điểm nhấn nhỏ mà vẫn giữ được sự lãng mạn của những đồ thủ công cũ.

    Bên trong vỏ thép không gỉ 42 mm được đánh bóng và hoàn thiện bằng satin là bộ máy chronograph MB 25.12 với chức năng lên dây cót tự động. Được trang bị dây đeo cá sấu Sfumato màu xám phù hợp từ Richemont Pelletteria ở Florence, Ý.

    3. Montblanc Heritage Automatic Ref.126464

    Phiên bản mới Montblanc Heritage Automatic Ref 126464 sẽ đưa bạn trở lại thập niên 40 của thế kỷ 20 với sự rung cảm retro tuyệt đẹp. Kích thước độc đáo ở mức 40mm, phiên bản này đi kèm với vỏ bằng vàng hồng 18K và mặt số màu xanh lá cây hoàn toàn mới theo phong cách British-racing-green.

    dong-ho-mat-so-xanh-la-Montblanc-Heritage-Automatic-126464.jpg


    Sự kết hợp màu sắc mới được tăng cường bởi các chi tiết vàng gold trên mặt số, bao gồm các kim Dauphine cong được mạ vàng 18K đã được cải tiến với SuperLuminova, cùng với các chữ số Ả Rập và chấm tròn được áp dụng cho các chỉ số cũng bằng vàng gold nốt. Cung cấp sự tinh tế tuyệt vời, mặt số xanh lá được sơn mài - một kỹ thuật đòi hỏi chuyên môn và khéo léo, bên cạnh đó cũng không thiếu các yếu tố kết thúc hoàn mỹ như họa tiết sunray hay hiệu ứng phun cát. Một yếu tố hấp dẫn khác là dây đeo Sfumato màu xanh lá British-racing-green thanh lịch từ Richemont Pelletteria ở Florence, Ý.

    Montblanc-Heritage-5.png


    Mẫu đồng hồ 3 kim trông có vẻ đơn giản nhưng xét đến đầu năm nay, khi “Green Dial” trở thành xu hướng mới trong thế giới đồng hồ xa xỉ, Montblanc Heritage Automatic Ref 126464 liền trở thành một bổ sung hoàn hảo cho danh mục tham khảo của bạn.

    Giống như tất cả các mẫu Montblanc Heritage Automatic khác, đồng hồ được cung cấp bởi Calibre MB 24.27 - bộ máy automatic với khả năng dự trữ năng lượng 42 giờ và có khả năng chịu nước đến 50 mét.

    Bộ 3 đồng hồ “gentlemen” mới của nhà Montblanc nhuốm một màu cổ xưa trĩu nặng nhưng cũng không hề mâu thuẫn với phong cách hiện đại của phái mạnh. Nếu bạn đang theo đuổi phong cách đĩnh đạc và lịch thiệp, tin chắc đây sẽ là một trong những sự lựa chọn hàng đầu đáng để bạn cân nhắc đến.

    Luxury Shopping
    Trở lại với Tuần lễ đồng hồ LVMH Watch Week Dubai 2020, Hublot đã tiết lộ bộ sưu tập Big Bang Integral với dây đeo tích hợp và mô hình thứ ba trong tập nghệ thuật của nghệ sĩ tattoo lừng danh Maxime Plescia-Büchi, mang tên “Big Bang Unico Sang Bleu II”. Tổng thể thiết kế và chức năng của Sang Bleu II không khác mấy với hai mô hình trước, nhưng bản màu cho năm 2020 là xanh dương mờ - giống với màu xanh mà Maxime Buchi đã từng sử dụng cho vô số các sáng tạo khác của mình. Sự kết hợp táo bạo của hình học và nghệ thuật tử vi trên cùng một chiếc đồng hồ chronograph Sang Bleu II được giới hạn trong 100 chiếc bằng King Gold và 200 chiếc bằng titan.





    Tựa như chưa bao giờ xuất hiện một cách tầm thường, “Wrist Monster” Hublot mới là một đòn tấn công mạnh mẽ vào thị giác bằng những khối hình học giăng đầy trong không gian mặt số. Táo bạo, nghệ thuật, mạnh mẽ và “quái dị” là những gì được nhận định sau cái nhìn đầu tiên cho Sang Bleu II.

    Hiện nay có nhiều thương hiệu đồng hồ đang săn lùng sự “quái dị” cũng như các yếu tố “cool ngầu” nhằm thu hút nhóm khách hàng trẻ trung. Bằng chứng là sự ra đời của vô số bộ sưu tập đồng hồ thể thao với thiết kế mặt số to, đa tính năng và ngoại hình khá “hoành tráng”. Đương nhiên, điều này không bao gồm những thương hiệu luôn hướng đến đồng hồ truyền thống và đề cao sự thanh lịch như Longines, IWC Schaffhausen hay Montblanc chẳng hạn. Trở lại với Hublot, kể từ khi bùng nổ trên thị trường vào năm 2005, BST Big Bang đã tập trung vào thiết kế táo bạo, vượt trội, hiện đại và thường gây chấn động với các vật liệu ngày càng sáng tạo.

    Và vì tattoo cũng không phải trường hợp ngoại lệ cho sự trỗi dậy của Big Bang, thế nên Hublot quyết định tiếp cận Maxime Plescia-Büchi, một nghệ sĩ xăm hình nổi tiếng trong thời đại của chúng ta. Anh là một trong những nghệ sĩ tattoo được tìm kiếm nhiều nhất, sở hữu các studio ở Zurich và London cùng một công ty thiết kế có tên Sang Bleu, chuyên thiết kế nghệ thuật từ kính mát đến các bộ sưu tập cho các thương hiệu, trong đó có cả Nike - Buchi.

    Maxime-Plescia-Buchi-va-Hublot-Big-Bang-Sang-Bleu-II.jpg

    — Maxime Plescia-Büchi & đồng hồ Hublot Big Bang Unico Sang Bleu II

    Sau phiên bản đầu tiên rất thành công (và đã bán hết) của Sang Bleu vào năm 2016, Hublot cho ra phiên bản thứ hai được cải tiến vào năm 2019 với chức năng bấm giờ (chronograph) và mặt số 3D thậm chí còn phức tạp hơn trước. Nhưng cũng không dừng lại ở đó, trong khi Sang Bleu thế hệ thứ hai đã gần như thống trị không gian đa chiều thì thế hệ thứ ba với Sang Bleu II còn đồ sộ hơn nữa. Mô hình mới bao gồm các góc cạnh và sự xen kẽ dường như vô tận của các khối hình học.

    hublot-sang-bleu-ii.jpg


    Big Bang Sang Bleu II bao gồm 2 mô hình chính titan và King Gold độc quyền của Hublot, bên cạnh đó, giá cả của nó còn bị chi phối bởi các bản đính kim cương. Vỏ máy hình lục giác với 6 ốc vít hình chữ H cổ điển (chưa bao gồm 4 ốc vít ở hai vấu). Từ vỏ máy đến các vấu được thiết lập bởi các khối hình học được phân vùng rõ rệt bởi các đường chạm khắc tinh tế. Những mảng hình học nổi được đánh bóng và những mảng chìm được chải satin. Núm vương miện bọc cao su màu đen cùng các nút bấm chronograph hình chữ nhật là một kết thúc hoàn hảo cho vỏ máy. Bên cạnh cạnh đó, nó còn có khả năng chịu nước đến 100 mét.

    Mặt số đồng hồ thiết kế mở, tiết lộ cơ chế của bộ máy Skeleton bên trong, cho phép bạn tiếp tục đắm chìm vào những khối hình học 3D dày đặc với vô số lớp tạo cảm giác mãnh liệt về chiều sâu và sự phức tạp.

    Và cũng vì sự phức tạp của nó, việc đọc giờ sẽ chiếm của bạn thêm một ít thời gian để quan sát và điều này gần như là một thách thức. Giống như Luxury Shopping đã từng giới thiệu ở bài, tính dễ đọc là một điều khá quan trọng đối với một chiếc đồng hồ bấm giờ, nhưng rõ ràng là Sang Bleu II không được thiết kế như một chiếc chronograph hiệu suất, mặc dù việc dừng và đặt lại kim giây chronograph cung cấp một số tính năng bổ sung tiện lợi cho nó.

    dong-ho-Hublot-Big-Bang-Sang-Bleu-II.jpg


    Kim giây chronograph kéo dài trên toàn bộ đường kính của mặt số, hiển thị giây bằng vòng 60 màu xanh mờ nghiêng. Giờ và phút được chỉ định bởi hình mũi tên đặt trên các cấu trúc hình diều hình tứ giác (tam giác lớn hiển thị phút, tam giác nhỏ hiển thị giờ bằng vòng 12 màu xanh nghiêng nằm trong cùng). Có hai mặt số phụ nằm ở hai bên mặt số: Vị trí 3 giờ hiển thị phút và vị trí 9 giờ hiển thị giây nhỏ. Ngoài ra, còn có một ô cửa sổ ngày, nằm ở khoảng giữa từ 4 đến 5 giờ trên vòng 12.

    Mặt lưng đồng hồ trong suốt, ốp kính sapphire cho phép quan sát bộ máy chronograph flyback automatic do Hublot sản xuất in-house (HUB1240.MXM) với bánh xe cột. Chạy ở tần số 28.800 vph/h và dự trữ năng lượng là 72 giờ. Các cánh quạt cũng được thiết kế bởi Buchi.

    gioi%20thieu-dong-ho-Hublot-Big-Bang-Sang-Bleu-II-chronograph.jpg


    Dây đeo cao su màu xanh mờ có hình chữ V thon dài để khớp với hình tam giác trên vấu và viền cao su màu đen. Cả hai phiên bản của Hublot Big Bang Sang Bleu II táo bạo này đều là phiên bản giới hạn: 200 bằng titan và 100 bằng vàng. Ngoài ra, Sang Bleu II còn có các phiên bản màu đen đã ra mắt trước đó. Tham khảo giá của dòng Hublot Big Bang Unico Sang Bleu II bên dưới:

    Luxury Shopping
    Kể từ khi Rado phát hành chiếc đồng hồ đeo tay chống trầy xước đầu tiên của họ (Diastar) vào đầu những năm 1960, thương hiệu đã dần được biết đến nhiều hơn và đứng vững gót chân trong lòng khách hàng với những chiếc đồng hồ bền bỉ, trông vẫn mới tinh sau nhiều năm đeo trên tay, và đặc biệt là việc tiên phong sử dụng ceramic (gốm) trong chế tạo đồng hồ. Những năm gần đây, Rado ngày càng được ưa chuộng với những thiết kế hiện đại đến từ BST True của hãng.

    Bạn thắc mắc vì sao nó lại nổi tiếng ư? Nhìn chúng xem, bộ vỏ và dây đeo làm từ ceramic high-tech tiên tiến cùng thiết kế uyển chuyển với những đường cong tinh tế hiện đại như thế, không đủ thuyết phục bạn sao?

    Giữa năm 2018, Rado giới thiệu những bản cập nhật mới cực kỳ ấn tượng cho Rado True. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến mẫu đồng hồ lộ cơ Rado True Open Heart Automatic với bộ máy skeleton táo bạo, thành công mang lại hiệu ứng khá tốt cho thương hiệu. Thậm chí Rado True Thinline Les Couleurs Le Corbusier ra mắt năm ngoái với rực rỡ sắc màu như thế mà trông cũng vẻ ảm đạm hơn hẳn so với Open Heart Automatic. Không khó lý giải, bởi thiết kế lộ cơ của đồng hồ vốn đã mang một sự hấp dẫn không thể chối từ đối với những người đam mê trong suốt hàng thập kỷ qua.

    dong-ho-lo-co-Rado-True-Open-Heart-2018.jpg

    Đồng hồ ceramic Rado True Open Heart Automatic

    Tiếp tục trên hành trình chinh phục trái tim người hâm mộ, mới đây Rado cho ra mắt phiên bản đồng hồ lộ cơ mới và cũng thuộc bộ sưu tập Rado True. Phiên bản 2020 đến hiện tại gồm 4 mô hình có sẵn (bao gồm 2 mẫu đính kim cương), được đặt một cái tên gợi lên khá nhiều sự tò mò - “Secret”. Tương tự như Open Heart Automatic, bộ 4 chiếc đồng hồ Rado True Secret này sở hữu vỏ máy có đường kính 40mm. Cả vỏ lẫn dây đeo đều làm từ ceramic high-tech - một loại gốm công nghệ cao khá bền và đẹp, với các đặc tính chống cháy, chống trầy ưu việt cho phép chiếc đồng hồ có thể đồng hành cùng bạn trong nhiều năm liền mà không bị “xuống cấp”.

    rado-190320.png


    Rado True Secret mặt số xanh lá

    Có một điểm khác biệt trong tài liệu đi kèm của hai chiếc đồng hồ Rado này: phiên bản mặt số xanh lá làm từ Plasma high-tech ceramic, trong khi phiên bản mặt số màu đen làm từ high-tech ceramic. Thực ra Plasma chỉ là một cái nhìn khác trong thiết kế, tạo cảm giác rằng vật liệu gốm này trông rất giống với kim loại. Vậy thôi.

    Rado True Secret là mô hình đồng hồ 3 kim với mặt số tối giản được trải một dải màu có sáng có tối. Logo RADO đặt tại vị trí 3 giờ và một dòng “SWISS MADE” rất nhỏ nơi phía cuối mặt số. Ngay khi chúng ta tưởng chừng sự đơn giản này là bất tận, một ô cửa sổ lộ cơ đặt tại vị trí 12 giờ đã khéo léo trình bày một phần cơ chế phức tạp của bộ máy Automatic bên trong, tạo nên sự mâu thuẫn “có ý tứ” trong thiết kế.

    rado-190320(1).jpg


    Rado True Secret Diamond mặt số đen

    Bên cạnh đó, sự xuất hiện của hai mẫu Rado True Secret Diamond với 12 viên kim cương 0.120 carat mang đến một sự lựa chọn tốt hơn cho những ai yêu thích sự sang trọng, đặc biệt là đối với phái đẹp.

    Rado True Secret được trang bị bộ máy skeleton Calibre C07 (để tìm hiểu thêm về thiết kế skeleton, bạn có thể xem thêm Tại Đây). Theo hãng giới thiệu, thùng barrel của bộ máy automatic Calibre C07 đã được thiết kế lại để có thể lưu trữ nhiều năng lượng hơn thùng barrel lò xo thông thường. Với chất lượng Thụy Sĩ cao cấp, C07 cung cấp khả năng dự trữ năng lượng kéo dài lên đến 80 giờ. Một lời đề cử chân thành cho những ai hay bỏ quên chiếc đồng hồ của mình trong vài ngày liên tiếp.
    rado-calibre-c07-automatic.png


    Rado True Secret được bảo vệ bởi mặt kính sapphire với lớp phủ chống trầy xước cho cả hai mặt trước và sau. Bạn hoàn toàn có thể quan sát chuyển động thông qua mặt lưng đồng hồ. Cuối cùng là khả năng kháng nước ở 50M, thích hợp đồng hành cùng bạn dưới trận nước vừa và nhỏ.

    Nếu bạn đang có trong tay 50 triệu VND và đang muốn đầu tư cho một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ tốt, thiết kế đẹp thì Rado là một trong số những tên tuổi đáng để bạn cân nhắc. Từ nguyên vật liệu chế tạo cho đến thiết kế, Rado đều đủ khả năng để tự tin đặt chân vào danh sách đề cử của bạn. Cùng khám phá những mẫu đồng hồ Rado True Secret nào:

    Luxury Shopping
    Trên Thế giới có hơn hàng trăm nhà sản xuất đồng hồ lớn nhỏ khác nhau mà theo kết quả tổng hợp hiện nay của Wikipedia đã chấm mốc 282 thương hiệu.Trong đó các thế lực lớn thuộc những tập đoàn đồng hồ quyền lực gần như chi phối thị trường. Nhưng một điều có thể bạn chưa biết: rất ít hãng chế tạo đồng hồ có khả năng làm việc một cách hoàn mỹ và phát triển sản xuất in-house gần như trọn vẹn. Bởi điều này đòi hỏi một sự đầu tư lâu dài về thời gian cũng như trình độ chế tác chuyên nghiệp. Lấy một ví dụ điển hình như Les Cabinotiers - bộ phận đóng vai trò chính trong việc phá kỷ lục vào năm 2015 của thương hiệu Vacheron Constantin: 57260 chiếc đồng hồ phức tạp nhất Thế giới cũng như các tính năng thiên văn Celestia Astronomical Complication và Symphonia Grande Sonnerie.

    dong-ho-thu-cong-vacheron-constantin-2.png


    Ngày 1 tháng 12 năm nay, tại Singapore, Vacheron Constantin đã giới thiệu một loạt các mẫu Les Cabinotiers mới nhất trong một buổi họp báo, bao gồm những mẫu đồng hồ tinh xảo tuyệt đẹp để vinh danh lĩnh vực âm nhạc “La Musique du Temps”, cũng như số ít các mẫu độc đáo được chế tác thủ công kết hợp các biến chứng cao cấp khác.

    dong-ho-thu-cong-vacheron-constantin.jpg


    Một trong những khía cạnh hấp dẫn nhất của “La Musique du Temps” là mỗi chiếc đồng hồ độc đáo đang được cung cấp cùng với một bản ghi âm gốc được thực hiện bởi Abbey Road Studios ở Anh quốc, phục vụ như một tài liệu đi kèm. Tất nhiên, mỗi chiếc đồng hồ điểm chuông minute repeater hoặc sonnerie đều có âm lượng, âm sắc và chất lượng âm thanh riêng. Vacheron đã ủy thác một trong những phòng thu âm mang tính biểu tượng của Thế giới để ghi lại âm thanh của mỗi chiếc đồng hồ để có thể trình bày cho chủ sở hữu cuối cùng của nó.

    Các tác phẩm độc nhất vô nhị sau đây đã được trình bày vài ngày trước khi buổi họp báo 01/12/2019 diễn ra và chỉ dành riêng cho những khách quý hàng đầu của thương hiệu.

    <“La Musique du Temps” Les Cabinotiers Minute Repeater Ultra-Thin - Một ghi chú lãng mạn

    Bộ lặp phút (Minute Repeater) mà bạn nhìn thấy dưới đây được trình bày trong một đường lối thiết kế cổ điển tiêu chuẩn, chiếc đồng hồ Vacheron Constantin này sở hữu vỏ máy bằng rose-gold với mặt số tráng men có kích thước lớn, thêm vào đó là một thang đo trong phong cách railroad phối hợp cùng các chữ số Ả Rập lớn.

    dong-ho-Vacheron-Constantin-Musique-du-Temps-Les-Cabinotiers-Minute-Repeater-Ultra-Thin.jpg


    ── Đồng hồ Vacheron Constantin “La Musique de Temps” Les Cabinotiers Minute Repeater Ultra-Thin - A Romantic Note

    Đây là một chiếc đồng hồ đeo tay có đường kính 41mm và dày 8,5mm, với tạo hình lấy cảm hứng từ Ref.4261 - một phiên bản nổi tiếng trong dòng lịch sử của thương hiệu và một bộ minute repeater chưa được công bố bởi Vacheron Constantin vào năm 1941. Mặc dù không phải là tên tuổi mới, bộ máy chuyển động calibre 1731 trong phiên bản được giới thiệu ngày 01/12 vừa qua tại Singapore là một sự phát triển trong quá khứ, nhưng mỏng hơn một chút - calibre lặp 1755 phút của năm 1992. Mặc dù phiên bản mới hơn này cung cấp khả năng dự trữ năng lượng lâu hơn 65 giờ. Với kích thước 3,9mm, nó được xem là khá mỏng cho bề dày thoải mái của đồng hồ.

    Vacheron-Constantin-Les-Cabinotiers-La-Musique-du-Temps-Collection.jpg


    Vacheron trình bày rằng họ đã thiết kế sự tích hợp của vỏ và bộ máy sao cho chất lượng âm thanh và âm lượng đạt tối ưu.

    bo-may-co-dong-ho-VAC-Les-Cabinotiers-Romantic-Note-Calibre-1731.jpg


    ── Bộ máy Calibre 1731 trong đồng hồ Vacheron Constantin “La Musique de Temps” Les Cabinotiers Minute Repeater Ultra-Thin

    “La Musique du Temps” Les Cabinotiers Minute Repeater Perpetual Calendar
    Hai chiếc đồng hồ lịch vạn niên (perpetual calendar) kết hợp với minute repeater - chiếc đầu tiên bằng white gold và chiếc thứ hai bằng rose gold - là sự kết hợp hai trong số các biến chứng kỹ thuật phức tạp nhất trong lĩnh vực chế tạo đồng hồ. Hơn thế nữa còn có sự góp mặt của tính năng Moonphase (Pha Mặt Trăng).



    dong-ho-vacheron-constantin-Les-Cabinotiers-Minute-Repeater-Perpetual-Calendar.png




    ── Đồng hồ Vacheron Constantin “La Musique du Temps” Les Cabinotiers Minute Repeater Perpetual Calendar

    “Making them even more special is their thinness, which was a prime objective in their design” - “Khiến chúng thậm chí còn đặc biệt hơn cả độ mỏng của chúng, đó là một mục tiêu chính trong thiết kế của chúng”, theo Vacheron.

    Các bộ máy cal. 1731QP có độ dày 5,7mm. Chúng được bao bọc bởi một lớp vỏ có đường kính 42mm và dày 10,44mm. Mỗi chiếc đồng hồ được trang bị mặt số chạm khắc Guilloché và làm bằng vàng 18K, được trang trí hoa văn Sunray lan tỏa từ trục trung tâm. Cả hai đều có bộ kim và điểm đánh dấu giờ bằng vàng với màu sắc tương ứng với vỏ máy. Mặc dù độc đáo, nhưng những chiếc đồng hồ này lại có nhiều điểm tương đồng với cặp Cabinotiers khác được Vacheron Constantin phát hành vào tháng 1 vừa qua.


    mat-lung-dong-ho-vacheron-constantin-Les-Cabinotiers-Minute-Repeater-Perpetual-Calendar.jpg




    ── Mặt lưng đồng hồ Vacheron Constantin “La Musique du Temps” Les Cabinotiers Minute Repeater Perpetual Calendar
    “La Musique du Temps” Les Cabinotiers Minute Repeater Tourbillon Sky Chart

    Theo bước chân của những chiếc đồng hồ đeo tay cực kỳ phức tạp từ Cabinotiers như Celestia Astronomical Complication và Symphonia Grande Sonnerie, đây là một chiếc đồng hồ tourbillon với bộ lặp phút và biểu đồ bầu trời đeo trên lưng.

    dong-ho-vac-les-cabinotiers-4.jpg


    ── Đồng hồ Vacheron Constantin “La Musique du Temps” Les Cabinotiers Minute Repeater Tourbillon Sky Chart

    Vacheron giới thiệu rằng nó được lấy cảm hứng từ công việc được thực hiện trên chiếc đồng hồ kỷ niệm Tour de l'ile năm 2005, được ra mắt để đánh dấu 250 năm của công ty. Tại trung tâm của Minute Repeater Tourbillon Sky Chart - một bộ máy cơ học thiên thể là calibre 2755 TMRCC được cấu thành từ 413 bộ phận. Cái tên khá dài của nó chỉ ra 3 biến chứng bên trong và bộ máy này bắt nguồn từ calibre 2755 - thường sử dụng riêng cho đồng hồ đeo tay rất phức tạp của hãng. Biểu đồ bầu trời ở mặt sau của đồng hồ mô tả Dải Ngân hà và các thiên thể khác; nó quay một lần sau mỗi 23 giờ và 56 phút để tương ứng với thời gian thiên văn.

    75371756_2173709976264560_394975552001277952_n.jpg


    ── Mặt lưng thiên văn của đồng hồ Vacheron Constantin “La Musique du Temps” Les Cabinotiers Minute Repeater Tourbillon Sky Chart

    Luxury Shopping
    longines-heritage-classic-sector-dial.jpg




    Nối gót hai dòng đồng hồ nổi tiếng - Heritage 1945 và Heritage Military, ra mắt công chúng lần lượt vào năm 2017 và 2018, mùa thu năm 2019 này, Longines tiếp tục trở lại với một gương mặt ấn tượng trong phong cách retro* của những năm 1930 và những năm 1940. Phiên bản mới Heritage Classic “Sector Dial” là một sự tái hiện của mô hình mặt số 1940 “Calatrava” đang được trưng bày tại bảo tàng Longines ngày nay.



    *phong cách retro: ngụ ý một phong trào hướng về quá khứ thay vì thuần túy hướng đến tương lai.

    IMG_3549.jpg


    Đồng hồ cổ Longines Vintage Calatrava những năm 1940

    “Calatrava” trong lịch sử là một chỉ tên phức tạp dựa trên logo chữ thập Patek Philippe, nhưng nó còn thường được sử dụng để mô tả bất kỳ chiếc đồng hồ đeo tay nhỏ trong thập niên 1930-1940 - đặc trưng cho các thiết kế chung trong thời đại của chúng và trở thành biểu tượng cho một số giá trị ấp ủ của đồng hồ cổ trong lòng người đam mê. Những giá trị đáng chú ý bao gồm: kích thước vỏ nhỏ gọn khoảng 32mm; thiết kế đơn giản, cân đối và tuổi thọ ấn tượng. Trong đó có một số chiếc đồng hồ đã gần 90 tuổi mà vẫn còn tích tắc.

    Trở lại với thời hiện đại, vấn đề mà chúng ta vẫn thường thấy là tuổi thọ và kích thước vỏ của đồng hồ, nhưng dù sao thì chúng dường như cũng tạo ra được một khúc hợp âm giữa các nhà văn và những người đam mê đồng hồ.

    Bộ đôi Longines Heritage Classic mới được trang bị một lớp vỏ thép chải hình tròn truyền thống với đường kính 38,5mm; vấu mỏng và núm điều chỉnh chắc chắn; phối hợp ăn ý với dây da màu đen hoặc màu xanh theo phong cách NATO. Mặt số đồng hồ như bừng sáng với thiết kế ngoạn mục, phần ngoài màu trắng và vòng bạc phút bên trong, hiển thị các chữ số Ả Rập nằm ngang tại vị trí 3 và 9 giờ. Kế đến là phần “nhân bánh” màu trắng được chia thành 4 phần rõ rệt. Trên đường cắt hướng đến 12 giờ là logo Longines cổ điển. Tại vị trí 6 giờ là một chỉ báo giây phụ dễ đọc. Không có gì rườm rà và lộng lẫy, nhưng dường như sự hấp dẫn của hai phiên bản mùa thu 2019 này không hề thua kém các tiền bối trong cùng bộ sưu tập.

    longines-heritage-classic-2019.jpg


    Tiếp tục đến với những chuyển động phía sau mặt số, Longines Calibre 893 là bộ máy automatic phát triển dựa trên ETA A31.501 và có mức dự trữ năng lượng tương đối dài: 64 giờ. Hai gương mặt ưu tú này sẽ có mặt trên hệ thống các đại lý và cửa hàng cung cấp đồng hồ Longines chính hãng vào cuối mùa thu này với giá xấp xỉ $2.150 và ở Luxshopping là 48.910.000 VNĐ.

    Theo một vài đánh giá từ các chuyên gia phân tích nước ngoài, Longines Heritage Classic Sector Dial là một nỗ lực hiếm hoi của thương hiệu để tạo sự thu hút trực tiếp, dẫn lối cho những người đam mê hướng đến thị trường đồng hồ cổ. Nói như vậy không có nghĩa là bộ sưu tập Heritage của Longines chẳng có chút “cân nặng” nào để thực hiện được điều đó, chỉ là riêng hai nhân vật mới này có thể xem như một trong những trường hợp hiếm hoi mà Longines đã ứng dụng đường lối thiết kế cổ điển và đổi mới ít nhiều ở chúng, chứ không còn là tăng kích thước và nâng cấp như những trường hợp khác.

    longines-heritage-classic-sector-dial-watch.jpg


    Xét về những chiếc đồng hồ cổ điển đáng sưu tầm trong năm 2019, Longines Heritage Classic “Sector Dial” có lẽ là một trong những lời đề cử đáng cân nhắc đến. Không chỉ mang trong mình một chút gì đó cổ xưa mà thương hiệu đã gìn giữ lâu đời, chúng còn mang đến một góc nhìn mới mẻ cho những con người hiện đại như chúng ta đây. Có thể ở đâu đó trong một thế giới công nghệ tiên tiến này, sẽ tồn tại những người chỉ yêu thích những điều đơn thuần và giản dị như lúc mà nó mới bắt đầu.

    Luxury Shopping
    Tại SIHH 2019 vừa qua, IWC Schaffhausen đã cho ra mắt một loạt các mẫu đồng hồ phi công mới thuộc bộ sưu tập Pilot nổi tiếng của họ. Đây là một bước tiến mới để duy trì nguồn gốc di sản lâu đời của thương hiệu, cũng như lần nữa khẳng định đồng hồ IWC là một chiến hữu trung thành của các phi công. Trong đề tài ngày hôm nay, Luxshopping sẽ cùng bạn lật lại những trang lịch sử của đồng hồ phi công IWC cổ xưa và hiện đại - những gương mặt đại diện cho các cột mốc quan trọng của thương hiệu IWC Schaffhausen nói riêng và lịch sử chế tạo đồng hồ Thế giới nói chung.

    #1 Chiếc đồng hồ IWC đầu tiên chinh phục bầu trời (1896)
    dong-ho-bo-tui-IWC-1896.jpg




    Đồng hồ bỏ túi IWC năm 1896

    Chiếc đồng hồ bỏ túi này sở hữu lớp vỏ bằng vàng gold 14K và bên trong là bộ máy chuyển động Calibre 58 do IWC sản xuất (chưa có tài liệu tham chiếu chính thức) đã được IWC phân phối cho một nhà bán lẻ IWC A.Kohler ở Leipzig, Đức vào tháng 12 năm 1896. Một người Đức khác có tên Albert Lotter đã thừa hưởng chiếc đồng hồ này từ cha mình vào năm 1916. Trong những năm sinh sống tại Sachsen và Berlin sau đó, chiếc đồng hồ đã luôn đồng hành cùng chủ nhân của mình, cùng chứng kiến nhiều mốc lịch sử của thế kỷ 20. Trong từng ấy thời gian, chiếc đồng hồ vẫn hoạt động tốt và bền bỉ với độ chính xác ổn định.

    #2 “Đồng hồ đặc biệt dành cho các phi công” đầu tiên của IWC (1936)


    IWC-%E2%80%9CSpecial-Watch-for-Pilots%E2%80%9D-1936.jpg




    Đồng hồ IWC đặc biệt dành cho phi công năm 1936



    IWC Schaffhausen đã bắt đầu tập trung vào việc nghiên cứu và sản xuất những chiếc đồng hồ kỹ thuật tiên tiến, được chế tạo để phục vụ riêng cho ngành hàng không ở giai đoạn rất sớm, trở thành người tiên phong thực thụ trong lĩnh vực này. Sự phát triển của ngành hàng không và hàng hải lúc bấy giờ đã tạo ra nhu cầu ngày càng cao, đòi hỏi những chiếc đồng hồ có thể mang lại độ chính xác tối đa trong những điều kiện khắc nghiệt nhất.



    Ernst Jakob Homberger (1869-1955) - giám đốc điều hành của IWC trong những năm 1930, có hai người con trai đam mê hàng không đến nỗi họ quyết định sản xuất chiếc đồng hồ đặc biệt đầu tiên của IWC để phục vụ cho phi công vào năm 1936. Ngày nay, thỉnh thoảng có thể bạn sẽ nghe nhắc đến nó với cái tên IWC’s first “special watch for pilots”. Chiếc đồng hồ đeo tay này chứa bộ máy Calibre 83 với một bộ chỉnh động (bộ thoát) chống từ, đồng thời sở hữu một tinh thể chống vỡ khá tốt. Bộ kim đồng hồ và mặt số có độ tương phản cao. Khung bezel xoay với các chỉ số để ghi lại khoảng thời gian ngắn. Nó còn có khả năng chịu biến động nhiệt độ cao, từ -40°C đến +40°C.

    #3 Đồng hồ phi công size lớn đầu tiên của IWC (1940)
    IWC-pilot-watch-1940.jpg




    Đồng hồ phi công IWC size lớn năm 1940



    Đồng hồ phi công kích thước lớn đầu tiên của IWC có mã Ref.IW431 với bộ máy Calibre 52 T.S.C. bên trong, đã được cung cấp cho Luftwaffe (không quân Đức) vào năm 1940 trong phiên bản 1.000 chiếc. Những chiếc đồng hồ “big device” này được chế tạo trên tiêu chí của một chiếc đồng hồ đeo tay dễ dàng quan sát. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng được xem là những chiếc đồng hồ phi công lớn nhất từng được IWC chế tạo với đường kính vỏ 55mm, dày 16,5mm và trọng lượng đạt 183 gram.

    #4 Đồng hồ phi công IWC Mark 11 với dây đeo NATO (1948)


    d05b029b79c011704606591c449f4661.jpg




    Đồng hồ phi công IWC Mark 11 năm 1940



    Để đáp ứng yêu cầu từ chính phủ Anh, IWC Schaffhausen đã phát triển một mẫu đồng hồ đeo tay phục vụ cho các phi công của Không quân Hoàng gia (RAF). Các thông số kỹ thuật do RAF đề ra lúc bấy giờ khá khuôn khổ và cứng nhắc, bao gồm yêu cầu bộ máy đồng hồ phải được trang bị khả năng chống từ trường. Việc chế tạo và sản xuất IWC Mark 11 huyền thoại với Calibre 89 được bắt đầu vào năm 1948. Vào tháng 11 năm 1949, chiếc đồng hồ phi công ưu tú này chính thức đến tay các nhân viên không quân của RAF cũng như các quốc gia Liên bang khác và vẫn hoạt động cho đến năm 1981.

    #5 Đồng hồ phi công Chronograph Ceramic (1994)
    Tính năng bấm giờ ( Chronograph ) của những chiếc đồng hồ đeo tay luôn giành được nhiều sự quan tâm từ những nhà sưu tập và sành đồng hồ trên khắp Thế giới. Mặt khác, đồng hồ bấm giờ còn được coi là đồng hồ “công cụ”. Sở dĩ gọi là đồng hồ “công cụ” vì chúng có thể sử dụng để phục vụ cho một số công việc nhất định, lấy ví dụ như ngành hàng không chẳng hạn.





    PILOT%E2%80%99S-WATCH-CHRONOGRAPH-CERAMIC-1994.jpg


    Đồng hồ phi công Chronograph Ceramic 1994

    Bốn mươi tám năm sau khi Mark 11 huyền thoại được ra mắt, IWC tiếp tục xuôi theo dòng di sản đồng hồ phi công với sự ra mắt của IWC Pilot’s Chronograph Watch (Ref. IW3740) với tính năng bấm giờ có thể coi là “rầm rộ” ở thời điểm ấy. Năm 1994, IWC cho ra mắt một chiếc đồng hồ Chronograph khác (Ref. IW3705) dành cho ngành hàng không đương đại và được trang bị vỏ máy làm từ gốm zirconium oxide (Zirconia) công nghệ cao - một vật liệu cứng như sapphire và hầu như không thể phá hủy trong điều kiện thông thường. Nó được trang bị bộ máy Calibre 7922.

    #6 Đồng hồ IWC Pilot Mark XII (1994)
    dong-ho-phi-cong-IWC-Pilot-Mark-XII.png


    Đồng hồ phi công IWC Pilot’s Mark XII 1994

    Cũng trong năm 1994, sự ra đời của đồng hồ IWC Pilot Mark XII (Ref. IW3241) tựa như một “hậu bối” thành công tiếp nối Mark 11 huyền thoại. Đây được xem là thành quả đương đại sau một chuỗi ngày dài thảo luận và nghiên cứu chuyên sâu bởi các tầng quản lý của đại gia đình IWC. Sự kiện này đã đem lại cho các nhà sưu tập và những người hâm mộ có cơ hội tiếp cận phiên bản hiện đại của chiếc đồng hồ IWC mang tính biểu tượng vào năm 1948. Mặc dù thiết kế của Pilot Mark XII lấy cảm hứng từ nhiều phiên bản “tiền bối” trước đó, nhưng nếu xét riêng về kỹ thuật thì đây cũng là một điểm nhấn đáng lưu ý của thương hiệu, trong đó bao gồm: bộ máy automatic Calibre A8842, núm điều chỉnh có ốc vít, ô cửa hiển thị ngày kết hợp với mặt kính sapphire lồi hiện đại.

    #7 Đồng hồ phi công IWC UTC (1998)
    dong-ho-phi-cong-IWC-UTC-Pilots-3251.jpg


    Đồng hồ phi công IWC Pilot’s UTC 1998

    Vào năm 1998, IWC đã công bố một phiên bản đồng hồ phi công cực kỳ ấn tượng - IWC Pilot’s UTC Watch (Ref. IW3251) như một công cụ hữu ích cho những người có đam mê đi du lịch thường xuyên tại thời điểm toàn cầu hóa lúc bấy giờ. Mẫu đồng hồ này được trang bị bộ máy Calibre A30710 với sự phối hợp của tính năng UTC.

    UTC còn được biết đến với cái tên tính năng giờ phổ quát (Universal Time) - một tiêu chuẩn thời gian dựa trên vòng quay của Trái đất. Nó là sự kế thừa hiện đại của Greenwich Mean Time (GMT) - thời gian trung bình của Mặt trời dựa trên kinh tuyến gốc tại Greenwich, Anh. Đến với tính năng UTC này, người đeo không chỉ đọc được thời gian và các ngày khác nhau trên khắp Thế giới, mà còn có thể thay đổi cả thời gian và ngày chỉ bằng cách sử dụng núm điều chỉnh.

    #8 Đồng hồ phi công IWC cỡ đại (2002)
    dong-ho-phi-cong-IWC-Pilot-Big-2002.jpg


    Đồng hồ phi công IWC Pilot’s Big Watch (2002)

    Vào năm 2001, nhà sản xuất đồng hồ IWC Schaffhausen danh giá đã giới thiệu các caliber họ 5000. Ban đầu chúng được sử dụng trong một loạt các phiên bản limited của IWC Portugieser của hãng. IWC Pilot’s Big Watch cổ điển là phiên bản đầu tiên của gia đình có chứa bộ máy Calibre 5011 hiệu suất cao do IWC sản xuất. Chúng sở hữu vỏ máy có đường kính 46,2mm và dày 15,8mm. Tuy không thể đánh đồng với phiên bản đồng hồ phi công size lớn đầu tiên ra mắt năm 1940 (đã giới thiệu ở #3), nhưng nó vẫn là một trong những chiếc đồng đeo tay lớn nhất mà IWC từng chế tạo. IWC Pilot’s Big Watch 2002 (Ref. 5002) có khả năng dự trữ năng lượng trong 7 ngày, chỉ báo ngày ở vị trí 06:00 và chỉ báo năng lượng dự trữ ở vị vị trí 03:00.

    #9 IWC Pilot’s Watch Double Chronograph Edition Top Gun (2007)

    iwc-pilots-watch-double-chonograph-top-gun-ceratanium_bcc8c959b03a.jpg


    Đồng hồ phi công IWC Pilot’s Double Chronograph Edition Top Gun (2007)

    IWC Pilot’s Watch Double Chronograph Edition Top Gun là nhân vật đầu tiên mang tên "Top Gun" gia nhập vào phi đội đồng hồ phi công IWC Pilot vào năm 2007. Cái tên của nó xuất phát từ một khóa huấn luyện đặc biệt được cung cấp bởi trường Navy Fighter Weapons của Hải quân Hoa Kỳ - “Strike Fighter Tactics Instructor”, được biết đến nhiều hơn với giải thưởng huyền thoại “Top Gun”. Vào năm 2012, bộ sưu tập Top Gun đã chính thức tách ra thành một dòng độc lập trong gia đình đồng hồ Pilot của IWC và phát triển với một số mẫu mới đáng chú ý trong năm 2019.

    Nhìn chung, khi nhắc đến những thương hiệu hàng đầu trong danh sách đồng hồ phi công đáng sở hữu, phần lớn cái tên IWC Schaffhausen đều sẽ xuất hiện như một lẽ hiển nhiên. Chưa kể đến thiết kế đẹp mắt và độ bền ưu việt của chúng, đồng hồ phi công IWC còn ghi điểm bởi một dòng lịch sử dài hàng thế kỷ phía sau. Nếu bạn là một người có đam mê với những chiếc đồng hồ phi công đặc sắc này, thiết nghĩ IWC Schaffhausen là một trong những cái tên xứng đáng để bạn cân nhắc đến đầu tiên.

    Luxury Shopping
  • Đang tải…
  • Đang tải…
Quay lại
Top Bottom