luxshopping
Tương tác
8

Tường nhà Bài viết Giới thiệu

  • PHÂN LOẠI BỘ MÁY CHUYỂN ĐỘNG TRONG ĐỒNG HỒ
    Bộ máy chuyển động của đồng hồ thường được tìm thấy trong những tài liệu kỹ thuật với cái tên “watch movement” (hay còn được biết đến với thuật ngữ “calibre”) - là động cơ của đồng hồ, hoạt động như một nhà máy điện thu nhỏ, cung cấp nguồn năng lượng nhằm đảm bảo sự hoạt động của đồng hồ cũng như các chức năng phụ khác. Cụ thể hơn, cơ chế này không chỉ có tác dụng di chuyển bộ kim đồng hồ mà còn tạo ra sức mạnh cho bất kỳ biến chứng nào khác (như chức năng bấm giờ, lịch hằng năm, múi giờ kép,...). Nói tóm lại, bộ máy chuyển động chính là nguồn sống của đồng hồ và giữ cho thời gian chính xác. Một chiếc đồng hồ không thể hoạt động nếu không có nó.

    Có vô số các bộ máy chuyển động khác nhau được tạo ra bởi các nhà sản xuất đồng hồ trên khắp Thế giới nhưng chung quy chúng đều thuộc về một trong hai loại cơ bản: Bộ máy thạch anh (quartz) hoặc bộ máy cơ học (mechanical)



    so-sanh-su-khac-nhau-giua-quartz-va-co.gif




    Bộ máy cơ (bên trái) - Bộ máy thạch anh (bên phải)

    Chuyển động quét vs Chuyển động trong từng tích tắc

    Chúng ta dễ dàng phân biệt bộ máy thạch anh với bộ máy cơ học dựa vào sự dịch chuyển của kim giây. Trên đồng hồ thạch anh, kim giây có chuyển động tích tắc, di chuyển một lần mỗi giây. Trong khi đó, kim giây của đồng hồ cơ chuyển động quét một cách mượt mà.

    BỘ MÁY CHUYỂN ĐỘNG THẠCH ANH (QUARTZ MOVEMENT)
    bo-may-chuyen-dong-thach-anh.jpg

    Bộ máy chuyển động thạch anh rất chính xác (sai số trung bình chỉ khoản ±10 giây mỗi tháng) và công tác bảo trì cho chúng tương đối ít (ngoại trừ việc thỉnh thoảng phải thay pin). Phần lớn những chiếc đồng hồ quartz có chi phí khá khiêm tốn, bởi chúng chạy bằng pin và có ít bộ phận chuyển động bên trong. Nhưng cũng vì thế mà đồng hồ quartz không phải sự lựa chọn của những tín đồ đam mê sưu tầm đồng hồ trên Thế giới. Chúng thiếu đi kỹ năng chế tác thủ công chuyên môn và những điều tỉ mỉ tinh tế khác bên trong. Thậm chí để đảm bảo bộ máy chuyển động thạch anh không ảnh hưởng xấu đến giá trị thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ tốt, vài hãng sản xuất đồng hồ đỉnh cao như Patek Philippe đã cho ra mắt những bộ máy calibre được thiết kế tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của họ.

    Sự phát triển cua đồng hồ quartz không chỉ dừng lại ở đó. Một trong những cải tiến nổi bật của nó chính là sự ra đời của đồng hồ Eco-Drive của nhà Citizen. Được biết đến với cái tên "đồng hồ ánh sáng", đây là những phiên bản ưu tú có khả năng cung cấp năng lượng qua sự hấp thụ ánh sáng (Mặt trời, ánh sáng nhân tạo, ánh sáng tự nhiên,...) và không cần bạn phải thay pin cho chúng trong một khoảng thời gian dài.

    Bộ máy chuyển động thạch anh hoạt động như thế nào?

    Một bộ máy chuyển động thạch anh sử dụng pin làm nguồn năng lượng chính và thường là loại chuyển động mà bạn sẽ dễ dàng tiếp thu nhất bởi chúng không có quá nhiều chi tiết rườm rà phức tạp như bộ chuyển động cơ học. Để tạo ra sức mạnh trong các chuyển động của đồng hồ quartz, dòng điện từ pin sẽ truyền qua một tinh thể thạch anh mỏng được cắt theo hình một chiếc âm thoa, từ đó tạo ra các rung động với tần số thường là 32768 Hz (tương đương 32768 lần trong mỗi giây). Những rung động này đảm bảo cho bộ chuyển động luôn dao động và điều khiển động cơ di chuyển các kim đồng hồ.

    BỘ MÁY CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC (MECHANICAL MOVEMENT)
    bo-may-chuyen-dong-co-hoc.jpg

    Trong lĩnh vực chế tác đồng hồ xa xỉ, bộ máy chuyển động cơ học thường được ưu tiên (thay vì bộ máy chuyển động thạch anh) bởi các kỹ thuật thủ công tinh tế và sự khéo léo của các bậc thầy chế tạo đồng hồ đều gói gọn trong chúng. Những cỗ máy cơ học này chứa một loạt các thành phần nhỏ phức tạp làm việc cùng nhau để cung cấp năng lượng cho đồng hồ cũng như các tính năng khác (lịch vạn niên, lịch thứ/ngày, moonphase, bấm giờ,...). Mặc dù thiết kế chung của đồng hồ cơ trên cơ bản là không có gì thay đổi qua nhiều thế kỷ, nhưng sự phát triển của công nghệ đã cho phép kỹ thuật chính xác hơn và chú ý nhiều hơn đến từng chi tiết.

    Bộ máy chuyển động cơ học hoạt động như thế nào?

    Không giống như đồng hồ thạch anh, bộ máy chuyển động cơ học không sử dụng pin. Nguồn năng lượng của chúng đến từ sự kéo giãn một lò xo đang cuộn chặt. Lò xo này còn được biết đến với cái tên: dây cót đồng hồ. Một trục chứa dây cót sẽ được nối khớp vào một bánh răng nhằm kiểm soát tốc độ kéo giãn, đảm bảo cho lò xo không bị bung ra quá nhanh, dẫn đến tiêu biến năng lượng.

    Năng lượng lưu trữ của dây cót đồng hồ sẽ được chuyển đến bánh xe gai (bánh nhện) thông qua một hệ thống các bánh răng nhỏ. Sau khi đến bánh xe gai, năng lượng này tiếp tục truyền đến bánh xe cân bằng. Bánh xe cân bằng về cơ bản là trái tim của bộ máy chuyển động bên trong đồng hồ và nó sẽ nhận đủ nguồn năng lượng mà có cần thông qua bánh xe gai. Bánh xe cân bằng đập hoặc dao động theo chuyển động tròn (trung bình 5-10 lần mỗi giây). Hoạt động này được thực hiện bởi một đòn bẩy xoay quanh trục. Trục của đòn bẩy được kiểm soát bởi một vòng xoắn tinh tế mà chúng ta gọi là sợi tóc.

    SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC BỘ MÁY CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
    Có hai loại bộ máy chuyển động cơ học thường được tìm thấy trong những chiếc đồng hồ xa xỉ ngày nay: thủ công (manual hay hand-winding) và tự động (automatic hay self-winding). Theo thời gian sẽ có sự xuất hiện của một vài biến thể khác nữa nhưng ở đây chúng ta chỉ đề cập đến những loại cơ bản nhất. Mặc dù bộ máy chuyển động cơ học nói chung luôn dễ dàng chiếm được sự yêu thích của người đam mê đồng hồ, tuy nhiên việc lựa chọn loại chuyển động nào lại phụ thuộc nhiều vào thói quen và sở thích cá nhân của mỗi người.

    CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC THỦ CÔNG
    CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC TỰ ĐỘNG
    Được coi là bộ máy đồng hồ truyền thống nhất, chuyển động thủ công cũng có tuổi đời lớn nhất trong những bộ máy chuyển động. Và giống như cái tên của nó, việc cuộn căng dây cót từ đó cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động của đồng hồ hoàn toàn do chủ sở hữu “tự thân vận động”. Đây cũng có thể coi là một nét đẹp riêng của những chiếc đồng hồ cơ thủ công - đòi hỏi sự quan tâm và tương tác với chủ nhân của nó.

    Đồng hồ cơ thủ công hoạt động như thế nào?
    Người đeo phải xoay núm điều chỉnh nhiều lần để cuộn dây cót và lưu trữ năng lượng tiềm năng. Dây cót sẽ giãn ra một cách chậm rãi và tiêu hao năng lượng cho hàng loạt những hoạt động phức tạp và tinh vi bên trong bộ máy. Các cơ chế phối hợp với nhau một cách có hiệu quả, từ đó di chuyển các bánh xe thời gian để xoay kim đồng hồ và cung cấp năng lượng cho các biến chứng của nó.

    Khi nào cần lên dây cót?
    Khoảng thời gian lên dây cót cho đồng hồ hand-winding sẽ phụ thuộc vào khả năng dự trữ năng lượng của bộ máy, có thể là 24 giờ đến năm ngày hoặc hơn. Một số đồng hồ sẽ yêu cầu lên dây cót hàng ngày trong khi những chiếc khác như Panerai Luminor 1950 GMT, có dự trữ năng lượng tám ngày - tức là bạn chỉ cần lên dây cót tám ngày một lần. Nhiều chủ sở hữu ưa thích đồng hồ lên dây cót thủ công chỉ vì đơn giản là họ có thói quen vặn núm điều chỉnh mỗi lần trước khi đeo nó lên tay.







    may-co-manual(1).jpg



    Hình thức thứ hai của chuyển động cơ học là tự động, thường được gọi là chuyển động tự lên dây cót. Bộ máy chuyển động automatic khai thác năng lượng thông qua hoạt động của cổ tay người đeo. Những chiếc đồng hồ có bộ máy cơ tự động rất phổ biến vì người đeo không phải lo lắng về việc lên dây cót cho đồng hồ hàng ngày để đảm bảo hoạt động của chúng diễn ra liên tục. Miễn là đồng hồ được đeo thường xuyên, nó sẽ duy trì năng lượng mà không cần bạn phải làm gì cả.

    Đồng hồ cơ tự động hoạt động như thế nào?
    Chuyển động automatic hoạt động chủ yếu giống như cách chuyển động thủ công, với việc bổ sung trọng lượng kim loại gọi là rotor. Rotor được kết nối với buồng máy chuyển động và nó có thể xoay tự do. Với mỗi chuyển động của cổ tay, rotor sẽ tự quay, tự truyền năng lượng và thực hiện luôn cả việc cuộn dây cót.

    Khi nào cần lên dây cót?

    Đồng hồ có bộ máy chuyển động automatic vẫn sẽ cần lên dây cót, nhưng ít hơn đáng kể so với đồng hồ thủ công. Nếu đồng hồ được đeo mỗi ngày, nó sẽ duy trì các chức năng của mình mà không cần lên dây cót. Nhưng nếu bạn không ngó ngàng gì đến chiếc đồng hồ này trong một thời gian dài, nó sẽ cần một sự tương tác của chủ nhân để khôi phục năng lượng ban đầu. Và sự tương tác này không có gì mới mẻ, chính là đòi hỏi bạn phải tự lên dây cót cho nó.
    bo-may-co-automatic(1).jpg


    TỔNG KẾT

    Bộ máy chuyển động quyết định hơn phân nửa giá trị của một chiếc đồng hồ. Vì thế, trước khi quyết định đầu tư vào một chiếc đồng hồ đeo tay, bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu thêm về bộ máy của chúng nhé, nhất là những chiếc đồng hồ xa xỉ có giá trị cao. Và đừng quên rằng, tuy mỗi loại bộ máy chuyển động mang những đặc tính khác nhau nhưng chúng đều đem lại những lợi ích nhất định cho chủ sở hữu.

    Luxury Shopping
    Đồng hồ Tourbillon là gì?

    Đồng hồ Tourbillon là cách gọi vắn tắt cho những chiếc đồng hồ có sự góp mặt của tính năng Tourbillon. Trong lĩnh vực chế tạo đồng hồ, Tourbillon (/tʊərˈbɪljən/; tiếng Pháp: [tuʁbijɔ̃] - "cơn lốc") là một thành phần bổ sung cho bộ chỉnh động (bộ thoát) của đồng hồ cơ. Sở dĩ gọi Tourbillon là “thành phần bổ sung” bởi vì chúng không nhất thiết phải có mặt trong cấu tạo của đồng hồ đeo tay. Sự xuất hiện của Tourbillon tùy thuộc vào sở thích, đam mê và khoản đầu tư mà bạn muốn dành cho chiếc đồng hồ của mình. Một điều quan trọng nữa, phần lớn đồng hồ Tourbillon được đánh giá là đồng hồ cao cấp và có mặt trong hầu hết các thương hiệu đồng hồ xa xỉ, điều này góp phần chứng minh giá cả của chúng không hề khiêm tốn chút nào.

    dong-ho-tourbillon(1).jpg


    Tourbillon được phát triển vào khoảng năm 1975 và được cấp bằng sáng chế bởi nhà chế tác đồng hồ Pháp-Thụy Sĩ Abraham-Louis Breguet vào ngày 26 tháng 06 năm 1801. Có thể Tourbillon không phải biến chứng phổ biến nhất mà bạn có thể tìm thấy ở đồng hồ đeo tay, nhưng chắc chắn nó là một trong những điều thú vị và lôi cuốn nhất. Vậy điều gì đã làm nên giá trị đẳng cấp và bản sắc độc đáo của những chiếc đồng hồ Tourbillon?

    Tourbillon có tác dụng gì?

    Một trong những vấn đề mang tính thách thức cao mà các nhà chế tác đồng hồ cơ phải đối mặt chính là: “Làm thế nào để giảm tải tác động của trọng lực lên bộ máy đồng hồ?”. Tourbillon ra đời như một tấm khiên chống lại hiệu ứng ghì (kéo) mà lực hấp dẫn tác động trực tiếp lên một số linh kiện mỏng manh trong bộ chỉnh động (cụ thể là đòn bẩy, bánh xe cân bằng và dây tóc) khi đồng hồ nằm ở một vị trí nhất định. Quan trọng nhất vẫn là dây tóc - bộ phận kiểm soát tốc độ giãn dây cót và điều chỉnh thời gian chính xác. Đây được xem là bộ phận nhạy cảm nhất với các hiệu ứng bên ngoài như từ tính, chấn động, nhiệt độ,... cũng như các hiệu ứng bên trong như vị trí ghim (inner collet), đường cong đầu cuối và các điểm nặng trên bánh xe cân bằng.

    tourbillon-in-watches(1).gif


    Ban đầu, Tourbillon là một thành quả nỗ lực trong công cuộc cải thiện độ chính xác của đồng hồ. Hiện nay, Tourbillon được đưa vào một số mẫu đồng hồ hiện đại cao cấp như một sự mới mẻ và thể hiện trình độ chế tác đồng hồ điêu luyện. Cơ chế này thường được phô bày trên mặt số để bạn có thể dễ dàng chiêm ngưỡng. Bất quá vẫn có vài trường hợp đặc biệt như patek philippe grand complications tourbillon, bạn có thể quan sát chuyển động của Tourbillon thông qua mặt lưng ốp sapphire trong suốt của chúng.

    Tourbillon hoạt động như thế nào?

    Như chúng ta đã đề cập sơ lược bên trên, Tourbillon đặt một số bộ phận cơ học của đồng hồ (bánh xe cân bằng và bộ chỉnh động) vào một lồng quay. Trong đó, bộ chỉnh động (bộ thoát) là một phần quan trọng của bộ máy đồng hồ, bao gồm sợi tóc, bánh xe cân bằng và một đòn bẩy. Sau đó, đồng hồ Tourbillon sẽ từ từ quay chiếc lồng đang giữ bộ chỉnh động này, thường tốc độ quay ở 1 RPM (1 vòng/phút). Cơ chế này chống lại các tác động bất lợi mà trọng lực tạo ra khi đồng hồ ở một số vị trí nhất định và giúp khắc phục các lỗi vị trí chính xác.

    Girard-Perregaux-Tri-Axial-Tourbillon-Diagram(1).jpg



    Ngay cả khi áp dụng các vật liệu tối tân và lý thuyết cải tiến cũng không thể nào giữ cho thời gian của đồng hồ cơ luôn chạy ở một tốc độ nhất quán trong tất cả các vị trí. Hiển nhiên, sự xuất hiện của Tourbillon khả năng sẽ mang đến độ chính xác cao hơn các chuyển động thông thường, mặc dù hiệu quả chỉ mang tính tương đối. Tourbillon loại bỏ hiệu quả của trọng lực bằng cách xoay cân bằng qua tất cả các vị trí thẳng đứng của đồng hồ, điều này giúp cải thiện thời gian một cách đáng kể. Một Tourbillon bình thường không có tác dụng khi đồng hồ ở các vị trí nằm ngang, vì cân bằng ngang không bị ảnh hưởng bởi trọng lực khi nó quay.

    Tuy nhiên, hiệu quả của Tourbillon chỉ mang tính tương đối, thể hiện rõ rệt ở chỗ Tourbillon không đảm bảo được tốc độ khi có sự thay đổi từ ngang sang dọc. Sự thay đổi tốc độ giữa chiều ngang và chiều dọc lớn hơn nhiều so với thay đổi tốc độ giữa các vị trí dọc khác nhau. Breguet đã có thiết kế Tourbillon cho đồng hồ bỏ túi giữ được vị trí thẳng đứng trong túi áo ghi-lê và có thể duy trì tư thế này qua đêm bằng cách treo trên giá đỡ phù hợp. Trong trường hợp này, Tourbillon có hiệu quả. Tuy nhiên, đối với đồng hồ đeo tay, đòi hỏi phải thay đổi thường xuyên từ dọc sang ngang tùy thuộc vào chuyển động cổ tay, hiệu quả mà Tourbillon mang lại rõ ràng không tốt như thế.

    Phân biệt các loại Tourbillon

    Tourbillon cũng có nhiều loại sao? Chắc chắn rồi! Tourbillon đã phát triển khá nhiều kể từ khi chúng được phát minh. Trên thực tế, có khá nhiều loại Tourbillon khác nhau. Một số nhà sản xuất đồng hồ xa xỉ đã sáng tạo ra những bộ Tourbillon độc đáo như một dấu ấn thương hiệu mà họ để lại với thời gian.

    ► Double-axis tourbillon - Tourbillon trục đôi:

    Anthony Randall đã phát minh ra Tourbillon trục đôi vào tháng 1 năm 1977 và sau đó đã được cấp bằng sáng chế. Mô phỏng hoạt động đầu tiên được Richard Good xây dựng vào năm 1978. Đến 1980, Anthony Randall đã tạo ra một tourbillon trục đôi trong một chiếc đồng hồ quả lắc mang đi đường, được đặt trong bảo tàng thời gian Time Museum (hiện nay đã đóng cửa) ở Rockford, Illinois, Hoa Kỳ và được đưa vào Danh mục Chronometer của họ.

    Năm 2003, lấy cảm hứng từ phát minh này, nhà chế tác đồng hồ trẻ tuổi người Đức Thomas Prescher đã phát triển cho Thomas Prescher Haute Horlogerie chiếc flying double-axis tourbillon đầu tiên trong một chiếc đồng hồ bỏ túi. Và theo sau đó, vào năm 2004, flying double-axis tourbillon cuối cùng cũng xuất hiện trên đồng hồ đeo tay, được trình bày tại Baselworld 2003 và 2004 tại Basel, Thụy Sĩ.

    Thomas-Prescher-Mysterious-Automatic-Double-Axis-Tourbillon-1(1).jpg


    Một đặc điểm của Tourbillon này là nó quay quanh hai trục và cả hai đều quay một vòng mỗi phút. Toàn bộ cụm Tourbillon được cung cấp bởi một cơ chế lực không đổi đặc biệt (constant-force mechanism), được gọi là remontoire. Prescher đã phát minh ra cơ chế lực không đổi để cân bằng các tác động của nén-giãn dây cót, của ma sát hay trọng lực. Do đó, ngay cả lực vốn dĩ phải cung cấp cho hệ thống cũng tham gia vào việc điều chỉnh dao động của double-axis tourbillon.

    ► Triple-axis tourbillon - Tourbillon ba trục:
    Năm 2004, Thomas Prescher đã phát triển Tourbillon ba trục đầu tiên cho Thomas Prescher Haute Horlogerie với cơ chế lực không đổi trong buồng calibre đồng hồ đeo tay. Nó được trình bày cùng với hai mẫu Tourbillon trục đơn và Tourbillon trục đôi tại Baselworld 2004 ở Basel, Thụy Sĩ.

    triple-axis-tourbillon-watch(1).png
    Đồng hồ vạn niên (perpetual calendar): Sự phục vụ xuyên suốt một thế kỷ
    Lịch vạn niên là một trong những biến chứng lãng mạn và hữu ích nhất trong tất cả các tính năng xuất hiện ở đồng hồ cao cấp và xa xỉ. Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để tìm thấy những mẫu đồng hồ có tính năng lịch thứ/ngày hoặc lịch ngày/tháng. Những chiếc đồng hồ lịch vạn niên sẽ có đầy đủ cả hai cộng thêm việc nó chỉ cần điều chỉnh một lần trong một thế kỷ. Vâng, chính xác là một lần trong một thế kỷ.

    Patek-Philippe-perpetual-calendar.jpg


    Sở dĩ nói tính năng lịch vạn niên chỉ có thể xuất hiện ở những mẫu đồng hồ cao cấp và xa xỉ bởi nó đòi hỏi một khoản đầu tư không hề khiêm tốn. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của nó sau một đoạn lịch sử dài đăng đẳng vẫn không hề có dấu hiệu suy giảm. Đặc biệt là đối với cánh mày râu yêu thích sưu tầm và đam mê đồng hồ đeo tay, việc có thể sở hữu biến chứng này vẫn luôn là một điều rất đáng tự hào. Vậy điều gì đã làm nên giá trị của chúng? Cùng Luxshopping khám phá những điều thú vị về đồng hồ vạn niên nào.

    Đồng hồ lịch vạn niên là gì?

    Đồng hồ lịch vạn niên (perpetual calendar) còn được biết đến với tên đồng hồ lịch vĩnh viễn, là một chiếc đồng hồ đeo tay với chức năng hiển thị thứ/ngày/tháng. Nghe qua thì không có gì mới mẻ đúng không? Tuy nhiên, nó không hề giống những chiếc đồng hồ lịch bình thường.

    Đối với đồng hồ lịch bình thường, chúng cần phải được điều chỉnh tối thiểu 5 lần mỗi năm vì số ngày mỗi tháng là khác nhau (theo tiêu chuẩn lịch Gregorian sử dụng rộng rãi - còn được gọi là Tây lịch hay Công lịch, được chia thành 12 tháng với 365 ngày và cứ mỗi 4 năm sẽ thêm một ngày vào tháng 2 để tạo thành năm nhuận 366 ngày). Vì vậy, vào cuối mỗi tháng có ít hơn 31 ngày, bạn sẽ phải làm thao tác là cài đặt lại lịch thứ/ngày sao cho đúng với thực tế.

    Còn đối với đồng hồ lịch vạn niên? Trong trường hợp này, cơ chế bên trong bộ máy chuyển động hoàn toàn đáp ứng được việc tự điều chỉnh sao cho đồng bộ với thời gian thực tế, thậm chí nhận biết được cả năm nhuận. Thế nên bạn sẽ không cần phải làm bất cứ điều gì để có thể coi được chính xác thứ/ngày hiện tại trong vòng một thế kỷ.

    IWC-Portugieser-Perpetual-Calendar-Reference-5033-Black.jpg


    Đồng hồ lịch vạn niên IWC Portugieser Perpetual Calendar

    Lịch vạn niên hoạt động như thế nào?

    Phần lớn đồng hồ lịch vạn niên đều có bộ máy cơ học. Một số ít rơi vào những trường hợp đặc biệt mà chúng ta sẽ đề cập ở những phần bên dưới. Hiện tại, để làm rõ trình độ chế tác đỉnh cao và sự phức tạp bên trong, chúng ta cùng đến với cách hoạt động của lịch vạn niên trên những chiếc đồng hồ cơ.

    Jaeger-LeCoultre-Master-Ultra-Thin-Perpetual-9512.jpg


    Đồng hồ lịch vạn niên Jaeger-LeCoultre Master Ultra Thin

    Cả một bộ lịch có thể chạy đúng trong nhiều năm liền chỉ nằm vỏn vẹn trên một chiếc đồng hồ đeo tay. Để làm được kỳ tích vô cùng ấn tượng này là sự góp mặt của một bộ máy cơ học với 100 đến hơn 200 thành phần cấu tạo nên. Sự phức tạp này được hoàn thiện dưới bàn tay thủ công của các bậc thầy chế tạo đồng hồ với sự tỉ mỉ và cần mẫn trong một chuỗi ngày dài. Bộ chuyển động lịch vạn niên hình thành trên nền tảng của một dạng bộ nhớ cơ học ghi lại thời gian khoảng 1461 ngày, hoặc bốn năm.

    Sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta liên tưởng sự phức tạp này giống như các thực nghiệm ban đầu của máy tính để bàn: rườm rà, phức tạp và dày đặc các chi tiết lớn nhỏ khác nhau. Bộ chuyển động lịch vạn niên được phát triển dựa trên bộ chuyển động cơ học bình thường và sử dụng thêm bánh xe ngày (date wheel) với các rãnh có hình dạng khác nhau để tương ứng với các tháng 30, 31, 28 hoặc 29 ngày, tất cả được đồng bộ hóa với một đòn bẩy vĩnh viễn. Trong hầu hết các trường hợp, tháng hai rắc rối sẽ có bánh xe nhỏ hơn của riêng nó bên dưới bánh xe chính.

    maxresdefault-1.jpg


    Chúng được “lập trình” ở tầng cơ bản nhất là giả định tất cả các tháng đều dài 31 ngày. Tiếp theo, đối với những tháng có ít ngày hơn, cơ chế sẽ tự động bỏ qua các ngày còn dư lại và tự đặt mình vào ngày đầu tiên của tháng kế tiếp. Tất cả điều đó có nghĩa là: miễn sao đồng hồ được tiếp tục chạy, nó sẽ không cần cài đặt lại ngày tháng, hoặc cũng có thể nói là gần như không bao giờ.

    Một trong những đặc điểm riêng của quy tắc lịch Gregorian: những năm kết thúc bằng 00 phải chia hết cho 400 để được tính là một năm nhuận. Hầu hết các lịch vạn niên đều không tính đến điều đó, vì vậy bạn sẽ phải tự điều chỉnh đồng hồ vào ngày 1 tháng 3 năm 2100. Thế nên... hãy ghi chú vào nhật ký của bạn điều này nhé.

    Dòng lịch sử của đồng hồ lịch vạn niên
    Chỉ cần nói qua cách hoạt động và kết cấu phức tạp của đồng hồ vạn niên, có lẽ bạn cũng phần nào đoán được bề dày lịch sử phía sau chúng đúng không?

    ► Giai đoạn phát minh
    Lịch sử của chúng bắt đầu từ giữa những năm 1700. Trong thực tế, chức năng lịch vạn niên thực sự ra đời trước lịch hàng năm trong nhiều thập kỷ. Một nhà chiêm tinh học người Anh tên là Thomas Mudge đã phát minh ra bộ chuyển động với biến chứng lịch vạn niên đầu tiên vào năm 1762, xuất hiện ở một chiếc đồng hồ bỏ túi tại Bảo tàng Anh ở London.



    first-perpetual-calendar-1762.png


    Đồng hồ bỏ túi lịch vạn niên của Thomas Mudge năm 1762

    Sau phát minh của Mudge, biến chứng lịch vạn niên đã không xuất hiện trở lại ở đồng hồ trong khoảng 100 năm. Mãi đến năm 1864, Patek Philippe đã tạo ra một chiếc đồng hồ bỏ túi có tích hợp tính năng đầy phức tạp này. Và tiếp theo phải mất thêm 25 năm để cấp bằng sáng chế cho cơ chế lịch vạn niên (tức vào năm 1889). Tuy nhiên, phải đến một khoảng thời gian sau, biến chứng này mới xuất hiện ở chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên.

    ► Chiếc đồng hồ đeo tay lịch vạn niên đầu tiên
    Không chỉ là nhà phát minh ra đồng hồ bỏ túi lịch vạn niên đầu tiên, Patek Philippe cũng là người tạo ra chiếc đồng hồ đeo tay lịch vạn niên đầu tiên. Họ đã tạo ra bộ máy lịch vạn niên nhỏ gọn đầu tiên chỉ trong năm 1898. Sau đó, vào năm 1925, một nhà sưu tập giàu có của Patek Philippe - Thomas Emery đã công khai chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên có tính năng này. Patek Philippe chính là sử dụng cùng bộ calibre 34,4mm được tạo ra vào năm 1898 trong chiếc đồng hồ của Thomas Emery.

    FEATpatekhistory_1.jpg


    Đồng hồ đeo tay lịch vạn niên đầu tiên của Patek Philippe ra mắt vào năm 1925

    Chỉ vài năm sau đó, Breguet là thương hiệu tiếp theo tạo ra đồng hồ đeo tay lịch vạn niên vào năm 1929. Tiếp tục là sự ra đời của bộ chuyển động vạn niên nhỏ gọn, thậm chí còn nhỏ hơn Patek Philippe, chỉ với 22,5mm Jaeger-LeCoultre đã lập nên kỷ lục lúc bấy giờ vào năm 1937. Bộ calibre lịch vạn niên hình chữ nhật độc đáo của họ được xem là một tượng đài thương hiệu huyền thoại mà LeCoultre và Edmond Jaeger đã cùng chung tay xây đắp cho nhà Jaeger-LeCoultre.

    1000x-1.jpg


    Đồng hồ lịch vạn niên với bộ calibre vuông của nhà Jaeger-LeCoultre năm 1973
    Trong hệ thống phân cấp các tính năng phức tạp (horological complications) xuất hiện ở những mẫu đồng hồ cơ cao cấp, đặc biệt là đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng, có khá nhiều sự tranh cãi về việc đâu mới là tính năng đáng tin cậy và hữu dụng nhất? Một số kết luận hướng về tính năng Minute Repeater (tính năng điểm chuông) trong khi một số khác lại trung thành với cơ chế tourbillon. Và mãi cho đến hiện tại, cuộc tranh cãi này vẫn không hề có hồi kết, thậm chí vẫn sẽ tiếp tục trong nhiều thập kỷ tiếp theo. Nhưng ở một khía cạnh khác, nếu chúng ta chỉ bàn riêng về đại gia đình đồng hồ bấm giờ Chronograph thì lại có rất ít sự tranh cãi diễn ra, phần lớn đều cho rằng tính năng phức tạp và đắt giá nhất chính là Split-Seconds hoặc “rattrapante” (trong tiếng Pháp: rattraper).
    Montblanc-1858-Split-Second-Chronograph-bronze-5(2).jpg


    Mặt sau của đồng hồ Montblanc 1858 Split-Second chronograph limited.

    Những chiếc đồng hồ Chronograph được tích hợp tính năng Split Second sẽ có hai kim giây thay vì một kim như những mẫu đồng hồ bấm giờ thông thường. Một trong số chúng thường sẽ nằm ở mặt số phụ, và cái còn lại sẽ nằm ở trung tâm của mặt số chính. Đồng hồ bấm giờ Split-Second là một đối tượng dễ dàng chiếm được tình cảm của những người sưu tập trong giới, bởi chúng không chỉ mang một vẻ đẹp xuất sắc của chuyển động phức tạp, mà còn là một tính năng thú vị để ngoạn.

    split-second-patek-phillipe.png




    Đồng hồ Patek Philippe Split-Seconds Chronograph

    Lan man một chút về một dư chấn cũ, có lẽ vẫn sẽ có nhiều người trong giới mộ điệu vẫn còn ấp ủ một chút thắc mắc về việc Rolex 4113 có điểm gì đặc biệt mà có thể mang về hơn 2 triệu francs Thụy Sĩ (xấp xỉ 48 tỷ VNĐ) vào tháng 5 năm 2015, tại Geneva, trong phiên đấu giá Phillips Start-Stop-Reset? Vâng, chính xác là chúng ta sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này. Ở đây, Luxury Shopping sẽ phân tích chuyên sâu về những chiếc đồng hồ split-seconds và trả lời cho câu hỏi “vì sao chúng trở nên đặc biệt như thế?”. Đồng thời, chúng ta cùng tập trung phân tích những mẫu đồng hồ cổ Chronograph Split-Seconds.

    rolex.jpg


    Đồng hồ Rolex Ref. 4113 Split-Second

    Cơ chế Split-Seconds là gì?

    Trước khi đi vào những thứ sâu xa hơn, chúng ta cùng định nghĩa lại khái niệm Split-Seconds của đồng hồ bấm giờ đã. Khi bạn kích hoạt tính năng bấm giờ ở những mẫu đồng hồ cơ Chronograph thông thường, kim giây ở trung tâm sẽ hoạt động bằng cách quét qua từng vòng. Và cứ mỗi một vòng hoàn thành, bộ đếm phút (thường nằm ở mặt số phụ tại vị trí 3 giờ) sẽ tăng thêm một. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi bạn kết thúc việc bấm giờ của mình. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn vừa muốn thực hiện chức năng bấm giờ cho cả hai sự kiện cùng một lúc, vừa muốn theo dõi được thời gian thực tế đang trôi qua? Một trong những cách giải quyết là bạn có thể sử dụng hai hoặc ba chiếc đồng hồ bấm giờ khác nhau, sau đó kích hoạt chúng đồng thời và kết thúc chúng theo ý muốn. Hoặc đơn giản hơn là sử dụng một chiếc đồng hồ Chronograph Split-Second.

    FourStopwatches.jpg


    Bốn mẫu đồng hồ Chronograph với công dụng khác nhau của TAG Heuer

    Cơ chế Split-Seconds có thể thỏa mãn yêu cầu của bạn mà chỉ cần vỏn vẹn một chiếc đồng hồ duy nhất. Khi bạn kích hoạt tính năng bấm giờ, cả hai kim giây sẽ quét song song cùng một lúc. Khi sự kiện đầu tiên xảy ra, bạn nhấn một nút để dừng một kim giây lại, trong khi kim giây còn lại vẫn sẽ tiếp tục di chuyển. Nếu muốn tiếp tục ghi thời gian, nhấn nút lần nữa để khiến cho kim giây đang dừng "bắt kịp" kim giây đang chạy và lặp lại khi cần thiết. Những lúc bình thường (khi không kích hoạt chức năng bấm giờ), hai kim giây được xếp chồng lên nhau, và sau đó dường như tách ra khi bạn dừng một trong số chúng. Điều này cũng vô tình giải thích cho cái tên của chúng “Split-Seconds” - có nghĩa là tách giây.

    split-seconds-chronograph.gif


    Patek Philippe Split-Second

    Cơ chế này xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng những năm 1880 trong một mẫu đồng hồ bỏ túi và bắt đầu hiện hữu ở đồng hồ đeo tay vào năm 1923, tiên phong bởi một nhà sản xuất không hề xa lạ: Patek Philippe - một chiếc đồng hồ bấm giờ Chronograph Split-Seconds 30mm với mặt số tráng men. Tuy nhiên, hầu hết bộ máy bên trong được sản xuất dưới dạng ébauches* bởi các nhà sản xuất như Valjoux hoặc Venus vào giữa thế kỷ 20.

    *Một từ vay mượn của tiếng Pháp. Ngành chế tạo đồng hồ đã chiếm dụng thuật ngữ ébauche để chỉ một bộ máy đồng hồ không hoàn chỉnh hoặc chưa được lắp ráp và các thành phần liên quan của nó.

    Tìm hiểu về cơ chế Split-Seconds trong những mẫu đồng hồ cổ
    Bộ máy của hãng Venus có lẽ là cơ chế tách giây phổ biến nhất được tạo ra. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy hai ngạnh riêng biệt ở hai bên của bánh xe trung tâm trong bộ máy - đây là hai hàm của một cái kẹp, chúng ta sẽ nói về nó ngay sau đây. Các bộ máy đồng hồ Venus được đặt mua và sử dụng trong chế tạo đồng hồ bởi các thương hiệu như Breitling hoặc Record Watch Co., chủ yếu trong thập niên 40 và 50, do việc sản xuất các bộ máy này đã dừng lại ngay sau đó.

    split-second-movement.png


    Bộ chuyển động split-seconds trong một chiếc đồng hồ cổ của Record Watch Co.

    Trường hợp này có hai bánh xe trung tâm trong bộ máy chuyển động cơ học- bánh xe phía trên kết nối với kim giây split-seconds, trong khi bánh xe dưới kết nối với kim giây chính. Chức năng Split-Seconds về cơ bản được kiểm soát bằng một bộ đòn bẩy tạo thành hàm của kẹp mà chúng ta đã đề cập bên trên. Bánh xe phía trên được kết nối cơ học với bánh xe phía dưới bằng một đòn bẩy lò xo với một con lăn ruby, nó di chuyển ở vị trí thấp của một cam* hình trái tim (chính xác như một chiếc đồng hồ Chronograph return-to-zero cam) trên bánh xe dưới.

    *cam: Cơ cấu cam là một loại cơ cấu khớp cao dùng để truyền chuyển động. Có thể tạo nên chuyển động qua lại (có lúc dừng) theo 1 quy luật cho trước của khâu bị dẫn.

    Khi bấm nút Chronograph, hai hàm sẽ kẹp lấy bánh xe split-seconds, trong khi vẫn cho phép bánh xe dưới tiếp tục quay, và do đó vẫn giữ thời gian ghi. Con lăn và đòn bẩy ở bánh xe phía trên dừng di chuyển, nhưng tiếp tục ấn vào cam trên bánh xe phía dưới (tiếp tục quay) dưới ảnh hưởng của một lò xo nhỏ. Thời gian phân tách bây giờ có thể được ghi lại. Khi được kích hoạt lại, hàm của kẹp mở ra và bánh xe phía trên có thể tự do quay trở lại vị trí khi con lăn ruby tìm thấy điểm thấp trong cam, dưới ảnh hưởng của lò xo nhỏ mà chúng ta vừa đề cập. Hai bàn tay bây giờ được chồng lên nhau một lần nữa.

    Cơ chế Split-Seconds không được coi là một trong những biến chứng "mạnh" vì mức độ phức tạp của nó (đây là một trong ba biến chứng truyền thống được tìm thấy trong cụm "Grand Complication", cùng với Perpetual Calendar- lịch vạn niên và Minute Repeater - điểm chuông. Nhưng không thể phủ nhận, Split-Seconds vẫn là một tính năng đắt giá của dòng đồng hồ cơ cao cấp nói chung và đồng hồ cơ Chronograph nói riêng. Bởi vì để nó có thể hoạt động, mọi thứ phải được điều chỉnh cực kỳ chính xác, đòi hỏi rất nhiều kỹ năng chuyên nghiệp từ những bậc thầy chế tạo đồng hồ.
    pam00158-d1.png




    Đồng hồ Panerai Radiomir Chrono Split-Seconds Platinum

    Trong phiên bản Venus Calibre 185 (tham khảo đồng hồ Panerai PAM00158 hay Panerai PAM00147), nút bấm tại vị trí 2 giờ sử dụng cho chức năng bấm giờ; nút trung tâm dành cho chức năng tách giây và nút ở vị trí 4 giờ là để đặt lại toàn bộ cơ chế bấm giờ.

    185-69.jpg



    Venus Calibre 185

    Nói chung, yếu tố góp phần khiến cho một chiếc đồng Chronograph trở nên thú vị chính là đòi hỏi sự tương tác. Phần lớn các biến chứng xuất hiện trong đồng hồ cơ, bất kể chúng có bao nhiêu phức tạp thì cũng đều là bị động - Moon Phase, các biến thể Calendar, thậm chí là Tourbillon, không phải là các chức năng có thể được kích hoạt bất cứ khi nào bạn cảm thấy thích. Tuy nhiên, Split-Seconds lại khác. Sự tương tác giữa chủ sở hữu và chiếc đồng hồ trên cổ tay vô tình mang lại nhiều điều ý nghĩa. Thỉnh thoảng chiếc đồng hồ bấm giờ Split-Seconds của bạn sẽ làm được điều gì đó nhiều hơn một công cụ đếm thời gian.

    Patek-Philippe-Ref-5370-Split-seconds-Chronograph-Watch-Baselworld-2015-Wrist.jpg


    Đồng hồ Patek Philippe Ref.5370 Split-Seconds Chronograph


    Có ai còn hoang mang về lợi ích mà Split-Seconds Chronograph mang lại không? Chúng ta lấy một ví dụ về tính thực dụng của nó nhé: Chẳng hạn bạn đang muốn nướng một miếng beefsteak theo một tiêu chuẩn cụ thể. Tiêu chuẩn này yêu cầu mỗi bên miếng thịt bò phải được nướng chính xác trong 40 giây. Trong suốt thời gian đó, bạn vừa nướng thịt vừa phải theo dõi xem một nồi mì pasta được nấu trong bao lâu là đủ. Và thế là sự xuất hiện của một chiếc đồng hồ bấm giờ Split-Seconds trở nên thật lý tưởng. Có lẽ bạn sẽ đoán những gì bạn cần làm qua những điều chúng ta đã nhắc đến bên trên có đúng không?

    Luxury Shopping
    Trong tất cả những dòng đồng hồ cơ hiện đại thì Chronograph (đồng hồ bấm giờ) là một trong những đối tượng được chào đón nồng nhiệt nhất. Chưa nói đến tính thực dụng mà nó mang lại trong cuộc sống, chỉ xét về diện mạo khỏe khoắn và đầy sức sống của nó đã có thể thành công chinh phục nhiều người hâm mộ, hay thậm chí là các nhà sưu tầm khó tính. Và đương nhiên, ở đây chúng ta chỉ bàn về những chiếc đồng hồ chính hãng ra đời dưới bàn tay già dặn của các hãng sản xuất danh tiếng. Bởi vì sao ư? Luxshopping có thể cam đoan rằng bạn sẽ chẳng thể tìm thấy những điều tuyệt vời đã qua hàng trăm năm tìm tòi và nghiên cứu tại những mẫu đồng hồ fake.

    Sau nhiều năm cung cấp đồng hồ chính hãng, Luxshopping nhận thấy có khá nhiều khách hàng của chúng tôi chưa thật sự hiểu rõ về những chiếc đồng hồ Chronograph mà họ sắp mua, càng đừng nói đến bộ máy bên trong chúng. Thế nên, hôm nay Luxshopping sẽ đồng hành cùng bạn trên con đường tiếp cận nguồn tri thức đúng đắn về đồng hồ bấm giờ, hay cụ thể hơn là bộ máy Chronograph bên trong chúng. Đương nhiên, hàng trăm năm nghiên cứu của những nhà sản xuất đồng hồ phải nuốt biết bao giấy mực mới nói hết được? Vậy nên chúng ta sẽ đi vào từng phần của đồng hồ Chronograph. Đề tài hôm nay của chúng ta là hai đối tượng: Đồng hồ bấm giờ tích hợp (integrated chronograph) VS đồng hồ bấm giờ mô-đun (modular chronograph).

    Girard_Perregaux_1966_Integrated_Chrono-10.jpg


    Trong vài thập kỷ qua, thế giới đồng hồ đã tiếp cận và nhận thức hai loại chronograph chính: đồng hồ chronograph tích hợp (integrated /'intigreitid/) và đồng hồ chronograph mô-đun (modular /'mɒdjʊlə[r]/). Vậy chúng là gì? Và chúng khác biệt như thế nào?

    Một chiếc đồng hồ Chronograph tích hợp về cơ bản là giống như cái tên của nó: Một biến chứng Chronograph được tích hợp vào một bộ máy đồng hồ cơ bản. Cả hai được thiết kế và lắp ráp đồng thời, sao cho chúng có thể làm việc hiệu quả cùng nhau.

    Audemars-Piguet-Calibre-4400-The-New-In-House-Integrated-Chronograph-Code-11_59.jpg


    Audemars Piguet Calibre 4400 – Bộ máy Chronograph tích hợp, in-house

    Đồng hồ Chronograph mô-đun lại là một câu chuyện khác. Biến chứng Chronograph trong loại này là một bộ phận độc lập được gắn với một calibre cơ sở đã hoàn thiện từ trước đó. Lấy ví dụ: một mô-đun có thể được gắn vào ETA 2892 và biến nó thành đồng hồ bấm giờ. Đó là một ý tưởng khá thông minh và Luxshopping không phải đơn vị duy nhất nghĩ như thế. Các hệ thống mô-đun thông minh này đã được Omega, Breitling, Audemars Piguet,... sử dụng trong các mẫu đồng hồ nổi tiếng của họ.

    Breitling_Navitimer_Rattrpante_movement_1000.jpg


    Chronograph rattrapante(split-second) mô-đun Calibre B03 phát triển dựa trên Calibre B01 của Breitling, ra mắt năm 2009.

    À nhưng mà Chronograph mô-đun có tốt hơn Chronograph tích hợp không? Chúng có gì khác biệt? Cùng tìm hiểu tiếp nào!

    Integrated Chronograph - Bấm giờ tích hợp

    Chronograph tích hợp có nhiều hình dạng và kích cỡ. Một số calibre tích hợp phổ biến nhất là Omega 321, Venus 178 (được sử dụng trong những chiếc đồng hồ Breitling Navitimer đầu tiên) và Valjoux 72. Một vài trường hợp Chronograph tích hợp hiện đại khác đáng vinh danh như: Valjoux 7750, Rolex 4130 và Zenith El Primero. Tất cả những bộ máy nêu trên dường như là các trụ cột chân chính của ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ bấm giờ đeo tay, hầu hết chúng đều được công nhận là một trong những bộ máy chronograph tốt nhất từng được sản xuất cho đến thời điểm hiện tại.

    movement.png


    Valjoux 7750

    Ở đây chúng ta lấy một gương mặt đại diện có mức độ phổ biến cao như Valjoux 7750 để phân tích. Theo Luxshopping nghiên cứu thì anh chàng này cũng chiếm không ít giấy mực của các nhà cung cấp đồng hồ tại Việt Nam rồi. Đúng vậy, nó là một trong những cỗ máy Chronograph có mặt tại khắp mọi nơi trên thị trường đồng hồ Thế giới. Valjoux là một nhà sản xuất bộ máy đồng hồ cơ uy tín của Thụy Sĩ, chuyên về Chronograph và sử dụng cho các dòng đồng hồ từ tầm trung đến cao cấp. Nếu bạn có đam mê về những bộ máy cơ học phức tạp của đồng hồ thì đừng nên bỏ qua Valjoux nhé, có lẽ hãng sẽ mang đến cho bạn nhiều điều thú vị mà bạn chưa biết đấy.

    Trở lại với Valjoux 7750, nếu đặt tất cả những thành phần cấu thành lại gần với nhau, trước tiên thợ đồng hồ sẽ lắp ráp các chuyển động cơ bản (giờ, phút và giây) vào trước. Công đoạn kiểm tra độ chính xác của thời gian sẽ được thực hiện tại thời điểm này để đảm bảo không có gì đáng tiếc xảy ra. Khi tất cả đã đâu vào đấy, chúng ta sẽ chuyển sang quy trình lắp đặt các thành phần Chronograph vào, chúng được kết nối với bộ phận cơ bản thông qua các bánh răng dẫn truyền từ bánh xe thứ tư (fourth-wheel) của bộ máy. Bộ phận này đu đưa qua lại để tham gia vào bánh xe giây chronograph (chronograph seconds wheel) khi bạn bấm nút kích hoạt. Cuối cùng, người ta sẽ thêm các thành phần lên dây cót tự động và trái cân dao động vào.

    Tóm lại, quá trình tích hợp này diễn ra một cách đan xen. Chronograph tích hợp sẽ hoàn thiện ngay khi toàn bộ bộ máy được hoàn thiện.

    Modular Chronograph - Bấm giờ mô-đun

    Xét về Modular Chronograph, chúng ta lại tiếp tục phân nhánh xuống. Có hai loại chronograph mô-đun trên thị trường hiện nay: Mô-đun từ Dubois Depraz (có thể được gắn trên bất kỳ bộ máy automatic cơ sở nào) và ETA 2894-2 (về cơ bản là ETA 2892 được ghép nối với một mô-đun). Mô-đun Dubois Depraz cũng đã từng được Omega và Breitling sử dụng chủ yếu trong các bộ Caliber ETA, nhưng nó không đạt được kết quả như mong đợi, thậm chí xuất hiện một vài sự hạn chế nhất định có thể nhìn thấy ở Audemars Piguet Royal Oak và một số mẫu đồng hồ của thương hiệu Richard Mille.

    module-chronographe-Dubois-D%C3%A9praz-e.jpg


    Dubois Depraz Chronograph mô-đun

    Con đường tiếp cận những bộ máy mô-đun không quá khác biệt với bộ máy tích hợp, nhưng chúng ta có một lối tắt hơn để đến đó. Trong trường hợp này, bộ máy cơ sở sẽ được lắp ráp hoàn chỉnh trước, sau đó mô-đun chronograph được kết nối với mặt số. Một bánh răng được nối khớp vào bánh xe giây (seconds wheel) của bộ máy cơ bản. Kết quả mang về là toàn bộ bộ máy sẽ bị chi phối bởi mô-đun này (trong trường hợp kích hoạt chronograph). (Trái ngược với chronograph tích hợp được gắn thông qua fourth-wheel.)

    Sự khác biệt giữa Chronograph tích hợp và mô-đun là gì?

    Để so sánh công tâm giữa bộ máy Chronograph tích hợp và Chronograph mô-đun, chúng ta cần xét về ưu và nhược điểm của cả hai. Mặc dù cả hai loại chronograph đều tham gia vào bộ máy thông qua một bánh xe (hoặc fourth-wheel hoặc seconds-wheel), nhưng thực tế là chúng hoàn toàn khác nhau.
    PP-CH28-250-C-FUS_001.jpg


    Bộ máy Chronograph tích hợp của Patek Philippe - Calibre CH 28-520

    Luxury Shopping
    Đồng hồ Chronograph là gì?
    Đồng hồ Chronograph gọi một cách thuần Việt là đồng hồ bấm giờ. Và giống như cái tên của nó, đây là những chiếc đồng hồ đeo tay có chức năng ghi lại thời gian của một sự kiện diễn ra trong một thời điểm nhất định. Lấy ví dụ như bạn đang cần canh thời gian hầm một nồi nước dùng trong 30 phút; hay bạn cần ghi lại thời gian rơi tự do của một vật thể chẳng hạn.

    Vacheron-Constantin-Overseas-Chronograph-Calibre-5200-1.jpg


    Đồng hồ bấm giờ Vacheron Constantin Overseas

    Một chiếc đồng hồ Chronograph cơ bản sẽ có nút start/stop (bắt đầu/dừng) và nút reset (đặt lại). Phần lớn đồng hồ bấm giờ đều sử dụng kim giây trung tâm để ghi lại thời gian, vì thế chúng sẽ tính theo đơn vị giây. Kim giây trung tâm lúc này còn được biết đến với cái tên kim Chronograph. Một biến thể đặc biệt khác của đồng hồ bấm giờ chính là đồng hồ chronograph split-seconds (hay Rattrapante - đồng hồ bấm giờ tách giây), cho phép người dùng ghi lại thời gian của nhiều sự kiện bắt đầu cùng một lúc và kết thúc tại những thời điểm khác nhau. Chẳng hạn như bạn muốn ghi lại thời gian về đích của hai con ngựa ở trường đua và muốn biết thời gian chênh lệch khi về đích giữa chúng, bạn có thể bắt đầu bấm giờ cùng một lúc và cho dừng 1 trong 2 kim chronograph khi con ngựa đầu tiên đã về đến đích.

    IWC-Portugieser-Chronograph-Rattrapante-Edition-Boutique-Milano-Ref_-IW371215-2.jpg


    Đồng hồ IWC Portugieser Chronograph Rattrapante Limited với 2 cây kim giây chronograph

    Đồng hồ Chronograph truyền thống thường được kiểm soát bởi một bánh xe cột (column-wheel, còn được biết đến với cái tên bánh xe đạn). Bánh xe cột có răng cưa bám bên ngoài và một trụ có khía ở trên đỉnh được đặt thẳng đứng. Column-wheel hoạt động như một công tắc xoay bật/tắt cho tính năng chronograph. Khi bấm kích hoạt (phần lớn nằm ở vị trí 2 giờ trên vỏ đồng hồ), nút start/stop này sẽ xoay bánh xe cột thông qua cần gạt, qua đó quyết định việc bắt đầu hoặc kết thúc công tác ghi thời gian của Chronograph.

    column-wheel-chronograph.png


    Column-wheel (bánh xe cột) trong bộ máy cơ Chronograph

    Để ghi lại phút, một thiết bị giảm tốc phải được thiết lập. Bánh xe Chronograph trung tâm mang theo một finger đóng vai trò giảm tốc. Finger này sẽ điều khiển bánh xe phút trung gian (intermediate minute-wheel) nhích một răng mỗi khi kim giây quay giáp một vòng. Bánh xe phút trung gian, nói một cách dễ hiểu là bánh xe phút Chronograph, nó chỉ tác động đến kim phút chronograph (thường nằm ở mặt số phụ tại vị trí 3 giờ) mà không ảnh hưởng gì đến phút thực tế của đồng hồ.

    Để dừng tính năng Chronograph, bạn chỉ cần bấm lại nút start/stop một lần nữa. Lần này, nó xoay bánh xe cột sang vị trí tắt. Ở vị trí tắt, bánh xe Chronograph trung gian được nhả ra. Ngoài ra, một đòn bẩy phanh sẽ chạm vào bánh xe chronograph trung tâm để dừng tất cả các chuyển động ngay lập tức. Khi nhấn nút reset, kim giây chronograph và kim phút chronograph phải ngay lập tức trở về 00:00. Để thực hiện điều này, bánh xe chronograph trung tâm và bánh xe phút mang heart-cam được gắn đồng trục. Nút reset đẩy một đòn bẩy, lần lượt tác động vào các heart-cam. Sau đó, các heart-cam sẽ quay bánh xe của chúng trở về 00:00.

    Kỳ thực nếu bạn không có hứng thú với cơ khí, bạn không nhất thiết phải hiểu rõ từng chi tiết mà chúng tôi đề cập bên trên. Về bản chất thì đồng hồ Chronograph được xem là những chiếc đồng hồ công cụ, mà đã dùng đến hai từ “công cụ” này thì nó đích xác là phục vụ cho một công việc cụ thể nào đó. Đương nhiên, bất cứ ai trong chúng ta đều muốn tìm được một công cụ phù hợp với bản thân nhất. Thế nên hôm nay Luxshopping sẽ cùng bạn tìm hiểu 10 yếu tố cần cân nhắc khi chọn mua một chiếc đồng hồ bấm giờ, đảm bảo nó đáp ứng được các mong muốn và nhu cầu của bạn.

    1.Cách mà bạn sử dụng

    Nhân viên bán hàng: “Quý khách sẽ sử dụng đồng hồ Chronograph của mình để làm gì?”

    Khách hàng: “Để làm gì ư? Tôi chưa từng nghĩ đến việc này.”

    Đồng hồ Chronograph không chỉ dành cho những cuộc đua tốc độ, chúng mang lại nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống, chẳng hạn như: theo dõi thời gian khi nấu ăn, khi rèn luyện ở phòng gym, khi chạy bộ hay bơi lội, thậm chí là sử dụng chúng để ghi lại thời gian trong những cuộc hội họp quan trọng. Phần lớn đồng hồ bấm giờ sẽ dễ dàng chiếm được cảm tình từ phái mạnh hơn, bởi vì chúng thực sự hữu ích trong hầu hết các sinh hoạt thường nhật của nam giới.

    Bạn có thể ngồi nhâm nhi một tách cafe, đọc một tờ báo trong khoảng 30 phút trước khi chuyến bay của bạn cất cánh mà không lo trễ giờ. Còn tận 20 phút nữa mới đến chương trình bóng đá mà bạn yêu thích ư? Bạn có thể bấm giờ rồi đi mua vài lon bia hay nướng vài con khô mực mà không cần ngồi chầu chực mãi trước tivi. Vợ của bạn nói rằng cô ấy sẽ trang điểm trong 5 phút sau đó sẽ đi chơi cùng bạn sao? Bạn có thể bấm… À, thôi. Đây là một ý tưởng phi thực tế.

    Rolex_Daytona_116515-4.jpg


    Nếu chỉ đơn giản là bạn muốn sưu tầm một chiếc đồng hồ Chronograph, vậy thì sao cũng được. Nhưng nếu nó phục vụ cho công việc hoặc cuộc sống của bạn thì hãy lựa chọn theo mục đích ban đầu. Chẳng hạn một vài mẫu đồng hồ lặn Chronograph có thiết kế đặc biệt, đáp ứng cho việc có thể cùng bạn ngoạn đến vài trăm mét dưới mặt nước, với mặt số có các chi tiết phủ sơn dạ quang để dễ dàng đọc được trong bóng tối. Một vài mẫu đồng hồ bấm giờ phi công được thiết kế để chạy hàng giờ đồng hồ, trong khi phần lớn những chiếc chronograph thông thường thì chỉ ghi được tối đa 50 phút.

    2.Tính dễ đọc

    Tính dễ đọc - hiển thị thời gian một cách rõ ràng nhất để bạn có thể nhìn nhận khi sử dụng tính năng bấm giờ. Điều này chẳng phải là hiển nhiên ư? Không đâu, chí ít thì ở thời điểm hiện tại nó không còn là việc hiển nhiên nữa. Ngày nay, tính dễ đọc của đồng hồ Chronograph dần bị kết liễu trên chiến trường khốc liệt của thời trang. Vài nhà sản xuất sẽ bỏ qua lợi ích của tính dễ đọc để đổi lấy vẻ bề ngoài mỹ mạo và bắt mắt cho chiếc đồng hồ hái ra tiền của họ.

    IWC-pilot-watch-gear-patrol-full-lead.jpg


    Đồng hồ IWC Pilot’s Watch Chronograph 2018 với mặt số tương phản, rõ ràng và dễ đọc

    Thế đấy, bạn sẽ chẳng muốn tìm mua một chiếc đồng hồ Chronograph gây khó khăn cho việc tính giờ của bạn đâu đúng không? Vì thế yếu tố thứ hai cần phải lưu ý chính là bố cục của mặt số chính và các mặt số phụ có gọn gàng trật tự không? Các chi tiết trên mặt số có nổi bật và dễ đọc không? Bộ kim đã đủ to chưa? Và nếu bạn là người Việt Nam, hãy dành sự quan tâm cho những chiếc đồng hồ bấm giờ có các mốc hiển thị là chữ số Ả Rập, chúng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian đọc giờ hơn đấy. Hơn thế nữa, nếu bạn thường xuyên làm việc ở những nơi không đầy đủ ánh sáng thì nhất định phải thử nghiệm tính phản quang của các chi tiết trên mặt số. Đây là điều cực kỳ quan trọng và thiết nghĩ sẽ có ít mẫu mã phù hợp với nhu cầu của bạn. Trong trường hợp này, bạn có thể tìm đến những địa điểm cung cấp đồng hồ chính hãng uy tín để được tư vấn cụ thể.

    3.Nguồn gốc của bộ máy đồng hồ

    Bộ máy Chronograph có một loạt các chủng loại với nhiều nguồn gốc khác nhau: in-house, third-party (bên thứ ba) và hybrid (hỗn hợp), tích hợp và mô-đun (modular), . . . Đối với một số người, đây là một hệ thống đẳng cấp ảo. Nó thậm chí ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá cả, độ phổ biến và thậm chí là danh tiếng của chiếc đồng hồ. Nói ví dụ như có vài chiếc đồng hồ cơ được lắp ráp “in-house” hiện đại có mức giá ngang bằng, thậm chí là cao hơn những mẫu đồng hồ cổ có cùng tính năng.

    tag-heuer-calibre-1969-chronograph.jpg


    TAG Heuer Calibre 1969 in-house Chronograph movement

    Bộ máy Chronograph in-house thường là chronograph tích hợp, không phải chronograph mô-đun (những cái này là gì? Chúng ta sẽ cùng giải đáp ở phần 4), và bánh xe cột thường chiếm sự điều khiển trung tâm. Sự xuất hiện của cụm từ “in-house” dường như là một phần uy danh của thương hiệu, vì thế mà những cỗ máy Chronograph in-house thường được những nhà sản xuất hoàn thiện tốt các chức năng, trau chuốt cẩn thận và từ đó đạt được một tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Sản xuất in-house hay còn gọi là sản xuất nội bộ, mang lại cho các hãng đồng hồ sự tự do để nghiên cứu và phát triển các thiết kế đơn lẻ, cung cấp quyển kiểm soát mọi bước trong quy trình sản xuất. Tất nhiên, hai từ “in-house” này đòi hỏi một khoản đầu tư không hề nhỏ nếu bạn muốn sở hữu chúng. Dù sao thì sự đẳng cấp và xa xỉ nào cũng sở hữu một con số chẳng mấy khiêm tốn cả.

    Bộ máy của bên thứ ba cung cấp cũng có lợi thế của riêng chúng. Hầu hết chúng đã xuất hiện trên thị trường trong một thời gian nhất định, hoặc dựa trên các thiết kế đã qua thử nghiệm và kiểm định, vì vậy chúng cực kỳ đáng tin cậy. Chi phí cho những dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa của chúng thường không quá cao và bạn không nhất thiết phải gửi chiếc đồng hồ của mình ra nước ngoài. Phụ kiện thay thế chính hãng có thể dễ dàng tìm thấy ở những địa điểm bảo hành và sửa chữa đồng hồ uy tín.


    777138.png

    Đồng hồ Panerai Chronograph Split-Second PAM00147 sử dụng bộ máy bên thứ ba Venus Cal.185

    Những bộ máy bên thứ ba cung cấp thường khá mạnh mẽ và chúng có thể là những cỗ máy chấm công tuyệt vời. (ETA cung cấp các bộ máy cơ học ở các cấp khác nhau và khi bạn đi đến những phân khúc cao hơn, chất lượng của chúng cũng được cải thiện. Cấp cao nhất được cấp chứng nhận COSC). Mặt khác, các bộ máy bên thứ ba thường được sản xuất số lượng lớn vì thế mà chúng không gán mác “độc quyền”. Điều này phần nào giảm đi một phần chi phí đáng kể trong khoản đầu tư cho đồng hồ đeo tay của bạn.

    Luxury Shopping
    Qua hàng ngàn năm lịch sử nhân loại, vai trò của Mặt trăng trong cuộc sống của con người sớm đã minh bạch như vầng hào quang mà nó mang bên mình. Hành trình của Mặt trăng khép kín trong một chu kỳ nhất định, điều này không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến thủy triều (mực nước biển) mà còn quyết định cả thời gian gieo trồng, thời gian thu hoạch mùa vụ, các lễ nghi tôn giáo và nhiều hơn thế nữa.

    Hiểu được vai trò quan trọng này, con người đã không ngừng vận dụng trí tuệ và sức tưởng tượng để mô phỏng chuyển động của Mặt trăng nhằm làm chủ thời gian một cách hiệu quả. Và rồi, những chiếc đồng hồ thiên văn học đã ra đời. Mặc dù tồn tại dưới nhiều hình dạng khác nhau nhưng xét đến thực tại, sự góp mặt của những chiếc đồng hồ đeo tay với tính năng lịch tuần trăng (Moon Phase) đã phần nào gợi về những tháng ngày nghiên cứu trong quá khứ nhân loại.

    Vậy câu hỏi đầu tiên được đặt ra ở đây: đồng hồ lịch tuần trăng (đồng hồ Moon Phase) là gì?

    ĐỒNG HỒ MOON PHASE (LỊCH TUẦN TRĂNG) LÀ GÌ?

    Đồng hồ lịch tuần trăng hay đồng hồ moon phase là cách nói ngắn gọn của những chiếc đồng hồ có biến chứng moonphase (pha của mặt trăng). Đây là một tính năng thú vị mang vẻ đẹp vượt thời gian và có giá trị nghệ thuật cao, vì thế hầu hết sự xuất hiện của moonphase sẽ được tìm thấy ở những chiếc đồng hồ cao cấp.

    Đồng hồ Jaeger-LeCoultre Rendez-Vous Moon Serenity với tính năng Moon Phase trên mặt số.

    Để tìm hiểu về đồng hồ Moon Phase, trước hết chúng ta cần biết đôi điều Moon Phase. Moon Phase là gì? Hiểu theo tiếng Việt, Moon Phase nghĩa là Pha Mặt trăng (hay pha của Mặt trăng) - sự xuất hiện của phần bề mặt Mặt trăng khi được ánh sáng Mặt trời chiếu đến tại một vị trí quan sát nhất định.

    Các pha của Mặt trăng thay đổi tuần hoàn khi Mặt trăng xoay quanh Trái Đất và sự thay đổi này tùy thuộc vào vị trí tương đối của ba thực thể Mặt trăng, Mặt trời và Trái Đất.

    Độ dài trung bình của một tháng bằng 1/12 của năm, tương đương khoảng 30,44 ngày. Trong khi đó, thời gian để chu kỳ của Mặt trăng lặp lại khoảng 29,53 ngày. Vì vậy việc tính thời gian cho các pha Mặt trăng dịch chuyển trung bình khoảng một ngày cho các tháng kế tiếp. Khi chúng ta ghi lại hình ảnh các pha Mặt trăng mỗi ngày trong một tháng, bắt đầu từ buổi tối sau khi Mặt trời lặn, cứ lặp lại đều đặn sau khoảng 25 phút ở các ngày tiếp theo, và kết thúc việc ghi hình đến cuối tháng vào buổi sáng trước khi Mặt trời mọc, ta sẽ thu được một bức ảnh tổ hợp như hình bên dưới. Tương tự, ta có thể liệt kê thời gian trăng mọc và trăng lặn trên lịch, một số ngày sẽ được bỏ qua. Khi Mặt Trăng mọc vừa trước nửa đêm của một đêm thì nó sẽ mọc vừa sau nửa đêm của đêm tiếp theo. 'Ngày bỏ qua' chỉ là của lịch nhân tạo và không phải là do sự bất thường của Mặt trăng.

    Pha của Mặt trăng và các ngày tương ứng trong 12 tháng.

    Đồng hồ (máy chấm công hay timekeeping) được sinh ra từ mong muốn có thể tái hiện thời gian qua sự chuyển động của Trái đất xoay quanh Mặt trời, sự chuyển động của Mặt trăng xoay quanh Trái Đất, cũng như sự góp mặt của những chòm sao khác. Khi các nhà chiêm tinh học đã hoàn thành “thước đo” cơ bản của thời gian như đồng hồ Mặt trời, bánh răng và bộ kim chỉ thời gian, một trong những sự kiện quan trọng kế tiếp mà họ quan tâm chính là chu kỳ Mặt trăng.

    Vì sao ư? Điều này còn phải kể đến một lý do quan trọng. Mặc dù vòng cung Mặt trời quyết định ngày và mùa, Mặt trăng lại là phương pháp đầu tiên để nói về các tháng trôi qua. Từ lúc Mặt trăng còn non đến khi đã tròn và lặp lại một lần nữa trọn vẹn chiếm 29 ngày rưỡi. Sự vận động này khép kín trong một vòng tuần hoàn cố định, cung cấp cho nhân loại một chu kỳ thống nhất của rất nhiều hoạt động trong nhiều thế kỷ. Nói một cách rõ ràng hơn, các hoạt động này có thể liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, ngày cúng bái và các lễ hội hằng năm.

    Tính năng Moon Phase trong mặt số phụ trên đồng hồ đeo tay

    Một chiếc đồng hồ Moonphase cho thấy giai đoạn hiện tại của Mặt trăng khi bạn nhìn thấy nó trên bầu trời. Tựa như cách mà Mặt trăng chậm chạp trôi qua trên cao, chuyển động của tính năng Moon Phase trên chiếc đồng hồ nhỏ gọn cũng từ tốn như thế. Điều này cũng khá thú vị có phải không? Nghĩ xem, bạn thậm chí có thể quan sát sự di chuyển của ánh trăng ngay trên cổ tay mình.

    KHÁI QUÁT LỊCH SỬ CỦA ĐỒNG HỒ MOON PHASE

    Mặc dù các giai đoạn của Mặt trăng đã được theo dõi từ hàng ngàn năm trước bằng các phương pháp thô sơ, nhưng Moonphase thường được tìm thấy ở những chiếc đồng hồ cổ điển bỏ túi với cấu tạo phức tạp hơn vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Rồi đến khi sự phổ biến của đồng hồ đeo tay thay thế cho đồng hồ bỏ túi, Moonphase cũng di chuyển đến cổ tay của người sử dụng. Nói một cách thực tế, Moonphase dường như đại diện cho mối liên kết bền bỉ giữa người thợ chế tác đồng hồ và dòng chảy thời gian - một phiên bản thu nhỏ của vũ trụ.

    Đồng hồ bỏ túi (pocket watch) với tính năng Moonphase cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

    Năm 1925, nhà sản xuất đồng hồ Patek Philippe đã chế tạo chiếc đồng hồ đeo tay lịch vạn niên đầu tiên với bộ máy chuyển động dành cho mẫu đồng hồ nữ. Theo sau đó, Breguet và Audemars Piguet cũng nối gót với đồng hồ lịch hàng năm và vĩnh viễn của riêng họ trong những năm 1930 và 1940.

    Đồng hồ đeo tay lịch vạn niên đầu tiên - Patek Philippe (1925).

    Luxury Shopping
    Sự sụp đổ của các cuộc thi chronometry vào năm 2019 được đánh dấu bằng lần tổ chức cuối cùng của Concours International de Chronométrie (cuộc thi dành cho độ chính xác của đồng hồ Swiss Made diễn ra 2 năm một lần, bắt đầu từ năm 2009). Cột mốc này là thứ vũ khí cuối cùng giết chết tư tưởng rằng đồng hồ là một công cụ thiết thực và nhất định phải hiển thị thời gian chính xác thì mới thực sự hữu dụng.

    Bằng việc loại bỏ các đánh giá khoa học và những yếu tố đã từng quyết định nên giá trị của đồng hồ, sự tôn sùng Haute Horlogerie đã trở nên thuần túy hơn bao giờ hết - củng cố định nghĩa nguyên bản của một chiếc đồng hồ có linh hồn, được sinh ra từ niềm đam mê, truyền thống và uy tín.

    Các cuộc thử nghiệm về độ chính xác đồng hồ bắt nguồn từ Geneva vào năm 1879, khi người đứng đầu đài thiên văn Geneva - Giáo sư Plantamour đưa ra một quy trình thử nghiệm đánh giá độ chính xác đồng hồ ở các vị trí và nhiệt độ khác nhau mà người dùng có thể gặp phải khi đeo hằng ngày. Rất nhanh sau đó, các đài thiên văn trở thành nơi có ảnh hưởng đến thời đại của đồng hồ dân dụng, quyết định tính hữu dụng và giá trị của những chiếc đồng hồ xa xỉ. Các ông trùm người Mỹ như James Ward Packard, Henry Graves Jr và Pierpont Morgan đã duy trì và đảm bảo cho các tác phẩm đạt đánh giá cao nhất.

    chung-nhan-tai-dai-thien-van-cua-Longines-split-seconds-chronograph.jpg


    — Một chiếc đồng hồ bỏ túi chronograph split-seconds của Longines đã được thử nghiệm tại Đài thiên văn Neuchatel Observatory vào năm 1968; chiếc đồng hồ này từng thuộc về Jean Pitallier, cựu chủ tịch của Liên đoàn Đạp xe Pháp (FFC)

    Bất chấp sự ra đời của đồng hồ đeo tay, Đài thiên văn Neuchâtel Observatory vẫn duy trì các cuộc thi cho đến năm 1968, khi các thương hiệu Nhật Bản tham gia và càn quét các bảng xếp hạng của Thụy Sĩ. Năm 1972, đại diện của các CEO thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ đã kiến nghị với Bộ trưởng René Meylan loại bỏ sự tham gia của các nhà sản xuất Nhật Bản ra khỏi các viện đánh giá Thụy Sĩ.

    Khi kiến nghị này bị phủ nhận, các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ đã tẩy chay các cuộc thử nghiệm. Một năm sau đó, Controle officel Suisse Des Chronmetres (COSC) được thành lập, hợp nhất tất cả các thử nghiệm đồng hồ Thụy Sĩ nhưng áp dụng các tiêu chuẩn ít nghiêm ngặt hơn. COSC vẫn là cơ quan kiểm tra hàng đầu trong ngành sản xuất đồng hồ hiện nay.

    Trong khi đó, Đài thiên văn Neuchâtel Observatory vẫn tiếp tục đánh giá đồng hồ đeo tay và công bố kết quả cho đến năm 1976, tựa như một sự níu kéo vô vọng. Sự thật thì đồng hồ quartz đã, đang và sẽ luôn vượt trội hơn đồng hồ cơ về độ chính xác và độ tin cậy. Vì vậy mà việc duy trì các cuộc thi là vô nghĩa. Thực ra thì bộ máy quartz cũng đã góp phần giải phóng đồng hồ cơ Thụy Sĩ khỏi những khuôn khổ của sự chính xác, cho phép nó được định nghĩa lại như một sản phẩm sang trọng, xa xỉ và thuần túy. Với thế giới độc quyền về đồng hồ xa xỉ, ngành sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ vẫn luôn không ngừng phát triển và khẳng định đế chế không thể lay chuyển.

    dong-ho-xa-xi-thuy-si.jpg


    NHỮNG CUỘC ĐỐI ĐẦU SAI LẦM

    Rất lâu sau đó, vào năm 2009, bảng tàng horological nhỏ nhưng đáng kính của Le Locle bất ngờ lội ngược dòng lịch sử bằng cách thông báo họ sẽ kỷ niệm 150 năm với sự tái hiện các cuộc thi trong quá khứ trước thềm thế kỷ 21 - Concours International de Chronométrie. Bảo tàng Musée d’Horlogerie du Locle đã mời các thương hiệu đồng hồ, nhà sản xuất bộ máy, trường đào tạo và các tư nhân tham gia một cuộc thi tính giờ dựa trên điểm, được thiết kế để kiểm tra sai số và độ chính xác cho đồng hồ của họ.

    Đó có thể là một ý tưởng điên rồ. Ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ luôn có một sự liên kết nhất định giữa các thương hiệu tựa như một tập đoàn to lớn, họ đều phản đối sự cạnh tranh, trừ phi sự cạnh tranh đó có thể chi phối và chỉ huy giá bán lẻ cao nhất. Việc phân loại đồng hồ theo độ chính xác của chúng sẽ làm đảo lộn hệ thống phân cấp thương hiệu, vốn quen thuộc với những ai đam mê đồng hồ ở bất kỳ thời đại nào.

    Nói một cách đơn giản, trong số các thương hiệu đồng hồ xa xỉ, những tên tuổi lẫy lừng như Vacheron Constantin, Audemars Piguet hay Jaeger-LeCoultre phải nằm sau Patek Philippe. Trong số những thương hiệu đồng hồ sang trang trọng và phổ biến hơn, OMEGA và Breitling xếp sau Rolex. Bên cạnh đó, các thương hiệu đồng hồ trang sức phải nhường ngôi cho Cartier.

    bo-may-dong-ho-co-patek-philippe.jpg


    Chronometrie 2009 gồm 3 bài kiểm tra đánh giá xếp hạng COSC kéo dài 16 ngày với với những chiếc đồng hồ đã qua nâng cấp, thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 3159 trong các phòng thí nghiệm khác nhau. Giữa thử nghiệm thứ hai và thứ ba, đồng hồ phải chịu được va đập và từ trường. Các bài kiểm tra về cơ bản xác định sai số của đồng hồ: sai số tăng hay giảm bao nhiêu trong một ngày (accuracy) và sự ổn định của sai số đó (precision) ở các vị trí tĩnh và trong điều kiện nhiệt độ khác nhau. Bất kỳ chiếc đồng hồ nào không đạt đủ 7 tiêu chí trong mỗi thử nghiệm đều bị loại bỏ.

    ĐE DỌA ĐỘ UY TÍN

    Bước vào cuộc thi mang lại rủi ro rất lớn - chỉ một người chiến thắng duy nhất, còn lại đều là người thua cuộc. Trong một ngành công nghiệp mà phần lớn thương hiệu đều quảng cáo chiếc đồng hồ mỏng nhất, phức tạp nhất, độc đáo nhất, hoàn thiện tốt nhất, lặn sâu nhất hoặc thậm chí là chính xác nhất thì một bài kiểm tra khách quan và độc lập như vậy dường như khá không cần thiết.

    Quan trọng nhất, nếu không giành được chiến thắng sẽ phá hủy hình ảnh của thương hiệu, đặc biệt là khi bị bại dưới tay của một thương hiệu có đẳng cấp thấp hơn. Chiến thắng cũng sẽ chẳng có gì vinh quang. Nó sẽ gây nhầm lẫn cho cho các khách hàng mới - những người vẫn còn canh cánh về độ chính xác đồng hồ. Bạn biết đấy, đối với khách hàng mong đợi nhiều ở độ chính xác sẽ vĩnh viễn không thể hài lòng, bởi độ chính xác không bao giờ là tuyệt đối. Tất cả đồng hồ đều chạy nhanh hoặc chậm hơn thời gian thực.

    Chronometrie 2009 có vẻ là một nhiệm vụ bất khả thi, nhưng các nhà tổ chức cho rằng họ biết cách xoa dịu những lo lắng của các thương hiệu bằng việc chỉ công bố người chiến thắng trong mỗi hạng mục. Kết quả sẽ được giữ bí mật. Nhật Bản và Mỹ sẽ không được tham gia. Tính công khai sẽ giảm xuống mức tối thiểu. Không truyền thông, không báo chí.

    Ban tổ chức biết rằng nếu họ thu hút được một thương hiệu thực sự có uy tín, họ có thể dựa vào bản năng bầy đàn của ngành công nghiệp đồng hồ Swiss Made để những thương hiệu khác tham gia. Nhưng các thương hiệu hạng A như Patek Philippe, Vacheron Constantin, Breguet, Rolex, OMEGA cũng như nhiều thương hiệu khác cảm thấy khả năng thất bại khá lớn mà lựa chọn tránh xa.

    CÚ “HIT” TOURBILLON

    Ánh sáng le lói trong Chronometrie 2009 bắt đầu là khi Jaeger-LeCoultre đồng ý tham gia. Điều này đã dẫn đến Audemars Piguet, Chopard và 13 thí sinh khác, đáng chú ý còn có Zenith, FP Journe và Greubel Forsey. Chronometrie 2009 một cách miễn cưỡng đã được tiến hành. Và phải mất bốn mùa tổ chức nữa trước khi bị khai tử.

    Hai cuộc thi đầu tiên đã tạo ra một bất ngờ: đồng hồ tourbillon đã chiến thắng.

    Vào năm 2009, Master Tourbillon của Jaeger-LeCoultre đã ngoạn mục về nhất với 909 điểm trên thang 1000. Trớ trêu thay, bằng một cách vi diệu nào đó mà người ta đã sớm nhận ra chiếc đồng hồ về nhì vẫn là Jaeger-LeCoultre với Gyrotourbillon đa trục cực kỳ phức tạp và chỉ thua 1 điểm với 908 điểm. Để chấm dứt những lời dị nghị, ông Karl-Friedrich Scheufele đã ân cần xác nhận tin rò rỉ rằng chiếc đồng hồ tourbillon L.U.C 16/1906 của Chopard đã đứng thứ ba với 906 điểm. (Rò rỉ tin tức vẫn tiếp tục cho đến khi vị phóng viên may mắn kia có thể xếp hạng tất cả các thí sinh.)

    Gyrotourbillon-JLC-2009.jpg


    — Gyrotourbillon, một ví dụ đã ghi được 908 điểm tại Chronometrie 2009

    Tiết lộ rằng tourbillon thực sự nâng cao hiệu suất của một chiếc đồng hồ đã gây ra một cú sốc lớn, dẫn đến nhiều sự tranh cãi trong lĩnh vực chế tạo đồng hồ truyền thống. Nhiều người cho rằng tourbillon vẫn chỉ nên là một tính năng đại diện cho tinh hoa và nghệ thuật, việc trở nên “có ích” cho độ chính xác đối với một bộ phận có giá hàng chục nghìn franc sẽ phá hủy danh tiếng của nó. Quartz đã làm cho độ chính xác trở nên rẻ tiền, và tourbillon không nên bị vấy bẩn bởi sự rẻ tiền.

    SỰ XẤU HỔ KHI CHIẾN THẮNG

    Ban lãnh đạo cấp cao của Jaeger-LeCoultre tỏ thái độ không muốn nhận giải thưởng. Năm ngày sau, công ty chôn giấu tin tức trong một thông cáo báo chí dài 800 từ mà không ai buồn đọc. Không một tiêu đề nào công bố rằng Jaeger-LeCoultre đã chế tạo ra chiếc đồng hồ đeo tay cơ khí chính xác và ổn định nhất thế giới.

    Những người quen thuộc với thương hiệu Greubel Forsey sẽ biết rằng họ sản xuất một số thiết bị đeo tay đắt tiền nhất. Nhưng những gì mà người ta có thể không biết là thương hiệu đã từng chế tạo ra chiếc đồng hồ đeo tay chính xác và ổn định nhất của thời hiện đại. Greubel Forsey đã “quá khiêm tốn” khi tuyên bố rằng chiếc đồng hồ double tourbillon của họ cân bằng nghiêng 30° trên lò xo Nivarox đã hạ bệ Jaeger-LeCoultre để lập kỷ lục bất bại với 915 điểm trong năm 2011.

    dong-ho-Greubel-Forsey-Double-Tourbillon-30-Double.png


    — Cơ chế Double Tourbillon 30° của Greubel Forsey

    Chronometrie 2011 thu hút 18 thí sinh, chỉ có năm người tham gia sống sót - tỷ lệ thất bại cao hơn nhiều so với cuộc thi đầu tiên - 72% và 37,5%.

    Ban tổ chức đã cố gắng cứu vãn tình hình bằng cách cho phép các thương hiệu cạnh tranh ẩn danh vào năm 2013, và tiếp tục thử nghiệm nếu họ không đạt một trong các rào cản. Kết quả của thí sinh chưa được phân loại sẽ giữ bí mật. Để khuyến khích hơn nữa, mỗi thương hiệu có thể nộp 3 chiếc đồng hồ giống hệt nhau để tăng cơ hội lên bục thưởng.

    Luxury Shopping
    Bạn đang có trong tay một chiếc đồng hồ cơ? Xin chúc mừng! Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã trở thành một chủ sở hữu đáng tự hào, bởi tuyệt tác mà bạn đang nắm giữ chính là biểu tượng của đỉnh cao nghệ thuật và khoa học thời đại. Dù bạn có ý định sẽ đeo trong những dịp đặc biệt hay mong muốn cùng chiếc đồng hồ cơ của mình đồng hành trong suốt đoạn đường đời, chỉ cần lâu lâu “trả lương” cho nó một lần, tin chắc nó sẽ luôn phục vụ bạn thật tốt và ít khi gặp trục trặc trong nhiều năm liền.

    nhung-dieu-can-biet-ve-bao-duong-dong-ho-co.jpg


    Thế… phải trả lương cho chiếc đồng hồ cơ như thế nào đây? Đây cũng là đề tài mà Luxshopping muốn hướng đến ngày hôm nay. Trước khi gặt hái những lợi ích từ chiếc đồng hồ cơ của mình, bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu qua về cách chăm sóc chúng trước đã. Tin rằng sự trân trọng chính là khoản lương xứng đáng nhất mà chiếc đồng hồ của bạn muốn nhận.

    ĐỒNG HỒ CƠ HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

    Trước tiên, để làm quen với cách thức bảo dưỡng đồng hồ cơ, chúng ta cần hiểu sơ lược về cách hoạt động của chúng trước đã.

    bo-may-chuyen-dong-cua-dong-ho-co.jpg


    Bộ máy bên trong một chiếc đồng hồ cơ

    Cấu tạo của những chiếc đồng hồ cơ trong ba thế kỷ vừa qua là như nhau. Sự bền bỉ này góp phần chứng minh chúng là những cỗ máy thực sự khéo léo và mang lại hiệu quả lâu dài. Không giống đồng hồ thạch anh, đồng hồ cơ không thể tiếp nhận nguồn năng lượng từ pin. Thay vào đó, sức mạnh có thể khống chế và điều khiển chuyển động của những cây kim đồng hồ hay bất kỳ biến chứng nào khác (chức năng ngày tháng, moonphase, bấm giờ,...) đến từ việc kéo giãn một chiếc lò xo đương cuộn chặt. Chúng ta còn biết đến lò xo này dưới cái tên: dây cót (dây thiều) chính của đồng hồ. Và đương nhiên, việc kéo giãn này diễn ra hết sức chậm rãi.

    mainspring-mechanical-watches(1).png


    Dây cót chính và bánh răng trong bộ chuyển động

    Nếu không được kiểm soát, dây cót chính của đồng hồ sẽ nhanh chóng bung ra và năng lượng sẽ tiêu biến tức thì. Do đó, một trục chứa dây cót chính này được nối khớp vào một bánh răng với kích thước phi thường vừa vặn và được biết đến với cái tên “bộ chỉnh động”. Bộ chỉnh động cấu thành từ một bánh xe bị giữ chặt rồi nhả ra một cách không liên tục. Hoạt động này được thực thi bởi một đòn bẩy xoay quay trục. Trục của đòn bẩy được điều khiển bởi một vòng xoắn tinh tế mà chúng ta gọi nó là “sợi tóc”. Tóm lại, cái gọi là “bộ chỉnh động đòn bẩy” này có thể điều khiển sự giải phóng năng lượng từ dây thiều chính, bên cạnh đó nó sẽ lấy lại năng lượng từ bộ truyền động, từ đó cung cấp sức mạnh cho bộ kim đồng hồ hoạt động.

    bo-chinh-dong.jpg


    Bộ chỉnh động cơ học

    Dây tóc là trái tim của đồng hồ cơ. Nếu bạn có thể tận mắt chứng kiến bộ máy chuyển động bên trong đồng hồ cơ “sống” như thế nào, có lẽ bạn sẽ thật sự phấn khích và tự hỏi tại sao lại làm được như thế. Những người thợ làm sợi tóc đồng hồ đã thành công giữ cho nhịp đập qua lại của chúng ổn định ở bất cứ đâu trong khoảng 18.000 đến 36.000 lần mỗi giờ. Độ chính xác của đồng hồ phần lớn phụ thuộc vào độ căng của sợi tóc này, cũng như khả năng chống nhiệt độ và chống từ tính của nó. Hầu hết các sợi tóc hiện nay được tạo thành từ một hợp kim kim loại có thể làm giảm tác động của sự thay đổi nhiệt độ, và một số khác được làm từ Silicon - miễn dịch với từ tính.

    soi-toc.jpg


    Sợi tóc

    Với vô vàn những cấu tạo và cách vận hành phức tạp như thế, thật đáng ngạc nhiên khi những chiếc đồng hồ cơ có thể giữ được độ chính xác ổn định. Mặc dù một buồng máy chuyển động có khả năng duy trì thời gian chính xác lên đến 99,999%, nhưng như bạn có thể thấy đấy, ma sát và các cú sốc bên ngoài lại là kẻ thù của những bộ máy chuyển động cơ học.

    Ma sát có thể giảm bớt bằng cách bôi trơn thường xuyên và giữ cho vòng bi lẫn “những viên bảo ngọc” (jewel) luôn nhẵn nhụi. Những viên bảo ngọc sao? Đúng vậy, những chiếc đĩa sáng bóng màu đỏ mà bạn thường hay thấy trong các đoạn cầu nối của đồng hồ chính là những viên hồng ngọc. Trước đây là đá thật, hiện tại thường làm bằng đá tổng hợp. Các trục của các bánh răng đi qua trung tâm của những viên hồng ngọc này, nên chúng sẽ thường được đánh bóng để cung cấp các bề mặt gần như không ma sát.

    ruby.png


    Hồng ngọc (ruby) trong bộ máy chuyển động cơ học

    CÁCH LÊN DÂY CÓT CHO ĐỒNG HỒ CƠ

    Một trong những điều thú vị ở đồng hồ cơ chính là đòi hỏi sự tương tác với chủ nhân của mình. Cuộn dây cót của đồng hồ sẽ chỉ cung cấp năng lượng trong vòng một đến hai ngày (hoặc có những trường hợp sẽ lâu hơn) nếu bạn không ngó ngàng gì đến nó. Đồng hồ lên dây thủ công là một hình thức truyền thống nhất của đồng hồ cơ. Việc tự tay lên dây cót cho cỗ máy thời gian của mình âu cũng là một thú vui tao nhã của những người yêu thích đồng hồ đấy chứ? Kỳ thực việc này cũng không quá phức tạp, đơn thuần là bạn chỉ cần xoay núm điều chỉnh hơn chục lần. Tuy nhiên, vẫn có một số điều cần lưu ý đấy.

    num-dieu-chinh-dong-ho.png


    Núm điều chỉnh (hay vương miện) của đồng hồ

    Trước hết, tháo đồng hồ ra khỏi cổ tay của bạn. Mặc dù việc mân mê lên dây cót mỗi khi rảnh tay cũng khá thú vị đấy, thậm chí có nhiều người còn hình thành thói quen khó bỏ, nhưng thực ra góc độ không đúng có thể gây áp lực và tạo căng thẳng cho trục uốn lượn.

    Kế tiếp, không được lên dây cót quá chặt. Bạn có để cảm thấy “đủ” khi không còn xoay núm điều chỉnh được nữa và bạn chỉ nên dừng lại ở đó. Ngay khi cảm nhận được giới hạn thì đừng nên ép chiếc đồng hồ của mình cố gắng thêm. Việc này tương tự như bạn đang cố đổ xăng trào khỏi bình vậy, chẳng đem lại lợi ích gì đúng không? Cố gắng lên dây cót cho đồng hồ một lần mỗi ngày. Một chiếc đồng hồ cơ sẽ giữ được thời gian chính xác nhất khi dây thiều còn trên nửa độ căng. Đồng hồ thông thường có khả năng dự trữ năng lượng trong 2 ngày, vì vậy tốt nhất hãy lên dây cót cho đồng hồ vào mỗi buổi sáng trước khi bạn đeo nó. Đây là một thói quen tốt đấy.

    len-day-cot-dong-ho.png


    “Nên hình thành thói quen lên dây cót đồng hồ vào buổi sáng.”

    Đồng hồ tự động (hoặc đồng hồ tự lên dây cót hay đồng hồ automatic) có chức năng như tên gọi của chúng. Chừng nào bạn còn đeo trên tay, dây cót chính của đồng hồ sẽ duy trì độ căng của nó nhờ vào một rotor có trọng lượng vận hành dựa vào chuyển động của cổ tay. Một ly hợp trượt sẽ đóng vai trò ngăn cản dây thiều bị căng quá chặt. Trừ khi không đeo đồng hồ cả ngày hoặc bạn là một người cực kỳ ít hoạt động, nếu không thì bạn sẽ chẳng cần phải lên dây cót cho chiếc đồng hồ automatic của mình. Nhưng nếu trường hợp “trừ khi” đó xảy ra thì sao? Vậy thì bạn chỉ cần xoay núm điều chỉnh từ 20 - 30 vòng (tùy mẫu đồng hồ) cho đến khi kim giây bắt đầu di chuyển, sau đó đặt lại thời gian và cứ thế mà đeo thôi.

    luxury%20shopping%20(1).png


    Một mẫu đồng hồ cơ automatic đến từ Jaeger-LeCoultre
    - với bộ máy chuyển động cấu thành từ 305 phần và khả năng dự trữ lên đến 40 giờ

    Luxury Shopping
    Đồng hồ cơ hoạt động dựa trên một cơ chế phi thường phức tạp và tinh xảo. Không giống như đồng hồ quartz, nguồn năng lượng chính cho cỗ máy chuyển động của đồng hồ cơ không đến từ pin mà đến từ việc kéo giãn một lò xò đang cuộn chặt. Cỗ máy chuyển động này có thể khống chế và điều khiển kim đồng hồ quay cũng như sự vận hành các biến chứng khác (như moonphase, lịch hằng ngày, lịch vạn niên, tính năng bấm giờ,v.v...). Và cũng bởi sự kỳ công bên trong bộ máy, đồng hồ cơ luôn đòi hỏi sự nâng niu và chăm sóc của chủ nhân.

    Patek-Philippe-Annual-Calendar-Chronograph-5905R-2-711x474.jpg


    Bên cạnh đó, việc lên dây cót hay hiệu chỉnh các biến chứng đúng cách cũng không kém phần quan trọng. Mặc dù công việc này không quá phức tạp nhưng vẫn có một vài chi tiết mà hầu hết mọi người đều không biết. Trong bài viết này, Luxshopping sẽ cùng bạn tìm hiểu cách chỉnh lịch thứ ngày của đồng hồ cơ sao cho đúng cách.

    VỊ TRÍ CỦA NÚM ĐIỀU CHỈNH (VƯƠNG MIỆN)
    cai-dat-lich-thu-ngay-tren-dong-ho-co.png
    Vị trí A: đối với đồng hồ cơ automatic và đồng hồ cơ lên dây cót thủ công, đây là vị trí mà bạn có thể lên dây cót cho đồng hồ bằng cách xoay núm điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ.

    Vị trí B: đây là vị trí của núm điều chỉnh mà bạn sẽ có thể thay đổi thứ và ngày. Nếu đồng hồ của bạn chỉ có cửa sổ ngày, bạn có thể chỉnh ngày bằng cách kéo núm điều ra vị trí B và tiếp tục vặn nó theo chiều kim đồng hồ. Trong trường hợp chỉ có cửa sổ ngày, xoay núm điều chỉnh theo hướng ngược lại (ngược chiều kim đồng hồ) sẽ không có tác dụng gì cả. Nếu đồng hồ của bạn có cả hai cửa sổ thứ và ngày (như hiển thị trên hình), xoay núm điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ sẽ thay đổi ngày và xoay ngược chiều kim đồng hồ sẽ thay đổi thứ.

    Vị trí C: kéo núm điều chỉnh đến vị trí này để có thể thiết đặt thời gian. Trong những mẫu đồng hồ có chức năng hacking seconds (hacks hay hacking), kéo núm điều chỉnh đến vị trí này sẽ ngăn chặn chuyển động. Mặt khác, cũng ở vị trí này, xoay núm điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ sẽ khiến kim giờ và kim phút tiến lên phía trước một cách bình thường (theo chiều kim đồng hồ). Xoay núm điều chỉnh ngược chiều kim đồng hồ sẽ di chuyển kim lùi về phía sau. Tuy nhiên, không nên di chuyển kim đồng hồ về phía sau, trừ khi bạn chỉ cần thực hiện một sự điều chỉnh nhỏ nhặt.

    Lưu ý rằng các chức năng của núm điều chỉnh như chúng tôi mô tả bên trên được sử dụng rộng rãi nhất và có tác dụng đối với hầu hết các mẫu đồng hồ cơ có núm đẩy. Tuy nhiên, tùy theo mẫu đồng hồ mà chúng có thể hoạt động khác nhau. Nếu chức năng và cách sử dụng núm điều chỉnh của bạn nằm trong những trường hợp ngoại lệ, vui lòng liên hệ trực tiếp với hãng hoặc các trung tâm bảo hành và sửa chữa đồng hồ uy tín để nhận được sự tư vấn cụ thể.

    ĐIỀU TRƯỚC TIÊN CẦN LƯU Ý

    Trước khi bắt đầu thiết lập ngày, hãy đảm bảo kim giờ không nằm bất kỳ nơi nào trong khoảng từ 11 giờ đến 1 giờ (vùng được đánh dấu màu đỏ) hoặc vài trường hợp sẽ rơi vào khoảng từ 9 giờ đến 2 giờ. Điều này vô cùng quan trọng. Bạn cần phải hết sức chú ý chi tiết này bởi vì đây là thời kỳ mà chức năng lịch thứ/ngày sẽ tham gia vào cơ chế vận hành và bắt đầu thay đổi. Khi kim giờ ở trong khu vực này, các bánh răng nhỏ di chuyển bánh xe thứ/ngày sẽ tiếp xúc với bánh răng giờ và cuối cùng sẽ quay, làm cho bánh xe thứ/ngày tiến lên thứ và ngày tiếp theo. Không nên thay đổi thứ/ngày theo cách thủ công trong khi các bánh răng của nó đang lồng vào các bánh răng khác như vậy. Điều này có thể làm hỏng cơ chế của đồng hồ.

    Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần làm trước khi thiết đặt lịch thứ hoặc ngày là di chuyển kim giờ đến bất cứ đâu trong khoảng từ 4 đến 8 giờ (trong vùng được đánh dấu màu xanh lá cây).

    CÁCH CHỈNH LỊCH THỨ NGÀY CHO ĐỒNG HỒ CƠ
    Đối với đồng hồ cơ automatic hay đồng hồ cơ lên dây cót thủ công, điều chỉnh lịch thứ ngày cho chúng cũng không phải một công việc quá phức tạp. Về cơ bản thì bạn chỉ cần kéo và xoay núm điều chỉnh là được. Tuy nhiên, để tránh hư hỏng cơ chế bên trong bộ máy, bạn cần phải thực hiện việc này theo các bước sau.



    h%C6%B0%E1%BB%9Bng-d%E1%BA%ABn-ch%E1%BB%89nh-l%E1%BB%8Bch-ng%C3%A0y-tr%C3%AAn-%C4%91%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93.png





    Bước 1: Lên dây cót cho đồng hồ. Nếu đồng hồ của bạn không hoạt động, hãy bắt đầu bằng cách lên dây cót. Trường hợp đồng hồ cơ của bạn lên dây cót thủ công, hãy cấp cho nó một lực nén đầy đủ và dừng lại đúng lúc khi cảm thấy nó đã căng chặt. Và nếu ở trường hợp còn lại, đồng hồ cơ của bạn là automatic, 10 đến 15 vòng xoay núm điều chỉnh sẽ cung cấp cho nó đủ sức mạnh để bắt đầu làm việc, phần năng lượng để duy trì còn lại sẽ đến từ chuyển động của cổ tay của bạn.



    Bước 2: Di chuyển kim giờ đến vùng an toàn (như hướng dẫn bên trên). Để làm được điều này, đầu tiên kéo núm điều chỉnh đến vị trí III và bắt đầu xoay cho đến khi kim giờ nằm trong vùng màu xanh lá cây như trong hình.

    Bước 3: Đặt thứ và ngày.

    • Đẩy núm điều chỉnh trở lại vị trí II.

    • Thiết lập thứ và ngày bằng cách xoay núm điều chỉnh. Đối với hầu hết các đồng hồ, xoay núm điều chỉnh theo cùng chiều kim đồng hồ sẽ thay đổi ngày và ngược chiều kim đồng hồ sẽ thay đổi thứ.

    • Đặt thứ và ngày đến thời điểm “yesterday” - tức là trước thời điểm hiện tại một ngày. Ví dụ hôm nay là ngày 03 thứ 04 thì bạn sẽ chỉnh lịch đến ngày 02 thứ 03. Vì sao phải như thế ư? Bạn sẽ tìm hiểu ngay sau đây.

    Bước 4: Điều chỉnh thời gian.

    • Kéo vương miện đến vị trí III và tiếp tục xoay núm điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ (để di chuyển kim phút và kim giờ tiến về phía trước) cho đến khi cửa sổ thứ/ngày nhảy đến đúng thời điểm hiện tại.

    • Lúc này, đồng hồ của bạn sẽ hiển thị khoảng 12 giờ. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng đây tương đương với 00:00 sáng. Cần phải chú ý đến điều này trước khi chỉnh giờ. Ví dụ: bạn cần cài đặt đồng hồ đến 5 giờ chiều, bạn cần phải cho kim giờ đi qua mốc 5 giờ lần thứ nhất (lúc này đang ở 05:00 sáng) và cho kim giờ dừng lại ở mốc 5 giờ kế tiếp (lúc này mới là 05:00 chiều).

    Bước 5: Đẩy núm điều chỉnh về vị trí ban đầu.

    Và như thế là bạn đã thiết lập lịch thứ/ngày thành công rồi đấy.

    Luxury Shopping
    PHÂN LOẠI BỘ MÁY CHUYỂN ĐỘNG TRONG ĐỒNG HỒ

    Bộ máy chuyển động của đồng hồ thường được tìm thấy trong những tài liệu kỹ thuật với cái tên “watch movement” (hay còn được biết đến với thuật ngữ “calibre”) - là động cơ của đồng hồ, hoạt động như một nhà máy điện thu nhỏ, cung cấp nguồn năng lượng nhằm đảm bảo sự hoạt động của đồng hồ cũng như các chức năng phụ khác. Cụ thể hơn, cơ chế này không chỉ có tác dụng di chuyển bộ kim đồng hồ mà còn tạo ra sức mạnh cho bất kỳ biến chứng nào khác (như chức năng bấm giờ, lịch hằng năm, múi giờ kép,...). Nói tóm lại, bộ máy chuyển động chính là nguồn sống của đồng hồ và giữ cho thời gian chính xác. Một chiếc đồng hồ không thể hoạt động nếu không có nó.

    Có vô số các bộ máy chuyển động khác nhau được tạo ra bởi các nhà sản xuất đồng hồ trên khắp Thế giới nhưng chung quy chúng đều thuộc về một trong hai loại cơ bản: Bộ máy thạch anh (quartz) hoặc bộ máy cơ học (mechanical)

    so-sanh-su-khac-nhau-giua-quartz-va-co.gif


    Bộ máy cơ (bên trái) - Bộ máy thạch anh (bên phải)

    Chuyển động quét vs Chuyển động trong từng tích tắc

    Chúng ta dễ dàng phân biệt bộ máy thạch anh với bộ máy cơ học dựa vào sự dịch chuyển của kim giây. Trên đồng hồ thạch anh, kim giây có chuyển động tích tắc, di chuyển một lần mỗi giây. Trong khi đó, kim giây của đồng hồ cơ chuyển động quét một cách mượt mà.

    BỘ MÁY CHUYỂN ĐỘNG THẠCH ANH (QUARTZ MOVEMENT)
    bo-may-chuyen-dong-thach-anh.jpg

    Bộ máy chuyển động thạch anh rất chính xác (sai số trung bình chỉ khoản ±10 giây mỗi tháng) và công tác bảo trì cho chúng tương đối ít (ngoại trừ việc thỉnh thoảng phải thay pin). Phần lớn những chiếc đồng hồ quartz có chi phí khá khiêm tốn, bởi chúng chạy bằng pin và có ít bộ phận chuyển động bên trong. Nhưng cũng vì thế mà đồng hồ quartz không phải sự lựa chọn của những tín đồ đam mê sưu tầm đồng hồ trên Thế giới. Chúng thiếu đi kỹ năng chế tác thủ công chuyên môn và những điều tỉ mỉ tinh tế khác bên trong. Thậm chí để đảm bảo bộ máy chuyển động thạch anh không ảnh hưởng xấu đến giá trị thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ tốt, vài hãng sản xuất đồng hồ đỉnh cao như Patek Philippe đã cho ra mắt những bộ máy calibre được thiết kế tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của họ.

    Sự phát triển cua đồng hồ quartz không chỉ dừng lại ở đó. Một trong những cải tiến nổi bật của nó chính là sự ra đời của đồng hồ Eco-Drive của nhà Citizen. Được biết đến với cái tên "đồng hồ ánh sáng", đây là những phiên bản ưu tú có khả năng cung cấp năng lượng qua sự hấp thụ ánh sáng (Mặt trời, ánh sáng nhân tạo, ánh sáng tự nhiên,...) và không cần bạn phải thay pin cho chúng trong một khoảng thời gian dài.

    Bộ máy chuyển động thạch anh hoạt động như thế nào?

    Một bộ máy chuyển động thạch anh sử dụng pin làm nguồn năng lượng chính và thường là loại chuyển động mà bạn sẽ dễ dàng tiếp thu nhất bởi chúng không có quá nhiều chi tiết rườm rà phức tạp như bộ chuyển động cơ học. Để tạo ra sức mạnh trong các chuyển động của đồng hồ quartz, dòng điện từ pin sẽ truyền qua một tinh thể thạch anh mỏng được cắt theo hình một chiếc âm thoa, từ đó tạo ra các rung động với tần số thường là 32768 Hz (tương đương 32768 lần trong mỗi giây). Những rung động này đảm bảo cho bộ chuyển động luôn dao động và điều khiển động cơ di chuyển các kim đồng hồ.

    BỘ MÁY CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC (MECHANICAL MOVEMENT)
    bo-may-chuyen-dong-co-hoc.jpg

    Trong lĩnh vực chế tác đồng hồ xa xỉ, bộ máy chuyển động cơ học thường được ưu tiên (thay vì bộ máy chuyển động thạch anh) bởi các kỹ thuật thủ công tinh tế và sự khéo léo của các bậc thầy chế tạo đồng hồ đều gói gọn trong chúng. Những cỗ máy cơ học này chứa một loạt các thành phần nhỏ phức tạp làm việc cùng nhau để cung cấp năng lượng cho đồng hồ cũng như các tính năng khác (lịch vạn niên, lịch thứ/ngày, moonphase, bấm giờ,...). Mặc dù thiết kế chung của đồng hồ cơ trên cơ bản là không có gì thay đổi qua nhiều thế kỷ, nhưng sự phát triển của công nghệ đã cho phép kỹ thuật chính xác hơn và chú ý nhiều hơn đến từng chi tiết.

    Bộ máy chuyển động cơ học hoạt động như thế nào?

    Không giống như đồng hồ thạch anh, bộ máy chuyển động cơ học không sử dụng pin. Nguồn năng lượng của chúng đến từ sự kéo giãn một lò xo đang cuộn chặt. Lò xo này còn được biết đến với cái tên: dây cót đồng hồ. Một trục chứa dây cót sẽ được nối khớp vào một bánh răng nhằm kiểm soát tốc độ kéo giãn, đảm bảo cho lò xo không bị bung ra quá nhanh, dẫn đến tiêu biến năng lượng.

    Năng lượng lưu trữ của dây cót đồng hồ sẽ được chuyển đến bánh xe gai (bánh nhện) thông qua một hệ thống các bánh răng nhỏ. Sau khi đến bánh xe gai, năng lượng này tiếp tục truyền đến bánh xe cân bằng. Bánh xe cân bằng về cơ bản là trái tim của bộ máy chuyển động bên trong đồng hồ và nó sẽ nhận đủ nguồn năng lượng mà có cần thông qua bánh xe gai. Bánh xe cân bằng đập hoặc dao động theo chuyển động tròn (trung bình 5-10 lần mỗi giây). Hoạt động này được thực hiện bởi một đòn bẩy xoay quanh trục. Trục của đòn bẩy được kiểm soát bởi một vòng xoắn tinh tế mà chúng ta gọi là sợi tóc.

    SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC BỘ MÁY CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC

    Có hai loại bộ máy chuyển động cơ học thường được tìm thấy trong những chiếc đồng hồ xa xỉ ngày nay: thủ công (manual hay hand-winding) và tự động (automatic hay self-winding). Theo thời gian sẽ có sự xuất hiện của một vài biến thể khác nữa nhưng ở đây chúng ta chỉ đề cập đến những loại cơ bản nhất. Mặc dù bộ máy chuyển động cơ học nói chung luôn dễ dàng chiếm được sự yêu thích của người đam mê đồng hồ, tuy nhiên việc lựa chọn loại chuyển động nào lại phụ thuộc nhiều vào thói quen và sở thích cá nhân của mỗi người.

    CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC THỦ CÔNG
    CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC TỰ ĐỘNG
    Được coi là bộ máy đồng hồ truyền thống nhất, chuyển động thủ công cũng có tuổi đời lớn nhất trong những bộ máy chuyển động. Và giống như cái tên của nó, việc cuộn căng dây cót từ đó cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động của đồng hồ hoàn toàn do chủ sở hữu “tự thân vận động”. Đây cũng có thể coi là một nét đẹp riêng của những chiếc đồng hồ cơ thủ công - đòi hỏi sự quan tâm và tương tác với chủ nhân của nó.

    Đồng hồ cơ thủ công hoạt động như thế nào?
    Người đeo phải xoay núm điều chỉnh nhiều lần để cuộn dây cót và lưu trữ năng lượng tiềm năng. Dây cót sẽ giãn ra một cách chậm rãi và tiêu hao năng lượng cho hàng loạt những hoạt động phức tạp và tinh vi bên trong bộ máy. Các cơ chế phối hợp với nhau một cách có hiệu quả, từ đó di chuyển các bánh xe thời gian để xoay kim đồng hồ và cung cấp năng lượng cho các biến chứng của nó.

    Khi nào cần lên dây cót?
    Khoảng thời gian lên dây cót cho đồng hồ hand-winding sẽ phụ thuộc vào khả năng dự trữ năng lượng của bộ máy, có thể là 24 giờ đến năm ngày hoặc hơn. Một số đồng hồ sẽ yêu cầu lên dây cót hàng ngày trong khi những chiếc khác như Panerai Luminor 1950 GMT, có dự trữ năng lượng tám ngày - tức là bạn chỉ cần lên dây cót tám ngày một lần. Nhiều chủ sở hữu ưa thích đồng hồ lên dây cót thủ công chỉ vì đơn giản là họ có thói quen vặn núm điều chỉnh mỗi lần trước khi đeo nó lên tay.
    may-co-manual(1).jpg


    Hình thức thứ hai của chuyển động cơ học là tự động, thường được gọi là chuyển động tự lên dây cót. Bộ máy chuyển động automatic khai thác năng lượng thông qua hoạt động của cổ tay người đeo. Những chiếc đồng hồ có bộ máy cơ tự động rất phổ biến vì người đeo không phải lo lắng về việc lên dây cót cho đồng hồ hàng ngày để đảm bảo hoạt động của chúng diễn ra liên tục. Miễn là đồng hồ được đeo thường xuyên, nó sẽ duy trì năng lượng mà không cần bạn phải làm gì cả.

    Đồng hồ cơ tự động hoạt động như thế nào?

    Chuyển động automatic hoạt động chủ yếu giống như cách chuyển động thủ công, với việc bổ sung trọng lượng kim loại gọi là rotor. Rotor được kết nối với buồng máy chuyển động và nó có thể xoay tự do. Với mỗi chuyển động của cổ tay, rotor sẽ tự quay, tự truyền năng lượng và thực hiện luôn cả việc cuộn dây cót.

    Khi nào cần lên dây cót?
    Đồng hồ có bộ máy chuyển động automatic vẫn sẽ cần lên dây cót, nhưng ít hơn đáng kể so với đồng hồ thủ công. Nếu đồng hồ được đeo mỗi ngày, nó sẽ duy trì các chức năng của mình mà không cần lên dây cót. Nhưng nếu bạn không ngó ngàng gì đến chiếc đồng hồ này trong một thời gian dài, nó sẽ cần một sự tương tác của chủ nhân để khôi phục năng lượng ban đầu. Và sự tương tác này không có gì mới mẻ, chính là đòi hỏi bạn phải tự lên dây cót cho nó.

    bo-may-co-automatic(1).jpg


    TỔNG KẾT
    Bộ máy chuyển động quyết định hơn phân nửa giá trị của một chiếc đồng hồ. Vì thế, trước khi quyết định đầu tư vào một chiếc đồng hồ đeo tay, bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu thêm về bộ máy của chúng nhé, nhất là những chiếc đồng hồ xa xỉ có giá trị cao. Và đừng quên rằng, tuy mỗi loại bộ máy chuyển động mang những đặc tính khác nhau nhưng chúng đều đem lại những lợi ích nhất định cho chủ sở hữu.

    Luxury Shopping
    Câu chuyện bắt đầu bằng một bản tin giả.

    Vào mùa hè năm 1872, các tờ báo ở Mỹ đã gây hoang mang khi loan tin rằng một sao chổi khổng lồ sẽ va vào Trái đất nhằm ngày 12/08.

    Câu chuyện rất nhanh được lan truyền bởi nó có nguồn gốc hoàn hảo: Giáo sư Emile Plantamour - lúc bấy giờ không chỉ là giám đốc đài thiên văn ở Geneva, Thụy Sĩ mà còn là một người có thẩm quyền nổi tiếng về sao chổi.

    Dự đoán bị cáo buộc của Plantamour đã gây xôn xao dư luận ở Mỹ và trên khắp Thế giới, bởi tại thời điểm đó, tình cờ một nhóm nhà báo Mỹ cũng mặt tại Geneva để đưa tin về việc phân xử đối với người đánh giá thương mại của Liên minh miền Nam - CSS Alabama. Và họ đã bỏ tiền ra để có được lời dự báo của Plantamour.

    Đối mặt sau dự đoán thất bại của mình, Giáo sư Plantamour nổi lên phẫn nộ và trở thành tâm điểm quốc tế khi phủ nhận rằng ông đã từng nói một điều như vậy.

    giao-su-Emile-Plantamour-giam-doc-dai-thien-van-Geneva.jpg

    — Giáo sư Émile Plantamour (14/04/1815 - 07/09/1882)

    Hóa ra câu chuyện là hoàn toàn bịa đặt và quy tội sai cho Giáo sư Plantamour bởi những kẻ phản động tôn giáo đang cố gắng làm mất uy tín của khoa học và kích động lòng nhiệt thành tôn giáo trước cuộc bầu cử liên bang ở Thụy Sĩ. Đất nước này vào thời điểm đó đang vướng vào một cuộc xung đột ý thức hệ, được gọi là Kulturkampf - giữa những người bảo thủ cánh hữu và những người tự do tiến bộ.

    Không còn đam mê với sao chổi, Plantamour chuyển sang việc nghĩ ra một phương pháp để giải quyết vấn đề số lượng ngày càng tăng của các loại đồng hồ dân dụng đang đòi chứng chỉ từ đài thiên văn của mình. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều người dùng đã thực sự lo lắng không biết đồng hồ của họ có thể tin cậy được hay không. Hơn nữa, với chứng chỉ từ một đài thiên văn, nơi nắm giữ tiêu chuẩn thời gian địa phương, chiếc đồng hồ của bạn sẽ trở thành một chiếc đồng hồ chính của một hộ gia đình, một nhà máy hoặc thậm chí là một thị trấn.

    Nhưng không giống như đồng hồ đo thời gian hàng hải hay đồng hồ khoa học - chỉ hoạt động ở một vị trí, đồng hồ dân dụng sẽ theo người dùng di chuyển, sẽ lên cao xuống thấp, sẽ nằm ngang nằm dọc. Hệ thống Plantamour ra đời nhằm đánh giá đồng hồ bỏ túi ở các vị trí và nhiệt độ khác nhau, trong các hoàn cảnh khác nhau mà nó được sử dụng hàng ngày. Đây đã trở thành bài kiểm tra tiêu chuẩn cho suốt 100 năm đặc biệt trong lịch sử sản xuất đồng hồ - cái thời mà độ chính xác của đồng hồ vẫn còn là yếu tố cơ bản quyết định nên giá trị của đồng hồ.

    Được thông qua tại Geneva vào năm 1879, tiêu chuẩn này đã lan rộng đến đài thiên văn Kew vào năm 1884 và đến Besancon vào năm 1885. Đến tận ngày nay, nó vẫn tồn tại dưới dạng rút gọn như là tiêu chuẩn kiểm tra Chronometer ISO 3159 - được sử dụng bởi viện đánh giá chronometer chính thức của Thụy Sĩ - COSC (viết tắt của Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres). Thử nghiệm ban đầu của Plantamour đã đánh giá đồng hồ trong 8 giai đoạn, mỗi giai đoạn 5 ngày. Do đó, thử nghiệm kéo lên đến tận 40 ngày, dài hơn nhiều so với 15 ngày tại COSC hiện nay.

    Cái hay của hệ thống Plantamour này là bạn có thể quy điểm cho các chỉ số chính xác khác nhau. Điều đó chắc chắn dẫn đến các cuộc thi và giải thưởng.

    KHỞI NGUỒN CỦA TẤT CẢ GIẢI THƯỞNG

    Lần thực nghiệm lần đầu tiên và cũng nổi tiếng nhất về độ chính xác là chuyến đi đầu tiên của chiếc đồng hồ hàng hải H4 của John Harrison trên tàu HMS Deptford, khởi hành từ thành phố Portsmouth (Anh quốc) vào cuối năm 1761. Được tuyên bố là giải thưởng lớn nhất từ trước đến nay: giải thưởng “£20,000 Longitude Prize”.

    ban-ve-bo-may-chronometer-HarrisonH4.jpg




    Bản vẽ máy đo thời gian H4 của Harrison năm 1761, được xuất bản trên tạp chí năm 1767.

    Khi đến Jamaica sau 81 ngày lênh đênh trên biển cả, chiếc đồng hồ H4 đã chỉ lệch 5,1 giây so với thời gian thực (sau khi được điều chỉnh sai số).

    Màn trình diễn đáng kinh ngạc này tốt hơn nhiều so với dự kiến, tốt đến mức ban tổ chức cuộc thi Board of Longitude từ chối tin tưởng kết quả. Harrison được trao tiền thưởng một cách miễn cưỡng và cuối cùng, Giải thưởng Longitude không bao giờ được trao.

    chiec-dong-ho-John-Harrison-H4-chronometer.jpg


    — Đồng hồ H4, phía trước và sau bộ máy. Hình ảnh - Bảo tàng Hàng hải Quốc tế

    ĐỘ CHÍNH XÁC “ĐẶC BIỆT TỐT” TẠI KEW

    Đài thiên văn của Vua George III tại Kew nhanh chóng trở thành địa điểm nổi tiếng và uy tín nhất để đánh giá đồng hồ dân dụng, chủ yếu là vì vào năm 1885, nó đã áp dụng một hệ thống chấm điểm trên thang 100. Hệ thống này được tạo thành bởi 40 điểm dành cho sai số hoàn toàn không đổi từ ngày này qua ngày khác, 40 điểm cho sai số không thay đổi giữa các vị trí khác nhau và 20 điểm cho khả năng bù nhiệt hoàn hảo.

    Quá rõ ràng, tổng cộng có 3 hạng mục đánh giá tại Kew, nhưng điều thực sự làm nên giá trị của chiếc đồng hồ chính xác là một chứng chỉ “A” với hơn 80 điểm - đạt được giải thưởng “specially good” - “đặc biệt tốt”. Sự biến đổi của sai số điển hình trong một chiếc đồng hồ “đặc biệt tốt” là khoảng 0,5 giây/ngày ở cùng một vị trí.

    dai-thien-van-The-Kings-Observatory-Old-Deer-Park-Richmond.jpg


    — Đài thiên văn Kew - The King’s Observatory thời hiện đại ở Anh quốc, đã được tái xây dựng thành một dinh thự sang trọng.

    Từ giữa những năm 1890, đồng hồ Anh đã thống trị tại Kew, nhờ nhà sản xuất đồng hồ Bahne Bonniksen’s Karrusel sinh ra ở Đan Mạch - được mệnh danh là “tourbillon của những người nghèo” vì nó xoay bộ chỉnh động hoàn toàn trên một nền tảng, không khác thì tourbillon. Năm 1896, tất cả 60 chiếc đồng hồ Karrusel đều được đánh giá là “specially good”, nằm trong số 96 chiếc đồng hồ tốt nhất tại Kew.

    Năm 1912, các thử nghiệm của Kew được chuyển đến phòng thí nghiệm vật lý National Physical Laboratory (NPL) tại Teddington gần đó. Đây là cột mốc đánh dấu thời đại đồng hồ Karrusel đã kết thúc. Ngành công nghiệp đồng hồ cổ xưa của Anh và đồng hồ chế tạo thủ công không thể nào cạnh tranh với các kỹ thuật sản xuất hợp lý của Mỹ và Thụy Sĩ, còn chưa kể đến lò xo cân bằng tự bù trừ và hợp kim Invar được phát minh bởi nhà vật lý đoạt giải Nobel Thụy Sĩ - ông Charles Édouard Guillaume, người đã khám phá và đặt tên cho các hợp kim nickel-thép. Trong đó hợp kim Invar có hệ số giãn nở nhiệt gần như bằng 0.

    KỶ NGUYÊN CỦA SIÊU ĐỒNG HỒ

    Từ những năm 1920, bạn có thể nhận tín hiệu thời gian vô tuyến trong chuyến đi đến Jamaica và đặt máy đo thời gian của mình thường xuyên hơn, vì vậy bạn không cần một thứ công cụ đắt tiền để có thể giữ sai số ở mức ổn định trong nhiều tuần. Một chiếc đồng hồ bỏ túi (pocket-watch) được hiệu chỉnh tốt còn được gọi là “đồng hồ boong” (deck watch). Boong ở đây có nghĩa là boong tàu. Điều này có nghĩa là chiếc đồng hồ sẽ ít bị sai lệch trong vài ngày và thuận tiện hơn khi quan sát từ một boong tàu không ổn định.

    Sau một thời gian ngắn, đồng hồ boong đã phát triển thành phiên bản quân sự, trong một số nhiệm vụ ngắn hạn còn được gọi là “torpedo-boat chronometer” - dụng cụ đo thời gian trên tàu ngư lôi.

    Những bộ máy calibre cỡ lớn 21 hoặc 22 lignes (tương ứng khoảng 47mm hoặc 49mm) đã chứng minh một lợi ích cho các nhà sản xuất cao cấp. Rằng họ có thể ca ngợi tay nghề giỏi nhất của mình khi đã thành công tạo ra và điều chỉnh những chiếc đồng hồ thi đấu có mục đích dành cho các cuộc thử nghiệm trên đài thiên văn. Dưới bàn tay của các nhà điều chỉnh đồng hồ có sức cạnh tranh cao, các tourbillon đã có thể hoạt động rất trơn tru, nhưng những nhà điều chỉnh đã có kết quả phù hợp nhất với bộ máy chuyển động đòn bẩy tĩnh Thụy Sĩ, đã đạt đến đỉnh cao của sự phát triển.

    Thật vậy, một chiếc đồng hồ OMEGA 12 Ligne đã đạt được điểm Kew-Teddington cao nhất vào năm 1936 với con số đáng kinh ngạc là 97,8 điểm. Sau đó, một chiếc đồng hồ boong tourbillon của Patek Philippe đã đứng ở vị trí thứ 2 và chỉ thua 0,1 điểm.

    OMEGA mất khoảng 0,5 giây mỗi ngày với sự thay đổi với sự thay đổi của sai số đồng hồ đáng kinh ngạc là 0,05 giây. Trong chuyến đi đến Jamaica đó, nó đã đánh bại H-4 của Harrison bằng 1 giây với tổng độ lệch tối đa là 4 giây.

    Luxury Shopping
    Đồng hồ Tourbillon là gì?
    Đồng hồ Tourbillon là cách gọi vắn tắt cho những chiếc đồng hồ có sự góp mặt của tính năng Tourbillon. Trong lĩnh vực chế tạo đồng hồ, Tourbillon (/tʊərˈbɪljən/; tiếng Pháp: [tuʁbijɔ̃] - "cơn lốc") là một thành phần bổ sung cho bộ chỉnh động (bộ thoát) của đồng hồ cơ. Sở dĩ gọi Tourbillon là “thành phần bổ sung” bởi vì chúng không nhất thiết phải có mặt trong cấu tạo của đồng hồ đeo tay. Sự xuất hiện của Tourbillon tùy thuộc vào sở thích, đam mê và khoản đầu tư mà bạn muốn dành cho chiếc đồng hồ của mình. Một điều quan trọng nữa, phần lớn đồng hồ Tourbillon được đánh giá là đồng hồ cao cấp và có mặt trong hầu hết các thương hiệu đồng hồ xa xỉ, điều này góp phần chứng minh giá cả của chúng không hề khiêm tốn chút nào.

    dong-ho-tourbillon(1).jpg


    Tourbillon được phát triển vào khoảng năm 1975 và được cấp bằng sáng chế bởi nhà chế tác đồng hồ Pháp-Thụy Sĩ Abraham-Louis Breguet vào ngày 26 tháng 06 năm 1801. Có thể Tourbillon không phải biến chứng phổ biến nhất mà bạn có thể tìm thấy ở đồng hồ đeo tay, nhưng chắc chắn nó là một trong những điều thú vị và lôi cuốn nhất. Vậy điều gì đã làm nên giá trị đẳng cấp và bản sắc độc đáo của những chiếc đồng hồ Tourbillon?

    Tourbillon có tác dụng gì?

    Một trong những vấn đề mang tính thách thức cao mà các nhà chế tác đồng hồ cơ phải đối mặt chính là: “Làm thế nào để giảm tải tác động của trọng lực lên bộ máy đồng hồ?”. Tourbillon ra đời như một tấm khiên chống lại hiệu ứng ghì (kéo) mà lực hấp dẫn tác động trực tiếp lên một số linh kiện mỏng manh trong bộ chỉnh động (cụ thể là đòn bẩy, bánh xe cân bằng và dây tóc) khi đồng hồ nằm ở một vị trí nhất định. Quan trọng nhất vẫn là dây tóc - bộ phận kiểm soát tốc độ giãn dây cót và điều chỉnh thời gian chính xác. Đây được xem là bộ phận nhạy cảm nhất với các hiệu ứng bên ngoài như từ tính, chấn động, nhiệt độ,... cũng như các hiệu ứng bên trong như vị trí ghim (inner collet), đường cong đầu cuối và các điểm nặng trên bánh xe cân bằng.

    tourbillon-in-watches(1).gif


    Ban đầu, Tourbillon là một thành quả nỗ lực trong công cuộc cải thiện độ chính xác của đồng hồ. Hiện nay, Tourbillon được đưa vào một số mẫu đồng hồ hiện đại cao cấp như một sự mới mẻ và thể hiện trình độ chế tác đồng hồ điêu luyện. Cơ chế này thường được phô bày trên mặt số để bạn có thể dễ dàng chiêm ngưỡng. Bất quá vẫn có vài trường hợp đặc biệt như Patek philippe Grand Complications Tourbillon, bạn có thể quan sát chuyển động của Tourbillon thông qua mặt lưng ốp sapphire trong suốt của chúng.

    Tourbillon hoạt động như thế nào?
    Như chúng ta đã đề cập sơ lược bên trên, Tourbillon đặt một số bộ phận cơ học của đồng hồ (bánh xe cân bằng và bộ chỉnh động) vào một lồng quay. Trong đó, bộ chỉnh động (bộ thoát) là một phần quan trọng của bộ máy đồng hồ, bao gồm sợi tóc, bánh xe cân bằng và một đòn bẩy. Sau đó, đồng hồ Tourbillon sẽ từ từ quay chiếc lồng đang giữ bộ chỉnh động này, thường tốc độ quay ở 1 RPM (1 vòng/phút). Cơ chế này chống lại các tác động bất lợi mà trọng lực tạo ra khi đồng hồ ở một số vị trí nhất định và giúp khắc phục các lỗi vị trí chính xác.

    Girard-Perregaux-Tri-Axial-Tourbillon-Diagram(1).jpg




    Ngay cả khi áp dụng các vật liệu tối tân và lý thuyết cải tiến cũng không thể nào giữ cho thời gian của đồng hồ cơ luôn chạy ở một tốc độ nhất quán trong tất cả các vị trí. Hiển nhiên, sự xuất hiện của Tourbillon khả năng sẽ mang đến độ chính xác cao hơn các chuyển động thông thường, mặc dù hiệu quả chỉ mang tính tương đối. Tourbillon loại bỏ hiệu quả của trọng lực bằng cách xoay cân bằng qua tất cả các vị trí thẳng đứng của đồng hồ, điều này giúp cải thiện thời gian một cách đáng kể. Một Tourbillon bình thường không có tác dụng khi đồng hồ ở các vị trí nằm ngang, vì cân bằng ngang không bị ảnh hưởng bởi trọng lực khi nó quay.

    Tuy nhiên, hiệu quả của Tourbillon chỉ mang tính tương đối, thể hiện rõ rệt ở chỗ Tourbillon không đảm bảo được tốc độ khi có sự thay đổi từ ngang sang dọc. Sự thay đổi tốc độ giữa chiều ngang và chiều dọc lớn hơn nhiều so với thay đổi tốc độ giữa các vị trí dọc khác nhau. Breguet đã có thiết kế Tourbillon cho đồng hồ bỏ túi giữ được vị trí thẳng đứng trong túi áo ghi-lê và có thể duy trì tư thế này qua đêm bằng cách treo trên giá đỡ phù hợp. Trong trường hợp này, Tourbillon có hiệu quả. Tuy nhiên, đối với đồng hồ đeo tay, đòi hỏi phải thay đổi thường xuyên từ dọc sang ngang tùy thuộc vào chuyển động cổ tay, hiệu quả mà Tourbillon mang lại rõ ràng không tốt như thế.

    Phân biệt các loại Tourbillon

    Tourbillon cũng có nhiều loại sao? Chắc chắn rồi! Tourbillon đã phát triển khá nhiều kể từ khi chúng được phát minh. Trên thực tế, có khá nhiều loại Tourbillon khác nhau. Một số nhà sản xuất đồng hồ xa xỉ đã sáng tạo ra những bộ Tourbillon độc đáo như một dấu ấn thương hiệu mà họ để lại với thời gian.

    ► Double-axis tourbillon - Tourbillon trục đôi:

    Anthony Randall đã phát minh ra Tourbillon trục đôi vào tháng 1 năm 1977 và sau đó đã được cấp bằng sáng chế. Mô phỏng hoạt động đầu tiên được Richard Good xây dựng vào năm 1978. Đến 1980, Anthony Randall đã tạo ra một tourbillon trục đôi trong một chiếc đồng hồ quả lắc mang đi đường, được đặt trong bảo tàng thời gian Time Museum (hiện nay đã đóng cửa) ở Rockford, Illinois, Hoa Kỳ và được đưa vào Danh mục Chronometer của họ.

    Năm 2003, lấy cảm hứng từ phát minh này, nhà chế tác đồng hồ trẻ tuổi người Đức Thomas Prescher đã phát triển cho Thomas Prescher Haute Horlogerie chiếc flying double-axis tourbillon đầu tiên trong một chiếc đồng hồ bỏ túi. Và theo sau đó, vào năm 2004, flying double-axis tourbillon cuối cùng cũng xuất hiện trên đồng hồ đeo tay, được trình bày tại Baselworld 2003 và 2004 tại Basel, Thụy Sĩ.

    Thomas-Prescher-Mysterious-Automatic-Double-Axis-Tourbillon-1(1).jpg


    Một đặc điểm của Tourbillon này là nó quay quanh hai trục và cả hai đều quay một vòng mỗi phút. Toàn bộ cụm Tourbillon được cung cấp bởi một cơ chế lực không đổi đặc biệt (constant-force mechanism), được gọi là remontoire. Prescher đã phát minh ra cơ chế lực không đổi để cân bằng các tác động của nén-giãn dây cót, của ma sát hay trọng lực. Do đó, ngay cả lực vốn dĩ phải cung cấp cho hệ thống cũng tham gia vào việc điều chỉnh dao động của double-axis tourbillon.

    ► Triple-axis tourbillon - Tourbillon ba trục:
    Năm 2004, Thomas Prescher đã phát triển Tourbillon ba trục đầu tiên cho Thomas Prescher Haute Horlogerie với cơ chế lực không đổi trong buồng calibre đồng hồ đeo tay. Nó được trình bày cùng với hai mẫu Tourbillon trục đơn và Tourbillon trục đôi tại Baselworld 2004 ở Basel, Thụy Sĩ.

    triple-axis-tourbillon-watch(1).png



    Bộ máy Tourbillon ba trục độc đáo để lại dấu ấn huyền thoại với vòng bi ngọc truyền thống chỉ được phát minh bởi nhà chế tác đồng hồ độc lập Aaron Becsei, từ Bexei Watches, vào năm 2007. Đồng hồ đeo tay Primus đã được trình bày tại Baselworld 2008 ở Basel, Thụy Sĩ. Trong chuyển động Tourbillon ba trục, lồng thứ 3 (bên ngoài) có một hình thức độc đáo cung cấp khả năng sử dụng vòng ngọc (jewel bearings) ở khắp mọi nơi, thay vì vòng bi (ball-bearings). Có một vài phiên bản đồng hồ đeo tay phát triển từ việc sở hữu bộ chỉnh động ba trục hoặc Tri-Axial Tourbillon, tiêu biểu như đồng hồ "Deep Space" của Vianney Halter; Thomas Prescher, Aaron Becsei, Girard-Perregaux với "Tri-Axial Tourbillon"; và Jaeger-LeCoultre với "Gyrotourbillon".

    Luxury Shopping
    Đồng hồ Versace gây ấn tượng với thiết kế sắc sảo, vật liệu chế tác quý hiếm, kiểu dáng cổ điển thời thượng, điểm nhấn kim cương đá quý cao cấp, màu sắc rực rỡ, logo Medusa đắt giá cũng như sở hữu nhãn hiệu Swiss Made - chứng nhận đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng chỉ xuất hiện ở những mẫu đồng hồ được lắp ráp, sản xuất hoàn toàn từ đất nước Thụy Sỹ - cái nôi của ngành chế tác đồng hồ.

    Sẽ thật không ngoa khi nói rằng đồng hồ cao cấp Versace chỉ dành cho giới thượng lưu bởi thiết kế cao cấp của chúng có mức giá khá cao không phải ai cũng có thể sở hữu. Cũng chính vì thế mà trên thị trường đồng hồ hiện nay tình trạng làm giả đồng hồ Versace diễn ra thường xuyên và rất phổ biến bởi ai cũng mong muốn được sở hữu một chiếc đồng hồ đẳng cấp nhưng ngân sách tài chính lại có hạn.

    phan-biet-versace-that-gia.png


    Hướng dẫn chi tiết phân biệt đồng hồ Versace thật giả

    Thật sự trình độ làm giả đồng hồ ngày nay đang được thực hiện rất tinh vi và kỹ lưỡng, nếu không phải là một người chuyên về đồng hồ thì sẽ thật khó phân biệt cái nào chính hãng cái nào là hàng fake. Với mục đích chia sẻ kiến thức, ngăn chặn tình trạng mua nhầm đồng hồ giả với mức giá chính hãng, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn khách hàng dễ dàng phân biệt đồng hồ Versace thật giả một cách chi tiết và đầy đủ nhất.

    Dưới đây Luxury Shopping đã chuẩn bị hai mẫu đồng hồ, một là mô hình Versace daphnis gold đường kính 35mm chính hãng đang được bán trên website luxshopping.vn với mức giá 30.350.000 VNĐ, hai là một mô hình Versace Daphnis màu xanh viền vàng đường kính 35mm hàng fake được chúng tôi mua lại với giá chỉ khoảng 1.500.000 VNĐ.

    Phân biệt đồng hồ Versace thật giả cực chi tiết

    1. Tổng thể của hai chiếc đồng hồ thật giả


    t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%83-%C4%91%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93(1).png


    Theo bạn đâu là đồng hồ chính hãng? Đâu là đồng hồ nhái?

    Đầu tiên chính là xét tổng thể cả hai chiếc đồng hồ, nếu quan sát kĩ bạn sẽ nhận ra sự khác biệt ngay lập tức đó là về màu sắc của cả hai hoàn toàn khác nhau.

    Nếu như mặt số của mẫu đồng hồ Versace thật bên phải có màu xanh đậm hơn, sắc nét hơn và phô bày các chi tiết trên mặt quay số một cách rõ nét nhất thì mô hình đồng hồ giả bên trái lại có màu nhạt hơn, các chi tiết trên mặt số phần nào đã bị mờ theo không rõ nét như đồng hồ thật. Ngoài ra màu sắc của dây da trên hai chiếc đồng hồ cũng có phần khác nhau, ở mẫu đồng hồ thật bên phải thì có màu đậm hơn tương tự màu sắc của mặt số, còn chiếc bên trái thì có màu nhạt hơn tương tự màu sắc mặt số của nó.

    Thật vậy nếu nhận xét theo một cách khách quan, bạn là một người chưa từng sử dụng một chiếc đồng hồ chính hãng thì bạn sẽ dễ dàng bị nhầm lẫn với mẫu đồng hồ bên trái là thật vì các chi tiết của chúng hoàn toàn trùng khớp với hình ảnh hiển thị trên website.

    Những điều cần lưu ý ở đây:

    - Bạn nên quan sát thật kỹ về màu sắc, độ rõ nét của từng chi tiết trên đồng hồ. Vì đồng hồ chính hãng lúc nào cũng sẽ nổi bật hơn, đẹp mắt hơn và màu sắc hiển thị một cách sâu sắc nhất.

    - Nếu không có đồng hồ Versace thật để so sánh thì bạn có thể tìm kiếm những video, hình ảnh thực tế của mẫu đồng hồ đó để đối chiếu (lưu ý nên chọn mẫu đồng hồ chính hãng từ nguồn uy tín để đối chiếu).

    - Không nên quá chủ quan về những lời giải thích như là “Ánh sáng nó thế”, “Chị nên mua về và đeo trên tay mới thấy đúng màu của nó” hoặc “Hình ảnh trên mạng đã qua chỉnh sửa nên màu sắc nó mới khác”,... tất cả đều là những lời bịa đặt và không có giá trị khẳng định đồng hồ Versace đó là thật.

    2. Về mặt số đồng hồ
    so-s%C3%A1nh-m%E1%BA%B7t-%C4%91%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93.png


    Phân tích mặt số hai chiếc đồng hồ thật giả

    Tiếp theo chúng ta cùng phân biệt chi tiết mặt quay số của hai chiếc đồng hồ.

    - Đầu tiên chính là logo Medusa trên hai mẫu đồng hồ, nếu như tinh ý thì bạn sẽ dễ dàng phát hiện được sự khác biệt lớn nhất chính là độ hoàn thiện và màu sắc của logo. Nếu như logo chính hãng của mẫu Versace Daphnis được chạm khắc nổi tinh xảo, có màu vàng gold sáng bóng thì logo của đồng hồ Versace Fake lại không được chạm nổi, nó có màu vàng của đồng bắt sáng kém và không được tinh xảo cầu kỳ như hàng thật.

    m%E1%BA%B7t-%C4%91%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93-1.png

    Họa tiết Meander và nhãn Swiss Made trên hai mặt đồng hồ khác nhau


    - Thứ hai, trên cả hai mẫu đồng hồ chúng ta dễ dàng thấy được họa tiết Meander nối liền từ dây đeo cho đến mặt số. Ở mẫu đồng hồ bên phải, họa tiết màu trắng hiển thị một cách rõ nét trên nền mặt số màu xanh đậm dễ dàng thấy được ở mọi góc độ còn mẫu đồng hồ bên trái thì họa tiết bị làm chìm khi ánh sáng chiếu vào dễ dàng biến mất và hòa lẫn vào mặt số màu xanh của nó.

    - Thứ ba, logo “VERSACE” và nhãn “Swiss Made” đều dễ dàng có thể thấy được sự khác biệt. Ở mẫu đồng hồ bên phải, logo tên thương hiệu đúng font chữ của hãng, chữ màu trắng rõ nét, nhãn Swiss Made tại điểm 6 giờ nhỏ gọn sử dụng font chữ đúng tiêu chuẩn của Thụy Sỹ được làm cong mềm mại hài hòa với góc bo tròn của viền đồng hồ. Còn ở mẫu đồng hồ bên trái, dòng chữ Swiss Made khá là to, có màu trắng hơi nhạt nếu so sánh với hình ảnh trên website chúng ta cũng có thể thấy được sự khác nhau.

    logo-m%E1%BA%B7t-%C4%91%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93.png

    Sự khác biệt về logo tên thương hiệu Versace

    - Thứ 4, các họa tiết Meander trên viền bezel cũng mang đến sự khác biệt lớn, ở mẫu đồng hồ thật, các họa tiết có đường viền to, đầy đặn còn mẫu đồng hồ bên trái thì đường viền nhỏ hơn, màu sắc của viền bezel cũng không được sáng bóng bằng mẫu bên phải.

    - Thứ 5, như đã nói ở phần tổng thể, màu sắc của cả hai mẫu đồng hồ đều là xanh đậm nhưng lại có tone màu hoàn toàn trái ngược nhau, đồng hồ thật sẽ có màu xanh đậm đẹp mắt, còn ở mẫu bên trái có màu xanh nhạt hơn hoàn toàn dễ dàng phân biệt bằng mắt thường.

    Từ các điều trên chúng ta cần lưu ý:

    - Các chi tiết trên mặt số chính là bộ phận quan trọng nhất giúp bạn phân biệt đồng hồ Versace thật giả dễ dàng.

    - Màu sắc chính là yếu tố then chốt giúp bạn xác định được đó là mẫu đồng hồ chính hãng hay không, màu sắc cần rõ nét, khớp với hình ảnh thực tế và video của hãng.

    - Logo, logo tên thương hiệu, nhãn chứng nhận Swiss Made, các họa tiết trang trí, điểm chỉ giờ,... đều có thể làm giả nhưng chắc chắn không thể nào giống 100% được với hàng thật, chính vì vậy nếu không có đồng hồ thật để đối chiếu bạn hoàn toàn có thể so sánh với hình ảnh trên website của hãng để kiểm tra nhé.

    3. Nắp lưng đồng hồ


    n%E1%BA%AFp-l%C6%B0ng-%C4%91%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93-1(1).png


    Nắp lưng của hai chiếc đồng hồ thật giả

    Nắp lưng đồng hồ thường là bộ phận ít người quan tâm khi kiểm tra đồng hồ thật giả bởi một phần nắp lưng là bộ phận hay bị che khuất và vì nhiều người nghĩ rằng nắp lưng không quá quan trọng để phân biệt. Nhưng thực tế khi đã kiểm tra và phân biệt thật giả đồng hồ Versace, chúng ta hoàn toàn không nên bỏ qua bộ phận này.

    - Hầu hết các mẫu đồng hồ Versace đều hoạt động bởi chuyển động thạch anh (hay còn gọi là máy pin) nên sẽ là nắp lưng đóng kín và sẽ được khắc một vài thông số kỹ thuật của mẫu đồng hồ đó cùng logo Medusa.

    - Thoạt nhìn hai nắp lưng của hai mẫu đồng hồ trên đều không có gì khác nhau. Nhưng các thông số kỹ thuật và hình vẽ logo Medusa của mẫu đồng hồ thật bên phải được khắc họa rõ nét, từng nét đều nhau. Còn bên trái là chiếc đồng hồ giả thì đường nét mảnh hơn, kể cả chữ số lẫn các đường nét khắc họa logo.
    n%E1%BA%AFp-l%C6%B0ng-%C4%91%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93.png

    Nắp lưng của đồng hồ Versace trên website chính hãng


    Vì thế nếu đang phân vân không biết kiểm tra sự khác biệt của nắp lưng đồng hồ Versace như thế nào thì bạn chỉ cần vào bài viết này, mở hình ảnh ngay bên trên và so sánh với chiếc đồng hồ Versace thật (bên phải) với mẫu đồng hồ bạn cần kiểm tra nhé.

    4. Cạnh đồng hồ


    c%E1%BA%A1nh-%C4%91%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93(1).png


    Phân tích cạnh bên của hai chiếc đồng hồ

    Có hai vấn đề cần xem xét khi kiểm tra cạnh đồng hồ thật giả, thứ nhất là núm điều chỉnh và thứ hai là bộ vỏ đồng hồ.

    - Về núm điều chỉnh: trên các mẫu đồng hồ Versace chính hãng, núm điều chỉnh đều được khắc nổi logo Medusa rõ nét và tinh xảo, còn về đồng hồ giả vẫn có sự xuất hiện của logo Medusa nhưng chúng chỉ được in dập vào núm và không hề được khắc nổi tinh xảo. Ngoài ra hình dạng của núm cũng có sự khác biệt dựa, núm đồng hồ giả sẽ nhỏ, các đường trang trí mảnh có hình dáng khá giống với những mẫu đồng hồ giá rẻ.

    - Về cạnh vỏ đồng hồ: Trên mẫu Versace Daphnis này cạnh của đồng hồ thật sẽ có vân kẻ sọc đều, đầy đặn hơn so với đồng hồ giả.

    Luxury Shopping
    Không phái đẹp nào có thể chối từ màu sắc đáng yêu này, có 9 trên 10 phụ nữ đã chọn màu hồng là màu sắc yêu thích nhất của họ. Xinh xắn, nịnh mắt, nhã nhặn đã khiến màu sắc này xứng đáng là màu sắc quốc dân của phái đẹp. Mặc dù không phải tông màu hồng nào cũng được phái đẹp yêu thích, nhưng ưu tiên màu sắc hàng đầu với phái nữ vẫn luôn là màu hồng.

    banner.png


    Màu sắc này cũng rất dễ hợp với bất kì sản phẩm nào dành cho phụ nữ, vì những lý do đó, mà màu hồng gần như được xem là thế giới của phụ nữ, vậy màu hồng chỉ dành cho phụ nữ mà không dành cho phái mạnh? Điều đó không hoàn toàn đúng, bằng chứng là màu hồng khi được áp dụng vào các sản phẩm dành cho nam giới thì vẫn rất nịnh mắt và cũng được nam giới yêu thích mà không hề cho rằng màu hồng là lãnh địa của phụ nữ.

    94601.png


    84895.png


    89303.png


    Michael Kors đã chứng minh điều đó bằng các thiết kế đồng hồ đeo tay được áp dụng màu hồng vào cả nam lẫn nữ, dĩ nhiên hãng vẫn ưu ái các thiết kế dành cho nữ hơn hẳn. Màu hồng được áp dụng trong mỗi thiết kế vô cùng khéo léo, mang lại một vẻ xinh xắn, đáng yêu và trẻ trung cho những mẫu đồng hồ nữ, hiện đại và năng động cho những mẫu đồng hồ nam.

    94339.png


    92784.png


    94600.png


    Không chỉ đơn thuần là màu hồng cơ bản mà hãng còn kết hợp nhiều tông màu hồng khác nhau với đa chất liệu như dây đeo silicon với màu hồng baby, thép không gỉ mạ màu hồng rose-gold, hay dây da màu hồng... Xuất hiện dày đặc ở các mẫu đồng hồ nữ, màu hồng chưa bao giờ hết hot và luôn được phái đẹp đón nhận, còn bạn, bạn đã có cho mình một chiếc đồng hồ mang màu sắc quốc dân này chưa, liên hệ ngay với donghomichaelkors.vn nhé.
    Lịch vạn niên là một trong những biến chứng lãng mạn và hữu ích nhất trong tất cả các tính năng xuất hiện ở đồng hồ cao cấp và xa xỉ. Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để tìm thấy những mẫu đồng hồ có tính năng lịch thứ/ngày hoặc lịch ngày/tháng. Những chiếc đồng hồ lịch vạn niên sẽ có đầy đủ cả hai cộng thêm việc nó chỉ cần điều chỉnh một lần trong một thế kỷ. Vâng, chính xác là một lần trong một thế kỷ.

    Patek-Philippe-perpetual-calendar.jpg


    Sở dĩ nói tính năng lịch vạn niên chỉ có thể xuất hiện ở những mẫu đồng hồ cao cấp và xa xỉ bởi nó đòi hỏi một khoản đầu tư không hề khiêm tốn. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của nó sau một đoạn lịch sử dài đăng đẳng vẫn không hề có dấu hiệu suy giảm. Đặc biệt là đối với cánh mày râu yêu thích sưu tầm và đam mê đồng hồ đeo tay, việc có thể sở hữu biến chứng này vẫn luôn là một điều rất đáng tự hào. Vậy điều gì đã làm nên giá trị của chúng? Cùng Luxshopping khám phá những điều thú vị về đồng hồ vạn niên nào.

    Đồng hồ lịch vạn niên là gì?

    Đồng hồ lịch vạn niên (perpetual calendar) còn được biết đến với tên đồng hồ lịch vĩnh viễn, là một chiếc đồng hồ đeo tay với chức năng hiển thị thứ/ngày/tháng. Nghe qua thì không có gì mới mẻ đúng không? Tuy nhiên, nó không hề giống những chiếc đồng hồ lịch bình thường.

    Đối với đồng hồ lịch bình thường, chúng cần phải được điều chỉnh tối thiểu 5 lần mỗi năm vì số ngày mỗi tháng là khác nhau (theo tiêu chuẩn lịch Gregorian sử dụng rộng rãi - còn được gọi là Tây lịch hay Công lịch, được chia thành 12 tháng với 365 ngày và cứ mỗi 4 năm sẽ thêm một ngày vào tháng 2 để tạo thành năm nhuận 366 ngày). Vì vậy, vào cuối mỗi tháng có ít hơn 31 ngày, bạn sẽ phải làm thao tác là cài đặt lại lịch thứ/ngày sao cho đúng với thực tế.

    Còn đối với đồng hồ lịch vạn niên? Trong trường hợp này, cơ chế bên trong bộ máy chuyển động hoàn toàn đáp ứng được việc tự điều chỉnh sao cho đồng bộ với thời gian thực tế, thậm chí nhận biết được cả năm nhuận. Thế nên bạn sẽ không cần phải làm bất cứ điều gì để có thể coi được chính xác thứ/ngày hiện tại trong vòng một thế kỷ.

    IWC-Portugieser-Perpetual-Calendar-Reference-5033-Black.jpg


    Đồng hồ lịch vạn niên IWC Portugieser Perpetual Calendar

    Lịch vạn niên hoạt động như thế nào?

    Phần lớn đồng hồ lịch vạn niên đều có bộ máy cơ học. Một số ít rơi vào những trường hợp đặc biệt mà chúng ta sẽ đề cập ở những phần bên dưới. Hiện tại, để làm rõ trình độ chế tác đỉnh cao và sự phức tạp bên trong, chúng ta cùng đến với cách hoạt động của lịch vạn niên trên những chiếc đồng hồ cơ.

    Jaeger-LeCoultre-Master-Ultra-Thin-Perpetual-9512.jpg


    Đồng hồ lịch vạn niên Jaeger-LeCoultre Master Ultra Thin

    Cả một bộ lịch có thể chạy đúng trong nhiều năm liền chỉ nằm vỏn vẹn trên một chiếc đồng hồ đeo tay. Để làm được kỳ tích vô cùng ấn tượng này là sự góp mặt của một bộ máy cơ học với 100 đến hơn 200 thành phần cấu tạo nên. Sự phức tạp này được hoàn thiện dưới bàn tay thủ công của các bậc thầy chế tạo đồng hồ với sự tỉ mỉ và cần mẫn trong một chuỗi ngày dài. Bộ chuyển động lịch vạn niên hình thành trên nền tảng của một dạng bộ nhớ cơ học ghi lại thời gian khoảng 1461 ngày, hoặc bốn năm.

    Sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta liên tưởng sự phức tạp này giống như các thực nghiệm ban đầu của máy tính để bàn: rườm rà, phức tạp và dày đặc các chi tiết lớn nhỏ khác nhau. Bộ chuyển động lịch vạn niên được phát triển dựa trên bộ chuyển động cơ học bình thường và sử dụng thêm bánh xe ngày (date wheel) với các rãnh có hình dạng khác nhau để tương ứng với các tháng 30, 31, 28 hoặc 29 ngày, tất cả được đồng bộ hóa với một đòn bẩy vĩnh viễn. Trong hầu hết các trường hợp, tháng hai rắc rối sẽ có bánh xe nhỏ hơn của riêng nó bên dưới bánh xe chính.

    maxresdefault-1.jpg


    Chúng được “lập trình” ở tầng cơ bản nhất là giả định tất cả các tháng đều dài 31 ngày. Tiếp theo, đối với những tháng có ít ngày hơn, cơ chế sẽ tự động bỏ qua các ngày còn dư lại và tự đặt mình vào ngày đầu tiên của tháng kế tiếp. Tất cả điều đó có nghĩa là: miễn sao đồng hồ được tiếp tục chạy, nó sẽ không cần cài đặt lại ngày tháng, hoặc cũng có thể nói là gần như không bao giờ.

    Một trong những đặc điểm riêng của quy tắc lịch Gregorian: những năm kết thúc bằng 00 phải chia hết cho 400 để được tính là một năm nhuận. Hầu hết các lịch vạn niên đều không tính đến điều đó, vì vậy bạn sẽ phải tự điều chỉnh đồng hồ vào ngày 1 tháng 3 năm 2100. Thế nên... hãy ghi chú vào nhật ký của bạn điều này nhé.

    Dòng lịch sử của đồng hồ lịch vạn niên

    Chỉ cần nói qua cách hoạt động và kết cấu phức tạp của đồng hồ vạn niên, có lẽ bạn cũng phần nào đoán được bề dày lịch sử phía sau chúng đúng không?

    ► Giai đoạn phát minh
    Lịch sử của chúng bắt đầu từ giữa những năm 1700. Trong thực tế, chức năng lịch vạn niên thực sự ra đời trước lịch hàng năm trong nhiều thập kỷ. Một nhà chiêm tinh học người Anh tên là Thomas Mudge đã phát minh ra bộ chuyển động với biến chứng lịch vạn niên đầu tiên vào năm 1762, xuất hiện ở một chiếc đồng hồ bỏ túi tại Bảo tàng Anh ở London.

    first-perpetual-calendar-1762.png


    Đồng hồ bỏ túi lịch vạn niên của Thomas Mudge năm 1762

    Sau phát minh của Mudge, biến chứng lịch vạn niên đã không xuất hiện trở lại ở đồng hồ trong khoảng 100 năm. Mãi đến năm 1864, Patek Philippe đã tạo ra một chiếc đồng hồ bỏ túi có tích hợp tính năng đầy phức tạp này. Và tiếp theo phải mất thêm 25 năm để cấp bằng sáng chế cho cơ chế lịch vạn niên (tức vào năm 1889). Tuy nhiên, phải đến một khoảng thời gian sau, biến chứng này mới xuất hiện ở chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên.

    ► Chiếc đồng hồ đeo tay lịch vạn niên đầu tiên
    Không chỉ là nhà phát minh ra đồng hồ bỏ túi lịch vạn niên đầu tiên, Patek Philippe cũng là người tạo ra chiếc đồng hồ đeo tay lịch vạn niên đầu tiên. Họ đã tạo ra bộ máy lịch vạn niên nhỏ gọn đầu tiên chỉ trong năm 1898. Sau đó, vào năm 1925, một nhà sưu tập giàu có của Patek Philippe - Thomas Emery đã công khai chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên có tính năng này. Patek Philippe chính là sử dụng cùng bộ calibre 34,4mm được tạo ra vào năm 1898 trong chiếc đồng hồ của Thomas Emery.

    FEATpatekhistory_1.jpg


    Đồng hồ đeo tay lịch vạn niên đầu tiên của Patek Philippe ra mắt vào năm 1925

    Chỉ vài năm sau đó, Breguet là thương hiệu tiếp theo tạo ra đồng hồ đeo tay lịch vạn niên vào năm 1929. Tiếp tục là sự ra đời của bộ chuyển động vạn niên nhỏ gọn, thậm chí còn nhỏ hơn Patek Philippe, chỉ với 22,5mm Jaeger-LeCoultre đã lập nên kỷ lục lúc bấy giờ vào năm 1937. Bộ calibre lịch vạn niên hình chữ nhật độc đáo của họ được xem là một tượng đài thương hiệu huyền thoại mà LeCoultre và Edmond Jaeger đã cùng chung tay xây đắp cho nhà Jaeger-LeCoultre.

    1000x-1.jpg


    Đồng hồ lịch vạn niên với bộ calibre vuông của nhà Jaeger-LeCoultre năm 1973

    Điểm qua những mẫu đồng hồ lịch vạn niên cao cấp!

    Cùng đến với những mẫu đồng hồ vạn niên cao cấp để có thêm một góc nhìn trực quan về chúng nhé.

    UploadsNewsoverseas-4300v-000r-b064-ultra-thin-perpetual-calendar-41-5png_540_660.jpg

    Mã SP: 78300
    VACHERON CONSTANTIN OVERSEAS 4300V/000R-B064 ULTRA-THIN 41.5MM
    1,694,880,000 VNĐ

    Luxury Shopping
    Đồng hồ Chronograph là gì?
    Đồng hồ Chronograph gọi một cách thuần Việt là đồng hồ bấm giờ. Và giống như cái tên của nó, đây là những chiếc đồng hồ đeo tay có chức năng ghi lại thời gian của một sự kiện diễn ra trong một thời điểm nhất định. Lấy ví dụ như bạn đang cần canh thời gian hầm một nồi nước dùng trong 30 phút; hay bạn cần ghi lại thời gian rơi tự do của một vật thể chẳng hạn.

    Vacheron-Constantin-Overseas-Chronograph-Calibre-5200-1.jpg


    Đồng hồ bấm giờ Vacheron Constantin Overseas

    Một chiếc đồng hồ Chronograph cơ bản sẽ có nút start/stop (bắt đầu/dừng) và nút reset (đặt lại). Phần lớn đồng hồ bấm giờ đều sử dụng kim giây trung tâm để ghi lại thời gian, vì thế chúng sẽ tính theo đơn vị giây. Kim giây trung tâm lúc này còn được biết đến với cái tên kim Chronograph. Một biến thể đặc biệt khác của đồng hồ bấm giờ chính là đồng hồ chronograh Slipt-seconds (hay Rattrapante - đồng hồ bấm giờ tách giây), cho phép người dùng ghi lại thời gian của nhiều sự kiện bắt đầu cùng một lúc và kết thúc tại những thời điểm khác nhau. Chẳng hạn như bạn muốn ghi lại thời gian về đích của hai con ngựa ở trường đua và muốn biết thời gian chênh lệch khi về đích giữa chúng, bạn có thể bắt đầu bấm giờ cùng một lúc và cho dừng 1 trong 2 kim chronograph khi con ngựa đầu tiên đã về đến đích.

    IWC-Portugieser-Chronograph-Rattrapante-Edition-Boutique-Milano-Ref_-IW371215-2.jpg


    Đồng hồ IWC Portugieser Chronograph Rattrapante Limited với 2 cây kim giây chronograph

    Đồng hồ Chronograph truyền thống thường được kiểm soát bởi một bánh xe cột (column-wheel, còn được biết đến với cái tên bánh xe đạn). Bánh xe cột có răng cưa bám bên ngoài và một trụ có khía ở trên đỉnh được đặt thẳng đứng. Column-wheel hoạt động như một công tắc xoay bật/tắt cho tính năng chronograph. Khi bấm kích hoạt (phần lớn nằm ở vị trí 2 giờ trên vỏ đồng hồ), nút start/stop này sẽ xoay bánh xe cột thông qua cần gạt, qua đó quyết định việc bắt đầu hoặc kết thúc công tác ghi thời gian của Chronograph.

    column-wheel-chronograph.png


    Column-wheel (bánh xe cột) trong bộ máy cơ Chronograph

    Để ghi lại phút, một thiết bị giảm tốc phải được thiết lập. Bánh xe Chronograph trung tâm mang theo một finger đóng vai trò giảm tốc. Finger này sẽ điều khiển bánh xe phút trung gian (intermediate minute-wheel) nhích một răng mỗi khi kim giây quay giáp một vòng. Bánh xe phút trung gian, nói một cách dễ hiểu là bánh xe phút Chronograph, nó chỉ tác động đến kim phút chronograph (thường nằm ở mặt số phụ tại vị trí 3 giờ) mà không ảnh hưởng gì đến phút thực tế của đồng hồ.

    Để dừng tính năng Chronograph, bạn chỉ cần bấm lại nút start/stop một lần nữa. Lần này, nó xoay bánh xe cột sang vị trí tắt. Ở vị trí tắt, bánh xe Chronograph trung gian được nhả ra. Ngoài ra, một đòn bẩy phanh sẽ chạm vào bánh xe chronograph trung tâm để dừng tất cả các chuyển động ngay lập tức. Khi nhấn nút reset, kim giây chronograph và kim phút chronograph phải ngay lập tức trở về 00:00. Để thực hiện điều này, bánh xe chronograph trung tâm và bánh xe phút mang heart-cam được gắn đồng trục. Nút reset đẩy một đòn bẩy, lần lượt tác động vào các heart-cam. Sau đó, các heart-cam sẽ quay bánh xe của chúng trở về 00:00.

    Kỳ thực nếu bạn không có hứng thú với cơ khí, bạn không nhất thiết phải hiểu rõ từng chi tiết mà chúng tôi đề cập bên trên. Về bản chất thì đồng hồ Chronograph được xem là những chiếc đồng hồ công cụ, mà đã dùng đến hai từ “công cụ” này thì nó đích xác là phục vụ cho một công việc cụ thể nào đó. Đương nhiên, bất cứ ai trong chúng ta đều muốn tìm được một công cụ phù hợp với bản thân nhất. Thế nên hôm nay Luxshopping sẽ cùng bạn tìm hiểu 10 yếu tố cần cân nhắc khi chọn mua một chiếc đồng hồ bấm giờ, đảm bảo nó đáp ứng được các mong muốn và nhu cầu của bạn.

    1.Cách mà bạn sử dụng

    Nhân viên bán hàng: “Quý khách sẽ sử dụng đồng hồ Chronograph của mình để làm gì?”

    Khách hàng: “Để làm gì ư? Tôi chưa từng nghĩ đến việc này.”

    Đồng hồ Chronograph không chỉ dành cho những cuộc đua tốc độ, chúng mang lại nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống, chẳng hạn như: theo dõi thời gian khi nấu ăn, khi rèn luyện ở phòng gym, khi chạy bộ hay bơi lội, thậm chí là sử dụng chúng để ghi lại thời gian trong những cuộc hội họp quan trọng. Phần lớn đồng hồ bấm giờ sẽ dễ dàng chiếm được cảm tình từ phái mạnh hơn, bởi vì chúng thực sự hữu ích trong hầu hết các sinh hoạt thường nhật của nam giới.

    Bạn có thể ngồi nhâm nhi một tách cafe, đọc một tờ báo trong khoảng 30 phút trước khi chuyến bay của bạn cất cánh mà không lo trễ giờ. Còn tận 20 phút nữa mới đến chương trình bóng đá mà bạn yêu thích ư? Bạn có thể bấm giờ rồi đi mua vài lon bia hay nướng vài con khô mực mà không cần ngồi chầu chực mãi trước tivi. Vợ của bạn nói rằng cô ấy sẽ trang điểm trong 5 phút sau đó sẽ đi chơi cùng bạn sao? Bạn có thể bấm… À, thôi. Đây là một ý tưởng phi thực tế.

    Rolex_Daytona_116515-4.jpg


    Nếu chỉ đơn giản là bạn muốn sưu tầm một chiếc đồng hồ Chronograph, vậy thì sao cũng được. Nhưng nếu nó phục vụ cho công việc hoặc cuộc sống của bạn thì hãy lựa chọn theo mục đích ban đầu. Chẳng hạn một vài mẫu đồng hồ lặn Chronograph có thiết kế đặc biệt, đáp ứng cho việc có thể cùng bạn ngoạn đến vài trăm mét dưới mặt nước, với mặt số có các chi tiết phủ sơn dạ quang để dễ dàng đọc được trong bóng tối. Một vài mẫu đồng hồ bấm giờ phi công được thiết kế để chạy hàng giờ đồng hồ, trong khi phần lớn những chiếc chronograph thông thường thì chỉ ghi được tối đa 50 phút.

    2.Tính dễ đọc

    Tính dễ đọc - hiển thị thời gian một cách rõ ràng nhất để bạn có thể nhìn nhận khi sử dụng tính năng bấm giờ. Điều này chẳng phải là hiển nhiên ư? Không đâu, chí ít thì ở thời điểm hiện tại nó không còn là việc hiển nhiên nữa. Ngày nay, tính dễ đọc của đồng hồ Chronograph dần bị kết liễu trên chiến trường khốc liệt của thời trang. Vài nhà sản xuất sẽ bỏ qua lợi ích của tính dễ đọc để đổi lấy vẻ bề ngoài mỹ mạo và bắt mắt cho chiếc đồng hồ hái ra tiền của họ.

    IWC-pilot-watch-gear-patrol-full-lead.jpg


    Đồng hồ IWC Pilot’s Watch Chronograph 2018 với mặt số tương phản, rõ ràng và dễ đọc

    Thế đấy, bạn sẽ chẳng muốn tìm mua một chiếc đồng hồ Chronograph gây khó khăn cho việc tính giờ của bạn đâu đúng không? Vì thế yếu tố thứ hai cần phải lưu ý chính là bố cục của mặt số chính và các mặt số phụ có gọn gàng trật tự không? Các chi tiết trên mặt số có nổi bật và dễ đọc không? Bộ kim đã đủ to chưa? Và nếu bạn là người Việt Nam, hãy dành sự quan tâm cho những chiếc đồng hồ bấm giờ có các mốc hiển thị là chữ số Ả Rập, chúng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian đọc giờ hơn đấy. Hơn thế nữa, nếu bạn thường xuyên làm việc ở những nơi không đầy đủ ánh sáng thì nhất định phải thử nghiệm tính phản quang của các chi tiết trên mặt số. Đây là điều cực kỳ quan trọng và thiết nghĩ sẽ có ít mẫu mã phù hợp với nhu cầu của bạn. Trong trường hợp này, bạn có thể tìm đến những địa điểm cung cấp đồng hồ chính hãng uy tín để được tư vấn cụ thể.

    3.Nguồn gốc của bộ máy đồng hồ

    Bộ máy Chronograph có một loạt các chủng loại với nhiều nguồn gốc khác nhau: in-house, third-party (bên thứ ba) và hybrid (hỗn hợp), tích hợp và mô-đun (modular), . . . Đối với một số người, đây là một hệ thống đẳng cấp ảo. Nó thậm chí ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá cả, độ phổ biến và thậm chí là danh tiếng của chiếc đồng hồ. Nói ví dụ như có vài chiếc đồng hồ cơ được lắp ráp “in-house” hiện đại có mức giá ngang bằng, thậm chí là cao hơn những mẫu đồng hồ cổ có cùng tính năng.

    tag-heuer-calibre-1969-chronograph.jpg


    TAG Heuer Calibre 1969 in-house Chronograph movement

    Bộ máy Chronograph in-house thường là chronograph tích hợp, không phải chronograph mô-đun (những cái này là gì? Chúng ta sẽ cùng giải đáp ở phần 4), và bánh xe cột thường chiếm sự điều khiển trung tâm. Sự xuất hiện của cụm từ “in-house” dường như là một phần uy danh của thương hiệu, vì thế mà những cỗ máy Chronograph in-house thường được những nhà sản xuất hoàn thiện tốt các chức năng, trau chuốt cẩn thận và từ đó đạt được một tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Sản xuất in-house hay còn gọi là sản xuất nội bộ, mang lại cho các hãng đồng hồ sự tự do để nghiên cứu và phát triển các thiết kế đơn lẻ, cung cấp quyển kiểm soát mọi bước trong quy trình sản xuất. Tất nhiên, hai từ “in-house” này đòi hỏi một khoản đầu tư không hề nhỏ nếu bạn muốn sở hữu chúng. Dù sao thì sự đẳng cấp và xa xỉ nào cũng sở hữu một con số chẳng mấy khiêm tốn cả.

    Bộ máy của bên thứ ba cung cấp cũng có lợi thế của riêng chúng. Hầu hết chúng đã xuất hiện trên thị trường trong một thời gian nhất định, hoặc dựa trên các thiết kế đã qua thử nghiệm và kiểm định, vì vậy chúng cực kỳ đáng tin cậy. Chi phí cho những dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa của chúng thường không quá cao và bạn không nhất thiết phải gửi chiếc đồng hồ của mình ra nước ngoài. Phụ kiện thay thế chính hãng có thể dễ dàng tìm thấy ở những địa điểm bảo hành và sửa chữa đồng hồ uy tín.

    777138.png

    Đồng hồ Panerai Chronograph Split-Second PAM00147 sử dụng bộ máy bên thứ ba Venus Cal.185


    Những bộ máy bên thứ ba cung cấp thường khá mạnh mẽ và chúng có thể là những cỗ máy chấm công tuyệt vời. (ETA cung cấp các bộ máy cơ học ở các cấp khác nhau và khi bạn đi đến những phân khúc cao hơn, chất lượng của chúng cũng được cải thiện. Cấp cao nhất được cấp chứng nhận COSC). Mặt khác, các bộ máy bên thứ ba thường được sản xuất số lượng lớn vì thế mà chúng không gán mác “độc quyền”. Điều này phần nào giảm đi một phần chi phí đáng kể trong khoản đầu tư cho đồng hồ đeo tay của bạn.
    Da được xem là một vật liệu linh hoạt, bởi hầu hết các loại da hiện đang có mặt trên thị trường đều có thể sử dụng để làm dây đeo đồng hồ. Dù xét về tính dẻo dai, độ bền hay thẩm mỹ thì dây da vẫn luôn dễ dàng chiếm được sự yêu thích của nhiều người. Hoặc ở hiện tại, bạn chỉ đơn giản muốn tìm một điều gì đó mới mẻ cho chiếc đồng hồ kim loại của mình, bạn cũng có thể cân nhắc đến việc lựa chọn một mẫu dây da để thay thế.

    Dây da thường thích hợp với những dòng đồng hồ cổ điển hay truyền thống, nhất là những mẫu đồng hồ có vỏ tone gold hoặc rose-gold. Sự phối hợp của dây da dễ dàng khơi lên một cỗ khí chất lịch lãm, phong độ cho nam giới; đồng thời cũng có thể tạo một luồng phong thái nhẹ nhàng, khoan thai và thanh nhã cho các quý nàng.

    Ngày nay, nhu cầu về đồng hồ dây da ngày càng cao, dẫn đến các loại da được sử dụng cũng ngày càng nhiều hơn. Để phần nào có thể giúp quý khách dễ dàng tiếp cận đến mẫu mã mà mình ưng ý nhất, trong chủ đề ngày hôm nay, Luxshopping sẽ giới thiệu những vật liệu phổ biến được sử dụng để chế tạo dây da đồng hồ.

    Da Kangaroo

    Da Kangaroo phù hợp với nhiều loại sản phẩm bởi trọng lượng nhẹ và độ dẻo dai vượt trội. Trong thực tế, độ dẻo dai mà da kangaroo mang lại gấp 10 lần da bò. Ở Úc, roi da nhiều sợi cũng được làm từ da kangaroo vì sức mạnh lớn và trọng lượng nhẹ so với các loại da khác có cùng kích cỡ. Kangaroo cũng được sử dụng để làm da xe máy vì nó có khả năng chống mài mòn.

    dong-ho-day-da-kangaroo-1.jpg


    Phần lớn, trên bề mặt của dây đồng hồ làm từ da Kangaroo có những vân sần nhỏ li ti, hơi nổi lên, trông như sắp nứt và có thể được nhuộm thực vật bằng bất kỳ màu nào. Thế nên sự lựa chọn về màu sắc của bạn cũng trở nên đa dạng hơn. Da kangaroo vẫn duy trì được sức mạnh của nó ngay cả khi bị cắt mỏng, thế nên nó thường được bện lại khi làm thành dây đeo để tăng tính thẩm mỹ.

    dong-ho-day-da-kangaroo-2.jpg


    Kangaroo - loài thú có túi sinh sống đông đảo và được bảo vệ ở Úc. Các sản phẩm thịt và da được lấy từ tự nhiên theo kế hoạch quản lý chặt chẽ của chính phủ. Da Kangaroo cũng được xuất khẩu sang nhiều quốc gia để sử dụng trong một loạt các sản phẩm cao cấp bao gồm ủng, dây đeo đồng hồ và các phụ kiện thời trang khác.

    Sự thật thú vị: Hơn 34 triệu Kangaroo từ khu vực thu hoạch thương mại của Úc. Chỉ với 25 triệu người ở Úc, điều này có nghĩa là số lượng Kangaroo sinh sống ở đất nước này còn nhiều hơn người dân của họ.

    Da bò hoặc da dê

    Có lẽ đây là những chất liệu có giá cả khiêm tốn nhất và được sử dụng phổ biến nhất cho dây đeo đồng hồ. Đề cập đến da bò và da dê, chúng ta thường gặp thuật ngữ “top grain” và “full grain” trong những tài liệu đi kèm.

    Nói một chút về chúng, “full grain” được biết đến ở Việt Nam là da nguyên tấm, lớp trên cùng của nó không bị mài mòn và không qua gia công. Bề mặt chúng hoàn toàn được giữ nguyên vẹn trước khi nhuộm màu và chế tác thành phẩm. Full grain sau một thời gian dài sử dụng sẽ ngày càng đẹp, màu sắc sẽ đậm dần và bóng mịn hơn mà không tác động nhân tạo nào, bởi vì chúng có khả năng tự phát triển ra lớp phủ bóng mới (patina). Khác với full grain, bề mặt trên cùng của top grain được mài mòn bớt để loại bỏ những khuyết điểm, sau đó được nhuộm một tầng màu sắc để tạo sự đồng nhất. Top grain mới đầu có thể sẽ đẹp mắt hơn nhiều so với full grain nhưng thời gian dài thì không bền chắc bằng và cũng rạn nứt nhanh hơn.
    day-dong-ho-da-bo.png


    Dây đeo đồng hồ da bò

    Trở lại với dây đồng hồ, không quá khó để đoán biết vật liệu mà chúng ta thường tìm thấy chính là full grain - sở hữu kết cấu tự nhiên và bền bỉ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà sản xuất ưa chuộng top grain vì tính thẩm mỹ mà nó mang lại. Dù sao thì top grain vẫn khá lý tưởng cho những ai có sở thích thường xuyên thay đổi dây đeo để tạo sự mới mẻ trên cổ tay.

    day-deo-dong-ho-da-be.jpg


    Dây đeo đồng hồ da bê

    Khi dây đồng hồ được đánh dấu là “Genuine Leather” - da thật, nó thường được tạo thành từ da bò (cow leather) bên trong và bên ngoài là da bê (calf leather), điều này tạo cảm giác mềm mại hơn cho cổ tay người dùng. Da bê ngoài việc mềm mại, nó có còn có một lớp bề mặt với kết cấu chặt chẽ hơn và có xu hướng bám chặt vào nhau tốt hơn da bò, do đó mà độ bền cũng ưu tú hơn hẳn. Ngoài ra còn có da lộn - được làm bằng cách đệm thêm một lớp da bò trên cùng.

    Da cá sấu Alligator

    Alligator là một loài cá sấu mõm ngắn sinh sống ở Đông Nam Hoa Kỳ. Da của loài cá sấu này được biết đến như một chất liệu kỳ lạ có thể sử dụng trong nhiều mặt hàng xa xỉ, bao gồm dây đeo đồng hồ cao cấp.

    day-da-ca-sau-Alligator.jpg

    Dây đồng hồ da Alligator

    Phần lớn da thuộc có nguồn gốc từ hai quốc gia: Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nền thương mại Hoa Kỳ được quy định chặt chẽ trong việc thu hoạch và sản xuất, bao gồm các điều kiện mẫu vật nuôi và đánh bắt tự nhiên.

    Phần da bụng của cá sấu Alligator được chế tác thành lớp bên trong của dây đeo đồng hồ. Bề mặt bên ngoài thì được đặc trưng bởi “Hornback” - lớp sừng trên da lưng của cá sấu. Hình thù của nó khá sần sùi nhưng lại không xấu xí, nổi bật những đường lối trật tự vì sự phân bổ tự nhiên và tỷ lệ đối xứng của các ô sừng. Điều này mang đến một góc nhìn thẩm mỹ và nghệ thuật, nhất là khi chúng xuất hiện cùng các quý ngài thành đạt.

    day-da-ca-sau-alligator.png


    Các hình ảnh mà Luxshopping đăng tải không phải hình dạng cố định của da Alligator. Tùy vào phần da nằm ở vùng nào trên lưng cá sấu mà chúng có hình dạng khác nhau.

    Da cá sấu Alligator không phải một loại vật liệu có thể sản xuất đại trà và được xem là một trong những loại quý hiếm trong tất cả các loại da, thế nên giá cả của chúng thường nằm ở một con số không thấp. Bên cạnh đó, da cá sấu alligator còn là một trong những loại nguyên liệu thô được tìm kiếm nhiều nhất bởi các nhà sản xuất xa xỉ phẩm hàng đầu Thế giới. Một ưu điểm ít ai biết về da Alligator chính là chúng rất khó để làm giả.

    Da cá sấu Crocodile

    Ngoại hình của chúng tương tự như da cá sấu Aligator nhưng có một số khác biệt đáng chú ý: Da cá sấu Crocodile có những lỗ nhỏ trên bề mặt và họa tiết không đồng đều như Alligator.

    day-da-ca-sau-crocodile.jpg


    Dây đồng hồ da cá sấu Crocodile

    Crocodile không mềm như Alligator, bạn thậm chí có thể cảm nhận được sự thô ráp và khô cứng trên cổ tay, mặc dù cảm giác này cũng không mấy rõ ràng. Tuy nhiên, vì nó không hiếm như alligator và sở hữu một mức giá khá hợp lý nên mức độ phổ biến của nó trên thị trường cũng không thể xem thường. Phần lớn nguồn gốc của những sản phẩm này đến từ các sấu nước mặn ở Úc và cá sấu vùng sông Nile.

    Da đà điểu Ostrich

    Có nguồn gốc từ Châu Phi, da đà điểu (Ostrich leather) có hoa văn độc đáo với những vết sẫm màu được gọi là “nang lông trống”.

    day-da-da-dieu-Ostrich.jpg


    Dây đồng hồ da đà điểu

    Da đà điểu được biết đến như một loại da sang trọng và có thể đắt tiền hơn nhiều lần so với da truyền thống. Mức độ phổ biến của dây da đà điểu rất có tính xâm lược trong thị trường đồng hồ Thế giới, bằng chứng là độ phổ biến của nó trong những mẫu đồng hồ cao cấp ngày càng cao.

    Da thằn lằn

    Da thằn lằn (Lizard leather) là một lựa chọn khá hấp dẫn và bền bỉ cho dây đồng hồ.

    day-da-than-lan.jpg


    Phần lớn da Lizard đến từ loài bò sát Iguana và thằn lằn Java. Nó còn được biết với cụm từ “ringtail” vì các đường vân trên bề mặt có hình thù giống như hàng ngàn chiếc nhẫn tròn tí hon ghép lại. Với kết cấu đồng đều và chặt chẽ mang đến thẩm mỹ cao, da thằn lằn là một vật liệu được ưa chuộng trong chế tạo dây đeo đồng hồ. Thường thì người ta sẽ sử dụng da từ mặt dưới hoặc bụng của con thằn lằn vì hoa văn ở đó đạt được sự nhất quán tiêu chuẩn. Da thằn lằn chính hãng có mức giá dễ chịu hơn so với da cá sấu, vì thế mà nó cũng dễ dàng chiếm được sự yêu thích từ phía đông đảo người sử dụng.

    Da rắn

    Da rắn (snakeskin leather) cũng được sử dụng để làm dây đeo đồng hồ. Được coi là một loại chất liệu kỳ lạ, da rắn còn được sử dụng để làm ví, túi xách và các mặt hàng thời trang khác.

    day-dong-ho-da-ran.jpg


    Nếu bạn đã từng nhìn thấy một đôi giày cao bồi màu trắng hoặc sáng màu thì đấy chính là da rắn. Chúng có nguồn gốc chủ yếu từ những loài Trăn (Pythons). Snakeskin rất mỏng vì thế dây đồng hồ được làm thủ công với bề mặt dưới là tầng da bò, sau đó da rắn mới được dán và khâu vào tầng da cơ sở để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Dây đeo da rắn có giá ngang ngửa với da cá sấu Alligator.

    Da cá đuối

    Da cá đuối (Stingray leather) có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Úc và Nam Mỹ. Được biết đến với các họa tiết hình ngọc trai độc đáo nổi bật trên nền đen xám.

    day-da-ca-duoi.jpg


    Dây da cá đuối khi phối hợp với những mặt số đồng hồ màu sắc sẽ mang đến một hiệu ứng hấp dẫn ngoài ý muốn, tạo sự chú ý nhiều hơn cho cổ tay người đeo. Tuy nhiên, nó không được đánh giá cao khi phối hợp với các mặt số cổ điển.

    Dây da cá đuối có thể đánh bóng và cũng có thể nhuộm bất kỳ màu Pantone nào mà bạn ưa thích. Phần lớn giá của dây da cá đuối xấp xỉ với Alligator chất lượng tốt.

    Luxury Shopping
    Có một nghịch lý hấp dẫn của đồng hồ đeo tay: Mọi nhà sản xuất đồng hồ vĩ đại trong lịch sử đều tìm cách chinh phục được độ chính xác lý tưởng của riêng họ, nhưng độ chính xác lại rất ít khi ảnh hưởng đến giá thành của đồng hồ.

    Thật vậy, hầu hết các giai đoạn trong lịch sử của ngành chế tạo đồng hồ, một chiếc đồng hồ càng đắt tiền thì độ chính xác của nó càng kém. Ngày nay, độ chính xác của một chiếc đồng hồ sang trọng có thể được xếp hạng thấp hơn một vài yếu tố sau: giá trị của thương hiệu, nguyên vật liệu chế tạo, thiết kế, trang trí trong và ngoài bộ máy, hay các nhu cầu xa xỉ khác - chẳng hạn như một số lý do thuyết phục nào đó mà marketing của hãng đã dẫn dắt bạn tìm thấy động lực để sở hữu một chiếc đồng hồ xa xỉ.

    khung-xuong-bang-vang-cua-bo-may-co-dong-ho.png


    Độ chính xác của đồng hồ là yếu tố “bình dân”, và do đó, nó không phải là những gì bạn nên mong đợi từ một chiếc đồng hồ cơ đắt tiền.

    Tất nhiên, vạn vật đều có tính tương đối, nên không phải lúc nào cũng vậy. Đã từng có một thời kỳ hoàng kim của ngành chế tạo đồng hồ chính xác kéo dài từ những năm 1870 đến những năm 1970, khi đó hiệu suất của một chiếc đồng hồ tương quan chặt chẽ với giá trị và giá cả của nó.

    Ở thời đại công nghiệp hóa của xe lửa và điện báo, và cho đến tận thế kỷ XX, nếu bạn đi du lịch, quản lý một doanh nghiệp hoặc một nhà máy, giữ chức vụ làm công hoặc đầu cơ trên thị trường chứng khoán, thì một chiếc đồng hồ đáng tin cậy cũng cần thiết như điện thoại di động bây giờ vậy.

    Đó là thời đại của các cuộc thi trên đài thiên văn dành cho những người hùng chế tạo đồng hồ thời đó - những người điều chỉnh độ chính xác đã dành hàng tháng trời để chuẩn bị máy móc. Họ còn được gọi là “régleurs”.

    “Chúng tôi là những đứa con cưng của ngành công nghiệp này.”

    — François Mercier hiện 87 tuổi và là cựu nhân viên điều chỉnh đến từ thị trấn sản xuất đồng hồ Le Locle, Thụy Sĩ nhớ lại. Ông cũng là người đã sống những ngày vinh quang của thời đại cạnh tranh cho đến khi nó kết thúc vào đầu những năm 70.

    “Đối với một số công ty, thành công tại các cuộc thi là rất quan trọng. Các ông chủ của công ty trở nên bị ám ảnh bởi kết quả. Họ có thể công khai rất nhiều về nó.”

    “Nếu một chiếc đồng hồ chiến thắng trong một cuộc thi trên đài thiên văn hoặc một giải thưởng lớn như Prix Guillaume, régleur đó có thể nhận được một nghìn franc - tương đương với một tháng lương.”

    Mercier từng làm việc cho Spiraux Réunis - hãng sản xuất lò xo cân bằng Isoval, đối thủ chính của hãng lò xo Nivarox. Khi Isoval giành được giải thưởng bù nhiệt tốt nhất, nhà sản xuất của no - Ernest Dubois đã trả cho những người điều chỉnh khoản tiền thưởng 500 franc.

    nha-may-Geneva-spiraux-r%C3%A9unis-1925.jpg


    — Nhà máy ở Geneva của Spiraux Réunis vào năm 1925. (Hình ảnh Bénédict Frommel et Tanari Architectes / Canton of Geneva)

    Số tiền thưởng này là hoàn toàn xứng đáng bởi vì những chiếc đồng hồ đạt thành tích tốt trong các cuộc thi trên đài thiên văn đều được mua lại bởi một khoản tiền khá lớn, chẳng hạn như cuộc thi từng được tổ chức bởi đài thiên văn Neuchatel và Geneva ở Thụy Sĩ. Nhưng để bàn về mức độ uy tín cao phải kể đến các bài kiểm tra chronometer được thực hiện bởi đài thiên văn tại Kew-Teddington nằm ở ngoại ô London - nơi những chiếc đồng hồ cao cấp nhất đã nhận được chứng chỉ Kew “A” với lời khen “đặc biệt tốt”, nghĩa là hơn 80 điểm trên thang 100.

    Francois-Mercier.jpg


    — Francois Mercier

    Người đàn ông đã thiết lập các chuẩn mực của một chiếc đồng hồ cao cấp nhất là một trong những người anh hùng thầm lặng của đồng hồ. Giáo sư Emile Plantamour, giám đốc đài quan sát Geneva Observatory, nổi tiếng là người đã phát minh ra hệ thống đánh giá đồng hồ và vẫn được sử dụng cho đến hiện nay.

    Nhưng có lẽ chúng ta sẽ bắt đầu về đề tài này ở chương khác của chuỗi bài viết về độ chính xác của đồng hồ ở thời kỳ tiền thạch anh (trước khi đồng hồ quartz ra đời).

    ĐỘ CHÍNH XÁC ĐỒNG HỒ - THƯỚC ĐO CỦA THỜI GIAN

    Khi mua đồng hồ, bạn sẽ thường thấy một số thuật ngữ đi kèm với thông số biểu hiện độ chính xác của nó. Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu và phân biệt được những thuật ngữ theo hệ thống Plantamour này: accuracy, precision và rate - độ chính xác tuyệt đối, độ chính xác tương đối và sai số đồng hồ.

    Không có bất cứ thương hiệu đồng hồ nào dám khẳng định rằng 100% sản phẩm của họ là chính xác tuyệt đối (accuracy). Những người thợ đồng hồ luôn hiểu rằng không có bộ máy đếm thời gian nào có thể đạt được độ chính xác hoàn hảo, bao gồm cả đồng hồ nguyên tử. Chúng đều có một lỗi không thể sửa chữa được: chúng đi nhanh hoặc chậm hơn so với thời gian thực.

    Họ lập luận rằng độ chính xác hoàn hảo là một mục tiêu không thể đạt được và một chiếc đồng hồ chỉ có thể có độ chính xác tương đối. Mặc dù thừa nhận điều này có thể sẽ khiến các thợ đồng hồ lẫn những người bán đồng hồ phải chịu phàn nàn từ phía khách hàng, nhưng sự thật là vậy.

    Thay vào đó, tuyên bố thường được nghe từ các thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ là “precision” - ở đây chúng ta có thể hiểu là độ chính xác tương đối. Giống như hầu hết các thuật ngữ chuyên ngành của đồng hồ Thụy Sĩ đều có nguồn gốc từ Pháp, nó tương tự như từ “précision”. Presicion cho thấy sự chuyên sâu trong sản xuất và lắp ráp đồng hồ, nhưng nó cũng đủ mơ hồ để không cam kết bất kỳ điều gì về hiệu suất của đồng hồ.

    Trong khi accuracy là thước đo thời gian thực của đồng hồ mà hiện nay bạn có thể thấy nó trên máy tính hoặc điện thoại, thì precision lại liên quan đến “rate” - sai số của nó. Rate biểu thị cho số giây thêm vào hoặc mất đi trong một ngày của đồng hồ. Sự ổn định của rate là thước đo quan trọng nhất để đánh giá độ chính xác tương đối của nó. Nếu một chiếc đồng hồ thường xuyên chậm (hoặc nhanh) hơn thời gian thực khoảng 5 giây mỗi ngày, nó sẽ còn xa vời với từ accuracy nhưng lại cực kỳ gần gũi với từ precision.

    chung-nhan-Kew-A-duoc-trao-cho-mot-chiec-dong-ho-Rolex-1914.jpg


    — Một chứng nhận Kew “A” được trao cho đồng hồ đeo tay Rolex vào năm 1914

    Trước đây, sự hữu dụng của sai số đồng hồ rõ ràng hơn bây giờ. Những người điều khiển phương tiện (tàu, thuyền, máy bay,...) cần phải biết sai số chính xác của chiếc đồng hồ đo thời gian của họ để có thể cài đặt lại giờ giấc cho đúng với thời gian thực mỗi ngày. Điều khiến họ quan tâm là sai số sẽ thay đổi như thế nào dưới sự tác động của nhiệt độ và vị trí. Sai số càng cố định, họ càng có thể tin tưởng vào chiếc đồng hồ của mình.

    • Sai số không thay đổi - đồng hồ đạt được độ chính xác tương đối (precision) hoặc có thể gọi là độ chính xác tuyệt đối trên lý thuyết. Trường hợp này hình dung như nhiều viên đạn liên tiếp đều bắn xuyên qua cùng một cái lỗ, mặc dù cái lỗ đó không nằm ở hồng tâm.

    • Sai số bằng 0 - đồng hồ đạt được độ chính xác tuyệt đối (accuracy). Đây có thể hình dung tương tự như trên, chỉ có khác một điều là cái lỗ lúc này nằm ở giữa hồng tâm.

    Hệ thống đo lường sự thay đổi của sai số đồng hồ dưới ảnh hưởng khác nhau của nhiệt độ và vị trí được phát minh bởi Giáo sư Plantamour đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế. Tin chắc tiêu chuẩn này và những điều có liên quan sẽ là một phần thú vị của chương 2.

    PHỤ LỤC: SO SÁNH ĐỘ CHÍNH XÁC

    Cả hai bài kiểm tra COSC của Thụy Sĩ và Kew “A” của Anh quốc đã đặt ra những tiêu chuẩn liên quan đến sai số đồng hồ: chênh lệch trung bình trong một ngày so với sai số trung bình - ở mức 2 giây/ngày.

    Nếu sai số của đồng hồ nằm trong tiêu chuẩn COSC từ -4 đến +6 giây/ngày, thì sự thay đổi lên đến 2 giây/ngày của nó dường như là một sự khoan dung khá lớn.

    Tuy nhiên, một chiếc đồng hồ cao cấp phải nằm trong ngưỡng COSC. Theo thước đo của chứng nhận COS, bộ máy Patek Philippe Calibre 215 đạt được mức biến thiên sai số trung bình là 0,6 giây/ngày (dựa trên một vài bộ chuyển động Cal. 215 ban đầu được nộp cho COSC), bị đánh bại bởi bộ máy đồng trục OMEGA Calibre 2500 Co-Axial cỡ lớn với 0,5 giây/ngày. Tiếp theo đó là sai số của chiếc đồng hồ Jaeger-LeCoultre Master Tourbillon đã giành chiến thắng trong cuộc thi đo thời gian của Thụy Sĩ năm 2009 rất khác biệt, trung bình chỉ 0,08 giây/ngày trong một chặng của bài kiểm tra.
    jaeger-lecoultre-calibre-978-c8.png


    Bộ máy Calibre 978 đã từng sử dụng trong chiếc đồng hồ Jaeger-LeCoultre Master Tourbillon chiến thắng Chronometrie 2009.

    Nhưng danh hiệu chiếc đồng hồ chính xác nhất phải thuộc về OMEGA Calibre 47.7 được điều chỉnh bởi Alfred Jaccard. Vào năm 1936, nó đã đạt được điểm cao nhất từ trước đến nay tại Kew “A” - số điểm đáng kinh ngạc là 97,8 trên 100. Sai số trung bình của nó thay đổi 0,05 giây/ngày và kỷ lục này vẫn không hề bị phá vỡ cho đến cuối năm 1965.

    Vì vậy, nếu bạn đang cân nhắc mua một chiếc đồng hồ được giới thiệu là "chính xác", hãy cân nhắc đến cả sự biến thiên trong sai số của nó nữa.

    Luxury Shopping
    Đồng hồ quân đội là một trong những chủ đề luôn giành được sự quan tâm của đông đảo người sưu tập và đam mê đồng hồ trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt là đối với phái mạnh. Chúng có một dòng lịch sử vĩ đại, chảy dài qua nhiều cột mốc quan trọng của nhân loại và tiếp tục phát triển cho đến thời điểm hiện tại. Giống như cái tên của mình, đồng hồ quân đội sinh ra là để phục vụ cho quân sự với các tính năng và đặc điểm được phát triển nâng cao nhằm đáp ứng các hoàn cảnh tác chiến cụ thể.

    Longines-Heritage-Military-COSD(1).jpg


    Nếu như trong quá khứ, đồng hồ quân đội là chiến hữu trung thành của những người lính thì ngày nay, chúng được sử dụng như một phụ kiện hữu ích cho người đeo. Trước khi khám phá vì sao đồng hồ quân đội lại có sức hấp dẫn đến thế, chúng ta đầu tiên sẽ đi vào một đoạn sơ lược về lịch sử của đồng hồ.

    Tóm tắt lịch sử
    Từ cuối thế kỷ 15 trở về trước, đồng hồ hoàn toàn là những vật thể trưng bày. Kích thước của chúng không đáp ứng cho việc mang theo bên người. Mãi đến thế kỷ thứ 16, vào năm 1505, Peter Heinlein - một thợ đồng hồ đến từ Nürnberg, Đức đã chế tạo ra chiếc đồng hồ “quả táo” Watch 1505 đầu tiên trong lịch sử. Tại thời điểm đó, người ta thường đeo chúng như mặt dây chuyền. Những chiếc đồng hồ cổ xưa này dựa vào một hệ thống lò xo để kéo những cây kim quanh quanh mặt số, từ đó hiển thị thời gian thích hợp.

    dong-ho-qua-tao-1505.jpg


    Đồng hồ quả táo Watch 1505

    Đến 1510, những chiếc đồng hồ bỏ túi (pocket watch) ra đời và bắt đầu trở nên phổ biến hơn vào đầu thế kỷ 17, chúng thường được bắt gặp trong túi áo của những người đàn ông. Nhưng kỳ thực họ không thường sử dụng chúng để xem giờ bởi vì những chiếc đồng hồ bỏ túi lúc bấy giờ không mấy chính xác. Tiếp tục một khoảng thời gian trôi qua, các nhà sản xuất đồng hồ đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện các cơ chế bên trong bộ máy đồng hồ.

    Vào cuối thế kỷ XIX, những người lính có thói quen buộc những chiếc đồng hồ bỏ túi quanh cổ tay để thuận tiện. Câu chuyện bắt đầu khi một sĩ quan hải quan Đức không thể xem giờ từ chiếc đồng hồ bỏ túi quấn quanh cổ tay này, bởi vì cả hai bàn tay của ông ấy đều đang bận điều khiển một khẩu súng máy. Để khắc phục, một sĩ quan đã buộc một chiếc đồng hồ bỏ túi vào cổ tay của anh ta bằng cách sử dụng dây da của một chiếc mũ để hỗ trợ. Từ đó mà chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên ra đời.

    Sau khi đồng hồ bỏ túi, đồng hồ đeo tay trở nên phổ biến. Dây da được chứng minh là thoải mái trong mọi tình huống. Trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, các công ty đồng hồ như Rolex, Doxa và Gruen đã nỗ lực sản xuất các phiên bản đồng hồ quân đội của riêng họ. Khi Thế chiến II bắt đầu, đồng hồ quân đội đã được trang bị các tính năng tốt hơn như chữ số phát sáng và mặt số dễ đọc.

    dong-ho-quan-doi-Longines(1).jpg


    Cùng Luxshopping điểm qua một vài cột mốc quan trọng trong dòng lịch sử của đồng hồ quân đội.

    » 1880: Girard Perregaux đã tạo ra chiếc đồng hồ quân sự đeo tay đầu tiên trên Thế giới và bán nó cho Hải quân Đức. Khác với đồng hồ bỏ túi, đồng hồ đeo tay cho phép người đeo xem giờ ở bất kỳ tình huống nào. Còn đến 30 năm nữa thì ốp kính pha lê của đồng hồ mới ra đời, bởi thế mà lúc bấy giờ, một tấm bảo vệ bằng lưới đặc biệt được thêm vào để bọc lấy mặt số.

    » 1914: Trong những ngày đầu của Thế chiến I, các sĩ quan đã được cấp đồng hồ bỏ túi, nhưng thấy chúng không phù hợp với điều kiện khắc nghiệt trong các cuộc chiến, nhiều người đã lựa chọn mua đồng hồ đeo tay để thay thế. Những chiếc đồng hồ quân đội lúc bấy giờ cũng được cải tiến với một vài ưu điểm mới: kim giờ phát quang được mạ Radium.

    » 1914: Hamilton sản xuất chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên của họ với thiết kế dành cho các sĩ quan Quân đội và Hải quân, hàng không, kỹ sư, người vượt rừng, người lái ô tô và nhiều đối tượng khác - những người nhận ra lợi ích của đồng hồ đeo tay trong nghề nghiệp của họ.

    » 1938: Ngay trước khi Thế chiến thứ hai bắt đầu, Longines đã sản xuất Ref.4375 có vỏ bằng thép không gỉ, chữ số Ả Rập lớn trên mặt số màu đen tương phản, núm vương miện dễ điều chỉnh khiến nó trở thành một tác phẩm lý tưởng. Những quan điểm thẩm mỹ trong thời kỳ đặc biệt này đã được kết hợp cùng một bộ máy đồng hồ hiện đại. Phiên bản được phát hành lại gần đây trong dòng Heritage Military 1938 của hãng.

    » 1941: Marathon Watch of Montreal bắt đầu sản xuất đồng hồ cho phe liên minh (Allied Forces), một truyền thống vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

    » 1941: Cũng vào năm 1941, chiếc đồng hồ A-11 mang tính biểu tượng có lẽ là chiếc đồng hồ thời chiến nổi tiếng nhất bắt đầu phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ. Bulova sản xuất nhiều trong số chúng.

    » 1953: Edmund Hillary chinh phục đỉnh Everest cùng với chiếc đồng hồ nguyên bản đầu tiên của Rolex Explorer. Khi trở về, hãng đã tinh chỉnh tác phẩm của mình thành phiên bản chính thức đầu tiên của dòng. Mặc dù chưa bao giờ được quảng cáo như đồng hồ quân đội, nhưng Explorer vẫn truyền cảm hứng tốt cho hình thức này bởi thiết kế và các chức năng gọn gàng của nó.

    » 1968: Seiko đã giới thiệu 6105-8110, được quân đội Hoa Kỳ ưa chuộng ở Đông Nam Á và trở nên bất hủ khi sánh vai cùng Martin Sheen trong Apocalypse Now (một bộ phim Mỹ đặt trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam).

    » 1973: Quân đội Anh bắt đầu cung cấp dây đai vải tại các kho cung ứng. Để có được một cái dây đai này, mỗi người lính cần điền vào một biểu mẫu gọi là G1098. Về sau được rút ngắn thành G10 và từ đó trở thành tên không chính thức cho các loại dây đai này. Sau này còn được gọi là dây đai NATO.

    » 2014: Tudor phát hành Heritage Ranger - phiên bản hiện đại của mô hình quân đội những năm 1960, được hoàn thiện với dây đeo có họa tiết dệt camo.

    Điều đáng ngạc nhiên, có một thị trường lớn tiêu thụ đồng hồ quân đội ở thời kỳ hậu chiến. Trên thực tế, chúng được biết đến như một phụ kiện dành cho những chàng trai trẻ giàu có lúc bấy giờ. Do đó đồng hồ quân đội đã trở nên phổ biến hơn trong quần chúng chứ không chỉ dành riêng cho những người lính nữa. Đồng hồ quân đội rất linh hoạt trong phong cách và thiết kế, mãi cho đến ngày nay, nhiều hãng đồng hồ danh tiếng trên Thế giới như: Rolex, OMEGA, IWC Schaffhausen, Zenith, Longines,... vẫn còn sản xuất đồng hồ quân sự của riêng họ.

    Những chiếc đồng hồ “won the war”
    Bàn về lịch sử của chiếc đồng hồ quân sự đã giành được chứng nhận MIL-SPEC (tiêu chuẩn quốc phòng của Hoa Kỳ hay thường gọi là tiêu chuẩn quân sự), Type A-11 luôn được đề cập đến. Nó có vẻ ngoài đặc biệt với bộ kim màu trắng và hệ thống chữ số Ả Rập, mặt số tối và vỏ bằng đồng mạ crôm. Nó còn sở hữu một tính năng độc đáo: kim giây có thể tạm dừng trong một thời gian thiết lập cụ thể. Với tính năng này, các quân nhân có thể đồng bộ hóa đồng hồ của họ với nhau chính xác đến từng giây, rất hữu ích trong các nhiệm vụ quân sự.

    bulova-Type-A11-watch.jpg


    Đồng hồ Bulova Type A-11

    Bulova là một trong những thương hiệu hàng đầu của đồng hồ quân đội. Thời điểm phát hành Bulova A11, thị trường đồng hồ đã rất kinh ngạc với các tính năng của nó. Lưu ý rằng A11 không phải là bất kỳ tên thương hiệu nào, thay vào đó, nó là tiêu chuẩn sản xuất mà quân đội ưa thích cho chiếc đồng hồ quân sự của họ.

    https://luxshopping.vn/Uploads/UserFiles/images/bulova-Type-A11-ha.ck-watch.jpg

    Ban đầu, A11 được phát hành độc quyền cho không quân nhưng sau đó khi biết đến công dụng của nó, lục quân Hoa Kỳ cũng bắt đầu sử dụng chúng. Sau đó, nó dần trở nên phổ biến trên cổ tay của những người lính. Tại thời điểm đấy, thực tế cứ bốn quân nhân thì sẽ có một người đeo đồng hồ quân đội. Chưa kể đến việc giúp quân nhân hoạt động đúng giờ giấc, chỉ tính đến việc hỗ trợ đồng bộ hóa thời gian trong các nhiệm vụ cũng đã phần nào nói lên tầm quan trọng của đồng hồ quân đội.

    Bulova-Type-A-11(1).jpg


    Ban đầu, Type A-11 có mặt số màu trắng với các cạnh viền và bezel phẳng phù hợp với thẩm mỹ lúc bấy giờ. Sau đó, nó được cập nhật với phiên bản mặt số màu đen, chỉ số và bộ kim màu trắng rất dễ nhìn ngay cả trong đêm tối. Thật vậy, sau Thế chiến, đồng hồ quân đội được vinh danh là “The watch that won the war”.

    Lịch sử đồng hồ quân đội Nhật Bản

    Năm 1551, một nhà truyền giáo người Tây Ban Nha tên là Francisco de Xavier đã đưa chiếc đồng hồ châu Âu đầu tiên đến Nhật Bản. Ông mang nó đến xứ sở Mặt Trời mọc như một món quà cho lãnh chúa phong kiến Yoshitaka Ouchi của Suo. Khi Kitô giáo lan rộng khắp đất nước, người Tây Ban Nha đã mở các trường dạy nghề để truyền thụ cho người Nhật cách chế tạo đồng hồ, cơ quan và thiết bị thiên văn.

    Sau khóa học này, Nhật Bản bắt đầu sản xuất đồng hồ trang trí và sang trọng. Điều đáng kinh ngạc ở đây là đồng hồ Nhật Bản không hoạt động trên hệ thống hàng giờ mà theo thời gian truyền thống của Nhật Bản. Cụ thể hơn, đồng hồ của họ chạy trên một hệ thống nhất định, trong đó ngày và đêm được chia thành sáu thời kỳ với độ dài ngắn khác nhau tùy theo mùa.

    japan-watches-military-history(1).jpg


    Đồng hồ cơ Wadokei (phiên bản hiện đại 2015) sử dụng hệ thống thời gian khác biệt của Nhật Bản thời kỳ trước năm 1873.

    Năm 1872, nội các Meiji (nội các Minh Trị) đã thông qua lịch Mặt Trời thay cho lịch âm. Vì vậy, hệ thống thời gian cũ của Nhật Bản đã kết thúc và họ bắt đầu cập nhật các tiêu chuẩn lên mức hàng giờ. Năm 1875, ngành công nghiệp hiện đại bắt đầu sản xuất đồng hồ treo tường. Theo hồ sơ lưu trữ, một người tên Tokuzaburo Ohno đã thực hiện bộ máy và đồng hồ bỏ túi thủ công vào năm 1879. Sản xuất đồng hồ đeo tay chỉ bắt đầu từ những năm 1920 thế nên đồng hồ quân đội Nhật Bản cũng chỉ bắt đầu phục vụ từ thời điểm ấy.

    Luxury Shopping
  • Đang tải…
  • Đang tải…
Quay lại
Top Bottom