luxshopping
Tương tác
8

Tường nhà Bài viết Giới thiệu

  • Trong thiên văn học, thuật ngữ "Constellation" (trong tiếng Latin là Chòm sao) có nghĩa là đề cập đến một nhóm các ngôi sao chuyển động trên bầu trời được nhìn thấy và đứng gần nhau tạo nên một hình dáng nhất định.

    dong-ho-omega-1.jpg


    Trong thế giới đồng hồ đeo tay, cái tên "Constellation" có mối quan hệ chặt chẽ với nghệ thuật chế tác đồng hồ cao cấp với độ chính xác ở mức cao nhất kể từ năm 1952 dưới trướng thương hiệu lừng danh Omega. Dòng đồng hồ cao cấp này luôn được xác định bởi sự kết hợp với các vật liệu chất lượng cao cho bộ vỏ và mặt đồng hồ cũng như sử dụng bộ máy chuyển động siêu chính xác.

    Biểu tượng của Constellation chính là cái nhìn cổ điển tựa như một đài quan sát trên cao gợi nhớ đến Đài thiên văn Geneva, nơi Omega vừa thiết lập lại kỷ lục chính xác của nó vào năm 1951 bao quanh bởi tám ngôi sao đại diện cho những thành tựu vĩ đại nhất tại các đài thiên văn trên thế giới.

    dong-ho-omega-2.jpg


    Các mô hình thuộc dòng Constellation từ lâu đã được nhiều người biết đến với cái tên "Centenary", một mô hình thuộc phiên bản giới hạn đồng hồ đeo tay lên dây thủ công chronometer ra mắt vào năm 1948 để kỷ niệm 100 năm thành lập của công ty. Mẫu đồng hồ này không được sản xuất hàng loạt, nhưng lại nhận được sự đón nhận nhiệt tình, chính vì thế thương hiệu đã quyết định tạo ra những chiếc đồng hồ với những tính năng phẩm chất tương tự trên quy mô công nghiệp. Những mô hình cao cấp này bắt đầu với những chuyển động, tất cả đều là những máy đo thời gian tự động mà đã nhận được đánh giá là "Especially good results" (mang lại kết quả đặc biệt tốt) trong quá trình thử nghiệm.

    dong-ho-omega-3.jpg


    Đồng hồ Omega Centenary 1948

    Các mô hình thử nghiệm sớm được phát triển thành một loạt các mẫu đồng hồ đã được hoàn thiện ở các mức độ khác nhau. Constellation bao gồm các phiên bản bằng thép hoặc vàng, Constellation Deluxe được làm bằng vàng với những điểm chỉ giờ cũng bằng vàng xuất hiện trên mặt đồng hồ và cuối cùng là Constellation Grand Luxe được chế tác bằng vàng và bạch kim với mặt số tương ứng.

    dong-ho-omega-4.jpg


    Đồng hồ Constellation Grand Luxe

    Tại Hoa Kỳ, dòng đồng hồ này lần đầu tiên được gọi là Globemaster do một cuộc xung đột thương hiệu đã được giải quyết vào năm 1956. Nhiều trong số những chiếc đồng hồ đơn giản là có ngôi sao Constellation xuất hiện trên mặt số tại điểm 6 giờ. Sau đó, một số đại lý của Omega tại Mỹ đã sản xuất một dòng đồng hồ chất lượng thấp hơn được đặt tên là "Globemaster".

    dong-ho-omega-5.jpg


    Đồng hồ "Globemaster" thuộc Constellation

    Năm 1958, dòng Constellation được mở rộng thêm với Constellation Calendar. Nó có sẵn ở ba cấp độ hoàn thiện khác nhau từ mức độ tiêu chuẩn cho đến Grand Luxe. Đồng thời Constellation được quảng cáo là "For the man who already has a watch", một ẩn ý khẳng định rằng Constellation đã xuất hiện ngày càng nhiều.

    dong-ho-omega-6.jpg


    Đồng hồ Omega Constellation Calendar 1958

    Kiểu dáng của Constellation vẫn ít khi thay đổi cho đến năm 1964, khi cái gọi là đồng hồ "C-case" được giới thiệu. Cái tên này gợi ý đến kiểu dáng của bộ vỏ đồng hồ, giống như hai vòng tròn liền sát nhau. Sự thay đổi cũng đã được đưa vào mẫu Constellation dành cho nữ lần đầu tiên, ra mắt vào năm 1967.

    Giai đoạn này cho thấy sự đa dạng hóa trong nhiều kiểu dáng thiết kế của dòng Constellation, bao gồm các mẫu đồng hồ vuông và nhiều mô hình đính kim cương, pavé. Có lẽ quan trọng nhất là dòng "Integral" được phát hành vào năm 1969 dựa trên bằng sáng chế năm 1965, dây đeo và vỏ được chế tác bằng tay do đó tạo nên một thiết kế đồng nhất và liên kết các bộ phận với nhau. Kiểu dáng gắn liền này sẽ sớm được chấp nhận bởi nhiều thương hiệu khác và đã trở thành một trong những tính năng chính của những chiếc đồng hồ thể thao cao cấp.

    dong-ho-omega-7.jpg


    Đồng hồ Omega Constellation Integral 1969

    Vào ngày 25 tháng 8 cùng năm, chiếc đồng hồ có mã số No.25699737 đã được chuyển cho chủ nhân mới của nó. Mô hình "tiêu chuẩn" này được làm bằng thép và đã quay trở lại với OMEGA vào năm 2005 để được cung cấp dịch vụ thông thường sau khi chủ sở hữu của nó đã yêu cầu đồng hồ được chứng nhận lại như một máy đo thời gian. Ấn tượng, chỉ hơn 36 năm sau, vào ngày 25 tháng 10 năm 2005, chiếc đồng hồ đã được chứng nhận như là một mẫu đồng hồ chronometer COSC.

    Những năm 1970 đã chứng kiến sự ra đời của đồng hồ thạch anh trên những mẫu đồng hồ đeo tay và điều này cũng được áp dụng cho dòng Constellation. Một số chiếc đồng hồ chính xác nhất từng được sản xuất trong series đã được phát triển cho dòng Constellation, bao gồm cả chiếc Chronometer Marine nổi tiếng. Cho đến ngày nay, chiếc đồng hồ này là mẫu đồng hồ đeo tay tự động chính xác nhất và là mẫu đồng hồ duy nhất được chứng nhận là máy đo thời gian hàng hải. Tuy nhiên nó không phải là một chiếc Constellation Marine chronometer làm sửng sốt giới đồng hồ với tỷ lệ lỗi là 0. Nó là một chuyển động lên dây thủ công sử dụng máy Caliber 1021 dành cho Constellation nhận được sự hoàn hảo tuyệt đối khi sở hữu giấy chứng nhận đánh giá "Especially good results", sau khi thấy được sự thay đổi 0,00 sau 15 ngày thử nghiệm ở năm vị trí và ở nhiệt độ khác nhau.

    dong-ho-omega-8.jpg


    Đồng hồ Omega Constellation Marine chronometer

    Sự phát triển tiếp theo của dòng Constellation là vào năm 1982 với sự ra đời của Constellation "Manhattan". Chiếc đồng hồ này được giới thiệu với bốn "móng vuốt" quen thuộc và các móng vuốt này có nhiệm vụ giữ tinh thể mặt kính sapphire ổn định nhằm đảo bảo đồng hồ không bị thấm nước. Và nó đã trở thành một thành công ngay lập tức, trở thành tiêu chuẩn thiết kế cho dòng Constellation. Nhiều tính năng của mẫu đồng hồ vẫn được tìm thấy trên các chiếc Constellation ngày nay, bao gồm dây kim loại gắn liền và các điểm dấu giờ trên khung bezel. Cỗ máy này trong những năm qua đã được tìm thấy trên cổ tay của nhiều người nổi tiếng và giới lãnh đạo thế giới, đáng chú ý nhất có lẽ là Mikhail Gorbachev (từng là tổng thống Liên xô). Omega Constellation còn giành được sự hâm mộ của nhiều người nổi tiếng như Cindy Crawford, Pierce Brosnan và Martina Hingis.

    dong-ho-omega-9.jpg


    Đồng hồ Omega Constellation "Manhattan"

    Vào năm 2012, đánh dấu 60 năm phát triển của dòng Constellation, và từ xưa cho đến hiện nay, Constellation vẫn luôn tiếp tục thiết lập nên các tiêu chuẩn dành cho dòng đồng hồ cao cấp đúng như lời quảng cáo ban đầu mà nó từng tuyên bố "who want the finest watch that man can make".

    Luxury Shopping
    Mua được một chiếc đồng hồ mà bản thân cảm thấy hài lòng là một việc mang lại cảm giác hạnh phúc nhưng đeo đồng hồ sao cho phù hợp với trang phục, sự kiện, không gian cũng là một việc quan trọng góp phần hoàn thiện nên hình ảnh cá nhân của chính bạn cũng như định hình nên phong cách cá tính của bản thân.

    18671098_10155188184327211_4450205156991666795_n.jpg


    Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế có khá nhiều người mắc nhiều sai lầm trong việc đeo đồng hồ đúng cách, không chỉ thế, cũng có rất nhiều cá nhân vừa bắt đầu tập đeo đồng hồ và có rất nhiều câu hỏi về mẹo cũng như thủ thuật riêng về vấn đề đeo đồng hồ sao cho phù hợp. Chính vì thế hôm nay Luxury Shopping sẽ giải đáp cho các bạn những câu hỏi thường gặp về cách đeo đồng hồ.

    Nên đeo đồng hồ ở tay nào?

    Đây là câu hỏi cực kỳ phổ biến và rất hay thường gặp phải ở những đối tượng mới bắt đầu đeo đồng hồ chính hãng. Câu trả lời ngắn gọn nhất là không có quy định nào bắt buộc việc đeo đồng hồ bên tay trái hoặc phải, đơn giản là bạn chỉ cần đeo đồng hồ ở bất kỳ tay nào phù hợp và mang lại sự tiện lợi thoải mái trong sinh hoạt hằng ngày.

    40844982_10156692652378343_5836202587749089280_n.jpg


    Mặc dù thực tế cho thấy có truyền thống đeo đồng hồ tay trái, vì đa số mọi người khoảng 80% thuận tay phải, chính vì vậy họ thường có khuynh hướng đeo đồng hồ tay trái tức đeo ở tay không thuận. Đeo đồng hồ ở tay không thuận sẽ giúp bạn hoạt động dễ dàng hơn trong sinh hoạt và công việc và hầu hết những người thuận tay trái đều đeo đồng hồ ở cả hai tay dễ dàng.

    Khi quyết định chọn đeo đồng hồ tay nào, điều đầu tiên đó chính là mang lại cảm giác thoải mái và thuận tiện cho chính mình và quan trọng là lựa chọn bạn cảm thấy thích hợp.

    Như thế nào được gọi là vừa vặn?

    Vẫn là một câu hỏi cơ bản mà nhiều người thường hay đặt ra khi đã mua được một chiếc đồng hồ đeo tay chính hãng ưng ý.

    Điều quan trọng đối với một chiếc đồng hồ, bất kể là loại dây đeo làm bằng chất liệu gì thì vừa vặn với cổ tay chính là yếu tố cần thiết, không quá chặt cũng không quá lỏng lẻo. Nếu bạn không muốn chúng cứ trượt xuống dưới cánh tay hoặc làm hạn chế sự lưu thông máu.

    igbJEcZs2Ez_.jpg


    Vị trí lý tưởng để đeo đồng hồ đẹp chính là nằm ngay bên dưới hoặc ở ngay xương cổ tay. Đây chính là nơi chiếc đồng hồ sẽ trở nên đẹp nhất, thể hiện phong cách và bổ sung thêm nét thời trang cho tổng thể bộ trang phục của bạn.

    Để mang lại sự phù hợp và thoải mái, hãy đảm bảo rằng dây đeo đồng hồ có kích thước vừa vặn. Dây đeo bằng da thường dễ điều chỉnh hơn, dây kim loại tiện lợi trong việc cắt hoặc thêm mắc đồng hồ nhằm điều chỉnh độ dài thích hợp.

    Phụ nữ có thể đeo đồng hồ nam được không?

    Đầu tiên, có ba loại đồng hồ - đồng hồ nam, đồng hồ nữ và đồng hồ unisex. Đồng hồ Unisex là loại đồng hồ khi đàn ông đeo sẽ trở thành đồng hồ nam và khi nữ đeo sẽ trở thành đồng hồ nữ. Hiện nay xu hướng đồng hồ nữ đeo đồng hồ nam đang ngày càng gia tăng.

    Đồng hồ nam thường không quá hào nhoáng mà có thiết kế khá đơn giản và nhỏ gọn. Đối với những người phụ nữ đam mê sự đơn giản, những mẫu đồng hồ nam là lựa chọn khá hấp dẫn và thú vị. Một lý do khác khá phổ biến là đồng hồ nam có mặt số lớn, thiết kế vỏ máy lớn và nhiều người phụ nữ bị hấp dẫn bởi yếu tố này.

    25.jpg


    Phụ nữ đeo đồng hồ nam hoàn toàn có thể chấp nhận được miễn là cỗ máy đó bổ sung đầy đủ những yếu tố tôn lên phong cách của bạn. Miễn là chúng vừa vặn, chắc chắn ngay trên cổ tay của bạn, không có lý do gì có thể chối từ.

    Đối với nam giới, nếu ngược lại thì có thể hơi khó hiểu. Trong khi hầu hết phụ nữ có thể đeo đồng hồ nam thì hầu hết nam giới sẽ không thích đeo đồng hồ nữ ngay trên cổ tay của mình. Hiển nhiên!

    Làm thế nào để đeo đồng hồ kết hợp với vòng đeo tay?

    Thông thường nhiều người có xu hướng vừa đeo đồng hồ vừa kết hợp với vòng đeo tay thời trang chủ yếu là để tăng thêm vẻ đẹp cho cổ tay nhưng đa số thường kết hợp sai cách và ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ.

    Điều quan trọng là không nên kết hợp quá nhiều phụ kiện khác với đồng hồ, việc này tạo một hình ảnh không mấy đẹp mắt, không có phần nào nổi bật, vừa rối vừa lộn xộn. Thay vào đó, tốt nhất chỉ nên đeo từ 2 đến 3 vòng đeo tay, tùy thuộc vào kích cỡ, màu sắc và đồng hồ của bạn vẫn phải nổi trội nhất.

    11206775_10155511654335551_9140825071884189569_o.jpg


    Lưu ý thứ nhất chính là nơi đeo vòng tay. Tốt nhất nên đeo tất cả vòng đeo tay ở trên hay dưới đồng hồ, vì điều này giúp đồng hồ nổi bật hơn hẳn. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là không thể đeo ở hai bên mặt đồng hồ.

    Lưu ý thứ hai là chất liệu, kết cấu và thiết kế của vòng đeo tay phải hợp lý và bổ sung cho nhau. Tránh lựa chọn những vòng tay có thiết kế nhọn, sắc ảnh hưởng đến đồng hồ, khiến đồng hồ bị trầy xước và mất vẻ đẹp tự nhiên. Tuyệt đối không để vòng tay giấu dưới đồng hồ.

    Cách chọn kích thước đồng hồ phù hợp?

    Vài năm trở lại đây, xu hướng đeo đồng hồ mặt lớn đang là mốt và rất hợp thời trang. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý một số điều.

    17634682_10155014551001605_7244675172789086186_n.jpg


    Nguyên tắc chung đó là càng gắn dây (lugs) không được vượt quá chiều rộng của cổ tay. Miễn là các lugs vẫn nằm trong cổ tay là an toàn, đồng hồ sẽ trở nên vừa vặn hơn. Nếu lugs vượt quá cổ tay, đồng hồ sẽ trở nên quá lớn và tạo sự khó chịu khi nhìn vào.

    Nếu bạn mua đồng hồ đeo tay trực tuyến, hãy kiểm tra xem kích thước đường kính đó bản thân đã thử qua lần nào chưa.

    Luxury Shopping
    Đồng hồ điểm chuông là loại đồng hồ cao cấp rất hiếm và đặc biệt trong thế giới của "Haute Horology". Về cơ bản, nó là một chiếc đồng hồ có khả năng phát ra âm thanh theo thời gian được tự động hoặc tùy chỉnh theo yêu cầu.

    Mỗi chiếc đồng hồ điểm chuông đều có cách thức hoạt động tương tự - hoặc bằng cách ấn lẫy trượt được lắp trên đai đồng hồ hoặc cần gạt ở bên cạnh vỏ đồng hồ. Khi lẫy trượt được ấn, lúc này sẽ kích hoạt bộ ba chuyển động bên trong máy đồng hồ - cơ chế đánh chuông hoạt động, đánh vào các chiêng nhỏ, gong bên trong tạo nên âm thanh của thời gian. Mỗi cỗ máy điểm chuông đều có cơ chế khác nhau về số lượng chuông, búa, cồng chiêng, ngoài ra còn phụ thuộc vào vật liệu và cuối cùng là cách chúng phát ra âm thanh. Tuy nhiên, điều quan trọng cần biết là âm thanh nhịp điệu phát ra của mỗi chiếc đồng hồ điểm chuông đều khác nhau. Nhiều mô hình điểm chuông cũng có chế độ im lặng.

    dong-ho-patek-philippe-1.jpg


    Đồng hồ Patek Philippe Minute Repeater Tourbillon Perpetual Calendar

    Phiên bản nổi tiếng của đồng hồ điểm chuông là Minute Repeaters, tuy nhiên cũng có nhiều loại thể hiện những âm thanh du dương hấp dẫn không kém. Ở đây Luxury Shopping giới thiệu đến với các bạn cái nhìn ngắn gọn về các kiểu đồng hồ điểm chuông cực phức tạp.

    Minute Repeaters (Bộ lặp phút)

    Minute Repeaters là chức năng cao cấp mặc định người dùng kích hoạt bằng đòn bẩy giúp đồng hồ phát lên âm thanh thời gian. Điểm chuông trên Minute Repeaters tính theo giờ, nửa giờ và phút bằng ba tông âm vực khác nhau. Thông thường số giờ được báo hiệu bởi hai âm (cao và thấp) sử dụng hai búa khác nhau, và số phút (trước nửa giờ) được nhận biết bằng một âm cao. Ví dụ, lúc 8:36, đồng hồ sẽ kêu vang lên 8 nốt âm vực thấp cho giờ, 2 hợp âm của âm vực cao kết hợp với âm vực thấp cho nửa giờ (mỗi 15 phút sẽ đánh 1 lần) và 6 nốt âm vực cao cho 6 phút.

    dong-ho-zenith-1(1).jpg


    Đồng hồ Zenith Academy Minute Repeater

    Decimal Repeaters (Bộ lặp số)

    Giống như người anh em Minute Repeaters, Decimal Repeaters yêu cầu người sử dụng phải kích hoạt thì mới có thể phát ra âm thanh thời gian. Đối với kiểu đồng hồ này, điểm chuông sẽ vang lên cho giờ, khoảng thời gian 10 phút kể từ khi giờ trôi qua và sau đó mới là phút sau khoảng thời gian 10 phút cuối cùng. Chẳng hạn thời gian là 8:36, khi kích hoạt, đồng hồ sẽ kêu 8 lần cho giờ, 3 lần trong ba khoảng thời gian 10 phút (tức là cứ 10 phút là vang 1 lần, 30 phút sẽ vang 3 lần) và sau đó là 6 lần cho phút.

    dong-ho-1.jpg


    Đồng hồ A. Lange & Sohne Zeitwerk Decimal Repeater

    Five-Minute Repeaters (Bộ lặp năm phút)

    Five-minute Repeaters hoạt động theo cách tương tự như Decimal Repeaters nhưng thay vì 10 phút điểm một lần thì sẽ thay bằng 5 phút điểm một lần kể từ khi nốt giờ trôi qua. Ví dụ tương tự là 8:36, đồng hồ sẽ điểm 8 lần cho giờ với nốt thấp, sau đó 7 lần cho 7 khoảng thời gian năm phút trôi qua và sau đó là một lần duy nhất cho phút cuối cùng (dễ hiểu là 5 phút x 7 lần = 35 phút, mà 36 phút nên còn thiếu 1 phút thì 1 phút sẽ là một nốt âm vực cao). Những kiểu đồng hồ này đòi hỏi đôi khi phải thực hiện vài phép tính toán nhỏ dành cho người đeo.

    dong-ho-2.jpg


    Đồng hồ bỏ túi Baume & Mercier Clifton 1830 Five-minute Repeater

    Grand Sonneries

    Grande Sonneries là kiểu đồng hồ sẽ tự động đánh thời gian mà không cần người đeo phải ấn vào lẫy trượt hoặc cần gạt nào khác. Đồng hồ sẽ tự động đánh thời gian mỗi giờ và mỗi nửa giờ, nửa giờ đầu sẽ là âm vực cao và nửa giờ sau sẽ là âm vực thấp hơn. Ví dụ như 8:30, đồng hồ sẽ đánh hai lần vào chiêng cao để chỉ rằng hai phần tư giờ đã trôi qua và sau đó là 8 lần với âm vực thấp hơn để chỉ số giờ đã trôi qua.

    dong-ho-vc-1(1).jpg


    Đồng hồ Vacheron Constantin Les Cabinotiers Symphonia Grande Sonnerie 1860
    Petite Sonneries
    Thuật ngữ này dựa trên tiếng Pháp có nghĩa là "ít đánh", Petite Sonneries là kiểu đồng hồ chỉ điểm chuông thời gian mỗi giờ (âm chỉ giờ) và sau đó sẽ đánh chuông trên mỗi nửa giờ, Petite Sonneries chỉ đánh thời gian nửa giờ trôi qua kể từ khi điểm chuông giờ. Ví dụ như vào lúc 6 giờ chiều, búa sẽ gõ vào chiêng 6 lần để chỉ ra đã 6:00. Vào lúc 6:30, búa sẽ gõ vào chiêng hai nốt để chỉ ra rằng đã qua hai phần tư giờ. Kiểu điểm chuông này sẽ không lặp lại giờ vào mỗi nửa giờ.

    Đồng hồ điểm chuông được đánh giá là vô cùng phức tạp để có thể tạo nên, và nói chung là rất tốn kém trong chi phí chế tác làm cho chúng trở nên rất hiếm và cực kỳ quý giá.

    Luxury Shopping
    Xuất thân từ thương hiệu nổi tiếng về thái độ thanh lịch, bộ sưu tập Longines Conquest được bao trùm bởi vẻ đẹp truyền thống của thương hiệu pha trộn thêm tính năng đồng hồ thể thao mạnh mẽ nhưng vẫn giữ được cái hồn đậm nét của Longines.

    dong-ho-longines-1.jpg


    Bộ sưu tập được giới thiệu với giới mộ điệu như một lời giải thích nhấn mạnh về mối quan hệ thân thiết của công ty với thế giới thể thao. Tất cả các phiên bản của Conquest đều tạo sức thuyết phục với thiết kế vượt thời gian và đi kèm với từng chức năng thực tế, chúng được đánh giá cao không chỉ bởi các vận động viên đòi hỏi trải nghiệm thời gian sâu sắc và còn đến từ những tín đồ trung thành của vũ trụ đồng hồ.
    Thể thao nhưng vẫn thanh lịch - Chính là Longines Conquest
    Quay ngược lại quá khứ, bộ sưu tập Conquest của Longines đã có một quá trình lịch sử lâu dài. Mô hình đồng hồ Conquest đầu tiên dưới tên thương hiệu Longines được phát hành vào năm 1954. Theo thời gian, công ty đã bổ sung thêm những mô hình khá đa dạng dưới cái tên Conquest, từ đó tất cả các yếu tố đặc trung của bộ sưu tập đều được giữ lại - tạo thành nét đặc trưng riêng của Longines.

    dong-ho-longines-2.jpg


    Trong bộ sưu tập, hiện tại Longines đang nắm giữ ba dòng Conquest riêng biệt: Longines Conquest, Longines Conquest Classic, và Longines Conquest Heritage. Tất cả ba dòng riêng biệt đều sở hữu thiết kế sáng tạo vượt thời gian, dễ dàng thích ứng với bất kỳ phong cách thời trang cá nhân nào hoặc đều hoàn hảo để có thể diện chung với những sự kiện không gian khác biệt.

    Trong khi Series Longines Conquest thể hiện hình ảnh các mô hình đồng hồ phổ thông được ưa chuộng theo phong cách thể thao thanh lịch thì những mô hình Longines Conquest Classic lại được phát triển theo hướng tập trung chủ yếu vào các chuyển động cơ truyền thống của công ty. Hơn nữa, các mô hình trong dòng Conquest và Conquest Classic đều được kết hợp bởi các yếu tố tương tự nhau - chủ yếu đến từ cảm hứng từ giới thể thao rộng lớn, như một sự kết nối các yếu tố thiết kế tiên phong.

    dong-ho-longines-3.jpg

    Đồng hồ đeo tay từ bộ sưu tập Longines Conquest
    Hơn nửa thế kỷ sau sự ra mắt của Longines Conquest nguyên bản, Longines cũng đã giới thiệu một phiên bản hiện đại pha lẫn thể thao đánh vào thị trường phổ biến của đồng hồ cổ điển. Những mô hình đồng hồ trong dòng Conquest Classic vẫn giữ vững phong cách đặc trưng nhưng được tích lũy thêm cơ chế hoạt động với chất lượng vượt trội.

    dong-ho-longines-4.jpg


    Đồng hồ Longines Conquest GMT

    Loạt các mô hình đồng hồ trong dòng Conquest đều có sự kết hợp với hiệu suất vượt trội, độ chính xác cao và độ bền với thiết kế phổ biến toàn cầu, biến chúng trở thành những cỗ máy thời gian hoàn hảo để có thể diện vào mỗi ngày. Bộ sưu tập được đặt niềm tin như là biểu tượng của thời trang hiện đại, nâng cao giá trị của bản thân. Dòng Conquest còn nhắm đến những người hâm mộ đồng hồ đánh giá cao sự kết hợp giữa tính thể thao và nét thanh lịch.

    dong-ho-longines-5.jpg


    Đồng hồ Longines Conquest Classic Moonphase

    Ngoài ra, Conquest luôn được Longines thêm thắt những tính năng khác nhau bao gồm chronograph, GMT, ba kim, đồng hồ nữ và đồng hồ nam, cùng một loạt những vật liệu đặc biệt khéo léo chẳng hạn như bezel ceramic mang đến sự mạnh mẽ và độ chống trầy xước cao.
    Phong cách của Longines Conquest
    Nếu phải nhắc đến vẻ đẹp thẩm mỹ thì những mô hình của Conquest Classic không hề thua kém bất kỳ chị em sản phẩm nào khác, Conquest Classic được sáng tạo với vẻ thẩm mỹ trang nhã và được xử lý theo phong cách truyền thống. Vận hành và đo đếm thời gian bên trong đồng hồ bao gồm các chuyển động cơ cao cấp, một yếu tố đẩy chúng trở thành mô hình đồng hồ thuộc phân khúc tầm trung.

    dong-ho-longines-6.jpg


    Tùy thuộc vào sở thích hoặc kích thước cổ tay của khách hàng, Longines cung cấp thêm nhiều phiên bản khác cho Conquest Classic đơn cử là ba kích thước khác nhau. Đối với những cổ tay tinh tế thiên về phái đẹp, những mô hình đồng hồ nữ được khuyến nghị sử dụng đường kính 29,5mm nhỏ gọn. Nhằm tăng thêm độ hấp dẫn, mặt số của những mẫu đồng hồ nữ có thêm nhiều tùy chọn như mạ bạc hoặc mạ đen huyền ảo.

    dong-ho-longines-7.jpg


    Đối với những phiên bản đường kính 40mm, các mô hình này được trang bị mặt đồng hồ chế tác từ xà cừ đi kèm với những viên kim cương hấp dẫn được khảm nạm tinh xảo tại các điểm chỉ số, nâng cao giá trị và sự sang trọng cao cấp. Đặc biệt hơn, những mô hình với vành bezel kim cương trở nên rực rỡ và lộng lẫy hơn bao giờ hết.

    dong-ho-longines-8.jpg


    Với kích thước 41mm, mô hình Longines Conquest Classic Chronograph thuyết phục cánh nam giới với nét cá tính phong trần của chức năng chronograph cổ điển, với những biến thể như thép không gỉ, vàng hồng thanh lịch và sự pha trộn giữa thép và vàng hồng. Chuyển động của Conquest Classic Chronograph được phát triển đặc biệt bởi ETA và được trang bị bánh xe Longines đặc trưng, một yếu tố được biết đến của nhà sản xuất đồng hồ thanh lịch.
    Hành trình 60 năm
    Là một công ty có lịch sử lâu đời, Longines luôn có truyền thống khuấy đảo giới hâm mộ đồng hồ trên toàn thế giới từ khi thành lập vào năm 1892. Các mô hình đồng hồ đeo tay của Longines Conquest mang trong mình hương vị của sự thể thao sang trọng và được biết đến phổ biến rộng rãi. Năm 2014, Longines đã tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm cho Series Conquest. Để kỷ niệm, công ty đã phát hành một phiên bản mới bổ sung vào chuỗi series gợi nhớ đến những năm 1950.

    dong-ho-longines-9.jpg


    Đồng hồ Longines Conquest Heritage 1954-2014
    Đồng hồ Longines và những đại sứ thương hiệu nổi tiếng
    Logo của công ty Longines đã có từ khoảng năm 1889. Cả tên thương hiệu và Logo của công ty đã được đệ trình với United International Bureaux để bảo vệ sở hữu trí tuệ, đảm bảo cả hai đều được bảo vệ quốc tế.

    Bộ sưu tập đồng hồ Longines Conquest là minh chứng cho lịch sử di sản phong phú của thương hiệu. Các mô hình đều có giá trị tinh tế và uy tín có thể được ví như những món phụ kiện thời gian phù hợp trong các không gian khác nhau và kết hợp với vô số phong cách thời trang đặc trưng.

    dong-ho-longines-10.jpg


    Đại sứ thương hiệu Kate Winslet và chiếc đồng hồ Longines Conquest trên cổ tay

    Đại sứ thương hiệu Longines bao gồm Kate Winslet, người cực kỳ thích thú với những mô hình Longines Conquest Classic và cô luôn diện những mẫu đồng hồ này trên cổ tay mình. Hơn nữa, trên cổ tay của nữ diễn viên nổi tiếng Ấn Độ và cựu Hoa hậu Thế giới 1994, Aishwarya Rai Bachchan, thường xuyên được tỏa sáng bởi đồng hồ Longines Conquest Classic.

    Luxury Shopping
    Không chỉ có tác dụng như một kính lúp hiển thị ngày trên mọi chiếc chiếc đồng hồ Rolex, mà kính Cyclops còn là cả một di sản lâu đời gắn liền với Rolex.

    Một số người sẽ thích Cyclops, cũng có những người khác sẽ ghét Cyclops. Cho dù bạn có thích hay không, Cyclops vẫn là một tính năng đặc trưng của Rolex. Sinh ra và mang sứ mệnh nâng cao sự tiện lợi, Cyclops được thiết kế nhằm phóng to màn hình cửa sổ lịch ngày trên đồng hồ Rolex, điển hình là chiếc Rolex Datejust với cửa sổ ngày được giới thiệu vào năm 1945.

    dong-ho-rolex-1.jpg


    Cyclops được đặt tên theo nhân vật người khổng lồ trong thần thoại Hy Lạp cổ, mẫu kính này đã được cấp bằng sáng chế bởi Rolex vào đầu những năm 1950 và được giới thiệu rộng rãi vào năm 1953 trên mô hình Datejust.

    Có bao giờ bạn thắc mắc về kính Cyclops, nó là cái gì? Vì sao nó lại xuất hiện trên đồng hồ Rolex và nguyên nhân nó được phát minh ra chưa? Theo một số nguồn tin đã chỉ ra rằng, Han Wilsdorf - tác giả của phát minh kính Cyclops đã sáng chế ra nó vì vợ ông gặp khó khăn trong quá trình nhận biết lịch ngày trên cửa sổ đồng hồ - theo ghi chú của một biên tập viên: người vợ họ đề cập đến là người vợ thứ hai của ông, Betty Wilsdorf-Mettler, kể từ khi người vợ đầu tiên của ông, May Wilsdorf-Crotty qua đời vào năm 1944 ở tuổi 62 (thông tin không được Rolex xác nhận).

    dong-ho-rolex-2.jpg


    Đồng hồ Rolex Datejust năm 1945 - Datejust là mô hình đầu tiên sở hữu kính Cyclops vào năm 1953, tuy nhiên, thế hệ đầu tiên (như hình trên) không có tính năng này.

    Trong một lá thư tháng 2 năm 1953, Wilsdorf đã viết "Tôi tin rằng khi trang bị bộ vỏ khung với mặt kính chất liệu mới, đi kèm với độ phóng đại sẽ sáng tạo ra một điều gì đó thật sự mới mẻ". Vào Năm 1955, theo cảm quan và niềm tin của tôn chỉ trên, Rolex đã phát hành cải tiến mới mẻ, đồng thời Rolex cũng nhấn mạnh với những đối thủ sản xuất đồng hồ khác rằng mặt kính đồng hồ là phát minh hoàn toàn độc quyền của Rolex được bảo vệ ngay tại Thụy Sĩ và trên toàn thế giới, hãng cũng sẽ mạnh tay sử dụng thủ tục pháp lý với bất kỳ hàng giả nào.

    dong-ho-rolex-3.jpg


    Hai mẫu đồng hồ GMT Master và Day-Date trang bị kính Cyclops vào năm 1955 và 1956

    Mặt kính Cyclops đã sớm được bổ sung trên tất cả các mẫu Oyster với màn hình hiển thị lịch ngày. Các mô hình GMT Master và Day-Date cũng được trang bị vào năm 1955 và 1956. Ngoại lệ duy nhất ở đây là những mô hình Deepsea, vì lý do kỹ thuật liên quan đến hình dạng và độ dày của mặt kính tinh thể.

    Ban đầu, kính Cyclops và mặt kính được chế tác trên cùng một mảnh được đúc từ chất liệu Plexiglas. Vào những năm 1970, những người thợ đồng hồ bắt đầu trang bị cho đồng hồ mặt kính sapphire. Sapphire lần đầu tiên được sử dụng cho mô hình 5100 (OysterQuartz) vào đầu những năm 1970 trước khi dần được lan rộng khắp các dòng sản phẩm của thương hiệu. Kính Cyclops do đó được phát triển thêm và trở thành một phần thêm vào mặt kính sapphire, chúng được sản xuất riêng biệt và dán vào mặt kính đồng hồ.

    dong-ho-rolex-4.jpg


    Từ năm 2005, nó cũng đã được trang bị một lớp phủ chống lóa ở cả hai mặt để tránh ánh sáng phản chiếu. Trong một thời gian dài, trên website chính của Rolex cũng đã đề cấp đến độ phóng đại của Cyclops lên đến 2,5x, tuy nhiên điều này hiện nay đã không còn tồn tại. Chính nó cũng là nguyên nhân gây ra một chủ đề tranh cãi giữa những người hâm mộ cuồng nhiệt Rolex.

    dong-ho-rolex-5.jpg


    Khả năng phóng đại của Cyclops thực sự đặc biệt cho dù bạn có già đến đâu. Và có rất nhiều người hâm mộ chỉ ra rằng Cyclops cũng đi kèm với những hạn chế nhất định, chẳng hạn như làm giảm vẻ đẹp thẩm mỹ về mặt kính lồi trên mặt bằng phẳng của đồng hồ, khiến cho nó mất đi sự hài hòa vốn có của cả tổng thể thiết kế đồng hồ. Ống kính hơi nhô lên cũng tăng thêm khả năng bị trầy xước cao.

    Vậy rốt cuộc, nên có Cyclops hay là nên loại bỏ Cyclops? Các chủ đề này vẫn luôn tạo nên những tranh cãi cực kỳ căng thẳng, chính vì điều này cũng tạo nên sự đặc biệt khi nhắc đến Rolex. Chẳng hạn, khi Sea-Dweller được trang bị kính Cyclops lần đầu tiên vào năm 2017, nó đã gây nên cuộc tranh cãi lớn giữa những người hâm mộ Rolex và trở thành một trong những chủ đề được tranh luật nhiều nhất tại Baselworld năm đó.

    dong-ho-rolex-6.jpg


    Đồng hồ Rolex Datejust 41 hiện tại với kính Cyclops qua cửa sổ ngày tháng

    Trong suốt 50 năm, mặt kính đồng hồ bằng phẳng đã luôn là đặc điểm nổi bật của Sea-Dweller. Hãng Rolex đã giải thích rằng Sea-Dweller đã không được trang bị kính Cyclops những thời điểm trước là vì lý do kỹ thuật (do hình dạng vòm của kính Cyclops gây ảnh hưởng đến khả năng chịu áp lực kém trên đồng hồ khi đạt đến độ sâu lớn). Sau đó, Rolex cũng đã giải thích: Kính Cyclops như là một dấu hiệu đặc trưng riêng trên từng cỗ máy đi kèm ô cửa sổ ngày.

    dong-ho-rolex-7.jpg


    Tại thời điểm hiện tại, chiếc đồng hồ Rolex duy nhất có cửa sổ lịch ngày nhưng không có kính Cyclops chính là mô hình Deepsea. Với khả năng chống nước ở độ đâu 3900, Deepsea được trang bị mặt kính siêu dày, khiến nó không thể chứa đựng thêm được lớp kính phóng đại ở bên trên. Ít nhất là cho đến khi hãng chưa tìm ra giải pháp thay đế để đồng bộ với những bộ sưu tập còn lại.

    dong-ho-rolex-8.jpg


    Rolex Deepsea 126660 là chiếc Rolex duy nhất hiện đang được sản xuất có tính năng ngày nhưng không có Cyclops

    Nếu chịu khó tìm kiếm trên các website diễn đàn hâm mộ Rolex, bắt gặp những chủ đề yêu cầu loại bỏ Cyclops ra khỏi Rolex là điều vô cùng bình thường. Nhưng nhìn chung, ngoài tính năng tiện lợi của nó, Cyclops còn là dấu hiệu đặc trưng xác định ngay đó là một chiếc đồng hồ Rolex chính hãng. Cyclops chỉ đơn giản là cái tên gắn liền với Rolex.

    Một chiếc Datejust sẽ không còn là Datejust nếu không có Cyclops.

    Luxury Shopping
    Có bao giờ bạn tự hỏi làm thế nào mà mỗi chiếc đồng hồ đều có tên riêng? Hôm nay, Luxury shopping sẽ giải thích cho các bạn nguồn gốc cũng như ý nghĩa cái tên của những dòng đồng hồ đặc trưng đến từ những thương hiệu đồng hồ cao cấp.

    dong-ho-3.jpg


    Từ quá khứ đến hiện tại, có hàng trăm chiếc đồng hồ được sáng tạo nên, chúng là những đứa con tinh thần, niềm cảm hứng bất diệt của những nhà chế tác đồng hồ và của những thương hiệu lớn, chính vì thế, đặt cái tên cho đứa con tinh thần là điều quan trọng để phân biệt và gửi gắm ý nghĩa vào chúng. Một số là được đặt theo nghĩa đen, một số thì khá là mơ hồ. Để tìm được một cái tên đầy ý nghĩa không phải là một điều dễ dàng và thường là điều cần thiết để tạo nên sự thành công cho một chiếc đồng hồ mới. Nó cần phải phù hợp với vũ trụ của thương hiệu, đồng thời cũng phải thể hiện rõ câu chuyện của chính nó. Nó cũng cần phải có sự liên quan, tương đồng, dễ phát âm, dễ nhớ và dễ khám phá (đặc biệt dành cho các công cụ tìm kiếm trên Internet hiện nay).

    dong-ho-4.jpg


    Lý tưởng nhất cho một cái tên dễ được đón nhận đó là phải phù hợp với các ngôn ngữ khác nhau và các nền văn hóa khác nhau. Cuối cùng, với mục đích bảo vệ hợp pháp tên sản phẩm bằng đơn đăng ký sở hữu trí tuệ, thương hiệu cần đảm bảo không có vi phạm nhãn hiệu hiện tại.

    Waterproof (Chống nước) – The Oyster

    Bộ sưu tập Oyster mang tính biểu tượng được đặt tên như vậy mang ý nghĩa thể hiện sự đóng góp của Rolex trong quá trình dài tạo ra đồng hồ chống thấm nước. Với mô hình này, chiếc đồng hồ hoàn toàn được bịt kín với môi trường bên ngoài như một con hàu. Ngoài những cải tiến về kỹ thuật, Oyster là một trong những mẫu đồng hồ đầu tiên được bán trên thị trường với "minh chứng sống" - Mercedes Gleitze, vận động viên bơi lội đã bơi qua kênh đào Anh. Nhờ sức ảnh hưởng của màn quảng cáo này, Rolex Oyster đã thực sự nổi tiếng.

    dong-ho-5.jpg


    War Time (Chiến tranh) – The Tank

    Để có thể tạo ra mô hình mang tính biểu tượng của thương hiệu Cartier, Louis Caroline đã lấy cảm hứng từ chiếc Remontoir Tank FT được sử dụng bởi lực lượng quân đội Pháp trong giai đoạn sau Thế chiến thứ nhất và nguyên mẫu của đồng hồ đã được tặng cho Tướng John Pershing.

    dong-ho-6.jpg


    Materials (Chất liệu) – Radiomir

    Mô hình đầu tiên của Panerai hình đệm được tạo ra trước Thế chiến II bởi những người thợ hải quân Hoàng gia Ý. Để có thể làm cho các chữ số phát sáng trong bóng tối dưới môi trường nước, thương hiệu đã sử dụng chất liệu Radiomir, một loại sơn phát quang đặc biệt được chế tạo bằng Radium bromide. Một vài năm sau, nó được thay thế bởi hợp chất dựa trên Tritium được bảo vệ bởi thương hiệu, cái tên Luminor của Panerai được xây dựng từ cảm hứng tên của chất mới được cấp bằng sáng chế cho mô hình mới với cầu nối bảo vệ núm điều chỉnh đồng hồ.

    dong-ho-7.jpg


    Geography (Địa điểm) – Monaco

    Mô hình đồng hồ Chronograph huyền thoại của Tag Heuer rõ ràng được đặt tên dựa trên địa điểm của công quốc Monaco, quê hương của huyền thoại Grand Prix. Mô hình Chronograph với mặt hình vuông Heuer đã sớm được nhìn thấy trên cổ tay của Steve McQueen mang tính biểu tượng trong bộ phim năm 1971 "Le Mans". Nhiều mẫu đồng hồ được đặt tên theo địa điểm. Ví dụ như IWC có "Portofino" - đây là một điểm đến cho những người giàu có và nổi tiếng.

    dong-ho-8.jpg


    Clients (Khách hàng) – Portugieser

    Là một trong những mô hình mang tính biểu tượng nhất của IWC, nguồn gốc cái tên này bắt đầu từ những năm 1930 khi 2 doanh nhân người Bồ Đào Nha - Rodrigues và Teixeira - yêu cầu một chiếc đồng hồ đeo tay có độ chính xác đến từ chiếc đồng hồ bấm giờ của IWC. Để đáp ứng độ chính xác này, thợ đồng hồ đã chọn bộ máy chuyển động đồng hồ bỏ túi (máy caliber 74 với đường kính 38mm) được đặt trong bộ vỏ có viền mỏng khiến cho nó trở nên to hơn, đặc biệt trong thời điểm đồng hồ nhỏ phổ biến hơn nhiều.

    dong-ho-9.jpg


    Tree (Cây sồi) – Royal Oak

    Royal Oak là tên của cây sồi, nơi mà vua Charles II của Anh ẩn náu bên trong chiếc vỏ rỗng của cây khi trốn thoát khỏi những kẻ truy đuổi sau trận chiến Worcester năm 1651. Một số con tàu từ Hải quân Hoàng Gia đã đặt tên theo chiếc đồng hồ thể thao cao cấp mang tính biểu tượng này và Audemars Piguet được cho là đã đặt tên theo các cửa sổ của con tàu. Tuy nhiên, Gerald Genta đã được truyền cảm hứng cho việc thiết kế khung bezel hình bát giác của mẫu đồng hồ dựa trên một thợ lặn với bộ đồ lặn cũ và mũ bảo hiểm nổ lên từ vùng nước của hồ Geneva.

    dong-ho-10.jpg


    Performance (Hiệu suất) – Speedmaster

    Vào cuối những năm 1950, cái tên Speedmaster được đặt ra từ mô hình tachymeter của mẫu đồng hồ thể thao Omega và đồng hồ đua xe chronograph, trước khi nó xuất hiện với cái tên "Moonwatch" đánh dấu hành trình bước lên mặt trăng trong sứ mệnh Apollo 11.

    dong-ho-11.jpg


    A new world (Thuật ngữ mới) – Big Bang

    Jean-Claude Biver đã đưa ra cái tên Big Bang với ý tưởng kết hợp các vật thể và vật liệu với độ tương phản nổi bật, trộn lẫn các vật liệu lại với nhau theo một cách chưa từng có. Cái tên này là một sự hoàn hảo để tiếp thị những mẫu đồng hồ "lớn", phù hợp với thị trường cũng như cách hoạt động của thương hiệu.

    Luxury Shopping
    Đồng hồ Vintage là gì?

    Không có định nghĩa hoặc tiêu chuẩn rõ ràng nào xác định độ tuổi của đồng hồ được gọi là cổ điển, nhưng nhiều nơi xác định và quyết định dựa theo những tiêu chí như là:

    - Nhiều người cho rằng chiếc đồng hồ cần phải có tuổi đời từ 30 đến 100 năm trở lên sẽ được xem là cổ điển

    - Và một chiếc đồng hồ thật sự cổ điển sẽ có tuổi đời từ 100 năm trở lên.

    dong-ho-vintage-1.jpg


    Tại sao nên mua đồng hồ Vintage?

    Đối với nhiều người, đặc biệt là đối với những cá nhân đam mê sưu tập đồng hồ thì đồng hồ cổ điển luôn sở hữu một sức hút đầy thú vị, giá trị ý nghĩa sâu sắc:

    - Đồng hồ cổ điển rất hiếm, đặc biệt là những mô hình đồng hồ còn tốt hoặc trong tình trạng bảo quản chất lượng cao

    - Mỗi chiếc đồng hồ Vintage đằng sau nó đều ẩn chứa những câu chuyện hấp dẫn và thường có mục đích thực tiễn hoặc ý nghĩa lịch sử rộng lớn. Đồng hồ Vintage sẽ thường gắn liền với quân đội, các phi hành gia, thám hiểu dưới đáy biển, hàng không, khoa học, lái xe, đua ngựa, đua thuyền,...và nhiều hoạt động thực tiễn đặc biệt khác

    - Đồng hồ cổ điển có đặc trưng là giá trị của chúng luôn được giữ vững và thường được đánh giá cao. Vì vậy, không có gì lạ khi đồng hồ Vintage còn được xem như là món phụ kiện xứng đáng được đầu tư và thưởng thức.

    - Đồng hồ cổ điển thường là đồ sưu tập và rất được ưa chuộng

    dong-ho-vintage-2.jpg


    Điều gì tạo nên sức hút của một chiếc đồng hồ cổ điển trong bộ sưu tập?

    1. Hiếm có. Rất ít chiếc đồng hồ cổ điển đã tồn tại theo thời gian và thậm chí có rất ít những mô hình đồng hồ hiện đang còn được lưu hành. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay, ngày càng nhiều cá nhân muốn sưu tập đồng hồ cổ trên toàn thế giới và chính vì thế việc cung cấp đồng hồ cổ điển đang cạn kiệt và trở nên khan hiếm qua mỗi năm.

    Một khía cạnh quan trọng khác của sự hiếm có chính là điều kiện. Ngày nay, việc tìm kiếm một chiếc đồng hồ cổ điển trong tình trạng bền bỉ, với tất cả bộ phận, linh kiện gốc là điều rất khó, nên chính vì vậy, độ hiếm của đồng hồ cổ lại được nâng lên một bậc.

    dong-ho-vintage-3.jpg


    Đồng hồ Rolex Submariner cổ điển

    2. Cung-cầu. Do số lượng người sưu tập đồng hồ cổ điển ngày càng tăng thì sự thiếu hụt của đồng hồ cổ điển là điều tất yếu. Cung và cầu vẫn là nguyên tắc số 1 trên thị trường.

    3. Chứng nhận - Nhiều người sẽ ngạc nhiên về tầm quan trọng của các hồ sơ do nhà sản xuất lưu trữ về giá trị của chiếc đồng hồ. Từ những tệp hồ sơ này, người mua có thể tham khảo được lịch sử khi nào, tại sao và có bao nhiêu chiếc đồng hồ được tạo ra từ một mô hình nhất định để đầu tư và nhận diện độ quan trọng của chúng. Có rất nhiều thông tin không có thật trên internet nhưng hầu hết nhiều người mua nhận thức được những thông tin sai lệch đó.

    Về cơ bản, các thương hiệu như Patek Philippe, Audemars Piguet, Tag Heuer, IWC và Omega dẫn đầu trong việc bảo vệ di sản của họ bằng cách lưu giữ hồ sơ nghiêm ngặt. Ngoại lệ đối với các quy tắc nhất định tất nhiên là Rolex, thương hiệu thường không làm sẵn hồ sơ cho chiếc đồng hồ nhưng giá trị của chúng vẫn được giữ nguyên vẹn đôi khi còn tăng cao đến mức đáng kinh ngạc. Việc tìm kiếm các mô hình đồng hồ cổ điển từ các thương hiệu nhỏ và hiếm cũng là một sở thích của các nhà sưu tập, tuy nhiên điều quan trọng là phải đảm bảo những thông tin đúng đắn về thương hiệu, mô hình, cơ chế và nguồn gốc.

    dong-ho-vintage-4.jpg


    Đồng hồ Cartier Tank với tuổi đời hơn 100 năm

    4. Câu chuyện. Mỗi chiếc đồng hồ đều có ý nghĩa lịch sử riêng biệt, mục đích ban đầu của chúng hoặc mục đích sở hữu của một người nào đó quan trọng có tính xu hướng và sở hữu giá trị lớn đối với người sưu tầm đồng hồ đeo tay. Trong giới đồng hồ cổ điển, nhiều người cho rằng những mô hình mang tính biểu tượng có một câu chuyện đằng sau thật sự ý nghĩa liên kết với chính họ, là tác nhân tác động vào họ đối với một lĩnh vực nào đó.

    Đây là lý do tại sao chúng ta dễ dàng thấy được rất nhiều bộ sưu tập hiện đại ngày nay được kết hợp với các phiên bản cổ điển của những mô hình di sản, vì chúng có thể giao tiếp và truyền tải lại những câu chuyện mạnh mẽ ẩn sâu trong quá khứ huy hoàng.

    Luxury Shopping
    Nếu là một người ham hiểu về đồng hồ đeo tay hoặc yêu thích những thương hiệu đồng hồ cao cấp trên toàn thế giới, có lẽ cuộc cách mạng đồng hồ thạch anh của những năm 1970 không phải là một sự kiện quá xa lạ, thời điểm này chính là sự sụp đổ của ngành công nghiệp chế tạo đồng hồ Thụy Sỹ, với nhiều nhà sản xuất đồng hồ truyền thống đang dần rơi vào vực thẳm. Công nghệ sau này thúc đẩy nhu cầu về đồng hồ có giá thành rẻ hơn, độ chính xác cao và đòi hỏi công việc bảo trì ít hơn.

    Workshop.jpg


    Chuyển nhanh đến thể kỷ 21, một cuộc cách mạng mới tương tự đang được diễn ra. Có lẽ không cùng quy mô nhưng ngành công nghiệp đồng hồ truyền thống đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ đồng hồ thông minh kỹ thuật số với những chức năng đầy mạnh mẽ như thông báo các hoạt động xung quanh hoặc đánh thức vào buổi sáng. Với công nghệ ngày càng phát triển, những tính năng ưu việt như đo nhịp tim, đếm số bước chân, phát nhạc, cảnh báo các vấn đề xung quanh, thể hiện cuộc gọi đến, tin nhắn văn bản, giải trí,...đều được tính hợp bên trong một chiếc đồng hồ đeo tay.

    Về đồng hồ cơ truyền thống, nếu nhìn theo một cách khách quan vẫn mang lại những xu hướng đầy thiết thực. Nhiều người chỉ cơ bản cần một cỗ máy giúp nhận biết giờ và phút, trong khi các tính năng cao cấp khác như lịch vạn niên, lịch tuần trăng vẫn được một bộ phận người dùng yêu thích. Những cỗ máy đồng hồ cơ mặc dù không có chuông, phát nhạc như những cỗ máy thông minh nhưng giá thành chắc chắn không hề rẻ. Các thương hiệu cao cấp nổi bật như Patek Philippe, Audemars Piguet và Bregue là một số thương hiệu tiêu biểu trong việc tạo nên những chiếc đồng hồ cơ nghiêm túc và đắt giá.

    HAQlFurpTOWZt9g0WdsF_artisan-watches-snippet-1280x720.jpg


    Vậy tại sao nên sở hữu một chiếc đồng hồ cơ mặc dù chúng đã cũ hơn là lựa chọn một chiếc đồng hồ thông minh? Dưới đây là năm lý do giải thích câu hỏi này:

    1. Căn cứ vào nền tảng lịch sử lâu đời

    Các nhà sản xuất đồng hồ luôn tự hào về truyền thống và danh tiếng lâu đời của thương hiệu. Một trong những thương hiệu lâu đời nhất là Breguet, theo như một số người khẳng định đây là người đầu tiên tạo ra đồng hồ đeo tay. Được thành lập vào năm 1775 bởi Abraham-Louis Breguet, thương hiệu đã trở thành hãng sản xuất nổi bật với việc phát triển các bộ phận đồng hồ chẳng hạn như phát minh tạo ra lò xo cân bằng Breguet và pare-chute (hệ thống chống sốc).

    https___blogs-images_forbes_com_elizabethdoerr_files_2018_06_Breguet-Classique-Tourbillon-Extra-Plat-5367-6-1200x800.jpg


    Sở hữu một chiếc đồng hồ cơ có nghĩa là bạn đã sở hữu một cỗ máy đến từ thương hiệu lịch sử và phần nào đó khẳng định nên độ hiểu biết, giá trị, sự đánh giá cao về thời gian trong chính con người bạn.

    2. Di sản phong phú

    Hãy nghĩ về chiếc đồng hồ thông minh bạn đang có, giả sử sau 10 năm, chiếc đồng hồ ấy có còn được đeo hay không? Công nghệ phát triển ngày càng nhanh, nhanh đến mức nó sẽ bị lỗi thời chỉ trong một năm nói chi đến 10 năm sau. Lấy ví dụ nhanh như Apple Watch, khi mới được tung ra, nó đã tạo nên một tiếng vang lớn nhưng thời gian gần đây, tiếng vang ấy đã không còn và truyền thông cũng ít ngó ngàng đến. Không giống như điện thoại iPhone đang phổ biến, đồng hồ cơ không trở thành là một thiết bị cần đến những ứng dụng hấp dẫn, thời lượng pin hạn chế và trải nghiệm người dùng kém.

    Rolex-Bao-Dai-.jpeg

    Chiếc đồng hồ Rolex đắt giá của vua Bảo Đại

    Chỉ với một chiếc đồng hồ Patek Philippe hoặc Rolex, cỗ máy ấy sẽ tồn tại lâu hơn cả bạn, đủ để truyền lại cho các thế hệ tiếp theo hoặc giá trị của chúng sẽ ngày càng được nâng cao theo thời gian và sống mãi trong từng thời đại.

    3. Nó là tất cả của sự phức tạp và khéo léo

    Để tạo nên một chiếc đồng hồ cơ hoàn thiện, các thợ chế tác đồng hồ cần có kỹ năng để lắp ráp các bánh răng, lò xo, đòn bẩy phức tạo để tạo ra một chiếc đồng hồ với độ chính xác cao. Bộ máy chuyển động luôn được ví như là trái tim của mỗi chiếc đồng hồ cơ và tùy theo từng bộ máy sẽ có số lượng bộ phận khác nhau, có thể có tới 300 bộ phận được đặt bên trong lớp vỏ đồng hồ.

    JLC-Master-Compressor-Chronograph-ceramic-gold-slider.jpg

    Mẫu đồng hồ cơ Jaeger-LeCoultre Master Compressor Chronograph Ceramic

    Jaeger-LeCoultre’s Master Compressor Chronograph Ceramic là một ví dụ tiêu biểu, với các chỉ số ngày và đêm, múi giờ kép và chức năng chronograph. Miễn là cỗ máy được lên dây cót đúng cách, người dùng sẽ không bao giừo cần phải thay pin.

    4. Là một tác phẩm nghệ thuật thực thụ

    Một số mô hình đồng hồ có thiết kế tráng men, chạm khắc và khảm nạm đá quý cực kỳ tinh tế, tạo nên một hình ảnh đầy sống động giúp người sở hữu tạo nên niềm vui khi nhìn vào. Không chỉ thế, trong thế giới đồng hồ, có rất nhiều mô hình được dựng lại dựa trên bản đồ cổ của miền Viễn Đông, Bán đảo Ả Rập hoặc một bản đồ thế giới ngay trên mặt số đồng hồ.

    Jaeger-LeCoultre-Rendez-Vous-Celestial-Red-2.jpg

    Đồng hồ cơ dành cho nữ Jaeger-LeCoultre Rendez-Vous

    Kết hợp với những chi tiết đá đắt giá hoặc những họa tiết trang trí tinh xảo, các nghệ nhân đồng hồ luôn tạo nên một bức tranh thu nhỏ sáng tạo nên một thế giới cực kỳ đa dạng trên mỗi chiếc đồng hồ.

    5. Vì nó là một món đồ trang sức đắt giá

    Điều này khá là quan trọng đối với những quý ông, những người thường không có cơ hội đeo những món trang sức nhưng vẫn muốn nâng cao giá trị bản thân.

    london-editorial_bild-3.jpg


    Đồng hồ cao cấp, đặc biệt là những chiếc đồng hồ có lịch sử đắt giá và có giá trị tên tuổi lớn, khi sở hữu những chiếc đồng hồ này, địa vị và uy tín của các quý ông sẽ được nhận biết rộng rãi, đẳng cấp hơn nhiều so với những chiếc đồng hồ thông minh dành cho giới trẻ.

    Luxury Shopping
    Trong thế giới đồng hồ, người thợ đồng hồ luôn là một nghệ nhân có những định hướng chi tiết nhất. Khi bắt đầu mổ xẻ và phân tích một chiếc đồng hồ, những điều phức tạp ẩn chứa trong nó sẽ luôn làm mọi người kinh ngạc. Ví dụ đơn giản và điển hình nhất là Kim đồng hồ. Kim đồng hồ là một chi tiết quan trọng nhất về chức năng của đồng hồ vì chúng sinh ra là để chỉ thời gian. Tuy nhiên, kim đồng hồ cũng sở hữu nhiều yếu tố phong cách sắc thái khác nhau. Có hàng tá cách độc đáo mà các nhà chế tác đồng hồ có thể thiết kế nên kim thời gian.

    banner-kim-dong-ho.jpg


    Mỗi phong cách thiết kế kim đồng hồ đều tạo nên sức hút mới lạ và chúng đều được đặt một biệt danh của riêng nó. Ở đây, Luxury Shopping sẽ giới thiệu một số lựa chọn kim đồng hồ phổ biến và nguồn gốc cái tên của chúng.

    Arrow

    Có một số kim đồng hồ được đặt tên dựa vào hình dạng của chúng và "Arrow" là một minh chứng cho điều này. Arrow - mũi tên, đúng như vậy, thiết kế kim đồng hồ này được tạo hình dựa trên con trỏ kiểu mũi tên.

    Omega-Seamaster-Planet-Ocean-Liquidmetal-1.jpg


    Việc lựa chọn thiết kế hình mũi tên cho kim đồng hồ giúp cho người dùng dễ dàng đọc thời gian nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng chúng mang lại cảm giác cồng kềnh và táo bạo về kích thước lẫn ngoại hình. Kim Arrow thường được nhìn thấy trên những mô hình đồng hồ kỹ thuật hoặc đồng hồ thể thao chẳng hạn như Omega Seamaster Planet Ocean.

    Breguet

    Cũng có một số mẫu kim đồng hồ được đặt tên trùng với người sáng tạo ra nó. Abraham-Louis Breguet, bậc thầy đồng hồ vĩ đại hàng đầu thế giới, người sáng lập thương hiệu Breguet lịch sử đã thiết kế kim Breguet vào cuối thế kỷ 18. Với vẻ ngoài thanh lịch và nổi tiếng về sự tinh tế, được tạo kiểu với vòng tròn tựa như mặt trăng lưỡi liềm gần đầu kim cùng sắc xanh thơ mộng, kim Breguet cũng được đặt với nhiều cái biệt danh khác nhau.

    breguet%20hands.jpg


    Chẳng hạn như là kim mặt trăng, mặt trăng lưỡi liềm, táo rỗng hoặc pomme (quả táo trong tiếng Pháp). Dạng kim đồng hồ này thường xuất hiện trên một số mẫu đồng hồ Breguet như Classique chẳng hạn.

    Dauphine

    Kim Dauphine là một trong những thiết kế kim đồng hồ phổ biến. Tuy nhiên cái tên này cũng có một chút bí ẩn. Nhiều người cho rằng cái tên này bắt nguồn từ tên của người con trai cả của nhà vua nước Pháp. Cũng có những người cho rằng từ "Dauphine" nghe khá nữ tính nên cái tên được lấy từ người vợ của anh ta.

    Manero_Peripheral_front-1000x667.jpg


    Thiết kế truyền thống của kim Dauphine có dạng tam giác thuôn dài, hình nón thon nhọn ở đỉnh và cạnh chạy dọc theo chiều dài của kim.

    Lance

    Kim Lance lấy tên từ loại vũ khí từng được sử dụng bởi các hiệp sĩ và kỵ sĩ. Thiết kế của kim Lance có trục dài, chân đế rộng hơn và đầu hẹp, nhọn. Chiếc A. Lange & Söhne Datograph Flyback sử dụng kim Lance với phiên bản phát quang.

    dong%20ho%20A_%20Lange%20S%C3%B6hne%20Datograph%20Flyback.jpg


    Lollipop

    Giống như kim Arrow, kim Lollipop được đặt tên dựa trên hình dạng của chúng. Thiết kế của mẫu kim đồng hồ này giống như viên kẹo biểu tượng nổi bật với một cây gậy dài với vòng tròn ngay đỉnh đầu. Tùy thuộc vào từng mô hình đồng hồ cụ thể, vòng tròn này có thể được phủ đầy hoặc rỗng. OMEGA Seamaster là một ví dụ điển hình cho mẫu máy có kiểu dáng kim Lollipop này.

    dong%20ho%20Omega-Seamaster-Spectre-Limited-Edition.jpg


    Mercedes

    Ngôi sao ba cánh, logo của hãng Mercedes-Benz là một trong những nhãn hiệu dễ nhận biết nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mẫu kim đồng hồ mang phong cách Mercedes này dường như lại không có mối liên kết giữa một mẫu đồng hồ cụ thể với nhà sản xuất xe hơi nổi tiếng. Thiết kế của kim đồng hồ này tương đồng với logo của Mercedes-Benz nên được đặt tên là kim Mercedes.

    dong%20ho%20rolex(1).jpg


    Rolex là nhà cung cấp của kim Mercedes, thương hiệu thường chỉ thiết kế cho kim giờ và ngoài ra hãng cũng thường xử lý chúng bằng lớp sơn phát quang. Điều này giúp dễ nhận biết giờ hơn trong điều kiện ánh sáng yếu. Submariner là dòng đồng hồ thường được kết hợp với loại kim này.

    Paddle

    Tương tự như kim Arrow và kim Lollipop, kim Paddle sở hữu hình dạng giống như cái mái chèo. Chúng có thiết kế thẳng với hình chữ nhật rộng hơn về phía cuối và có một con trỏ hình chữ nhật ngay đỉnh đầu. Blancpain Fifty Fathoms là một ví dụ cho mô hình đồng hồ được trang bị kim Paddle.

    dong%20ho%20Blancpain-Fifty-Fathoms-Bathyscaphe-38mm.jpg


    Stick

    Đúng như tên gọi, kim Stick có hình dạng giống như những chiếc bút đánh dấu giờ. Loại kim này có thiết kế dài, thon và thẳng. Mẫu kim Stick được sử dụng trên đồng hồ đeo tay như Glashütte Original hoặc Patek Philippe Calatrava.

    dong%20ho%20Patek-Philippe-Calatrava-9942.jpg


    Baton

    Kim Baton tương tự như kim Stick. Chúng dài và thẳng nhưng có độ dày và thường được thấy trên đồng hồ Audemars Piguet Royal Oak.

    dong%20ho%20Audemars%20Piguet%20Royal%20Oak.jpg


    Luxury Shopping
    Kỳ thật, “đồng hồ Quartz” là cách gọi vắn tắt của những chiếc đồng hồ sử dụng bộ dao động điện từ được điều chỉnh bởi tinh thể thạch anh, nhằm kiểm soát thời gian một cách chính xác nhất. Bạn là một người yêu thích sưu tầm đồng hồ? Hay đơn giản chỉ đang tìm kiếm một chiếc đồng hồ phù hợp với mình? Sao cũng được, nhưng đừng bỏ qua bài viết này. Chí ít thì nó sẽ mang đến cho bạn những điều thú vị và bổ ích đấy.
    caliber_E23_250_S_C_213.jpg

    QUARTZ LÀ GÌ?
    Trước tiên, chúng ta tìm hiểu một chút về khái niệm Quartz. Quartz trong tiếng Việt là thạch anh - tên của một loại khoáng chất kết tinh, Silicon Dioxide, được tìm thấy rất nhiều trong lớp vỏ Trái Đất và là thành phần chính của cát. Thạch anh được sử dụng trong ngành công nghiệp chế tạo đồng hồ thường là tổng hợp hoặc cũng có thể là nhân tạo. Sở dĩ thạch anh tổng hợp được các nhà sản xuất đồng hồ ưa chuộng chứ không phải thạch anh tự nhiên bởi chúng có nhiều đặc tính phù hợp hơn.

    tinh-the-thach-anh-quartz.png


    Hàng tỷ người sử dụng thạch anh hằng ngày nhưng rất ít người chú ý đến điều này, bởi phần lớn những viên thạch anh siêu nhỏ mà họ sử dụng được giấu bên trong những chiếc đồng hồ nói chung hay đồng hồ đeo tay nói riêng. Vậy những viên tinh thể này thì có liên quan gì đến đồng hồ?

    Một số vật liệu đặc biệt (chẳng hạn như gốm sứ hoặc tinh thể thạch anh) có thể tạo ra điện khi đặt dưới áp lực cơ học. Khả năng chuyển đổi điện áp (đến và từ) căng thẳng cơ học được gọi là áp điện. Bên cạnh đó, tinh thể thạch anh có thể duy trì một tiêu chuẩn tần số chính xác, giúp điều chỉnh những chuyển động bên trong đồng hồ, từ đó cải thiện độ chính xác của bộ đếm giờ. Vì tính hữu dụng của chúng, thạch anh còn được sử dụng rộng rãi trong các bộ vi xử lý, radio và nhiều ứng dụng công nghệ khác.

    Tuy bên trên vừa giới thiệu qua khá nhiều điều thú vị về thạch anh (quartz) nhưng thực chất hầu hết thạch anh sử dụng trong công nghiệp điện tử đều là tổng hợp, và thậm chí có những viên thạch anh được tạo ra với tần số cụ thể dành riêng cho các chức năng cụ thể.

    ĐỒNG HỒ QUARTZ LÀ GÌ?

    Hiểu một cách đơn giản, đồng hồ quartz hay đồng hồ thạch anh là những chiếc đồng hồ sử dụng bộ dao động điện tử được kiểm soát bởi một miếng tinh thể thạch anh mỏng như tờ giấy. Thạch anh rung động rất nhanh để đáp lại một điện tích và cũng chính những rung động này cho phép đồng hồ lưu trữ thời gian.

    dong-ho-quartz-la-gi.jpg


    Một số người sẽ cảm thấy phiền vì thỉnh thoảng phải thay pin cho chiếc đồng hồ quartz của mình. Tuy nhiên, sự đòi hỏi về dịch vụ lẫn tương tác của đồng hồ thạch anh vẫn ít hơn rất nhiều so với đồng hồ cơ. Một trong những ưu điểm không thể không kể đến của đồng hồ quartz chính là độ chính xác phi thường tốt - sai số của của nó thấp hơn cả những chiếc đồng hồ cơ đắt tiền nhất, được chế tác chuyên nghiệp nhất. Ngoài ra, giá cả phải chăng cũng là một điểm mạnh khiến đồng hồ quartz dễ dàng được đón nhận bởi công chúng.

    Sở dĩ những chiếc đồng hồ quartz có chi phí thấp vì chúng chạy bằng pin và có ít bộ phận chuyển động bên trong bộ máy. Nhưng kỳ thực, đồng hồ quartz có sức hấp dẫn tương đối hạn chế, nhất là đối với những người đam mê sưu tập đồng hồ, bởi chúng khiếm khuyết những kỹ thuật thủ công tinh tế hay những điều tỉ mỉ khác mà chỉ ở đồng hồ cơ mới có. Và bạn biết đấy, để bảo toàn giá trị thương hiệu, những bộ máy chuyển động thạch anh trong các mẫu đồng hồ cao cấp đến từ những nhà sản xuất danh tiếng như Patek Philippe được thiết kế tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt.
    caliber_E15_123%20(1).jpg

    Bộ máy chuyển động E15
    Với tần số dao động thạch anh 32768 Hz và tuổi thọ pin lên đến 3 năm.

    ĐỒNG HỒ QUARTZ HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

    Trước tiên, chúng ta bàn về bộ máy chuyển động của đồng hồ (watch movement). Tựa như quả tim của con người, bộ máy chuyển động chính là “nguồn sống” của đồng hồ. Nó hoạt động như một nhà máy điện mini, cung cấp năng lượng cho các chức năng của đồng hồ có thể hoạt động một cách bình thường. Cơ chế của nhà máy mini này có thể khiến bộ kim chỉ thời gian chuyển động, có thể cung cấp sức mạnh cho bất kỳ chức năng phát sinh nào (như chức năng bấm giờ, lịch hằng năm hoặc múi giờ kép). Bộ máy chuyển động là thành phần thiết yếu trong đồng hồ và giữ cho thời gian chính xác. Tóm lại, một chiếc đồng hồ không thể hoạt động nếu như thiếu bộ máy này.

    smbAvk9aU1lEnZYACFJ_sIEqxFW9fWPUH6zeAYgSpy8kkQpk2PMzhIluhcN_30bVULcI5xEs0l6Vdcs83jH9d3NeE-vWAEJeKyAqQ7hG43GU06OoMTtjpd58j2UjQWKaydhA3s7X


    Bất kỳ đồng hồ nào cũng cần một yếu tố dao động và điều tiết để giữ cho thời gian chính xác nhất có thể. Ở đồng hồ cơ, yếu tố này có dạng lò xo cân bằng và bánh xe cân bằng. Còn đối với đồng hồ quartz, một tinh thể thạch anh siêu nhỏ được cắt theo hình một chiếc âm thoa.Thạch anh này dao động ở một tần số chính xác và cũng có đặc tính áp điện, nghĩa là khi áp suất tác động lên nó, nó sẽ tạo ra một volt điện nhỏ.

    505px-Inside_QuartzCrystal-Tuningfork.jpg


    Bộ cộng hưởng tinh thể thạch anh

    được tạo ra dưới hình dạng của một âm thoa.

    Nghịch đảo của tính chất này vẫn đúng. Đúng ở chỗ khi có một dòng điện truyền qua thạch anh, nó sẽ rung (thường là 32.768 lần mỗi giây). Mạch vi điện tử của bộ chuyển động sau đó sẽ hạ xuống thành một xung điện mỗi giây. Sự thúc đẩy này điều khiển một động cơ lần lượt di chuyển kim giây và nhích từng bước mỗi giây.

    Tóm lại, cách thức hoạt động của đồng hồ quartz:

    • Đồng hồ quartz được cung cấp năng lượng bởi một pin gửi tín hiệu điện thông qua một mảnh tinh thể thạch anh dưới hình dạng chiếc âm thoa.

    Tinh thể thạch anh này rung 32768 lần mỗi giây, tạo ra tín hiệu với tần số chính xác.

    Các rung động được bộ vi mạch xử lý và chuyển đổi thành một xung mỗi giây.

    Chuyển động nhất quán của kim đồng hồ chính là kết quả của xung này.

    LỢI ÍCH CỦA BỘ CHUYỂN ĐỘNG THẠCH ANH

    1. Thời gian chính xác: Như đã nói bên trên, những chiếc đồng hồ quartz có độ chính xác vượt trội. Sai số của nó thấp hơn cả những chiếc đồng hồ cơ cao cấp nhất, chuyên nghiệp nhất (khoảng ±10 giây mỗi tháng).

    2. Dễ sử dụng: Đồng hồ thạch anh chạy bằng pin và không cần sự can thiệp của con người để tiếp tục “sống”.

    3. Bảo trì thấp: Số lượng các bộ phận chuyển động thấp và sự góp mặt của pin đã đảm bảo cho chúng có thể duy trì tuổi thọ mà không cần bảo bảo trì quá nhiều thứ.

    4. Ít tốn kém hơn: Đồng hồ cơ đòi hỏi nhiều thời gian, trình độ và kỹ năng chuyên môn để có thể chế tạo ra chúng. Trong khi đồng hồ thạch anh lại không cần đến những điều này. Vì thế chi phí để đầu tư cho một chiếc đồng hồ quartz luôn khiêm tốn hơn đồng hồ cơ.

    5. Độ bền: Không giống đồng hồ cơ, bộ máy chuyển động bên trong đồng hồ thạch anh ít bị ảnh hưởng bởi các tác động ngoại lực (như sốc, từ trường,...). Vì thế độ bền của chúng tương đối tốt hơn. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc nhiều vào hãng đồng hồ mà bạn đã đầu tư nữa. Thế nên hãy luôn dành sự quan tâm cho những chiếc đồng hồ chính hãng đến từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo rằng bạn sẽ không hối tiếc sau một thời gian sử dụng chúng.

    Các nhà sưu tập đồng hồ xa xỉ trên Thế giới luôn dành đam mê và nhiệt huyết của mình cho các mẫu đồng hồ cơ với một trái tim phi thường phức tạp và tinh xảo. Tuy nhiên, đồng hồ quartz lại được giành được sự ưa chuộng để sử dụng thường xuyên với độ chính xác và độ tin cậy cao.

    Luxury Shopping
    Nhà sản xuất đồng hồ 145 năm tuổi tại New York - Bulova và giọng ca huyền thoại Frank Sinatra đã có một đoạn lịch sử gắn bó lâu dài bởi mối quan hệ đối tác thân thiết, Bulova trở thành chiếc đồng hồ được lựa chọn cho người chơi nhạc Croon (hay còn gọi là Crooner). Trên thực tế, Frank Sinatra Show được Bulova tài trợ và được gọi là “Bulova Watch Time”.

    Thời gian gần đây, con gái của Frank Sinatra có chia sẻ:

    “Không ai tôn trọng thời gian hơn cha tôi - ông ấy không bao giờ thích để khán giả chờ đợi. Ông ấy thường nói, ‘nếu bạn không sớm, bạn đã muộn’. Mối quan hệ của bố với Bulova kéo dài hơn sáu thập kỷ và chúng tôi tự hào tiếp tục mối quan hệ này sang thế kỷ 21.”

    Năm 2020, Bulova đã công bố bộ sưu tập Frank Sinatra mới, gồm một loạt 10 chiếc đồng hồ thể hiện tinh thần của thời đại Rat Pack trong những năm 1950 và 60. Bộ sưu tập này khá đa dạng về kích thước, hình dạng và thiết kế. Nhìn chung thì không có khuôn khổ nhất định về mặt tổng thể, nhưng tất cả đều mang những đặc điểm cần có của một chiếc đồng hồ thời trang và sành điệu, tất nhiên, bao gồm cả những yếu tố có thể đem đến các giác thú vị và độc đáo khi đeo, tựa như trong âm nhạc vậy.

    Trong bộ sưu tập này, các mẫu đồng hồ được đặt tên theo các bản hit trong album Ol 'Blue Eyes Is Back ra mắt năm 1973 của giọng ca người Mỹ Frank Sinatra: “The Best is Yet to Come”, “Fly Me to the Moon”, “Young at Heart” và “My Way”.

    BULOVA FRANK SINATRA: BEST IS YET TO COME
    bst-bulova-frank-sinatra-2020.png


    — BST Bulova Frank Sinatra: Dòng đồng hồ Best Is Yet To Come

    Dòng đồng hồ Best Is Yet To Come thuộc bộ sưu tập bao gồm 3 phiên bản vỏ tròn 40mm bằng thép không gỉ hoặc thép mạ vàng. Một trong số chiếc đồng hồ được yêu thích nhất phải kể đến phiên bản thép với mặt số màu xám có họa tiết vải lanh (Ref. 96B346). Qua mẫu này, chúng ta có thể thấy các vấu của chúng có chút khác biệt, chỉ hơi loe ra một chút. Chúng có kim lớn alpha-shaped, mặt số có họa tiết đơn giản, cửa sổ ngày ở hướng 3 giờ và chữ ký Sinatra với chiếc mũ bên trên nằm ở hướng 6 giờ.

    dong-ho-Bulova-Frank-Sinatra-1.png


    Bulova Best Is Yet To Come có kiểu dáng cổ điển đẹp mắt, bên cạnh đó còn sở hữu mặt lưng ốp kính sapphire trong suốt, cho phép chúng ta chiêm ngưỡng một phần của bộ máy cơ thủ công hand-winding Thụy Sĩ từ phía sau đồng hồ. Bộ máy Sellita SW215 này hoạt động ở tốc độ 28.800 vph và có mức năng lượng dự trữ 42 giờ.

    BULOVA FRANK SINATRA: FLY ME TO THE MOON

    bst-bulova-frank-sinatra-fly-me-to-the-moon.png


    — BST Bulova Frank Sinatra: Dòng đồng hồ Fly Me to the Moon

    Dòng đồng hồ Fly Me To The Moon cũng được tạo thành từ 3 phiên bản mang hơi hướng retro của những năm 1960 trong thiết kế - vỏ máy có hình dạng cushion với kích thước 39mm, mặt số được thiết lập họa tiết sunburst (ánh sáng mặt trời) cổ điển và tinh tế. Các chữ số Ả Rập nằm xen kẽ với các điểm đánh dấu giờ hình tam giác. Lịch ngày vẫn giữ nguyên vị trí ở hướng 3 giờ, chữ ký nằm ở hướng 6 giờ nhưng thiếu đi một chiếc mũ bên trên, thay vào đó là dòng “AUTOMATIC” bên dưới.

    dong-ho-Bulova-Frank-Sinatra-3.png


    Mặt lưng đồng hồ trong suốt với ốp kính sapphire, qua đó bạn có thể thấy bộ máy Miyota 8215 automatic, cũng có năng lượng dự trữ trong 42 giờ.

    BULOVA FRANK SINATRA: YOUNG AT HEART

    bst-bulova-frank-sinatra-young-at-heart.png


    — BST Bulova Frank Sinatra: Dòng đồng hồ Young at Heart

    Young at Heart là dòng đồng hồ được tạo thành từ hai phiên bản có vỏ hình tonneau với chiều rộng 33,5mm và dài 45mm. Mặt số được chải sunray nhẹ với 2 màu có sẵn: màu nâu và màu trắng bạc. Cả hai phiên bản đều có vỏ thép tone gold và dây đeo bằng da bê. Độc đáo hơn 3 dòng đồng hồ còn lại, Young at Heart có biểu tượng chiếc mũ ở hướng 12 giờ.

    dong-ho-bulova-frank-sinatra-young-at-heart.png


    Những chiếc đồng hồ Frank Sinatra Young at Heart cũng được trang bị bộ máy Miyota 8215 automatic với mức dự trữ năng lượng 42 giờ.

    BULOVA FRANK SINATRA: MY WAY

    bst-bulova-frank-sinatra-my-way.png


    — BST Bulova Frank Sinatra: Dòng đồng hồ My Way

    Cuối cùng là dòng My Way, bao gồm một bộ đôi vỏ hình chữ nhật “phong cách xe tăng” với thiết kế lấy cảm hứng từ Art Deco. Với kích thước rộng 29,5mm và cao 47mm, nó được trang bị bộ vỏ thép với mặt số màu đen và cũng có sẵn trong một chiếc vỏ tone gold với mặt số màu trắng bạc.

    dong-ho-bulova-frank-sinatra-my-way.png


    Frank Sinatra My Way sử dụng bộ máy thạch anh với nắp lưng kín làm bằng thép không gỉ.

    Bộ sưu tập Bulova Frank Sinatra tôn vinh giọng ca huyền thoại và biểu tượng phong cách qua 10 chiếc đồng hồ mới, được định giá theo cái cách mà cả những nhà sưu tập lẫn khách hàng thông thường đều có thể tiếp cận được, mỗi chiếc đồng hồ đều có các đóng gói đặc biệt lấy cảm hứng từ bộ hộp đĩa vinyl. Liên hệ với Luxury Shopping theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ đặt hàng ngay hôm nay!

    Luxury Shopping
    Nhắc đến đồng hồ đeo tay, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hai loại đang phổ biến trên thị trường là đồng hồ pin (Quartz Watches) và đồng hồ cơ khí (Mechanical Watches). Tuy nhiên đồng hồ chuyển động cơ trong tiềm thức nhiều người vẫn còn khá mơ hồ vì chưa hiểu rõ thật sự bản chất của nó.

    dong-ho-co-2019.jpg


    Tổng quan kiến thức về đồng hồ cơ học

    Qua đó để giải đáp đầy đủ và cụ thể hơn, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tổng quan và phân biệt các loại mechanical watches đang hiện có trên thị trường.

    Lịch sử hình thành và nguồn gốc của đồng hồ cơ (Mechanical Watches)

    Đồng hồ cơ đầu tiên được phát minh ở nước Anh do một tu sĩ người Ý thiết kế vào năm 1275, bởi vì những tu sĩ Công giáo có quy định rất nghiêm ngặt về lịch trình cầu nguyện cũng như công việc hằng ngày nên họ đã yêu cầu chế tạo đồng hồ. Ban đầu là một chiếc đồng hồ rất lớn chỉ với một kim giờ.

    Năm 1370, những mẫu đồng hồ dần phổ biến ở Pháp và Anh. Mãi đến năm 1541, ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ ra đời, do lệnh cấm đeo trang sức nên các thợ kim hoàn ở Geneva buộc lòng phải học cách chế tạo đồng hồ từ những người tị nạn từ Pháp và Ý.

    1275.jpg


    Đến thế kỷ thứ 16, ngoài sắt, đồng và bạc là vật liệu chính dùng để chế tác đồng hồ, sau đó đồng hồ chạy bằng lò xo được phát triển.

    Năm 1574 đồng hồ bỏ túi được phát minh với chất liệu bằng đồng.

    Năm 1620 mặt kính đồng hồ được giới thiệu và nhanh chóng được điều chỉnh lên các mô hình đồng hồ cao cấp.

    Năm 1680 kim phút lần đầu tiên được thêm vào đồng hồ.

    Năm 1675 vành tóc được phát minh là một yếu tố quan trọng của đồng hồ cơ giúp cỗ máy có bộ dao động điều hòa

    Năm 1690 kim giây xuất hiện.

    Năm 1700, đồng hồ đeo tay dần trở nên phổ biến với nhiều kiểu dáng và kích cỡ khác nhau.

    Năm 1716, một người Anh tên George Graham phát minh ra bộ thoát, tiền đề cho bộ thoát cơ học mang lại độ chính xác cao.

    Đặc biệt vào năm 1770, Abraham-Louis Perrelet phát minh ra một cơ chế tự lên dây cót.

    Vào năm 1795, Abraham-Louis Breguet người sáng lập nên thương hiệu đồng hồ cao cấp Breguet phát minh ra bộ thoát Tourbillon.

    Năm 1812, Breguet sáng tạo ra chiếc đồng hồ đeo trên cổ tay đầu tiên dành cho Caroline Murat và Nữ hoàng của Naples.

    Đến năm 1822, Nicolas Rieussec nộp bằng sáng chế "đồng hồ bấm giờ bằng giây", mở ra kỷ nguyên của đồng hồ chronograph, hay còn gọi là đồng hồ bấm giờ.

    Năm 1915: Breitling ra mắt một trong những chiếc đồng hồ đeo tay cơ học có tính năng Chronograph đầu tiên. Vớt nút bấm ở vị trí 2 giờ, tách biệt với núm điều chỉnh, thay vì tích hợp vào nó như trên các đồng hồ bấm giờ của pocketwatch thời đó.

    Năm 1926 thế giới ghi nhận mẫu đồng hồ đầu tiên có sự xuất hiện của một cánh quạt rotor tự động. Cơ chế lên dây này được thiết kế bởi nhà chế tác đồng hồ người Anh John Harwood, dựa trên chiếc đồng hồ mà Abraham-Louis Perrelet đã nghĩ ra cho pocketwatch trong thế kỷ 18.

    Theo nhiều tài liệu ghi nhận, mẫu đồng hồ lặn cơ học lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1926 và mẫu đồng hồ này có tên Oyster - tiền thân của mô hình Rolex Oyster lừng danh. Đây cũng là chiếc đồng hồ với cơ chế cơ học chống nước đầu tiên trong lịch sử

    Năm 1931, công ty Thụy Sỹ LeCoultre & Cie và công ty Jaeger của Pháp hợp tác lại với nhau để sản xuất ra bộ sưu tập đồng hồ Reverso cơ học đặc trưng với bộ vỏ có thể trượt sang một bên và lật lại với mục đích bảo vệ mặt kính đồng hồ. Vào năm 1937 hai công ty hợp lại trở thành Jaeger-Lecoultre ngày nay.

    Vào năm 1969, thế giới đồng hồ đón nhận một phát minh quan trọng đó là mô hình đồng hồ cơ chronograph automatic đầu tiên trên Thế giới được giới thiệu. Thứ nhất là bộ máy Calibre 6139 được chế tạo từ hãng Seiko, thứ hai đó chính là El Primero đến từ thương hiệu cao cấp Zenith.

    Khủng hoảng thạch anh chính thức bắt đầu từ năm 1970 nhưng không vì thế mà đế chế đồng hồ cơ học bị lãng quên. Tựa như một chất xúc tác quyết định lại thị trường, các thương hiệu đồng hồ lớn đã tập trung phát triển, đua nhau cho ra mắt những mẫu đồng hồ cơ với những tính năng độc đáo, sử dụng các vật liệu tiên tiến cùng những cơ chế được cấp bằng sáng chế và tạo nên những trang sử mới tiếp theo đầy hào hùng cho thế giới đồng hồ.

    mechanical-watches-2.jpg


    Cấu tạo phức tạp của đồng hồ

    Tóm lại, đồng hồ cơ khí là những mẫu đồng hồ nam và nữ vận hành bởi bộ chuyển động có kết cấu hoàn toàn từ các thành phần như dây tóc, bánh răng, ngựa, gioăng,...được lắp ráp, liên kết và vận hành cùng nhau. Khác với đồng hồ quartz là đồng hồ hoạt động bằng pin, đồng hồ chuyển động cơ học là những cỗ máy rất phức tạp và có lịch sử lâu đời.

    Đối với nhiều người dùng, kể cả người đã quen dùng đồng hồ và cả những người chỉ mới tìm hiểu về đồng hồ thì đồng hồ cơ khí hay được nhận biết là đồng hồ tự động. Về lý thuyết, đồng hồ cơ bao gồm đồng hồ để bàn, đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay,... đồng hồ automatic cơ bản chỉ là cơ chế vận hành. Nói cho dễ hiểu đã là đồng hồ automatic thì chắc chắn là đồng hồ cơ, nhưng gọi đồng hồ cơ khí là đồng hồ automatic thì chưa hẳn là đúng.

    Phân loại các kiểu đồng hồ cơ

    Đồng hồ cơ được phân loại dựa trên cơ chế lên cót, chính vì vậy trên thế giới đã chia thành 3 loại cơ bản:

    - Đồng hồ lên cót bằng tay (mechanical hand winding, hand-wound)

    - Đồng hồ lên cót tự động (automatic, self-winding)

    - Đồng hồ vừa tự động vừa lên cót

    Đồng hồ lên cót bằng tay

    Phổ biến nhất vẫn là đồng hồ lên cót bằng tay, đối với mẫu đồng hồ này, người dùng sẽ phải thường xuyên lên cót bằng cách vặn núm điều chỉnh, vặn đến khi cót căng cứng thì dừng lại. Do việc phải thường xuyên lên dây cót để nạp năng lượng nên nhược điểm của loại này là tốn công và làm núm điều chỉnh mất thẩm mỹ do phải tiếp xúc nhiều lần hoặc bị hỏng do lên cót quá tay.
    %C4%90%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93-c%C6%A1-l%C3%AAn-d%C3%A2y-th%E1%BB%A7-c%C3%B4ng-Patek-Phillippe---6300G---GRAND-COMPLICATIONS.png


    Đồng hồ cơ lên dây thủ công Patek Phillippe - 6300G - GRAND COMPLICATIONS

    Tính tiện lợi của đồng hồ cơ lên cót bằng tay là không cần phải đeo thường xuyên, các bộ phận cấu tạo bên trong được cấu tạo rất phức tạp, tinh xảo và sắp xếp đẹp mắt.

    Luxury Shopping
    Đồng hồ lặn là một trong những loại đồng hồ đeo tay cao cấp dành cho những khách hàng đam mê các bộ môn thể thao dưới nước như bơi lội, lặn thể thao hoặc lặn tự do với khả năng chống nước cao. Vì là mô hình đồng hồ chuyên dụng thường xuyên được sử dụng và tiếp xúc với môi trường nước nên đồng hồ lặn được vận hành bằng chuyển động cơ học tự động (automatic) hoặc các bộ máy sử dụng năng lượng mặt trời (solar) với mục đích tránh bị ảnh hưởng tới độ chống nước của đồng hồ khi thay pin ở các mẫu đồng hồ quartz.

    %C4%90%E1%BB%93ng%20h%E1%BB%93%20l%E1%BA%B7n%20Omega.png


    Đồng hồ thợ lặn đặc biệt có khả năng chịu nước cao (thường lớn hơn 200m hoặc 100m nếu áp dụng tiêu chuẩn chống nước ISO 6425) đây là một điểm mạnh dành cho những người đam mê bộ môn bơi lội, vận động viên bơi lặn, lính hải quân,.... Vì tính chất phức tạp và chi phí sản xuất cao nên đồng hồ thợ lặn thường được sản xuất từ các thương hiệu đồng hồ lớn trên Thế giới với những thiết kế cao cấp và sử dụng chất liệu bền bỉ vững chắc. Ngày nay đồng hồ chuyên để lặn đang ngày càng phổ biến bởi tính linh hoạt của chúng, không chỉ phù hợp với việc tham gia các hoạt động thể thao dưới nước mà những chiếc đồng hồ bơi lặn vẫn mang tính thời trang để có thể đeo vào những ngày trong tuần.

    Lịch sử của đồng hồ lặn

    Lịch sử của đồng hồ lặn bắt đầu từ năm 1953 khi đơn vị lính thợ lặn tinh nhuệ thuộc quân đội của Pháp Blancpain (đứng đầu là Jean-Jacques tại thời điểm đó) yêu cầu được tạo ra chiếc đồng hồ quân đội thích hợp cho việc lặn của họ.

    Xu hướng đồng hồ thời đại khi đó chủ yếu là về thời trang và đồng hồ phi công. Đồng hồ chống nước đã được thử nghiệm và sản xuất trong vài thập kỉ, nhưng chưa có cái nhìn thẩm mỹ phù hợp cùng đặc điểm kỹ thuật của một chiếc đồng hồ chuyên dùng cho việc lặn mà binh lính Pháp cần.

    D%C3%B2ng%20%C4%91%E1%BB%93ng%20h%E1%BB%93%20l%E1%BA%B7n%20Rolex%20Submariner.jpg


    Dòng đồng hồ lặn Rolex Submariner

    Để tạo ra chiếc đồng hồ cơ sử dụng cho các hoạt động quân sự dưới nước, cỗ máy thời gian đó cần có khả năng chịu nước cao, đặc điểm nhận dạng lớn, khung bezel có thể xoay, mặt kính và bộ vỏ bền bỉ và có tính năng dạ quang trên mặt số. Tất cả những điều này đều rất quan trọng cho tính năng và khả năng hiện thị dưới nước.

    Vì vậy nên Blancpain Fifty Fathoms đã được thiết kế. Không lâu sau đó, Rolex cho ra mắt dòng đồng hồ Submariner và các nhà sản xuất đồng hồ khác đã làm theo như một trào lưu. Hãy nghĩ xem nếu như khi đó Blancpain đã không quan tâm đến những yêu cầu của các binh lính quân đội người Pháp thì có lẽ những mô hình đồng hồ độc đáo và chuyên dụng này đã không thể tồn tại.

    Các đặc điểm cơ bản

    1. Chữ số hoặc vạch chỉ giờ lớn/ Kim đồng hồ phủ một lớp dạ quang cao cấp

    Điều đầu tiên và dễ nhận biết nhất chính là chữ số hoặc vạch chỉ giờ lớn và đậm trên mặt số cũng như kim đồng hồ được phủ một lớp dạ quang phát sáng cao cấp. Vì sao lại có tính năng này? Vì để có thể nhận biết thời gian rõ hơn trong môi trường nước, cụ thể hơn là một môi trường ánh sáng yếu do ánh sáng mặt trời bị hạn chế không thể chiếu đến. Chúng ta cần một lớp phủ ánh sáng để có thể thấy rõ hơn mọi thứ trên mặt đồng hồ. Trên những mẫu đồng hồ cao cấp lớp phủ ánh sáng thường được sử dụng là Super - LumiNova hoặc NoctiLumina với khả năng phát sáng lâu và rõ nét. Tính năng này thực sự sẽ giúp các thợ lặn hoặc các vận động viên kiểm soát thời gian tốt hơn và chính xác hơn.

    Super-Luminor-Panerai.png


    Lớp phủ dạ quang trên đồng hồ lặn thương hiệu Panerai

    Một điều quan trọng nữa là kim giây đồng hồ lặn biển cần phải được phát sáng để thợ lặn có thể biết được đồng hồ có còn đang hoạt động hay không. Hãy lưu ý rằng việc sử dụng đồng hồ dưới nước là để xem giờ và quản lý thời gian trong một môi trường "ướt át". Chính vì thế điều quan trọng và cần thiết là phải biết đồng hồ có còn hoạt động hay không.

    Ngay cả việc nếu bạn không có nhu cầu bơi lội thì đồng hồ có khả năng dạ quang cũng là tính năng hữu ích (hầu hết những mô hình đồng hồ lặn đều tuyệt hơn so với một chiếc đồng hồ thông thường), nó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc kiểm tra thời gian trong rạp chiếu phim hoặc vào ban đêm khi đèn đã tắt, cực kì tiện lợi.

    2. Điều chỉnh vòng xoay bezel trên vỏ đồng hồ

    Bezel là khung kim loại nằm bên ngoài mặt số đồng hồ. Nó có thể được để trống (thường là trên các mô hình đồng hồ thời trang) hoặc được trang bị một số chức năng như tachymeter, tính toán chuyển đổi hoặc chức năng đo khoảng cách.

    Nhưng trên các dòng đồng hồ lặn cao cấp, viền bezel sẽ được trang bị tính năng xoay với những dấu hiệu nhỏ trên đó. Bằng cách xoay những dấu hiệu đó đến các điểm phút hiện tại, thời gian lặn trôi qua có thể được kiểm tra dễ dàng. Và một điều lưu ý cần quan tâm đó là viền bezel chỉ được phép xoay một chiều ngược chiều kim đồng hồ với mục đích đảm bảo an toàn tránh nguy cơ khiến thời gian lặn bị ảnh hưởng.

    %C4%90%E1%BB%93ng%20h%E1%BB%93%20l%E1%BA%B7n%20Omega%20Ploprof%20v%E1%BB%9Bi%20vi%E1%BB%81n%20bezel%20xoay%20%C4%91%E1%BB%99c%20%C4%91%C3%A1o.jpg


    Đồng hồ lặn Omega Ploprof với viền bezel xoay độc đáo

    Hầu hết trên các mẫu đồng hồ thợ lặn hiện nay có sự xuất hiện của các con số 10, 20, 30, 40 và 50 phút dễ thấy trên các niềng. Đây là kết quả của sự tinh chỉnh lại từ các thiết kế bezel cũ. Trước đây, các thợ lặn trước khi thực hiện nhiệm vụ sẽ lên kế hoạch lặn xuống độ sâu tối đa và sẽ tính toán thời gian dựa trên một biểu đồ lặn của Hải quân Hoa Kỳ đã lỗi thời và thực hiện theo kế hoạch. Chẳng hạn cấu hình của cỗ máy lặn khi xưa cho phép thời gian ở dưới đáy là 35 phút và sẽ sử dụng công thức thời gian lặn “bottom time”.

    Theo công thức này chúng ta sẽ lấy 60 - 35 = 25, theo đó trong thời gian dưới nước 35 phút, thợ lặn sẽ căn chỉnh mốc bezel 25 phút so với kim phút. Tức có nghĩa là bạn cần xoay ngược chiều đồng hồ, đưa mũi tên đến vị trí cách kim phút hiện tại là 25 phút, số 35 trên bezel xoay đến đúng vị trí kim phút, rồi bắt đầu lặn. Khi kim phút chạy đến mốc mũi tên tức có nghĩa là đã đến thời gian trồi lên mặt nước. Công thức này dùng cho những trường hợp lặn theo thời gian dự tính hay còn gọi là sử dụng bezel lặn đếm ngược.

    Còn một cách sử dụng niềng bezel nữa là đo thời gian trôi qua. Khi không có thời gian cố định để lặn và muốn đo thời gian ở dưới nước thì chúng ta nên dùng cách này. Cách sử dụng cũng khá đơn giản, trước khi lặn chỉ cần xoay mũi tên ngược chiều kim đồng hồ đến kim phút hiện tại và lập tức lặn ngay sau đó. Khi đã lặn xong hãy kiểm tra ngay niềng bezel nhìn xem kim phút chỉ đến vị trí bao nhiêu thì đó là thời gian đã lặn.

    3. Mặt kính sapphire trên đồng hồ lặn

    Với mục đích nâng cao khả năng chống nước toàn diện nên nghiễm nhiên các mô hình đồng hồ chuyên để lặn phải được trang bị mặt kính sapphire nguyên khối đặc biệt. Khác với những loại thiết kế sử dụng mặt kính tráng sapphire, mặt kính sapphire nguyên khối là chất liệu có độ cứng rất tốt chỉ thua mỗi kim cương và chúng có đặc tính chống trầy xước cao cũng như độ bền bỉ ấn tượng. Chính vì thế trên những mẫu cao cấp, mặt kính sapphire nguyên khối là một bộ phận quan trọng và thường được các thương hiệu đồng hồ nổi tiếng sử dụng.

    M%E1%BA%B7t-k%C3%ADnh-sapphire-nguy%C3%AAn-kh%E1%BB%91i-Seamaster-AquaTerra-Master-Chronometer.png


    Mặt kính sapphire nguyên khối Seamaster AquaTerra Master Chronometer

    Về thiết kế, đồng hồ lặn biển có mặt kính tương đối dày và chúng có hình vòm. Vì sao lại là hình vòm? Mặt kính hình vòm sẽ tăng cường khả năng chống áp suất của đồng hồ và có công dụng cải thiện mức độ dễ đọc của mặt quay số khi ở dưới nước. Ngoài ra trên các mẫu đồng hồ cao cấp chuyên lặn, sẽ có lớp phủ chống phản chiếu giúp tăng cường thêm khả năng hiển thị của đồng hồ lên một mức cao hơn.

    4. Lớp vỏ dày với khả năng chống nước tối ưu

    Một đặc điểm khác trên các dòng đồng hồ bơi lặn đó là lớp vỏ ngoài dày (thường là làm bằng thép không gỉ) có độ chịu nước cao hơn 100m hoặc 330 feet. 200m là khá bình thường ở hiện nay, trong khi 300m là dành cho thợ lặn và những thợ lặn chuyên nghiệp.

    Vòng đồng hồ lặn phải có khả năng chịu nước cực kỳ cao và có khả năng chịu được sự ăn mòn của nước biển vì thế các vật liệu như thép không gỉ, 316L hoặc 904L và các hợp kim thép khác thường được sử dụng, ngoài ra titan, gốm sứ và nhựa tổng hợp hoặc nhựa cao cấp cũng được sử dụng cho những mô hình đồng hồ lặn đời mới. Nếu dây đeo là kim loại, chất liệu cũng sẽ giống với bộ vỏ đồng hồ để tránh bị ăn mòn. Bộ vỏ máy cũng cần phải có đầy đủ khả năng chống lại các tác động và dư chấn từ bên ngoài nhằm bảo vệ bộ chuyển động cơ học bên trong.

    Với khả năng chống nước lớn đồng nghĩa là mẫu đồng hồ sẽ lớn hơn và nặng hơn so với những chiếc đồng hồ thông thường. Chính vì vậy thường đồng hồ nam sẽ là sự lựa chọn để các nhà sản xuất chế tạo và tinh chỉnh thành đồng hồ dùng để lặn.

    Luxury Shopping
    Alexi Lubomirski Là Ai?

    Bạn đã từng trầm trồ và hâm mộ những bức ảnh trong lễ đính hôn của Hoàng tử Harry và Công tước Meghan Markle, hay những bức ảnh trong lễ trao giải Quả Cầu Vàng 2020, người đã tạo ra những bức ảnh đó là Alexi Lubomirski. Anh là một nhiếp ảnh gia tài năng thực thụ, bên cạnh đó anh còn là một nhà từ thiện, ăn chay trường, là người sáng lập ra Creative4Change - một tổ chức toàn cầu nhằm khuyến khích ngành thời trang ngừng sử dụng lông thú, lông vũ hay da động vật.

    Alexi.png


    Nhiếp ảnh gia Alexi Lubomirsk

    Anh cũng là một người ủng hộ nhiệt tình việc bãi bỏ nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt sắc tộc, bằng tất cả nhiệt huyết của mình anh đã cho ra mắt cuốn sách nghệ thuật “Vẻ đẹp đa dạng” - cuốn sách này thể hiện vẻ đẹp đồng nhất và hài hòa đa sắc tộc của những người mẫu trong làng thời trang.

    Sự Hợp Tác Với Nhiếp Ảnh Gia Nổi Tiếng Làm Tiền Đề Cho BST “Artists’ Series”

    Lần đầu tiên sau 10 năm, thương hiệu Movado quyết định bắt tay với nghệ sĩ để cho ra đời một bộ sưu tập mang tên “Artists’ Series”. Để khởi động cho bộ sưu tập này, Movado đã bắt tay với nhiếp ảnh gia nổi tiếng Alexi Lubomirski để cho ra đời hai bộ sưu tập, bộ sưu tập đầu tiên vừa được ra mắt, mùa xuân năm sau sẽ được hãng ra mắt bộ sưu tập còn lại.

    Họa tiết của bốn mặt số trong bộ sưu tập mới ra mắt đây bắt nguồn từ bốn bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Alexi, trên nền mặt số Movado Museum cổ điển - vốn là một bức tranh nghệ thuật tối giản. Bốn bức ảnh là cách “Diễn giải thời gian qua ống kính” của Alexi, mỗi bức ảnh là một khái niệm khác nhau về Ánh sáng, Nước, Illumination và cảnh thành phố.

    alexi-movado-%C4%91%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93-n%C6%B0%E1%BB%9Bc.png


    alexi-movado-%C4%91%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93-%C3%A1nh-s%C3%A1ng.png


    Hình ảnh trên đồng hồ Nước thể hiện rằng thực tế nước cũng luôn chuyển động như thời gian. Khi phản xạ và khúc xạ ánh sáng lên bề mặt tối, loại bỏ mọi ô nhiễm thị giác khác sẽ cung cấp cho chúng ta hình ảnh như trên mặt số của đồng hồ Ánh Sáng. “Mỗi chuyển động nhỏ nhất hoặc thay đổi hướng, cung cấp cho chúng tôi một trong vô số các mẫu khác nhau, tất cả đều hoàn toàn độc đáo” - Lubomirski.

    alexi-movado-%C4%91%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93-illumination.png


    Đối với đồng hồ City Scenes, một người đã sống ở thành phố New York trong 15 năm như Lubomirski, dùng một hình ảnh đại diện cho việc anh ấy đã trở thành một trong hàng triệu người ở Thành phố “không bao giờ ngủ”, cũng là điều dễ hiểu.Ngoài ra, một cái nhìn nghệ thuật về chiếc Taxi màu vàng - cũng là một hình ảnh mang tính biểu tượng của New York, hiệu ứng Illumination - có thể hiểu nôm na là ánh sáng màu rực rỡ, thể hiện cảnh mặt trời lặn trên đường chân trời.

    %C4%91%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93-city-scenes-on-hand-1.png


    Những bức ảnh này đều được in trên mặt số đồng hồ Museum - mang tính biểu tượng của Movado với một chấm tròn duy nhất ở vị trí 12 giờ. Điều đáng chú ý nhất trong những chiếc đồng hồ giới hạn này là dây đeo theo “chủ nghĩa thuần chay”, những sản phẩm mới này cũng đánh dấu cột mốc mới cho Movado khi lần đầu tiên hãng chuyển sang sử dụng dây đeo thuần chay. Tất nhiên, điều này cũng được ảnh hưởng bởi Lubomirski, một người ăn chay trường và hoạt động tích cực nhằm bảo vệ động vật. Ngoài ra, chiếc túi đựng đồng hồ đi kèm cũng làm từ vật liệu thuần chay có thể tái chế. Tất cả những chiếc đồng hồ trong bộ sưu tập này đều có kích thước 40mm và được chế tác bằng thép không gỉ.
    alexi-movado-t%C3%BAi-%C4%91%E1%BB%B1ng-%C4%91%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93.png

    “Khi lần đầu tiên tôi được yêu cầu cung cấp một số hình ảnh để tô điểm cho mặt đồng hồ trong BST Artists’ Series của Movado, tôi phải tự mình tưởng tượng và hiểu rằng: làm thế nào có thể mô tả thời gian bằng một hình ảnh đơn lẻ”, Lubomirski trăn trở.

    Alexi-Lubomirski.png


    “Về bản chất, nhiếp ảnh là về thời gian, sự ghi lại thời gian trong một thế giới động học: thời gian trong không gian, thời gian chuyển động. Giải thưởng cuối cùng mà một nhiếp ảnh gia khao khát là ghi lại một khoảnh khắc độc đáo mà không ai có thể chụp, sau đó có thể chia sẻ khoảnh khắc đó với người khác”, Lubomirski chia sẻ.

    Bộ sưu tập tiếp theo nằm trong Artists’ Series được ra mắt vào mùa xuân năm 2021 hứa hẹn sẽ mang đậm khái niệm của chủ nghĩa “thuần chay”. Một phần số tiền thu được từ tất cả những chiếc đồng hồ nằm trong hai bộ sưu tập này sẽ được quyên góp cho Concern Worldwide - tổ chức trợ giúp các cộng đồng đang gặp khó khăn cùng cực vì nghèo đói và Humane Society of America - thảm họa thiên nhiên và Hiệp hội Nhân đạo Hoa Kỳ, cả hai tổ chức đều là lựa chọn của Lubomirski.

    %C4%91%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93-city-scenes=on-hand.png


    Đây không phải là bộ sư tập đầu tiên mở đầu cho dòng Movado Artists ’Series, bộ sưu tập đầu tiên được ra mắt cách đây 32 năm. Vào năm 1988, Movado đã hợp tác với Andy Warhol để cho ra mắt chiếc đồng hồ đầu tiên mở màn cho chuỗi các tác phẩm nghệ thuật tiếp theo. Chiếc đồng hồ đầu tiên này là một chiếc vòng tay tuyệt đẹp với năm mặt số và mỗi mặt số là một bức tranh khác nhau của Andy Warhol mang tên là “Times 5”. Chiếc đồng hồ mới này đã gây bão khắp thế giới, nối tiếp theo thành công này là sự hợp tác với nhiều nghệ sĩ khác như Rosenquist, Romero Britto, Arman và Scharf. Sự kết hợp Alexi x Movado mới nhất này nhấn mạnh rằng, sự kết hợp này không chỉ vì nghệ thuật mà còn đối với những nguyên nhân khác quan trọng hiện nay.
    %C4%91%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-alexi-movado.png


    “Chúng tôi đang thực hiện những bước đầu tiên trong sự hợp tác này với Movado bằng cách thực hiện thay đổi này trên quy mô lớn hơn, tạo cơ hội cho khách hàng của Movado tham gia cùng chúng tôi bằng cách chọn một sản phẩm mới và có tư duy tiến bộ. Tôi vô cùng tự hào và khiêm tốn khi được chọn đồng hành cùng họ trong hành trình này”, Lubomirski chia sẻ.

    Theo Efraim Grinberg - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Movado Group, “Tìm hiểu về Alexi và tầm nhìn của anh ấy là chất xúc tác để đưa anh ấy vào BST Movado Artists "Series mới nhất". Nghệ thuật có nhiều hình thức và nhằm mục đích truyền cảm hứng, khiến chúng ta suy nghĩ và phát triển. Tôi bị thu hút bởi Alexi như một nghệ sĩ và đặc biệt là cách anh ấy sử dụng tài năng và sự công nhận của mình để thúc đẩy sự thay đổi trong ngành và thế giới của chúng tôi; Alexi thực hiện sự thay đổi mà không cần phán xét”.

    Luxury Shopping
    Tái ngộ chiếc đồng hồ chronograph xe đua cổ điển nhà Chopard.

    ——————————————————





    Đã từ rất lâu rồi, tên tuổi của thương hiệu Chopard gắn liền với những chiếc xe hơi cổ điển, điều này một phần là do ông Karl-Friedrich Scheufele - đồng chủ tịch của Chopard là một nhà sưu tập đam mê xe ô tô cổ điển. Do đó, Chopard trở thành là tài trợ cho cuộc đua xe cổ Mille Miglie kể từ năm 1988 - với sự tham gia của chính ông Scheufele hàng năm.



    Kể từ đó, cứ mỗi chiếc xe Mille Miglia, Chopard sẽ phát hành một phiên bản đồng hồ để kỷ niệm. Chiếc đồng hồ Mille Miglia 2020 Race Edition năm nay rất giống với phong cách của các phiên bản cổ điển, nhưng hạn chế hơn với vỏ thép phủ carbon (DLC) giống kim cương đen hoặc được trang bị viền bezel vàng rose-gold.



    dong-ho-chopard-mille-miglia-2020-va-nha-vo-dich-Jacky-Ickx.png
    dong-ho-chopard-mille-miglia-2020-va-nha-vo-dich-Jacky-Ickx-3.png


    — Nhà vô địch Jacky Ickx với chiếc đồng hồ chronograph Mille Miglia mới

    Mặc dù dựa trên chiếc đồng hồ Mille Miglia Classic Chronograph tiêu chuẩn, phiên bản năm nay đã được đổi mới ở một vài yếu tố, chẳng hạn như việc sử dụng tone màu full-đen mà gần đây hãng cũng đã áp dụng cho chiếc đồng hồ siêu mỏng L.U.C của mình. Vỏ máy được phủ DLC, kết hợp với mặt số tone trầm được tạo hiệu ứng phun cát để có lớp hoàn thiện mờ, vân sần, mang đến một cái nhìn rõ ràng, mạch lạc - đảm bảo cho tính dễ đọc của một chiếc đồng hồ chronograph tốt.

    Mille Miglia 2020 Race Edition có hơi hướng đương đại hơn so với các phiên bản trong bộ sưu tập trong nhiều năm trước đây - lấy ví dụ như những phiên bản mang màu sắc tươi sáng của đường đua như xanh lá cây, cam hoặc đỏ. Ngoài ra, phiên bản năm nay sở hữu một phần vỏ tối màu, khiến nó trông nhỏ hơn một chút, chí ít về mặt cảm giác là vậy, điều này rất hữu ích cho một chiếc đồng hồ tương đối lớn.

    dong-ho-chronograph-chopard-mille-miglia-2020-168589-6002.jpg




    Mặc dù chiếc đồng hồ thể thao Chopard này trông rất đẳng cấp và là phiên bản limited, Mille Miglia 2020 Race Edition lại sở hữu mức giá không đến nỗi quá “khủng” - trên dưới 155 triệu VND cho phiên bản bằng thép (thêm khoảng 40 triệu VND cho phiên bản viền bezel gold) với bộ máy ETA 2894 - một kiểu máy chronograph mo-dun bên trong.

    1000 Miglia
    Lần đầu tiên diễn ra vào năm 1927, Mille miglia hay “Thousand Miles” là một trong những sự kiện lớn của giải đua xe cổ điển. Ban đầu là một cuộc đua nhưng vào cuối những năm 1950 đã được chuyển đổi thành một cuộc tụ họp sau khi xảy ra một số vụ tai nạn chết người. Ngày nay, Mille Miglia chỉ mở cửa cho những chiếc xe cổ được sản xuất trước năm 1957, khiến nó vừa là một cuộc tụ họp vừa là một sự kiện trưng bày những chiếc xe cổ tốt nhất thế giới. Lấy ví dụ như sự kiện năm 2020 gồm có sự góp mặt của một số mẫu xe Mercedes 300SL “Gullwing” và Porsche 356.

    dong-ho-chopard-mille-miglia-2020-5.jpg


    dong-ho-chopard-mille-miglia-2020-6.jpg
    dong-ho-chopard-mille-miglia-2020-7.jpg


    Điều này giải thích cho thiết kế của đồng hồ chronograph Chopard Mille Miglia - mang hơi hướng cổ điển với bộ nút bấm kiểu máy bơm, vỏ hình tròn 42mm với khung hình vòm hai bậc, và mặt số gồm những chữ số Ả Rập lớn, khiến cho chiếc đồng hồ này trông giống như một bảng điều khiển trên xe hơi.

    Dù phiên bản 2020 vẫn giữ nguyên thiết kế truyền thống nhưng nó vẫn có một số cải tiến nhất định, đồng thời giữ lại một số chi tiết chu đáo. Việc sử dụng độ tương phản khá hiệu quả trong công cuộc tối ưu hóa khả năng dễ đọc cũng như duy trì độ rõ ràng. Các ký hiệu trên mặt số được in mạ vàng, mang lại cảm giác ấm áp, cổ điển mà vẫn rất thể thao và mạnh mẽ.

    dong-ho-chronograph-chopard-mille-miglia-168589-6002.jpg


    Mặt lưng đồng hồ trong suốt với ốp kính sapphire. Màu xám chủ đạo của bộ máy ETA 2894 đạt chứng nhận chronometer với sự kết hợp với mô-đun chronograph. Đó là một bộ máy khá mượt, đáng tin cậy, nhưng không phải là một trong những bộ máy cơ đẹp nhất được trang bị cho đồng hồ Chopard. Và nó cũng có mức dự trữ năng lượng 42 giờ, tương đối ngắn theo tiêu chuẩn hiện đại.

    Đồng hồ chronograph là một phần trong danh sách các thiết bị cần thiết cho bất kỳ tay đua nào, và đó là lý do tại sao mỗi đội tham gia giải Mille Miglia đều nhận được một chiếc đồng hồ chronograph Mille Miglia Race Edition trước khi cuộc đua bắt đầu, năm nay cũng không ngoại lệ. Phiên bản năm 2020 có sẵn trong hai phiên bản, mỗi phiên bản đều được trang bị bộ máy đạt chứng nhận chronometer đáng tin cậy, bao gồm: 1000 chiếc đồng hồ bằng thép không gỉ được phủ DLC (Ref. 168589-302) và 250 chiếc đồng hồ bằng vàng ethical 18K rose-gold (Ref. 168589-6002).

    dong-ho-chopard-mille-miglia-2020-2.jpg


    dong-ho-chopard-mille-miglia-2020-ban-thiet-ke(1).jpg
    dong-ho-chopard-mille-miglia-2020-4(1).jpg
    Qua hàng ngàn năm lịch sử nhân loại, vai trò của Mặt trăng trong cuộc sống của con người sớm đã minh bạch như vầng hào quang mà nó mang bên mình. Hành trình của Mặt trăng khép kín trong một chu kỳ nhất định, điều này không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến thủy triều (mực nước biển) mà còn quyết định cả thời gian gieo trồng, thời gian thu hoạch mùa vụ, các lễ nghi tôn giáo và nhiều hơn thế nữa.

    Moonphase.png


    Hiểu được vai trò quan trọng này, con người đã không ngừng vận dụng trí tuệ và sức tưởng tượng để mô phỏng chuyển động của Mặt trăng nhằm làm chủ thời gian một cách hiệu quả. Và rồi, những chiếc đồng hồ thiên văn học đã ra đời. Mặc dù tồn tại dưới nhiều hình dạng khác nhau nhưng xét đến thực tại, sự góp mặt của những chiếc đồng hồ đeo tay với tính năng lịch tuần trăng(Moon Phase) đã phần nào gợi về những tháng ngày nghiên cứu trong quá khứ nhân loại.

    Vậy câu hỏi đầu tiên được đặt ra ở đây: đồng hồ lịch tuần trăng (đồng hồ Moon Phase) là gì?

    ĐỒNG HỒ MOON PHASE (LỊCH TUẦN TRĂNG) LÀ GÌ?

    Đồng hồ lịch tuần trăng hay đồng hồ moon phase là cách nói ngắn gọn của những chiếc đồng hồ có biến chứng moonphase (pha của mặt trăng). Đây là một tính năng thú vị mang vẻ đẹp vượt thời gian và có giá trị nghệ thuật cao, vì thế hầu hết sự xuất hiện của moonphase sẽ được tìm thấy ở những chiếc đồng hồ cao cấp.

    bien-chung-moonphase-cua-dong-ho.jpg


    Đồng hồ Jaeger-LeCoultre Rendez-Vous Moon Serenity với tính năng Moon Phase trên mặt số.

    Để tìm hiểu về đồng hồ Moon Phase, trước hết chúng ta cần biết đôi điều Moon Phase. Moon Phase là gì? Hiểu theo tiếng Việt, Moon Phase nghĩa là Pha Mặt trăng (hay pha của Mặt trăng) - sự xuất hiện của phần bề mặt Mặt trăng khi được ánh sáng Mặt trời chiếu đến tại một vị trí quan sát nhất định.

    Pha-c%E1%BB%A7a-M%E1%BA%B7t-tr%C4%83ng-trong-th%C3%A1ng.png


    Các pha của Mặt trăng thay đổi tuần hoàn khi Mặt trăng xoay quanh Trái Đất và sự thay đổi này tùy thuộc vào vị trí tương đối của ba thực thể Mặt trăng, Mặt trời và Trái Đất.

    Độ dài trung bình của một tháng bằng 1/12 của năm, tương đương khoảng 30,44 ngày. Trong khi đó, thời gian để chu kỳ của Mặt trăng lặp lại khoảng 29,53 ngày. Vì vậy việc tính thời gian cho các pha Mặt trăng dịch chuyển trung bình khoảng một ngày cho các tháng kế tiếp. Khi chúng ta ghi lại hình ảnh các pha Mặt trăng mỗi ngày trong một tháng, bắt đầu từ buổi tối sau khi Mặt trời lặn, cứ lặp lại đều đặn sau khoảng 25 phút ở các ngày tiếp theo, và kết thúc việc ghi hình đến cuối tháng vào buổi sáng trước khi Mặt trời mọc, ta sẽ thu được một bức ảnh tổ hợp như hình bên dưới. Tương tự, ta có thể liệt kê thời gian trăng mọc và trăng lặn trên lịch, một số ngày sẽ được bỏ qua. Khi Mặt Trăng mọc vừa trước nửa đêm của một đêm thì nó sẽ mọc vừa sau nửa đêm của đêm tiếp theo. 'Ngày bỏ qua' chỉ là của lịch nhân tạo và không phải là do sự bất thường của Mặt trăng.

    Pha-c%E1%BB%A7a-M%E1%BA%B7t-tr%C4%83ng-v%C3%A0-c%C3%A1c-ng%C3%A0y-t%C6%B0%C6%A1ng-%E1%BB%A9ng-trong-12-th%C3%A1ng.png


    Pha của Mặt trăng và các ngày tương ứng trong 12 tháng.

    Đồng hồ (máy chấm công hay timekeeping) được sinh ra từ mong muốn có thể tái hiện thời gian qua sự chuyển động của Trái đất xoay quanh Mặt trời, sự chuyển động của Mặt trăng xoay quanh Trái Đất, cũng như sự góp mặt của những chòm sao khác. Khi các nhà chiêm tinh học đã hoàn thành “thước đo” cơ bản của thời gian như đồng hồ Mặt trời, bánh răng và bộ kim chỉ thời gian, một trong những sự kiện quan trọng kế tiếp mà họ quan tâm chính là chu kỳ Mặt trăng.

    Vì sao ư? Điều này còn phải kể đến một lý do quan trọng. Mặc dù vòng cung Mặt trời quyết định ngày và mùa, Mặt trăng lại là phương pháp đầu tiên để nói về các tháng trôi qua. Từ lúc Mặt trăng còn non đến khi đã tròn và lặp lại một lần nữa trọn vẹn chiếm 29 ngày rưỡi. Sự vận động này khép kín trong một vòng tuần hoàn cố định, cung cấp cho nhân loại một chu kỳ thống nhất của rất nhiều hoạt động trong nhiều thế kỷ. Nói một cách rõ ràng hơn, các hoạt động này có thể liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, ngày cúng bái và các lễ hội hằng năm.

    T%C3%ADnh-n%C4%83ng-Moon-Phase-trong-m%E1%BA%B7t-s%E1%BB%91-ph%E1%BB%A5-tr%C3%AAn-%C4%91%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93-%C4%91eo-tay.png


    Tính năng Moon Phase trong mặt số phụ trên đồng hồ đeo tay

    Một chiếc đồng hồ Moonphase cho thấy giai đoạn hiện tại của Mặt trăng khi bạn nhìn thấy nó trên bầu trời. Tựa như cách mà Mặt trăng chậm chạp trôi qua trên cao, chuyển động của tính năng Moon Phase trên chiếc đồng hồ nhỏ gọn cũng từ tốn như thế. Điều này cũng khá thú vị có phải không? Nghĩ xem, bạn thậm chí có thể quan sát sự di chuyển của ánh trăng ngay trên cổ tay mình.

    KHÁI QUÁT LỊCH SỬ CỦA ĐỒNG HỒ MOON PHASE

    Mặc dù các giai đoạn của Mặt trăng đã được theo dõi từ hàng ngàn năm trước bằng các phương pháp thô sơ, nhưng Moonphase thường được tìm thấy ở những chiếc đồng hồ cổ điển bỏ túi với cấu tạo phức tạp hơn vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Rồi đến khi sự phổ biến của đồng hồ đeo tay thay thế cho đồng hồ bỏ túi, Moonphase cũng di chuyển đến cổ tay của người sử dụng. Nói một cách thực tế, Moonphase dường như đại diện cho mối liên kết bền bỉ giữa người thợ chế tác đồng hồ và dòng chảy thời gian - một phiên bản thu nhỏ của vũ trụ.
    %C4%90%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93-b%E1%BB%8F-t%C3%BAi-(pocket-watch)-v%E1%BB%9Bi-t%C3%ADnh-n%C4%83ng-Moonphase-cu%E1%BB%91i-th%E1%BA%BF-k%E1%BB%B7-19,-%C4%91%E1%BA%A7u-th%E1%BA%BF-k%E1%BB%B7-20.png


    Đồng hồ bỏ túi (pocket watch) với tính năng Moonphase cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

    Năm 1925, nhà sản xuất đồng hồ Patek Philippe đã chế tạo chiếc đồng hồ đeo tay lịch vạn niên đầu tiên với bộ máy chuyển động dành cho mẫu đồng hồ nữ. Theo sau đó, Breguet và Audemars Piguet cũng nối gót với đồng hồ lịch hàng năm và vĩnh viễn của riêng họ trong những năm 1930 và 1940.

    13_1925_id1505_blanc.jpg


    Đồng hồ đeo tay lịch vạn niên đầu tiên - Patek Philippe (1925).

    ĐÔI NÉT VỀ CẤU TẠO PHÍA SAU MOONPHASE
    Chức năng Moonphase thường được tích hợp bên trong những mẫu đồng hồ cơ học đặc biệt. Đằng sau mặt số của một chiếc đồng hồ Moonphase điển hình là một đĩa quay có chứa hai Mặt trăng giống hệt nhau. Cứ sau 29 ngày rưỡi, đĩa này sẽ quay trọn một chu kỳ hoàn chỉnh. Và sự trọn vẹn hay suy yếu của Mặt trăng sẽ do một bộ phận khác (có thể nằm trên mặt số hoặc trong chính bộ máy chuyển động) đóng vai trò che chắn dưới nhiều hình thức khác nhau.

    M%E1%BB%99t-b%E1%BB%99-m%C3%A1y-chuy%E1%BB%83n-%C4%91%E1%BB%99ng-c%E1%BB%A7a-%C4%91%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93-Moonphase.png


    Một bộ máy chuyển động của đồng hồ Moonphase

    Đĩa Mặt trăng được điều khiển bởi một bánh răng 59-tooth được nâng lên dần dần dần bởi một ngón tay cơ học cứ sau mỗi 24 giờ, do đó tương ứng với một vòng quay (gần như) đầy đủ cho toàn bộ chu kỳ của Mặt trăng.

    Vì sao phải để chèn thêm từ “gần như” ở câu trên? Trong thực tế, Mặt trăng không tuân theo sự phối hợp này. Chu kỳ của Mặt trăng thật sự chỉ kéo dài 29 ngày, 12 giờ 44 phút (hoặc nói cách khác là 29,53 ngày). Mặc dù độ chính xác tương đối này đã đủ tốt với người dùng bình thường, nhưng các thợ chế tạo đồng hồ đương nhiên sẽ không thỏa mãn với con số có thể làm tròn lên hoặc làm tròn xuống này. Thử nghĩ xem, được nghỉ 0,03 ngày mỗi tháng tương đương với việc Moonphase sẽ bị tắt trọn một ngày cứ sau 2 năm 7 tháng rưỡi.

    %C4%90%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93-Jaeger-LeCoultre-Duometre-Quantieme-Lunaire.png


    Đồng hồ Jaeger-LeCoultre Duometre Quantieme Lunaire

    Để khắc phục được sai biệt giữa chu kỳ Mặt trăng đo được và các pha của Mặt trăng trong thực tế, một cơ chế phức tạp hơn đã ra đời với thiết bị 135 răng để điều khiển đĩa Mặt trăng. Sự cải thiện này đã góp phần làm tăng độ chính xác của chuyển động để Moonphase chỉ tắt đúng một ngày mỗi 122 năm.

    À, có nghĩa là nếu bạn mua chiếc đồng hồ moon phase hiện tại thì cháu trai của bạn sau này sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh nho nhỏ đấy. Hy vọng là cháu của bạn sẽ nhớ đến bạn khi làm điều này.

    TỔNG KẾT
    Cuộc sống của chúng ta hiện tại có thể không còn chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi quỹ đạo của Mặt trăng nữa. Có vô số công nghệ hiện đại ra đời để nhắc nhở chúng ta phải làm gì và vào khi nào. Nhưng bạn biết không? Vẻ đẹp vượt thời gian và giá trị nghệ thuật của những chiếc đồng hồ có chức năng Moonphase mãi mãi không thể thay thế được. Tin rằng nếu bạn có thể sở hữu một chiếc đồng hồ Moonphase thì đấy là một điều rất đáng tự hào.

    Luxury Shopping
    Chiếc váy tinh xảo trên mặt số 36mm.
    ————————————————

    gioi-thieu-Dior-Grand-Soir-Pliss%C3%A9-Pr%C3%A9cieux-2020.png


    Được biết đến với những bộ sưu tập đồng hồ nữ tinh xảo không thua gì trang sức sang trọng như La D de Dior, Dior VIII hay Grand Bal, Dior là một trong những thương hiệu nổi bật với vô số các thiết kế đồng hồ độc đáo và ấn tượng. Ngoài ra, đây cũng là một trong số ít thương hiệu thời trang có thể đứng vững gót chân và đạt được địa vị nhất định trong lĩnh vực chế tạo đồng hồ xa xỉ hiện nay. Nhà sản xuất cũng đã lấy cái tên rất nghệ thuật cho mảng chế tạo đồng hồ của mình - "Dior Horlogerie".

    Kể từ năm 2010, Dior horlogerie đã luôn hướng đến sự tôn vinh dành cho di sản của thương hiệu và các thiết kế tưởng chừng như vô tận. Điều này được thể hiện qua bộ sưu tập Dior Grand Soir - nơi hội tụ các mẫu đồng hồ có một không hai hoặc những phiên bản được tái hiện lại. Mỗi chiếc đồng hồ trong bộ sưu tập này được kết hợp giữa kỹ thuật tinh vi và tầm nhìn thời thượng của nhà mốt Dior. Đây cũng phần nào thể hiện thái độ nghiêm túc và sự đầu tư mà Dior dành cho lĩnh vực chế tạo đồng hồ.

    dong-ho-nu-Dior-Grand-Soir-Pliss%C3%A9-Pr%C3%A9cieux-3.png


    Gần đây nhất, BST Dior Grand Soir được cập nhật thêm một phiên bản limited vô cùng xuất sắc: Dior Grand Soir Plissé Précieux. Chiếc đồng hồ nữ quý giá này là một cuộc chơi đùa giữa các mảng bố cục lớn nhỏ khác nhau và vật liệu chế tạo, tạo ra ảo giác về chân của một chiếc váy vải Tulle cuộn xoáy dưới mặt kính sapphire.

    dong-ho-nu-Dior-Grand-Soir-Pliss%C3%A9-Pr%C3%A9cieux-2.png


    Dior Grand Soir Plissé Précieux được hình thành với gu thẩm mỹ mới mẻ và phong cách đầy nữ tính lãng mạn. Tầng dưới cùng của mặt số được hoàn thiện bằng kỹ thuật đính kim cương Pavé, bên trên là sự sắp xếp tinh tế của nhiều lớp xếp li, hoặc làm bằng vàng trắng, hoặc làm bằng vàng hồng, hoặc cũng có thể là những "tấm lưới" độc đáo tạo điểm nhấn ấn tượng, gợi nhớ đến vũ trụ thời trang cao cấp của nhà mốt Dior.

    Một số "cánh váy" xếp nếp được tạo hiệu ứng tuyết rơi bằng cách đính những kim cương cắt tròn ở phần giữa và cuối.

    dong-ho-nu-Dior-Grand-Soir-Pliss%C3%A9-Pr%C3%A9cieux.png


    Chiếc đồng hồ sở hữu bộ máy automatic Elite được đặt trong bộ vỏ vàng sang trọng có kích thước 36mm, có khả năng dự trữ lên đến 50 giờ. Viền bezel bằng vàng rose-gold được đính những viên kim cương cắt hình baguette. Núm điều chỉnh cũng được làm bằng vàng với một viên kim cương cắt hoa hồng đính ở trên đỉnh.

    dong-ho-nu-Dior-Grand-Soir-Pliss%C3%A9-Pr%C3%A9cieux-1.png


    Dior Grand Soir Plissé Précieux là một chiếc đồng hồ nữ kim cươngtinh tế ngay cả trong từng chi tiết nhỏ nhất. Toàn bộ chiếc đồng hồ được đính 412 viên kim cương, nặng khoảng ~2,02 carat, màu FG và độ trong của VVS. Phiên bản limited này giới hạn trong 88 chiếc, được cung cấp sẵn với dây đeo satin màu xám và khóa vàng rose-gold có đính kim cương cắt tròn, trong hộp còn kèm thêm một dây đeo cá sấu màu đen.

    Luxury Shopping

    Khám phá những mẫu đồng hồ nữ Dior đề cử tại Luxury Shopping:

    UploadsNewschristian-dior-viii-grand-bal-cd124be2c001-watch-38mmjpg_540_660.jpg

    MSP: 94622
    Christian Dior VIII Grand Bal CD124BE2C001 Watch 38mm
    919,100,000 VND
    Trong một công bố gần đây nhất của Rolex nhân dịp cho ra mắt những chiếc Oyster Perpetual mới, người ta nhận ra rằng Rolex đang phát triển hai công nghệ: lò xo cân bằng hay còn gọi là dây tóc (balance springs) và bộ thoát (escapement) hoàn toàn khác nhau nhưng song song với nhau. Cả hai đều đại diện cho những tiến bộ về độ chính xác đồng hồ và công nghệ chế tạo đồng hồ. Trên hết, chúng còn là đại diện cho thời đại của những vật liệu kháng từ tính cao.

    Tại đây, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Chẳng hạn như tại sao Rolex không theo đuổi 1 công nghệ thôi. Mặc khác, với việc theo đuổi 2 công nghệ cùng một lúc, vậy yếu tố ảnh hưởng đến độ cân bằng của đồng hồ là cái nào? Tại sao lại có hai phương pháp sản xuất đồng hồ kháng từ tính khác nhau?

    dong-ho-Rolex-Oyster-Perpetual-41-2020.png


    Giờ đây, sau một thời gian im hơi lặng tiếng, Rolex đã tiếp tục đi lên con đường chinh phục lò xo cân bằng và bộ thoát cùng một lúc, vào cùng một thời điểm. Dường như Rolex đang dồn hết tâm tư cho một trong số chúng. Điều này trở nên rõ ràng hơn khi Rolex phát hành các mẫu Oyster Perpetual 36mm và 41mm sau một thời gian không quá dài kể từ khi ra mắt Oyster Perpetual 34mm. Cả hai đều sở hữu các bộ máy được trang bị bộ thoát Rolex Chronergy và lò xo cân bằng Parachrom bleu. Hơn thế nữa, chỉ riêng BST đồng hồ OP đã được phân chia thành 2 miền công nghệ rõ rệt.

    Trên thực tế thì chẳng ai biết gì về những dự định kinh doanh và hoạt động nội bộ của Rolex cả, nhưng ở đây, sẽ rất đáng để chúng ta đào sâu vào lịch sử của các vật liệu chế tạo đồng hồ, cũng như lợi ích của dây tóc silicon và Parachrom.

    lo-xo-can-bang-Parachrom-Rolex.png


    — Dây tóc Parachrom Bleu và bánh xe cân bằng Rolex

    Với nỗ lực này của Rolex, đây có vẻ là thời điểm tốt để những ai yêu thích đồng hồ tìm hiểu sâu hơn một chút về dây tóc nói chung. Về cơ bản, lò xo cân bằng hay dây tóc (balance spring) trong bộ máy đồng hồ cơ là một cuộn dây xoắn ốc mỏng nhỏ được gắn vào tâm của bánh xe cân bằng (balance wheel), chịu trách nhiệm cung cấp lực phục hồi cho bánh xe cân bằng và cho phép nó dao động.

    Bàn về lịch sử của nó, dây tóc được chế tạo từ thép (hoặc hiếm hơn là các vật liệu như vàng hoặc thậm chí là thủy tinh), nhưng những cải tiến hiện đại đã chứng kiến sự ra đời của nhiều hợp kim hoặc kim loại chịu nhiệt tốt hơn, chẳng hạn như Parachrom và Syloxi.

    vi-tri-cua-banh-xe-can-bang-trong-bo-may-dong-ho-co.png


    — Vị trí của bánh xe cân bằng trong bộ máy Rolex Cal.3285.

    Sự đổi mới sẽ không thường xuyên diễn ra, vì như thế nó sẽ chẳng còn gì là mới nữa. Cần có một lý do, hay đúng hơn là một vấn đề phải được giải quyết xuất hiện thì “sự đổi mới” mới có ý nghĩa của nó. Trong ngành sản xuất đồng hồ truyền thống và bộ máy chuyển động cơ học nói chung, kẻ thù số một chính là từ trường của những thỏi nam châm.

    Nam châm, nói gần không gần, nói xa không xa, nó thỉnh thoảng tồn tại ở xung quanh bạn mà đôi lúc bạn cũng không nhận ra. Vấn đề nghiêm trọng được đặt ra cho những nam châm công suất lớn, nam châm hiếm và loại nam châm và chúng ta không tiếp xúc thường xuyên. Nam châm tiềm ẩn rủi ro lớn và khi tác động lên đồng hồ, nó có thể ảnh hưởng xấu đến độ chính xác, làm mất sự ổn định cũng như tạo ra biến thiên cho sai số đồng hồ.

    Đây chính là lý do tại sao lại có những tiến bộ như vậy trong vật liệu chế tạo bộ máy đã được duy trì trong suốt 30 năm qua. Từ tính là không thể tránh khỏi, nhưng các vật liệu mới như silicon và niobium-zirconium cho thấy đồng hồ cũng có sức phản kháng không tầm thường đâu.

    KHÁNG TỪ TÍNH

    Có nhiều cách khác nhau để bộ máy đồng hồ cơ có thể chống lại các nguy cơ từ tính và sự ra đời của những đột phá về vật liệu công nghệ hiện đại chỉ là một trong số đó. Cho đến thời điểm này, chế tác đồng hồ đã có hai cách tiếp cận: giấu bộ máy sau bức tường hoặc tận dụng từ tính thông qua việc sử dụng vật liệu sáng tạo.

    Để làm rõ vấn đề này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây. Dây tóc Parachrom của Rolex được hình thành từ hai nguyên tố - một trong số đó là niobium (một vật liệu có từ tính cao). Nhưng Rolex không phải thương hiệu đầu tiên sử dụng vật liệu này. Năm 1989, IWC giới thiệu chiếc đồng hồ Ingenieur 500.000 A/m (ampe trên mét, một trong số đơn vị cho từ trường) được cho là ví dụ sớm nhất.

    dong-ho-IWC-Ingenieur-500_000-Am-1989.png


    — IWC Ingenieur 500.000 A/m 34mm được giới thiệu năm 1989

    Chiếc đồng hồ 34mm này đã sử dụng các hợp kim dựa trên niobium để tạo ra một chiếc đồng hồ có khả năng chịu từ trường cường độ cao mà không cần sắt mềm bên trong vỏ máy (một vật dẫn từ trường không bị nhiễm từ, do đó có thể bảo vệ bộ máy). Ingenieur 500.000 A/m đã không tồn tại được lâu. IWC đã sản xuất nó trong khoảng 1 năm và bán được khoảng 3000 chiếc. Thay vì tiếp tục sản xuất các bộ máy kiểu này, IWC đã quay trở lại việc sử dụng sắt mềm bên trong vỏ máy, đặc biệt là dòng đồng hồ phi công.

    long-sat-mem-trong-vo-dong-ho-chong-tu-tinh.png

    Lồng sắt mềm được thể hiện bằng các bộ phận được tô màu xanh dương (bao gồm cả mặt số) bên trong bộ máy đồng hồ phi công IWC Pilot.

    Rolex sử dụng cái mà hãng gọi là “tấm chắn bằng sắt mềm để bảo vệ bộ máy bên trong” có tên Milgauss - mặc dù thực tế là bản thân bộ máy được làm bằng vật liệu từ tính, bao gồm dây tóc, bánh xe thoát và đòn bẩy. Nếu bạn mở nắp lưng của đồng hồ, bạn sẽ không nhìn thấy toàn bộ bộ máy, nhưng đúng hơn, nó bị che khuất bởi tấm khiên đánh dấu bằng chữ B.

    Tấm khiên chữ B bằng sắc mềm này có thể là kim loại MU. Kim loại MU là hợp kim mềm của niken-sắt có độ từ thẩm rất cao, cung cấp một lộ trình thay thế cho từ trường, khiến chúng thay vì tấn công vào bộ máy thì sẽ chuyển động xung quanh bộ máy tạo thành bộ vỏ bọc. Đây là một việc mà các bộ phận bằng thép của bộ máy không thể nào làm được.

    chuyen-dong-cua-tu-truong-xung-quanh-vo-dong-ho-Rolex.png


    — Mô phỏng chuyển động của từ trường dưới sự bảo hộ của tấm chắn sắt mềm Rolex Milgauss.

    Nhiều đồng hồ sử dụng một thứ gọi là hợp kim Nivarox cho dây tóc. Theo nhận định chung, hợp kim Nivarox có khả năng kháng từ khá tốt, nhưng trong trường hợp bộ máy đó nhận từ trường, điều tiếp theo cần lo lắng là bù nhiệt. Một chiếc đồng hồ có các thành phần Nivarox bị nhiễm từ sẽ phát sinh thêm các vấn đề với thời gian liên quan đến nhiệt độ - sai số của đồng hồ sẽ không ổn định ở các khoảng thời gian khác nhau, tùy thuộc vào sự thay đổi cụ thể của nhiệt độ.

    Việc theo đuổi vật liệu phản từ trường đã vượt qua quan điểm bảo vệ bộ máy khỏi ảnh hưởng của nam châm. Như ý định của Ingenieur 30 năm về trước, điều cấp thiết hiện nay là tạo ra các bộ phận có thể chịu được từ tính hoàn toàn mà không cần lồng hay tấm chắn. Cách đây không lâu, OMEGA đã giới thiệu dây tóc silicon Si14 để chống lại nhiều vấn đề có thể xảy ra khi đồng hồ đặt trong vùng từ trường. Với Si14, OMEGA đã có thể tạo ra một phương pháp chế tạo dây tóc dễ dàng hơn nhiều so với việc sử dụng kim loại. Bạn biết đấy, để khiến kim loại có thể trở thành một cuộn dây mỏng đó là cả vấn đề.

    day-toc-silicon-Omega-Si14.png


    — Dây tóc silicon OMEGA Si14

    Luxury Shopping
    Bạn đang có trong tay một chiếc đồng hồ cơ? Xin chúc mừng! Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã trở thành một chủ sở hữu đáng tự hào, bởi tuyệt tác mà bạn đang nắm giữ chính là biểu tượng của đỉnh cao nghệ thuật và khoa học thời đại. Dù bạn có ý định sẽ đeo trong những dịp đặc biệt hay mong muốn cùng chiếc đồng hồ cơ của mình đồng hành trong suốt đoạn đường đời, chỉ cần lâu lâu “trả lương” cho nó một lần, tin chắc nó sẽ luôn phục vụ bạn thật tốt và ít khi gặp trục trặc trong nhiều năm liền.

    nhung-dieu-can-biet-ve-bao-duong-dong-ho-co.jpg


    Thế… phải trả lương cho chiếc đồng hồ cơ như thế nào đây? Đây cũng là đề tài mà Luxshopping muốn hướng đến ngày hôm nay. Trước khi gặt hái những lợi ích từ chiếc đồng hồ cơ của mình, bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu qua về cách chăm sóc chúng trước đã. Tin rằng sự trân trọng chính là khoản lương xứng đáng nhất mà chiếc đồng hồ của bạn muốn nhận.

    ĐỒNG HỒ CƠ HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

    Trước tiên, để làm quen với cách thức bảo dưỡng đồng hồ cơ, chúng ta cần hiểu sơ lược về cách hoạt động của chúng trước đã.

    bo-may-chuyen-dong-cua-dong-ho-co.jpg


    Bộ máy bên trong một chiếc đồng hồ cơ

    Cấu tạo của những chiếc đồng hồ cơ trong ba thế kỷ vừa qua là như nhau. Sự bền bỉ này góp phần chứng minh chúng là những cỗ máy thực sự khéo léo và mang lại hiệu quả lâu dài. Không giống đồng hồ thạch anh, đồng hồ cơ không thể tiếp nhận nguồn năng lượng từ pin. Thay vào đó, sức mạnh có thể khống chế và điều khiển chuyển động của những cây kim đồng hồ hay bất kỳ biến chứng nào khác (chức năng ngày tháng, moonphase, bấm giờ,...) đến từ việc kéo giãn một chiếc lò xo đương cuộn chặt. Chúng ta còn biết đến lò xo này dưới cái tên: dây cót (dây thiều) chính của đồng hồ. Và đương nhiên, việc kéo giãn này diễn ra hết sức chậm rãi.

    mainspring-mechanical-watches(1).png


    Dây cót chính và bánh răng trong bộ chuyển động

    Nếu không được kiểm soát, dây cót chính của đồng hồ sẽ nhanh chóng bung ra và năng lượng sẽ tiêu biến tức thì. Do đó, một trục chứa dây cót chính này được nối khớp vào một bánh răng với kích thước phi thường vừa vặn và được biết đến với cái tên “bộ chỉnh động”. Bộ chỉnh động cấu thành từ một bánh xe bị giữ chặt rồi nhả ra một cách không liên tục. Hoạt động này được thực thi bởi một đòn bẩy xoay quay trục. Trục của đòn bẩy được điều khiển bởi một vòng xoắn tinh tế mà chúng ta gọi nó là “sợi tóc”. Tóm lại, cái gọi là “bộ chỉnh động đòn bẩy” này có thể điều khiển sự giải phóng năng lượng từ dây thiều chính, bên cạnh đó nó sẽ lấy lại năng lượng từ bộ truyền động, từ đó cung cấp sức mạnh cho bộ kim đồng hồ hoạt động.

    bo-chinh-dong.jpg


    Bộ chỉnh động cơ học

    Dây tóc là trái tim của đồng hồ cơ. Nếu bạn có thể tận mắt chứng kiến bộ máy chuyển động bên trong đồng hồ cơ “sống” như thế nào, có lẽ bạn sẽ thật sự phấn khích và tự hỏi tại sao lại làm được như thế. Những người thợ làm sợi tóc đồng hồ đã thành công giữ cho nhịp đập qua lại của chúng ổn định ở bất cứ đâu trong khoảng 18.000 đến 36.000 lần mỗi giờ. Độ chính xác của đồng hồ phần lớn phụ thuộc vào độ căng của sợi tóc này, cũng như khả năng chống nhiệt độ và chống từ tính của nó. Hầu hết các sợi tóc hiện nay được tạo thành từ một hợp kim kim loại có thể làm giảm tác động của sự thay đổi nhiệt độ, và một số khác được làm từ Silicon - miễn dịch với từ tính.

    soi-toc.jpg


    Sợi tóc

    Với vô vàn những cấu tạo và cách vận hành phức tạp như thế, thật đáng ngạc nhiên khi những chiếc đồng hồ cơ có thể giữ được độ chính xác ổn định. Mặc dù một buồng máy chuyển động có khả năng duy trì thời gian chính xác lên đến 99,999%, nhưng như bạn có thể thấy đấy, ma sát và các cú sốc bên ngoài lại là kẻ thù của những bộ máy chuyển động cơ học.

    Ma sát có thể giảm bớt bằng cách bôi trơn thường xuyên và giữ cho vòng bi lẫn “những viên bảo ngọc” (jewel) luôn nhẵn nhụi. Những viên bảo ngọc sao? Đúng vậy, những chiếc đĩa sáng bóng màu đỏ mà bạn thường hay thấy trong các đoạn cầu nối của đồng hồ chính là những viên hồng ngọc. Trước đây là đá thật, hiện tại thường làm bằng đá tổng hợp. Các trục của các bánh răng đi qua trung tâm của những viên hồng ngọc này, nên chúng sẽ thường được đánh bóng để cung cấp các bề mặt gần như không ma sát.

    ruby.png




    Hồng ngọc (ruby) trong bộ máy chuyển động cơ học

    CÁCH LÊN DÂY CÓT CHO ĐỒNG HỒ CƠ
    Một trong những điều thú vị ở đồng hồ cơ chính là đòi hỏi sự tương tác với chủ nhân của mình. Cuộn dây cót của đồng hồ sẽ chỉ cung cấp năng lượng trong vòng một đến hai ngày (hoặc có những trường hợp sẽ lâu hơn) nếu bạn không ngó ngàng gì đến nó. Đồng hồ lên dây thủ công là một hình thức truyền thống nhất của đồng hồ cơ. Việc tự tay lên dây cót cho cỗ máy thời gian của mình âu cũng là một thú vui tao nhã của những người yêu thích đồng hồ đấy chứ? Kỳ thực việc này cũng không quá phức tạp, đơn thuần là bạn chỉ cần xoay núm điều chỉnh hơn chục lần. Tuy nhiên, vẫn có một số điều cần lưu ý đấy.



    num-dieu-chinh-dong-ho.png




    Núm điều chỉnh (hay vương miện) của đồng hồ

    Trước hết, tháo đồng hồ ra khỏi cổ tay của bạn. Mặc dù việc mân mê lên dây cót mỗi khi rảnh tay cũng khá thú vị đấy, thậm chí có nhiều người còn hình thành thói quen khó bỏ, nhưng thực ra góc độ không đúng có thể gây áp lực và tạo căng thẳng cho trục uốn lượn.

    Kế tiếp, không được lên dây cót quá chặt. Bạn có để cảm thấy “đủ” khi không còn xoay núm điều chỉnh được nữa và bạn chỉ nên dừng lại ở đó. Ngay khi cảm nhận được giới hạn thì đừng nên ép chiếc đồng hồ của mình cố gắng thêm. Việc này tương tự như bạn đang cố đổ xăng trào khỏi bình vậy, chẳng đem lại lợi ích gì đúng không? Cố gắng lên dây cót cho đồng hồ một lần mỗi ngày. Một chiếc đồng hồ cơ sẽ giữ được thời gian chính xác nhất khi dây thiều còn trên nửa độ căng. Đồng hồ thông thường có khả năng dự trữ năng lượng trong 2 ngày, vì vậy tốt nhất hãy lên dây cót cho đồng hồ vào mỗi buổi sáng trước khi bạn đeo nó. Đây là một thói quen tốt đấy.

    len-day-cot-dong-ho.png


    “Nên hình thành thói quen lên dây cót đồng hồ vào buổi sáng.”

    Đồng hồ tự động (hoặc đồng hồ tự lên dây cót hay đồng hồ automatic) có chức năng như tên gọi của chúng. Chừng nào bạn còn đeo trên tay, dây cót chính của đồng hồ sẽ duy trì độ căng của nó nhờ vào một rotor có trọng lượng vận hành dựa vào chuyển động của cổ tay. Một ly hợp trượt sẽ đóng vai trò ngăn cản dây thiều bị căng quá chặt. Trừ khi không đeo đồng hồ cả ngày hoặc bạn là một người cực kỳ ít hoạt động, nếu không thì bạn sẽ chẳng cần phải lên dây cót cho chiếc đồng hồ automatic của mình. Nhưng nếu trường hợp “trừ khi” đó xảy ra thì sao? Vậy thì bạn chỉ cần xoay núm điều chỉnh từ 20 - 30 vòng (tùy mẫu đồng hồ) cho đến khi kim giây bắt đầu di chuyển, sau đó đặt lại thời gian và cứ thế mà đeo thôi.

    luxury%20shopping%20(1).png


    Một mẫu đồng hồ cơ automatic đến từ Jaeger-LeCoultre
    - với bộ máy chuyển động cấu thành từ 305 phần và khả năng dự trữ lên đến 40 giờ


    Không giống những chiếc đồng hồ lên dây cót thủ công, sẽ không thể xảy ra trường hợp lên dây cót “quá trớn” ở những chiếc đồng hồ automatic, nhưng bạn cũng đừng nên quá ỷ lại, bởi cơ chế lên dây cót ở đồng hồ tự động luôn kém mạnh mẽ hơn so với đồng hồ lên dây thủ công, do đó sẽ dễ bị hỏng khi bất cẩn hoặc sử dụng quá mức. Tóm lại, tốt nhất hãy để cho chiếc đồng hồ cơ automatic của bạn tự lên dây cót bằng cách đeo chúng thường xuyên hơn hoặc bạn có thể mang ra trung tâm bảo dưỡng và chăm sóc đồng hồ. Ở đó thường sẽ có những bộ máy chuyển động dành riêng cho việc nạp năng lượng vào những chiếc đồng hồ cơ automatic.

    NHỮNG VIỆC NÊN VÀ KHÔNG NÊN TRONG LÚC CÀI ĐẶT ĐỒNG HỒ

    Cài đặt (hay điều chỉnh) đồng hồ là một việc làm khá đơn giản, nhưng vẫn có một vài điều “nên” và “không nên” mà bạn cần lưu ý.



    nen-va-khong-nen-khi-dieu-chinh-lich-ngay.png




    Những điều nên và không nên khi điều chỉnh tính năng ngày (tính năng day/date)

    của đồng hồ cơ

    Quy tắc quan trọng nhất là không được thiết đặt lịch ngày khi thời gian của đồng hồ đang trong khoảng từ 9 giờ tối (21:00) - 2 giờ sáng (02:00). Một số trường hợp sẽ rơi vào khoảng 11 giờ tối (23:00) - 1 giờ sáng (01:00). Lưu ý rằng chúng tôi đang nói thời gian hiển thị trên đồng hồ chứ không phải thời gian thực tế trong ngày.

    Lý do vì sao phải tuân thủ điều này? Cơ thế thay đổi ngày bắt đầu tham gia vào bộ truyền động bánh răng sau 9 giờ tối và chỉ thảnh thơi sau 2 giờ sáng. Khi kim chỉ giờ nằm trong khu vực này, các bánh răng nhỏ di chuyển đĩa day/date sẽ tiếp xúc với bánh răng giờ và bắt đầu quay. Khi đó lịch day/date sẽ nhảy sang một ngày mới. Vì thế, không nên điều chỉnh lịch ngày bằng cách thủ công khi các bánh răng đang ăn khớp vào nhau như thế. Điều này có thể gây phá vỡ những chiếc răng mỏng manh của cơ chế, dẫn đến việc sửa chữa tốn kém. Tất nhiên, nếu đồng hồ của bạn không có tính năng hiển thị ngày thì chẳng có vấn đề gì xảy ra cả.

    Một số chuyên gia khuyên rằng bạn nên điều chỉnh tính năng ngày của đồng hồ cơ vào khoảng 4 giờ - 8 giờ (đương nhiên chúng tôi đang nói đến giờ hiển thị trên đồng hồ chứ không phải giờ thực tế).

    Luxury Shopping
    HƯỚNG DẪN CÁCH CHỈNH LỊCH THỨ/NGÀY CHO ĐỒNG HỒ CƠ
    Đồng hồ cơ hoạt động dựa trên một cơ chế phi thường phức tạp và tinh xảo. Không giống như đồng hồ quartz , nguồn năng lượng chính cho cỗ máy chuyển động của đồng hồ cơ không đến từ pin mà đến từ việc kéo giãn một lò xò đang cuộn chặt. Cỗ máy chuyển động này có thể khống chế và điều khiển kim đồng hồ quay cũng như sự vận hành các biến chứng khác (như moonphase, lịch hằng ngày, lịch vạn niên, tính năng bấm giờ,v.v...). Và cũng bởi sự kỳ công bên trong bộ máy, đồng hồ cơ luôn đòi hỏi sự nâng niu và chăm sóc của chủ nhân.

    Patek-Philippe-Annual-Calendar-Chronograph-5905R-2-711x474.jpg


    Bên cạnh đó, việc lên dây cót hay hiệu chỉnh các biến chứng đúng cách cũng không kém phần quan trọng. Mặc dù công việc này không quá phức tạp nhưng vẫn có một vài chi tiết mà hầu hết mọi người đều không biết. Trong bài viết này, Luxshopping sẽ cùng bạn tìm hiểu cách chỉnh lịch thứ ngày của đồng hồ cơ sao cho đúng cách.
    VỊ TRÍ CỦA NÚM ĐIỀU CHỈNH (VƯƠNG MIỆN)
    cai-dat-lich-thu-ngay-tren-dong-ho-co.png
    Vị trí A: đối với đồng hồ cơ automatic và đồng hồ cơ lên dây cót thủ công, đây là vị trí mà bạn có thể lên dây cót cho đồng hồ bằng cách xoay núm điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ.


    Vị trí B: đây là vị trí của núm điều chỉnh mà bạn sẽ có thể thay đổi thứ và ngày. Nếu đồng hồ của bạn chỉ có cửa sổ ngày, bạn có thể chỉnh ngày bằng cách kéo núm điều ra vị trí B và tiếp tục vặn nó theo chiều kim đồng hồ. Trong trường hợp chỉ có cửa sổ ngày, xoay núm điều chỉnh theo hướng ngược lại (ngược chiều kim đồng hồ) sẽ không có tác dụng gì cả. Nếu đồng hồ của bạn có cả hai cửa sổ thứ và ngày (như hiển thị trên hình), xoay núm điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ sẽ thay đổi ngày và xoay ngược chiều kim đồng hồ sẽ thay đổi thứ.


    Vị trí C: kéo núm điều chỉnh đến vị trí này để có thể thiết đặt thời gian. Trong những mẫu đồng hồ có chức năng hacking seconds (hacks hay hacking), kéo núm điều chỉnh đến vị trí này sẽ ngăn chặn chuyển động. Mặt khác, cũng ở vị trí này, xoay núm điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ sẽ khiến kim giờ và kim phút tiến lên phía trước một cách bình thường (theo chiều kim đồng hồ). Xoay núm điều chỉnh ngược chiều kim đồng hồ sẽ di chuyển kim lùi về phía sau. Tuy nhiên, không nên di chuyển kim đồng hồ về phía sau, trừ khi bạn chỉ cần thực hiện một sự điều chỉnh nhỏ nhặt.


    Lưu ý rằng các chức năng của núm điều chỉnh như chúng tôi mô tả bên trên được sử dụng rộng rãi nhất và có tác dụng đối với hầu hết các mẫu đồng hồ cơ có núm đẩy. Tuy nhiên, tùy theo mẫu đồng hồ mà chúng có thể hoạt động khác nhau. Nếu chức năng và cách sử dụng núm điều chỉnh của bạn nằm trong những trường hợp ngoại lệ, vui lòng liên hệ trực tiếp với hãng hoặc các trung tâm bảo hành và sửa chữa đồng hồ uy tín để nhận được sự tư vấn cụ thể.

    ĐIỀU TRƯỚC TIÊN CẦN LƯU Ý
    Trước khi bắt đầu thiết lập ngày, hãy đảm bảo kim giờ không nằm bất kỳ nơi nào trong khoảng từ 11 giờ đến 1 giờ (vùng được đánh dấu màu đỏ) hoặc vài trường hợp sẽ rơi vào khoảng từ 9 giờ đến 2 giờ. Điều này vô cùng quan trọng. Bạn cần phải hết sức chú ý chi tiết này bởi vì đây là thời kỳ mà chức năng lịch thứ/ngày sẽ tham gia vào cơ chế vận hành và bắt đầu thay đổi. Khi kim giờ ở trong khu vực này, các bánh răng nhỏ di chuyển bánh xe thứ/ngày sẽ tiếp xúc với bánh răng giờ và cuối cùng sẽ quay, làm cho bánh xe thứ/ngày tiến lên thứ và ngày tiếp theo. Không nên thay đổi thứ/ngày theo cách thủ công trong khi các bánh răng của nó đang lồng vào các bánh răng khác như vậy. Điều này có thể làm hỏng cơ chế của đồng hồ.


    Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần làm trước khi thiết đặt lịch thứ hoặc ngày là di chuyển kim giờ đến bất cứ đâu trong khoảng từ 4 đến 8 giờ (trong vùng được đánh dấu màu xanh lá cây).

    CÁCH CHỈNH LỊCH THỨ NGÀY CHO ĐỒNG HỒ CƠ
    Đối với đồng hồ cơ automatic hay đồng hồ cơ lên dây cốt thủ công đồng hồ cơ lên dây cót thủ công, điều chỉnh lịch thứ ngày cho chúng cũng không phải một công việc quá phức tạp. Về cơ bản thì bạn chỉ cần kéo và xoay núm điều chỉnh là được. Tuy nhiên, để tránh hư hỏng cơ chế bên trong bộ máy, bạn cần phải thực hiện việc này theo các bước sau.

    h%C6%B0%E1%BB%9Bng-d%E1%BA%ABn-ch%E1%BB%89nh-l%E1%BB%8Bch-ng%C3%A0y-tr%C3%AAn-%C4%91%E1%BB%93ng-h%E1%BB%93.png


    Bước 1: Lên dây cót cho đồng hồ. Nếu đồng hồ của bạn không hoạt động, hãy bắt đầu bằng cách lên dây cót. Trường hợp đồng hồ cơ của bạn lên dây cót thủ công, hãy cấp cho nó một lực nén đầy đủ và dừng lại đúng lúc khi cảm thấy nó đã căng chặt. Và nếu ở trường hợp còn lại, đồng hồ cơ của bạn là automatic, 10 đến 15 vòng xoay núm điều chỉnh sẽ cung cấp cho nó đủ sức mạnh để bắt đầu làm việc, phần năng lượng để duy trì còn lại sẽ đến từ chuyển động của cổ tay của bạn.

    Bước 2: Di chuyển kim giờ đến vùng an toàn (như hướng dẫn bên trên). Để làm được điều này, đầu tiên kéo núm điều chỉnh đến vị trí III và bắt đầu xoay cho đến khi kim giờ nằm trong vùng màu xanh lá cây như trong hình.

    Bước 3: Đặt thứ và ngày.

    • Đẩy núm điều chỉnh trở lại vị trí II.

    • Thiết lập thứ và ngày bằng cách xoay núm điều chỉnh. Đối với hầu hết các đồng hồ, xoay núm điều chỉnh theo cùng chiều kim đồng hồ sẽ thay đổi ngày và ngược chiều kim đồng hồ sẽ thay đổi thứ.

    • Đặt thứ và ngày đến thời điểm “yesterday” - tức là trước thời điểm hiện tại một ngày. Ví dụ hôm nay là ngày 03 thứ 04 thì bạn sẽ chỉnh lịch đến ngày 02 thứ 03. Vì sao phải như thế ư? Bạn sẽ tìm hiểu ngay sau đây.

    Bước 4: Điều chỉnh thời gian.

    • Kéo vương miện đến vị trí III và tiếp tục xoay núm điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ (để di chuyển kim phút và kim giờ tiến về phía trước) cho đến khi cửa sổ thứ/ngày nhảy đến đúng thời điểm hiện tại.

    • Lúc này, đồng hồ của bạn sẽ hiển thị khoảng 12 giờ. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng đây tương đương với 00:00 sáng. Cần phải chú ý đến điều này trước khi chỉnh giờ. Ví dụ: bạn cần cài đặt đồng hồ đến 5 giờ chiều, bạn cần phải cho kim giờ đi qua mốc 5 giờ lần thứ nhất (lúc này đang ở 05:00 sáng) và cho kim giờ dừng lại ở mốc 5 giờ kế tiếp (lúc này mới là 05:00 chiều).

    Bước 5: Đẩy núm điều chỉnh về vị trí ban đầu.

    Và như thế là bạn đã thiết lập lịch thứ/ngày thành công rồi đấy.
  • Đang tải…
  • Đang tải…
Quay lại
Top Bottom