T.tHCM về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới.

anhnt.anh

Quản lý KSV
Thành viên thân thiết
Tham gia
12/1/2010
Bài viết
968
Mọi người chia sẻ những bài liên quan vào đây, đừng post lung tung nha. Thank you!


Bài 1:
. TƯ TƯỞNG Hồ Chí Minh VỀ ĐẠO ĐỨC

a. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức cách mạng
- Đạo đức là “gốc” nền tảng của mỗi con người
- Đạo đức có vai trò quan trọng trong xã hội
- Vai trò của đạo đức còn được thể hiện trong chức năng điều chỉnh

b. Những phẩm chất đạo đưccs của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Trung với nước, hiếu với dân
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
- Yêu thương con người
- Tinh thần quốc tế cao cả, trong sáng thủy chung

c. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
- Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức
- Xây dựng đạo đức mới đi đôi với chống hành vi vi phạm đạo đức
- Tư dưỡng đạo đức suốt đời

. QUAN ĐIỂM CHUNG CỦA Hồ Chí Minh VỀ VĂN HÓA.
a. Quan điểm về vị trí vai trò của văn hóa
- Văn hóa là gì?
- Văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh (ĐN Hồ Chí Minh đưa ra năm 1942- 1943)
- Văn hóa quan trọng ngang kinh tế, chính trị, xã hội
- Chính trị xã hội có được giải phóng thì văn hóa mí được giải phóng...
- Xây dựng kinh tế để tạo đk xây dựng và phát triển của văn hóa
- Văn hó k thể dứng ngoài mà ở trong kinh tế và chính trị, thúc đẩy kinh tế và chính trị phát triển

b. Quan điểm về tính chất của văn hóa
- Tính dân tộc ( bản sắc văn hóa dân tộc)
- Tính khoa học
- Tính đại chúng

c. Quan điểm về chức năng của văn hóa
- Bồi dưỡng tư tưởng đúng và tình cảm cao đẹp
- Nâng cao dân trí
- Bòi dưỡng phẩm chất tốt đẹp, phong cách lành mạnh luôn hướng co người đi tới chân, thiện mỹ.
 
sao không ghi rõ lun,mình đang cần để làm bài tập nộp
hihi:KSV@17:
 
Mình chỉ có các ý chính thế thui. Bạn làm theo đó là khá ổn rùi, phát triển thêm nữa, hi. Tự mình làm vẫn hơn mà. hi~:KSV@04:
 
Có bạn nào trả lời câu hỏi của bạn chanmayxanh k. mình cũng đang cần tìm hiểu về vấn đề này mà bí quá :(
 
Haiz. Sao không có bài viết cụ thể gì hết vậy ? Đang cần tư liệu để nộp hic...:KSV@17::KSV@17:
 
Mọi người chia sẻ những bài liên quan vào đây, đừng post lung tung nha. Thank you!


Bài 1:
. TƯ TƯỞNG Hồ Chí Minh VỀ ĐẠO ĐỨC

a. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức cách mạng
- Đạo đức là “gốc” nền tảng của mỗi con người
- Đạo đức có vai trò quan trọng trong xã hội
- Vai trò của đạo đức còn được thể hiện trong chức năng điều chỉnh

b. Những phẩm chất đạo đưccs của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Trung với nước, hiếu với dân
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
- Yêu thương con người
- Tinh thần quốc tế cao cả, trong sáng thủy chung

c. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
- Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức
- Xây dựng đạo đức mới đi đôi với chống hành vi vi phạm đạo đức
- Tư dưỡng đạo đức suốt đời

. QUAN ĐIỂM CHUNG CỦA Hồ Chí Minh VỀ VĂN HÓA.
a. Quan điểm về vị trí vai trò của văn hóa
- Văn hóa là gì?
- Văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh (ĐN Hồ Chí Minh đưa ra năm 1942- 1943)
- Văn hóa quan trọng ngang kinh tế, chính trị, xã hội
- Chính trị xã hội có được giải phóng thì văn hóa mí được giải phóng...
- Xây dựng kinh tế để tạo đk xây dựng và phát triển của văn hóa
- Văn hó k thể dứng ngoài mà ở trong kinh tế và chính trị, thúc đẩy kinh tế và chính trị phát triển

b. Quan điểm về tính chất của văn hóa
- Tính dân tộc ( bản sắc văn hóa dân tộc)
- Tính khoa học
- Tính đại chúng

c. Quan điểm về chức năng của văn hóa
- Bồi dưỡng tư tưởng đúng và tình cảm cao đẹp
- Nâng cao dân trí
- Bòi dưỡng phẩm chất tốt đẹp, phong cách lành mạnh luôn hướng co người đi tới chân, thiện mỹ.


Bác Hồ 1960 tại Trung Quốc
ho-chi-minh-va-luu-thieu-minh.jpg

ho-chi-minh-va-ma-vo.jpg

ho-chi-minh-vo-va-con.jpg
 
Có bạn nào có thể giúp mình phân biệt được 2 câu hỏi này ko?
Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng tính chất và chức năng của văn hóa và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất, chức năng của nền văn hóa. Mình cũng hiểu sơ sơ là 1 cái phân tích 1 cái trình bày, nhưng mà về nội dung thì ko phân biệt được rõ :KSV@17:
 
Tôi xin đưa ra 1 vài câu hỏi như vậy, các bạn cứ ném gạch có ngói thì cứ ném nha.

Theo Lữ Phương nói thì "khi còn sống HCM thường trả lời với nhiều người rằng, ông ko có tư tưởng gì hết". Vậy tư tưởng của Ông có từ đâu?

Người ta đã học tập được gì trong tư tưởng "HCM", hay họ chỉ nấp dưới bóng của HCM để khua môi?

Vậy học tập tư tưởng HCM để làm gì? khi mà đất nước mãi ko tiến lên 1 xã hội dân chủ.
 
Sau khi đọc "Huyền Thoại Hồ Chí Minh" của Lữ Phương tôi mới vỡ lẽ ra được nhiều điều.Tôi sẽ chôn vùi một hình ảnh đẹp HCM đã có trong tôi từ thời còn đi mẫu giáo đến tuổi đôi mươi. Người ta nói "sự thật thì mất lòng", quả đúng là như vậy. Tuy nhiên giữa sự thật và giối trá bạn sẽ lựa chọn bên nào?

Hãy đọc Huyền Thoại Hồ Chí Minh, bạn sẽ biết được ai đã là người tạo dựng nên tư tưởng HCM. Hư thực ra sao thì Lữ Phương đã có những nhận định rất khách quan, và một kết luận trong bài Luận của ông để lại trong tôi nhiều niềm cảm xúc đáng để chúng ta phải suy nghĩ

"Thời trai trẻ, tôi quý trọng Hồ Chí Minh là do ông đã tô đậm cái tình cảm tự nhiên đó trong tôi để tôi biết trách nhiệm với đất nước. Nhưng cũng chính vì tình cảm và trách nhiệm ấy mà khi tóc đã bạc rồi, tôi không còn có thể mù quáng tin vào ông nữa. Hồ Chí Minh chỉ là một nhân vật của lịch sử, còn đất nước là chuyện của muôn đời: không thể cột chặt vận mệnh đất nước vào sự chọn lựa bất toàn của một con người, dù đó là một anh hùng. Tốt nhất vẫn là ghi nhận tất cả những chuyện đúng sai của ông một cách bình thản, hy vọng chỉ có như thế mới rút ra được những bài học hữu ích cho những thế hệ đi sau."

Chúc các bạn học tốt.

Hitomebore

Tham khảo:
https://viet-studies.info/LuPhuong/LuPhuong_HuyenThoaiHoChiMinh.htm
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng.
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.
- Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng Việt Nam gồm những điểm sau:
Một là, trung với nước hiếu với dân.
Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác.
Từ khái niệm cũ "trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân”. Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức.
“Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị-đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau
Hai là, yêu thương con người
Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện và độc đáo. Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Người dành tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ. Những người lao động bị áp bức bóc lột, Người viết: "Tôi chỉ có một sự h.am m.uốn, h.am m.uốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành"
Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệt họ ở miền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay gái... không phân biệt một ai, không trừ một ai, hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người.
Tình yêu thương của Người còn thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm. Với tấm lòng bao dung của một người cha, Người căn dặn, chúng ta: "Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời"
Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng: Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người
Ba là, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Theo Hồ Chí Minh thì: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta".
Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù.
Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch, không tham lam". "Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá".
Chính, "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn". Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình.
Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc.
Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.
Chí công vô tư, Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc". “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".
Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng. Đó là, tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề "Bốn phương vô sản đều là anh em"; là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc.
 
Câu 12:Phân tích quan điểm của HCM về vai trò,vị trí của đạo đức cách mạng?Liên hệ với thực trạng đạo đức hiện nay của xã hội?
Đạo đức là hành vi ứng sử của con người.Là hình thái ý thức xã hội có vai trò hết sức quan trọng để điều chỉnh hành vi trong quan hệ với người khác và toàn thể xã hội.Đạo đức cộng sản,đạo đức mới là nền tảng đạo đức có sự kết hợp của GCCN với truyền thốngđạo đức tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa nhân loại. HCM là lãnh tụ quan tâm đến đạo đức , xây dựng đạo đức mới ngay từ rất sớm. Những đức tính như khiêm tốn,độ lượng , giản dị , thật thà ,tự nhiên, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư… đã để lại không phai mờ trong lòng dân tộc VN và cả nhân loại tiến bộ trên thế giới hôm nay và mai sau.
Đánh giá vai trò của đạo đức,HCM coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng, giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối nuôi dưỡng tâm hồn ,nhân cách của con người. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì”. Người so sánh: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.Bởi lẽ con đường đi đến độc lập dân tộc và XHCN là con đường lâu dài,đòi hỏi sự phấn đấu ko ngừng của mỗi người ,mỗi thế hệ và nhiều thế hệ nối tiếp nhau.Chăm lo cái gốc, cái nguồn,cái nền tảng ấy là công việc thường xuyên của toàn đảng,toàn dân,của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội ta.
Đạo đức là gốc, là nền tảng vì liên quan tới Đảng cầm quyền. Hồ Chí Minh trăn trở với nguy cơ của Đảng cầm quyền, đó là sự sai lầm về đường lối và suy thoái về đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn xã hội, lãnh đạo Nhà nước, nếu cán bộ, đảng viên của Đảng không tu dưỡng về đạo đức cách mạng thì mặt trái của quyền lực có thể làm tha hóa con người. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”. Người thường nhắc lại ý của Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại. Người nói, cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân yêu, dân phục thì không phải “viết lên trán chữ cộng sản là được quần chúng yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức”.
Vai trò của đạo đức cách mạng còn thể hiện ở chỗ đó là thước đo lòng cao thượng của con người,góp phần phá hủy đạo đức cũ của gia cấp bóc lột. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, mỗi người có công việc, tài năng, vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng.
Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức không phải một chiều phụ thuộc vào tồn tại xã hội, vào những điều kiện vật chất kinh tế.Nó có khả năng tác động tích cực trở lại, cải biến tồn tại xã hội. Giá trị đạo đức tinh thần một khi được con người tiếp nhận sẽ biến thành một sức mạnh vật chất.
Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ, thất bại cũng không lùi bước, chán nản…; khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ tinh thần khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo…
HCM cũng quan tâm giáo dục đạo đức cho cán bộ ,đảng viên ,các tầng lớp NDLĐ.Tùy theo từng thời kì cách mạng mà Người đề ra những yêu cầu đạo đức sát hợp để mọi người cùng phấn đấu.Trong cuốn sách Đường Kách mệnh,HCM nêu các quan điểm lớn:phải có cái đức để đi đến cái trí,và khi có trí thì cái đức đảm bảo cho người cách mạng giữa vững đc chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ,chấp nhận ,đi theo.Đạo đức là cái gốc của người cách mạng, nhưng phải nhận thức đức và tài có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có đức phải có tài,hồng và chuyên phải kết hợp, nếu không sẽ không mang lại lợi ích gì mà còn có hại cho dân. Mặt khác, phải thấy trong đức có tài.Tài càng lớn thì đức phải càng cao, vì đức – tài là nhằm phục vụ nhân dân và đưa cách mạng đến thắng lợi.Đạo đức là vũ khí mạnh mẽ trong đấu tranh vì độc lập dân tộc và CNXH.
Trên thực tế thì Chủ tịch HCM đã cùng với Đảng ta để lại cho chúng ta1 hệ thống đạo đức CM. Tư tưởng và tấm gương đạo đức HCM đã trở thành 1 bộ phận quan trọng trong nền tảng tinh thần của XH VN.
Liên hệ với thực trạng đạo đức hiện nay của xã hội
- Đối với dân tộc ta, di sản tư tưởng HCM, trong đó có tư tưởng về đạo đức CM là tài sản tinh thần vô giá, là ngọn cờ thắng lợi của CM VN.
- HCM đã xác định các tiêu chí rất cơ bản về những đức tính của người CM, đó cũng là phương huớng phấn đấu của mọi người dân VN. Người luôn là tấm gương sáng cho mọi người dân noi theo.
 
Câu 24: : Nêu các phẩm chất đạo đức CM theo quan điểm HCM- pt phẩm chất “ cần, kiệm, liêm. Chính, chí công vô tư? Liên hệ vs quá trình rèn luyện tu dưỡng cưa bản Thân

· các phẩm chất đặc điểm CM theo qđ HCM gồm 4 P/c sau
+ Trung vs nc hiếu vs dân
+ Yêu thương con ng, sống có tình nghĩa
+ Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư
+ có tinh thần quốc tế trong sáng

· Cần kiệm liêm chính chí công vô tư là chuẩn mực cụ thể biểu hiện của đ2 trung vs nc hiếu vs dân. Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư là đạo đức truyền thống của dân tộc VN, đc HCM đưa vào đây là truyền thống đọa đức gắn liền qniem CM vs hoạt động hang ngày của mỗi ng, là đại cương đạo đức HCM. Cán bộ phải cần, kiệm, liêm, chính để làm gương cho ND, để đem lại HP cho ND
+ Cần: là siêng năng, chăm chỉ, LDD có kế hoạch, có hiệu quả, có năng suất cao vs tinh thần tự lực cánh sinh
+ Kiệm: là tiết kiệm của đất nc, của ND k hoang phí, k xa xỉ, k bừa bãi, k phô chương hình thức
+ Liêm: luôn tôn trọng của công và của dân. Pahir trong sạch, k tham lam tiền của địa vị danh tiếng
+ Chính: là thẳng thắn đứng đắn
.Đối vs mình: k đc tự cao, tự đại, phải khiêm tốn học hỏi,trên cái hay sửa chữa cái dở
.Đối vs ng: k nịnh ng trên k khinh ng dưới, thật thà, k dối trá,
.Đối vs việc: để việc công lên trc, việc thiện nhỏ mấy cũng làm, việc ác nhỏ mấy cũng tránh
- HCM khẳng định rằng: Các đức tính cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ vs nhau. Ai cũng phải thực hiện Cần, kiệm, liêm, chính. Cần kiệm liêm chính là thước đo văn minh tiến bộ của mọi dân tộc
- Cần, kiệm liêm chính là nền tẳng của đời sống mới của thi đua ái quốc, là cái cầu làm ng, làm việc phụng sự đoàn thể, giai cấp…Đây là đ2 của 1 XH hưng thịnh, trái lại là 1 XH suy vong

· Chí công vô tư là: công bằng, công tâm không thiên tư, thiên vị, làm việc chủ nghĩa tới đnagr, vì dân, k nghĩ tới mình trc, lo trc thiên hạ, vui sai thiên hạ, nêu cao chủ nghĩa tập thể, bỏ CN cá nhân. CN làm hại đảng, hại dân để làm lợi cho mình
- CN cá nhân khác lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhân là lợi ích trái vs lợi ích tập thể, k làm tổn hại đến lợi ích cảu Đảng.V ì vậy đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân k làm tổn hại tới lợi ích cá nhân
 
×
Quay lại
Top