Shame on those who teach just for money

nguyencaoanton

sự học cốt để thành nhân, bất thành tài.
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/3/2015
Bài viết
73
Các bạn thân mến!


Với ước mơ đóng ghóp phần nhỏ nhoi của mình vào việc làm cho dạy và học Tiếng Anh giao tiếp của người Việt Nam ngày càng hiệu quả hơn, tôi xin lạm bàn về phương cách tổ chức, tiếp thị, giảng dạy Tiếng Anh giao tiếp hiện nay của một số tập thể ( Trung tâm ngoại ngữ) hoặc cá nhân ( Giáo viên ngoại ngữ). Đồng thời, cũng làm rõ một số đòi hỏi, tâm lý hiểu lầm của mộ phận người học Tiếng Anh giao tiếp.


Trong mối tương quan người dạy và người học Tiếng Anh giao tiếp, có một vấn đề xuyên suốt đó là giảng dạy Tiếng Anh giao tiếp hay là đang kinh doanh giáo dục. Học Tiếng Anh giao tiếp hay đi mua chử, mua bằng.


Theo trào lưu hiện nay, kinh doanh giáo dục có vẻ trên đà thắng thế, ăn nên làm ra.


Người học Tiếng Anh, với túi tiền của mình, họ được chào đón nhiệt thành.


“ Khách hàng là thượng đế”. Trung tâm ngoại ngữ trải ra trước mắt họ bao nhiêu lựa chọn, các khóa học trở thành các gói sản phẩm, tư vấn viên giới thiệu sản phẩm với bao tính năng và công dụng, giáo viên trở thành người bán hàng.

Với chủ trương vì lợi nhuận, họ chăm sóc, nâng niu người học với bao lời bóng bẩy du dương lẫn những cam kết hùng hồn. Họ làm cho người học cảm thấy việc học Tiếng Anh giao tiếp dể hơn bao giờ hết, dể đến mức… có tiền là học (mua) được. Thật là hài.:D


Ôi! Bạn biết không, nếu trả nhiều tiền mà học giỏi thì xin thưa, hẳn những tay trọc phú, những cậu ấm cô chiu ở Việt Nam đã là người nói Tiếng Anh giỏi nhất rồi, đã là những nhà thông thái nhất hạng.


Phần hài hước và xấu hổ ở đây là giáo viên bị hạ thấp thê thảm.


Là tại sao?


Nếu dạy và học Tiếng Anh giao tiếp, giáo viên là thầy, người học là trò. Mối quan hệ này sẽ là tương quan thầy trò. Thầy cao hơn trò, thầy có trách nhiệm với những gì mình dạy, thầy yêu cầu học trò phải học hành nghiêm túc, trách phạt trò nếu chúng lười biếng, vô kỷ luật. Vinh quang và trách nhiệm thuộc về người thầy. Việc này thật tốt đẹp và ý nghĩa làm sao.

Nếu mua và bán chử, giáo viên là người bán, học viên là người mua. Mối quan hệ này sẽ bị chi phối bởi quy luật cung cầu của thị trường. Với tình trạng trung tâm ngoại ngữ và công ty Anh Văn mọc tràn lan như nấm sau mưa, rõ ràng cung vượt quá cầu,người mua càng có giá trị và có nhiều quyền lực. Một trong những quyền ấy là quyền đổi người bán hàng( vì cảm thấy anh ta bán chử không vui, vì anh ta không biết lòn cuối mình, vì bản mặt anh ta thấy ghét, vì anh ta bán chử một cách khó khăn…) Có nơi nào mà học trò được xem trọng hơn ông thầy không. Xin thưa chúng ta đang hiện thực hóa, phổ biến hóa việc đó trong cách chúng ta kinh doanh giáo dục Tiếng Anh hiện nay.


Hậu quả là gì?


Giáo viên thành một anh hề, một tên bán hàng gian xảo.

Hắn làm đủ mọi trò để tăng thu nhập, hắn múa may quay cuồng trước mặt thượng đế của hắn, hắn chìu theo yêu cầu vô lý của người mua, hắn thỏa hiệp với sự ngu dốt, lười biếng của người học, hắn sỉ nhục chính mình và cái nghề cao quý hắn theo đuổi .

Học trò thành đám khách hàng ngốc ngếch.

Đi học mà được xếp cao hơn thầy, được quyền đổi thầy đổi lớp. Từ đó tâm lý kiêu ngạo, tự phụ, muốn học thì học, không học thì thôi chả ai làm gì mình, GV chẳng dám nói mình. Thử hỏi, học hành như vậy lấy gì mà thành công. Cho dù giáo viên tài giỏi, phương pháp cực hay, giáo án cực kỳ thích hợp, nhưng với tâm lý coi thường sự học, không trọng giáo viên , không kỷ luật, tâm lý mua chử mua bằng, tôi tin rằng cái loại người mua chử đó chả học được gì cả.

Nói ra ở đây không phải là để trách móc hay đay nghiến nhau. Vỏn vẹn một ƯỚC MƠ là chúng ta hảy cùng nhau, mỗi người một ít, giúp nhau chỉnh sửa hoàn thiện, đừng tiếp tay để một vài tên ranh ma, lắm tiền, nhiều chiêu xúc phạm đến truyền thống hiếu học, trọng thầy của người Việt Nam ngàn đời nay.

Thay lời kết tôi muốn dẫn lời tâm huyết của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng với ngành Giáo dục:” Phải xây dựng trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy, học ra học”.

Thân mến:).
 
×
Quay lại
Top