Quan hệ xã hội và tương tác xã hội

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
1. Quan hệ xã hội
  • Chỉ mối liên quan giữa người và người trong cơ cấu xã hội (nhóm, tập hợp, hội đoàn), trong các hoạt động và các tương quan xã hội.
  • Quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình hoạt động chung trong đời sống xã hội hàng ngày.
  • Người ta có thể phân biệt quan hệ xã hội thành các lĩnh vực khác nhau : quan hệ vật chất và quan hệ tư tưởng.

Theo chủ nghĩa Marxit, người ta xem tính kinh tế là quan trọng quyết định tính chất của các quan hệ xã hội khác như quan hệ văn hoá, chính trị, pháp luật...
  • Quan hệ sản xuất được đánh giá là yếu tố quan trọng (sản xuất vật chất và sản xuất các giá trị văn hóa tinh thần), bởi nó chi phối các loại hình quan hệ xã hội khác.
  • Trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu về các vấn đề xã hội đòi hỏi phải nắm được sự phụ thuộc của mọi quan hệ xã hội đối với quan hệ sản xuất mới để có cơ sở để giải thích xác đáng về tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.
Các thành phần cơ bản của quan hệ xã hội
  • Quan hệ sản xuất;
  • Quan hệ sở hữu;
  • Quan hệ trao đổi;
  • Quan hệ phân phối các giá trị xã hội;
  • Quan hệ tiêu dùng.
==>Như vậy, quan hệ xã hội là kết quả, nhu cầu củ chủ thể xã hội trong quá trình xây dựng, xác lập hoạt động sống.

-Các thành phần cơ bản của thủ thể xã hội
  • Cá thể tồn tại trong quá trình hoạt động sống;
  • Nhóm xã hội;
  • Cộng đồng xã hội;
  • Các tổ chức và thiết chế xã hội.
-Mối quan hệ giữa chủ thể của hành động và quan hệ xã hội
  • Trong quá trình hoạt động sống, chủ thể xã hội (con người) nảy sinh những nhu cầu mà bản thân mình không thể tự thỏa mãn được (nhu cầu chuyên môn hóa – phân công lao động xã hội).
  • Xuất hiện nhu cầu liên kết và xác lập các quan hệ xã hội với các thành viên khác trong hệ thống xã hội.
  • Cấp độ gắn kết của các mối liên hệ này quy định nên tính chất và đặc điểm của quan hệ xã hội.
Trong quá trình hoạt động, con người có nhu cầu thiết lập rất nhiều các quan hệ xã hội :
  • Các mối quan hệ trong gia đình;
  • Các mối quan hệ tại cơ quan (nhân viên với thủ trưởng, đồng nghiệp…), các quan hệ theo chức năng.
  • Các mối quan hệ xã hội khác.
2. Tương tác xã hội
  • Là một khái niệm gần gũi với khái niệm quan hệ xã hội, được dùng khá phổ biến trong các tài liệu xã hội học.
  • Để thỏa mãn các nhu cầu xã hội, đòi hỏi chủ thể xã hội phải thiết lập những mối liên hệ trao đổi tác động, ảnh hưởng qua lại giữa các thành phần của chủ thể xã hội.
  • Đây là điều kiện vô cùng thiết yếu, nhờ đó, các tổ chức, đoàn thể và cả hệ thống xã hội mới có thể tồn tại và hoạt động.

Con người cũng như các tập hợp, các đoàn thể luôn luôn tồn tại thống nhất một hệ thống tương quan xã hội mà trong đó chúng ta ảnh hưởng, tác động đối với nhau trong môi trường rộng lớn và phức tạp.
  • Ví như trong đời tư ta có tương quan và tác động qua lại những người thân trong gia đình, bà con họ hàng nội ngoại ...
  • Ở cơ quan ta có tương quan nhân sự với các nhà quản lí, với công việc, nghề nghiệp
Việc hành xử được tuân theo những giá trị xã hội được cá nhân tiếp nhận, học hỏi thông qua quá trình xã hội hóa.
  • Như vậy, chúng ta dùng thuật ngữ tương tác xã hội theo ý nghĩa tổng quát nhất để chỉ mối tương quan biện chứng và tác động tương hỗ giữa những chủ thể xã hội trong quá trình hoạt động.
  • Sự tương tác này ít nhất cũng diễn ra giữa hai chủ thể xã hội và mức độ tương tác (cao thấp, quan trọng hoặc ít sâu sắc) phụ thuộc vào vị trí, địa vị xã hội, vai trò cũng như các diễn tiến của quá trình xã hội.

Ví như, người giảng viên ở trường đại học: quá trình tương tác xã hội được thể hiện trong từng quan hệ như với phòng, ban, đơn vị trực thuộc; với nhóm giảng viên chuyên trách; với sinh viên; với ban lãnh đạo nhà trường...

Thông qua các mối quan hệ xã hội, quá trình tương tác xã hội được thể hiện trong quá trình các chủ thể xã hội đóng các vai trò xã hội nhằm đáp ứng sự kỳ vọng của người khác.

Nhu cầu xác lập các tương tác xã hội này phụ thuộc vào địa vị, vai trò và vị thế xã hội của cá nhân, nhóm, tổ chức xã hội.

Như vậy, sự tương tác xã hội nào bao giờ cũng có mối liên hệ mật thiết với các khuôn mẫu, tác phong tồn tại trong xã hội. Chúng luôn luôn hiện hữu, có thể nhận biết được, lặp đi lặp lại và có ảnh hưởng tương hỗ, trong quá trình chủ thể xã hội thực hiện các vai trò xã hội.

Theo các nhà xã hội học Mácxít, tương tác xã hội trở thành chủ đề chính trong xã hội học. Việc phân tích các bộ phận hợp thành tương tác xã hội được triển khai để hiểu được hiện thực đời sống xã hội.

Theo quan điểm hoạt động, thì những hoạt động chủ yếu của người bao gồm:
  • Sản xuất vật chất
  • Sản xuất các giá trị văn hóẵ
  • Tái sản xuất (con người)
  • Hoạt động giao tiếp
  • Hoạt động quản lý với mục đích điều tiết xã hội…
Nguồn:sưu tầm
 
×
Quay lại
Top