một số câu hỏi-đáp về tư tưởng Hồ Chí Minh

xam2507

không gì là mãi mãi.........
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/11/2011
Bài viết
30
Câu hỏi: Theo bạn, làm thế nào để chống tiết kiệm, lãng phí? Liên hệ với bản thân


Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sang lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng Sản Việt Nam. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi lãnh đạo và dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân ta đấu tranh giành thắng lợi vẻ vang như ngày nay. Sinh thời Người thường quan tâm và dày công xây dựng Đảng thành một khối vững mạnh, trong sạch, chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng, đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ đảng viên, đặc biệt là thế hệ trẻ.con người, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người là tấm gương đạo đức cho toàn Đảng, toàn dân học tập suốt đời.

Một trong những bài học đạo đức mà Người để lại cho thế hệ trẻ là bài học tiết kiệm.

Vậy tiết kiệm là gì? Làm thế nào để tiết kiệm chống lãng phí? Bản than mỗi người đã thực sự tiết kiệm hay chưa?

Tiết kiệm là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương hình thức.

Ta cần tiết kiệm những gì? Tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân của nước, của ban 3thân mình. Tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ. Tiềt kiệm không phải là bủn xỉn,không phải xem đông 2tiền to bằng cái nông, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Nói theo lối khoa học , tiết kiệm là tích cực, ấy là tiết kiệm.

Kiệm thường đi đôi với cần. vậy cần là gì? Cần là luôn luôn cố gắng, luôn luôn chăm chỉ. Nhưng cần không có nghĩa là quá trớn, phải biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình để làm việc lâu dài.

Kiệm mà không cần thì không tăng them, không phát triển được. cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đổ them vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần cho đến khi khô kiệt.

Cần mà không kiệm thì làm chùng nào xào chùng ấy, cũng như một cái thùng không có đáy, đổ vào chừng nào chảy ra hết chừng ấy. cần kiệm phải đi đôi với nhau như 2 chân của con người.

Bác Hồ là tấm gương sang về tiết kiệm. chuyện kể rằng: có đôi tắt rách đã vá đi vá lại nhiều lần mà Bác cũng không dung tất mới. Bác nói rằng: cái gì còn dung được nên dung, bỏ đi không nên.

Khi tất rách chưa kịp vá, an hem cán bộ đưa đôi tất mới cho Bác dung, Bác xoay chỗ rách vào bên trong rồi cười xí xóa: đấy, có trông rách nữa đâu.

Cuộc đời và sự nghiệp của người chính là bài học quý giá cho mỗi chúng ta hôm nay và cả mai sau.

Đất nước ngày càng phát triển. cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Cuộc sống cứ cuốn con người theo nhịpp chảy của nó. Một bộ phận sinh viên, học sinh này càng lãng phí thời gian, tiền của. kể cả một số Đảng viên trong bộ máy nhà nước. bản than tôi cũng chua thực sự hiểu hết ý nghĩa của 2 từ” tiết kiệm”. thiết nghĩ rằng để chống lại sự lãng phí, xa hoa, để học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chung ta cần có một số biện pháp sau đây:

Tích cực lao động, học tập, công tac 1với tinh thần lao động, sang tạo có năng suất, chất lượng hiệu quả cao.

Biết quý trọng công suất lao động của tập thể, của nhân dân.

Không xa hoa, lãng phí, không phô trương hình thức.

Biết sử dụng lao động, vật tư, tiền của nhà nước, của tập thể, củ chính mình một cách hiệu quả.

Chống lại lối sống cá nhân, ích kỷ, thực dụng.

Kiên quyết chống bệnh lười biếng, nói nhiều làm ít. Không làm dối làm ẩu, bòn rút của công, ăn bớt vật tư tiền của nhà nước, cảu nhân dân. Phải có thái độ rõ rệt lên án và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, loại trừ mọi biểu hiện bất chính ra khỏi đời sống xã hội.

Là một sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần chú tâm vào học tập và rèn luyện đạo đức. để học tập tốt cần phải biết tiết kiệm thời gian, từ đó có phương pháp học tập đúng đắn. phải biết tận dụng thời gian để thu nhận kiến thức.

Biết chi tiêu một cách hợp lí, tiết kiệm tiền của bản than, cảu nhà nước.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ chí Minh. Phấn đấu hết mình cho lí tưởng, cho tương lai.


















PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY KINH TẾ


Những gì chúng ta cho là nghiễm nhiên thì thường khó nhận biết. Đó là lí do tại sao hiếm khi chúng ta nhận thấy sự tồn tại của một trật tự xã hội và cơ chế của các phối hợp xã hội mà chúng ta phụ thuộc vào hằng ngày. Nhận ra được sự hợp tác xã hội là cách tốt nhất để bạn bắt đầu nghiên cứu kinh tế học. Giao thông giờ cao điểm là một ví dụ rất hay giúp chúng ta hiểu trước nay chúng ta không phát hiện được tầm quan trọng của sự hợp tác xã hội như thế nào và chúng ta phụ thuộc vào các cơ chế phối hợp hơn nhiều lần so với những gì chúng ta thường nghĩ đến như là các hàng hoá kinh tế. Không có sự hợp tác thì không có nền văn minh, đó cũng là quan điểm của Thomas Hobbes thể hiện qua các tác phẩm của mình.

Sự hợp tác xã hội diễn ra như thế nào? Bằng cách nào mà các thành viên trong một xã hội lại có thể tiến hành những hành động có sự hợp tác phức tạp để xã hội có thể vận hành một cách có trật tự? Đó là vì mọi người không quá khác nhau về lợi ích mà hơn nữa trong một xã hội sử dụng tiền một cách rộng rãi, tiền cho phép kiểm soát chung đối với những nguồn lực có thể sử dụng cho lợi ích của mỗi người.mà ai cũng thích nhiều tiền hơn ít tiền. Vì vậy sự hợp tác xã hội sẽ được hình thành thông qua quá trình liên tục điều chỉnh lợi ích các bên.

Vậy lý thuyềt kinh tế giải thích được điều gì khi có một thực tế là các nhà lý thuyết kinh tế đều có tính độc đoán rất cao và phương pháp tư duy kinh tế có tính thiên lệch. Lý thuyết kinh tế cố gắng giải thích thế giới xã hội bằng giả định. Nó nhấn mạnh cá nhân, xem cá nhân là đơn vị giải thích cao nhất. Không những thế nó còn gây nhầm lẫn cho sự nhấn mạnh đặc điểm thực dụng của con người nhưng lại bỏ qua những hành động rất ngẫu hứng của con người.Không những thế phương pháp tư duy kinh tế còn hàm chứa sự thiên lệch vè phía thị trường. Các cá nhân theo đuổi lợi ích của mình đồng thời điều chỉnh hành vi của người khác nhưng thực hiện điều này trong bối cảnh ‘các quy tắc trò chơi” – các thành viên tham gia đều biết và tuân thủ mà quyền sở hữu giúp xác định chính xác các cá nhân sẽ lựa chọn làm gì khi theo đuổi lợi ích của mình.

Nhưng chúng có thực sự là thiên vị hay thành kiến, mà không phải là niềm tin? Tất cả mọi hành động quan sát đều bắt nguồn và phát triển trên cơ sở các niềm tin. Tất nhiên,sẽ không tránh khỏi những phán xử sai lầm ở một mức độ nào đó.

Lý thuyết kinh tế dạy chúng ta biết các đại lượng kinh tế có quan hệ với nhau như thế nào và những mối quan hệ này phức tạp và có liên quan ra sao. Những giả định cơ bản của phương pháp tư duy kinh tế chính là những công cụ tri thức - chiếc chìa khóa đa năng mở các bí mật thuộc lĩnh vực kinh tế. Tư duy kinh tế tạo niềm đam mê, bạn hãy bắt đầu suy nghĩ về cách thức các nhà kinh tế tư duy với niềm tin là một khi bạn bắt đầu, bạn sẽ không bao giờ dừng lại, một khi bạn đã nắm vững một số nguyên tắc lý luận kinh tế thì bạn có thể sử dụng ở mọi nơi. Bạn sẽ thấy các vấn đề kinh tế hay xã hội là sự kết hợp giữa sự hợp lý và phi lý, bạn sẽ có thói quen lọc ra những hợp lý khỏi những gì vô lý và bạn sẽ đạt được nhiều hơn những gì bạn nghĩ.

PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY KINH TẾ


Một cách tốt nhất để bắt đầu ngiên cứu kinh tế học có thể là sự ngạc nhiên với các kết quả của sự hợp tác xã hội mà chúng ta gặp phải hàng ngày.

Nhận ra được trật tự: Mọi người đều theo đuổi mục tiêu riêng của mình với những nỗ lực vì lợi ích của mình. Họ hành động dựa trên những quy tắc chung, biết tăng tốc và dừng lại đúng chỗ.

Tầm quan trọng của hợp tác xã hội: Theo đuổi những lợi ích, con người đã tạo nên hợp tác xã hội có trật tự tốt trong “khối thịnh vượng chung”. Điều đó đã tạo ra công nghiệp, nông nghiệp, kiến thức và nghệ thuật phát triển một cách tự nhiên.

Một công cụ của bộ óc: Phương pháp tư duy kinh tế không phải là một tập hợp kết luận có sẵn mà chỉ cho thấy một cách tiếp cận – một phương pháp hơn là một học thuyết. Vì vậy cần biết được những quy luật trong cuộc sống.

Sự hợp tác thông qua điều chỉnh nhiều bên: Trong sự hợp tác xã hội có sự tương tác giữa các bên. Do đó mọi thứ sẽ tự cân bằng mọt cách tự nhiên theo xu thế chung.

Tuy nhiên, thực tế là các nhà lý thuyết kinh tế đều có tính độc đoán rất cao. Dẫn đến sự thiên lệch của lý thuyết kinh tế.

Chúng nhấn mạnh yếu tố lựa chọn, nhấn mạnh cá nhân, nhấn mạnh tới việc tính toán và phù hợp giữa mục đích và phương tiện. Hơn nữa, các giả định trong lý thuyết kinh tế về hành động của con người đều căn cứ vào sự tính toán chi phí và lợi ích. Đó là cách nhìn không toàn diện.

Sự thiên vị hay kết luận?

Tại sao chúng ta không gọi các thiên lệch đó là niềm tin (thậm chí là kết luận)?. Tất cả các hành động đều bắt nguồn và phát triển trên cơ sở của các niềm tin. Thực tế, ta luôn sai lầm ở một mức độ nào đó trong mỗi phát biểu “đúng đắn”. Vì vậy phải cần đến những giả thuyết .

Các quy tắc trò chơi: “Trò chơi” này là kinh doanh, chính phủ, khoa học, gia đình nhà trường… Trong các trò chơi thì quyền sở hữu đóng vai trò quan trọng trong các quy tắc điều tiết những quan hệ xã hội mà ta tham gia .

Không có lý thuyết nghĩa là lý thuyết tồi: Chúng ta không thể phát hiện một mối quan hệ nhân quả nào nếu trong đầu không có một lý thuyết nào cả vì có thể đó chỉ là những lý thuyết quá đơn giản và cũ kỹ.

Phương pháp tư duy kinh tế giúp chúng ta đạt được nhiều hơn với ít cố gắng hơn, với niềm tin là một khi bạn bắt đầu, bạn sẽ không bao giờ dừng lại!
 
×
Quay lại
Top