Bài tập kinh tế vĩ mô (có đáp án)

Linh Nhi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2015
Bài viết
1.309
Bài tập kinh tế vĩ mô (có đáp án) là tài liệu hữu ích với sinh viên chuyên ngành kinh tế. Tài liệu này giúp các bạn sinh viên nắm được nội dung kiến thức và các dạng bài tập kinh tế vĩ mô. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài 1: Trong những năm 2005, sản xuất đường ở Mỹ: 11,4 tỷ pao; tiêu dùng 17,8 tỷ pao; giá cả ở Mỹ 22 xu/pao; giá cả thế giới 8,5 xu/pao…Ở những giá cả và số lượng ấy có hệ số co dãn của cầu và cung là Ed = -0,2; Es = 1,54.

Yêu cầu:

1. Xác định phương trình đường cung và đường cầu về đường trên thị trường Mỹ. Xác định giá cả cân bằng đường trên thị trường Mỹ.

2. Để đảm bảo lợi ích của ngành đường, chính phủ đưa ra mức hạn ngạch nhập khẩu là 6,4 tỷ pao. Hãy xác định số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dung, của người sản xuất, của Chính phủ, và số thay đổi trong phúc lợi xã hội.

3. Nếu giả sử chính phủ đánh thuế nhập khẩu 13,5 xu/pao. Điều này tác động đến lợi ích của mọi thành viên ra sao? So sánh với trường hợp hạn ngạch, theo bạn chính phủ nên áp dụng biện pháp gì?

Bài 2: Thị trường về lúa gạo ở Việt Nam được cho như sau:

- Trong năm 2002, sản lượng sản xuất được là 34 triệu tấn lúa, được bán với giá 2.000 đ/kg cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu; mức tiêu thụ trong nước là 31 triệu tấn.

- Trong năm 2003, sản lượng sản xuất được là 35 triệu tấn lúa, được bán với giá 2.200 đ/kg cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu, mức tiêu thụ trong nước là 29 triệu tấn.

Giả sử đường cung và đường cầu về lúa gạo của Việt Nam là đường thẳng, đơn vị tính trong các phương trình đường cung và cầu được cho là Q tính theo triệu tấn lúa; P được tính là 1000 đồng/kg.

1. Hãy xác định hệ số co dãn của đường cung và cầu tương ứng với 2 năm nói trên.

2. Xây dựng phương trình đường cung và đường cầu lúa gạo của Việt Nam.

3. Trong năm 2003, nếu chính phủ thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu là 300 đ/kg lúa, hãy xác định số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng, của người sản xuất, của chính phủ và phúc lợi xã hội trong trường hợp này.

4. Trong năm 2003, nếu bây giờ chính phủ áp dụng hạn ngạch xuất khẩu là 2 triệu tấn lúa mỗi năm, mức giá và sản lượng tiêu thụ và sản xuất trong nước thay đổi như thế nào? Lợi ích của mọi thành viên thay đổi ra sao?

5. Trong năm 2003, giả định chính phủ áp dụng mức thuế xuất khẩu là 5% giá xuất khẩu, điều này làm cho giá cả trong nước thay đổi ra sao? Số thay đổi trong thặng dư của mọi thành viên sẽ như thế nào?

6. Theo các bạn, giữa việc đánh thuế xuất khẩu và áp dụng quota xuất khẩu, giải pháp nào nên được lựa chọn.

Bài 3: Sản phẩm A có đường cầu là P = 25 – 9Q và đường cung là P = 4 + 3,5Q

P: tính bằng đồng/đơn vị sản phẩm

Q: tính bằng triệu tấn đơn vị sản phẩm

1. Xác định mức giá và sản lượng khi thị trường cân bằng.

2. Xác định thặng dư của người tiêu dùng khi thị trường cân bằng.

3. Để đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng, chính phủ dự định đưa ra 2 giải pháp sau:

Giải pháp 1: Ấn định giá bán tối đa trên thị trường là 8 đồng/đvsp và nhập khẩu lượng sản phẩm thiếu hụt trên thị trường với giá 11 đồng /đvsp.

Giải pháp 2: Trợ cấp cho người tiêu dùng 2 đồng/đvsp và không can thiệp vào giá thị trường.

Theo bạn thị giải pháp nào có lợi nhất:

a. Theo quan điểm của chính phủ

b. Theo quan điểm của người tiêu dùng

4. Giả sử chính phủ áp dụng chính sách giá tối đa là 8 đồng/đvsp đối với sản phẩm A thì lượng cầu sản phẩm B tăng từ 5 triệu tấn đvsp lên 7,5 triệu tấn đvsp. Hãy cho biết mối quan hệ giữa sản phẩm A và sản phẩm B?

5. Nếu bây giờ chính phủ không áp dụng 2 giải pháp trên, mà chính phủ đánh thuế các nhà sản xuất 2 đồng/đvsp.

a. Xác định giá bán và sản lượng cân bằng trên thị trường?

b. Xác định giá bán thực tế mà nhà sản xuất nhận được?

c. Các nhà sản xuất hay người tiêu dùng gánh chịu thuế? Bao nhiêu?

d. Thặng dư của người sản xuất và người tiêu dùng thay đổi như thế nào so với khi chưa bị đánh thuế?

Bài 4: Sản xuất khoai tây năm nay được mùa. Nếu thả nổi cho thị trường ấn định theo qui luật cung cầu, thì giá khoai tây là 1.000 đ/kg. Mức giá này theo đánh giá của nông dân là quá thấp, họ đòi hỏi chính phủ phải can thiệp để nâng cao thu nhập của họ. Có hai giải pháp dự kiến đưa ra:

Giải pháp 1: Chính phủ ấn định mức giá tối thiểu là 1.200 đ/kg và cam kết mua hết số khoai tây dư thừa với mức giá đó.

Giải pháp 2: Chính phủ không can thiệp vào thị trường, nhưng cam kết với người nông dân sẽ bù giá cho họ là 200 đ/kg khoai tây bán được.

Biết rằng đường cầu khoai tây dốc xuống, khoai tây không dự trữ và không xuất khẩu.

1. Hãy nhận định độ co dãn của cầu khoai tây theo giá ở mức giá 1.000 đ/kg

2. Hãy so sánh hai chính sách về mặt thu nhập của người nông dân, về mặt chi tiêu của người tiêu dùng và của chính phủ

3. Theo các anh chị, chính sách nào nên được lựa chọn thích hợp.

Các bạn có thể tham khảo tài liệu bằng cách tải bản đầy đủ một cách hoàn toàn miễn phí tại phần đính kèm bên dưới.
Chúc các bạn học tốt :)

 

Đính kèm

  • baitapkinhtevimo-coloigiai.doc
    485,3 KB · Lượt xem: 480
×
Quay lại
Top