- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
a.Vị thế xã hội
- Có thể hiểu vị thế xã hội của một người nào đó chính là địa vị hay thứ bậc mà những người sống cùng thời dành cho trong bối cảnh anh ta sinh sống, lao động và phát triển.
==>Do vậy, các nhà xã hội học xem vị thế chủ yếu là sản phẩm của đời sống tinh thần, là thái độ và mức độ tôn trọng hay khinh rẻ của xã hội bày tỏ, biểu lộ ra đối với các cá nhân
-Vị thế xã hội cũng luôn luôn diễn biến, thay đổi theo xu thế phát triển của xã hội.
•Ví dụ “Vị thế xã hội trong cơ chế thị trường…“
-Mỗi cá nhân hay mỗi nhóm xã hội, qua quá trình sàng lọc tự nhiên của quy luật thị trường trong tiến trình phát triển sẽ được đặt vào những vị thế không giống nhau
-Theo quan sát , từ những chỉ báo ghi nhận được qua các khảo sát xã hội học ở nông thôn và đô thị, thông thường có 3 yếu tố quyết định đến quá trình phân tầng đó:
b. Địa vị xã hội
- Mỗi người trong xã hội, tuy có nhiều vị thế xã hội khác nhau nhưng nhất định phải có một vị thế xã hội then chốt nhất – thường được gọi là có địa vị trong đời sống xã hội hay địa vị xã hội.
–“địa vị xã hội của một người là cái mà xã hội công nhận về người này một cách tương đối tổng quát xét trong bậc thang xã hội“.
-Cũng có tác giả xem địa vị xã hội là sự “kết tinh vị thế xã hội“ của một con người
-Ví dụ như ông chủ tịch điều hành bộ máy chính quyền ở địa phương mình ; người sĩ quan chỉ huy đơn vị mà mình phụ trách
-Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các vị thế, gây nên sự bất ổn về địa vị xã hội.
Trong đời sống xã hội có nhiều biểu hiện khác nhau về địa vị xã hội của mỗi người:
-Dùng để chỉ “vai diễn“ hoặc trách nhiệm mà cá nhân đảm đương thực hiện trong một thời gian nhất định do mọi người tín nhiệm giao phó và mong đợi.
-Trong cuộc đời của mỗi cá nhân, chúng ta thường đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, thậm chí trong từng thời gian phải đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau.
==>Do đó khi đảm nhiệm một vai trò xã hội thì đồng thời ở chủ thể cũng nảy sinh những trạng thái cảm xúc nhất định
-Những tình huống khác nhau luôn luôn xảy ra khi ta sắm một vai trò nhất định, thậm chí có trường hợp xảy ra xung đột giữa các vai trò
•ví như đóng vai thủ trưởng phải kỉ luật cấp dưới, lại là bạn bè, người thân) đôi khi rất khó thực hiện
Tóm lại : để làm đúng vai trò của mình đảm nhiệm, mỗi cá nhân phải tích cực hoạt động, theo đó mà học hỏi liên tục, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện mình
-Mỗi con người từ lúc sinh ra cho đến cuối đời, quá trình xã hội hoá diễn ra cực kì sôi động, phức tạp.
-Sự học hỏi, rút kinh nghiệm từ các khuôn mẫu của các vai trò mà ta đảm nhiệm phải là học hỏi liên tục, học hỏi suốt đời và trung thực.
-Đó là bí quyết để đạt tới thành công, đáp ứng sự mong đợi của xã hội.
- Có thể hiểu vị thế xã hội của một người nào đó chính là địa vị hay thứ bậc mà những người sống cùng thời dành cho trong bối cảnh anh ta sinh sống, lao động và phát triển.
==>Do vậy, các nhà xã hội học xem vị thế chủ yếu là sản phẩm của đời sống tinh thần, là thái độ và mức độ tôn trọng hay khinh rẻ của xã hội bày tỏ, biểu lộ ra đối với các cá nhân
-Vị thế xã hội cũng luôn luôn diễn biến, thay đổi theo xu thế phát triển của xã hội.
•Ví dụ “Vị thế xã hội trong cơ chế thị trường…“
-Mỗi cá nhân hay mỗi nhóm xã hội, qua quá trình sàng lọc tự nhiên của quy luật thị trường trong tiến trình phát triển sẽ được đặt vào những vị thế không giống nhau
-Theo quan sát , từ những chỉ báo ghi nhận được qua các khảo sát xã hội học ở nông thôn và đô thị, thông thường có 3 yếu tố quyết định đến quá trình phân tầng đó:
- yếu tố sở hữu
- yếu tố quyền lực
- yếu tố trí tuệ
b. Địa vị xã hội
- Mỗi người trong xã hội, tuy có nhiều vị thế xã hội khác nhau nhưng nhất định phải có một vị thế xã hội then chốt nhất – thường được gọi là có địa vị trong đời sống xã hội hay địa vị xã hội.
–“địa vị xã hội của một người là cái mà xã hội công nhận về người này một cách tương đối tổng quát xét trong bậc thang xã hội“.
-Cũng có tác giả xem địa vị xã hội là sự “kết tinh vị thế xã hội“ của một con người
-Ví dụ như ông chủ tịch điều hành bộ máy chính quyền ở địa phương mình ; người sĩ quan chỉ huy đơn vị mà mình phụ trách
-Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các vị thế, gây nên sự bất ổn về địa vị xã hội.
Trong đời sống xã hội có nhiều biểu hiện khác nhau về địa vị xã hội của mỗi người:
- Địa vị gán : là loại địa vị mà cá nhân sinh ra được thừa hưởng (gần như tự nhiên) do đặc điểm của quan hệ xã hội của mình như từ tôn giáo (như ở An độ trong tôn giáo có các đẳng cấp khác nhau).Cuộc đời dường như đã có “lập trình“ sẵn, ít có sự lựa chọn riêng.Trong điều kiện xã hội chủ nghĩa sự bất bình đẳng, sự áp bức bóc lột bị xoá bỏ, do đó “địa vị gán“ hầu như không còn đất để tồn tại.
- Địa vị giành được : là loại địa vị mà con người nhờ sự phấn đấu, nỗ lưc trong các hoạt động sản xuất, đấu tranh, nghiên cứu khoa học... được xã hội thừa nhận.
-Dùng để chỉ “vai diễn“ hoặc trách nhiệm mà cá nhân đảm đương thực hiện trong một thời gian nhất định do mọi người tín nhiệm giao phó và mong đợi.
-Trong cuộc đời của mỗi cá nhân, chúng ta thường đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, thậm chí trong từng thời gian phải đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau.
==>Do đó khi đảm nhiệm một vai trò xã hội thì đồng thời ở chủ thể cũng nảy sinh những trạng thái cảm xúc nhất định
-Những tình huống khác nhau luôn luôn xảy ra khi ta sắm một vai trò nhất định, thậm chí có trường hợp xảy ra xung đột giữa các vai trò
•ví như đóng vai thủ trưởng phải kỉ luật cấp dưới, lại là bạn bè, người thân) đôi khi rất khó thực hiện
Tóm lại : để làm đúng vai trò của mình đảm nhiệm, mỗi cá nhân phải tích cực hoạt động, theo đó mà học hỏi liên tục, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện mình
-Mỗi con người từ lúc sinh ra cho đến cuối đời, quá trình xã hội hoá diễn ra cực kì sôi động, phức tạp.
-Sự học hỏi, rút kinh nghiệm từ các khuôn mẫu của các vai trò mà ta đảm nhiệm phải là học hỏi liên tục, học hỏi suốt đời và trung thực.
-Đó là bí quyết để đạt tới thành công, đáp ứng sự mong đợi của xã hội.
Sưu tầm
Hiệu chỉnh bởi quản lý: