Vị trí Digital Marketing Manager làm những công việc gì?

Hien Vu20

Banned
Tham gia
17/12/2020
Bài viết
0
feature-top

Với vai trò là một Digital Marketing Manager, nhiệm vụ chính mà bạn phải hoàn thành chính là đưa thông tin về thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp đến gần với người tiêu dùng thông qua nền tảng công nghệ trực tuyến. Đây là một công việc cực kỳ thú vị, năng động, sáng tạo mang lại cho người quản lý Digital Marketing nhiều phúc lợi đáng mơ ước. Để hiểu rõ hơn những gì mà vị trí quan trọng này phải đảm nhận, chúng ta hãy cùng HRchannels tìm hiểu trưởng phòng Digital Marketing làm những công việc gì mỗi ngày nhé !
Dựa trên những thông tin liên quan đến vị trí trưởng phòng Digital Marketing sau đây, bạn hãy khách quan đánh giá năng lực bản thân trước khi ứng tuyển Digital Marketing Manager

1. Vai trò Digital Marketing Manager​

Đề xuất kế hoạch cho chiến dịch chiêu thị, hiện thực hóa và kiểm soát để hoạt động tiếp thị không đi chệch tiêu chí ban giám đốc đề ra. Đồng thời, mang lại hiệu quả doanh thu cao với chi phí thấp nhất chính là vai trò mà Quản lý Digital Marketing sẽ đảm nhận.
Họ chính là người chịu trách nhiệm cao trong chuyên môn liên quan đến việc lan tỏa thông điệp, ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng. Nói cách khác, đó chính là nâng cao khả năng nhận định thương hiệu thông qua nền tảng kỹ thuật số.
1585108291930-digital-marketing-manager-jd-4.jpg

>>> Xem thêm: 8 câu hỏi phỏng vấn Digital Marketing Manager chuyên sâu

2. Công việc cụ thể của Digital Marketing Manager​

2.1. Lên kế hoạch chiến lược Digital Marketing

Từ những nền tảng thông tin liên quan như chỉ số kinh tế, kết quả nghiên cứu thị trường, định hướng thị hiếu hiện tại và tương lai, thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh… Trưởn phòng Digital Marketing sẽ lập nên bản dự trù kế hoạch chiến lược cho dòng sản phẩm hay dịch vụ sắp tung ra thị trường.
Không chỉ lập 01 kế hoạch mà trưởng phòng Digital Marketing giỏi còn phải có sẵn những phương án dự phòng với những tình huống giả lập kèm theo. Bởi lẽ, cho dù kế hoạch tốt nhất được hiện thực hóa thì với thị trường cạnh tranh có nhiều chuyển biến bất ngờ như hiện nay, dự phòng càng nhiều tình huống sẽ càng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, chủ động, linh hoạt đạt được kết quả như mong đợi.

2.2. Thuyết trình kế hoạch với cấp trên

Digital Marketing Manager sẽ tổng hợp và chịu trách nhiệm liên kết các nguồn thông tin theo một quy trình đầy đủ các khâu, tạo nên một kế hoạch hoàn chỉnh trước khi trực tiếp thuyết trình trước giám đốc Digital Marketing hay ban giám đốc công ty về mức độ khả thi của dự án, các vấn đề ngắn hạn dài hạn có thể phải đối mặt và hướng giải quyết cụ thể.
Bước thuyết trình này rất quan trọng vì thông qua đó, ban giám đốc sẽ chỉ thị thực hiện và cung cấp nguồn tài chính cho hoạt động chiêu thị. Nếu việc thuyết trình không thành công, coi như công sức khảo sát, sáng tạo của toàn bộ phận trong thời gian qua bị lãng phí. Và việc lập kế hoạch có thể phải bắt đầu lại từ vạch xuất phát.
1585108288454-digital-marketing-manager-jd-3.jpg

2.3. Lên kế hoạch triển khai cụ thể

Sau khi đã được ban giám đốc thông qua, Digital Marketing Manager sẽ về chuẩn bị kế hoạch hiện thực hóa chiến dịch quảng cáo, bao gồm
  • Phân chia công việc cụ thể cho từng bộ phận
  • Theo sát công tác chuẩn bị kế hoạch Digital Marketing thông qua báo cáo của các trường bộ phận
  • Kịp thời xử lý những sự cố trước khi công bố chương trình tiếp thị ra công chúng
  • Tiếp nhận ý kiến phản hồi từ khách hàng và có hướng điều chỉnh phù hợp trong thời gian chiến dịch tiếp thị diễn ra.

2.4. Đánh giá chiến dịch theo từng giai đoạn

Thời gian này, cần chú trọng tối ưu hóa trải nghiệm và đánh giá của khách hàng. Từ đó, vận dụng khả năng phân tích, đánh giá hiệu quả mạnh mẽ qua từng khoảng thời gian, có thể là mỗi tuần hoặc hai tuần một lần.
Lập bảng báo cáo cập nhật tình hình thực tế theo giai đoạn để có cơ sở đề xuất những cải tiến cũng như bổ sung những phương án dự phòng khi cần thiết
1585108285250-digital-marketing-manager-jd-2.jpg

>>> Có thể bạn quan tâm: Thông tin tuyển dụng Digital Marketing

2.5. Báo cáo cấp trên trực tiếp

Digital Marketing Manager sẽ báo công việc trực tiếp với Digital Marketing Director, giám đốc Marketing hoặc báo cáo thẳng cho ban giám đốc. Điều này tùy thuộc vào cơ cấu phòng ban trong mỗi công ty. Thường ở những tập đoàn lớn, việc báo cáo sẽ được thực hiện với Digital Marketing Director.
Việc báo cáo định kỳ giúp cấp trên nắm rõ tình hình, khi cần có thể hỗ trợ kịp thời cả về tài lực và nhân lực. Nhờ vậy, Digital Marketing cũng đỡ gánh nặng khi không phải ôm trọn trách nhiệm cho đến khi chiến dịch kết thúc.

2.6. Đào tạo nhân lực kế thừa

Bên cạnh việc chú trọng hoàn thành chiến dịch Digital Marketing đạt kết quả cao nhất, Digital Marketing Manager còn phải quan tâm đến việc đào tạo, huấn luyện, đề bạt những nhân viên giỏi để xây dựng lực lượng kế thừa.
Việc đề xuất, phê duyệt những khóa học nâng cao, mang đến cơ hội phát triển hay sự cải tiến trong công tác tuyển dụng đều phải có sự tham gia trực tiếp chỉ đạo từ quản lý Digital Marketing .
Biết được trưởng phòng Digital Marketing làm những công việc gì, chúng ta đều thấy rõ trọng trách nặng nề trong việc thành bại của một chiến dịch tiếp thị đặt lên vai họ. HRchannels hy vọng với bài viết này, những bạn trẻ hay các chuyên viên sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho mục tiêu sự nghiệp của mình, cũng như có cái nhìn thấu hiểu những gì mà Digital Marketing Manager của các bạn đang phải trải qua.

Nguồn ảnh: internet
 
×
Quay lại
Top Bottom