Bạn đã bao giờ từng xót xa khi những tờ rơi quảng cáo bị quăng đi không thương tiếc và nằm la liệt trên những ngã tư? Người ta thậm chí không buồn đọc lấy một dòng nào, lại còn ném cái nhìn khó chịu và khinh khi với những người trao vào tay họ từng tờ rơi.
Thế nhưng, họ lại không ngừng bị kích thích bởi những áp phích quảng cáo rực rỡ với những dòng chữ nhấp nháy mời gọi từ tầng cao nhất của một trung tâm thương mại hay vô tình làm tổn thương đồng nghiệp khi cùng anh ta ăn trưa, mà chăm chú xem một video quảng cáo trên Facebook.
Vậy tại sao những tờ rơi quảng cáo kia lại phải gánh chịu số phận hẩm hiu? Nguyên cớ vì đâu mà quảng cáo trên Facebook kia lại tràn đầy mãnh lực? Bạn biết không, tất cả đều do nghệ thuật sắp đặt tuyệt vời của Digital Marketing đấy.
Để tìm hiểu chi tiết về Digital Marketing Director là gì và họ đã làm gì để tạo nên kỳ tích cho sự nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của HRchannels nhé.
I. Digital Marketing Director là gì?
Digital Marketing Director hay Giám đốc Digital Marketing hoặc Giám đốc Marketing kỹ thuật số là vị trí đặc thù, phụ trách lĩnh vực Marketing Online – mũi nhọn của tài chính doanh nghiệp.
Tận dụng sức mạnh của truyền thông đại chúng, Digital Marketing Director đảm trách việc xây dựng kênh bán hàng trực tuyến bằng các chiến dịch quảng cáo online, nhằm kích thích những cú click vào các trang web trực tuyến của tổ chức. Tựu chung lại, công lao của Giám đốc bán hàng Online sẽ chỉ được ghi nhận khi những sản phẩm của công ty được càng nhiều người biết và đặt mua. Họ chính là chất xúc tác thúc đẩy thị trường kinh doanh Online thêm sôi động.
II. Digital Marketing Director làm những công việc gì?
1. Update xu hướng Marketing trên thị trường
Người bắt kịp xu hướng mới nhất thường là nhà tiên phong. Óc quan sát của Digital Marketing Director hay Giám đốc Digital Marketing giống như một chiếc ra đa thính nhạy với các xu hướng Marketing trên thị trường. Một trong những tiêu điểm đó là tập trung phát triển Content – nội dung số và đẩy mạnh chạy quảng cáo trên Facebook và Youtube.
2. Sát sao kiểm duyệt chất lượng của chiến dịch Marketing thường xuyên nhằm nâng cao thương hiệu trong lòng khách hàng
Thương hiệu là mầm xanh cần được chăm sóc dài hạn, bởi vậy, chiến dịch Marketing cần được lên kế hoạch và kiểm duyệt sát sao. Đặc biệt giám đốc Digital Marketing cần hoạch định ngân sách cho dự án truyền thông, thiết kế quảng cáo, bắt tay với Influencer khi cần,...
3. Kết hợp với CPO (Giám đốc sản xuất), Brand Manager (Giám đốc thương hiệu) và CCO (Giám đốc kinh doanh) nhằm tạo ra sự phối hợp hiệu quả
Làm Digital Marketing hiểu nôm na là phát triển nền tảng kỹ thuật số để thu hút khách hàng và tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi khách hàng. Digital Marketing Director đảm trách việc bao quát chung toàn bộ chiến dịch Marketing Online và chất liệu chính của các chiến dịch này đều từ CPO – người cha đỡ đầu hiểu rõ chất lượng của sản phẩm và Brand Manager luôn đội chiếc vương miện “thương hiệu” và trân quý nó như báu vật.
4. Thiết kế và thực hiện chiến lược Digital Marketing
Mỗi công ty ra mắt một dòng sản phẩm và mục tiêu phát triển khác nhau. Điều đó đồng nghĩa với Giám đốc Marketing cũng có ý nghĩa giống như một nhà phát triển chiến lược.
Digital Marketing là tập hợp những thủ thuật trong nghề tiếp thị nhờ cách sử dụng công cụ kỹ thuật số. Tuy nhiên, làm thế nào để những thủ thuật này phát huy tác dụng và giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách?
Digital Marketing Director cần định rõ từng giai đoạn của chiến lược Marketing kỹ thuật số bao gồm phát triển nội dung, quản lý cơ sở hạ tầng và nâng cấp hiệu quả của quy trình phân tích, đo lường.
5. Quản lý ngân sách cho các dự án Digital Marketing
Ngân sách cho một dự án là cần thiết. Bởi vậy, Giám đốc Digital Marketing cần lên kế hoạch chi tiết cho các khâu tiếp thị số như thiết kế quảng cáo, làm banner, truyền thông,... để đảm bảo các hoạt động vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm.
Tuy nhiên, chất lượng vượt mặt số lượng, “thả con săn sắt, bắt con cá rô”, một khi Giám đốc Digital Marketing đã thấu thứ khách hàng muốn, điều khách hàng cần và “thám thính” thời điểm nào họ sẵn sàng “rút ví” thì giá trị ROI (tỷ lệ giữa lợi nhuận thực tế và khoản vốn bỏ ra ban đầu) mới được cải thiện.
6. Giám sát hiệu quả SEO trên trang web doanh nghiệp
Tận dụng các tính năng của công cụ Google Analytics, Google Adwords,... Giám đốc Digital Marketing có thể phân tích hiệu quả của các hoạt động tối ưu hóa trang web. Nghĩa là tỷ lệ các bài viết của website có được Google yêu thích đặt lên các trang đầu tiên hay không.
Ngoài ra, các công cụ đo lường còn biểu thị nội dung nào các visitor ưa trỏ chuột vào nhất. Vì thế, vai trò của Digital Marketing Director còn là định hướng và bình xét các kế hoạch SEO của team SEO để mang lại nhiều thông tin nhất, nhiều giá trị nhất cho người dùng thông qua các nền tảng trực tuyến.
7. Phối hợp và đánh giá kết quả hoạt động của Bộ phận Truyền thông - tổ chức sự kiện
Tổ chức sự kiện là một trong những hoạt động giới thiệu sản phẩm hoặc bố cáo các thành tựu của doanh nghiệp. Từ đó, thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng in sâu trong lòng của khách hàng.
Digital Marketing Director cần phối hợp với nhân viên tổ chức sự kiện nhằm tung ra các Trailer giới thiệu tổ chức cũng như khởi tạo Event trên các Group, diễn đàn trên mạng xã hội Facebook, Twitter,... Để một sự kiện thành công, trước hết nó cần được công chúng nhiệt liệt đón nhận và bằng mọi giá phải tham gia với hi vọng thu về giá trị có ích cho riêng mình. Lúc này, ta mới nhận biết được vị trí Digital Marketing Director quan trọng tới nhường nào phải không?
8. Phát triển mối quan hệ thắm thiết với những Influencer
Hình ảnh hay phát ngôn của người nổi tiếng có thể giúp nâng cấp thứ hạng của thương hiệu sản phẩm trong trái tim người dùng. Xưa nay người ta vẫn thường trân quý cái đẹp và ngưỡng vọng sự nổi tiếng. Đó chính là lý do vì sao hình ảnh người nổi tiếng lại có sức ảnh hưởng mãnh liệt tới thói quen tiêu dùng.
“Người của công chúng” cũng là một Marketer gián tiếp bởi những lời thoại trong các kịch bản quảng cáo khiến họ gần gũi hơn với người hâm mộ. “Một mũi tên trúng hai đích”, cả “nhân vật quảng cáo” và Digital Marketing Director đều được hưởng lợi từ cơ hội “win – win”.
9. Quản lý phòng Digital Marketing, tuyển dụng và đào tạo nhân viên Digital Marketing
Một Giám đốc Digital Marketing giỏi cần những trợ thủ giỏi và luôn dám phá vỡ giới hạn của bản thân. Chính vì vậy, Digital Marketing Director cần đề ra các tiêu chuẩn đối với một Digital Marketing.
Phòng Digital Marketing là tập hợp những “nghệ nhân cao tay” trong lĩnh vực truyền thông số.
Bên cạnh việc xây dựng nội dung sáng tạo, Digital Marketing Director cần tìm người phát triển trang web nhằm tung ra một website có độ tương tác cao và các chiến dịch chạy quảng cáo không thể nào chất hơn.
Trên đây là các thông tin về Digital Marketing Director là gì và các trách nhiệm cụ thể mà một Digital Marketing Director hay Giám đốc Digital Marketing cần triển khai trong doanh nghiệp.
Hi vọng bài viết trên đây cung cấp cho bạn đọc hiểu rõ phần mô tả công việc vị trí Digital Marketing Director và rút ngắn quá trình tìm hiểu thông tin khi ứng tuyển vị trí danh giá này.
Nếu bạn đọc có bất cứ góp ý hay câu hỏi nào cần HRchannels giải đáp thì hãy tgửi câu hỏi về hòm mail hay gọi điện trực tiếp vào đường dây nóng của HRchannels nhé.
HRchannels - Great Solution. Great People!
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / tuyendung@hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Nguồn ảnh: internet