- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Ngày 14/12, Hội Nghề cá Việt Nam đã có văn bản gửi Đại sứ quán Trung Quốc phản đối hành động bắt giữ, ngược đãi 43 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi.
Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá, vụ việc ngày 7-8/12 cũng như sự ngược đãi ngư dân Việt Nam trong đợt tàu cá ngư dân tránh bão số 9 (Ketsana) trên đảo Trụ Cầu thuộc quần đảo Hoàng Sa ngày 28/9 là những hành động thiếu nhân đạo, vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam cũng như Luật biển Quốc tế.
"Đề nghị phía Trung Quốc phải chấm dứt ngay tình trạng này và không lặp lại những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam", văn bản của Hội Nghề cá nêu rõ.
Cũng trong chiều 14/12, Hội Nghề cá đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn cùng các cơ quan hữu trách đề nghị tiếp tục lên tiếng phản đối.
Văn bản của Hội Nghề cá được phát đi 3 ngày sau khi 43 ngư dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị Trung Quốc bắt giữ (7-8/12) trở về. Theo báo cáo của Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi, Trung Quốc đã bắt giữ và áp giải 3 tàu cá cùng 43 ngư khi họ đang hành nghề trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tàu QNg95031-TS của ông Nguyễn Tấn Lự quê ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đưa các ngư dân trở về từ Hoàng Sa sau vụ bắt giữ 25 ngư dân của Trung Quốc vào đầu tháng 8. Ảnh: Trí Nguyễn
Phía Trung Quốc đã cáo buộc tàu đánh cá ngư dân Việt Nam vi phạm chủ quyền Trung Quốc và sử dụng chất nổ trái phép. Tuy nhiên, theo các ngư dân, phía Trung Quốc đã đưa những bao được cho là thuốc nổ trong kho của họ xuống tàu để quay phim, chụp hình, ép các ngư dân chép lại và ký vào biên bản có nội dung soạn sẵn.
Sau đó, 2 tàu cùng thiết bị, ngư cụ, nhiên liệu đã bị lực lượng Trung Quốc đã thu giữ, tổng giá trị trên 2 tỷ đồng. 43 ngư dân bị dồn lên trên tàu của ông Lê Tân thả về huyện đảo Lý Sơn. Tối 11/12, toàn bộ ngư dân đã về đến đảo Lý Sơn an toàn.
Theo Hội Nghề cá, từ đầu năm 2009 đến nay, phía Trung Quốc đã bắt giữ 4 vụ với 17 tàu cá và 210 ngư dân của Việt Nam. Hiện, Trung Quốc đã thả 13 tàu cùng 210 ngư dân; 4 tàu và toàn bộ trang thiết bị của ngư dân còn bị phía Trung Quốc bắt giữ với ước tổng giá trị khoảng 8 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá, vụ việc ngày 7-8/12 cũng như sự ngược đãi ngư dân Việt Nam trong đợt tàu cá ngư dân tránh bão số 9 (Ketsana) trên đảo Trụ Cầu thuộc quần đảo Hoàng Sa ngày 28/9 là những hành động thiếu nhân đạo, vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam cũng như Luật biển Quốc tế.
"Đề nghị phía Trung Quốc phải chấm dứt ngay tình trạng này và không lặp lại những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam", văn bản của Hội Nghề cá nêu rõ.
Cũng trong chiều 14/12, Hội Nghề cá đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn cùng các cơ quan hữu trách đề nghị tiếp tục lên tiếng phản đối.
Văn bản của Hội Nghề cá được phát đi 3 ngày sau khi 43 ngư dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị Trung Quốc bắt giữ (7-8/12) trở về. Theo báo cáo của Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi, Trung Quốc đã bắt giữ và áp giải 3 tàu cá cùng 43 ngư khi họ đang hành nghề trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tàu QNg95031-TS của ông Nguyễn Tấn Lự quê ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đưa các ngư dân trở về từ Hoàng Sa sau vụ bắt giữ 25 ngư dân của Trung Quốc vào đầu tháng 8. Ảnh: Trí Nguyễn
Sau đó, 2 tàu cùng thiết bị, ngư cụ, nhiên liệu đã bị lực lượng Trung Quốc đã thu giữ, tổng giá trị trên 2 tỷ đồng. 43 ngư dân bị dồn lên trên tàu của ông Lê Tân thả về huyện đảo Lý Sơn. Tối 11/12, toàn bộ ngư dân đã về đến đảo Lý Sơn an toàn.
Theo Hội Nghề cá, từ đầu năm 2009 đến nay, phía Trung Quốc đã bắt giữ 4 vụ với 17 tàu cá và 210 ngư dân của Việt Nam. Hiện, Trung Quốc đã thả 13 tàu cùng 210 ngư dân; 4 tàu và toàn bộ trang thiết bị của ngư dân còn bị phía Trung Quốc bắt giữ với ước tổng giá trị khoảng 8 tỷ đồng.
Nguyễn Hưng