- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
"Bị bà chủ giữ chứng minh nhân dân, quỵt lương, thậm chí còn gọi điện cho người nhà tạo tin đồn thất thiệt…" là những 'tai nạn' mà sinh viên gặp phải khi đi làm thêm.
Đang là sinh viên thứ 2 của một trường ĐH, mỗi ngày chỉ học nửa buổi và vốn là người năng động, H.A đã tự tìm cho mình một công việc làm thêm phù hợp kiếm thêm thu nhập.
Với ngoại hình khá xinh xắn cùng với khả năng thẩm mĩ, tư vấn tốt nên H.A đã nhanh chóng nhận được cảm tình và được nhận vào làm tại một cửa hàng mỹ phẩm trên đường Hoàng Quốc Việt cùng mức lương khởi điểm 1,8 triệu đồng/tháng.
Làm việc từ 13h - 21h mỗi ngày, ngoài việc bán hàng, công việc thường xuyên của H.A là lau chùi các tủ kính, túi sách, không được để lại lớp bụi nào trên bề mặt kính và các đồ vật. Nhanh nhẹn, hoạt bát cởi mở và dễ thương vì vậy H.A được nhiều khách hàng quý mến, ủng hộ. Cũng bởi lẽ đó mà bà chủ rất hài lòng với cô bé và hứa sẽ tăng thêm tiền lương mỗi tháng.
Tuy nhiên, sau hơn 1 tháng làm việc khá vất vả, hầu hết, thời gian nào được nghỉ, H.A đều làm việc tại cửa hàng. Hơn thế nữa, vì phải thường trực tại cửa hàng, không được ra ngoài khiến H.A ăn uống thất thường và bị sụt cân.
Công việc chiếm quá nhiều thời gian, cùng với đó, H.A cũng phát hiện những khách hàng đã lớn tuổi nhưng có ý với mình nên quyết định xin nghỉ việc.
Sốc với quỵt lương và bịa đặt...
Tưởng rằng mọi việc được giải quyết một cách dễ dàng, nhanh chóng nhưng những rắc rối của H.A cũng bắt đầu nảy sinh từ đó.
Chấp nhận việc xin nghỉ thế nhưng hết ngày này qua ngày khác, bà chủ mượn cớ này, cớ khác để giữ chân nhân viên lại. Xin nghỉ gần 1 tháng rồi mà vẫn không thấy bà chủ cho nghỉ, còn gia đình thì thúc giục nghỉ làm càng sớm càng tốt nên H.A quyết định nhắn tin cho cô chủ xin nghỉ và không đến cửa hàng nữa.
Thế nhưng hành động của H.A đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của bà chủ quán: “Cháu đã làm được gì cho cô mà xin nghỉ. Cháu phải làm việc trong vòng 1 tháng nữa, lúc ấy dù cô tìm được người hay chưa thì cháu mới được nghỉ. Vì cháu nghỉ việc như thế này nên tháng lương đầu tiên sẽ không được trả, trừ đi những ngày về nghỉ tết thì cháu sẽ chỉ nhận lương có mấy ngày thôi.”
Bằng lòng không nhận lương, là số tiền mình bỏ công sức ra làm, H.A chỉ xin cô chủ cho mình xin lại chứng minh nhân dân. Nhưng vì không đồng ý cho nhân viên nghỉ nên bà chủ quyết không trả lại. Còn hằng ngày vẫn thường xuyên gọi điện yêu cầu H.A phải tiếp tục đi làm.
Không lấy được tiền lương và cũng khó mà lấy lại được chứng minh thư, lại bị gọi điện nhiều nên H.A đã quyết định thay số điện thoại và nghỉ làm.
Không dừng lại tại đó, vì không liên lạc được với H.A nên bà chủ quán đã gọi điện cho người nhà của cô, tạo ra tin đồn rằng H.A đang bị hư hỏng, xuống dốc, thường xuyên đi chơi chứ không phải đi làm, trộm đồ tại cửa hàng … Cuộc gọi điện đó là cú sốc lớn với người nhà của H.A
Tuy nhiên, mọi chuyện sau đó được làm sáng tỏ không giống như những gì mà bà chủ quán đã dựng nên. Đây thực sự là bài học cho những bạn sinh viên có nhu cầu làm thêm nên có lựa chọn đúng đắn, tránh "tiền mất tật mang".
Với ngoại hình khá xinh xắn cùng với khả năng thẩm mĩ, tư vấn tốt nên H.A đã nhanh chóng nhận được cảm tình và được nhận vào làm tại một cửa hàng mỹ phẩm trên đường Hoàng Quốc Việt cùng mức lương khởi điểm 1,8 triệu đồng/tháng.
Làm việc từ 13h - 21h mỗi ngày, ngoài việc bán hàng, công việc thường xuyên của H.A là lau chùi các tủ kính, túi sách, không được để lại lớp bụi nào trên bề mặt kính và các đồ vật. Nhanh nhẹn, hoạt bát cởi mở và dễ thương vì vậy H.A được nhiều khách hàng quý mến, ủng hộ. Cũng bởi lẽ đó mà bà chủ rất hài lòng với cô bé và hứa sẽ tăng thêm tiền lương mỗi tháng.
Tuy nhiên, sau hơn 1 tháng làm việc khá vất vả, hầu hết, thời gian nào được nghỉ, H.A đều làm việc tại cửa hàng. Hơn thế nữa, vì phải thường trực tại cửa hàng, không được ra ngoài khiến H.A ăn uống thất thường và bị sụt cân.
Công việc chiếm quá nhiều thời gian, cùng với đó, H.A cũng phát hiện những khách hàng đã lớn tuổi nhưng có ý với mình nên quyết định xin nghỉ việc.
Sốc với quỵt lương và bịa đặt...
Tưởng rằng mọi việc được giải quyết một cách dễ dàng, nhanh chóng nhưng những rắc rối của H.A cũng bắt đầu nảy sinh từ đó.
Chấp nhận việc xin nghỉ thế nhưng hết ngày này qua ngày khác, bà chủ mượn cớ này, cớ khác để giữ chân nhân viên lại. Xin nghỉ gần 1 tháng rồi mà vẫn không thấy bà chủ cho nghỉ, còn gia đình thì thúc giục nghỉ làm càng sớm càng tốt nên H.A quyết định nhắn tin cho cô chủ xin nghỉ và không đến cửa hàng nữa.
Thế nhưng hành động của H.A đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của bà chủ quán: “Cháu đã làm được gì cho cô mà xin nghỉ. Cháu phải làm việc trong vòng 1 tháng nữa, lúc ấy dù cô tìm được người hay chưa thì cháu mới được nghỉ. Vì cháu nghỉ việc như thế này nên tháng lương đầu tiên sẽ không được trả, trừ đi những ngày về nghỉ tết thì cháu sẽ chỉ nhận lương có mấy ngày thôi.”
Bằng lòng không nhận lương, là số tiền mình bỏ công sức ra làm, H.A chỉ xin cô chủ cho mình xin lại chứng minh nhân dân. Nhưng vì không đồng ý cho nhân viên nghỉ nên bà chủ quyết không trả lại. Còn hằng ngày vẫn thường xuyên gọi điện yêu cầu H.A phải tiếp tục đi làm.
Không lấy được tiền lương và cũng khó mà lấy lại được chứng minh thư, lại bị gọi điện nhiều nên H.A đã quyết định thay số điện thoại và nghỉ làm.
Không dừng lại tại đó, vì không liên lạc được với H.A nên bà chủ quán đã gọi điện cho người nhà của cô, tạo ra tin đồn rằng H.A đang bị hư hỏng, xuống dốc, thường xuyên đi chơi chứ không phải đi làm, trộm đồ tại cửa hàng … Cuộc gọi điện đó là cú sốc lớn với người nhà của H.A
Tuy nhiên, mọi chuyện sau đó được làm sáng tỏ không giống như những gì mà bà chủ quán đã dựng nên. Đây thực sự là bài học cho những bạn sinh viên có nhu cầu làm thêm nên có lựa chọn đúng đắn, tránh "tiền mất tật mang".
nguồn:vietnamnet.vn