- Tham gia
- 5/3/2010
- Bài viết
- 1.775
Chương 5:
Ruồi trâu quả là người sở trường về môn tự gây cho mình có nhiều kẻ địch. Tháng tám, anh ta mới đến Phơ-lô-răng-xơ mà cuối tháng mười đã có đến ba phần tư ủy viên trong ban chấp hành trước kia đã mời anh đến, thì nay tấn thành ý kiến Mac-ti-ni. Ngay cả những người khâm phục anh nhất cũng bất mãn về những sự công kích điên cuồng của anh đối với Mông-ta-ne-li. Và chính Ga-li lúc đầu là người bao giờ cũng sẵn sàng bênh vực mọi lời nói và việc làm của nhà châm biếm sắc sảo ấy thì nay cũng bắt đầu tỏ ra lo lắng băn khoăn rằng có lẽ không nên động đến Mông-ta-ne-li. " Những Hồng y giáo chủ có lương tâm rất hiếm, đối với họ ta nên tử tế một chút".
Mông-ta-ne-li lại chính là người duy nhất rất thản nhiên trước hàng loạt bài châm biếm và bài báo bôi nhọ mình. Mac-ti-ni nhiều lần nói rằng không cần phải tấn công chế giễu mãi một người có thái độ tốt đối với những sự châm biếm. Người ta đồn rằng một hôm Mông-ta-ne-li đang ăn cơm với tổng giám mục Phơ-li-răng-xơ trong phòng mình bỗng thấy một trong bài bôi nhọ cay độc nhất của Ruồi trâu. Mông-ta-ne-li đọc hết từ đầu đến cuối rồi đưa cho tổng giám mục xem và nói rằng : " Viết cũng giỏi đấy nhỉ?"
Có một hôm trong thành phố xuất hiện một tờ truyền đơn nhan đề là Sự bí mật của Lễ truyền tin ( Giáo hội Thiên chúa có ngày lễ kỷ niệm thiên thần truyền tin cho bà Maria mang thai chúa Giê-su ). Cho dù dưới bài văn đó không vẽ một con ruồi trâu đang giương cánh, "chữ ký" quen thuộc đối với bạn đọc thì số lớn những người đọc vẫn có thể căn cứ vào giọng văn cay độc và sắc bén mà đoán biết tác giả là ai. Bài văn viết theo thể đối thoại giữa Đức bà đồng trinh Maria tượng trưng cho công quốc Tô-scan và Mông-ta-ne-li tượng trưng cho vị thiên thần truyền tín phái Giê-duýt đã giáng lâm. Mông-ta-ne-li đầu quấn cành ô liu hòa bình, tay cầm cành huệ trắng muốt tượng trưng cho sự trong sạch. Trong bài văn chỗ nào cũng đầy rẫy những lời bóng gió chua cay và ám chỉ liều lĩnh. Toàn thành Phơ-lo-răng-xơ cảm thấy tính chất bất công và độc ác của tác phẩm châm biếm ấy. Tuy nhiên, mỗi khi đọc nó họ đã cười đến vỡ bụng. Những chuyện hoang đường đã được nói ra bằng một giọng rất khôi hài mà trang nghiêm đến nỗi những kẻ địch nhất cũng như những người hết sức khâm phục Ruồi trâu đều phải lăn ra cười. Và mặc dù giọng điệu của bài văn ấy rất khó chịu nhưng phần châm biếm của nó đã có ảnh hưởng nhất định tới tâm trạng nhân dân thành phố. Danh tiếng Mông-ta-ne-li quá cao, tưởng chừng bất cứ một tác phẩm bôi nhọ nào dù sắc sảo đến đâu cũng không lay chuyển nổi. Thế mà có lúc dư luận công chúng đã quay lại phản đối Mông-ta-ne-li. Ruồi trâu rất biết đánh vào chỗ yếu. Vì thế mặc dù quần chúng vẫn xúm xít đón chào và tiễn đưa cỗ xe ngựa của Hồng y giáo chủ như cũ, nhưng qua những tiếng hoan hô và câu chúc, thường thường vẫn vang lên những tiếng hô ác độc " Đồ Giê-duýt ! " " Đồ do thám Xan-phê-đích".
Nhưng Mông-ta-ne-li không thiếu gì người ủng hộ, hai ngày sau khi bài văn ra đời, tờ Tín đồ, cơ quan ngôn luận có uy tín của giáo hội đã đăng một bài báo lời lẽ rất sắc sảo đầu đề là Trả lời bài " Sự bí mật của lễ truyền tin", dưới ký Một con chiên. Bài báo hết sức bênh vực Mông-ta-ne-li trước những lời công kích tố cáo của Ruồi trâu. Tác giả nặc danh đã say sưa trình bày một cách hùng biện thuyết "Hòa bình trên trái đất và thiện ý với con người " mà Giáo hoàng mới lên ngôi truyền bá. Tác giả thách Ruồi trâu dẫn chứng để xác minh bất cứ một điều gì buộc tội nào của chính mình và cuối cùng tác giả khuyên bạn đọc không nên tin kẻ vu khống đáng khinh ấy. Về phương diện lập luận đanh thép cũng như về giá trị văn học, bài báo này hơn hẳn mọi bài báo hàng ngày nên rất được toàn thành Phơ-lo-răng-xơ chú ý. Mặc dù ngay cả người chủ bút tờ báo Tín đồ cũng không biết một con chiên là ai. Sau đó bài báo được xuất bản thành sách nhỏ và từ đó trong các quán cà phê người ta luôn nhắc tới kẻ nặc danh bênh vực Mông-ta-ne-li
Đến lượt Ruồi trâu thì anh lại kịch liệt công kích Giáo hoàng mới và những người ủng hộ giáo hoàng, nhất là đối với Mông-ta-ne-li thì anh lại ám chỉ một cách khéo léo rằng kẻ viết bài tán tụng Mông-ta-ne-li là do Mông-ta-ne-li sai khiến. Người viết báo nặc danh biện hộ cho Mông-ta-ne-li liền trả lời, phủ nhận một cách rất căm phẫn trên tờ báo Tín đồ. Trong suốt thời gian Mông-ta-ne-li còn lưu lại ở Phơ-lo-răng-xơ cuộc tranh luận kịch liệt giữa hai nhà văn đó được sự chú ý của công chúng nhiều hơn là bản thân nhà truyền đạo nổi danh đó.
Một vài đảng viên đảng tự do tìm cách chứng minh cho Ruồi trâu thấy rằng dùng lời nói cay độc đối với Mông-ta-ne-li là không cần thiết. Nhưng họ chẳng đi đến kết quả gì. Nghe họ nói , Ruồi trâu chỉ nhã nhặn mỉm cười và ngượng nghịu lắp bắp trả lời :
- Thưa các ngài, các ngài thật...thật là không công bằng chút nào. Khi tôi nhượng bộ bà Bô-la, tôi đã đặc biết đưa ra điều kiện là khi nào Mông-ta-ne-li tới thì tôi có quyền cười cho thỏa chí. Điều đó đã được ghi trong văn tự rồi cơ mà !
Đến tháng mười, Mông-ta-ne-li trở về Rô-ma-nha, trong buổi giảng đạo từ biệt trước khi rời Phơ-lo-răng-xơ, Mông-ta-ne-li đã đề cập tới cuộc tranh luận ầm ĩ vừa qua. Mông-ta-ne-li tỏ ý tiếc rằng cả hai tác giả đã quá nóng nảy và yêu cầu kẻ nặc danh bênh vực mình nên làm gương độ lượng cho người khác noi theo, nghĩa là chủ động đình chỉ cuộc luận chiến vô bổ và vô lối ấy. Hôm sau, trên tờ tín đồ xuất hiện một mẩu cáo bạch nói rằng : thể theo ý muốn cua Hồng y giáo chủ Mông-ta-ne-li đã được bày tỏ một cách công khai, từ nay Một con chiên sẽ thôi không tranh luận nữa.
Ruồi trâu được nói tiếng cuối cùng. Trong tờ truyền đơn nhỏ tiếp theo anh tuyên bố rằng thái độ ôn hòa theo tinh thần Cơ đốc của Mông-ta-ne-li đã thuyết phục được anh. Anh sẵn sàng nhỏ nước mắt và bá cổ người Xan-phê-đích đầu tiên nào mà anh gặp. Cuối cùng, anh nói :" Tôi sẵn sàng ôm hôn cả đối thủ nặc danh của tôi ! Nếu bạn đọc của tôi hiểu tại sao tôi phải làm như thế và tại sao đối thủ của tôi phải giữ kín tên tuổi của mình như là tôi và Hồng y giáo chủ hiểu, thì chắc bạn đọc sẽ tin tưởng vào sự hối tiếc chân thành của tôi".
Cuối tháng mười một, Ruồi trâu nói với ban chấp hành rằng anh muốn đi ra biển nghỉ chừng hai tuần lễ. Dư luận chung quanh bảo rằng có lẽ anh đi Li-voóc-nô. Nhưng sau đó ít lâu, bác sĩ Ri-cac-đô cũng tới Li-voóc-nô định tìm gặp ruồi trâu mà không sao tìm thấy. Đến mùng năm tháng chạp một cuộc biểu tình chính trị hết sức gay gắt nổ ra suốt dọc núi A-pa-nanh trong lãnh địa Giáo hoàng. Lúc ấy nhiều người mới đoán biết tại sao Ruồi trâu có ý định kỳ dị là đi nghỉ mát giữa mùa đông tháng giá như vậy. Khi cuộc bạo động đã tạm yên, Ruồi trâu trở về Phơ-lo-răng-xơ. Gặp Ri-cac-đô ngoài phố, anh nhã nhặn nói :
- Tôi nghe nói ông có đến Li-voóc-nô tìm tôi nhưng lúc ấy tôi đang ở Pi-dơ. Thành phố thật sự cổ kính và đẹp tuyệt vời ! Ở đó có thể tưởng tượng đến Ác-ca-đi-a. ( Ác-ca-đi-a : một miền ở Hy lạp chung quanh có núi bao bọc, dân cư nơi đó chuyên chăn cừu và thích hát những bài dân ca trữ tình, được các nhà thơ ca ngợi là thiên đường ở trần gian )
Một buổi chiều trong tuần lễ Nô-en, anh đến dự hội nghị của tiểu ban văn học họp ở nhà riêng bác sĩ Ri-cac-đô. Cuộc họp rất đông. Khi Ruồi trâu bước vào nghiêng mình mỉm cười xin lỗi vì đến muộn thì đã không còn một ghế nào trống. Ri-cac-đô định sang phòng bên lấy ghế thì Ruồi trâu ngăn lại :
- Xin ông chớ phiền, tôi sẽ tìm được chỗ ngay.
Anh bước qua phòng, tiến tới phía cửa sổ cạnh chỗ Giê-ma và ngồi lên thành cửa, lơ đãng ngả đầu vào cửa chớp.
Giê-ma cảm thấy Ruồi trâu đang mỉm cười và lim dim đôi mắt nhìn mình với cái nhìn tế nhị của tượng Nhân sư. Cái nhìn ấy cũng giống như cái nhìn vẽ trong một bức họa của Lê-ô-na Đơ vanh xi. Sự nghi ngờ theo bản năng của chị đối với con người ấy mỗi lúc một tăng và biến thành một nỗi lo âu khó hiểu.
Hội nghị bàn vấn đề ra một bản tuyên bố về nạn đói đang đe dọa Tô-scan. Ban chấp hành cần tỏ thái độ và vạch ra những biện pháp để ứng phó với tình hình đó. Đi tới một nghị quyết cụ thể thật là gay go vì ý kiến lại vẫn cứ khác nhau. Nhóm tiến bộ nhất trong ban chấp hành gồm có Giêma, Mac-ti-ni, Ri-cac-đô và những người khác tán thành kiên quyết kêu gọi chính phủ và công chúng lập tức cứu tế ngay cho nông dân. Những kẻ ôn hòa tất nhiên trong đó có Grat-xi-ni thì lại sợ rằng nếu lời kêu gọi mà gay gắt quá sẽ không có sức thuyết phục lại chỉ làm cho chính phủ nóng gáy.
Vẻ mặt bình tĩnh và thương hại, Grat-xi-ni nhìn về phía những phần tử cấp tiến đang phồng mang trợn mắt nói :
- Thưa các vị, ai cũng hiểu rằng cứu tế càng sớm càng tốt. Phần lớn chúng ta đều muốn làm nhiều thứ mà chúng ta khó lòng đạt được. Nhưng nếu chúng ta kêu gọi theo giọng mà các vị đề nghị thì từ giờ cho tới khi nạn đói thực sự xảy ra rất có thể chính phủ sẽ không chịu làm gì cả. Bắt chính phủ điều tra mùa màng, tôi thiết tưởng đó là một bước tiến rồi.
Ga-li ngồi trong góc cạnh lò sưởi lập tức nhảy xổ vào địch thủ của mình.
- Một bước tiến ư ? Phải, thưa ngài tôn kính, nhưng khi nạn đói xảy tới thực sự, thử hỏi bước tiến ấy có h.ãm được nạn đói không ? Nếu chúng ta cứ tiến bước theo kiểu đó thì chưa kịp cứu tế nhân dân đã chết đói nhăn răng ra cả rồi.
Sác-cô-ni lên tiếng :
- Tôi muốn biết là...
Nhưng nhiều tiếng nói đã cắt đứt lời anh :
- Nói to lên, không nghe thấy gì hết !
Ga-li cáu kỉnh :
- Quái lạ, sao ngoài phố cũng ầm ĩ thế ?Cửa sổ đóng chưa Ri-cac-đô ? Tôi không nghe thấy cả tiếng tôi nói nữa !
Giê-ma ngoái nhìn :
- Phải, cửa đóng rồi. Ngoài ấy hình như có đám xiếc rong gì đó đang diễn qua.
Ngoài phố vang lên tiếng hò hét, tiếng cười tiếng chuông rung, tiếng chân bước rậm rịch xen lẫn cả tiếng kèn đồng của một đội nhạc hạng bét và tiếng trống khua inh ỏi vô tội vạ.
Ri-cac-đô lẩm bẩm :
- Ngày lễ thì chịu vậy thôi chứ làm thế nào, Nô-en bao giờ chả ầm ĩ..Nào ông Sac-cô-ni, ông vừa định nói gì ?
- Tôi nói : Tôi muốn biết dư luận Pi-dơ và Li-voóc-nô đối với cuộc chống đói này như thế nào. Có lẽ ông Ri-va-rét có thể cho chúng ta biết vì ông ta mới ở đó về.
Ruồi trâu không đáp. Anh chăm chú nhìn ra cửa sổ, hình như không nghe thấy những lời bàn tán trong phòng.
Giê-ma là người duy nhất ngồi gần đấy gọi :
- Ông Ri-va-rét !
Thấy Ruồi trâu vẫn không thưa, Giêma cúi mình hướng về phía trước sờ vào tay anh. Ruồi trâu từ từ quay lại nhìn Giêma và chị giật mình hoảng sợ thấy gương mặt anh đờ đẫn một cách lạ lùng. Trong giây lát, Giêma tưởng chừng đó là gương mặt của người đã chết. Rồi đôi môi anh mấp máy một cách kỳ dị không sức sống. Anh thầm nói :
- Vâng, đó là một gánh xiếc rong...
Chưa hiểu sao, nhưng Giêma đoán rằng cả tâm hồn và thể xác Ruồi trâu phút chốc bị một ảo ảnh ghê rợn nào chi phối. Bản năng đầu tiên của chị là che lấy Ruồi trâu để tránh những cặp mắt tò mò khỏi nhìn vào anh. Chị vội vàng đứng dậy đứng chắn lấy anh, rồi mở cửa sổ làm ra vẻ nhìn xuống đường phố. Ngoài chị ra, không ai trông thấy bộ mặt của Ruồi trâu lúc đó.
Gánh xiếc rong đang riễu trên đường phố. Những vai hề cưỡi trên mình lừa, những vai Ac-lơ-canh mặc quần áo hoa hoét. Đám rước đeo mặt nạ, vừa cười vừa xô đẩy bông đùa ném những cuộn giấy nhỏ hình con rắn cho các vai hề và những túi kẹo cho vai Cô-lum-bi-a. Cô gái đóng vai này ngồi ngất ngưởng trên chiếc xe ngựa, mặc quần áo lóng lánh sặc sỡ dắt đầy lông chim, đầu đeo tóc giả nụ cười gượng gạo còn đọng lại trên đôi môi đỏ choét. Sau xe là một đoàn người : lưu manh, ăn xin, mấy vai hề vừa đi vừa nhào lộn và cả một đám hàng rong bán các đồ chơi lặt vặt và kẹo bánh. Cả bọn cùng chen vai thích cánh, thi nhau ném như mưa và vỗ tay hoan hô một người đứng giữa đám đông xô đẩy nhau lộn xộn, nhưng lúc đầu Giêma chẳng trông rõ người đó là ai. Lát sau chị mới nhận ra là họ ném và hoan hô một chú lùn xấu xí lưng gù mặc quần áo hề, đội mũ cao bằng giấy, đeo nhạc chung quanh mình. Chắc là chú ở gánh xiếc rong đó. Chú vừa đi vừa nhăn nhó, quằn quại một cách gớm ghiếc để làm vui cho đám đông.
Ri-cac-đô tiến lại gần cửa sổ hỏi :
Ruồi trâu quả là người sở trường về môn tự gây cho mình có nhiều kẻ địch. Tháng tám, anh ta mới đến Phơ-lô-răng-xơ mà cuối tháng mười đã có đến ba phần tư ủy viên trong ban chấp hành trước kia đã mời anh đến, thì nay tấn thành ý kiến Mac-ti-ni. Ngay cả những người khâm phục anh nhất cũng bất mãn về những sự công kích điên cuồng của anh đối với Mông-ta-ne-li. Và chính Ga-li lúc đầu là người bao giờ cũng sẵn sàng bênh vực mọi lời nói và việc làm của nhà châm biếm sắc sảo ấy thì nay cũng bắt đầu tỏ ra lo lắng băn khoăn rằng có lẽ không nên động đến Mông-ta-ne-li. " Những Hồng y giáo chủ có lương tâm rất hiếm, đối với họ ta nên tử tế một chút".
Mông-ta-ne-li lại chính là người duy nhất rất thản nhiên trước hàng loạt bài châm biếm và bài báo bôi nhọ mình. Mac-ti-ni nhiều lần nói rằng không cần phải tấn công chế giễu mãi một người có thái độ tốt đối với những sự châm biếm. Người ta đồn rằng một hôm Mông-ta-ne-li đang ăn cơm với tổng giám mục Phơ-li-răng-xơ trong phòng mình bỗng thấy một trong bài bôi nhọ cay độc nhất của Ruồi trâu. Mông-ta-ne-li đọc hết từ đầu đến cuối rồi đưa cho tổng giám mục xem và nói rằng : " Viết cũng giỏi đấy nhỉ?"
Có một hôm trong thành phố xuất hiện một tờ truyền đơn nhan đề là Sự bí mật của Lễ truyền tin ( Giáo hội Thiên chúa có ngày lễ kỷ niệm thiên thần truyền tin cho bà Maria mang thai chúa Giê-su ). Cho dù dưới bài văn đó không vẽ một con ruồi trâu đang giương cánh, "chữ ký" quen thuộc đối với bạn đọc thì số lớn những người đọc vẫn có thể căn cứ vào giọng văn cay độc và sắc bén mà đoán biết tác giả là ai. Bài văn viết theo thể đối thoại giữa Đức bà đồng trinh Maria tượng trưng cho công quốc Tô-scan và Mông-ta-ne-li tượng trưng cho vị thiên thần truyền tín phái Giê-duýt đã giáng lâm. Mông-ta-ne-li đầu quấn cành ô liu hòa bình, tay cầm cành huệ trắng muốt tượng trưng cho sự trong sạch. Trong bài văn chỗ nào cũng đầy rẫy những lời bóng gió chua cay và ám chỉ liều lĩnh. Toàn thành Phơ-lo-răng-xơ cảm thấy tính chất bất công và độc ác của tác phẩm châm biếm ấy. Tuy nhiên, mỗi khi đọc nó họ đã cười đến vỡ bụng. Những chuyện hoang đường đã được nói ra bằng một giọng rất khôi hài mà trang nghiêm đến nỗi những kẻ địch nhất cũng như những người hết sức khâm phục Ruồi trâu đều phải lăn ra cười. Và mặc dù giọng điệu của bài văn ấy rất khó chịu nhưng phần châm biếm của nó đã có ảnh hưởng nhất định tới tâm trạng nhân dân thành phố. Danh tiếng Mông-ta-ne-li quá cao, tưởng chừng bất cứ một tác phẩm bôi nhọ nào dù sắc sảo đến đâu cũng không lay chuyển nổi. Thế mà có lúc dư luận công chúng đã quay lại phản đối Mông-ta-ne-li. Ruồi trâu rất biết đánh vào chỗ yếu. Vì thế mặc dù quần chúng vẫn xúm xít đón chào và tiễn đưa cỗ xe ngựa của Hồng y giáo chủ như cũ, nhưng qua những tiếng hoan hô và câu chúc, thường thường vẫn vang lên những tiếng hô ác độc " Đồ Giê-duýt ! " " Đồ do thám Xan-phê-đích".
Nhưng Mông-ta-ne-li không thiếu gì người ủng hộ, hai ngày sau khi bài văn ra đời, tờ Tín đồ, cơ quan ngôn luận có uy tín của giáo hội đã đăng một bài báo lời lẽ rất sắc sảo đầu đề là Trả lời bài " Sự bí mật của lễ truyền tin", dưới ký Một con chiên. Bài báo hết sức bênh vực Mông-ta-ne-li trước những lời công kích tố cáo của Ruồi trâu. Tác giả nặc danh đã say sưa trình bày một cách hùng biện thuyết "Hòa bình trên trái đất và thiện ý với con người " mà Giáo hoàng mới lên ngôi truyền bá. Tác giả thách Ruồi trâu dẫn chứng để xác minh bất cứ một điều gì buộc tội nào của chính mình và cuối cùng tác giả khuyên bạn đọc không nên tin kẻ vu khống đáng khinh ấy. Về phương diện lập luận đanh thép cũng như về giá trị văn học, bài báo này hơn hẳn mọi bài báo hàng ngày nên rất được toàn thành Phơ-lo-răng-xơ chú ý. Mặc dù ngay cả người chủ bút tờ báo Tín đồ cũng không biết một con chiên là ai. Sau đó bài báo được xuất bản thành sách nhỏ và từ đó trong các quán cà phê người ta luôn nhắc tới kẻ nặc danh bênh vực Mông-ta-ne-li
Đến lượt Ruồi trâu thì anh lại kịch liệt công kích Giáo hoàng mới và những người ủng hộ giáo hoàng, nhất là đối với Mông-ta-ne-li thì anh lại ám chỉ một cách khéo léo rằng kẻ viết bài tán tụng Mông-ta-ne-li là do Mông-ta-ne-li sai khiến. Người viết báo nặc danh biện hộ cho Mông-ta-ne-li liền trả lời, phủ nhận một cách rất căm phẫn trên tờ báo Tín đồ. Trong suốt thời gian Mông-ta-ne-li còn lưu lại ở Phơ-lo-răng-xơ cuộc tranh luận kịch liệt giữa hai nhà văn đó được sự chú ý của công chúng nhiều hơn là bản thân nhà truyền đạo nổi danh đó.
Một vài đảng viên đảng tự do tìm cách chứng minh cho Ruồi trâu thấy rằng dùng lời nói cay độc đối với Mông-ta-ne-li là không cần thiết. Nhưng họ chẳng đi đến kết quả gì. Nghe họ nói , Ruồi trâu chỉ nhã nhặn mỉm cười và ngượng nghịu lắp bắp trả lời :
- Thưa các ngài, các ngài thật...thật là không công bằng chút nào. Khi tôi nhượng bộ bà Bô-la, tôi đã đặc biết đưa ra điều kiện là khi nào Mông-ta-ne-li tới thì tôi có quyền cười cho thỏa chí. Điều đó đã được ghi trong văn tự rồi cơ mà !
Đến tháng mười, Mông-ta-ne-li trở về Rô-ma-nha, trong buổi giảng đạo từ biệt trước khi rời Phơ-lo-răng-xơ, Mông-ta-ne-li đã đề cập tới cuộc tranh luận ầm ĩ vừa qua. Mông-ta-ne-li tỏ ý tiếc rằng cả hai tác giả đã quá nóng nảy và yêu cầu kẻ nặc danh bênh vực mình nên làm gương độ lượng cho người khác noi theo, nghĩa là chủ động đình chỉ cuộc luận chiến vô bổ và vô lối ấy. Hôm sau, trên tờ tín đồ xuất hiện một mẩu cáo bạch nói rằng : thể theo ý muốn cua Hồng y giáo chủ Mông-ta-ne-li đã được bày tỏ một cách công khai, từ nay Một con chiên sẽ thôi không tranh luận nữa.
Ruồi trâu được nói tiếng cuối cùng. Trong tờ truyền đơn nhỏ tiếp theo anh tuyên bố rằng thái độ ôn hòa theo tinh thần Cơ đốc của Mông-ta-ne-li đã thuyết phục được anh. Anh sẵn sàng nhỏ nước mắt và bá cổ người Xan-phê-đích đầu tiên nào mà anh gặp. Cuối cùng, anh nói :" Tôi sẵn sàng ôm hôn cả đối thủ nặc danh của tôi ! Nếu bạn đọc của tôi hiểu tại sao tôi phải làm như thế và tại sao đối thủ của tôi phải giữ kín tên tuổi của mình như là tôi và Hồng y giáo chủ hiểu, thì chắc bạn đọc sẽ tin tưởng vào sự hối tiếc chân thành của tôi".
Cuối tháng mười một, Ruồi trâu nói với ban chấp hành rằng anh muốn đi ra biển nghỉ chừng hai tuần lễ. Dư luận chung quanh bảo rằng có lẽ anh đi Li-voóc-nô. Nhưng sau đó ít lâu, bác sĩ Ri-cac-đô cũng tới Li-voóc-nô định tìm gặp ruồi trâu mà không sao tìm thấy. Đến mùng năm tháng chạp một cuộc biểu tình chính trị hết sức gay gắt nổ ra suốt dọc núi A-pa-nanh trong lãnh địa Giáo hoàng. Lúc ấy nhiều người mới đoán biết tại sao Ruồi trâu có ý định kỳ dị là đi nghỉ mát giữa mùa đông tháng giá như vậy. Khi cuộc bạo động đã tạm yên, Ruồi trâu trở về Phơ-lo-răng-xơ. Gặp Ri-cac-đô ngoài phố, anh nhã nhặn nói :
- Tôi nghe nói ông có đến Li-voóc-nô tìm tôi nhưng lúc ấy tôi đang ở Pi-dơ. Thành phố thật sự cổ kính và đẹp tuyệt vời ! Ở đó có thể tưởng tượng đến Ác-ca-đi-a. ( Ác-ca-đi-a : một miền ở Hy lạp chung quanh có núi bao bọc, dân cư nơi đó chuyên chăn cừu và thích hát những bài dân ca trữ tình, được các nhà thơ ca ngợi là thiên đường ở trần gian )
Một buổi chiều trong tuần lễ Nô-en, anh đến dự hội nghị của tiểu ban văn học họp ở nhà riêng bác sĩ Ri-cac-đô. Cuộc họp rất đông. Khi Ruồi trâu bước vào nghiêng mình mỉm cười xin lỗi vì đến muộn thì đã không còn một ghế nào trống. Ri-cac-đô định sang phòng bên lấy ghế thì Ruồi trâu ngăn lại :
- Xin ông chớ phiền, tôi sẽ tìm được chỗ ngay.
Anh bước qua phòng, tiến tới phía cửa sổ cạnh chỗ Giê-ma và ngồi lên thành cửa, lơ đãng ngả đầu vào cửa chớp.
Giê-ma cảm thấy Ruồi trâu đang mỉm cười và lim dim đôi mắt nhìn mình với cái nhìn tế nhị của tượng Nhân sư. Cái nhìn ấy cũng giống như cái nhìn vẽ trong một bức họa của Lê-ô-na Đơ vanh xi. Sự nghi ngờ theo bản năng của chị đối với con người ấy mỗi lúc một tăng và biến thành một nỗi lo âu khó hiểu.
Hội nghị bàn vấn đề ra một bản tuyên bố về nạn đói đang đe dọa Tô-scan. Ban chấp hành cần tỏ thái độ và vạch ra những biện pháp để ứng phó với tình hình đó. Đi tới một nghị quyết cụ thể thật là gay go vì ý kiến lại vẫn cứ khác nhau. Nhóm tiến bộ nhất trong ban chấp hành gồm có Giêma, Mac-ti-ni, Ri-cac-đô và những người khác tán thành kiên quyết kêu gọi chính phủ và công chúng lập tức cứu tế ngay cho nông dân. Những kẻ ôn hòa tất nhiên trong đó có Grat-xi-ni thì lại sợ rằng nếu lời kêu gọi mà gay gắt quá sẽ không có sức thuyết phục lại chỉ làm cho chính phủ nóng gáy.
Vẻ mặt bình tĩnh và thương hại, Grat-xi-ni nhìn về phía những phần tử cấp tiến đang phồng mang trợn mắt nói :
- Thưa các vị, ai cũng hiểu rằng cứu tế càng sớm càng tốt. Phần lớn chúng ta đều muốn làm nhiều thứ mà chúng ta khó lòng đạt được. Nhưng nếu chúng ta kêu gọi theo giọng mà các vị đề nghị thì từ giờ cho tới khi nạn đói thực sự xảy ra rất có thể chính phủ sẽ không chịu làm gì cả. Bắt chính phủ điều tra mùa màng, tôi thiết tưởng đó là một bước tiến rồi.
Ga-li ngồi trong góc cạnh lò sưởi lập tức nhảy xổ vào địch thủ của mình.
- Một bước tiến ư ? Phải, thưa ngài tôn kính, nhưng khi nạn đói xảy tới thực sự, thử hỏi bước tiến ấy có h.ãm được nạn đói không ? Nếu chúng ta cứ tiến bước theo kiểu đó thì chưa kịp cứu tế nhân dân đã chết đói nhăn răng ra cả rồi.
Sác-cô-ni lên tiếng :
- Tôi muốn biết là...
Nhưng nhiều tiếng nói đã cắt đứt lời anh :
- Nói to lên, không nghe thấy gì hết !
Ga-li cáu kỉnh :
- Quái lạ, sao ngoài phố cũng ầm ĩ thế ?Cửa sổ đóng chưa Ri-cac-đô ? Tôi không nghe thấy cả tiếng tôi nói nữa !
Giê-ma ngoái nhìn :
- Phải, cửa đóng rồi. Ngoài ấy hình như có đám xiếc rong gì đó đang diễn qua.
Ngoài phố vang lên tiếng hò hét, tiếng cười tiếng chuông rung, tiếng chân bước rậm rịch xen lẫn cả tiếng kèn đồng của một đội nhạc hạng bét và tiếng trống khua inh ỏi vô tội vạ.
Ri-cac-đô lẩm bẩm :
- Ngày lễ thì chịu vậy thôi chứ làm thế nào, Nô-en bao giờ chả ầm ĩ..Nào ông Sac-cô-ni, ông vừa định nói gì ?
- Tôi nói : Tôi muốn biết dư luận Pi-dơ và Li-voóc-nô đối với cuộc chống đói này như thế nào. Có lẽ ông Ri-va-rét có thể cho chúng ta biết vì ông ta mới ở đó về.
Ruồi trâu không đáp. Anh chăm chú nhìn ra cửa sổ, hình như không nghe thấy những lời bàn tán trong phòng.
Giê-ma là người duy nhất ngồi gần đấy gọi :
- Ông Ri-va-rét !
Thấy Ruồi trâu vẫn không thưa, Giêma cúi mình hướng về phía trước sờ vào tay anh. Ruồi trâu từ từ quay lại nhìn Giêma và chị giật mình hoảng sợ thấy gương mặt anh đờ đẫn một cách lạ lùng. Trong giây lát, Giêma tưởng chừng đó là gương mặt của người đã chết. Rồi đôi môi anh mấp máy một cách kỳ dị không sức sống. Anh thầm nói :
- Vâng, đó là một gánh xiếc rong...
Chưa hiểu sao, nhưng Giêma đoán rằng cả tâm hồn và thể xác Ruồi trâu phút chốc bị một ảo ảnh ghê rợn nào chi phối. Bản năng đầu tiên của chị là che lấy Ruồi trâu để tránh những cặp mắt tò mò khỏi nhìn vào anh. Chị vội vàng đứng dậy đứng chắn lấy anh, rồi mở cửa sổ làm ra vẻ nhìn xuống đường phố. Ngoài chị ra, không ai trông thấy bộ mặt của Ruồi trâu lúc đó.
Gánh xiếc rong đang riễu trên đường phố. Những vai hề cưỡi trên mình lừa, những vai Ac-lơ-canh mặc quần áo hoa hoét. Đám rước đeo mặt nạ, vừa cười vừa xô đẩy bông đùa ném những cuộn giấy nhỏ hình con rắn cho các vai hề và những túi kẹo cho vai Cô-lum-bi-a. Cô gái đóng vai này ngồi ngất ngưởng trên chiếc xe ngựa, mặc quần áo lóng lánh sặc sỡ dắt đầy lông chim, đầu đeo tóc giả nụ cười gượng gạo còn đọng lại trên đôi môi đỏ choét. Sau xe là một đoàn người : lưu manh, ăn xin, mấy vai hề vừa đi vừa nhào lộn và cả một đám hàng rong bán các đồ chơi lặt vặt và kẹo bánh. Cả bọn cùng chen vai thích cánh, thi nhau ném như mưa và vỗ tay hoan hô một người đứng giữa đám đông xô đẩy nhau lộn xộn, nhưng lúc đầu Giêma chẳng trông rõ người đó là ai. Lát sau chị mới nhận ra là họ ném và hoan hô một chú lùn xấu xí lưng gù mặc quần áo hề, đội mũ cao bằng giấy, đeo nhạc chung quanh mình. Chắc là chú ở gánh xiếc rong đó. Chú vừa đi vừa nhăn nhó, quằn quại một cách gớm ghiếc để làm vui cho đám đông.
Ri-cac-đô tiến lại gần cửa sổ hỏi :