- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu không hiểu rõ về trà, người dùng nó có thể gặp nhiều bất lợi, nhất là người bệnh đang dùng thuốc. Đối với bệnh nhân nằm viện, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy bác sĩ khuyên họ tránh uống trà khi phải trải qua phẫu thuật hoặc dùng thuốc.
Lợi ích của trà
Trà là loại thức uống lành mạnh cho sức khỏe và quen thuộc với mọi người. Uống trà hàng ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần.
Trà làm cho cơ thể phấn chấn, tinh thần thoải mái và sáng suốt. Nó còn giúp giảm nguy cơ nhiều loại bệnh tật như ung thư, đột quỵ, bệnh tim, nha chu, loãng xương… Đối với bệnh đái tháo đường, các kết quả nghiên cứu trước đây về tác động của trà xanh trên sự kiểm soát đường huyết và độ nhạy cảm insulin ở người là không nhất quán. Theo kết quả nghiên cứu gần đây đăng trên PubMed, người ta phân tích gộp từ 17 nghiên cứu dựa trên 1133 đối tượng. Kết quả cho thấy, uống trà xanh làm giảm đáng kể lượng đường huyết lúc đói, giảm HbA1c và tăng khả năng nhạy cảm với insulin. Do vậy, trà xanh có tác dụng điều hòa lượng đường huyết, có ích cho người đái tháo đường và tiền đái tháo đường.
Ảnh Tuân Nguyễn
Thành phần của trà
Trà có tên khoa học là Camellia sinensis, cùng một giống trà nhưng trồng ở những vùng địa lý khác nhau sẽ cho ra các loại lá trà có chất lượng khác biệt. Tùy vào quá trình xử lý và chế biến, người ta phân biệt thành ba loại chính: trà xanh, trà ô long và trà đen. Trong đó, trà xanh là ít bị xử lý nhất.
Trà xanh chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học và khả năng chống oxy hóa cao. Nhờ ít bị xử lý trong quá trình chế biến nên trà xanh có chất chống oxy hóa nhiều nhất, như polyphenol, đặc biệt là catechin được xem là tác nhân chính chịu trách nhiệm cho hầu hết các lợi ích về sức khỏe, giúp sửa chữa tổn thương tế bào và bảo vệ cơ thể chống lại nhiều bệnh. Các hợp chất sinh học khác cũng được tìm thấy trong trà xanh bao gồm flavonoid, tinh dầu dễ bay hơi, alkaloid, polysaccharides, caffein, vitamin và khoáng chất. Trong đó cần lưu ý đến caffein vì tác dụng bất lợi của nó nếu dùng quá liều.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc mức độ nguy hiểm:
Theo MedlinePlus, tương tác thuốc mức độ nguy hiểm đã được báo cáo khi dùng kết hợp trà xanh với các chất kích thích như ma túy hoặc ephedrine. Các chất kích thích hoạt động phối hợp với caffein trong trà xanh dẫn đến tăng nhịp tim và tăng huyết áp. Người bệnh cũng nên tránh kết hợp trà xanh với phenylpropanolamin, một thành phần trong các sản phẩm giảm cân và thuốc điều trị cảm lạnh, vì sự kết hợp có thể thúc đẩy lên cơn tăng huyết áp và nguy cơ xuất huyết não. Bởi vì trà xanh gây sức ép lên gan, sẽ là nguy hiểm nếu uống trà xanh cùng với các loại thuốc có tác dụng gây tổn hại không mong muốn trên gan như acetaminophen, phenytoin, methotrexate và một số loại khác. Trà xanh có thể làm chậm quá trình đông máu, vì vậy không nên dùng kết hợp với các thuốc chống đông máu như warfarin, ibuprofen hay aspirin. Tương tự như vậy, bệnh nhân có chỉ định mổ xẻ nên ngưng uống trà trước khi trải qua phẫu thuật để phòng ngừa chảy máu.
Tương tác thuốc mức độ trung bình:
Đôi khi uống thuốc theo toa có thể làm thay đổi thời gian cần thiết để chuyển hóa chất caffein trong trà, bao gồm: thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh và lithium. Trong trường hợp khác, trà làm thay đổi hiệu quả của thuốc theo toa, bao gồm: adenosine, clozapine và một số thuốc điều trị ung thư.
Tương tác với các loại thảo mộc và thực phẩm chức năng:
Trà xanh tương tác với hoặc ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thảo mộc và thực phẩm chức năng. Ví dụ, trà xanh có thể làm giảm sự hấp thu acid folic và sắt. Tránh uống trà xanh kết hợp với cà phê (vì sẽ làm tăng lượng caffein). Dùng cam với trà xanh cũng có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp.
Phòng ngừa tác dụng bất lợi
Mỗi ly trà xanh 240ml chứa khoảng 47mg caffein, dĩ nhiên hàm lượng caffein sẽ thay đổi tùy theo nước trà được pha đậm hay nhạt. Dùng trà xanh với liều rất cao, khoảng 10 - 14g, có thể làm giảm hấp thu sắt từ thức ăn và thậm chí có thể gây tử vong (theo National Institutes of Health).
Đối với người có sức khỏe bình thường, việc uống trà là một thói quen tốt cho sức khỏe nếu dùng điều độ.
Đối với người mắc bệnh cần uống thuốc thì nên thận trọng: “Uống trà cách xa thời điểm uống thuốc khoảng 2 giờ. Nên uống trà có độ đậm nhạt vừa phải, tránh lạm dụng. Tuyệt đối không dùng nước trà để uống thuốc”.
Theo suckhoedoisong.vn
Lợi ích của trà
Trà là loại thức uống lành mạnh cho sức khỏe và quen thuộc với mọi người. Uống trà hàng ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần.
Trà làm cho cơ thể phấn chấn, tinh thần thoải mái và sáng suốt. Nó còn giúp giảm nguy cơ nhiều loại bệnh tật như ung thư, đột quỵ, bệnh tim, nha chu, loãng xương… Đối với bệnh đái tháo đường, các kết quả nghiên cứu trước đây về tác động của trà xanh trên sự kiểm soát đường huyết và độ nhạy cảm insulin ở người là không nhất quán. Theo kết quả nghiên cứu gần đây đăng trên PubMed, người ta phân tích gộp từ 17 nghiên cứu dựa trên 1133 đối tượng. Kết quả cho thấy, uống trà xanh làm giảm đáng kể lượng đường huyết lúc đói, giảm HbA1c và tăng khả năng nhạy cảm với insulin. Do vậy, trà xanh có tác dụng điều hòa lượng đường huyết, có ích cho người đái tháo đường và tiền đái tháo đường.
Ảnh Tuân Nguyễn
Thành phần của trà
Trà có tên khoa học là Camellia sinensis, cùng một giống trà nhưng trồng ở những vùng địa lý khác nhau sẽ cho ra các loại lá trà có chất lượng khác biệt. Tùy vào quá trình xử lý và chế biến, người ta phân biệt thành ba loại chính: trà xanh, trà ô long và trà đen. Trong đó, trà xanh là ít bị xử lý nhất.
Trà xanh chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học và khả năng chống oxy hóa cao. Nhờ ít bị xử lý trong quá trình chế biến nên trà xanh có chất chống oxy hóa nhiều nhất, như polyphenol, đặc biệt là catechin được xem là tác nhân chính chịu trách nhiệm cho hầu hết các lợi ích về sức khỏe, giúp sửa chữa tổn thương tế bào và bảo vệ cơ thể chống lại nhiều bệnh. Các hợp chất sinh học khác cũng được tìm thấy trong trà xanh bao gồm flavonoid, tinh dầu dễ bay hơi, alkaloid, polysaccharides, caffein, vitamin và khoáng chất. Trong đó cần lưu ý đến caffein vì tác dụng bất lợi của nó nếu dùng quá liều.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc mức độ nguy hiểm:
Theo MedlinePlus, tương tác thuốc mức độ nguy hiểm đã được báo cáo khi dùng kết hợp trà xanh với các chất kích thích như ma túy hoặc ephedrine. Các chất kích thích hoạt động phối hợp với caffein trong trà xanh dẫn đến tăng nhịp tim và tăng huyết áp. Người bệnh cũng nên tránh kết hợp trà xanh với phenylpropanolamin, một thành phần trong các sản phẩm giảm cân và thuốc điều trị cảm lạnh, vì sự kết hợp có thể thúc đẩy lên cơn tăng huyết áp và nguy cơ xuất huyết não. Bởi vì trà xanh gây sức ép lên gan, sẽ là nguy hiểm nếu uống trà xanh cùng với các loại thuốc có tác dụng gây tổn hại không mong muốn trên gan như acetaminophen, phenytoin, methotrexate và một số loại khác. Trà xanh có thể làm chậm quá trình đông máu, vì vậy không nên dùng kết hợp với các thuốc chống đông máu như warfarin, ibuprofen hay aspirin. Tương tự như vậy, bệnh nhân có chỉ định mổ xẻ nên ngưng uống trà trước khi trải qua phẫu thuật để phòng ngừa chảy máu.
Tương tác thuốc mức độ trung bình:
Đôi khi uống thuốc theo toa có thể làm thay đổi thời gian cần thiết để chuyển hóa chất caffein trong trà, bao gồm: thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh và lithium. Trong trường hợp khác, trà làm thay đổi hiệu quả của thuốc theo toa, bao gồm: adenosine, clozapine và một số thuốc điều trị ung thư.
Tương tác với các loại thảo mộc và thực phẩm chức năng:
Trà xanh tương tác với hoặc ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thảo mộc và thực phẩm chức năng. Ví dụ, trà xanh có thể làm giảm sự hấp thu acid folic và sắt. Tránh uống trà xanh kết hợp với cà phê (vì sẽ làm tăng lượng caffein). Dùng cam với trà xanh cũng có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp.
Phòng ngừa tác dụng bất lợi
Mỗi ly trà xanh 240ml chứa khoảng 47mg caffein, dĩ nhiên hàm lượng caffein sẽ thay đổi tùy theo nước trà được pha đậm hay nhạt. Dùng trà xanh với liều rất cao, khoảng 10 - 14g, có thể làm giảm hấp thu sắt từ thức ăn và thậm chí có thể gây tử vong (theo National Institutes of Health).
Đối với người có sức khỏe bình thường, việc uống trà là một thói quen tốt cho sức khỏe nếu dùng điều độ.
Đối với người mắc bệnh cần uống thuốc thì nên thận trọng: “Uống trà cách xa thời điểm uống thuốc khoảng 2 giờ. Nên uống trà có độ đậm nhạt vừa phải, tránh lạm dụng. Tuyệt đối không dùng nước trà để uống thuốc”.
Theo suckhoedoisong.vn