Nhà phân phối rượu ngâm thảo dược hàng đầu

ChauLe2

Thành viên
Tham gia
8/1/2023
Bài viết
0
Rượu là loại đồ uống có cồn và thường được cho là không tốt. Tuy vậy nếu sử dụng đúng cách sẽ phát huy được nhiều lợi ích với sức khỏe. Cách sử dụng phổ biến nhất là ngâm rượu cùng với thảo dược, hoa quả hoặc sâm… Ngâm rượu thảo dược đang khá khổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Chi phí có không quá cao mà lại dễ sử dụng, cách ngâm cũng đơn giản. Vậy đâu là cách ngâm rượu thảo dược tốt nhất? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Một số yếu tố quyết định đến chất lượng rượu

Một số yếu tố quyết định đến chất lượng rượu bao gồm: nguyên liệu, quá trình lên men, chưng cất, già hóa rượu và tỷ lệ phối trộn. Trong sản xuất rượu truyền thống ở Việt Nam, gạo nếp và nguyên liệu để nuôi nấm mốc là một trong số những điều kiện tạo ra những loại rượu có mùi vị đặc trưng riêng mà các sản phẩm trên thế giới không có. Do các làng nghề truyền thống chưa tận dụng được ưu việt này để bứt phá, đưa sản phẩm rượu của mình phát triển trên thế giới như Cognac của Pháp hay Vodka Nga… Một trong những nguyên nhân chính do các làng nghề sản xuất đều chưa kết hợp hài hòa bí quyết sẵn có và sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại để nâng cao chất lượng rượu.
Rượu truyền thống được sản xuất nguyên liệu chính là gạo nếp và bánh men rượu. Có bốn loại bánh men rượu: men thuốc bắc, men thuốc nam, men thuốc tây (không dùng thuốc bắc hay thuốc nam ức chế vi sinh vật mà dùng kháng sinh) và men bánh lá dân tộc. Vi sinh vật sử dụng trong sản xuất bánh men bao gồm: Nấm mốc Rhizoppus hoặc Mucor và nấm men Saccharomyces Cereviciae. Ngoài ra còn có các nguyên liệu phụ khác như: nhóm chất điều chỉnh pH : H2SO4, HCl,... , nhóm chất sát trùng: formol, Na2SiF6, NaF, nhóm chất dinh dưỡng cung cấp cho quá trình lên men gồm: (NH4)2SO4, (NH4)3PO4.

Vậy để nâng cao chất lượng rượu truyền thống trước hết chúng ta cần:

Thứ nhất, chuẩn hóa nguyên liệu, đặc biệt là nguyên liệu để sản xuất bánh men rượu. Bánh men trong sản xuất rượu có vai trò quan trọng. Nó không những ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất của quá trình lên men mà còn góp phần tạo hương vị đặc trưng cho từng loại rượu, tạo nên các sản phẩm rượu độc đáo đã được nhân dân ta lưu truyền đến tận ngày nay. Bánh men dùng cho lên men rượu truyền thống do các gia đình tự sản xuất, theo kinh nghiệm và bí quyết riêng của mình. Trong sản xuất bánh men gạo thuốc bắc chúng ta sử dụng 36 vị thuốc bắc chính như đại hồi, tiểu hồi, đinh hương, quế chi, thảo quả, nhục đậu khấu, cam thảo, thăng ma, xuyên khung, tế tân, liên kiều, sa nhân, cát cánh, xuyên khung … và theo bí quyết, công thức riêng của từng gia đình mà các bài thuốc bắc có sự thay đổi theo từng vị khác nhau.
Những công thức này cùng với kĩ thuật ủ men nhiều khi không được truyền cho người ngoài nhằm được giữ bí quyết chất lượng rượu của nghệ nhân tạo ra nó. Theo ông Nguyễn Văn Hiệu (2009), mỗi vị thuốc bắc đều chứa nhiều chất khác nhau. Đến nay ngành đông y vẫn chưa xác định hết các chất này, có thể tạm chia thành 3 nhóm: Nhóm chất có giá trị dinh dưỡng đối với các vi sinh vật gồm: protein, glucid, lipid, vitamin, chất khoáng và các chất kích thích sinh trưởng;
 
×
Quay lại
Top