Rượu Cần Tây Nguyên

honganh0919

Thành viên
Tham gia
27/12/2021
Bài viết
1
cach-dung-ruou-can-1.jpg

Rượu Cần Tây Nguyên là đồ uống thường xuyên, phổ biến và bất biến của các cư dân bản địa Tây Nguyên. Uống rượu cần trở thành phong tục, có nguồn gốc khá lâu đời, thành nét văn hóa đặc trưng trong đời sống của người dân Tây Nguyên. Rượu Cần là thứ đồ uống quý và đặc trưng nên càng không thể thiếu trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội làng và dành đãi khách.

Ai chưa đến và đã đến vùng đất Tây Nguyên dù chỉ một lần cũng ao ước được thưởng thức thứ rượu được chắt lọc từ tinh hoa của núi rừng, bên ánh lửa bập bùng các chàng trai, cô gái lung linh quanh ché rượu cần làm nên hình ảnh lãng mạn của Cao Nguyên lộng gió. Bạn hãy cảm nhận mảnh đất này bằng món đặc sản Rượu Cần nơi đây.

Rượu Cần Tây Nguyên nổi tiếng hương vị thơm ngon mê say

Nguyên liệu

Men rượu: men rượu được các dân tộc làm rất công phu từ các loại lá rừng có tinh dầu, các loại thuốc bắc, gừng, riềng v.v.
Nguyên liệu chính (cái rượu): cái rượu được làm từ những loại ngũ cốc thông dụng như ngô (bắp), sắn (khoai mì), gạo nếp, gạo tẻ, hạt ý dĩ, hạt bo bo, hạt cào (một loại cỏ), kê v.v. Mỗi loại cho một hương vị ngọt ngào riêng, tuy nhiên ở Tây Nguyên ưa chuộng nhất theo thứ tự là rượu cào, bo bo, kê, rồi mới đến gạo, bắp. Rượu cần 1/4 Chum, hũ, bình, chóe, ché (còn gọi là ghè) đựng toàn bộ nguyên liệu đã ủ men.

Cách làm Rượu Cần của người Ê Đê
Rượu cần người Ê Đê làm khá cầu kỳ, gọi là "láu xá". Men rượu làm toàn bằng những thứ lá và quả từ rừng sẵn có (gọi là men lá). Những thứ quả lá chủ yếu gồm có: bơ hinh ho, khi mắc cái, củ riềng, lá trầu không, quả ớt... những thứ này được giã đều cho thật nhuyễn với gạo tấm, sau đó nắm thành từng miếng tròn dẹt như bánh rán, đem ủ với rơm, xếp từng lớp đều nhau.

Khi đã ủ kỹ từ 15 đến 20 ngày có mùi men bốc lên, họ đem phơi lên gác bếp cho khô. Khi cần dùng đem giã nhỏ rắc vào cái rượu, mỗi mẻ rượu cần từ 7 đến 9 bánh, cái rượu được làm bằng vỏ sắn củ khô gọt ra đem ngâm ở suối ba ngày ba đêm cho hết mùi bồ hóng và độc tố của sắn. Vớt lên phơi khô trộn với trấu lẫn tấm đưa lên "hông" (dụng cụ hấp, đồ) đồ cho chính.

Sau đó đổ hỗ hợp xuống mẹt hoặc lá cót để cho thật nguội đem men rắc đều từng lớp, tiếp tục ủ bằng lá chuối hoặc lá rừng (bỏ nhum, bơ cá) để rượu bốc men rồi đem bỏ vào từng chum. lấy lá chuối hoặc mảnh ni lông bịt kín (nếu để hở hơi rượu sẽ bị chua). Khi đã ủ vào chum từ 25-30 ngày rượu có thể uống được, để càng lâu rượu càng đặc, càng ngọt. Ngoài sắn khô người ta còn làm bằng loại ngũ cốc khác như ngô, hạt ý dĩ củ dong riềng.

Cách uống Rượu Cần truyền thống đậm vị thơm ngon:
  • Trước tiên bạn cần phải rửa sạch cần hút cả bên trong và bên ngoài.
  • Sau đó mở nắp bịt bên trong ché rồi lấy tay nhấn tre gài trên miệng ché, nếu thấy không chặt tay nên lấy thêm lá chuối hoặc hoặc lá khác không đắng chát, càng đè chặt bao nhiêu thì rượu càng ngon và lâu nhạt hơn.
  • Tiếp theo, bạn bắt đầu lấy cần, cầm cần ngắn phía có mấy lỗ nhỏ, cắm vừa cắm và vừa xoay theo chiều kim đồng hồ, để cần từ từ xuyên qua lớp ni lông và lớp lá xuống tận đáy bình.
  • Tiếp theo đó, bắt đầu đổ nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội vào đầy ché ngâm trước lúc uống 20’ - 30’. Có thể thêm vào một ly nước cam hoặc nước một trái dừa để hương vị thơm hơn. Sau tầm 30' uống, quý khách có thể đổ thêm bia hoặc rượu vào để lại men rượu.
Những lưu ý khi uống Rượu Cần để thưởng thức rượu một cách trọn vẹn
Có thể dùng cần nhựa hút chảy ra ca lớn và uống như bia. Khi chưa khui rượu hoặc đổ nước vào thì ché rượu để càng lâu uống càng ngon. Nồng độ rượu từ 7 – 16, nếu muốn uống được nhiều và đậm hơn. Và quan trọng là phải cắm cần xuống đáy bình trong khi uống không rút cần lên.

Với những thông tin trên, hy vọng các bạn sẽ biết nhiều hơn về món rượu đặc sản Tây Nguyên này và biết cách thưởng thức một cách đậm đà, trọn vẹn nhất.
 
×
Quay lại
Top