Mẫu đơn xin ly hôn mới nhất 2024

Hằng Thúy 123

Thành viên
Tham gia
18/11/2024
Bài viết
1
Ly hôn là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống cá nhân và gia đình. Để quá trình này diễn ra suôn sẻ, việc chuẩn bị mẫu đơn xin ly hôn đúng quy định là bước đầu tiên cần thiết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp các mẫu đơn xin ly hôn phổ biến năm 2024, đồng thời cung cấp hướng dẫn và lưu ý để bạn hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng và đúng pháp luật.

1. Các hình thức ly hôn và mẫu đơn chuẩn

Theo quy định tại Điều 55, Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014, hiện nay có 2 hình thức ly hôn chủ yếu:
- Thuận tình ly hôn
- Ly hôn theo yêu cầu của một bên (Cách gọi khác là đơn phương ly hôn)
Ly hôn thuận tình là trường hợp cả hai bên đều đồng ý kết thúc hôn nhân và thống nhất các vấn đề liên quan như quyền nuôi con, chia tài sản và nợ chung. Cả hai vợ chồng yêu cầu Tòa án Công nhận thuận tình ly hôn dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên. Đối với trường hợp này, bạn cần sử dụng mẫu đơn xin ly hôn thuận tình, được cung cấp bởi tòa án hoặc các cơ quan pháp lý.
1732154627579.png


Nội dung cơ bản của đơn ly hôn thuận tình:

  • Thông tin cá nhân của hai bên (họ tên, ngày sinh, nơi cư trú).
  • Nội dung thỏa thuận về quyền nuôi con, cấp dưỡng, và chia tài sản.
  • Lý do ly hôn: Nêu ngắn gọn, không cần quá chi tiết nhưng phải trung thực.
Ly hôn đơn phương xảy ra khi một trong hai bên không đồng ý hoặc không hợp tác. Căn cứ để Tòa án thụ lý giải quyết là việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.Trong trường hợp này, bạn cần nộp mẫu đơn ly hôn đơn phương, với nội dung cụ thể hơn để thuyết phục tòa án xem xét và giải quyết.
1732154790282.png

Nội dung cần có trong mẫu đơn ly hôn đơn phương:


  • Thông tin về nguyên đơn và bị đơn (tên, địa chỉ, nghề nghiệp).
  • Nguyên nhân dẫn đến ly hôn: Ví dụ, bạo lực gia đình, vi phạm quyền chung thủy, hoặc các lý do khác.
  • Yêu cầu cụ thể: Quyền nuôi con, phân chia tài sản, giải quyết nợ chung.
  • Chứng cứ kèm theo: Hóa đơn, tài liệu, chứng cứ (nếu có).

2. Các quy định của luật về ly hôn cần lưu ý​

1. Chồng không được ly hôn, không được Tòa án thụ lý giải quyết ly hôn nếu:
- Người vợ đang mang thai, sinh con (Không phân biệt đó là con của ai)
- Người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuôi (Không phân biệt đó là con ai)
2. Mức án phí ly hôn
Theo quy định, nếu vụ việc của bạn không có tranh chấp về tài sản thì thường là 300.000 đồng. Trường hợp tranh chấp hay yêu cầu của bạn có tài sản thì mức án phí có thể cao hơn.
3. Con dưới 36 tháng tuổi, khi ly hôn thì ai có quyền nuôi con?
Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
4. Như thế nào được xác định là hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, "hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” là thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không có tình nghĩa vợ chồng, ví dụ: vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; vợ, chồng sống ly thân, bỏ mặc vợ hoặc chồng;
b) Vợ, chồng có quan hệ ngoại tình;
c) Vợ, chồng xúc phạm nhau, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, tổn thất về tinh thần hoặc gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe của nhau;
d) Không bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển.

#NTH
 

Đính kèm

×
Quay lại
Top Bottom