Trước cái mặt hằm hằm như muốn giết người của nó, anh giật mình. Nó tự đắc vì đã dọa được anh. (sau này nghe mấy đứa bạn kể lại mới biết, a giật mình không phải vì cái mặt muốn giết người của nó mà vì… dưới tác động của cái bánh mì quá nhiều tương ướt làm mặt nó đỏ ửng, mắt rơm rớm nước, cộng thêm cái ánh mắt đỏ quạch vì tức của nó làm nó nhìn như vừa khóc lóc rất thẳm thương (tội nghiệp bà chị)).
- - Ông nhờ N nói j với tôi? Nếu muốn sao không dám nói thẳng với tôi. Ông hèn thế.
Anh giật mình nhìn nó.
- - N nói j?
- - Không cần giả nai. Loại con trai như ông tôi khinh.
Nói oy nó anh dũng quay đi về chỗ. Không thèm đoái hoài tới người tự cao tự đại đó nữa.
Sau ngày ấy, tình cảm của nó và anh càng ngày càng xấu. Nó tránh gặp anh ở mọi nơi, nếu không tránh được thì cố gắng lơ đi như không khí. Còn anh… cũng không biết từ bao h anh hùa theo mọi người khinh bỉ, dè bỉu nó. Nó biết, chỉ buồn, buồn vì anh k hiểu nó, buồn vì anh không đánh giá nó bằng cảm xúc của anh mà chỉ nghe lời người khác nói. Nhưng cũng chính từ lúc đó, tình cảm của nó dành cho anh thay đổi. Nó cũng không biết từ bao h nó lại để tình cảm đi lệch quỹ đạo như vậy. Từ lúc nó cố gắng tránh anh để làm cả hai đứa nó đỡ khó xử, hay từ khi nó hận anh đã không hiểu nó. Cứ như vậy, đơn thuần từ hận, đơn thuần để ý cử chỉ, hành động của anh, đến cách cư xử của anh đối với người khác. Và nó nhận ra những điểm khác biệt của anh. Anh không đẹp trai, cũng không quá xuất sắc. Nhưng anh có nụ cười rất đẹp, khi anh cười sẽ lộ ra má lún đồng tiền – làm nó chao đảo. Anh đối xử tốt với mọi người – chỉ trừ nó. Chính điều ấy làm nó rất ghen tỵ. Nó ước có thể quay lại khi 2 người mới quen, có thể khi đó anh khinh bỉ nó phải đi cửa sau vào lớp nhưng ít nhất anh cũng không nhìn nó với ánh mắt quái vật như thế này.
Khi đó, nó vô tình được phân ngồi cùng bàn với anh. Nó ngồi đầu bàn, anh ngồi thứ 3, chắc nó chẳng để ý tới anh đâu nếu không có ch.uyện ấy… Đến ngày thứ 2, cậu bạn ngồi cạnh không chịu ngồi với “con quái vật” - theo như mọi người gọi cho nó. Cậu bạn đó sống chệt nhảy lên bàn trên ngồi như sợ ngồi với nó sẽ bị bệnh dịch hoặc sẽ có 1 loại virut khinh khủng nào đó xâm nhập. Nó buồn nhưng chỉ biết cười trừ, nó biết làm sao đây, cho cậu ta 1 trận vì dám xúc phạm tới tôn nghiêm một con nhóc tự coi là nữ hoàng – là nó, hay khóc lóc ầm ĩ vì sự ghẻ lạnh của các bạn. Chắc nhiều người rơi vào vị trí của nó cũng làm vậy đấy, nhưng nó thì… mặc kệ. Bốn năm cấp 2 nó chịu đủ sự ghẻ lạnh cùng khinh bỉ oy nên bắt đầu chai mặt. Ngày hum đó, khi chuẩn bị vào học, cho dù không vui nhưng anh vẫn ngồi cạnh nó. Nó hừ lạnh – “ít nhất có 1 thằng không sợ ôn dịch”. Nó không nhớ khi đó nó và anh nói chuyện j? Hay anh và mọi người nói chuyện j. Nhưng khi vô tình quay sang… nó nhìn thấy nụ cười của anh. Một nụ cười thuần khiết nhưng cũng mang vẻ bất cần đời. Nó thật sự khích động. Nó thích anh… Nhưng đơn giản là cái tình cảm của 1 đứa bạn thân. Không hơn k kém. Cũng chả trách được nó. Trong khi mọi người đều coi nó là ôn thần thì chỉ có anh và thằng bạn nối khố từ tấm bé của nó là cười và nói chuyện với nó – lo nó chả cảm động. Bắt đầu như vậy, nó và anh quen hơn, nó cũng hòa đồng với mọi người hơn. Và cái cậu bạn T (tên gọi tắt của nhân vật) – người từng nhất sống nhất chết không chịu ngồi với nó kia sau sự cưỡng chế cũng như khuyên răn của cô giáo đã chịu ngồi lại chỗ cũ cho dù… bàn thì chật mà tay vẫn luôn ôm lăm lăm cái cặp để chia ngăn. Bây h nghĩ lại thấy hồi đấy thật trẻ con hết mức.
Rồi lớp nó được chuyển lên vị trí tốt hơn, đi học chúng nó không phải chui rúc vào tận xó trường nữa. Nó không ngồi cùng bàn với anh nữa. Nó ngồi bàn trên, anh ngồi bàn dưới. Nó ngồi cùng cô bạn dễ thương tên là H và 1 cô bé nữa tên D. Hai người bạn mới chơi khá hay. Tính cách các bạn có thể ở các trường lẻ trong huyện nên rất đơn thuần, trong sáng. Cũng nhờ hai người bạn nè, nó quen được với nhiều bạn khác hơn – trong đó có cô bạn từng bị nó lườm cho cháy tóc. Nó thích những người bạn mới nè, thích cuộc sống của họ, thích những câu chuyện họ kể và mơ ước về cuộc sống yên bình của họ. Trong thế giới của nó, từ khi nó biết nhận thức đã đầy rẫy đau khổ cùng lừa dối. Tình yêu, tình thương bị san sẻ; sự thù hận, ghen ghét; và cả sự “tròn trách nhiệm” mà như chị gái nó nói. Nó ước mơ có gia đình đơn thuần như các bạn, nó ước mơ sự quan tâm của gia đình như kiểm tra việc học của nó hay hỏi nó những câu chuyện ở trường lớp chứ không phải việc cứ nhìn thấy nó lại hỏi “ Có thiếu tiền không?”. Nó chán cái cuộc sống ấy, nó mệt mỏi, nó thất vọng. Với một con người từ nhỏ đã có lòng tự tôn cao như nó vậy mà… chỉ sau 1 đêm nó mất tất cả, mất gia đình mà nó luôn yêu thương, tin tưởng, mất các anh chị em mà nó luôn tôn thờ. Nó có cảm giác như cả thế giới bỏ rơi nó, nó quằn quại, chạy quanh trong cái mê cung không thể nhìn thấy đường ra. Nó sa lầy từ lúc ấy. Cái vũng bùn nó ngã xuống không đủ sâu để nhấn chìm nó, nhưng để lại vết dơ để cả đời nó không thể xóa nhòa.
Những năm tháng cấp 2 của học sinh có thể gọi là cuộc sống thiên đường, nhưng đối với nó là địa ngục. Mới vào trường nó được nâng đỡ rất nhiều với cái mác con ông cháu cha, nên các thầy cô giáo cũng không dám động tới nó. Năm lớp 6 qua đi yên bình trong cuộc sống của nó. Tới năm lớp 7, cái năm định mệnh của nó, bố nó về hưu, thầy cô giào nhìn nó với ánh mắt khác. Rồi nó lại phát hiện ra cái bí mật tồi tệ về gia đình nó. Cái gia đình nó coi là yên ấm, hạnh phúc của nó. Nó tự hòa đi kheo khắp nơi nhà nó có 7 a chị em, đều yêu thương nó tuột bậc. Vậy kết quả là gì? Hai anh chị ở với nó là con riêng của mẹ nó với người khác. Còn bốn anh chị ở với bố nó cũng không cùng bố mẹ với nó. Trong hoàn cảnh này mọi người làm sao nhỉ? Khóc lóc, ủ rũ hay vẫn tự mỉm cười tự an ủi “K sao. Dù sao mọi người vẫn yêu thương mình”.
Nó chọn cách cuối, tự an ủi bản thân và vẫn sống tốt cho tới …. 1 ngày. Nó lấy được quyển nhật kí của chị nó khi chị nó 17 tuổi. (Khi đó nó 4 tuổi nha). Trong nhật kí là những trang đầy nước mắt của chị nó về cuộc sống cũng như những ước mơ rất chi viển vông của tuổi học trò. Nhưng thà nó không biết, thà nó không tò mò, không đọc thì chắc nó không tổn thương như vậy. “… Nhìn em lớn, nhìn em cười mà lòng chị đau như cắt. Chị xin lỗi vì không thể cho em là 1 thành viên trong gia đình 3 người nhà chị. Nhưng với những j bác (chị gọi bố nó bằng bác, sau này nó lớn thì mẹ bắt a chị gọi bố nó bằng bố) đã làm cho nhà chị, chị sẽ làm tròn trách nhiệm của một người chị với em…”. Đây là tâm tình của chị gái cùng mẹ khác bố của nó nói với đứa e gái mới toét mắt. Không sao, nó còn các anh chị cùng bố khác mẹ với nó cơ mà.
Cũng vào năm đấy, bà nội nó mất, người bà gầy gò, da đen xạm mà nó chỉ gặp có 4 lần, lần nào gặp cũng nắm tay nó và im lặng ấy. Bà 91 tuổi rồi, nó không gặp bà nhiều, cũng không hiểu về bà, nhưng qua lời bố mẹ kể, đó là một người bà tốt. Nó từng tưởng tượng bà nó là người có mái tóc bạc phơ, hay kể chuyện cổ tích cho trẻ con nghe (sau này nó mới biết đó là chuyện thật viển vông). Nếu không phải năm lớp 2, một người a trai cùng bố với nó mất – cũng là người nó yêu thương và chiều chuộng nó nhất. Thì chắc nó không biết nó có 1 người bà. Ngày bà ra đi, trời nắng lắm, nắng trải vàng khắp mọi nẻo đồi, nó hớt hải theo mẹ vào gặp mặt bà lần cuối, nhưng vẫn không kịp. Nó nhớ rõ lắm cái ngày ấy, nó không khóc, cũng không cười, chỉ im lặng ngồi một mình ở gian nhà bên cạnh. Căn phòng ấy nhiều bánh kẹo, hoa quả lắm nhưng nó không được ăn đâu. Mẹ không cho nó động vào cái j cả. Bắt nó ngồi yên đấy thôi, rồi mẹ đi đâu mất. Không ai để ý tới nó, cũng chẳng ai đoái hoài xem nó thế nào. Nó ngồi im lặng ở đó cả buổi sáng. Chính trong thời khắc đó nó mới biết nó lạc lõng tới mức nào. Quê nội nó đấy, cách nhà nó chắc 6 km thôi. Vậy mà nó chẳng biết gì về nơi này cả. Nó đến đây có thể đếm trên đầu ngón tay. Nó giấu những cảm xúc không diễn tả thành lời ấy đi, ngồi vô tri vô giác như vậy. Chắc nó còn ngồi tới tối nếu bố nó không vô tình đi qua. Ánh mắt mệt mỏi của ông nhìn nó làm rào cản cuối cùng trong lòng nó sụp đổ. Khi ông bước chân vào, đầy quan tâm hỏi nó đã ăn j chưa, nó không kìm ném được cảm xúc mà òa khóc. Nó vẫn là 1 đứa trẻ. Nó sợ… sợ lắm. Ông không nói gì nhưng nó biết ông xúc động, khéo mắt ông còn đọng 1 giọt nước.
- - Con ăn j chưa?
Nó lắc đầu. Ông lấy bánh và hoa quả cho nó nói ăn tạm đi cho đỡ đói.
- - Khăn tang của con đâu? Phải đeo vào chứ.
Lời ông nói dịu dàng thế, vậy mà còn sắc hơn dao đâm vào tim nó. Từ tối qua vào đây nó đâu có khăn tang. Mẹ nó cấm không cho nó đeo khăn tang. Là bà nó mất đấy, bà nội thật chứ không đùa đâu. Nhưng nó không được đeo khăn tang đơn giản vì nó là con vợ lẽ. Nó chỉ là con vợ lẽ mà thôi. Nó khóc như chưa bao bao h được khóc. Mãi mới thốt được ra câu trong tiếng nấc nghẹn ngào.
- - Mẹ… Mẹ … không … cho … con … đeo.
Bố nó lặng người. Một người đàn ông hơn 60 tuổi. Lần thứ 2 nó thấy ánh mắt ông đau đớn như vậy. Lần đầu là khi anh nó mất. Nó không nói j nữa, chỉ nghẹn ngào khóc. Bố nó bảo 1 người anh họ lấy khăn tang, tự tay ông buộc cho nó. Rồi vỗ vai nó ông đi ra ngoài. Nó ngồi ăn đồ ăn ông chuẩn bị cho nó, bánh ngon lắm, hoa quả tươi lắm vậy mà nó không nuốt nổi. Nó cứ như vậy khóc. Nó cũng không biết nó khóc bao lâu. Nó chỉ nhớ khi mẹ nó vào cho nó ăn cơm thì đã chập choạng tối rồi… (Sau này nghe bố nó nói lại, cô nó (em bố) không cho mẹ con nó đeo khăn tang. Vì gia đình họ nội không thừa nhận mẹ con nó).
Tối hôm đấy trời mưa to, không biết ông trời khóc cho một người đã rời xa thế giới hay khóc cho số phận của một con nhóc đáng thương.
Đẵng đi một thời gian, đến 100 ngày bà nó, nó theo mọi người ra mộ bà. Nấm mộ còn chưa kịp mọc cỏ, nó đau nhói lòng. Bên cạnh mộ bà là phần mộ của anh nó. Người nó yêu quý cũng yêu quý nó nhất trong bốn a chị e con bố. Nó đau xót vuốt lên phiến đá lạnh lẽo dựng trên mộ anh. Nhớ lại khoảng thời gian khi anh nó còn sống, nhớ về những lần anh làm ngựa cho nó cưỡi chỉ để dỗ cho nó ăn cơm. Trước đây nó rất lười ăn cơm lắm, chỉ thích ăn vặt, chỉ cần anh ra nhà nó, anh sẽ tìm đủ mọi cách dỗ dành nó. Nó nhớ anh gầy lắm, mỗi lần nó trèo lên lưng anh đều thấy xương vai anh nhô lên. Nhưng nó thích cảm giác ấy và có lẽ cả đời nó không bao h quên giây phút ấy. Có người con trai tình nguyện làm ngựa cho nó cưỡi chắc chỉ có anh và bố nó mà thôi. Nó nhớ anh lắm.
Bàn tay miết nhẹ lên phiến đá trơn nhẵn, cái lạnh từ ngón tay đâm thẳng vào trái tim nó. Vô hình có một lực đẩy nó từ phía sau, nó ngã rúi rụi. Nó chưa kịp quay lại đã thấy một tràng dài những lời nói mắng chửi nó và mẹ nó. Nói mẹ con nó là yêu quái, nói mẹ con nó là người hại chết anh. Nó chẳng biết nói gì, chỉ lặng người nhìn người đàn bà ấy. Một người phụ nữ mất con, phải chia sẻ tình cảm của mình với người phụ nữ khác. Bà ấy khóc, bà ấy kêu, gào. Khi đó nó còn quá trẻ để thấy được nỗi đau của người phụ nữ đó. Chính vì vậy nó rất hận bà ấy, hận người mắng chửi mẹ con nó.
Rất lâu sau này, khi nghĩ lại nó mới thấy ân hận. Bà ấy thật đáng thương. Nó thiếu nợ bà ấy một câu xin lỗi và một lời cảm ơn.
Câu chuyện cứ lần lượt xảy ra khi nó còn quá trẻ con, chưa đủ để nhận thức được mọi việc. Ảo mộng về gia đình nó trong phút chốc sụp đổ hoàn toàn, nó không biết phải tin tưởng ai? Bố mẹ nó ư? Người đã nói dối khi nó ngây thơ hỏi “Tại sao anh chị gọi bố con là bác?” hay “Tại sao anh chị họ Nguyễn còn con họ Trần?”… Hay nó nên tin tưởng anh chị nó? Người đã nói sẽ làm tròn trách nhiệm vs nó vì… bố nó đã nuôi anh chị ăn học, cho đi học đại học đàng hoàng rồi xin việc cho. Nó nên tin ai?
Cái lớp 7 ấy, cái lớp 7 dài đằng đẵng với quãng thời gian nó chưa bao h muốn có ấy.
Lên lớp 8 nó thay đổi, nó không phải cái con bé phải ngồi khóc thút thít khi cái thằng bên cạnh phát hiện ra trong giấy khai sinh của nó không có họ tên bố rồi đem đi rêu rao với cả lớp nữa. Nó kết giao với lũ bạn xấu, ăn chơi trác tang, đánh nhau, say xỉn, bar...Chả có gì nó không tham gia. Bây h khi nghĩ lại quãng thời gian ấy. Nó cũng cảm thấy mình thật ghê tởm nhưng cũng cảm thấy thật may mắn… vì ít nhất nó chưa mất đời. Dưới sự buông lỏng của cha mẹ, anh chị cũng như chả việc j phải quan tâm của cô giáo chủ nhiệm năm cấp 2 mà nó thành con quỷ ai ai cũng ghét nhưng không thiếu kẻ sợ. Bạn bè xa lánh nó, thầy cô ngày nào cũng biểu dương nó trước lớp vì thành tích bất hảo cũng như thành tích học tập … í ẹ. Nó lại học xa nhà… nên càng bất trị. Chỉ đến năm lớp 9, cuối năm, nó lấy tiền mẹ cho đóng học đi đập phá. Cô giáo nói với mẹ nó làm nó bị đánh cho tơi bời. Mẹ nó mẳng chửi, nhiếc móc, nói nó không phải con của bà… thì cơn sóng thần đã cướp đi lí trí cuối cùng của nó. Vì sao chứ? Mẹ không nhận nó là con ak? Có sao đâu. 3 năm nay nó chịu bao ấm ức, nó đâu dám nói ra. Vì cái j? Chả phải vì sự êm ấm của gia đình nó sao. Vẫn giả vờ cười cười nói nói như không biết j. Mẹ nó chả bao h hỏi thăm 1 câu con như thế nào? Bạn bè ra làm sao? Còn bố nó. Thời gian chủ yếu của ông k ở nhà nó. Nên nếu gặp nhau sẽ hỏi “ Con thiếu tiền không?”. Nó chán cái gia đình này, cuộc sống này … Nó bỏ đi.
Nó không biết nó bỏ đi được bao lâu? 3h? 4h? Nhưng nó nhớ nó bỏ đi buổi sáng thì chiều đã bị túm về khi nó đang ngồi trong 1 quán thêu truyện. Đấy là lần thứ 2 nó thấy mẹ khóc, lâu lắm rồi, sau khi bà ngoại nó mất khi nó 3 tuổi. Nó nghe chị dâu nó nói bố đã mắng mẹ ghê lắm. Chưa bao h nó thấy bố to tiếng với mẹ cả. Chính khi nó nhìn thấy giọt nước mắt của mẹ, lần đầu tiên nó mới ân hận về việc nó làm. Nó ân hận lắm. Và chắc sẽ ân hận cả đời vì ngày hôm ấy. Nhưng cũng chính ngày hum ấy gia đình nó mới biết nó biết sự thật rồi. Buồn cười thật. Sau ngày hum ấy, chuyện của nó trở thành truyện cười cho thiên hạ. Người thì nói nó bỏ nhà đi theo trai, có người còn kinh khủng hơn khi nói vì thất tình nên nó đi làm liều… (Chết cười mất. J).
Mỗi người 1 câu, 1 người 1 suy đoán mà k ai biết sự thật là gì. Cô chủ nhiệm “ tốt bụng” của nó còn đem chuyện này kể cho các thế hệ sau này nghe để học tập, cũng như mua vui. Nó biết, nhưng nó nhẫn nhịn.
Và thực tế chứng minh, nó đã trả thù bà ấy rồi. Có thể nhiều người nói nó quá đáng. Đúng. Nó rất quá đáng. Nó có thể chịu cô chủ nhiệm chửi mắng, nói nó k làm đc cái j. Nhưng nó k chấp nhận cô lấy gia đình nó ra làm trò cười cho thiên hạ. Khi lên cấp 3, con cô (học cùng nó) học chuyên của tỉnh, còn nó chỉ học trường thường. Nhưng khi lên đại học, cậu bạn ấy chỉ đỗ cao đẳng, còn nó đỗ đại học. Việc đầu tiên khi nhận được giấy báo là nó rủ ngay con bạn than cùng đỗ đại học đến nhà thăm cô giáo cũ. Nó muốn cô thấy đứa học trò bị cô ghẻ lạnh, bị cô ghét bỏ, nói chả làm được cái j, nuôi tốn cơm của bố mẹ,… nó cũng chẳng nhớ cô nói những j vs nó nữa. Đấy, đứa học trò ấy đấy, nó đỗ đại học oy. Cho dù mới đi đc một nửa chặng đường nhưng ít nhất… bố mẹ nuôi nó không tốn cơm như cô nói. Cách trả thù của nó với cô đấy. Nói nó vô ơn cũng đc, mất dạy cũng được, mà hư hỏng thì cũng chả sao. Mấy lời này nó nghe mãi tới nhàm oy.