- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Học tiếng Anh không nhất thiết chỉ tập trung vào học ngữ pháp và làm bài tập. Cái chính là phải chọn cách học hợp lý, đôi khi những công việc đơn giản hàng ngày cũng giúp ta luyện tập tiếng Anh.
Tiếng Anh là ngôn ngữ ứng dụng, và mong ước của các học viên cũng là vận dụng được vốn tiếng Anh vào công việc, cuộc sống. Với kỹ năng đọc hiểu và viết tiếng Anh, bạn chỉ cần nắm chắc từ vựng và ngữ pháp là có thể đạt được mục tiêu. Nhưng khi nói chuyện với một người bản ngữ, bạn không nghe kịp, nghe nhưng không hiểu hết, bạn biết mình sẽ nói gì nhưng không phát âm được. Dưới đây là một số kinh nghiệm có thể giúp các bạn:
1 Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh, học theo nhóm hay theo cặp là tốt nhất. Khi nói một câu tiếng Anh, chúng ta thường suy nghĩ câu nói đó bằng tiếng Việt trước, sau đó mới ráp từ tiếng Anh và dịch ra. Điều này vô tình đã là thói quen của hầu hết mọi người dẫn đến thiếu tự tin do sợ sai văn phạm. Việc nghe tiếng Anh cũng thế, chúng ta thường ngẫm nghĩ rồi mới dịch sang tiếng Việt. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn không thể nói tiếng Anh thành thục mặc dầu đã học trong một thời gian dài.
2. Hãy nối mạng. Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và quan trọng hơn cả là: giao tiếp.
3. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.
4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ. Nên hỏi lại hoặc đề nghị người nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.
5. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói tiếng Anh. Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi, tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.
6. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói theo các chủ điểm đó. . Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển). Cảm nhận, so sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
Sự khởi đầu sớm là khôn ngoan. Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Bạn hãy phấn khích lên! Chúc bạn thành công!
Tiếng Anh là ngôn ngữ ứng dụng, và mong ước của các học viên cũng là vận dụng được vốn tiếng Anh vào công việc, cuộc sống. Với kỹ năng đọc hiểu và viết tiếng Anh, bạn chỉ cần nắm chắc từ vựng và ngữ pháp là có thể đạt được mục tiêu. Nhưng khi nói chuyện với một người bản ngữ, bạn không nghe kịp, nghe nhưng không hiểu hết, bạn biết mình sẽ nói gì nhưng không phát âm được. Dưới đây là một số kinh nghiệm có thể giúp các bạn:
1 Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh, học theo nhóm hay theo cặp là tốt nhất. Khi nói một câu tiếng Anh, chúng ta thường suy nghĩ câu nói đó bằng tiếng Việt trước, sau đó mới ráp từ tiếng Anh và dịch ra. Điều này vô tình đã là thói quen của hầu hết mọi người dẫn đến thiếu tự tin do sợ sai văn phạm. Việc nghe tiếng Anh cũng thế, chúng ta thường ngẫm nghĩ rồi mới dịch sang tiếng Việt. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn không thể nói tiếng Anh thành thục mặc dầu đã học trong một thời gian dài.
2. Hãy nối mạng. Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và quan trọng hơn cả là: giao tiếp.
3. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.
4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ. Nên hỏi lại hoặc đề nghị người nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.
5. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói tiếng Anh. Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi, tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.
6. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói theo các chủ điểm đó. . Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển). Cảm nhận, so sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
Sự khởi đầu sớm là khôn ngoan. Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Bạn hãy phấn khích lên! Chúc bạn thành công!