Kênh đầu tư mới cho các bạn sinh viên tài chính học hỏi

Chia sẻ kinh nghiệm giao dịch Vàng, Forex (phần 1)


Xin post lại loạt bài viết của 1 trader trong nghề, bài viết này đã khá lâu nhưng rất đáng để đọc và nghiền ngẫm :


Bản thân tôi chính thức bước vào nghiệp trader kể từ năm 2005, kể từ đó cuộc sống chuyển sang bước ngoặc mới và thay đổi nhanh chóng.

Sau 8 năm đi làm miệt mài, tích góp một số vốn và kinh nghiêm, bắt đầu khởi nghiệp năm 2000…công việc làm ăn phát đạt cho tới năm 2005, trong tay tôi có thể nói đã tạo dựng được đầy đủ nhà cửa, xe hơi, tiền bạc…một cuộc sống thật TUYỆT VỜI.

Nói về lĩnh vực tài chính nói chung, và giao dịch chứng khoán, tiền tệ, hàng hóa nói riêng….là những sở thích đam mê bắt đầu từ năm 1996. Và kể từ 1998, khi Việt nam bắt đầu có internet, tôi may mắn được tiếp cận internet và tìm tòi học hỏi về các thị trường chứng khoán, futures, options, forex thông qua mạng internet. FA & TA càng đọc, càng học…càng say mê. Ít nhất là 12h/24h tôi ngồi trên máy để đọc….suốt mấy năm liền.

Năm 2005, nghĩ là mình đã học, đã đọc và đã biết nhiều…..tôi đã mạnh dạng mở tài khoản đầu tiên (20k), sau 5 ngày…..cháy. Cay cú, nạp thêm tiền và nghĩ rằng do mình …TÂM LÝ YẾU…vì lệnh thắng nhiều hơn mà. Lần này kéo dài được gần 2 tuần, với tỷ lệ thắng thua 8/2…kết quả chỉ còn lại $2,700 trong tài khoản/ tổng số tiền $38,000.

Quyết tâm đóng tài khoản, mở tài khoản mới. đăng ký thêm những lớp học online, mua EA, mua chiến lược, mua sách….tất cả những gì có thể phục vụ cho mục đích vừa để trade thành công, vừa học để trở thành TRADER CHUYÊN NGHIỆP.

Công việc kinh doanh bỏ bê, công trình đang thực hiện bỏ bê, cơ sở sản xuất bỏ bê…giao lại toàn bộ cho nhân viên…..cho tới cuối năm 2006……số tiền vay để bỏ vào fx đã hơn 250K.
Trang trại nuôi trồng thất bại, khách hàng mất, công trình không đòi được nợ……………Bán xe, bán trang trại, thu hẹp xưởng sản xuất……..Dồn tiền tập trung vào công trình, vào sản xuất..nhưng quá muôn rồi…………..năm 2008, thật sự rơi vào khó khăn….căn nhà 300m2 trị giá hơn 10 tỷ vào cuối năm 2007……không đáng giá hơn 4 tỷ bạc năm 2009.

Kết cục do đâu ? Do Fx 1 phần, nhưng hệ lụy của FX mới là lớn.

Nhưng tại sao do Fx ? chính hơn là do mình, và có thể nói sau thời gian cay cú vì thua trong fx, mong muốn gỡ lại càng nhiều càng tốt, tôi đãcố gắng tìm hiểu nguyên nhân vì sao mình thua, trong khi tỷ lệ thắng nhiều hơn?……..Và sau đó tôi đã mỉm cười, không còn cay cú như lúc trước nữa……………Các biết tại sao không ? đó là tất cả do quan niệm sai lầm của mình, do tính tham lam thiếu cơ sở, do trade vô tổ chức, thiếu tính kiên nhẫn, và sau cùng và trên hết là……làm việc trong lĩnh vực đầy rủi ro mà lại thiếu kỹ năng QUẢN LÝ VỐN.

Nói đến vấn đề thế nào là nên kiên nhẫn, thế nào là nên có kỷ luật, thế nào là quản lý vốn….có lẽ đã nghe nhắc đến nhiều, trader nào cũng nghe nói và biết…..nhưng để hiểu được và áp dụng được nó là một quá trình và quá trình đó hoàn toàn liên quan tới ‘SỰ TRÃI NGHIỆM’ và từ đó mới có thể nói tới hai từ ’TÂM LÝ’ trong trading.

Và để nói rõ những vấn đề này, để các bạn có thể cùng trãi nghiệm, tôi sẽ tiếp tục phục vụ các bạn bằng những bài viết cụ thể cho từng kỹ năng mà các bạn cần phải có để thành công trong nghiệp trading(không phải làm giàu).

VẤN ĐỀ VỀ NHÀ ĐẦU TƯ & CÁI GỌI LÀ’NHÂN VIÊN TƯ VẤN’

GỌI LÀ’NHÂN VIÊN TƯ VẤN’ :

Hôm trước có dịp tình cờ tiếp xúc một anh bạn trẻ(chắc tầm 8x) cũng không biết và không hiểu anh ta tham gia trong lĩnh vực này bao lâu và thành công thất bại như thế nào, nhưng nghe anh ta luyên thuyên nói là biết rất rành về thị trường này, đã đọc và biết hết tất cả ’tuyệt kỹ’ trên thế giới (vớ vẫn), nào là thuật toán này, mô hình kia…v.v…., tôi có hỏi nhỏ anh ta vậy anh ta đã đọc cuốn Price Patterns của Martin Pring chưa ? anh ta nói là hồi nãy giờ anh ta nói về Haramonic Patterns rồi còn gì ? (thật là nực cười). Kiểu cách tuyên bố là mình biết hết trong lĩnh vực này của anh ta, nếu xem như là cùng nghề trader với nhau, thì thật sự tôi cảm thấy thương xót cho anh ta, còn nói về quan hệ xã hội, tôi cho là anh này…bị ảo tưởng nặng.

Và đa số những bạn trẻ gọi là ‘tư vấn tài chính’ mà chúng ta nói đến, có lẽ các bạn cũng có niềm đam mê, khao khác thành công, muốn thể hiện mình……..nhưng cho phép nói một câu…các bạn quá liều lĩnh, liều hơn những gì ngoài tầm kiểm soát của chính mình. Mà chính cái liều tưởng như vô hại, chính cái suy nghĩ mà các bạn cho là các bạn đã biết nhiều…vô hình dung các bạn đã đánh mất mình và gây ra bao nhiêu hoàn cảnh dỡ khóc dỡ cười, nhà tan cửa nát, sự nghiệp tiêu tan(bản thân tôi đã biết và tiếp xúc hơn 16 trường hợp rơi vào hoàn cảnh như nhờ tư vấn trade giúp, để rơi vào cảnh cháy hay gần cháy tài khoản).

Và qua đây, với kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực này, và những trãi nghiệm thất bại của chính bản thân mình, tôi cũng muốn có đôi lời với các bạn gọi là ’nhân viên tư vấn’ : Các bạn đừng bao giờ liều lĩnh ngoài tầm kiểm soát của chính mình. Các bạn có khát vọng, có niềm đam mê, vậy hãy thể hiện niềm đam mê đó bằng cách học hỏi thêm, học hỏi không ngừng để càng ngày càng thể hiện bản lĩnh và trí tuệ của cái gọi là ‘nhân viên tư vấn’.

TRADER SẼ KHÓ MÀ THÀNH CÔNG CHỈ BẰNG NHỮNG CHỈ SỐ, CHỈ BẰNG NHỮNG MÔ HÌNH MÀ CÁC BẠN CHO LÀ MÌNH BIẾT(mặc dù giữa biết và hiểu để ứng dụng hoàn toàn một trời một vực). ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ TRADER TƯ HỎI MÌNH ĐÃ THẬT SỰ HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG CHƯA ?

Và cụ thể hơn, các bạn đừng bao giờ trade giúp cho những tài khoản có giá trị lớn hơn số tiền thu nhập của các bạn hàng tháng. Và nếu có lỡ vào lệnh gây nguy hiểm cho tài khoản khách hàng, thì cố gắng giúp đỡ họ bằng mọi giá có thể, đừng nên đem vấn đề của người từng nuôi sống cho mình và nuôi sống cho cả công ty của mình ra bêu rếu, cười đùa, đó là hành động có thể nói là …….VÔ ĐẠO ĐỨC VÀ VÔ ƠN. Mà nếu có 2 cái ‘VÔ’ này thì tốt nhất nền tránh xa lĩnh vực có liên quan tới tài chính.

Và khi vào lệnh, nhớ có target và STOPLOSS.

Nói đến vấn đề STOPLOSS và TÂM LÝ trong trading, tôi sẽ có bài phân tích rõ hơn.

NHÀ ĐẦU TƯ :

Tôi cũng có dịp đọc được một số bài quảng cáo trên mạng, là chiến lược này, chiến lược kia…đem lại thu nhập hơn 10%/tháng. Tài khoản 5k, sau 1 tháng thành 17k(chúc mừng chiến lược của bạn rất thành công và cũng đáng trách cho lời quảng cáo của bạn – nếu bạn là 1 trader thực thụ).

Lý do ? Tôi sẽ có bài phân tích cặn kẽ lý do tại sao.

Ông bà ta có câu ‘tiên trách kỷ, hậu trách nhân’ và hoàn toàn đúng như vậy đối với các nhà đầu tư đang bị thua lỗ, cháy tài khoản khi nhờ cái gọi là ’nhân viên tư vấn’ trade giúp.
Tiền tài sự nghiệp của các vị đã dễ dàng trao vào tay những người non về tuổi đời lẫn tuổi nghề một cách quá dễ dãi.

Rõ ràng các vị là những người lớn tuổi, có sự thành công nhất định trong xã hội với kinh nghiệm sống phong phú nên mới có những khoản tiền lớn như vậy để đầu tư. Nhưng rất tiếc, sự đầu tư lần này của các vị đã tính toán sai, phạm một sai lầm nghiêm trọng, hớ hênh đáng trách.

Với kinh nghiệm sống và sự từng trãi của mình, các vị có tin là có lĩnh vực đầu tư đem lại lợi nhuận lớn hơn 20% đều đều mỗi tháng mà không tiềm ẩn rủi ro cao bằng hoặc cao hơn số tiền kỳ vọng kiếm được ? và khoản đầu tư của mình, hay có thể nói là gia sản của mình lại đầu tư quá dễ dãi.

Do đó, nếu đam mê lĩnh vực này, có lẽ các vị nên tìm hiểu sâu hơn và tự mình quyết định các hạng mục đầu tư cho chính mình.

NẾU BÂY GIỜ MỘT AI ĐÓ HỎI TÔI ‘ TRADE CÓ DỄ KHÔNG ?’, TÔI CÓ THỂ THẲNG THẮNG TRẢ LỜI ‘TRADE RẤT DỄ’

CÒN NẾU HỎI TÔI ‘TRADE LÀM GIÀU ĐƯỢC KHÔNG’, TÔI CŨNG CÓ THỂ TRẢ LỜI ‘ĐƯỢC VÀ RẤT ĐƯỢC, NHƯNG TỐT HƠN HẾT LÀ QUA CASINO……SẼ KÉO DÀI HƠN THỜI GIAN’

VÀ SAU CÙNG, TÔI ĐÚC KẾT LẠI MỘT CÂU LÀ TRADE KIẾM SỐNG THÌ ĐƯỢC VÀ TRADE CŨNG RẤT DỄ, VỚI ĐIỀU KIỆN…………………….

Tác giả : FOREXNGO
 
Chia sẻ kinh nghiệm giao dịch Vàng, Forex (phần 2)


Không giống như các thị trường vốn và trái phiều, thị trường tiền tệ giao ngay(Forex market) mang yếu tố đầu cơ là chủ yếu, mà không được sử dụng như kênh đầu tư trung gian. Các giao dịch trong thị trường tiền tệ giao ngay được thực hiện như chức năng kinh doanh quốc tế.


Ví dụ như các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta xuất hàng đi nước ngoài sẽ phải trả bằng USD hay các ngọai tệ khác, trong khi phải trả lương và chi phí trong nước bằng VNĐ, vì vậy đồng USD khi nhận về sẽ được quy đổi sang VNĐ. Ngân hàng sẽ thực hiện vai trò này với một tỷ giá được ấn định công với 1 khoản chên lệch là khoản lợi nhuận của ngân hàng (khoản chênh lệch này chúng ta hay gọi là SPREAD). Do đó, nếu nhân rộng lên mức quy mô toàn cầu, chúng ta dễ dàng hiểu được yếu tố đầu cơ của thị trường này với mức độ giao dịch kinh khủng trên 2,500 tỷ USD/ngày.

Nói thẳng ra, các doanh nghiệp thực sự không quan tâm nhiều đến các chi tiết phức tạp này, như cách xác định tỷ giá, tỷ lệ mark-up của ngân hàng. Nói rõ hơn Ngân hàng chính là nơi thực hiện các động thái này và là nơi điều phối các giao dịch, do đó ngân hàng rất dễ dàng tính toán, hoán đổi các lượng cung tiền của mình với các ngân hàng nước ngoài hay chi nhánh của ngân hàng ở nước ngoài đối với mỗi loại tiền ngân hàng thực hiện cho các doanh nghiệp.

Tóm lại, chức năng như một doanh nghiệp, ngân hàng mua ngoại tệ tại mực tỷ giá nhất định, sau đó cộng thêm mức lời(spread) trước khi bán lại cho khách hàng. Do đó,vì đây là một kênh kiếm lợi nhuận khác của ngân hàng, các ngân hàng sẽ có bộ phận chuyên kinh doanh tỷ giá trong tương lai của tiền tệ mà chúng ta gọi là trader của ngân hàng(giống các bạn, cũng trade tiền cho chính mình, heheh). Vì các ngân hàng có nhiều kênh thông tin hơn, có sự hiểu biết hơn, nhạy cảm hơn và có nguồn vốn vô tận hơn, và có nhiều chức năng hơn do đó khi ngân hàng đưa ra một tỷ giá của một loại tiền nào đó cho doanh nghiệp, đồng thời ngân hàng cũng thực hiện trạng thái hedge lệnh cho tới khi thấy rõ vị thế nào có lời hơn. Do đó tiền trình này giúp cho ngân hàng kiếm lợi nhuận béo bỡ.

Nhưng không may là, vấn đề thực hiện tái thanh khoản của ngân hàng cho một số lệnh nhất định trong trường hợp nào đó không thể thực hiện. Đó chính là lý do mà thị trường tiền tệ mở rộng cho các thành phần ngoài ngân hàng tham gia vào thị trường. Trước đây chỉ cho phép những quỹ lớn tham gia, nhưng sau đó do sự phát triễn nhanh chóng của thị trường, nên đã mở rộng cho mọi đối tượng, trong đó có những brokerage, ECNs(Electronic Communications Networks) phục vụ cho các trader nhỏ lẽ như Adamo, Tamtai, Cubi, NVHa, GK, HTS, Damour, forexngo.v.v…………(heheh!!!. Đùa cho vui hy vọng các bạn không phật lòng, còn nếu không đồng ý, các bạn có thể thẳng thắng yêu cầu xóa tên ra khỏi bài viết.)
Lý do mở rộng như vậy, vì các ngân hàng muốn có nhiều đơn hàng hơn trong thị trường, và để các ngân hàng dễ kiếm lợi nhuận hơn và để tăng tính thanh khoản hơn. Vì các nhà đầu tư nhỏ lẻ thiếu kinh nghiệm hơn, thiếu vốn hơn…và dễ ăn hiếp hơn.(kakakka)

Nếu với sự mở rộng như vậy thì thị trường sẽ hoạt động như thế nào và cấu trúc của thị trường ra sao? Chúng ta thử tìm hiểu thêm.

CÂU TRÚC THỊ TRƯỜNG

Chúng ta biết là thành phần dẫn dắt giao dịch của thị trường FX mà chúng ta thường nghe nói đến như một tổ chức đó là thị trường LIÊN NGÂN HÀNG(INTERBANK). Interbank Không phải là một THỊ TRƯỜNG giống như những gì chúng ta hay lầm tưởng, mà nó là một tập hợp của các thỏa hiệp giao tiếp giữa các ngân hàng trung ương lớn nhất trên thế giới thông qua EBS(Electronic Blue sheet). Có thể hiểu nôm na là hệ thống kết nối hiển thị các báo giá tỷ giá của các thành viên LIÊN NGÂN HÀNG. Do đó, không nên hiểu EBS là một market hay market maker, mà chỉ là một ứng dụng thông báo các tỷ giá của các ngân hàng.

Thành phần thứ 2 trong thị trường Fx chính là cá nhân các ngân hàng. Ngân hàng của bạn có thể báo tỷ giá cho bạn, do đó các doanh nghiệp hay cá nhân sẽ lệ thuộc vào tỷ giá của chính các ngân hàng. Nếu tỷ giá ngân hàng này cao hơn, thì doanh nghiệp có thể chuyển qua ngân hàng khác có tỷ giá thấp hơn để giao dịch.

Chi nhánh của các ngân hàng này sẽ là thành phần thứ 3 trong thị trường, và đó cũng một phần chính là các broker như FXPro, FXCM…, các broker này muốn kết hợp làm chi nhánh của ngân hàng với mục đích là nguồn thanh khoản cho các broker.

Phần lớn các Broker chỉ ký với một ngân hàng duy nhất, với thỏa thuận là ngân hàng sẽ đồng ý cung cấp thanh khoản cho broker với điều kiện chỉ khi nào ngân hàng có thể thực hiện hedge lệnh đó trên EBS(đương nhiên với khoản chênh lệch SPREAD). Vì lượng giao dịch thực hiện hàng ngày rất lớn do đó SPREAD rất rẻ và cạnh tranh.

Các brokers forex hoạt động giống như một Casino. Đa số khách hàng của broker không hiểu biết nhiều và thiếu rất nhiều kỹ năng….do đó thua trên thị trường này là điều tất yếu. Do có thể thiết lập được hệ thống SPREAD, cùng một số lợi nhuận nhất định cho platform của mình, đã đem lại cho các broker một khoản lợn nhuận khổng lồ. Và đương nhiên, các broker cũng thiết lập hệ thống khớp lệnh tự động, thực hiện theo nguyên tắc NGƯỜI NÀY THẮNG, THÌ SẼ CÓ NGƯỜI KIA THUA, và cứ thế họ ăn SPREAD. Và khi có trường hợp mất cân đối xảy ra trong các lệnh giao dịch của khách hàng, broker sẽ chuyển lệnh cho các ngân hàng để đảm bảo thanh khoản.

Và đây cũng chính là điều kiện cho các nhà đầu cơ tận dụng cơ hội ký kết với các broker. Vì chỉ có broker mới biết được vị thế khách hàng, khối lượng giao dịch….

ECN hoạt động tương tự như các ngân hàng, nhưng vẫn tồn tại trong dạng các broker. Thường một ECN sẽ ký với rất nhiều ngân hàng cho mục đích đảm bảo thanh khoản. Tuy nhiên, thay vì hệ thống tự khớp lệnh, họ sẽ tự ôm những lệnh này không thanh khoản với ngân hàng.

HỆ THỐNG GIAO DỊCH

Với thị trường hơn 2,500 tỷ USD/ ngày, thì không có lý gì tính thanh khoản không có, nhưng có một điều chúng ta phải hiểu là khi có một lệnh buy, thì bắt buộc phải có 1 lệnh sell đối ứng xảy ra, thì giao dịch mới có thể thực hiện. Khi có lệnh với lượng giao dịch quá lớn cho một mức giá nhất định, giá sẽ dịch chuyện tới những mốc giá có lượng lệnh treo vừa đủ với khối lượng lệnh đó để khớp lệnh(mà ta hay gọi là open interest). Do đó, trong giao dịch nếu chúng ta biết được thông tin open interest, có lẽ chúng ta sẽ thành công trong giao dịch. Mỗi khi chúng ta thấy giá dịch chuyển 1 pip, điều đó có nghĩa là một lệnh đã được thực hiện đối ứng với lượng open interest đối ứng chờ tại mức giá hiện tại. Ngoài ra không có bất cứ cách nào làm cho giá dịch chuyển.

Như đã nói ở trên, các ngân hàng báo tỷ giá mua bán phù hợp của mình trên EBS và phải hiểu là các ngân hàng không có trách nhiệm thực hiện giao dịch nếu họ không cảm thấy giao dịch đó đem lại lợi nhuận tốt nhất cho họ. Không có chuyện “làm giá” trong hệ thống LIÊN NGÂN HÀNG”, mà chỉ có các nhà đầu cơ và các hedgers.

Như vậy rõ ràng không có chuyện làm giá trong thị trường này. Và vấn đề co giãn của spread là không thể tránh trong các hoạt động giao dịch này.

VỀ VẤN ĐỀ ĐÂU CƠ

Có lẽ chúng ta cũng nghe nói nhiều tới câu Trading là trò chơi có kết quả tổng giao dịch bằng 0(Zero Sum Game), và hoàn toàn là đúng như vậy. Vì bản thân trong Trading không tạo ra bất cứ sản phẩm nào. Nếu có một người đặt lệnh bán thành công, thì ắt sẽ có người mua, do đó nếu giá lên hay xuống thì sẽ có một người thắng, và người còn lại sẽ lỗ. Trong thị trường Forex thể hiện rõ vấn đề này, nên về mặt lý thuyết sẽ không ảnh hưởng gì tới trader nói riêng. Nhưng có một số tình huống nhất định, sẽ ảnh hưởng đến Trader…Đó là Tin.

Chúng ta thỉnh thoảng nghe nói tới broker, hay ngân hàng ăn gian…bằng cách họ rút lệnh của mình, để làm tăng spread và nhảy lệnh. Và thật sự họ thường làm như vậy trong những lý do rất đặc biệt, mặc dù họ không nhằm vào bật cứ lệnh của trader cụ thề nào. Đó là khi có tin cực kỳ quan trọng.

Trước khi ra tin, một số trader đã vào lệnh chờ mong là thị trường sẽ biến động theo đúng xu hướng của mình để kiếm lời. Khi tin đã ra và mọi người đều biết, Các ngân hàng trong hệ thống INTERBANK sẽ tháo những lệnh đầu cơ của họ ra vì họ sợ và không muốn bị lỗ không đáng có.

Các trader thiên về PTKT cũng vậy, cũng tháo bỏ các lệnh hiện hữu(vì đa số các trader PTKT rất kinh nghiệm với việc tránh vào những lệnh trước hay sau tin trong khoản thời gian nhất định của tin quan trọng.)

Các hedge fund và các trader theo PTCB đã vào trạng thái lệnh hay đang chờ đợi sau khi tin ra sẽ khớp lệnh của họ.

Nếu vậy chuyện gì sẽ xảy ra? Lấy đâu ra thanh khoản cho những lệnh này với spread quá nhỏ?

Nên nhớ là ngân hàng chỉ cấp thanh khoản cho ECN hay broker nếu họ có thể thực hiện hedge được những lệnh này trên Interbank.(đương nhiên phải có khoản spread cho họ). Nếu như spread của Interbank tăng do thanh khoản thấp, ngân hàng sẽ phải tăng spread của mình đối với broker hay ECN là lẽ đương nhiên.

Và như vậy ECN đơn thuần không nhận spread từ ngân hàng, vì spread cao hơn mức cam kết đối với khách hàng. Các broker nào có mức spread fixed đảm bảo trong vòng vài pips sẽ phải gánh chịu rủi ro vì họ không thể hedge những lệnh này(đó là lý do tại sao đôi lúc chúng ta vào lệnh sẽ thấy không được, platform yêu cầu requote nhiều lần, hay ngắt kết nối một thời gian).

Trong khi những broker có spread linh động sẽ tự động đẩy spread lên cho phù hợp với spread từ ngân hàng còn không thì họ cũng thực hiện giống như các broker có spread fixed(ngắt kết nốt, requote..).

Vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra? Chúng ta biết sẽ có rất nhiều các lệnh chờ bị bỏ qua, biết bao nhiêu lệnh đi ngược hướng cần thoát khỏi thị trường mà không thể, và biết bao nhiêu lệnh….không thể khớp, không thể thoát, không thể chốt lời…..

Vậy có ai đủ can đảm vào thị trường lúc này để cover cho các lệnh đó không???? Chắc là không rồi! Trong vòng 5-10 giây sau khi tin ra, giá hoàn toàn đi một chiều. Và với cột giá cao ngất như vậy chính là tổng 2 mức giá. Một mức giá trước tin và một mức giá sau tin. Khoảng cách vài chục pips đó là cái mà chúng ta hay gọi là GAP.

KẾT LUẬN:

Như vậy rõ ràng mỗi lực lượng dẫn dắt thị trường tồn tại những thuận lợi & bất lợi trong đó. Do đó, tùy thuộc vào khả năng & hạn chế trong giao dịch của các bạn để tìm kiếm lợi nhuận trong thị trường này. Không may là đa số chúng ta đều thua lỗ.

Đối với những trader đánh theo tin hay đoán tin đánh, thì có thể nói là hên xui………và theo thống kê(nghiên cứu truyền miệng hơn là có con số cụ thể) có lẽ lệnh đặt tại thời điểm trước khi tin ra có volume rất lớn………nhưng không may là…..đa số lệnh đặt sai hướng thị trường.

Vậy đến đây rõ ràng là không có sự gian lận gì ở đây của các broker, mà chẳng qua chỉ là những hạn chế.

Vậy vấn đề của trader chúng ta làm gì để hưởng lợi từ thị trường này?

Có lẽ các bạn đã có những hệ thống tốt cho riêng mình, nhưng vẫn chưa khuất phục được Fx, vậy vấn đề năm ở đâu?

Tác giả : FOREXNGO
 
Chia sẻ kinh nghiệm giao dịch Vàng, Forex (phần 3)


Khi đã hiểu được cơ cấu thị trường, cách thức khớp lệnh, vị trí trader ở đâu trong thị trường và những gì tác động trực tiếp đến từng quyết định buy/sell của trader, thì rõ ràng mọi lệnh giao dịch của mình là do mình quyết định, sai hay đúng đều là do mình cả. Vậy làm sao biết được mình đúng hay sai? Tất nhiên là khi âm lệnh….là biết lệnh mình đã đặt sai hướng thị trường.


Nhưng nghịch lý và buồn cười ở chổ………KHÔNG CHÂP NHẬN CÁI SAI để thoát khỏi thị trường, mà đa số là NUÔI LỆNH….với suy nghĩ(hay đúng hơn là ao ước) giá sẽ quay đầu lại???

Có một số bạn nói nói rằng mình biết nhiều, mình biết tất cả, mình có rất nhiều hệ thống giao dịch rất tốt…..không cần stoploss??? Ok, chúc mừng bạn.

Có một số trader nói tôi không cần đặt stoploss liền vì sợ…hit stoploss…khi giá qua điểm A hay B tôi sẽ thoát lệnh…LIỆU BAO NHIÊU TRADER SẼ THỰC HIỆN ĐƯỢC CAM KẾT ĐÓ?

Thật ra khi trader có những suy nghĩ đó, có nghĩa là tự đào lỗ chôn chính mình.

Với thị trường vài ngàn tỷ USD, thành phần tham gia là những CÂY CỔ THỤ trên thế giới, liệu bạn sẽ sống như thế nào khi không có kế hoạch, không có kỷ luật, thiếu tính kiên nhẫn để tham gia và tồn tại? Giữa cái bạn biết và cái thực tế diễn ra ….liệu bạn thực sự biết? không nên ngông cuồng như vậy.

Vậy kiên nhẫn & kỷ luật là như thế nào?

Ok, tôi có thể khẳng định động thái của giá hoàn toàn thể hiện trên chart mà chúng ta hay sử dụng để phân tích. Nhưng liệu tín hiệu giá thể hiện xu hướng xắp tới có phải khi nào cũng xảy ra? Hoàn toàn là không.

Chúng ta phải hiểu được động thái giá, và kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu mới vào lệnh…đó sẽ gọi là KIÊN NHẪN trong trading. Hay khi bạn có hệ thống hay chiến lựơc giao dịch nào, hãy cố gắng chờ đợi và chỉ thực hiện khi hệ thống cho tín hiệu rõ ràng. KỶ LUẬT là khi …tôi chỉ vào lệnh, thoát lệnh khi giá tới điểm A hay B mà tôi đã phân tích & tính toán trước. vậy vấn đề ở đây là phải phân tích & có kế hoạch trước khi vào lệnh.

Thật ra, khi nói thì thấy dễ, nhưng thực chất để làm được là điều không đơn giản. Nhiều Trader khi không vào lệnh, đứng ngồi không yên, nhiều trader không có phương pháp trade rõ ràng, cứ canh thấy giá lên hay xuống…là lập tức nhảy theo….nhưng không ngờ rằng tại thời điểm nhảy vào chính là thời điểm giá quay đầu.

Một số trader đánh theo khung thời gian ngắn, và cho là lướt song….cứ canh giá tới cản của khung thời gian đó là tự tin vào lệnh buy/sell, đến khi giá vượt cản..thì không nhảy khỏi thị trường mà ngồi đó nuôi hy vọng giá quay đầu.
Nếu thị trường này dễ như vậy, chắc trader nào cũng giàu

Vấn đề Stoploss:

Một số trader cho là đánh không cần stoploss
Một số lại không dám đặt stoploss vì sợ bị hit
Một số nhủ thầm trong lòng là sẽ sẵn sang cắt lỗ khi giá ngược hướng qua điểm A hay B nào đó
Và một số lại nói rằng…không biết nên đặt stoploss tai đâu.

Rất rất nhiều lý do để không sử dụng Stoploss, thà nuôi lệnh lỗ cở nào cũng được.

Ok, để làm rõ vấn đề tại sao phải cài Stoploss

Khi trader vào lệnh không có stoploss, có các trường hợp như sau:

– Không biết phải stoploss ở mức giá nào
– Quá xem thường thị trường này
– mất tiền.àQuá tham lam, vì sợ hit stoploss–

Một số trader cũng có sử dụng stoploss, nhưng khi giá đi ngược hướng gần hit stoploss, thì lại tháo stoploss ra hay di dời stoploss tiếp…và cứ như vậy stoploss không bao giờ bị hit và tài khoản thì ngày càng thu hẹp.

HỆ QUẢ TẤT YẾU CỦA VIỆC KHÔNG STOPLOSS LÀ CHÁY TÀI KHOẢN HAY BỊ KẸT LỆNH DÀI DÀI. ĐA SỐ TRADER RƠI VÀO TRƯỜNG HỢP NÀY.

Lợi điểm của việc phải có Stoploss cho mỗi lệnh

– Nếu hit stoploss, biết là mình đã sai hướng thị trường và để bảo vệ tài khoản ngay từ giai đoạn đầu.
– Hít Stoploss….để tài khoản mình không bị cháy…hay bị kẹp theo từ trader hay sử dụng. Mỗi khi bị Kẹp lệnh, tài khoản ngày càng teo, mất thời gian và tinh thần…từ đó dẫn tới vào thêm những lệnh không hợp lý..gây ảnh hưởng nguy hiểm tới tài khoản.
– Stoploss cũng là hình thức có tính kỷ luật trong trading.

VIệC CÓ STOPLOSS CHO THấY RÕ RÀNG MÌNH ĐÃ PHÂN TÍCH KỸ CÀNG HƯỚNG ĐI CỦA GIÁ…ĐIỀU ĐÓ CÓ NGHĨA LÀ MÌNH BIẾT MÌNH ĐANG LÀM GÌ VÀ ĐOÁN TRƯỚC ĐƯỢC GIÁ SẼ ĐI ĐÂU—–> CÓ PP TRADE TỐT.

Tất cả đều có liên quan tới vấn đề TÂM LÝ trong trading.

CÁC TRADER HÃY TRUNG THỰC VỚI CHÍNH MÌNH, xem lý do mình không cài stoploss, SUY NGHĨ LẠI CÁCH TRADE CHO MÌNH HAY CHO KHÁCH HÀNG. THAY ĐỔI THÓI QUEN VÀO LỆNH NẾU ĐANG TRONG TÌNH TRẠNG THUA LỖ, KẸT LỆNH.

_ Hãy xác định PP trade cụ thể của mình. Chỉ vào lệnh khi phân tích rõ ràng và có tín hiệu tốt nhất.
_Xác định mức rủi ro tối đa cho mỗi lệnh, từ đó quyết định khối lượng giao dịch
_ Thay đổi hành vi và thói quen của mình khi vào lệnh

Tác giả : FOREXNGO
 
Chia sẻ kinh nghiệm giao dịch Vàng, Forex (phần cuối)


Qua kinh nghiệm của mình, tôi có thể khẳng định với bạn một điều…bạn sẽ không và chẳng bao giờ thành công thật sự trong thị trường Fx này…nếu bạn không có kế hoạch QUẢN LÝ VỐN thật tốt. Có thể hôm nay, bạn thắng vẽ vang, thắng một cách thuyết phục, nhưng ĐẢM BẢO rằng sau đó không lâu…bạn sẽ hoàn toàn trắng tay.


Và thật sự, khi bạn bắt đầu bước vào nghiệp trade này, tôi RẤT MONG bạn thua ngay từ lần đầu nhiều hơn mong là bạn thắng. Bởi vì sao?
Nói về tâm lý chung trong trading, khi bạn thắng…..bạn sẽ tỏ ra rất là tự đắc và bạn cho là bạn rất thành công rồi, bạn xem thường tất cả những quy luật và khắc nghiệt khác của cuộc chơi. Từ đó hình thành TÂM LÝ SAI LẦM…..rất nguy hại cho sau này.

Bằng kinh nghiệm của mình cho thấy, tôi đã THẮNG nhiều hơn thua….và kết quả….RA ĐƯỜNG Ở.

QUẢN LÝ VỐN (so sánh hơi khập khiễn chút) giống như cái thắng xe, khi xe đang chạy bình thường thì không sao, nhưng một khi đã có đà(giống như khi chúng ta đã quen với cảm giác thắng vẽ vang), mà xe không có thắng, các bạn nghĩ sẽ như thế nào khi gặp chướng ngại vật, khi qua ngã tư, khi tới chỗ đông người…?

Tôi rất may mắn là đã trả giá cho những kinh nghiệm này, do đó chân thành mà nói các bạn một khi đã lỡ vướng vào nghiệp trading rồi, thì cố gắng và làm ơn đừng quên vấn đề QUẢN LÝ VỐN. QLV chính là yếu tố giúp bạn tồn tại và thành công trong thị trường này.

TÂM LÝ TRONG TRADING

Có một bạn trẻ hỏi tôi, anh ta có hệ thống giao dịch rất tốt, đánh demo và cho kết quả thắng trên 60%, thậm chí là hơn nhiều, với tỷ lệ Risk:Reward là 1:2; 1:3. Nhưng hiện tại anh ta đang hoang mang và lo lắng, mỗi khi anh ta vào lệnh thật thì lại run. Hiện giờ có những thắc mắc vấn đề của anh ta là nằm ở đâu và liệu……… trading có thể làm giàu không? Và chẳng lẻ không kiếm được 20% lợi nhuận /tháng?

Trước tiên tôi có thể chúc mừng anh bạn đã có hệ thống trade thật sự hiệu quả với tỷ lệ R:R tương đối hấp dẫn. vậy thì anh ta còn lo sợ điều gì nữa?

Thành thật mà nói, về TÂM LÝ nói chung và TÂM LÝ TRONG TRADING nói riêng luôn tồn tại một chân lý là NỖI SỢ HÃI bao giờ cũng lớn hơn THAM VỌNG trong mỗi trader.

SỢ HÃI bao gồm sợ thua lỗ, sợ mất đi số tiền đang có lời khi nghĩ giá bắt đầu đi ngược hướng, từ đó bạn lo chốt lời non và rút khỏi thị trường rất sớm trước khi giá dịch chuyển tới điểm target mà bạn đã hoạch định trước theo tín hiệu của hệ thống trading cho bạn. và như vậy bạn đã thật sự trade theo hệ thống của bạn không? Và tỷ lệ R: R là 1: 3 như bạn tuyên bố có thật sự mang lại lợi nhuận gấp 3 số tiền chấp nhận thua lỗ của bạn cho kèo giao dịch đó? NHƯ VẬY, tỷ lệ R:R…. chỉ cho kết quả khi và chỉ khi lệnh của bạn đã thanh lý xong.

THAM VỌNG hay THAM LAM bào gồm việc mình chỉ muốn có lời, không chấp nhận lỗ, (TÔI NHẤT QUYẾT KHÔNG CHO THỊ TRƯỜNG NÀY MỘT ĐỒNG NÀO CỦA TÔI)do đó khi giá đi ngược hướng với lệnh, bạn bắt đầu tháo lệnh dừng lỗ….vì sợ hit stoploss và hy vọng giá sẽ quay đầu? và như vậy bạn đã bỏ hệ thống giao dịch tốt của mình qua một bên, không còn tuân thủ theo nguyên tắc trade và tín hiệu của hệ thống. và cứ thế tài khoản ngày càng teo lại theo mỗi chặng đường giá đi qua. Vậy tỷ lệ R:R như bạn nói có mang lại kết quả như mong đợi?

Như vậy, rõ ràng khi biết được cơ cấu hoạt động của thị trường….đó là một thị trường tương đối sòng phẳng, chúng ta đang chơi chung sân với CÁC ĐẠI GIA trên thế giới lắm tiền nhiều của, quy mô hơn, nhạy hơn và có tổ chức hơn, liệu chúng ta có thể kiếm chút cơm cháo gì từ cuộc chơi này một khi TÂM LÝ BẤT ỔN & TÍNH VÔ KỸ LUẬT của trader đã trở thành một bản năng….nhưng không chịu thay đổi nó.

QUẢN LÝ VỐN

Trong thị trường này, công cụ thu hút trader nhất và hấp dẫn trader nhất có lẽ là LEVERAGE, đó là đòn bẩy tài chính giúp chúng ta kiếm tiền nhiều hơn số tiền chúng ta bỏ ra, đồng thời cũng khiến tài khoản của chúng ta mau cháy. Vậy hãy xác định lợi điểm và bất lợi của leverage như thế nào để trader không lạm dụng nó quá nhiều.

Lợi điểm của leverage:
– Cho phép trader kiếm tiền nhiều hơn(so với không có leverage)
– Cho phép trader sử dụng số tiền nhỏ để kiếm lợi nhuận lớn hơn
– Đồng thời cảnh báo & bắt buộc trader phải trade cẩn thận & nghiêm túc hơn trong thị trường này
– Nếu có kế hoạch phù hợp cho vấn đề lãi gộp đồng thời kiểm soát rủi ro tốt, cộng với tâm lý kiên định, nguyên tắc thì chắc chắn sẽ thành công.

Bất lợi của leverage:
– Khiến trader thua nhiều hơn số tiền đầu tư
– Khiến trader đầu tư chỉ với số tiền nhỏ, mà thua cả gia tài sự nghiệp.
– Khiến trader lạm dụng nó một cách thiếu tính toán, thiếu suy nghĩ

Vấn đề câu hỏi của bạn về hệ thống tốt, về tỷ lệ R:R tôi đã làm rõ….chung quy lớn nhất ở đây vẫn là vấn đề TÂM LÝ.
Vậy còn câu hỏi cho lợi nhuận 20%/tháng….tôi vẫn chưa nói ở đây, vì tôi muốn bạn hãy đọc và suy nghĩ để trả lời cho chính mình…bạn nằm trong hoàn cảnh nào, trạng thái nào?

Bạn trẻ mà tôi đang đề cập, tôi biết đang là sinh viên ngân hàng, bởi vậy tôi muốn bạn tính thử cho câu hỏi 20% lợi nhuận hàng tháng…cho trong vòng 5 năm tới với số tiền 10K trong tài khoản của bạn. Và hãy nghĩ về con số đó ntn?

Công thức: FVA = R x (1+i)n – 1/i

Khi hiểu được tâm lý của chính mình, giải quyết được một phần về vấn đề tâm lý, tôi sẽ đi cụ thể vào vấn đề QUẢN LÝ VỐN sao cho hiệu quả. Nên STOPLOSS như thế nào là hợp lý.

THẬT SỰ TÔI THẤY RẰNG, MỘT KHI TRADER BIẾT SỬ DỤNG STOPLOSS VÀ KHI CẢM NHẬN ĐƯỢC STOPLOSS….THÌ TÂM LÝ KHI TRADE KHÁC HƠN & HIỆU QUẢ HƠN RẤT NHIỀU.

Tác giả : FOREXNGO
 
Giao dịch forex như là lính bắn tỉa, đừng là kẻ bắn súng máy


Một lính bắn tỉa trong quân đội có lợi thế hơn kẻ thù của mình, đó chính là sự kiên nhẫn , làm chủ vũ khí, khả năng kiểm soát tâm trí và cơ thể của họ trong thời gian dài, đặc biệt ở các tình huống cực kỳ căng thẳng. Và chúng ta có thể áp dụng những nguyên tắc tương tự để áp dụng vào giao dịch forex…
Giao dịch ngoại hối cũng tương tự … bạn cần một chiến lược giao dịch (vũ khí), bạn cần phải nắm vững chiến lược này, tự kỷ luật và kiểm soát bản thân một cách nghiêm túc, và bạn phải thực hiện chiến lược của bạn một cách hoàn hảo nhất khi phải đối mặt với sự cám dỗ của việc over-trade (giao dịch quá nhiều) và over-leverage (đòn bẩy cao).

Những trader dạng này là người luôn biết đặt lệnh một cách khôn ngoan, giao dịch giống như một lính “bắn tỉa” Forex, và thường là những người thành công trong dài hạn, trong khi những trader “súng máy” lại giao dịch quá nhiều, cứ như người lính bắn vào tất cả những gì họ thấy vậy, làm tiêu hao đạn (tiền) một cách nhanh chóng và không hoàn thành mục tiêu của họ trong thị trường. Hãy tìm hiểu xem làm thế nào bạn có thể học để trở thành một trader “bắn tỉa” thay vì “súng máy”

• Chấp nhận rằng “ít hơn” chính là “nhiều hơn” trong giao dịch forex(Less is more)

Một trong những điều mà các trader chúng ta có thể học được từ một tay bắn tỉa trong quân đội là: trong một vài tình huống nhất định thì “ít hơn” thực sự mang lại “nhiều hơn”. Giao dịch Forex chính là một “tình huông” đó. Tuy nhiên, thông thường những trader mới bắt đầu cảm thấy rằng càng nhiều thì càng tốt, nhiều chỉ báo, nhiều lệnh, nhiều phân tích , nhiều tiền hơn bỏ vào các con robot vô dụng…
Hậu quả của những niềm tin sai lầm đó là gì? Đó là hầu như luôn luôn giao dịch quá nhiều; thực sự, hầu hết các trader mới bắt đầu đều giống như súng máy, đạn (tiền) phun ở bất cứ đâu họ cho là giao dịch được và hầu như là gây thua lỗ nhiều cho tài khoản của họ hơn là có lợi. Bước đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện nếu bạn muốn kinh doanh giống như bắn tỉa và ít giống như một tay súng máy là thực sự chấp nhận rằng “ít hơn” là “nhiều hơn” trong kinh doanh ngoại hối.
Lính bắn tỉa kiên nhẫn chờ đợi cho tới khi mục tiêu xác định trước của mình đi vào tầm ngắm, bạn cần phải học cách kiên nhẫn chờ đợi để tín hiệu giao địch đã xác định trước của bạn hiển thị trên thị trường. Là người giao dịch dựa theo biến động của giá cả, một khi ta có một chiến lược giao dịch hiệu quả thì thị trường sẽ mang đến cho ta những cơ hội tuyệt vời để giao dịch với độ chính xác cao như bắn tỉa vậy, và biểu đồ ngày chính là “chiến trường” tốt nhất cho ta để thực hiện chiến lược đó.

• Chọn khung thời gian dài hơn

Như tôi đã đề cập ở trên, các biểu đồ ngày nên là “chiến trường” để bạn phát triển khả năng trở thành một tay bắn tỉa trong forex. Bạn có biết tại sao không? Bởi biểu đồ ngày cung cấp cho chúng ta “giá trị cao nhất” hoặc xác suất mục tiêu cao nhất khi so sánh với bất kỳ khung thời gian nào dưới nó. Biểu đồ tuần cũng chính xác, nhưng nó không cung cấp cho chúng ta đủ “mục tiêu “ mỗi tháng và nó cũng không thực tế bằng biểu đồ ngày.
Những mục tiêu này là các mẫu hình của giá, và bạn phải luôn tâm niệm rằng các khung thời gian cao hơn sẽ mang lại những giá trị cao hơn, bởi vì trong thực tế, khung thời gian càng cao thì xác suất các mẫu hình giá được thành lập càng cao. Đây là lý do chính để giao dịch ở khung thời gian cao có thể gia tăng đáng kể thành công của bạn. Hãy suy nghĩ theo cách này, một tay bắn tỉa đang thực thi nhiệm vụ xóa sổ một mục tiêu lớn mà nó có thể làm thay đổi cục diện của cả cục chiến, và trong kinh doanh ngoại hối, bạn nên tìm kiếm các mẫu hình mà thành lập với xác suất cao nhất có thể mang lại lợi nhuận cao nhất trong lịch sử giao dịch của mình.
Trader kiểu “súng máy” giao dịch ở các khung thời gian thấp hơn không những chẳng được gì mà còn làm bạn mất tất cả đạn dược (hoặc tiền) nhanh hơn nhiều hơn bạn nghĩ đấy. Thật sự không khôn ngoan chút nào khi giao dịch bất kỳ khung thời gian nào thấp hơn biểu đồ 1 giờ bởi vì giá trị và xác suất của “mục tiêu” hoặc các mẫu hình sẽ giảm đáng kể khi bạn di chuyển xuống khung thời gian thấp hơn.

• Kiên nhẫn

Nếu chỉ có một điều để nói về một tay bắn tỉa trong quân đội thì chắc chắn đó là Sự kiên nhân. Kiên nhẫn giống như thành phần “ma thuật” mang lại hiệu quả cho tay bắn tỉa, và nó cũng là thành phần “ma thuật” mà bạn sẽ cần phải sử dụng nếu bạn muốn trở thành một tay bắn tỉa trong forex. Hầu hết các trader mới bắt đầu đều bị mất tiền trong thị trường, và hầu hết các trader mới bắt đầu cũng thể có bất cứ điều gì TRỪ sự kiên nhẫn. Bạn đã thấy sự tương quan ở đây chứ?
Có một xu hướng là các trader luôn muốn “ép” cho thị trường các tín hiệu giao dịch mà thực sự nó không có hoặc nhảy vào theo tín hiệu thị trường nhưng giá vẫn chưa đóng cửa. Khi đề cập đến tiền thì bản chất con người là thiếu kiên nhẫn, nói cách khác là tham lam, nhưng nếu bạn không học hỏi để trở thành một trader kiên nhân, bạn sẽ không bao giờ tự kiểm soát được bản thân, mà chính điều này làm nên thành công của một nhà kinh doanh ngoại hối và trở thành một tay bắn tỉa forex thực thụ.

• Tinh thông chiến lược

Một lính bắn tỉa sẽ được đào tạo trong nhiều năm để các kỹ năng bắn trở nên nhạy bén và hoàn thiện, và lính bắn tỉa biết chính xác mục tiêu của họ trông như thế nào và kéo cò mà không do dự gì. Tương tự như vậy, bạn sẽ cần phải được “đào tạo” với một chiến lược giao dịch đặc thù mà bạn chọn để sử dụng trong thị trường, để bạn biết chính xác những gì mình đang tìm kiếm mỗi lần mở biểu đồ lên. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải làm nhiều hơn thế, bạn sẽ cần phải thực sự tinh thông chiến lược mà bạn chọn, bởi vì nếu không nắm vững nó, bạn sẽ không bao giờ đạt được năng lực cao nhất của một tay bắn tỉa.
Làm chủ chiến lược của bạn bắt đầu bằng việc học hỏi. Bạn phải bỏ thời gian và công sức để tìm hiểu và nắm vững nó, tôi không thể làm điều này cho bạn. Bạn cần phải thực tế về điều này, nó sẽ mất thời gian, nó cần có thời gian để trở thành một bậc thầy trong bất cứ điều gì, và trong forex cũng không ngoại lệ.

• Phát triển tư duy kinh doanh ngoại hối giống như lính bắn tỉa

Lính bắn tỉa giống như kinh doanh ngoại hối ở sự tự tin và kỷ luật. Bạn càng cố gắng để giao dịch như một tay bắn tỉa và càng ít giống “súng máy” bao nhiêu thì sự tự tin và kỷ luật của bạn càng được cải thiện. Điều này là bởi, bạn sẽ được thưởng cho sự kiên nhẫn, và khi bạn bắt đầu thấy sự kiên nhẫn của bạn mang lại lợi nhuận theo thời gian, bạn sẽ muốn duy trì nó.
Đây là giai đoạn đầu của sự phát triển tư duy kinh doanh ngoại hối mà hầu hết các trader đều thất bại, thường là bởi vì họ không hiểu được sức mạnh của sự kiên nhẫn và kỷ luật. Họ có xu hướng cảm thấy tốt hơn khi là một “tay súng máy” bởi vì bạn cảm thấy đầy sức mạnh và “kiểm soát”. Vấn đề với suy nghĩ này là bạn không bao giờ có thể kiểm soát thị trường, trên thực tế, bạn càng cố gắng để kiểm soát thị trường, nó sẽ thực sự kiểm soát bạn nhiều hơn. Điều duy nhất bạn CÓ THỂ kiểm soát là chính mình bằng cách học giao dịch như bắn tỉa, và nếu bạn làm được điều này, bạn sẽ gia tăng đáng kể cơ hội thành công cho mình.
 
Con đường thành công trong Forex

Đôi khi, chúng ta càng muốn một cái gì đó… thì nó càng khó khăn hơn để đạt được. Điều này không thể nào đúng hơn khi áp dụng cho kinh doanh ngoại hối. Nhiều trader, nếu không muốn nói là đa số, tiếp cận thị trường forex với suy nghĩ, “Tôi CẦN phải kiếm tiền từ thị trường này”, hoặc “Tôi thực sự muốn từ bỏ công việc của tôi và trở thành nhà kinh doanh ngoại hối toàn thời gian”. Đấy thực sự là mục tiêu cao cả và đáng ngưỡng mộ nhưng lối suy nghĩ như vậy có thể lại là trở ngại tâm lý ảnh hưởng đến kết quả giao dịch của bạn…



“Less is more” trong Forex


Hầu hết các trader tham vọng nhanh chóng nhận ra rằng con đường để kinh doanh thành công đầy rẫy sự cám dỗ. Những cám dỗ như vậy thường sinh ra cảm giác rằng việc phân tích nhiều hơn hoặc đọc sách kinh doanh nhiều hơn thì cuối cùng sẽ dẫn đến kết quả kinh doanh tốt hơn.Thật không may, những việc như thế là thứ đẩy trader ra khỏi con đường lợi nhuận bền vững.

Hầu hết các trader nản chí và sau đó cố gắng chăm chỉ hơn khi họ bị đánh bật khỏi con đường, họ nghĩ rằng lý do họ không đạt được kết quả phù hợp là bởi họ chưa đủ thời gian và cố gắng. Tiếp tục họ chăm chỉ hơn và đặt nhiều thời gian nghiên cứu, phân tích các biến thị trường khác nhau, điều này tất nhiên chỉ đổ dầu cho ngọn lửa của những sai lầm đó. Hầu hết các trader không bao giờ dừng lại để nghĩ rằng: có lẽ cố gắng ÍT HƠN và bỏ thời gian ÍT HƠN để phân tích kỹ thuật hay phân tích cơ bản thực sự có thể CẢI THIỆN được việc giao dịch của họ …

Tất nhiên bạn phải học cái căn bản trước. Hãy học xây dựng chiến lược giao dịch một cách đơn giản. Thành công trong kinh doanh forex cũng tương tự như thành công trong các mối quan hệ của con người, trong đó, khi mối quan hệ đã đạt tới một mức độ nhất định thì không đòi hỏi thêm quá nhiều hành động hay biểu hiện mà vẫn hiểu được nhau.
Tương tự như vậy, trong kinh doanh ngoại hối, một khi bạn hiểu làm thế nào để đọc một biểu đồ giá thô sơ thì việc bỏ thêm thời gian hay công sức ra để phân tích các biến số khác không liên quan thì chỉ tạo ra cản trở cho thành công của bạn mà thôi

Tránh xa máy tính

Đây có phải lần đầu bạn quan tâm và yêu thích việc kinh doanh ngoại hối? Tôi cá rằng không, nên bạn mới có thể ngồi trước máy tính cả ngày lẫn đêm, nhìn chằm chằm vào biểu đồ, cố gắng tìm ra một tín hiệu giao dịch. Khi bạn học cách giao dịch với chiến lược đơn giản, bạn không cần phải ngồi trước máy tính cả ngày lo lắng và phân tích. Bạn chỉ cần kiểm tra biểu đồ mỗi 4 tiếng là được, và nhiều trader thành công thì nhìn vào biểu đồ ít hơn nhiều, mỗi 8 tiếng hoặc 24 tiếng là quá đủ để kiếm tiền trong forex khi bạn biết bạn đang tìm kiếm cái gì trên biểu đồ của mình.

Thành công trong kinh doanh ngoại hối, tất cả là ở tính kỷ luật, quyết định lúc nào bạn sẽ kiểm tra biểu đồ mỗi ngày để tìm các mẫu hình giá. Một khi bạn biết những gì bạn đang tìm kiếm trên biểu đồ thì đơn giản bạn sẽ không phải bỏ thêm thời gian để nhìn tiếp. Một cách tốt để bắt đầu quá trình này là hãy nói với chính mình rằng: bạn sẽ theo dõi biểu đồ 4 giờ và biểu đồ ngày mỗi ngày.

Đừng suy nghĩ quá nhiều về giao dịch của bạn, đôi khi trí thông minh con người làm chúng ta nghĩ có thể kiểm soát được thị trường, nhưng điều này là vô ích bởi vì thị trường không thể bị kiểm soát chỉ bởi suy nghĩ của một người. Giao dịch đơn giản là vệc tìm kiếm một chiến lược có xác suất cao và kỷ luật thực hiện nó một cách chính xác. Thế nhưng hầu hết mọi người làm làm cho việc giao dịch trở nên khó khăn hơn rất nhiều, họ giao dịch quá nhiều bằng cách nhìn vào các khung thời gian nhỏ hoặc đặt lệnh quá lớn. Nếu bạn làm những điều này thì ngay cả chiến lược chính xác nhất cũng sẽ không mang tiền về cho bạn.

“Just hold on loosely, but don’t let go, if you cling to tightly, you’re gonna lose control” – .38 Specia(Hãy giữ nhẹ, nhưng đừng buông ra, nếu bạn giữ chặt quá, bạn sẽ mất kiểm soát)

Lời bài hát trên của ban nhạc “.38 Special” về cơ bản đã tóm gọn lại những cái để mang lại thành công trong kinh doanh ngoại hối. Như chúng ta đã thảo luận trước đó, nhiều nhà đầu tư mắc phải sai lầm là “theo dõi quá nhiều” đến các giao dịch ngoại hối của họ. Điều này thực sự chỉ mang đến hai kết quả: mất thời gian và mất tiền. Chiến lược kinh doanh đơn giản như sự chuyển động giá (price action) thực sự trở nên chính xác khi bạn di chuyển lên khung thời gian cao hơn. Đó là lý do mà giao dịch ở biểu đồ 4 giờ sẽ CHÍNH XÁC hơn biểu đồ 1 giờ, và biểu đồ ngày sẽ chính xác hơn biểu đồ 4 giờ.

Lý do cho điều này là các khung thời gian hoạt động như các bộ lọc, các khung thời gian cao hơn trong forex lọc ra những “tiếng ồn” vô nghĩa của các khung thời gian thấp hơn và do đó cung cấp cho bạn một hình ảnh chính xác về xu hướng thị trường sắp xảy ra. Khi bạn biết làm thế nào để hiểu và sử dụng các mô hình giá đơn giản, bạn có thể sử dụng sức mạnh bộ lọc của các khung thời gian cao hơn để giải phóng cuộc sống của bạn khỏi bàn giao dịch, tất cả sẽ trở nên nhất quán và chính xác hơn trong các giao dịch của bạn.

Đối với nhiều người, quan niệm rằng “ít hơn là nhiều hơn” trong kinh doanh ngoại hối có thể có vẻ ngược đời và hơi lạ. Cho đến khi hoặc trừ khi bạn chấp nhận niềm tin này là thực tế thì bạn cam chịu bị mắc kẹt trong một chu kỳ của ‘boom and bust” (tăng trưởng và suy thoái), có nghĩa là bạn có thể chiến thắng trong một thời gian nhưng cuối cùng bạn sẽ thổi bay tài khoản của mình hoặc đỡ hơn là trở về lúc ban đầu.

Vì vậy, nếu tiết kiệm thời gian và kiếm tiền là ưu tiên của bạn trong thị trường ngoại hối, hãy bắt đầu bằng cách học các chuyển động giá (price action) đơn giản mà cho bạn sức mạnh để nhìn biểu đồ mỗi ngày một lần và dành thời gian còn lại cho cuộc sống riêng của bạn.
Ngay cả khi bạn bỏ lỡ một tín hiệu tuyệt vời thì sẽ luôn có cơ hội khác, nhiều trader xem mỗi ngày giao dịch cứ như là ngày cuối cùng của họ. Hãy nhắc nhở mình rằng thị trường ngoại hối luôn còn đó, miễn là loài người còn, vì vậy nếu mục tiêu của bạn trong thời gian ngắn ngủi trên trái đất này là sống một cách thoải mái nhưng muốn thành công nhiều nhất có thể, thì hãy bắt đầu áp dụng Phong cách giao dịch đặt lệnh và quên nó đi (Set and forget trading style) bằng việc sử dụng chiến lược chuyển động giá đơn giản (price action trading strategies).
 
Các phương pháp giao dịch khiến Trader thua lỗ


Các phương pháp Trade chắc chắn chết.
1. PHƯƠNG PHÁP KHÔNG CÓ LÃI THUA LỖ DẦN DẦN:

– Phương pháp 1: Ăn ít chết nhiều.
Nói đến đây sẽ không ít nhà đầu tư giật mình. Bạn có tự hỏi tại sao mình trade tốt, mà tổng kết cuối cùng tài khoản vẫn lỗ???
Bạn đã thử nhìn lại lịch sử giao dịch xem, nếu bạn có nhiều lệnh dương và nhiều lệnh âm nhưng lệnh dương bao giờ cũng nhỏ hơn lệnh âm, hoặc bạn có lệnh dương liên tục nhưng 1 lệnh âm bằng hoặc lớn hơn tất cả các lệnh dương trước đó cộng lại. Nếu đúng như thế thì bạn đang trade theo phương pháp “Thua lỗ dần dần”.

Tâm lý chung của con người là sợ hãi. Nhưng sự sợ hãi trước việc lỗ và lãi lại rất khác nhau và có chung 1 điểm là “tiền mất, tật mang”. Khi thắng ít, bạn sợ mất phần lãi này, cắt lệnh, nhưng khi thua nhiều, bạn sợ cắt lệnh sẽ biến lệnh đang âm thành lệnh thua, và bạn nuôi lệnh.
=> Sợ mất lãi, nên cắt lãi ít, sợ thua lỗ nên không cắt lỗ. Đây là bí quyết để bạn trade phương pháp “Thua lỗ dần dần”.
Tuy nhiên đây mới chỉ là phương pháp sơ đẳng trên con đường dẫn đến “tan gia bại sản” vì trade Vàng – Forex.
Lời khuyên: Giao dịch ở điểm cản, điểm hỗ trợ ( xác định bằng công cụ kỹ thuật và tham khảo chiến lược tổ chức ). Chỉ chấp nhận cutloss 3 – 5 giá, lãi thì phải 7 – 10 giá mới cắt. Để làm được thì điều kiện cần là khả năng xác định cản, hỗ trợ; Điều kiện đủ là giao dịch khối lượng nhỏ để ổn định tâm lý, “dám” ăn dài.
– Phương pháp 2: Lệnh đối xứng, đan xen.
Phương pháp này được một số nhà đầu tư ở 2 trường pháp áp dụng: trường phải “Chả hiểu gì” và trường phải “Tưởng là mình hiểu”.
Bí quyết của phương pháp này là tâm lý hoang mang. Không giống như mua vàng hay “đô”, giá xuống bạn cứ để ở nhà, bao giờ giá lên thì bán kiếm lời, không mất đi đâu mà sợ. Nhưng khi trade tài khoản, khoản lỗ khi bạn đang giao dịch sẽ lớn dần cho tới khi “cháy tài khoản”. Do đó để chống cháy, khi đang bán hay mua mà âm nhiều, bạn không biết giải quyết thế nào và không dám cắt lỗ, vậy là bạn mua hay bán lại cùng khối lượng để “tính kế sau”.
=> Bạn đang tự tao cho mình một cái lưới. Số lệnh buy sell lẫn lộn quyết định độ phức tạp của cái lưới.
Gỡ lệnh đối xứng đòi hỏi phải có nhận định vững vàng, biết được thời điểm gỡ lệnh. Cho nên với trường phái “Chả hiểu gì”, nhà đầu tư sau khi tạo lưới thì đảm bảo nằm luôn trong lưới không bao giờ ra được, lỗ 1 thành lỗ 3. Với trường phải “Tưởng là mình hiểu” thì rất tin tưởng vào việc đối xứng lệnh sẽ tránh thua lỗ và chờ thời cơ biến lỗ thành lãi, trường phái này khá hơn “Chả hiểu gì” một chút, và kết quả là thay vì lỗ 1, thì lỗ 1.5 thôi!
Còn với phương pháp trade buy sell lẫn lộn, vài lệnh sell và vài lệnh buy cùng tồn tại. Xin thưa ngoài việc nằm trong phương pháp trade thua lỗ dần dần, đây còn gọi là phương pháp “cống phí”.
Giá trị thua lỗ = Phương pháp “Chả hiểu gì’ + Phương pháp “Tưởng là mình hiểu” + Phương pháp “Cống phí cho sàn”.
Lời khuyên: Đơn giản, buy là buy, sell là sell. Đừng nghĩ mình thuộc trường phái “Hiểu hết”, ranh giới trường phái này với trường phải “Tưởng là mình hiểu” rất mong mang.
– Phương pháp 3: Cắt bừa
Bạn gia nhập thị trường và chả hiểu gì, chả biết gì. Bạn đánh trận trong sương mù, “đâm chém lung tung”, “chạy linh tinh”.
Bí quyết của phương pháp này là thấy lãi đủ thì cắt, thấy thua đủ thì cắt. Kết hợp với phương pháp 1, bạn sẽ cắt lệnh dương ít và cắt lệnh âm nhiều. Bạn trụ khá tốt trên thị trường nhưng tài khoản sẽ bé dần dần.
Công bằng mà nói tự tay cutloss là rất bản lĩnh. Tuy nhiên cộng thêm việc “thiếu hiểu biết”, thì cái sự “nhiệt tình” của bạn sẽ biến bạn thành … “phá hoại”.
Lời khuyên: Cái này khó, bạn cần biết điểm nào nên cắt. Lý thuyết chung là cắt lãi ở chỗ nó không vượt qua được và cắt lỗ ở chỗ nếu vượt qua nó sẽ đi xa. Cần có kiến thức kỹ thuật và kỹ năng tham khảo thông tin tốt để tìm ra điểm cản, điểm hỗ trợ phù hợp.
2. PHƯƠNG PHÁP TRADE NÂNG CAO: CHÁY.

Không lằng nhằng như phương pháp chết dần dần. Phương pháp này chỉ có 1 bí quyết là KHÔNG CẮT LỖ. Phương pháp này được phát triển từ phương pháp 1 ở bên trên, cắt lãi ít, cắt lỗ nhiều. Để áp dụng phương pháp này, nhà đầu tư cần hộ đủ rất nhiều điều kiện:
– Không hiểu về thị trường.
– Hoang mang tột độ.
– Bản lĩnh kém.
– Gan lì.
– Tin vào số phận.
Đặc biệt hơn phương pháp này áp dụng cho số vốn bất kỳ, 10 triệu cũng cháy, 10 tỉ cũng cháy, ai cũng có thể chơi.
Xác xuất: 100%.
Khuyến mãi thêm chút kinh nghiệm: muốn không cháy, đổ thêm tiền vào giữ tài khoản để … cháy tiếp.

Lời khuyên: cũng rất nhiều.
1. Học cách cắt lỗ, điểm cắt lỗ. Cái này khó!
2. Để tiền ít trong tài khoản, cháy thì cháy ít thôi, cháy 10 tỉ thì …
3. Có lãi rút ra dần, cháy thì vẫn còn lãi để … nộp cháy tiếp.
4. Chia tiền ra nhiều tài khoản, cháy thì không đến mức cháy hết tài khoản trong 1 lần.
 
Forex: đầu tư hay là cờ bạc??

Cờ bạc là 1 zerosum-game, thị trường vàng – ngoại hối cũng vậy.



Cờ bạc có casino, trading có broker.

Cờ bạc có nhớ bài, đoán tâm lý, xác xuất v.v… trading cũng có xác xuất, chart pattern, phân tích cơ bản, phân tích tâm lý, phân tích tin v.v..

Cờ bạc có các tay chơi khác, trading cũng có rất nhiều trader tham gia chiếu bạc với bạn.

Cờ bạc gây nghiện, trading cũng gây nghiện.


Cờ bạc khiến người ta tán gia bại sản, trading cũng khiến không ít trader lâm vào cảnh khốn cùng.
v.v…

Trading có 90% điểm tương đồng với cờ bạc, tuy nhiên nếu bạn chỉ trade giống y chang chơi cờ bạc thì bạn chắc chắn sẽ thua. Đó là quy luật của xác xuất, đó là điều giúp cho ngành kinh doanh casino luôn luôn là ngành siêu lợi nhuận cho dù họ đã phải chi hàng núi tiền cho đầu tư địa ốc, trang trí, nhân sự v.v…

Tương tự trong FX thì đó là điều giúp cho các FX broker kiếm hàng núi lợi nhuận. Các casino là nhà cái trong thị trường cờ bạc, và các FX broker, sàn vàng là nhà cái trong thị trường vàng, FX.

Vậy 10% khác biệt giữa trading và gambling là ở đâu ??? Câu trả lời nằm ở chỗ “khả năng tác động lên xác xuất của trò chơi”.

Khi bạn chơi trò thẩy xúc xắc 1 cách ngẫu nhiên thì xác xuất ra chẳn hoặc lẻ của mỗi lần thẩy đều là 50%, nếu bạn thẩy 10.000 lần thì số lần ra chẳn và lẻ đều sẽ xêm xêm 5.000 lần. Cho dù bạn có tính toán xác xuất giỏi đến thế nào thì khả năng ra số chẳn hoặc lẻ vẫn là 50%.

Và trong gambling thì nếu đặt cược vào chẳn, lẽ thì hầu hết nhà cái đều sẽ trả cho bạn 100% số tiền bạn đặt cược nếu bạn thắng. Điều này có nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận của bạn (reward/risk) là 1/1, nếu thắng bạn sẽ được 1 đồng, và thua bạn sẽ mất 1 đồng. Tỷ lệ lợi nhuận này do nhà cái quy định, bạn phải chấp nhận và không có cách này để thay đổi tỷ lệ này cả, tỷ lệ này do nhà cái quy định thì tất nhiên họ sẽ luôn luôn làm cho tỷ lệ này có lợi cho họ.

Trong trading, nếu bạn trade có 1 chút khác biệt. Trong trading bạn có thể dựa trên việc phân tích thị trường để tăng xác xuất thành công của mỗi giao dịch. Trong trading bạn có thể chờ đợi thời điểm giao dịch tốt hơn và kết hợp với việc sử dụng stoploss và ước tính profit taget để tăng tỷ lệ lợi nhuận (reward/risk).

Bạn hãy nhớ thật kỹ, đây chính là điểm khác biệt quan trọng nhất giữa trading và gambling, và cũng là điểm mấu chốt quan trọng nhất để bạn có thể tận dụng để giành được chiến thắng trong trading. Nếu bạn không tận dụng được điểm khác biệt này thì bạn chỉ là 1 con bạc trên thị trường mà thôi.

“Con bạc hầu hết thua, nhà cái luôn luôn thắng” hãy luôn nhớ kỹ điều này. Nếu bạn trading hoàn toàn giống như cờ bạc, bạn chắc chắn sẽ thua.

Nhận biết đặc điểm bản thân của bạn
Thành phần trader trong Forex rất đa dạng : nam, nữ, mập, ốm, đẹp, xấu, nhanh nhẹn, chậm chạp, chuyên nghiệp, nghiệp dư …và nhiều hơn nữa.
Mỗi trader đều có đặc điểm bản thân riêng, kế hoạch làm việc, sở thích mạo hiểm, nổ lực và khả năng tài chính của riêng mình.
Một số trader có thể có vài điểm chung nào đó, nhưng phần lớn đều khác nhau. Điều quan trọng là mỗi chúng ta là một cá thể độc nhất vô nhị. Và tùy thuộc vào cá tính, sở thích cá nhân, và hoàn cảnh của bạn, cách bạn trade sẽ là một yếu tố dẫn dắt bạn tới thành công.
Để nhận ra bạn nên trade như thế nào, bạn phải tự khám phá đặc điểm bản thân của bạn trong giao dịch. Đặc điểm bản thân của bạn trong giao dịch sẽ quyết định kiểu trade và phương pháp trade phù hợp cho bạn.
Việc trade không giống như một cái áo, nó không có một kích cỡ phù hợp với nhiều người cũng như không có một kế hoạch phù hợp cho mọi trader.
Bạn hãy tự thực hiện việc đánh giá cá tính, cách hành xử, sự tự tin và cảm xúc của bạn. Bạn có tính kỷ luật không? Bạn là người không thích mạo hiểm hay là người thích mạo hiểm cao? Bạn là người do dự hay phóng khoáng? Bạn là người kiên nhẫn hay bốc đồng? Bạn thích chơi nhảy bungee hay đi tham quan viện bảo tàng?…
Một cách tuyệt vời để giúp bạn tự đánh giá bản thân là lập nhật ký giao dịch. Nó sẽ giúp bạn phân tích quá trình suy nghĩ của bạn sau khi giao dịch và xác định ưu điểm và khuyết điểm của bạn trong giao dịch. Hiểu được đặc điểm bản thân của mình là một chuyện, nhưng hiểu được đặc điểm bản thân của bạn trong giao dịch lại là một chuyện hoàn toàn khác. Nhật ký giao dịch cho phép bạn xem lại các giao dịch thắng và thua của bạn để từ đó rút ra được nguyên nhân tại sao bạn thắng hoặc thua.
Bây giờ, trước khi chúng ta đi sâu vào phân tích các kiểu giao dịch, hãy xem qua sơ lược một số trader, xem kiểu giao dịch của họ và ảnh hưởng cuộc sống của họ.
Các kiểu giao dịch
Pete : “Position Trader”
Peter là một người đàn ông bận rộn với vợ, 8 con, 4 con chó, 3 con mèo, 02 con chuột và một con rồng komodo. Thực khó để nuôi sống một gia đình lớn như vậy, nhưng cũng may mắn vì Peter là một bác sỹ thành đạt.
Peter không thích ngồi trước máy tính cả ngày. Ông ấy thích đọc về kinh tế thế giới và có một danh sách các quốc gia mà ông ấy theo dõi các thông tin kinh tế. Pete thích “position trade”. Ông ấy chỉ trade vài giao dịch trong một năm. Thường là vào cuối năm ông ấy có thể đếm các giao dịch của mình trên một bàn tay.
Để thực hiện giao dịch, ông ấy sử dụng phân tích cơ bản. Nghĩa là ông ấy bỏ ra một hoặc 2 giờ mỗi tuần để xem các báo cáo kinh tế (như GDP, việc làm, CPI…). Sau đó ông ấy đưa ra quyết định cách giao dịch, nhưng không thực hiện tự động với các tín hiệu. Các giao dịch của Pete là long-term vì vậy lợi nhuận là rất lớn – nhưng cũng vì vậy mà stop loss cũng lớn. Mức stop loss của ông ấy thường trong khoảng từ 100-500pips trong khi đó lợi nhuận trong khoảng từ 500 – 1,000pips hoặc hơn nữa. Giao dịch của ông ấy có tỷ lệ reward/risk lớn, điều này cho phép ông ta giảm tối thiểu khi thua, nhưng trúng số khi ông ấy quyết định đúng.
Pete thực sự thích làm một “position trader” bởi vì nó cho phép ông ấy có một cuộc sống với công việc hiện tại và trách nhiệm với gia đình, Pete hầu như không có thời gian để làm “day trader”. Kiểu giao dịch của ông ấy không cần thiết phải đưa ra quyết định nhanh chóng và cho phép ông ấy chờ đợi một xu hướng dài hạn. Như một position trader, ông ấy vẫn có thể chu đáo với công việc và gia đình.
Sam : Swing Trader
Sam là một chàng trai độc thân có một quán cà phê nhỏ tại một góc phố, đó là nơi anh ta làm việc. Anh ta cũng là một trader và có thể theo dõi thị trường 1 hoặc 2 giờ mỗi ngày.
Sam thích thực hiện giao dịch trong khung thời gian ngắn hơn Pete – một position trader. Anh ta cố gắng tiên đoán giao động ngắn hạn của một cặp tiền và sẵn sàng giữ giao dịch trong vài ngày tùy thuộc vào biến động của giá. Một vài giao dịch của Sam có thể từ vài ngày đến cả tuần.
Sam dành ra một giờ mỗi ngày hoặc buổi tối để theo dõi thị trường. Nửa giờ đầu dùng cho việc đọc các thông tin kinh tế trong ngày và xem 24 giờ tới sẽ có các tin tức gì. Dựa trên thông tin tổng thể, anh ta quyết định cặp tiền sẽ xem xét biến động. Bởi vì anh ta chỉ theo dõi hai hoặc ba cặp tiền cho nên anh ta không mất nhiều thời gin để đọc các tin tức trong ngày.
Sau khi Sam đọc xong các báo cáo và tin tức kinh tế, anh ấy xác định thị trường sẽ biến động hay đứng yên trong vài ngày tới hoặc thậm chí vài tuần tới. Anh ấy mở đồ thị lên và sử dụng phân tích kỹ thuật để tìm các điểm mở và đóng giao dịch tốt nhất. Các công cụ Sam sử dụng để tìm các mức kháng cự và hỗ trợ bao gồm : các mức thoái lui Fibonacci, các kênh (chanels), các đường xu hướng, đường trung bình … Sau đó Sam đặt các order kèm với stop loss và profit target, vì vậy việc mở và đóng giao dịch sẽ hoàn toàn tự động.
Sam đã khá thành công. Anh ấy có mức thua lỗ từ 50 – 100 pips, trong khi mức thu lời trong khoảng từ 100 – 500 pips.
Sam thường kiểm tra các giao dịch của mình một hoặc hai lần mỗi ngày chỉ để đảm bảo không có sự kiện bất thường nào ảnh hưởng đến các giao dịch của anh ấy, thời gian còn lại trong ngày Sam dùng cho những công việc khác như quản lý quán cà phê, hoặc lướt internet để đọc các sách về kinh tế …
Diona : “Day Trader”
Diona là một người rất nóng vội và cô ấy luôn luôn cảm thấy “cần phải làm việc gì đó”. Kiểu giao dịch của Diona là những giao dịch mở và đóng trong ngày. Vài ngày, cô ấy có thể chỉ giao dịch một lần. Nhưng đa số các ngày khác, cô ấy thường giao dịch vài lần trước khi thị trường đóng cửa. Diona đóng tất cả các giao dịch khi thị trường đóng cửa (5 pm. EST) hoặc khi một phiên giao dịch nào đó đóng cửa chẳng hạn như phiên giao dịch của Châu Âu hoặc Châu Á. Như một “day trader”, Diona cảm thấy cần phải có mặt suốt thời gian thị trường mở cửa bởi vì cô ấy sợ bỏ mất một cơ hội giao dịch tốt. Cô ấy không muốn mạo hiểm và sợ mất nhiều tiền trong mỗi giao dịch vì thế cô ấy sử dụng mức stop loss ít.
Diona đã mất vài năm để phát triển một chiến thuật riêng để kiếm tiền từ thị trường Forex. Tài khoản của Diona đủ lớn để cô ấy có thể nghỉ việc và theo dõi thị trường cả ngày như hiện nay. Mặc dù Diona nắm rõ mọi tin tức trong ngày, nhưng cô ấy chủ yếu dựa vào phân tích kỹ thuật khi giao dịch. Cô ấy thường sử dụng các công cụ kỹ thuật dạng “oscillator” như MACD, RSI, Stochastic và đường trung bình, các công cụ này cho tín hiệu mở và đóng giao dịch và Diona chỉ trade theo tín hiệu.
Hầu như mỗi ngày Diona kiếm được từ 10 – 50 pips hoặc hơn nữa trong khi mức thua lỗ tối đa chỉ khoảng từ 10 – 20 pips, nhưng thỉnh thoảng cô ấy cũng “scalp” theo thị trường. “Scalping” là một phương pháp giao dịch với lượng lớn và chỉ thu lợi vài pips (thường 5 – 10 pips). Phần lớn các giao dịch scalp của Diona chỉ kéo dài vài phút hoặc thậm chí vài giây!
Phương pháp “day trading” và “scalping” cho phép Diona thực hiện từ một đến vài giao dịch một ngày và đáp ứng nhu cầu “cần phải làm việc gì đó”. Sự tin tưởng vào hệ thống của mình (system) cho phép Diona kiên định với kế hoạch và các nguyên tắc giao dịch của mình.Cô ấy không phải quyết định nên hay không nên mở giao dịch vì đồ thị đã làm việc này cho cô ấy! Tuy nhiên, Diona biết rằng hệ thống giao dịch của mình không hoàn hảo. Diona thua hơn một nửa số giao dịch nhưng mức thu lợi trung bình gần gấp đôi mức thua lỗ. Vì thế xét về lâu dài Diona vẫn thu lợi từ thị trường Forex. Bây giờ cô ấy có thể làm việc tại nhà, tự mình làm chỉ và có thể đi du lịch bất kỳ lúc nào.
Bạn thuộc kiểu trader nào?


Vậy thì bạn thuộc kiểu trader nào?
Câu hỏi đầu tiên là “Bạn phải bỏ bao nhiêu thời gian để giao dịch và một giao dịch của bạn có thể kéo dài bao lâu?
Chúng ta có thể xác định các kiểu giao dịch khác nhau bằng khung thời gian. Hãy xem qua các kiểu giao dịch dưới đây và xem cái nào phù hợp với bạn :
Scalping – Scalper là một trader ngắn hạn, thường mở và đóng giao dịch chỉ trong vài giây. Phần lớn các forex broker ngăn cản kiểu giao dịch này. Kiểu giao dịch này cũng rất mạo hiểm do sử dụng lượng giao dịch lớn để kiểm lợi nhuận từ vài pips. Không dành cho những người yếu tim hoặc ít tiền.
Day traders – là những trader mở và đóng giao dịch trong cùng một phiên giao dịch (trading session).
Swing traders – là những trader có thể giữ giao dịch trong vài ngày.
Position trading – là những trader dài hạn, họ có thể giữ một giao dịch từ vài tuần đến vài tháng.
Câu hỏi kế tiếp “Bạn phân tích thị trường và quyết định giao dịch dựa vào cái gì?
Technical Analysis (phân tích kỹ thuật) – sử dụng đồ thị và các công cụ kỹ thuật để phân tích biến động giá trước đó của cặp tiền để tiên đoán biến động giá trong tương lai
Fundamental Analysis (phân tích cơ bản)– theo dõi và phân tích các báo cáo kinh tế và các chỉ số kinh tế như GDP, CPI, việc làm hoặc các thông tin chính trị có thể ảnh hưởng đến kinh tế và đồng tiền của một quốc gia.
Và câu hỏi cuối cùng “Bạn là một “system trader”, hay “discretionary trader”?”
System Trader – một system trader thực hiện mở và đóng giao dịch khi có tín hiệu từ hệ thống giao dịch của mình bao gồm các công cụ kỹ thuật. VD : nếu công cụ Stochastic cho thấy cặp tiền đang oversold thì system trader sẽ tự động mở giao dịch “buy”.
Discretionary trader – kiểu giao dịch này thường là các trader sử dụng cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Phân tích kỹ thuật có thể cho một tín hiệu mở giao dịch tốt, nhưng phân tích cơ bản lại cho thấy một tương lai khác cho cặp tiền đó.
Tóm tắt
Thành công trong giao dịch forex là một việc khó khăn, mất thời gian và đôi khi cả máu, mồ hôi và nước mắt. Những người mới học làm trader cần phải xác định đúng đắn ngay từ khi bắt đầu. Người mới bắt đầu nên khởi đầu với số tiền nhỏ và luôn đánh giá các giao dịch thắng lợi cũng như thua lỗ của mình.
Như tôi đã nói từ đầu, việc giao dịch không giống như mua một cái áo. Không có một kích cỡ vừa cho mọi người. Trước khi bạn có thể thành công trong giao dịch, bạn phải mất nhiều thời gian thực tập, học được các ưu điểm cũng như khuyết điểm của bạn, và lập kế hoạch làm việc cho mình cũng như tích lũy vốn, kinh nghiệm.
Hãy dành thời gian trả lời các câu hỏi và xem lại nhật ký giao dịch của bạn để xem bạn phù hợp với những tình huống nào. Sau đó bạn có thể quyết định kiểu giao dịch phù hợp cho bạn

Nguồn: Internet
 
Cách để vượt qua nỗi sợ hãi mất tiền khi giao dịch Forex

Bất cứ khi nào bạn đang kinh doanh hoặc đầu tư tiền bạc, bạn có nguy cơ phải gánh chịu một sự thua lỗ. Đây là một trong những chân lý cơ bản của kinh doanh: bạn không thể làm ra tiền mà không dám mạo hiểm tiền. Hãy để tôi nói thẳng, không có cách nào để kinh doanh ngoại hối mà không phải chịu một rủi ro nhất định. Những năm qua, tôi đã nhìn thấy một số sản phẩm được quảng cáo trên thị trường như: Cách để có được lợi nhuận 100% khi giao dịch… Không có các thứ như vậy và tất cả chúng chỉ là một loại lừa gạt mà tôi nghĩ bạn không nên và không muốn dính tới.



Nhưng đây không phải là những gì tôi muốn nói ở đây. Trong bài viết này tôi muốn nói chuyện về làm thế nào để bạn đối phó với sự sợ hãi mất tiền và ngăn không cho nó phá hoại sự nghiệp kinh doanh của bạn.

Nỗi lo sợ bị mất tiền có thể làm tổn thương bạn theo hai cách:

1. Bạn sẽ không thể giao dịch với sự sợ hãi của tất cả những gì có thể xảy ra. Điều này thực sự là không quá xấu, bởi vì khi bạn không thực hiện bất kỳ giao dịch tiền bạc nào thì bạn cũng không bị mất thứ gì. Tuy nhiên, nếu bạn muốn kiếm tiền trong thị trường Forex, bạn cần để có thể chấp nhận rủi ro này.

2. Nỗi sợ mất tiền của bạn sẽ làm phán đoán của bạn không sáng suốt rồi dẫn đến các quyết định sai lầm. Có rất nhiều ví dụ minh họa cho điều này, vì vậy tôi sẽ không đi sâu vào. Chỉ muốn nói rằng, bạn sẽ có nguy cơ mất nhiều tiền hơn khi bạn để cho nỗi sợ hãi lấn át bạn.

Các bước để vượt qua sự sợ hãi mất tiền 1. Đừng lo lắng về nó quá nhiều – Nếu bạn là một người mới bắt đầu, hãy biết rằng điều này là tự nhiên và thậm rất tốt cho bạn. Bạn nên sợ hãi. Đây là tiền của bạn. Bạn đã làm việc chăm chỉ để kiếm được nó. Sợ hãi không có nghĩa là bạn không thể giao dịch. Biết làm thế nào để kiểm soát nỗi sợ hãi cũng là một cái gì đó cần phải thực hành. Nó sẽ đến. 2. Giao dịch một số tiền nhỏ với một đòn bẩy thấp – Bạn sẽ không chịu rủi ro quá nhiều . Bạn không cần phải đặt quá nhiều tiền vào tài khoản giao dịch (ngay cả khi họ nói với bạn rằng bạn nên làm thế). Mục tiêu chính của bạn là để tránh rủi ro. Chỉ khi bạn kiểm soát được rủi ro thì lợi nhuận mới tới với bạn được. Giao dịch với một đòn bẩy cao làm bạn chịu rủi ro cao hơn bởi vì mỗi biến động giá tạo ra một sự thay đổi lớn trong giá trị của vị thế của bạn. Điều này đúng khi có lời cũng như khi thua lỗ, nhưng khi bất kỳ sự thua lỗ nào xảy ra thì đó lại là vấn đề lớn . Vì vậy, hãy giao dịch với một đòn bẩy thấp. 3. Kiểm soát rủi ro của bạn bằng cách đặt Dừng lỗ (Stop loss) tại mức giá mà bạn kỳ vọng. Điều này có nghĩa rằng bạn không được dời Stop Loss một khi bạn đã đặt. Hãy để lệnh tiếp tục chạy cho đến khi kết thúc thì thôi.4. Hãy chọn cho mình một phương pháp giao dịch và phải tuân thủ nó. Một hệ thống giao dịch hoàn thiện sẽ cho bạn quy tắc về mẫu hình, điểm vào lệnh, đóng lệnh, và nó sẽ là một kế hoạnh mà bạn có thể làm theo. 5. Kiểm soát tâm lý giao dịch của bạn. Bạn phải học cách kiểm soát cảm xúc của bạn để trở thành một trader ổn định và đáng tin cậy. Kiểm soát được cảm xúc của mình cũng sẽ làm giảm nỗi sợ hãi khi bạn mất tiền và cũng chắc rằng nó không làm bạn tuyệt vọng. Sợ hãi là tốt. Nó giúp bạn thận trọng. Chỉ cần chắc rằng nó không quyết định tất cả các hành động của bạn . Sử dụng những lời khuyên trên. Chúng có thể giúp bạn trở thành một nhà kinh doanh ngoại hối tốt hơn.

Nguồn: Internet
 
Kinh nghiệm giao dịch Vàng

Chủ yếu Vàng thường biến động tại Phiên Mỹ và Vàng cũng chịu tác động mạnh nhất tại Phiên Mỹ, do đó Tôi sẽ ưu tiên xét xác tin kinh tế Mỹ cũng như xu hướng của Phiên Mỹ



Múi giờ các phiên tương ứng với giờ Việt nam:

* Mùa Hè (từ tháng 4 đến tháng 11)

– Phiên Á bắt đầu từ 5h sáng

– Phiên Âu bắt đầu từ 14h20 đến 22h20

– Phiên Mỹ bắt đầu từ 19h20 đến 4h sáng hôm sau


* Mùa Đông (từ tháng 11 đến tháng 4)

– Phiên Á bắt đầu từ 6h sáng

– Phiên Âu bắt đầu từ 15h20 đến 23h20

– Phiên Mỹ bắt đầu từ 20h20 đến 5h sáng hôm sau

1. Vàng bị tác động bởi các hot news và nhất là các hot news hay các tin công bố tại Phiên Mỹ:

– Khi các tin Mỹ ra Tốt thì Vàng thường Giảm vì thế Ưu tiên các lệnh Bán

– Khi các tin Mỹ ra Xấu thì Vàng thường Tăng vì thế Ưu tiên các lệnh Mua

2. Cách xem xét tin ra xấu tốt và so sánh qua lại

– Ta xem xét xem tại Phiên Mỹ có bao nhiêu tin quan trọng nhất? (Tin quan trọng thường chỉ báo 5 sao hoặc màu đỏ).

– Nếu chỉ có 1 tin quan trọng công bố thì đơn giản. Ta chỉ xem tin này Tốt hay xấu mà sẽ ưu tiên lệnh Mua hay Bán.

– Nếu có nhiều tin quan trọng (cũng 5 sao hay cùng màu đỏ) thì ta xem tin nào là quan trọng hơn? Thì chính tin đó sẽ có giá trị quyết định xu hướng Vàng.

– Hay nếu có gần 2/3 tin quan trọng ra là Tốt thì ta sẽ ưu tiên lệnh Bán và ngược lại nếu có gần 2/3 tin quan trọng ra xấu thì ta ưu tiên Mua.

– Còn nếu số lượng tin ra là ½ tin Tốt, ½ Tin xấu thì ta sẽ thực hiện cùng chiến lược có Mua có Bán.

Ví dụ: Tin Mỹ hôm nay có 5 tin quan trọng. Nếu có 3 tin ra Tốt thì ta Bán.

Ngược lại 3 tin ra Xấu thì ta Mua.

Lưu ý : Tin Mỹ nào công bố trước thì vẫn Mua hay bán theo tin Mỹ Mỹ đó là tốt hay xấu. Sau đó, chờ ra hết các tin ta tổng kết lại và ra chiến lược chính.

Ví dụ : Tin Mỹ hôm nay có 5 tin quan trọng. Lúc 20h30 có 1 tin công bố trước, nếu tin này tốt ta Bán, tin này xấu ta Mua. Sau đó 21h có 2 tin nữa ra Tiếp, lúc này ta xem xét phân tích xem 2 tin này vối tin lúc 20h30 ra thế nào ? Tin xấu nhiều hay tin Tốt nhiều ? Nếu tốt nhiều ta Bán, xấu nhiều ta Mua. Tương tự cho 2 tin cuối ra lúc 22h.

– Nếu tin Mỹ có các tin sau đây là các tin có giá trị quan trọng hơn so với các tin quan trọng khác được công bố trong ngày: Tin Lãi suất Mỹ hoặc tin FOMC meeting, Tin lao động việc làm Mỹ, Tin Nhà đất, Tin GDP, Tin niềm tin tiêu dùng, Tin Bán lẻ

– Trong ngày thứ 5 hàng tuần thường có tin trợ cấp thất nghiệp công bố do đó nếu có kèm thêm 1 tin Mỹ quan trọng nữa công bố thì ta sẽ xem xét ưu tiên cho tin Mỹ quan trọng này nếu Tin trợ cấp kì rồi ra đã Tốt. Còn nếu tin trợ cấp thất nghiệp kì rồi ra xấu mà kì này ra xấu nữa + kết hợp với tin quan trọng công bố liền kề sau đó ra Xấu nữa thì chỉ có Mua. Ngược lại, nếu tin trợ cấp thất nghiệp kì rồi ra xấu mà kì này ra xấu nữa + kết hợp với tin quan trọng công bố liền kề sau đó ra Tốt vẫn ưu tiên Mua, tuy nhiên lại Mua có phần hạn chế vì Vàng sẽ không tăng mạnh.

– Khi ta xem xét các tin Mỹ công bố ta phải chú ý đến tin kỳ rồi công bố. Thông thường nếu tin mà công bố như kì vọng trở lên thì nghĩa là tin tốt. Tuy nhiên, nếu tin công bố mà Tốt hơn kì trước nhưng gần bằng kì vọng vẫn được cho là tin tốt:

Ví dụ : Tin GDP kì trước là 2,6%, kì vọng là 3,4%, tin ra là 3,1% thì vẫn là tin Tốt Hay tin bảng lương phi nông nghiệp kì rồi ra là 103K, kì vọng là 133K, nhưng tin ra là 110K thì vẫn là tin Tốt.

Nhưng nếu tin ra tốt hơn kì trước nhưng kém xa so với kì vọng là tin Xấu.

Ví dụ : Tin bảng lương phi nông nghiệp kì rồi ra là 103K, kì vọng là 180K, nhưng tin ra là 120K thì là Tin Xấu. Trừ khi tin ra là 150K thì mới là Tin tốt (vì gần so với kì vọng + tốt hơn kì trước)

3. Cách dự đoán xu hướng Vàng vào Phiên kế tiếp

– Thông thường nếu Vàng Phiên Mỹ là tăng hay giảm thì Phiên Á, Âu liền sau đó là Tăng hay giảm theo Phiên Mỹ (áp dụng cho trường hợp tăng hay giảm khoảng $10)

– Nếu gần đến Phiên Âu 30 phút mà xu hướng Vàng là tăng hay giảm thì khả năng Vàng Phiên Âu sẽ là tăng hay giảm tiếp theo

– Nếu xu hướng Phiên Mỹ là Tăng hay giảm mạnh trên $20 thì Phiên Á kế tiếp vẫn canh Bán chính nhưng lúc này Vàng sẽ hồi phục lại đôi chút (tăng hay giảm lại đôi chút tầm $5) rồi ta bán hay Mua chính theo xu hướng Phiên Mỹ trước đó.

– Thông thường ta nhìn vào giá close để cho xu hướng Phiên Mỹ đó là tăng hay giảm :

Ví dụ : Đêm qua Phiên Mỹ closed $1,330. Đêm nay close dưới $1,330 là xu hướng Giảm, close trên $1,330 là xu hướng tăng. Nhưng lưu ý trường hợp này cho dù close trên $1,330 Vàng xu hướng vẫn là Giảm

Ví dụ: Đêm qua Phiên Mỹ closed $1,330, Phiên Á sang nay Tăng lên $1,342, Phiên Âu tăng tiếp $1,348. Nhưng đến Phiên Mỹ Vàng giảm mạnh xuống $1,33x và close tại $1,338. Tuy Vàng close ở $1,338 là tăng $8 so với đêm qua $1,330 nhưng thực tế xu hướng Vàng ở Phiên Mỹ là Giảm từ các mức cao hơn cho nên Phiên Á sang mai là Giảm!

4. Xem xét dấu hiệu Vàng theo thời gian trong 1 Phiên và ảnh hưởng của nó đến Phiên kế tiếp

A. Phiên Á:

– Chú ý 2 mốc thời gian sau đây: 12h nếu giờ Mùa Hè và 13h nếu giờ Mùa đông và mốc gần 14h nếu giờ Mùa hè và gần 15h nếu giờ Mùa đông. Nếu khi đến 2 mốc thời điểm đó mà Vàng tăng hay giảm sẽ báo hiệu xu hướng vàng là tăng hay giảm hay đảo chiều trong Phiên Âu kế tiếp. Đặc biêt khi đến hay đi qua 2 mốc thời điểm đó mà Vàng vẫn không thể tăng hay giảm tiếp thêm tầm $3 đến $5 so với giá ta Mua hay bán thì khả năng cao vàng sẽ bị đảo chiều Phiên Âu.

Ví dụ: ta Mua $1,341. Sau đó Vàng tăng lên $1,345 hay $1,346 nhưng sau 13h (Mùa đông) Vàng vẫn không thể trụ được trên vùng $1,345 mà Giảm lại gần Vùng ta đã mua, sau đó ta theo dõi tiếp đến gần 15h Vàng vẫn sideway cho đến giảm ta đó là báo hiệu 1 sự đảo chiều nhẹ hay mạnh tại 1 phiên kế tiếp là Phiên Âu.

B. Phiên Âu.

Cũng tương tự như Phiên Á nhưng chú ý 2 mốc thời gian sau đây: 17h nếu giờ Mùa Hè và 18h nếu giờ Mùa đông và mốc gần 19h nếu giờ Mùa hè và gần 20h nếu giờ Mùa đông. Nếu khi đến 2 mốc thời điểm đó mà Vàng tăng hay giảm sẽ báo hiệu xu hướng vàng là tăng hay giảm hay đảo chiều trong Phiên Mỹ kế tiếp

C. Phiên Mỹ

– Các bạn chú ý 3 mốc thời gian sau đây: Lúc Phiên Mỹ bắt đầu 19h20 (mùa hè) hoặc 20h20 (mùa đông), tùy theo mùa mà sẽ có 1 trong 2 mốc giờ trên) nếu Vàng giảm 1 lèo trên $10 mà sau (21h30 hay 22h30, tùy theo mùa) Vàng hồi phục lại gần $10 thì xem xét Mua lại Ngay. Còn nếu Vàng không hồi phục mà tăng giảm hồi phục nhưng đà tăng yếu hơn đà giảm thì có nghĩa là Vàng sẽ còn giảm tiếp nữa ===> Canh Bán ngay. Sau 23h30 hay sau 24h30, tùy theo mùa) Vàng sẽ có thêm 1 đợt tăng giảm cuối cùng trong phiên Mỹ (trừ những ngày có tin quan trọng như tin Lãi suất FED lúc 1h15 hay 2h15 thì sẽ khác) và sau đó thì thông thường vàng sẽ sideway ở giá hiện tại thời điểm đó sau khi đã biến động cuối cùng trong ngày hoặc nếu không có sự biến động nào xảy ra sau 23h30 hay sau 24h30 thì Vàng sẽ sideway ở giá hiện tại cho đến khi close ===> có thể yên tâm giữ lệnh hay chốt lời. Tương tự cho trường hợp Vàng tăng. Chú ý: Sau 21h30 hay sau 22h30 xu hướng vàng tăng hay giảm sẽ là xu hướng chính của Vàng cho đến thời điểm close. Cho nên khi vào đầu phiên Mỹ Vàng có tăng hay giảm 1 lèo $10 – $20 cũng không ăn thua, ăn thua là sau 21h30 hay sau 22h30 Vàng có bị đảo chiều không? Nếu không đảo chiều thì ta yên tâm.

– Chỉ cần chú ý mốc sau 21h30 hay mốc sau 22h30 (tùy theo mùa), nếu tự nhiên Vàng đột ngột có tín hiệu tăng hay giảm trên $5 đến $10 (bất chấp tin ra thế nào) thì khả năng Vàng sẽ tăng hay giảm đó cho đến khi close và khả năng xuất hiện 1 hot news nào đó. ( giống như hôm thứ 6 qua ngày 28/1), Vàng đột ngột tăng mạnh trên $5 sau 22h. Và tăng luôn đến khi close

D. Phiên Á kết hợp Âu ảnh hưởng đến xu hướng Vàng.

Xin lưu ý thêm cho Tôi 1 trường hợp rất quan trọng là thong thường Vàng Phiên Á và Âu sẽ đi theo xu hướng chính của Phiên Mỹ là Tăng hay giảm nhưng đột nhiên Vàng Phiên Á đi ngược lại Phiên Mỹ với sự tăng giảm trên $5 và sau đó Phiên Âu vào xu hướng tăng giảm đó vẫn được duy trì (tuy có phục hồi đôi chút) nhưng vẫn xu hướng là tăng giảm lại trên $5 với cường độ mạnh hơn, thì coi chừng phiên Mỹ xu hướng tăng hay giảm theo Phiên Á và Âu là 90% ( có khả năng có 1 hot news nào đó tác động vào)

Ví dụ: Xu hướng Vàng đêm qua Phiên Mỹ là tăng và close ở $1,337. Đến phiên Á ngày mai xu hướng tăng lên tiếp $1,345, nhưng đột ngột Vàng có cú giảm lại dưới $1,340 ( giảm trên $5) và sau đó đến Phiên Âu vẫn có tin hiệu giảm và đà giảm mạnh thêm thì khả năng vào Phiên Mỹ Vàng sẽ giảm tiếp, cho nên canh vàng hồi mà bán tại Phiên Mỹ, nếu phiên Mỹ này có tin quan trọng ra Tốt thì đà giảm sẽ mạnh hơn nữa, còn tin xấu thì đà giảm sẽ hạn chế hơn.

5. Phân tích các hot news.

Khi các tin Mỹ công bố xấu hay tốt mà đột nhiên có 1 hot news nào đó có tính ảnh hưởng quan trọng hơn cả tin Mỹ vừa công bố thì Vàng sẽ tạm thời chạy theo hot news đó.

Làm sao nhận biết? Chúng ta tất nhiên không thể biết trước được các hot news khi nào sẽ xảy ra (vì đã là hot news thì không ai có khả năng biết trước, vì đó là tin bất ngờ, mà đã là bất ngờ thì tính ảnh hưởng rất mạnh). Do đó, chúng ta cứ trade bình thường theo các phân tích tin tốt xấu công bố, nhưng đột nhiên Vàng biến động thất thường không theo ý mình đã phân tích thì khả năng đã có 1 hot news nào đó. Ta xem trên kitco.com hay finance.yahoo.com để update xem hot news gì đã ảnh hưởng đến Vàng? Và tất nhiên ta phải theo xu thế chủ đạo của thị trường, không thể cãi được.

Và khi đã là hot news thì yếu tố hot news không bao giờ bền vững, và khả năng tính ảnh hưởng của hot news sẽ mất đi khi đó Vàng cũng giảm theo hay tăng theo.


Thông thường trong ngày thứ 6 Vàng thường không giảm nhiều (trừ ngày thứ 6 đầu tiên của tháng), khả năng tăng lên khá cao nếu trước đó Vàng đã có sự giảm mạnh. Cho nên ưu tiên lệnh Mua trong ngày thứ 6 tuần thứ 2 trở đi của tháng

7. Xu hướng có cố định?

Vàng tăng hay giảm ở Phiên Á hay Âu không nói lên được điều gì, Phiên Mỹ sẽ là phiên cho xu hướng chính. Và thông thường nếu 2 Phiên Á và Âu Vàng tăng liên tục (mà không có sự góp mặt của hot news) thì khả năng đảo chiều giảm hay tăng tại Phiên Mỹ là rất cao.

8. Trade Vàng trong ngày không có tin Mỹ công bố và trade khi chạm Stop loss

Nếu trong ngày hôm đó Tin Mỹ không có tin nào quan trọng công bố thì xu hướng Vàng sẽ bị tác động bởi xu hướng Vàng Phiên Âu + các tin Mỹ công bố những ngày trước đó.

– Nếu Vàng sau khi chạm điểm Stop loss chúng ta phải Mua hay Bán lại ngay và thông thường sau khi chạm điểm Stop loss Vàng sẽ tăng hay giảm tiếp tầm trên $5 ( xem lại bài số 3B: Cách trade Vàng lạc quan

9. Xem xét tín hiệu đảo chiều?

10. Những yếu tố khác

– Nếu tất cả ai ai cũng nghĩ rằng Vàng tăng thì chính là lúc ta nên quyết định Bán Vàng và ngược lại.

– Vàng không tự nhiên tăng mà cũng không tự nhiên giảm, tất cả điều có lí do và yếu tố ảnh hưởng lên xu hướng Vàng. Và chúng ta phải phân tích tìm hiểu kĩ xem đó là nguyên nhân nào? Nó có bền vững không? Và nếu nó mất đi Vàng sẽ thế nào?

– Cái gì cũng vậy, trên thế giới này tất cả đều có tốt có xấu, có giàu có nghèo và có đỉnh có đáy. Chân lý! Khi kinh tế phát triển hùng mạnh và đi lên đến 1 lúc nào đó (tức đỉnh) sẽ quay đầu đi xuống. Giống như khi ta leo lên đến đỉnh núi thì chắc chắn rằng ta phải tìm cách leo xuống lại hay khi ta ở dưới mặt đất ta chỉ có thể leo lên!

Vàng cũng vậy! Tôi luôn tin Vàng cũng có đỉnh có đáy! Bài học thập niên 80 vẫn còn đó

– Cuối cùng, cái này hơi mê tín 1 chút nhưng nếu các bạn tin thì làm theo (không khuyến khích). Đó là theo tâm linh, thì Tôi thường trade ngược theo kì vọng của KITCO. Xác suất thắng khá cao. Đó là khi Kitco tuyên bố Mua hay Bán và nói là XU HƯỚNG CHÍNH TRONG NGÀY LÀ TĂNG HAY GIẢM. Thì 90% Vàng sẽ diễn biến ngược theo kì vọng của Kitco. Tôi thống kê đa số Kitco nói Giảm là vàng tăng và nói tăng là vàng giảm.

Lưu ý rằng tất cả kinh nghiệm trên đều mang tính chất tương đối (90%), chứ không mang tính tuyệt đối, cho nên cách để hạn chế rủi ro có thể xảy ra là tuân thủ chặt chẽ Stop loss!

Nguồn: Internet
 
Chọn phương pháp giao dịch Forex nào


3 dạng phân tích thị trường
Để bắt đầu, chúng ta hãy xem 3 cách mà bạn có thể phân tích và phát triển ý tưởng để giao dịch trong thị trường. Đó là 3 dạng cơ bản trong phân tích thị trường:
Phân tích kỹ thuật
Phân tích cơ bản
Phân tích tâm lý thị trường

Phân tích kỹ thuật là một khuôn khổ mà nhà giao dịch nghiên cứu sự di động của giá.
Lý thuyết này là một người có thể sự di chuyển của giá cả trong lịch sử và xác định điều kiện giao dịch hiện tại và biến động giá tiềm năng.

Dấu hiệu chính cho việc sử dụng phân tích kỹ thuật là, về mặt lý thuyết, tất cả các thông tin thị trường được phản ánh qua giá cả. Nếu giá cả phản ánh tất cả thông tin hiện có, vậy sự biến động giá là tất cả cái chúng ta cần để thực hiện một giao dịch.
Bây giờ, bạn đã bao giờ nghe câu này ? “ Lịch sử có xu hướng lập lại chính nó”, quen thuộc phải không?
Vâng, đó là vấn để cơ bản của phân tích kỹ thuật! Nếu một mức giá thể hiện như một mức hỗ trợ hay kháng cự trong quá khứ, nhà giao dịch sẽ chú ý nó và thiết lập giao dịch của họ quanh mức giá này.
Phân tích kỹ thuật tìm kiếm những mô hình giống nhau mà đã được hình thành trong quá khứ, và sẽ thiết lập ý tưởng giao dịch theo sự biến động của giá diễn ra giống với cách mà nó đã hình thành trước đó.
Trong thế giới giao dịch Forex, khi một người náo đó nói phân tích kỹ thuật, điều đầu tiên ta nghĩ đến đó là biểu đồ. Phân tích kỹ thuật sử dụng biểu đồ bởi vì đó là con đường dễ nhất để hình dung thông tin lịch sử!
Bạn có thể tìm tìm thấy thông tin lịch sử giúp bạn xác định xu hướng và mô hình, điều có thể giúp bạn tìm ra cơ hội giao dịch tốt.
Một điều đáng chú ý là do ảnh hưởng của tất cả các nhà giao dịch dựa vào phân tích kỹ thuật, những mô hình giá và tín hiệu chỉ dẫn có xu hướng tự hình thành. Khi ngày càng nhiều nhà giao dịch tìm kiếm các mức giá nhất định, các mô hình biểu đồ, thì nhiều khả năng những mô hình này sẽ tự xuất hiện trên thị trường.
Bạn nên biết rằng phân tích kỹ thuật rất chủ quan. Nếu hai nhà giao dịch cùng thiết lập chính xác một hệ thống biểu đồ hoặc tín hiệu chỉ dẫn không có nghĩa họ sẽ cùng có ý tưởng về sự biến động của giá.
Điều quan trong là bạn cần hiểu khái niệm phân tích kỹ thuật, từ đó bạn sẽ không bị bối rối khi ai đó nói về Fibonacci, Bollinger bands, hoặc Pivot points.
Fibonacci? Bollinger bands? Pivot points?
Bây giờ chúng tôi biết bạn đang nghĩ “ chà, những tay này thật thông minh, họ sử dụng những từ ngữ khó hiểu như Fibonacci và Bollinger. Mình chắc không bao giờ học được chúng”.
Đừng lo lắng quá nhiều. Sau khi bạn đọc hết website của tôi, bạn cũng sẽ …. “thông minh” như vậy .
Phân tích cơ bản là cách bạn nhìn vào thị trường bằng việc phân tích sức mạnh kinh tế tài chính, xã hội và chính trị, có ảnh hưởng đến việc cung cầu của một tài sản. Nó giống như bài học về cung cấp và nhu cầu để xác định giá cả trong kinh tế.
Sử dụng sự cung cầu như một chỉ dẫn mà giá cả đạt đến thì dễ nhưng điều khó là việc phân tích các yếu tốt ảnh hưởng đến việc cung cấp và nhu cầu.
Nói cách khác, bạn phải tìm các yếu tố khác nhau để xác định nền kinh tế. Bạn phải hiểu lý do tại sao và như thế nào các sự kiện như gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia, và cuối cùng mức độ như cầu đối với đồng tiền đó.
Ý tưởng đằng sau của dạng phân tích này là nếu triển vọng kinh tế hiện tại hoặc tương lai của một quốc gia là tốt, thì đồng tiền của họ sẽ vững chắc. Một nền kinh tế tốt hơn có thể xét đến việc có nhiều hơn các doanh nghiệp nước ngoài và nhà đầu tư ở nước đó. Điều này tăng cường việc cần thiết mua tiền tệ của họ.
Ví dụ, nãy nói đồng dollar Mỹ được tăng cường sức mạnh bởi nền kinh tế Mỹ phục hồi. Một khi kinh tế tốt hơn, tỷ lệ lãi suất có thể sẽ tăng để kiểm soát sự tăng trưởng và lạm phát.
Lãi suất cao hơn làm cho tài sản tài chính bằng đồng dollar Mỹ hấp dẫn hơn. Và kết quả là giá trị đồng dollar sẽ tăng thêm.
Sau này trong bài học, bạn sẽ tìm hiểu dữ liệu kinh tế mà điều khiển tỷ giá đồng tiền, và tại sao nó làm như vậy. Bạn sẽ biết ai là Fed Chairman, và doanh số bán lẻ phản ánh kinh tế như thế nào.
Nhưng đó là bài học khác vào thời điểm khác. Bây giờ, bản chỉ cần biết rằng, phân tích cơ bản là các phân tích tiền tệ thông qua điểm mạnh và điểm yếu của nền kinh tế quốc gia đó.
Cách phân tích thị trường nào tốt nhất? Đây là một câu hỏi đáng giá triệu đô…
Trong suốt con đường kinh doanh ngoại hối, bạn sẽ thấy những người ủng hộ mạnh mẽ đối với từng dạng phân tích. Đừng để bị lừa bởi những phần tử cực đoan này. Không có cái nào tốt hơn cái nào, chúng chỉ là những cách nhìn khác nhau về thị trường. Bạn nên giao dịch dựa vào dạng phân tích mà bạn cảm thấy thoải mái nhất và có thể có lợi nhuận với nó.
Tóm lại, phân tích kỹ thuật là nghiên cứu về biến động của giá trên biểu đồ, trong khi đó phân tích cơ bản mang một cái nhìn về sự vận hành kinh tế của một quốc gia.
Phân tích tâm lý thị trường xác định liệu thị trường tăng hay giảm về triển vọng cơ bản trong hiện tại hoặc tương lai.
Các yếu tố cơ bản hình thành tâm lý, trong khi phân tích kỹ thuật giúp chúng ta hình dung ra tình cảm và áp dụng vào thiết lập giao dịch của mình.
Cả ba đều gắn kết giúp bạn tạo ra một ý tưởng giao dịch hiệu quả. Tất cả lịch sử biến động giá cả và số liệu kinh tế đều có ngay đó, tất cả cái bạn phải làm là đặt vào trong sự suy nghĩ và đưa kỹ năng phân tích vào để kiểm tra.

Để trở thành một bậc thầy trong kinh doanh ngoại hối, bạn cần biết cách sử dụng hiệu quả 3 dạng phân tích. Tôi sẽ cho bạn thấy một ví dụ nếu chỉ tập trung một dạng phân tích có thể biến thành một thảm họa.
  • Hãy nói rằng bạn đang nhìn vào biểu đồ và tìm thấy một cơ hội giao dịch tốt. Bạn rất là phấn khích nghĩ về việc tiền sẽ chảy nước vào tài khoản giao dịch. Bạn nói với chính mình “ waa, chưa bao giờ thấy được một cơ hội giao dịch cặp GBP/USD hoàn hảo như vậy!!! “
  • Sau đó bạn đặt lệnh mua GBP/USD.
  • Nhưng xem kìa, thị trường đột ngột di chuyển 100 pip nhưng.. theo hướng ngược lại. Một ngân hàng của Anh đã đệ đơn xin phá sản. Đột nhiên, tình cảm của mọi người đối với thị trường Anh giảm sút và một lượng lớn nhà giao dịch bán tháo đồng Bảng.
  • Khuôn mặt bạn biến dạng, bạn ném chiếc máy tính và bắt đầu nghiền nát nó. Cuối cùng bạn mất rất nhiều tiền và mày tính thì vỡ thành tỷ mảnh.
Và đó là điều xảy ra khi bạn hoàn toàn bỏ qua phân tích cơ bản và phân tích tâm lý thị trường.
Hãy nhớ, đừng dựa vào chỉ một dạng phân tích, bạn phải học cách cân bằng việc sử dụng chúng để mang lại điều tốt nhất cho giao dịch của bạn.
Nó giống như một chiếc ghế đẩu 3 chân, nếu một chân yếu, chiếc ghế sẽ vỡ với sức năng của bạn. Tương tự trong giao dịch forex, nếu khả năng phân tích của bạn trong bất kỳ dạng nào còn yếu, và bạn bỏ qua nó, bạn đã đánh mất một cơ hội giảm thiểu khả năng thua lỗ của mình.
Nguồn: Internet
 
6 nguyên tắc vàng khi tham gia Forex

Chơi Forex cũng giống như quan sát một bầy cá đang bơi.Bầy cá lúc thì bơi rất đều đặn, lúc thì bơi tán loạn. Vậy khi nhìn chúng bơi, bạn có chắc rằng mình có thể đoán trước được hướng đi của chúng ? Điều gì đã tác động đến lối di chuyển của bầy cá ? Tại sao có lúc chúng rất kỉ luật và bơi ngay hằng thẳng lối, lại có lúc chúng bơi không theo một hướng nhất định nào cả? Bạn không thể nào biết được trừ phi bạn có thể phán đoán được những gì chúng cảm nhận khi bơi. Loài cá có một bản năng tự nhiên để nhận biết những hoàn cảnh và điều kiện môi trường xung quanh, từ đó phản ứng một cách phù hợp.Vì thế, nếu hiểu được phần nào bản năng ấy thì bạn có thể phán đoán hướng bơi của chúng một cách chính xác hơn.


Thôi không bàn về cá nữa, quay về với forex nào.Thật ra thì chơi forex cũng tương tự như xem cá vậy : ta cần phát triển khả năng nhận biết những gì xảy ra quanh ta. Chắc chắn chúng ta không thể tiên đoán hết được mọi điều trên thị trường forex nhưng ta có thể dựa vào những hiểu biết về hòan cảnh thị trường , được đúc kết lại thành bộ bí kíp gồm 6 nguyên tắc vàng (sẽ trình bày sau) , để đưa ra những lựa chọn chính xác hơn trong kinh doanh. Một khi luyện được pho bí kíp này , bạn đã trở nên chững chạc hơn trong chốn thương trường và có thể bắt đầu với một kế họach kinh doanh toàn diện.
Sau đây là 6 nguyên tắc vàng khi chơi forex , gắn liền với 6 đại từ nghi vấn rất quen thuộc: Who Why Where What When và How (“Ai” , “Tại sao” , “Ở đâu”, “Cái gì”, “Khi nào” và “Như thế nào”
Who trades forex?
Những đối tượng nào chơi forex?
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.Cần phải biết những ai đang tham gia thị trường ngoại hối, tại sao họ thành công và làm cách nào để cạnh tranh với họ ?
ƒ Why trade forex?
Tại sao lại chơi forex?
Forex mang lại những khỏan lợi nhuận cực lớn, nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng có thể thu được số lợi đó. Bạn có thể là một trong số những nhà đầu tư tạo ra lợi nhuận hay không ? It’s up to you
ƒ Where should you trade?
Nên kinh doanh ở đâu?
Chọn nhà cung cấp dịch vụ phù hợp với phong cách kinh doanh của bạn
ƒ What should you trade?
Nên kinh doanh mặt hàng nào?
Lựa chọn cặp tiền tệ , cách thâm nhập và rời khỏi thị trường, các phương pháp quản lý tiền bạc thích hợp nhất với bạn, giúp bạn có thể thu lợi nhuận cao nhất
ƒ When should you trade?
Khi nào thì nên giao dịch ?
Giao dịch khi tình hình có vẻ thuận lợi để thực hiện hệ thống kinh doanh của bạn.
ƒ How should you trade?
Giao dịch như thế nào ?
Sử dụng những phương tiện giúp tăng tối đa khả năng cạnh tranh của bạn với những đối thủ tiềm năng khác.

# Không ai mạnh hơn thị trường
# Giao dịch dựa trên những xu hướng thị trường thay vì chỉ tập trung xác định điểm cao nhất và thấp nhất của giá
# Có ít nhất 3 xu hướng của thị trường : xu hướng tăng, xu hướng giảm và xu hướng ổn định. Bạn phải có chiến lược riêng cho từng xu hướng.
# Đứng ngoài thị trường cũng là 1 trong những chiến lược cần thiết của bạn.
# Mua nhanh bán nhanh khi thị trường có khuynh hướng lên hoặc xuống.
# Một dấu hiệu mua kết thúc bằng một dấu hiệu bán và ngược lại.
# Phân tích những thất bại của bạn và rút ra bài học từ nó. Tất cả những bài học của bạn đều đắt giá, và bạn phải trả tiền cho nó.
# Sử dụng những nguyên tắc quản lý tiền.
# Không giao dịch bốc đồng, phải có kế hoạch
# Đừng bao giờ để tài khoản của bạn phải chạm đến “margin call”
# Giao dịch theo mô hình Pattern: Mô hình revesal, mô hình Exhaustion , và mô hình breakaway luôn xuất hiện. Học cách thấy được mô hình trong mọi giao dịch.
# K.I.S.S – Keep It Simple Stupid , phức tạp hơn không có nghĩa là tốt hơn mà ngược lại.
# Mua theo tin đồn, bán theo thông tin “Buy the rumor, sell the news”.
# Thời gian là nhân tố quyết định trong giao dịch tiền tệ.
# Chiến lược “mua và giữ” không tồn tại trong thị trường forex.
# Luôn có 2 tài khoản. 1 tài khoản thật và 1 tài khoản ảo. Việc học tập sẽ không ngừng lại
# Phân tích cơ bản nghiên cứu nguyên nhân của sự biến động thị trường, trong khi phân tích kĩ thuật đánh giá tác động của sự biến động đó.
# Trong giao dịch ngoại hối, cần 4 điểm mới tạo nên mô hình tam giác (triangle). Nên nhớ rằng 2 điểm mới xác định được 1 xu hướng.
# Đường trung bình ( The moving average) chỉ là mức theo sau thị trường, không phải dẫn dắt thị trường. Nó không được đánh giá cao và chỉ mang tính phản ứng lại với thị trường. Chỉ số trung bình cho ta biết điểm khởi đầu của một xu hướng, nhưng chỉ sau khi xu hướng đó diễn ra.
# Cắt giảm thua lỗ là việc rất khó khăn đối với người giao dịch. Khả năng cắt giảm thua lỗ đúng lúc là kĩ năng của nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm.
# các mô hình rất đáng quan tâm vì nó rất phổ biến: Đầu Vai, 2 đỉnh, Gáp, Cờ, Gẩy hổ trợ, vượt cản, Triangle.
# Lý thuyết sóng Elliot – 1 xu hướng gồm 5 bước sóng là 1 xu hướng dài han
# Lý thuyết sóng Elliot – Số lượng sóng phục thuộc vào chuỗi Finobacci
# Lý thuyết sóng Elliot – Thị trường xuống không thể thấp hơn đáy của bước sóng thứ 4.
# Lý thuyết sóng Elliot – Bước sóng 4 không thể lấn qua bước sóng 1.
# Support và resistance công cụ hiệu quả nhất để xác định điểm vào và ra thị trường. Để sử dụng côgn cụ chặn lỗ, đồ thị hỗ trợ và bảo vệ có vai trò quan trọng nhất.
# Một trong những ngành hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi USD là thị trường vàng. Giá của vàng và USD thường biến động tỉ lệ nghịch với nhau.
# Đồng Yên nhạy cảm với biến động giá cả và do tác động của thị trường nguyên liệu thô.
# Những quốc gia sản xuất hàng hóa ( Canada, Australia, N.Zealand) phụ thuộc nhiều vào Nhật hơn các nước khác.
# Đồng Yên nhạy cảm với dự báo của chỉ số Nikkei, thị trường Chứng khoán Nhật và thị trường bất động sản.

Nguồn: Internet
 
Forex phải chăng là một trò chơi may rủi?


Hẳn ai trong số bạn cũng thừa nhận rằng vận may mang sự thành công đến cho bạn nhanh hơn bất kể sự nỗ lực và phấn đấu bền bỉ nào. Không chỉ trong các hoạt động đời thường, sự có mặt của may mắn trong hoạt động đầu tư cũng vô cùng quan trọng. Nhưng liệu may mắn có phải là yếu tố chủ chốt để mang lại chiến thắng, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư Forex , có thể coi là một mảng đầu tư khá mới và vô cùng hot hiện nay?

Thử hình dung khi bạn ngồi trước màn hình máy tính, chăm chăm nhìn vào màn hình và dự đoán cặp EURUSD sẽ tăng hay giảm. Sau khi đã sử dụng tất cả các kiến thức căn bản về Forex cũng như phối kết hợp các phương thức và chỉ số dự đoán, bạn quyết định đặt một lệnh mua và tiếp tục ngồi chờ cho giá tăng lên. Nhưng ngay lúc này, bạn sẽ tự đặt câu hỏi cho chính mình, rằng mình liệu có gặp may mắn hay không cho điều mà bạn đã dự đoán. Cảm giác của bạn lúc này hồi hộp giống như thể bạn đang trong canh bạc đỏ và đen. Thực sự rất giống cảm giác khi chơi trò ba cây, khi mà bạn đã lật 2 cây đầu tiên, và rón rén từ từ hé lộ cây thứ ba để trông chờ được chin cửu. Sẽ xảy ra hai tình huống, khi mà thị trường biến động theo đúng trend mà bạn dự đoán, lúc này đơn giản bạn sẽ nghĩ khả năng phân tích của mình vô cùng chính xác, có học có hơn. Tuy nhiên, nếu tất cả diễn ra không như bạn mong muốn, liệu bạn có chửi thầm sao số mình đen như … không. Chắc chắn là có. Diễn biến này xảy ra giống như bạn đặt mình trong một canh bạc, đánh đổi giữa được và mất, giữa đỏ và đen, giữa hên và xui. Thế thì phải chăng đầu tư vào Forex giống như bạn chơi một canh bạc?
Trên hầu hết các diễn đàn, khi trả lời cho câu hỏi này, phần lớn các ý kiến cho rằng không nên xem trading giống như gambling, bởi gambling chỉ toàn là may rủi, còn trading thì cần thêm sự nghiên cứu học hỏi nào là về cách sử dụng indicator, nào là technical analysis, rồi cả news trading, … Nhưng nếu bạn đem các lý lẽ này ra nói với các tay chơi Pocker hoặc Texas Hold’em, thì họ sẽ cười bạn. Bởi để chơi được gambling cũng cần phải có sự học khá là vất vả.
Thêm vào đó, bạn có thể thấy trong các bài học căn bản về các cách trading, từ các cách sử dụng indicator, hoặc trading theo news… thì với cuối mỗi phương thức người ta thường luôn nói với bạn rằng đôi khi thị trường sẽ không đi đúng theo những gì mà các chỉ số dự đoán. Thời gian đầu, tôi đã từng cặm cụi học về từng chỉ số, từng trầm trồ ngẫm nghĩ về những thắng lợi mà nhờ ứng dụng các kỹ thuật trong trading mang lại, rồi lại hoang mang khi đôi lần thua lỗ và thậm chí cháy sạch tiền trong tài khoản cũng vì những lần “thị trường không đi đúng hướng”, để rồi quy chung một lỗi là do mình không may mắn.
Thế nên suy cho cùng, có người bảo đầu tư Forex cũng giống như chơi bạc, bạn đang đánh đổi và thử thách vận may của bạn, kinh nghiệm và kỹ năng đôi khi chẳng thể tạo ra tiền.
Vậy trên quan điểm của bạn,Forex là một trò chơi may rủi hay là trò chơi kỹ năng?
Tôi xin trả lời với bạn rằng Forex là một trò chơi may rủi, là cờ bạc khi bạn xem nó là cờ bạc. Còn nếu bạn thật sự quan tâm đầu tư thời gian và kinh nghiệm thì đây là 1 kênh kiếm tiền hấp dẫn cho bạn. Ba yếu tố bạn cần phải học để chiến thắng trên thị trường Forex là:
– Quản lý vốn giao dịch hợp lý.( yếu tố này rất quan trọng, quản lý vốn hợp lý thì forex không phải là đánh bạc mà là đầu tư)
– Nắm vững phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật( bạn phải hiểu sâu indicator đó thì mới dùng được, indicator không cho bạn biết tín hiệu buy hay sell vì nó có độ trễ, nhưng nó là bức tranh để bạn nhìn thị trường và dự đoán giá trong tương lai, kết hợp với phân tích cơ bản, bạn không cần phải học nhiều về kinh tế, bạn chỉ biết thời điểm ra tin và độ quan trọng của các tin, và ảnh hưởng đến thị trường như thế nào , vậy là đủ).
– Làm chủ tâm lý( tâm lý giao dịch rất quan trọng, bạn có tìm hiểu thêm trong website)

Nguồn: Internet
 
Mách bạn trong kinh doanh ngoại hối ( Forex Trading)


Bất cứ ai cũng có thể học được kinh doanh ngoại hối, bạn cũng vậy. Luôn những kỹ năng đặc biệt để giành chiến thắng. Nhưng trên thực tế có đến 95% người chơi bị mất tiền, điều này không phải vì họ không thể học được những kĩ năng đó, mà bởi vì sự tin tưởng về những người chơi khác trên mạng và những thông tin luôn chỉ có lợi cho một phía từ các nhà đầu cơ. Những thủ thuật kinh doanh ngoại hối dưới đây sẽ chỉ cho bạn đi hướng đi đúng trong kinh doanh ngoại hối và giành chiến thắng.


1. Đừng tin tưởng vào Robot hoặc Expert Advisors:
Đây là sự lựa chọn của hầu hết những người chơi mới bởi họ được hứa hẹn sẽ làm giàu nhanh chóng mà không cần mất công sức chỉ với chi phí vài trăm đô la hoặc ít hơn – nếu bạn nghĩ rằng bạn đang bước đi trên con đường làm giàu nhanh chóng thì sau đó bạn sẽ thất vọng. Bởi lẽ thực tế những Robot tự động và Expert Advisors làm việc không mang đến hiệu quả nhiều , đó là lý do tại sao có chi phí rẻ như vậy.

2.Chịu Trách nhiệm
Nếu bạn muốn giành chiến thắng tại giao dịch ngoại hối, bạn phải chịu trách nhiệm cho từng hành động của mình, đó là điều mà tất cả các thương nhân thành công đã và đang làm. Nếu bạn luôn luôn muốn tìm kiếm lời khuyên hoặc không có sự tự tin để tự mình giao dịch thì thành công sẽ không đến với bạn trong kinh doanh ngoại hối hay bất kì một công việc nào.

3. Tìm hiểu kỹ năng và làm việc thông minh
Để giành chiến thắng bạn cần phải biết những điều cơ bản và học các kỹ năng này không có nghĩa là bạn phải làm việc chăm chỉ, đơn giản là hãy trở thành nhà giao dịch thong minh. Đừng tự mãn khi bạn thực hiện giao dịch đúng, bạn chỉ thành công khi giao dịch của bạn mang lại lợi nhuận .Bởi thực tế là bất cứ ai cũng có thể học giao dịch chỉ trong một vài tuần , tuy nhiên thành công hay công lại dựa vào sự thong minh của bạn.

4. Hãy đơn giản
Trong giao dịch ngoại hối, các hệ thống đơn giản luôn làm việc tốt hơn so với những hệ thống quá phức tạp , đôi khi sự phức tạp lại là nguyên nhân sụp đổ của cả 1 hệ thống. Đừng khiến bạn rối óc bởi sự phức tạp, thị trường Forex chỉ đơn giản là tỷ lệ cược dựa và trong môi trường tàn bạo này sự đơn giản mới chính và vũ khí tuyệt vời nhất.,

5.Quản lý tiền
Nếu bạn muốn thành công trong kinh doanh ngoại hối, hãy luôn cảnh giác. Đó là bí quyết giữ cho tổn thất của bạn ở mức thấp nhất và cũng là nền tảng của sự thành công. Quyết định các thông số quản lý tiền bạc sẽ gây nên biến động trong tài khoản của bạn, điều này có nghĩa bạn cần thực sự hiểu rõ về tỉ lệ và mức độ chịu rủi ro, nếu không bạn lại có them 1 bài học kinh nghiệm về sự ngu dốt của mình :)

6. Nhìn vào thực tế sự thay đổi của đồ thị giá
Nhiều người nói rằng bạn có thể dự đoán giá của 1 cặp tiền tệ thông qua một số công cụ phân tich kỹ thuật (PTKT) như Fibonacci hoặc Elliot Wave, nhưng điều này là hoàn toàn vô nghĩa. Nếu bạn cho rằng điều đó là đúng thì khả năng dự đoán thị trường của bạn cũng giống như …thầy bói nói dựa vậy :) Nếu bạn muốn chiến thắng thì hãy quên ngay việc phán đoán xu hướng giá mà đơn giản hãy giao dịch dựa trên sự thay đổi của giá tại thời điểm hiện tại. Nếu bạn làm vậy là bạn đã có lợi thế và đó là cách để giành chiến thắng. Hãy nhớ rằng các chỉ báo về giá trong PTKT chỉ giúp bạn nhận định thị trường, chứ không quyết định xu hướng giá sẽ đi như thế nào.


7. Kiên nhẫn đợi cho đến khi có dấu hiệu để vào lệnh (entry signal)
Người ta không bao giờ đánh giá cao khả năng trading của bạn dựa vào việc bạn đặt nhiều lệnh ra sao, họ đánh giá dựa vào việc các lệnh (positions) của bạn chính xác như thế nào. Nếu như bạn trading dài hạn và theo trend, thì việc bạn có lãi vài trăm pips trong 1 tháng là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng đừng cố gắng bắt sai tín hiệu vào lệnh của thị trường. Hãy kiên nhẫn chờ đến khi bạn thấy dấu hiệu, và bạn sẽ đc trả công xứng đáng cho việc chờ đợi

8. Học tính kỷ luật
Đây là yếu tố cơ bản để thành công trong trading forex. Nếu bạn không áp dụng phương pháp trading của bạn một cách kỷ luật (ví dụ: chỉ vào lệnh khi có dấu hiệu mua/bán, chỉ giới hạn lỗ ở mức 2-5%, etc) thì cũng đồng nghĩa với việc bạn không có phương pháp trading nào cả, và điều đó dẫn đến việc sớm hay muộn gì bạn cũng thất bại và nằm trong số 95% trader. Thắng hay thua? Quyết định còn lại dành cho bạn!

Trên đây chỉ là những yếu tố cơ bản để thành công trong Forex. Tôi không chắc chắn rằng nếu áp dụng đầy đủ những điều trên thì bạn sẽ thành công (không ai có thể chắc chắn điều này ngoài bản thân bạn). nhưng nó có thể đưa bạn đến con đường thành công cùng với chiến lược kinh doanh ngoại hối đúng đắn

Nguồn: Internet
 
Các cách chết của Trader!


Các cách chết của Trader!

1/ Cái chết trên đỉnh vinh quang:

đánh đúng trend, ăn liên tục đến gần đỉnh trend => tự tin với nhận xét của mình, dốc túi tất tay ==> rơi ngay xuống vực từ đỉnh



2/ Cái chết dưới vực sâu:

dò ngược trend, tin rằng trend đã yếu, đáy sắp đến rồi ==> đưa tay ra mò đáy, kẹp 1 tay. Thế là đưa thêm tay nữa bình quân giá ==> kẹp tiếp ==> từ từ trôi xuống địa ngục

3/ Cái chết giữa dòng thác:

đánh ngược trend ==> kẹp ==> hoảng lên cút nót và đánh ngược chiều ==> lại kẹp ==> lại loay hoay ==> mệt quá nên chết giữa dòng

4/ Chết do PTKT :

Tự tin với các tuyệt chiêu (mô hình, Doji, Elliotte…) => ra đòn => bị phản đòn => Sử dụng quá nhiều chỉ báo => nhũn não => loay hoay => bị kẹp.

5/ Chết do PTCB :

Tự tin với nguồn tin mật => tích phân cho lắm vào => quất thẳng tay trong khi thị trường phản ứng ngược với suy luận Sợc trên gu gồ một đống * => Xem tin thấy… tin nọ đá tin kia => chẳng biết theo cái nào => đánh đại một hướng => Hai loại chết đầu (chết trên đỉnh vinh quang và chết dưới vực sâu) thường bắt nguồn từ những lý do trên,

6/ Chết do hóng hớt :

Hóng cho nhiều vào => điếc tai => táng bậy bạ => Tinh thần không được tốt, vận đen cứ đeo theo mãi chả biết quyết định thế nào đành đánh theo các cao thủ võ lâm. Có ai biết rằng các cao thủ thường là trên mình có rất nhiều sẹo lớn nhỏ đủ loại, nó là những dấu tích còn lại khi hành tẩu giang hồ. Đi theo cao thủ là chấp nhận bước ra giang hồ mà trên tay không có bảo kiếm => chết chắc.

Nguồn: Internet
 
Thiền- Bí quyết chiến thắng trong Forex


Chúng ta lúc nào cũng đi tìm cách để chiến thắng thị trường, tìm kiếm hết hệ thống này đến hệ thống khác, rồi robot, theo các traderpro, học đủ thứ ptkt, ptcb, đọc đủ các luồng thông tin trái chiều trên mạng……… Cuối cùng vẫn thua tại sao????



Thật ra chẳng có 1 bí quyết cao siêu nào cả, bí quyết quan trọng nhất trong giao dịch forex là yếu tố tâm lý nghĩa là làm chủ chính mình, làm chủ cảm xúc…. Đó là yếu tố quan trọng bậc nhất, mình xếp nó trên cả quản lý vốn.

Câu trả lời là chúng ta không làm chủ được bản thân mình, giao dịch theo niềm tin của mình mà không theo thị trường…..

Vì sao chúng ta không làm chủ bản thân mình được, bởi vì tâm chúng ta luôn động.
Forex là con cá bơi dưới nước, con cá luôn chuyển động, người bắt cá giỏi là người phải quan sát được chuyển động của con cá, không phải là người nhanh hơn con cá.
Nhanh là chậm, chậm là nhanh chính ở yếu tố này….. Tĩnh tâm để quan sát, đến lúc ra tay thì thật nhanh, đó là bí quyết bắt cá….

Bí quyết quan trọng nhất là giữ tâm không động bởi tham, sân , si… Có vậy mới giữ được cái đầu sáng suốt để làm chủ được mình….

Từ ngàn năm nay có 1 phương pháp giúp con người làm chủ thân tâm mình, đó là thiền. Dễ mà khó, khó mà dễ, không phải ai cũng làm được điều này…..

Hãy cùng suy ngẫm bài thơ về Thiền….
Sống không giận, không hờn, không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai
Sống chan hoà, với những người đang sống
Sống là động nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống Yên vui danh lợi mãi coi thường
Tâm bất biến, giữa dòng đời vạn biến

Câu thơ trên giống với Forex quá đây có thể là Tuyên ngôn cho bản thân trong đầu tư Forex.

Sống là Động nhưng lòng luôn Bất động

Forex là Động – tăng giảm liên tục. NĐT để chiến thắng cần Bất động.

NĐT không để thị trường cuốn theo:
Lúc xuống sợ quá lại bán. Bán xong nó lại lên.
Lúc lên ham quá lại mua. Mua xong nó lại xuống

NĐT cần “Bất động”, để tâm vững vàng làm cơ sở để thực hiện theo kế hoạch của mình.

“Bất động” mang lại sự bình an, sự sáng suốt để nhìn rõ sự tăng giảm của thị trường, nhìn thấy sự làm giá của các đại gia.

“Bất động” giúp cho NĐT không “manh động”. Manh động thường dẫn tới cháy tài khoản.

“Bất động” để nhận biết, mình đặt lệnh vì cái gì? Theo kế hoạch hay Lòng tham và Nỗi sợ hãi.


Sống là Thương nhưng lòng chẳng vấn vương

Forex là lĩnh vực đầu tư tuyệt vời. Forex mang lại cơ hội tuy nhiên NĐT phải có khả năng “chia tay”, “rời” Forex mà không vấn vương. NĐT không bị dính mắc với thị trường. NĐT và Forex là độc lập.

Ngày nào cũng đánh Forex sẽ dẫn tới mất tiền.

Lập kế hoạch xong và quên nó đi!

Sống mỉm cười với thử thách chông gai

Forex đòi hỏi sự quyết đoán, luôn phải đối diện với sợ hãi, luôn sợ mất tiền. NĐT cần vui vẻ, chấp chận với “thử thách” gian nan của thị trường.

Theo kế hoạch, tài khoản âm 10% vẫn vui vẻ, 20% vẫnbình an, 50% vẫnchấpnhận, 70% vẫnung dung.

NĐT cần chịu được những cơn làm giá của thị trường. Như vậy mới không bị các nhà đầu cơ làm cháy tài khoản. NĐT cần chịu “cơn bĩ cực” của thị trường.

Sống không giận, không hờn, không oán trách

Nhiều NĐT, nhìn vào quá khứ và luôn ân hận:

Giá mà đặt lệnh lúc đó thì giàu to
Giá mà đừng đặt lệnh thì tốt biết bao
Giá mà đừng nghe tư vấn
Giá mà đừng bán, giữ lại thì bây giờ có lãi
V.v.

Để chiến thắng,
NĐT không nên giận. Sân hận =>Mất kiểm soát =>Đặt lệnh bừa =>Lỗ
NĐT không hờn. Hờn =>Mất tập trung, mất năng lượng, tinh thần không sảng khoái =>Đặt lệnh sai =>Lỗ
NĐT không oán trách. Oán trách =>Mất tập trung, Suy nghĩ trả thù =>Không khách quan =>Lỗ

Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai

Sống chan hoà với những người đang sống

Mục tiêu của đầu tư:
Là trở về tự nhiên – sống cùng với ánh ban mai, ánh sáng trong lành của buổi sớm.

Sáng dậy sớm, lắng nghe đất trời, tĩnh tại ngắm nhìn ánh nắng ban sớm xuyên qua các kẽ là còn đọng hạt sương.
Là giúp đỡ những người khác: Sống vui vẻ, hoà thuận, giúp đỡ những người xung quanh


Mục tiêu của đầu tư không phải:
Chứng tỏ bản thân: Không phải chứng minh bản thân luôn luôn đúng. Những ai chứng minh mình giỏi hơn thị trường trước sau cũng bị thị trường đánh bại.
Làm giàu, kiếm tiền: Lòng tham sẽ làm NĐT mất tiền.

Sống Yên vui, Danh lợi mãi coi thường

Quá trình đầu tư phải Vui vẻ chứ không phải Lo sợ và Đau khổ.

Đối với nhiều NĐT, đầu tư Forex là căng thẳng, đau tim, làm già trước tuổi, .v.v. Đau khổ bởi vì trong lòng họ luôn có cuộc chiến nội tâm giữa: Lòng tham Sợ hãi; giữa Bản ngã và Thị trường; giữa con người thậtbản ngã.

Đầu tư Forex phải là quá trình vui vẻ vì luôn bất ngờ với thị trường, luôn cảm thấy thú vị và cám ơn thị trường khi có những biến động đột biến

Cám ơn thị trường vì Forex mang lại tiền và sự thoải mái về thời gian.

Điều làm cho NĐT mất tiền:
Danh – Sỹ diện: Muốn chứng tỏ bản thân, không muộn bị người khác chê cười. Tâm lý này NĐT phải luôn muốn bảo vệ quyết định của mình => NĐT không khách quan =>Lỗ.
Lợi – Lòng tham: NĐT tham =>bị các đại gia lừa =>Lỗ

Vì vậy, để chiến thắng trên thị trường, NĐT cần “Danh lợi mãi coi thường”

Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến Đây là lời kết tuyệt vời.
Đã lên kế hoạch, dù thị trường như thế nào thì vẫn giữ nguyên kế hoạch
Mục tiêu không thay đổi: không vì lòng tham hay sợ hãi mà bán hay mua không theo kế hoạch.
Tâm bất biến An vui, Yêu thương, Không vướng mắc là Nền tảng cho sự thành công khi đầu tư Forex.

Kết luận :
Tâm tĩnh lặng, an vui, không dính mắc, không ham danh lợi, là nền tảng cho đầu tư Forex vững chắc!


Nói đến đây chắc chúng ta sẽ thấy mâu thuẩn, bởi vì mục tiêu của đầu tư Forex là kiếm tiền, vậy mà phải tâm tĩnh lặng và không ham danh lợi mới chiến thắng được….
Cho nên mấu chốt vẫn là Thiền….
Thiền giúp Nhà đầu tư:
Làm chủ Bản thân;
Bình tĩnh để quan sát thị trường Khách quan;
Giảm stress


Nguồn: Internet
 
Quay lại
Top Bottom