- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Chỉ còn 2 tuần nữa là bước vào năm học mới, nhưng lúc này dư luận Thủ đô vẫn đang sôi lên sùng sục vì thử nghiệm “học phí chất lượng cao” lên tới 3 triệu đồng/tháng sẽ tạo ra sự bất bình đẳng trong môi trường giáo dục công lập, trái với chính sách của Nhà nước.
Đi ngược lại chủ trương giáo dục của Nhà nước
Vào đầu tháng 7 vừa qua, HĐND Hà Nội thông qua Nghị quyết về cơ chế tài chính áp dụng với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô: Năm học 2013-2014, mức trần học phí đối với trường mầm non, tiểu học chất lượng cao học phí là 2.900.000 đồng/tháng, còn với trường THCS và PTTH là 3.000.000 đồng/tháng; Năm học 2014-2015, mức trần học phí đối với trường mầm non, tiểu học được quy định là 3.200.000 đồng/tháng, trường THCS và PTTH là 3.400.000 đồng/tháng.
Nghị quyết được áp dụng trong 2 năm học 2013-2014 và năm học 2014-2015, sau đó sẽ tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Và ngay lúc này, trên địa bàn Hà Nội đã có 18 trường công lập theo mô hình dịch vụ chất lượng cao, trong đó mô hình chất lượng cao toàn phần có 13 trường và mô hình chất lượng cao từng phần có 5 trường.
Rất nhiều người đã lên tiếng phản đối chính sách thu học phí chất lượng cao của Hà nội. Ảnh minh họa, nguồn internet.
Khi thông tin này được công bố, dư luận Thủ đô đã xuất hiện rất nhiều các ý kiến khác nhau, nhưng đại đa số đều bày tỏ sự không đồng tình, bởi đây vẫn là các trường công lập sử dụng tiền thuế của dân đóng góp, vì vậy không thể ưu tiên cho trường này mà coi nhẹ trường kia. Còn nếu trong một trường mà phân chia “chất lượng cao” và “chất lượng thường thì đã nghiễm nhiên thừa nhận sự phân hóa giai cấp ngay trong môi trường giáo dục công lập.
Trả lời Báo Giáo dục Việt Nam, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học Cao đẳng NCL Việt Nam) đã đặt ra một câu hỏi quan trọng: Vì sao trong khi nhà nước đang thực hiện phổ cập bậc tiểu học và trung học thì sao lại có trường công lập chất lượng cao thu học phí cao trong hệ thống trường công?
PGS Nhĩ nhận định, Sở GDĐT Hà Nội lý giải thành lập trường công lập chất lượng cao là đảm bảo công bằng xã hội và mục tiêu xã hội hóa giáo dục là sai.
“Nhà nước ta chủ trương nâng cao chất lượng giáo dục trong hệ thống trường công lập, nghĩa là trường nào cũng phải làm cho nó tốt hơn, chứ không phải đầu tư vào một số trường nào đó để thu học phí cao. Hà Nội làm như vậy sẽ tạo tâm lý mất bình đẳng đối với học sinh ngay trong hệ thống trường công lập, đi ngược lại chủ trương giáo dục của Nhà nước”, PGS Nhĩ thẳng thắn nói.
Trao đổi về vấn đề “chất lượng cao” tại các lớp hoặc trường hoạt động theo mô hình nay, PGS Trần Xuân Nhĩ tỏ ra lo lắng khi mà hiện nay Bộ Giáo dục cũng chưa có quy định nào cụ thể cho cái gọi là giáo dục chất lượng cao hay giáo dục chất lượng thấp.
Ông nói: “Đã là phổ cập theo tiêu chuẩn của nhà nước thì giảng dạy phải theo một chương trình mặt bằng kiến thức chung, chứ không thể dạy trường này thì chương trình cao hơn và trường khác thì lại dạy chương trình thấp hơn. Mặt khác, căn cứ vào yếu tố cơ sở hạ tầng để coi là một trong những tiêu chí chất lượng cao cũng không ổn, bởi tất cả mọi học sinh phải được đối xử bình đẳng, không thể có sự ưu ái riêng cho bất cứ trường nào, còn nếu vì điều kiện nhà nước chưa thể đầu tư hết thì đã có các trường tư chia sẻ gánh nặng này”.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lo ngại thu học phí chất lượng cao tạo ra sự bất công bằng trong giáo dục, trái với chính sách của Nhà nước.
Đồng quan điểm trên, ĐBQH Dương Trung Quốc khẳng định: “Việc đóng tiền để xây dựng một lớp học hiện đại, theo dạng VIP trong trường công là điều cực kỳ phản cảm, chẳng khác nào dạy con em mình phân biệt giàu nghèo, đẳng cấp.
Còn PGS Văn Như Cương – Hiệu trưởng Trường PTTH Lương Thế Vinh cũng khẳng định: “Việc tồn tại mô hình lớp VIP giữa trường công sẽ nảy sinh tâm lý kiêu ngạo của những học sinh bố mẹ có điều kiện, trong khi đa số các em học sinh khác có cảm giác tự ti. Chưa nói đến, bản thân các trường học vì mục đích kinh tế mà dồn toàn lực cho các lớp VIP sao nhãng việc nâng cao chất lượng dạy và học ở các lớp thường, vì vậy cần phải cân nhắc lại chủ trương này”.
Bất bình đẳng giáo dục
Tờ báo Đất Việt dẫn nguồn tin phỏng vấn, ngày 31/7, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng chỉ ra rằng việc xây dựng hệ thống trường công chất lượng cao đã vi phạm quyền bình đẳng tiếp cận hệ thống giáo dục công, được quy định trong điều 10, Luật Giáo dục Việt Nam. Như chủ trương trên đề ra, chỉ học sinh nhà giàu mới có thể học các trường chất lượng cao, phần đông còn lại trở thành “công dân hạng 2”, học ở các lớp, trường “chất lượng không cao”.
Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, việc này là “quá vô đạo đức” bởi lẽ trường công chất lượng cao cũng được đầu tư bằng tiền thuế của nhân dân, đồng nghĩa với việc người nghèo đang phải cung ứng dịch vụ công cho một bộ phận người giàu. Hơn nữa, phải đóng một khoản tiền cao ngất ngưởng để con cái theo học trường công chất lượng cao, ngay cả đối với người giàu cũng không công bằng bởi thế chẳng khác nào bắt họ phải đóng thuế hai lần.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nhấn mạnh: “Bắt người dân đóng thêm tiền mà gọi là xã hội hóa là sự ngụy biện của những người có trách nhiệm.”
Hơn nữa, xét về mặt xã hội, trường công chất lượng cao sẽ làm hình thành suy nghĩ phân biệt giàu nghèo giữa các học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nhận định: “Những người đưa ra quyết sách này dù vô tình hay cố ý thì đều đã khuyến khích cho xã hội gãy đổ, chia rẽ, là nguyên nhân trực tiếp gây nên những bất ổn”.
Phản biện lại quan điểm của Sở GDĐT Hà Nội và UBND TP.Hà Nội lý giải mô hình trường chất lượng cao là “góp phần nâng cao chất lượng giáo dục”, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng đã nhấn mạnh chất lượng giáo dục không đồng nghĩa với mức học phí mà phụ thuộc vào các yếu tố như giáo viên, phương pháp giảng dạy, sách giáo khoa, chương trình… Hay nói cách khác, đây chỉ là một chiêu “móc” tiền mới của ngành giáo dục Hà Nội mà thôi.
Trang songmoi.vn cũng trích dẫn, trước đó, ngày 30/7 ông Giản Tư Trung, Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED) cho rằng các nhà quản lý giáo dục đang có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm thương mại hóa và thị trường hóa giáo dục. Thị trường hóa giáo dục tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các trường, đem đến cơ hội học nhiều hơn cho trẻ mà vẫn đảm bảo mục tiêu giáo dục và sự công bằng cơ hội, quyền học hành của trẻ em. Trong khi đó, thương mại hóa phát triển giáo dục theo hướng kinh doanh, đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên tất cả, sẵn sàng vi phạm các mục tiêu giáo dục. Sự nhẫm lẫn này có thể dẫn đến hậu quả tai hại cho ngành giáo dục và đất nước.
Đáng ra mô hình “chất lượng cao” phải đánh vào chất lượng dạy và học nhưng ở đây các nhà quản lý lại cào bằng, mặc định “chất lượng” tỷ lệ thuận với “học phí”. Trường công xây trên tiền mồ hôi nước mắt của người dân lại chỉ để phục vụ cho một tầng lớp trong xã hội trong khi những đứa trẻ sinh ra trong các gia đình kém điều kiện “mặc nhiên” bị mất cơ hội theo học ở một môi trường giáo dục tốt.
Quyền bình đẳng trong giáo dục của trẻ em, dù được quy định từ trong Hiến pháp đã bị vi phạm thông qua một chủ trương mà theo cách đặt vấn đề của GS Văn Như Cương (Đất Việt 11/7), liệu có phải là cách “Hà Nội mượn trường công kinh doanh thú chơi sang” hay không?
Theo giaoduc.net
Đi ngược lại chủ trương giáo dục của Nhà nước
Vào đầu tháng 7 vừa qua, HĐND Hà Nội thông qua Nghị quyết về cơ chế tài chính áp dụng với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô: Năm học 2013-2014, mức trần học phí đối với trường mầm non, tiểu học chất lượng cao học phí là 2.900.000 đồng/tháng, còn với trường THCS và PTTH là 3.000.000 đồng/tháng; Năm học 2014-2015, mức trần học phí đối với trường mầm non, tiểu học được quy định là 3.200.000 đồng/tháng, trường THCS và PTTH là 3.400.000 đồng/tháng.
Nghị quyết được áp dụng trong 2 năm học 2013-2014 và năm học 2014-2015, sau đó sẽ tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Và ngay lúc này, trên địa bàn Hà Nội đã có 18 trường công lập theo mô hình dịch vụ chất lượng cao, trong đó mô hình chất lượng cao toàn phần có 13 trường và mô hình chất lượng cao từng phần có 5 trường.
Rất nhiều người đã lên tiếng phản đối chính sách thu học phí chất lượng cao của Hà nội. Ảnh minh họa, nguồn internet.
Trả lời Báo Giáo dục Việt Nam, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học Cao đẳng NCL Việt Nam) đã đặt ra một câu hỏi quan trọng: Vì sao trong khi nhà nước đang thực hiện phổ cập bậc tiểu học và trung học thì sao lại có trường công lập chất lượng cao thu học phí cao trong hệ thống trường công?
PGS Nhĩ nhận định, Sở GDĐT Hà Nội lý giải thành lập trường công lập chất lượng cao là đảm bảo công bằng xã hội và mục tiêu xã hội hóa giáo dục là sai.
“Nhà nước ta chủ trương nâng cao chất lượng giáo dục trong hệ thống trường công lập, nghĩa là trường nào cũng phải làm cho nó tốt hơn, chứ không phải đầu tư vào một số trường nào đó để thu học phí cao. Hà Nội làm như vậy sẽ tạo tâm lý mất bình đẳng đối với học sinh ngay trong hệ thống trường công lập, đi ngược lại chủ trương giáo dục của Nhà nước”, PGS Nhĩ thẳng thắn nói.
Trao đổi về vấn đề “chất lượng cao” tại các lớp hoặc trường hoạt động theo mô hình nay, PGS Trần Xuân Nhĩ tỏ ra lo lắng khi mà hiện nay Bộ Giáo dục cũng chưa có quy định nào cụ thể cho cái gọi là giáo dục chất lượng cao hay giáo dục chất lượng thấp.
Ông nói: “Đã là phổ cập theo tiêu chuẩn của nhà nước thì giảng dạy phải theo một chương trình mặt bằng kiến thức chung, chứ không thể dạy trường này thì chương trình cao hơn và trường khác thì lại dạy chương trình thấp hơn. Mặt khác, căn cứ vào yếu tố cơ sở hạ tầng để coi là một trong những tiêu chí chất lượng cao cũng không ổn, bởi tất cả mọi học sinh phải được đối xử bình đẳng, không thể có sự ưu ái riêng cho bất cứ trường nào, còn nếu vì điều kiện nhà nước chưa thể đầu tư hết thì đã có các trường tư chia sẻ gánh nặng này”.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lo ngại thu học phí chất lượng cao tạo ra sự bất công bằng trong giáo dục, trái với chính sách của Nhà nước.
Còn PGS Văn Như Cương – Hiệu trưởng Trường PTTH Lương Thế Vinh cũng khẳng định: “Việc tồn tại mô hình lớp VIP giữa trường công sẽ nảy sinh tâm lý kiêu ngạo của những học sinh bố mẹ có điều kiện, trong khi đa số các em học sinh khác có cảm giác tự ti. Chưa nói đến, bản thân các trường học vì mục đích kinh tế mà dồn toàn lực cho các lớp VIP sao nhãng việc nâng cao chất lượng dạy và học ở các lớp thường, vì vậy cần phải cân nhắc lại chủ trương này”.
Bất bình đẳng giáo dục
Tờ báo Đất Việt dẫn nguồn tin phỏng vấn, ngày 31/7, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng chỉ ra rằng việc xây dựng hệ thống trường công chất lượng cao đã vi phạm quyền bình đẳng tiếp cận hệ thống giáo dục công, được quy định trong điều 10, Luật Giáo dục Việt Nam. Như chủ trương trên đề ra, chỉ học sinh nhà giàu mới có thể học các trường chất lượng cao, phần đông còn lại trở thành “công dân hạng 2”, học ở các lớp, trường “chất lượng không cao”.
Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, việc này là “quá vô đạo đức” bởi lẽ trường công chất lượng cao cũng được đầu tư bằng tiền thuế của nhân dân, đồng nghĩa với việc người nghèo đang phải cung ứng dịch vụ công cho một bộ phận người giàu. Hơn nữa, phải đóng một khoản tiền cao ngất ngưởng để con cái theo học trường công chất lượng cao, ngay cả đối với người giàu cũng không công bằng bởi thế chẳng khác nào bắt họ phải đóng thuế hai lần.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nhấn mạnh: “Bắt người dân đóng thêm tiền mà gọi là xã hội hóa là sự ngụy biện của những người có trách nhiệm.”
Hơn nữa, xét về mặt xã hội, trường công chất lượng cao sẽ làm hình thành suy nghĩ phân biệt giàu nghèo giữa các học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nhận định: “Những người đưa ra quyết sách này dù vô tình hay cố ý thì đều đã khuyến khích cho xã hội gãy đổ, chia rẽ, là nguyên nhân trực tiếp gây nên những bất ổn”.
Phản biện lại quan điểm của Sở GDĐT Hà Nội và UBND TP.Hà Nội lý giải mô hình trường chất lượng cao là “góp phần nâng cao chất lượng giáo dục”, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng đã nhấn mạnh chất lượng giáo dục không đồng nghĩa với mức học phí mà phụ thuộc vào các yếu tố như giáo viên, phương pháp giảng dạy, sách giáo khoa, chương trình… Hay nói cách khác, đây chỉ là một chiêu “móc” tiền mới của ngành giáo dục Hà Nội mà thôi.
Trang songmoi.vn cũng trích dẫn, trước đó, ngày 30/7 ông Giản Tư Trung, Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED) cho rằng các nhà quản lý giáo dục đang có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm thương mại hóa và thị trường hóa giáo dục. Thị trường hóa giáo dục tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các trường, đem đến cơ hội học nhiều hơn cho trẻ mà vẫn đảm bảo mục tiêu giáo dục và sự công bằng cơ hội, quyền học hành của trẻ em. Trong khi đó, thương mại hóa phát triển giáo dục theo hướng kinh doanh, đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên tất cả, sẵn sàng vi phạm các mục tiêu giáo dục. Sự nhẫm lẫn này có thể dẫn đến hậu quả tai hại cho ngành giáo dục và đất nước.
Đáng ra mô hình “chất lượng cao” phải đánh vào chất lượng dạy và học nhưng ở đây các nhà quản lý lại cào bằng, mặc định “chất lượng” tỷ lệ thuận với “học phí”. Trường công xây trên tiền mồ hôi nước mắt của người dân lại chỉ để phục vụ cho một tầng lớp trong xã hội trong khi những đứa trẻ sinh ra trong các gia đình kém điều kiện “mặc nhiên” bị mất cơ hội theo học ở một môi trường giáo dục tốt.
Quyền bình đẳng trong giáo dục của trẻ em, dù được quy định từ trong Hiến pháp đã bị vi phạm thông qua một chủ trương mà theo cách đặt vấn đề của GS Văn Như Cương (Đất Việt 11/7), liệu có phải là cách “Hà Nội mượn trường công kinh doanh thú chơi sang” hay không?
Theo giaoduc.net