- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Sau khi các đại học được thu học phí, số lượng sinh viên đại học Việt Nam trong thập niên 1990 gia tăng đột biến lên 5,6 lần với tốc độ ào ạt gần 20% mỗi năm. Hậu quả là chất lượng giảm sút hết sức trầm trọng.
Giáo dục đại học Việt Nam đã không đổi mới nhanh chóng để đáp ứng và hỗ trợ kịp thời cho giai đoạn phát triển nhanh về kinh tế xã hội vừa qua. Giáo dục đại học Việt Nam hầu như không phát triển trong thập niên 1980 vì ngân sách cho giáo dục đại học miễn phí rất eo hẹp.
Quản lí chồng chéo, phân tán và thiếu thống nhất
Trong 12 năm vừa qua, số lượng sinh viên tăng 2,4 lần với tốc độ bình quân 8,4% mỗi năm, trong khi các điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất - kỹ thuật chưa phát triển đủ để bảo đảm chất lượng đào tạo. Nhiều vấn đề của giáo dục đại học có nguồn gốc từ sự thiết hụt trầm trọng nguồn tài chính và quyền tự trị đại học. Học phí là nguồn thu đáng kể cho giáo dục đại học.
Ở Việt Nam nguồn thu từ học phí chiếm 40% tổng thu của các trường đại học công lập. Vấn đề khiếm dụng và thất nghiệp trí thức lại càng trầm trọng ở Việt Nam khi cơ cấu tổ chức giáo dục đại học và chương trình đào tạo lạc hậu không phù hợp cho tình trạng đổi mới kinh tế và xã hội. Bằng chứng là sự cách biệt giữa khả năng chuyên môn và ngành nghề của những người tốt nghiệp đại học với nhu cầu kỹ năng mới của thị trường.
Ảnh mang tính chất minh họa.
“Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”chưa đưa ra biện pháp giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng. Vì thế cần phân tích để thấy rõ rằng cuộc khủng hoảng kép về số lượng và chất lượng của giáo dục đại học nước ta kéo dài trong hơn hai thập kỷ qua có nguyên nhân chủ yếu ở việc tổ chức quản lý giáo dục đại học.
Nhược điểm lớn nhất về tổ chức quản lý của hệ thống giáo dục đại học là sự phân tán trách nhiệm quản lý cho qua nhiều bộ và nhiều tỉnh thành chủ quản. Việc chia cắt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục đại học giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ ngành khác đã làm cho việc quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục chồng chéo, phân tán, thiếu thống nhất. Do đó cần bải bỏ cơ chế Bộ chủ quản đối với các cơ sở giáo dục đại học.
Nhược điểm lớn thứ hai về tổ chức quản lý của hệ thống giáo dục đại học là sự tách rời giữa các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu khoa học. Sự tách rời này làm cho những người làm khoa học ít được tham gia giảng dạy và giảng viên đại học bị hạn chế tham gia việc nghiên cứu khoa học, sinh viên cũng ít được tiếp cận những nhà khoa học giỏi.
Chính sự tách rời này làm cho trường đại học chưa thực sự là trung tâm chất lượng về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nhược điểm lớn thứ ba về tổ chức quản lý của hệ thống giáo dục đại học nước ta là sự phân tán của quá nhiều học viện và trường đại học chuyên ngành riêng rẽ với các chương trình đào tạo quá hẹp theo mô hình của Liên Xô cũ.
Chính việc tổ chức quản lý các trường đại học chuyên ngành có mục tiêu đào tạo nặng về kiến thức cụ thể theo những tiểu chuyên ngành rất hẹp mà người sinh viên không được trang bị một nền tảng vững chắc về giáo dục tổng quát cần thiết cho việc tự học tập suốt đời và khả năng đáp ứng cao với môi trường làm việc thay đổi không ngừng trong tương lai.
Hiện nay Việt Nam hầu như không có các viện đại học đa lĩnh vực loại nghiên cứu và tinh hoa trong đó bao gồm các viện nghiên cứu và phần lớn sinh viên là trên đại học. Mặt khác Việt Nam cũng rất thiếu các trường đại học cộng đồng và cao đẳng ở các tỉnh thành để đáp ứng nhu cầu gia tăng sinh viên đại chúng mà không làm giảm chất lượng của các viện đại học tinh hoa.
Việt Nam vừa có Luật Giáo dục Đại học nhưng mô hình viện đại học đa lĩnh vực và quyền tự trị đại học chưa được coi trọng nên giáo dục đại học sẽ tiếp tục kém hiệu quả và không đáp ứng nhu cầu nhân lực của phát triển. Nếu Việt Nam chỉ có những đổi mới manh mún và chậm chạp mà không có chủ trương và chính sách cải tổ một cách cơ bản hệ thống giáo dục đại học bằng biện pháp sáp nhập và tái cấu trúc các cơ sở giáo dục đại học thành các viện đại học đa lĩnh vực được giao quyền tự trị đại học cao thì giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục kém hiệu quả, kém chất lượng và không đáp ứng nhu cầu nhân lực của phát triển, rồi biến thành trở lực cho phát triển.
Chương trình đào tạo lạc hậu
Công cuộc cải tổ kinh tế của Việt Nam sau những thành công đáng kể ban đầu đã gặp phải những vấn đề nan giải khác. Công cuộc cải tổ kinh tế phải được tiếp tục tiến hành và đồng thời các lĩnh vực khác cũng phải được cải tổ mới mong Việt Nam phát triển nhanh và bền vững được.
Một trong những vấn đề nan giải đó là sự yếu kém về số lượng và sự giảm sút trầm trọng về chất lượng ở giáo dục đại học, trong hơn hai thập kỷ vừa qua. Cuộc khủng hoảng về giáo dục đại học trong tình trạng ngân sách cho giáo dục rất eo hẹp cũng đã được xác định từ năm 1992 trong báo cáo “Phân Tích về Giáo Dục và Tài Nguyên Nhân Lực” do UNESCO cùng UNDP và Bộ Giáo Dục phối hợp nghiên cứu.
Kinh nghiệm trên thế giới, nhất là ở các nước châu Á phát triển nhanh cho thấy rằng giáo dục đại học có vai trò cực kỳ quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội thời đại hậu công nghiệp. Nhu cầu cải tổ giáo dục đại học Việt Nam để đáp ứng những thay đổi về kinh tế xã hội là quá rõ ràng. Giáo dục đại học Việt Nam đã không đổi mới nhanh chóng để đáp ứng và hỗ trợ kịp thời cho giai đoạn phát triển nhanh về kinh tế xã hội vừa qua.
Một tư tưởng đổi mới đại học ở nước ta đầu thập niên 1990 là chủ trương hình thành những đại học đa lĩnh vực theo mô hình đại học Anh Mỹ. Đối với đa số những nhà quản lý đại học Việt Nam thì đại học đa lĩnh vực là kiểu mới, liên kết các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học xã hội.
Tuy nhiên quá trình cải tổ tổ chức quản lý này đã rất chậm và nay vẫn chưa hoàn tất, thậm chí còn bị đảo ngược. Nếu không kịp thời có những cải tổ lớn lao và căn bản, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục kém hiệu quả, không đáp ứng nhu cầu nhân lực của phát triển, rồi biến thành trở lực cho phát triển.
Vấn đề khiếm dụng và thất nghiệp trí thức lại càng trầm trọng ở Việt Nam khi cơ cấu tổ chức giáo dục đại học và chương trình đào tạo lạc hậu không phù hợp cho tình trạng đổi mới kinh tế và xã hội. Bằng chứng là sự cách biệt giữa khả năng chuyên môn và ngành nghề của những người tốt nghiệp đại học với nhu cầu kỹ năng mới của thị trường.
Nhiều vấn đề của giáo dục đại học có nguồn gốc từ sự thiết hụt trầm trọng nguồn tài chánh và quyền tự trị đại học. Học phí là nguồn thu đáng kể cho giáo dục đại học. Ở Việt Nam nguồn thu từ học phí chiếm khoảng 40% tổng thu của các trường đại học công lập.
Trong công cuộc cải tổ giáo dục, việc tăng thêm đầu tư vật chất tài chính là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Tăng thêm tiền cho hệ thống giáo dục đại học hiện hữu sẽ không tạo ra kết quả tốt hơn, mà chỉ nuôi dưỡng và duy trì sự quản trị yếu kém của hệ thống này thôi.
“Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”chưa đưa ra biện pháp giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng giáo dục đại học, chưa có giải pháp triệt để cho những vấn đề cốt lõi về tổ chức và quản trị giáo dục đại học. Việt Nam vừa có Luật Giáo Dục Đại Học nhưng mô hình viện đại học đa lĩnh vực và quyền tự trị đại học chưa được coi trọng nên giáo dục đại học sẽ tiếp tục kém hiệu quả và không đáp ứng nhu cầu nhân lực của phát triển.
Vì thế cần phân tích để thấy rõ rằng cuộc khủng hoảng kép về số lượng và chất lượng của giáo dục đại học Việt Nam kéo dài trong hơn hai thập kỷ qua có nguyên nhân chủ yếu ở việc tổ chức quản lý hệ thống giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học.
Theo giaoduc.net
Giáo dục đại học Việt Nam đã không đổi mới nhanh chóng để đáp ứng và hỗ trợ kịp thời cho giai đoạn phát triển nhanh về kinh tế xã hội vừa qua. Giáo dục đại học Việt Nam hầu như không phát triển trong thập niên 1980 vì ngân sách cho giáo dục đại học miễn phí rất eo hẹp.
Quản lí chồng chéo, phân tán và thiếu thống nhất
Trong 12 năm vừa qua, số lượng sinh viên tăng 2,4 lần với tốc độ bình quân 8,4% mỗi năm, trong khi các điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất - kỹ thuật chưa phát triển đủ để bảo đảm chất lượng đào tạo. Nhiều vấn đề của giáo dục đại học có nguồn gốc từ sự thiết hụt trầm trọng nguồn tài chính và quyền tự trị đại học. Học phí là nguồn thu đáng kể cho giáo dục đại học.
Ở Việt Nam nguồn thu từ học phí chiếm 40% tổng thu của các trường đại học công lập. Vấn đề khiếm dụng và thất nghiệp trí thức lại càng trầm trọng ở Việt Nam khi cơ cấu tổ chức giáo dục đại học và chương trình đào tạo lạc hậu không phù hợp cho tình trạng đổi mới kinh tế và xã hội. Bằng chứng là sự cách biệt giữa khả năng chuyên môn và ngành nghề của những người tốt nghiệp đại học với nhu cầu kỹ năng mới của thị trường.
Ảnh mang tính chất minh họa.
“Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”chưa đưa ra biện pháp giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng. Vì thế cần phân tích để thấy rõ rằng cuộc khủng hoảng kép về số lượng và chất lượng của giáo dục đại học nước ta kéo dài trong hơn hai thập kỷ qua có nguyên nhân chủ yếu ở việc tổ chức quản lý giáo dục đại học.
Nhược điểm lớn nhất về tổ chức quản lý của hệ thống giáo dục đại học là sự phân tán trách nhiệm quản lý cho qua nhiều bộ và nhiều tỉnh thành chủ quản. Việc chia cắt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục đại học giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ ngành khác đã làm cho việc quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục chồng chéo, phân tán, thiếu thống nhất. Do đó cần bải bỏ cơ chế Bộ chủ quản đối với các cơ sở giáo dục đại học.
Nhược điểm lớn thứ hai về tổ chức quản lý của hệ thống giáo dục đại học là sự tách rời giữa các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu khoa học. Sự tách rời này làm cho những người làm khoa học ít được tham gia giảng dạy và giảng viên đại học bị hạn chế tham gia việc nghiên cứu khoa học, sinh viên cũng ít được tiếp cận những nhà khoa học giỏi.
Chính sự tách rời này làm cho trường đại học chưa thực sự là trung tâm chất lượng về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nhược điểm lớn thứ ba về tổ chức quản lý của hệ thống giáo dục đại học nước ta là sự phân tán của quá nhiều học viện và trường đại học chuyên ngành riêng rẽ với các chương trình đào tạo quá hẹp theo mô hình của Liên Xô cũ.
Chính việc tổ chức quản lý các trường đại học chuyên ngành có mục tiêu đào tạo nặng về kiến thức cụ thể theo những tiểu chuyên ngành rất hẹp mà người sinh viên không được trang bị một nền tảng vững chắc về giáo dục tổng quát cần thiết cho việc tự học tập suốt đời và khả năng đáp ứng cao với môi trường làm việc thay đổi không ngừng trong tương lai.
Hiện nay Việt Nam hầu như không có các viện đại học đa lĩnh vực loại nghiên cứu và tinh hoa trong đó bao gồm các viện nghiên cứu và phần lớn sinh viên là trên đại học. Mặt khác Việt Nam cũng rất thiếu các trường đại học cộng đồng và cao đẳng ở các tỉnh thành để đáp ứng nhu cầu gia tăng sinh viên đại chúng mà không làm giảm chất lượng của các viện đại học tinh hoa.
Việt Nam vừa có Luật Giáo dục Đại học nhưng mô hình viện đại học đa lĩnh vực và quyền tự trị đại học chưa được coi trọng nên giáo dục đại học sẽ tiếp tục kém hiệu quả và không đáp ứng nhu cầu nhân lực của phát triển. Nếu Việt Nam chỉ có những đổi mới manh mún và chậm chạp mà không có chủ trương và chính sách cải tổ một cách cơ bản hệ thống giáo dục đại học bằng biện pháp sáp nhập và tái cấu trúc các cơ sở giáo dục đại học thành các viện đại học đa lĩnh vực được giao quyền tự trị đại học cao thì giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục kém hiệu quả, kém chất lượng và không đáp ứng nhu cầu nhân lực của phát triển, rồi biến thành trở lực cho phát triển.
Chương trình đào tạo lạc hậu
Công cuộc cải tổ kinh tế của Việt Nam sau những thành công đáng kể ban đầu đã gặp phải những vấn đề nan giải khác. Công cuộc cải tổ kinh tế phải được tiếp tục tiến hành và đồng thời các lĩnh vực khác cũng phải được cải tổ mới mong Việt Nam phát triển nhanh và bền vững được.
Một trong những vấn đề nan giải đó là sự yếu kém về số lượng và sự giảm sút trầm trọng về chất lượng ở giáo dục đại học, trong hơn hai thập kỷ vừa qua. Cuộc khủng hoảng về giáo dục đại học trong tình trạng ngân sách cho giáo dục rất eo hẹp cũng đã được xác định từ năm 1992 trong báo cáo “Phân Tích về Giáo Dục và Tài Nguyên Nhân Lực” do UNESCO cùng UNDP và Bộ Giáo Dục phối hợp nghiên cứu.
Kinh nghiệm trên thế giới, nhất là ở các nước châu Á phát triển nhanh cho thấy rằng giáo dục đại học có vai trò cực kỳ quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội thời đại hậu công nghiệp. Nhu cầu cải tổ giáo dục đại học Việt Nam để đáp ứng những thay đổi về kinh tế xã hội là quá rõ ràng. Giáo dục đại học Việt Nam đã không đổi mới nhanh chóng để đáp ứng và hỗ trợ kịp thời cho giai đoạn phát triển nhanh về kinh tế xã hội vừa qua.
Một tư tưởng đổi mới đại học ở nước ta đầu thập niên 1990 là chủ trương hình thành những đại học đa lĩnh vực theo mô hình đại học Anh Mỹ. Đối với đa số những nhà quản lý đại học Việt Nam thì đại học đa lĩnh vực là kiểu mới, liên kết các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học xã hội.
Tuy nhiên quá trình cải tổ tổ chức quản lý này đã rất chậm và nay vẫn chưa hoàn tất, thậm chí còn bị đảo ngược. Nếu không kịp thời có những cải tổ lớn lao và căn bản, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục kém hiệu quả, không đáp ứng nhu cầu nhân lực của phát triển, rồi biến thành trở lực cho phát triển.
Vấn đề khiếm dụng và thất nghiệp trí thức lại càng trầm trọng ở Việt Nam khi cơ cấu tổ chức giáo dục đại học và chương trình đào tạo lạc hậu không phù hợp cho tình trạng đổi mới kinh tế và xã hội. Bằng chứng là sự cách biệt giữa khả năng chuyên môn và ngành nghề của những người tốt nghiệp đại học với nhu cầu kỹ năng mới của thị trường.
Nhiều vấn đề của giáo dục đại học có nguồn gốc từ sự thiết hụt trầm trọng nguồn tài chánh và quyền tự trị đại học. Học phí là nguồn thu đáng kể cho giáo dục đại học. Ở Việt Nam nguồn thu từ học phí chiếm khoảng 40% tổng thu của các trường đại học công lập.
Trong công cuộc cải tổ giáo dục, việc tăng thêm đầu tư vật chất tài chính là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Tăng thêm tiền cho hệ thống giáo dục đại học hiện hữu sẽ không tạo ra kết quả tốt hơn, mà chỉ nuôi dưỡng và duy trì sự quản trị yếu kém của hệ thống này thôi.
“Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”chưa đưa ra biện pháp giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng giáo dục đại học, chưa có giải pháp triệt để cho những vấn đề cốt lõi về tổ chức và quản trị giáo dục đại học. Việt Nam vừa có Luật Giáo Dục Đại Học nhưng mô hình viện đại học đa lĩnh vực và quyền tự trị đại học chưa được coi trọng nên giáo dục đại học sẽ tiếp tục kém hiệu quả và không đáp ứng nhu cầu nhân lực của phát triển.
Vì thế cần phân tích để thấy rõ rằng cuộc khủng hoảng kép về số lượng và chất lượng của giáo dục đại học Việt Nam kéo dài trong hơn hai thập kỷ qua có nguyên nhân chủ yếu ở việc tổ chức quản lý hệ thống giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học.
Theo giaoduc.net